Nga nói Ukraine dùng UAV Australia tấn công lãnh thổ
Bộ
Ngoại giao Nga cáo buộc Ukraine sử dụng UAV của Australia tấn công mục
tiêu trên lãnh thổ Nga, cảnh báo Canberra ngày càng lún sâu vào xung
đột.
"Máy bay không người lái (UAV) của Australia đã thực
sự được sử dụng để tấn công các mục tiêu ở Nga", người phát ngôn Bộ
Ngoại giao Nga Maria Zakharova nói ngày 5/9.
Bà Zakharova bình luận về thông tin trên tờ Sydney Morning Herald tuần trước, cho rằng Ukraine đã sử dụng UAV của Australia tấn công sân bay ở thành phố Kursk của Nga.
Bà
Zakharova cáo buộc chính phủ Australia đang "nhiệt tình đóng góp cho
chiến dịch chống Nga do Mỹ chỉ đạo", trong khi cố che giấu dư luận
"những tình huống cho thấy Canberra ngày càng bị kéo vào cuộc xung đột ở
Ukraine".
Giới chức Australia, Ukraine chưa bình luận về thông tin.
Bà
Zakharova ngày 5/9 cũng cho biết Moskva nhận được thông tin một số nhà
sản xuất vũ khí châu Âu, đặc biệt là Rheinmetall của Đức và công ty con ở
Thụy Điển thuộc BAE Systems của Anh, có kế hoạch thiết lập hoạt động
sản xuất, sửa chữa và bảo trì khí tài quân sự cho lực lượng vũ trang Ukraine.
"Chúng
tôi xem những ý định này là bằng chứng cho thấy ngành công nghiệp quốc
phòng và các nhà hoạch định chính sách phương Tây đang trực tiếp tham
gia vào xung đột và hỗ trợ Kiev", bà nói.
Đại sứ quán Nga tại Đức
và Thụy Điển đã phản đối những kế hoạch của công ty hai nước, theo bà
Zakharova. Bà thêm rằng những ý định trắng trợn của ngành công nghiệp
quốc phòng phương Tây nhằm thu lợi từ xung đột sẽ chỉ làm leo thang căng
thẳng ở Ukraine.
Thanh Tâm (Theo Reuters, TASS)
**********
Tin tức thế giới 6-9: Ông Putin chỉ trích lãnh đạo Ukraine là người Do Thái, bài Nga
5–6 minutes
* Mỹ: Triều Tiên sẽ "trả giá" nếu cung cấp vũ khí cho Nga đánh Ukraine
Ngày 5-9, cố vấn an ninh quốc gia Mỹ Jake Sullivan tuyên bố các cuộc đàm phán vũ khí giữa Nga và Triều Tiên đang tích cực tiến triển.
Ông
Sullivan cũng cảnh báo nhà lãnh đạo Kim Jong Un rằng Triều Tiên sẽ phải
trả giá nếu cung cấp vũ khí cho Nga để sử dụng ở Ukraine.
Theo
Hãng tin Reuters, ông Sullivan cho hay việc cung cấp vũ khí cho Nga "sẽ
không có lợi cho Triều Tiên và họ sẽ phải trả giá cho điều này trong
cộng đồng quốc tế".
* Ông Putin: Phương Tây đưa người Do Thái lãnh đạo Ukraine để "che đậy" chủ nghĩa phát xít
Trả
lời phỏng vấn trên truyền hình ngày 5-9, Tổng thống Nga Vladimir Putin
cáo buộc các cường quốc phương Tây đã "bổ nhiệm" Tổng thống Ukraine
Volodymyr Zelensky, người gốc Do Thái, để che đậy sự tôn vinh chủ nghĩa
phát xít.
"Các nhà quản lý phương Tây đã đặt một người đứng đầu
Ukraine hiện đại - một người dân tộc Do Thái, có nguồn gốc Do Thái. Và
do đó, theo tôi, họ dường như đang che đậy bản chất phản nhân loại vốn
là nền tảng... của nhà nước Ukraine hiện đại", ông Putin nói.
Bình luận của Tổng thống Putin được chiếu trên truyền hình nhà nước Nga.
Theo
Hãng tin Reuters, Nga từng tuyên bố các nhà lãnh đạo Kiev là "những kẻ
theo chủ nghĩa phát xít mới" đang theo đuổi một cuộc "diệt chủng" những
người nói tiếng Nga. Kiev và các nước phương Tây đã bác bỏ cáo buộc
trên.
* Tấn công ở Ukraine "rất gần" biên giới Romania
Ngày
6-9, Tổng thống Romania Klaus Iohannis cho biết các cuộc tấn công ở
nước láng giềng Ukraine đã xảy ra "rất, rất gần" với biên giới nước này.
Theo
Hãng tin AFP, Nga liên tục tiến hành các cuộc tấn công bằng máy bay
không người lái vào cơ sở hạ tầng bên bờ sông Danube ở miền nam Ukraine.
Trong
cuộc họp báo chung với Thủ tướng Luxembourg Xavier Bettel, ông Iohannis
cũng nói: "Có những cuộc tấn công… được xác định ở cách biên giới của
chúng tôi 800m. Rất, rất gần".
* Belarus dừng cấp hộ chiếu tại các đại sứ quán
Tổng
thống Belarus Alexander Lukashenko đã ra lệnh cho các đại sứ quán của
mình ngừng cấp hộ chiếu, một động thái khiến những người chỉ trích ông ở
nước ngoài dễ bị truy tố nếu họ quay trở lại.
Theo Hãng tin AFP ngày 5-9, hàng chục ngàn người Belarus đã rời khỏi đất nước này vào năm 2020.
Theo
một nghị định được công bố ngày 4-9, người Belarus chỉ có thể nhận hộ
chiếu mới hoặc gia hạn hộ chiếu tại "các dịch vụ lãnh sự gắn liền với
nơi đăng ký cư trú cuối cùng của họ" trên lãnh thổ Belarus.
* Papua New Guinea là quốc gia thứ năm mở đại sứ quán tại Jerusalem
Quốc
đảo Thái Bình Dương Papua New Guinea đã mở đại sứ quán tại Israel ở
Jerusalem trong ngày 4-9, trở thành quốc gia thứ năm có sứ quán tại
thành phố thánh này.
Tình trạng của Jerusalem là vấn đề nhạy cảm nhất trong cuộc xung đột Israel - Palestine.
Thủ
tướng Papua New Guinea James Marape đã khánh thành đại sứ quán trên
trước sự chứng kiến của người đồng cấp Israel Benjamin Netanyahu tại một
sự kiện ở Jerusalem.
* Hai người chết vì mưa xối xả ở Bulgaria
Ngày 5-9, ít nhất hai người thiệt mạng vì mưa xối xả tấn công bờ Biển Đen của Bulgaria.
Các
quan chức địa phương cho biết mưa lớn từ cuối ngày 4-9 gây lũ lụt và
buộc hàng trăm khách du lịch phải sơ tán, các quan chức cho biết.
Bên
cạnh đó, các dòng sông tại Bulgaria đã tràn bờ, làm hư hại các cây cầu
và cắt đứt đường đi tới toàn bộ khu vực phía nam thành phố ven biển phía
đông nam Burgas.
* Malaysia đòi Mỹ trả cựu giám đốc ngân hàng bị kết tội trong vụ 1MDB
Theo
Hãng tin Reuters ngày 5-9, Malaysia muốn cựu giám đốc Ngân hàng Goldman
Sachs trong vụ 1MDB trở về Malaysia, trước khi bắt đầu bản án 10 năm tù
ở Mỹ.
Ông Roger Ng bị kết án vào năm ngoái tại New York vì tội giúp chiếm đoạt hàng tỉ USD từ quỹ đầu tư quốc gia 1MDB của nước này.
Trong
một lá thư gửi cho thẩm phán quận Mỹ Margo Brodie ở Brooklyn, các công
tố viên liên bang đã yêu cầu trì hoãn việc ra đầu thú theo lịch trình
của ông Roger Ng vào ngày 6-9, để họ có thể nói chuyện với Kuala Lumpur
về việc lần đầu tiên cho phép ông này hầu tòa với các cáo buộc ở
Malaysia.
(NHK) – Hải quân Philippines và Mỹ tập trận ở Biển Đông.
Một tàu khu trục mang tên lửa dẫn đường của Mỹ hôm qua, 04/09/2023 đã
tiến hành tập trận chung với một tàu khu trục mang tên lửa dẫn đường của
Philippines trong vùng biển phía tây tỉnh Palawan của Philippines. Mục
tiêu của cuộc tập trận là tăng cường khả năng tương tác giữa hải quân
hai nước.
(AFP) - Vanuatu : Tân thủ tướng muốn « xét lại » thỏa thuận an ninh với Úc.
Một ngày sau khi được Nghị Viện bầu làm thủ tướng đảo quốc Vanuatu, ông
Sato Kilman, 65 tuổi, hôm nay, 05/09/2023 cho biết có ý định xem xét
lại thỏa thuận an ninh đã ký với Úc nhưng chưa được phê chuẩn. Thỏa
thuận này dự trù thành lập một quân đội ở Vanuatu. Tuyên bố này của ông
Sato Kilman để ngỏ khả năng chấm dứt với chính sách thân phương Tây của
người tiền nhiệm.
(Reuters) - Vợ tổng thống Mỹ bị Covid. Bà
Jill Biden xét nghiệm nhiễm Covid-19 chỉ vài ngày trước khi tổng thống
Joe Biden đến Ấn Độ dự thượng đỉnh G20 và công du Việt Nam. Theo Nhà
Trắng ngày 04/09/2023, bà Jill Biden, 72 tuổi, đang được cách ly tại nhà
riêng ở Rehoboth Beach, bang Delaware. Còn ông Joe Biden được xét
nghiệm âm tính sáng 04/09. Vị tổng thống 80 tuổi từng bị nhiễm Covid năm
2022.
(RFI) - Tổng thống Pháp muốn thử nghiệm 3 cải cách trong trường học.
Trước khi tham dự lễ tựu trường ngày 05/09/2023 ở trường trung học
Orthèz, miền tây nam Pháp, ông Macron đã nêu ba mong muốn cải cách trong
trường học khi trả lời phỏng vấn ngày 04/09 trên Youtuber HugoDécrypte,
một kênh được giới trẻ Pháp theo dõi nhiều : « thử nhiệm » và « đánh giá » mặc đồng phục ; ủng hộ việc học sinh tiểu học tập thể dục 30 phút mỗi ngày ; xem lại nhịp độ học, vì « các kỳ nghỉ kéo dài lại là sự bất bình đẳng tồi tệ nhất », các gia đình có thu nhập thấp không thể cho con đi nghỉ.
(AFP) - Liên Hiệp Quốc : Sáu tỷ tấn cát biển bị khai thác mỗi năm.
Lời báo động này được các chuyên gia thuộc Chương trình Môi trường Liên
Hiệp Quốc đưa ra hôm nay, 05/09/2023. Đây là lần đầu tiên giới chuyên
gia có thể thiết lập được các dữ liệu này nhờ vào công nghệ trí tuệ nhân
tạo khi phân tích các sóng radio phát đi từ các tầu nạo vét. Pascal
Peduzzi, giám đốc chương trình, cảnh báo đây chỉ là những số liệu sơ
khởi, do chỉ mới quan sát được khoảng 50% số tầu lưu thông trên các vùng
đại dương.
***********
Ấn Độ đổi tên nước trong thiệp mời tiệc tối G20
Chính
phủ của Thủ tướng Modi đã thay tên Ấn Độ bằng Bharat trong thiệp mời
tiệc tối gửi khách tham dự hội nghị G20, làm dấy lên tranh cãi.
Trong
thiệp mời tiệc tối bằng tiếng Anh của hội nghị G20, bà Droupadi Murmu
được gọi là "Tổng thống Bharat" (President of Brahat) thay vì "Tổng
thống Ấn Độ" (President of India).
Bharat là từ tiếng Phạn cổ mà
nhiều nhà sử học tin rằng có nguồn gốc từ các văn bản đầu tiên của người
Hindu. Ấn Độ còn được gọi là Bharata và Hindustan, những cái tên thời
tiền thuộc địa, trong ngôn ngữ và văn hóa đại chúng. Trong khi đó, các
cơ quan nhà nước thường sử dụng "India" khi giao tiếp bằng tiếng Anh.
Các
quan chức đảng Bharatiya Janata (BJP) của Thủ tướng Narendra Modi ủng
hộ thay đổi này. Họ cho rằng cái tên "Ấn Độ" do thực dân Anh đặt và là
"biểu tượng của chế độ nô lệ". Anh cai trị Ấn Độ khoảng 200 năm cho đến
khi nước này giành độc lập năm 1947.
BJP
từ lâu cố gắng xóa bỏ những tên gọi liên quan tới đế chế Mughal và quá
khứ thuộc địa của Ấn Độ. Năm 2015, đường Aurangzeb nổi tiếng của New
Delhi, đặt tên theo một vị vua Mughal, được đổi thành đường Dr APJ Abdul
Kalam. Năm ngoái, chính phủ cũng đổi tên một đại lộ thời thuộc địa ở
trung tâm New Delhi, nơi thường sử dụng cho những lễ duyệt binh.
Chính
phủ của ông Modi cho biết việc thay đổi tên là nỗ lực khôi phục quá khứ
Ấn Độ giáo của nước này. Tuy nhiên, các đảng đối lập ở Ấn Độ chỉ trích
động thái, cho rằng nó nhằm làm lu mờ liên minh chính trị INDIA mới
thành lập hai tháng. Họ cho biết đây là viết tắt của Liên minh Toàn diện
Phát triển Quốc gia Ấn Độ.
"Cái tên Ấn Độ được cả thế giới biết
đến. Điều gì đã xảy ra khiến chính phủ phải đổi tên nước", Mamata
Banerjee, lãnh đạo phe đối lập, nói.
Shashi Tharoor của đảng Quốc
đại đối lập ngày 5/9 đăng trên X, tên gọi mới của Twitter, rằng "tôi hy
vọng chính phủ sẽ không ngớ ngẩn đến mức loại bỏ hoàn toàn 'Ấn Độ', cái
tên có giá trị thương hiệu không thể đong đếm qua nhiều thế kỷ".
Ấn
Độ sẽ tổ chức hội nghị thượng đỉnh thường niên của G20 tại New Delhi
vào ngày 9-10/9. Nhiều lãnh đạo thế giới, trong đó có Tổng thống Mỹ Joe Biden, sẽ tham dự sự kiện.
Tổng
thống Murmu sẽ chủ trì tiệc tối, dự kiến diễn ra ngày 9/9. Tổng thống
Ấn Độ là lãnh đạo phi đảng phái và chỉ có quyền lực mang tính nghi lễ.
Theo truyền thống, vị trí này được đảng cầm quyền ủng hộ và bầu chọn.
Tình báo Seoul: Nga dường như đã đề nghị Triều Tiên tập trận ba bên với Trung Quốc
AP
3–4 minutes
Nga
có thể đã đề nghị Triều Tiên tham gia cuộc tập trận hải quân ba bên với
Trung Quốc, theo một nhà lập pháp tham dự cuộc họp kín với giám đốc cơ
quan tình báo hàng đầu của Hàn Quốc hôm 4/9.
Cuộc họp báo diễn ra
vài ngày sau khi đại sứ Nga tại Triều Tiên Alexander Matsegora nói với
truyền thông Nga rằng việc đưa Triều Tiên vào tham gia các cuộc tập trận
chung giữa Nga và Trung Quốc “có vẻ phù hợp”. Theo hãng tin Tass của
Nga, ông Matsegora nói thêm rằng đó là quan điểm riêng của ông và ông
không biết về bất kỳ sự chuẩn bị nào.
Theo nhà lập pháp Yoo
Sang-bum, khi Giám đốc Cơ quan Tình báo Quốc gia Hàn Quốc Kim Kyou-hyun
được hỏi về khả năng tổ chức các cuộc tập trận như vậy, ông cho biết Bộ
trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu có thể đã đề nghị tổ chức các cuộc
tập trận hải quân ba bên với Triều Tiên và Trung Quốc trong khi gặp nhà
lãnh đạo Kim Jong Un hồi tháng 7 vừa qua.
Ông Kim đã mời ông
Shoigu tham dự một cuộc duyệt binh lớn ở Bình Nhưỡng vào tháng 7, đồng
thời cam kết mở rộng hợp tác quân sự với Moscow, điều mà các quan chức
Mỹ cho rằng có thể liên quan đến việc Triều Tiên cung cấp pháo binh và
các loại đạn dược khác khi Tổng thống Nga Vladimir Putin tìm đến các
nước khác để hỗ trợ cho cuộc chiến của ông chống Ukraine. Tuần trước,
Tòa Bạch Ốc nói ông Kim và ông Putin đã trao đổi thư từ trong lúc Moscow
tìm đến Bình Nhưỡng để mua thêm đạn dược.
Trong bối cảnh căng
thẳng hạt nhân ngày càng sâu sắc với Mỹ-Nhật-Hàn, ông Kim đang cố gắng
nâng cao tầm nhìn về mối quan hệ đối tác của mình với Moscow và Bắc Kinh
khi ông tìm cách thoát khỏi sự cô lập ngoại giao và đưa Bình Nhưỡng trở
thành một phần của mặt trận thống nhất chống lại Hoa Kỳ.
Ngoại
giao giữa Bình Nhưỡng và Washington đã bị đình trệ kể từ năm 2019 do
những bất đồng về các chế tài do Mỹ dẫn đầu chống lại Triều Tiên và các
bước đi lưỡng lự của Triều Tiên nhằm giảm bớt chương trình vũ khí hạt
nhân và phi đạn.
Trong cuộc họp báo, ông Kim Kyou-hyun cũng nói
rằng các hoạt động thử nghiệm gần đây của Triều Tiên cho thấy máy bay
chiến đấu của họ phụ thuộc rất nhiều vào hệ thống hạt nhân chiến thuật
vì mục tiêu của nước này là đạt được chiến thắng nhanh chóng trước miền
Nam nếu chiến tranh nổ ra, vì quân đội được trang bị kém của họ sẽ vất
vả để xử lý một cuộc chiến kéo dài, theo nhà lập pháp Yoo.
Ông Kim
đã lợi dụng sự tập trung của quốc tế vào cuộc chiến của Nga với Ukraine
để tăng cường các cuộc trình diễn vũ khí của mình, bao gồm hơn 100 vụ
phóng phi đạn kể từ đầu năm 2022. Các cuộc phóng thử phi đạn của Triều
Tiên được nhấn mạnh bởi những lời đe dọa về các cuộc tấn công hạt nhân
phủ đầu chống lại Hàn Quốc và các đối thủ khác nếu miền Bắc nhận thấy sự
lãnh đạo của mình đang bị đe dọa.
Mỹ cảnh cáo Triều Tiên phải ‘trả giá’ nếu cấp vũ khí cho Nga
Reuters
4–5 minutes
Các
cuộc đàm phán vũ khí giữa Nga và Triều Tiên đang tiến triển tích cực,
một quan chức Mỹ cho biết ngày 5/9 và cảnh cáo nhà lãnh đạo Kim Jong Un
rằng đất nước của ông sẽ phải trả giá nếu cung cấp vũ khí cho Nga để sử
dụng ở Ukraine.
Cố vấn an ninh quốc gia Mỹ Jake Sullivan nói với
các phóng viên tại Tòa Bạch Ốc rằng việc cung cấp vũ khí cho Nga “sẽ
không tốt cho Triều Tiên và họ sẽ phải trả giá với cộng đồng quốc tế cho
điều này”.
Trước đó, Điện Kremlin tuyên bố “không có gì để nói”
về phát biểu của các quan chức Mỹ rằng ông Kim dự định tới Nga trong
tháng này để gặp Tổng thống Vladimir Putin và thảo luận về việc cung cấp
vũ khí cho Moscow.
Ông Kim kỳ vọng các cuộc thảo luận về vũ khí
sẽ tiếp tục, kể cả ở cấp lãnh đạo và “thậm chí có thể là trực tiếp”, ông
Sullivan nói.
“Chúng tôi tiếp tục siết chặt cơ sở công nghiệp
quốc phòng của Nga”, ông Sullivan nói, và Moscow hiện đang “tìm kiếm bất
kỳ nguồn nào họ có thể tìm thấy” đối với các loại hàng hóa như đạn
dược.
Ông Sullivan nói: “Chúng tôi sẽ tiếp tục kêu gọi Triều Tiên
tuân thủ các cam kết công khai không cung cấp vũ khí cho Nga vốn sẽ dẫn
tới việc giết hại người dân Ukraine”.
Hôm 4/9, phát ngôn viên Hội
đồng An ninh Quốc gia Hoa Kỳ Adrienne Watson nói ông Kim và ông Putin có
thể đang lên kế hoạch gặp nhau, và tờ New York Times dẫn lời các quan
chức Mỹ và đồng minh giấu tên cho biết ông Kim có kế hoạch tới Nga ngay
trong tuần tới để gặp ông Putin.
Khi được hỏi liệu ông có thể xác
nhận các cuộc đàm phán này hay không, phát ngôn viên Điện Kremlin Dmitry
Peskov nói: “Không, tôi không thể. Không có gì để nói cả”.
Theo
các nhà phân tích chính trị, khi sự cô lập của Nga vì cuộc chiến ở
Ukraine ngày càng gia tăng, nước này ngày càng nhận thấy giá trị ở Triều
Tiên. Về phần Triều Tiên, quan hệ với Nga không phải lúc nào cũng nồng
ấm như thời kỳ đỉnh cao của Liên Xô, nhưng giờ đây nước này đang thu
được những lợi ích rõ ràng từ nhu cầu kết bạn của Moscow.
Hợp tác quốc phòng Moscow-Bình Nhưỡng
Một
quan chức Bộ Quốc phòng Triều Tiên hồi tháng 11 năm ngoái nói Bình
Nhưỡng “chưa bao giờ có ‘thỏa thuận vũ khí’ với Nga” và “không có kế
hoạch làm như vậy trong tương lai”.
Moscow và Bình Nhưỡng đã hứa tăng cường hợp tác quốc phòng.
Bộ
trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu, người đã đến thăm Bình Nhưỡng vào
tháng 7 năm nay để tham dự các buổi trình diễn vũ khí bao gồm phi đạn
đạn đạo bị cấm của Triều Tiên, hôm 4/9 cho biết hai nước đang thảo luận
về khả năng tập trận chung.
Ông Keir Giles, thành viên tư vấn cấp
cao của Chương trình Nga và Á-Âu của Chatham House, nói: “Giống như bạn
có thể nhận biết một người qua bạn bè của họ, bạn có thể nhận biết một
quốc gia thông qua nước bạn mà quốc gia đó có”. “Trong trường hợp của
Nga, nước bạn đó hiện bao gồm phần lớn các quốc gia bất hảo.”
Chuyến đi này sẽ là chuyến thăm nước ngoài đầu tiên của ông Kim sau hơn 4 năm và là chuyến đầu tiên kể từ đại dịch virus corona.
Mặc
dù thực hiện nhiều chuyến công du nước ngoài hơn cha mình với tư cách
là lãnh đạo, nhưng chuyến đi của ông Kim thường được giữ bí mật và an
ninh nghiêm ngặt. Không giống như cha mình, người được cho là không
thích đi máy bay, ông Kim đã đi máy bay cá nhân do Nga sản xuất trong
một số chuyến đi nhưng các quan chức Mỹ nói với New York Times rằng ông
có thể đi tàu bọc thép qua biên giới đất liền mà Triều Tiên chia sẻ với
Nga.
Ông Andrei Lankov, một chuyên gia về Triều Tiên tại Đại học
Kookmin ở Seoul, cho biết ông Kim có thể muốn nhấn mạnh cảm giác được
Nga hậu thuẫn và có thể tìm kiếm các thỏa thuận bán vũ khí, viện trợ và
đưa lao động sang Nga.
Hoa Kỳ hồi tháng 8 đã áp đặt các chế tài
đối với ba thực thể mà nước này cáo buộc có liên quan đến các thỏa thuận
vũ khí giữa Triều Tiên và Nga.
Triều Tiên đã tiến hành sáu vụ thử hạt nhân kể từ năm 2006 và đã thử nhiều loại phi đạn khác nhau trong những năm gần đây.
Nga
đã cùng với Trung Quốc chống lại các chế tài mới đối với Triều Tiên,
ngăn chặn nỗ lực do Mỹ dẫn đầu và lần đầu tiên công khai chia rẽ Hội
đồng Bảo an Liên hiệp quốc kể từ khi Hội đồng bắt đầu trừng phạt Bình
Nhưỡng vào năm 2006.
Vùng
Zaporizhzhia ở phía đông nam Ukraine đã trở thành điểm nóng giao tranh
gần đây nhất trong cuộc chiến kéo dài 18 tháng, Bộ trưởng Quốc phòng Nga
Sergei Shoigu ngày 5/9 tuyên bố trong khi lực lượng của Kyiv đẩy mạnh
cuộc phản công.
Ông Shoigu nói với các sĩ quan quân đội Nga rằng
Ukraine đã điều động các lữ đoàn trừ bị do các đồng minh phương Tây của
Kyiv huấn luyện đến đó. Ông không đưa ra bằng chứng nào cho tuyên bố của
ông, vốn không thể được kiểm chứng độc lập.
Giao tranh ở phía
đông nam có thể là một trong những chìa khóa của cuộc chiến. Nếu hệ
thống phòng thủ của Nga ở đó sụp đổ, lực lượng Ukraine có thể tiến về
phía nam tới bờ biển và có khả năng chia cắt lực lượng Nga thành hai.
Khẳng
định của ông Shoigu đã được chứng thực một phần bởi các báo cáo và đánh
giá khác về nỗ lực kéo dài ba tháng của Ukraine nhằm đánh đuổi quân đội
của Điện Kremlin.
Viện Nghiên cứu Chiến tranh, một tổ chức nghiên
cứu, trích dẫn các đoạn phim được định vị địa lý, ngày 5/9 nói rằng bộ
binh hạng nhẹ của Ukraine đã tiến vượt ra ngoài một số hào chống tăng và
bãi mìn dày đặc tạo nên hệ thống phòng thủ nhiều lớp của Nga ở
Zaporizhzhia.
Tuy nhiên, họ nói không thể khẳng định rằng hệ thống
phòng thủ đã bị chọc thủng hoàn toàn vì không có thiết giáp hạng nặng
nào của Ukraine được nhìn thấy trong khu vực.
Chính ở phía nam,
các lữ đoàn Ukraine đã giành được nhiều thắng lợi gần đây nhất trên
chiến trường khi cuộc phản công tiến về phía trước dưới hỏa lực dày đặc.
Các
quan chức Ukraine tuyên bố kể từ khi cuộc phản công khốc liệt bắt đầu
khoảng ba tháng trước, Ukraine đã tiến được 7 km trong khu vực
Zaporizhzhia. Quân đội đã vượt qua các công sự dày đặc của Nga vào tuần
trước để chiếm lại làng Robotyne. Đó là chiến thắng có ý nghĩa chiến
thuật đầu tiên của Ukraine ở khu vực đó.
Theo ông Pavlo Kovalchuk,
phát ngôn viên của Bộ Tổng tham mưu các lực lượng vũ trang Ukraine, các
lực lượng Ukraine đã đạt được nhiều tiến bộ hơn trong khu vực đó và
đang củng cố các vị trí chiếm được vào sáng ngày 5/9.
Tuyên bố trên chiến trường của cả hai bên đều không thể kiểm chứng.
Các
nhà quan sát quân sự cho biết, nếu quân Ukraine tiến chỉ cách Robotyne
15 km, họ có thể trong vòng tầm bắn vào các tuyến đường vận tải đông-tây
của Nga và có khả năng làm suy yếu khả năng chiến đấu của Moscow.
Lực
lượng Ukraine đang tiến quân mà không có sự yểm trợ từ trên không,
khiến tiến độ của họ khó khăn hơn và chậm hơn, trong khi Nga đã phát
động lực lượng riêng của mình ở phía đông bắc để kìm hãm lực lượng
Ukraine và ngăn họ tái triển khai về phía nam.
Theo Viện Dịch vụ
Thống nhất Hoàng gia, một cơ quan nghiên cứu, Ukraine đã điều chỉnh
chiến thuật phản công của mình trong những tuần gần đây, chuyển từ nỗ
lực tấn công phòng tuyến của Nga bằng cách sử dụng thiết giáp do phương
Tây cung cấp sang các cuộc tấn công chiến thuật được lên kế hoạch tốt
hơn nhằm đạt được lợi ích gia tăng.
“Tuy nhiên, cách tiếp cận này
chậm, với tiến độ khoảng 700–1.200 mét cứ sau mỗi 5 ngày, cho phép các
lực lượng Nga thiết lập lại,” Viện cho biết trong một đánh giá hôm 4/9.
Nga nói Ukraine dùng UAV Australia tấn công lãnh thổ
Bộ
Ngoại giao Nga cáo buộc Ukraine sử dụng UAV của Australia tấn công mục
tiêu trên lãnh thổ Nga, cảnh báo Canberra ngày càng lún sâu vào xung
đột.
"Máy bay không người lái (UAV) của Australia đã thực
sự được sử dụng để tấn công các mục tiêu ở Nga", người phát ngôn Bộ
Ngoại giao Nga Maria Zakharova nói ngày 5/9.
Bà Zakharova bình luận về thông tin trên tờ Sydney Morning Herald tuần trước, cho rằng Ukraine đã sử dụng UAV của Australia tấn công sân bay ở thành phố Kursk của Nga.
Bà
Zakharova cáo buộc chính phủ Australia đang "nhiệt tình đóng góp cho
chiến dịch chống Nga do Mỹ chỉ đạo", trong khi cố che giấu dư luận
"những tình huống cho thấy Canberra ngày càng bị kéo vào cuộc xung đột ở
Ukraine".
Giới chức Australia, Ukraine chưa bình luận về thông tin.
Bà
Zakharova ngày 5/9 cũng cho biết Moskva nhận được thông tin một số nhà
sản xuất vũ khí châu Âu, đặc biệt là Rheinmetall của Đức và công ty con ở
Thụy Điển thuộc BAE Systems của Anh, có kế hoạch thiết lập hoạt động
sản xuất, sửa chữa và bảo trì khí tài quân sự cho lực lượng vũ trang Ukraine.
"Chúng
tôi xem những ý định này là bằng chứng cho thấy ngành công nghiệp quốc
phòng và các nhà hoạch định chính sách phương Tây đang trực tiếp tham
gia vào xung đột và hỗ trợ Kiev", bà nói.
Đại sứ quán Nga tại Đức
và Thụy Điển đã phản đối những kế hoạch của công ty hai nước, theo bà
Zakharova. Bà thêm rằng những ý định trắng trợn của ngành công nghiệp
quốc phòng phương Tây nhằm thu lợi từ xung đột sẽ chỉ làm leo thang căng
thẳng ở Ukraine.
Thanh Tâm (Theo Reuters, TASS)
**********
Tin tức thế giới 6-9: Ông Putin chỉ trích lãnh đạo Ukraine là người Do Thái, bài Nga
5–6 minutes
* Mỹ: Triều Tiên sẽ "trả giá" nếu cung cấp vũ khí cho Nga đánh Ukraine
Ngày 5-9, cố vấn an ninh quốc gia Mỹ Jake Sullivan tuyên bố các cuộc đàm phán vũ khí giữa Nga và Triều Tiên đang tích cực tiến triển.
Ông
Sullivan cũng cảnh báo nhà lãnh đạo Kim Jong Un rằng Triều Tiên sẽ phải
trả giá nếu cung cấp vũ khí cho Nga để sử dụng ở Ukraine.
Theo
Hãng tin Reuters, ông Sullivan cho hay việc cung cấp vũ khí cho Nga "sẽ
không có lợi cho Triều Tiên và họ sẽ phải trả giá cho điều này trong
cộng đồng quốc tế".
* Ông Putin: Phương Tây đưa người Do Thái lãnh đạo Ukraine để "che đậy" chủ nghĩa phát xít
Trả
lời phỏng vấn trên truyền hình ngày 5-9, Tổng thống Nga Vladimir Putin
cáo buộc các cường quốc phương Tây đã "bổ nhiệm" Tổng thống Ukraine
Volodymyr Zelensky, người gốc Do Thái, để che đậy sự tôn vinh chủ nghĩa
phát xít.
"Các nhà quản lý phương Tây đã đặt một người đứng đầu
Ukraine hiện đại - một người dân tộc Do Thái, có nguồn gốc Do Thái. Và
do đó, theo tôi, họ dường như đang che đậy bản chất phản nhân loại vốn
là nền tảng... của nhà nước Ukraine hiện đại", ông Putin nói.
Bình luận của Tổng thống Putin được chiếu trên truyền hình nhà nước Nga.
Theo
Hãng tin Reuters, Nga từng tuyên bố các nhà lãnh đạo Kiev là "những kẻ
theo chủ nghĩa phát xít mới" đang theo đuổi một cuộc "diệt chủng" những
người nói tiếng Nga. Kiev và các nước phương Tây đã bác bỏ cáo buộc
trên.
* Tấn công ở Ukraine "rất gần" biên giới Romania
Ngày
6-9, Tổng thống Romania Klaus Iohannis cho biết các cuộc tấn công ở
nước láng giềng Ukraine đã xảy ra "rất, rất gần" với biên giới nước này.
Theo
Hãng tin AFP, Nga liên tục tiến hành các cuộc tấn công bằng máy bay
không người lái vào cơ sở hạ tầng bên bờ sông Danube ở miền nam Ukraine.
Trong
cuộc họp báo chung với Thủ tướng Luxembourg Xavier Bettel, ông Iohannis
cũng nói: "Có những cuộc tấn công… được xác định ở cách biên giới của
chúng tôi 800m. Rất, rất gần".
* Belarus dừng cấp hộ chiếu tại các đại sứ quán
Tổng
thống Belarus Alexander Lukashenko đã ra lệnh cho các đại sứ quán của
mình ngừng cấp hộ chiếu, một động thái khiến những người chỉ trích ông ở
nước ngoài dễ bị truy tố nếu họ quay trở lại.
Theo Hãng tin AFP ngày 5-9, hàng chục ngàn người Belarus đã rời khỏi đất nước này vào năm 2020.
Theo
một nghị định được công bố ngày 4-9, người Belarus chỉ có thể nhận hộ
chiếu mới hoặc gia hạn hộ chiếu tại "các dịch vụ lãnh sự gắn liền với
nơi đăng ký cư trú cuối cùng của họ" trên lãnh thổ Belarus.
* Papua New Guinea là quốc gia thứ năm mở đại sứ quán tại Jerusalem
Quốc
đảo Thái Bình Dương Papua New Guinea đã mở đại sứ quán tại Israel ở
Jerusalem trong ngày 4-9, trở thành quốc gia thứ năm có sứ quán tại
thành phố thánh này.
Tình trạng của Jerusalem là vấn đề nhạy cảm nhất trong cuộc xung đột Israel - Palestine.
Thủ
tướng Papua New Guinea James Marape đã khánh thành đại sứ quán trên
trước sự chứng kiến của người đồng cấp Israel Benjamin Netanyahu tại một
sự kiện ở Jerusalem.
* Hai người chết vì mưa xối xả ở Bulgaria
Ngày 5-9, ít nhất hai người thiệt mạng vì mưa xối xả tấn công bờ Biển Đen của Bulgaria.
Các
quan chức địa phương cho biết mưa lớn từ cuối ngày 4-9 gây lũ lụt và
buộc hàng trăm khách du lịch phải sơ tán, các quan chức cho biết.
Bên
cạnh đó, các dòng sông tại Bulgaria đã tràn bờ, làm hư hại các cây cầu
và cắt đứt đường đi tới toàn bộ khu vực phía nam thành phố ven biển phía
đông nam Burgas.
* Malaysia đòi Mỹ trả cựu giám đốc ngân hàng bị kết tội trong vụ 1MDB
Theo
Hãng tin Reuters ngày 5-9, Malaysia muốn cựu giám đốc Ngân hàng Goldman
Sachs trong vụ 1MDB trở về Malaysia, trước khi bắt đầu bản án 10 năm tù
ở Mỹ.
Ông Roger Ng bị kết án vào năm ngoái tại New York vì tội giúp chiếm đoạt hàng tỉ USD từ quỹ đầu tư quốc gia 1MDB của nước này.
Trong
một lá thư gửi cho thẩm phán quận Mỹ Margo Brodie ở Brooklyn, các công
tố viên liên bang đã yêu cầu trì hoãn việc ra đầu thú theo lịch trình
của ông Roger Ng vào ngày 6-9, để họ có thể nói chuyện với Kuala Lumpur
về việc lần đầu tiên cho phép ông này hầu tòa với các cáo buộc ở
Malaysia.
(NHK) – Hải quân Philippines và Mỹ tập trận ở Biển Đông.
Một tàu khu trục mang tên lửa dẫn đường của Mỹ hôm qua, 04/09/2023 đã
tiến hành tập trận chung với một tàu khu trục mang tên lửa dẫn đường của
Philippines trong vùng biển phía tây tỉnh Palawan của Philippines. Mục
tiêu của cuộc tập trận là tăng cường khả năng tương tác giữa hải quân
hai nước.
(AFP) - Vanuatu : Tân thủ tướng muốn « xét lại » thỏa thuận an ninh với Úc.
Một ngày sau khi được Nghị Viện bầu làm thủ tướng đảo quốc Vanuatu, ông
Sato Kilman, 65 tuổi, hôm nay, 05/09/2023 cho biết có ý định xem xét
lại thỏa thuận an ninh đã ký với Úc nhưng chưa được phê chuẩn. Thỏa
thuận này dự trù thành lập một quân đội ở Vanuatu. Tuyên bố này của ông
Sato Kilman để ngỏ khả năng chấm dứt với chính sách thân phương Tây của
người tiền nhiệm.
(Reuters) - Vợ tổng thống Mỹ bị Covid. Bà
Jill Biden xét nghiệm nhiễm Covid-19 chỉ vài ngày trước khi tổng thống
Joe Biden đến Ấn Độ dự thượng đỉnh G20 và công du Việt Nam. Theo Nhà
Trắng ngày 04/09/2023, bà Jill Biden, 72 tuổi, đang được cách ly tại nhà
riêng ở Rehoboth Beach, bang Delaware. Còn ông Joe Biden được xét
nghiệm âm tính sáng 04/09. Vị tổng thống 80 tuổi từng bị nhiễm Covid năm
2022.
(RFI) - Tổng thống Pháp muốn thử nghiệm 3 cải cách trong trường học.
Trước khi tham dự lễ tựu trường ngày 05/09/2023 ở trường trung học
Orthèz, miền tây nam Pháp, ông Macron đã nêu ba mong muốn cải cách trong
trường học khi trả lời phỏng vấn ngày 04/09 trên Youtuber HugoDécrypte,
một kênh được giới trẻ Pháp theo dõi nhiều : « thử nhiệm » và « đánh giá » mặc đồng phục ; ủng hộ việc học sinh tiểu học tập thể dục 30 phút mỗi ngày ; xem lại nhịp độ học, vì « các kỳ nghỉ kéo dài lại là sự bất bình đẳng tồi tệ nhất », các gia đình có thu nhập thấp không thể cho con đi nghỉ.
(AFP) - Liên Hiệp Quốc : Sáu tỷ tấn cát biển bị khai thác mỗi năm.
Lời báo động này được các chuyên gia thuộc Chương trình Môi trường Liên
Hiệp Quốc đưa ra hôm nay, 05/09/2023. Đây là lần đầu tiên giới chuyên
gia có thể thiết lập được các dữ liệu này nhờ vào công nghệ trí tuệ nhân
tạo khi phân tích các sóng radio phát đi từ các tầu nạo vét. Pascal
Peduzzi, giám đốc chương trình, cảnh báo đây chỉ là những số liệu sơ
khởi, do chỉ mới quan sát được khoảng 50% số tầu lưu thông trên các vùng
đại dương.
***********
Ấn Độ đổi tên nước trong thiệp mời tiệc tối G20
Chính
phủ của Thủ tướng Modi đã thay tên Ấn Độ bằng Bharat trong thiệp mời
tiệc tối gửi khách tham dự hội nghị G20, làm dấy lên tranh cãi.
Trong
thiệp mời tiệc tối bằng tiếng Anh của hội nghị G20, bà Droupadi Murmu
được gọi là "Tổng thống Bharat" (President of Brahat) thay vì "Tổng
thống Ấn Độ" (President of India).
Bharat là từ tiếng Phạn cổ mà
nhiều nhà sử học tin rằng có nguồn gốc từ các văn bản đầu tiên của người
Hindu. Ấn Độ còn được gọi là Bharata và Hindustan, những cái tên thời
tiền thuộc địa, trong ngôn ngữ và văn hóa đại chúng. Trong khi đó, các
cơ quan nhà nước thường sử dụng "India" khi giao tiếp bằng tiếng Anh.
Các
quan chức đảng Bharatiya Janata (BJP) của Thủ tướng Narendra Modi ủng
hộ thay đổi này. Họ cho rằng cái tên "Ấn Độ" do thực dân Anh đặt và là
"biểu tượng của chế độ nô lệ". Anh cai trị Ấn Độ khoảng 200 năm cho đến
khi nước này giành độc lập năm 1947.
BJP
từ lâu cố gắng xóa bỏ những tên gọi liên quan tới đế chế Mughal và quá
khứ thuộc địa của Ấn Độ. Năm 2015, đường Aurangzeb nổi tiếng của New
Delhi, đặt tên theo một vị vua Mughal, được đổi thành đường Dr APJ Abdul
Kalam. Năm ngoái, chính phủ cũng đổi tên một đại lộ thời thuộc địa ở
trung tâm New Delhi, nơi thường sử dụng cho những lễ duyệt binh.
Chính
phủ của ông Modi cho biết việc thay đổi tên là nỗ lực khôi phục quá khứ
Ấn Độ giáo của nước này. Tuy nhiên, các đảng đối lập ở Ấn Độ chỉ trích
động thái, cho rằng nó nhằm làm lu mờ liên minh chính trị INDIA mới
thành lập hai tháng. Họ cho biết đây là viết tắt của Liên minh Toàn diện
Phát triển Quốc gia Ấn Độ.
"Cái tên Ấn Độ được cả thế giới biết
đến. Điều gì đã xảy ra khiến chính phủ phải đổi tên nước", Mamata
Banerjee, lãnh đạo phe đối lập, nói.
Shashi Tharoor của đảng Quốc
đại đối lập ngày 5/9 đăng trên X, tên gọi mới của Twitter, rằng "tôi hy
vọng chính phủ sẽ không ngớ ngẩn đến mức loại bỏ hoàn toàn 'Ấn Độ', cái
tên có giá trị thương hiệu không thể đong đếm qua nhiều thế kỷ".
Ấn
Độ sẽ tổ chức hội nghị thượng đỉnh thường niên của G20 tại New Delhi
vào ngày 9-10/9. Nhiều lãnh đạo thế giới, trong đó có Tổng thống Mỹ Joe Biden, sẽ tham dự sự kiện.
Tổng
thống Murmu sẽ chủ trì tiệc tối, dự kiến diễn ra ngày 9/9. Tổng thống
Ấn Độ là lãnh đạo phi đảng phái và chỉ có quyền lực mang tính nghi lễ.
Theo truyền thống, vị trí này được đảng cầm quyền ủng hộ và bầu chọn.
Tình báo Seoul: Nga dường như đã đề nghị Triều Tiên tập trận ba bên với Trung Quốc
AP
3–4 minutes
Nga
có thể đã đề nghị Triều Tiên tham gia cuộc tập trận hải quân ba bên với
Trung Quốc, theo một nhà lập pháp tham dự cuộc họp kín với giám đốc cơ
quan tình báo hàng đầu của Hàn Quốc hôm 4/9.
Cuộc họp báo diễn ra
vài ngày sau khi đại sứ Nga tại Triều Tiên Alexander Matsegora nói với
truyền thông Nga rằng việc đưa Triều Tiên vào tham gia các cuộc tập trận
chung giữa Nga và Trung Quốc “có vẻ phù hợp”. Theo hãng tin Tass của
Nga, ông Matsegora nói thêm rằng đó là quan điểm riêng của ông và ông
không biết về bất kỳ sự chuẩn bị nào.
Theo nhà lập pháp Yoo
Sang-bum, khi Giám đốc Cơ quan Tình báo Quốc gia Hàn Quốc Kim Kyou-hyun
được hỏi về khả năng tổ chức các cuộc tập trận như vậy, ông cho biết Bộ
trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu có thể đã đề nghị tổ chức các cuộc
tập trận hải quân ba bên với Triều Tiên và Trung Quốc trong khi gặp nhà
lãnh đạo Kim Jong Un hồi tháng 7 vừa qua.
Ông Kim đã mời ông
Shoigu tham dự một cuộc duyệt binh lớn ở Bình Nhưỡng vào tháng 7, đồng
thời cam kết mở rộng hợp tác quân sự với Moscow, điều mà các quan chức
Mỹ cho rằng có thể liên quan đến việc Triều Tiên cung cấp pháo binh và
các loại đạn dược khác khi Tổng thống Nga Vladimir Putin tìm đến các
nước khác để hỗ trợ cho cuộc chiến của ông chống Ukraine. Tuần trước,
Tòa Bạch Ốc nói ông Kim và ông Putin đã trao đổi thư từ trong lúc Moscow
tìm đến Bình Nhưỡng để mua thêm đạn dược.
Trong bối cảnh căng
thẳng hạt nhân ngày càng sâu sắc với Mỹ-Nhật-Hàn, ông Kim đang cố gắng
nâng cao tầm nhìn về mối quan hệ đối tác của mình với Moscow và Bắc Kinh
khi ông tìm cách thoát khỏi sự cô lập ngoại giao và đưa Bình Nhưỡng trở
thành một phần của mặt trận thống nhất chống lại Hoa Kỳ.
Ngoại
giao giữa Bình Nhưỡng và Washington đã bị đình trệ kể từ năm 2019 do
những bất đồng về các chế tài do Mỹ dẫn đầu chống lại Triều Tiên và các
bước đi lưỡng lự của Triều Tiên nhằm giảm bớt chương trình vũ khí hạt
nhân và phi đạn.
Trong cuộc họp báo, ông Kim Kyou-hyun cũng nói
rằng các hoạt động thử nghiệm gần đây của Triều Tiên cho thấy máy bay
chiến đấu của họ phụ thuộc rất nhiều vào hệ thống hạt nhân chiến thuật
vì mục tiêu của nước này là đạt được chiến thắng nhanh chóng trước miền
Nam nếu chiến tranh nổ ra, vì quân đội được trang bị kém của họ sẽ vất
vả để xử lý một cuộc chiến kéo dài, theo nhà lập pháp Yoo.
Ông Kim
đã lợi dụng sự tập trung của quốc tế vào cuộc chiến của Nga với Ukraine
để tăng cường các cuộc trình diễn vũ khí của mình, bao gồm hơn 100 vụ
phóng phi đạn kể từ đầu năm 2022. Các cuộc phóng thử phi đạn của Triều
Tiên được nhấn mạnh bởi những lời đe dọa về các cuộc tấn công hạt nhân
phủ đầu chống lại Hàn Quốc và các đối thủ khác nếu miền Bắc nhận thấy sự
lãnh đạo của mình đang bị đe dọa.
Mỹ cảnh cáo Triều Tiên phải ‘trả giá’ nếu cấp vũ khí cho Nga
Reuters
4–5 minutes
Các
cuộc đàm phán vũ khí giữa Nga và Triều Tiên đang tiến triển tích cực,
một quan chức Mỹ cho biết ngày 5/9 và cảnh cáo nhà lãnh đạo Kim Jong Un
rằng đất nước của ông sẽ phải trả giá nếu cung cấp vũ khí cho Nga để sử
dụng ở Ukraine.
Cố vấn an ninh quốc gia Mỹ Jake Sullivan nói với
các phóng viên tại Tòa Bạch Ốc rằng việc cung cấp vũ khí cho Nga “sẽ
không tốt cho Triều Tiên và họ sẽ phải trả giá với cộng đồng quốc tế cho
điều này”.
Trước đó, Điện Kremlin tuyên bố “không có gì để nói”
về phát biểu của các quan chức Mỹ rằng ông Kim dự định tới Nga trong
tháng này để gặp Tổng thống Vladimir Putin và thảo luận về việc cung cấp
vũ khí cho Moscow.
Ông Kim kỳ vọng các cuộc thảo luận về vũ khí
sẽ tiếp tục, kể cả ở cấp lãnh đạo và “thậm chí có thể là trực tiếp”, ông
Sullivan nói.
“Chúng tôi tiếp tục siết chặt cơ sở công nghiệp
quốc phòng của Nga”, ông Sullivan nói, và Moscow hiện đang “tìm kiếm bất
kỳ nguồn nào họ có thể tìm thấy” đối với các loại hàng hóa như đạn
dược.
Ông Sullivan nói: “Chúng tôi sẽ tiếp tục kêu gọi Triều Tiên
tuân thủ các cam kết công khai không cung cấp vũ khí cho Nga vốn sẽ dẫn
tới việc giết hại người dân Ukraine”.
Hôm 4/9, phát ngôn viên Hội
đồng An ninh Quốc gia Hoa Kỳ Adrienne Watson nói ông Kim và ông Putin có
thể đang lên kế hoạch gặp nhau, và tờ New York Times dẫn lời các quan
chức Mỹ và đồng minh giấu tên cho biết ông Kim có kế hoạch tới Nga ngay
trong tuần tới để gặp ông Putin.
Khi được hỏi liệu ông có thể xác
nhận các cuộc đàm phán này hay không, phát ngôn viên Điện Kremlin Dmitry
Peskov nói: “Không, tôi không thể. Không có gì để nói cả”.
Theo
các nhà phân tích chính trị, khi sự cô lập của Nga vì cuộc chiến ở
Ukraine ngày càng gia tăng, nước này ngày càng nhận thấy giá trị ở Triều
Tiên. Về phần Triều Tiên, quan hệ với Nga không phải lúc nào cũng nồng
ấm như thời kỳ đỉnh cao của Liên Xô, nhưng giờ đây nước này đang thu
được những lợi ích rõ ràng từ nhu cầu kết bạn của Moscow.
Hợp tác quốc phòng Moscow-Bình Nhưỡng
Một
quan chức Bộ Quốc phòng Triều Tiên hồi tháng 11 năm ngoái nói Bình
Nhưỡng “chưa bao giờ có ‘thỏa thuận vũ khí’ với Nga” và “không có kế
hoạch làm như vậy trong tương lai”.
Moscow và Bình Nhưỡng đã hứa tăng cường hợp tác quốc phòng.
Bộ
trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu, người đã đến thăm Bình Nhưỡng vào
tháng 7 năm nay để tham dự các buổi trình diễn vũ khí bao gồm phi đạn
đạn đạo bị cấm của Triều Tiên, hôm 4/9 cho biết hai nước đang thảo luận
về khả năng tập trận chung.
Ông Keir Giles, thành viên tư vấn cấp
cao của Chương trình Nga và Á-Âu của Chatham House, nói: “Giống như bạn
có thể nhận biết một người qua bạn bè của họ, bạn có thể nhận biết một
quốc gia thông qua nước bạn mà quốc gia đó có”. “Trong trường hợp của
Nga, nước bạn đó hiện bao gồm phần lớn các quốc gia bất hảo.”
Chuyến đi này sẽ là chuyến thăm nước ngoài đầu tiên của ông Kim sau hơn 4 năm và là chuyến đầu tiên kể từ đại dịch virus corona.
Mặc
dù thực hiện nhiều chuyến công du nước ngoài hơn cha mình với tư cách
là lãnh đạo, nhưng chuyến đi của ông Kim thường được giữ bí mật và an
ninh nghiêm ngặt. Không giống như cha mình, người được cho là không
thích đi máy bay, ông Kim đã đi máy bay cá nhân do Nga sản xuất trong
một số chuyến đi nhưng các quan chức Mỹ nói với New York Times rằng ông
có thể đi tàu bọc thép qua biên giới đất liền mà Triều Tiên chia sẻ với
Nga.
Ông Andrei Lankov, một chuyên gia về Triều Tiên tại Đại học
Kookmin ở Seoul, cho biết ông Kim có thể muốn nhấn mạnh cảm giác được
Nga hậu thuẫn và có thể tìm kiếm các thỏa thuận bán vũ khí, viện trợ và
đưa lao động sang Nga.
Hoa Kỳ hồi tháng 8 đã áp đặt các chế tài
đối với ba thực thể mà nước này cáo buộc có liên quan đến các thỏa thuận
vũ khí giữa Triều Tiên và Nga.
Triều Tiên đã tiến hành sáu vụ thử hạt nhân kể từ năm 2006 và đã thử nhiều loại phi đạn khác nhau trong những năm gần đây.
Nga
đã cùng với Trung Quốc chống lại các chế tài mới đối với Triều Tiên,
ngăn chặn nỗ lực do Mỹ dẫn đầu và lần đầu tiên công khai chia rẽ Hội
đồng Bảo an Liên hiệp quốc kể từ khi Hội đồng bắt đầu trừng phạt Bình
Nhưỡng vào năm 2006.
Vùng
Zaporizhzhia ở phía đông nam Ukraine đã trở thành điểm nóng giao tranh
gần đây nhất trong cuộc chiến kéo dài 18 tháng, Bộ trưởng Quốc phòng Nga
Sergei Shoigu ngày 5/9 tuyên bố trong khi lực lượng của Kyiv đẩy mạnh
cuộc phản công.
Ông Shoigu nói với các sĩ quan quân đội Nga rằng
Ukraine đã điều động các lữ đoàn trừ bị do các đồng minh phương Tây của
Kyiv huấn luyện đến đó. Ông không đưa ra bằng chứng nào cho tuyên bố của
ông, vốn không thể được kiểm chứng độc lập.
Giao tranh ở phía
đông nam có thể là một trong những chìa khóa của cuộc chiến. Nếu hệ
thống phòng thủ của Nga ở đó sụp đổ, lực lượng Ukraine có thể tiến về
phía nam tới bờ biển và có khả năng chia cắt lực lượng Nga thành hai.
Khẳng
định của ông Shoigu đã được chứng thực một phần bởi các báo cáo và đánh
giá khác về nỗ lực kéo dài ba tháng của Ukraine nhằm đánh đuổi quân đội
của Điện Kremlin.
Viện Nghiên cứu Chiến tranh, một tổ chức nghiên
cứu, trích dẫn các đoạn phim được định vị địa lý, ngày 5/9 nói rằng bộ
binh hạng nhẹ của Ukraine đã tiến vượt ra ngoài một số hào chống tăng và
bãi mìn dày đặc tạo nên hệ thống phòng thủ nhiều lớp của Nga ở
Zaporizhzhia.
Tuy nhiên, họ nói không thể khẳng định rằng hệ thống
phòng thủ đã bị chọc thủng hoàn toàn vì không có thiết giáp hạng nặng
nào của Ukraine được nhìn thấy trong khu vực.
Chính ở phía nam,
các lữ đoàn Ukraine đã giành được nhiều thắng lợi gần đây nhất trên
chiến trường khi cuộc phản công tiến về phía trước dưới hỏa lực dày đặc.
Các
quan chức Ukraine tuyên bố kể từ khi cuộc phản công khốc liệt bắt đầu
khoảng ba tháng trước, Ukraine đã tiến được 7 km trong khu vực
Zaporizhzhia. Quân đội đã vượt qua các công sự dày đặc của Nga vào tuần
trước để chiếm lại làng Robotyne. Đó là chiến thắng có ý nghĩa chiến
thuật đầu tiên của Ukraine ở khu vực đó.
Theo ông Pavlo Kovalchuk,
phát ngôn viên của Bộ Tổng tham mưu các lực lượng vũ trang Ukraine, các
lực lượng Ukraine đã đạt được nhiều tiến bộ hơn trong khu vực đó và
đang củng cố các vị trí chiếm được vào sáng ngày 5/9.
Tuyên bố trên chiến trường của cả hai bên đều không thể kiểm chứng.
Các
nhà quan sát quân sự cho biết, nếu quân Ukraine tiến chỉ cách Robotyne
15 km, họ có thể trong vòng tầm bắn vào các tuyến đường vận tải đông-tây
của Nga và có khả năng làm suy yếu khả năng chiến đấu của Moscow.
Lực
lượng Ukraine đang tiến quân mà không có sự yểm trợ từ trên không,
khiến tiến độ của họ khó khăn hơn và chậm hơn, trong khi Nga đã phát
động lực lượng riêng của mình ở phía đông bắc để kìm hãm lực lượng
Ukraine và ngăn họ tái triển khai về phía nam.
Theo Viện Dịch vụ
Thống nhất Hoàng gia, một cơ quan nghiên cứu, Ukraine đã điều chỉnh
chiến thuật phản công của mình trong những tuần gần đây, chuyển từ nỗ
lực tấn công phòng tuyến của Nga bằng cách sử dụng thiết giáp do phương
Tây cung cấp sang các cuộc tấn công chiến thuật được lên kế hoạch tốt
hơn nhằm đạt được lợi ích gia tăng.
“Tuy nhiên, cách tiếp cận này
chậm, với tiến độ khoảng 700–1.200 mét cứ sau mỗi 5 ngày, cho phép các
lực lượng Nga thiết lập lại,” Viện cho biết trong một đánh giá hôm 4/9.
Suu cao,thue nang,nhu yeu pham tang gia.Kinh te eo seo...Vay ma dang Lua van lay tien cua dan tro giup linh tinh.Mo cua bien gioi.Ung ho toi ac truc tiep khi sua luat cho phep trom cuop o muc do <1.000 dollars thi vo toi....Neu vao thoi diem Trump,bon Lua da ho hoan nhu the nao ??? Nhung nguoi bau ban vi chut tu loi ,nghi gi ve dat nuoc ??? Phai chang day khong phai la dat nuoc minh ??? bat qua,lai tro ve que huong cu...Neu vay,ban la thang cho chet ! mien ban !
Chung nao moi vet nho cua ho nha Dan da duoc tay xoa trang boc,thi Uk moi co hy vong...ngung chien.Cung vay,ngay nao ma cac cong ty ,co goc gac tu cac dang bac nu luu-anh hao cua khoi tu do va ong chief police va dang Lua thi moi giai xong phuong trinh tau cong !
Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?
Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?
Ngắm lại hình xưa chịu mấy ông
Những Linh, Tùng, Duẫn với Mười, Đồng
Mặt mày ai lại đi hồ hởi
Phấn khởi khi Tàu cướp Biển Đông
Phải chăng “quý” mặt đã thành mông
Con mắt nay đà có nhưng không
Nên mới chổng khu vào hải đảo
Gia tài gấm vóc của tổ tông?
Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .
Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .
Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .