(RFI) - HRW kêu gọi Việt Nam cấp tốc cải tổ nhân quyền. Trong
một tờ trình Liên Hiệp Quốc công bố ngày 03/10/2023 tại Genève (Thụy
Sĩ), tổ chức bảo vệ nhân quyền có trụ sở tại Hoa Kỳ cho rằng nhân Đợt
Kiểm Điểm Phổ Quát Định Kỳ tại Liên Hiệp Quốc lần thứ tư đối với Việt
Nam, dự kiến vào năm tới. “cần phải kiểm điểm thấu đáo chính quyền Việt Nam”,
vì Hà Nội đã “gia tăng đàn áp các nhà hoạt động và không thực hiện cải
cách các điều luật vi phạm nhân quyền”. Đối với HRW, đợt kiểm định sẽ là
cơ hội thúc giục Việt Nam thay đổi trong lĩnh vực nhân quyền.
(Reuters) – Bình Những chỉ trích Mỹ đã coi Bắc Triều Tiên là “mối đe dọa dai dẳng”.
Theo hãng tin chính thức KCNA ngày 04/10/2023, Bình Nhưỡng đã chỉ trích
chiến lược chống lại vũ khí hủy diệt hàng loạt mới của Mỹ, trong đó
liệt Bắc Triều Tiên vào diện những quốc gia mà Mỹ coi là "mối đe dọa dai dẳng".
Trong một tuyên bố, phát ngôn viên bộ Quốc Phòng Bắc Triều Tiên cáo
buộc Mỹ gia tăng các mối đe dọa hạt nhân, viện dẫn các cuộc tập trận
chung với Hàn Quốc và việc điều động một tàu ngầm hạt nhân chiến lược
bán đảo Triều Tiên.
(AFP) – Một phái đoàn lưỡng đảng Thượng Viện Mỹ sẽ đến Trung Quốc, Hàn Quốc và Nhật Bản.
Lãnh đạo đa số Thượng Viện Chuck Schumer ngày 03/10/2023 xác nhận ông
sẽ dẫn đầu một phái đoàn gồm sáu thượng nghị sĩ của lưỡng đảng đến ba
nước Đông Á này trong tháng 10 này, trong đó có sự hiện diện của ông
Mike Crapo, lãnh đạo đảng đối lập Cộng Hòa ở Thượng Viện. Mục tiêu
chuyến thăm là thúc đẩy lợi ích kinh tế và an ninh quốc gia Mỹ trong khu
vực. Tại Trung Quốc, ngoài những cuộc gặp với nhiều lãnh đạo chính phủ,
phái đoàn thượng nghị sĩ Mỹ hy vọng được gặp chủ tịch Tập Cận Bình.
Phía Trung Quốc hôm nay, 04/10 đã lên tiếng hoan nghênh chuyến thăm sắp
đến của các thượng nghị sĩ Mỹ.
(AFP) – Mỹ trừng phạt một mạng lưới sản xuất chất gây nghiện Trung Quốc.
Thông báo được Cơ quan Kiểm soát Tài sản nước ngoài, trực thuộc bộ Tài
Chính Mỹ, đưa ra ngày 03/10/2023. Theo đó, 28 cá nhân và thực thể, chủ
yếu sống ở Trung Quốc, nhưng cũng có ở Canada, bị cấm tiếp cận thị
trường tài chính của Mỹ. Mạng lưới các nhà bào chế chất gây nghiện Trung
Quốc, đặc biệt là chất fentanyl, nguồn gốc của nạn sử dụng quá liều ở
hàng chục ngàn người mỗi năm tại Mỹ. Cuộc chiến chống nạn sử dụng chất
gây nghiện quá liều là một trong số các chủ đề ưu tiên của chính phủ
tổng thống Biden.
(RFI) – Ba Lan, Cộng Hòa Séc, Áo tái lập kiểm soát biên giới.
Việc kiểm soát biên giới giữa Ba Lan, Cộng Hòa Séc, Áo với Slovakia sẽ
tạm thời được tái lập trong vòng 10 ngày, theo như thông báo được bộ Nội
Vụ ba nước đưa ra ngày 03/10/2023. Biện pháp này nhằm ngăn chặn làn
sóng di dân bất hợp pháp tăng mạnh trên lãnh thổ Slovakia từ đầu năm đến
nay.
(AFP) – 23 binh sĩ Ấn Độ mất tích. Quân đội
Ấn Độ hôm nay, 04/10/2023, cho biết lũ bất ngờ dâng cao tại hồ Lhonak
do mưa lớn trong thung lũng bang Sikkim, đông bắc Ấn Độ đã cuốn trôi ít
nhất 23 quân nhân, nhiều phương tiện bị nhấn chìm. Hồ Lhonak, nằm dưới
chân núi băng Kangchenjunga, ngọn núi cao thứ ba trên thế giới. Vùng núi
này nằm gần biên giới Ấn Độ với Nepal.
(AFP) – Nhật Bản sẽ có Viện Pasteur vào năm 2024.
Trả lời phỏng vấn hãng thông tấn Pháp ở Tokyo ngày 03/10/2023, tổng
giám đốc quỹ tư nhân của Pháp, Stewart Cole, các hoạt động trao đổi giữa
các nhà khoa học Nhật Bản trong nhiều dự án đặc biệt "đã có từ lâu", qua việc tiếp đón các thực tập sinh Nhật Bản ở Tokyo. Theo ông Cole, tuy Nhật Bản có nhiều công trình nghiên cứu y khoa "có chất lượng cao", nhưng hệ thống nghiên cứu trong nước khá trì trệ gây khó khăn cho nhiều nhà nghiên cứu trẻ.
(RFI) - Thái Lan: Xả súng chết người tại Bangkok, nghi phạm là một thiếu niên đã bị bắt.
Một vụ xả súng đẫm máu đã xảy ra ngày 03/10/2023 tại một trong những
trung tâm mua sắm sầm uất nhất Thái Lan ở thủ đô Bangkok đã khiến ít
nhất 2 người chết (một người Trung Quốc và một người Miến Điện) và nhiều
người bị thương, một số trong tình trạng nghiêm trọng. Kẻ nổ súng, một
thiếu niên 14 tuổi, đã bị bắt một giờ sau khi phát súng đầu tiên được
bắn ra từ một khẩu súng ngắn, vào khoảng 4 giờ chiều, vào lúc cao điểm
của trung tâm mua sắm sang trọng ở trung tâm thành phố Bangkok.
(Reuters) – Ý: Xe chở du khách rơi khỏi cầu gần Venise, 21 người thiệt mạng.
Theo chính quyền địa phương, vụ việc xẩy ra tối hôm 03/10/2023, khi
chiếc xe rơi từ độ cao 30m xuống và bốc cháy. Trên xe có du khách người
Ukraina, Đức và Pháp. Hai trong số các nạn nhân thiệt mạng là trẻ em.
Tài xế người Ý cũng tử thương. Hiện chưa rõ nguyên nhận gây tai nạn.
Pháp quyết định cung cấp thiết bị quân sự cho Armenia
Trọng Nghĩa
PHÁP - ARMENIA
Ngoại
trưởng Pháp Catherine Colonna đã đến thủ đô Armenia vào hôm qua,
03/10/2023 nhằm thể hiện hậu thuẫn của Paris đối với Erevan trong lãnh
vực nhân đạo sau cuộc di tản của 100.000 người từ vùng Thượng Karabakh
chạy sang Armenia. Nhân dịp này, lãnh đạo ngành ngoại giao Pháp cũng
loan báo một thỏa thuận theo đó Pháp đồng ý chuyển giao thiết bị quân sự
cho Armenia để nước này có thể “đảm bảo khả năng phòng thủ của mình”.
Đăng ngày:
4 phút
Từ
nhiều tháng nay, chính quyền Erevan đã yêu cầu được giúp đỡ về mặt quân
sự. Vào lúc mối lo ngại về một cuộc tấn công mới của Azerbaijan đang
gia tăng, ngoại trưởng Colonna cho biết là nước Pháp luôn “cảnh giác về sự toàn vẹn lãnh thổ của Armenia”.
Ngoại trưởng Pháp không nêu rõ thiết bị nào sẽ được cung cấp, nhưng khẳng định rằng Paris sẽ hành động “trong lĩnh vực này với tinh thần trách nhiệm của cả hai bên và không có bất kỳ ý hướng leo thang nào”.
Ngay
từ năm ngoái, khi xung đột tiếp tục tái diễn ở vùng biên giới với
Azerbaijan, một phái đoàn của bộ Quân Lực Pháp đã đến thăm Armenia với
mục tiêu được loan báo vào lúc đó là đánh giá tình hình tại chỗ và thảo
luận về triển vọng hợp tác trong lĩnh vực quốc phòng.
Lần này, vào
lúc mà rất ít người tin rằng Azerbaijan sẽ hài lòng với việc chiếm lại
được vùng Thượng Karabakh, Armenia đang cần được bảo đảm an ninh hơn bao
giờ hết.
Trong thời gian gần đây, nước này liên tục than phiền về
tính chất vô hiệu quả của liên minh quốc phòng mà họ đã hình thành với
Nga, vốn đã giữ thái độ bất động trong các cuộc tấn công trước đó.
Ngoài
ra, Liên Hiệp Châu Âu cũng khiến Armenia thất vọng. Vì một số thành
viên tránh làm phật ý Azerbaijan để bảo đảm nguồn cung ứng khí đốt của
họ, Bruxelles đã từ chối không cho Armenia được hưởng lợi từ Quỹ Hỗ Trợ
Hòa Bình Châu Âu FEP, một cơ chế của Liên Âu mà các nước như Ukraina,
Moldova và Gruzia đang được hưởng.
Trong bối cảnh đó, Paris đã kêu
gọi các đối tác châu Âu cho phép Erevan được hưởng lợi từ Quỹ FEP để
nâng cao năng lực quốc phòng.
Theo bà Colonna, Liên Hiệp Châu Âu
và các quốc gia thành viên cũng cần tuyên bố rằng bất kỳ hành động nào
chống lại Armenia đều sẽ dẫn đến “một phản ứng mạnh mẽ”.
Ngoại trưởng Pháp cũng cho biết là “đang nghiên cứu một giải pháp về sự hiện diện quốc tế lâu dài ở vùng Thượng Karabakh”.
Armenia gia nhập Tòa án Hình sự Quốc tế
Cũng
liên quan đến Armenia, Quốc Hội nước này vào hôm qua 03/10/2023 đã phê
chuẩn Quy Chế Roma về việc thành lập Tòa Án Hình Sự Quốc Tế, một quyết
định đặt nước này dưới thẩm quyền của tòa án tại La Haye, Hà Lan.
Theo
một phát ngôn viên của Quốc Hội Armenia, đã có 60 nghị sĩ bỏ phiếu ủng
hộ việc phê chuẩn Quy Chế Roma, và thông qua tuyên bố công nhận thẩm
quyền hồi tố của Tòa Án Hình Sự Quốc Tế. 22 nghị sĩ đã bỏ phiếu chống.
Quyết
định gia nhập Tòa Án Hình Sự Quốc Tế của Armenia dĩ nhiên đã bị Nga
phản đối. Matxcơva vào hôm qua cho rằng Armenia đã không đóng vai trò là
đối tác khi quyết định tuân theo thẩm quyền của Tòa Án Hình Sự Quốc Tế.
Theo phát ngôn viên điện Kremlin Dmitry Peskov, Nga coi Armenia là đồng
minh, nhưng phải đặt ra những câu hỏi về giới lãnh đạo Armenia sau vụ
này.
Tòa Án Hình Sự Quốc Tế đã ban hành lệnh bắt giữ tổng thống
Nga Vladimir Putin, bị cáo buộc trục xuất hàng trăm trẻ em khỏi Ukraina,
điều mà điện Kremlin phủ nhận. Tư cách thành viên của Armenia có nghĩa
là nước này sẽ có nghĩa vụ bắt giữ TT Putin nếu ông đến đó.
Armenia
bảo đảm rằng quyết định này không nhắm vào Nga mà vào Azerbaijan, quốc
gia bị cáo buộc phạm tội ác chiến tranh trong bối cảnh xung đột lãnh thổ
kéo dài ở vùng Thượng Karabakh.
Đài Loan tố Trung Quốc tung nhiều chiêu can thiệp bầu cử
Reuters
3–4 minutes
Trung
Quốc tung nhiều chiêu thức “đa dạng” để can thiệp vào cuộc bầu cử ở Đài
Loan vào tháng 1 sang năm, từ áp lực quân sự đến phát tán tin tức giả,
bao gồm cả việc thao túng các cuộc thăm dò dư luận, một quan chức an
ninh cấp cao của Đài Loan cho biết ngày 4/10.
Trước cuộc bầu cử,
Đài Loan thường xuyên cảnh báo nguy cơ bị Bắc Kinh can thiệp, nói rằng
Trung Quốc tìm cách tác động có lợi cho các ứng cử viên có thể có thiện
cảm hơn với Trung Quốc.
“Cách Cộng sản Trung Quốc can thiệp vào
bầu cử rất đa dạng”, Tổng Giám đốc Cục An ninh Quốc gia Đài Loan Tsai
Ming-yen nói với các nhà lập pháp trong một phiên họp ủy ban quốc hội.
Ông
Tsai nói Trung Quốc có thể sử dụng áp lực quân sự, ép buộc kinh tế hoặc
tin giả để tạo ra sự lựa chọn sai lầm giữa “chiến tranh hay hòa bình”
trong cuộc bầu cử, nhằm khiến cử tri sợ hãi.
“Chúng tôi đặc biệt
chú ý đến việc Cộng sản Trung Quốc hợp tác với các công ty thăm dò dư
luận và các công ty quan hệ công chúng về khả năng thao túng các cuộc
thăm dò dư luận và sử dụng chúng để can thiệp vào cuộc bầu cử”, ông nói
thêm nhưng không nêu tên bất cứ công ty nào.
Văn phòng Đài Loan Sự
vụ của Trung Quốc không trả lời các cuộc gọi yêu cầu bình luận. Trung
Quốc đang trong kỳ nghỉ lễ quốc khánh kéo dài một tuần.
Theo các
cuộc thăm dò ý kiến, Phó Tổng thống Đài Loan Lại Thanh Đức thuộc Đảng
Dân Tiến cầm quyền, đảng ủng hộ bản sắc tách biệt của hòn đảo với Trung
Quốc, là ứng cử viên được yêu thích làm tổng thống tiếp theo.
Trung
Quốc coi ông Lại và đảng của ông là những kẻ ly khai và đã nhiều lần từ
chối lời đề nghị đàm phán của họ. Ông Lại nói rằng ông không tìm cách
thay đổi hiện trạng trên Eo biển Đài Loan mà chỉ có người dân Đài Loan
mới có thể quyết định tương lai của họ.
Trung Quốc đã tăng cường
các hoạt động quân sự xung quanh Đài Loan kể từ cuộc bầu cử gần đây nhất
vào năm 2020, đồng thời thường xuyên điều tàu chiến và máy bay chiến
đấu tới các vùng biển và vùng trời gần hòn đảo này.
Ông Tsai cho
biết các cuộc tập trận gần đây nhất của Trung Quốc gần Đài Loan, bắt đầu
vào tháng trước và được Bộ trưởng Quốc phòng Đài Loan mô tả là “bất
thường”, gần như giống với các cuộc tập trận những năm trước về trọng
tâm, chẳng hạn như các cuộc tập trận đổ bộ.
Tuy nhiên, lần này có
nhiều máy bay và tàu tham gia hơn và Lực lượng Phi đạn của Quân đội Giải
phóng Nhân dân (PLARF), lực lượng giám sát các phi đạn hạt nhân và phi
đạn truyền thống của Trung Quốc, cũng tham gia nhiều cuộc tập trận hơn.
Vẫn
theo lời ông, điều đó có thể liên quan đến việc Chủ tịch Trung Quốc Tập
Cận Bình đang tìm cách kiểm soát PLARF, một nhánh của quân đội Trung
Quốc đang bị chú ý sau khi hai lãnh đạo cấp cao nhất của lực lượng này
bất ngờ bị thay thế vào cuối tháng 7 bằng các chỉ huy bên ngoài.
Bộ Quốc phòng Trung Quốc cũng không trả lời yêu cầu bình luận.
Việt Nam khởi động kế hoạch khai thác mỏ đất hiếm lớn nhất trong nước
VOA Tiếng Việt
~3 minutes
Việt
Nam đang lên kế hoạch đấu giá khai thác mỏ đất hiếm lớn nhất trong nước
nhằm tham gia vào chuỗi cung ứng đất hiếm, giữa bối cảnh các nước
phương Tây, đứng đầu là Mỹ, đang nỗ lực giảm bớt sự thống trị của Trung
Quốc trong lĩnh vực này.
“Ngay sau khi đấu giá thành công, chúng
tôi sẽ sử dụng quặng từ mỏ này và các mỏ sẽ được cấp mới để sản xuất”,
VnExpress hôm 4/10 dẫn lời ông Lưu Anh Tuấn, Giám đốc Công ty Cổ phần
Đất hiếm Việt Nam (VTRE), cho biết doanh nghiệp này và đối tác
Blackstone Minerals (đơn vị đàm phán đấu thầu các mỏ đất hiếm với Việt
Nam) đang lên kế hoạch cho cuộc đấu giá khai thác mỏ Đông Pao, rộng rộng
hơn 132 ha, ở tỉnh Lai Châu. Đây được xem là mỏ đất hiếm lớn nhất Việt
Nam.
Đất hiếm là loại khoáng sản đặc biệt dành cho việc sản xuất
các sản phẩm công nghệ kỹ thuật cao như: các chất xúc tác, nam châm, hợp
kim, chất phát quang…, để chế tạo điện thoại di động, ổ đĩa cứng máy
tính, thiết bị cho xe điện...
Hãng thông tấn Reuters hôm 24/9 dẫn
lời một quan chức của công ty khai thác đất hiếm do nhà nước kiểm soát
Lavreco, nói rằng việc khai thác hiệu quả mỏ Đông Pao sẽ đưa Việt Nam
trở thành nhóm sản xuất đất hiếm hàng đầu.
Tuy nhiên, việc tinh chế đất hiếm rất phức tạp và Trung Quốc đang kiểm soát nhiều công nghệ chế biến loại khoảng sản này.
Phía
Blackstone nói với Reuters rằng trữ lượng ước tính của mỏ Đông Pao cũng
cần được đánh giá lại bằng các phương pháp hiện đại. Tuy nhiên, đất
hiếm ở mỏ này tương đối dễ tiếp cận và chủ yếu tập trung ở quặng
bastnaesit, theo Đại học Mỏ Địa chất Hà Nội.
Theo Cơ quan Khảo sát
Địa chất Hoa Kỳ, Việt Nam có trữ lượng đất hiếm lớn thứ hai trên thế
giới với 22 triệu tấn. Trung Quốc có trữ lượng đất hiếm lớn nhất với 44
triệu tấn, đứng thứ ba là Brazil với 21 triệu tấn.
Tuy nhiên, phần
lớn đất hiếm ở Việt Nam vẫn chưa được khai thác, đầu tư không được
khuyến khích vì giá thấp do Trung Quốc ấn định và do nước này gần như
độc quyền trên thị trường toàn cầu.
Nói với VnExpress, ông Lưu Anh
Tuấn cho biết về quy trình công việc đã và sắp được thực hiện, là thử
nghiệm nguyên liệu đất hiếm trên dây chuyền quy mô nhỏ trong năm 2023;
đưa ra quy trình, thiết kế nhà máy khai thác mỏ; thiết kế, đào tạo
chuyên gia cho nhà máy phân tách quặng thành sản phẩm đất hiếm đạt độ
tinh khiết từ 95% trở lên để đưa vào nhà máy phân ly trong năm 2024.
Mỏ
Đông Pao đã được Bộ Tài nguyên và Môi trường cấp phép cho Công ty Cổ
phần Đất hiếm Lai Châu (Tập đoàn Than, Khoáng sản Việt Nam) cùng đối tác
Nhật Bản khai thác vào tháng 12/2014, nhưng quá trình khai thác vẫn
không thể diễn ra vì nhiều trở ngại về công nghệ và cơ chế.
Nga vận chuyển thêm dầu tới các cảng Trung Quốc qua tuyến đường Bắc Cực
VOA News
5–6 minutes
Hoa
Kỳ đang theo dõi chặt chẽ sự gia tăng gần đây của các chuyến hàng dầu
thô của Nga tới các cảng Trung Quốc thông qua Tuyến đường Biển phía Bắc
(NSR), một dấu hiệu cho thấy sự hợp tác ngày càng tăng giữa Bắc Kinh và
Moscow ở khu vực Bắc Cực khi Nga phải đối mặt với các chế tài gây tê
liệt của phương Tây vì hành động xâm lược Ukraine.
“Chúng tôi sẽ
theo dõi việc này chặt chẽ nhất có thể,” ông John Kirby, điều phối viên
về truyền thông chiến lược của Hội đồng An ninh Quốc gia, cho biết hôm
3/10 khi trả lời câu hỏi của VOA trong cuộc họp báo tại Tòa Bạch Ốc.
Năm
nay đã có khoảng chục chuyến vận chuyển dầu Nga sử dụng tàu Nga đến
Trung Quốc thông qua NSR, tuyến dọc theo bờ biển Nga từ Biển Barents đến
Eo biển Bering. Trong những năm trước, không có chuyến vận chuyển dầu
nào qua Bắc Cực đến Trung Quốc ngoại trừ một chuyến đi thử nghiệm vào
cuối năm 2022, theo dữ liệu từ Trung tâm Hậu cần High North của Đại học
Nord.
Ông Malte Humpert, người sáng lập Viện Bắc Cực nói, với việc
các chế tài kinh tế của phương Tây làm giảm nhu cầu đối với dầu thô của
Nga và Trung Quốc sẵn sàng mua dầu thô, Moscow đang mở cửa Bắc Cực cho
Bắc Kinh.
Ông nói với đài VOA: “Các nguồn tài nguyên trước đây
chảy sang châu Âu giờ đã được chuyển hướng sang châu Á, đặc biệt là
Trung Quốc”.
Đó là một lựa chọn thực dụng cho Moscow. Vận chuyển
qua NSR nhanh hơn 30% so với tuyến đường truyền thống qua Kênh Suez và
ngày càng dễ dàng đi lại hơn vì biến đổi khí hậu đồng nghĩa với việc ít
băng đá hơn.
Lưu lượng giao thông gia tăng mang đến rủi ro môi
trường cao hơn, đặc biệt khi Moscow tuyên bố sẽ bắt đầu sử dụng tàu chở
dầu lớp không băng – những tàu có thân tàu không được tăng cường chống
băng – để vận chuyển dầu qua Bắc Cực.
Bà Rebecca Pincus, giám đốc
Viện Cực tại Trung tâm Wilson, nói với VOA: “Nếu xảy ra tai nạn tràn dầu
ở Đông Bắc Cực của Nga, nước chảy về phía Hoa Kỳ”. “Dầu sẽ vượt qua
biên giới quốc tế và đó là một tình huống rất đáng báo động”.
So với mức trung bình năm 2022, nhập khẩu dầu của Trung Quốc từ Nga đã tăng 23%, lên 400.000 thùng/ngày trong năm nay.
Ông
Kirby kêu gọi Bắc Kinh tuân thủ mức trần giá 60 đô la/thùng đối với dầu
Nga do các đồng minh phương Tây áp đặt sau cuộc xâm lược của Nga. Tuy
nhiên, dữ liệu giao dịch cho thấy dầu thô của Nga hiện đang được bán ở
mức khoảng 80 đô la/thùng, khiến Bộ trưởng Tài chính Hoa Kỳ Janet Yellen
phải thừa nhận vào tuần trước rằng hiệu quả của việc giới hạn giá có
thể đang mờ dần.
Quan hệ Trung-Nga
Khi các
công ty năng lượng phương Tây, bao gồm Shell và British Petroleum, rút
khỏi Nga sau cuộc xâm lược năm ngoái, Moscow ngày càng phụ thuộc vào Bắc
Kinh như một nguồn tài trợ cho các dự án năng lượng, như Trạm LNG Yamal
và các kế hoạch cơ sở hạ tầng khác để phát triển vùng đất Bắc Cực.
Đối
với Trung Quốc – quốc gia không có bờ biển Bắc Cực nhưng năm 2018 đã
tuyên bố mình là một cường quốc “gần Bắc Cực” – đầu tư vào các dự án của
Nga có thể tạo điều kiện thuận lợi cho mục tiêu mở rộng vai trò ở Bắc
Cực, tăng khả năng tiếp cận các tuyến đường vận chuyển và tài nguyên
thiên nhiên cũng như củng cố ảnh hưởng vị thế địa chính trị của nước
này.
Cho đến nay, tham vọng của Trung Quốc đã bị Moscow cản trở,
quốc gia có bờ biển chiếm 53% đường bờ biển Bắc Băng Dương và đang bảo
vệ vai trò thống trị ở vùng cực. Tuy nhiên, đối mặt với sự cô lập về
kinh tế do cuộc xâm lược của mình, những ngày kháng cự của Nga có thể
sắp tàn.
Bà Pincus nói: “Chúng tôi đang theo dõi xem liệu Moscow
có tuyệt vọng đến mức sẵn sàng đáp ứng các yêu cầu và điều kiện của
Trung Quốc hay không”.
Ông Kirby bác bỏ những lo ngại về liên minh
chiến lược ngày càng tăng giữa Moscow và Bắc Kinh, nói rằng sự hợp tác
giữa hai bên ở Bắc Cực chủ yếu là “kinh tế và khoa học”.
Ông cho
rằng chính quyền Mỹ không nhằm mục đích kiềm chế sức mạnh của Nga trên
lãnh thổ của họ. “Chúng tôi muốn thấy một khu vực Bắc Cực thịnh vượng,
tự do và cởi mở mà tất cả các quốc gia giáp Bắc Cực đều có thể hưởng
lợi”.
Tám quốc gia giáp Bắc Cực là Mỹ, Nga, Canada, Đan Mạch
(thông qua Greenland), Iceland, Na Uy, Thụy Điển và Phần Lan. Tất cả đều
thuộc Hội đồng Bắc Cực, một diễn đàn hợp tác nhằm giải quyết các thách
thức chung như biến đổi khí hậu, các tuyến đường vận chuyển và quyền của
người bản địa.
Hội đồng đã đình chỉ các hoạt động với Moscow ngay
sau khi nước này xâm chiếm Ukraine. Ông Morten Hoglund, chủ tịch nhóm
Các quan chức Cấp cao Bắc Cực, nói với VOA rằng nhóm đã đạt được sự đồng
thuận vào tháng 8 năm nay rằng họ mong muốn khởi động lại các nhóm làm
việc, bước đầu tiên trong việc nối lại hợp tác.
Bộ Tư pháp Mỹ: Albemarle chi 3,5 triệu đôla để 'bôi trơn' tại Việt Nam; chi 6,5% hoa hồng
VOA Tiếng Việt
10–13 minutes
Nhờ
sự môi giới của một công ty trung gian Việt Nam, Công ty Albemarle của
Mỹ có được mối quan hệ kinh doanh và hợp đồng với cả Công ty Lọc hóa dầu
Bình Sơn và Công ty Lọc hóa dầu Nghi Sơn trong giai đoạn 2013-2017,
nhưng phải chi tiền đút lót cho cán bộ dầu khí Việt Nam thông qua đối
tác này đến 3,5 triệu đôla, theo tài liệu của Bộ Tư pháp Mỹ.
Tài liệu
đề ngày 28/9/2023 của Bộ Tư pháp Hoa Kỳ cho biết đối tác trung gian
Việt Nam được công ty Albemarle thuê vào năm 2012 với tỷ lệ hoa hồng
4,25% được xem là cao hơn so với mức hoa hồng của công ty trong khu vực,
nhưng Albemarle đã chấp thuận tăng hoa hồng cho đối tác này lên 6,5%
vào năm 2015 do người này yêu cầu rằng phải chi nhiều hơn cho các quan
chức chính phủ Việt Nam “từ cấp thấp đến cấp cao”.
“Công ty
Albemarle giành được hợp đồng tại hai nhà máy lọc dầu quốc doanh ở Việt
Nam thông qua việc sử dụng một đại lý bán hàng trung gian yêu cầu tăng
hoa hồng để chi tiền hối lộ cho PetroVietnam và các quan chức nhà máy
lọc dầu cũng như đưa ra các yêu cầu đấu thầu có lợi cho công ty
Albemarle”, mục 21 của Bản chi tiết sự việc (Statement of Facts) của Bộ
Tư pháp viết.
Cuộc điều tra này do Bộ Tư pháp Hoa Kỳ (DOJ) và Uỷ
ban Giao dịch và Chứng khoán Hoa Kỳ (SEC) thực hiện, căn cứ theo Luật về
Chống Tham nhũng (FCPA).
Bộ Tư pháp ngày 29/9 cho biết công ty
Albemarle có trụ sở ở bang North Carolina đồng ý trả hơn 218 triệu đôla
để dàn xếp các cáo buộc hối lộ các quan chức tại các nhà máy lọc dầu
quốc doanh ở Việt Nam, Indonesia và Ấn Độ.
Riêng tại Việt Nam, cơ
quan chức năng của Hoa Kỳ nhận định rằng công ty Albemarle thu lợi bất
chính số tiền 69,25 triệu đôla từ việc bán hàng cho hai nhà máy này,
trong khi hệ thống kiểm soát kế toán nội bộ của Albemarle không đủ mạnh
để ngăn chặn hoặc phát hiện ra các khoản thanh toán không phù hợp mà
theo đó Albemarle Singapore hạch toán là hoa hồng hợp pháp và sau đó
được hợp nhất vào báo cáo tài chính của Albemarle.
‘Những Người bạn’
Cơ
quan chức năng của Bộ Tư pháp biết nhưng không tiết lộ danh tính của
“Công ty Trung gian Việt Nam”, đó là một công ty có trụ sở tại Việt Nam,
phục vụ như một đại lý bán hàng cho Albemarle trong hoặc khoảng giữa
năm 2012 và năm 2017.
Trong các email thương lượng số tiền hoa
hồng giữa đại diện trung gian Việt Nam và đại diện bán hàng và nhân viên
Albemarle, vị trung gian này yêu cầu không tiết lộ danh tính quan chức
PetroVietnam và tên của các quan chức tại hai nhà máy lọc dầu, chỉ gọi
họ là “Người bạn” và “Những Người bạn”.
Điển hình, vào ngày
9/11/2012, Đại diện Kinh doanh Albemarle Việt Nam đã gửi email đến các
nhân viên Albemarle khác, trong đó có Giám đốc Kinh doanh Albemarle xác
nhận rằng Trung gian Việt Nam sẽ chuyển tới Albemarle yêu cầu được gặp
quan chức PetroVietnam. Trong email, Đại diện Bán hàng Albemarle Việt
Nam nhắc nhở các nhân sự khác của Albemarle về hướng dẫn của vị Trung
gian Việt Nam là “không đề cập đến” Quan chức của PetroVietnam bằng tên
qua email, và thay vào đó gọi ông ấy là “Người Bạn”. Một nhân viên khác
của Albemarle Singapore trả lời qua email: “Hy vọng ‘Người Bạn của ông
ấy’ có thể giúp chúng ta công việc kinh doanh này”, theo mục 26 của Bản
chi tiết sự việc.
Tiền hoa hồng
Lợi nhuận từ hợp đồng
Việt Nam
3,5 triệu đôla
69,25 triệu đôla
Indonesia
1,28 triệu đôla
18,1 triệu đôla
Ấn Độ
1,14 triệu đôla
11,1 triệu đôla
(Số liệu tổng hợp từ văn bản của Bộ Tư pháp Hoa Kỳ về tiền hoa hồng Albemarle chi)
Hợp đồng với Công ty Lọc hóa dầu Bình Sơn
Vào
khoảng năm 2012, công ty Albemarle tham gia đấu thầu để giành được hoạt
động kinh doanh chất xúc tác với Công ty Lọc hóa dầu Bình Sơn (BSR),
nhà máy lọc dầu quốc doanh do Tập đoàn PetroVietnam quản lý.
Trước
cuộc đấu thầu của BSR năm 2012, Albemarle được yêu cầu phải trải qua
“thử nghiệm” để đánh giá xem chất xúc tác của công ty sẽ hoạt động như
thế nào với dầu của nhà máy lọc dầu.
Vào khoảng tháng 5/2012, liên
quan đến nỗ lực giành được hoạt động kinh doanh của BSR, Albemarle đồng
ý trả khoản hoa hồng 4,25% cho Công ty Trung gian Việt Nam để hoạt động
với tư cách là đại lý của hãng tại Việt Nam.
Vào khoảng tháng 1/2013, vị Trung gian Việt Nam yêu cầu Albemarle tăng hoa hồng cho Công ty Trung gian Việt Nam từ 4,25% lên “4,25% + 4%,”
điều mà ông nói với Đại diện bán hàng Albemarle Việt Nam sẽ được sử
dụng “lót đường” (settle down) các quan chức Petrovietnam và để “chi cho
những người bạn”.
Vào ngày 20/5/2014, vị Trung gian Việt Nam đã
gửi email đến phía Albemarle hứa sẽ đạt được hợp đồng dài hạn với BSR,
đồng thời yêu cầu tăng hoa hồng “để giành được công việc, để BSR tiếp
tục sử dụng chất xúc tác Albemarle,” và tuyên bố: “Chúng tôi phải làm
việc chăm chỉ, gặp nhiều người từ cấp thấp đến cấp cao với mức chi phí
quá lớn và và phí tiếp thị cao”. Vị này nói rằng để “thuyết phục” họ ký
hợp đồng trong một năm, cần “hỗ trợ từ phía quý vị để tăng hoa hồng lên
10%.”
Cuối cùng đến tháng 5/2014, sau nhiều lần thương lượng,
Albemarle đồng ý tăng hoa hồng cho Công ty Trung gian Việt Nam từ 4,25%
đến 6,5%, mặc dù bên Trung gian Việt Nam đòi trả 7%, thậm chí 10% tiền
hoa hồng.
Nhờ sự giúp đỡ của đối tác trung gian, công ty Albemarle
đã có được mối quan hệ kinh doanh và hai hợp đồng với công ty Lọc hóa
dầu Bình Sơn, bao gồm cả đợt chạy thử giai đoạn đầu vào khoảng tháng
4/2013, sau đó là hai hợp đồng mua hàng và ba phụ lục hợp đồng, tiếp tục
cho đến khoảng tháng 5/2017.
Hợp đồng với công ty Lọc hóa dầu Nghi Sơn
Năm
2016, Albemarle cũng sử dụng Công ty Trung gian Việt Nam và các mối
liên hệ của Công ty này để chi tiền cho các quan chức của PetroVietnam
để giành được công việc kinh doanh tại nhà máy lọc dầu của Công ty TNHH
Lọc Hóa Dầu Nghi Sơn (NSRP), một liên doanh của PetroVietnam và Kuwait
Petroleum International.
Vào ngày 5/7/2016, Trung gian Việt Nam
gửi email đến phía Albemarle liên quan đến “Phương pháp tiếp cận NSRP”,
trong đó nêu rõ: “Xin vui lòng cho tôi biết những điều kiện thương mại
và điều kiện kỹ thuật mà [đối thủ của Albemarle] không thể đáp ứng được?
“Xin vui lòng cho tôi biết trong hôm nay để tôi có thể bàn bạc với bạn
bè của tôi để bổ sung vào [hồ sơ mời thầu]. Chính thức [mời thầu] sẽ
được phát hành vào cuối tuần này hoặc đầu tuần sau”.
Vào tháng
6/2016, Albemarle đồng ý áp dụng cùng tỷ lệ hoa hồng 6,5% trên doanh số
bán cho nhà máy lọc dầu thứ 2 này của Việt Nam, theo văn bản ngày 29/9
của SEC.
VOA đã liên lạc PetroVietnam, BSR, NSRP, và Bộ Ngoại giao
Việt Nam, đề nghị họ cho ý kiến về các chi tiết trong kết quả điều tra
của Bộ Tư pháp Hoa Kỳ, nhưng chưa được phản hồi.
Bộ Tư pháp Mỹ
nhận định rằng Albemarle thu lợi bất chính từ việc bán hàng cho Nhà máy
lọc dầu Bình Sơn từ giữa năm 2013 đến 2017 và Nhà máy lọc dầu Nghi Sơn
trong giai đoạn 2016 và 2019 theo hợp đồng thu được thông qua Đại lý
trung gian Việt Nam từ năm 2013 đến năm 2017.
Hệ thống kiểm soát
kế toán nội bộ của Albemarle không đủ để ngăn chặn hoặc phát hiện ra các
khoản thanh toán không phù hợp này mà theo đó Albemarle Singapore hạch
toán là hoa hồng hợp pháp trong sổ sách và hồ sơ được hợp nhất vào báo
cáo tài chính của Albemarle.
SEC cho biết trong một lệnh (order)
công bố hôm 29/9: “Mặc dù Công ty Trung gian Việt Nam đã đăng ký kinh
doanh ở Việt Nam chỉ ba tháng trước đó và không có kinh nghiệm về chất
xúc tác, nhưng họ vẫn hô hào về khả năng đảm bảo hoạt động kinh doanh
cho Albemarle dựa trên “tình bạn” của họ với những người ra quyết định
quan trọng tại nhà máy lọc dầu của Việt Nam”.
Theo SEC, Công ty
Trung gian Việt Nam giúp Albemarle có được thông tin nội bộ, nhạy cảm,
có tính cạnh tranh từ các quan chức chính phủ, cũng như thúc đẩy thông
báo yêu cầu đấu thầu, mẫu xúc tác mới từ đối thủ cạnh tranh, thông tin
về đối thủ cạnh tranh nộp hồ sơ dự thầu và tư vấn trong quá trình thực
hiện đấu thầu.
Albemarle đã chấm dứt hợp đồng với Công ty Trung gian Việt Nam vào năm 2017 sau khi Albermarle bắt đầu điều tra nội bộ.
Albemarle không phản hồi các yêu cầu bình luận của báo giới.
Thông
cáo báo chí của Bộ Tư pháp Mỹ hôm 29/9 cho biết Albemarle thừa nhận
rằng trong giai đoạn từ năm 2009 đến năm 2017, tập đoàn này sử dụng
trung gian thứ ba là các đại diện bán hàng và nhân viên chi nhánh đã đưa
hối lộ cho quan chức chính phủ một số nước để có được hợp đồng kinh
doanh hoá chất với các nhà máy lọc dầu có vốn nhà nước ở các nước
Indonesia, Việt Nam và Ấn Độ.
Công ty Albemarle thu lợi nhuận
khoảng 98,5 triệu đôla từ việc đưa đút lót tại các quốc gia này, trong
đó có 69,25 triệu đôla thu từ Việt Nam.
Albemarle vừa có một thoả
thuận không bị truy tố trong vòng ba năm (NPA) với Bộ Tư pháp Mỹ và đồng
ý trả khoảng 98,2 triệu đô la tiền phạt cho Bộ Ngân khố Mỹ, và bị tịch
thu hành chính khoảng 98,5 triệu đôla. Ngoài ra, Albemarle sẽ trả khoảng
103,6 triệu đôla tiền lãi phân chia và ấn định như một phần của giải
pháp cho cuộc điều tra song song của SEC.
Theo thỏa thuận này,
Albemarle đồng ý hợp tác với Bộ Tư pháp Mỹ trong bất cứ cuộc điều tra
hình sự nào trong tương lai liên quan vấn đề này.
Các nhà quan sát
nhận định rằng phát hiện của chính quyền Hoa Kỳ về vụ tham nhũng ở
PetroVietnam và ở hai nhà máy lọc dầu lớn của đất nước chỉ là một số ít
trong vô số vụ việc quan chức nhận hối lộ chưa được phanh phui.
Từ Hà Nội, ông Lê Anh Hùng, một nhà báo thường xuyên theo dõi các vụ tham nhũng, nêu nhận định với VOA:
“Tham
nhũng là một cái căn bệnh mang tính hệ thống ở Việt Nam. Nên tôi không
bất ngờ gì với cái thông tin này cả. Đã có không ít công ty nước ngoài
buộc phải hối lộ quan chức Việt Nam để giành được hợp đồng, để được cấp
phép, để được trao dự án, v.v. Nên có lẽ là không phải chỉ tôi mà với
hầu hết mọi người họ đều thấy bình thường trước cái thông tin này.
“Cái
điều gây ấn tượng đối với tôi và có lẽ là với phần lớn với những người
khác là sự nghiêm minh của hệ thống tư pháp Mỹ được nêu ra trong vụ việc
này”.
Từ Đức, luật sư Nguyễn Văn Đài nói:
“Việc các doanh
nghiệp ở nước ngoài khi muốn đầu tư hay muốn trúng thầu tại Việt Nam thì
bao giờ cũng lại quả phần trăm cho các quan chức của Việt Nam phụ trách
về những lĩnh vực, về những doanh nghiệp nhà nước đó. Đối với một công
ty như là Albamarle thì đây không phải là duy nhất.
“Trước đây
chúng ta đã thấy rất nhiều các doanh nghiệp của Nhật Bản, ví dụ dự án
Đại Lộ Đông Tây ở Sài Gòn, một loạt quan chức của công ty Nhật Bản cũng
bị phía chính phủ Nhật Bản điều tra về vấn đề tham nhũng rồi. Rất nhiều
những dự án khác nữa của Nhật Bản, rồi một số công ty của Hàn Quốc cũng
bị điều tra ở Việt Nam, thế nhưng mà từ xưa nay thì hầu như là chỉ khi
nào với sức ép từ giới chức Nhật Bản đối với Việt Nam yêu cầu phải điều
tra về các quan chức tham nhũng thì họ mới thực hiện việc đó”.
Theo
Tổ chức Minh bạch Quốc tế, Việt Nam có chỉ số cảm nhận tham nhũng là 42
trên 100 điểm, đứng thứ 77 trên 180 nước được xếp hạng vào năm 2022,
nằm trong số các nước vẫn có nhiều tham nhũng.
(RFI) - HRW kêu gọi Việt Nam cấp tốc cải tổ nhân quyền. Trong
một tờ trình Liên Hiệp Quốc công bố ngày 03/10/2023 tại Genève (Thụy
Sĩ), tổ chức bảo vệ nhân quyền có trụ sở tại Hoa Kỳ cho rằng nhân Đợt
Kiểm Điểm Phổ Quát Định Kỳ tại Liên Hiệp Quốc lần thứ tư đối với Việt
Nam, dự kiến vào năm tới. “cần phải kiểm điểm thấu đáo chính quyền Việt Nam”,
vì Hà Nội đã “gia tăng đàn áp các nhà hoạt động và không thực hiện cải
cách các điều luật vi phạm nhân quyền”. Đối với HRW, đợt kiểm định sẽ là
cơ hội thúc giục Việt Nam thay đổi trong lĩnh vực nhân quyền.
(Reuters) – Bình Những chỉ trích Mỹ đã coi Bắc Triều Tiên là “mối đe dọa dai dẳng”.
Theo hãng tin chính thức KCNA ngày 04/10/2023, Bình Nhưỡng đã chỉ trích
chiến lược chống lại vũ khí hủy diệt hàng loạt mới của Mỹ, trong đó
liệt Bắc Triều Tiên vào diện những quốc gia mà Mỹ coi là "mối đe dọa dai dẳng".
Trong một tuyên bố, phát ngôn viên bộ Quốc Phòng Bắc Triều Tiên cáo
buộc Mỹ gia tăng các mối đe dọa hạt nhân, viện dẫn các cuộc tập trận
chung với Hàn Quốc và việc điều động một tàu ngầm hạt nhân chiến lược
bán đảo Triều Tiên.
(AFP) – Một phái đoàn lưỡng đảng Thượng Viện Mỹ sẽ đến Trung Quốc, Hàn Quốc và Nhật Bản.
Lãnh đạo đa số Thượng Viện Chuck Schumer ngày 03/10/2023 xác nhận ông
sẽ dẫn đầu một phái đoàn gồm sáu thượng nghị sĩ của lưỡng đảng đến ba
nước Đông Á này trong tháng 10 này, trong đó có sự hiện diện của ông
Mike Crapo, lãnh đạo đảng đối lập Cộng Hòa ở Thượng Viện. Mục tiêu
chuyến thăm là thúc đẩy lợi ích kinh tế và an ninh quốc gia Mỹ trong khu
vực. Tại Trung Quốc, ngoài những cuộc gặp với nhiều lãnh đạo chính phủ,
phái đoàn thượng nghị sĩ Mỹ hy vọng được gặp chủ tịch Tập Cận Bình.
Phía Trung Quốc hôm nay, 04/10 đã lên tiếng hoan nghênh chuyến thăm sắp
đến của các thượng nghị sĩ Mỹ.
(AFP) – Mỹ trừng phạt một mạng lưới sản xuất chất gây nghiện Trung Quốc.
Thông báo được Cơ quan Kiểm soát Tài sản nước ngoài, trực thuộc bộ Tài
Chính Mỹ, đưa ra ngày 03/10/2023. Theo đó, 28 cá nhân và thực thể, chủ
yếu sống ở Trung Quốc, nhưng cũng có ở Canada, bị cấm tiếp cận thị
trường tài chính của Mỹ. Mạng lưới các nhà bào chế chất gây nghiện Trung
Quốc, đặc biệt là chất fentanyl, nguồn gốc của nạn sử dụng quá liều ở
hàng chục ngàn người mỗi năm tại Mỹ. Cuộc chiến chống nạn sử dụng chất
gây nghiện quá liều là một trong số các chủ đề ưu tiên của chính phủ
tổng thống Biden.
(RFI) – Ba Lan, Cộng Hòa Séc, Áo tái lập kiểm soát biên giới.
Việc kiểm soát biên giới giữa Ba Lan, Cộng Hòa Séc, Áo với Slovakia sẽ
tạm thời được tái lập trong vòng 10 ngày, theo như thông báo được bộ Nội
Vụ ba nước đưa ra ngày 03/10/2023. Biện pháp này nhằm ngăn chặn làn
sóng di dân bất hợp pháp tăng mạnh trên lãnh thổ Slovakia từ đầu năm đến
nay.
(AFP) – 23 binh sĩ Ấn Độ mất tích. Quân đội
Ấn Độ hôm nay, 04/10/2023, cho biết lũ bất ngờ dâng cao tại hồ Lhonak
do mưa lớn trong thung lũng bang Sikkim, đông bắc Ấn Độ đã cuốn trôi ít
nhất 23 quân nhân, nhiều phương tiện bị nhấn chìm. Hồ Lhonak, nằm dưới
chân núi băng Kangchenjunga, ngọn núi cao thứ ba trên thế giới. Vùng núi
này nằm gần biên giới Ấn Độ với Nepal.
(AFP) – Nhật Bản sẽ có Viện Pasteur vào năm 2024.
Trả lời phỏng vấn hãng thông tấn Pháp ở Tokyo ngày 03/10/2023, tổng
giám đốc quỹ tư nhân của Pháp, Stewart Cole, các hoạt động trao đổi giữa
các nhà khoa học Nhật Bản trong nhiều dự án đặc biệt "đã có từ lâu", qua việc tiếp đón các thực tập sinh Nhật Bản ở Tokyo. Theo ông Cole, tuy Nhật Bản có nhiều công trình nghiên cứu y khoa "có chất lượng cao", nhưng hệ thống nghiên cứu trong nước khá trì trệ gây khó khăn cho nhiều nhà nghiên cứu trẻ.
(RFI) - Thái Lan: Xả súng chết người tại Bangkok, nghi phạm là một thiếu niên đã bị bắt.
Một vụ xả súng đẫm máu đã xảy ra ngày 03/10/2023 tại một trong những
trung tâm mua sắm sầm uất nhất Thái Lan ở thủ đô Bangkok đã khiến ít
nhất 2 người chết (một người Trung Quốc và một người Miến Điện) và nhiều
người bị thương, một số trong tình trạng nghiêm trọng. Kẻ nổ súng, một
thiếu niên 14 tuổi, đã bị bắt một giờ sau khi phát súng đầu tiên được
bắn ra từ một khẩu súng ngắn, vào khoảng 4 giờ chiều, vào lúc cao điểm
của trung tâm mua sắm sang trọng ở trung tâm thành phố Bangkok.
(Reuters) – Ý: Xe chở du khách rơi khỏi cầu gần Venise, 21 người thiệt mạng.
Theo chính quyền địa phương, vụ việc xẩy ra tối hôm 03/10/2023, khi
chiếc xe rơi từ độ cao 30m xuống và bốc cháy. Trên xe có du khách người
Ukraina, Đức và Pháp. Hai trong số các nạn nhân thiệt mạng là trẻ em.
Tài xế người Ý cũng tử thương. Hiện chưa rõ nguyên nhận gây tai nạn.
Pháp quyết định cung cấp thiết bị quân sự cho Armenia
Trọng Nghĩa
PHÁP - ARMENIA
Ngoại
trưởng Pháp Catherine Colonna đã đến thủ đô Armenia vào hôm qua,
03/10/2023 nhằm thể hiện hậu thuẫn của Paris đối với Erevan trong lãnh
vực nhân đạo sau cuộc di tản của 100.000 người từ vùng Thượng Karabakh
chạy sang Armenia. Nhân dịp này, lãnh đạo ngành ngoại giao Pháp cũng
loan báo một thỏa thuận theo đó Pháp đồng ý chuyển giao thiết bị quân sự
cho Armenia để nước này có thể “đảm bảo khả năng phòng thủ của mình”.
Đăng ngày:
4 phút
Từ
nhiều tháng nay, chính quyền Erevan đã yêu cầu được giúp đỡ về mặt quân
sự. Vào lúc mối lo ngại về một cuộc tấn công mới của Azerbaijan đang
gia tăng, ngoại trưởng Colonna cho biết là nước Pháp luôn “cảnh giác về sự toàn vẹn lãnh thổ của Armenia”.
Ngoại trưởng Pháp không nêu rõ thiết bị nào sẽ được cung cấp, nhưng khẳng định rằng Paris sẽ hành động “trong lĩnh vực này với tinh thần trách nhiệm của cả hai bên và không có bất kỳ ý hướng leo thang nào”.
Ngay
từ năm ngoái, khi xung đột tiếp tục tái diễn ở vùng biên giới với
Azerbaijan, một phái đoàn của bộ Quân Lực Pháp đã đến thăm Armenia với
mục tiêu được loan báo vào lúc đó là đánh giá tình hình tại chỗ và thảo
luận về triển vọng hợp tác trong lĩnh vực quốc phòng.
Lần này, vào
lúc mà rất ít người tin rằng Azerbaijan sẽ hài lòng với việc chiếm lại
được vùng Thượng Karabakh, Armenia đang cần được bảo đảm an ninh hơn bao
giờ hết.
Trong thời gian gần đây, nước này liên tục than phiền về
tính chất vô hiệu quả của liên minh quốc phòng mà họ đã hình thành với
Nga, vốn đã giữ thái độ bất động trong các cuộc tấn công trước đó.
Ngoài
ra, Liên Hiệp Châu Âu cũng khiến Armenia thất vọng. Vì một số thành
viên tránh làm phật ý Azerbaijan để bảo đảm nguồn cung ứng khí đốt của
họ, Bruxelles đã từ chối không cho Armenia được hưởng lợi từ Quỹ Hỗ Trợ
Hòa Bình Châu Âu FEP, một cơ chế của Liên Âu mà các nước như Ukraina,
Moldova và Gruzia đang được hưởng.
Trong bối cảnh đó, Paris đã kêu
gọi các đối tác châu Âu cho phép Erevan được hưởng lợi từ Quỹ FEP để
nâng cao năng lực quốc phòng.
Theo bà Colonna, Liên Hiệp Châu Âu
và các quốc gia thành viên cũng cần tuyên bố rằng bất kỳ hành động nào
chống lại Armenia đều sẽ dẫn đến “một phản ứng mạnh mẽ”.
Ngoại trưởng Pháp cũng cho biết là “đang nghiên cứu một giải pháp về sự hiện diện quốc tế lâu dài ở vùng Thượng Karabakh”.
Armenia gia nhập Tòa án Hình sự Quốc tế
Cũng
liên quan đến Armenia, Quốc Hội nước này vào hôm qua 03/10/2023 đã phê
chuẩn Quy Chế Roma về việc thành lập Tòa Án Hình Sự Quốc Tế, một quyết
định đặt nước này dưới thẩm quyền của tòa án tại La Haye, Hà Lan.
Theo
một phát ngôn viên của Quốc Hội Armenia, đã có 60 nghị sĩ bỏ phiếu ủng
hộ việc phê chuẩn Quy Chế Roma, và thông qua tuyên bố công nhận thẩm
quyền hồi tố của Tòa Án Hình Sự Quốc Tế. 22 nghị sĩ đã bỏ phiếu chống.
Quyết
định gia nhập Tòa Án Hình Sự Quốc Tế của Armenia dĩ nhiên đã bị Nga
phản đối. Matxcơva vào hôm qua cho rằng Armenia đã không đóng vai trò là
đối tác khi quyết định tuân theo thẩm quyền của Tòa Án Hình Sự Quốc Tế.
Theo phát ngôn viên điện Kremlin Dmitry Peskov, Nga coi Armenia là đồng
minh, nhưng phải đặt ra những câu hỏi về giới lãnh đạo Armenia sau vụ
này.
Tòa Án Hình Sự Quốc Tế đã ban hành lệnh bắt giữ tổng thống
Nga Vladimir Putin, bị cáo buộc trục xuất hàng trăm trẻ em khỏi Ukraina,
điều mà điện Kremlin phủ nhận. Tư cách thành viên của Armenia có nghĩa
là nước này sẽ có nghĩa vụ bắt giữ TT Putin nếu ông đến đó.
Armenia
bảo đảm rằng quyết định này không nhắm vào Nga mà vào Azerbaijan, quốc
gia bị cáo buộc phạm tội ác chiến tranh trong bối cảnh xung đột lãnh thổ
kéo dài ở vùng Thượng Karabakh.
Đài Loan tố Trung Quốc tung nhiều chiêu can thiệp bầu cử
Reuters
3–4 minutes
Trung
Quốc tung nhiều chiêu thức “đa dạng” để can thiệp vào cuộc bầu cử ở Đài
Loan vào tháng 1 sang năm, từ áp lực quân sự đến phát tán tin tức giả,
bao gồm cả việc thao túng các cuộc thăm dò dư luận, một quan chức an
ninh cấp cao của Đài Loan cho biết ngày 4/10.
Trước cuộc bầu cử,
Đài Loan thường xuyên cảnh báo nguy cơ bị Bắc Kinh can thiệp, nói rằng
Trung Quốc tìm cách tác động có lợi cho các ứng cử viên có thể có thiện
cảm hơn với Trung Quốc.
“Cách Cộng sản Trung Quốc can thiệp vào
bầu cử rất đa dạng”, Tổng Giám đốc Cục An ninh Quốc gia Đài Loan Tsai
Ming-yen nói với các nhà lập pháp trong một phiên họp ủy ban quốc hội.
Ông
Tsai nói Trung Quốc có thể sử dụng áp lực quân sự, ép buộc kinh tế hoặc
tin giả để tạo ra sự lựa chọn sai lầm giữa “chiến tranh hay hòa bình”
trong cuộc bầu cử, nhằm khiến cử tri sợ hãi.
“Chúng tôi đặc biệt
chú ý đến việc Cộng sản Trung Quốc hợp tác với các công ty thăm dò dư
luận và các công ty quan hệ công chúng về khả năng thao túng các cuộc
thăm dò dư luận và sử dụng chúng để can thiệp vào cuộc bầu cử”, ông nói
thêm nhưng không nêu tên bất cứ công ty nào.
Văn phòng Đài Loan Sự
vụ của Trung Quốc không trả lời các cuộc gọi yêu cầu bình luận. Trung
Quốc đang trong kỳ nghỉ lễ quốc khánh kéo dài một tuần.
Theo các
cuộc thăm dò ý kiến, Phó Tổng thống Đài Loan Lại Thanh Đức thuộc Đảng
Dân Tiến cầm quyền, đảng ủng hộ bản sắc tách biệt của hòn đảo với Trung
Quốc, là ứng cử viên được yêu thích làm tổng thống tiếp theo.
Trung
Quốc coi ông Lại và đảng của ông là những kẻ ly khai và đã nhiều lần từ
chối lời đề nghị đàm phán của họ. Ông Lại nói rằng ông không tìm cách
thay đổi hiện trạng trên Eo biển Đài Loan mà chỉ có người dân Đài Loan
mới có thể quyết định tương lai của họ.
Trung Quốc đã tăng cường
các hoạt động quân sự xung quanh Đài Loan kể từ cuộc bầu cử gần đây nhất
vào năm 2020, đồng thời thường xuyên điều tàu chiến và máy bay chiến
đấu tới các vùng biển và vùng trời gần hòn đảo này.
Ông Tsai cho
biết các cuộc tập trận gần đây nhất của Trung Quốc gần Đài Loan, bắt đầu
vào tháng trước và được Bộ trưởng Quốc phòng Đài Loan mô tả là “bất
thường”, gần như giống với các cuộc tập trận những năm trước về trọng
tâm, chẳng hạn như các cuộc tập trận đổ bộ.
Tuy nhiên, lần này có
nhiều máy bay và tàu tham gia hơn và Lực lượng Phi đạn của Quân đội Giải
phóng Nhân dân (PLARF), lực lượng giám sát các phi đạn hạt nhân và phi
đạn truyền thống của Trung Quốc, cũng tham gia nhiều cuộc tập trận hơn.
Vẫn
theo lời ông, điều đó có thể liên quan đến việc Chủ tịch Trung Quốc Tập
Cận Bình đang tìm cách kiểm soát PLARF, một nhánh của quân đội Trung
Quốc đang bị chú ý sau khi hai lãnh đạo cấp cao nhất của lực lượng này
bất ngờ bị thay thế vào cuối tháng 7 bằng các chỉ huy bên ngoài.
Bộ Quốc phòng Trung Quốc cũng không trả lời yêu cầu bình luận.
Việt Nam khởi động kế hoạch khai thác mỏ đất hiếm lớn nhất trong nước
VOA Tiếng Việt
~3 minutes
Việt
Nam đang lên kế hoạch đấu giá khai thác mỏ đất hiếm lớn nhất trong nước
nhằm tham gia vào chuỗi cung ứng đất hiếm, giữa bối cảnh các nước
phương Tây, đứng đầu là Mỹ, đang nỗ lực giảm bớt sự thống trị của Trung
Quốc trong lĩnh vực này.
“Ngay sau khi đấu giá thành công, chúng
tôi sẽ sử dụng quặng từ mỏ này và các mỏ sẽ được cấp mới để sản xuất”,
VnExpress hôm 4/10 dẫn lời ông Lưu Anh Tuấn, Giám đốc Công ty Cổ phần
Đất hiếm Việt Nam (VTRE), cho biết doanh nghiệp này và đối tác
Blackstone Minerals (đơn vị đàm phán đấu thầu các mỏ đất hiếm với Việt
Nam) đang lên kế hoạch cho cuộc đấu giá khai thác mỏ Đông Pao, rộng rộng
hơn 132 ha, ở tỉnh Lai Châu. Đây được xem là mỏ đất hiếm lớn nhất Việt
Nam.
Đất hiếm là loại khoáng sản đặc biệt dành cho việc sản xuất
các sản phẩm công nghệ kỹ thuật cao như: các chất xúc tác, nam châm, hợp
kim, chất phát quang…, để chế tạo điện thoại di động, ổ đĩa cứng máy
tính, thiết bị cho xe điện...
Hãng thông tấn Reuters hôm 24/9 dẫn
lời một quan chức của công ty khai thác đất hiếm do nhà nước kiểm soát
Lavreco, nói rằng việc khai thác hiệu quả mỏ Đông Pao sẽ đưa Việt Nam
trở thành nhóm sản xuất đất hiếm hàng đầu.
Tuy nhiên, việc tinh chế đất hiếm rất phức tạp và Trung Quốc đang kiểm soát nhiều công nghệ chế biến loại khoảng sản này.
Phía
Blackstone nói với Reuters rằng trữ lượng ước tính của mỏ Đông Pao cũng
cần được đánh giá lại bằng các phương pháp hiện đại. Tuy nhiên, đất
hiếm ở mỏ này tương đối dễ tiếp cận và chủ yếu tập trung ở quặng
bastnaesit, theo Đại học Mỏ Địa chất Hà Nội.
Theo Cơ quan Khảo sát
Địa chất Hoa Kỳ, Việt Nam có trữ lượng đất hiếm lớn thứ hai trên thế
giới với 22 triệu tấn. Trung Quốc có trữ lượng đất hiếm lớn nhất với 44
triệu tấn, đứng thứ ba là Brazil với 21 triệu tấn.
Tuy nhiên, phần
lớn đất hiếm ở Việt Nam vẫn chưa được khai thác, đầu tư không được
khuyến khích vì giá thấp do Trung Quốc ấn định và do nước này gần như
độc quyền trên thị trường toàn cầu.
Nói với VnExpress, ông Lưu Anh
Tuấn cho biết về quy trình công việc đã và sắp được thực hiện, là thử
nghiệm nguyên liệu đất hiếm trên dây chuyền quy mô nhỏ trong năm 2023;
đưa ra quy trình, thiết kế nhà máy khai thác mỏ; thiết kế, đào tạo
chuyên gia cho nhà máy phân tách quặng thành sản phẩm đất hiếm đạt độ
tinh khiết từ 95% trở lên để đưa vào nhà máy phân ly trong năm 2024.
Mỏ
Đông Pao đã được Bộ Tài nguyên và Môi trường cấp phép cho Công ty Cổ
phần Đất hiếm Lai Châu (Tập đoàn Than, Khoáng sản Việt Nam) cùng đối tác
Nhật Bản khai thác vào tháng 12/2014, nhưng quá trình khai thác vẫn
không thể diễn ra vì nhiều trở ngại về công nghệ và cơ chế.
Nga vận chuyển thêm dầu tới các cảng Trung Quốc qua tuyến đường Bắc Cực
VOA News
5–6 minutes
Hoa
Kỳ đang theo dõi chặt chẽ sự gia tăng gần đây của các chuyến hàng dầu
thô của Nga tới các cảng Trung Quốc thông qua Tuyến đường Biển phía Bắc
(NSR), một dấu hiệu cho thấy sự hợp tác ngày càng tăng giữa Bắc Kinh và
Moscow ở khu vực Bắc Cực khi Nga phải đối mặt với các chế tài gây tê
liệt của phương Tây vì hành động xâm lược Ukraine.
“Chúng tôi sẽ
theo dõi việc này chặt chẽ nhất có thể,” ông John Kirby, điều phối viên
về truyền thông chiến lược của Hội đồng An ninh Quốc gia, cho biết hôm
3/10 khi trả lời câu hỏi của VOA trong cuộc họp báo tại Tòa Bạch Ốc.
Năm
nay đã có khoảng chục chuyến vận chuyển dầu Nga sử dụng tàu Nga đến
Trung Quốc thông qua NSR, tuyến dọc theo bờ biển Nga từ Biển Barents đến
Eo biển Bering. Trong những năm trước, không có chuyến vận chuyển dầu
nào qua Bắc Cực đến Trung Quốc ngoại trừ một chuyến đi thử nghiệm vào
cuối năm 2022, theo dữ liệu từ Trung tâm Hậu cần High North của Đại học
Nord.
Ông Malte Humpert, người sáng lập Viện Bắc Cực nói, với việc
các chế tài kinh tế của phương Tây làm giảm nhu cầu đối với dầu thô của
Nga và Trung Quốc sẵn sàng mua dầu thô, Moscow đang mở cửa Bắc Cực cho
Bắc Kinh.
Ông nói với đài VOA: “Các nguồn tài nguyên trước đây
chảy sang châu Âu giờ đã được chuyển hướng sang châu Á, đặc biệt là
Trung Quốc”.
Đó là một lựa chọn thực dụng cho Moscow. Vận chuyển
qua NSR nhanh hơn 30% so với tuyến đường truyền thống qua Kênh Suez và
ngày càng dễ dàng đi lại hơn vì biến đổi khí hậu đồng nghĩa với việc ít
băng đá hơn.
Lưu lượng giao thông gia tăng mang đến rủi ro môi
trường cao hơn, đặc biệt khi Moscow tuyên bố sẽ bắt đầu sử dụng tàu chở
dầu lớp không băng – những tàu có thân tàu không được tăng cường chống
băng – để vận chuyển dầu qua Bắc Cực.
Bà Rebecca Pincus, giám đốc
Viện Cực tại Trung tâm Wilson, nói với VOA: “Nếu xảy ra tai nạn tràn dầu
ở Đông Bắc Cực của Nga, nước chảy về phía Hoa Kỳ”. “Dầu sẽ vượt qua
biên giới quốc tế và đó là một tình huống rất đáng báo động”.
So với mức trung bình năm 2022, nhập khẩu dầu của Trung Quốc từ Nga đã tăng 23%, lên 400.000 thùng/ngày trong năm nay.
Ông
Kirby kêu gọi Bắc Kinh tuân thủ mức trần giá 60 đô la/thùng đối với dầu
Nga do các đồng minh phương Tây áp đặt sau cuộc xâm lược của Nga. Tuy
nhiên, dữ liệu giao dịch cho thấy dầu thô của Nga hiện đang được bán ở
mức khoảng 80 đô la/thùng, khiến Bộ trưởng Tài chính Hoa Kỳ Janet Yellen
phải thừa nhận vào tuần trước rằng hiệu quả của việc giới hạn giá có
thể đang mờ dần.
Quan hệ Trung-Nga
Khi các
công ty năng lượng phương Tây, bao gồm Shell và British Petroleum, rút
khỏi Nga sau cuộc xâm lược năm ngoái, Moscow ngày càng phụ thuộc vào Bắc
Kinh như một nguồn tài trợ cho các dự án năng lượng, như Trạm LNG Yamal
và các kế hoạch cơ sở hạ tầng khác để phát triển vùng đất Bắc Cực.
Đối
với Trung Quốc – quốc gia không có bờ biển Bắc Cực nhưng năm 2018 đã
tuyên bố mình là một cường quốc “gần Bắc Cực” – đầu tư vào các dự án của
Nga có thể tạo điều kiện thuận lợi cho mục tiêu mở rộng vai trò ở Bắc
Cực, tăng khả năng tiếp cận các tuyến đường vận chuyển và tài nguyên
thiên nhiên cũng như củng cố ảnh hưởng vị thế địa chính trị của nước
này.
Cho đến nay, tham vọng của Trung Quốc đã bị Moscow cản trở,
quốc gia có bờ biển chiếm 53% đường bờ biển Bắc Băng Dương và đang bảo
vệ vai trò thống trị ở vùng cực. Tuy nhiên, đối mặt với sự cô lập về
kinh tế do cuộc xâm lược của mình, những ngày kháng cự của Nga có thể
sắp tàn.
Bà Pincus nói: “Chúng tôi đang theo dõi xem liệu Moscow
có tuyệt vọng đến mức sẵn sàng đáp ứng các yêu cầu và điều kiện của
Trung Quốc hay không”.
Ông Kirby bác bỏ những lo ngại về liên minh
chiến lược ngày càng tăng giữa Moscow và Bắc Kinh, nói rằng sự hợp tác
giữa hai bên ở Bắc Cực chủ yếu là “kinh tế và khoa học”.
Ông cho
rằng chính quyền Mỹ không nhằm mục đích kiềm chế sức mạnh của Nga trên
lãnh thổ của họ. “Chúng tôi muốn thấy một khu vực Bắc Cực thịnh vượng,
tự do và cởi mở mà tất cả các quốc gia giáp Bắc Cực đều có thể hưởng
lợi”.
Tám quốc gia giáp Bắc Cực là Mỹ, Nga, Canada, Đan Mạch
(thông qua Greenland), Iceland, Na Uy, Thụy Điển và Phần Lan. Tất cả đều
thuộc Hội đồng Bắc Cực, một diễn đàn hợp tác nhằm giải quyết các thách
thức chung như biến đổi khí hậu, các tuyến đường vận chuyển và quyền của
người bản địa.
Hội đồng đã đình chỉ các hoạt động với Moscow ngay
sau khi nước này xâm chiếm Ukraine. Ông Morten Hoglund, chủ tịch nhóm
Các quan chức Cấp cao Bắc Cực, nói với VOA rằng nhóm đã đạt được sự đồng
thuận vào tháng 8 năm nay rằng họ mong muốn khởi động lại các nhóm làm
việc, bước đầu tiên trong việc nối lại hợp tác.
Bộ Tư pháp Mỹ: Albemarle chi 3,5 triệu đôla để 'bôi trơn' tại Việt Nam; chi 6,5% hoa hồng
VOA Tiếng Việt
10–13 minutes
Nhờ
sự môi giới của một công ty trung gian Việt Nam, Công ty Albemarle của
Mỹ có được mối quan hệ kinh doanh và hợp đồng với cả Công ty Lọc hóa dầu
Bình Sơn và Công ty Lọc hóa dầu Nghi Sơn trong giai đoạn 2013-2017,
nhưng phải chi tiền đút lót cho cán bộ dầu khí Việt Nam thông qua đối
tác này đến 3,5 triệu đôla, theo tài liệu của Bộ Tư pháp Mỹ.
Tài liệu
đề ngày 28/9/2023 của Bộ Tư pháp Hoa Kỳ cho biết đối tác trung gian
Việt Nam được công ty Albemarle thuê vào năm 2012 với tỷ lệ hoa hồng
4,25% được xem là cao hơn so với mức hoa hồng của công ty trong khu vực,
nhưng Albemarle đã chấp thuận tăng hoa hồng cho đối tác này lên 6,5%
vào năm 2015 do người này yêu cầu rằng phải chi nhiều hơn cho các quan
chức chính phủ Việt Nam “từ cấp thấp đến cấp cao”.
“Công ty
Albemarle giành được hợp đồng tại hai nhà máy lọc dầu quốc doanh ở Việt
Nam thông qua việc sử dụng một đại lý bán hàng trung gian yêu cầu tăng
hoa hồng để chi tiền hối lộ cho PetroVietnam và các quan chức nhà máy
lọc dầu cũng như đưa ra các yêu cầu đấu thầu có lợi cho công ty
Albemarle”, mục 21 của Bản chi tiết sự việc (Statement of Facts) của Bộ
Tư pháp viết.
Cuộc điều tra này do Bộ Tư pháp Hoa Kỳ (DOJ) và Uỷ
ban Giao dịch và Chứng khoán Hoa Kỳ (SEC) thực hiện, căn cứ theo Luật về
Chống Tham nhũng (FCPA).
Bộ Tư pháp ngày 29/9 cho biết công ty
Albemarle có trụ sở ở bang North Carolina đồng ý trả hơn 218 triệu đôla
để dàn xếp các cáo buộc hối lộ các quan chức tại các nhà máy lọc dầu
quốc doanh ở Việt Nam, Indonesia và Ấn Độ.
Riêng tại Việt Nam, cơ
quan chức năng của Hoa Kỳ nhận định rằng công ty Albemarle thu lợi bất
chính số tiền 69,25 triệu đôla từ việc bán hàng cho hai nhà máy này,
trong khi hệ thống kiểm soát kế toán nội bộ của Albemarle không đủ mạnh
để ngăn chặn hoặc phát hiện ra các khoản thanh toán không phù hợp mà
theo đó Albemarle Singapore hạch toán là hoa hồng hợp pháp và sau đó
được hợp nhất vào báo cáo tài chính của Albemarle.
‘Những Người bạn’
Cơ
quan chức năng của Bộ Tư pháp biết nhưng không tiết lộ danh tính của
“Công ty Trung gian Việt Nam”, đó là một công ty có trụ sở tại Việt Nam,
phục vụ như một đại lý bán hàng cho Albemarle trong hoặc khoảng giữa
năm 2012 và năm 2017.
Trong các email thương lượng số tiền hoa
hồng giữa đại diện trung gian Việt Nam và đại diện bán hàng và nhân viên
Albemarle, vị trung gian này yêu cầu không tiết lộ danh tính quan chức
PetroVietnam và tên của các quan chức tại hai nhà máy lọc dầu, chỉ gọi
họ là “Người bạn” và “Những Người bạn”.
Điển hình, vào ngày
9/11/2012, Đại diện Kinh doanh Albemarle Việt Nam đã gửi email đến các
nhân viên Albemarle khác, trong đó có Giám đốc Kinh doanh Albemarle xác
nhận rằng Trung gian Việt Nam sẽ chuyển tới Albemarle yêu cầu được gặp
quan chức PetroVietnam. Trong email, Đại diện Bán hàng Albemarle Việt
Nam nhắc nhở các nhân sự khác của Albemarle về hướng dẫn của vị Trung
gian Việt Nam là “không đề cập đến” Quan chức của PetroVietnam bằng tên
qua email, và thay vào đó gọi ông ấy là “Người Bạn”. Một nhân viên khác
của Albemarle Singapore trả lời qua email: “Hy vọng ‘Người Bạn của ông
ấy’ có thể giúp chúng ta công việc kinh doanh này”, theo mục 26 của Bản
chi tiết sự việc.
Tiền hoa hồng
Lợi nhuận từ hợp đồng
Việt Nam
3,5 triệu đôla
69,25 triệu đôla
Indonesia
1,28 triệu đôla
18,1 triệu đôla
Ấn Độ
1,14 triệu đôla
11,1 triệu đôla
(Số liệu tổng hợp từ văn bản của Bộ Tư pháp Hoa Kỳ về tiền hoa hồng Albemarle chi)
Hợp đồng với Công ty Lọc hóa dầu Bình Sơn
Vào
khoảng năm 2012, công ty Albemarle tham gia đấu thầu để giành được hoạt
động kinh doanh chất xúc tác với Công ty Lọc hóa dầu Bình Sơn (BSR),
nhà máy lọc dầu quốc doanh do Tập đoàn PetroVietnam quản lý.
Trước
cuộc đấu thầu của BSR năm 2012, Albemarle được yêu cầu phải trải qua
“thử nghiệm” để đánh giá xem chất xúc tác của công ty sẽ hoạt động như
thế nào với dầu của nhà máy lọc dầu.
Vào khoảng tháng 5/2012, liên
quan đến nỗ lực giành được hoạt động kinh doanh của BSR, Albemarle đồng
ý trả khoản hoa hồng 4,25% cho Công ty Trung gian Việt Nam để hoạt động
với tư cách là đại lý của hãng tại Việt Nam.
Vào khoảng tháng 1/2013, vị Trung gian Việt Nam yêu cầu Albemarle tăng hoa hồng cho Công ty Trung gian Việt Nam từ 4,25% lên “4,25% + 4%,”
điều mà ông nói với Đại diện bán hàng Albemarle Việt Nam sẽ được sử
dụng “lót đường” (settle down) các quan chức Petrovietnam và để “chi cho
những người bạn”.
Vào ngày 20/5/2014, vị Trung gian Việt Nam đã
gửi email đến phía Albemarle hứa sẽ đạt được hợp đồng dài hạn với BSR,
đồng thời yêu cầu tăng hoa hồng “để giành được công việc, để BSR tiếp
tục sử dụng chất xúc tác Albemarle,” và tuyên bố: “Chúng tôi phải làm
việc chăm chỉ, gặp nhiều người từ cấp thấp đến cấp cao với mức chi phí
quá lớn và và phí tiếp thị cao”. Vị này nói rằng để “thuyết phục” họ ký
hợp đồng trong một năm, cần “hỗ trợ từ phía quý vị để tăng hoa hồng lên
10%.”
Cuối cùng đến tháng 5/2014, sau nhiều lần thương lượng,
Albemarle đồng ý tăng hoa hồng cho Công ty Trung gian Việt Nam từ 4,25%
đến 6,5%, mặc dù bên Trung gian Việt Nam đòi trả 7%, thậm chí 10% tiền
hoa hồng.
Nhờ sự giúp đỡ của đối tác trung gian, công ty Albemarle
đã có được mối quan hệ kinh doanh và hai hợp đồng với công ty Lọc hóa
dầu Bình Sơn, bao gồm cả đợt chạy thử giai đoạn đầu vào khoảng tháng
4/2013, sau đó là hai hợp đồng mua hàng và ba phụ lục hợp đồng, tiếp tục
cho đến khoảng tháng 5/2017.
Hợp đồng với công ty Lọc hóa dầu Nghi Sơn
Năm
2016, Albemarle cũng sử dụng Công ty Trung gian Việt Nam và các mối
liên hệ của Công ty này để chi tiền cho các quan chức của PetroVietnam
để giành được công việc kinh doanh tại nhà máy lọc dầu của Công ty TNHH
Lọc Hóa Dầu Nghi Sơn (NSRP), một liên doanh của PetroVietnam và Kuwait
Petroleum International.
Vào ngày 5/7/2016, Trung gian Việt Nam
gửi email đến phía Albemarle liên quan đến “Phương pháp tiếp cận NSRP”,
trong đó nêu rõ: “Xin vui lòng cho tôi biết những điều kiện thương mại
và điều kiện kỹ thuật mà [đối thủ của Albemarle] không thể đáp ứng được?
“Xin vui lòng cho tôi biết trong hôm nay để tôi có thể bàn bạc với bạn
bè của tôi để bổ sung vào [hồ sơ mời thầu]. Chính thức [mời thầu] sẽ
được phát hành vào cuối tuần này hoặc đầu tuần sau”.
Vào tháng
6/2016, Albemarle đồng ý áp dụng cùng tỷ lệ hoa hồng 6,5% trên doanh số
bán cho nhà máy lọc dầu thứ 2 này của Việt Nam, theo văn bản ngày 29/9
của SEC.
VOA đã liên lạc PetroVietnam, BSR, NSRP, và Bộ Ngoại giao
Việt Nam, đề nghị họ cho ý kiến về các chi tiết trong kết quả điều tra
của Bộ Tư pháp Hoa Kỳ, nhưng chưa được phản hồi.
Bộ Tư pháp Mỹ
nhận định rằng Albemarle thu lợi bất chính từ việc bán hàng cho Nhà máy
lọc dầu Bình Sơn từ giữa năm 2013 đến 2017 và Nhà máy lọc dầu Nghi Sơn
trong giai đoạn 2016 và 2019 theo hợp đồng thu được thông qua Đại lý
trung gian Việt Nam từ năm 2013 đến năm 2017.
Hệ thống kiểm soát
kế toán nội bộ của Albemarle không đủ để ngăn chặn hoặc phát hiện ra các
khoản thanh toán không phù hợp này mà theo đó Albemarle Singapore hạch
toán là hoa hồng hợp pháp trong sổ sách và hồ sơ được hợp nhất vào báo
cáo tài chính của Albemarle.
SEC cho biết trong một lệnh (order)
công bố hôm 29/9: “Mặc dù Công ty Trung gian Việt Nam đã đăng ký kinh
doanh ở Việt Nam chỉ ba tháng trước đó và không có kinh nghiệm về chất
xúc tác, nhưng họ vẫn hô hào về khả năng đảm bảo hoạt động kinh doanh
cho Albemarle dựa trên “tình bạn” của họ với những người ra quyết định
quan trọng tại nhà máy lọc dầu của Việt Nam”.
Theo SEC, Công ty
Trung gian Việt Nam giúp Albemarle có được thông tin nội bộ, nhạy cảm,
có tính cạnh tranh từ các quan chức chính phủ, cũng như thúc đẩy thông
báo yêu cầu đấu thầu, mẫu xúc tác mới từ đối thủ cạnh tranh, thông tin
về đối thủ cạnh tranh nộp hồ sơ dự thầu và tư vấn trong quá trình thực
hiện đấu thầu.
Albemarle đã chấm dứt hợp đồng với Công ty Trung gian Việt Nam vào năm 2017 sau khi Albermarle bắt đầu điều tra nội bộ.
Albemarle không phản hồi các yêu cầu bình luận của báo giới.
Thông
cáo báo chí của Bộ Tư pháp Mỹ hôm 29/9 cho biết Albemarle thừa nhận
rằng trong giai đoạn từ năm 2009 đến năm 2017, tập đoàn này sử dụng
trung gian thứ ba là các đại diện bán hàng và nhân viên chi nhánh đã đưa
hối lộ cho quan chức chính phủ một số nước để có được hợp đồng kinh
doanh hoá chất với các nhà máy lọc dầu có vốn nhà nước ở các nước
Indonesia, Việt Nam và Ấn Độ.
Công ty Albemarle thu lợi nhuận
khoảng 98,5 triệu đôla từ việc đưa đút lót tại các quốc gia này, trong
đó có 69,25 triệu đôla thu từ Việt Nam.
Albemarle vừa có một thoả
thuận không bị truy tố trong vòng ba năm (NPA) với Bộ Tư pháp Mỹ và đồng
ý trả khoảng 98,2 triệu đô la tiền phạt cho Bộ Ngân khố Mỹ, và bị tịch
thu hành chính khoảng 98,5 triệu đôla. Ngoài ra, Albemarle sẽ trả khoảng
103,6 triệu đôla tiền lãi phân chia và ấn định như một phần của giải
pháp cho cuộc điều tra song song của SEC.
Theo thỏa thuận này,
Albemarle đồng ý hợp tác với Bộ Tư pháp Mỹ trong bất cứ cuộc điều tra
hình sự nào trong tương lai liên quan vấn đề này.
Các nhà quan sát
nhận định rằng phát hiện của chính quyền Hoa Kỳ về vụ tham nhũng ở
PetroVietnam và ở hai nhà máy lọc dầu lớn của đất nước chỉ là một số ít
trong vô số vụ việc quan chức nhận hối lộ chưa được phanh phui.
Từ Hà Nội, ông Lê Anh Hùng, một nhà báo thường xuyên theo dõi các vụ tham nhũng, nêu nhận định với VOA:
“Tham
nhũng là một cái căn bệnh mang tính hệ thống ở Việt Nam. Nên tôi không
bất ngờ gì với cái thông tin này cả. Đã có không ít công ty nước ngoài
buộc phải hối lộ quan chức Việt Nam để giành được hợp đồng, để được cấp
phép, để được trao dự án, v.v. Nên có lẽ là không phải chỉ tôi mà với
hầu hết mọi người họ đều thấy bình thường trước cái thông tin này.
“Cái
điều gây ấn tượng đối với tôi và có lẽ là với phần lớn với những người
khác là sự nghiêm minh của hệ thống tư pháp Mỹ được nêu ra trong vụ việc
này”.
Từ Đức, luật sư Nguyễn Văn Đài nói:
“Việc các doanh
nghiệp ở nước ngoài khi muốn đầu tư hay muốn trúng thầu tại Việt Nam thì
bao giờ cũng lại quả phần trăm cho các quan chức của Việt Nam phụ trách
về những lĩnh vực, về những doanh nghiệp nhà nước đó. Đối với một công
ty như là Albamarle thì đây không phải là duy nhất.
“Trước đây
chúng ta đã thấy rất nhiều các doanh nghiệp của Nhật Bản, ví dụ dự án
Đại Lộ Đông Tây ở Sài Gòn, một loạt quan chức của công ty Nhật Bản cũng
bị phía chính phủ Nhật Bản điều tra về vấn đề tham nhũng rồi. Rất nhiều
những dự án khác nữa của Nhật Bản, rồi một số công ty của Hàn Quốc cũng
bị điều tra ở Việt Nam, thế nhưng mà từ xưa nay thì hầu như là chỉ khi
nào với sức ép từ giới chức Nhật Bản đối với Việt Nam yêu cầu phải điều
tra về các quan chức tham nhũng thì họ mới thực hiện việc đó”.
Theo
Tổ chức Minh bạch Quốc tế, Việt Nam có chỉ số cảm nhận tham nhũng là 42
trên 100 điểm, đứng thứ 77 trên 180 nước được xếp hạng vào năm 2022,
nằm trong số các nước vẫn có nhiều tham nhũng.
Suu cao,thue nang,nhu yeu pham tang gia.Kinh te eo seo...Vay ma dang Lua van lay tien cua dan tro giup linh tinh.Mo cua bien gioi.Ung ho toi ac truc tiep khi sua luat cho phep trom cuop o muc do <1.000 dollars thi vo toi....Neu vao thoi diem Trump,bon Lua da ho hoan nhu the nao ??? Nhung nguoi bau ban vi chut tu loi ,nghi gi ve dat nuoc ??? Phai chang day khong phai la dat nuoc minh ??? bat qua,lai tro ve que huong cu...Neu vay,ban la thang cho chet ! mien ban !
Chung nao moi vet nho cua ho nha Dan da duoc tay xoa trang boc,thi Uk moi co hy vong...ngung chien.Cung vay,ngay nao ma cac cong ty ,co goc gac tu cac dang bac nu luu-anh hao cua khoi tu do va ong chief police va dang Lua thi moi giai xong phuong trinh tau cong !
Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?
Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?
Ngắm lại hình xưa chịu mấy ông
Những Linh, Tùng, Duẫn với Mười, Đồng
Mặt mày ai lại đi hồ hởi
Phấn khởi khi Tàu cướp Biển Đông
Phải chăng “quý” mặt đã thành mông
Con mắt nay đà có nhưng không
Nên mới chổng khu vào hải đảo
Gia tài gấm vóc của tổ tông?
Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .
Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .
Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .