Drone Ukraina lần đầu tiên tấn công một căn cứ hải quân Nga hướng ra Biển Đen
Trọng Nghĩa
Chính
quyền Nga vào hôm nay 04/08/2023 cho biết đã đẩy lùi được các cuộc tấn
công của Ukraina, dùng drone trên biển đánh vào căn cứ hải quân Nga ở
Novorossiysk, trên Biển Đen, và drone trên không nhắm vào bán đảo Crimée
bị sáp nhập. Tình báo Ukraina khẳng định đã phá hỏng một tàu đổ bộ Nga.
Đăng ngày:
3 phút
Theo hãng tin Pháp AFP, trên mạng Telegram bộ Quốc Phòng Nga loan báo: “Khuya
hôm qua, lực lượng vũ trang Ukraina, với sự trợ giúp của chiếc tàu
không người lái, đã mưu toan tấn công căn cứ hải quân Novorossïysk”, ở phía nam nước Nga, tuy nhiên những thiết bị này “đã bị phát hiện bằng mắt thường và bị các chiến hạm Nga dùng súng tiêu diệt”.
Đây
là cuộc tấn công đầu tiên của Ukraina vào Novorossiysk, một cảng dầu
lớn và điểm đến của đường ống dẫn dầu dài khoảng 1.500 km đi từ các mỏ
dầu ở phía tây Kazakhstan và các khu vực của Nga nằm ở phía bắc Biển
Caspi. Hầu hết dầu xuất khẩu của Kazakhstan đều đi qua đường ống này.
Truyền
thông Nga cho biết, tập đoàn vận hành đường ống khẳng định các cơ sở
không bị thiệt hại và dầu vẫn tiếp tục được vận chuyển lên các tàu dầu ở
cảng.
Một chiến hạm Nga bị “loại khỏi vòng chiến”?
Thông
tin từ phía Kiev khẳng định là Quân Đội Ukraina đã thực hiện thành công
một cuộc tấn công bằng drone nhắm vào một chiến hạm Nga tại căn cứ hải
quân Novorossiysk. Một nguồn tin tình báo Ukraina tiết lộ với hãng tin
Anh Reuters rằng chiếc tàu Nga mang tên Olenegorsky Gornyak đã “bị thủng nghiêm trọng và bị loại khỏi vòng chiến”. Đây là một chiếc tàu đổ bộ lớn của Hải Quân Nga, thuộc loại “Dự án 775”.
Đối
với Reuters, tình báo Ukraina như vậy đã xác nhận một phần tuyên bố của
bộ Quốc Phòng Nga trước đó cho biết là căn cứ Novorossiysk đã bị hai
chiếc drone trên biển của Ukraina tấn công, nhưng khẳng định rằng các
chiếc drone này đã bị vô hiệu hóa.
Theo
AFP, từ ngày Nga khởi sự chiến dịch xâm lược Ukraina, Hạm Đội Biển Đen
của Nga đã nhiều lần trở thành mục tiêu đánh phá của lực lượng Kiev, và
các cuộc tấn công đã leo thang trong những tuần lễ gần đây. Hôm thứ Ba
01/08, Matxcơva tuyên bố đã ngăn chặn một cuộc tấn công của ba chiếc
drone trên biển của Ukraina nhắm vào các tàu tuần tra ở Biển Đen, cách
Sebastopol, căn cứ của Hạm Đội Biển Đen của Nga ở Crimée 340 km về phía
tây nam. Một cuộc tấn công tương tự đã diễn ra một tuần trước đó.
Drone bay tiếp tục đánh vào Crimée
Bộ
Quốc Phòng Nga hôm nay 04/08 cũng loan báo việc bắn hạ được 13 chiếc
drone bay của Ukraina tấn công bán đảo Crimée trong đêm hôm qua, rạng
sáng hôm nay, đồng thời cho biết là không có thương vong hay thiệt hại
nào được báo cáo.
Shoigu thị sát mặt trận
Về
phần mình, Quân Đội Nga cho biết là bộ trưởng Quốc Phòng nước này
Sergei Shoigu đã đến vùng chiến sự ở Ukraina để thị sát một sở chỉ huy
và gặp gỡ các quan chức quân sự cấp cao. Tuy nhiên, nguồn tin trên không
nêu rõ thời điểm diễn ra chuyến thăm.
Zelensky thừa nhận phản công khó khăn
Riêng
tổng thống Ukraina Volodymyr Zelensky tối hôm qua thừa nhận rằng chiến
dịch phản công của Ukraina đang gặp khó khăn, với các cuộc giao tranh “rất dữ dội” ở các khu vực trọng điểm miền đông là Lyman, Bakhmout và Avdiivka, cũng như ở mặt trận phía nam.
Tuy nhiên, ông Zelensky tuyên bố rằng: “Bất kể kẻ thù làm gì, quân đội Ukraina mới là bên thống trị”.
Drone biển Ukraine 'đánh trúng' tàu Nga trên Biển Đen
~3 minutes
Tàu Nga bị drone biển Ukraine đánh ở cảng Novorossiysk, theo các nguồn tin Ukraine
Một
tàu hải quân Nga đã bị đánh phá trong một vụ tấn công bằng drone biển
của Urkaine trên Biển Đen, các nguồn tin Ukraine cho hay.
Vụ tấn công được nói là đã xảy ra gần cảng Novorossiysk, nơi trung chuyển một lượng hàng xuất khẩu lớn của Nga.
Bộ Quốc phòng Nga nói họ đã đẩy lùi một cuộc tấn công của Ukraine bằng hai drone biển lên căn cứ quân sự nước này.
Nhưng
một nguồn tin tình báo Ukraine nói với hãng tin Reuters rằng con tàu
"bị hư hỏng nặng và hiện tại không thể thực hiện các nhiệm vụ chiến
đấu."
Olenegorsky Gornyak là loại tàu "đổ bộ" được thiết kế để chuyên chở thiết bị và nhân sự cho các cuộc đổ bộ lên bãi biển
Một video mà một nguồn tin gửi cho BBC dường như quay cảnh drone tiếp cận một con tàu Nga được cho là tàu Olenegorsky Gornyak.
Ukraine chưa chính thức nhận trách nhiệm gây ra vụ tấn công này.
Cảng
Novorossiysk tạm thời ngừng cho các tàu di chuyển sau vụ tấn công, theo
tập đoàn Caspian Pipeline Consortium, chuyên tải dầu lên các tàu chở
dầu ở cảng này.
Drone biển là các thuyền nhỏ, không người lái hoạt động trên hay dưới mặt nước .
Điều
tra của BBC Vefify (bộ phận kiểm chứng của BBC) cho thấy Ukraine đã
tiến hành 10 vụ tấn công bằng drone biển - nhắm vào các tàu quân sự và
căn cứ hải quân của Nga ở Sevastopol, cũng như tại cảng Novorossiysk
trong một vụ tấn công trước đây.
Điều này dựa trên thông
báo của chính quyền Nga và Ukraine, và tin tức từ truyền thông địa
phương. Các nguồn tin quân sự Ukraine cho CNN biết drone biển cũng đã
được dùng trong vụ tấn công Cầu Kerch ở Crimea hồi tháng Bảy.
Novorossiysk
là một trong những cảng lớn nhất ở Biển Đen. Các dịch vụ khẩn cấp ở khu
vực này xác nhận có các vụ nổ và lực lượng an ninh đã được thông báo,
truyền thông nhà nước Nga nói.
Xung
đột trên biển xảy ra nhiều hơn trong vài tuần qua, sau khi Nga rút khỏi
một thỏa thuận với LHQ cho phép ngũ cốc được xuất khẩu từ Ukraine qua
Nga bằng đường biể
Hồi đầu tuần, Nga tấn công các cảng
Odesa và Chornomorsk trên Biển Đen, nơi giới chức cho biết 60 ngàn tấn
ngũ cốc bị hủy hoại, cũng như các cảng trên sông Danube.
Trong một diễn biến khác hôm thứ Sáu, Nga cho biết họ đã bắn hạ 10 drone trên không trên vùng trời Crimea.
*********
IS xác nhận thủ lĩnh Abu al-Hussein đã chết
Khánh An
~3 minutes
Hãng Reuters ngày 3.8 đưa tin tổ chức Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS) xác nhận cái chết của thủ lĩnh lực
lượng này là Abu al-Hussein al-Husseini al-Qurashi, đồng thời công bố
thủ lĩnh mới là Abu Hafs al-Hashimi al-Quraishi. Chưa có thông tin gì
thêm về người mới này.
Theo một phát ngôn của IS thông tin trên
kênh Telegram của tổ chức này, thủ lĩnh Abu al-Hussein đã thiệt mạng
trong vụ đụng độ ở tây bắc Syria. Cụ thể, y "bị giết sau đụng độ trực
tiếp" với nhóm cực đoan Hayat Tahrir al-Sham tại tỉnh Idlib.
Phát
ngôn trên không nêu rõ thời điểm Abu al-Hussein thiệt mạng. Trước đó,
AFP dẫn lời Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan cho hay thủ lĩnh
này của IS đã bị tiêu diệt trong chiến dịch ở Syria hôm 30.4, được tiến
hành bởi cơ quan tình báo MIT của Ankara.
IS thông tin về cái chết
của thủ lĩnh tiền nhiệm Abu Hasan al-Hashimi al-Qurashi hôm 30.11.2022
và người thay thế là Abu Hussein al-Qurashi.
Hôm 30.4, các cơ quan
tình báo Thổ Nhĩ Kỳ và quân cảnh địa phương do Thổ Nhĩ Kỳ hậu thuẫn đã
phong tỏa một khu vực ở thị trấn Jindires tại vùng Afrin phía tây bắc
Syria. Một số người dân cho hay một chiến dịch đã triển khai nhằm vào
một nông trại bỏ hoang được dùng làm một trường học Hồi giáo.
Thổ
Nhĩ Kỳ đã điều động binh sĩ đến phía bắc Syria kể từ năm 2020 và kiểm
soát toàn bộ khu vực này với sự giúp đỡ của một số nhóm ở Syria.
Mỹ
đã tiến hành một chiến dịch bằng trực thăng ở Syria vào giữa tháng 4,
khi cho rằng IS dự định thực hiện các vụ tấn công ở châu Âu và Trung
Đông.
Bộ Tư lệnh trung tâm của Mỹ cho biết đã hạ một thủ lĩnh của
IS trong chiến dịch đó, và nói rằng người này là Abd-al Hadi Mahmud
al-Haji Ali. Các tay súng IS bị nghi sát hại ít nhất 41 người tại Syria
hôm 16.4.
Trong tuần đầu tháng 4, lực lượng Mỹ cho hay đã tiêu
diệt một thủ lĩnh của nhóm IS chịu trách nhiệm lên kế hoạch tiến hành
các vụ tấn công ở châu Âu và cho biết người này là Khalid Aydd Ahmad
al-Jabouri.
Ba Lan xác nhận hai trực thăng Belarus 'xâm phạm không phận' và thông báo Nato
6–7 minutes
Chính
phủ Ba Lan phải xác nhận tin rằng hai trực thăng vũ trang của CH
Belarus, đồng minh của Liên bang Nga, đã "xâm phạm không phận Ba Lan"
vào ngày 01/08/2023.
Trước đó Bộ Quốc phòng Ba Lan
nói các trực thăng Belarus "đang diễn tập tuần tra biên giới cho đến 18
giờ cùng ngày" đã không bay vào không phận nước họ.
Ngay
sau đó, mạng xã hội Ba Lan xuất hiện nhiều ảnh do dân chụp hai trực
thăng của Belarus bay rất thấp vào vùng Bialowieza của Ba Lan.
Vì
lý do đó, chính phủ Ba Lan đã phải điều chỉnh lại thông tin cho báo chí
và xác nhận "có sự việc xâm phạm không phận Ba Lan và Nato ngày 01/08".
Vào
buổi tối cùng ngày, Bộ trưởng Quốc phòng Mariusz Blaszczak đã triệu tập
cuộc họp của Ủy ban An ninh Quốc phòng Ba Lan và thông báo với các đồng
minh trong khối Nato, trang Wiadomosci của đài RadioZet cho hay.
Tuy
giới chức Ba Lan giải thích rằng các trực thăng Belarus "đã bay rất
thấp, dưới tầm radar" nên quân đội Ba Lan không phát hiện ra ngay, báo
chí và dư luận đã chỉ trích chính quyền phản ứng quá chậm trễ.
Có ý kiến yêu cầu nhà chức trách Ba Lan xem lại năng lực phòng thủ không phận.
Nhà báo Lukarz Warzecha đặt câu hỏi: "Vậy chỉ cần bay thấp là trực thăng nước khác có thể vào Ba Lan không ai biết?"
Ngay
sau đó, Belarus ra thông báo nói tin tức phía Ba Lan nêu ra là "trò đùa
như bà già kể chuyện" và hai trực thăng Mi-24 và Mi-8 "không hề bay
sang vùng trời Ba Lan".
Cựu Bộ trưởng Quốc phòng Ba Lan,
Radek Sikorski, hiện là nghị sĩ Nghị viện EU, cho rằng phòng không Ba
Lan "đáng ra cần bắn hạ ngay hai trực thăng Belarus khi chúng vào bầu
trời Ba Lan".
Tuy thế, có ý kiến như của nhà báo Jakub
Pawlowski viết trên một trang quốc phòng Ba Lan, cho rằng không nên
"phản ứng vội vã" mà cần tăng cường phòng thủ biên giới tốt hơn.
Ông
cho là Ba Lan hiện tập trung quá nhiều vào đường biên giới với Ukraine
trong khi biên giới với Belarus chỉ được theo dõi sơ sài, với hệ thống
radar rất mỏng, chỉ phủ sóng quanh một số sân bay.
Vụ
trực thăng Belarus bay thấp vào Ba Lan cho thấy các phương tiện bay khác
như drone hoàn toàn có thể ra vào không phận nước này từ Belarus mà
quân đội chẳng làm gì được, theo Pawlowski.
Wagner chơi bài nghi binh cho Putin?
Một
lý do khiến Ba Lan "mất cảnh giác", theo tờ báo DoRzeczy là phía
Belarus có thông báo cho phía Ba Lan thời gian và địa điểm diễn tập quân
sự.
Sự việc xảy ra sau khi đội quân đánh thuê Wagner từ
Nga "dọn nhà" sang Belarus, theo lời mời của Tổng thống Aleksander
Lukashenko, gây lo lắng cho các nước Nato ở Đông Âu và vùng Baltic.
Nato hiện đã nói họ theo dõi chặt chẽ vùng biên giới giữa Belarus với Ba Lan và Lithuania.
Tuần
này, Tổng thống Lithuania Gintanas Nauseda nói có khả năng "quân Wagner
gây ra các vụ khiêu khích ở đường biên với Lithuania".
Mới đây, lãnh đạo Belarus khoe rằng ông ta "phải ngăn không cho quân Wagner nóng lòng muốn tiến về phía Tây, vào đất Ba Lan".
Hiện
không rõ đây là một cách nói để chối bỏ trách nhiệm của Minsk một khi
quân Wagner xâm nhập vào Ba Lan, hay đúng ra Lukashenko có uy quyền nào
đó với các đơn vị Wagner.
Hôm 02/08, lãnh đạo Cục Biên
phòng Latvia Guntis Pujats nói rằng có rủi ro đang tăng với khả năng
quân Wagner được dùng vào "chiến tranh hỗn hợp" (hybrid warfare) giống
như việc Belarus đã đẩy "người tỵ nạn Trung Đông" tràn vào biên giới EU
trước đây, theo AP.
Cả ba nước Ba Lan, Lithuania và Latvia đều xác nhận họ đã và đang tăng cường quân đội ra biên giới phía Đông.
Một
ngày sau khi có sự cố "trực thăng bay vào Ba Lan từ Belarus", Liên bang
Nga tuyên bố mở cuộc tập trận hải quân ở biển Baltic với trên 30 chiến
hạm và 30 phi cơ cùng 6000 quân tham gia.
Các
báo trong vùng trích giới chuyên gia quân sự của nước họ cho rằng
"Wagner chính là Putin" và việc chuyển quân sang Belarus chỉ là trò nghi
binh.
Trung tướng Ba Lan đã nghỉ hưu Leon Komornicki nói với báo chí rằng cần coi hoạt động của Wagner ở Belarus là phần nối dài của "cuộc binh biến giả vờ" do Moscow và Minsk bày ra.
Mục tiêu của quân Wagner nay là "trinh sát, do thám biên giới Ba Lan cho mục tiêu chiến tranh hỗn hợp", ông nói.
Theo
tướng Komornicki, người Ba Lan cần cảnh giác trước cuộc chiến tranh
thông tin mà Nga đang tiến hành qua các vụ việc vừa qua ở biên giới Ba
Lan-Belarus, vốn "là phần không tách rời trong cuộc chiến của Nga ở
Ukraine".
Vào thời gian Ba Lan sắp có cuộc bầu cử quốc
hội vào tháng 11 năm nay, việc gây nhiễu thông tin để "chia rẽ dư luận,
các đảng chính trị" mà một trong các mục tiêu Kremlin đang hướng tới,
theo ý kiến này.
Hoa Kỳ cùng một số đồng minh Nato của Ba Lan, Lithuania và Latvia nay cũng bắt đầu chia sẻ cách nhìn này.
Đại
sứ Mỹ ở LHQ, bà Linda Thomas-Greenfield nói hôm đầu tuần rằng Hoa Kỳ
coi các hoạt động của Wagner ở châu Phi và Ukraine "là mối đe dọa".
Các
hoạt động của Wagner đều phục vụ chính phủ Nga, và "cuộc tấn công nào
của Wagner cũng sẽ được coi là cuộc tấn công do chính quyền Nga thực
hiện", bà Thomas-Greenfield nói với báo chí hôm thứ Hai.
Hồi
tháng 2 vừa qua, trang Politico có phóng sự đặc biệt điều tra các tuyến
làm ăn của tập đoàn Wagner và trích dẫn giới phân tích cho rằng "quân
Wagner là phương tiện riêng của ông Putin để thực hiện các mục tiêu địa
chính trị và kinh tế trên thế giới".
Đổi lại, Wagner được "thưởng quyền khai thác mỏ" ở châu Phi và đem lại thu nhập cao cho các bên liên quan.
Hoạt động của quân Wagner đã giúp đẩy quân Pháp ra khỏi Mali và tăng ảnh hưởng của Nga ở quốc gia châu Phi.
Mới nhất đây, Wagner công khai khen ngợi cuộc đảo chính ở Niger do các tướng Niger thực hiện lật đổ tổng thống dân cử.
Philippines thúc đẩy hợp tác hàng hải với Việt Nam, tổng thống thăm Hà Nội năm tới
VOA Tiếng Việt
4–5 minutes
Chính
phủ Philippines đang tìm cách thúc đẩy hợp tác hàng hải với Việt Nam để
củng cố an toàn và ổn định cho vùng biển trong khu vực, đặc biệt là
Biển Đông, nơi cả hai quốc gia đều có tuyên bố chủ quyền. Đồng thời, với
mục tiêu tăng cường quan hệ giữa hai nước, Tổng thống Philippines
Ferdinand Marcos Jr. sẽ đến thăm Việt Nam vào tháng 1 năm 2024, Bộ Ngoại
giao Philippines (DFA) thông báo hôm 2/8.
Chuyến thăm của ông
Marcos vào năm tới sẽ kết thúc Kế hoạch hành động 5 năm của Philippines
với Việt Nam. Trong chuyến thăm, Tổng thống Marcos và Chủ tịch nước Việt
Nam Võ Văn Thưởng “có thể gặp nhau để thảo luận về cách thức nâng cấp
quan hệ song phương của chúng ta lên tầm cao hơn nữa”, CNN Philippines
dẫn lời Ngoại trưởng Enrique Manalo cho biết hôm 2/8.
Đây sẽ là
cuộc gặp song phương đầu tiên giữa hai nhà lãnh đạo sau khi ông Thưởng
lên nhậm chức chủ tịch nước vào tháng 3 năm nay.
Trước đó, ông
Marcos đã có các cuộc gặp bên lề với Thủ tướng Việt Nam Phạm Minh Chính
tại hội nghị thượng đỉnh ASEAN vào tháng 11/2022 và tháng 5/2023. Hai
nhà lãnh đạo khi đó đã đồng ý tăng cường quan hệ giữa hai quốc gia trong
một số lĩnh vực, bao gồm thương mại, nông nghiệp, quốc phòng và an ninh
hàng hải.
Trong một bài phát biểu tại Học viện Ngoại giao Việt
Nam hôm 1/8, Ngoại trưởng Enrique Manalo nói vị trí địa lý và vị thế của
Manila và Hà Nội với tư cách là các quốc gia ven biển lớn ở Biển Đông
đã “làm cho hợp tác hàng hải trở thành điểm tương tác quan trọng” giữa
hai quốc gia, theo Thông tấn xã Philippines (PNA).
Ngoại trưởng
Manalo hiện đang ở Hà Nội để chủ trì Kỳ họp lần thứ 10 của Ủy ban hỗn
hợp về hợp tác song phương cùng với Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam Bùi
Thanh Sơn.
Ông Manalo nói cả hai nước phải khám phá “các phương
thức hợp tác mới” trong lĩnh vực an toàn hàng hải, tìm kiếm cứu nạn,
nghiên cứu khoa học biển và bảo vệ môi trường biển. Theo ông, có được an
ninh hàng hải trong khu vực sẽ là một “động lực mạnh mẽ” cho quan hệ
đối tác chiến lược của hai quốc gia.
Thông qua Nhóm công tác
thường trực chung Philippines-Việt Nam về các vấn đề hàng hải và đại
dương, Manila và Hà Nội trong những năm gần đây đã thảo luận về các
thách thức và tìm kiếm các sáng kiến chung để quản lý hiệu quả các tuyên
bố chủ quyền cạnh tranh của họ trên Biển Đông.
Cơ chế hợp tác
biển giữa Việt Nam và Philippines đã được thiết lập từ năm 2004. Từ đó
đến nay, mối quan hệ giữa hai nước luôn được đánh giá là “rất tốt”, đặc
biệt trong việc phối hợp bảo vệ lợi ích của họ trên Biển Đông, theo các
chuyên gia.
“Hai bên đều coi cơ chế hợp tác biển giữa hai nước là
một trong những trụ cột quan trọng trong quan hệ hai nước”, TS. Hà Hoàng
Hợp, một nhà nghiên cứu khách mời cấp cao của Viện Đông Nam Á ở
Singapore cho biết. “Việt Nam nói cơ chế này đóng vay trò quan trọng
trong việc tăng cường quan hệ đối tác chiến lược giữa hai nước và góp
phần bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của từng nước trên Biển Đông, từ
đó giúp thúc đẩy hoà bình, ổn định khu vực và củng cố sự đoàn kết trong
khối ASEAN”.
Việt Nam và Philippines là hai trong số 6 quốc gia có tuyên bố chủ quyền chồng lấn nhau trên Biển Đông.
Việt
Nam trước đây đã ủng hộ Philippines trong chiến thắng của nước này
trong phán quyết của Tòa Trọng tài Hague chống lại yêu sách đường chín
đoạn (đường lưỡi bò) của Trung Quốc.
“Quan hệ Việt Nam-Philippines
đang ngày càng gắn kết hơn trên Biển Đông nói chung, và tôi kỳ vọng
điều đó sẽ tiếp tục dưới thời chính phủ Marcos với sự hợp tác lớn hơn
thông qua quan hệ đối tác chiến lược Philippines-Việt Nam”, ông Greg
Poling, Giám đốc Chương trình Sáng kiến Minh bạch Hàng hải châu Á của
Trung tâm nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) có trụ sở ở
Washington, nói với VOA.
Trong bài phát biểu hôm 2/8, Ngoại trưởng
Philippines nói rằng quan hệ đối tác chiến lược giữa hai nước sẽ đóng
vai trò như một lời khẳng định rằng cả hai đều nỗ lực giữ cho các vùng
biển rộng mở và tự do, và “những tranh chấp phải được quản lý và giải
quyết một cách ôn hòa, phù hợp với các chuẩn mực và luật pháp quốc tế,
bao gồm Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển cũng như Phán quyết Trọng
tài năm 2016 về Biển Đông”, vẫn theo PNA.
Theo ông Manalo,
Philippines và Việt Nam phải “chia sẻ trách nhiệm đặc biệt trong việc
hợp tác” để đạt được một Bộ quy tắc ứng xử (COC) thực chất và hiệu quả ở
Biển Đông và phải đạt được trong thời gian sớm nhất.
Kyiv huy động hỗ trợ toàn cầu cho kế hoạch hòa bình của Ukraine
Reuters
5–6 minutes
Ukraine
và các đồng minh đặt mục tiêu huy động sự ủng hộ toàn cầu cho kế hoạch
hòa bình trong các cuộc đàm phán cuối tuần này do Ả Rập Xê-út chủ trì
nhưng vẫn còn một câu hỏi đặt ra là liệu Trung Quốc có tham gia hay
không.
Các nhà ngoại giao Ukraine và phương Tây hy vọng cuộc gặp
tại Jeddah của các cố vấn an ninh quốc gia và các quan chức cấp cao khác
từ khoảng 40 quốc gia sẽ nhất trí các nguyên tắc chính làm cơ sở cho
bất kỳ giải pháp hòa bình nào nhằm chấm dứt cuộc chiến của Nga ở
Ukraine.
Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskyy hôm 2/8 nói ông hy
vọng sáng kiến này sẽ dẫn đến một “hội nghị thượng đỉnh hòa bình” của
các nhà lãnh đạo từ khắp nơi trên thế giới vào mùa thu này để ủng hộ các
nguyên tắc, dựa trên công thức 10 điểm của ông, cho một giải pháp hòa
bình.
Các quan chức Ukraine, Nga và quốc tế nói rằng không có
triển vọng đàm phán hòa bình trực tiếp giữa Ukraine và Nga vào lúc này,
khi chiến tranh tiếp tục ác liệt và Kyiv tìm cách giành lại lãnh thổ
thông qua một cuộc phản công.
Các quan chức cho biết cả cuộc họp ở
Jeddah - dự kiến sẽ bắt đầu vào ngày 4/8, với các cuộc thảo luận chính
vào 5/8 và 6/8 - cũng như hội nghị thượng đỉnh hòa bình sẽ không có sự
tham gia của Nga.
Thay vào đó, Ukraine đặt mục tiêu trước tiên là
xây dựng một liên minh hỗ trợ ngoại giao lớn hơn cho tầm nhìn hòa bình
bên ngoài nhóm cốt lõi là những nước ủng hộ phương Tây bằng cách tiếp
cận với các quốc gia Nam bán cầu như Ấn Độ, Brazil, Nam Phi và Thổ Nhĩ
Kỳ.
Ông Ihor Zhovkva, cố vấn ngoại giao chính của ông Zelenskyy,
ngày 3/8 nói với Reuters: “Một trong những mục tiêu chính của vòng đàm
phán này là cuối cùng sẽ khắc phục được cách hiểu chung về nội dung
nguyên tắc 10 điểm”.
10 điểm bao gồm kêu gọi khôi phục hoàn toàn
toàn vẹn lãnh thổ của Ukraine, rút quân Nga hoàn toàn, bảo vệ nguồn cung
cấp lương thực và năng lượng, an toàn hạt nhân và trả tự do cho tất cả
các tù nhân.
Nhưng các quan chức phương Tây thừa nhận sáng kiến
này chỉ có thể gây áp lực hạn chế lên Moscow mà không có Trung Quốc,
quốc gia duy trì quan hệ kinh tế và ngoại giao chặt chẽ với Nga và từ
chối các lời kêu gọi quốc tế lên án cuộc xâm lược Ukraine.
Các
quan chức ngày 3/8 nói không rõ liệu các quan chức Trung Quốc có tham
gia các cuộc đàm phán ở Jeddah hay không - trực tiếp hay qua hội nghị
video. Trung Quốc đã được mời tham dự vòng đàm phán trước đó ở
Copenhagen vào cuối tháng 6 nhưng đã không tham dự.
“Tôi nghĩ điều
quan trọng là không chỉ Ấn Độ, Brazil và các đối tác quan trọng khác
tham gia mà cả Trung Quốc cũng ngồi vào bàn và thực sự nói chuyện hòa
bình”, một quan chức cấp cao của Ủy ban châu Âu giấu tên cho biết.
Ông
Zhovkva nói đại sứ Trung Quốc tại Ukraine đã tham dự các cuộc họp ở
Kyiv về sáng kiến hòa bình và Ukraine đang làm việc để có sự tham gia
của Trung Quốc tại Jeddah.
“Thiệp mời ở trên bàn,” ông nói.
Bộ Ngoại giao Trung Quốc không trả lời trực tiếp khi được Reuters hỏi liệu Trung Quốc có tham gia cuộc họp hay không.
“Trung
Quốc sẵn sàng hợp tác với cộng đồng quốc tế để tiếp tục đóng vai trò
mang tính xây dựng trong việc làm dịu tình hình”, Bộ này cho biết.
Thỏa thuận ngũ cốc
Để
tìm cách thuyết phục các nước Nam bán cầu, các quan chức phương Tây cho
biết họ sẽ nhấn mạnh rằng giá lương thực đã tăng vọt kể từ khi Nga rút
khỏi thỏa thuận cho phép vận chuyển ngũ cốc của Ukraine qua Biển Đen một
cách an toàn và thực hiện một loạt không kích vào các cơ sở cảng của
Ukraine.
“Chúng tôi chắc chắn sẽ đưa ra quan điểm này mạnh mẽ và rõ ràng,” quan chức của Ủy ban châu Âu cho biết.
Ả-rập
Xê-út không bình luận công khai về các cuộc đàm phán sắp tới nhưng các
quan chức Ukraine và phương Tây cho biết quyết định tổ chức cuộc họp của
nước này phản ánh mong muốn của Riyadh đóng vai trò ngoại giao nổi bật
trong nỗ lực giải quyết xung đột.
Ả Rập Xê-út, cùng với Thổ Nhĩ
Kỳ, đã đóng vai trò hòa giải trong một cuộc trao đổi tù nhân lớn giữa
Ukraine và Nga vào tháng 9 năm ngoái.
Ông Zelenskyy đã tham dự hội
nghị thượng đỉnh của Liên đoàn Ả Rập tại Ả Rập Xê-út vào tháng 5 năm
nay, tại đó Thái tử Ả Rập Xê-út Mohammed bin Salman bày tỏ sẵn sàng làm
trung gian hòa giải trong cuộc chiến.
Một quan chức cấp cao thứ
hai của EU cho biết Ả-rập Xê-út đã vươn tới “những khu vực trên thế giới
mà các đồng minh cổ điển (của Ukraine) không dễ tiếp cận.”
Cố vấn An ninh Quốc gia Hoa Kỳ Jake Sullivan dự kiến sẽ đại diện cho Hoa Kỳ tại các cuộc đàm phán này.
Phát
ngôn viên Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ Matt Miller nói: “Đây vẫn là bước khởi
đầu của quá trình.” “Hãy nhớ rằng, vẫn còn đang giao tranh ở Ukraine.”
Khi
được hỏi về các cuộc đàm phán, phát ngôn viên Điện Kremlin Dmitry
Peskov nói Nga cần hiểu rõ mục tiêu đàm phán và những gì sẽ được thảo
luận.
**********
Tin tức thế giới 4-8: Ukraine gặp khó khăn ở tiền tuyến; Nhà Trắng lo Triều Tiên gửi vũ khí cho Nga
4–5 minutes
* Ukraine gặp khó khăn ở tiền tuyến
Ngày 3-8, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky tuyên bố quân đội Ukraine gặp khó khăn ở tiền tuyến ở phía đông và phía nam đất nước, nhưng chiếm ưu thế trong chiến dịch của họ.
Theo
Hãng tin Reuters, trong bài phát biểu qua video hằng đêm của mình, ông
Zelensky nói đang "có giao tranh ác liệt" ở một số trung tâm ở phía đông
nơi các trận chiến đang diễn ra.
Bên cạnh đó, ông Zelensky thông báo "ở phía nam, mọi thứ đều khó khăn", nhưng "sức mạnh Ukraine vẫn chiếm ưu thế".
* Nhà Trắng lo ngại Triều Tiên gửi vũ khí cho Nga
Ngày 3-8, cố vấn an ninh quốc gia Nhà Trắng John Kirby phát biểu trong một cuộc họp báo rằng Mỹ vẫn lo ngại Triều Tiên sẽ gửi vũ khí cho Nga.
"Thông tin của chúng tôi cho thấy Nga đang tìm cách tăng cường hợp tác quân sự" với Triều Tiên, ông Kirby nói.
* Ông Trump không nhận tội âm mưu đảo ngược thất bại bầu cử
Ngày
3-8, cựu tổng thống Mỹ Donald Trump không nhận tội trước các cáo buộc
về việc dàn dựng âm mưu lật ngược thất bại trong cuộc bầu cử năm 2020.
Theo
Reuters, các công tố viên Mỹ cũng gọi đây là nỗ lực chưa từng có của
tổng thống đương nhiệm nhằm phá hoại các trụ cột của nền dân chủ Mỹ.
Sau khi bị buộc tội, ông Trump tuyên bố đó là một "ngày rất buồn đối với nước Mỹ".
"Đây
là một cuộc đàn áp một đối thủ chính trị. Điều này lẽ ra không bao giờ
xảy ra ở Mỹ", ông Trump nói trước khi lên máy bay trở về New Jersey sau
phiên tòa.
* Hai thủy thủ Hải quân Mỹ bị bắt vì liên quan đến Trung Quốc
Theo
nguồn tin quan chức của Hãng tin AP, hai thủy thủ Hải quân Mỹ đã bị bắt
giữ vì các cáo buộc liên quan đến an ninh quốc gia và Trung Quốc.
Cụ
thể, các nguồn tin này tiết lộ một thủy thủ 22 tuổi được chỉ định làm
việc trên một con tàu ở San Diego đã bị bắt từ hôm 2-8 vì cáo buộc liên
quan đến hoạt động gián điệp. Người này được cho là liên quan đến âm mưu
gửi thông tin quốc phòng cho các quan chức Trung Quốc.
Trong khi
đó, một thủy thủ khác đã bị bắt tại căn cứ hải quân Hạt Ventura phía bắc
Los Angeles và bị buộc tội âm mưu và nhận hối lộ từ một quan chức Trung
Quốc.
* Trung Quốc chưa phản hồi lời mời ngoại trưởng sang Washington
Ngoại
trưởng Mỹ Antony Blinken cho hay vẫn chưa nhận được phản hồi từ Trung
Quốc về lời mời ông Vương Nghị - ngoại trưởng Trung Quốc mới được tái bổ
nhiệm - tới Washington.
Đầu tuần này, Washington đã chính thức
gia hạn lời mời đối với nhà ngoại giao kỳ cựu Vương Nghị, sau khi người
tiền nhiệm của ông là Tần Cương đột ngột bị Bắc Kinh miễn nhiệm vào cuối
tháng 7.
* Tàu hỏa đi lại ở thành phố New York trật bánh, 7 người bị thương
Theo
Sở Cứu hỏa thành phố New York, một đoàn tàu của Đường sắt Long Island
đã trật bánh bên ngoài một nhà ga ở quận Queens, thành phố New York vào
sáng 3-8. Vụ việc khiến ít nhất 7 người bị thương nhẹ.
Ngoài ra,
lực lượng cứu hỏa đã có mặt tại hiện trường ngay phía đông nhà ga
Jamaica để giúp giải cứu các hành khách, không ai trong số họ bị thương
nguy hiểm đến tính mạng.
* Cuba cấm doanh nghiệp dùng máy ATM, hạn chế giao dịch tiền mặt
Ngân
hàng Trung ương Cuba trong tuần này đã ban hành các quy định cấm các
doanh nghiệp nhà nước và tư nhân sử dụng máy ATM và hạn chế giao dịch
tiền mặt giữa các doanh nghiệp.
Động thái trên nhằm chế ngự lạm phát và tình trạng kinh doanh ngoài sổ sách trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế nghiêm trọng.
Các quy định đã có hiệu lực từ ngày 3-8. Cuba
cũng giới hạn các giao dịch tiền mặt ở mức 5.000 peso và sẽ được áp
dụng dần dần trong sáu tháng, phương tiện truyền thông chính thức cho
biết.
Drone Ukraina lần đầu tiên tấn công một căn cứ hải quân Nga hướng ra Biển Đen
Trọng Nghĩa
Chính
quyền Nga vào hôm nay 04/08/2023 cho biết đã đẩy lùi được các cuộc tấn
công của Ukraina, dùng drone trên biển đánh vào căn cứ hải quân Nga ở
Novorossiysk, trên Biển Đen, và drone trên không nhắm vào bán đảo Crimée
bị sáp nhập. Tình báo Ukraina khẳng định đã phá hỏng một tàu đổ bộ Nga.
Đăng ngày:
3 phút
Theo hãng tin Pháp AFP, trên mạng Telegram bộ Quốc Phòng Nga loan báo: “Khuya
hôm qua, lực lượng vũ trang Ukraina, với sự trợ giúp của chiếc tàu
không người lái, đã mưu toan tấn công căn cứ hải quân Novorossïysk”, ở phía nam nước Nga, tuy nhiên những thiết bị này “đã bị phát hiện bằng mắt thường và bị các chiến hạm Nga dùng súng tiêu diệt”.
Đây
là cuộc tấn công đầu tiên của Ukraina vào Novorossiysk, một cảng dầu
lớn và điểm đến của đường ống dẫn dầu dài khoảng 1.500 km đi từ các mỏ
dầu ở phía tây Kazakhstan và các khu vực của Nga nằm ở phía bắc Biển
Caspi. Hầu hết dầu xuất khẩu của Kazakhstan đều đi qua đường ống này.
Truyền
thông Nga cho biết, tập đoàn vận hành đường ống khẳng định các cơ sở
không bị thiệt hại và dầu vẫn tiếp tục được vận chuyển lên các tàu dầu ở
cảng.
Một chiến hạm Nga bị “loại khỏi vòng chiến”?
Thông
tin từ phía Kiev khẳng định là Quân Đội Ukraina đã thực hiện thành công
một cuộc tấn công bằng drone nhắm vào một chiến hạm Nga tại căn cứ hải
quân Novorossiysk. Một nguồn tin tình báo Ukraina tiết lộ với hãng tin
Anh Reuters rằng chiếc tàu Nga mang tên Olenegorsky Gornyak đã “bị thủng nghiêm trọng và bị loại khỏi vòng chiến”. Đây là một chiếc tàu đổ bộ lớn của Hải Quân Nga, thuộc loại “Dự án 775”.
Đối
với Reuters, tình báo Ukraina như vậy đã xác nhận một phần tuyên bố của
bộ Quốc Phòng Nga trước đó cho biết là căn cứ Novorossiysk đã bị hai
chiếc drone trên biển của Ukraina tấn công, nhưng khẳng định rằng các
chiếc drone này đã bị vô hiệu hóa.
Theo
AFP, từ ngày Nga khởi sự chiến dịch xâm lược Ukraina, Hạm Đội Biển Đen
của Nga đã nhiều lần trở thành mục tiêu đánh phá của lực lượng Kiev, và
các cuộc tấn công đã leo thang trong những tuần lễ gần đây. Hôm thứ Ba
01/08, Matxcơva tuyên bố đã ngăn chặn một cuộc tấn công của ba chiếc
drone trên biển của Ukraina nhắm vào các tàu tuần tra ở Biển Đen, cách
Sebastopol, căn cứ của Hạm Đội Biển Đen của Nga ở Crimée 340 km về phía
tây nam. Một cuộc tấn công tương tự đã diễn ra một tuần trước đó.
Drone bay tiếp tục đánh vào Crimée
Bộ
Quốc Phòng Nga hôm nay 04/08 cũng loan báo việc bắn hạ được 13 chiếc
drone bay của Ukraina tấn công bán đảo Crimée trong đêm hôm qua, rạng
sáng hôm nay, đồng thời cho biết là không có thương vong hay thiệt hại
nào được báo cáo.
Shoigu thị sát mặt trận
Về
phần mình, Quân Đội Nga cho biết là bộ trưởng Quốc Phòng nước này
Sergei Shoigu đã đến vùng chiến sự ở Ukraina để thị sát một sở chỉ huy
và gặp gỡ các quan chức quân sự cấp cao. Tuy nhiên, nguồn tin trên không
nêu rõ thời điểm diễn ra chuyến thăm.
Zelensky thừa nhận phản công khó khăn
Riêng
tổng thống Ukraina Volodymyr Zelensky tối hôm qua thừa nhận rằng chiến
dịch phản công của Ukraina đang gặp khó khăn, với các cuộc giao tranh “rất dữ dội” ở các khu vực trọng điểm miền đông là Lyman, Bakhmout và Avdiivka, cũng như ở mặt trận phía nam.
Tuy nhiên, ông Zelensky tuyên bố rằng: “Bất kể kẻ thù làm gì, quân đội Ukraina mới là bên thống trị”.
Drone biển Ukraine 'đánh trúng' tàu Nga trên Biển Đen
~3 minutes
Tàu Nga bị drone biển Ukraine đánh ở cảng Novorossiysk, theo các nguồn tin Ukraine
Một
tàu hải quân Nga đã bị đánh phá trong một vụ tấn công bằng drone biển
của Urkaine trên Biển Đen, các nguồn tin Ukraine cho hay.
Vụ tấn công được nói là đã xảy ra gần cảng Novorossiysk, nơi trung chuyển một lượng hàng xuất khẩu lớn của Nga.
Bộ Quốc phòng Nga nói họ đã đẩy lùi một cuộc tấn công của Ukraine bằng hai drone biển lên căn cứ quân sự nước này.
Nhưng
một nguồn tin tình báo Ukraine nói với hãng tin Reuters rằng con tàu
"bị hư hỏng nặng và hiện tại không thể thực hiện các nhiệm vụ chiến
đấu."
Olenegorsky Gornyak là loại tàu "đổ bộ" được thiết kế để chuyên chở thiết bị và nhân sự cho các cuộc đổ bộ lên bãi biển
Một video mà một nguồn tin gửi cho BBC dường như quay cảnh drone tiếp cận một con tàu Nga được cho là tàu Olenegorsky Gornyak.
Ukraine chưa chính thức nhận trách nhiệm gây ra vụ tấn công này.
Cảng
Novorossiysk tạm thời ngừng cho các tàu di chuyển sau vụ tấn công, theo
tập đoàn Caspian Pipeline Consortium, chuyên tải dầu lên các tàu chở
dầu ở cảng này.
Drone biển là các thuyền nhỏ, không người lái hoạt động trên hay dưới mặt nước .
Điều
tra của BBC Vefify (bộ phận kiểm chứng của BBC) cho thấy Ukraine đã
tiến hành 10 vụ tấn công bằng drone biển - nhắm vào các tàu quân sự và
căn cứ hải quân của Nga ở Sevastopol, cũng như tại cảng Novorossiysk
trong một vụ tấn công trước đây.
Điều này dựa trên thông
báo của chính quyền Nga và Ukraine, và tin tức từ truyền thông địa
phương. Các nguồn tin quân sự Ukraine cho CNN biết drone biển cũng đã
được dùng trong vụ tấn công Cầu Kerch ở Crimea hồi tháng Bảy.
Novorossiysk
là một trong những cảng lớn nhất ở Biển Đen. Các dịch vụ khẩn cấp ở khu
vực này xác nhận có các vụ nổ và lực lượng an ninh đã được thông báo,
truyền thông nhà nước Nga nói.
Xung
đột trên biển xảy ra nhiều hơn trong vài tuần qua, sau khi Nga rút khỏi
một thỏa thuận với LHQ cho phép ngũ cốc được xuất khẩu từ Ukraine qua
Nga bằng đường biể
Hồi đầu tuần, Nga tấn công các cảng
Odesa và Chornomorsk trên Biển Đen, nơi giới chức cho biết 60 ngàn tấn
ngũ cốc bị hủy hoại, cũng như các cảng trên sông Danube.
Trong một diễn biến khác hôm thứ Sáu, Nga cho biết họ đã bắn hạ 10 drone trên không trên vùng trời Crimea.
*********
IS xác nhận thủ lĩnh Abu al-Hussein đã chết
Khánh An
~3 minutes
Hãng Reuters ngày 3.8 đưa tin tổ chức Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS) xác nhận cái chết của thủ lĩnh lực
lượng này là Abu al-Hussein al-Husseini al-Qurashi, đồng thời công bố
thủ lĩnh mới là Abu Hafs al-Hashimi al-Quraishi. Chưa có thông tin gì
thêm về người mới này.
Theo một phát ngôn của IS thông tin trên
kênh Telegram của tổ chức này, thủ lĩnh Abu al-Hussein đã thiệt mạng
trong vụ đụng độ ở tây bắc Syria. Cụ thể, y "bị giết sau đụng độ trực
tiếp" với nhóm cực đoan Hayat Tahrir al-Sham tại tỉnh Idlib.
Phát
ngôn trên không nêu rõ thời điểm Abu al-Hussein thiệt mạng. Trước đó,
AFP dẫn lời Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan cho hay thủ lĩnh
này của IS đã bị tiêu diệt trong chiến dịch ở Syria hôm 30.4, được tiến
hành bởi cơ quan tình báo MIT của Ankara.
IS thông tin về cái chết
của thủ lĩnh tiền nhiệm Abu Hasan al-Hashimi al-Qurashi hôm 30.11.2022
và người thay thế là Abu Hussein al-Qurashi.
Hôm 30.4, các cơ quan
tình báo Thổ Nhĩ Kỳ và quân cảnh địa phương do Thổ Nhĩ Kỳ hậu thuẫn đã
phong tỏa một khu vực ở thị trấn Jindires tại vùng Afrin phía tây bắc
Syria. Một số người dân cho hay một chiến dịch đã triển khai nhằm vào
một nông trại bỏ hoang được dùng làm một trường học Hồi giáo.
Thổ
Nhĩ Kỳ đã điều động binh sĩ đến phía bắc Syria kể từ năm 2020 và kiểm
soát toàn bộ khu vực này với sự giúp đỡ của một số nhóm ở Syria.
Mỹ
đã tiến hành một chiến dịch bằng trực thăng ở Syria vào giữa tháng 4,
khi cho rằng IS dự định thực hiện các vụ tấn công ở châu Âu và Trung
Đông.
Bộ Tư lệnh trung tâm của Mỹ cho biết đã hạ một thủ lĩnh của
IS trong chiến dịch đó, và nói rằng người này là Abd-al Hadi Mahmud
al-Haji Ali. Các tay súng IS bị nghi sát hại ít nhất 41 người tại Syria
hôm 16.4.
Trong tuần đầu tháng 4, lực lượng Mỹ cho hay đã tiêu
diệt một thủ lĩnh của nhóm IS chịu trách nhiệm lên kế hoạch tiến hành
các vụ tấn công ở châu Âu và cho biết người này là Khalid Aydd Ahmad
al-Jabouri.
Ba Lan xác nhận hai trực thăng Belarus 'xâm phạm không phận' và thông báo Nato
6–7 minutes
Chính
phủ Ba Lan phải xác nhận tin rằng hai trực thăng vũ trang của CH
Belarus, đồng minh của Liên bang Nga, đã "xâm phạm không phận Ba Lan"
vào ngày 01/08/2023.
Trước đó Bộ Quốc phòng Ba Lan
nói các trực thăng Belarus "đang diễn tập tuần tra biên giới cho đến 18
giờ cùng ngày" đã không bay vào không phận nước họ.
Ngay
sau đó, mạng xã hội Ba Lan xuất hiện nhiều ảnh do dân chụp hai trực
thăng của Belarus bay rất thấp vào vùng Bialowieza của Ba Lan.
Vì
lý do đó, chính phủ Ba Lan đã phải điều chỉnh lại thông tin cho báo chí
và xác nhận "có sự việc xâm phạm không phận Ba Lan và Nato ngày 01/08".
Vào
buổi tối cùng ngày, Bộ trưởng Quốc phòng Mariusz Blaszczak đã triệu tập
cuộc họp của Ủy ban An ninh Quốc phòng Ba Lan và thông báo với các đồng
minh trong khối Nato, trang Wiadomosci của đài RadioZet cho hay.
Tuy
giới chức Ba Lan giải thích rằng các trực thăng Belarus "đã bay rất
thấp, dưới tầm radar" nên quân đội Ba Lan không phát hiện ra ngay, báo
chí và dư luận đã chỉ trích chính quyền phản ứng quá chậm trễ.
Có ý kiến yêu cầu nhà chức trách Ba Lan xem lại năng lực phòng thủ không phận.
Nhà báo Lukarz Warzecha đặt câu hỏi: "Vậy chỉ cần bay thấp là trực thăng nước khác có thể vào Ba Lan không ai biết?"
Ngay
sau đó, Belarus ra thông báo nói tin tức phía Ba Lan nêu ra là "trò đùa
như bà già kể chuyện" và hai trực thăng Mi-24 và Mi-8 "không hề bay
sang vùng trời Ba Lan".
Cựu Bộ trưởng Quốc phòng Ba Lan,
Radek Sikorski, hiện là nghị sĩ Nghị viện EU, cho rằng phòng không Ba
Lan "đáng ra cần bắn hạ ngay hai trực thăng Belarus khi chúng vào bầu
trời Ba Lan".
Tuy thế, có ý kiến như của nhà báo Jakub
Pawlowski viết trên một trang quốc phòng Ba Lan, cho rằng không nên
"phản ứng vội vã" mà cần tăng cường phòng thủ biên giới tốt hơn.
Ông
cho là Ba Lan hiện tập trung quá nhiều vào đường biên giới với Ukraine
trong khi biên giới với Belarus chỉ được theo dõi sơ sài, với hệ thống
radar rất mỏng, chỉ phủ sóng quanh một số sân bay.
Vụ
trực thăng Belarus bay thấp vào Ba Lan cho thấy các phương tiện bay khác
như drone hoàn toàn có thể ra vào không phận nước này từ Belarus mà
quân đội chẳng làm gì được, theo Pawlowski.
Wagner chơi bài nghi binh cho Putin?
Một
lý do khiến Ba Lan "mất cảnh giác", theo tờ báo DoRzeczy là phía
Belarus có thông báo cho phía Ba Lan thời gian và địa điểm diễn tập quân
sự.
Sự việc xảy ra sau khi đội quân đánh thuê Wagner từ
Nga "dọn nhà" sang Belarus, theo lời mời của Tổng thống Aleksander
Lukashenko, gây lo lắng cho các nước Nato ở Đông Âu và vùng Baltic.
Nato hiện đã nói họ theo dõi chặt chẽ vùng biên giới giữa Belarus với Ba Lan và Lithuania.
Tuần
này, Tổng thống Lithuania Gintanas Nauseda nói có khả năng "quân Wagner
gây ra các vụ khiêu khích ở đường biên với Lithuania".
Mới đây, lãnh đạo Belarus khoe rằng ông ta "phải ngăn không cho quân Wagner nóng lòng muốn tiến về phía Tây, vào đất Ba Lan".
Hiện
không rõ đây là một cách nói để chối bỏ trách nhiệm của Minsk một khi
quân Wagner xâm nhập vào Ba Lan, hay đúng ra Lukashenko có uy quyền nào
đó với các đơn vị Wagner.
Hôm 02/08, lãnh đạo Cục Biên
phòng Latvia Guntis Pujats nói rằng có rủi ro đang tăng với khả năng
quân Wagner được dùng vào "chiến tranh hỗn hợp" (hybrid warfare) giống
như việc Belarus đã đẩy "người tỵ nạn Trung Đông" tràn vào biên giới EU
trước đây, theo AP.
Cả ba nước Ba Lan, Lithuania và Latvia đều xác nhận họ đã và đang tăng cường quân đội ra biên giới phía Đông.
Một
ngày sau khi có sự cố "trực thăng bay vào Ba Lan từ Belarus", Liên bang
Nga tuyên bố mở cuộc tập trận hải quân ở biển Baltic với trên 30 chiến
hạm và 30 phi cơ cùng 6000 quân tham gia.
Các
báo trong vùng trích giới chuyên gia quân sự của nước họ cho rằng
"Wagner chính là Putin" và việc chuyển quân sang Belarus chỉ là trò nghi
binh.
Trung tướng Ba Lan đã nghỉ hưu Leon Komornicki nói với báo chí rằng cần coi hoạt động của Wagner ở Belarus là phần nối dài của "cuộc binh biến giả vờ" do Moscow và Minsk bày ra.
Mục tiêu của quân Wagner nay là "trinh sát, do thám biên giới Ba Lan cho mục tiêu chiến tranh hỗn hợp", ông nói.
Theo
tướng Komornicki, người Ba Lan cần cảnh giác trước cuộc chiến tranh
thông tin mà Nga đang tiến hành qua các vụ việc vừa qua ở biên giới Ba
Lan-Belarus, vốn "là phần không tách rời trong cuộc chiến của Nga ở
Ukraine".
Vào thời gian Ba Lan sắp có cuộc bầu cử quốc
hội vào tháng 11 năm nay, việc gây nhiễu thông tin để "chia rẽ dư luận,
các đảng chính trị" mà một trong các mục tiêu Kremlin đang hướng tới,
theo ý kiến này.
Hoa Kỳ cùng một số đồng minh Nato của Ba Lan, Lithuania và Latvia nay cũng bắt đầu chia sẻ cách nhìn này.
Đại
sứ Mỹ ở LHQ, bà Linda Thomas-Greenfield nói hôm đầu tuần rằng Hoa Kỳ
coi các hoạt động của Wagner ở châu Phi và Ukraine "là mối đe dọa".
Các
hoạt động của Wagner đều phục vụ chính phủ Nga, và "cuộc tấn công nào
của Wagner cũng sẽ được coi là cuộc tấn công do chính quyền Nga thực
hiện", bà Thomas-Greenfield nói với báo chí hôm thứ Hai.
Hồi
tháng 2 vừa qua, trang Politico có phóng sự đặc biệt điều tra các tuyến
làm ăn của tập đoàn Wagner và trích dẫn giới phân tích cho rằng "quân
Wagner là phương tiện riêng của ông Putin để thực hiện các mục tiêu địa
chính trị và kinh tế trên thế giới".
Đổi lại, Wagner được "thưởng quyền khai thác mỏ" ở châu Phi và đem lại thu nhập cao cho các bên liên quan.
Hoạt động của quân Wagner đã giúp đẩy quân Pháp ra khỏi Mali và tăng ảnh hưởng của Nga ở quốc gia châu Phi.
Mới nhất đây, Wagner công khai khen ngợi cuộc đảo chính ở Niger do các tướng Niger thực hiện lật đổ tổng thống dân cử.
Philippines thúc đẩy hợp tác hàng hải với Việt Nam, tổng thống thăm Hà Nội năm tới
VOA Tiếng Việt
4–5 minutes
Chính
phủ Philippines đang tìm cách thúc đẩy hợp tác hàng hải với Việt Nam để
củng cố an toàn và ổn định cho vùng biển trong khu vực, đặc biệt là
Biển Đông, nơi cả hai quốc gia đều có tuyên bố chủ quyền. Đồng thời, với
mục tiêu tăng cường quan hệ giữa hai nước, Tổng thống Philippines
Ferdinand Marcos Jr. sẽ đến thăm Việt Nam vào tháng 1 năm 2024, Bộ Ngoại
giao Philippines (DFA) thông báo hôm 2/8.
Chuyến thăm của ông
Marcos vào năm tới sẽ kết thúc Kế hoạch hành động 5 năm của Philippines
với Việt Nam. Trong chuyến thăm, Tổng thống Marcos và Chủ tịch nước Việt
Nam Võ Văn Thưởng “có thể gặp nhau để thảo luận về cách thức nâng cấp
quan hệ song phương của chúng ta lên tầm cao hơn nữa”, CNN Philippines
dẫn lời Ngoại trưởng Enrique Manalo cho biết hôm 2/8.
Đây sẽ là
cuộc gặp song phương đầu tiên giữa hai nhà lãnh đạo sau khi ông Thưởng
lên nhậm chức chủ tịch nước vào tháng 3 năm nay.
Trước đó, ông
Marcos đã có các cuộc gặp bên lề với Thủ tướng Việt Nam Phạm Minh Chính
tại hội nghị thượng đỉnh ASEAN vào tháng 11/2022 và tháng 5/2023. Hai
nhà lãnh đạo khi đó đã đồng ý tăng cường quan hệ giữa hai quốc gia trong
một số lĩnh vực, bao gồm thương mại, nông nghiệp, quốc phòng và an ninh
hàng hải.
Trong một bài phát biểu tại Học viện Ngoại giao Việt
Nam hôm 1/8, Ngoại trưởng Enrique Manalo nói vị trí địa lý và vị thế của
Manila và Hà Nội với tư cách là các quốc gia ven biển lớn ở Biển Đông
đã “làm cho hợp tác hàng hải trở thành điểm tương tác quan trọng” giữa
hai quốc gia, theo Thông tấn xã Philippines (PNA).
Ngoại trưởng
Manalo hiện đang ở Hà Nội để chủ trì Kỳ họp lần thứ 10 của Ủy ban hỗn
hợp về hợp tác song phương cùng với Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam Bùi
Thanh Sơn.
Ông Manalo nói cả hai nước phải khám phá “các phương
thức hợp tác mới” trong lĩnh vực an toàn hàng hải, tìm kiếm cứu nạn,
nghiên cứu khoa học biển và bảo vệ môi trường biển. Theo ông, có được an
ninh hàng hải trong khu vực sẽ là một “động lực mạnh mẽ” cho quan hệ
đối tác chiến lược của hai quốc gia.
Thông qua Nhóm công tác
thường trực chung Philippines-Việt Nam về các vấn đề hàng hải và đại
dương, Manila và Hà Nội trong những năm gần đây đã thảo luận về các
thách thức và tìm kiếm các sáng kiến chung để quản lý hiệu quả các tuyên
bố chủ quyền cạnh tranh của họ trên Biển Đông.
Cơ chế hợp tác
biển giữa Việt Nam và Philippines đã được thiết lập từ năm 2004. Từ đó
đến nay, mối quan hệ giữa hai nước luôn được đánh giá là “rất tốt”, đặc
biệt trong việc phối hợp bảo vệ lợi ích của họ trên Biển Đông, theo các
chuyên gia.
“Hai bên đều coi cơ chế hợp tác biển giữa hai nước là
một trong những trụ cột quan trọng trong quan hệ hai nước”, TS. Hà Hoàng
Hợp, một nhà nghiên cứu khách mời cấp cao của Viện Đông Nam Á ở
Singapore cho biết. “Việt Nam nói cơ chế này đóng vay trò quan trọng
trong việc tăng cường quan hệ đối tác chiến lược giữa hai nước và góp
phần bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của từng nước trên Biển Đông, từ
đó giúp thúc đẩy hoà bình, ổn định khu vực và củng cố sự đoàn kết trong
khối ASEAN”.
Việt Nam và Philippines là hai trong số 6 quốc gia có tuyên bố chủ quyền chồng lấn nhau trên Biển Đông.
Việt
Nam trước đây đã ủng hộ Philippines trong chiến thắng của nước này
trong phán quyết của Tòa Trọng tài Hague chống lại yêu sách đường chín
đoạn (đường lưỡi bò) của Trung Quốc.
“Quan hệ Việt Nam-Philippines
đang ngày càng gắn kết hơn trên Biển Đông nói chung, và tôi kỳ vọng
điều đó sẽ tiếp tục dưới thời chính phủ Marcos với sự hợp tác lớn hơn
thông qua quan hệ đối tác chiến lược Philippines-Việt Nam”, ông Greg
Poling, Giám đốc Chương trình Sáng kiến Minh bạch Hàng hải châu Á của
Trung tâm nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) có trụ sở ở
Washington, nói với VOA.
Trong bài phát biểu hôm 2/8, Ngoại trưởng
Philippines nói rằng quan hệ đối tác chiến lược giữa hai nước sẽ đóng
vai trò như một lời khẳng định rằng cả hai đều nỗ lực giữ cho các vùng
biển rộng mở và tự do, và “những tranh chấp phải được quản lý và giải
quyết một cách ôn hòa, phù hợp với các chuẩn mực và luật pháp quốc tế,
bao gồm Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển cũng như Phán quyết Trọng
tài năm 2016 về Biển Đông”, vẫn theo PNA.
Theo ông Manalo,
Philippines và Việt Nam phải “chia sẻ trách nhiệm đặc biệt trong việc
hợp tác” để đạt được một Bộ quy tắc ứng xử (COC) thực chất và hiệu quả ở
Biển Đông và phải đạt được trong thời gian sớm nhất.
Kyiv huy động hỗ trợ toàn cầu cho kế hoạch hòa bình của Ukraine
Reuters
5–6 minutes
Ukraine
và các đồng minh đặt mục tiêu huy động sự ủng hộ toàn cầu cho kế hoạch
hòa bình trong các cuộc đàm phán cuối tuần này do Ả Rập Xê-út chủ trì
nhưng vẫn còn một câu hỏi đặt ra là liệu Trung Quốc có tham gia hay
không.
Các nhà ngoại giao Ukraine và phương Tây hy vọng cuộc gặp
tại Jeddah của các cố vấn an ninh quốc gia và các quan chức cấp cao khác
từ khoảng 40 quốc gia sẽ nhất trí các nguyên tắc chính làm cơ sở cho
bất kỳ giải pháp hòa bình nào nhằm chấm dứt cuộc chiến của Nga ở
Ukraine.
Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskyy hôm 2/8 nói ông hy
vọng sáng kiến này sẽ dẫn đến một “hội nghị thượng đỉnh hòa bình” của
các nhà lãnh đạo từ khắp nơi trên thế giới vào mùa thu này để ủng hộ các
nguyên tắc, dựa trên công thức 10 điểm của ông, cho một giải pháp hòa
bình.
Các quan chức Ukraine, Nga và quốc tế nói rằng không có
triển vọng đàm phán hòa bình trực tiếp giữa Ukraine và Nga vào lúc này,
khi chiến tranh tiếp tục ác liệt và Kyiv tìm cách giành lại lãnh thổ
thông qua một cuộc phản công.
Các quan chức cho biết cả cuộc họp ở
Jeddah - dự kiến sẽ bắt đầu vào ngày 4/8, với các cuộc thảo luận chính
vào 5/8 và 6/8 - cũng như hội nghị thượng đỉnh hòa bình sẽ không có sự
tham gia của Nga.
Thay vào đó, Ukraine đặt mục tiêu trước tiên là
xây dựng một liên minh hỗ trợ ngoại giao lớn hơn cho tầm nhìn hòa bình
bên ngoài nhóm cốt lõi là những nước ủng hộ phương Tây bằng cách tiếp
cận với các quốc gia Nam bán cầu như Ấn Độ, Brazil, Nam Phi và Thổ Nhĩ
Kỳ.
Ông Ihor Zhovkva, cố vấn ngoại giao chính của ông Zelenskyy,
ngày 3/8 nói với Reuters: “Một trong những mục tiêu chính của vòng đàm
phán này là cuối cùng sẽ khắc phục được cách hiểu chung về nội dung
nguyên tắc 10 điểm”.
10 điểm bao gồm kêu gọi khôi phục hoàn toàn
toàn vẹn lãnh thổ của Ukraine, rút quân Nga hoàn toàn, bảo vệ nguồn cung
cấp lương thực và năng lượng, an toàn hạt nhân và trả tự do cho tất cả
các tù nhân.
Nhưng các quan chức phương Tây thừa nhận sáng kiến
này chỉ có thể gây áp lực hạn chế lên Moscow mà không có Trung Quốc,
quốc gia duy trì quan hệ kinh tế và ngoại giao chặt chẽ với Nga và từ
chối các lời kêu gọi quốc tế lên án cuộc xâm lược Ukraine.
Các
quan chức ngày 3/8 nói không rõ liệu các quan chức Trung Quốc có tham
gia các cuộc đàm phán ở Jeddah hay không - trực tiếp hay qua hội nghị
video. Trung Quốc đã được mời tham dự vòng đàm phán trước đó ở
Copenhagen vào cuối tháng 6 nhưng đã không tham dự.
“Tôi nghĩ điều
quan trọng là không chỉ Ấn Độ, Brazil và các đối tác quan trọng khác
tham gia mà cả Trung Quốc cũng ngồi vào bàn và thực sự nói chuyện hòa
bình”, một quan chức cấp cao của Ủy ban châu Âu giấu tên cho biết.
Ông
Zhovkva nói đại sứ Trung Quốc tại Ukraine đã tham dự các cuộc họp ở
Kyiv về sáng kiến hòa bình và Ukraine đang làm việc để có sự tham gia
của Trung Quốc tại Jeddah.
“Thiệp mời ở trên bàn,” ông nói.
Bộ Ngoại giao Trung Quốc không trả lời trực tiếp khi được Reuters hỏi liệu Trung Quốc có tham gia cuộc họp hay không.
“Trung
Quốc sẵn sàng hợp tác với cộng đồng quốc tế để tiếp tục đóng vai trò
mang tính xây dựng trong việc làm dịu tình hình”, Bộ này cho biết.
Thỏa thuận ngũ cốc
Để
tìm cách thuyết phục các nước Nam bán cầu, các quan chức phương Tây cho
biết họ sẽ nhấn mạnh rằng giá lương thực đã tăng vọt kể từ khi Nga rút
khỏi thỏa thuận cho phép vận chuyển ngũ cốc của Ukraine qua Biển Đen một
cách an toàn và thực hiện một loạt không kích vào các cơ sở cảng của
Ukraine.
“Chúng tôi chắc chắn sẽ đưa ra quan điểm này mạnh mẽ và rõ ràng,” quan chức của Ủy ban châu Âu cho biết.
Ả-rập
Xê-út không bình luận công khai về các cuộc đàm phán sắp tới nhưng các
quan chức Ukraine và phương Tây cho biết quyết định tổ chức cuộc họp của
nước này phản ánh mong muốn của Riyadh đóng vai trò ngoại giao nổi bật
trong nỗ lực giải quyết xung đột.
Ả Rập Xê-út, cùng với Thổ Nhĩ
Kỳ, đã đóng vai trò hòa giải trong một cuộc trao đổi tù nhân lớn giữa
Ukraine và Nga vào tháng 9 năm ngoái.
Ông Zelenskyy đã tham dự hội
nghị thượng đỉnh của Liên đoàn Ả Rập tại Ả Rập Xê-út vào tháng 5 năm
nay, tại đó Thái tử Ả Rập Xê-út Mohammed bin Salman bày tỏ sẵn sàng làm
trung gian hòa giải trong cuộc chiến.
Một quan chức cấp cao thứ
hai của EU cho biết Ả-rập Xê-út đã vươn tới “những khu vực trên thế giới
mà các đồng minh cổ điển (của Ukraine) không dễ tiếp cận.”
Cố vấn An ninh Quốc gia Hoa Kỳ Jake Sullivan dự kiến sẽ đại diện cho Hoa Kỳ tại các cuộc đàm phán này.
Phát
ngôn viên Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ Matt Miller nói: “Đây vẫn là bước khởi
đầu của quá trình.” “Hãy nhớ rằng, vẫn còn đang giao tranh ở Ukraine.”
Khi
được hỏi về các cuộc đàm phán, phát ngôn viên Điện Kremlin Dmitry
Peskov nói Nga cần hiểu rõ mục tiêu đàm phán và những gì sẽ được thảo
luận.
**********
Tin tức thế giới 4-8: Ukraine gặp khó khăn ở tiền tuyến; Nhà Trắng lo Triều Tiên gửi vũ khí cho Nga
4–5 minutes
* Ukraine gặp khó khăn ở tiền tuyến
Ngày 3-8, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky tuyên bố quân đội Ukraine gặp khó khăn ở tiền tuyến ở phía đông và phía nam đất nước, nhưng chiếm ưu thế trong chiến dịch của họ.
Theo
Hãng tin Reuters, trong bài phát biểu qua video hằng đêm của mình, ông
Zelensky nói đang "có giao tranh ác liệt" ở một số trung tâm ở phía đông
nơi các trận chiến đang diễn ra.
Bên cạnh đó, ông Zelensky thông báo "ở phía nam, mọi thứ đều khó khăn", nhưng "sức mạnh Ukraine vẫn chiếm ưu thế".
* Nhà Trắng lo ngại Triều Tiên gửi vũ khí cho Nga
Ngày 3-8, cố vấn an ninh quốc gia Nhà Trắng John Kirby phát biểu trong một cuộc họp báo rằng Mỹ vẫn lo ngại Triều Tiên sẽ gửi vũ khí cho Nga.
"Thông tin của chúng tôi cho thấy Nga đang tìm cách tăng cường hợp tác quân sự" với Triều Tiên, ông Kirby nói.
* Ông Trump không nhận tội âm mưu đảo ngược thất bại bầu cử
Ngày
3-8, cựu tổng thống Mỹ Donald Trump không nhận tội trước các cáo buộc
về việc dàn dựng âm mưu lật ngược thất bại trong cuộc bầu cử năm 2020.
Theo
Reuters, các công tố viên Mỹ cũng gọi đây là nỗ lực chưa từng có của
tổng thống đương nhiệm nhằm phá hoại các trụ cột của nền dân chủ Mỹ.
Sau khi bị buộc tội, ông Trump tuyên bố đó là một "ngày rất buồn đối với nước Mỹ".
"Đây
là một cuộc đàn áp một đối thủ chính trị. Điều này lẽ ra không bao giờ
xảy ra ở Mỹ", ông Trump nói trước khi lên máy bay trở về New Jersey sau
phiên tòa.
* Hai thủy thủ Hải quân Mỹ bị bắt vì liên quan đến Trung Quốc
Theo
nguồn tin quan chức của Hãng tin AP, hai thủy thủ Hải quân Mỹ đã bị bắt
giữ vì các cáo buộc liên quan đến an ninh quốc gia và Trung Quốc.
Cụ
thể, các nguồn tin này tiết lộ một thủy thủ 22 tuổi được chỉ định làm
việc trên một con tàu ở San Diego đã bị bắt từ hôm 2-8 vì cáo buộc liên
quan đến hoạt động gián điệp. Người này được cho là liên quan đến âm mưu
gửi thông tin quốc phòng cho các quan chức Trung Quốc.
Trong khi
đó, một thủy thủ khác đã bị bắt tại căn cứ hải quân Hạt Ventura phía bắc
Los Angeles và bị buộc tội âm mưu và nhận hối lộ từ một quan chức Trung
Quốc.
* Trung Quốc chưa phản hồi lời mời ngoại trưởng sang Washington
Ngoại
trưởng Mỹ Antony Blinken cho hay vẫn chưa nhận được phản hồi từ Trung
Quốc về lời mời ông Vương Nghị - ngoại trưởng Trung Quốc mới được tái bổ
nhiệm - tới Washington.
Đầu tuần này, Washington đã chính thức
gia hạn lời mời đối với nhà ngoại giao kỳ cựu Vương Nghị, sau khi người
tiền nhiệm của ông là Tần Cương đột ngột bị Bắc Kinh miễn nhiệm vào cuối
tháng 7.
* Tàu hỏa đi lại ở thành phố New York trật bánh, 7 người bị thương
Theo
Sở Cứu hỏa thành phố New York, một đoàn tàu của Đường sắt Long Island
đã trật bánh bên ngoài một nhà ga ở quận Queens, thành phố New York vào
sáng 3-8. Vụ việc khiến ít nhất 7 người bị thương nhẹ.
Ngoài ra,
lực lượng cứu hỏa đã có mặt tại hiện trường ngay phía đông nhà ga
Jamaica để giúp giải cứu các hành khách, không ai trong số họ bị thương
nguy hiểm đến tính mạng.
* Cuba cấm doanh nghiệp dùng máy ATM, hạn chế giao dịch tiền mặt
Ngân
hàng Trung ương Cuba trong tuần này đã ban hành các quy định cấm các
doanh nghiệp nhà nước và tư nhân sử dụng máy ATM và hạn chế giao dịch
tiền mặt giữa các doanh nghiệp.
Động thái trên nhằm chế ngự lạm phát và tình trạng kinh doanh ngoài sổ sách trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế nghiêm trọng.
Các quy định đã có hiệu lực từ ngày 3-8. Cuba
cũng giới hạn các giao dịch tiền mặt ở mức 5.000 peso và sẽ được áp
dụng dần dần trong sáu tháng, phương tiện truyền thông chính thức cho
biết.
Suu cao,thue nang,nhu yeu pham tang gia.Kinh te eo seo...Vay ma dang Lua van lay tien cua dan tro giup linh tinh.Mo cua bien gioi.Ung ho toi ac truc tiep khi sua luat cho phep trom cuop o muc do <1.000 dollars thi vo toi....Neu vao thoi diem Trump,bon Lua da ho hoan nhu the nao ??? Nhung nguoi bau ban vi chut tu loi ,nghi gi ve dat nuoc ??? Phai chang day khong phai la dat nuoc minh ??? bat qua,lai tro ve que huong cu...Neu vay,ban la thang cho chet ! mien ban !
Chung nao moi vet nho cua ho nha Dan da duoc tay xoa trang boc,thi Uk moi co hy vong...ngung chien.Cung vay,ngay nao ma cac cong ty ,co goc gac tu cac dang bac nu luu-anh hao cua khoi tu do va ong chief police va dang Lua thi moi giai xong phuong trinh tau cong !
Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?
Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?
Ngắm lại hình xưa chịu mấy ông
Những Linh, Tùng, Duẫn với Mười, Đồng
Mặt mày ai lại đi hồ hởi
Phấn khởi khi Tàu cướp Biển Đông
Phải chăng “quý” mặt đã thành mông
Con mắt nay đà có nhưng không
Nên mới chổng khu vào hải đảo
Gia tài gấm vóc của tổ tông?
Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .
Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .
Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .