Tin nóng trong ngày
Tin Tức Khắp Nơi Mới Nhất 18-02 -2024:
***************
Đăng ngày:
2 phút
(AFP) – Ukraina : Tổng thống Zelensky sẵn sàng đưa Donald Trump ra mặt trận để biết thế nào là chiến tranh. Vào lúc phe ủng hộ Trump ở Hạ Viện Mỹ vẫn chận gói viện trợ 60 tỉ đô la cho Ukraina, phát biểu tại Hội Nghị An Ninh Munich hôm nay, 17/02/2024, tổng thống Zelensky cho biết đã chính thức mời ông Trump đến thăm Ukraina và sẵn sàng cùng cựu tổng thống Mỹ ra các chiến tuyến để biết thực sự thế nào là chiến tranh. Theo ông, "nếu chúng ta muốn đối thoại về cách thức kết thúc chiến tranh, chúng ta cần cho những người ra quyết định thấy chiến tranh thực sự là gì, chứ không phải chỉ biết qua mạng Instagram".
(AFP) – Cựu thủ tướng Thái Lan Thaksin Shinawatra sẽ được trả tự do vào ngày mai. Hôm nay, 17/02/2024, thủ tướng đương nhiệm Srettha Thavisin đã xác nhận thông tin trên với các phóng viên tại sân bay Bangkok và khẳng định việc trả tự do trước thời hạn này "được thực hiện đúng theo quy định của pháp luật". Trước đó, ông Shinawatrađã bị toà kết án 8 năm tù vì những tội danh về tham nhũng, nhưng đã được Vua Maha Vajiralongkorn giảm án xuống còn 1 năm. Tuy nhiên, vì đã trên 70 tuổi và tình hình sức khoẻ không tốt, ông đã được thụ án trong bệnh viện và được tự động trả tự do chỉ sau 6 tháng.
(AFP) - Tòa án Công lý Quốc tế (ICJ) bác đơn kiện mới của Nam Phi liên quan tới vấn đề Gaza. Trước đó, vào hôm thứ ba, chính quyền Nam Phi đã đệ đơn mới lên ICJ, yêu cầu cơ quan này ra lệnh áp dụng các biện pháp bổ sung, sau khi Israel thông báo một cuộc tấn công quân sự sắp diễn ra tại Rafah, nơi mà hơn một nửa trong số 2,4 triệu cư dân Gaza đang tị nạn. Dù đã bác đơn kiện này hôm qua 16/02/2024, ICJ cũng nhấn mạnh nhà nước Israel phải thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ của mình chiếu theo Công ước về diệt chủng, bao gồm cả việc đảm bảo an toàn và an ninh cho người dân Palestine ở Dải Gaza.
(Reuters) – Đài Loan và Ấn Độ ký thỏa thuận đưa người lao động nhập cư Ấn Độ vào Đài Loan. Thoả thuận được ký kết hôm qua, 16/02/2024, trong bối cảnh nhu cầu về lao động của Đài Loan cho sản xuất, xây dựng, nông nghiệp và các ngành công nghiệp khác liên tục tăng qua các năm. Đài Loan là nhà sản xuất chất bán dẫn hàng đầu thế giới, nơi có khoảng 700.000 công nhân nhập cư, chủ yếu đến từ Việt Nam, Indonesia, Philippines và Thái Lan. Nhiều người trong số họ làm việc trong lĩnh vực sản xuất, hoặc giúp việc nhà cho người cao tuổi.
************
Khoảng 350 công nhân của Công ty TNHH Kiss Việt Nam Apparel tại Khu công nghiệp Nam Tân Uyên, TP. Tân Uyên, tỉnh Bình Dương đã tiến hành đình công trong hai ngày 15 và 16/2 để đòi công ty thanh toán tiền thưởng Tết như đã hứa.
Mạng xã hội và truyền thông Nhà nước vào ngày 16/2 đưa tin và hình ảnh về cuộc đình công của những công nhân này và cho biết họ từ chối vào làm việc để phản đối chủ doanh nghiệp không thực hiện lời hứa thưởng Tết.
Cụ thể, trước Tết, công nhân nhận được 1/2 lương thứ 13 và được hứa họ sẽ nhận 1/2 số tiền còn lại vào sau Tết.
Tuy nhiên, vào ngày đầu tiên đi làm là 15/2, công ty thông báo tiền lương tháng thứ 13 lần hai sẽ được chi trả cùng với lương tháng 2/2024 vào ngày 10/3/2024 và công ty sẽ không trả phần tiền này cho những người không đi làm đầy đủ, đi trễ, về sớm, nghỉ việc, vi phạm từ ngày 15/2/2024 đến hết 10/3/2024. Vì tiền thưởng là do công ty khuyến khích người lao động quay lại làm việc.
Theo báo Công Thương, sau thông báo này, vào chiều cùng ngày, khoảng 350/500 công nhân đã đình công, yêu cầu công ty thực hiện lời hứa.
Báo Người Lao Động cho biết công an đã được huy động để bảo đảm an ninh trật tự.
Đến chiều tối ngày 15/2, công nhân vẫn không chịu quay lại làm việc và công ty ra thông báo giải thích lý do doanh nghiệp gặp khó khăn, hàng hóa không xuất đi được, tiến độ sản xuất của công ty chưa đáp ứng nhu cầu sản xuất, tiền hàng chưa thu về được.... Rất mong người lao động thông cảm và chia sẻ.
Tuy nhiên, công nhân không chấp nhận lý do được công ty đưa ra nên họ vẫn tiếp tục đình công vào ngày 16/2.
************
Từ hôm qua, 16/02/2024, các nước phương Tây đồng loạt lên án Matxcơva về cái chết của nhà đối lập hàng đầu ở Nga Alexei Navalny. Theo nhà chức trách Nga, ông Navalny đã chết trong một nhà tù ở vùng Bắc Cực trong hoàn cảnh mờ ám.
Đăng ngày:
3 phút
Trong một thông cáo ngắn gọn hôm qua, nhà chức trách Nga chỉ báo cho biết là họ đã cố hết sức để cấp cứu cho ông Navalny, nhưng đã không thể cứu sống nhà đối lập mà tình trạng sức khỏe đã suy yếu nhiều sau vụ ông bị đầu độc vào năm 2020 và sau đợt tuyệt thực trong tù vào năm 2021.
Ngay từ tối qua, chính phủ Anh Quốc đã triệu các nhà ngoại giao của sứ quán Nga ở Luân Đôn lên để nói rõ chính Matxcơva "phải chịu trách nhiệm hoàn toàn" về cái chết của ông Navalny. Chính phủ Anh Quốc còn yêu cầu tiến hành "một cuộc điều tra đầy đủ và minh bạch". Đây cũng là yêu cầu của tổng thư ký Liên Hiệp Quốc Antonio Guterres.
Tổng thống Mỹ Joe Biden cũng đã cáo buộc tổng thống Nga Vladimir Putin "có trách nhiệm về cái chết của Navalny", mà ông xem là "một tiếng nói mạnh mẽ của sự thật". Trong cuộc họp báo chung với tổng thống Ukraina Volodymyr Zelensky tại Paris, tổng thống Pháp Emmanuel Macron nhận định cái chết của Navalny thể hiện "sự yếu đuối của điện Kremlin và nỗi sợ các nhà đối lập". Tổng thống Zelensky thì cho rằng nhà đối lập Nga "đã bị sát hại như hàng ngàn người khác, chỉ vì một người duy nhất, Putin".
Liên Hiệp Châu Âu đã lên án chế độ Nga về cái chết của Navalny. Thủ tướng Úc Anthony Albanese ngày 17/07/2024 cũng có phản ứng tương tự.
Riêng nước Đức, nơi mà nhà đối lập Navalny từng được chữa trị sau khi bị đầu độc, phản ứng như thế nào về cái chết của ông ? Từ Berlin, thông tín viên Pascal Thibaut tường trình:
"Đối với nước Đức, tin về cái chết của Alexeï Navalny gây ra cú sốc kép, bởi vì Berlin đã từng đón tiếp nhà đối lập, lúc đó là nạn nhân của một vụ đầu độc ở Nga và chính các bác sĩ Berlin đã cứu sống ông trước khi ông Navalny vài tháng sau đó quyết định trở về nước.
Là người đã cam kết chữa trị cho nhà đối lập Nga, cựu thủ tướng Angela Merkel đã vào bệnh viện để thăm ông. Hôm qua, bà Merkel cho biết “bị chấn động rất mạnh”, cho rằng “một tiếng nói can đảm đã bị dập tắt bằng những phương pháp kinh khủng”.
Đối với đương kim thủ tướng Đức Olaf Scholz, Alexeï Navalny “rất có thể đã trả giá bằng mạng sống cho sự can đảm của ông”. Trong một thông cáo, tổng thống Đức Steinmeier viết : “Ông ấy đã dấn thân hết sức mình cho một tương lai dân chủ của nước Nga. Một tương lai mà chế độ Putin muốn ngăn cản bằng quyền lực tàn bạo của ông ta”.
Tại Berlin, nơi mà Navalny đã được chữa trị, hàng trăm người biểu tình đã đến tưởng niệm ông trước sứ quán Nga với biểu ngữ như “Putin là một kẻ sát nhân”. Ngay cả các nhật báo của Đức, bình thường tỏ ra chừng mực, cũng đăng những bình luận tố cáo thẳng thừng “Navalny đã bị sát hại. Putin là kẻ sát nhân”, trên tờ Tagesspiegel của Berlin. Nhật báo Frankfurter Allgemeine thì xem đây là “một vụ án mạng chính trị”.
Ngoài Đức, tại nhiều nước châu Âu khác cũng như tại Hoa Kỳ, tối qua, hàng trăm người đã tập hợp để tưởng niệm nhà đối lập Nga và lên án chế độ Putin.
************
Bộ trưởng ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị cảnh báo phương Tây rằng họ sẽ phạm sai lầm lịch sử nếu tìm cách tách rời khỏi Trung Quốc trong nỗ lực giảm thiểu rủi ro.
“Bất cứ ai tìm cách giải tiếp Trung Quốc dưới danh nghĩa giảm thiểu rủi ro sẽ mắc một sai lầm lịch sử,” ông Vương nói trong phát biểu ngày thứ Bảy tại Hội nghị An ninh Munich.
Phát biểu của ông được đưa ra trong bối cảnh Mỹ và Liên minh Châu Âu kêu gọi giảm sự phụ thuộc vào Trung Quốc trong năm qua.
Trong cuộc họp với Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken tại hội nghị hôm thứ Sáu, bộ trưởng ngoại giao Trung Quốc cũng nhấn mạnh rằng “biến việc ‘giảm rủi ro’ thành ‘giải tiếp Trung Quốc’ và tìm cách ‘tách rời khỏi Trung Quốc’” sẽ chỉ phản tác dụng đối với chính nước Mỹ.”
Ủy hội Châu Âu vào tháng trước đã đề ra kế hoạch tăng cường an ninh kinh tế của Liên minh Châu Âu thông qua việc giám sát chặt chẽ hơn các khoản đầu tư nước ngoài và kiểm soát có phối hợp hơn đối với xuất khẩu và dòng chảy công nghệ sang các đối thủ như Trung Quốc. Điều này đã khơi lên lo ngại từ Phòng Thương mại Trung Quốc ở EU.
Các kế hoạch nêu bật việc "giảm thiểu rủi ro", chính sách của EU nhằm giảm sự phụ thuộc kinh tế vào Trung Quốc. Khối này nhìn Trung Quốc bằng ánh mắt nghi ngờ do có mối quan hệ thân thiết với Nga.
Tin nói ít nhất 340 người bị bắt giữ khắp nước Nga tại các buổi tưởng niệm Navalny
Ít nhất 340 người bị bắt giữ tại các sự kiện trên khắp 30 thành phố của Nga kể từ cái chết của Alexey Navalny, đối thủ trong nước đáng gờm nhất của Tổng thống Vladimir Putin, theo tổ chức nhân quyền OVD-Info.
Đây là làn sóng bắt giữ lớn nhất tại các sự kiện chính trị ở Nga kể từ tháng 9 năm 2022, khi hơn 1.300 người bị bắt trong các cuộc biểu tình phản đối việc "huy động một phần" lực lượng dự bị cho chiến dịch quân sự ở Ukraine.
Ông Navalny, cựu luật sư 47 tuổi, bất tỉnh và qua đời hôm thứ Sáu sau khi đi dạo tại trại giam hình sự "Sói Bắc Cực" ở vùng Bắc Cực, nơi ông đang thụ án tù ba thập niên, cơ quan quản lý nhà tù cho biết.
OVD-Info, cơ quan chuyên đưa tin về quyền tự do hội họp ở Nga, nói số vụ bắt giữ lớn nhất là vào ngày thứ Bảy xảy ra ở các thành phố St Petersburg và Moscow, nơi phong trào của ông Navalny lâu nay có sự ủng hộ mạnh mẽ, với lần lượt 74 và 49 người bị bắt giữ, tính đến 1409 GMT.
Đoạn phim do Reuters quay lại vào ngày thứ Bảy ở St Petersburg cho thấy hàng chục người tụ tập trước tượng đài tưởng niệm các nạn nhân bị đàn áp. Người biểu tình đặt hoa và nến, trong khi một số hát thánh ca và những người khác ôm nhau khóc.
“Tôi cảm thấy rất tiếc cho ông ấy và đất nước chúng tôi,” một người phụ nữ 83 tuổi tham dự buổi tưởng niệm từ chối nêu tên cho biết. "Tôi sợ."
Một phóng viên của Reuters có mặt tại hiện trường cho biết khoảng 30 người đã bị bắt sau khi hát xong.
OVD-Info cũng đưa tin về các vụ bắt giữ các cá nhân ở các thành phố nhỏ hơn trên khắp nước Nga, từ thành phố biên giới Belgorod, nơi bảy người thiệt mạng trong một cuộc tấn công bằng phi đạn của Ukraine hôm thứ Năm, đến Vorkuta, một tiền đồn khai thác mỏ ở Bắc Cực từng là trung tâm của các trại lao động gulag thời Stalin.
Đoạn phim do Reuters quay ở Moscow cho thấy lực lượng chấp pháp ghì người dân xuống đất trong tuyết, gần nơi những người tiếc thương để lại hoa và thông điệp ủng hộ nhà lãnh đạo đối lập qua đời.
“Tại mỗi sở cảnh sát có thể có nhiều người bị câu lưu hơn danh sách được công bố,” OVD-Info nói. “Chúng tôi chỉ công bố tên của những người mà chúng tôi có thông tin đáng tin cậy và chúng tôi có thể công bố tên của họ.”
Reuters không thể xác minh ngay số lượng. Cảnh sát từ chối bình luận.
***********
45 năm cuộc chiến Việt-Trung: Nhóm dân sự kêu gọi ‘đánh giá đúng lịch sử’
Sát dịp kỷ niệm 45 năm cuộc chiến tranh biên giới Việt-Trung 17/2, giới xã hội dân sự độc lập trong nước ra một bản tuyên bố chung, kêu gọi chính quyền Việt Nam “đánh giá đúng lịch sử” sự kiện này, đồng thời phản đối các khẩu hiệu tuyên truyền về mối quan hệ thân hữu giữa hai nước láng giềng.
Các tổ chức xã hội dân sự và hàng chục cá nhân nêu một số yêu cầu đối với nhà cầm quyền: Đưa cuộc chiến tranh tự vệ 1979 vào sử sách; báo chí, truyền hình thông tin rộng rãi trong và ngoài nước; thể hiện trong các bảo tàng lịch sử và tổ chức công khai lễ tưởng niệm đồng bào, chiến sĩ đã hy sinh trong cuộc chiến tranh tự vệ chống xâm lược Trung Quốc; giảng dạy trong các nhà trường.
Tổ chức Lập Quyền Dân, Diễn đàn Xã hội Dân sự, Câu lạc bộ Nguyễn Trọng Vĩnh, Câu lạc bộ Lê Hiếu Đằng, Câu lạc bộ Phan Tây Hồ, cùng các cựu công chức và những người lên tiếng về sự bá quyền của Bắc Kinh ký tên vào bản tuyên bố chung được chia sẻ rộng rãi trên mạng xã hội hôm 14/2.
Từ Hà Nội, giáo sư Nguyễn Đình Cống, một trong những người ký bản tuyên bố, nêu ý kiến với VOA rằng sự kiện ngày 17/2/1979 là bài học lịch sử mà các thế hệ người Việt nên ghi nhớ.
“Cuộc chiến năm 1979 ở biên giới rõ ràng là một hành động tráo trở của Trung Quốc dưới thời Đặng Tiểu Bình. Ông Đặng Tiểu Bình ngang nhiên cho rằng phải dạy cho Việt Nam một bài học. Nguyên nhân sâu xa là Trung Quốc đánh để trả thù việc quân Việt Nam đánh Pol Pot ở Campuchia trong lúc Pol Pot được Trung Quốc ủng hộ rất mạnh”.
“Đó là một cuộc chiến tranh mà dân Việt Nam phải ghi nhớ”, vị giáo sư ngành xây dựng, từng nhận danh hiệu “Nhà Giáo Nhân Dân” và đã từ bỏ Đảng, nhấn mạnh.
Bản tuyên bố nhắc lại biến cố này với việc Bắc Kinh “xua 600,000 quân chiến đấu và phục vụ chiến đấu cùng 400 xe tăng xâm lược Việt Nam…”.
Bà Sương Quỳnh ở Đà Lạt, một thành viên của CLB Lê Hiếu Đằng, nêu ý kiến cá nhân của bà với VOA:
“Chúng tôi mong muốn nhà cầm quyền Việt Nam phải công nhận cuộc chiến này, không vì lý do gì, vì lịch sử là lịch sử, để người dân Việt Nam biết về sự thật của cuộc chiến đẫm máu này. Tôi ủng hộ những lời kêu gọi của các trí thức và muốn rằng chính quyền Việt Nam phải lắng nghe những điều đó”.
Các nhóm dân sự và các trí thức này nhận thấy rằng từ trước đến nay nhà nước không tổ chức lễ tưởng niệm 17/2, nhưng họ cùng các nhóm độc lập khác và cộng đồng mạng “lề dân” thường tổ chức thắp hương ở các khu vực khác nhau để ghi nhớ sự kiện này.
Họ cũng cho VOA biết rằng việc tưởng niệm này, dù với quy mô rất nhỏ, vẫn thường thì bị chính quyền ngăn cản, cấm đoán.
“Việt Nam là quốc gia láng giềng của Trung Quốc, Việt Nam cần một môi trường hòa bình, hợp tác bình đẳng, cùng phát triển. Nhưng lịch sử là lịch sử, lịch sử phải được đánh giá đúng và không lãng quên, vì lịch sử tự vệ của Việt Nam chống Trung Quốc xâm lược là máu xương của toàn dân tộc qua 4.000 năm lịch sử”, bản tuyên bố chung viết.
Các nhóm xã hội dân sự cho rằng biến cố ngày 17/2/1979 và những gây hấn liên tiếp trên vùng biển chủ quyền của Việt Nam cho đến hôm nay đã cho toàn thể nhân dân Việt nam cũng như toàn nhân loại hiểu một cách chính xác “quyền lợi quốc gia dân tộc của Trung Quốc và của Đảng Cộng sản Trung Quốc là tối thượng, sẵn sàng tiêu diệt bất cứ ai, bất cứ lúc nào, khi cần thiết”.
Tuyên bố nhận định rằng các khẩu hiệu “đồng chí”, “cùng hệ tư tưởng”, “cùng chung vận mệnh” chỉ là “xảo trá lừa dối, chẳng có ý nghĩa gì trong quan hệ giữa hai nước”.
Hồi tháng 1/2022, trong một động thái được dư luận chú ý, Thủ tướng Việt Nam, ông Phạm Minh Chính, đến thắp hương tại Khu tưởng niệm các Anh hùng liệt sỹ Pò Hèn, thuộc thành phố Móng Cái, Quảng Ninh, để tưởng niệm các liệt sỹ của đất nước đã ngã xuống trong cuộc chiến này.
Từ trước đến nay chính quyền thường kiểm soát chặt chẽ các hoạt động đông người liên quan đến yếu tố Trung Quốc và ngăn cấm các hoạt động tưởng niệm do các nhóm dân sự tổ chức.
“Tôi thấy ông Thủ tướng có đi thắp hương, nhưng người dân đi tưởng niệm thì bị ngăn cản”, bà Sương Quỳnh bày tỏ.
Trả lời phỏng vấn đài VOV hôm 16/2 về cuộc chiến này, giáo sư Vũ Minh Giang, Phó Chủ tịch Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam, nêu nhận định: “Chúng ta nhìn lại sự kiện này, định vị về tính chất của cuộc chiến này không phải là để khắc sâu hận thù mà là để nhắc nhở trong quan hệ hai nước có một vết hằn như vậy, có một cái hố ngăn cách như vậy”.
“Bây giờ chúng ta bước qua cái hố đó bằng cây cầu hữu nghị. Chúng ta luôn luôn nhớ là dưới cầu là có cái hố ấy như một sự nhắc nhở trong tương lai không bao giờ để nó tái diễn”, vẫn lời giáo sư Giang.
Ngày 17/2/1979, Trung Quốc đưa quân tấn công 6 tỉnh biên giới phía bắc Việt Nam, gồm Lai Châu, Lào Cai, Hà Giang, Cao Bằng, Lạng Sơn và Quảng Ninh.
Báo chí trong nước đưa tin Bắc Kinh đã “huy động cả hải quân và không quân”, với 60 vạn quân và hàng trăm xe tăng, xe bọc thép và hàng ngàn khẩu pháo mở đầu cuộc tấn công. Ngày 5/3/1979, Việt Nam ra lệnh tổng động viên. Trong cùng ngày, Trung Quốc tuyên bố đã hoàn thành mục tiêu chiến tranh, chiến thắng và bắt đầu rút quân.
************
Mẹ của Alexey Navalny ngày thứ Bảy được thông báo rằng nhà lãnh đạo đối lập nổi tiếng nhất của Nga tử vong do “hội chứng đột tử” và thi thể của ông sẽ không được giao cho gia đình cho đến khi cuộc điều tra hoàn tất, tổ chức của ông cho biết.
Ông Navalny, cựu luật sư 47 tuổi, bất tỉnh và qua đời hôm thứ Sáu sau khi đi bộ trong trại giam “Sói Bắc Cực” ở Kharp, cách Moscow khoảng 1.900 km về phía đông bắc, nơi ông đang thụ án tù ba thập niên, cơ quan quản lý nhà tù cho biết.
Các nhà lãnh đạo phương Tây bao gồm Tổng thống Mỹ Joe Biden đã bày tỏ sự ngưỡng mộ đối với sự quả cảm của ông Navalny. Họ cáo buộc mà không đưa ra bằng chứng rằng Tổng thống Vladimir Putin chịu trách nhiệm về cái chết của ông.
Điện Kremlin nói phản ứng của phương Tây là không thể chấp nhận được và "hoàn toàn điên cuồng." Ông Putin vẫn chưa bình luận về cái chết của ông Navalny.
Mẹ của ông Navalny, Lyudmila Navalnaya, 69 tuổi, ngày thứ Bảy đến trại giam nơi con trai bà bỏ mạng trong thời tiết giá lạnh âm 30 độ C của vùng Bắc Cực.
Bà nhận được giấy báo tử chính thức cho biết thời điểm qua đời là 2 giờ 17 phút chiều giờ địa phương (0917 GMT) vào ngày 16 tháng 2, người phát ngôn của ông Navalny, Kira Yarmysh, nói với Reuters.
“Khi luật sư và mẹ của Alexey đến trại giam sáng nay, họ được thông báo rằng nguyên nhân cái chết của ông là do hội chứng đột tử,” Ivan Zhdanov, giám đốc tổ chức Quỹ Chống Tham nhũng của ông Navalny, cho biết trên nền tảng mạng xã hội X.
"Hội chứng đột tử" là một thuật ngữ mơ hồ chỉ các hội chứng tim khác nhau gây ngừng tim đột ngột và tử vong.
Nhóm của ông cho biết cũng không rõ thi thể của ông đang ở đâu. Mẹ ông được thông báo rằng thi thể đã được đưa đến Salekhard, thị trấn gần khu phức hợp nhà tù nhưng khi bà đến nhà xác thì nhà xác đã đóng cửa.
Khi được luật sư của ông Navalny liên lạc, nhà xác cho biết họ không có thi thể của ông, bà Yarmysh nói.
Sau đó, họ được các quan chức thông báo rằng thi thể sẽ không được giao cho đến khi cuộc điều tra hoàn tất, dù trước đó họ đã được cho biết rằng cuộc điều tra không phát hiện ra dấu vết tội phạm nào.
“Hiện tại, chúng tôi không thể tiếp cận thi thể và chúng tôi không biết chắc chắn thi thể ở đâu, và chúng tôi yêu cầu nhà chức trách Nga ngay lập tức giao thi thể của Alexey cho gia đình ông ấy,” bà Yarmysh nói trong một cuộc phỏng vấn.
Một nhân viên tại nhà xác duy nhất ở Salekhard nói với Reuters rằng thi thể của ông Navalny vẫn chưa đến.
Cái chết của ông Navalny khiến phe đối lập manh mún của Nga mất đi nhà lãnh đạo dũng cảm và lôi cuốn nhất khi ông Putin chuẩn bị cho cuộc bầu cử mà sẽ cho phép ông nắm quyền cho đến ít nhất là năm 2030.
Những người ủng hộ ông Navalny - kể cả ở phương Tây - coi ông là phiên bản Nga của Nelson Mandela của Nam Phi, người mà một ngày nào đó sẽ được trả tự do để lãnh đạo đất nước.
Tuy nhiên, một số người Nga bác bỏ quan điểm đó là mơ tưởng viển vông, và chỉ ra một cuộc khảo sát ý kiến cho thấy hầu hết người Nga không ủng hộ ông và ông Putin được lòng nhiều người hơn.
Chính quyền Nga coi ông Navalny và những người ủng hộ ông là những kẻ cực đoan có liên hệ với cơ quan tình báo CIA, cơ quan mà họ cho rằng đang tìm cách gây bất ổn cho nước Nga. Ông Navalny luôn bác bỏ cáo buộc rằng ông là kẻ hữu dụng cho CIA.
**************
Thủ tướng sắp mãn nhiệm của Hà Lan Mark Rutte, ứng cử viên hàng đầu cho vị trí tổng thư ký tiếp theo của NATO, ngày thứ Bảy nói rằng Châu Âu nên ngừng than vãn về Donald Trump và thay vào đó hãy tập trung vào những gì họ có thể làm cho Ukraine.
Cựu Tổng thống Mỹ Trump đã gây phẫn nộ ở Châu Âu khi nói rằng nếu tái đắc cử vào tháng 11, ông sẽ không bảo vệ các đồng minh NATO không chi tiêu đủ cho quốc phòng.
“Chúng ta nên ngừng kêu ca và than vãn và cằn nhằn về Trump,” ông Rutte nói tại Hội nghị An ninh Munich.
Ông nói thêm: "Quyền quyết định là của dân Mỹ. Tôi không phải là người Mỹ, tôi không thể bỏ phiếu ở Mỹ. Chúng ta phải nhảy với bất cứ ai trên sàn nhảy."
Ông nói rằng dù thế nào thì Châu Âu cũng nên chi nhiều hơn cho quốc phòng và tăng cường sản xuất đạn dược, không phải chỉ vì ông Trump có thể quay trở lại.
Ông nói rằng Châu Âu cần tăng cường hỗ trợ Ukraine vì đó là lợi ích của chính mình.
Ông Rutte bất ngờ tuyên bố rời khỏi chính trường Hà Lan vào tháng 7. Ông nói ông không biết liệu ông có đang được xem là ứng viên hàng đầu để lãnh đạo NATO hay không và sẽ không bắt đầu một chiến dịch vận động cá nhân.
"Và tất cả những lời kêu ca và than vãn về Trump. Tôi nghe thấy những lời đó liên tục mấy ngày nay. Chúng ta hãy ngừng lại," ông Rutte nói, và nói thêm rằng sau khi nói chuyện với các chính trị gia Mỹ tại Munich, ông "lạc quan thận trọng" rằng gói viện trợ quân sự của Mỹ bị đình trệ cuối cùng sẽ được chuẩn thuận.
Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg đương chức từ năm 2014 và sẽ từ chức vào tháng 10 năm 2024.
Nhiệm kì của ông đã được kéo dài lần thứ tư vào tháng 7, khi 31 thành viên của liên minh chọn giữ chân nhà lãnh đạo giàu kinh nghiệm này thay vì cố gắng thống nhất chọn người kế nhiệm trong bối cảnh cuộc chiến của Nga ở Ukraine đang hoành hành ngay trước cửa NATO.
Trước khi NATO quyết định giữ chân ông Stoltenberg, các nhà ngoại giao cho biết ông Rutte sẽ là một ứng viên nặng ký kế nhiệm ông, nhưng nhà lãnh đạo Hà Lan khẳng định ông không theo đuổi vị trí này vào thời điểm đó.
*************
Bàn ra tán vào (0)
Tin Tức Khắp Nơi Mới Nhất 18-02 -2024:
***************
Đăng ngày:
2 phút
(AFP) – Ukraina : Tổng thống Zelensky sẵn sàng đưa Donald Trump ra mặt trận để biết thế nào là chiến tranh. Vào lúc phe ủng hộ Trump ở Hạ Viện Mỹ vẫn chận gói viện trợ 60 tỉ đô la cho Ukraina, phát biểu tại Hội Nghị An Ninh Munich hôm nay, 17/02/2024, tổng thống Zelensky cho biết đã chính thức mời ông Trump đến thăm Ukraina và sẵn sàng cùng cựu tổng thống Mỹ ra các chiến tuyến để biết thực sự thế nào là chiến tranh. Theo ông, "nếu chúng ta muốn đối thoại về cách thức kết thúc chiến tranh, chúng ta cần cho những người ra quyết định thấy chiến tranh thực sự là gì, chứ không phải chỉ biết qua mạng Instagram".
(AFP) – Cựu thủ tướng Thái Lan Thaksin Shinawatra sẽ được trả tự do vào ngày mai. Hôm nay, 17/02/2024, thủ tướng đương nhiệm Srettha Thavisin đã xác nhận thông tin trên với các phóng viên tại sân bay Bangkok và khẳng định việc trả tự do trước thời hạn này "được thực hiện đúng theo quy định của pháp luật". Trước đó, ông Shinawatrađã bị toà kết án 8 năm tù vì những tội danh về tham nhũng, nhưng đã được Vua Maha Vajiralongkorn giảm án xuống còn 1 năm. Tuy nhiên, vì đã trên 70 tuổi và tình hình sức khoẻ không tốt, ông đã được thụ án trong bệnh viện và được tự động trả tự do chỉ sau 6 tháng.
(AFP) - Tòa án Công lý Quốc tế (ICJ) bác đơn kiện mới của Nam Phi liên quan tới vấn đề Gaza. Trước đó, vào hôm thứ ba, chính quyền Nam Phi đã đệ đơn mới lên ICJ, yêu cầu cơ quan này ra lệnh áp dụng các biện pháp bổ sung, sau khi Israel thông báo một cuộc tấn công quân sự sắp diễn ra tại Rafah, nơi mà hơn một nửa trong số 2,4 triệu cư dân Gaza đang tị nạn. Dù đã bác đơn kiện này hôm qua 16/02/2024, ICJ cũng nhấn mạnh nhà nước Israel phải thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ của mình chiếu theo Công ước về diệt chủng, bao gồm cả việc đảm bảo an toàn và an ninh cho người dân Palestine ở Dải Gaza.
(Reuters) – Đài Loan và Ấn Độ ký thỏa thuận đưa người lao động nhập cư Ấn Độ vào Đài Loan. Thoả thuận được ký kết hôm qua, 16/02/2024, trong bối cảnh nhu cầu về lao động của Đài Loan cho sản xuất, xây dựng, nông nghiệp và các ngành công nghiệp khác liên tục tăng qua các năm. Đài Loan là nhà sản xuất chất bán dẫn hàng đầu thế giới, nơi có khoảng 700.000 công nhân nhập cư, chủ yếu đến từ Việt Nam, Indonesia, Philippines và Thái Lan. Nhiều người trong số họ làm việc trong lĩnh vực sản xuất, hoặc giúp việc nhà cho người cao tuổi.
************
Khoảng 350 công nhân của Công ty TNHH Kiss Việt Nam Apparel tại Khu công nghiệp Nam Tân Uyên, TP. Tân Uyên, tỉnh Bình Dương đã tiến hành đình công trong hai ngày 15 và 16/2 để đòi công ty thanh toán tiền thưởng Tết như đã hứa.
Mạng xã hội và truyền thông Nhà nước vào ngày 16/2 đưa tin và hình ảnh về cuộc đình công của những công nhân này và cho biết họ từ chối vào làm việc để phản đối chủ doanh nghiệp không thực hiện lời hứa thưởng Tết.
Cụ thể, trước Tết, công nhân nhận được 1/2 lương thứ 13 và được hứa họ sẽ nhận 1/2 số tiền còn lại vào sau Tết.
Tuy nhiên, vào ngày đầu tiên đi làm là 15/2, công ty thông báo tiền lương tháng thứ 13 lần hai sẽ được chi trả cùng với lương tháng 2/2024 vào ngày 10/3/2024 và công ty sẽ không trả phần tiền này cho những người không đi làm đầy đủ, đi trễ, về sớm, nghỉ việc, vi phạm từ ngày 15/2/2024 đến hết 10/3/2024. Vì tiền thưởng là do công ty khuyến khích người lao động quay lại làm việc.
Theo báo Công Thương, sau thông báo này, vào chiều cùng ngày, khoảng 350/500 công nhân đã đình công, yêu cầu công ty thực hiện lời hứa.
Báo Người Lao Động cho biết công an đã được huy động để bảo đảm an ninh trật tự.
Đến chiều tối ngày 15/2, công nhân vẫn không chịu quay lại làm việc và công ty ra thông báo giải thích lý do doanh nghiệp gặp khó khăn, hàng hóa không xuất đi được, tiến độ sản xuất của công ty chưa đáp ứng nhu cầu sản xuất, tiền hàng chưa thu về được.... Rất mong người lao động thông cảm và chia sẻ.
Tuy nhiên, công nhân không chấp nhận lý do được công ty đưa ra nên họ vẫn tiếp tục đình công vào ngày 16/2.
************
Từ hôm qua, 16/02/2024, các nước phương Tây đồng loạt lên án Matxcơva về cái chết của nhà đối lập hàng đầu ở Nga Alexei Navalny. Theo nhà chức trách Nga, ông Navalny đã chết trong một nhà tù ở vùng Bắc Cực trong hoàn cảnh mờ ám.
Đăng ngày:
3 phút
Trong một thông cáo ngắn gọn hôm qua, nhà chức trách Nga chỉ báo cho biết là họ đã cố hết sức để cấp cứu cho ông Navalny, nhưng đã không thể cứu sống nhà đối lập mà tình trạng sức khỏe đã suy yếu nhiều sau vụ ông bị đầu độc vào năm 2020 và sau đợt tuyệt thực trong tù vào năm 2021.
Ngay từ tối qua, chính phủ Anh Quốc đã triệu các nhà ngoại giao của sứ quán Nga ở Luân Đôn lên để nói rõ chính Matxcơva "phải chịu trách nhiệm hoàn toàn" về cái chết của ông Navalny. Chính phủ Anh Quốc còn yêu cầu tiến hành "một cuộc điều tra đầy đủ và minh bạch". Đây cũng là yêu cầu của tổng thư ký Liên Hiệp Quốc Antonio Guterres.
Tổng thống Mỹ Joe Biden cũng đã cáo buộc tổng thống Nga Vladimir Putin "có trách nhiệm về cái chết của Navalny", mà ông xem là "một tiếng nói mạnh mẽ của sự thật". Trong cuộc họp báo chung với tổng thống Ukraina Volodymyr Zelensky tại Paris, tổng thống Pháp Emmanuel Macron nhận định cái chết của Navalny thể hiện "sự yếu đuối của điện Kremlin và nỗi sợ các nhà đối lập". Tổng thống Zelensky thì cho rằng nhà đối lập Nga "đã bị sát hại như hàng ngàn người khác, chỉ vì một người duy nhất, Putin".
Liên Hiệp Châu Âu đã lên án chế độ Nga về cái chết của Navalny. Thủ tướng Úc Anthony Albanese ngày 17/07/2024 cũng có phản ứng tương tự.
Riêng nước Đức, nơi mà nhà đối lập Navalny từng được chữa trị sau khi bị đầu độc, phản ứng như thế nào về cái chết của ông ? Từ Berlin, thông tín viên Pascal Thibaut tường trình:
"Đối với nước Đức, tin về cái chết của Alexeï Navalny gây ra cú sốc kép, bởi vì Berlin đã từng đón tiếp nhà đối lập, lúc đó là nạn nhân của một vụ đầu độc ở Nga và chính các bác sĩ Berlin đã cứu sống ông trước khi ông Navalny vài tháng sau đó quyết định trở về nước.
Là người đã cam kết chữa trị cho nhà đối lập Nga, cựu thủ tướng Angela Merkel đã vào bệnh viện để thăm ông. Hôm qua, bà Merkel cho biết “bị chấn động rất mạnh”, cho rằng “một tiếng nói can đảm đã bị dập tắt bằng những phương pháp kinh khủng”.
Đối với đương kim thủ tướng Đức Olaf Scholz, Alexeï Navalny “rất có thể đã trả giá bằng mạng sống cho sự can đảm của ông”. Trong một thông cáo, tổng thống Đức Steinmeier viết : “Ông ấy đã dấn thân hết sức mình cho một tương lai dân chủ của nước Nga. Một tương lai mà chế độ Putin muốn ngăn cản bằng quyền lực tàn bạo của ông ta”.
Tại Berlin, nơi mà Navalny đã được chữa trị, hàng trăm người biểu tình đã đến tưởng niệm ông trước sứ quán Nga với biểu ngữ như “Putin là một kẻ sát nhân”. Ngay cả các nhật báo của Đức, bình thường tỏ ra chừng mực, cũng đăng những bình luận tố cáo thẳng thừng “Navalny đã bị sát hại. Putin là kẻ sát nhân”, trên tờ Tagesspiegel của Berlin. Nhật báo Frankfurter Allgemeine thì xem đây là “một vụ án mạng chính trị”.
Ngoài Đức, tại nhiều nước châu Âu khác cũng như tại Hoa Kỳ, tối qua, hàng trăm người đã tập hợp để tưởng niệm nhà đối lập Nga và lên án chế độ Putin.
************
Bộ trưởng ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị cảnh báo phương Tây rằng họ sẽ phạm sai lầm lịch sử nếu tìm cách tách rời khỏi Trung Quốc trong nỗ lực giảm thiểu rủi ro.
“Bất cứ ai tìm cách giải tiếp Trung Quốc dưới danh nghĩa giảm thiểu rủi ro sẽ mắc một sai lầm lịch sử,” ông Vương nói trong phát biểu ngày thứ Bảy tại Hội nghị An ninh Munich.
Phát biểu của ông được đưa ra trong bối cảnh Mỹ và Liên minh Châu Âu kêu gọi giảm sự phụ thuộc vào Trung Quốc trong năm qua.
Trong cuộc họp với Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken tại hội nghị hôm thứ Sáu, bộ trưởng ngoại giao Trung Quốc cũng nhấn mạnh rằng “biến việc ‘giảm rủi ro’ thành ‘giải tiếp Trung Quốc’ và tìm cách ‘tách rời khỏi Trung Quốc’” sẽ chỉ phản tác dụng đối với chính nước Mỹ.”
Ủy hội Châu Âu vào tháng trước đã đề ra kế hoạch tăng cường an ninh kinh tế của Liên minh Châu Âu thông qua việc giám sát chặt chẽ hơn các khoản đầu tư nước ngoài và kiểm soát có phối hợp hơn đối với xuất khẩu và dòng chảy công nghệ sang các đối thủ như Trung Quốc. Điều này đã khơi lên lo ngại từ Phòng Thương mại Trung Quốc ở EU.
Các kế hoạch nêu bật việc "giảm thiểu rủi ro", chính sách của EU nhằm giảm sự phụ thuộc kinh tế vào Trung Quốc. Khối này nhìn Trung Quốc bằng ánh mắt nghi ngờ do có mối quan hệ thân thiết với Nga.
Tin nói ít nhất 340 người bị bắt giữ khắp nước Nga tại các buổi tưởng niệm Navalny
Ít nhất 340 người bị bắt giữ tại các sự kiện trên khắp 30 thành phố của Nga kể từ cái chết của Alexey Navalny, đối thủ trong nước đáng gờm nhất của Tổng thống Vladimir Putin, theo tổ chức nhân quyền OVD-Info.
Đây là làn sóng bắt giữ lớn nhất tại các sự kiện chính trị ở Nga kể từ tháng 9 năm 2022, khi hơn 1.300 người bị bắt trong các cuộc biểu tình phản đối việc "huy động một phần" lực lượng dự bị cho chiến dịch quân sự ở Ukraine.
Ông Navalny, cựu luật sư 47 tuổi, bất tỉnh và qua đời hôm thứ Sáu sau khi đi dạo tại trại giam hình sự "Sói Bắc Cực" ở vùng Bắc Cực, nơi ông đang thụ án tù ba thập niên, cơ quan quản lý nhà tù cho biết.
OVD-Info, cơ quan chuyên đưa tin về quyền tự do hội họp ở Nga, nói số vụ bắt giữ lớn nhất là vào ngày thứ Bảy xảy ra ở các thành phố St Petersburg và Moscow, nơi phong trào của ông Navalny lâu nay có sự ủng hộ mạnh mẽ, với lần lượt 74 và 49 người bị bắt giữ, tính đến 1409 GMT.
Đoạn phim do Reuters quay lại vào ngày thứ Bảy ở St Petersburg cho thấy hàng chục người tụ tập trước tượng đài tưởng niệm các nạn nhân bị đàn áp. Người biểu tình đặt hoa và nến, trong khi một số hát thánh ca và những người khác ôm nhau khóc.
“Tôi cảm thấy rất tiếc cho ông ấy và đất nước chúng tôi,” một người phụ nữ 83 tuổi tham dự buổi tưởng niệm từ chối nêu tên cho biết. "Tôi sợ."
Một phóng viên của Reuters có mặt tại hiện trường cho biết khoảng 30 người đã bị bắt sau khi hát xong.
OVD-Info cũng đưa tin về các vụ bắt giữ các cá nhân ở các thành phố nhỏ hơn trên khắp nước Nga, từ thành phố biên giới Belgorod, nơi bảy người thiệt mạng trong một cuộc tấn công bằng phi đạn của Ukraine hôm thứ Năm, đến Vorkuta, một tiền đồn khai thác mỏ ở Bắc Cực từng là trung tâm của các trại lao động gulag thời Stalin.
Đoạn phim do Reuters quay ở Moscow cho thấy lực lượng chấp pháp ghì người dân xuống đất trong tuyết, gần nơi những người tiếc thương để lại hoa và thông điệp ủng hộ nhà lãnh đạo đối lập qua đời.
“Tại mỗi sở cảnh sát có thể có nhiều người bị câu lưu hơn danh sách được công bố,” OVD-Info nói. “Chúng tôi chỉ công bố tên của những người mà chúng tôi có thông tin đáng tin cậy và chúng tôi có thể công bố tên của họ.”
Reuters không thể xác minh ngay số lượng. Cảnh sát từ chối bình luận.
***********
45 năm cuộc chiến Việt-Trung: Nhóm dân sự kêu gọi ‘đánh giá đúng lịch sử’
Sát dịp kỷ niệm 45 năm cuộc chiến tranh biên giới Việt-Trung 17/2, giới xã hội dân sự độc lập trong nước ra một bản tuyên bố chung, kêu gọi chính quyền Việt Nam “đánh giá đúng lịch sử” sự kiện này, đồng thời phản đối các khẩu hiệu tuyên truyền về mối quan hệ thân hữu giữa hai nước láng giềng.
Các tổ chức xã hội dân sự và hàng chục cá nhân nêu một số yêu cầu đối với nhà cầm quyền: Đưa cuộc chiến tranh tự vệ 1979 vào sử sách; báo chí, truyền hình thông tin rộng rãi trong và ngoài nước; thể hiện trong các bảo tàng lịch sử và tổ chức công khai lễ tưởng niệm đồng bào, chiến sĩ đã hy sinh trong cuộc chiến tranh tự vệ chống xâm lược Trung Quốc; giảng dạy trong các nhà trường.
Tổ chức Lập Quyền Dân, Diễn đàn Xã hội Dân sự, Câu lạc bộ Nguyễn Trọng Vĩnh, Câu lạc bộ Lê Hiếu Đằng, Câu lạc bộ Phan Tây Hồ, cùng các cựu công chức và những người lên tiếng về sự bá quyền của Bắc Kinh ký tên vào bản tuyên bố chung được chia sẻ rộng rãi trên mạng xã hội hôm 14/2.
Từ Hà Nội, giáo sư Nguyễn Đình Cống, một trong những người ký bản tuyên bố, nêu ý kiến với VOA rằng sự kiện ngày 17/2/1979 là bài học lịch sử mà các thế hệ người Việt nên ghi nhớ.
“Cuộc chiến năm 1979 ở biên giới rõ ràng là một hành động tráo trở của Trung Quốc dưới thời Đặng Tiểu Bình. Ông Đặng Tiểu Bình ngang nhiên cho rằng phải dạy cho Việt Nam một bài học. Nguyên nhân sâu xa là Trung Quốc đánh để trả thù việc quân Việt Nam đánh Pol Pot ở Campuchia trong lúc Pol Pot được Trung Quốc ủng hộ rất mạnh”.
“Đó là một cuộc chiến tranh mà dân Việt Nam phải ghi nhớ”, vị giáo sư ngành xây dựng, từng nhận danh hiệu “Nhà Giáo Nhân Dân” và đã từ bỏ Đảng, nhấn mạnh.
Bản tuyên bố nhắc lại biến cố này với việc Bắc Kinh “xua 600,000 quân chiến đấu và phục vụ chiến đấu cùng 400 xe tăng xâm lược Việt Nam…”.
Bà Sương Quỳnh ở Đà Lạt, một thành viên của CLB Lê Hiếu Đằng, nêu ý kiến cá nhân của bà với VOA:
“Chúng tôi mong muốn nhà cầm quyền Việt Nam phải công nhận cuộc chiến này, không vì lý do gì, vì lịch sử là lịch sử, để người dân Việt Nam biết về sự thật của cuộc chiến đẫm máu này. Tôi ủng hộ những lời kêu gọi của các trí thức và muốn rằng chính quyền Việt Nam phải lắng nghe những điều đó”.
Các nhóm dân sự và các trí thức này nhận thấy rằng từ trước đến nay nhà nước không tổ chức lễ tưởng niệm 17/2, nhưng họ cùng các nhóm độc lập khác và cộng đồng mạng “lề dân” thường tổ chức thắp hương ở các khu vực khác nhau để ghi nhớ sự kiện này.
Họ cũng cho VOA biết rằng việc tưởng niệm này, dù với quy mô rất nhỏ, vẫn thường thì bị chính quyền ngăn cản, cấm đoán.
“Việt Nam là quốc gia láng giềng của Trung Quốc, Việt Nam cần một môi trường hòa bình, hợp tác bình đẳng, cùng phát triển. Nhưng lịch sử là lịch sử, lịch sử phải được đánh giá đúng và không lãng quên, vì lịch sử tự vệ của Việt Nam chống Trung Quốc xâm lược là máu xương của toàn dân tộc qua 4.000 năm lịch sử”, bản tuyên bố chung viết.
Các nhóm xã hội dân sự cho rằng biến cố ngày 17/2/1979 và những gây hấn liên tiếp trên vùng biển chủ quyền của Việt Nam cho đến hôm nay đã cho toàn thể nhân dân Việt nam cũng như toàn nhân loại hiểu một cách chính xác “quyền lợi quốc gia dân tộc của Trung Quốc và của Đảng Cộng sản Trung Quốc là tối thượng, sẵn sàng tiêu diệt bất cứ ai, bất cứ lúc nào, khi cần thiết”.
Tuyên bố nhận định rằng các khẩu hiệu “đồng chí”, “cùng hệ tư tưởng”, “cùng chung vận mệnh” chỉ là “xảo trá lừa dối, chẳng có ý nghĩa gì trong quan hệ giữa hai nước”.
Hồi tháng 1/2022, trong một động thái được dư luận chú ý, Thủ tướng Việt Nam, ông Phạm Minh Chính, đến thắp hương tại Khu tưởng niệm các Anh hùng liệt sỹ Pò Hèn, thuộc thành phố Móng Cái, Quảng Ninh, để tưởng niệm các liệt sỹ của đất nước đã ngã xuống trong cuộc chiến này.
Từ trước đến nay chính quyền thường kiểm soát chặt chẽ các hoạt động đông người liên quan đến yếu tố Trung Quốc và ngăn cấm các hoạt động tưởng niệm do các nhóm dân sự tổ chức.
“Tôi thấy ông Thủ tướng có đi thắp hương, nhưng người dân đi tưởng niệm thì bị ngăn cản”, bà Sương Quỳnh bày tỏ.
Trả lời phỏng vấn đài VOV hôm 16/2 về cuộc chiến này, giáo sư Vũ Minh Giang, Phó Chủ tịch Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam, nêu nhận định: “Chúng ta nhìn lại sự kiện này, định vị về tính chất của cuộc chiến này không phải là để khắc sâu hận thù mà là để nhắc nhở trong quan hệ hai nước có một vết hằn như vậy, có một cái hố ngăn cách như vậy”.
“Bây giờ chúng ta bước qua cái hố đó bằng cây cầu hữu nghị. Chúng ta luôn luôn nhớ là dưới cầu là có cái hố ấy như một sự nhắc nhở trong tương lai không bao giờ để nó tái diễn”, vẫn lời giáo sư Giang.
Ngày 17/2/1979, Trung Quốc đưa quân tấn công 6 tỉnh biên giới phía bắc Việt Nam, gồm Lai Châu, Lào Cai, Hà Giang, Cao Bằng, Lạng Sơn và Quảng Ninh.
Báo chí trong nước đưa tin Bắc Kinh đã “huy động cả hải quân và không quân”, với 60 vạn quân và hàng trăm xe tăng, xe bọc thép và hàng ngàn khẩu pháo mở đầu cuộc tấn công. Ngày 5/3/1979, Việt Nam ra lệnh tổng động viên. Trong cùng ngày, Trung Quốc tuyên bố đã hoàn thành mục tiêu chiến tranh, chiến thắng và bắt đầu rút quân.
************
Mẹ của Alexey Navalny ngày thứ Bảy được thông báo rằng nhà lãnh đạo đối lập nổi tiếng nhất của Nga tử vong do “hội chứng đột tử” và thi thể của ông sẽ không được giao cho gia đình cho đến khi cuộc điều tra hoàn tất, tổ chức của ông cho biết.
Ông Navalny, cựu luật sư 47 tuổi, bất tỉnh và qua đời hôm thứ Sáu sau khi đi bộ trong trại giam “Sói Bắc Cực” ở Kharp, cách Moscow khoảng 1.900 km về phía đông bắc, nơi ông đang thụ án tù ba thập niên, cơ quan quản lý nhà tù cho biết.
Các nhà lãnh đạo phương Tây bao gồm Tổng thống Mỹ Joe Biden đã bày tỏ sự ngưỡng mộ đối với sự quả cảm của ông Navalny. Họ cáo buộc mà không đưa ra bằng chứng rằng Tổng thống Vladimir Putin chịu trách nhiệm về cái chết của ông.
Điện Kremlin nói phản ứng của phương Tây là không thể chấp nhận được và "hoàn toàn điên cuồng." Ông Putin vẫn chưa bình luận về cái chết của ông Navalny.
Mẹ của ông Navalny, Lyudmila Navalnaya, 69 tuổi, ngày thứ Bảy đến trại giam nơi con trai bà bỏ mạng trong thời tiết giá lạnh âm 30 độ C của vùng Bắc Cực.
Bà nhận được giấy báo tử chính thức cho biết thời điểm qua đời là 2 giờ 17 phút chiều giờ địa phương (0917 GMT) vào ngày 16 tháng 2, người phát ngôn của ông Navalny, Kira Yarmysh, nói với Reuters.
“Khi luật sư và mẹ của Alexey đến trại giam sáng nay, họ được thông báo rằng nguyên nhân cái chết của ông là do hội chứng đột tử,” Ivan Zhdanov, giám đốc tổ chức Quỹ Chống Tham nhũng của ông Navalny, cho biết trên nền tảng mạng xã hội X.
"Hội chứng đột tử" là một thuật ngữ mơ hồ chỉ các hội chứng tim khác nhau gây ngừng tim đột ngột và tử vong.
Nhóm của ông cho biết cũng không rõ thi thể của ông đang ở đâu. Mẹ ông được thông báo rằng thi thể đã được đưa đến Salekhard, thị trấn gần khu phức hợp nhà tù nhưng khi bà đến nhà xác thì nhà xác đã đóng cửa.
Khi được luật sư của ông Navalny liên lạc, nhà xác cho biết họ không có thi thể của ông, bà Yarmysh nói.
Sau đó, họ được các quan chức thông báo rằng thi thể sẽ không được giao cho đến khi cuộc điều tra hoàn tất, dù trước đó họ đã được cho biết rằng cuộc điều tra không phát hiện ra dấu vết tội phạm nào.
“Hiện tại, chúng tôi không thể tiếp cận thi thể và chúng tôi không biết chắc chắn thi thể ở đâu, và chúng tôi yêu cầu nhà chức trách Nga ngay lập tức giao thi thể của Alexey cho gia đình ông ấy,” bà Yarmysh nói trong một cuộc phỏng vấn.
Một nhân viên tại nhà xác duy nhất ở Salekhard nói với Reuters rằng thi thể của ông Navalny vẫn chưa đến.
Cái chết của ông Navalny khiến phe đối lập manh mún của Nga mất đi nhà lãnh đạo dũng cảm và lôi cuốn nhất khi ông Putin chuẩn bị cho cuộc bầu cử mà sẽ cho phép ông nắm quyền cho đến ít nhất là năm 2030.
Những người ủng hộ ông Navalny - kể cả ở phương Tây - coi ông là phiên bản Nga của Nelson Mandela của Nam Phi, người mà một ngày nào đó sẽ được trả tự do để lãnh đạo đất nước.
Tuy nhiên, một số người Nga bác bỏ quan điểm đó là mơ tưởng viển vông, và chỉ ra một cuộc khảo sát ý kiến cho thấy hầu hết người Nga không ủng hộ ông và ông Putin được lòng nhiều người hơn.
Chính quyền Nga coi ông Navalny và những người ủng hộ ông là những kẻ cực đoan có liên hệ với cơ quan tình báo CIA, cơ quan mà họ cho rằng đang tìm cách gây bất ổn cho nước Nga. Ông Navalny luôn bác bỏ cáo buộc rằng ông là kẻ hữu dụng cho CIA.
**************
Thủ tướng sắp mãn nhiệm của Hà Lan Mark Rutte, ứng cử viên hàng đầu cho vị trí tổng thư ký tiếp theo của NATO, ngày thứ Bảy nói rằng Châu Âu nên ngừng than vãn về Donald Trump và thay vào đó hãy tập trung vào những gì họ có thể làm cho Ukraine.
Cựu Tổng thống Mỹ Trump đã gây phẫn nộ ở Châu Âu khi nói rằng nếu tái đắc cử vào tháng 11, ông sẽ không bảo vệ các đồng minh NATO không chi tiêu đủ cho quốc phòng.
“Chúng ta nên ngừng kêu ca và than vãn và cằn nhằn về Trump,” ông Rutte nói tại Hội nghị An ninh Munich.
Ông nói thêm: "Quyền quyết định là của dân Mỹ. Tôi không phải là người Mỹ, tôi không thể bỏ phiếu ở Mỹ. Chúng ta phải nhảy với bất cứ ai trên sàn nhảy."
Ông nói rằng dù thế nào thì Châu Âu cũng nên chi nhiều hơn cho quốc phòng và tăng cường sản xuất đạn dược, không phải chỉ vì ông Trump có thể quay trở lại.
Ông nói rằng Châu Âu cần tăng cường hỗ trợ Ukraine vì đó là lợi ích của chính mình.
Ông Rutte bất ngờ tuyên bố rời khỏi chính trường Hà Lan vào tháng 7. Ông nói ông không biết liệu ông có đang được xem là ứng viên hàng đầu để lãnh đạo NATO hay không và sẽ không bắt đầu một chiến dịch vận động cá nhân.
"Và tất cả những lời kêu ca và than vãn về Trump. Tôi nghe thấy những lời đó liên tục mấy ngày nay. Chúng ta hãy ngừng lại," ông Rutte nói, và nói thêm rằng sau khi nói chuyện với các chính trị gia Mỹ tại Munich, ông "lạc quan thận trọng" rằng gói viện trợ quân sự của Mỹ bị đình trệ cuối cùng sẽ được chuẩn thuận.
Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg đương chức từ năm 2014 và sẽ từ chức vào tháng 10 năm 2024.
Nhiệm kì của ông đã được kéo dài lần thứ tư vào tháng 7, khi 31 thành viên của liên minh chọn giữ chân nhà lãnh đạo giàu kinh nghiệm này thay vì cố gắng thống nhất chọn người kế nhiệm trong bối cảnh cuộc chiến của Nga ở Ukraine đang hoành hành ngay trước cửa NATO.
Trước khi NATO quyết định giữ chân ông Stoltenberg, các nhà ngoại giao cho biết ông Rutte sẽ là một ứng viên nặng ký kế nhiệm ông, nhưng nhà lãnh đạo Hà Lan khẳng định ông không theo đuổi vị trí này vào thời điểm đó.
*************