Tin nóng trong ngày

Tin Tức Khắp Nơi Mới Nhát 16 - 6 -2024

xxx


HoaLuc 8
**************

TIN TỔNG HỢP

RFI

Đăng ngày:

5 phút

(The Diplomat) – Tổng thống Nga công du Việt Nam trong hai ngày 19-20/06/2024. Bốn ngày sau thông tin được báo Nga Vedomosti đưa tin Vladimir Putin viếng thăm Việt Nam sau chuyến công du Bắc Triều Tiên, báo The Diplomat trích dẫn một số nguồn tin tại Việt Nam cho biết rõ hơn nguyên thủ Nga sẽ dừng lại tại Việt Nam trong hai ngày 19 và 20/06/2024. Lần gần đây nhất tổng thống Putin thăm Việt Nam là vào năm 2017.

(AFP) – Máy bay Nga xâm phạm không phận Thụy Điển. Quân đội Thụy Điển cho biết sự việc xảy ra vào hôm 14/06/2024. Chiến đấu cơ của Nga SU-24 đã bay qua khu vực gần đảo Gotland của Thụy Điển trong vùng biển Baltic. Chính quyền Stockholm đã phải huy động hai chiếc JAS-39 Gripen đuổi chiến đấu cơ của Nga. Đảo Gotland cách ốc đảo Kaliningrad của Nga 300 km và được Thụy Điển coi là một vùng mang tính chiến lược cao, cho phép quan sát các hoạt động trên biển và trên không trong vùng biển Baltic. Tháng 3/2024 Thụy Điển vừa chính thức được kết nạp vào Liên Minh Bắc Đại Tây Dương NATO.

(Reuters) – Liên Hiệp Châu Âu bật đèn xanh cho việc mở đàm phán gia nhập EU với Ukraina và Moldova. Hôm qua, 14/06/ đại sứ 27 quốc gia thành viên Liên Âu thông báo tin trên. Thủ tục sẽ được chính thức phê chuẩn ngày 25/06 tới trong phiên họp của chính phủ các quốc gia thành viên. Hồi tuần trước, Ủy Ban Châu Âu thông báo hai quốc gia này đã đáp ứng được các tiêu chuẩn.

(Les Echos - AFP) – Bầu cử Nghị Viện Anh : Công Đảng dự báo thắng lớn, đảng cực hữu lần đầu tiên vượt đảng Bảo Thủ. Ba tuần trước bầu cử, theo các thăm dò dư luận, Công Đảng vượt xa đảng cầm quyền Bảo thủ mãn nhiệm đến 20 điểm, và gần như chắc chắn được coi là sẽ giành được đa số áp đảo tại Hạ Viện ngày 04/07. Tuy nhiên, một thông tin mới gây chấn động là đảng cực hữu chống nhập cư của Nigel Farage đảng Reform UK, hậu thân của đảng UKIP, lần đầu tiên vượt qua đảng Bảo thủ, với 19% người được hỏi ủng hộ, so với 18%, theo thăm dò của Yougouv.

(AFP) – Putin : Nga có hơn 700.000 binh sĩ tại Ukraina. Hôm qua, 14/06/2024, tổng thống Nga Vladimir Putin, trên truyền hình, cho biết ‘‘chúng tôi có gần 700.000 quân trong chiến dịch quân sự đặc biệt”, thuật ngữ chính thức của nhà nước Nga để chỉ cuộc tấn công chống Ukraina, khởi đầu từ tháng 2 năm 2022. Hồi tháng 12/2023, Putin đưa raa con số 617.000 quân nhân tham gia chiến dịch này.

(AFP) – Bầu cử Quốc Hội Pháp: Cựu tổng thống François Hollande, thuộc đảng Xã Hội ra tranh cử tại vùng Corrèze dưới màu cờ của Mặt Trận Bình Dân Mới. Thông tin chính thức ngày 15/06/2024 đánh dấu sự trở lại chính trường của ông Hollande, từng giữ chức tổng thống trong nhiệm kỳ 2012-2017. François Hollande, 69 tuổi, từng là dân biểu vùng Corrèze từ 1988 đến 1993 và từ 1997 đến 2012.

(AFP) – Vương Quốc Anh : Công nương Kate Middleton xuất hiện trở lại trước công chúng sau 6 tháng điều trị ung thư. Sáng nay 15/06/2024 Kate Middleton, vợ của thái tử William cùng với 3 con dự lễ diễu hành mừng sinh nhật nhà vua. Cùng với hoàng gia, công nương Kate sẽ chào công chúng từ trên bao lơn của cung điện Buckingham. Trong một thông điệp, Kate cho biết cô tiếp tục phải điều trị chống lại căn bệnh nan y.

(AFP) – Tàu tuần tra của Hải Quân Canada cập bến La Labana. Sau Nga và Mỹ, đến lượt Canada ghé thăm Cuba từ ngày hôm qua 14/06/2024. Chiếc HMCS Margaret Brooke neo đậu tại hải cảng này cho đến ngày 17/06/2024, tức là sẽ dời khỏi Cuba cùng ngày với đội tàu của Nga. Thông cáo của Hải Quân Canada nhấn mạnh đến chuyến viếng thăm hữu nghị, đánh dấu quan hệ giữa hai nước. Hải Quân Canada năm 2016 và 2018 đã từng ghé thăm cảng La Habana. 

(AFP) – Peter Pellegrini tuyên thệ nhậm chức tổng thống Slovakia. Là một người thân cận với thủ tướng Robert Fico có lập trường thân Nga. Cách nay đúng một tháng, ông Fico bị ám sát hụt. Trong lễ tuyên thệ sáng nay 15/06/2024 ông Pellegrini cam kết không để chính trị chia rẽ đất nước. Tân tổng thống Slovakia khẳng định đất được ông tiếp tục là một « yếu tố vững chắc trong Liên Âu và liên minh quân sự NATO nhưng sẽ không sợ khi cần cất lên tiếng nói riêng biệt của mình ». Tại Slovakia, tổng thống là người đứng đầu quân đội, phê chuẩn các hiệp ước quốc tế và chỉ định một số các thẩm phán.

(AFP) – Nam Phi : Ông Cyril Ramaphosa tái đắc cử tổng thống với phiều bầu của đảng đối lập chính. Trung Quốc, Ukraina, Nga, nước láng giềng Zimbabwe và Ủy Ban Châu Âu và tiếp theo đó là Mỹ hôm nay, 15/06/2024, đã chúc mừng ông Ramaphosa. Ông Cyril Ramaphosa nhận được 283 phiếu bầu trong cuộc bỏ phiếu hôm qua, bỏ xa ứng cử viên còn lại Julius Malema của đảng cánh tả cấp tiến EFF (44 phiếu).  Cuộc bầu cử lập pháp cuối tháng 5 đánh dấu bước ngoặt lịch sử đối với Nam Phi, chấm dứt 30 năm thống trị tại Quốc Hội Nam Phi của Đảng Đại hội Dân tộc Phi (ANC) của nhà lãnh đạo huyền thoại Nelson Mandela, đảng đã đánh bại chế độ phân biệt chủng tộc.


************

Armenia nêu điều kiện ở lại liên minh CSTO do Nga đứng đầu


Chú thích ảnh
Thủ tướng Armenia Nikol Pashinyan trong bài phát biểu được phát trên toàn quốc, tại Yerevan ngày 24/5/2024. Ảnh: AFP/TTXVN

Tờ Vedomosti của Nga ngày 14/6 dẫn lời Thủ tướng Armenia Nikol Pashinyan cho biết, nước này sẽ chỉ xem xét việc ở lại Tổ chức Hiệp ước An ninh Tập thể (CSTO) nếu Belarus rời khỏi CSTO, hoặc Tổng thống Belarus Alexander Lukashenko đưa ra lời xin lỗi "có thể chấp nhận được đối với người dân Armenia" về nhận xét của ông liên quan đến cuộc chiến năm 2020 ở Nagorny-Karabakh tại cuộc gặp hồi tháng 5 vừa qua với Tổng thống Azerbaijan Ilham Aliyev. 

Sau cuộc hội đàm với Tổng thống Aliyev, ông Lukashenko nói với các phóng viên rằng hai bên đã thảo luận về khả năng giành chiến thắng trong cuộc chiến năm 2020 của Azerbaijan với Armenia ngay cả trước khi cuộc chiến bắt đầu, gọi đó là "giải phóng". "Sau đó, chúng tôi đi đến kết luận rằng có thể giành chiến thắng trong cuộc chiến. Điều này rất quan trọng. Việc giữ vững chiến thắng đó là rất quan trọng", ông Lukashenko nói.

Đến hôm 12/6, Thủ tướng Pashinyan tuyên bố rằng Armenia sẽ rời khỏi CSTO, liên minh quân sự do Nga đứng đầu, đồng thời cáo buộc các thành viên của khối "bắt tay với đối thủ Azerbaijan" để chống lại họ. Phát biểu trước các nghị sĩ ở thủ đô Yerevan, ông Pashinyan cho biết Armenia đã “đóng băng” tư cách thành viên CSTO và sẽ rời khỏi khối vào thời điểm mà Armenia lựa chọn.

Truyền thông nhà nước Armenpress dẫn lời ông Pashinyan nêu rõ: “Chúng tôi sẽ quyết định khi nào rời đi. Hóa ra là các thành viên của liên minh không thực hiện nghĩa vụ của mình mà lên kế hoạch với Azerbaijan để gây chiến với chúng tôi".

Ngay sau thông báo của Thủ tướng Pashinyan, Bộ trưởng Ngoại giao Armenia Ararat Mirzoyan đã giải thích: “Thủ tướng không nói rằng chúng tôi sẽ rời CSTO, nhưng Thủ tướng Armenia đã nói rằng chúng tôi sẽ không quay lại nếu quyết định rời đi”.

Trên thực tế, Yerevan đã dừng hoạt động trong CSTO do Nga lãnh đạo vào tháng 2 vừa qua khi nước này cho biết họ đã đình chỉ tư cách thành viên của khối này. Armenia cũng đã ngừng đóng góp tài chính cho liên minh vào đầu tháng 5 năm nay. Mặc dù vậy, Tổng thư ký CSTO Imangali Tasmagambetov cho biết, tổ chức này hoàn toàn tuân thủ các cam kết của mình với Yerevan.

Thủ tướng Pashinyan trong nhiều tháng đã cáo buộc CSTO không bảo vệ Armenia trước các cuộc tấn công của Azerbaijan, đe dọa rời khỏi khối nếu Nga không đưa ra những đảm bảo lớn hơn, trong khi tìm cách xích lại gần Mỹ và EU.

Nga nhận thấy áp lực của phương Tây đằng sau những lời lẽ gay gắt đối với CSTO và Moskva. Thứ trưởng Ngoại giao Nga Mikhail Galuzin nói với Izvestia gần đây rằng "phương Tây đang nỗ lực hết sức để đưa Armenia vào cuộc đối đầu với Nga mà không quan tâm đến an ninh của Armenia hay lợi ích của người dân Armenia".

Kể từ khi Liên Xô sụp đổ, Armenia và Azerbaijan đã xảy ra hai cuộc chiến tranh tranh giành vùng Nagorny-Karabakh mà Azerbaijan đã giành lại toàn bộ bằng vũ lực vào tháng 9 năm ngoái. 


***********

Vùng biển của Philippines: Bắc Kinh cho phép Hải cảnh bắt người, Manila tăng cường bảo vệ ngư dân

Trọng Thành

Ngày hôm nay, 15/06/2024, Trung Quốc ban hành một số quy định của cụ thể để triển khai quyết định bắt giữ trong vòng 60 ngày người nước ngoài bị cáo buộc ‘‘xâm phạm lãnh hải’’ đúng vào ngày quyết định có hiệu lực. Chỉ huy quân đội Philipppines tuyên bố Manila sẽ có thêm các biện pháp bảo vệ ngư dân.

Đăng ngày:

2 phút

Theo quy định của Bắc Kinh, chính thức có hiệu lực từ hôm nay, người và tàu thuyền nước ngoài ‘‘xâm nhập bất hợp pháp’’ vào các vùng lãnh hải và đặc quyền kinh tế của Trung Quốc có thể bị tạm giữ không qua xét xử. Hôm qua, 14/06, trả lời báo giới, chỉ huy quân đội Philippines, tướng Romeo Brawner, kêu gọi ngư dân ‘‘đừng sợ hãi khi tiếp tục các hoạt động đánh bắt bình thường tại các vùng đặc quyền kinh tế quốc gia’’. Ông cũng cho biết thêm là ‘‘chính quyền đang thảo luận về một số biện pháp để bảo vệ ngư dân’’.

Philippines thảo luận với các đối tác tìm biện pháp ứng phó

Báo Anh The Guardian hôm qua, 14/06, dẫn lời ông Roy Vincent Trinidad, phát ngôn viên của Hải quân Philippines, cho biết Philippines trong tuần qua đã tăng cường tuần tra trước khi lệnh bắt người của Trung Quốc có hiệu lực. Theo người phát ngôn của Hải quân Philippines, Manila đang thảo luận với các đồng minh và đối tác để ứng phó, bởi không chỉ Phillippines, mà ‘‘nhiều quốc gia khác cũng lo ngại về việc này’’.  Phát ngôn viên Hải quân Philippines cho biết Hải quân, Quân đội Philippines, Tuần duyên, Cục Thủy sản cũng như tất cả các lực lượng chấp pháp trên biển khác đang được huy động để bảo vệ ngư dân.

Hồi đầu tháng 6, tại diễn đàn Đối thoại An ninh Shangri-La, Singapore, tổng thống Philippines, Ferdinand Marcos Jr., cảnh báo rằng Manila sẽ coi việc bất kỳ công dân Philippines nào thiệt mạng do ‘‘hành động cố ý’’ của Trung Quốc gần như là một “hành động tuyên chiến”. Bộ trưởng Quốc Phòng Gilbert Teodoro, trong một cuộc trả lời báo Anh Financial Times, tuần này, nhấn mạnh Philippnes sẽ không lùi bước trong việc bảo vệ vùng biển của mình, và đây là một vấn đề ‘‘có ý nghĩa sống còn’’ với quốc gia này
*************

Hội nghị vì hòa bình cho Ukraina khó thể làm im tiếng súng

Thụy My

The Economist nhận định, ít có khả năng tiếng súng sẽ im sau Hội nghị vì hòa bình cho Ukraina, những thương lượng nghiêm chỉnh khó thể bắt đầu trước cuối năm nay. Le Figaro Magazine nói về một thượng đỉnh chưa thấy bóng dáng hòa bình, Courrier International dịch bài báo Die Zeit tiết lộ một số chuyện hậu trường trong việc tổ chức hội nghị.

Trên 90 nước và nhiều nguyên thủ tham dự

Ban đầu được cho rằng sẽ là một sự kiện lớn, một hội nghị lịch sử vào đúng ngày thứ 500 để kết thúc cuộc chiến. Nhưng sau khi bị trì hoãn năm lần, rốt cuộc hội nghị diễn ra trong hai ngày thứ Bảy 15 và Chủ nhật 16/06/2024, tức ngày thứ 843 và 844 của cuộc xâm lăng. Khi những lá quốc kỳ sẵn sàng được treo lên tại thành phố Bürgenstock của Thụy Sĩ, người ta vẫn lo rằng danh sách khách mời không đủ dài hay cấp tham dự không đủ cao.

Tất nhiên là không có Vladimir Putin, nhưng sự vắng mặt của tổng thống Mỹ Joe Biden là điều khá đáng tiếc, bà Kamala Harris thay mặt ông. Văn phòng tổng thống Ukraina làm việc cật lực 24/24 cho hội nghị này. Có vài tin vui : ít nhất 90/160 phái đoàn được mời sẽ hiện diện trong đó có Ấn Độ bất chấp áp lực của Nga ; và không ít lãnh đạo cao cấp nhất. Thủ tướng Đức Olaf Scholz, thủ tướng Anh Rishi Sunak, tổng thống Pháp Emmanuel Macron đều có mặt.

Ý tưởng ban đầu của hội nghị là soạn thảo một đề nghị thống nhất dựa trên « công thức 10 điểm » của ông Zelensky năm 2022 để trao cho Nga. Vào lúc đó Ukraina ở thế tương đối mạnh, còn tình hình hiện nay không còn là màu hồng, hơn nữa với số lượng đông đảo thành viên tham dự cần có những thỏa hiệp. Thông cáo chung được chờ đợi chỉ đề cập đến ba điểm ít tranh cãi nhất : an ninh lương thực, an toàn nguyên tử, hồi hương tù nhân và trẻ em. Không có giải pháp chính thức cho những vấn đề gai góc như bồi thường chiến tranh, tòa án quốc tế hay Nga rút quân khỏi Ukraina.

Ukraina tìm kiếm hòa bình công chính, Putin đòi Kiev đầu hàng

Công thức hòa bình của Zelensky bị pha loãng khiến một số người ủng hộ lo ngại, tuy nhiên một viên chức cao cấp nhấn mạnh hội nghị sẽ góp phần tái khẳng định các điều kiện của Ukraina để chấm dứt chiến tranh. Đây là dịp để chứng tỏ ý hướng một nền hòa bình công chính, chống đế quốc, thuyết phục « các nước phương Nam » còn lưỡng lự.  

Nhưng những cái nhìn đã bắt đầu hướng sang những phía khác, Ả Rập Xê Út, Thổ Nhĩ Kỳ và Vatican có thể là những trung gian hòa giải. Cả ba nước này đều được mời dự thượng đỉnh G7 ở miền nam nước Ý, trước khi diễn ra hội nghị về Ukraina ở Thụy Sĩ ; còn quan điểm Trung Quốc vẫn chưa rõ. Hiện Nga chưa đối thoại với một nước lớn phương Tây nào, quan hệ Mỹ-Nga chỉ còn là những tiếp xúc kỹ thuật.

Một ngày trước khi hội nghị khai mạc, Vladimir Putin « một lần nữa mưu toan phá rối với một đề nghị hòa bình mới, rõ ràng là soạn ra để Kiev bác bỏ » - The Kyiv Post nhận xét, được Courrier International trích dịch. Le Temps cho rằng đây là lần đầu tiên tổng thống Nga nói cụ thể như vậy. Ông Putin đòi hỏi Kiev từ bỏ bốn vùng bị sáp nhập bất hợp pháp Donetsk, Lougansk, Kherson, Zaporijjia và không gia nhập NATO. Tất nhiên Volodymyr Zelensky lập tức bác bỏ « tối hậu thư theo kiểu Hitler ». Theo Le Figaro Magazine, việc đòi Ukraina đầu hàng một lần nữa chứng tỏ tổng thống Nga không muốn hòa bình với Kiev, mà hy vọng vào việc Donald Trump tái đắc cử.

Cuộc đua marathon ngoại giao của Zelensky

Il Corriere della Sera phân tích : « Tóm lại, Zelensky phải giải thích với binh sĩ và nhân dân là hai năm trời hy sinh khủng khiếp là vô ích : phải từ bỏ chủ quyền nhiều vùng đất và giải giáp. Có nghĩa là đầu hàng».Theo nhật báo Ý, rõ ràng Putin chỉ muốn gây nhiễu cho các cuộc thảo luận ở Bürgenstock. La Libre Belgique dẫn lời tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg, chỉ trích sự khiêu khích « lần thứ không biết bao nhiêu » của ông chủ điện Kremlin.

Courrier International cũng dịch lại bài viết của nhật báo Đức Die Zeit, tiết lộ một số chuyện hậu trường về hội nghị. Theo đề nghị của Volodymyr Zelensky, ngoại trưởng Đức Annalena Baerbock đã giúp vận động các nước còn do dự chưa đáp lại lời mời của Thụy Sĩ, đặc biệt là « các nước phương Nam ».

Hồi tháng 5/2023 Volodymyr Zelensky, được mời dự hội nghị G7 ở Hiroshima đã tranh thủ phổ biến ý tưởng. Cùng với Đức, tổng thống Ukraina và các cố vấn đã làm một cuộc marathon ngoại giao để tham vấn các nước còn nghi ngại về những điểm trong kế hoạch mà họ có thể chấp nhận. Thành công đầu tiên đến vào đầu năm nay, khi Zelensky đánh vào lòng tự hào của người Thụy Sĩ : « Trung lập không có nghĩa là làm ngơ trước thực tế ». Thụy Sĩ thấy rằng đây là dịp để lấy lại uy tín, sau khi bị nhiều đồng minh chỉ trích vì thái độ trong cuộc chiến với lý do « trung lập ».

Hải quân Ukraina không cần thủy thủ

Về quân sự, The Economist nhắc lại khi bị Nga xâm lăng tháng 2/2022, Ukraina hầu như không có Hải quân, chiến hạm duy nhất phải tự đánh đắm để tránh bị quân Nga chiếm. Hai năm sau, Kiev thắng được Nga trên Hắc Hải, phá vỡ phong tỏa để xuất khẩu ngũ cốc. Chiến thắng này là nhờ sáng tạo công nghệ : trong khi Hải quân các nước dựa vào chiến hạm và thủy thủ để chiến đấu, Ukraina xây dựng một đội drone hải chiến với những drone nhỏ giá rẻ, dễ chế tạo để tấn công. Một nhà phân tích hải quân quan sát các video đã thống kê được 11 loại, nhưng thực tế có thể nhiều hơn. Theo The Economist, các drone hải chiến đã tiêu diệt được mười mấy chiến hạm Nga, trong đó có chiếc Caesar Kunikov.

Nga cố gắng dùng đại bác và súng máy để chống drone, nhưng người Ukraina đã có giải pháp. Các video mới đây cho thấy một drone tiến đánh tàu Nga với sáu rốc-kết Grad 122 ly, ngoài tầm bắn của quân Nga. Các rốc-kết không được GPS dẫn đường tuy kém chính xác, nhưng cũng gây được thiệt hại về người, làm hư radar, thiết bị thông tin, hỏa tiễn, đánh lạc hướng để các drone biển loại tự sát có thể đi ngang. Nhờ giá rẻ, Ukraina có thể đánh liên tục. Kyrylo Budanov, giám đốc tình báo quân đội Ukraina cho biết các drone sẽ còn gây nhiều bất ngờ cho quân Nga.

Chính trường Pháp : Tất cả các đảng đều rối ren !

Bên cạnh hội nghị thượng đỉnh vì hòa bình cho Ukraina, việc tổng thống Pháp bất ngờ giải tán Quốc Hội sau bầu cử Nghị Viện Châu Âu là hai sự kiện được các tuần báo bàn luận nhiều nhất. Trang bìa L’Express đăng hình vẽ một bó chất nổ với tít lớn « Emmanuel Macron : Gu rủi ro ». Le Point dành trang bìa cho chân dung tổng thống Macron, nhấn mạnh « Nước Pháp được ăn cả ngả về không ». Le Nouvel Obs nhận xét « Trước Tập Hợp Dân Tộc (RN), cánh tả với thách thức ‘Mặt trận bình dân’ ». Nhìn từ các nước, Courrier International nhận thấy báo chí quốc tế bị sốc trước thắng lợi của đảng cực hữu cũng như quyết định của tổng thống Emmanuel Macron, chạy tít « Sự phá hoại Pháp ».

Thời sự nước Pháp đang nóng bỏng. Chỉ mới bốn ngày bắt đầu chiến dịch tranh cử, đã có một loạt vụ thanh toán, « như một chuỗi bi hài kịch với nhiều tình tiết khiến bạn không thể rời khỏi ghế ». Đó là nhận xét của Politico, được Courrier International trích dẫn. Đối với The Spectator, trong quá trình thăng tiến suông sẻ, Emmanuel Macron hầu như chưa bao giờ bị sỉ nhục, và kỳ bầu cử Nghị Viện Châu Âu vừa qua là cái tát đầu tiên. Macron phản ứng như một cậu bé đập vỡ món đồ chơi vì bị từ chối. Nhưng trong tuần lễ náo động này, đảng cánh hữu Những Người Cộng Hòa (LR) mới thực sự làm trò cười, theo Politico. Hôm thứ Ba, chủ tịch đảng Éric Ciotti chấp nhận liên kết với cực hữu RN, gây phẫn nộ cho hầu hết tên tuổi trong đảng. Bộ Chính trị LR họp để khai trừ chủ tịch, nhưng ông Ciotti cố thủ trong trụ sở và kiện ra tòa.

Bên cực hữu cũng nóng bỏng. Đầu tuần Marion Maréchal gặp người dì Marine Le Pen để liên minh, nhưng chủ tịch RN Jordan Bardella từ chối kết hợp với ông Éric Zemmour, chủ tịch đảng Reconquête (Tái chinh phục). Cô cháu bèn loan báo ủng hộ liên minh LR-RN, và ông Zemmour, người bị bỏ rơi tố cáo « kỷ lục thế giới về phản bội ». Trong loạt « phim truyền hình với nhiều bất ngờ » này, theo The New York Times, cánh tả đoàn kết được với tên « Mặt trận Bình dân Mới ». Tuy nhiên một số khuôn mặt chỉ trích Jean-Luc Mélenchon, chủ tịch đảng cực tả Nước Pháp Bất Khuất (LFI) bị ông này loại khỏi danh sách tranh cử.

Ngày 7 tháng Bảy : Chủ nhật buồn cho nước Pháp ?

L’Express dùng tên bài hát nổi tiếng « Sombre dimanche » (Chủ nhật buồn) làm tựa bài xã luận tuần này. Tờ báo nhấn mạnh, Macron bằng mọi giá muốn tránh cho ngày 07/07 tới không trở thành một Chủ nhật u ám, nhưng ông cần hiểu rằng những con xúc xắc không nằm trọn trong tay mình.

L’Express nhắc lại, tổng thống Charles de Gaulle hôm 30/05/1968 đã do dự rất nhiều cho đến phút chót, khi quyết định giải tán Quốc Hội nhằm mục đích kết thúc cuộc khủng hoảng chính trị. Emmanuel Macron hôm Chủ nhật 09/06 có lẽ cũng đã trải qua những giờ phút tương tự, trước khi tuyên bố « xóa bài làm lại » vào lúc 21 giờ 02.

Trước đó chủ tịch Hạ Viện Yaël Braun-Pivet được mời đến Élysée để tham vấn, trong khi thường bị bỏ quên, đó là vì điều 12 Hiến Pháp đòi hỏi. Bà vẫn còn may mắn, vì tướng De Gaulle năm 1962 chỉ nói ngắn gọn với Gaston Monnerville, thậm chí không mời ngồi : « Thưa ông chủ tịch Thượng Viện, Hiến Pháp buộc tôi phải hỏi ý kiến của ông. Nhưng tôi đã biết ý kiến đó rồi, xin cảm ơn ».  

Liệu ông tin rằng những lá phiếu sẽ giúp giành lại đa số, hay sẵn sàng được ăn cả ngả về không, kể cả mở cánh cửa điện Matignon cho cực hữu ? Trao lại tiếng nói cho nhân dân chưa bao giờ là ý tưởng tồi, khó thể trách nguyên thủ về việc đặt cử tri đứng trước trách nhiệm. Nhưng liệu người Pháp có thể thay đổi quan điểm chỉ trong vòng 20 ngày ?

Vị tổng thống trẻ lúc vừa được bầu lên hôm 07/05/2017 đã hứa hẹn « đoàn kết dân tộc », « sẽ làm mọi cách để 5 năm tới không còn lý do để bầu cho các đảng cực đoan ». Emmanuel Macron đã thất bại trong cuộc chiến này : gần 40 % cử tri chọn cực hữu là cú đòn nặng cho ông. Những người tiền nhiệm từ Jacques Chirac, Nicolas Sarkozy cho đến François Hollande chưa bao giờ dám đùa với lửa như vậy.

Khi Narcisse đập vỡ tấm gương…

Le Point ví von « Ngày mà Narcisse đập vỡ tấm gương ». Narcisse là nhân vật trong thần thoại Hy Lạp có sắc đẹp tuyệt trần, quá yêu chính mình, suốt ngày chỉ soi bóng xuống dòng sông để tự chiêm ngưỡng.

Emmanuel Macron có đúng khi bất ngờ loan báo giải tán Quốc Hội sau thất bại của đảng mình ? Cực hữu sẽ thắng trong mọi trường hợp, thậm chí có thua trong kỳ bầu cử sắp tới, đảng của Marine Le Pen vẫn sẽ có số lượng dân biểu đông đảo trong Quốc Hội. Phải chăng lịch sử sẽ lặp lại : tổng thống Chirac năm 1997 đã phải chung sống với thủ tướng của đảng Xã Hội. Điều chắc chắn là sau bảy năm cầm quyền, RN, đảng thân Putin và theo chủ nghĩa bảo hộ - đối thủ chính của Macron – lại đang thắng thế.

Khi người ta muốn làm mọi thứ thì chẳng làm được gì cả. Lên truyền hình thường xuyên, có mặt trong tất cả buổi lễ tưởng niệm, Thế vận hội, bay đến Tân Calédonie… Macron không có thời gian để cân nhắc về những vấn đề mà người Pháp đang bị ám ảnh : nhập cư mất kiểm soát, kinh tế trì trệ, trật tự trị an. Ba ngõ cụt này giúp RN phát triển, và đưa tổng thống ái kỷ vào danh sách những người tự gây ra hỏa hoạn cho nền đệ ngũ cộng hòa.

Giờ đây khi vị tổng thống Narcisse đã đập vỡ tấm gương, nếu giành được đa số trong vòng hai, ông có dám cải cách sâu rộng kinh tế xã hội hay không ? Người dân chẳng giúp gì cho Macron, sau khi đẩy cực hữu lên tầm cao chóng mặt, lại còn ủng hộ chiến lược của Jean-Luc Mélenchon - thủ lãnh cực tả với những đam mê xám xịt kể cả bài Do Thái. Có nên tin rằng hai đảng cực đoan này sẽ tranh chấp một nước Pháp hậu Macron với nhiều tàn tích ?

Từ cơn ác mộng dân chủ đến bức tường nợ công

Đối với tuần báo thiên tả Le Nouvel Obs, đây là « Cơn ác mộng dân chủ ». Từ thành lũy ngăn cực hữu đến bậc tam cấp cho Tập Hợp Dân Tộc leo lên, chỉ có một lằn ranh mong manh, và Emmanuel Macron đã bước qua dù Hiến Pháp không đòi hỏi, tạo ra một trận động đất thực sự. Vào lúc chỉ còn 40 ngày nữa khai mạc Thế vận hội Paris và chiến tranh ở Ukraina cũng như Gaza đang ác liệt, đây là hành động vô trách nhiệm. Lần này Marine Le Pen và Jordan Bardelle, các thủ lãnh RN thực sự đang đứng trước ngưỡng cửa quyền lực ; trong khi đảng cánh hữu LR yếu hơn bao giờ hết, còn cánh tả tuy liên kết lại nhưng vẫn có những bất đồng khó vượt qua.

Le Point thiên hữu nhấn mạnh, từ nay châu Âu chăm chú quan sát nước Pháp. Dù làn sóng cánh hữu dân tộc chủ nghĩa hay dân túy, cực hữu với mọi hình thái không chỉ ảnh hưởng mỗi nước Pháp, nhưng chỉ có cực hữu Pháp là hoàn toàn tách rời thực tại, với chương trình kinh tế bất khả thi. Marine Le Pen khác hẳn với thủ tướng Ý Giorgia Meloni. Không chỉ bà Meloni ủng hộ Ukraina, mà còn ít va vấp về kinh tế và chính sách châu Âu nhờ thường xuyên trao đổi với Mario Draghi, cựu chủ tịch Ngân hàng Trung ương châu Âu.

L’Express trong bài « Jordan Bardella và bức tường nợ công » nhận định, nếu chiến thắng, vấn đề ngân sách sẽ nhanh chóng ám ảnh hàng đêm Bardella, thủ tướng tiềm năng sinh năm 1995. Khoảng cách lãi suất dài hạn giữa Pháp và Đức ngày càng xa hơn, những lời hứa vô tội vạ của cực hữu sẽ bị thị trường trừng phạt. Chẳng hạn việc giảm thuế xăng dầu từ 20 % còn 5,5 % sẽ làm ngân sách tiêu tốn 10 tỉ euro mỗi năm. Thủ tướng Anh Liz Truss từng mất ghế năm 2022 vì kế hoạch ngân sách phi thực tế, gây khủng hoảng lãi suất. Bardella và RN cần nhớ, dù muốn hay không, « những người cho chúng ta vay tiền luôn có lý ».


************

G7 kêu gọi Trung Quốc chấm dứt tiếp tay cho cuộc xâm lược Ukraina của Nga

Trọng Thành

Tuyên bố chung của nhóm G7, tức bảy cường quốc công nghiệp phát triển nhất thế giới (Mỹ, Đức, Anh, Pháp, Ý, Canada và Nhật Bản), ra ngày hôm qua 14/06/2024, kêu gọi Trung Quốc ngừng cung cấp các thiết bị ‘‘lưỡng dụng’’ giúp Nga tiếp tục cuộc xâm lăng Ukraina, và đe dọa trừng phạt các cá nhân, tổ chức, đặc biệt là các định chế tài chính Trung Quốc, có quan hệ với ngành công nghiệp quân sự Nga.

Đăng ngày:

3 phút

Tuyên bố chung của nhóm G7 có đoạn: ‘‘ Hậu thuẫn không suy giảm của Trung Quốc cho nền công nghiệp quân sự Nga cho phép quốc gia này tiếp tục cuộc chiến tranh bất hợp pháp tại Ukraina… Chúng tôi kêu gọi Trung Quốc ngừng chuyển giao các phương tiện lưỡng dụng (có thể được sử dụng cho mục tiêu quân sự và dân sự), và đặc biệt là các khí tài, thiết bị quân sự, và các vật tư cho lĩnh vực quốc phòng Nga’’.

Nhóm bảy cường quốc công nghiệp cũng khẳng định tất cả cá nhân và tổ chức nào, đặc biệt là các định chế tài chính, giúp Nga có được các sản phẩm hay phương tiện phục vụ cho ngành quân sự của nước này ‘‘đều bị coi là hậu thuẫn cho các hành động phá hoại toàn vẹn lãnh thổ, chủ quyền quốc gia và nền độc lập của Ukraina’’. G7 cảnh báo sẽ áp dụng các biện pháp ‘‘mà luật pháp cho phép’’, để trừng phạt các cá nhân, tổ chức, đặc biệt là ‘‘các thực thể Trung Quốc’’ tham gia vào các hoạt động nói trên.

Về hồ sơ Trung Quốc ‘‘trợ giá xuất khẩu’’ gây tình trạng ‘‘sản phẩm dư thừa’’, tuyên bố chung của G7 không trực tiếp nhắc đến tên Trung Quốc, nhưng khẳng định quyết tâm phối hợp hành động để khắp phục tình trạng ‘‘sản phẩm dư thừa trên quy mô toàn cầu trong các lĩnh vực trọng điểm’’, là một trong những nguyên nhân làm trầm trọng thêm ‘‘tình trạng lệ thuộc chiến lược’’ và ‘‘ngăn cản sự phát triển bền vững của các quốc gia đang trỗi dậy’’.

Biển Đông: G7 lên án Trung Quốc đe dọa tự do hàng hải

An ninh tại Biển Đông là một nội dung trong tuyên bố chung của G7. Tuyên bố chung của G7 lên án đích danh Trung Quốc để ‘‘hải cảnh và dân quân biển có các hoạt động nguy hiểm tại Biển Đông, và liên tục cản trở quyền tự do hàng hải tại vùng biển này’’. G7 ‘‘bày tỏ quan ngại sâu sắc’’ trước các hành động bạo lực gia tăng của Trung Quốc nhắm vào tàu thuyền Philippines.

G7 tái khẳng định ‘‘các yêu sách bành trướng chủ quyền’’ của Bắc Kinh ở Biển Đông là hoàn toàn bất hợp pháp, và Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển (UNCLOS) cùng phán quyết ngày 12/06/2016 của Tòa Trọng tài Thường trực, bác bỏ các yêu sách của Trung Quốc, mang tính bắt buộc về pháp lý, cần được coi là cơ sở để ‘‘giải quyết hòa bình các tranh chấp’’.


*********

Philippines trình lên LHQ tuyên bố chủ quyền thềm lục địa mở rộng ở Biển Đông

Reuters

Philippines ngày thứ Bảy đã trình lên Liên Hợp Quốc một tuyên bố chủ quyền đối với thềm lục địa mở rộng ở Biển Đông, tuyến đường thủy nơi nước này có những tranh chấp hàng hải ngày càng mang tính đối đầu với Trung Quốc.

“Hôm nay chúng tôi bảo đảm tương lai của mình bằng việc tuyên bố độc quyền khám phá và khai thác tài nguyên thiên nhiên trong quyền thềm lục địa mở rộng của chúng tôi,” Marshall Louis Alferez, trợ lý bộ trưởng ngoại giao phụ trách các vấn đề hàng hải và đại dương, nói trong một phát biểu.

Trung Quốc tuyên bố chủ quyền gần như toàn bộ Biển Đông, nơi mà khối lượng thương mại trị giá 3 ngàn tỉ đôla đi qua hàng năm. Một số khu vực trong vùng biển này được cho là có trữ lượng dầu mỏ và khí thiên nhiên cũng như trữ lượng cá dồi dào.

Tòa án Trọng tài Thường trực năm 2016 phán quyết các tuyên bố rộng lớn của Trung Quốc không có cơ sở pháp lý. Bắc Kinh đã bác bỏ phán quyết này.

Đại sứ quán Trung Quốc tại Manila không trả lời ngay lập tức yêu cầu bình luận về hồ sơ đệ trình lên Liên Hợp Quốc hôm thứ Bảy.

Trong các cuộc đối đầu với chính phủ và các tàu đánh cá Philippines, hải cảnh Trung Quốc đã gia tăng sử dụng vòi rồng, các chiến thuật va chạm và tông húc, cũng như sử dụng tia laser cấp quân sự, theo Manila. Đội tàu đánh cá Trung Quốc được Philippines và các đồng minh coi là lực lượng dân quân biển.

Philippines đã tìm cách đăng kí quyền của mình đối với thềm lục địa mở rộng ở khu vực Tây Palawan hướng ra Biển Đông.

Hồ sơ đệ trình, đã được Tổng thống Ferdinand Marcos Jr phê duyệt, theo sau một nghiên cứu khoa học và kĩ thuật toàn diện về thềm lục địa ở Biển Tây Philippines, bộ ngoại giao Philippines nói, nhắc tới một phần của Biển Đông nằm trong vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý của nước này.

Philippines nói họ đang sử dụng quyền theo Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển để thiết lập giới hạn ngoại biên của thềm lục địa, bao gồm đáy biển và lòng đất của các khu vực dưới biển có phạm vi lên tới 350 hải lý.

Liên Hợp Quốc vào năm 2012 đã xác nhận Benham Rise, nằm ngoài khơi bờ biển phía đông của Philippines và không có tranh chấp với Trung Quốc, là một phần thềm lục địa mở rộng của Philippines.


**********

voatiengviet.com

Các nhà lãnh đạo thế giới tề tựu dự hội nghị thượng đỉnh về Ukraine

Reuters

Các nhà lãnh đạo thế giới đã tề tựu về một thành phố du lịch trên núi ở Thụy Sĩ vào ngày thứ Bảy để cố gắng gầy dựng sự ủng hộ cho các đề xuất hòa bình của Ukraine tại một hội nghị thượng đỉnh.

Hơn 90 quốc gia sẽ tham dự, nhưng sự vắng mặt của Trung Quốc đã làm lu mờ hi vọng rằng hội nghị sẽ cho thấy Nga bị cô lập trên toàn cầu, trong khi những bước tiến về quân sự gần đây của Moscow đã đẩy Kyiv vào thế khó.

Cuộc chiến ở Gaza giữa Israel và Hamas cũng đã chuyển hướng sự chú ý của thế giới khỏi Ukraine.

Các cuộc hội đàm sẽ tập trung vào những lo ngại rộng lớn hơn do chiến tranh gây ra, chẳng hạn như an ninh lương thực và hạt nhân.

Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskyy ca ngợi sự tham dự đông đảo của hội nghị là một thành công và dự đoán "lịch sử đang được kiến tạo," đồng thời nói thêm rằng các thỏa thuận bắt nguồn từ hội nghị sẽ là một phần của tiến trình hòa bình.

"Ukraine không bao giờ muốn cuộc chiến tranh này. Đó là hành vi xâm lược phạm tội ác và hoàn toàn vô cớ của Nga," ông phát biểu bên cạnh Tổng thống Thụy Sĩ Viola Amherd, người nói rằng cuộc xung đột đã mang tới "sự đau thương không thể tưởng tượng được" và vi phạm luật pháp quốc tế.

Thủ tướng Đức Olaf Scholz gọi hội nghị này là một bước quan trọng để thảo luận về các vấn đề hòa bình và an ninh.

“Đây là một cái cây nhỏ cần được tưới nước, nhưng tất nhiên cũng với quan điểm rằng nó sẽ đơm hoa kết trái,” ông nói với Welt TV.

Tổng thống Mỹ Joe Biden cử Phó Tổng thống Kamala Harris đại diện cho ông trong khi Thái tử Ả-rập Saudi Mohammed bin Salman sẽ do bộ trưởng ngoại giao của ông đại diện và Ấn Độ cử một phái đoàn cấp thấp hơn. Bắc Kinh không cử phái đoàn đến dự sau khi Nga không được mời dự hội nghị

Bà Harris đã công bố hơn 1,5 tỉ đôla viện trợ năng lượng và nhân đạo cho Ukraine, nơi mà cơ sở hạ tầng đã bị tàn phá bởi các cuộc không kích của Nga kể từ khi cuộc xâm lược bắt đầu vào năm 2022.

“Cuộc chiến này vẫn là một thất bại hoàn toàn đối với (Tổng thống Nga) Putin,” bà Harris nói trong cuộc hội kiến ông Zelenskyy.

Trước thềm hội nghị thượng đỉnh, ông Putin nói Nga sẽ chỉ chấm dứt chiến tranh nếu Kyiv đồng ý từ bỏ tham vọng gia nhập khối NATO và bàn giao bốn tỉnh mà Moscow tuyên bố chủ quyền - những đòi hỏi mà Kyiv nhanh chóng bác bỏ là một sự đầu hàng.

Điều kiện của ông Putin dường như phản ánh niềm tin ngày càng lớn của Moscow rằng lực lượng của họ chiếm thế thượng phong trong cuộc chiến. Ông Scholz mô tả những điều kiện này một nỗ lực làm tình hình phức tạp hơn.

“Mọi người đều biết rằng đây không phải là một đề xuất nghiêm túc, nhưng có liên quan gì đó đến hội nghị hòa bình ở Thụy Sĩ,” ông nói trong một cuộc phỏng vấn khác trên truyền hình.

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Nga Maria Zakharova nói đề xuất của ông Putin đã "cho thấy con đường thực sự dẫn đến hòa bình."

"Nếu muốn cứu thế giới, hãy thảo luận về đề xuất của Vladimir Putin... Chỉ những người không muốn hòa bình mới không thể nhìn thấy, không thể hiểu được," thông tấn xã TASS dẫn lời bà nói.

Ông Zelenskyy đã cáo buộc Bắc Kinh giúp Moscow phá hoại hội nghị, một cáo buộc mà bộ ngoại giao Trung Quốc phủ nhận.

Các nhà lãnh đạo của Pháp, Đức, Ý, Anh, Canada và Nhật Bản là một số trong số những người dự kiến tham dự. Thổ Nhĩ Kỳ và Hungary, những nước duy trì mối quan hệ thân thiện hơn với Nga, cũng dự kiến sẽ tham dự.


*************

voatiengviet.com

Phó Tổng thống Mỹ công bố 1,5 tỉ đôla viện trợ cho Ukraine

Reuters

Phó Tổng thống Mỹ Kamala Harris công bố viện trợ hơn 1,5 tỉ đôla, một phần cho ngành năng lượng của Ukraine và tình hình nhân đạo của nước này trong bối cảnh cuộc xâm lược của Nga kéo dài đã 27 tháng.

Loan báo được đưa ra khi bà Harris tham dự hội nghị thượng đỉnh hòa bình Ukraine ở Lucerne, Thụy Sĩ, nơi bà hội kiến Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskyy và phát biểu tại phiên họp toàn thể của hội nghị thượng đỉnh.

Văn phòng của phó tổng thống cho biết 1,5 tỉ đôla bao gồm 500 triệu tài trợ mới cho hỗ trợ năng lượng và chuyển 324 triệu trong ngân khoản đã công bố trước đó sang cho sửa chữa cơ sở hạ tầng năng lượng khẩn cấp và các nhu cầu khác ở Ukraine.

“Những nỗ lực này sẽ giúp Ukraine ứng phó các cuộc tấn công mới nhất của Nga nhắm vào cơ sở hạ tầng năng lượng của Ukraine bằng cách hỗ trợ sửa chữa và phục hồi, cải thiện khả năng chống chịu của Ukraine trước những gián đoạn nguồn cung năng lượng và đặt nền móng để sửa chữa và mở rộng hệ thống năng lượng của Ukraine,” văn phòng của bà Harris nói.

Bà cũng loan báo hơn 379 triệu đôla hỗ trợ nhân đạo từ Bộ Ngoại giao và Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ để giúp đỡ những người tị nạn và những người khác bị ảnh hưởng bởi chiến tranh.

Số tiền này dùng để trang trải hỗ trợ lương thực, dịch vụ y tế, chỗ ở và nước, vệ sinh và các dịch vụ vệ sinh cho hàng triệu người Ukraine.

Bà Harris thay mặt Tổng thống Joe Biden đến dự sự kiện này.

Cố vấn an ninh quốc gia Nhà Trắng Jake Sullivan sẽ đại diện Mỹ tại hội nghị thượng đỉnh vào Chủ nhật và giúp thành lập các nhóm công tác đặc trách đưa trẻ em Ukraine trở về từ Nga và an ninh năng lượng.


************

Bàn ra tán vào (0)

Comment




  • Input symbols

Tin Tức Khắp Nơi Mới Nhát 16 - 6 -2024

xxx


HoaLuc 8
**************

TIN TỔNG HỢP

RFI

Đăng ngày:

5 phút

(The Diplomat) – Tổng thống Nga công du Việt Nam trong hai ngày 19-20/06/2024. Bốn ngày sau thông tin được báo Nga Vedomosti đưa tin Vladimir Putin viếng thăm Việt Nam sau chuyến công du Bắc Triều Tiên, báo The Diplomat trích dẫn một số nguồn tin tại Việt Nam cho biết rõ hơn nguyên thủ Nga sẽ dừng lại tại Việt Nam trong hai ngày 19 và 20/06/2024. Lần gần đây nhất tổng thống Putin thăm Việt Nam là vào năm 2017.

(AFP) – Máy bay Nga xâm phạm không phận Thụy Điển. Quân đội Thụy Điển cho biết sự việc xảy ra vào hôm 14/06/2024. Chiến đấu cơ của Nga SU-24 đã bay qua khu vực gần đảo Gotland của Thụy Điển trong vùng biển Baltic. Chính quyền Stockholm đã phải huy động hai chiếc JAS-39 Gripen đuổi chiến đấu cơ của Nga. Đảo Gotland cách ốc đảo Kaliningrad của Nga 300 km và được Thụy Điển coi là một vùng mang tính chiến lược cao, cho phép quan sát các hoạt động trên biển và trên không trong vùng biển Baltic. Tháng 3/2024 Thụy Điển vừa chính thức được kết nạp vào Liên Minh Bắc Đại Tây Dương NATO.

(Reuters) – Liên Hiệp Châu Âu bật đèn xanh cho việc mở đàm phán gia nhập EU với Ukraina và Moldova. Hôm qua, 14/06/ đại sứ 27 quốc gia thành viên Liên Âu thông báo tin trên. Thủ tục sẽ được chính thức phê chuẩn ngày 25/06 tới trong phiên họp của chính phủ các quốc gia thành viên. Hồi tuần trước, Ủy Ban Châu Âu thông báo hai quốc gia này đã đáp ứng được các tiêu chuẩn.

(Les Echos - AFP) – Bầu cử Nghị Viện Anh : Công Đảng dự báo thắng lớn, đảng cực hữu lần đầu tiên vượt đảng Bảo Thủ. Ba tuần trước bầu cử, theo các thăm dò dư luận, Công Đảng vượt xa đảng cầm quyền Bảo thủ mãn nhiệm đến 20 điểm, và gần như chắc chắn được coi là sẽ giành được đa số áp đảo tại Hạ Viện ngày 04/07. Tuy nhiên, một thông tin mới gây chấn động là đảng cực hữu chống nhập cư của Nigel Farage đảng Reform UK, hậu thân của đảng UKIP, lần đầu tiên vượt qua đảng Bảo thủ, với 19% người được hỏi ủng hộ, so với 18%, theo thăm dò của Yougouv.

(AFP) – Putin : Nga có hơn 700.000 binh sĩ tại Ukraina. Hôm qua, 14/06/2024, tổng thống Nga Vladimir Putin, trên truyền hình, cho biết ‘‘chúng tôi có gần 700.000 quân trong chiến dịch quân sự đặc biệt”, thuật ngữ chính thức của nhà nước Nga để chỉ cuộc tấn công chống Ukraina, khởi đầu từ tháng 2 năm 2022. Hồi tháng 12/2023, Putin đưa raa con số 617.000 quân nhân tham gia chiến dịch này.

(AFP) – Bầu cử Quốc Hội Pháp: Cựu tổng thống François Hollande, thuộc đảng Xã Hội ra tranh cử tại vùng Corrèze dưới màu cờ của Mặt Trận Bình Dân Mới. Thông tin chính thức ngày 15/06/2024 đánh dấu sự trở lại chính trường của ông Hollande, từng giữ chức tổng thống trong nhiệm kỳ 2012-2017. François Hollande, 69 tuổi, từng là dân biểu vùng Corrèze từ 1988 đến 1993 và từ 1997 đến 2012.

(AFP) – Vương Quốc Anh : Công nương Kate Middleton xuất hiện trở lại trước công chúng sau 6 tháng điều trị ung thư. Sáng nay 15/06/2024 Kate Middleton, vợ của thái tử William cùng với 3 con dự lễ diễu hành mừng sinh nhật nhà vua. Cùng với hoàng gia, công nương Kate sẽ chào công chúng từ trên bao lơn của cung điện Buckingham. Trong một thông điệp, Kate cho biết cô tiếp tục phải điều trị chống lại căn bệnh nan y.

(AFP) – Tàu tuần tra của Hải Quân Canada cập bến La Labana. Sau Nga và Mỹ, đến lượt Canada ghé thăm Cuba từ ngày hôm qua 14/06/2024. Chiếc HMCS Margaret Brooke neo đậu tại hải cảng này cho đến ngày 17/06/2024, tức là sẽ dời khỏi Cuba cùng ngày với đội tàu của Nga. Thông cáo của Hải Quân Canada nhấn mạnh đến chuyến viếng thăm hữu nghị, đánh dấu quan hệ giữa hai nước. Hải Quân Canada năm 2016 và 2018 đã từng ghé thăm cảng La Habana. 

(AFP) – Peter Pellegrini tuyên thệ nhậm chức tổng thống Slovakia. Là một người thân cận với thủ tướng Robert Fico có lập trường thân Nga. Cách nay đúng một tháng, ông Fico bị ám sát hụt. Trong lễ tuyên thệ sáng nay 15/06/2024 ông Pellegrini cam kết không để chính trị chia rẽ đất nước. Tân tổng thống Slovakia khẳng định đất được ông tiếp tục là một « yếu tố vững chắc trong Liên Âu và liên minh quân sự NATO nhưng sẽ không sợ khi cần cất lên tiếng nói riêng biệt của mình ». Tại Slovakia, tổng thống là người đứng đầu quân đội, phê chuẩn các hiệp ước quốc tế và chỉ định một số các thẩm phán.

(AFP) – Nam Phi : Ông Cyril Ramaphosa tái đắc cử tổng thống với phiều bầu của đảng đối lập chính. Trung Quốc, Ukraina, Nga, nước láng giềng Zimbabwe và Ủy Ban Châu Âu và tiếp theo đó là Mỹ hôm nay, 15/06/2024, đã chúc mừng ông Ramaphosa. Ông Cyril Ramaphosa nhận được 283 phiếu bầu trong cuộc bỏ phiếu hôm qua, bỏ xa ứng cử viên còn lại Julius Malema của đảng cánh tả cấp tiến EFF (44 phiếu).  Cuộc bầu cử lập pháp cuối tháng 5 đánh dấu bước ngoặt lịch sử đối với Nam Phi, chấm dứt 30 năm thống trị tại Quốc Hội Nam Phi của Đảng Đại hội Dân tộc Phi (ANC) của nhà lãnh đạo huyền thoại Nelson Mandela, đảng đã đánh bại chế độ phân biệt chủng tộc.


************

Armenia nêu điều kiện ở lại liên minh CSTO do Nga đứng đầu


Chú thích ảnh
Thủ tướng Armenia Nikol Pashinyan trong bài phát biểu được phát trên toàn quốc, tại Yerevan ngày 24/5/2024. Ảnh: AFP/TTXVN

Tờ Vedomosti của Nga ngày 14/6 dẫn lời Thủ tướng Armenia Nikol Pashinyan cho biết, nước này sẽ chỉ xem xét việc ở lại Tổ chức Hiệp ước An ninh Tập thể (CSTO) nếu Belarus rời khỏi CSTO, hoặc Tổng thống Belarus Alexander Lukashenko đưa ra lời xin lỗi "có thể chấp nhận được đối với người dân Armenia" về nhận xét của ông liên quan đến cuộc chiến năm 2020 ở Nagorny-Karabakh tại cuộc gặp hồi tháng 5 vừa qua với Tổng thống Azerbaijan Ilham Aliyev. 

Sau cuộc hội đàm với Tổng thống Aliyev, ông Lukashenko nói với các phóng viên rằng hai bên đã thảo luận về khả năng giành chiến thắng trong cuộc chiến năm 2020 của Azerbaijan với Armenia ngay cả trước khi cuộc chiến bắt đầu, gọi đó là "giải phóng". "Sau đó, chúng tôi đi đến kết luận rằng có thể giành chiến thắng trong cuộc chiến. Điều này rất quan trọng. Việc giữ vững chiến thắng đó là rất quan trọng", ông Lukashenko nói.

Đến hôm 12/6, Thủ tướng Pashinyan tuyên bố rằng Armenia sẽ rời khỏi CSTO, liên minh quân sự do Nga đứng đầu, đồng thời cáo buộc các thành viên của khối "bắt tay với đối thủ Azerbaijan" để chống lại họ. Phát biểu trước các nghị sĩ ở thủ đô Yerevan, ông Pashinyan cho biết Armenia đã “đóng băng” tư cách thành viên CSTO và sẽ rời khỏi khối vào thời điểm mà Armenia lựa chọn.

Truyền thông nhà nước Armenpress dẫn lời ông Pashinyan nêu rõ: “Chúng tôi sẽ quyết định khi nào rời đi. Hóa ra là các thành viên của liên minh không thực hiện nghĩa vụ của mình mà lên kế hoạch với Azerbaijan để gây chiến với chúng tôi".

Ngay sau thông báo của Thủ tướng Pashinyan, Bộ trưởng Ngoại giao Armenia Ararat Mirzoyan đã giải thích: “Thủ tướng không nói rằng chúng tôi sẽ rời CSTO, nhưng Thủ tướng Armenia đã nói rằng chúng tôi sẽ không quay lại nếu quyết định rời đi”.

Trên thực tế, Yerevan đã dừng hoạt động trong CSTO do Nga lãnh đạo vào tháng 2 vừa qua khi nước này cho biết họ đã đình chỉ tư cách thành viên của khối này. Armenia cũng đã ngừng đóng góp tài chính cho liên minh vào đầu tháng 5 năm nay. Mặc dù vậy, Tổng thư ký CSTO Imangali Tasmagambetov cho biết, tổ chức này hoàn toàn tuân thủ các cam kết của mình với Yerevan.

Thủ tướng Pashinyan trong nhiều tháng đã cáo buộc CSTO không bảo vệ Armenia trước các cuộc tấn công của Azerbaijan, đe dọa rời khỏi khối nếu Nga không đưa ra những đảm bảo lớn hơn, trong khi tìm cách xích lại gần Mỹ và EU.

Nga nhận thấy áp lực của phương Tây đằng sau những lời lẽ gay gắt đối với CSTO và Moskva. Thứ trưởng Ngoại giao Nga Mikhail Galuzin nói với Izvestia gần đây rằng "phương Tây đang nỗ lực hết sức để đưa Armenia vào cuộc đối đầu với Nga mà không quan tâm đến an ninh của Armenia hay lợi ích của người dân Armenia".

Kể từ khi Liên Xô sụp đổ, Armenia và Azerbaijan đã xảy ra hai cuộc chiến tranh tranh giành vùng Nagorny-Karabakh mà Azerbaijan đã giành lại toàn bộ bằng vũ lực vào tháng 9 năm ngoái. 


***********

Vùng biển của Philippines: Bắc Kinh cho phép Hải cảnh bắt người, Manila tăng cường bảo vệ ngư dân

Trọng Thành

Ngày hôm nay, 15/06/2024, Trung Quốc ban hành một số quy định của cụ thể để triển khai quyết định bắt giữ trong vòng 60 ngày người nước ngoài bị cáo buộc ‘‘xâm phạm lãnh hải’’ đúng vào ngày quyết định có hiệu lực. Chỉ huy quân đội Philipppines tuyên bố Manila sẽ có thêm các biện pháp bảo vệ ngư dân.

Đăng ngày:

2 phút

Theo quy định của Bắc Kinh, chính thức có hiệu lực từ hôm nay, người và tàu thuyền nước ngoài ‘‘xâm nhập bất hợp pháp’’ vào các vùng lãnh hải và đặc quyền kinh tế của Trung Quốc có thể bị tạm giữ không qua xét xử. Hôm qua, 14/06, trả lời báo giới, chỉ huy quân đội Philippines, tướng Romeo Brawner, kêu gọi ngư dân ‘‘đừng sợ hãi khi tiếp tục các hoạt động đánh bắt bình thường tại các vùng đặc quyền kinh tế quốc gia’’. Ông cũng cho biết thêm là ‘‘chính quyền đang thảo luận về một số biện pháp để bảo vệ ngư dân’’.

Philippines thảo luận với các đối tác tìm biện pháp ứng phó

Báo Anh The Guardian hôm qua, 14/06, dẫn lời ông Roy Vincent Trinidad, phát ngôn viên của Hải quân Philippines, cho biết Philippines trong tuần qua đã tăng cường tuần tra trước khi lệnh bắt người của Trung Quốc có hiệu lực. Theo người phát ngôn của Hải quân Philippines, Manila đang thảo luận với các đồng minh và đối tác để ứng phó, bởi không chỉ Phillippines, mà ‘‘nhiều quốc gia khác cũng lo ngại về việc này’’.  Phát ngôn viên Hải quân Philippines cho biết Hải quân, Quân đội Philippines, Tuần duyên, Cục Thủy sản cũng như tất cả các lực lượng chấp pháp trên biển khác đang được huy động để bảo vệ ngư dân.

Hồi đầu tháng 6, tại diễn đàn Đối thoại An ninh Shangri-La, Singapore, tổng thống Philippines, Ferdinand Marcos Jr., cảnh báo rằng Manila sẽ coi việc bất kỳ công dân Philippines nào thiệt mạng do ‘‘hành động cố ý’’ của Trung Quốc gần như là một “hành động tuyên chiến”. Bộ trưởng Quốc Phòng Gilbert Teodoro, trong một cuộc trả lời báo Anh Financial Times, tuần này, nhấn mạnh Philippnes sẽ không lùi bước trong việc bảo vệ vùng biển của mình, và đây là một vấn đề ‘‘có ý nghĩa sống còn’’ với quốc gia này
*************

Hội nghị vì hòa bình cho Ukraina khó thể làm im tiếng súng

Thụy My

The Economist nhận định, ít có khả năng tiếng súng sẽ im sau Hội nghị vì hòa bình cho Ukraina, những thương lượng nghiêm chỉnh khó thể bắt đầu trước cuối năm nay. Le Figaro Magazine nói về một thượng đỉnh chưa thấy bóng dáng hòa bình, Courrier International dịch bài báo Die Zeit tiết lộ một số chuyện hậu trường trong việc tổ chức hội nghị.

Trên 90 nước và nhiều nguyên thủ tham dự

Ban đầu được cho rằng sẽ là một sự kiện lớn, một hội nghị lịch sử vào đúng ngày thứ 500 để kết thúc cuộc chiến. Nhưng sau khi bị trì hoãn năm lần, rốt cuộc hội nghị diễn ra trong hai ngày thứ Bảy 15 và Chủ nhật 16/06/2024, tức ngày thứ 843 và 844 của cuộc xâm lăng. Khi những lá quốc kỳ sẵn sàng được treo lên tại thành phố Bürgenstock của Thụy Sĩ, người ta vẫn lo rằng danh sách khách mời không đủ dài hay cấp tham dự không đủ cao.

Tất nhiên là không có Vladimir Putin, nhưng sự vắng mặt của tổng thống Mỹ Joe Biden là điều khá đáng tiếc, bà Kamala Harris thay mặt ông. Văn phòng tổng thống Ukraina làm việc cật lực 24/24 cho hội nghị này. Có vài tin vui : ít nhất 90/160 phái đoàn được mời sẽ hiện diện trong đó có Ấn Độ bất chấp áp lực của Nga ; và không ít lãnh đạo cao cấp nhất. Thủ tướng Đức Olaf Scholz, thủ tướng Anh Rishi Sunak, tổng thống Pháp Emmanuel Macron đều có mặt.

Ý tưởng ban đầu của hội nghị là soạn thảo một đề nghị thống nhất dựa trên « công thức 10 điểm » của ông Zelensky năm 2022 để trao cho Nga. Vào lúc đó Ukraina ở thế tương đối mạnh, còn tình hình hiện nay không còn là màu hồng, hơn nữa với số lượng đông đảo thành viên tham dự cần có những thỏa hiệp. Thông cáo chung được chờ đợi chỉ đề cập đến ba điểm ít tranh cãi nhất : an ninh lương thực, an toàn nguyên tử, hồi hương tù nhân và trẻ em. Không có giải pháp chính thức cho những vấn đề gai góc như bồi thường chiến tranh, tòa án quốc tế hay Nga rút quân khỏi Ukraina.

Ukraina tìm kiếm hòa bình công chính, Putin đòi Kiev đầu hàng

Công thức hòa bình của Zelensky bị pha loãng khiến một số người ủng hộ lo ngại, tuy nhiên một viên chức cao cấp nhấn mạnh hội nghị sẽ góp phần tái khẳng định các điều kiện của Ukraina để chấm dứt chiến tranh. Đây là dịp để chứng tỏ ý hướng một nền hòa bình công chính, chống đế quốc, thuyết phục « các nước phương Nam » còn lưỡng lự.  

Nhưng những cái nhìn đã bắt đầu hướng sang những phía khác, Ả Rập Xê Út, Thổ Nhĩ Kỳ và Vatican có thể là những trung gian hòa giải. Cả ba nước này đều được mời dự thượng đỉnh G7 ở miền nam nước Ý, trước khi diễn ra hội nghị về Ukraina ở Thụy Sĩ ; còn quan điểm Trung Quốc vẫn chưa rõ. Hiện Nga chưa đối thoại với một nước lớn phương Tây nào, quan hệ Mỹ-Nga chỉ còn là những tiếp xúc kỹ thuật.

Một ngày trước khi hội nghị khai mạc, Vladimir Putin « một lần nữa mưu toan phá rối với một đề nghị hòa bình mới, rõ ràng là soạn ra để Kiev bác bỏ » - The Kyiv Post nhận xét, được Courrier International trích dịch. Le Temps cho rằng đây là lần đầu tiên tổng thống Nga nói cụ thể như vậy. Ông Putin đòi hỏi Kiev từ bỏ bốn vùng bị sáp nhập bất hợp pháp Donetsk, Lougansk, Kherson, Zaporijjia và không gia nhập NATO. Tất nhiên Volodymyr Zelensky lập tức bác bỏ « tối hậu thư theo kiểu Hitler ». Theo Le Figaro Magazine, việc đòi Ukraina đầu hàng một lần nữa chứng tỏ tổng thống Nga không muốn hòa bình với Kiev, mà hy vọng vào việc Donald Trump tái đắc cử.

Cuộc đua marathon ngoại giao của Zelensky

Il Corriere della Sera phân tích : « Tóm lại, Zelensky phải giải thích với binh sĩ và nhân dân là hai năm trời hy sinh khủng khiếp là vô ích : phải từ bỏ chủ quyền nhiều vùng đất và giải giáp. Có nghĩa là đầu hàng».Theo nhật báo Ý, rõ ràng Putin chỉ muốn gây nhiễu cho các cuộc thảo luận ở Bürgenstock. La Libre Belgique dẫn lời tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg, chỉ trích sự khiêu khích « lần thứ không biết bao nhiêu » của ông chủ điện Kremlin.

Courrier International cũng dịch lại bài viết của nhật báo Đức Die Zeit, tiết lộ một số chuyện hậu trường về hội nghị. Theo đề nghị của Volodymyr Zelensky, ngoại trưởng Đức Annalena Baerbock đã giúp vận động các nước còn do dự chưa đáp lại lời mời của Thụy Sĩ, đặc biệt là « các nước phương Nam ».

Hồi tháng 5/2023 Volodymyr Zelensky, được mời dự hội nghị G7 ở Hiroshima đã tranh thủ phổ biến ý tưởng. Cùng với Đức, tổng thống Ukraina và các cố vấn đã làm một cuộc marathon ngoại giao để tham vấn các nước còn nghi ngại về những điểm trong kế hoạch mà họ có thể chấp nhận. Thành công đầu tiên đến vào đầu năm nay, khi Zelensky đánh vào lòng tự hào của người Thụy Sĩ : « Trung lập không có nghĩa là làm ngơ trước thực tế ». Thụy Sĩ thấy rằng đây là dịp để lấy lại uy tín, sau khi bị nhiều đồng minh chỉ trích vì thái độ trong cuộc chiến với lý do « trung lập ».

Hải quân Ukraina không cần thủy thủ

Về quân sự, The Economist nhắc lại khi bị Nga xâm lăng tháng 2/2022, Ukraina hầu như không có Hải quân, chiến hạm duy nhất phải tự đánh đắm để tránh bị quân Nga chiếm. Hai năm sau, Kiev thắng được Nga trên Hắc Hải, phá vỡ phong tỏa để xuất khẩu ngũ cốc. Chiến thắng này là nhờ sáng tạo công nghệ : trong khi Hải quân các nước dựa vào chiến hạm và thủy thủ để chiến đấu, Ukraina xây dựng một đội drone hải chiến với những drone nhỏ giá rẻ, dễ chế tạo để tấn công. Một nhà phân tích hải quân quan sát các video đã thống kê được 11 loại, nhưng thực tế có thể nhiều hơn. Theo The Economist, các drone hải chiến đã tiêu diệt được mười mấy chiến hạm Nga, trong đó có chiếc Caesar Kunikov.

Nga cố gắng dùng đại bác và súng máy để chống drone, nhưng người Ukraina đã có giải pháp. Các video mới đây cho thấy một drone tiến đánh tàu Nga với sáu rốc-kết Grad 122 ly, ngoài tầm bắn của quân Nga. Các rốc-kết không được GPS dẫn đường tuy kém chính xác, nhưng cũng gây được thiệt hại về người, làm hư radar, thiết bị thông tin, hỏa tiễn, đánh lạc hướng để các drone biển loại tự sát có thể đi ngang. Nhờ giá rẻ, Ukraina có thể đánh liên tục. Kyrylo Budanov, giám đốc tình báo quân đội Ukraina cho biết các drone sẽ còn gây nhiều bất ngờ cho quân Nga.

Chính trường Pháp : Tất cả các đảng đều rối ren !

Bên cạnh hội nghị thượng đỉnh vì hòa bình cho Ukraina, việc tổng thống Pháp bất ngờ giải tán Quốc Hội sau bầu cử Nghị Viện Châu Âu là hai sự kiện được các tuần báo bàn luận nhiều nhất. Trang bìa L’Express đăng hình vẽ một bó chất nổ với tít lớn « Emmanuel Macron : Gu rủi ro ». Le Point dành trang bìa cho chân dung tổng thống Macron, nhấn mạnh « Nước Pháp được ăn cả ngả về không ». Le Nouvel Obs nhận xét « Trước Tập Hợp Dân Tộc (RN), cánh tả với thách thức ‘Mặt trận bình dân’ ». Nhìn từ các nước, Courrier International nhận thấy báo chí quốc tế bị sốc trước thắng lợi của đảng cực hữu cũng như quyết định của tổng thống Emmanuel Macron, chạy tít « Sự phá hoại Pháp ».

Thời sự nước Pháp đang nóng bỏng. Chỉ mới bốn ngày bắt đầu chiến dịch tranh cử, đã có một loạt vụ thanh toán, « như một chuỗi bi hài kịch với nhiều tình tiết khiến bạn không thể rời khỏi ghế ». Đó là nhận xét của Politico, được Courrier International trích dẫn. Đối với The Spectator, trong quá trình thăng tiến suông sẻ, Emmanuel Macron hầu như chưa bao giờ bị sỉ nhục, và kỳ bầu cử Nghị Viện Châu Âu vừa qua là cái tát đầu tiên. Macron phản ứng như một cậu bé đập vỡ món đồ chơi vì bị từ chối. Nhưng trong tuần lễ náo động này, đảng cánh hữu Những Người Cộng Hòa (LR) mới thực sự làm trò cười, theo Politico. Hôm thứ Ba, chủ tịch đảng Éric Ciotti chấp nhận liên kết với cực hữu RN, gây phẫn nộ cho hầu hết tên tuổi trong đảng. Bộ Chính trị LR họp để khai trừ chủ tịch, nhưng ông Ciotti cố thủ trong trụ sở và kiện ra tòa.

Bên cực hữu cũng nóng bỏng. Đầu tuần Marion Maréchal gặp người dì Marine Le Pen để liên minh, nhưng chủ tịch RN Jordan Bardella từ chối kết hợp với ông Éric Zemmour, chủ tịch đảng Reconquête (Tái chinh phục). Cô cháu bèn loan báo ủng hộ liên minh LR-RN, và ông Zemmour, người bị bỏ rơi tố cáo « kỷ lục thế giới về phản bội ». Trong loạt « phim truyền hình với nhiều bất ngờ » này, theo The New York Times, cánh tả đoàn kết được với tên « Mặt trận Bình dân Mới ». Tuy nhiên một số khuôn mặt chỉ trích Jean-Luc Mélenchon, chủ tịch đảng cực tả Nước Pháp Bất Khuất (LFI) bị ông này loại khỏi danh sách tranh cử.

Ngày 7 tháng Bảy : Chủ nhật buồn cho nước Pháp ?

L’Express dùng tên bài hát nổi tiếng « Sombre dimanche » (Chủ nhật buồn) làm tựa bài xã luận tuần này. Tờ báo nhấn mạnh, Macron bằng mọi giá muốn tránh cho ngày 07/07 tới không trở thành một Chủ nhật u ám, nhưng ông cần hiểu rằng những con xúc xắc không nằm trọn trong tay mình.

L’Express nhắc lại, tổng thống Charles de Gaulle hôm 30/05/1968 đã do dự rất nhiều cho đến phút chót, khi quyết định giải tán Quốc Hội nhằm mục đích kết thúc cuộc khủng hoảng chính trị. Emmanuel Macron hôm Chủ nhật 09/06 có lẽ cũng đã trải qua những giờ phút tương tự, trước khi tuyên bố « xóa bài làm lại » vào lúc 21 giờ 02.

Trước đó chủ tịch Hạ Viện Yaël Braun-Pivet được mời đến Élysée để tham vấn, trong khi thường bị bỏ quên, đó là vì điều 12 Hiến Pháp đòi hỏi. Bà vẫn còn may mắn, vì tướng De Gaulle năm 1962 chỉ nói ngắn gọn với Gaston Monnerville, thậm chí không mời ngồi : « Thưa ông chủ tịch Thượng Viện, Hiến Pháp buộc tôi phải hỏi ý kiến của ông. Nhưng tôi đã biết ý kiến đó rồi, xin cảm ơn ».  

Liệu ông tin rằng những lá phiếu sẽ giúp giành lại đa số, hay sẵn sàng được ăn cả ngả về không, kể cả mở cánh cửa điện Matignon cho cực hữu ? Trao lại tiếng nói cho nhân dân chưa bao giờ là ý tưởng tồi, khó thể trách nguyên thủ về việc đặt cử tri đứng trước trách nhiệm. Nhưng liệu người Pháp có thể thay đổi quan điểm chỉ trong vòng 20 ngày ?

Vị tổng thống trẻ lúc vừa được bầu lên hôm 07/05/2017 đã hứa hẹn « đoàn kết dân tộc », « sẽ làm mọi cách để 5 năm tới không còn lý do để bầu cho các đảng cực đoan ». Emmanuel Macron đã thất bại trong cuộc chiến này : gần 40 % cử tri chọn cực hữu là cú đòn nặng cho ông. Những người tiền nhiệm từ Jacques Chirac, Nicolas Sarkozy cho đến François Hollande chưa bao giờ dám đùa với lửa như vậy.

Khi Narcisse đập vỡ tấm gương…

Le Point ví von « Ngày mà Narcisse đập vỡ tấm gương ». Narcisse là nhân vật trong thần thoại Hy Lạp có sắc đẹp tuyệt trần, quá yêu chính mình, suốt ngày chỉ soi bóng xuống dòng sông để tự chiêm ngưỡng.

Emmanuel Macron có đúng khi bất ngờ loan báo giải tán Quốc Hội sau thất bại của đảng mình ? Cực hữu sẽ thắng trong mọi trường hợp, thậm chí có thua trong kỳ bầu cử sắp tới, đảng của Marine Le Pen vẫn sẽ có số lượng dân biểu đông đảo trong Quốc Hội. Phải chăng lịch sử sẽ lặp lại : tổng thống Chirac năm 1997 đã phải chung sống với thủ tướng của đảng Xã Hội. Điều chắc chắn là sau bảy năm cầm quyền, RN, đảng thân Putin và theo chủ nghĩa bảo hộ - đối thủ chính của Macron – lại đang thắng thế.

Khi người ta muốn làm mọi thứ thì chẳng làm được gì cả. Lên truyền hình thường xuyên, có mặt trong tất cả buổi lễ tưởng niệm, Thế vận hội, bay đến Tân Calédonie… Macron không có thời gian để cân nhắc về những vấn đề mà người Pháp đang bị ám ảnh : nhập cư mất kiểm soát, kinh tế trì trệ, trật tự trị an. Ba ngõ cụt này giúp RN phát triển, và đưa tổng thống ái kỷ vào danh sách những người tự gây ra hỏa hoạn cho nền đệ ngũ cộng hòa.

Giờ đây khi vị tổng thống Narcisse đã đập vỡ tấm gương, nếu giành được đa số trong vòng hai, ông có dám cải cách sâu rộng kinh tế xã hội hay không ? Người dân chẳng giúp gì cho Macron, sau khi đẩy cực hữu lên tầm cao chóng mặt, lại còn ủng hộ chiến lược của Jean-Luc Mélenchon - thủ lãnh cực tả với những đam mê xám xịt kể cả bài Do Thái. Có nên tin rằng hai đảng cực đoan này sẽ tranh chấp một nước Pháp hậu Macron với nhiều tàn tích ?

Từ cơn ác mộng dân chủ đến bức tường nợ công

Đối với tuần báo thiên tả Le Nouvel Obs, đây là « Cơn ác mộng dân chủ ». Từ thành lũy ngăn cực hữu đến bậc tam cấp cho Tập Hợp Dân Tộc leo lên, chỉ có một lằn ranh mong manh, và Emmanuel Macron đã bước qua dù Hiến Pháp không đòi hỏi, tạo ra một trận động đất thực sự. Vào lúc chỉ còn 40 ngày nữa khai mạc Thế vận hội Paris và chiến tranh ở Ukraina cũng như Gaza đang ác liệt, đây là hành động vô trách nhiệm. Lần này Marine Le Pen và Jordan Bardelle, các thủ lãnh RN thực sự đang đứng trước ngưỡng cửa quyền lực ; trong khi đảng cánh hữu LR yếu hơn bao giờ hết, còn cánh tả tuy liên kết lại nhưng vẫn có những bất đồng khó vượt qua.

Le Point thiên hữu nhấn mạnh, từ nay châu Âu chăm chú quan sát nước Pháp. Dù làn sóng cánh hữu dân tộc chủ nghĩa hay dân túy, cực hữu với mọi hình thái không chỉ ảnh hưởng mỗi nước Pháp, nhưng chỉ có cực hữu Pháp là hoàn toàn tách rời thực tại, với chương trình kinh tế bất khả thi. Marine Le Pen khác hẳn với thủ tướng Ý Giorgia Meloni. Không chỉ bà Meloni ủng hộ Ukraina, mà còn ít va vấp về kinh tế và chính sách châu Âu nhờ thường xuyên trao đổi với Mario Draghi, cựu chủ tịch Ngân hàng Trung ương châu Âu.

L’Express trong bài « Jordan Bardella và bức tường nợ công » nhận định, nếu chiến thắng, vấn đề ngân sách sẽ nhanh chóng ám ảnh hàng đêm Bardella, thủ tướng tiềm năng sinh năm 1995. Khoảng cách lãi suất dài hạn giữa Pháp và Đức ngày càng xa hơn, những lời hứa vô tội vạ của cực hữu sẽ bị thị trường trừng phạt. Chẳng hạn việc giảm thuế xăng dầu từ 20 % còn 5,5 % sẽ làm ngân sách tiêu tốn 10 tỉ euro mỗi năm. Thủ tướng Anh Liz Truss từng mất ghế năm 2022 vì kế hoạch ngân sách phi thực tế, gây khủng hoảng lãi suất. Bardella và RN cần nhớ, dù muốn hay không, « những người cho chúng ta vay tiền luôn có lý ».


************

G7 kêu gọi Trung Quốc chấm dứt tiếp tay cho cuộc xâm lược Ukraina của Nga

Trọng Thành

Tuyên bố chung của nhóm G7, tức bảy cường quốc công nghiệp phát triển nhất thế giới (Mỹ, Đức, Anh, Pháp, Ý, Canada và Nhật Bản), ra ngày hôm qua 14/06/2024, kêu gọi Trung Quốc ngừng cung cấp các thiết bị ‘‘lưỡng dụng’’ giúp Nga tiếp tục cuộc xâm lăng Ukraina, và đe dọa trừng phạt các cá nhân, tổ chức, đặc biệt là các định chế tài chính Trung Quốc, có quan hệ với ngành công nghiệp quân sự Nga.

Đăng ngày:

3 phút

Tuyên bố chung của nhóm G7 có đoạn: ‘‘ Hậu thuẫn không suy giảm của Trung Quốc cho nền công nghiệp quân sự Nga cho phép quốc gia này tiếp tục cuộc chiến tranh bất hợp pháp tại Ukraina… Chúng tôi kêu gọi Trung Quốc ngừng chuyển giao các phương tiện lưỡng dụng (có thể được sử dụng cho mục tiêu quân sự và dân sự), và đặc biệt là các khí tài, thiết bị quân sự, và các vật tư cho lĩnh vực quốc phòng Nga’’.

Nhóm bảy cường quốc công nghiệp cũng khẳng định tất cả cá nhân và tổ chức nào, đặc biệt là các định chế tài chính, giúp Nga có được các sản phẩm hay phương tiện phục vụ cho ngành quân sự của nước này ‘‘đều bị coi là hậu thuẫn cho các hành động phá hoại toàn vẹn lãnh thổ, chủ quyền quốc gia và nền độc lập của Ukraina’’. G7 cảnh báo sẽ áp dụng các biện pháp ‘‘mà luật pháp cho phép’’, để trừng phạt các cá nhân, tổ chức, đặc biệt là ‘‘các thực thể Trung Quốc’’ tham gia vào các hoạt động nói trên.

Về hồ sơ Trung Quốc ‘‘trợ giá xuất khẩu’’ gây tình trạng ‘‘sản phẩm dư thừa’’, tuyên bố chung của G7 không trực tiếp nhắc đến tên Trung Quốc, nhưng khẳng định quyết tâm phối hợp hành động để khắp phục tình trạng ‘‘sản phẩm dư thừa trên quy mô toàn cầu trong các lĩnh vực trọng điểm’’, là một trong những nguyên nhân làm trầm trọng thêm ‘‘tình trạng lệ thuộc chiến lược’’ và ‘‘ngăn cản sự phát triển bền vững của các quốc gia đang trỗi dậy’’.

Biển Đông: G7 lên án Trung Quốc đe dọa tự do hàng hải

An ninh tại Biển Đông là một nội dung trong tuyên bố chung của G7. Tuyên bố chung của G7 lên án đích danh Trung Quốc để ‘‘hải cảnh và dân quân biển có các hoạt động nguy hiểm tại Biển Đông, và liên tục cản trở quyền tự do hàng hải tại vùng biển này’’. G7 ‘‘bày tỏ quan ngại sâu sắc’’ trước các hành động bạo lực gia tăng của Trung Quốc nhắm vào tàu thuyền Philippines.

G7 tái khẳng định ‘‘các yêu sách bành trướng chủ quyền’’ của Bắc Kinh ở Biển Đông là hoàn toàn bất hợp pháp, và Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển (UNCLOS) cùng phán quyết ngày 12/06/2016 của Tòa Trọng tài Thường trực, bác bỏ các yêu sách của Trung Quốc, mang tính bắt buộc về pháp lý, cần được coi là cơ sở để ‘‘giải quyết hòa bình các tranh chấp’’.


*********

Philippines trình lên LHQ tuyên bố chủ quyền thềm lục địa mở rộng ở Biển Đông

Reuters

Philippines ngày thứ Bảy đã trình lên Liên Hợp Quốc một tuyên bố chủ quyền đối với thềm lục địa mở rộng ở Biển Đông, tuyến đường thủy nơi nước này có những tranh chấp hàng hải ngày càng mang tính đối đầu với Trung Quốc.

“Hôm nay chúng tôi bảo đảm tương lai của mình bằng việc tuyên bố độc quyền khám phá và khai thác tài nguyên thiên nhiên trong quyền thềm lục địa mở rộng của chúng tôi,” Marshall Louis Alferez, trợ lý bộ trưởng ngoại giao phụ trách các vấn đề hàng hải và đại dương, nói trong một phát biểu.

Trung Quốc tuyên bố chủ quyền gần như toàn bộ Biển Đông, nơi mà khối lượng thương mại trị giá 3 ngàn tỉ đôla đi qua hàng năm. Một số khu vực trong vùng biển này được cho là có trữ lượng dầu mỏ và khí thiên nhiên cũng như trữ lượng cá dồi dào.

Tòa án Trọng tài Thường trực năm 2016 phán quyết các tuyên bố rộng lớn của Trung Quốc không có cơ sở pháp lý. Bắc Kinh đã bác bỏ phán quyết này.

Đại sứ quán Trung Quốc tại Manila không trả lời ngay lập tức yêu cầu bình luận về hồ sơ đệ trình lên Liên Hợp Quốc hôm thứ Bảy.

Trong các cuộc đối đầu với chính phủ và các tàu đánh cá Philippines, hải cảnh Trung Quốc đã gia tăng sử dụng vòi rồng, các chiến thuật va chạm và tông húc, cũng như sử dụng tia laser cấp quân sự, theo Manila. Đội tàu đánh cá Trung Quốc được Philippines và các đồng minh coi là lực lượng dân quân biển.

Philippines đã tìm cách đăng kí quyền của mình đối với thềm lục địa mở rộng ở khu vực Tây Palawan hướng ra Biển Đông.

Hồ sơ đệ trình, đã được Tổng thống Ferdinand Marcos Jr phê duyệt, theo sau một nghiên cứu khoa học và kĩ thuật toàn diện về thềm lục địa ở Biển Tây Philippines, bộ ngoại giao Philippines nói, nhắc tới một phần của Biển Đông nằm trong vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý của nước này.

Philippines nói họ đang sử dụng quyền theo Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển để thiết lập giới hạn ngoại biên của thềm lục địa, bao gồm đáy biển và lòng đất của các khu vực dưới biển có phạm vi lên tới 350 hải lý.

Liên Hợp Quốc vào năm 2012 đã xác nhận Benham Rise, nằm ngoài khơi bờ biển phía đông của Philippines và không có tranh chấp với Trung Quốc, là một phần thềm lục địa mở rộng của Philippines.


**********

voatiengviet.com

Các nhà lãnh đạo thế giới tề tựu dự hội nghị thượng đỉnh về Ukraine

Reuters

Các nhà lãnh đạo thế giới đã tề tựu về một thành phố du lịch trên núi ở Thụy Sĩ vào ngày thứ Bảy để cố gắng gầy dựng sự ủng hộ cho các đề xuất hòa bình của Ukraine tại một hội nghị thượng đỉnh.

Hơn 90 quốc gia sẽ tham dự, nhưng sự vắng mặt của Trung Quốc đã làm lu mờ hi vọng rằng hội nghị sẽ cho thấy Nga bị cô lập trên toàn cầu, trong khi những bước tiến về quân sự gần đây của Moscow đã đẩy Kyiv vào thế khó.

Cuộc chiến ở Gaza giữa Israel và Hamas cũng đã chuyển hướng sự chú ý của thế giới khỏi Ukraine.

Các cuộc hội đàm sẽ tập trung vào những lo ngại rộng lớn hơn do chiến tranh gây ra, chẳng hạn như an ninh lương thực và hạt nhân.

Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskyy ca ngợi sự tham dự đông đảo của hội nghị là một thành công và dự đoán "lịch sử đang được kiến tạo," đồng thời nói thêm rằng các thỏa thuận bắt nguồn từ hội nghị sẽ là một phần của tiến trình hòa bình.

"Ukraine không bao giờ muốn cuộc chiến tranh này. Đó là hành vi xâm lược phạm tội ác và hoàn toàn vô cớ của Nga," ông phát biểu bên cạnh Tổng thống Thụy Sĩ Viola Amherd, người nói rằng cuộc xung đột đã mang tới "sự đau thương không thể tưởng tượng được" và vi phạm luật pháp quốc tế.

Thủ tướng Đức Olaf Scholz gọi hội nghị này là một bước quan trọng để thảo luận về các vấn đề hòa bình và an ninh.

“Đây là một cái cây nhỏ cần được tưới nước, nhưng tất nhiên cũng với quan điểm rằng nó sẽ đơm hoa kết trái,” ông nói với Welt TV.

Tổng thống Mỹ Joe Biden cử Phó Tổng thống Kamala Harris đại diện cho ông trong khi Thái tử Ả-rập Saudi Mohammed bin Salman sẽ do bộ trưởng ngoại giao của ông đại diện và Ấn Độ cử một phái đoàn cấp thấp hơn. Bắc Kinh không cử phái đoàn đến dự sau khi Nga không được mời dự hội nghị

Bà Harris đã công bố hơn 1,5 tỉ đôla viện trợ năng lượng và nhân đạo cho Ukraine, nơi mà cơ sở hạ tầng đã bị tàn phá bởi các cuộc không kích của Nga kể từ khi cuộc xâm lược bắt đầu vào năm 2022.

“Cuộc chiến này vẫn là một thất bại hoàn toàn đối với (Tổng thống Nga) Putin,” bà Harris nói trong cuộc hội kiến ông Zelenskyy.

Trước thềm hội nghị thượng đỉnh, ông Putin nói Nga sẽ chỉ chấm dứt chiến tranh nếu Kyiv đồng ý từ bỏ tham vọng gia nhập khối NATO và bàn giao bốn tỉnh mà Moscow tuyên bố chủ quyền - những đòi hỏi mà Kyiv nhanh chóng bác bỏ là một sự đầu hàng.

Điều kiện của ông Putin dường như phản ánh niềm tin ngày càng lớn của Moscow rằng lực lượng của họ chiếm thế thượng phong trong cuộc chiến. Ông Scholz mô tả những điều kiện này một nỗ lực làm tình hình phức tạp hơn.

“Mọi người đều biết rằng đây không phải là một đề xuất nghiêm túc, nhưng có liên quan gì đó đến hội nghị hòa bình ở Thụy Sĩ,” ông nói trong một cuộc phỏng vấn khác trên truyền hình.

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Nga Maria Zakharova nói đề xuất của ông Putin đã "cho thấy con đường thực sự dẫn đến hòa bình."

"Nếu muốn cứu thế giới, hãy thảo luận về đề xuất của Vladimir Putin... Chỉ những người không muốn hòa bình mới không thể nhìn thấy, không thể hiểu được," thông tấn xã TASS dẫn lời bà nói.

Ông Zelenskyy đã cáo buộc Bắc Kinh giúp Moscow phá hoại hội nghị, một cáo buộc mà bộ ngoại giao Trung Quốc phủ nhận.

Các nhà lãnh đạo của Pháp, Đức, Ý, Anh, Canada và Nhật Bản là một số trong số những người dự kiến tham dự. Thổ Nhĩ Kỳ và Hungary, những nước duy trì mối quan hệ thân thiện hơn với Nga, cũng dự kiến sẽ tham dự.


*************

voatiengviet.com

Phó Tổng thống Mỹ công bố 1,5 tỉ đôla viện trợ cho Ukraine

Reuters

Phó Tổng thống Mỹ Kamala Harris công bố viện trợ hơn 1,5 tỉ đôla, một phần cho ngành năng lượng của Ukraine và tình hình nhân đạo của nước này trong bối cảnh cuộc xâm lược của Nga kéo dài đã 27 tháng.

Loan báo được đưa ra khi bà Harris tham dự hội nghị thượng đỉnh hòa bình Ukraine ở Lucerne, Thụy Sĩ, nơi bà hội kiến Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskyy và phát biểu tại phiên họp toàn thể của hội nghị thượng đỉnh.

Văn phòng của phó tổng thống cho biết 1,5 tỉ đôla bao gồm 500 triệu tài trợ mới cho hỗ trợ năng lượng và chuyển 324 triệu trong ngân khoản đã công bố trước đó sang cho sửa chữa cơ sở hạ tầng năng lượng khẩn cấp và các nhu cầu khác ở Ukraine.

“Những nỗ lực này sẽ giúp Ukraine ứng phó các cuộc tấn công mới nhất của Nga nhắm vào cơ sở hạ tầng năng lượng của Ukraine bằng cách hỗ trợ sửa chữa và phục hồi, cải thiện khả năng chống chịu của Ukraine trước những gián đoạn nguồn cung năng lượng và đặt nền móng để sửa chữa và mở rộng hệ thống năng lượng của Ukraine,” văn phòng của bà Harris nói.

Bà cũng loan báo hơn 379 triệu đôla hỗ trợ nhân đạo từ Bộ Ngoại giao và Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ để giúp đỡ những người tị nạn và những người khác bị ảnh hưởng bởi chiến tranh.

Số tiền này dùng để trang trải hỗ trợ lương thực, dịch vụ y tế, chỗ ở và nước, vệ sinh và các dịch vụ vệ sinh cho hàng triệu người Ukraine.

Bà Harris thay mặt Tổng thống Joe Biden đến dự sự kiện này.

Cố vấn an ninh quốc gia Nhà Trắng Jake Sullivan sẽ đại diện Mỹ tại hội nghị thượng đỉnh vào Chủ nhật và giúp thành lập các nhóm công tác đặc trách đưa trẻ em Ukraine trở về từ Nga và an ninh năng lượng.


************

BÀN RA TÁN VÀO

Đề bài :"Tiếng Việt, yêu & ghét" - Lê Hữu ( Trần Văn Giang ghi lại )

'vô hình trung' là nghĩa gì vậy, sao cứ thích dùng, hình như có nghĩa là 'vô tình'

Xem Thêm

Đề bài :TIN CHIẾN SỰ MỚI NHẤT[ CẬP NHẬT NGÀY 20 -5 - 2022 ]

Suu cao,thue nang,nhu yeu pham tang gia.Kinh te eo seo...Vay ma dang Lua van lay tien cua dan tro giup linh tinh.Mo cua bien gioi.Ung ho toi ac truc tiep khi sua luat cho phep trom cuop o muc do <1.000 dollars thi vo toi....Neu vao thoi diem Trump,bon Lua da ho hoan nhu the nao ??? Nhung nguoi bau ban vi chut tu loi ,nghi gi ve dat nuoc ??? Phai chang day khong phai la dat nuoc minh ??? bat qua,lai tro ve que huong cu...Neu vay,ban la thang cho chet ! mien ban !

Xem Thêm

Đề bài :Tin Mới Nhất Về Chiến Sư Ucraina [ CẬP NHẬT NGÀY 14-5-2022 ]

Chung nao moi vet nho cua ho nha Dan da duoc tay xoa trang boc,thi Uk moi co hy vong...ngung chien.Cung vay,ngay nao ma cac cong ty ,co goc gac tu cac dang bac nu luu-anh hao cua khoi tu do va ong chief police va dang Lua thi moi giai xong phuong trinh tau cong !

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Hình cũ - Hà Thượng Thủ

Ngắm lại hình xưa chịu mấy ông Những Linh, Tùng, Duẫn với Mười, Đồng Mặt mày ai lại đi hồ hởi Phấn khởi khi Tàu cướp Biển Đông Phải chăng “quý” mặt đã thành mông Con mắt nay đà có nhưng không Nên mới chổng khu vào hải đảo Gia tài gấm vóc của tổ tông?

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm