Liên Hiệp Quốc yêu cầu Nga rút khỏi nhà máy điện hạt nhân lớn nhất châu Âu ở Ukraine
Nga
đã chỉ trích nghị quyết của Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc, cho rằng mục
đích nghị quyết là 'cố thúc đẩy câu chuyện sai lệch của phương Tây'.
Ngày
11-7, Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc đã yêu cầu Nga "khẩn trương rút quân
đội và các nhân viên không được phép khác" khỏi Nhà máy điện hạt nhân Zaporizhzhia của Ukraine, và trả lại nhà máy này cho chính quyền Ukraine kiểm soát hoàn toàn, theo Hãng tin Reuters.
Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc đã thông qua nghị quyết với 99 phiếu thuận, 9 phiếu chống và 60 phiếu trắng.
Nghị
quyết trên cũng "kêu gọi chấm dứt ngay lập tức các cuộc tấn công của
Liên bang Nga vào cơ sở hạ tầng năng lượng quan trọng của Ukraine, vốn
làm tăng nguy cơ xảy ra tai nạn hoặc sự cố hạt nhân tại tất cả các cơ sở
hạt nhân của Ukraine".
Nghị quyết được thông qua vào ngày 11-7
một lần nữa yêu cầu Nga ngay lập tức chấm dứt cuộc chiến ở Ukraine và
"rút toàn bộ lực lượng quân sự vô điều kiện".
Nhà máy Zaporizhzhia là nhà máy điện hạt nhân lớn nhất châu Âu. Nga đã kiểm soát nhà máy này ngay sau khi phát động "chiến dịch quân sự đặc biệt" ở Ukraine vào tháng 2-2022.
Nhà máy đã đóng cửa, nhưng cần nguồn điện bên ngoài để giữ mát cho vật liệu hạt nhân và ngăn chặn các sự cố.
Phát
biểu trước cuộc bỏ phiếu, Đại sứ Ukraine tại Liên Hiệp Quốc Sergiy
Kyslytsya đã kêu gọi các nước ủng hộ nghị quyết. Ông nói: "Chúng ta nợ
điều này với các thế hệ tương lai. Chúng ta phải đảm bảo rằng nỗi kinh
hoàng của thảm họa hạt nhân sẽ không lặp lại".
Trong suốt cuộc
xung đột hơn 2 năm qua, Ukraine và Nga đã cáo buộc lẫn nhau về việc pháo
kích nhà máy điện hạt nhân này và phá đường dây điện. Ukraine đã bác bỏ
cáo buộc của Nga, nói rằng nước này không tấn công các cơ sở hạt nhân.
Tuy
nhiên, phát biểu trước Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc trước cuộc bỏ phiếu,
Phó đại sứ Nga tại Liên Hiệp Quốc Dmitry Polyanskiy cáo buộc mục đích
của nghị quyết là "cố gắng thúc đẩy câu chuyện sai lệch của phương Tây
về nguồn gốc của các mối đe dọa đối với các cơ sở hạt nhân ở Ukraine".
Ông
còn cho biết đã xuất hiện "mảnh vỡ của một chiếc máy bay không người
lái Ukraine được sử dụng để tấn công Nhà máy điện hạt nhân Zaporizhzhia
vào ngày 7-4". Phía Ukraine đã phủ nhận thông tin họ đứng sau các cuộc
tấn công bằng máy bay không người lái mà ông Polyanskiy nhắc đến.
**********
Mỹ, Canada, Phần Lan khởi động kế hoạch đóng tàu phá băng trong khi Trung Quốc và Nga hợp tác ở Bắc Cực
Reuters
~4 minutes
Mỹ,
Canada và Phần Lan sẽ thành lập một tập đoàn để đóng tàu phá băng, theo
một quan chức cấp cao của chính quyền Hoa Kỳ cho biết. Đây được xem là
một động thái nhằm củng cố hoạt động đóng tàu của các đồng minh và đối
trọng với sự hợp tác của Nga và Trung Quốc ở các vùng địa cực ngày càng
trở nên chiến lược.
Sáng kiến, được gọi là Nỗ lực Hợp tác Tàu phá
băng hay gọi tắt là hiệp ước ICE, được công bố hôm 11/7 bên lề hội nghị
thượng đỉnh NATO kéo dài ba ngày ở Washington, nơi liên minh này đã kêu
gọi Trung Quốc chấm dứt hỗ trợ cho cuộc chiến của Moscow xâm lăng
Ukraine.
Một quan chức cấp cao của chính quyền Mỹ nói với các
phóng viên rằng hiệp ước này nhằm mục đích tạo ra một đội tàu phá băng
để “mở rộng sức mạnh” vào các vùng địa cực và thực thi các quy tắc và
hiệp ước quốc tế. Quan chức này gọi đây là “mệnh lệnh chiến lược”.
Vẫn
theo quan chức này, thỏa thuận mà ba thành viên NATO dự định ký kết vào
cuối năm nay sẽ tập hợp nhu cầu từ các đồng minh để mở rộng năng lực
đóng tàu, đồng thời cho biết thêm rằng thỏa thuận này được lập ra để gửi
một thông điệp tới Nga và Trung Quốc.
“Nếu không có sự sắp xếp
này, chúng ta sẽ có nguy cơ khiến đối thủ của mình phát triển lợi thế về
công nghệ chuyên biệt có tầm quan trọng địa chiến lược to lớn, vốn cũng
có thể cho phép họ trở thành nhà cung cấp được ưa chuộng đối với các
quốc gia cũng quan tâm đến việc mua tàu phá băng ở vùng địa cực,” quan
chức này cho biết.
Các nhà lập pháp và chuyên gia của Mỹ đã than
thở về sự suy giảm năng lực đóng tàu của Hoa Kỳ trong những năm gần đây,
đặc biệt vì Trung Quốc đang sản xuất tàu hải quân ở mức chưa từng có.
Việc đóng tàu của Hải quân Mỹ đã chậm tiến độ nhiều năm qua.
Quan
chức này không đưa ra mốc thời gian cho các tàu phá băng mới cũng như
không cho biết Mỹ muốn sản xuất bao nhiêu tàu theo hiệp ước này, nhưng
lưu ý rằng Mỹ hiện chỉ có hai tàu phá băng, mà cả hai đều sắp hết tuổi
thọ.
“Chúng tôi dự định tăng quy mô lên gấp bội số lượng hiện tại ngay khi có thể,” quan chức này nói.
Các chính phủ sẽ cùng nhau xác định các nhà máy đóng tàu ở ba quốc gia có thể đáp ứng nhu cầu từ các đối tác và đồng minh.
“Hiện
tại, quy mô còn quá nhỏ và mất quá nhiều thời gian và chúng tôi không
tạo ra được sản lượng mà chúng tôi cần,” quan chức này nói và cho biết
thêm rằng các đồng minh của Mỹ muốn có 70 đến 90 tàu phá băng trong thập
kỷ tới.
Động thái này diễn ra khi Trung Quốc đang tìm cách phát
triển các tuyến vận chuyển mới ở Bắc Cực và mở rộng nghiên cứu ở Nam
Cực. Các chính phủ phương Tây lo ngại quân đội Trung Quốc có thể đạt
được khả năng hoạt động và giám sát tốt hơn từ các hoạt động ở vùng địa
cực.
Khi biến đổi khí hậu làm thu hẹp các khối băng ở vùng địa
cực, biển Bắc Cực ngày càng được sử dụng làm tuyến đường thương mại nối
Thái Bình Dương và Đại Tây Dương với các nền kinh tế lớn.
Trung
Quốc và Nga đã hợp tác với nhau để phát triển các tuyến vận chuyển Bắc
Cực khi Nga tìm cách cung cấp thêm dầu và khí đốt cho Trung Quốc trong
lúc Moscow đang phải chịu các lệnh trừng phạt ngày càng gia tăng của
phương Tây.
Nga có hơn 40 tàu phá băng và đang sản xuất số lượng
nhiều hơn nữa các tàu này, còn Trung Quốc đang vận hành đội tàu nhỏ hơn
của riêng họ nhưng đang phát triển thêm. Hai nước đã ký kết quan hệ đối
tác "không giới hạn" vài ngày trước cuộc xâm lược Ukraine năm 2022 của
Nga.
Canada và Phần Lan cộng lại có vài chục tàu phá băng.
Nhà ngoại giao Nga nói Moscow sẽ không tham dự thượng đỉnh hòa bình Ukraine lần hai
Reuters
~2 minutes
Nga
sẽ không tham dự thượng đỉnh hòa bình Ukraine tiếp theo của hội nghị đã
diễn ra vào tháng trước, hãng thông tấn nhà nước RIA dẫn lời Thứ trưởng
Ngoại giao Mikhail Galuzin cho biết hôm 11/7.
Nga đã không được
mời tham dự hội nghị thượng đỉnh đầu tiên ở Thụy Sĩ có sự tham dự của
đại diện 92 quốc gia và nói rằng việc thảo luận về cuộc chiến khi vắng
mặt họ là một sự lãng phí thời gian.
Ukraine cho biết họ muốn tổ
chức một hội nghị thượng đỉnh tiếp theo như vậy vào cuối năm nay, có thể
là ở nam bán cầu, và có thể sẽ mời đại diện Nga tham dự.
RIA dẫn
lời ông Galuzin mô tả những điều kiện tiên quyết của Ukraine cho các
cuộc đàm phán hòa bình là "tối hậu thư" và rằng Moscow "sẽ không tham
gia vào các hội nghị thượng đỉnh như vậy".
Người phát ngôn của
Tổng thống Vladimir Putin không nói thẳng như ông Galuzin, và cho rằng ý
tưởng tổ chức hội nghị thượng đỉnh lần thứ hai hiện “không có thực chất
rõ ràng” nào.
“Chúng ta đang nói về đề xuất gì vậy?” người phát ngôn Dmitry Peskov được RIA dẫn lời nói.
"Các
bạn biết rằng Tổng thống Putin và Liên bang Nga luôn sẵn sàng đối
thoại, chúng tôi chưa bao giờ từ chối đối thoại. Nhưng chúng ta phải
hiểu chúng ta đang nói cái gì."
Ông Putin hồi tháng trước cho biết
Nga sẵn sàng chấm dứt chiến tranh nhưng chỉ với điều kiện Ukraine từ bỏ
tham vọng NATO và giao toàn bộ 4 khu vực mà Moscow tuyên bố chủ quyền
cho Nga. Ukraine bác bỏ những yêu cầu đó vì cho rằng nó chẳng khác nào
là đầu hàng.
Nga chiếm gần 1/5 lãnh thổ của nước láng giềng
Ukraine. Kyiv nói rằng họ kiên quyết lấy lại tất cả những vùng đất đó và
hòa bình chỉ có thể có được nếu Nga rút hết lực lượng và toàn vẹn lãnh
thổ của Ukraine được khôi phục.
Nhà hoạt động Huỳnh Thục Vy bị từ chối cấp hộ chiếu sau khi ra tù
VOA Tiếng Việt
4–5 minutes
Nhà
hoạt động vừa ra tù Huỳnh Thục Vy hôm 11/7 cho biết bà bị từ chối cấp
hộ chiếu và bị cơ quan an ninh Việt Nam cảnh báo không được tiếp xúc với
các giới chức ngoại giao nước ngoài hay đưa thông tin “bất lợi” cho
chính quyền Việt Nam.
Bà Huỳnh Thục Vy, một blogger và là nhà hoạt
động ở Việt Nam, vừa được trả tự do vào ngày 1/6 sau khi bị cầm tù 2
năm rưỡi tù cho tội danh “xúc phạm Quốc kỳ”. Ngay sau khi ra tù, bà Vy
đã nộp giấy tờ để làm hộ chiếu và được phía chính quyền hẹn gặp vào ngày
9/7.
“Khi Thục Vy lên thì người tiếp mình chính không phải là
nhân viên của phòng Quản lý Xuất nhập cảnh của tỉnh Đắk Lắk, mà lại là
hai nhân viên an ninh của Công an tỉnh Đắk Lắk. Họ nói rất nhiều nhưng
tóm lại có 3 nội dung chính. Đó là: Thục Vy vẫn còn đang ở trong diện
tạm hoãn xuất cảnh và lý do là đối tượng gây nguy hiểm cho an ninh quốc
gia nên bị tạm hoãn xuất nhập cảnh, và kéo theo hậu quả là không được
cấp hộ chiếu”, bà Huỳnh Thục Vy kể lại với VOA.
Nội dung thứ hai,
vẫn theo lời bà Huỳnh Thục Vy, bà bị các nhân viên an ninh cảnh báo
không nên gặp các giới chức ngoại giao Đức, Hoa Kỳ… đưa thông tin sai
lạc, gây ảnh hưởng đến quan hệ ngoại giao của Việt Nam với các nước
trên.
Sau khi ra tù, bà Huỳnh Thục Vy hôm 21/6 cho biết bà đã có
buổi gặp mặt thân mật với bà Josefine Wallat- tổng Lãnh sự, Lãnh sự quán
Đức. Bà cho biết trong cuộc gặp, bà đã chia sẻ với giới chức ngoại giao
Đức về chế độ giam giữ của nhà tù Việt Nam.
“Còn chuyện đi tị nạn
ở Đức thì Thục Vy có nghĩ đến, hồi ở trong tù, Vy có viết một lá bí thư
gửi cho bà Tổng lãnh sự Wallat và xin bà giúp cho Vy đi tị nạn ở Đức.
Nhưng sau khi ra tù, Vy nghĩ chuyện đi tị nạn ở Đức không còn quan trọng
nữa, Vy muốn tiếp tục ở Việt Nam nhưng Vy đã hơi chủ quan”, bà Huỳnh
Thục Vy chia sẻ.
Bà cho biết sau khi ra tù, bà bị theo dõi “nhất
cử nhất động”. Đơn cử, chuyến đi của bà đến Tiền Giang để xin khám bệnh ở
một thánh thất Cao Đài đã bị các nhân viên an ninh Việt Nam cho rằng bà
đi gặp một người bất đồng chính kiến nào đó của đạo Cao Đài.
“Hôm
làm việc ngày 9/7, họ cũng ép Vy phải ký một bản cam kết là không được
kiện tụng về việc không được cấp hộ chiếu, không được gặp gỡ những người
bất đồng chính kiến khác, không được viết bài đưa những thông tin bất
lợi cho chính quyền Việt Nam”, bà Vy cho biết thêm.
VOA đã gửi yêu
cầu xác minh thông tin và bình luận về những tố cáo trên cho Bộ Ngoại
giao Việt Nam nhưng chưa nhận được phản hồi.
Nhà hoạt động Huỳnh
Thục Vy hiện đang sống cùng hai con nhỏ ở tỉnh Đắk Lắk. Trong những tuần
lễ qua, bà đã tổ chức quyên góp tiền để nấu 50 suất cơm phát cho các
bệnh nhân ở Bệnh viện thị xã Buôn Hồ mỗi ngày nhằm mục tiêu giúp người
nghèo và cũng để giúp cho quán cơm của bà cầm cự trong thời gian khó
khăn. Tuy nhiên, trong buổi làm việc ngày 9/7, bà cũng được cơ quan an
ninh cảnh báo không nên làm từ thiện nữa vì công việc này cũng phải tuân
thủ luật pháp.
Bà nói với VOA rằng bà cảm thấy bị ức chế vì bị kiềm kẹp sau khi ra tù, khiến chứng trầm cảm của bà càng thêm tồi tệ hơn.
Nhà
hoạt động Huỳnh Thục Vy là người sáng lập của tổ chức Hội phụ nữ Nhân
quyền Việt Nam với mục tiêu ủng hộ những nhà hoạt động nhân quyền là phụ
nữ trên toàn quốc. Ngoài ra, bà cũng là một blogger thường xuyên lên
tiếng viết về những tiêu cực xã hội và vi phạm nhân quyền ở Việt Nam.
Vào
tháng 11/2018, bà bị một tòa án ở thị xã Buôn Hồ tuyên phạt 2 năm 9
tháng tù với tội danh “xúc phạm Quốc kỳ” sau khi bà dùng sơn xịt lên lá
cờ đỏ sao vàng vào dịp chính quyền kỷ niệm 72 năm ngày Cách mạng tháng
Tám và Quốc khánh Việt Nam ngày 2/9/2017.
Sau phiên xử, bà Vy được
tạm hoãn thi hành án vì đang có thai con thứ hai và nuôi con nhỏ dưới
36 tháng tuổi. Trong thời gian được hoãn thi hành án, bà Vy bị cấm đi
khỏi nơi cư trú, cấm xuất cảnh.
Bà Vy cho biết bà cũng đã làm hồ sơ xin tị nạn ở Mỹ từ năm 2019 nhưng chưa có tiến triển gì.
**************
Nga tổ chức lại công nghiệp quốc phòng : Cơn ác mộng của NATO
Trong diễn văn khai mạc hội nghị thượng đỉnh NATO tại Washington, tổng thống Joe Biden khẳng định Liên minh Bắc Đại Tây Dương « hùng mạnh hơn bao giờ hết ». Hoa Kỳ cũng hài lòng thấy 23 trong số 32 thành viên NATO dành đến 2 % GDP cho chi tiêu quốc phòng.
Thế
nhưng, theo giới quan sát, vẫn có nhiều yếu tố khiến phương Tây lo
ngại. Ngành công nghiệp phòng thủ của Nga đã hồi sinh, trong lúc các nhà
sản xuất của châu Âu và Mỹ vẫn gặp nhiều chậm trễ. Đó là chưa kể đến ẩn
số chính trị tại châu Âu cũng như tại Hoa Kỳ có thể làm thay đổi chiến
lược tự chủ về quốc phòng của phương Tây.
Tháng 2/2022, trong
những ngày đầu cuộc chiến, giới phân tích đã nói đến sự yếu kém và lệ
thuộc của các nhà sản xuất vũ khí Nga vào phụ tùng hay công nghệ của
phương Tây. Nhưng tháng 4/2024, tướng Christopher Cavoli, điều phối toàn
bộ các lực lượng của Hoa Kỳ tại châu Âu, báo động Matxcơva đang tiến
gần đến mục tiêu sản xuất « 1.200 chiến xa, cung cấp 3 triệu đầu đạn và roket một năm ». Khối lượng này « lớn gấp ba lần so với thẩm định của Âu Mỹ hồi đầu 2022 ». Chỉ riêng về đạn dược, « khả năng sản xuất của một mình nước Nga còn lớn hơn so với của 32 thành viên NATO cộng lại ».
Để
có được kết quả này, Matxcơva đã tổ chức lại toàn bộ cỗ máy công
nghiệp : trong nhiều lĩnh vực, các nhà máy hoạt động ngày đêm. Chính
quyền đồng thời khởi động lại nhiều cơ sở đang chìm vào quên lãng. Điều
này giải thích một phần lý do tháng 5/2024 tổng thống Vladimir Putin chỉ
định Andrei Belooussov, một nhà kinh tế, vào chức vụ bộ trưởng Quốc
Phòng.
Thêm vào đó, như nhận định của Viện Nghiên cứu Chiến
tranh (Institute for the Study of War của Mỹ), Matxcơva có thể trông chờ
vào một số đối tác như Iran, Trung Quốc hay Bắc Triều Tiên để lách cấm
vận của phương Tây. Từ mùa thu 2022, Nga ồ ạt sử dụng drone do Iran chế
tạo. Về đạn dược, Bình Nhưỡng là một nguồn cung cấp. Theo các số liệu
của Washington, trong năm 2023, Bắc Triều Tiên đã chuyển giao
2,5 triệu đạn pháo cho Nga, đủ để dùng trong « nhiều tháng »
trên chiến trường Ukraina. Tháng 6/2024, « hiệp ước hợp tác quân sự hỗ
tương », được tổng thống Vladimir Putin và chủ tịch Kim Jong Un ký kết,
lại càng gắn chặt hai quốc gia này với nhau.
Nhìn đến điểm tựa thứ
ba, có lẽ quan trọng nhất, của Matxcơva là Bắc Kinh, Trung tâm Nghiên
cứu Chiến lược Quốc tế CSIS giải thích, ngay từ khi đưa quân xâm chiếm
Ukraina, Nga đã dựng nên cả một hệ thống hợp tác tinh vi với Trung Quốc.
Chính quyền Tập Cận Bình không trực tiếp chuyển giao vũ khí sát thương
hay thiết bị quân sự cho Nga, nhưng kim ngạch xuất khẩu của Trung Quốc
sang Nga riêng trong năm 2022 tăng 26 % và trong số các mặt hàng bán cho
Nga có rất nhiều sản phẩm « lưỡng dụng », tức là được sử dụng cả trong lĩnh vực dân sự lẫn quân sự.
Vào
lúc mà cỗ máy công nghiệp quốc phòng của Nga đã được tổ chức lại để
phục vụ chiến tranh, những tên tuổi lớn trong ngành tại Mỹ đã hoạt động
hết công suất. Tại châu Âu, trong khi một số quốc gia như Pháp, Đức tập
trung vào việc bảo đảm « tự chủ công nghiệp, tự chủ về quốc phòng », thì
một số nước khác như Ba Lan gấp rút ký hợp đồng mua thiết bị của Hàn
Quốc để nâng cao khả năng phòng thủ vì sợ rằng, sau Ukraina, Vacxava sẽ
là mục tiêu kế tiếp mà Matxcơva nhắm tới.
Song, sau hơn 2 năm
chiến tranh Ukraina, các nhà máy sản xuất vũ khí của châu Âu vẫn chậm
trễ trong việc chuyển giao đạn dược và các hệ thống phòng thủ cho Kiev.
Các nhà máy của Pháp chỉ mới được khởi động lại và chưa bắt kịp được
thời gian đã mất.
Ẩn số chính trị tại Âu, Mỹ
Thêm
vào đó là yếu tố chính trị tại cả châu Âu lẫn Hoa Kỳ cùng gây hoang
mang. Mỹ sẽ bầu lại tổng thống vào tháng 11 năm nay. Tổng thống mãn
nhiệm Joe Biden, 81 tuổi, đang trong thế yếu trước ứng cử viên Cộng Hòa
Donald Trump. Trong nhiệm kỳ đầu, Trump đã không ngớt lời khen ngợi
Putin và quan niệm Mỹ không có trách nhiệm phải bảo vệ châu Âu, thậm chí
Washington có thể rút khỏi NATO.
Trong khi đó, trên Lục Địa Già,
chủ trương tự chủ về quốc phòng cho toàn khối Liên Âu mà Paris đề xướng
từ 2017 vẫn không thể thành hiện thực, kể cả sau khi Nga đưa quân xâm
chiếm Ukraina, chiến tranh xảy ra ngay sát cạnh biên giới Liên Âu. Trước
khả năng sau bầu cử Mỹ, Donald Trump trở lại cầm quyền Liên Âu muốn
thúc đẩy trở lại kế hoạch tự chủ về quốc phòng của tổng thống Pháp. Hiềm
nỗi, sau cuộc bầu cử Nghị Viện Châu Âu tháng 6/2024, tổng thống
Emmanuel Macron giải tán Quốc Hội, đẩy nước Pháp vào một thời kỳ « bất định »
về chính trị, và suýt nữa thì đảng cực hữu bài ngoại và thân Nga đã lên
cầm quyền. Tại Pháp, cũng như tại nhiều nước khác trong Liên Hiệp Châu
Âu, các đảng cực hữu đang lên như diều gặp gió và ngoại trừ đảng cực hữu
của Ý, phần còn lại trong số này chủ trương dĩ hòa vi quý với nước Nga
của Putin.
Thêm một điểm khác khiến các lãnh đạo NATO đang họp tại
Washington lo lắng, đó là từ nay đến cuối năm 2024 Hungary giữ chức chủ
tịch luân phiên Liên Hiệp Châu Âu. Thủ tướng nước này, Viktor Orban,
được coi là « cánh tay nối dài » của điện Kremlin trong Liên Âu.
Tại
Matxcơva, những thông tin về quân số, về những người lính tử vong trên
chiến trường Ukraina cũng như những phương tiện trên bộ, trên không hay
trên biển được huy động sang Ukraina thuộc diện bí mật quốc gia. Các nhà
phân tích phương Tây khó thẩm định được một cách chính xác tiềm lực
quân sự của Nga ở thời điểm hiện tại, nhưng họ biết rất rõ về thực lực,
về tiềm năng huy động các phương tiện quân sự của các nước đồng minh
trong NATO, về những nguy cơ rình rập các nền dân chủ qua các kỳ bầu cử…
Có
lẽ những thông tin và dự phóng liên quan trực tiếp đến các nước phương
Tây mới chính là điều khiến NATO lo ngại, hơn cả những báo cáo về khả
năng quân sự của nước Nga.
**********
Huyền thoại cờ vây đại bại dưới tay AI: 'Thế giới của tôi đã sụp đổ'
Lê Vy
Lee
Sedol nói rằng trận thua gây sốc của ông trước một AI là điềm báo cho
thời kỳ mới đầy bất ổn. "Nó có thể không phải là một cái kết có hậu",
ông cảnh báo.
Lee Sedol là kỳ thủ cờ vây giỏi nhất trong thế hệ
của mình, nhưng ông đã bị đánh bại bởi một đối thủ không phải là con
người, theo The New York Times.
Thất bại của Lee trước
AlphaGo - một chương trình máy tính do DeepMind của Google phát triển -
đã gây sốc cho toàn thế giới vào năm 2016. Bằng cách đánh bại Lee - nhà
vô địch thế giới 18 lần được tôn sùng nhờ phong cách chơi trực quan và
sáng tạo, AlphaGo đã giải quyết được một trong những thách thức lớn nhất
của khoa học máy tính: Tự dạy mình chiến lược trừu tượng cần thiết để
giành chiến thắng trong cờ vây, bàn cờ được coi phức tạp nhất của thế
giới trò chơi.
Chiến thắng của AlphaGo cũng chứng tỏ tiềm năng vô
hạn của AI trong khả năng thành thạo các kỹ năng từng được coi là phức
tạp nhất đối với máy móc.
"Tôi rất ngạc nhiên vì chưa bao giờ nghĩ
mình sẽ thua", Lee nói trong cuộc họp báo sau trận đấu. "Tôi không biết
rằng AlphaGo có thể chơi một ván cờ vây hoàn hảo đến thế".
3 năm
sau thất bại, Lee, hiện 41 tuổi, quyết định nghỉ hưu vì tin rằng con
người không còn có thể cạnh tranh với máy tính trong cờ vây. Ông nói trí
tuệ nhân tạo đã thay đổi bản chất của một trò chơi có nguồn gốc từ
Trung Quốc hơn 2.500 năm trước.
"Theo một nghĩa nào đó, thua AI có nghĩa là toàn bộ thế giới của tôi đã sụp đổ", ông nói trong cuộc phỏng vấn gần đây với The New York Times.
Khi
vẫn còn có nhiều tranh cãi xung quanh lợi ích và mối nguy tiềm ẩn của
AI, Lee kêu gọi những người khác tránh rơi vào trạng thái không chuẩn bị
như ông và hãy làm quen với công nghệ hiện nay. Trong các lớp dạy cờ
vây của mình, Lee giảng bài về AI, về những gì ông ước mình biết trước
khi đấu với AlphaGo.
"Tôi đã phải đối mặt với các vấn đề của AI từ
sớm, nhưng điều đó sẽ xảy ra với cả những người khác nữa. Và nó có thể
không phải là một cái kết có hậu", Lee nói tại một chương trình giáo dục
cộng đồng ở Seoul.
Lee Sedol giải nghệ sau khi thất bại trước AlphaGo.
AI
đã giúp chatbot thực hiện các cuộc trò chuyện gần như không thể phân
biệt được với tương tác của con người. Trí tuệ nhân tạo đã giải quyết
những vấn đề khiến các nhà khoa học bối rối trong nhiều thập kỷ như dự
đoán hình dạng protein. Và nó cũng làm mờ ranh giới của sự sáng tạo
trong viết nhạc, sản xuất nghệ thuật và tạo dựng video.
Theo quan
điểm của Lee, AI có thể thay thế một số công việc, nhưng đồng thời tạo
ra các công việc mới. Khi xem xét khả năng nắm bắt cờ vây của AI, ông
nói rằng điều quan trọng cần nhớ là con người vừa tạo ra trò chơi vừa
thiết kế AI hệ thống để làm chủ được nó.
Điều Lee lo lắng là AI có
thể thay đổi những gì con người coi trọng."Mọi người thường ngưỡng mộ
sự sáng tạo, độc đáo và đổi mới. Nhưng với AI, rất nhiều thứ đã biến
mất", ông nói.
Lee bắt đầu chơi cờ vây từ lúc 5 tuổi dưới sự hướng
dẫn của cha mình - một giáo viên và người đam mê trò chơi này. Gia đình
ông sống ở Bigeumdo - hòn đảo với khoảng 3.600 dân cư.
Ngay từ
nhỏ, Lee đã sớm bộc lộ tài năng. Ông nhanh chóng trở thành kỳ thủ xuất
sắc ở độ tuổi của mình không chỉ tại địa phương mà còn trên khắp Hàn
Quốc, Nhật Bản và Trung Quốc. Ông trở thành kỳ thủ chuyên nghiệp khi mới
ở tuổi 12.
20 tuổi, Lee đã đạt 9 đẳng, cấp độ thành thạo cao nhất
trong cờ vây. Không lâu sau, ông trở thành một trong những kỳ thủ giỏi
nhất thế giới, được một số người mô tả là Roger Federer của môn thể thao
này.
Lee Hajin, cựu tuyển thủ cờ vây chuyên nghiệp, nói về Lee: "Anh ấy là thần tượng, ngôi sao. Mọi người đều ngưỡng mộ anh ấy".
Hiệu quả đến tàn nhẫn
Khi vị thế của Lee ngày càng tăng, AlphaGo bắt đầu thu hút được sự quan tâm từ các nhà khoa học máy tính.
DeepMind
đã "đào tạo" AlphaGo bằng 30 triệu nước cờ từ những người chơi cờ vây
giỏi nhất. Sau đó, chương trình tự chơi, tự luyện tập với chính nó cho
đến khi biết được nên đi nước nào và phát triển các chiến lược mới.
Vào cuối năm 2015, AlphaGo đã 5 lần liên tiếp đánh bại nhà vô địch cờ vây châu Âu trong một trận đấu kín.
Sau
đó, Lee trở thành đối thủ tiếp theo. Ông được một cựu tuyển thủ đang
làm việc tại Liên đoàn cờ vây quốc tế tiếp cận với lời đề nghị tổ chức
trận đấu công khai. Nếu đánh bại được AlphaGo, Lee nhận tiền thưởng 1 triệu USD.
Lee
cho biết ông đã chấp nhận lời đề nghị mà không cần suy nghĩ nhiều vì
cho rằng "trận đấu sẽ rất vui vẻ". "Thật thú vị khi nghĩ về chiến thắng.
Tôi không hề nghĩ đến khả năng mình thua cuộc".
Trận đấu giữa huyền thoại cờ vây Lee Sedol và AlphaGo.
Trận
đấu đã diễn ra ở Seoul. Tại Hàn Quốc, nơi có hàng triệu người chơi cờ
vây và Lee là người nổi tiếng nhất, cuộc đọ sức được phát sóng trên
truyền hình hàng đêm. Hơn 200 triệu người đã theo dõi, bao gồm cả lượng
khán giả khổng lồ ở Trung Quốc và Nhật Bản.
Trong các trận đấu,
một kỹ sư của DeepMind ngồi đối diện với Lee và đặt những quân cờ theo
hiệu lệnh của AlphaGo. Lee không thể nắm bắt cảm xúc, dự đoán suy nghĩ
của đối thủ như ông thường làm.
AlphaGo chơi theo một phong cách
mà ông chưa từng thấy. Thế giới kinh ngạc theo dõi AlphaGo dần đẩy Lee
vào chân tường và thực hiện những nước cờ mà một người chơi thông thường
không thể tưởng tượng nổi.
"Tôi nghĩ rằng AI sẽ đánh bại con người một ngày nào đó. Tôi chỉ không nghĩ là nó xảy ra ngay lúc đó với mình", Lee chia sẻ.
AlphaGo
thắng 4 trên 5 trận. Lee Sang Hoon, anh trai của Lee và là một kỳ thủ
cờ vây chuyên nghiệp, không thể tin điều mình chứng kiến. "Thật sự quá
sốc. Những người chơi chuyên nghiệp đang nghiên cứu cách các thuật toán
này hoạt động và cố gắng thu hẹp khoảng cách. Nhưng chúng ta còn cả một
chặng đường dài", anh trai Lee nói.
Chiến thắng của AlphaGo "là
bước ngoặt trong lịch sử của AI", Demis Hassabis, Giám đốc điều hành của
DeepMind, cho biết trong một tuyên bố bằng văn bản. Nó cho thấy những
gì máy tính có thể tự học từ dữ liệu, ông nói.
Lee khó lòng chấp
nhận thất bại. Thứ mà ông coi là một loại hình nghệ thuật, một cá tính
và phong cách của chính người chơi giờ đây đã bị gạt sang một bên vì
tính hiệu quả đến tàn nhẫn của thuật toán.
"Tôi không còn có thể tận hưởng trò chơi này nữa. Vì thế tôi đã giải nghệ", ông nói.
************
Hậu bầu cử Hạ Viện : Tổng thống Macron bị suy yếu, trục Pháp - Đức cũng bị lung lay
Minh Anh
9–11 minutes
Vòng
hai cuộc bầu cử Hạ Viện cho kết quả một Nghị Viện không có đa số tuyệt
đối, chính trường Pháp bị phân rẽ thành ba khối lớn. Sự suy yếu của tổng
thống Emmanuel Macron, nỗi lo nước Pháp rơi vào bế tắc chính trị, cùng
đà trỗi dậy của phe cực hữu trong nghị trường, không chỉ đe dọa đến tầm
ảnh hưởng của Pháp, mà còn làm lung lay cả trục đầu tầu Paris - Berlin
trong lòng khối Liên Hiệp Châu Âu.
Courrier International
(08/07/2024) ghi nhận : Suốt cả tuần châu Âu run rẩy trước nguy cơ đảng
Tập Hợp Dân Tộc (RN) có đa số tuyệt đối, đến ngự trị ở điện Matignon (
phủ thủ tướng Pháp ). Hai ngày trước cuộc bỏ phiếu vòng hai, trang
Politico (05/07/2024), gióng chuông cảnh báo, sau Hungary, Slovakia, Hà
Lan hay Ý, việc cực hữu lên cầm quyền tại Pháp, « quốc gia có trang
bị vũ khí hạt nhân và thành viên thường trực của Hội Đồng Bảo An Liên
Hiệp Quốc, có lẽ sẽ gây ra hậu quả toàn cầu ».
Nếu như kết
quả bỏ phiếu vòng hai (07/07) đã xóa tan điều tồi tệ, đưa liên minh cánh
tả Mặt Trận Bình Dân Mới (NFP) về đầu, liên minh cánh trung Đồng Hành –
Ensemble của tổng thống Macron vượt lên thành thế lực chính trị thứ
hai, đẩy phe cực hữu của bà Marine Le Pen xuống vị trí thứ ba, thì việc
Nghị Viện Pháp bị phân rẽ thành ba khối chính trị lớn mà không phe nào
có đa số tuyệt đối lại làm dấy lên một nỗi lo khác : Một nước Pháp không
thể điều hành !
Jon Henley, thông tín viên của báo The Guardian của Anh tại châu Âu, chiều Chủ Nhật 07/7, đã cảnh báo rằng « một
trong những lực đẩy của Liên Âu và nền kinh tế thứ hai của khối đang
rơi vào tình trạng bế tắc kéo dài ở Quốc Hội và bất định chính trị ».
Tờ
El Pais của Tây Ban Nha cũng không khoan nhượng : Viễn cảnh « chung
sống » chính trị là « một đòn nặng nề cho vai trò lãnh đạo quốc tế của
Pháp ». Nhật báo Tây Ban Nha dẫn nhận định của chuyên gia người Pháp, bà
Alexandra de Hoop Scheffer, phó chủ tịch điều hành cơ quan tham vấn của
Mỹ German Marshall Fund (GMF) nhấn mạnh đến hậu quả sự suy yếu của
Emmanuel Macron đối với tiến bộ của Liên Hiệp Châu Âu. Theo bà, trong
bảy năm điều hành nước Pháp, tổng thống Macron đã định hình đáng kể
chương trình nghị sự của khối và thúc đẩy sự hội nhập trên nhiều lĩnh
vực.
Đây cũng là đánh giá của Marie Krpata, nhà nghiên cứu
về quan hệ Pháp – Đức, Viện Quan hệ Quốc tế Pháp (IFRI) trong một trao
đổi với RFI Tiếng Việt, được thực hiện trước khi diễn ra cuộc bỏ phiếu
vòng hai.
Marie Krpata :
Emmanuel Maron đã là một lực đẩy trong khối Liên Hiệp Châu Âu trên một
số chủ đề nhất định. Trong bài diễn văn Sorbonne 2017, ông đưa ra một
số đề xuất về cách đưa Liên Hiệp Châu Âu tiến lên. Tiếp theo là bài phát
biểu Sorbonne 2024 mở rộng động lực về cách cải thiện Liên Hiệp Châu
Âu, mặc dù ông bi quan hơn nhiều khi nói rằng châu Âu đang "chết dần".
Dù
vậy, ông Macron cũng có một số thành công nhất định, chẳng hạn như về
chính sách công nghiệp của Liên Âu, việc thiết lập các cơ chế bảo hộ
thương mại, hay như sự phối hợp nhiều hơn trên phương diện chính sách
quốc phòng ở cấp độ châu Âu. Theo tôi đây là những kết quả mà tổng thống
Pháp đã đạt được.
Ngoài ra còn có khái niệm quyền tự quyết của
châu Âu, một khái niệm do Emmanuel Macron đề xướng và hiện nay đã được
chấp nhận trong lòng Liên Hiệp Châu Âu. Kế hoạch phục hồi Next
Generation EU hậu Covid-19 để giảm thiểu các tác động của đại dịch đối
kinh tế, các vấn đề xã hội … Tất cả những điều này thực sự là thành công
của bà Angela Merkel và Emmanuel Macron, nhờ vào một sự hội tụ giữa
Pháp và Đức.
Kết quả bầu cử này có tác động ra sao đến vị
thế của Pháp tại châu Âu ? Việc ông Macron bị suy yếu, Pháp bước vào
giai đoạn « sống chung chính trị » với nhiều bất định, có ảnh hưởng đến
đầu tầu Pháp – Đức hay không ? Nhà nghiên cứu Marie Krpata giải thích
thêm :
Marie Krpata :
Nếu nước Pháp phải rơi vào tình trạng « sống chung » chính trị, hay
Quốc Hội không có đa số tuyệt đối, Pháp buộc phải tìm kiếm các liên minh
để thông qua các văn bản luật. Họ phải đàm phán, tham vấn và do vậy
điều đó sẽ trở nên rất là phức tạp, bởi vì Pháp có một mô hình chính trị
theo chiều dọc. Do vậy, nếu Pháp phải dồn mọi chú ý cho các vấn đề
chính sách trong nước, điều đó nhất thiết sẽ có tác động tiêu cực đến
đầu tầu Pháp – Đức.
Nhưng tình hình ở Đức cũng không mấy gì sáng
sủa, bởi vì vào tháng 8/2023, chúng ta còn nhớ The Economist đã chạy tít
về vấn đề này khi đặt câu hỏi, "liệu Đức có phải là người bệnh mới của châu Âu hay không ?".
Đó là vì tờ báo này ám chỉ đến việc tình hình kinh tế Đức cũng không
được như mong muốn : Tăng trưởng trì trệ, lạm phát cao, giá năng lượng
bị tăng lên khiến tính cạnh tranh của các cơ sở công nghiệp Đức gặp khó
khăn.
Hơn nữa trong cuộc bầu cử Nghị Viện Châu Âu hồi tháng
6/2024, liên minh đảng cầm quyền Đức chỉ thu được một kết quả khiêm tốn.
Đảng bảo thủ đối lập CDU đã được củng cố hơn trong kỳ bầu cử này và
được cảm nhận như là chiếc neo cho sự ổn định. Vì vậy, đã có một số
người kêu gọi tổ chức bầu cử sớm ở Đức. Quý vị thử hình dung xem, nếu
tại hai nền kinh tế chính châu Âu cùng lúc có hai cuộc bầu cử trước thời
hạn, mọi chuyện sẽ trở nên phức tạp và gây ra bất ổn như thế nào?
Cũng
đừng quên rằng vào năm 2025, tại Đức cũng sẽ có bầu cử lập pháp, nhưng
vào tháng 9/2024, sẽ có các cuộc bầu cử vùng ở các bang phía Đông như
Brandebourg, Saxes và Thuringe. Liệu liên minh cầm quyền có thoát được
khó khăn hay không ? Các đảng trong liên minh cầm quyền có sẽ thu được
gì hay không, bởi vì theo truyền thống, các bang phía đông nước Đức đều
ủng hộ các đảng cực đoan, các đảng cực hữu và cực tả luôn chiếm được số
phiếu cao.
Vì vậy, trong mọi trường hợp, chắc chắn cả Pháp và Đức
đều bị suy yếu. Điều này có nguy cơ ảnh hưởng đến sự đồng thuận trong
lòng khối Liên Hiệp Châu Âu và gây chia rẽ sâu sắc Liên Âu và nhất là
trong bối cảnh Hungary, đảm nhiệm chức chủ tịch luân phiên của Liên Hiệp
Châu Âu. Quốc gia này đã thể hiện sự gần gũi với nước Nga của ông
Vladimir Putin, và đã nhiều lần ngăn chặn viện trợ cho Ukraina cũng như
là nhiều chuỗi trừng phạt nhắm vào Nga.
Có thể nói tất cả những
điều này diễn ra vào một thời điểm địa chính trị nhậy cảm, mà ở đó, các
thách thức địa chính trị và trên phương diện quan hệ quốc tế cho Liên
Hiệp Châu Âu là rất lớn.
Vậy với sự vắng mặt của Pháp tại
châu Âu do những bất ổn chính trị nội tại, Đức có thể tận dụng khoảng
trống đó để áp đặt quan điểm của mình đối với các chính sách của Liên
Âu ?
Marie Krpata :
Điều mà chúng ta thấy từ đầu cuộc chiến tranh Ukraina là Đức làm việc
với sự tham vấn chặt chẽ của Hoa Kỳ, chẳng hạn như việc gởi xe tăng
Leopard đi kèm với điều kiện giao xe tăng Abrams, cấp xe bọc thép Marder
đi cùng với điều kiện gởi xe bọc thép Bradley. Có thể nói là Đức thật
sự trong vị thế có tiềm lực kinh tế. Một thế mạnh mà Đức đã tự khẳng
định vị trí trên bình diện kinh tế và chuỗi các giá trị quốc tế hóa có
từ sau Đệ Nhị Thế Chiến và khi Chiến tranh lạnh kết thúc. Nhưng hiện
nay, vị thế này của Đức đã bắt đầu chạm đến giới hạn của hệ thống và mô
hình kinh tế, do quá trình phân mảnh các nền kinh tế thế giới.
Thực
sự có những hành vi thương mại không công bằng, các biện pháp kiểm soát
xuất khẩu và hạn chế tiếp cận thị trường. Vì vậy, trên thực tế, Đức
đang suy yếu về mặt kinh tế, một phần là do các chính sách công nghiệp
do Trung Quốc và Hoa Kỳ tiến hành. Trung Quốc với Made in China 2025
mong muốn trở thành cường quốc sản xuất hàng đầu vào năm 2049. Hoa Kỳ
thì có Đạo luật giảm lạm phát, thúc đẩy công nghệ xanh được sản xuất tại
Mỹ thông qua khoản trợ cấp và cho vay.
Vì vậy, Đức đang suy yếu
về mặt kinh tế, nhưng nước này cũng gặp khó khăn để khẳng định mình
trong một lĩnh vực mà cho đến hiện tại, Đức vẫn chưa thực sự cảm thấy
thoải mái chẳng hạn như an ninh, quốc phòng, là những khía cạnh mà nước
này đã bỏ qua do lịch sử và trách nhiệm mà nước này phải gánh chịu trong
Chiến tranh thế giới thứ hai.
Và chúng ta đã thấy, kể từ cuộc
chiến ở Ukraina, họ đã đề ra chiến lược an ninh quốc gia, chiến lược đối
với Trung Quốc nhằm cố gắng giảm bớt những điểm yếu của mình trong mối
quan hệ với các cường quốc. Tất nhiên, tất cả những điều này góp phần
vào việc tái định hướng, tái định vị, nhưng Đức vẫn gặp khó khăn trong
việc xác định vị trí của mình. Trên thực tế, Đức thích các thể thức đa
phương mà trong đó nước này có thể tìm kiếm sự hợp tác, thỏa thuận với
các đối tác khác như Mỹ chẳng hạn.
**********
Với kết quả
bầu cử ngày 07/07 tại Pháp, mọi cơ hội cải cách châu Âu xem như đã khép
lại. Sự suy yếu của Pháp ở cấp độ châu Âu sẽ có những tác động nghiêm
trọng vào thời điểm khối này đang đứng trước những ngã rẽ quan trọng,
thời điểm mà « Liên Âu phải quyết định cách thức hành động tại một thế
giới mà các mối quan hệ quốc tế trở nên gay gắt hơn và EU đang bị kẹp
giữa Trung Quốc và Mỹ », nhất là vào thời điểm Donald Trump có thể trở
lại Nhà Trắng vào cuối năm nay, theo như nhận định trên nhật báo El Pais
của ông Arancha González Laya, cựu ngoại trưởng Tây Ban Nha, hiện là
trưởng khoa Quan hệ Quốc tế, trường đại học Khoa học Chính trị Sciences
Po ở Paris.
Tóm lại, trước một nước Pháp bị mất tầm ảnh hưởng do
bất ổn chính trị nội bộ, nước Đức đang gặp khó khăn về kinh tế và một
Liên Hiệp Châu Âu ngày càng thiên hữu, tương lai của Liên Hiệp Châu Âu
trở nên mù mịt hơn bao giờ hết, theo như kết luận của nhà nghiên cứu
Marie Krpata.
*************
Bộ trưởng du lịch Tây Ban Nha lên án việc bắn súng nước vào du khách ở Barcelona
Reuters
3–4 minutes
Bộ
trưởng Du lịch Tây Ban Nha lên án hành động của một nhóm nhỏ người biểu
tình bắn súng nước vào du khách đến Barcelona vào cuối tuần trước, và
nói hôm 11/7 rằng họ không đại diện cho văn hóa hiếu khách của đất nước
này.
Các nhà hoạt động, những người phản đối tác động của du lịch
đại trà đối với thành phố, đã tuần hành qua trung tâm thành phố hôm 6/7
và hô vang các khẩu hiệu như “du khách hãy cút đi”. Đoạn phim của
Reuters cho thấy một số nhà hàng bị bao vây và một nhóm nhỏ khoảng hơn
chục người dùng súng nước bắn vào những người mà họ cho là khách du lịch
nước ngoài.
Bộ trưởng Jordi Hereu, người trước đây từng là thị
trưởng Barcelona, nói với các phóng viên rằng mặc dù hành động của người
biểu tình là đáng trách nhưng vụ việc đã bị truyền thông quốc tế phóng
đại.
Các nhà hoạt động chống du lịch ngày càng tổ chức nhiều các
cuộc biểu tình ở Barcelona và các thị trấn ven biển khác như Palma de
Mallorca hay Malaga, khi cho rằng du khách làm tăng giá nhà ở và khiến
người dân không đủ khả năng sống ở các trung tâm thành phố.
Ông
Hereu nói rằng ngành du lịch cần phải được quản lý và đa dạng hóa để
phát triển bền vững hơn. Theo ông, việc phân phối lại lợi nhuận của
ngành và cải thiện chất lượng việc làm trong ngành du lịch sẽ giúp giảm
bớt những lo ngại của những người phản đối.
Ông Jose Luis Zoreda,
phó chủ tịch tổ chức vận động hành lang du lịch Exceltur, cho biết các
cuộc biểu tình đã "vượt qua lằn ranh đỏ", đồng thời đổ lỗi cho việc
không có đủ quy định về việc cho thuê nhà nghỉ là nguyên nhân dẫn đến
những căng thẳng.
Theo Exceltur, khách du lịch lưu trú tại các nhà
nghỉ tư nhân ở Tây Ban Nha đã tăng 24% trong quý 2 năm nay, trong khi
chỉ có thêm 11% chọn ở khách sạn. Các nhà phê bình cho rằng sự chênh
lệch này càng làm trầm trọng thêm cuộc khủng hoảng nhà ở đang diễn ra ở
Tây Ban Nha.
Tình hình có thể trở nên tồi tệ hơn trong mùa hè cao
điểm sắp tới, khi Bộ Du lịch nhận thấy lượng du khách đến Tây Ban Nha
tăng 13% so với cùng kỳ trong khoảng thời gian từ tháng 7 đến tháng 9.
Dữ
liệu của Exceltur đưa ra hôm 11/7 cho thấy, khách du lịch nước ngoài đã
chi tiêu nhiều hơn 20% so với năm ngoái trong quý hai, với nhu cầu cao
hơn từ du khách Đức, Anh và Mỹ.
Ngược lại, khách du lịch nội địa chỉ chi tiêu nhiều hơn 6%.
Trong
tuyên bố của mình, nền tảng của Hội các Khu dân cư vì sự Suy giảm Du
lịch đã tổ chức cuộc biểu tình ở Barcelona kêu gọi tăng thuế du lịch,
giảm số lượng bến du thuyền và giới hạn chỗ ở du lịch ngắn hạn.
Thị
trưởng Barcelona tháng trước tuyên bố rằng thành phố sẽ cấm khách du
lịch cho thuê căn hộ vào năm 2028, một động thái quyết liệt bất ngờ khi
thành phố tìm cách kiềm chế chi phí nhà ở tăng vọt cũng như làm cho
thành phố trở thành nơi đáng sống cho người dân.
Những áp lực
tương tự cũng xảy ra ở nước láng giềng Bồ Đào Nha, nơi những người biểu
tình đang muốn trưng cầu dân ý ở thủ đô Lisbon để hạn chế việc cho thuê
nhà nghỉ ngắn hạn.
Liên Hiệp Quốc yêu cầu Nga rút khỏi nhà máy điện hạt nhân lớn nhất châu Âu ở Ukraine
Nga
đã chỉ trích nghị quyết của Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc, cho rằng mục
đích nghị quyết là 'cố thúc đẩy câu chuyện sai lệch của phương Tây'.
Ngày
11-7, Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc đã yêu cầu Nga "khẩn trương rút quân
đội và các nhân viên không được phép khác" khỏi Nhà máy điện hạt nhân Zaporizhzhia của Ukraine, và trả lại nhà máy này cho chính quyền Ukraine kiểm soát hoàn toàn, theo Hãng tin Reuters.
Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc đã thông qua nghị quyết với 99 phiếu thuận, 9 phiếu chống và 60 phiếu trắng.
Nghị
quyết trên cũng "kêu gọi chấm dứt ngay lập tức các cuộc tấn công của
Liên bang Nga vào cơ sở hạ tầng năng lượng quan trọng của Ukraine, vốn
làm tăng nguy cơ xảy ra tai nạn hoặc sự cố hạt nhân tại tất cả các cơ sở
hạt nhân của Ukraine".
Nghị quyết được thông qua vào ngày 11-7
một lần nữa yêu cầu Nga ngay lập tức chấm dứt cuộc chiến ở Ukraine và
"rút toàn bộ lực lượng quân sự vô điều kiện".
Nhà máy Zaporizhzhia là nhà máy điện hạt nhân lớn nhất châu Âu. Nga đã kiểm soát nhà máy này ngay sau khi phát động "chiến dịch quân sự đặc biệt" ở Ukraine vào tháng 2-2022.
Nhà máy đã đóng cửa, nhưng cần nguồn điện bên ngoài để giữ mát cho vật liệu hạt nhân và ngăn chặn các sự cố.
Phát
biểu trước cuộc bỏ phiếu, Đại sứ Ukraine tại Liên Hiệp Quốc Sergiy
Kyslytsya đã kêu gọi các nước ủng hộ nghị quyết. Ông nói: "Chúng ta nợ
điều này với các thế hệ tương lai. Chúng ta phải đảm bảo rằng nỗi kinh
hoàng của thảm họa hạt nhân sẽ không lặp lại".
Trong suốt cuộc
xung đột hơn 2 năm qua, Ukraine và Nga đã cáo buộc lẫn nhau về việc pháo
kích nhà máy điện hạt nhân này và phá đường dây điện. Ukraine đã bác bỏ
cáo buộc của Nga, nói rằng nước này không tấn công các cơ sở hạt nhân.
Tuy
nhiên, phát biểu trước Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc trước cuộc bỏ phiếu,
Phó đại sứ Nga tại Liên Hiệp Quốc Dmitry Polyanskiy cáo buộc mục đích
của nghị quyết là "cố gắng thúc đẩy câu chuyện sai lệch của phương Tây
về nguồn gốc của các mối đe dọa đối với các cơ sở hạt nhân ở Ukraine".
Ông
còn cho biết đã xuất hiện "mảnh vỡ của một chiếc máy bay không người
lái Ukraine được sử dụng để tấn công Nhà máy điện hạt nhân Zaporizhzhia
vào ngày 7-4". Phía Ukraine đã phủ nhận thông tin họ đứng sau các cuộc
tấn công bằng máy bay không người lái mà ông Polyanskiy nhắc đến.
**********
Mỹ, Canada, Phần Lan khởi động kế hoạch đóng tàu phá băng trong khi Trung Quốc và Nga hợp tác ở Bắc Cực
Reuters
~4 minutes
Mỹ,
Canada và Phần Lan sẽ thành lập một tập đoàn để đóng tàu phá băng, theo
một quan chức cấp cao của chính quyền Hoa Kỳ cho biết. Đây được xem là
một động thái nhằm củng cố hoạt động đóng tàu của các đồng minh và đối
trọng với sự hợp tác của Nga và Trung Quốc ở các vùng địa cực ngày càng
trở nên chiến lược.
Sáng kiến, được gọi là Nỗ lực Hợp tác Tàu phá
băng hay gọi tắt là hiệp ước ICE, được công bố hôm 11/7 bên lề hội nghị
thượng đỉnh NATO kéo dài ba ngày ở Washington, nơi liên minh này đã kêu
gọi Trung Quốc chấm dứt hỗ trợ cho cuộc chiến của Moscow xâm lăng
Ukraine.
Một quan chức cấp cao của chính quyền Mỹ nói với các
phóng viên rằng hiệp ước này nhằm mục đích tạo ra một đội tàu phá băng
để “mở rộng sức mạnh” vào các vùng địa cực và thực thi các quy tắc và
hiệp ước quốc tế. Quan chức này gọi đây là “mệnh lệnh chiến lược”.
Vẫn
theo quan chức này, thỏa thuận mà ba thành viên NATO dự định ký kết vào
cuối năm nay sẽ tập hợp nhu cầu từ các đồng minh để mở rộng năng lực
đóng tàu, đồng thời cho biết thêm rằng thỏa thuận này được lập ra để gửi
một thông điệp tới Nga và Trung Quốc.
“Nếu không có sự sắp xếp
này, chúng ta sẽ có nguy cơ khiến đối thủ của mình phát triển lợi thế về
công nghệ chuyên biệt có tầm quan trọng địa chiến lược to lớn, vốn cũng
có thể cho phép họ trở thành nhà cung cấp được ưa chuộng đối với các
quốc gia cũng quan tâm đến việc mua tàu phá băng ở vùng địa cực,” quan
chức này cho biết.
Các nhà lập pháp và chuyên gia của Mỹ đã than
thở về sự suy giảm năng lực đóng tàu của Hoa Kỳ trong những năm gần đây,
đặc biệt vì Trung Quốc đang sản xuất tàu hải quân ở mức chưa từng có.
Việc đóng tàu của Hải quân Mỹ đã chậm tiến độ nhiều năm qua.
Quan
chức này không đưa ra mốc thời gian cho các tàu phá băng mới cũng như
không cho biết Mỹ muốn sản xuất bao nhiêu tàu theo hiệp ước này, nhưng
lưu ý rằng Mỹ hiện chỉ có hai tàu phá băng, mà cả hai đều sắp hết tuổi
thọ.
“Chúng tôi dự định tăng quy mô lên gấp bội số lượng hiện tại ngay khi có thể,” quan chức này nói.
Các chính phủ sẽ cùng nhau xác định các nhà máy đóng tàu ở ba quốc gia có thể đáp ứng nhu cầu từ các đối tác và đồng minh.
“Hiện
tại, quy mô còn quá nhỏ và mất quá nhiều thời gian và chúng tôi không
tạo ra được sản lượng mà chúng tôi cần,” quan chức này nói và cho biết
thêm rằng các đồng minh của Mỹ muốn có 70 đến 90 tàu phá băng trong thập
kỷ tới.
Động thái này diễn ra khi Trung Quốc đang tìm cách phát
triển các tuyến vận chuyển mới ở Bắc Cực và mở rộng nghiên cứu ở Nam
Cực. Các chính phủ phương Tây lo ngại quân đội Trung Quốc có thể đạt
được khả năng hoạt động và giám sát tốt hơn từ các hoạt động ở vùng địa
cực.
Khi biến đổi khí hậu làm thu hẹp các khối băng ở vùng địa
cực, biển Bắc Cực ngày càng được sử dụng làm tuyến đường thương mại nối
Thái Bình Dương và Đại Tây Dương với các nền kinh tế lớn.
Trung
Quốc và Nga đã hợp tác với nhau để phát triển các tuyến vận chuyển Bắc
Cực khi Nga tìm cách cung cấp thêm dầu và khí đốt cho Trung Quốc trong
lúc Moscow đang phải chịu các lệnh trừng phạt ngày càng gia tăng của
phương Tây.
Nga có hơn 40 tàu phá băng và đang sản xuất số lượng
nhiều hơn nữa các tàu này, còn Trung Quốc đang vận hành đội tàu nhỏ hơn
của riêng họ nhưng đang phát triển thêm. Hai nước đã ký kết quan hệ đối
tác "không giới hạn" vài ngày trước cuộc xâm lược Ukraine năm 2022 của
Nga.
Canada và Phần Lan cộng lại có vài chục tàu phá băng.
Nhà ngoại giao Nga nói Moscow sẽ không tham dự thượng đỉnh hòa bình Ukraine lần hai
Reuters
~2 minutes
Nga
sẽ không tham dự thượng đỉnh hòa bình Ukraine tiếp theo của hội nghị đã
diễn ra vào tháng trước, hãng thông tấn nhà nước RIA dẫn lời Thứ trưởng
Ngoại giao Mikhail Galuzin cho biết hôm 11/7.
Nga đã không được
mời tham dự hội nghị thượng đỉnh đầu tiên ở Thụy Sĩ có sự tham dự của
đại diện 92 quốc gia và nói rằng việc thảo luận về cuộc chiến khi vắng
mặt họ là một sự lãng phí thời gian.
Ukraine cho biết họ muốn tổ
chức một hội nghị thượng đỉnh tiếp theo như vậy vào cuối năm nay, có thể
là ở nam bán cầu, và có thể sẽ mời đại diện Nga tham dự.
RIA dẫn
lời ông Galuzin mô tả những điều kiện tiên quyết của Ukraine cho các
cuộc đàm phán hòa bình là "tối hậu thư" và rằng Moscow "sẽ không tham
gia vào các hội nghị thượng đỉnh như vậy".
Người phát ngôn của
Tổng thống Vladimir Putin không nói thẳng như ông Galuzin, và cho rằng ý
tưởng tổ chức hội nghị thượng đỉnh lần thứ hai hiện “không có thực chất
rõ ràng” nào.
“Chúng ta đang nói về đề xuất gì vậy?” người phát ngôn Dmitry Peskov được RIA dẫn lời nói.
"Các
bạn biết rằng Tổng thống Putin và Liên bang Nga luôn sẵn sàng đối
thoại, chúng tôi chưa bao giờ từ chối đối thoại. Nhưng chúng ta phải
hiểu chúng ta đang nói cái gì."
Ông Putin hồi tháng trước cho biết
Nga sẵn sàng chấm dứt chiến tranh nhưng chỉ với điều kiện Ukraine từ bỏ
tham vọng NATO và giao toàn bộ 4 khu vực mà Moscow tuyên bố chủ quyền
cho Nga. Ukraine bác bỏ những yêu cầu đó vì cho rằng nó chẳng khác nào
là đầu hàng.
Nga chiếm gần 1/5 lãnh thổ của nước láng giềng
Ukraine. Kyiv nói rằng họ kiên quyết lấy lại tất cả những vùng đất đó và
hòa bình chỉ có thể có được nếu Nga rút hết lực lượng và toàn vẹn lãnh
thổ của Ukraine được khôi phục.
Nhà hoạt động Huỳnh Thục Vy bị từ chối cấp hộ chiếu sau khi ra tù
VOA Tiếng Việt
4–5 minutes
Nhà
hoạt động vừa ra tù Huỳnh Thục Vy hôm 11/7 cho biết bà bị từ chối cấp
hộ chiếu và bị cơ quan an ninh Việt Nam cảnh báo không được tiếp xúc với
các giới chức ngoại giao nước ngoài hay đưa thông tin “bất lợi” cho
chính quyền Việt Nam.
Bà Huỳnh Thục Vy, một blogger và là nhà hoạt
động ở Việt Nam, vừa được trả tự do vào ngày 1/6 sau khi bị cầm tù 2
năm rưỡi tù cho tội danh “xúc phạm Quốc kỳ”. Ngay sau khi ra tù, bà Vy
đã nộp giấy tờ để làm hộ chiếu và được phía chính quyền hẹn gặp vào ngày
9/7.
“Khi Thục Vy lên thì người tiếp mình chính không phải là
nhân viên của phòng Quản lý Xuất nhập cảnh của tỉnh Đắk Lắk, mà lại là
hai nhân viên an ninh của Công an tỉnh Đắk Lắk. Họ nói rất nhiều nhưng
tóm lại có 3 nội dung chính. Đó là: Thục Vy vẫn còn đang ở trong diện
tạm hoãn xuất cảnh và lý do là đối tượng gây nguy hiểm cho an ninh quốc
gia nên bị tạm hoãn xuất nhập cảnh, và kéo theo hậu quả là không được
cấp hộ chiếu”, bà Huỳnh Thục Vy kể lại với VOA.
Nội dung thứ hai,
vẫn theo lời bà Huỳnh Thục Vy, bà bị các nhân viên an ninh cảnh báo
không nên gặp các giới chức ngoại giao Đức, Hoa Kỳ… đưa thông tin sai
lạc, gây ảnh hưởng đến quan hệ ngoại giao của Việt Nam với các nước
trên.
Sau khi ra tù, bà Huỳnh Thục Vy hôm 21/6 cho biết bà đã có
buổi gặp mặt thân mật với bà Josefine Wallat- tổng Lãnh sự, Lãnh sự quán
Đức. Bà cho biết trong cuộc gặp, bà đã chia sẻ với giới chức ngoại giao
Đức về chế độ giam giữ của nhà tù Việt Nam.
“Còn chuyện đi tị nạn
ở Đức thì Thục Vy có nghĩ đến, hồi ở trong tù, Vy có viết một lá bí thư
gửi cho bà Tổng lãnh sự Wallat và xin bà giúp cho Vy đi tị nạn ở Đức.
Nhưng sau khi ra tù, Vy nghĩ chuyện đi tị nạn ở Đức không còn quan trọng
nữa, Vy muốn tiếp tục ở Việt Nam nhưng Vy đã hơi chủ quan”, bà Huỳnh
Thục Vy chia sẻ.
Bà cho biết sau khi ra tù, bà bị theo dõi “nhất
cử nhất động”. Đơn cử, chuyến đi của bà đến Tiền Giang để xin khám bệnh ở
một thánh thất Cao Đài đã bị các nhân viên an ninh Việt Nam cho rằng bà
đi gặp một người bất đồng chính kiến nào đó của đạo Cao Đài.
“Hôm
làm việc ngày 9/7, họ cũng ép Vy phải ký một bản cam kết là không được
kiện tụng về việc không được cấp hộ chiếu, không được gặp gỡ những người
bất đồng chính kiến khác, không được viết bài đưa những thông tin bất
lợi cho chính quyền Việt Nam”, bà Vy cho biết thêm.
VOA đã gửi yêu
cầu xác minh thông tin và bình luận về những tố cáo trên cho Bộ Ngoại
giao Việt Nam nhưng chưa nhận được phản hồi.
Nhà hoạt động Huỳnh
Thục Vy hiện đang sống cùng hai con nhỏ ở tỉnh Đắk Lắk. Trong những tuần
lễ qua, bà đã tổ chức quyên góp tiền để nấu 50 suất cơm phát cho các
bệnh nhân ở Bệnh viện thị xã Buôn Hồ mỗi ngày nhằm mục tiêu giúp người
nghèo và cũng để giúp cho quán cơm của bà cầm cự trong thời gian khó
khăn. Tuy nhiên, trong buổi làm việc ngày 9/7, bà cũng được cơ quan an
ninh cảnh báo không nên làm từ thiện nữa vì công việc này cũng phải tuân
thủ luật pháp.
Bà nói với VOA rằng bà cảm thấy bị ức chế vì bị kiềm kẹp sau khi ra tù, khiến chứng trầm cảm của bà càng thêm tồi tệ hơn.
Nhà
hoạt động Huỳnh Thục Vy là người sáng lập của tổ chức Hội phụ nữ Nhân
quyền Việt Nam với mục tiêu ủng hộ những nhà hoạt động nhân quyền là phụ
nữ trên toàn quốc. Ngoài ra, bà cũng là một blogger thường xuyên lên
tiếng viết về những tiêu cực xã hội và vi phạm nhân quyền ở Việt Nam.
Vào
tháng 11/2018, bà bị một tòa án ở thị xã Buôn Hồ tuyên phạt 2 năm 9
tháng tù với tội danh “xúc phạm Quốc kỳ” sau khi bà dùng sơn xịt lên lá
cờ đỏ sao vàng vào dịp chính quyền kỷ niệm 72 năm ngày Cách mạng tháng
Tám và Quốc khánh Việt Nam ngày 2/9/2017.
Sau phiên xử, bà Vy được
tạm hoãn thi hành án vì đang có thai con thứ hai và nuôi con nhỏ dưới
36 tháng tuổi. Trong thời gian được hoãn thi hành án, bà Vy bị cấm đi
khỏi nơi cư trú, cấm xuất cảnh.
Bà Vy cho biết bà cũng đã làm hồ sơ xin tị nạn ở Mỹ từ năm 2019 nhưng chưa có tiến triển gì.
**************
Nga tổ chức lại công nghiệp quốc phòng : Cơn ác mộng của NATO
Trong diễn văn khai mạc hội nghị thượng đỉnh NATO tại Washington, tổng thống Joe Biden khẳng định Liên minh Bắc Đại Tây Dương « hùng mạnh hơn bao giờ hết ». Hoa Kỳ cũng hài lòng thấy 23 trong số 32 thành viên NATO dành đến 2 % GDP cho chi tiêu quốc phòng.
Thế
nhưng, theo giới quan sát, vẫn có nhiều yếu tố khiến phương Tây lo
ngại. Ngành công nghiệp phòng thủ của Nga đã hồi sinh, trong lúc các nhà
sản xuất của châu Âu và Mỹ vẫn gặp nhiều chậm trễ. Đó là chưa kể đến ẩn
số chính trị tại châu Âu cũng như tại Hoa Kỳ có thể làm thay đổi chiến
lược tự chủ về quốc phòng của phương Tây.
Tháng 2/2022, trong
những ngày đầu cuộc chiến, giới phân tích đã nói đến sự yếu kém và lệ
thuộc của các nhà sản xuất vũ khí Nga vào phụ tùng hay công nghệ của
phương Tây. Nhưng tháng 4/2024, tướng Christopher Cavoli, điều phối toàn
bộ các lực lượng của Hoa Kỳ tại châu Âu, báo động Matxcơva đang tiến
gần đến mục tiêu sản xuất « 1.200 chiến xa, cung cấp 3 triệu đầu đạn và roket một năm ». Khối lượng này « lớn gấp ba lần so với thẩm định của Âu Mỹ hồi đầu 2022 ». Chỉ riêng về đạn dược, « khả năng sản xuất của một mình nước Nga còn lớn hơn so với của 32 thành viên NATO cộng lại ».
Để
có được kết quả này, Matxcơva đã tổ chức lại toàn bộ cỗ máy công
nghiệp : trong nhiều lĩnh vực, các nhà máy hoạt động ngày đêm. Chính
quyền đồng thời khởi động lại nhiều cơ sở đang chìm vào quên lãng. Điều
này giải thích một phần lý do tháng 5/2024 tổng thống Vladimir Putin chỉ
định Andrei Belooussov, một nhà kinh tế, vào chức vụ bộ trưởng Quốc
Phòng.
Thêm vào đó, như nhận định của Viện Nghiên cứu Chiến
tranh (Institute for the Study of War của Mỹ), Matxcơva có thể trông chờ
vào một số đối tác như Iran, Trung Quốc hay Bắc Triều Tiên để lách cấm
vận của phương Tây. Từ mùa thu 2022, Nga ồ ạt sử dụng drone do Iran chế
tạo. Về đạn dược, Bình Nhưỡng là một nguồn cung cấp. Theo các số liệu
của Washington, trong năm 2023, Bắc Triều Tiên đã chuyển giao
2,5 triệu đạn pháo cho Nga, đủ để dùng trong « nhiều tháng »
trên chiến trường Ukraina. Tháng 6/2024, « hiệp ước hợp tác quân sự hỗ
tương », được tổng thống Vladimir Putin và chủ tịch Kim Jong Un ký kết,
lại càng gắn chặt hai quốc gia này với nhau.
Nhìn đến điểm tựa thứ
ba, có lẽ quan trọng nhất, của Matxcơva là Bắc Kinh, Trung tâm Nghiên
cứu Chiến lược Quốc tế CSIS giải thích, ngay từ khi đưa quân xâm chiếm
Ukraina, Nga đã dựng nên cả một hệ thống hợp tác tinh vi với Trung Quốc.
Chính quyền Tập Cận Bình không trực tiếp chuyển giao vũ khí sát thương
hay thiết bị quân sự cho Nga, nhưng kim ngạch xuất khẩu của Trung Quốc
sang Nga riêng trong năm 2022 tăng 26 % và trong số các mặt hàng bán cho
Nga có rất nhiều sản phẩm « lưỡng dụng », tức là được sử dụng cả trong lĩnh vực dân sự lẫn quân sự.
Vào
lúc mà cỗ máy công nghiệp quốc phòng của Nga đã được tổ chức lại để
phục vụ chiến tranh, những tên tuổi lớn trong ngành tại Mỹ đã hoạt động
hết công suất. Tại châu Âu, trong khi một số quốc gia như Pháp, Đức tập
trung vào việc bảo đảm « tự chủ công nghiệp, tự chủ về quốc phòng », thì
một số nước khác như Ba Lan gấp rút ký hợp đồng mua thiết bị của Hàn
Quốc để nâng cao khả năng phòng thủ vì sợ rằng, sau Ukraina, Vacxava sẽ
là mục tiêu kế tiếp mà Matxcơva nhắm tới.
Song, sau hơn 2 năm
chiến tranh Ukraina, các nhà máy sản xuất vũ khí của châu Âu vẫn chậm
trễ trong việc chuyển giao đạn dược và các hệ thống phòng thủ cho Kiev.
Các nhà máy của Pháp chỉ mới được khởi động lại và chưa bắt kịp được
thời gian đã mất.
Ẩn số chính trị tại Âu, Mỹ
Thêm
vào đó là yếu tố chính trị tại cả châu Âu lẫn Hoa Kỳ cùng gây hoang
mang. Mỹ sẽ bầu lại tổng thống vào tháng 11 năm nay. Tổng thống mãn
nhiệm Joe Biden, 81 tuổi, đang trong thế yếu trước ứng cử viên Cộng Hòa
Donald Trump. Trong nhiệm kỳ đầu, Trump đã không ngớt lời khen ngợi
Putin và quan niệm Mỹ không có trách nhiệm phải bảo vệ châu Âu, thậm chí
Washington có thể rút khỏi NATO.
Trong khi đó, trên Lục Địa Già,
chủ trương tự chủ về quốc phòng cho toàn khối Liên Âu mà Paris đề xướng
từ 2017 vẫn không thể thành hiện thực, kể cả sau khi Nga đưa quân xâm
chiếm Ukraina, chiến tranh xảy ra ngay sát cạnh biên giới Liên Âu. Trước
khả năng sau bầu cử Mỹ, Donald Trump trở lại cầm quyền Liên Âu muốn
thúc đẩy trở lại kế hoạch tự chủ về quốc phòng của tổng thống Pháp. Hiềm
nỗi, sau cuộc bầu cử Nghị Viện Châu Âu tháng 6/2024, tổng thống
Emmanuel Macron giải tán Quốc Hội, đẩy nước Pháp vào một thời kỳ « bất định »
về chính trị, và suýt nữa thì đảng cực hữu bài ngoại và thân Nga đã lên
cầm quyền. Tại Pháp, cũng như tại nhiều nước khác trong Liên Hiệp Châu
Âu, các đảng cực hữu đang lên như diều gặp gió và ngoại trừ đảng cực hữu
của Ý, phần còn lại trong số này chủ trương dĩ hòa vi quý với nước Nga
của Putin.
Thêm một điểm khác khiến các lãnh đạo NATO đang họp tại
Washington lo lắng, đó là từ nay đến cuối năm 2024 Hungary giữ chức chủ
tịch luân phiên Liên Hiệp Châu Âu. Thủ tướng nước này, Viktor Orban,
được coi là « cánh tay nối dài » của điện Kremlin trong Liên Âu.
Tại
Matxcơva, những thông tin về quân số, về những người lính tử vong trên
chiến trường Ukraina cũng như những phương tiện trên bộ, trên không hay
trên biển được huy động sang Ukraina thuộc diện bí mật quốc gia. Các nhà
phân tích phương Tây khó thẩm định được một cách chính xác tiềm lực
quân sự của Nga ở thời điểm hiện tại, nhưng họ biết rất rõ về thực lực,
về tiềm năng huy động các phương tiện quân sự của các nước đồng minh
trong NATO, về những nguy cơ rình rập các nền dân chủ qua các kỳ bầu cử…
Có
lẽ những thông tin và dự phóng liên quan trực tiếp đến các nước phương
Tây mới chính là điều khiến NATO lo ngại, hơn cả những báo cáo về khả
năng quân sự của nước Nga.
**********
Huyền thoại cờ vây đại bại dưới tay AI: 'Thế giới của tôi đã sụp đổ'
Lê Vy
Lee
Sedol nói rằng trận thua gây sốc của ông trước một AI là điềm báo cho
thời kỳ mới đầy bất ổn. "Nó có thể không phải là một cái kết có hậu",
ông cảnh báo.
Lee Sedol là kỳ thủ cờ vây giỏi nhất trong thế hệ
của mình, nhưng ông đã bị đánh bại bởi một đối thủ không phải là con
người, theo The New York Times.
Thất bại của Lee trước
AlphaGo - một chương trình máy tính do DeepMind của Google phát triển -
đã gây sốc cho toàn thế giới vào năm 2016. Bằng cách đánh bại Lee - nhà
vô địch thế giới 18 lần được tôn sùng nhờ phong cách chơi trực quan và
sáng tạo, AlphaGo đã giải quyết được một trong những thách thức lớn nhất
của khoa học máy tính: Tự dạy mình chiến lược trừu tượng cần thiết để
giành chiến thắng trong cờ vây, bàn cờ được coi phức tạp nhất của thế
giới trò chơi.
Chiến thắng của AlphaGo cũng chứng tỏ tiềm năng vô
hạn của AI trong khả năng thành thạo các kỹ năng từng được coi là phức
tạp nhất đối với máy móc.
"Tôi rất ngạc nhiên vì chưa bao giờ nghĩ
mình sẽ thua", Lee nói trong cuộc họp báo sau trận đấu. "Tôi không biết
rằng AlphaGo có thể chơi một ván cờ vây hoàn hảo đến thế".
3 năm
sau thất bại, Lee, hiện 41 tuổi, quyết định nghỉ hưu vì tin rằng con
người không còn có thể cạnh tranh với máy tính trong cờ vây. Ông nói trí
tuệ nhân tạo đã thay đổi bản chất của một trò chơi có nguồn gốc từ
Trung Quốc hơn 2.500 năm trước.
"Theo một nghĩa nào đó, thua AI có nghĩa là toàn bộ thế giới của tôi đã sụp đổ", ông nói trong cuộc phỏng vấn gần đây với The New York Times.
Khi
vẫn còn có nhiều tranh cãi xung quanh lợi ích và mối nguy tiềm ẩn của
AI, Lee kêu gọi những người khác tránh rơi vào trạng thái không chuẩn bị
như ông và hãy làm quen với công nghệ hiện nay. Trong các lớp dạy cờ
vây của mình, Lee giảng bài về AI, về những gì ông ước mình biết trước
khi đấu với AlphaGo.
"Tôi đã phải đối mặt với các vấn đề của AI từ
sớm, nhưng điều đó sẽ xảy ra với cả những người khác nữa. Và nó có thể
không phải là một cái kết có hậu", Lee nói tại một chương trình giáo dục
cộng đồng ở Seoul.
Lee Sedol giải nghệ sau khi thất bại trước AlphaGo.
AI
đã giúp chatbot thực hiện các cuộc trò chuyện gần như không thể phân
biệt được với tương tác của con người. Trí tuệ nhân tạo đã giải quyết
những vấn đề khiến các nhà khoa học bối rối trong nhiều thập kỷ như dự
đoán hình dạng protein. Và nó cũng làm mờ ranh giới của sự sáng tạo
trong viết nhạc, sản xuất nghệ thuật và tạo dựng video.
Theo quan
điểm của Lee, AI có thể thay thế một số công việc, nhưng đồng thời tạo
ra các công việc mới. Khi xem xét khả năng nắm bắt cờ vây của AI, ông
nói rằng điều quan trọng cần nhớ là con người vừa tạo ra trò chơi vừa
thiết kế AI hệ thống để làm chủ được nó.
Điều Lee lo lắng là AI có
thể thay đổi những gì con người coi trọng."Mọi người thường ngưỡng mộ
sự sáng tạo, độc đáo và đổi mới. Nhưng với AI, rất nhiều thứ đã biến
mất", ông nói.
Lee bắt đầu chơi cờ vây từ lúc 5 tuổi dưới sự hướng
dẫn của cha mình - một giáo viên và người đam mê trò chơi này. Gia đình
ông sống ở Bigeumdo - hòn đảo với khoảng 3.600 dân cư.
Ngay từ
nhỏ, Lee đã sớm bộc lộ tài năng. Ông nhanh chóng trở thành kỳ thủ xuất
sắc ở độ tuổi của mình không chỉ tại địa phương mà còn trên khắp Hàn
Quốc, Nhật Bản và Trung Quốc. Ông trở thành kỳ thủ chuyên nghiệp khi mới
ở tuổi 12.
20 tuổi, Lee đã đạt 9 đẳng, cấp độ thành thạo cao nhất
trong cờ vây. Không lâu sau, ông trở thành một trong những kỳ thủ giỏi
nhất thế giới, được một số người mô tả là Roger Federer của môn thể thao
này.
Lee Hajin, cựu tuyển thủ cờ vây chuyên nghiệp, nói về Lee: "Anh ấy là thần tượng, ngôi sao. Mọi người đều ngưỡng mộ anh ấy".
Hiệu quả đến tàn nhẫn
Khi vị thế của Lee ngày càng tăng, AlphaGo bắt đầu thu hút được sự quan tâm từ các nhà khoa học máy tính.
DeepMind
đã "đào tạo" AlphaGo bằng 30 triệu nước cờ từ những người chơi cờ vây
giỏi nhất. Sau đó, chương trình tự chơi, tự luyện tập với chính nó cho
đến khi biết được nên đi nước nào và phát triển các chiến lược mới.
Vào cuối năm 2015, AlphaGo đã 5 lần liên tiếp đánh bại nhà vô địch cờ vây châu Âu trong một trận đấu kín.
Sau
đó, Lee trở thành đối thủ tiếp theo. Ông được một cựu tuyển thủ đang
làm việc tại Liên đoàn cờ vây quốc tế tiếp cận với lời đề nghị tổ chức
trận đấu công khai. Nếu đánh bại được AlphaGo, Lee nhận tiền thưởng 1 triệu USD.
Lee
cho biết ông đã chấp nhận lời đề nghị mà không cần suy nghĩ nhiều vì
cho rằng "trận đấu sẽ rất vui vẻ". "Thật thú vị khi nghĩ về chiến thắng.
Tôi không hề nghĩ đến khả năng mình thua cuộc".
Trận đấu giữa huyền thoại cờ vây Lee Sedol và AlphaGo.
Trận
đấu đã diễn ra ở Seoul. Tại Hàn Quốc, nơi có hàng triệu người chơi cờ
vây và Lee là người nổi tiếng nhất, cuộc đọ sức được phát sóng trên
truyền hình hàng đêm. Hơn 200 triệu người đã theo dõi, bao gồm cả lượng
khán giả khổng lồ ở Trung Quốc và Nhật Bản.
Trong các trận đấu,
một kỹ sư của DeepMind ngồi đối diện với Lee và đặt những quân cờ theo
hiệu lệnh của AlphaGo. Lee không thể nắm bắt cảm xúc, dự đoán suy nghĩ
của đối thủ như ông thường làm.
AlphaGo chơi theo một phong cách
mà ông chưa từng thấy. Thế giới kinh ngạc theo dõi AlphaGo dần đẩy Lee
vào chân tường và thực hiện những nước cờ mà một người chơi thông thường
không thể tưởng tượng nổi.
"Tôi nghĩ rằng AI sẽ đánh bại con người một ngày nào đó. Tôi chỉ không nghĩ là nó xảy ra ngay lúc đó với mình", Lee chia sẻ.
AlphaGo
thắng 4 trên 5 trận. Lee Sang Hoon, anh trai của Lee và là một kỳ thủ
cờ vây chuyên nghiệp, không thể tin điều mình chứng kiến. "Thật sự quá
sốc. Những người chơi chuyên nghiệp đang nghiên cứu cách các thuật toán
này hoạt động và cố gắng thu hẹp khoảng cách. Nhưng chúng ta còn cả một
chặng đường dài", anh trai Lee nói.
Chiến thắng của AlphaGo "là
bước ngoặt trong lịch sử của AI", Demis Hassabis, Giám đốc điều hành của
DeepMind, cho biết trong một tuyên bố bằng văn bản. Nó cho thấy những
gì máy tính có thể tự học từ dữ liệu, ông nói.
Lee khó lòng chấp
nhận thất bại. Thứ mà ông coi là một loại hình nghệ thuật, một cá tính
và phong cách của chính người chơi giờ đây đã bị gạt sang một bên vì
tính hiệu quả đến tàn nhẫn của thuật toán.
"Tôi không còn có thể tận hưởng trò chơi này nữa. Vì thế tôi đã giải nghệ", ông nói.
************
Hậu bầu cử Hạ Viện : Tổng thống Macron bị suy yếu, trục Pháp - Đức cũng bị lung lay
Minh Anh
9–11 minutes
Vòng
hai cuộc bầu cử Hạ Viện cho kết quả một Nghị Viện không có đa số tuyệt
đối, chính trường Pháp bị phân rẽ thành ba khối lớn. Sự suy yếu của tổng
thống Emmanuel Macron, nỗi lo nước Pháp rơi vào bế tắc chính trị, cùng
đà trỗi dậy của phe cực hữu trong nghị trường, không chỉ đe dọa đến tầm
ảnh hưởng của Pháp, mà còn làm lung lay cả trục đầu tầu Paris - Berlin
trong lòng khối Liên Hiệp Châu Âu.
Courrier International
(08/07/2024) ghi nhận : Suốt cả tuần châu Âu run rẩy trước nguy cơ đảng
Tập Hợp Dân Tộc (RN) có đa số tuyệt đối, đến ngự trị ở điện Matignon (
phủ thủ tướng Pháp ). Hai ngày trước cuộc bỏ phiếu vòng hai, trang
Politico (05/07/2024), gióng chuông cảnh báo, sau Hungary, Slovakia, Hà
Lan hay Ý, việc cực hữu lên cầm quyền tại Pháp, « quốc gia có trang
bị vũ khí hạt nhân và thành viên thường trực của Hội Đồng Bảo An Liên
Hiệp Quốc, có lẽ sẽ gây ra hậu quả toàn cầu ».
Nếu như kết
quả bỏ phiếu vòng hai (07/07) đã xóa tan điều tồi tệ, đưa liên minh cánh
tả Mặt Trận Bình Dân Mới (NFP) về đầu, liên minh cánh trung Đồng Hành –
Ensemble của tổng thống Macron vượt lên thành thế lực chính trị thứ
hai, đẩy phe cực hữu của bà Marine Le Pen xuống vị trí thứ ba, thì việc
Nghị Viện Pháp bị phân rẽ thành ba khối chính trị lớn mà không phe nào
có đa số tuyệt đối lại làm dấy lên một nỗi lo khác : Một nước Pháp không
thể điều hành !
Jon Henley, thông tín viên của báo The Guardian của Anh tại châu Âu, chiều Chủ Nhật 07/7, đã cảnh báo rằng « một
trong những lực đẩy của Liên Âu và nền kinh tế thứ hai của khối đang
rơi vào tình trạng bế tắc kéo dài ở Quốc Hội và bất định chính trị ».
Tờ
El Pais của Tây Ban Nha cũng không khoan nhượng : Viễn cảnh « chung
sống » chính trị là « một đòn nặng nề cho vai trò lãnh đạo quốc tế của
Pháp ». Nhật báo Tây Ban Nha dẫn nhận định của chuyên gia người Pháp, bà
Alexandra de Hoop Scheffer, phó chủ tịch điều hành cơ quan tham vấn của
Mỹ German Marshall Fund (GMF) nhấn mạnh đến hậu quả sự suy yếu của
Emmanuel Macron đối với tiến bộ của Liên Hiệp Châu Âu. Theo bà, trong
bảy năm điều hành nước Pháp, tổng thống Macron đã định hình đáng kể
chương trình nghị sự của khối và thúc đẩy sự hội nhập trên nhiều lĩnh
vực.
Đây cũng là đánh giá của Marie Krpata, nhà nghiên cứu
về quan hệ Pháp – Đức, Viện Quan hệ Quốc tế Pháp (IFRI) trong một trao
đổi với RFI Tiếng Việt, được thực hiện trước khi diễn ra cuộc bỏ phiếu
vòng hai.
Marie Krpata :
Emmanuel Maron đã là một lực đẩy trong khối Liên Hiệp Châu Âu trên một
số chủ đề nhất định. Trong bài diễn văn Sorbonne 2017, ông đưa ra một
số đề xuất về cách đưa Liên Hiệp Châu Âu tiến lên. Tiếp theo là bài phát
biểu Sorbonne 2024 mở rộng động lực về cách cải thiện Liên Hiệp Châu
Âu, mặc dù ông bi quan hơn nhiều khi nói rằng châu Âu đang "chết dần".
Dù
vậy, ông Macron cũng có một số thành công nhất định, chẳng hạn như về
chính sách công nghiệp của Liên Âu, việc thiết lập các cơ chế bảo hộ
thương mại, hay như sự phối hợp nhiều hơn trên phương diện chính sách
quốc phòng ở cấp độ châu Âu. Theo tôi đây là những kết quả mà tổng thống
Pháp đã đạt được.
Ngoài ra còn có khái niệm quyền tự quyết của
châu Âu, một khái niệm do Emmanuel Macron đề xướng và hiện nay đã được
chấp nhận trong lòng Liên Hiệp Châu Âu. Kế hoạch phục hồi Next
Generation EU hậu Covid-19 để giảm thiểu các tác động của đại dịch đối
kinh tế, các vấn đề xã hội … Tất cả những điều này thực sự là thành công
của bà Angela Merkel và Emmanuel Macron, nhờ vào một sự hội tụ giữa
Pháp và Đức.
Kết quả bầu cử này có tác động ra sao đến vị
thế của Pháp tại châu Âu ? Việc ông Macron bị suy yếu, Pháp bước vào
giai đoạn « sống chung chính trị » với nhiều bất định, có ảnh hưởng đến
đầu tầu Pháp – Đức hay không ? Nhà nghiên cứu Marie Krpata giải thích
thêm :
Marie Krpata :
Nếu nước Pháp phải rơi vào tình trạng « sống chung » chính trị, hay
Quốc Hội không có đa số tuyệt đối, Pháp buộc phải tìm kiếm các liên minh
để thông qua các văn bản luật. Họ phải đàm phán, tham vấn và do vậy
điều đó sẽ trở nên rất là phức tạp, bởi vì Pháp có một mô hình chính trị
theo chiều dọc. Do vậy, nếu Pháp phải dồn mọi chú ý cho các vấn đề
chính sách trong nước, điều đó nhất thiết sẽ có tác động tiêu cực đến
đầu tầu Pháp – Đức.
Nhưng tình hình ở Đức cũng không mấy gì sáng
sủa, bởi vì vào tháng 8/2023, chúng ta còn nhớ The Economist đã chạy tít
về vấn đề này khi đặt câu hỏi, "liệu Đức có phải là người bệnh mới của châu Âu hay không ?".
Đó là vì tờ báo này ám chỉ đến việc tình hình kinh tế Đức cũng không
được như mong muốn : Tăng trưởng trì trệ, lạm phát cao, giá năng lượng
bị tăng lên khiến tính cạnh tranh của các cơ sở công nghiệp Đức gặp khó
khăn.
Hơn nữa trong cuộc bầu cử Nghị Viện Châu Âu hồi tháng
6/2024, liên minh đảng cầm quyền Đức chỉ thu được một kết quả khiêm tốn.
Đảng bảo thủ đối lập CDU đã được củng cố hơn trong kỳ bầu cử này và
được cảm nhận như là chiếc neo cho sự ổn định. Vì vậy, đã có một số
người kêu gọi tổ chức bầu cử sớm ở Đức. Quý vị thử hình dung xem, nếu
tại hai nền kinh tế chính châu Âu cùng lúc có hai cuộc bầu cử trước thời
hạn, mọi chuyện sẽ trở nên phức tạp và gây ra bất ổn như thế nào?
Cũng
đừng quên rằng vào năm 2025, tại Đức cũng sẽ có bầu cử lập pháp, nhưng
vào tháng 9/2024, sẽ có các cuộc bầu cử vùng ở các bang phía Đông như
Brandebourg, Saxes và Thuringe. Liệu liên minh cầm quyền có thoát được
khó khăn hay không ? Các đảng trong liên minh cầm quyền có sẽ thu được
gì hay không, bởi vì theo truyền thống, các bang phía đông nước Đức đều
ủng hộ các đảng cực đoan, các đảng cực hữu và cực tả luôn chiếm được số
phiếu cao.
Vì vậy, trong mọi trường hợp, chắc chắn cả Pháp và Đức
đều bị suy yếu. Điều này có nguy cơ ảnh hưởng đến sự đồng thuận trong
lòng khối Liên Hiệp Châu Âu và gây chia rẽ sâu sắc Liên Âu và nhất là
trong bối cảnh Hungary, đảm nhiệm chức chủ tịch luân phiên của Liên Hiệp
Châu Âu. Quốc gia này đã thể hiện sự gần gũi với nước Nga của ông
Vladimir Putin, và đã nhiều lần ngăn chặn viện trợ cho Ukraina cũng như
là nhiều chuỗi trừng phạt nhắm vào Nga.
Có thể nói tất cả những
điều này diễn ra vào một thời điểm địa chính trị nhậy cảm, mà ở đó, các
thách thức địa chính trị và trên phương diện quan hệ quốc tế cho Liên
Hiệp Châu Âu là rất lớn.
Vậy với sự vắng mặt của Pháp tại
châu Âu do những bất ổn chính trị nội tại, Đức có thể tận dụng khoảng
trống đó để áp đặt quan điểm của mình đối với các chính sách của Liên
Âu ?
Marie Krpata :
Điều mà chúng ta thấy từ đầu cuộc chiến tranh Ukraina là Đức làm việc
với sự tham vấn chặt chẽ của Hoa Kỳ, chẳng hạn như việc gởi xe tăng
Leopard đi kèm với điều kiện giao xe tăng Abrams, cấp xe bọc thép Marder
đi cùng với điều kiện gởi xe bọc thép Bradley. Có thể nói là Đức thật
sự trong vị thế có tiềm lực kinh tế. Một thế mạnh mà Đức đã tự khẳng
định vị trí trên bình diện kinh tế và chuỗi các giá trị quốc tế hóa có
từ sau Đệ Nhị Thế Chiến và khi Chiến tranh lạnh kết thúc. Nhưng hiện
nay, vị thế này của Đức đã bắt đầu chạm đến giới hạn của hệ thống và mô
hình kinh tế, do quá trình phân mảnh các nền kinh tế thế giới.
Thực
sự có những hành vi thương mại không công bằng, các biện pháp kiểm soát
xuất khẩu và hạn chế tiếp cận thị trường. Vì vậy, trên thực tế, Đức
đang suy yếu về mặt kinh tế, một phần là do các chính sách công nghiệp
do Trung Quốc và Hoa Kỳ tiến hành. Trung Quốc với Made in China 2025
mong muốn trở thành cường quốc sản xuất hàng đầu vào năm 2049. Hoa Kỳ
thì có Đạo luật giảm lạm phát, thúc đẩy công nghệ xanh được sản xuất tại
Mỹ thông qua khoản trợ cấp và cho vay.
Vì vậy, Đức đang suy yếu
về mặt kinh tế, nhưng nước này cũng gặp khó khăn để khẳng định mình
trong một lĩnh vực mà cho đến hiện tại, Đức vẫn chưa thực sự cảm thấy
thoải mái chẳng hạn như an ninh, quốc phòng, là những khía cạnh mà nước
này đã bỏ qua do lịch sử và trách nhiệm mà nước này phải gánh chịu trong
Chiến tranh thế giới thứ hai.
Và chúng ta đã thấy, kể từ cuộc
chiến ở Ukraina, họ đã đề ra chiến lược an ninh quốc gia, chiến lược đối
với Trung Quốc nhằm cố gắng giảm bớt những điểm yếu của mình trong mối
quan hệ với các cường quốc. Tất nhiên, tất cả những điều này góp phần
vào việc tái định hướng, tái định vị, nhưng Đức vẫn gặp khó khăn trong
việc xác định vị trí của mình. Trên thực tế, Đức thích các thể thức đa
phương mà trong đó nước này có thể tìm kiếm sự hợp tác, thỏa thuận với
các đối tác khác như Mỹ chẳng hạn.
**********
Với kết quả
bầu cử ngày 07/07 tại Pháp, mọi cơ hội cải cách châu Âu xem như đã khép
lại. Sự suy yếu của Pháp ở cấp độ châu Âu sẽ có những tác động nghiêm
trọng vào thời điểm khối này đang đứng trước những ngã rẽ quan trọng,
thời điểm mà « Liên Âu phải quyết định cách thức hành động tại một thế
giới mà các mối quan hệ quốc tế trở nên gay gắt hơn và EU đang bị kẹp
giữa Trung Quốc và Mỹ », nhất là vào thời điểm Donald Trump có thể trở
lại Nhà Trắng vào cuối năm nay, theo như nhận định trên nhật báo El Pais
của ông Arancha González Laya, cựu ngoại trưởng Tây Ban Nha, hiện là
trưởng khoa Quan hệ Quốc tế, trường đại học Khoa học Chính trị Sciences
Po ở Paris.
Tóm lại, trước một nước Pháp bị mất tầm ảnh hưởng do
bất ổn chính trị nội bộ, nước Đức đang gặp khó khăn về kinh tế và một
Liên Hiệp Châu Âu ngày càng thiên hữu, tương lai của Liên Hiệp Châu Âu
trở nên mù mịt hơn bao giờ hết, theo như kết luận của nhà nghiên cứu
Marie Krpata.
*************
Bộ trưởng du lịch Tây Ban Nha lên án việc bắn súng nước vào du khách ở Barcelona
Reuters
3–4 minutes
Bộ
trưởng Du lịch Tây Ban Nha lên án hành động của một nhóm nhỏ người biểu
tình bắn súng nước vào du khách đến Barcelona vào cuối tuần trước, và
nói hôm 11/7 rằng họ không đại diện cho văn hóa hiếu khách của đất nước
này.
Các nhà hoạt động, những người phản đối tác động của du lịch
đại trà đối với thành phố, đã tuần hành qua trung tâm thành phố hôm 6/7
và hô vang các khẩu hiệu như “du khách hãy cút đi”. Đoạn phim của
Reuters cho thấy một số nhà hàng bị bao vây và một nhóm nhỏ khoảng hơn
chục người dùng súng nước bắn vào những người mà họ cho là khách du lịch
nước ngoài.
Bộ trưởng Jordi Hereu, người trước đây từng là thị
trưởng Barcelona, nói với các phóng viên rằng mặc dù hành động của người
biểu tình là đáng trách nhưng vụ việc đã bị truyền thông quốc tế phóng
đại.
Các nhà hoạt động chống du lịch ngày càng tổ chức nhiều các
cuộc biểu tình ở Barcelona và các thị trấn ven biển khác như Palma de
Mallorca hay Malaga, khi cho rằng du khách làm tăng giá nhà ở và khiến
người dân không đủ khả năng sống ở các trung tâm thành phố.
Ông
Hereu nói rằng ngành du lịch cần phải được quản lý và đa dạng hóa để
phát triển bền vững hơn. Theo ông, việc phân phối lại lợi nhuận của
ngành và cải thiện chất lượng việc làm trong ngành du lịch sẽ giúp giảm
bớt những lo ngại của những người phản đối.
Ông Jose Luis Zoreda,
phó chủ tịch tổ chức vận động hành lang du lịch Exceltur, cho biết các
cuộc biểu tình đã "vượt qua lằn ranh đỏ", đồng thời đổ lỗi cho việc
không có đủ quy định về việc cho thuê nhà nghỉ là nguyên nhân dẫn đến
những căng thẳng.
Theo Exceltur, khách du lịch lưu trú tại các nhà
nghỉ tư nhân ở Tây Ban Nha đã tăng 24% trong quý 2 năm nay, trong khi
chỉ có thêm 11% chọn ở khách sạn. Các nhà phê bình cho rằng sự chênh
lệch này càng làm trầm trọng thêm cuộc khủng hoảng nhà ở đang diễn ra ở
Tây Ban Nha.
Tình hình có thể trở nên tồi tệ hơn trong mùa hè cao
điểm sắp tới, khi Bộ Du lịch nhận thấy lượng du khách đến Tây Ban Nha
tăng 13% so với cùng kỳ trong khoảng thời gian từ tháng 7 đến tháng 9.
Dữ
liệu của Exceltur đưa ra hôm 11/7 cho thấy, khách du lịch nước ngoài đã
chi tiêu nhiều hơn 20% so với năm ngoái trong quý hai, với nhu cầu cao
hơn từ du khách Đức, Anh và Mỹ.
Ngược lại, khách du lịch nội địa chỉ chi tiêu nhiều hơn 6%.
Trong
tuyên bố của mình, nền tảng của Hội các Khu dân cư vì sự Suy giảm Du
lịch đã tổ chức cuộc biểu tình ở Barcelona kêu gọi tăng thuế du lịch,
giảm số lượng bến du thuyền và giới hạn chỗ ở du lịch ngắn hạn.
Thị
trưởng Barcelona tháng trước tuyên bố rằng thành phố sẽ cấm khách du
lịch cho thuê căn hộ vào năm 2028, một động thái quyết liệt bất ngờ khi
thành phố tìm cách kiềm chế chi phí nhà ở tăng vọt cũng như làm cho
thành phố trở thành nơi đáng sống cho người dân.
Những áp lực
tương tự cũng xảy ra ở nước láng giềng Bồ Đào Nha, nơi những người biểu
tình đang muốn trưng cầu dân ý ở thủ đô Lisbon để hạn chế việc cho thuê
nhà nghỉ ngắn hạn.
Suu cao,thue nang,nhu yeu pham tang gia.Kinh te eo seo...Vay ma dang Lua van lay tien cua dan tro giup linh tinh.Mo cua bien gioi.Ung ho toi ac truc tiep khi sua luat cho phep trom cuop o muc do <1.000 dollars thi vo toi....Neu vao thoi diem Trump,bon Lua da ho hoan nhu the nao ??? Nhung nguoi bau ban vi chut tu loi ,nghi gi ve dat nuoc ??? Phai chang day khong phai la dat nuoc minh ??? bat qua,lai tro ve que huong cu...Neu vay,ban la thang cho chet ! mien ban !
Chung nao moi vet nho cua ho nha Dan da duoc tay xoa trang boc,thi Uk moi co hy vong...ngung chien.Cung vay,ngay nao ma cac cong ty ,co goc gac tu cac dang bac nu luu-anh hao cua khoi tu do va ong chief police va dang Lua thi moi giai xong phuong trinh tau cong !
Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?
Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?
Ngắm lại hình xưa chịu mấy ông
Những Linh, Tùng, Duẫn với Mười, Đồng
Mặt mày ai lại đi hồ hởi
Phấn khởi khi Tàu cướp Biển Đông
Phải chăng “quý” mặt đã thành mông
Con mắt nay đà có nhưng không
Nên mới chổng khu vào hải đảo
Gia tài gấm vóc của tổ tông?
Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .
Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .
Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .