Nhật Bản: 'Loại súng tự chế dùng ám sát cựu Thủ tướng Shinzo Abe rất dễ chế tạo'
Người
đàn ông tình nghi giết cựu Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe với khẩu súng
tự chế ngày 08/07 có thể đã chế tạo loại vũ khí này chỉ trong vòng 1 hay
2 ngày sau khi có được đầy đủ nguyên vật liệu cần thiết như gỗ và ống
kim loại, giới phân tích nhận định.
Vụ ám sát đã cho
thấy bạo lực súng đạn đã không thể được loại trừ hoàn toàn thậm chí tại
Nhật Bản, một quốc gia có luật kiểm soát súng đạn rất nghiêm khắc, gần
như không có công dân mua hoặc sở hữu súng.
Trong những
năm gần đây đã có một số người tự chế tạo vũ khí trái phép ở Nhật Bản.
Thế nhưng cho đến nay, tội phạm súng đạn vẫn rất hiếm xảy ra ở Nhật Bản,
năm ngoái chỉ có 10 vụ bắn súng, trong đó 8 vụ có liên quan đến các
băng đảng, theo số liệu cảnh sát. Một người bị giết và bốn người bị
thương.
"Việc chế tạo súng với một máy in 3D và chế tạo
bom ngày nay có thể học được từ internet và từ bất kỳ nơi nào trên thế
giới", Mitsuru Fukuda, Giáo sư Đại học Nihon chuyên ngành quản lý khủng
hoảng và khủng bố nói với Reuters.
"Có thể chế tạo chỉ
trong 2 đến 3 ngày sau khi có đủ thành phần như ống tuýp," Giáo sư
Fukuda nói, sau khi phân tích hình ảnh về loại súng dùng để ám sát cựu
Thủ tướng Shinzo Abe.
Hình ảnh từ video cho thấy kẻ tấn
công đã bắn vào ông Abe với thiết bị có báng súng lục và dường như hai
ống này được bọc bằng băng keo cách điện màu đen.
Cảnh
sát đã bắt giữ người đàn ông 41 tuổi tại hiện trường và cho biết người
này đã thừa nhận bắn ông Abe; kẻ tình nghi sau đó được xác minh là
Tetsuya Yamagami.
"Bất kỳ ai có kiến thức căn bản về
cách thức hoạt động của súng cũng đều có thể chế tạo với kiến thức tối
thiểu," Tetsuya Tsuda, một nhà bình luận về súng đạn nói với Reuters, và
cho biết thêm rằng có thể thậm chí mất chỉ nửa ngày để tạo ra loại vũ
khí dùng trong vụ tấn công ông Abe.
Theo truyền thông
Nhật Bản hôm 09/07, kẻ tình nghi nói với các điều tra viên rằng đã tìm
kiếm hướng dẫn trên mạng về cách chế tạo súng, và đặt hàng các thành
phần và thuốc súng cũng trên internet.
Khẩu súng có kích
cỡ 40 x 20 cm và được chế tạo từ những vật liệu như kim loại và gỗ,
giới chức cảnh sát Nara nói với các phóng viên hôm 08/07, ngày xảy ra vụ
ám sát.
Cảnh sát không loại trừ khả năng các viên đạn cũng được tự chế tạo nhưng cho biết họ vẫn đang điều tra.
Các
điều tra viên cũng thu giữ được dường như năm khẩu súng tự chế tạo tại
nhà của nghi phạm Yamagami, theo báo Mainichi hôm 09/07.
'Dễ chế tạo'
"Các
loại súng thô sơ, nhưng có khả năng gây chết người, chế tạo thủ công
(...) như thế này là loại có thể được chế tạo đơn giản," N. R.
Jenzen-Jones, một chuyên gia tình báo về vũ khí và súng đạn từ cơ quan
nghiên cứu Armament Research Services có trụ sở tại Úc nhận định.
Các
hình ảnh về khẩu súng cho thấy dây điện được treo qua phần nắp ở cuối
mỗi chiếc ống. Điều này cho thấy cơ chế bắn điện đã được sử dụng, chuyên
gia Jenzen-Jones nói với Reuters.
"Phương pháp kích
điện (...) có thể được lựa chọn trong trường hợp này khi các vỏ đạn
thông thường rất khó mua tại Nhật Bản hơn nhiều khi so với các vùng
khác," ông Jenzen-Jones cho biết thêm.
Trong những năm gần đây đã có vài trường hợp bị bắt giữ tại Nhật Bản do chế tạo súng bất hợp pháp.
Năm
2018, cảnh sát đã bắt giữ một người đàn ông 23 tuổi tại thành phố
Himeji ở miền tây vì tạo một khẩu súng và hơn 130 viên đạn ở nhà. Cùng
năm đó, cảnh sát đã bắt giữ một sinh viên đại học 19 tuổi ở thành phố
Nagoya vì chế tạo chất nổ cũng như súng với sự trợ giúp của máy in 3D.
Năm
2014, cảnh sát bắt một người đàn ông 27 tuổi vì sở hữu súng cầm tay
trái phép, được chế tạo bằng máy in 3D ở thành phố Kawasaki, phía nam
Tokyo.
Vấn đề chế tạo vũ khí bất hợp pháp không chỉ có
tại Nhật Bản. Ví dụ, giới chức Tây Ban Nha đã phát hiện một khẩu súng
trường mô hình và một khẩu súng nhỏ trong một cuộc truy quét một nhà máy
sản xuất trái phép đã sản xuất vũ khí bằng máy in 3D vào tháng 04/2021.
Nghi
phạm trong vụ ám sát ông Abe nói với các điều tra viên rằng đã chế tạo
súng với ba, năm và sáu chiếc ống bên cạnh súng dùng trong vụ tấn công,
theo truyền thông Nhật Bản.
Chuyên gia Jenzen-Jones nói rằng loại vũ khí sử dụng trong vụ ám sát nằm ở mức có khả năng thấp.
"Tuy nhiên rõ ràng nó có thể gây chết người," ông cho biết.
Bộ
Ngoại giao Hoa Kỳ hôm thứ Bảy 9/7 công bố hạn chế thị thực đối với 28
quan chức Cuba mà họ cho rằng có liên quan đến hoạt động đàn áp cuộc
biểu tình ôn hòa ở Cuba gần một năm trước.
Trong một tuyên bố, bộ
cho biết các hạn chế sẽ áp dụng đối với các đảng viên cao cấp của Đảng
Cộng sản Cuba và các quan chức làm việc trong lĩnh vực báo chí và truyền
thông nhà nước của nước này.
Bộ Ngoại giao Mỹ cáo buộc các quan
chức đảng ở Cuba đã lập ra các chính sách khiến hàng trăm người liên
quan đến cuộc biểu tình hôm 11/7/2021 bị đánh đập và bị bắt giam một
cách bất công, cũng như bị xét xử vô lý và phải chịu các bản án tù lên
đến hàng chục năm. Cuộc biểu tình đó là cuộc biểu tình chống chính phủ
lớn nhất từng được thấy trong nhiều thập kỷ ở hòn đảo nằm dưới quyền cai
trị của những người cộng sản.
Bộ Ngoại giao Mỹ nói rằng chính phủ
Cuba cũng có biện pháp "điều tiết Internet" để ngăn người dân Cuba liên
lạc với nhau và chặn thông tin liên lạc với thế giới bên ngoài.
"Các
quan chức truyền thông nhà nước tiếp tục tiến hành chiến dịch nhằm vào
những người đã bị bỏ tù do biểu tình vào ngày 11/7/2021 và người thân
của họ, là những người lên tiếng công khai về các trường hợp người nhà
bị bỏ tù", Bộ Ngoại giao Mỹ cho biết.
Washington áp đặt các hạn
chế về thị thực căn cứ vào chính sách đã có từ thời Tổng thống Reagan.
Chính sách này đình chỉ việc nhập cảnh không thuộc diện nhập cư vào Hoa
Kỳ đối với các quan chức và nhân viên của chính phủ Cuba và Đảng Cộng
sản Cuba.
(Reuters)
**************
Sự khác biệt giữa truyền thông phương Tây và truyền thông Nga
Một
vài người vào đây cho rằng em đưa thông tin “một chiều”, “chỉ có lợi
cho Ukraina”… và một vài người khác gật gù hưởng ứng “đọc cho biết”,
“tham khảo cả hai bên”, “chiến tranh truyền thông”… nghiễm nhiên “mặc
định” rằng “sự thật có thể nằm ở cả hai bên”, trên thực tế, không phải
vậy đâu ạ.
Đầu tiên, đại đa số truyền thông phương Tây
không do nhà nước “quản lý” hay “chỉ đạo”. Ở phương Tây không có ban
Tuyên giáo để bảo truyền thông cái gì được nói, cái gì không, nhà nước
cũng không thể cấm đoán, đình bản hay bắt gỡ bài…, “cơ quan” duy nhất có
thể làm điều đó là Tòa Án, thông qua một bản án có hiệu lực pháp luật
và chỉ có thể phạt tiền, bắt bồi thường nếu đăng tin sai. Thế nên mỗi tờ
báo đăng mỗi kiểu, họ có thiên hướng chính trị khác nhau, nhưng không
ai có thể mua chuộc được TẤT CẢ truyền thông phương Tây để nói như nhau.
Không bao giờ.
Thứ nữa, truyền thông phương Tây sống
bằng bạn đọc. Càng đưa tin chính xác thì uy tín càng cao, bạn đọc càng
nhiều, thì quảng cáo mới có giá trị. Do đó, truyền thông phương Tây rất
hạn chế đăng tin giả, không kiểm chứng, để không đánh mất lượng độc giả
trung thành, nguồn chính nuôi sống kênh truyền thông đó. Đăng tin bậy bạ
là phá sản ngay – trừ một số tờ báo lại chuyên tin vịt, mang tính chất
giải trí, mua vui cho người đọc, chứ không hề nghiêm túc.
Còn
ở phía bên kia, truyền thông Nga do chính phủ Nga quản lý, mọi kênh độc
lập đều đã bị Putin đóng của hoặc bịt mồm. Thế nên truyền thông Nga chỉ
nói những gì chính phủ Nga muốn, chứ thực tế thế nào chẳng quan trọng
gì. Nếu ai để ý, đám “nguồn RT” thường chỉ nói khơi khơi “tên lửa thông
minh của Nga tiêu diệt bệ phóng Harpoon của Ukraina”, cũng đưa cảnh tên
lửa phóng đi, nhưng có phóng trúng hay không thì… không biết – vậy mà
mặc nhiên nói “đã tiêu diệt” rồi. Truyền thông Nga đăng bậy vậy chủ yếu
để trấn an đám lính ngoài mặt trận, đang sợ xanh mặt vì vũ khí hiện đại
của phương Tây và để gỡ gạc tý “thể diện”, nhưng lại không hiểu, uy tín
đến từ hiệu quả việc làm, chứ có đến từ “tự khen” đâu?
Để
viết bản tin hàng ngày, mình đọc cả ngàn tin tức từ hàng chục nguồn,
mang các quan điểm chính trị khác nhau từ nhiều nước, nên khả năng mà họ
đăng tin giả rất thấp, vì họ chẳng có lợi lộc gì để “đăng tin giả” chỉ
để ủng hộ Ukraina cả, trong khi các nguồn từ Nga, nếu tin vào đó thì Nga
chiếu Ukraina độ hai lần rồi.
Nhiều người thắc mắc:
“đọc bản tin thấy Ukraina thắng nhiều” – bạn có thể tin hay không, bởi
sự thật là như vậy. Mọi người đừng quên rằng đây là một cuộc chiến hoàn
toàn không cân sức, trước đây, hỏa lực của Nga mạnh hơn Ukraina gấp 10
lần, lại áp đảo về tên lửa tầm xa và không quân, quân bộ CHÍNH QUY cũng
gấp rưỡi quân Ukraina, thì thử hỏi, nếu phía Ukraina không thắng, họ có
giữ được như bây giờ không?
Còn nếu Nga thắng như “theo
RT”, thì giờ này Nga phải chiếm xong cả Ukraina, cả châu Âu đang khốn
đốn, quỳ xuống dưới chân Nga lâu rồi chứ hả?
Vài ngày
nay, khi vũ khí tối tân của phương Tây ra tới chiến trường với một số
lượng lớn hơn trước, chúng ta lại nhìn thấy sự “nghỉ ngơi” của lính Nga
cũng như thái độ “muốn đàm phán hòa bình” của phía Nga ngay, bởi rõ ràng
gió dần dần đang đổi chiều. Sẽ chẳng bao giờ có “thể hiện thiện chí hòa
bình” nếu phe Nga đang thắng thế đâu.
Thế nên đừng bao
giờ cho rằng truyền thông phương Tây và truyền thông Nga là hai phe đối
trọng, ngang nhau, bởi chưa bao giờ có thể đặt lên ngang hàng nhau cả.
Tất
cả những tin mình chọn đăng, những phân tích chiến trường từ phương Tây
đến giờ phút này so sánh với thực tế độ chính xác tương đối cao, hiếm
có thông tin nào có thể phủ nhận, ngay cả khi anh em lông hồng muốn “bới
lông tìm vết”, do đó, thay vì chỉ ra cái sai của thông tin, anh em lại
quay ra chửi bới, tấn công cá nhân mình. Nhưng sự tấn công cá nhân đó
lại thể hiện sự bất lực của các anh em cũng như tình hình chiến sự diễn
ra đúng như bản tin tiên liệu, thành ra mình lại càng mừng.
Nga
càng bắn lung tung, thì mình càng thấy rằng cuộc chiến sắp đến hồi tàn,
bởi con thú trước khi chết bao giờ cũng quẫy mạnh, rồi mới chết hẳn. Đó
là dấu hiệu tốt đó, các cụ ơi.
Viva Ukraina.
**************
Di sản hỗn loạn trong nhiệm kỳ Thủ tướng Johnson
Thủ
tướng Johnson đưa Anh rời EU, nhưng nhiệm kỳ của ông cũng trở nên hỗn
loạn với những biến động về kinh tế và nhiều bê bối trong chính quyền.
Thủ tướng Anh Boris Johnson
tuần qua đối mặt với một cuộc nổi dậy công khai trong chính nội các của
mình, khi hàng loạt bộ trưởng, thứ trưởng nộp đơn từ chức, buộc ông
phải tuyên bố rút khỏi ghế lãnh đạo đảng Bảo thủ.
Với quyết định
này, ông Johnson chấm dứt nhiệm kỳ Thủ tướng chưa đầy ba năm của mình,
để lại di sản Brexit không chắc chắn và một tương lai u ám cho nước Anh.
Tình hình ở Anh
hiện tại được cho là gần giống với những năm 1970, thời kỳ nền kinh tế
bị thu hẹp, lạm phát tăng vọt và các cuộc đình công nổ ra trên diện
rộng. Nước Anh chưa thực sự lặp lại kỷ nguyên này, nhưng mối đe dọa đang
hiện hữu.
Lạm phát ở Anh đã chạm ngưỡng 9,1%, mức cao nhất trong 4
thập kỷ, do ảnh hưởng từ đại dịch và xung đột Ukraine. Áp lực chi phí
buộc các công ty phải tăng giá sản phẩm, trong khi người lao động yêu
cầu mức lương cao hơn để ứng phó với chi phí sinh hoạt gia tăng.
Các
gia đình Anh đang phải siết chặt chi tiêu khi tiền lương không bắt kịp
tốc độ lạm phát. Thu nhập hộ gia đình dự kiến giảm 2% trong năm nay, sau
khi được điều chỉnh theo lạm phát. Đó là điều tồi tệ nhất kể từ năm
1945, theo Oxford Economics.
"Đây là khoảng thời gian thực sự khó
khăn đối với rất nhiều người", Andrew Goodwin, nhà kinh tế trưởng tại
Oxford Economics, nói. "Với các hộ gia đình thu nhập thấp, tình hình sẽ
trở nên tồi tệ hơn bởi những thứ mà họ chi tiêu nhiều như thực phẩm,
xăng dầu và năng lượng đang tăng giá nhanh nhất. Do đó, tỷ lệ lạm phát
của họ sẽ còn cao hơn".
Khi tiền lương không bắt kịp tốc độ lạm
phát, người lao động kêu gọi đình công, khiến nước Anh rơi vào một mùa
hè bất ổn. Khoảng 40.000 nhân viên đường sắt Anh hôm 21/6 tham gia cuộc
đình công lớn nhất ba thập kỷ, khiến giao thông đường sắt tê liệt. Nhân
viên y tế, bưu điện và giáo viên là những nhóm có khả năng đình công cao
trong vài tháng tới.
Tình trạng bất ổn và nỗi bất bình của người
dân phản ánh áp lực kinh tế đối với nhiều hộ gia đình Anh. Thủ tướng
Johnson và bộ trưởng tài chính Rishi Sunak, người từ chức hôm 5/7, đã cố
gắng giảm bớt một số gánh nặng với người dân vào tháng 5, khi công bố
đợt hỗ trợ chi phí sinh hoạt và giảm các hóa đơn khác.
Nhưng khó
khăn đã lan rộng trong các gia đình có thu nhập thấp hơn, những người
không thể tiết kiệm tiền trong thời kỳ đại dịch. Nhiều người phải dựa
vào ngân hàng thực phẩm để sống sót trong thời gian đại dịch, ngay cả
trước khi lạm phát tăng vọt.
Việc ông Johnson từ chức khiến chính
phủ Anh có thể đối mặt nhiều thách thức trong giải quyết vấn đề kinh tế,
đặc biệt là trong thông qua các khoản ngân sách tiếp theo. Đối với các
nhà đầu tư và phân tích kinh tế, câu hỏi quan trọng là tương lai chính
sách tài khóa là gì và liệu một thủ tướng mới có đảo ngược chính sách
tăng thuế với người lao động hay không.
Dù nhiều quốc gia khác
cũng hứng cú sốc kinh tế như Anh, tình hình của London được xem là đặc
biệt khó khăn. "Những cú sốc này đang phơi bày các vấn đề đã tồn tại
trong một thời gian dài và khiến nền kinh tế trở nên bấp bênh hơn
nhiều", Jagjit S. Chadha, giám đốc Viện Nghiên cứu Kinh tế và Xã hội
Quốc gia Anh, nói.
Viện nghiên cứu này dự đoán kinh tế Anh sẽ khó
có khả năng tăng trưởng trong năm nay và năm tới. Ông Chadha cũng cho
biết Brexit là một "đòn giáng chậm" vào nền kinh tế Anh, dẫn tới giảm
tăng trưởng khi các rào cản thương mại xuất hiện. Nhiều công dân Liên
minh châu Âu (EU) rời khỏi thị trường lao động Anh và những bấp bênh
trong chính sách hậu Brexit đã khiến nhiều nhà đầu tư nản lòng.
"Đây là bức tranh u ám mà thủ tướng Anh tiếp theo và nội các của họ phải đối mặt", ông nói.
Andrew
Bailey, thống đốc Ngân hàng Trung ương Anh, tháng trước nói rằng nền
kinh tế nước này "có lẽ đang suy yếu sớm hơn và nhiều hơn những nền kinh
tế khác".
Để chống lạm phát, Ngân hàng Trung ương Anh tháng 12
năm ngoái quyết định tăng lãi suất lên mức cao nhất kể từ năm 2009. Kế
hoạch tăng thêm lãi suất sẽ trở nên không chắc chắn khi các nhà hoạch
định chính sách cố tìm cách cân bằng giữa kiềm chế lạm phát và nguy cơ
suy thoái kinh tế. Oxford Economics dự đoán nền kinh tế Anh tiếp tục trì
trệ trong năm tới.
Chương trình nghị sự kinh tế của ông Johnson
là động lực để "nâng cấp" đất nước trong một kế hoạch nhằm giảm bất bình
đẳng. Nhưng với nhiều nhà phân tích, kế hoạch này đã thất bại vì thiếu
tính cụ thể. Họ nói kế hoạch xây dựng một nền kinh tế lương cao, kỹ năng
cao và năng suất cao của ông chỉ được vẽ ra trên giấy mà không có hành
động cụ thể nào.
"Chắc chắn đây là một ý tưởng hay, nhưng không có
kết quả. Rất nhiều kế hoạch như thế chỉ mãi là ý tưởng mà không được
thực hiện", nhà kinh tế Goodwin nói.
Một trong những di sản đáng
tự hào nhất của ông Johnson trong nhiệm kỳ là hoàn thành Brexit, theo
giới quan sát. Nhưng khi quá trình đó tiếp tục sa lầy vì căng thẳng liên
quan tới Ireland, di sản Brexit của ông cũng trở nên không chắc chắn.
Người dân Anh đang không nhìn thấy lợi ích kinh tế từ quyết định rời EU.
Đối
với nhiều ngành công nghiệp, trong đó có cả nông nghiệp, xây dựng và
khách sạn, di sản Brexit khiến lực lượng lao động giảm. Đối với các
doanh nghiệp nhỏ xuất khẩu sang EU, Brexit khiến chi phí tăng và có thêm
nhiều quy định. Các rào cản thương mại cũng làm trầm trọng thêm lạm
phát, theo các nhà kinh tế.
"Chúng tôi đã rời EU trên lý thuyết,
nhưng chưa thay thế nó bằng một loại hiệp định thương mại có thể thúc
đẩy tăng trưởng tốt hơn. Chúng tôi chưa thực sự Brexit như cách mà mọi
người nói chúng tôi sẽ làm", ông Chadha nói.
Sau
khi dẫn dắt Anh rời EU vào năm 2020, Thủ tướng Johnson không có nhiều
kế hoạch cho những việc cần làm tiếp theo. Ông nhanh chóng vấp từ khủng
hoảng này sang khủng hoảng khác khi đại dịch Covid-19 nhấn chìm nước
Anh.
Giới quan sát cho rằng giống như Brexit, đại dịch Covid-19
cũng thể hiện sự hỗn loạn trong cách điều hành của Thủ tướng Johnson.
Ông hứng nhiều chỉ trích vì phản ứng chậm chạp trong giai đoạn đầu,
khiến Anh trở thành một "điểm tối" ở châu Âu và là quốc gia đầu tiên ở
châu lục này ghi nhận 150.000 ca tử vong do Covid-19 hồi đầu tháng 1.
Tuy
nhiên, Anh cũng là nước đi đầu trong sản xuất và phân phối vaccine để
vượt qua làn sóng dịch tồi tệ. Dù chèo lái Anh vượt qua đại dịch, Thủ
tướng Anh đã rút cạn kiên nhẫn và ủng hộ của đảng Bảo thủ cũng như cử
tri vì "sự thiếu trung thực", từ bê bối tiệc tùng tại Phố Downing giữa
phong tỏa, tới tìm cách lợi dụng nguồn tài trợ của đảng để cải tạo căn
hộ riêng, hay những tố cáo về hành vi quấy rối tình dục liên quan đến
thành viên cấp cao trong đảng.
Khi thông tin Thủ tướng Johnson từ chức bắt đầu lan truyền, nhiều người Anh bày tỏ cảm giác nhẹ nhõm.
"Ông
ấy từ chức càng sớm càng tốt. Ông ấy đã đẩy chính phủ và Vương quốc Anh
vào cảnh bất đồng", Francis Jackson, 63, sĩ quan cảnh sát về hưu ở
Manchester, nói.
Christopher Meade, cư dân Anh 71 tuổi, đồng tình.
"Đã đến lúc rồi. Ông ấy là một thủ tướng không tốt. Đó là thảm họa của
đất nước này", ông nói.
Điện đàm Macron-Putin ‘‘rò rỉ’’: Pháp cố ngăn chiến tranh, Nga hai mặt - Tạp chí đặc biệt
Trọng Thành
17-21 minutes
Truyền
hình Pháp công bố nhiều nội dung trong cuộc nói chuyện giữa hai tổng
thống Pháp, Nga, diễn ra 4 ngày trước khi Matxcơva mở màn cuộc chiến
chống Ukraina, vào thời điểm đó, nguyên thủ Pháp đã cố thuyết phục đến
cùng ông Putin không động binh. Điện Kremlin lên án phía Pháp vi phạm
‘‘cam kết ngoại giao’’ khi để rò rỉ thông tin.
Quan chức
ngoại giao cao cấp Trung Quốc chủ trì đường lối liên Nga - chống Tây bị
giáng cấp. Iran và Achentina đệ đơn gia nhập BRICS, sau cuộc thượng đỉnh
được Nga và Trung Quốc quảng bá rầm rộ như một ‘‘mô hình đối trọng’’
với Phương Tây. Thổ Nhĩ Kỳ thay Trung Quốc trở thành nơi tiếp nhận rác
nhựa lớn nhất hành tinh, giới môi trường lên án thảm họa. Liên hoan nghệ
thuật Avignon lần thứ 76 của Pháp khai màn với tác phẩm của nghệ sĩ ly
khai Nga và khép lại với một ban nhạc Ukraina. Trên đây là các chủ đề
chính của Tạp chí Thế giới Đó đây tuần này.
***
Căng thẳng
xung quanh cuộc chiến Nga xâm lăng Ukraina lên đến đỉnh điểm vào cuối
tháng 4, đầu tháng 5, trước thềm lễ Kỷ niệm Chiến thắng phát xít Đức,
khi chính quyền Nga một lần nữa bắn tin đe dọa tấn công hạt nhân các thủ
đô châu Âu. Tình hình tạm lắng xuống trong tháng 5, khi Hội Đồng Bảo An
đạt đồng thuận trong việc tìm kiếm ‘‘giải pháp hòa bình’’ cho chiến
tranh. Tháng 6 vừa qua, dường như là thời điểm của một số nỗ lực mới tìm
cách tháo gỡ xung đột. Cuối tháng 6, tổng thống Indonesia Joko Widodo –
chủ tịch luân phiên G20 - tới Kiev và Matxcơva tìm cách làm trung gian
đối thoại trước thềm cuộc họp ngoại trưởng G20 tại Indonesia.
Pháp tiết lộ điện đàm, Nga phản đối
Tổng
thống Pháp Emmanuel Macron ngay trước khi chiến tranh bùng nổ, và suốt
từ đầu chiến tranh cho đến rất gần đây đã liên tục có các tiếp xúc với
tổng thống Nga, với hy vọng tìm giải pháp cho hòa bình. Nhưng nỗ lực của
Pháp dường như không mang lại kết quả. Ngày 30/06 vừa qua, kênh truyền
hình France 2 của nhà nước Pháp trình chiếu một bộ phim tài liệu nhan đề
‘‘Un président, l’Europe et la guerre / Một tổng thống, châu Âu và chiến tranh’’.
Bộ
phim giới thiệu với công chúng 9 phút trao đổi căng thẳng giữa nguyên
thủ Pháp và tổng thống Nga Vladimir Putin. Trong cuộc điện đàm kéo dài
một giờ 45 phút này, ông Macron đã cố gắng thuyết phục tổng thống Nga
chấp thuận một cuộc gặp tại Genève với lãnh đạo Mỹ Joe Biden, để tìm một
cơ hội cuối cùng tháo ngòi nổ cuộc chiến đang ngày một khó tránh khỏi.
Bộ phim nhấn mạnh đến vai trò trung gian của nước Pháp, cố ngăn chiến
tranh đến cùng, trong lúc chính quyền Nga bị cáo buộc đã vừa ngấm ngầm
chuẩn bị chiến tranh, vừa liên tục phủ nhận sự thực.
‘‘Vũ khí’’ ngoại giao
Sau
khi bộ phim tài liệu với 9 phút đối thoại Putin – Macron được công
chiếu, điện Kremlin tỏ ý bất bình. Chính quyền Pháp có phạm lỗi khi để
rò rỉ thông tin về đối thoại giữa hai nguyên thủ hay không? Theo nhiều
nhà quan sát, để rò rỉ một số thông tin trong các đối thoại, về nguyên
tắc được coi là cần giữ kín, là một ‘‘vũ khí’’ ngoại giao và truyền
thông của cả hai bên.
Cuối năm ngoái 2021, bộ Ngoại Giao Nga từng
đơn phương công bố một phần nội dung các trao đổi giữa ngoại trưởng Nga
và hai đồng nhiệm Pháp và Đức (Jean-Yves Le Drian và Heiko Maas) trong
khuôn khổ Công thức Normandie, nhằm tìm giải pháp hòa bình cho xung đột
miền đông Ukraina. Vào lúc hai ngoại trưởng Pháp và Đức tìm cách khởi
động lại các thỏa thuận Minsk, nhằm giảm bớt nguy cơ Nga lợi dụng bối
cảnh căng thẳng để tấn công Ukraina, việc bộ Ngoại Giao Nga công bố nội
dung trên bị phía Pháp coi như ‘‘một hành động với ý đồ xấu’’.
Theo
một cố vấn của phủ tổng thống Pháp, các đối tác châu Âu của tổng thống
Macron, đã được báo trước cách nay hơn 6 tháng, về việc một nhà báo (nhà
báo, đạo diễn phim Guy Lagache) sẽ theo sát từ bên trong phủ tổng
thống, về các hoạt động của nguyên thủ Pháp với tư cách chủ tịch luân
phiên Liên Hiệp Châu Âu. Chiến tranh bùng nổ ít tuần sau khi nước Pháp
đảm nhiệm vai trò này. Theo điện Elysée, chính quyền Nga đã được ‘‘báo
trước’’ về bộ phim.
Điện đàm với Putin : Con dao hai lưỡi
Le Monde đặt câu hỏi:
Phải chăng đây là một cách để điện Elysée bảo vệ tính chính đáng của
việc Pháp chủ trương tiếp tục theo đuổi đối thoại với tổng thống Nga,
trong lúc nhiều đồng minh mật thiết của Ukraina, là Ba Lan và các nước
Baltic, lên án kịch liệt?
Tuy nhiên, thái độ theo đuổi đối thoại
đến cùng của tổng thống Pháp có thể là một con dao hai lưỡi. Ông Macron
đã nhiều lần bị lên án là mềm yếu, bị tổng thống Nga coi thường, và lợi
dụng như một con bài. Trong bộ phim tài liệu nói trên, tổng thống Pháp
đã có những lời lẽ không khoan nhượng với tổng thống Nga Vladimir Putin.
Theo Le Monde, trong hậu trường bộ phim nói trên, cố vấn ngoại giao của
tổng thống Pháp, ông Emmanuel Bonne, đã báo trước là tổng thống Nga
‘‘nói xạo’’. Cuộc gặp với tổng thống Mỹ Joe Biden mà ông Putin hứa hẹn,
rút cục đã không diễn ra.
Vào thời điểm mà có nhiều quan điểm cho
là tất cả chủ yếu chỉ có thể giải quyết bằng tương quan lực lượng trên
chiến trường, bộ phim ‘‘Một tổng thống, châu Âu và chiến tranh’’ của truyền hình Pháp dường như vẫn cho thấy đối thoại vẫn luôn cần thiết, và có thể tạo điều kiện cho hòa bình ?
Phải chăng chính vì lẽ đó mà ngoại trưởng Nga Serguei Lavrov, trong chặng dừng chân tại Hà Nội
đầu tháng này, một mặt chỉ trích việc rò rỉ thông tin từ phía Pháp, mặt
khác cũng khẳng định Matxcơva ‘‘không có gì phải hổ thẹn’’. Phía Nga
‘‘luôn sẵn sàng nói điều mình nghĩ, sẵn sàng trả lời về những lời lẽ đã
được đưa ra, cũng như giải thích về lập trường của mình’’.
Trung Quốc: Vì sao quan chức cao cấp thân Nga chống phương Tây bị giáng cấp ?
Ngày
14/05/2022 diễn ra một sự việc tương đối ít được truyền thông chú ý.
Thứ trưởng thứ nhất bộ Ngoại Giao Trung Quốc bị giáng cấp. Thông tin
chính thức về việc ông Lạc Ngọc Thành (Le Yucheng) – người được coi là
ứng cử viên số một vào chức ngoại trưởng và nổi tiếng với lập trường
thân Nga chống Tây - và bị giáng cấp được đưa ra một ngày sau cuộc đối
thoại giữa lãnh đạo ngoại giao Trung Quốc Dương Khiết Trì (ủy viên Bộ
Chính Trị) và cố vấn an ninh quốc gia Mỹ Jack Sullivan tại Luxembourg
(nhằm chuẩn bị cho một cuộc điện đàm Biden - Tập Cận Bình trong tương
lai gần), và một ngày trước cuộc điện đàm giữa hai lãnh đạo Nga và Trung
Quốc. Báo chí quốc tế có nhiều nhận định đa chiều về diễn biến này.
Theo giải thích của báo Nhật Nikkei Asia,
việc ông Lạc Ngọc Thành bị hạ bệ cho thấy một xu thế vận động căn bản
trong nội bộ đảng Cộng Sản Trung Quốc trước thềm Đại hội Đảng vào mùa
thu. Đó là với việc ‘‘bỏ rơi Lạc Ngọc Thành, nhân vật chủ chốt trong
chính sách ngoại giao thân Nga của Trung Quốc’’, Bắc Kinh nhắm tới “xây
dựng lại quan hệ ngoại giao với Mỹ” như “ưu tiên số 1 trong chính sách
đối ngoại”.
Trong khi đó, nhà báo Shi Jiangtao, báo South China Morning Post,
khẳng định: “có rất ít dấu hiệu cho thấy Bắc Kinh đang thay đổi ý định
về cuộc chiến của Nga ở Ukraina hoặc cố gắng hạ thấp lập trường ủng hộ
Matxcơva”, và cuộc điện đàm chủ tịch Tập Cận Bình với lãnh đạo Nga Putin
vào đúng ngày sinh nhật cho thấy mối quan hệ luôn nồng ấm giữa hai bên.
Nhà
nghiên cứu về Trung Quốc, chuyên gia Ấn Độ Hemant Adlakha, phó chủ tịch
Viện Institute of Chinese Studies, ở Delhi, trong một phân tích đăng
tải trên báo Nhật The Diplomat, được Courrier International dịch lại,
cũng phê phán ảo tưởng của một số nhà quan sát phương Tây về khả năng
Trung Quốc thay đổi đường lối với việc hạ bệ Lạc Ngọc Thành. Cuộc điện
đàm Tập Cận Bình ủng hộ Putin diễn ra trong bối cảnh hai tuần trước loạt
thượng đỉnh Châu Âu và NATO nhằm khẳng định đoàn kết với Ukraina là một
minh chứng cho thấy quan hệ mật thiết Trung - Nga. Trang mạng
Intelligenceonline.fr, trong một phân tích hôm 08/07/2022,
cho rằng việc giáng cấp quan chức nói trên nằm trong chính sách ''điều
chỉnh từng bước nhỏ'' của Bắc Kinh, một mặt nhân nhượng Hoa Kỳ đôi chút
để được giảm nhẹ trừng phạt, mặt khác vẫn duy trì quan hệ gần gũi với
Nga.
Nhiều bí ẩn bao trùm động thái trên của chính quyền Trung
Quốc. Trước đó, vào thời điểm cuộc chiến tranh của Nga chống Ukraina vừa
bùng nổ, cũng đã nhiều câu hỏi đã đặt ra về vai trò của Bắc Kinh. Cuộc
tấn công Ukraina đã có được ngầm thông báo với Bắc Kinh hay không ?
Tuyên bố chung hợp tác toàn diện ‘‘không giới hạn’’ Nga – Trung đầu
tháng 2 chống lại Hoa Kỳ và các đồng minh liệu có tạo điều kiện cho
quyết định xâm lăng liều lĩnh của Nga ?
Hiện tại, hơn 4 tháng kể
từ đầu cuộc tấn công của Nga, hàng loạt câu hỏi về liên hệ của Trung
Quốc với cuộc chiến tại Ukraina, về vai trò trung gian ngừng bắn có thể
của Trung Quốc cũng vẫn đang để ngỏ.
Có thêm Iran và Achentina, nhóm BRICS có thành đối thủ của Phương Tây ?
Cuối
tháng 6/2022, cùng lúc với việc Thụy Điển và Phần Lan khởi động gia
nhập NATO, sau khi Thổ Nhĩ Kỳ ngừng phản đối, hai nước Achentina và Iran
chính thức yêu cầu được gia nhập nhóm BRICS, tức các cường quốc mới
trỗi dậy, với Trung Quốc là trụ cột. Có thêm Iran và Achentina, nhóm
BRICS có thành đối thủ của Phương Tây ?
Thông tín viên Stéphane Lagarde tường trình từ Bắc Kinh :
‘‘Về
mặt hình ảnh, chúng ta sẽ nhớ lại những chiếc tách trà màu xanh và loại
trà màu đỏ mang tên Điếu Ngư Đài – tên gọi một nơi ở dành tiếp các
khách mời danh giá tại Bắc Kinh. Đây là hình ảnh mà các nhà lãnh đạo của
nhóm BRICS đã trưng lên màn hình của hội nghị thượng đỉnh lần thứ 14
của 5 nước Brazil, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc và Nam Phi.
Được
gửi bằng vali ngoại giao tới năm thủ đô của nhóm các quốc gia trỗi dậy,
những món quà này không phải là mẫu số chung duy nhất của các cuộc trao
đổi trực tuyến, với cơ sở chính là Bắc Kinh. Một chủ đề chung lớn khác
là việc mở rộng nhóm.
Ông Lý Khắc Tân (Li Kexin), vụ
trưởng vụ Kinh tế Quốc tế thuộc bộ Ngoại Giao Trung Quốc cho biết: “Đã
có khá nhiều quốc gia gõ cửa. Các nước như Indonesia, Achentina, Ai Cập
hay Ả Rập Xê Út đã bày tỏ mong muốn tham gia nhóm BRICS. Và họ rất tích
cực. Chúng tôi không có lịch trình cụ thể. Điều này dựa trên sự đồng
thuận của các thành viên. Chúng ta cần để ngỏ cửa tối đa’’.
RICS
với 42% dân số, và chiếm một phần tư tổng sản phẩm toàn cầu (hay GDP
toàn cầu), cho phép Nga nói rằng nước này không bị cô lập hoàn toàn.
Trung Quốc đã góp phần bổ sung chữ S vào nhóm BRIC, bằng cách mời Nam
Phi tham gia nhóm năm 2010. ‘‘S’’ là chữ đầu của Nam Phi (tên tiếng
Anh). Mười hai năm sau, ngành ngoại giao Trung Quốc một lần nữa xem xét
mở rộng liên minh, nhưng trên tinh thần phản đối ‘‘tâm lý chiến tranh
lạnh’’, mà Bắc Kinh quy tội cho Hoa Kỳ và các đồng minh.
Tuy
nhiên, cần lưu ý, BRICS không phải là một khối, nhóm này chỉ là một
quan hệ đối tác, như lời nhắc nhở của ông Siyabonga Cwele, đại sứ Nam
Phi tại Trung Quốc :
“Mối quan tâm chung của chúng tôi
là các vấn đề phát triển: làm thế nào huy động được các nguồn lực cho
giáo dục, đầu tư, tạo việc làm. Làm thế nào để giảm bớt sự bất bình
đẳng… Chúng tôi khác nhau và chúng tôi dự định sẽ vẫn giữ nguyên như
vậy, nhưng chúng tôi có cùng một số mối quan tâm chung như trên. Bất cứ
ai muốn đóng góp cho sự phát triển của châu Phi đều được hoan nghênh’’.
Thông
điệp để ngỏ cho việc hợp tác song song với các liên minh khác. Chúng ta
biết rằng lãnh đạo các nước Ấn Độ, Achentina, Senegal, Indonesia và Nam
Phi cũng có mặt tại hội nghị thượng đỉnh của khối G7 ở Bayern (Đức)
trong những ngày gần đây. Nam Phi, nơi sẽ tổ chức diễn đàn tiếp theo của
các nước mới trỗi dậy vào năm tới, cũng dự định mời các nước châu Phi
khác trong khuôn khổ đối thoại BRICS +”.
Thổ Nhĩ Kỳ thay Trung Quốc thành ‘‘bãi rác nhựa’’ của thế giới: Chính quyền hoàn toàn mất kiểm soát
Chủ
nhật mùng 3 tháng 7 là Ngày Thế giới không sử dụng túi nhựa. Trên thực
tế, con đường đến một thế giới không rác thải nhựa còn rất xa. Hoạt động
tái chế nhựa được quảng bá rộng rãi che lấp một thực tế là thế giới
ngày càng tràn ngập loại rác thải nguy hiểm này. Sau Trung Quốc, đến
lượt Thổ Nhĩ Kỳ thành bãi rác thải nhựa số một thế giới. Hoạt động buôn
bán rác thải mang lại nhiều lợi nhuận này hoàn toàn nằm ngoài vòng kiểm
soát của chính quyền.
Thông tín viên Anne Andlauer tường trình từ Istanbul :
“Kể
từ khi Trung Quốc ngừng nhập khẩu rác thải nhựa vào năm 2018, thì lượng
rác thải nhựa vào Thổ Nhĩ Kỳ tăng vọt. Đặc biệt là từ châu Âu… Năm
ngoái, mỗi tháng có đến 43.000 tấn rác thải nhập vào nước này, gấp 10
lần so với ba năm trước đó.
Về lý thuyết, rác thải nhựa
đều có thể tái chế, và coi như được các công ty nhập khẩu để tái chế
toàn bộ. Nhưng trên thực tế, điều này hoàn toàn không đúng. Rác thải
nhựa tràn ngập tại các bãi rác hoang dã, hạt nhựa nhỏ li ti phủ khắp
sông ngòi...
Ông
Sedat Gündogdu, nhà nghiên cứu tại Đại học Çukurova ở Adana, tố cáo một
hệ thống nguy hại cho môi trường, nhưng mang lại lợi nhuận cho cơ sở tư
nhân ... và hoàn toàn nằm ngoài sự kiểm soát của nhà nước. Nhà nghiên
cứu tại Đại học Çukurova nói: “Bạn muốn kiểm soát một hệ thống như vậy
như thế nào? Không hề có theo dõi, không hề minh bạch, không hề có kế
hoạch. Những gì mà Trung Quốc – vốn là một Nhà nước nổi tiếng với việc
kiểm soát mọi thứ - còn không kiểm soát được, thì không nước nào kiểm
soát được... Cách duy nhất là cấm nhập khẩu’’.
Vào tháng
5 năm 2021, Thổ Nhĩ Kỳ đã cấm nhập khẩu rác thải nhựa... Trước khi từ
bỏ hai tháng sau đó, do áp lực từ phía các nhóm vận động hậu trường của
ngành công nghiệp tái chế’’.
Bang California tấn công tận gốc nạn rác thải nhựa
Theo
OCDE, số lượng rác thải nhựa tăng chóng mặt : hơn gấp đôi trong hai
mươi năm (2000-2019), với khoảng 353 triệu tấn năm 2019. Trong đó chỉ có
9% được tái chế, 19% đốt, 50% chôn lấp, 22% thoát ra ngoài. Ước tính
hiện tại có đến hơn 100 triệu tấn rác thải nhựa chìm trong các sông
ngòi, 30 triệu tấn tan vào đại dương, trở thành nguồn độc chất với các
sinh vật biển.
Trong lúc thế giới nhìn chung bất lực trước đại nạn
rác thải nhựa, bang California – do phe Dân Chủ kiểm soát - có một
quyết định được đánh giả là lịch sử. Bang giầu nhất nước Mỹ với 3.400 tỉ
đô la/năm, thường được coi là ‘‘nền kinh tế thứ 6 thế giới’’, ra luật
tấn công vào tận gốc nạn rác thải nhựa, hướng đến mục tiêu 65% rác thải
nhựa tái chế vào năm 2032 (so với 9% hiện tại). Các doanh nghiệp vi phạm
sẽ phải nộp phạt đến 50.000 đô la/ngày. Luật nói trên được ban hành
đúng ngày 30/06, cũng là ngày mà Tối Cao Pháp Viện, do phe bảo thủ kiểm
soát, ra phán quyết thọc gậy bánh xe, chống lại cuộc chiến vì môi
trường, khi hạn chế thẩm quyền của chính quyền Liên bang trong việc ra
ban hành quy định siết chặt kiểm soát nhiệt điện than.
Liên hoan sân khấu Pháp mở đầu với đạo diễn Nga, khép lại với ban nhạc Ukraina
Liên hoan sân khấu Avignon (Pháp) khai mạc hôm 07/07. Liên hoan lần thứ 76 năm nay được tổ chức với khoảng 40 tiết mục thuộc Festival In (tức các tiết mục do Nhà nước tài trợ phần lớn) và khoảng 1.500 tiết mục thuộc Festival Off (do
tư nhân tự chi trả). Hơn bao giờ hết, Liên hoan sân khấu hàng đầu thế
giới này tỏ ra gắn chặt với hơi thở của xã hội đương đại.
Không
khí sôi động tại thành phố từng là kinh đô của các Giáo Hoàng (Palais
des Papes). Công chúng tin tưởng vào thành công của Liên hoan, mở màn
với một vở diễn của một nghệ sĩ Nga nổi tiếng và khép lại với ban nhạc
Ukraina.
Thông tín viên Muriel Maalouf tường trình từ Avignon :
“Ở
Avignon, chúng tôi muốn tin vào thành công. Thành phố đã chật kín người
và các trình diễn của Festival Off đã bắt đầu từ ngày hôm qua. Festival
In khai mạc tại sân chính của Cung các Giáo hoàng với vở diễn chuyển
thể một truyện ngắn của nhà văn Nga Chekhov, ít được biết đến, là ‘‘Tu
sĩ đen’’, của đạo diễn Kirill Serebrennikov. Nghệ sĩ Nga này bị chính
quyền Putin quản thúc, gần đây đã có thể rời Matxcơva, hiện đang sống ở
Berlin.
Nhưng chính cuộc chiến ở Ukraina và không khí
tẩy chay văn hóa Nga ở phương Tây hiện nay đã không buông tha ông. Đạo
diễn Kirill Serebrennikov chia sẻ: ‘‘Tôi cho rằng không thể cấm được các
nền văn hóa. Văn hóa là sản phẩm chung của nhân loại. Nhưng cùng lúc
đó, tôi hoàn toàn thông cảm với những thái độ cực đoan này. Bởi vì đất
nước Ukraina bị tàn phá, người Ukraina bị giết hại. Tất cả những gì diễn
ra thật khủng khiếp’’.
Nếu liên hoan mở màn với tác
phẩm của nghệ sĩ người Nga Serebrennikov, thì chính nhóm ca sĩ Ukraina
‘‘Dakh Daughters’’ sẽ khép lại chương trình Festival trong màn trình
diễn tạp kỹ ‘‘Miss Knife và các chị em’’ của đạo diễn Olivier Py.
Giữa
hai tiết mục là vở diễn mang tính sử thi kéo dài 13 giờ – ‘‘Le Nid des
cendres’’ - rất được trông đợi, của nghệ sĩ chạc ba mươi tuổi Simon
Falguières, xoay quanh chủ đề bản sắc phụ nữ, tập trung vào xứ sở Trung
Đông, với các nghệ sĩ Liban và Palestine. Các vấn đề về di cư và môi
trường cũng là một phần cốt lõi của liên hoan nghệ thuật này. Festival
Avignon một lần nữa vẫn là tấm gương phản chiếu những mối quan tâm của
thế giới đương đại’’.
Người dân biểu tình sục sôi, tổng thống và thủ tướng Sri Lanka tuyên bố sẽ từ chức
Tổng
thống Sri Lanka Gotabaya Rajapaksa tuyên bố sẽ từ chức sau khi những
người biểu tình xông vào dinh thự chính thức của ông và phóng hỏa, đốt
nhà riêng của thủ tướng.
Cả Thủ tướng và Tổng thống đều không có mặt trong các tòa nhà tại những thời điểm đó.
Hàng
trăm nghìn người xuống đường ở thủ đô Colombo, kêu gọi ông Rajapaksa từ
chức sau nhiều tháng phản đối ông quản lý kinh tế yếu kém.
Ông Rajapaksa sẽ từ chức vào ngày 13/7. Thủ tướng Wickremesinghe cũng đã đồng ý sẽ từ chức.
Chủ
tịch Quốc hội nước này cho biết ông tổng thống quyết định từ chức "để
đảm bảo bàn giao quyền lực một cách ôn hòa" và kêu gọi dân chúng "tôn
trọng luật pháp".
Một loạt pháo hoa ăn mừng đã được bắn trong thành phố sau khi có thông báo trên.
Các
lãnh đạo chính trị dự kiến sẽ tổ chức thêm các cuộc họp để thảo luận
về một quá trình chuyển giao quyền lực suôn sẻ. Quân đội Sri Lanka kêu
gọi người dân hợp tác với các lực lượng an ninh để duy trì tình trạng
bình tĩnh.
Sau những gì xảy ra hôm thứ Bảy, Hoa Kỳ kêu
gọi giới lãnh đạo Sri Lanka hành động kịp thời để giải quyết cuộc khủng
hoảng kinh tế của đất nước.
Fiona
Sirmana, người đang biểu tình tại dinh tổng thống, nói rằng đã đến lúc
"phải loại bỏ tổng thống và thủ tướng và có một kỷ nguyên mới cho Sri
Lanka".
"Tôi cảm thấy rất, rất buồn vì họ đã không đi
sớm hơn, vì nếu họ đi sớm hơn thì sẽ không xảy ra bất kỳ sự hủy hoại
nào," cô nói với Reuters.
Hàng chục người bị thương
trong các cuộc biểu tình hôm thứ Bảy; phát ngôn viên của bệnh viện chính
của Colombo nói với hãng tin AFP rằng ba người đang được điều trị vết
thương do đạn bắn.
Sri Lanka đang lạm phát tràn lan và
phải vật lộn để nhập khẩu lương thực, nhiên liệu và thuốc men giữa cuộc
khủng hoảng kinh tế tồi tệ nhất kể từ 70 năm qua ở nước này.
Sri
Lanka đã cạn kiệt ngoại tệ và đã phải áp lệnh cấm bán xăng và dầu
diesel cho các phương tiện cá nhân, dẫn đến tình trạng xếp hàng dài vài
ngày để mua nhiên liệu.
Các sự kiện bất thường hôm thứ Bảy dường như là đỉnh điểm của nhiều tháng biểu tình, đa phần là ôn hòa, ở Sri Lanka.
Những
đám đông khổng lồ đã kéo về khu vực dinh thự chính thức của Tổng thống
Rajapaksa, hô vang khẩu hiệu phản đối chính phủ và vẫy cờ quốc gia trước
khi vượt qua hàng rào và tiến vào bên trong khu nhà.
Những
hình ảnh video được đăng trên mạng cho thấy có những người đi lang
thang trong nhà, bơi trong hồ bơi của tổng thống, trong khi những người
khác mở ngăn kéo tủ đổ đồ ra, chọn nhặt đồ của tổng thống và dùng phòng
tắm sang trọng của ông.
Sự tương phản giữa sự xa hoa
trong dinh thự và những tháng cơ cực mà 22 triệu dân của đất nước phải
chịu đựng khiến người biểu tình tức giận.
Ông Rajapaksa
đã rời khỏi dinh thự chính thức của mình hôm thứ Sáu để phòng ngừa an
toàn trước khi diễn ra các cuộc biểu tình theo kế hoạch, Reuters dẫn hai
nguồn tin từ Bộ Quốc phòng cho biết.
Mặc dù đây là nơi ở chính thức của ông Rajapaksa, nhưng ông thường ngủ tại một ngôi nhà riêng biệt gần đó.
BBC đã không thể xác nhận được hiện ông tổng thống đang ở đâu.
Những người biểu tình cũng phóng hỏa vào tư gia của Thủ tướng Wickremesinghe ở một khu vực giàu có tại Colombo.
Trước
đó, ông nói rằng ông sẵn sàng từ chức để đảm bảo an toàn cho dân thường
và mở đường cho việc có một chính phủ với sự tham gia của mọi đảng
phái, nhưng ngay sau khi ông ra thông báo, đã xuất hiện các video lan ra
rộng rãi cảnh nhà ông bốc cháy.
Ông thủ tướng sống với gia đình tại nhà riêng và chỉ sử dụng dinh thự chính thức của mình cho việc công.
Việc tổng thống và thủ tướng lên kế hoạch từ chức đã đủ để xoa dịu người biểu tình hay không vẫn là điều chưa rõ ràng.
"Chỉ
hai vụ từ chức thôi sẽ không đáp ứng được các đòi hỏi, đòi hỏi về việc
phải có sự thay đổi hệ thống, nhưng ít nhất thì việc tổng thống và thủ
tướng ra đi cũng là một sự khởi đầu," Bhavani Fonseka, luật sư nhân
quyền nổi tiếng ở Colombo, nói.
"Cần phải có một sự chuyển giao quyền lực một cách ôn hòa, điều mà người ta vẫn chưa được chứng kiến," bà cảnh báo.
Sri Lanka: Một số thông tin căn bản
Sri Lanka là một đảo quốc ngoài khơi nằm ở phía nam Ấn Độ:
Nước này giành được độc lập từ sự cai trị của Anh vào năm 1948. Ba nhóm
sắc tộc - Sinhalese, Tamil và Hồi giáo - chiếm 99% trong tổng dân số 22
triệu của đất nước.
Một gia đình gồm các anh em đã thống trị trong nhiều năm:
Mahinda Rajapaksa trở thành anh hùng giữa đa số người Sinhalese vào năm
2009 khi chính phủ của ông đánh bại phiến quân ly khai Tamil sau nhiều
năm nội chiến đẫm máu và cay đắng. Anh trai ông, Gotabaya, lúc đó là bộ
trưởng quốc phòng, là đương kim tổng thống, nhưng mới nói rằng ông ấy sẽ
từ chức.
Nay, một cuộc khủng hoảng kinh tế đã dẫn đến cơn tức giận trên đường phố:
Lạm phát tăng vọt dẫn đến tình trạng thiếu hụt một số thực phẩm, thuốc
men và nhiên liệu; đã xảy ra những vụ mất điện và người dân giận dữ
xuống đường - nhiều người đổ lỗi cho gia đình Rajapaksa và chính phủ đã
để xảy ra tình trạng như hiện nay.
Nhật Bản: 'Loại súng tự chế dùng ám sát cựu Thủ tướng Shinzo Abe rất dễ chế tạo'
Người
đàn ông tình nghi giết cựu Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe với khẩu súng
tự chế ngày 08/07 có thể đã chế tạo loại vũ khí này chỉ trong vòng 1 hay
2 ngày sau khi có được đầy đủ nguyên vật liệu cần thiết như gỗ và ống
kim loại, giới phân tích nhận định.
Vụ ám sát đã cho
thấy bạo lực súng đạn đã không thể được loại trừ hoàn toàn thậm chí tại
Nhật Bản, một quốc gia có luật kiểm soát súng đạn rất nghiêm khắc, gần
như không có công dân mua hoặc sở hữu súng.
Trong những
năm gần đây đã có một số người tự chế tạo vũ khí trái phép ở Nhật Bản.
Thế nhưng cho đến nay, tội phạm súng đạn vẫn rất hiếm xảy ra ở Nhật Bản,
năm ngoái chỉ có 10 vụ bắn súng, trong đó 8 vụ có liên quan đến các
băng đảng, theo số liệu cảnh sát. Một người bị giết và bốn người bị
thương.
"Việc chế tạo súng với một máy in 3D và chế tạo
bom ngày nay có thể học được từ internet và từ bất kỳ nơi nào trên thế
giới", Mitsuru Fukuda, Giáo sư Đại học Nihon chuyên ngành quản lý khủng
hoảng và khủng bố nói với Reuters.
"Có thể chế tạo chỉ
trong 2 đến 3 ngày sau khi có đủ thành phần như ống tuýp," Giáo sư
Fukuda nói, sau khi phân tích hình ảnh về loại súng dùng để ám sát cựu
Thủ tướng Shinzo Abe.
Hình ảnh từ video cho thấy kẻ tấn
công đã bắn vào ông Abe với thiết bị có báng súng lục và dường như hai
ống này được bọc bằng băng keo cách điện màu đen.
Cảnh
sát đã bắt giữ người đàn ông 41 tuổi tại hiện trường và cho biết người
này đã thừa nhận bắn ông Abe; kẻ tình nghi sau đó được xác minh là
Tetsuya Yamagami.
"Bất kỳ ai có kiến thức căn bản về
cách thức hoạt động của súng cũng đều có thể chế tạo với kiến thức tối
thiểu," Tetsuya Tsuda, một nhà bình luận về súng đạn nói với Reuters, và
cho biết thêm rằng có thể thậm chí mất chỉ nửa ngày để tạo ra loại vũ
khí dùng trong vụ tấn công ông Abe.
Theo truyền thông
Nhật Bản hôm 09/07, kẻ tình nghi nói với các điều tra viên rằng đã tìm
kiếm hướng dẫn trên mạng về cách chế tạo súng, và đặt hàng các thành
phần và thuốc súng cũng trên internet.
Khẩu súng có kích
cỡ 40 x 20 cm và được chế tạo từ những vật liệu như kim loại và gỗ,
giới chức cảnh sát Nara nói với các phóng viên hôm 08/07, ngày xảy ra vụ
ám sát.
Cảnh sát không loại trừ khả năng các viên đạn cũng được tự chế tạo nhưng cho biết họ vẫn đang điều tra.
Các
điều tra viên cũng thu giữ được dường như năm khẩu súng tự chế tạo tại
nhà của nghi phạm Yamagami, theo báo Mainichi hôm 09/07.
'Dễ chế tạo'
"Các
loại súng thô sơ, nhưng có khả năng gây chết người, chế tạo thủ công
(...) như thế này là loại có thể được chế tạo đơn giản," N. R.
Jenzen-Jones, một chuyên gia tình báo về vũ khí và súng đạn từ cơ quan
nghiên cứu Armament Research Services có trụ sở tại Úc nhận định.
Các
hình ảnh về khẩu súng cho thấy dây điện được treo qua phần nắp ở cuối
mỗi chiếc ống. Điều này cho thấy cơ chế bắn điện đã được sử dụng, chuyên
gia Jenzen-Jones nói với Reuters.
"Phương pháp kích
điện (...) có thể được lựa chọn trong trường hợp này khi các vỏ đạn
thông thường rất khó mua tại Nhật Bản hơn nhiều khi so với các vùng
khác," ông Jenzen-Jones cho biết thêm.
Trong những năm gần đây đã có vài trường hợp bị bắt giữ tại Nhật Bản do chế tạo súng bất hợp pháp.
Năm
2018, cảnh sát đã bắt giữ một người đàn ông 23 tuổi tại thành phố
Himeji ở miền tây vì tạo một khẩu súng và hơn 130 viên đạn ở nhà. Cùng
năm đó, cảnh sát đã bắt giữ một sinh viên đại học 19 tuổi ở thành phố
Nagoya vì chế tạo chất nổ cũng như súng với sự trợ giúp của máy in 3D.
Năm
2014, cảnh sát bắt một người đàn ông 27 tuổi vì sở hữu súng cầm tay
trái phép, được chế tạo bằng máy in 3D ở thành phố Kawasaki, phía nam
Tokyo.
Vấn đề chế tạo vũ khí bất hợp pháp không chỉ có
tại Nhật Bản. Ví dụ, giới chức Tây Ban Nha đã phát hiện một khẩu súng
trường mô hình và một khẩu súng nhỏ trong một cuộc truy quét một nhà máy
sản xuất trái phép đã sản xuất vũ khí bằng máy in 3D vào tháng 04/2021.
Nghi
phạm trong vụ ám sát ông Abe nói với các điều tra viên rằng đã chế tạo
súng với ba, năm và sáu chiếc ống bên cạnh súng dùng trong vụ tấn công,
theo truyền thông Nhật Bản.
Chuyên gia Jenzen-Jones nói rằng loại vũ khí sử dụng trong vụ ám sát nằm ở mức có khả năng thấp.
"Tuy nhiên rõ ràng nó có thể gây chết người," ông cho biết.
Bộ
Ngoại giao Hoa Kỳ hôm thứ Bảy 9/7 công bố hạn chế thị thực đối với 28
quan chức Cuba mà họ cho rằng có liên quan đến hoạt động đàn áp cuộc
biểu tình ôn hòa ở Cuba gần một năm trước.
Trong một tuyên bố, bộ
cho biết các hạn chế sẽ áp dụng đối với các đảng viên cao cấp của Đảng
Cộng sản Cuba và các quan chức làm việc trong lĩnh vực báo chí và truyền
thông nhà nước của nước này.
Bộ Ngoại giao Mỹ cáo buộc các quan
chức đảng ở Cuba đã lập ra các chính sách khiến hàng trăm người liên
quan đến cuộc biểu tình hôm 11/7/2021 bị đánh đập và bị bắt giam một
cách bất công, cũng như bị xét xử vô lý và phải chịu các bản án tù lên
đến hàng chục năm. Cuộc biểu tình đó là cuộc biểu tình chống chính phủ
lớn nhất từng được thấy trong nhiều thập kỷ ở hòn đảo nằm dưới quyền cai
trị của những người cộng sản.
Bộ Ngoại giao Mỹ nói rằng chính phủ
Cuba cũng có biện pháp "điều tiết Internet" để ngăn người dân Cuba liên
lạc với nhau và chặn thông tin liên lạc với thế giới bên ngoài.
"Các
quan chức truyền thông nhà nước tiếp tục tiến hành chiến dịch nhằm vào
những người đã bị bỏ tù do biểu tình vào ngày 11/7/2021 và người thân
của họ, là những người lên tiếng công khai về các trường hợp người nhà
bị bỏ tù", Bộ Ngoại giao Mỹ cho biết.
Washington áp đặt các hạn
chế về thị thực căn cứ vào chính sách đã có từ thời Tổng thống Reagan.
Chính sách này đình chỉ việc nhập cảnh không thuộc diện nhập cư vào Hoa
Kỳ đối với các quan chức và nhân viên của chính phủ Cuba và Đảng Cộng
sản Cuba.
(Reuters)
**************
Sự khác biệt giữa truyền thông phương Tây và truyền thông Nga
Một
vài người vào đây cho rằng em đưa thông tin “một chiều”, “chỉ có lợi
cho Ukraina”… và một vài người khác gật gù hưởng ứng “đọc cho biết”,
“tham khảo cả hai bên”, “chiến tranh truyền thông”… nghiễm nhiên “mặc
định” rằng “sự thật có thể nằm ở cả hai bên”, trên thực tế, không phải
vậy đâu ạ.
Đầu tiên, đại đa số truyền thông phương Tây
không do nhà nước “quản lý” hay “chỉ đạo”. Ở phương Tây không có ban
Tuyên giáo để bảo truyền thông cái gì được nói, cái gì không, nhà nước
cũng không thể cấm đoán, đình bản hay bắt gỡ bài…, “cơ quan” duy nhất có
thể làm điều đó là Tòa Án, thông qua một bản án có hiệu lực pháp luật
và chỉ có thể phạt tiền, bắt bồi thường nếu đăng tin sai. Thế nên mỗi tờ
báo đăng mỗi kiểu, họ có thiên hướng chính trị khác nhau, nhưng không
ai có thể mua chuộc được TẤT CẢ truyền thông phương Tây để nói như nhau.
Không bao giờ.
Thứ nữa, truyền thông phương Tây sống
bằng bạn đọc. Càng đưa tin chính xác thì uy tín càng cao, bạn đọc càng
nhiều, thì quảng cáo mới có giá trị. Do đó, truyền thông phương Tây rất
hạn chế đăng tin giả, không kiểm chứng, để không đánh mất lượng độc giả
trung thành, nguồn chính nuôi sống kênh truyền thông đó. Đăng tin bậy bạ
là phá sản ngay – trừ một số tờ báo lại chuyên tin vịt, mang tính chất
giải trí, mua vui cho người đọc, chứ không hề nghiêm túc.
Còn
ở phía bên kia, truyền thông Nga do chính phủ Nga quản lý, mọi kênh độc
lập đều đã bị Putin đóng của hoặc bịt mồm. Thế nên truyền thông Nga chỉ
nói những gì chính phủ Nga muốn, chứ thực tế thế nào chẳng quan trọng
gì. Nếu ai để ý, đám “nguồn RT” thường chỉ nói khơi khơi “tên lửa thông
minh của Nga tiêu diệt bệ phóng Harpoon của Ukraina”, cũng đưa cảnh tên
lửa phóng đi, nhưng có phóng trúng hay không thì… không biết – vậy mà
mặc nhiên nói “đã tiêu diệt” rồi. Truyền thông Nga đăng bậy vậy chủ yếu
để trấn an đám lính ngoài mặt trận, đang sợ xanh mặt vì vũ khí hiện đại
của phương Tây và để gỡ gạc tý “thể diện”, nhưng lại không hiểu, uy tín
đến từ hiệu quả việc làm, chứ có đến từ “tự khen” đâu?
Để
viết bản tin hàng ngày, mình đọc cả ngàn tin tức từ hàng chục nguồn,
mang các quan điểm chính trị khác nhau từ nhiều nước, nên khả năng mà họ
đăng tin giả rất thấp, vì họ chẳng có lợi lộc gì để “đăng tin giả” chỉ
để ủng hộ Ukraina cả, trong khi các nguồn từ Nga, nếu tin vào đó thì Nga
chiếu Ukraina độ hai lần rồi.
Nhiều người thắc mắc:
“đọc bản tin thấy Ukraina thắng nhiều” – bạn có thể tin hay không, bởi
sự thật là như vậy. Mọi người đừng quên rằng đây là một cuộc chiến hoàn
toàn không cân sức, trước đây, hỏa lực của Nga mạnh hơn Ukraina gấp 10
lần, lại áp đảo về tên lửa tầm xa và không quân, quân bộ CHÍNH QUY cũng
gấp rưỡi quân Ukraina, thì thử hỏi, nếu phía Ukraina không thắng, họ có
giữ được như bây giờ không?
Còn nếu Nga thắng như “theo
RT”, thì giờ này Nga phải chiếm xong cả Ukraina, cả châu Âu đang khốn
đốn, quỳ xuống dưới chân Nga lâu rồi chứ hả?
Vài ngày
nay, khi vũ khí tối tân của phương Tây ra tới chiến trường với một số
lượng lớn hơn trước, chúng ta lại nhìn thấy sự “nghỉ ngơi” của lính Nga
cũng như thái độ “muốn đàm phán hòa bình” của phía Nga ngay, bởi rõ ràng
gió dần dần đang đổi chiều. Sẽ chẳng bao giờ có “thể hiện thiện chí hòa
bình” nếu phe Nga đang thắng thế đâu.
Thế nên đừng bao
giờ cho rằng truyền thông phương Tây và truyền thông Nga là hai phe đối
trọng, ngang nhau, bởi chưa bao giờ có thể đặt lên ngang hàng nhau cả.
Tất
cả những tin mình chọn đăng, những phân tích chiến trường từ phương Tây
đến giờ phút này so sánh với thực tế độ chính xác tương đối cao, hiếm
có thông tin nào có thể phủ nhận, ngay cả khi anh em lông hồng muốn “bới
lông tìm vết”, do đó, thay vì chỉ ra cái sai của thông tin, anh em lại
quay ra chửi bới, tấn công cá nhân mình. Nhưng sự tấn công cá nhân đó
lại thể hiện sự bất lực của các anh em cũng như tình hình chiến sự diễn
ra đúng như bản tin tiên liệu, thành ra mình lại càng mừng.
Nga
càng bắn lung tung, thì mình càng thấy rằng cuộc chiến sắp đến hồi tàn,
bởi con thú trước khi chết bao giờ cũng quẫy mạnh, rồi mới chết hẳn. Đó
là dấu hiệu tốt đó, các cụ ơi.
Viva Ukraina.
**************
Di sản hỗn loạn trong nhiệm kỳ Thủ tướng Johnson
Thủ
tướng Johnson đưa Anh rời EU, nhưng nhiệm kỳ của ông cũng trở nên hỗn
loạn với những biến động về kinh tế và nhiều bê bối trong chính quyền.
Thủ tướng Anh Boris Johnson
tuần qua đối mặt với một cuộc nổi dậy công khai trong chính nội các của
mình, khi hàng loạt bộ trưởng, thứ trưởng nộp đơn từ chức, buộc ông
phải tuyên bố rút khỏi ghế lãnh đạo đảng Bảo thủ.
Với quyết định
này, ông Johnson chấm dứt nhiệm kỳ Thủ tướng chưa đầy ba năm của mình,
để lại di sản Brexit không chắc chắn và một tương lai u ám cho nước Anh.
Tình hình ở Anh
hiện tại được cho là gần giống với những năm 1970, thời kỳ nền kinh tế
bị thu hẹp, lạm phát tăng vọt và các cuộc đình công nổ ra trên diện
rộng. Nước Anh chưa thực sự lặp lại kỷ nguyên này, nhưng mối đe dọa đang
hiện hữu.
Lạm phát ở Anh đã chạm ngưỡng 9,1%, mức cao nhất trong 4
thập kỷ, do ảnh hưởng từ đại dịch và xung đột Ukraine. Áp lực chi phí
buộc các công ty phải tăng giá sản phẩm, trong khi người lao động yêu
cầu mức lương cao hơn để ứng phó với chi phí sinh hoạt gia tăng.
Các
gia đình Anh đang phải siết chặt chi tiêu khi tiền lương không bắt kịp
tốc độ lạm phát. Thu nhập hộ gia đình dự kiến giảm 2% trong năm nay, sau
khi được điều chỉnh theo lạm phát. Đó là điều tồi tệ nhất kể từ năm
1945, theo Oxford Economics.
"Đây là khoảng thời gian thực sự khó
khăn đối với rất nhiều người", Andrew Goodwin, nhà kinh tế trưởng tại
Oxford Economics, nói. "Với các hộ gia đình thu nhập thấp, tình hình sẽ
trở nên tồi tệ hơn bởi những thứ mà họ chi tiêu nhiều như thực phẩm,
xăng dầu và năng lượng đang tăng giá nhanh nhất. Do đó, tỷ lệ lạm phát
của họ sẽ còn cao hơn".
Khi tiền lương không bắt kịp tốc độ lạm
phát, người lao động kêu gọi đình công, khiến nước Anh rơi vào một mùa
hè bất ổn. Khoảng 40.000 nhân viên đường sắt Anh hôm 21/6 tham gia cuộc
đình công lớn nhất ba thập kỷ, khiến giao thông đường sắt tê liệt. Nhân
viên y tế, bưu điện và giáo viên là những nhóm có khả năng đình công cao
trong vài tháng tới.
Tình trạng bất ổn và nỗi bất bình của người
dân phản ánh áp lực kinh tế đối với nhiều hộ gia đình Anh. Thủ tướng
Johnson và bộ trưởng tài chính Rishi Sunak, người từ chức hôm 5/7, đã cố
gắng giảm bớt một số gánh nặng với người dân vào tháng 5, khi công bố
đợt hỗ trợ chi phí sinh hoạt và giảm các hóa đơn khác.
Nhưng khó
khăn đã lan rộng trong các gia đình có thu nhập thấp hơn, những người
không thể tiết kiệm tiền trong thời kỳ đại dịch. Nhiều người phải dựa
vào ngân hàng thực phẩm để sống sót trong thời gian đại dịch, ngay cả
trước khi lạm phát tăng vọt.
Việc ông Johnson từ chức khiến chính
phủ Anh có thể đối mặt nhiều thách thức trong giải quyết vấn đề kinh tế,
đặc biệt là trong thông qua các khoản ngân sách tiếp theo. Đối với các
nhà đầu tư và phân tích kinh tế, câu hỏi quan trọng là tương lai chính
sách tài khóa là gì và liệu một thủ tướng mới có đảo ngược chính sách
tăng thuế với người lao động hay không.
Dù nhiều quốc gia khác
cũng hứng cú sốc kinh tế như Anh, tình hình của London được xem là đặc
biệt khó khăn. "Những cú sốc này đang phơi bày các vấn đề đã tồn tại
trong một thời gian dài và khiến nền kinh tế trở nên bấp bênh hơn
nhiều", Jagjit S. Chadha, giám đốc Viện Nghiên cứu Kinh tế và Xã hội
Quốc gia Anh, nói.
Viện nghiên cứu này dự đoán kinh tế Anh sẽ khó
có khả năng tăng trưởng trong năm nay và năm tới. Ông Chadha cũng cho
biết Brexit là một "đòn giáng chậm" vào nền kinh tế Anh, dẫn tới giảm
tăng trưởng khi các rào cản thương mại xuất hiện. Nhiều công dân Liên
minh châu Âu (EU) rời khỏi thị trường lao động Anh và những bấp bênh
trong chính sách hậu Brexit đã khiến nhiều nhà đầu tư nản lòng.
"Đây là bức tranh u ám mà thủ tướng Anh tiếp theo và nội các của họ phải đối mặt", ông nói.
Andrew
Bailey, thống đốc Ngân hàng Trung ương Anh, tháng trước nói rằng nền
kinh tế nước này "có lẽ đang suy yếu sớm hơn và nhiều hơn những nền kinh
tế khác".
Để chống lạm phát, Ngân hàng Trung ương Anh tháng 12
năm ngoái quyết định tăng lãi suất lên mức cao nhất kể từ năm 2009. Kế
hoạch tăng thêm lãi suất sẽ trở nên không chắc chắn khi các nhà hoạch
định chính sách cố tìm cách cân bằng giữa kiềm chế lạm phát và nguy cơ
suy thoái kinh tế. Oxford Economics dự đoán nền kinh tế Anh tiếp tục trì
trệ trong năm tới.
Chương trình nghị sự kinh tế của ông Johnson
là động lực để "nâng cấp" đất nước trong một kế hoạch nhằm giảm bất bình
đẳng. Nhưng với nhiều nhà phân tích, kế hoạch này đã thất bại vì thiếu
tính cụ thể. Họ nói kế hoạch xây dựng một nền kinh tế lương cao, kỹ năng
cao và năng suất cao của ông chỉ được vẽ ra trên giấy mà không có hành
động cụ thể nào.
"Chắc chắn đây là một ý tưởng hay, nhưng không có
kết quả. Rất nhiều kế hoạch như thế chỉ mãi là ý tưởng mà không được
thực hiện", nhà kinh tế Goodwin nói.
Một trong những di sản đáng
tự hào nhất của ông Johnson trong nhiệm kỳ là hoàn thành Brexit, theo
giới quan sát. Nhưng khi quá trình đó tiếp tục sa lầy vì căng thẳng liên
quan tới Ireland, di sản Brexit của ông cũng trở nên không chắc chắn.
Người dân Anh đang không nhìn thấy lợi ích kinh tế từ quyết định rời EU.
Đối
với nhiều ngành công nghiệp, trong đó có cả nông nghiệp, xây dựng và
khách sạn, di sản Brexit khiến lực lượng lao động giảm. Đối với các
doanh nghiệp nhỏ xuất khẩu sang EU, Brexit khiến chi phí tăng và có thêm
nhiều quy định. Các rào cản thương mại cũng làm trầm trọng thêm lạm
phát, theo các nhà kinh tế.
"Chúng tôi đã rời EU trên lý thuyết,
nhưng chưa thay thế nó bằng một loại hiệp định thương mại có thể thúc
đẩy tăng trưởng tốt hơn. Chúng tôi chưa thực sự Brexit như cách mà mọi
người nói chúng tôi sẽ làm", ông Chadha nói.
Sau
khi dẫn dắt Anh rời EU vào năm 2020, Thủ tướng Johnson không có nhiều
kế hoạch cho những việc cần làm tiếp theo. Ông nhanh chóng vấp từ khủng
hoảng này sang khủng hoảng khác khi đại dịch Covid-19 nhấn chìm nước
Anh.
Giới quan sát cho rằng giống như Brexit, đại dịch Covid-19
cũng thể hiện sự hỗn loạn trong cách điều hành của Thủ tướng Johnson.
Ông hứng nhiều chỉ trích vì phản ứng chậm chạp trong giai đoạn đầu,
khiến Anh trở thành một "điểm tối" ở châu Âu và là quốc gia đầu tiên ở
châu lục này ghi nhận 150.000 ca tử vong do Covid-19 hồi đầu tháng 1.
Tuy
nhiên, Anh cũng là nước đi đầu trong sản xuất và phân phối vaccine để
vượt qua làn sóng dịch tồi tệ. Dù chèo lái Anh vượt qua đại dịch, Thủ
tướng Anh đã rút cạn kiên nhẫn và ủng hộ của đảng Bảo thủ cũng như cử
tri vì "sự thiếu trung thực", từ bê bối tiệc tùng tại Phố Downing giữa
phong tỏa, tới tìm cách lợi dụng nguồn tài trợ của đảng để cải tạo căn
hộ riêng, hay những tố cáo về hành vi quấy rối tình dục liên quan đến
thành viên cấp cao trong đảng.
Khi thông tin Thủ tướng Johnson từ chức bắt đầu lan truyền, nhiều người Anh bày tỏ cảm giác nhẹ nhõm.
"Ông
ấy từ chức càng sớm càng tốt. Ông ấy đã đẩy chính phủ và Vương quốc Anh
vào cảnh bất đồng", Francis Jackson, 63, sĩ quan cảnh sát về hưu ở
Manchester, nói.
Christopher Meade, cư dân Anh 71 tuổi, đồng tình.
"Đã đến lúc rồi. Ông ấy là một thủ tướng không tốt. Đó là thảm họa của
đất nước này", ông nói.
Điện đàm Macron-Putin ‘‘rò rỉ’’: Pháp cố ngăn chiến tranh, Nga hai mặt - Tạp chí đặc biệt
Trọng Thành
17-21 minutes
Truyền
hình Pháp công bố nhiều nội dung trong cuộc nói chuyện giữa hai tổng
thống Pháp, Nga, diễn ra 4 ngày trước khi Matxcơva mở màn cuộc chiến
chống Ukraina, vào thời điểm đó, nguyên thủ Pháp đã cố thuyết phục đến
cùng ông Putin không động binh. Điện Kremlin lên án phía Pháp vi phạm
‘‘cam kết ngoại giao’’ khi để rò rỉ thông tin.
Quan chức
ngoại giao cao cấp Trung Quốc chủ trì đường lối liên Nga - chống Tây bị
giáng cấp. Iran và Achentina đệ đơn gia nhập BRICS, sau cuộc thượng đỉnh
được Nga và Trung Quốc quảng bá rầm rộ như một ‘‘mô hình đối trọng’’
với Phương Tây. Thổ Nhĩ Kỳ thay Trung Quốc trở thành nơi tiếp nhận rác
nhựa lớn nhất hành tinh, giới môi trường lên án thảm họa. Liên hoan nghệ
thuật Avignon lần thứ 76 của Pháp khai màn với tác phẩm của nghệ sĩ ly
khai Nga và khép lại với một ban nhạc Ukraina. Trên đây là các chủ đề
chính của Tạp chí Thế giới Đó đây tuần này.
***
Căng thẳng
xung quanh cuộc chiến Nga xâm lăng Ukraina lên đến đỉnh điểm vào cuối
tháng 4, đầu tháng 5, trước thềm lễ Kỷ niệm Chiến thắng phát xít Đức,
khi chính quyền Nga một lần nữa bắn tin đe dọa tấn công hạt nhân các thủ
đô châu Âu. Tình hình tạm lắng xuống trong tháng 5, khi Hội Đồng Bảo An
đạt đồng thuận trong việc tìm kiếm ‘‘giải pháp hòa bình’’ cho chiến
tranh. Tháng 6 vừa qua, dường như là thời điểm của một số nỗ lực mới tìm
cách tháo gỡ xung đột. Cuối tháng 6, tổng thống Indonesia Joko Widodo –
chủ tịch luân phiên G20 - tới Kiev và Matxcơva tìm cách làm trung gian
đối thoại trước thềm cuộc họp ngoại trưởng G20 tại Indonesia.
Pháp tiết lộ điện đàm, Nga phản đối
Tổng
thống Pháp Emmanuel Macron ngay trước khi chiến tranh bùng nổ, và suốt
từ đầu chiến tranh cho đến rất gần đây đã liên tục có các tiếp xúc với
tổng thống Nga, với hy vọng tìm giải pháp cho hòa bình. Nhưng nỗ lực của
Pháp dường như không mang lại kết quả. Ngày 30/06 vừa qua, kênh truyền
hình France 2 của nhà nước Pháp trình chiếu một bộ phim tài liệu nhan đề
‘‘Un président, l’Europe et la guerre / Một tổng thống, châu Âu và chiến tranh’’.
Bộ
phim giới thiệu với công chúng 9 phút trao đổi căng thẳng giữa nguyên
thủ Pháp và tổng thống Nga Vladimir Putin. Trong cuộc điện đàm kéo dài
một giờ 45 phút này, ông Macron đã cố gắng thuyết phục tổng thống Nga
chấp thuận một cuộc gặp tại Genève với lãnh đạo Mỹ Joe Biden, để tìm một
cơ hội cuối cùng tháo ngòi nổ cuộc chiến đang ngày một khó tránh khỏi.
Bộ phim nhấn mạnh đến vai trò trung gian của nước Pháp, cố ngăn chiến
tranh đến cùng, trong lúc chính quyền Nga bị cáo buộc đã vừa ngấm ngầm
chuẩn bị chiến tranh, vừa liên tục phủ nhận sự thực.
‘‘Vũ khí’’ ngoại giao
Sau
khi bộ phim tài liệu với 9 phút đối thoại Putin – Macron được công
chiếu, điện Kremlin tỏ ý bất bình. Chính quyền Pháp có phạm lỗi khi để
rò rỉ thông tin về đối thoại giữa hai nguyên thủ hay không? Theo nhiều
nhà quan sát, để rò rỉ một số thông tin trong các đối thoại, về nguyên
tắc được coi là cần giữ kín, là một ‘‘vũ khí’’ ngoại giao và truyền
thông của cả hai bên.
Cuối năm ngoái 2021, bộ Ngoại Giao Nga từng
đơn phương công bố một phần nội dung các trao đổi giữa ngoại trưởng Nga
và hai đồng nhiệm Pháp và Đức (Jean-Yves Le Drian và Heiko Maas) trong
khuôn khổ Công thức Normandie, nhằm tìm giải pháp hòa bình cho xung đột
miền đông Ukraina. Vào lúc hai ngoại trưởng Pháp và Đức tìm cách khởi
động lại các thỏa thuận Minsk, nhằm giảm bớt nguy cơ Nga lợi dụng bối
cảnh căng thẳng để tấn công Ukraina, việc bộ Ngoại Giao Nga công bố nội
dung trên bị phía Pháp coi như ‘‘một hành động với ý đồ xấu’’.
Theo
một cố vấn của phủ tổng thống Pháp, các đối tác châu Âu của tổng thống
Macron, đã được báo trước cách nay hơn 6 tháng, về việc một nhà báo (nhà
báo, đạo diễn phim Guy Lagache) sẽ theo sát từ bên trong phủ tổng
thống, về các hoạt động của nguyên thủ Pháp với tư cách chủ tịch luân
phiên Liên Hiệp Châu Âu. Chiến tranh bùng nổ ít tuần sau khi nước Pháp
đảm nhiệm vai trò này. Theo điện Elysée, chính quyền Nga đã được ‘‘báo
trước’’ về bộ phim.
Điện đàm với Putin : Con dao hai lưỡi
Le Monde đặt câu hỏi:
Phải chăng đây là một cách để điện Elysée bảo vệ tính chính đáng của
việc Pháp chủ trương tiếp tục theo đuổi đối thoại với tổng thống Nga,
trong lúc nhiều đồng minh mật thiết của Ukraina, là Ba Lan và các nước
Baltic, lên án kịch liệt?
Tuy nhiên, thái độ theo đuổi đối thoại
đến cùng của tổng thống Pháp có thể là một con dao hai lưỡi. Ông Macron
đã nhiều lần bị lên án là mềm yếu, bị tổng thống Nga coi thường, và lợi
dụng như một con bài. Trong bộ phim tài liệu nói trên, tổng thống Pháp
đã có những lời lẽ không khoan nhượng với tổng thống Nga Vladimir Putin.
Theo Le Monde, trong hậu trường bộ phim nói trên, cố vấn ngoại giao của
tổng thống Pháp, ông Emmanuel Bonne, đã báo trước là tổng thống Nga
‘‘nói xạo’’. Cuộc gặp với tổng thống Mỹ Joe Biden mà ông Putin hứa hẹn,
rút cục đã không diễn ra.
Vào thời điểm mà có nhiều quan điểm cho
là tất cả chủ yếu chỉ có thể giải quyết bằng tương quan lực lượng trên
chiến trường, bộ phim ‘‘Một tổng thống, châu Âu và chiến tranh’’ của truyền hình Pháp dường như vẫn cho thấy đối thoại vẫn luôn cần thiết, và có thể tạo điều kiện cho hòa bình ?
Phải chăng chính vì lẽ đó mà ngoại trưởng Nga Serguei Lavrov, trong chặng dừng chân tại Hà Nội
đầu tháng này, một mặt chỉ trích việc rò rỉ thông tin từ phía Pháp, mặt
khác cũng khẳng định Matxcơva ‘‘không có gì phải hổ thẹn’’. Phía Nga
‘‘luôn sẵn sàng nói điều mình nghĩ, sẵn sàng trả lời về những lời lẽ đã
được đưa ra, cũng như giải thích về lập trường của mình’’.
Trung Quốc: Vì sao quan chức cao cấp thân Nga chống phương Tây bị giáng cấp ?
Ngày
14/05/2022 diễn ra một sự việc tương đối ít được truyền thông chú ý.
Thứ trưởng thứ nhất bộ Ngoại Giao Trung Quốc bị giáng cấp. Thông tin
chính thức về việc ông Lạc Ngọc Thành (Le Yucheng) – người được coi là
ứng cử viên số một vào chức ngoại trưởng và nổi tiếng với lập trường
thân Nga chống Tây - và bị giáng cấp được đưa ra một ngày sau cuộc đối
thoại giữa lãnh đạo ngoại giao Trung Quốc Dương Khiết Trì (ủy viên Bộ
Chính Trị) và cố vấn an ninh quốc gia Mỹ Jack Sullivan tại Luxembourg
(nhằm chuẩn bị cho một cuộc điện đàm Biden - Tập Cận Bình trong tương
lai gần), và một ngày trước cuộc điện đàm giữa hai lãnh đạo Nga và Trung
Quốc. Báo chí quốc tế có nhiều nhận định đa chiều về diễn biến này.
Theo giải thích của báo Nhật Nikkei Asia,
việc ông Lạc Ngọc Thành bị hạ bệ cho thấy một xu thế vận động căn bản
trong nội bộ đảng Cộng Sản Trung Quốc trước thềm Đại hội Đảng vào mùa
thu. Đó là với việc ‘‘bỏ rơi Lạc Ngọc Thành, nhân vật chủ chốt trong
chính sách ngoại giao thân Nga của Trung Quốc’’, Bắc Kinh nhắm tới “xây
dựng lại quan hệ ngoại giao với Mỹ” như “ưu tiên số 1 trong chính sách
đối ngoại”.
Trong khi đó, nhà báo Shi Jiangtao, báo South China Morning Post,
khẳng định: “có rất ít dấu hiệu cho thấy Bắc Kinh đang thay đổi ý định
về cuộc chiến của Nga ở Ukraina hoặc cố gắng hạ thấp lập trường ủng hộ
Matxcơva”, và cuộc điện đàm chủ tịch Tập Cận Bình với lãnh đạo Nga Putin
vào đúng ngày sinh nhật cho thấy mối quan hệ luôn nồng ấm giữa hai bên.
Nhà
nghiên cứu về Trung Quốc, chuyên gia Ấn Độ Hemant Adlakha, phó chủ tịch
Viện Institute of Chinese Studies, ở Delhi, trong một phân tích đăng
tải trên báo Nhật The Diplomat, được Courrier International dịch lại,
cũng phê phán ảo tưởng của một số nhà quan sát phương Tây về khả năng
Trung Quốc thay đổi đường lối với việc hạ bệ Lạc Ngọc Thành. Cuộc điện
đàm Tập Cận Bình ủng hộ Putin diễn ra trong bối cảnh hai tuần trước loạt
thượng đỉnh Châu Âu và NATO nhằm khẳng định đoàn kết với Ukraina là một
minh chứng cho thấy quan hệ mật thiết Trung - Nga. Trang mạng
Intelligenceonline.fr, trong một phân tích hôm 08/07/2022,
cho rằng việc giáng cấp quan chức nói trên nằm trong chính sách ''điều
chỉnh từng bước nhỏ'' của Bắc Kinh, một mặt nhân nhượng Hoa Kỳ đôi chút
để được giảm nhẹ trừng phạt, mặt khác vẫn duy trì quan hệ gần gũi với
Nga.
Nhiều bí ẩn bao trùm động thái trên của chính quyền Trung
Quốc. Trước đó, vào thời điểm cuộc chiến tranh của Nga chống Ukraina vừa
bùng nổ, cũng đã nhiều câu hỏi đã đặt ra về vai trò của Bắc Kinh. Cuộc
tấn công Ukraina đã có được ngầm thông báo với Bắc Kinh hay không ?
Tuyên bố chung hợp tác toàn diện ‘‘không giới hạn’’ Nga – Trung đầu
tháng 2 chống lại Hoa Kỳ và các đồng minh liệu có tạo điều kiện cho
quyết định xâm lăng liều lĩnh của Nga ?
Hiện tại, hơn 4 tháng kể
từ đầu cuộc tấn công của Nga, hàng loạt câu hỏi về liên hệ của Trung
Quốc với cuộc chiến tại Ukraina, về vai trò trung gian ngừng bắn có thể
của Trung Quốc cũng vẫn đang để ngỏ.
Có thêm Iran và Achentina, nhóm BRICS có thành đối thủ của Phương Tây ?
Cuối
tháng 6/2022, cùng lúc với việc Thụy Điển và Phần Lan khởi động gia
nhập NATO, sau khi Thổ Nhĩ Kỳ ngừng phản đối, hai nước Achentina và Iran
chính thức yêu cầu được gia nhập nhóm BRICS, tức các cường quốc mới
trỗi dậy, với Trung Quốc là trụ cột. Có thêm Iran và Achentina, nhóm
BRICS có thành đối thủ của Phương Tây ?
Thông tín viên Stéphane Lagarde tường trình từ Bắc Kinh :
‘‘Về
mặt hình ảnh, chúng ta sẽ nhớ lại những chiếc tách trà màu xanh và loại
trà màu đỏ mang tên Điếu Ngư Đài – tên gọi một nơi ở dành tiếp các
khách mời danh giá tại Bắc Kinh. Đây là hình ảnh mà các nhà lãnh đạo của
nhóm BRICS đã trưng lên màn hình của hội nghị thượng đỉnh lần thứ 14
của 5 nước Brazil, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc và Nam Phi.
Được
gửi bằng vali ngoại giao tới năm thủ đô của nhóm các quốc gia trỗi dậy,
những món quà này không phải là mẫu số chung duy nhất của các cuộc trao
đổi trực tuyến, với cơ sở chính là Bắc Kinh. Một chủ đề chung lớn khác
là việc mở rộng nhóm.
Ông Lý Khắc Tân (Li Kexin), vụ
trưởng vụ Kinh tế Quốc tế thuộc bộ Ngoại Giao Trung Quốc cho biết: “Đã
có khá nhiều quốc gia gõ cửa. Các nước như Indonesia, Achentina, Ai Cập
hay Ả Rập Xê Út đã bày tỏ mong muốn tham gia nhóm BRICS. Và họ rất tích
cực. Chúng tôi không có lịch trình cụ thể. Điều này dựa trên sự đồng
thuận của các thành viên. Chúng ta cần để ngỏ cửa tối đa’’.
RICS
với 42% dân số, và chiếm một phần tư tổng sản phẩm toàn cầu (hay GDP
toàn cầu), cho phép Nga nói rằng nước này không bị cô lập hoàn toàn.
Trung Quốc đã góp phần bổ sung chữ S vào nhóm BRIC, bằng cách mời Nam
Phi tham gia nhóm năm 2010. ‘‘S’’ là chữ đầu của Nam Phi (tên tiếng
Anh). Mười hai năm sau, ngành ngoại giao Trung Quốc một lần nữa xem xét
mở rộng liên minh, nhưng trên tinh thần phản đối ‘‘tâm lý chiến tranh
lạnh’’, mà Bắc Kinh quy tội cho Hoa Kỳ và các đồng minh.
Tuy
nhiên, cần lưu ý, BRICS không phải là một khối, nhóm này chỉ là một
quan hệ đối tác, như lời nhắc nhở của ông Siyabonga Cwele, đại sứ Nam
Phi tại Trung Quốc :
“Mối quan tâm chung của chúng tôi
là các vấn đề phát triển: làm thế nào huy động được các nguồn lực cho
giáo dục, đầu tư, tạo việc làm. Làm thế nào để giảm bớt sự bất bình
đẳng… Chúng tôi khác nhau và chúng tôi dự định sẽ vẫn giữ nguyên như
vậy, nhưng chúng tôi có cùng một số mối quan tâm chung như trên. Bất cứ
ai muốn đóng góp cho sự phát triển của châu Phi đều được hoan nghênh’’.
Thông
điệp để ngỏ cho việc hợp tác song song với các liên minh khác. Chúng ta
biết rằng lãnh đạo các nước Ấn Độ, Achentina, Senegal, Indonesia và Nam
Phi cũng có mặt tại hội nghị thượng đỉnh của khối G7 ở Bayern (Đức)
trong những ngày gần đây. Nam Phi, nơi sẽ tổ chức diễn đàn tiếp theo của
các nước mới trỗi dậy vào năm tới, cũng dự định mời các nước châu Phi
khác trong khuôn khổ đối thoại BRICS +”.
Thổ Nhĩ Kỳ thay Trung Quốc thành ‘‘bãi rác nhựa’’ của thế giới: Chính quyền hoàn toàn mất kiểm soát
Chủ
nhật mùng 3 tháng 7 là Ngày Thế giới không sử dụng túi nhựa. Trên thực
tế, con đường đến một thế giới không rác thải nhựa còn rất xa. Hoạt động
tái chế nhựa được quảng bá rộng rãi che lấp một thực tế là thế giới
ngày càng tràn ngập loại rác thải nguy hiểm này. Sau Trung Quốc, đến
lượt Thổ Nhĩ Kỳ thành bãi rác thải nhựa số một thế giới. Hoạt động buôn
bán rác thải mang lại nhiều lợi nhuận này hoàn toàn nằm ngoài vòng kiểm
soát của chính quyền.
Thông tín viên Anne Andlauer tường trình từ Istanbul :
“Kể
từ khi Trung Quốc ngừng nhập khẩu rác thải nhựa vào năm 2018, thì lượng
rác thải nhựa vào Thổ Nhĩ Kỳ tăng vọt. Đặc biệt là từ châu Âu… Năm
ngoái, mỗi tháng có đến 43.000 tấn rác thải nhập vào nước này, gấp 10
lần so với ba năm trước đó.
Về lý thuyết, rác thải nhựa
đều có thể tái chế, và coi như được các công ty nhập khẩu để tái chế
toàn bộ. Nhưng trên thực tế, điều này hoàn toàn không đúng. Rác thải
nhựa tràn ngập tại các bãi rác hoang dã, hạt nhựa nhỏ li ti phủ khắp
sông ngòi...
Ông
Sedat Gündogdu, nhà nghiên cứu tại Đại học Çukurova ở Adana, tố cáo một
hệ thống nguy hại cho môi trường, nhưng mang lại lợi nhuận cho cơ sở tư
nhân ... và hoàn toàn nằm ngoài sự kiểm soát của nhà nước. Nhà nghiên
cứu tại Đại học Çukurova nói: “Bạn muốn kiểm soát một hệ thống như vậy
như thế nào? Không hề có theo dõi, không hề minh bạch, không hề có kế
hoạch. Những gì mà Trung Quốc – vốn là một Nhà nước nổi tiếng với việc
kiểm soát mọi thứ - còn không kiểm soát được, thì không nước nào kiểm
soát được... Cách duy nhất là cấm nhập khẩu’’.
Vào tháng
5 năm 2021, Thổ Nhĩ Kỳ đã cấm nhập khẩu rác thải nhựa... Trước khi từ
bỏ hai tháng sau đó, do áp lực từ phía các nhóm vận động hậu trường của
ngành công nghiệp tái chế’’.
Bang California tấn công tận gốc nạn rác thải nhựa
Theo
OCDE, số lượng rác thải nhựa tăng chóng mặt : hơn gấp đôi trong hai
mươi năm (2000-2019), với khoảng 353 triệu tấn năm 2019. Trong đó chỉ có
9% được tái chế, 19% đốt, 50% chôn lấp, 22% thoát ra ngoài. Ước tính
hiện tại có đến hơn 100 triệu tấn rác thải nhựa chìm trong các sông
ngòi, 30 triệu tấn tan vào đại dương, trở thành nguồn độc chất với các
sinh vật biển.
Trong lúc thế giới nhìn chung bất lực trước đại nạn
rác thải nhựa, bang California – do phe Dân Chủ kiểm soát - có một
quyết định được đánh giả là lịch sử. Bang giầu nhất nước Mỹ với 3.400 tỉ
đô la/năm, thường được coi là ‘‘nền kinh tế thứ 6 thế giới’’, ra luật
tấn công vào tận gốc nạn rác thải nhựa, hướng đến mục tiêu 65% rác thải
nhựa tái chế vào năm 2032 (so với 9% hiện tại). Các doanh nghiệp vi phạm
sẽ phải nộp phạt đến 50.000 đô la/ngày. Luật nói trên được ban hành
đúng ngày 30/06, cũng là ngày mà Tối Cao Pháp Viện, do phe bảo thủ kiểm
soát, ra phán quyết thọc gậy bánh xe, chống lại cuộc chiến vì môi
trường, khi hạn chế thẩm quyền của chính quyền Liên bang trong việc ra
ban hành quy định siết chặt kiểm soát nhiệt điện than.
Liên hoan sân khấu Pháp mở đầu với đạo diễn Nga, khép lại với ban nhạc Ukraina
Liên hoan sân khấu Avignon (Pháp) khai mạc hôm 07/07. Liên hoan lần thứ 76 năm nay được tổ chức với khoảng 40 tiết mục thuộc Festival In (tức các tiết mục do Nhà nước tài trợ phần lớn) và khoảng 1.500 tiết mục thuộc Festival Off (do
tư nhân tự chi trả). Hơn bao giờ hết, Liên hoan sân khấu hàng đầu thế
giới này tỏ ra gắn chặt với hơi thở của xã hội đương đại.
Không
khí sôi động tại thành phố từng là kinh đô của các Giáo Hoàng (Palais
des Papes). Công chúng tin tưởng vào thành công của Liên hoan, mở màn
với một vở diễn của một nghệ sĩ Nga nổi tiếng và khép lại với ban nhạc
Ukraina.
Thông tín viên Muriel Maalouf tường trình từ Avignon :
“Ở
Avignon, chúng tôi muốn tin vào thành công. Thành phố đã chật kín người
và các trình diễn của Festival Off đã bắt đầu từ ngày hôm qua. Festival
In khai mạc tại sân chính của Cung các Giáo hoàng với vở diễn chuyển
thể một truyện ngắn của nhà văn Nga Chekhov, ít được biết đến, là ‘‘Tu
sĩ đen’’, của đạo diễn Kirill Serebrennikov. Nghệ sĩ Nga này bị chính
quyền Putin quản thúc, gần đây đã có thể rời Matxcơva, hiện đang sống ở
Berlin.
Nhưng chính cuộc chiến ở Ukraina và không khí
tẩy chay văn hóa Nga ở phương Tây hiện nay đã không buông tha ông. Đạo
diễn Kirill Serebrennikov chia sẻ: ‘‘Tôi cho rằng không thể cấm được các
nền văn hóa. Văn hóa là sản phẩm chung của nhân loại. Nhưng cùng lúc
đó, tôi hoàn toàn thông cảm với những thái độ cực đoan này. Bởi vì đất
nước Ukraina bị tàn phá, người Ukraina bị giết hại. Tất cả những gì diễn
ra thật khủng khiếp’’.
Nếu liên hoan mở màn với tác
phẩm của nghệ sĩ người Nga Serebrennikov, thì chính nhóm ca sĩ Ukraina
‘‘Dakh Daughters’’ sẽ khép lại chương trình Festival trong màn trình
diễn tạp kỹ ‘‘Miss Knife và các chị em’’ của đạo diễn Olivier Py.
Giữa
hai tiết mục là vở diễn mang tính sử thi kéo dài 13 giờ – ‘‘Le Nid des
cendres’’ - rất được trông đợi, của nghệ sĩ chạc ba mươi tuổi Simon
Falguières, xoay quanh chủ đề bản sắc phụ nữ, tập trung vào xứ sở Trung
Đông, với các nghệ sĩ Liban và Palestine. Các vấn đề về di cư và môi
trường cũng là một phần cốt lõi của liên hoan nghệ thuật này. Festival
Avignon một lần nữa vẫn là tấm gương phản chiếu những mối quan tâm của
thế giới đương đại’’.
Người dân biểu tình sục sôi, tổng thống và thủ tướng Sri Lanka tuyên bố sẽ từ chức
Tổng
thống Sri Lanka Gotabaya Rajapaksa tuyên bố sẽ từ chức sau khi những
người biểu tình xông vào dinh thự chính thức của ông và phóng hỏa, đốt
nhà riêng của thủ tướng.
Cả Thủ tướng và Tổng thống đều không có mặt trong các tòa nhà tại những thời điểm đó.
Hàng
trăm nghìn người xuống đường ở thủ đô Colombo, kêu gọi ông Rajapaksa từ
chức sau nhiều tháng phản đối ông quản lý kinh tế yếu kém.
Ông Rajapaksa sẽ từ chức vào ngày 13/7. Thủ tướng Wickremesinghe cũng đã đồng ý sẽ từ chức.
Chủ
tịch Quốc hội nước này cho biết ông tổng thống quyết định từ chức "để
đảm bảo bàn giao quyền lực một cách ôn hòa" và kêu gọi dân chúng "tôn
trọng luật pháp".
Một loạt pháo hoa ăn mừng đã được bắn trong thành phố sau khi có thông báo trên.
Các
lãnh đạo chính trị dự kiến sẽ tổ chức thêm các cuộc họp để thảo luận
về một quá trình chuyển giao quyền lực suôn sẻ. Quân đội Sri Lanka kêu
gọi người dân hợp tác với các lực lượng an ninh để duy trì tình trạng
bình tĩnh.
Sau những gì xảy ra hôm thứ Bảy, Hoa Kỳ kêu
gọi giới lãnh đạo Sri Lanka hành động kịp thời để giải quyết cuộc khủng
hoảng kinh tế của đất nước.
Fiona
Sirmana, người đang biểu tình tại dinh tổng thống, nói rằng đã đến lúc
"phải loại bỏ tổng thống và thủ tướng và có một kỷ nguyên mới cho Sri
Lanka".
"Tôi cảm thấy rất, rất buồn vì họ đã không đi
sớm hơn, vì nếu họ đi sớm hơn thì sẽ không xảy ra bất kỳ sự hủy hoại
nào," cô nói với Reuters.
Hàng chục người bị thương
trong các cuộc biểu tình hôm thứ Bảy; phát ngôn viên của bệnh viện chính
của Colombo nói với hãng tin AFP rằng ba người đang được điều trị vết
thương do đạn bắn.
Sri Lanka đang lạm phát tràn lan và
phải vật lộn để nhập khẩu lương thực, nhiên liệu và thuốc men giữa cuộc
khủng hoảng kinh tế tồi tệ nhất kể từ 70 năm qua ở nước này.
Sri
Lanka đã cạn kiệt ngoại tệ và đã phải áp lệnh cấm bán xăng và dầu
diesel cho các phương tiện cá nhân, dẫn đến tình trạng xếp hàng dài vài
ngày để mua nhiên liệu.
Các sự kiện bất thường hôm thứ Bảy dường như là đỉnh điểm của nhiều tháng biểu tình, đa phần là ôn hòa, ở Sri Lanka.
Những
đám đông khổng lồ đã kéo về khu vực dinh thự chính thức của Tổng thống
Rajapaksa, hô vang khẩu hiệu phản đối chính phủ và vẫy cờ quốc gia trước
khi vượt qua hàng rào và tiến vào bên trong khu nhà.
Những
hình ảnh video được đăng trên mạng cho thấy có những người đi lang
thang trong nhà, bơi trong hồ bơi của tổng thống, trong khi những người
khác mở ngăn kéo tủ đổ đồ ra, chọn nhặt đồ của tổng thống và dùng phòng
tắm sang trọng của ông.
Sự tương phản giữa sự xa hoa
trong dinh thự và những tháng cơ cực mà 22 triệu dân của đất nước phải
chịu đựng khiến người biểu tình tức giận.
Ông Rajapaksa
đã rời khỏi dinh thự chính thức của mình hôm thứ Sáu để phòng ngừa an
toàn trước khi diễn ra các cuộc biểu tình theo kế hoạch, Reuters dẫn hai
nguồn tin từ Bộ Quốc phòng cho biết.
Mặc dù đây là nơi ở chính thức của ông Rajapaksa, nhưng ông thường ngủ tại một ngôi nhà riêng biệt gần đó.
BBC đã không thể xác nhận được hiện ông tổng thống đang ở đâu.
Những người biểu tình cũng phóng hỏa vào tư gia của Thủ tướng Wickremesinghe ở một khu vực giàu có tại Colombo.
Trước
đó, ông nói rằng ông sẵn sàng từ chức để đảm bảo an toàn cho dân thường
và mở đường cho việc có một chính phủ với sự tham gia của mọi đảng
phái, nhưng ngay sau khi ông ra thông báo, đã xuất hiện các video lan ra
rộng rãi cảnh nhà ông bốc cháy.
Ông thủ tướng sống với gia đình tại nhà riêng và chỉ sử dụng dinh thự chính thức của mình cho việc công.
Việc tổng thống và thủ tướng lên kế hoạch từ chức đã đủ để xoa dịu người biểu tình hay không vẫn là điều chưa rõ ràng.
"Chỉ
hai vụ từ chức thôi sẽ không đáp ứng được các đòi hỏi, đòi hỏi về việc
phải có sự thay đổi hệ thống, nhưng ít nhất thì việc tổng thống và thủ
tướng ra đi cũng là một sự khởi đầu," Bhavani Fonseka, luật sư nhân
quyền nổi tiếng ở Colombo, nói.
"Cần phải có một sự chuyển giao quyền lực một cách ôn hòa, điều mà người ta vẫn chưa được chứng kiến," bà cảnh báo.
Sri Lanka: Một số thông tin căn bản
Sri Lanka là một đảo quốc ngoài khơi nằm ở phía nam Ấn Độ:
Nước này giành được độc lập từ sự cai trị của Anh vào năm 1948. Ba nhóm
sắc tộc - Sinhalese, Tamil và Hồi giáo - chiếm 99% trong tổng dân số 22
triệu của đất nước.
Một gia đình gồm các anh em đã thống trị trong nhiều năm:
Mahinda Rajapaksa trở thành anh hùng giữa đa số người Sinhalese vào năm
2009 khi chính phủ của ông đánh bại phiến quân ly khai Tamil sau nhiều
năm nội chiến đẫm máu và cay đắng. Anh trai ông, Gotabaya, lúc đó là bộ
trưởng quốc phòng, là đương kim tổng thống, nhưng mới nói rằng ông ấy sẽ
từ chức.
Nay, một cuộc khủng hoảng kinh tế đã dẫn đến cơn tức giận trên đường phố:
Lạm phát tăng vọt dẫn đến tình trạng thiếu hụt một số thực phẩm, thuốc
men và nhiên liệu; đã xảy ra những vụ mất điện và người dân giận dữ
xuống đường - nhiều người đổ lỗi cho gia đình Rajapaksa và chính phủ đã
để xảy ra tình trạng như hiện nay.
Suu cao,thue nang,nhu yeu pham tang gia.Kinh te eo seo...Vay ma dang Lua van lay tien cua dan tro giup linh tinh.Mo cua bien gioi.Ung ho toi ac truc tiep khi sua luat cho phep trom cuop o muc do <1.000 dollars thi vo toi....Neu vao thoi diem Trump,bon Lua da ho hoan nhu the nao ??? Nhung nguoi bau ban vi chut tu loi ,nghi gi ve dat nuoc ??? Phai chang day khong phai la dat nuoc minh ??? bat qua,lai tro ve que huong cu...Neu vay,ban la thang cho chet ! mien ban !
Chung nao moi vet nho cua ho nha Dan da duoc tay xoa trang boc,thi Uk moi co hy vong...ngung chien.Cung vay,ngay nao ma cac cong ty ,co goc gac tu cac dang bac nu luu-anh hao cua khoi tu do va ong chief police va dang Lua thi moi giai xong phuong trinh tau cong !
Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?
Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?
Ngắm lại hình xưa chịu mấy ông
Những Linh, Tùng, Duẫn với Mười, Đồng
Mặt mày ai lại đi hồ hởi
Phấn khởi khi Tàu cướp Biển Đông
Phải chăng “quý” mặt đã thành mông
Con mắt nay đà có nhưng không
Nên mới chổng khu vào hải đảo
Gia tài gấm vóc của tổ tông?
Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .
Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .
Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .