Tin nóng trong ngày

Tin Tức Khắp Nơi Mới Nhất 21-02 -2024:

xxx

Hoaluc 4**********

rfi.fr

Tại sao Liên Âu rụt rè lấy lãi từ tài sản phong tỏa của Nga để tái thiết Ukraina ?

Thu Hằng

Chiến tranh càng kéo dài, Nga càng giầu. Khối tài sản của Nga bị phong tỏa ở nước ngoài cũng sinh lời. Gần hai phần ba tổng số 300 tỉ euro của Ngân hàng Trung ương Nga được giữ ở châu Âu, do tập đoàn tài chính Euroclear, có trụ sở ở Bruxelles (Bỉ), quản lý và sinh lãi gần 5 tỉ euro trong vòng hai năm. Liên Hiệp Châu Âu được quyền sử dụng số tiền lãi này để đầu tư cho quốc phòng và tái thiết Ukraina nhưng chặng đường sắp tới vẫn đầy bất trắc.

Đăng ngày:

4 phút

Khối tài sản khổng lồ này hiện ngủ yên tại tập đoàn tài chính Euroclear. Tháng 03/2022, chỉ vài ngày sau khi Nga đưa quân chiếm Ukraina, Hoa Kỳ, Liên Hiệp Châu Âu và các đồng minh đã quyết định phong tỏa nguồn dự trữ ngoại hối bằng đô la, euro, bảng Anh hay franc Thụy Sĩ của Ngân hàng Trung ương Nga. Chính quyền Matxcơva vẫn sở hữu khối tài sản này nhưng không thể sử dụng để đầu tư cho chiến tranh hoặc vận hành cỗ máy kinh tế.

Ngay khi quyết định được đưa ra, đã có rất nhiều tiếng nói đề xuất tịch thu tài sản của Nga bị phong tỏa để hỗ trợ Ukraina. Tuy nhiên, vấn đề không đơn giản, theo nhận định của tuần báo Pháp L’Express ngày 18/02. Dưới sức ép của các nước vùng Baltic, Ba Lan và Hoa Kỳ, vào đầu năm 2023, Ủy Ban Châu Âu chấp nhận lập một tổ công tác để thảo luận về cách sử dụng khối tài sản này.

Một năm sau, một đạo luật được thông qua ngày 12/02/2024 cho phép Ủy Ban Châu Âu sử dụng mọi khoản lãi từ tài sản bị phong tỏa để đầu tư cho quốc phòng và tái thiết Ukraina. Ủy Ban Châu Âu sẽ chịu trách nhiệm chuyển 5 tỉ này vào ngân sách của khối, sau đó chuyển sang cho Ukraina. Tuy nhiên, hiện chưa có lịch trình cụ thể và có thể kéo dài. Thực tế cho thấy Liên Hiệp Châu Âu đã ban hành 12 đợt trừng phạt các thực thể và cá nhân Nga, cũng như Belarus nhưng để thông qua được mỗi đợt là cả một quá trình đàm phán kéo dài giữa 27 nước.

Ý tưởng tịch thu và sử dụng tài sản bị phong tỏa của Nga cũng gây chia rẽ trong nội bộ Liên Hiệp Châu Âu và các nhà lãnh đạo. Khối 27 nước không thể làm mạnh tay như Hoa Kỳ, tịch thu tài sản của Afghanistan sau khi phe Taliban nắm chính quyền. Thứ nhất, điểm trước đây được cho là « ưu thế » hiện giờ lại thành « bất lợi » cho châu Âu. Thực vậy, phần lớn khối tài sản ở nước ngoài của Nga lại nằm ở châu Âu, và phần lớn do tập đoàn Euroclear quản lý.

Trong số những người phản đối biện pháp tịch thu, nhiều quan chức châu Âu, trong đó có chủ tịch Ngân Hàng Trung Ương Châu Âu Christine Lagarde, dè chừng bởi vì sẽ gây nguy hiểm cho « vị thế đồng tiền dự trữ của euro ». Bà Agathe Demarais, chuyên gia về địa-kinh tế tại Hội đồng Quan hệ Quốc tế châu Âu (European Council on Foreign Relations) giải thích : « Tịch thu tài sản Nga được giữ ở châu Âu có nguy cơ làm suy yếu ưu thế của phương Tây trong cấu trúc tài chính thế giới và khuyến khích việc thành lập những giải pháp thay thế cho Euroclear, như tại Trung Quốc chẳng hạn ».

Thứ hai, hiện giờ có lẽ không phải là thời điểm thích hợp. Cyrille Bret, nhà nghiên cứu cộng tác tại Viện Jacques-Delors, cảnh báo « châu Âu phải cẩn thận, nhất là trong viễn cảnh ông Trump đắc cử tổng thống Mỹ bởi vì châu Âu sẽ một mình đối phó với tổng thống Putin và tương lai của khối tài sản này có thể sẽ thành vũ khí trong các cuộc đàm phán ».

Trái với nhận định trên, hai dân biểu Pháp Julien Bayou (đảng EELV) và Benjamin Haddad (LR) lại cho rằng cần hành động ngay lúc này. Theo ông Bayou, « không làm những việc nằm trong quyền hạn của chúng ta thì sau này sẽ có nguy cơ trả giá đắt. Đây là lúc cần hành động, khi Bỉ đang giữ chức chủ tịch luân phiên Liên Hiệp Châu Âu, đến tháng 07 sẽ nhường chức cho Hungary của thủ tướng Viktor Orban, ít hào hứng hơn ».

Cuối cùng, Liên Hiệp Châu Âu còn lưỡng lự hai vẫn đề khác : Tịch thu để làm gì ? Ai quản lý ? Một số người ủng hộ dùng tiền của Nga để tài trợ cho cuộc kháng chiến của Ukraina, một số khác đề xuất để tái thiết Ukraina, bồi thường nạn nhân chiến tranh. Khối tài sản đó có thể do Nhà nước Ukraina hoặc một định chế châu Âu (Ngân Hàng Đầu Tư Châu Âu (BEI) hoặc Ngân Hàng Tái Thiết và Phát Triển châu Âu (BERD) quản lý. Hiện còn quá nhiều thắc mắc, được Kiev cho rằng chỉ nảy sinh từ những nước sống trong hòa bình, trong khi tình hình trên chiến trường « vô cùng khó khăn » buộc quân Ukraina lui về thế thủ sau hai năm bị Nga xâm lược.


**********
rfi.fr

TIN TỔNG HỢP

RFI

Đăng ngày:

5 phút

(AFP) – Trung Quốc trình làng máy bay dân dụng đường dài lớn nhất. Tại triển lãm hàng không lớn nhất châu Á, mở ra ở Singapore ngày hôm nay, 20/02/2024, Trung Quốc lần đầu tiên cho trình làng C919, máy bay dân dụng lớn nhất do chính nước này sản xuất. Bắc Kinh hy vọng tạo ra những thay đổi trong một lĩnh vực do hai hãng lớn là Airbus và Boeing thống lĩnh từ nhiều thập niên qua, đồng thời giảm bớt sự phụ thuộc vào của Trung Quốc vào công nghệ nước ngoài.

(Reuters) – Ngân hàng Trung ương Trung Quốc - PBOC cắt giảm kỷ lục lãi suất cho vay cơ bản kỳ hạn 5 năm. Quyết định này được đưa ra ngày hôm nay 20/02/2024 nhằm vực dậy thị trường bất động sản đang bị khủng hoảng, đồng thời kích thích nền kinh tế. Trước đó, lãi suất cho vay 5 năm vốn ở mức 4,20%, nay đã giảm xuống còn 3,95%, trong khi lãi suất cho vay một năm vẫn giữ nguyên ở mức 3,45%. Đây là mức giảm sâu nhất kể từ khi mức lãi suất này được áp dụng vào năm 2019.  

(RFI) Một người Mông Cổ bị bắt khi đang cố vận chuyển số lượng lớn động vật hoang dã. Hôm qua, 19/02/2024, hải quan Thái Lan thông báo vụ bắt giữ tại Sân bay Quốc tế Bangkok. Hải quan phát hiện trong vali một số lượng động vật hoang dã đáng kinh ngạc, gần 50 con, bao gồm nhiều loài cá kỳ lạ, 6 con rùa sao Ấn Độ, 5 con trăn, và thậm chí 2 con rồng Komodo. Thái Lan là trung tâm buôn lậu động vật hoang dã khét tiếng. Các động vật sẽ được vận chuyển sang Trung Quốc hoặc Việt Nam, nơi các loài này được sử dụng để làm thuốc cổ truyền. 

(Reuters) –TikTok tiếp tục vi phạm quy định của Indonesia cấm giao dịch trong ứng dụng. Thông báo trên được Indonesia đưa ra ngày hôm nay 20/02/2024, sau khi ứng dụng này đang cố gắng khởi động lại hoạt động kinh doanh mua sắm trực tuyến của mình. Trước đó, TikTok đã buộc phải đóng cửa dịch vụ thương mại điện tử TikTok Shop ở Indonesia, sau khi nước này cấm mua sắm trực tuyến trên các nền tảng mạng xã hội vào năm ngoái, với lý do cần phải bảo vệ dữ liệu của người dùng và người bán. 

(AFP) – Một công dân Mỹ gốc Nga bị bắt vì tội "phản quốc". Hôm nay 20/02/2024, Tổng cục An ninh Liên bang Nga (FSB) thông báo đã bắt giữ một người phụ nữ 33 tuổi, danh tính chưa được công bố, trong cuộc điều tra về tội “phản quốc”. Người này bị cáo buộc gây quỹ cho một tổ chức của Ukraina, sau đó sử dụng số tiền này để mua vũ khí, đạn dược và vật tư y tế cho quân đội Kiev. Một đoạn video do cơ quan nhà nước Nga Ria Novosti công bố cho thấy một phụ nữ trẻ mặc áo khoác trắng và đội mũ lưỡi trai màu trắng kéo xuống che mắt, đã bị đặc vụ FSB đội mũ trùm đầu còng tay. 

(AFP) – Nông dân Ba Lan chặn đường và biên giới với Ukraina. Hàng trăm ngả đường và nhiều điểm thông quan đã bị nông dân Ba Lan ngăn chặn hôm nay, 20/02/2024. Hành động này nhằm tố cáo việc nhập khẩu nông phẩm từ Ukraina bị cho là « không được kiểm soát », đồng thời yêu cầu Liên Hiệp Châu Âu xem xét lại các quy định.   

(Reuters) Anh sắp đạt được thỏa thuận hợp tác với lực lượng biên phòng Liên Âu. Hôm qua, 19/02/2024, phát ngôn viên của thủ tướng Anh cho biết, Luân Đôn sẽ công bố trong những ngày tới một thỏa thuận hợp tác với cơ quan bảo vệ biên giới của Liên Hiệp Châu Âu, Frontex. Thỏa thuận, có thể được ký trong tháng này, cho phép hai bên chia sẻ thông tin về các băng nhóm liên quan đến di cư bất hợp pháp và hợp tác về công nghệ để ngăn chặn nạn buôn người.

(Reuters) – Iran tiếp tục làm giàu uranium vượt xa nhu cầu sử dụng hạt nhân thương mại. Hôm qua 19/02/2024, người đứng đầu Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế IAEA, ông Rafael Grossi, đã đưa ra thông báo trên. Đồng thời ông cho biết dù tốc độ làm giàu uranium của Iran đã chậm lại một chút kể từ cuối năm ngoái nhưng vẫn là rất cao, khoảng 7 kg uranium mỗi tháng, với độ tinh khiết 60%, gần với mức cần thiết để chế tạo vũ khí, không cần thiết cho mục đích thương mại trong sản xuất điện hạt nhân. 

(AFP)  Vợ của cố tổng thống Haïti bị truy tố đồng phạm trong vụ ám sát chồng. Tư pháp Haïti đã truy tố khoảng 50 người, trong đó có nguyên đệ nhất phu nhân Martine Moïse, vợ của tổng thống Moïse bị ám sát, cựu thủ tướng lâm thời Claude Joseph, tổng giám đốc cảnh sát quốc gia Léon Charles. Cơ quan truyền thông AyiboPost đăng trên trang web ngày 19/02/2024 một tài liệu dài 122 trang được cho là « kết quả của khoảng 10 phiên điều trần » và tư pháp đã yêu cầu đưa những người này ra tòaán hình sự « để xét xử về các vụ phạm tội có tổ chức, cướp có vũ trang, khủng bố, ám sát và đồng lõa ám sát » tổng thống Jovenel Moïse. Ngày 07/07/2021, một biệt đội hơn 20 người đã thâm nhập tư dinh, giết chết tổng thống Moïse nhưng đội cận vệ không ra tay.


***********

rfi.fr

Úc đầu tư 6,7 tỷ euro nhằm tăng cường sức mạnh hải quân

Minh Phương

Hôm nay 20/02/2024, chính phủ Úc vừa công bố khoản đầu tư trị giá 6,7 tỷ euro trong 10 năm tới, để tăng cường năng lực phòng thủ và tác chiến của lực lượng hải quân nước này. Thông báo trên được đưa ra trong bối cảnh Trung Quốc và Nga liên tục tăng cường hỏa lực trong khu vực Ấn Độ-Thái Bình Dương. Canberra có tham vọng xây dựng một hạm đội lớn nhất kể từ sau Đệ Nhị Thế Chiến. 

Đăng ngày:

1 phút

(Ảnh minh họa) - Một tàu sân bay trực thăng của Hải quân Úc, với máy bay trực thăng AH-1Z Viper, trong một buổi diễn tập năm 2022 tại Thái Bình Dương.
(Ảnh minh họa) - Một tàu sân bay trực thăng của Hải quân Úc, với máy bay trực thăng AH-1Z Viper, trong một buổi diễn tập năm 2022 tại Thái Bình Dương. © Petty Officer 3rd Class Isaak Martinez/Australian Defense Force via AP

Từ Sydney, thông tín viên Grégory Plesse cho biết cụ thể :

"Hôm nay, chính phủ của thủ tướng Albanese tuyên bố tăng số lượng tàu chiến của hải quân Úc để lực lượng này có hạm đội lớn nhất kể từ khi thế chiến thứ hai kết thúc.” Ông Richard Marles, bộ trưởng Quốc Phòng Úc, nhấn mạnh tính chất đặc biệt của khoản đầu tư này vào hải quân Úc, với mục tiêu tăng số lượng tàu mà nước này sở hữu từ 11 lên thành 26 chiếc.

Chính phủ Úc cũng có kế hoạch cho đóng thêm 11 khinh hạm, 3 tàu khu trục cũng như 6 tàu tự hành (không cần thủy thủ đoàn), để giải quyết tình trạng thiếu nhân lực trong hải quân Úc. Đồng thời, hải quân nước này sẽ tăng cường đáng kể sức mạnh hỏa lực về tên lửa, đặc biệt là trang bị cho một số tàu chiến tên lửa Tomahawk tầm xa.

Những thông báo này được đưa ra sau khi bản đánh giá chiến lược được công bố, cho thấy năng lực hiện tại của hải quân nước này không đủ để đối mặt với các thách thức địa chiến lược ở vùng Ấn Độ-Thái Bình Dương và Canberra nên chuẩn bị cho một cuộc xung đột tiềm ẩn trong khu vực".


***********

voatiengviet.com

Cuộc chiến Israel-Hamas: Mỹ phủ quyết yêu cầu ngừng bắn mà không thả con tin

Reuters

Hoa Kỳ hôm 20/2 một lần nữa phủ quyết dự thảo nghị quyết của Hội đồng Bảo an Liên hiệp quốc về cuộc chiến Israel-Hamas, ngăn chặn đề nghị về một cuộc ngừng bắn nhân đạo ngay lập tức. Thay vào đó, Mỹ thúc đẩy cơ quan gồm 15 thành viên kêu gọi một lệnh ngừng bắn tạm thời liên quan đến việc thả con tin do Hamas bắt giữ.

Mười ba thành viên Hội đồng đã bỏ phiếu ủng hộ văn bản do Algeria soạn thảo, trong khi Anh bỏ phiếu trắng. Đây là lần phủ quyết thứ ba của Hoa Kỳ đối với một dự thảo nghị quyết kể từ khi bắt đầu cuộc giao tranh hiện nay vào ngày 7/10/2023. Washington cũng đã sử dụng quyền phủ quyết của mình để ngăn chặn việc sửa đổi dự thảo nghị quyết vào tháng 12 năm ngoái.

Đại sứ Algeria tại Liên hiệp quốc Amar Bendjama phát biểu tại Hội đồng trước cuộc bỏ phiếu: “Một cuộc bỏ phiếu ủng hộ dự thảo nghị quyết này là ủng hộ quyền sống của người Palestine. Ngược lại, bỏ phiếu chống lại nó ngụ ý sự tán thành bạo lực tàn bạo và trừng phạt tập thể lên đầu họ”.

Đại sứ Hoa Kỳ tại Liên hiệp quốc Linda Thomas-Greenfield hôm 17/2 đã ra tín hiệu rằng Hoa Kỳ sẽ phủ quyết dự thảo nghị quyết này vì lo ngại nó có thể gây nguy hiểm cho các cuộc đàm phán giữa Mỹ, Ai Cập, Israel và Qatar nhằm tìm cách môi giới cho việc tạm dừng chiến tranh và thả các con tin bị Hamas giam giữ ở Dải Gaza.

Bà Thomas-Greenfield nói tại Hội đồng trước cuộc bỏ phiếu: “Yêu cầu ngừng bắn ngay lập tức, vô điều kiện mà không có thỏa thuận yêu cầu Hamas thả con tin sẽ không mang lại nền hòa bình lâu dài. Thay vào đó, nó có thể kéo dài cuộc giao tranh giữa Hamas và Israel”.

Nghị quyết do Algeria soạn thảo bị Mỹ phủ quyết không liên kết lệnh ngừng bắn với việc thả con tin. Nghị quyết yêu cầu riêng biệt một lệnh ngừng bắn nhân đạo ngay lập tức và thả ngay lập tức và vô điều kiện tất cả các con tin.

Đặc phái viên Liên hiệp quốc về Palestine, Riyad Mansour, nói với Hội đồng: “Thông điệp được đưa ra hôm nay cho Israel với quyền phủ quyết này là Israel có thể tiếp tục thoát khỏi tội giết người”.

Đại sứ Israel tại Liên hiệp quốc Gilad Erdan cho biết từ ngừng bắn được nhắc đến “như thể đó là một viên đạn bạc, một giải pháp kỳ diệu cho mọi vấn đề của khu vực”.

Ông Erdan nói với Hội đồng: “Lệnh ngừng bắn đạt được duy một điều – sự sống còn của Hamas”. “Lệnh ngừng bắn là bản án tử hình đối với nhiều người Israel và người Gaza.”

Tạm thời ngừng bắn

Theo văn bản mà Reuters nhìn thấy hôm 19/2, Mỹ hiện đã đề nghị một dự thảo nghị quyết đối thủ kêu gọi ngừng bắn tạm thời trong cuộc chiến Israel-Hamas và phản đối một cuộc tấn công trên bộ lớn của đồng minh Israel ở Rafah. Hoa Kỳ cho biết họ có kế hoạch dành thời gian cho các cuộc đàm phán và sẽ không vội vàng bỏ phiếu.

Cho đến nay, Washington vẫn phản đối từ ngừng bắn trong bất kỳ hành động nào của Liên hiệp quốc đối với cuộc chiến Israel-Hamas, nhưng văn bản của Hoa Kỳ lặp lại ngôn ngữ mà Tổng thống Joe Biden nói ông đã sử dụng vào tuần trước trong các cuộc nói chuyện với Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu.

Dự thảo nghị quyết của Hoa Kỳ sẽ chứng kiến Hội đồng Bảo an “nhấn mạnh sự ủng hộ của họ đối với lệnh ngừng bắn tạm thời ở Gaza ngay khi có thể, dựa trên công thức trả tự do cho tất cả con tin và kêu gọi dỡ bỏ mọi rào cản đối với việc cung cấp hỗ trợ nhân đạo trên quy mô lớn.”

Đây là lần thứ hai kể từ ngày 7/10/2023, Washington đề nghị một nghị quyết tại Hội đồng Bảo an về Gaza. Nga và Trung Quốc đã phủ quyết nỗ lực đầu tiên vào cuối tháng 10 năm ngoái.

Washington có truyền thống bảo vệ Israel khỏi hành động của Liên hiệp quốc. Nhưng họ cũng đã bỏ phiếu trắng hai lần, cho phép Hội đồng thông qua các nghị quyết nhằm tăng cường viện trợ cho Gaza và kêu gọi ngưng chiến kéo dài.

Cuộc chiến bắt đầu khi các tay súng từ nhóm chủ chiến Hamas điều hành Gaza tấn công miền nam Israel vào ngày 7/10/2023, giết chết 1.200 người và bắt giữ 253 con tin, theo thống kê của Israel. Để trả thù, Israel đã tiến hành một cuộc tấn công quân sự vào Gaza mà các cơ quan y tế Gaza cho biết đã giết chết gần 29.000 người Palestine và hàng nghìn thi thể khác có thể đã bị mất tích giữa đống đổ nát.

Vào tháng 12/2023, hơn 3/4 trong số 193 thành viên của Đại Hội đồng Liên hiệp quốc đã bỏ phiếu yêu cầu ngừng bắn nhân đạo ngay lập tức. Các nghị quyết của Đại Hội đồng không mang tính ràng buộc nhưng mang sức nặng chính trị, phản ánh quan điểm toàn cầu về cuộc chiến.


************

voatiengviet.com

Cạnh tranh Mỹ-Trung mở rộng sang công nghệ sinh học, giới lập pháp Mỹ cảnh báo

AP

Các nhà lập pháp Hoa Kỳ đang gióng lên hồi chuông cảnh báo về điều mà họ coi là việc Mỹ thất bại trong cạnh tranh với Trung Quốc về lĩnh vực công nghệ sinh học, đồng thời cảnh báo về những rủi ro đối với an ninh quốc gia và lợi ích thương mại của Hoa Kỳ. Nhưng khi sự cạnh tranh của hai nước mở rộng sang ngành công nghệ sinh học, một số người cho rằng việc cấm cửa các công ty Trung Quốc sẽ chỉ gây tổn hại cho Mỹ.

Công nghệ sinh học hứa hẹn sẽ cách mạng hóa cuộc sống hàng ngày. Các nhà khoa học và các nhà nghiên cứu sử dụng công nghệ sinh học để đạt được những tiến bộ nhanh chóng trong điều trị y tế, kỹ thuật di truyền trong nông nghiệp và các vật liệu sinh học mới. Vì tiềm năng của nó, công nghệ sinh học đã thu hút được sự chú ý của cả chính phủ Trung Quốc và Hoa Kỳ.

Các dự luật đã được đưa ra tại Hạ viện và Thượng viện nhằm cấm “các công ty công nghệ sinh học đối thủ nước ngoài đáng lo ngại” kinh doanh với các nhà cung cấp dịch vụ y tế tại Mỹ được liên bang tài trợ. Các dự luật nêu tên bốn công ty thuộc sở hữu của Trung Quốc.

Tòa đại sứ Trung Quốc cho biết những người đứng sau dự luật có “thành kiến về ý thức hệ” và tìm cách đàn áp các công ty Trung Quốc “với những lý do sai trái”. Tòa đại sứ yêu cầu các công ty Trung Quốc được đối xử “cởi mở, công bằng và không phân biệt đối xử”.

Cuộc tranh luận về công nghệ sinh học đang diễn ra khi chính quyền Biden cố gắng ổn định mối quan hệ Mỹ-Trung đầy biến động, vốn đang bị ảnh hưởng bởi một loạt vấn đề, bao gồm chiến tranh thương mại, đại dịch COVID-19, an ninh mạng và quân sự hóa ở Biển Đông.

Những người chỉ trích luật này cảnh báo rằng những hạn chế đối với các công ty Trung Quốc sẽ cản trở những tiến bộ có thể mang lại lợi ích lớn hơn.

Bà Abigail Coplin, phụ tá giáo sư tại Đại học Vassar, người chuyên về ngành công nghệ sinh học Trung Quốc, nói: “Trong công nghệ sinh học, người ta không thể duy trì khả năng cạnh tranh bằng cách ngăn cản những người khác”. Bà cho biết bà lo lắng rằng các nhà hoạch định chính sách của Hoa Kỳ sẽ quá bị ám ảnh bởi các ứng dụng quân sự của công nghệ này với cái giá phải trả là cản trở nỗ lực chữa bệnh và cung cấp lương thực cho dân số thế giới.

Trong thư gửi các thượng nghị sĩ bảo trợ dự luật, bà Rachel King, giám đốc điều hành của hiệp hội thương mại Tổ chức Đổi mới Công nghệ sinh học, nói luật này sẽ “gây thiệt hại đến chuỗi cung ứng phát triển thuốc cho cả các phương pháp điều trị hiện được phê duyệt và trên thị trường cũng như các quá trình phát triển trong nhiều thập niên.”

Nhưng những người ủng hộ nói rằng luật này rất quan trọng để bảo vệ lợi ích của Hoa Kỳ.

Ủy ban An ninh Quốc gia về Công nghệ sinh học Mới nổi, một tổ chức do Thượng viện Hoa Kỳ thành lập để xem xét ngành này, cho biết dự luật sẽ giúp bảo mật dữ liệu của chính phủ liên bang và của công dân Mỹ, đồng thời sẽ ngăn cản sự cạnh tranh không lành mạnh từ các công ty Trung Quốc.

Ủy ban cảnh báo rằng tiến bộ trong công nghệ sinh học không chỉ mang lại lợi ích kinh tế mà còn mang lại những thay đổi nhanh chóng về khả năng quân sự.

Dân biểu Mike Gallagher, chủ tịch ủy ban tại Hạ viện chuyên về các vấn đề liên quan tới Đảng Cộng sản Trung Quốc, cho biết phần lớn đang bị đe dọa. Ông Gallagher đã giới thiệu phiên bản dự luật của Hạ viện và tuần trước đã dẫn đầu một phái đoàn quốc hội đến Boston để gặp gỡ các giám đốc điều hành công nghệ sinh học.

Ông Gallagher nói: “Đây không chỉ là cuộc chiến về chuỗi cung ứng hay cuộc chiến an ninh quốc gia hay cuộc chiến an ninh kinh tế; tôi cho rằng đây là một cuộc chiến về đạo đức và luân lý”. “Ngay khi lĩnh vực này tiến bộ với tốc độ chóng mặt, quốc gia chiến thắng trong cuộc đua sẽ đặt ra các tiêu chuẩn đạo đức về cách sử dụng những công nghệ này”.

Ông lập luận rằng Hoa Kỳ phải “đặt ra các quy tắc” và nếu không, “kết quả là chúng ta sẽ sống trong một thế giới kém tự do hơn, kém đạo đức hơn”.

Cả Hoa Kỳ và Trung Quốc, hai nền kinh tế lớn nhất thế giới, đều xác định công nghệ sinh học là lợi ích quốc gia quan trọng.

Chính quyền Biden đã đưa ra “cách tiếp cận toàn chính phủ” để thúc đẩy công nghệ sinh học và sản xuất sinh học thiết yếu cho sức khỏe, biến đổi khí hậu, năng lượng, an ninh lương thực, nông nghiệp và khả năng phục hồi chuỗi cung ứng.

Chính phủ Trung Quốc có kế hoạch phát triển một “lực lượng công nghệ chiến lược quốc gia” về công nghệ sinh học, có nhiệm vụ tạo ra những bước đột phá và giúp Trung Quốc đạt được “độc lập về công nghệ”, chủ yếu từ Mỹ.

Ông Ray Yip, người sáng lập văn phòng Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hoa Kỳ tại Trung Quốc, cũng lo lắng rằng sự cạnh tranh sẽ làm chậm những tiến bộ y tế.

Ông Yip nói lợi ích của việc đưa ra phương pháp chẩn đoán và điều trị tốt hơn vượt xa bất kỳ quốc gia riêng lẻ nào, “và sẽ không làm lu mờ năng lực hoặc uy tín của quốc gia khác”.

Điều khiến bà Anna Puglisi, một thành viên cấp cao tại Trung tâm An ninh và Công nghệ mới nổi của Đại học Georgetown, lo ngại là sự thiếu minh bạch và các hoạt động thị trường không công bằng của Bắc Kinh. Bà nói: “Cạnh tranh là một chuyện. Cạnh tranh không lành mạnh là một chuyện khác”.

Bà Puglisi mô tả BGI, một công ty công nghệ sinh học lớn của Trung Quốc được xác định trong cả hai dự luật của Hạ viện và Thượng viện, là “nhà vô địch quốc gia” được nhà nước trợ cấp và đối xử ưu ái trong một hệ thống “làm lu mờ lĩnh vực công lẫn lĩnh vực tư cũng như lĩnh vực dân sự và lĩnh vực quân sự.”

Bà Puglisi nói: “Hệ thống này tạo ra sự bóp méo thị trường và phá hoại các chuẩn mực khoa học toàn cầu bằng cách sử dụng các nhà nghiên cứu, các tổ chức học thuật và thương mại để thúc đẩy các mục tiêu của nhà nước”.

BGI, vốn nhấn mạnh quyền sở hữu tư nhân của mình, chuyên cung cấp bộ dụng cụ xét nghiệm di truyền và xét nghiệm sàng lọc trước khi sinh để phát hiện hội chứng Down và các tình trạng khác. Các nhà lập pháp Hoa Kỳ nói rằng họ lo ngại những dữ liệu đó có thể rơi vào tay chính phủ Trung Quốc.

Bộ Quốc phòng đã liệt kê BGI là một công ty quân sự của Trung Quốc và Bộ Thương mại đã đưa công ty này vào danh sách đen vì lý do nhân quyền, với lý do có nguy cơ công nghệ BGI có thể góp phần vào hoạt động giám sát. BGI đã bác bỏ các cáo buộc.

Khi nêu lên mối lo ngại về BGI, Ủy ban An ninh Quốc gia về Công nghệ sinh học Mới nổi cho biết công ty này được yêu cầu chia sẻ dữ liệu với chính phủ Trung Quốc, đã hợp tác với quân đội Trung Quốc, và đã nhận được tài trợ và hỗ trợ đáng kể của nhà nước Trung Quốc.

Theo Ủy ban, các khoản trợ cấp của nhà nước đã cho phép BGI cung cấp các dịch vụ giải trình tự bộ gen với mức giá cạnh tranh, hấp dẫn các nhà nghiên cứu Hoa Kỳ. Dữ liệu gen, từng nằm trong tay chính phủ Trung Quốc, “là tài sản chiến lược có ý nghĩa về quyền riêng tư, an ninh, kinh tế và đạo đức”, Ủy ban nói.

Chưa thể tiếp xúc với BGI để yêu cầu bình luận.


**************

voatiengviet.com

Bộ Thương mại Mỹ nhận rà soát hành chính thuế chống bán phá giá sản phẩm từ Việt Nam

VOA Tiếng Việt

Bộ Thương mại Hoa Kỳ (DOC) vừa ra thông báo về thời gian tiếp nhận hồ sơ đề nghị rà soát hành chính thuế chống bán phá giá và chống trợ cấp với một số sản phẩm nhập khẩu từ Việt Nam, truyền thông Việt Nam dẫn thông tin từ Cục Phòng vệ thương mại, Bộ Công Thương Việt Nam, cho biết hôm 20/2.

Theo thông báo mà DOC đưa ra ngày 2/2, các sản phẩm nhập khẩu của Việt Nam sẽ được xem xét bao gồm tôm nước ấm đông lạnh, móc treo quần áo bằng thép và tháp gió. Thời kỳ rà soát thuế chống bán phá giá là từ ngày 1/2/2023 đến ngày 31/1/2024.

Theo quy định của Mỹ, thời hạn để các các bên liên quan nộp hồ sơ đề nghị rà soát là trước ngày 29/2/2024.

Thông báo của Bộ Thương mại Hoa Kỳ được đưa ra vào thời điểm quan trọng trong quan hệ thương mại Mỹ-Việt, để qua đó xem xét tác động rộng hơn của các chính sách và thuế thương mại đối với thương mại quốc tế. Động thái mới nhất của Bộ Thương mại Hoa Kỳ được cho là cơ hội chiến lược để các doanh nghiệp Việt Nam bảo vệ lợi ích của mình và đảm bảo khả năng tiếp cận cạnh tranh vào thị trường Hoa Kỳ.

Trong thời gian qua, Mỹ là thị trường xuất khẩu chính và lớn nhất của Việt Nam. Kim ngạch xuất khẩu sang Hoa Kỳ chiếm khoảng 30% tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam ra các nước trên thế giới và chiếm hơn 30% kim ngạch xuất khẩu của các nước ASEAN. Tuy nhiên, sản phẩm xuất khẩu của Việt Nam sang Mỹ cũng gặp nhiều rủi ro về phòng vệ thương mại.

Theo báo cáo của Cục Phòng vệ Thương mại, Bộ Công Thương Việt Nam, tính đến hết tháng 8/2023, hàng xuất khẩu của Việt Nam đã phải đối mặt với 234 vụ việc điều tra phòng vệ thương mại từ 24 thị trường. Trong đó, thị trường Hoa Kỳ chiếm tới 23% vụ.


************
oatiengviet.com

Thủ tướng Thụy Điển thăm Hungary trước việc phê chuẩn đơn xin gia nhập NATO

Reuters

Thủ tướng Thụy Điển Ulf Kristersson sẽ tới Budapest vào ngày 23/2 để gặp người đồng cấp Hungary Viktor Orban trước khi quốc hội Hungary tiến hành cuộc bỏ phiếu bị trì hoãn từ lâu về việc Thụy Điển xin gia nhập NATO vào ngày 26/2.

Thụy Điển đã nộp đơn xin gia nhập liên minh xuyên Đại Tây Dương gần hai năm trước trong một sự thay đổi lịch sử về chính sách được thúc đẩy bởi cuộc xâm lược toàn diện của Nga vào Ukraine.

Hungary là thành viên NATO duy nhất chưa phê chuẩn việc gia nhập của quốc gia Bắc Âu này, khi đảng cầm quyền của ông Orban liên tục trì hoãn cuộc bỏ phiếu, với lý do bất bình về việc Thụy Điển chỉ trích Hungary về nền pháp quyền của nước này.


***********

Bàn ra tán vào (0)

Comment




  • Input symbols

Tin Tức Khắp Nơi Mới Nhất 21-02 -2024:

xxx

Hoaluc 4**********

rfi.fr

Tại sao Liên Âu rụt rè lấy lãi từ tài sản phong tỏa của Nga để tái thiết Ukraina ?

Thu Hằng

Chiến tranh càng kéo dài, Nga càng giầu. Khối tài sản của Nga bị phong tỏa ở nước ngoài cũng sinh lời. Gần hai phần ba tổng số 300 tỉ euro của Ngân hàng Trung ương Nga được giữ ở châu Âu, do tập đoàn tài chính Euroclear, có trụ sở ở Bruxelles (Bỉ), quản lý và sinh lãi gần 5 tỉ euro trong vòng hai năm. Liên Hiệp Châu Âu được quyền sử dụng số tiền lãi này để đầu tư cho quốc phòng và tái thiết Ukraina nhưng chặng đường sắp tới vẫn đầy bất trắc.

Đăng ngày:

4 phút

Khối tài sản khổng lồ này hiện ngủ yên tại tập đoàn tài chính Euroclear. Tháng 03/2022, chỉ vài ngày sau khi Nga đưa quân chiếm Ukraina, Hoa Kỳ, Liên Hiệp Châu Âu và các đồng minh đã quyết định phong tỏa nguồn dự trữ ngoại hối bằng đô la, euro, bảng Anh hay franc Thụy Sĩ của Ngân hàng Trung ương Nga. Chính quyền Matxcơva vẫn sở hữu khối tài sản này nhưng không thể sử dụng để đầu tư cho chiến tranh hoặc vận hành cỗ máy kinh tế.

Ngay khi quyết định được đưa ra, đã có rất nhiều tiếng nói đề xuất tịch thu tài sản của Nga bị phong tỏa để hỗ trợ Ukraina. Tuy nhiên, vấn đề không đơn giản, theo nhận định của tuần báo Pháp L’Express ngày 18/02. Dưới sức ép của các nước vùng Baltic, Ba Lan và Hoa Kỳ, vào đầu năm 2023, Ủy Ban Châu Âu chấp nhận lập một tổ công tác để thảo luận về cách sử dụng khối tài sản này.

Một năm sau, một đạo luật được thông qua ngày 12/02/2024 cho phép Ủy Ban Châu Âu sử dụng mọi khoản lãi từ tài sản bị phong tỏa để đầu tư cho quốc phòng và tái thiết Ukraina. Ủy Ban Châu Âu sẽ chịu trách nhiệm chuyển 5 tỉ này vào ngân sách của khối, sau đó chuyển sang cho Ukraina. Tuy nhiên, hiện chưa có lịch trình cụ thể và có thể kéo dài. Thực tế cho thấy Liên Hiệp Châu Âu đã ban hành 12 đợt trừng phạt các thực thể và cá nhân Nga, cũng như Belarus nhưng để thông qua được mỗi đợt là cả một quá trình đàm phán kéo dài giữa 27 nước.

Ý tưởng tịch thu và sử dụng tài sản bị phong tỏa của Nga cũng gây chia rẽ trong nội bộ Liên Hiệp Châu Âu và các nhà lãnh đạo. Khối 27 nước không thể làm mạnh tay như Hoa Kỳ, tịch thu tài sản của Afghanistan sau khi phe Taliban nắm chính quyền. Thứ nhất, điểm trước đây được cho là « ưu thế » hiện giờ lại thành « bất lợi » cho châu Âu. Thực vậy, phần lớn khối tài sản ở nước ngoài của Nga lại nằm ở châu Âu, và phần lớn do tập đoàn Euroclear quản lý.

Trong số những người phản đối biện pháp tịch thu, nhiều quan chức châu Âu, trong đó có chủ tịch Ngân Hàng Trung Ương Châu Âu Christine Lagarde, dè chừng bởi vì sẽ gây nguy hiểm cho « vị thế đồng tiền dự trữ của euro ». Bà Agathe Demarais, chuyên gia về địa-kinh tế tại Hội đồng Quan hệ Quốc tế châu Âu (European Council on Foreign Relations) giải thích : « Tịch thu tài sản Nga được giữ ở châu Âu có nguy cơ làm suy yếu ưu thế của phương Tây trong cấu trúc tài chính thế giới và khuyến khích việc thành lập những giải pháp thay thế cho Euroclear, như tại Trung Quốc chẳng hạn ».

Thứ hai, hiện giờ có lẽ không phải là thời điểm thích hợp. Cyrille Bret, nhà nghiên cứu cộng tác tại Viện Jacques-Delors, cảnh báo « châu Âu phải cẩn thận, nhất là trong viễn cảnh ông Trump đắc cử tổng thống Mỹ bởi vì châu Âu sẽ một mình đối phó với tổng thống Putin và tương lai của khối tài sản này có thể sẽ thành vũ khí trong các cuộc đàm phán ».

Trái với nhận định trên, hai dân biểu Pháp Julien Bayou (đảng EELV) và Benjamin Haddad (LR) lại cho rằng cần hành động ngay lúc này. Theo ông Bayou, « không làm những việc nằm trong quyền hạn của chúng ta thì sau này sẽ có nguy cơ trả giá đắt. Đây là lúc cần hành động, khi Bỉ đang giữ chức chủ tịch luân phiên Liên Hiệp Châu Âu, đến tháng 07 sẽ nhường chức cho Hungary của thủ tướng Viktor Orban, ít hào hứng hơn ».

Cuối cùng, Liên Hiệp Châu Âu còn lưỡng lự hai vẫn đề khác : Tịch thu để làm gì ? Ai quản lý ? Một số người ủng hộ dùng tiền của Nga để tài trợ cho cuộc kháng chiến của Ukraina, một số khác đề xuất để tái thiết Ukraina, bồi thường nạn nhân chiến tranh. Khối tài sản đó có thể do Nhà nước Ukraina hoặc một định chế châu Âu (Ngân Hàng Đầu Tư Châu Âu (BEI) hoặc Ngân Hàng Tái Thiết và Phát Triển châu Âu (BERD) quản lý. Hiện còn quá nhiều thắc mắc, được Kiev cho rằng chỉ nảy sinh từ những nước sống trong hòa bình, trong khi tình hình trên chiến trường « vô cùng khó khăn » buộc quân Ukraina lui về thế thủ sau hai năm bị Nga xâm lược.


**********
rfi.fr

TIN TỔNG HỢP

RFI

Đăng ngày:

5 phút

(AFP) – Trung Quốc trình làng máy bay dân dụng đường dài lớn nhất. Tại triển lãm hàng không lớn nhất châu Á, mở ra ở Singapore ngày hôm nay, 20/02/2024, Trung Quốc lần đầu tiên cho trình làng C919, máy bay dân dụng lớn nhất do chính nước này sản xuất. Bắc Kinh hy vọng tạo ra những thay đổi trong một lĩnh vực do hai hãng lớn là Airbus và Boeing thống lĩnh từ nhiều thập niên qua, đồng thời giảm bớt sự phụ thuộc vào của Trung Quốc vào công nghệ nước ngoài.

(Reuters) – Ngân hàng Trung ương Trung Quốc - PBOC cắt giảm kỷ lục lãi suất cho vay cơ bản kỳ hạn 5 năm. Quyết định này được đưa ra ngày hôm nay 20/02/2024 nhằm vực dậy thị trường bất động sản đang bị khủng hoảng, đồng thời kích thích nền kinh tế. Trước đó, lãi suất cho vay 5 năm vốn ở mức 4,20%, nay đã giảm xuống còn 3,95%, trong khi lãi suất cho vay một năm vẫn giữ nguyên ở mức 3,45%. Đây là mức giảm sâu nhất kể từ khi mức lãi suất này được áp dụng vào năm 2019.  

(RFI) Một người Mông Cổ bị bắt khi đang cố vận chuyển số lượng lớn động vật hoang dã. Hôm qua, 19/02/2024, hải quan Thái Lan thông báo vụ bắt giữ tại Sân bay Quốc tế Bangkok. Hải quan phát hiện trong vali một số lượng động vật hoang dã đáng kinh ngạc, gần 50 con, bao gồm nhiều loài cá kỳ lạ, 6 con rùa sao Ấn Độ, 5 con trăn, và thậm chí 2 con rồng Komodo. Thái Lan là trung tâm buôn lậu động vật hoang dã khét tiếng. Các động vật sẽ được vận chuyển sang Trung Quốc hoặc Việt Nam, nơi các loài này được sử dụng để làm thuốc cổ truyền. 

(Reuters) –TikTok tiếp tục vi phạm quy định của Indonesia cấm giao dịch trong ứng dụng. Thông báo trên được Indonesia đưa ra ngày hôm nay 20/02/2024, sau khi ứng dụng này đang cố gắng khởi động lại hoạt động kinh doanh mua sắm trực tuyến của mình. Trước đó, TikTok đã buộc phải đóng cửa dịch vụ thương mại điện tử TikTok Shop ở Indonesia, sau khi nước này cấm mua sắm trực tuyến trên các nền tảng mạng xã hội vào năm ngoái, với lý do cần phải bảo vệ dữ liệu của người dùng và người bán. 

(AFP) – Một công dân Mỹ gốc Nga bị bắt vì tội "phản quốc". Hôm nay 20/02/2024, Tổng cục An ninh Liên bang Nga (FSB) thông báo đã bắt giữ một người phụ nữ 33 tuổi, danh tính chưa được công bố, trong cuộc điều tra về tội “phản quốc”. Người này bị cáo buộc gây quỹ cho một tổ chức của Ukraina, sau đó sử dụng số tiền này để mua vũ khí, đạn dược và vật tư y tế cho quân đội Kiev. Một đoạn video do cơ quan nhà nước Nga Ria Novosti công bố cho thấy một phụ nữ trẻ mặc áo khoác trắng và đội mũ lưỡi trai màu trắng kéo xuống che mắt, đã bị đặc vụ FSB đội mũ trùm đầu còng tay. 

(AFP) – Nông dân Ba Lan chặn đường và biên giới với Ukraina. Hàng trăm ngả đường và nhiều điểm thông quan đã bị nông dân Ba Lan ngăn chặn hôm nay, 20/02/2024. Hành động này nhằm tố cáo việc nhập khẩu nông phẩm từ Ukraina bị cho là « không được kiểm soát », đồng thời yêu cầu Liên Hiệp Châu Âu xem xét lại các quy định.   

(Reuters) Anh sắp đạt được thỏa thuận hợp tác với lực lượng biên phòng Liên Âu. Hôm qua, 19/02/2024, phát ngôn viên của thủ tướng Anh cho biết, Luân Đôn sẽ công bố trong những ngày tới một thỏa thuận hợp tác với cơ quan bảo vệ biên giới của Liên Hiệp Châu Âu, Frontex. Thỏa thuận, có thể được ký trong tháng này, cho phép hai bên chia sẻ thông tin về các băng nhóm liên quan đến di cư bất hợp pháp và hợp tác về công nghệ để ngăn chặn nạn buôn người.

(Reuters) – Iran tiếp tục làm giàu uranium vượt xa nhu cầu sử dụng hạt nhân thương mại. Hôm qua 19/02/2024, người đứng đầu Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế IAEA, ông Rafael Grossi, đã đưa ra thông báo trên. Đồng thời ông cho biết dù tốc độ làm giàu uranium của Iran đã chậm lại một chút kể từ cuối năm ngoái nhưng vẫn là rất cao, khoảng 7 kg uranium mỗi tháng, với độ tinh khiết 60%, gần với mức cần thiết để chế tạo vũ khí, không cần thiết cho mục đích thương mại trong sản xuất điện hạt nhân. 

(AFP)  Vợ của cố tổng thống Haïti bị truy tố đồng phạm trong vụ ám sát chồng. Tư pháp Haïti đã truy tố khoảng 50 người, trong đó có nguyên đệ nhất phu nhân Martine Moïse, vợ của tổng thống Moïse bị ám sát, cựu thủ tướng lâm thời Claude Joseph, tổng giám đốc cảnh sát quốc gia Léon Charles. Cơ quan truyền thông AyiboPost đăng trên trang web ngày 19/02/2024 một tài liệu dài 122 trang được cho là « kết quả của khoảng 10 phiên điều trần » và tư pháp đã yêu cầu đưa những người này ra tòaán hình sự « để xét xử về các vụ phạm tội có tổ chức, cướp có vũ trang, khủng bố, ám sát và đồng lõa ám sát » tổng thống Jovenel Moïse. Ngày 07/07/2021, một biệt đội hơn 20 người đã thâm nhập tư dinh, giết chết tổng thống Moïse nhưng đội cận vệ không ra tay.


***********

rfi.fr

Úc đầu tư 6,7 tỷ euro nhằm tăng cường sức mạnh hải quân

Minh Phương

Hôm nay 20/02/2024, chính phủ Úc vừa công bố khoản đầu tư trị giá 6,7 tỷ euro trong 10 năm tới, để tăng cường năng lực phòng thủ và tác chiến của lực lượng hải quân nước này. Thông báo trên được đưa ra trong bối cảnh Trung Quốc và Nga liên tục tăng cường hỏa lực trong khu vực Ấn Độ-Thái Bình Dương. Canberra có tham vọng xây dựng một hạm đội lớn nhất kể từ sau Đệ Nhị Thế Chiến. 

Đăng ngày:

1 phút

(Ảnh minh họa) - Một tàu sân bay trực thăng của Hải quân Úc, với máy bay trực thăng AH-1Z Viper, trong một buổi diễn tập năm 2022 tại Thái Bình Dương.
(Ảnh minh họa) - Một tàu sân bay trực thăng của Hải quân Úc, với máy bay trực thăng AH-1Z Viper, trong một buổi diễn tập năm 2022 tại Thái Bình Dương. © Petty Officer 3rd Class Isaak Martinez/Australian Defense Force via AP

Từ Sydney, thông tín viên Grégory Plesse cho biết cụ thể :

"Hôm nay, chính phủ của thủ tướng Albanese tuyên bố tăng số lượng tàu chiến của hải quân Úc để lực lượng này có hạm đội lớn nhất kể từ khi thế chiến thứ hai kết thúc.” Ông Richard Marles, bộ trưởng Quốc Phòng Úc, nhấn mạnh tính chất đặc biệt của khoản đầu tư này vào hải quân Úc, với mục tiêu tăng số lượng tàu mà nước này sở hữu từ 11 lên thành 26 chiếc.

Chính phủ Úc cũng có kế hoạch cho đóng thêm 11 khinh hạm, 3 tàu khu trục cũng như 6 tàu tự hành (không cần thủy thủ đoàn), để giải quyết tình trạng thiếu nhân lực trong hải quân Úc. Đồng thời, hải quân nước này sẽ tăng cường đáng kể sức mạnh hỏa lực về tên lửa, đặc biệt là trang bị cho một số tàu chiến tên lửa Tomahawk tầm xa.

Những thông báo này được đưa ra sau khi bản đánh giá chiến lược được công bố, cho thấy năng lực hiện tại của hải quân nước này không đủ để đối mặt với các thách thức địa chiến lược ở vùng Ấn Độ-Thái Bình Dương và Canberra nên chuẩn bị cho một cuộc xung đột tiềm ẩn trong khu vực".


***********

voatiengviet.com

Cuộc chiến Israel-Hamas: Mỹ phủ quyết yêu cầu ngừng bắn mà không thả con tin

Reuters

Hoa Kỳ hôm 20/2 một lần nữa phủ quyết dự thảo nghị quyết của Hội đồng Bảo an Liên hiệp quốc về cuộc chiến Israel-Hamas, ngăn chặn đề nghị về một cuộc ngừng bắn nhân đạo ngay lập tức. Thay vào đó, Mỹ thúc đẩy cơ quan gồm 15 thành viên kêu gọi một lệnh ngừng bắn tạm thời liên quan đến việc thả con tin do Hamas bắt giữ.

Mười ba thành viên Hội đồng đã bỏ phiếu ủng hộ văn bản do Algeria soạn thảo, trong khi Anh bỏ phiếu trắng. Đây là lần phủ quyết thứ ba của Hoa Kỳ đối với một dự thảo nghị quyết kể từ khi bắt đầu cuộc giao tranh hiện nay vào ngày 7/10/2023. Washington cũng đã sử dụng quyền phủ quyết của mình để ngăn chặn việc sửa đổi dự thảo nghị quyết vào tháng 12 năm ngoái.

Đại sứ Algeria tại Liên hiệp quốc Amar Bendjama phát biểu tại Hội đồng trước cuộc bỏ phiếu: “Một cuộc bỏ phiếu ủng hộ dự thảo nghị quyết này là ủng hộ quyền sống của người Palestine. Ngược lại, bỏ phiếu chống lại nó ngụ ý sự tán thành bạo lực tàn bạo và trừng phạt tập thể lên đầu họ”.

Đại sứ Hoa Kỳ tại Liên hiệp quốc Linda Thomas-Greenfield hôm 17/2 đã ra tín hiệu rằng Hoa Kỳ sẽ phủ quyết dự thảo nghị quyết này vì lo ngại nó có thể gây nguy hiểm cho các cuộc đàm phán giữa Mỹ, Ai Cập, Israel và Qatar nhằm tìm cách môi giới cho việc tạm dừng chiến tranh và thả các con tin bị Hamas giam giữ ở Dải Gaza.

Bà Thomas-Greenfield nói tại Hội đồng trước cuộc bỏ phiếu: “Yêu cầu ngừng bắn ngay lập tức, vô điều kiện mà không có thỏa thuận yêu cầu Hamas thả con tin sẽ không mang lại nền hòa bình lâu dài. Thay vào đó, nó có thể kéo dài cuộc giao tranh giữa Hamas và Israel”.

Nghị quyết do Algeria soạn thảo bị Mỹ phủ quyết không liên kết lệnh ngừng bắn với việc thả con tin. Nghị quyết yêu cầu riêng biệt một lệnh ngừng bắn nhân đạo ngay lập tức và thả ngay lập tức và vô điều kiện tất cả các con tin.

Đặc phái viên Liên hiệp quốc về Palestine, Riyad Mansour, nói với Hội đồng: “Thông điệp được đưa ra hôm nay cho Israel với quyền phủ quyết này là Israel có thể tiếp tục thoát khỏi tội giết người”.

Đại sứ Israel tại Liên hiệp quốc Gilad Erdan cho biết từ ngừng bắn được nhắc đến “như thể đó là một viên đạn bạc, một giải pháp kỳ diệu cho mọi vấn đề của khu vực”.

Ông Erdan nói với Hội đồng: “Lệnh ngừng bắn đạt được duy một điều – sự sống còn của Hamas”. “Lệnh ngừng bắn là bản án tử hình đối với nhiều người Israel và người Gaza.”

Tạm thời ngừng bắn

Theo văn bản mà Reuters nhìn thấy hôm 19/2, Mỹ hiện đã đề nghị một dự thảo nghị quyết đối thủ kêu gọi ngừng bắn tạm thời trong cuộc chiến Israel-Hamas và phản đối một cuộc tấn công trên bộ lớn của đồng minh Israel ở Rafah. Hoa Kỳ cho biết họ có kế hoạch dành thời gian cho các cuộc đàm phán và sẽ không vội vàng bỏ phiếu.

Cho đến nay, Washington vẫn phản đối từ ngừng bắn trong bất kỳ hành động nào của Liên hiệp quốc đối với cuộc chiến Israel-Hamas, nhưng văn bản của Hoa Kỳ lặp lại ngôn ngữ mà Tổng thống Joe Biden nói ông đã sử dụng vào tuần trước trong các cuộc nói chuyện với Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu.

Dự thảo nghị quyết của Hoa Kỳ sẽ chứng kiến Hội đồng Bảo an “nhấn mạnh sự ủng hộ của họ đối với lệnh ngừng bắn tạm thời ở Gaza ngay khi có thể, dựa trên công thức trả tự do cho tất cả con tin và kêu gọi dỡ bỏ mọi rào cản đối với việc cung cấp hỗ trợ nhân đạo trên quy mô lớn.”

Đây là lần thứ hai kể từ ngày 7/10/2023, Washington đề nghị một nghị quyết tại Hội đồng Bảo an về Gaza. Nga và Trung Quốc đã phủ quyết nỗ lực đầu tiên vào cuối tháng 10 năm ngoái.

Washington có truyền thống bảo vệ Israel khỏi hành động của Liên hiệp quốc. Nhưng họ cũng đã bỏ phiếu trắng hai lần, cho phép Hội đồng thông qua các nghị quyết nhằm tăng cường viện trợ cho Gaza và kêu gọi ngưng chiến kéo dài.

Cuộc chiến bắt đầu khi các tay súng từ nhóm chủ chiến Hamas điều hành Gaza tấn công miền nam Israel vào ngày 7/10/2023, giết chết 1.200 người và bắt giữ 253 con tin, theo thống kê của Israel. Để trả thù, Israel đã tiến hành một cuộc tấn công quân sự vào Gaza mà các cơ quan y tế Gaza cho biết đã giết chết gần 29.000 người Palestine và hàng nghìn thi thể khác có thể đã bị mất tích giữa đống đổ nát.

Vào tháng 12/2023, hơn 3/4 trong số 193 thành viên của Đại Hội đồng Liên hiệp quốc đã bỏ phiếu yêu cầu ngừng bắn nhân đạo ngay lập tức. Các nghị quyết của Đại Hội đồng không mang tính ràng buộc nhưng mang sức nặng chính trị, phản ánh quan điểm toàn cầu về cuộc chiến.


************

voatiengviet.com

Cạnh tranh Mỹ-Trung mở rộng sang công nghệ sinh học, giới lập pháp Mỹ cảnh báo

AP

Các nhà lập pháp Hoa Kỳ đang gióng lên hồi chuông cảnh báo về điều mà họ coi là việc Mỹ thất bại trong cạnh tranh với Trung Quốc về lĩnh vực công nghệ sinh học, đồng thời cảnh báo về những rủi ro đối với an ninh quốc gia và lợi ích thương mại của Hoa Kỳ. Nhưng khi sự cạnh tranh của hai nước mở rộng sang ngành công nghệ sinh học, một số người cho rằng việc cấm cửa các công ty Trung Quốc sẽ chỉ gây tổn hại cho Mỹ.

Công nghệ sinh học hứa hẹn sẽ cách mạng hóa cuộc sống hàng ngày. Các nhà khoa học và các nhà nghiên cứu sử dụng công nghệ sinh học để đạt được những tiến bộ nhanh chóng trong điều trị y tế, kỹ thuật di truyền trong nông nghiệp và các vật liệu sinh học mới. Vì tiềm năng của nó, công nghệ sinh học đã thu hút được sự chú ý của cả chính phủ Trung Quốc và Hoa Kỳ.

Các dự luật đã được đưa ra tại Hạ viện và Thượng viện nhằm cấm “các công ty công nghệ sinh học đối thủ nước ngoài đáng lo ngại” kinh doanh với các nhà cung cấp dịch vụ y tế tại Mỹ được liên bang tài trợ. Các dự luật nêu tên bốn công ty thuộc sở hữu của Trung Quốc.

Tòa đại sứ Trung Quốc cho biết những người đứng sau dự luật có “thành kiến về ý thức hệ” và tìm cách đàn áp các công ty Trung Quốc “với những lý do sai trái”. Tòa đại sứ yêu cầu các công ty Trung Quốc được đối xử “cởi mở, công bằng và không phân biệt đối xử”.

Cuộc tranh luận về công nghệ sinh học đang diễn ra khi chính quyền Biden cố gắng ổn định mối quan hệ Mỹ-Trung đầy biến động, vốn đang bị ảnh hưởng bởi một loạt vấn đề, bao gồm chiến tranh thương mại, đại dịch COVID-19, an ninh mạng và quân sự hóa ở Biển Đông.

Những người chỉ trích luật này cảnh báo rằng những hạn chế đối với các công ty Trung Quốc sẽ cản trở những tiến bộ có thể mang lại lợi ích lớn hơn.

Bà Abigail Coplin, phụ tá giáo sư tại Đại học Vassar, người chuyên về ngành công nghệ sinh học Trung Quốc, nói: “Trong công nghệ sinh học, người ta không thể duy trì khả năng cạnh tranh bằng cách ngăn cản những người khác”. Bà cho biết bà lo lắng rằng các nhà hoạch định chính sách của Hoa Kỳ sẽ quá bị ám ảnh bởi các ứng dụng quân sự của công nghệ này với cái giá phải trả là cản trở nỗ lực chữa bệnh và cung cấp lương thực cho dân số thế giới.

Trong thư gửi các thượng nghị sĩ bảo trợ dự luật, bà Rachel King, giám đốc điều hành của hiệp hội thương mại Tổ chức Đổi mới Công nghệ sinh học, nói luật này sẽ “gây thiệt hại đến chuỗi cung ứng phát triển thuốc cho cả các phương pháp điều trị hiện được phê duyệt và trên thị trường cũng như các quá trình phát triển trong nhiều thập niên.”

Nhưng những người ủng hộ nói rằng luật này rất quan trọng để bảo vệ lợi ích của Hoa Kỳ.

Ủy ban An ninh Quốc gia về Công nghệ sinh học Mới nổi, một tổ chức do Thượng viện Hoa Kỳ thành lập để xem xét ngành này, cho biết dự luật sẽ giúp bảo mật dữ liệu của chính phủ liên bang và của công dân Mỹ, đồng thời sẽ ngăn cản sự cạnh tranh không lành mạnh từ các công ty Trung Quốc.

Ủy ban cảnh báo rằng tiến bộ trong công nghệ sinh học không chỉ mang lại lợi ích kinh tế mà còn mang lại những thay đổi nhanh chóng về khả năng quân sự.

Dân biểu Mike Gallagher, chủ tịch ủy ban tại Hạ viện chuyên về các vấn đề liên quan tới Đảng Cộng sản Trung Quốc, cho biết phần lớn đang bị đe dọa. Ông Gallagher đã giới thiệu phiên bản dự luật của Hạ viện và tuần trước đã dẫn đầu một phái đoàn quốc hội đến Boston để gặp gỡ các giám đốc điều hành công nghệ sinh học.

Ông Gallagher nói: “Đây không chỉ là cuộc chiến về chuỗi cung ứng hay cuộc chiến an ninh quốc gia hay cuộc chiến an ninh kinh tế; tôi cho rằng đây là một cuộc chiến về đạo đức và luân lý”. “Ngay khi lĩnh vực này tiến bộ với tốc độ chóng mặt, quốc gia chiến thắng trong cuộc đua sẽ đặt ra các tiêu chuẩn đạo đức về cách sử dụng những công nghệ này”.

Ông lập luận rằng Hoa Kỳ phải “đặt ra các quy tắc” và nếu không, “kết quả là chúng ta sẽ sống trong một thế giới kém tự do hơn, kém đạo đức hơn”.

Cả Hoa Kỳ và Trung Quốc, hai nền kinh tế lớn nhất thế giới, đều xác định công nghệ sinh học là lợi ích quốc gia quan trọng.

Chính quyền Biden đã đưa ra “cách tiếp cận toàn chính phủ” để thúc đẩy công nghệ sinh học và sản xuất sinh học thiết yếu cho sức khỏe, biến đổi khí hậu, năng lượng, an ninh lương thực, nông nghiệp và khả năng phục hồi chuỗi cung ứng.

Chính phủ Trung Quốc có kế hoạch phát triển một “lực lượng công nghệ chiến lược quốc gia” về công nghệ sinh học, có nhiệm vụ tạo ra những bước đột phá và giúp Trung Quốc đạt được “độc lập về công nghệ”, chủ yếu từ Mỹ.

Ông Ray Yip, người sáng lập văn phòng Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hoa Kỳ tại Trung Quốc, cũng lo lắng rằng sự cạnh tranh sẽ làm chậm những tiến bộ y tế.

Ông Yip nói lợi ích của việc đưa ra phương pháp chẩn đoán và điều trị tốt hơn vượt xa bất kỳ quốc gia riêng lẻ nào, “và sẽ không làm lu mờ năng lực hoặc uy tín của quốc gia khác”.

Điều khiến bà Anna Puglisi, một thành viên cấp cao tại Trung tâm An ninh và Công nghệ mới nổi của Đại học Georgetown, lo ngại là sự thiếu minh bạch và các hoạt động thị trường không công bằng của Bắc Kinh. Bà nói: “Cạnh tranh là một chuyện. Cạnh tranh không lành mạnh là một chuyện khác”.

Bà Puglisi mô tả BGI, một công ty công nghệ sinh học lớn của Trung Quốc được xác định trong cả hai dự luật của Hạ viện và Thượng viện, là “nhà vô địch quốc gia” được nhà nước trợ cấp và đối xử ưu ái trong một hệ thống “làm lu mờ lĩnh vực công lẫn lĩnh vực tư cũng như lĩnh vực dân sự và lĩnh vực quân sự.”

Bà Puglisi nói: “Hệ thống này tạo ra sự bóp méo thị trường và phá hoại các chuẩn mực khoa học toàn cầu bằng cách sử dụng các nhà nghiên cứu, các tổ chức học thuật và thương mại để thúc đẩy các mục tiêu của nhà nước”.

BGI, vốn nhấn mạnh quyền sở hữu tư nhân của mình, chuyên cung cấp bộ dụng cụ xét nghiệm di truyền và xét nghiệm sàng lọc trước khi sinh để phát hiện hội chứng Down và các tình trạng khác. Các nhà lập pháp Hoa Kỳ nói rằng họ lo ngại những dữ liệu đó có thể rơi vào tay chính phủ Trung Quốc.

Bộ Quốc phòng đã liệt kê BGI là một công ty quân sự của Trung Quốc và Bộ Thương mại đã đưa công ty này vào danh sách đen vì lý do nhân quyền, với lý do có nguy cơ công nghệ BGI có thể góp phần vào hoạt động giám sát. BGI đã bác bỏ các cáo buộc.

Khi nêu lên mối lo ngại về BGI, Ủy ban An ninh Quốc gia về Công nghệ sinh học Mới nổi cho biết công ty này được yêu cầu chia sẻ dữ liệu với chính phủ Trung Quốc, đã hợp tác với quân đội Trung Quốc, và đã nhận được tài trợ và hỗ trợ đáng kể của nhà nước Trung Quốc.

Theo Ủy ban, các khoản trợ cấp của nhà nước đã cho phép BGI cung cấp các dịch vụ giải trình tự bộ gen với mức giá cạnh tranh, hấp dẫn các nhà nghiên cứu Hoa Kỳ. Dữ liệu gen, từng nằm trong tay chính phủ Trung Quốc, “là tài sản chiến lược có ý nghĩa về quyền riêng tư, an ninh, kinh tế và đạo đức”, Ủy ban nói.

Chưa thể tiếp xúc với BGI để yêu cầu bình luận.


**************

voatiengviet.com

Bộ Thương mại Mỹ nhận rà soát hành chính thuế chống bán phá giá sản phẩm từ Việt Nam

VOA Tiếng Việt

Bộ Thương mại Hoa Kỳ (DOC) vừa ra thông báo về thời gian tiếp nhận hồ sơ đề nghị rà soát hành chính thuế chống bán phá giá và chống trợ cấp với một số sản phẩm nhập khẩu từ Việt Nam, truyền thông Việt Nam dẫn thông tin từ Cục Phòng vệ thương mại, Bộ Công Thương Việt Nam, cho biết hôm 20/2.

Theo thông báo mà DOC đưa ra ngày 2/2, các sản phẩm nhập khẩu của Việt Nam sẽ được xem xét bao gồm tôm nước ấm đông lạnh, móc treo quần áo bằng thép và tháp gió. Thời kỳ rà soát thuế chống bán phá giá là từ ngày 1/2/2023 đến ngày 31/1/2024.

Theo quy định của Mỹ, thời hạn để các các bên liên quan nộp hồ sơ đề nghị rà soát là trước ngày 29/2/2024.

Thông báo của Bộ Thương mại Hoa Kỳ được đưa ra vào thời điểm quan trọng trong quan hệ thương mại Mỹ-Việt, để qua đó xem xét tác động rộng hơn của các chính sách và thuế thương mại đối với thương mại quốc tế. Động thái mới nhất của Bộ Thương mại Hoa Kỳ được cho là cơ hội chiến lược để các doanh nghiệp Việt Nam bảo vệ lợi ích của mình và đảm bảo khả năng tiếp cận cạnh tranh vào thị trường Hoa Kỳ.

Trong thời gian qua, Mỹ là thị trường xuất khẩu chính và lớn nhất của Việt Nam. Kim ngạch xuất khẩu sang Hoa Kỳ chiếm khoảng 30% tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam ra các nước trên thế giới và chiếm hơn 30% kim ngạch xuất khẩu của các nước ASEAN. Tuy nhiên, sản phẩm xuất khẩu của Việt Nam sang Mỹ cũng gặp nhiều rủi ro về phòng vệ thương mại.

Theo báo cáo của Cục Phòng vệ Thương mại, Bộ Công Thương Việt Nam, tính đến hết tháng 8/2023, hàng xuất khẩu của Việt Nam đã phải đối mặt với 234 vụ việc điều tra phòng vệ thương mại từ 24 thị trường. Trong đó, thị trường Hoa Kỳ chiếm tới 23% vụ.


************
oatiengviet.com

Thủ tướng Thụy Điển thăm Hungary trước việc phê chuẩn đơn xin gia nhập NATO

Reuters

Thủ tướng Thụy Điển Ulf Kristersson sẽ tới Budapest vào ngày 23/2 để gặp người đồng cấp Hungary Viktor Orban trước khi quốc hội Hungary tiến hành cuộc bỏ phiếu bị trì hoãn từ lâu về việc Thụy Điển xin gia nhập NATO vào ngày 26/2.

Thụy Điển đã nộp đơn xin gia nhập liên minh xuyên Đại Tây Dương gần hai năm trước trong một sự thay đổi lịch sử về chính sách được thúc đẩy bởi cuộc xâm lược toàn diện của Nga vào Ukraine.

Hungary là thành viên NATO duy nhất chưa phê chuẩn việc gia nhập của quốc gia Bắc Âu này, khi đảng cầm quyền của ông Orban liên tục trì hoãn cuộc bỏ phiếu, với lý do bất bình về việc Thụy Điển chỉ trích Hungary về nền pháp quyền của nước này.


***********

BÀN RA TÁN VÀO

Đề bài :"Tiếng Việt, yêu & ghét" - Lê Hữu ( Trần Văn Giang ghi lại )

'vô hình trung' là nghĩa gì vậy, sao cứ thích dùng, hình như có nghĩa là 'vô tình'

Xem Thêm

Đề bài :TIN CHIẾN SỰ MỚI NHẤT[ CẬP NHẬT NGÀY 20 -5 - 2022 ]

Suu cao,thue nang,nhu yeu pham tang gia.Kinh te eo seo...Vay ma dang Lua van lay tien cua dan tro giup linh tinh.Mo cua bien gioi.Ung ho toi ac truc tiep khi sua luat cho phep trom cuop o muc do <1.000 dollars thi vo toi....Neu vao thoi diem Trump,bon Lua da ho hoan nhu the nao ??? Nhung nguoi bau ban vi chut tu loi ,nghi gi ve dat nuoc ??? Phai chang day khong phai la dat nuoc minh ??? bat qua,lai tro ve que huong cu...Neu vay,ban la thang cho chet ! mien ban !

Xem Thêm

Đề bài :Tin Mới Nhất Về Chiến Sư Ucraina [ CẬP NHẬT NGÀY 14-5-2022 ]

Chung nao moi vet nho cua ho nha Dan da duoc tay xoa trang boc,thi Uk moi co hy vong...ngung chien.Cung vay,ngay nao ma cac cong ty ,co goc gac tu cac dang bac nu luu-anh hao cua khoi tu do va ong chief police va dang Lua thi moi giai xong phuong trinh tau cong !

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Hình cũ - Hà Thượng Thủ

Ngắm lại hình xưa chịu mấy ông Những Linh, Tùng, Duẫn với Mười, Đồng Mặt mày ai lại đi hồ hởi Phấn khởi khi Tàu cướp Biển Đông Phải chăng “quý” mặt đã thành mông Con mắt nay đà có nhưng không Nên mới chổng khu vào hải đảo Gia tài gấm vóc của tổ tông?

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm