Ngoại trưởng Mỹ Blinken công du Trung Quốc: Ba ưu tiên chính trong nghị trình - BBC News Tiếng Việt
6–8 minutes
Tác giả, Anthony Zurcher
Vai trò, Tháp tùng Ngoại trưởng Mỹ
Hôm
nay, Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken có chuyến công du đầu tiên đến
Trung Quốc trong gần năm tháng qua, sau khi mối quan hệ song phương rạn
nứt nghiêm trọng liên quan đến vụ khinh khí cầu tình nghi là do thám của
Bắc Kinh.
Chuyến đi của ông Blinken trước đó đã bị
hủy vì vụ việc này, khi Bắc Kinh tuyên bố khinh khí cầu này dùng để giám
sát thời tiết, và đã bị trôi dạt ngang qua vùng lãnh thổ của Mỹ trước
trước khi bị máy bay quân sự Mỹ bắn hạ.
Chuyến đi của
ông Blinken bao gồm các cuộc gặp với giới chức ngoại giao hàng đầu của
Trung Quốc, nhưng chưa có tuyên bố liệu ông ấy sẽ có cuộc gặp với Chủ
tịch Trung Quốc Tập Cận Bình hay không, người trước đó đã có cuộc gặp
với tỷ phú Bill Gates hôm thứ Sáu 16/06.
Hai siêu cường
đã có một danh sách dài những vấn đề khiến đôi bên quan ngại, bao gồm
những bất đồng nổi cộm cũng như những lĩnh vực tiềm năng có thể cùng hợp
tác.
Đây là ba lĩnh vực chính có thể đứng đầu chương trình nghị sự.
Hàn gắn mối quan hệ
Trên hết, chuyến công du của ông Blinken là về việc thiết lập lại tương tác ngoại giao.
Hồi
tuần rồi, đã có dấu hiệu tan băng đầu tiên trong mối quan hệ ngoại giao
khi giới chức cấp cao Mỹ và Trung Quốc gặp nhau tại thủ đô Vienna, Áo.
Nhưng
ông Blinken là quan chức cấp cao nhất trong chính quyền của Tổng thống
Biden đến thăm Trung Quốc, và đánh dấu chuyến công du đầu tiên của một
ngoại trưởng Mỹ đến Bắc Kinh kể từ tháng 10/2018.
Hiện
nay là thời điểm tốt để hội đàm một lần nữa bởi vì điều này giảm nguy cơ
xảy ra xung đột, Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ phụ trách các vấn đề Đông Á và
Thái Bình Dương, ông Kurt Campbell thông tin trước chuyến đi.
"Chúng
ta không thể để các bất đồng có thể chia rẽ chúng ta, ngăn cản con
đường tiến đến những ưu tiên toàn cầu, đòi hỏi chúng ta phải cùng nhau
hợp tác."
Tuy nhiên, phản ứng từ phía Trung Quốc đối với chuyến đi của ông Blinken là hơi lạnh nhạt.
Theo
thông tin từ Trung Quốc về cuộc điện đàm giữa Ngoại trưởng Trung Quốc
Tần Cương và người đồng cấp Mỹ Blinken tối thứ Tư 14/06, thì ông Tần
Cương được cho biết đã nói với ông Blinken rằng "rất rõ ràng ai phải bị
lên án" về suy yếu gần đây trong mối quan hệ song phương.
"Mỹ
nên tôn trọng những quan ngại của Trung Quốc, ngừng can thiệp vào công
việc nội bộ của Trung Quốc, và chấm dứt việc gây tổn hại đến những mối
quan tâm về chủ quyền, an ninh và phát triển của Trung Quốc, nhân danh
là sự cạnh tranh," ông Tần nói.
Mỹ đã hạ thấp những
tuyên bố quan trọng này theo sau chuyến thăm. Dường như "thành quả" duy
nhất từ những cuộc họp, theo cách nói ngoại giao, sẽ là tất cả các cuộc
họp đã diễn ra.
Đừng mong chờ bất kỳ một dạng thức đột
phá hoặc biến chuyển nào theo cách hai bên đối xử với nhau, ông Daniel J
Kritenbrink, Trợ lý Ngoại trưởng phụ trách các vấn đề Đông Á và Thái
Bình Dương cho biết.
Nếu cuộc gặp lần này dẫn đến tương tác xa hơn giữa giới chức Mỹ và Trung Quốc, thì đây sẽ tạo nền tảng cho hai bên.
Giảm nhiệt căng thẳng thương mại
Mối
quan hệ giữa Tổng thống Biden với Trung Quốc đã có một khởi đầu trắc
trở, một phần bởi vì ông ấy đã không sẵn sàng hủy bỏ những biện pháp
thuế quan thương mại do người tiền nhiệm Donald Trump ban bố.
Các biện pháp này bao gồm hàng tỷ USD giá trị thuế quan quan trọng áp đặt lên hàng hóa do Trung Quốc sản xuất.
Trong
một vài lĩnh vực, ông Biden thậm chí còn siết chặt hơn nữa, với những
lệnh hạn chế sản xuất chip của Mỹ sang Trung Quốc, nhằm duy trì vị thế
thượng phong của Mỹ trong những ngành công nghệ điện tử tối tân nhất.
Trung
Quốc cũng đáp trả bằng việc ban hành lệnh cấm mua sản phẩm chip bộ nhớ
máy tính từ tập đoàn Micron, một nhà sản xuất lớn nhất của Mỹ.
Ông
Campbell hiểu về những quan ngại của Trung Quốc nhưng cho biết Mỹ sẽ
bảo vệ và giải thích những điều đã được thực hiện và những gì sắp tới.
Nếu
công nghệ máy tính là một lĩnh vực phải chịu sự cạnh tranh dữ dội giữa
hai siêu cường, thì nền thương mại liên quan đến thuốc cấm có thể mang
đến không gian hợp tác.
Mỹ muốn hạn chế việc xuất khẩu
các thành phần hóa học do Trung Quốc sản xuất, dùng để chế tạo fentanyl,
một opioid tổng hợp, mạnh gấp nhiều lần so với heroin.
Số
lượng người chết ở Mỹ liên quan đến sử dụng thuốc quá liều liên quan
đến fentanyl đã tăng hơn gấp ba lần trong vòng bảy năm qua.
"Đây
là một vấn đề cực kỳ nghiêm trọng và khẩn cấp đối với nước Mỹ," ông
Kritenbrink nói, nhưng điều này cũng tự thân cho thấy những thách thức.
Ngăn chặn chiến tranh
Sau
sự kiện khinh khí cầu, cũng có thông tin là Trung Quốc đang cân nhắc
gửi vũ khí cho Nga, vốn sẽ có thể ngay lập tức được dùng trong cuộc
chiến Ukraine.
Giới chức chính phủ Mỹ đã rút những cáo
buộc, bãi bỏ những điều có thể được xem là một vấn đề đặc biệt đáng lưu
tâm giữa hai quốc gia với rủi ro có thể biến cuộc xung đột Nga-Ukraine
trở thành một cuộc chiến tranh ủy nhiệm giữa Mỹ và Trung Quốc.
Thế
nhưng chờ đợi ông Blinken hưởng ứng những cảnh báo được Mỹ đưa ra cho
phía Trung Quốc tại Vienna về những hậu quả cực kỳ nghiêm trọng nếu
Trung Quốc có trợ giúp tài chính và quân sự cho Nga.
Các
tàu chiến của Mỹ và Trung Quốc đã có những màn đối đầu căng thẳng liên
quan đến eo biển Đài Loan và Biển Đông. Trung Quốc đã tuyên bố chủ quyền
trong phần lớn khu vực ở Biển Đông, trong khi Mỹ khẳng định đây là vùng
lãnh hải quốc tế.
Ông Blinken và đội ngũ ngoại giao của
mình đã tuyên bố mục tiêu của chuyến đi là "giảm rủi ro" từ những căng
thẳng, và cải thiện kênh liên lạc là điểm khởi đầu.
Để
đạt được hơn điều này, hiện nay có thể là nhiệm vụ khó khăn - và hợp tác
sâu rộng hơn có thể càng khó khăn hơn cho ông Biden khi ngôn từ chỉ
trích Trung Quốc ở Washington chắc chắn sẽ 'tăng nhiệt' hơn khi cuộc bầu
cử tổng thống Mỹ 2024 đang 'nóng' dần.
Một kết quả thỏa
mãn từ chuyến đi cho cả đôi bên có thể chỉ đơn giản là mở lại các kênh
liên lạc, nhằm giúp ngăn chặn xảy ra vụ việc dẫn đến xung đột quân sự.
Trước nguy cơ Trung Quốc, Indonesia mua tiếp radar để giám sát không phận
Thu Hằng
Không
lâu sau thông báo mua của Qatar 12 chiến đấu cơ Pháp Mirage 2000 đã qua
sử dụng, Indonesia đặt mua 13 radar quân sự tầm xa của tập đoàn Pháp
Thales. Ngày 18/06/2023, Thales và doanh nghiệp Nhà nước Indonesia PT
Len Industri cho biết số thiết bị mới này nhằm đổi mới các phương tiện
giám sát không phận của quần đảo rộng lớn gồm 17.000 hòn đảo.
Đăng ngày:
Theo
thông cáo, radar được mua là loại Ground Master 400 alpha (GM400α),
được lắp trên khắp lãnh thổ, sẽ giúp quân đội Indonesia “có được hình ảnh trên không có một không hai, bao gồm cả việc phát hiện tất cả các kiểu đe dọa, cho dù là máy bay phản lực, tên lửa, trực thăng đang bay hạ cánh hoặc drone”.
Hợp
đồng kéo dài nhiều năm, tập đoàn Pháp Thales chịu trách nhiệm lắp ráp
radar và hệ thống tin học xử lý thông tin thu được từ radar. Công ty PT
Len chịu trách nhiệm xây trạm lắp đặt radar. Tổng trị giá không được
tiết lộ nhưng mỗi radar có giá vài chục triệu đô la.
Chủ tịch tập đoàn Thales International Pascale Sourisse cho AFP biết GM400α là radar di động có tầm hoạt động 515 km, “kết hợp năng lực trí tuệ nhân tạo để xử lý lượng dữ liệu khổng lồ” nhận được. Bà cho rằng hợp đồng mua 13 radar đời mới nhất “cho
thấy Indonesia đặt trọng tâm vào việc giám sát không phận quanh nước
này và liên quan trực tiếp đến tình hình ở Ấn Độ-Thái Bình Dương”, nơi Trung Quốc không ngừng thể hiện tham vọng.
Đọc thêm : Indonesia mua 12 chiến đấu cơ Mirage 2000 cũ, trong khi chờ nhận Rafale của Pháp
Bắc
Kinh đòi chủ quyền đối với hầu hết Biển Đông trong phạm vi đường 9 đoạn
và chồng lấn với vùng biển Natuna của Indonesia. Tầu thuyền của Trung
Quốc liên tục theo dõi, hăm dọa tầu thuyền các nước có tranh chấp trong
khu vực. Trang ABS-CBN trích thông tin ngày 17/06 của Lực lượng Hải cảnh
Philippines (PCG) cho biết một tầu hải quân Trung Quốc đã bám theo tầu
BRP Francisco Dagohoy đến tiếp viện cho cư dân trên đảo Thị Tứ
(Philippines gọi là đảo Pag-asa) trên đường trở về Palawan hôm 16/06.
Tầu Trung Quốc rời khỏi khu vực sau khi phát sóng radio cảnh cáo. Trước
đó, Manila tố cáo Trung Quốc suýt gây va chạm với một tàu hải cảnh
Philippines và chiếu tia laser vào một tàu khác.
Hơn 60 quốc gia tham gia Hội nghị Quốc tế tái thiết Ukraina
Thu Hằng
Hội
nghị Quốc tế tái thiết Ukraina lần thứ hai được Anh tổ chức ngày
21-22/06/2023 tại Luân Đôn. Theo chính phủ Anh, quan chức của hơn 60
nước, cùng với hàng trăm nhà lãnh đạo các doanh nghiệp lớn trên thế
giới, các tổ chức phi chính phủ sẽ tham gia sự kiện. Tổng thống Ukraina
Volodymyr Zelensky dự kiến phát biểu qua cầu truyền hình.
Ngày 17/06, thủ tướng Anh Rishi Sunak nhấn mạnh “việc tái thiết nền kinh tế Ukraina có tầm quan trọng như chiến lược quân sự của nước này”.
Theo hãng tin AFP, thách thức trong hội nghị lần thứ hai, sau hội nghị
đầu tiên ở Lugano (Thụy Sĩ), là huy đông được lĩnh vực tư nhân đồng hành
cùng với các định chế tài chính quốc tế. Do đó, thủ tướng Anh nhấn
mạnh: “Lòng dũng cảm của Ukraina trên chiến trường phải đi kèm với tầm nhìn của lĩnh vực tư nhân giúp Ukraina tái thiết và phục hồi”.
Ngân
Hàng Thế Giới thẩm định Ukraina cần ngay lập tức 14 tỉ đô la để sửa
chữa thiệt hại do chiến tranh. Tuy nhiên, quá trình khôi phục nền kinh
tế sẽ cần đến 441 tỉ đô la, theo nghiên cứu mới nhất của Ngân Hàng Thế
Giới, Liên Hiệp Quốc, Liên Hiệp Châu Âu và chính phủ Ukraina. Luân Đôn
dự kiến công bố nhiều sáng kiến mới trong các lĩnh vực công nghệ và năng
lượng xanh để tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình hợp tác giữa các
doanh nghiệp Ukraina và Anh Quốc.
Tuy nhiên, về hợp tác với Liên
minh quân sự Bắc Đại Tây Dương - NATO, Ukraina sẽ không được hưởng ưu
đãi về tiến trình gia nhập khối. Tổng thống Mỹ Joe Biden đã quả quyết
một lần nữa khi trả lời báo giới hôm 17/06. Ông cho rằng Kiev phải “tuân thủ mọi tiêu chí. Chúng tôi sẽ không làm dễ việc đó”.
Trước
đó, tổng thư ký NATO Jen Stoltenberg khẳng định Ukraina sẽ không được
mời gia nhập NATO tại thượng đỉnh diễn ra ngày 11-12/07 dù ông cho rằng
Ukraina sẽ trở thành “thành viên vào một thời điểm nào đó”. NATO dự kiến tổ chức một cuộc họp thượng đỉnh với tổng thống Zelensky trong dịp này.
Ngoại trưởng Mỹ công du Trung Quốc, Bắc Kinh tiếp đón lạnh nhạt
Trọng Nghĩa
Ngoại
trưởng Antony Blinken đã đến Bắc Kinh vào hôm nay, 18/06/2023 là nhà
ngoại giao cấp cao đầu tiên của Hoa Kỳ đến thăm Trung Quốc kể từ năm
2018 đến nay. Bốn tháng sau chuyến công du bị hoãn vì vụ khinh khí cầu
do thám Trung Quốc trên đất Mỹ, ngoại trưởng Blinken muốn xoa dịu quan
hệ căng thẳng giữa hai nước, nhưng theo giới quan sát, chuyến thăm này
khó mang lại những đột phá cụ thể.
Đăng ngày:
Theo
ghi nhận của thông tín viên RFI Stéphane Lagarde tại Bắc Kinh, chuyên
cơ chở ngoại trưởng Mỹ đã hạ cánh xuống thủ đô Trung Quốc ngay từ sáng
nay. Ra đón ông tại sân bay là một phái đoàn bao gồm đại sứ Hoa Kỳ tại
Trung Quốc Nicholas Burns và ông Dương Đào (Yang Tao), Vụ trưởng Vụ Bắc
Mỹ và Châu Đại Dương, bộ Ngoại Giao Trung Quốc.
Theo Stéphane Lagarde, Bắc Kinh không chỉ thể hiện thái độ "lạnh nhạt"
khi đón tiếp ngoại trưởng Mỹ mà còn không ngần ngại tung tín hiệu cảnh
cáo hướng về phía Washington ngay trước khi ông Blinken đến thủ đô Trung
Quốc:
“Không có thảm đỏ ở dưới chân cầu thang máy bay của
ngoại trưởng Mỹ sáng nay ở Bắc Kinh. Washington đã tự đứng ra cùng tổ
chức chuyến thăm này mà theo tuyên bố của bộ Ngoại Giao Trung Quốc,
không phải là theo lời mời của Bắc Kinh, mà là do “sự sắp xếp giữa hai
bên”.
Kể từ sau vụ khinh khí cầu do thám Trung Quốc bị
bắn hạ trên bầu trời Hoa Kỳ, quan hệ giữa hai nước đã nguội lạnh thêm.
Hai bên đã đàm phán căng thẳng về mặt ngoại giao và phía Mỹ như đã phải
nhượng bộ: Giảm bớt các biện pháp trừng phạt và đặc biệt là các tiết lộ
liên quan đến hoạt động gián điệp của Trung Quốc.
Cuộc
điện đàm nhằm chuẩn bị cho chuyến thăm chính thức này giữa ngoại trưởng
Antony Blinken và người đồng cấp Trung Quốc Tần Cương đã bộc lộ những
bất đồng lớn, và truyền thông nhà nước Trung Quốc cho rằng “Hoa Kỳ không
nên có ảo tưởng là xử sự được với Trung Quốc trong thế mạnh”. Đây cũng
là những lời lẽ phi ngoại giao mà chúng ta đã nghe cách đây hai năm, khi
hai cường quốc đầu tiên công khi tiết lộ những bất đồng của họ ở cuộc
họp tại Anchorage.
Quan hệ Mỹ-Trung hiện bị vướng mắc
trên nhiều vấn đề. Đầu tiên hết là vấn đề Đài Loan, Trung Quốc cho rằng
việc chiến hạm Mỹ đi qua eo biển hoặc các chuyến thăm của các quan chức
Mỹ tới Đài Loan là những hành động khiêu khích. Một bình luận trên tờ
báo dân tộc chủ nghĩa Trung Quốc Hoàn Cầu Thời Báo khẳng định là nếu
không có tiến bộ về vấn đề Đài Loan, chuyến thăm này sẽ chẳng ích lợi
gì.
Ngoài ra hai bên cũng bất đồng trên các hồ sơ
Ukraina, với việc Bắc Kinh ủng hộ Matxcơva, cũng như các căng thẳng liên
quan đến Biển Đông và Biển Hoa Đông.
Tóm lại, chúng ta
phải xem hai bên sẽ nói gì với nhau trong những cuộc họp kín, nhưng rõ
ràng là mục tiêu chuyến thăm này trước hết là để tái lập đối thoại và mở
đường cho các cuộc gặp song phương khác trong những tháng tới.”
(AFP) - Singpore sẽ triển khai thêm nhiều robot cảnh sát trên đường phố. Sau
5 năm thử nghiệm, cảnh sát Singpore hôm 16/06/2023 thông báo sẽ triển
khai thêm dần dần robot tuần tra, để tăng cường hoạt động của lực lượng
cảnh sát. Các robot tuần tra được trang bị camera, thiết bị bắt tín
hiệu, loa, đèn hiệu, còi, màn hình và có thể giao tiếp với người dân
thông qua bộ loa. Với các thiết bị trên, robot có thể chăng dây, cảnh
báo người qua đường khi xảy ra một sự cố trên đường, trong khi chờ lực
lượng cảnh sát đến hiện trường.
(AFP) - Số di dân quốc tế vào châu Âu qua ngả trung Địa Trung Hải trong 6 tháng đầu năm 2023 tăng hơn gấp đôi.
Cơ quan châu Âu về giám sát biên giới, Frontex, hôm 16/06/2023 ra báo
cáo cho biết con số này là 50.300 người, mức cao nhất tính từ năm 2017
đến nay. Tuy nhiên, số di dân qua ngả tây Địa Trung Hải và tây Balkan
lại giảm, chủ yếu do điều kiện thời tiết xấu khiến các chuyến di cư trở
nên nguy hiểm và nhiều rủi ro hơn. Frontex cảnh báo sức ép di dân đối
với châu Âu vẫn sẽ ở mức cao và các đường dây đưa di dân trái phép sẽ
tăng trong những tháng tới đây.
(AFP) - Tòa Tối Cao Canada bảo vệ thỏa thuận ký với Mỹ hồi năm 2002 về tị nạn. Theo thỏa thuận này, người xin tị nạn sẽ phải nộp đơn ở nước đầu tiên mà họ đặt chân đến. Các di dân không được vượt lãnh thổ Mỹ để đến tìm vận may ở Canada. Tuy
nhiên, các hiệp hội bảo vệ di dân cho rằng thỏa thuận này vi phạm quyền
tự do và an ninh của người xin tị nạn, bởi họ xem lãnh thổ Mỹ không
phải nơi an toàn : nhà chức trách Mỹ bỏ tù và trục xuất người xin tị
nạn. Hồi tháng 07/2020, tòa án liên bang Canada đã bác bỏ thỏa thuận vì
cho rằng văn bản này vi phạm Hiến chương của Canada về các quyền và tự
do. Tuy nhiên, theo phán quyết mới của Tòa tối cao Canada hôm
16/06/2023, thỏa thuận này là hợp hiến.
(AFP) - Phần Lan sẽ thắt chặt chính sách nhập cư. Chính
phủ Phần Lan hôm 16/06/2023 chính thức công bố kế hoạch. Trong số các
biện pháp chính, có việc thắt chặt các điều kiện cấp giấy phép cư trú
thường xuyên hoặc quốc tịch. Tới đây, giấy phép cư trú cấp cho người
được hưởng quy chế bảo trợ quốc tế chỉ là tạm thời, với thời hạn tương
đương mức tối thiểu trong Liên Âu. Thủ tục đoàn tụ gia đình sẽ khó khăn
hơn, người được hưởng quy chế bảo trợ quốc tế sẽ có thể bị rút quy chế
tị nạn nếu đi nghỉ ở nước nguyên quán.
(AFP) - “Show” của Elon Musk ở Paris. Hôm
16/06/2023, nhà tỷ phú Mỹ Elon Musk, khách mới của triển lãm công nghệ
Viva Tech 2023, đã phát biểu trước 3.000 người tại Paris. Trong hai
tiếng đồng hồ, chủ nhân của Twitter, SpaceX và Tesla đã đưa ra nhiều lời
khuyên cho các lãnh đạo công ty khởi nghiệp và những người muốn lập
doanh nghiệp. Tuy nhiên, ông Elon Musk không nói gì về khả năng đặt một
nhà máy sản xuất xe điện Tesla ở Pháp. Ông chỉ thông báo là trong năm
2023, công ty Neuralink của tiến hành ca cấy ghép não đầu tiên trên
người
*********
Nhật hoàng lần đầu thăm chính thức nước ngoài kể từ khi lên ngôi
Khánh An
~3 minutes
Hãng
Kyodo đưa tin Nhật hoàng Naruhito và Hoàng hậu Masako ngày 17.6 rời
Tokyo, bắt đầu chuyến thăm thiện chí chính thức đầu tiên trên cương vị
đại diện Hoàng gia Nhật, kể từ khi ông lên ngôi vào năm 2019.
Chuyến
thăm Indonesia kéo dài đến ngày 23.6 bao gồm tiệc trưa chính thức với
Tổng thống Indonesia Joko Widodo và chuyến viếng nghĩa trang các chiến
binh giành độc lập Indonesia.
Đây là chuyến ra nước ngoài thứ 2
của Nhật hoàng và hoàng hậu kể từ khi lên ngôi, sau khi đến London dự
tang lễ cố Nữ hoàng Anh Elizabeth vào tháng 9.2022.
Chuyến thăm
diễn ra khi Nhật Bản và ASEAN, do Indonesia giữ chức chủ tịch luân phiên
trong năm 2023, kỷ niệm 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao.
Trước
khi lên đường, Nhật hoàng bày tỏ hy vọng rằng chuyến thăm sẽ làm sâu
sắc hơn nữa mối quan hệ giữa 2 nước sau khi từng trải qua "giai đoạn khó
khăn", đề cập việc Nhật đưa quân đến Indonesia trong Thế chiến 2.
"Điều
quan trọng là tưởng nhớ những người đã thiệt mạng, hiểu sâu hơn về lịch
sử và nuôi dưỡng tình yêu hòa bình", ông phát biểu trong một cuộc họp
báo ngày 15.6 ở Tokyo.
Ông bày tỏ hy vọng chuyến thăm sẽ thúc đẩy
sự phối hợp nhiều hơn giữa giới trẻ Indonesia và Nhật, đồng thời đề cập
rằng ông và hoàng hậu mong muốn tìm hiểu thêm về đất nước Indonesia.
Trước đó, Tổng thống Widodo hồi tháng 8.2019 đã mời Nhật hoàng đến thăm.
Nhật
hoàng Naruhito cho hay hoàng hậu vốn lâu nay phải gặp vấn đề với tình
trạng sức khỏe do căng thẳng gây ra nên sẽ không tham gia mọi sự kiện
với ông tại Indonesia.
Dự kiến Nhật hoàng và hoàng hậu sẽ gặp Tổng
thống Widodo và phu nhân vào ngày 19.6, và họ sẽ cùng ăn trưa tại dinh
tổng thống ở Bogor gần Jakarta. Vào ngày hôm sau, phái đoàn sẽ dâng hoa
tại Nghĩa trang Anh hùng Kalibata.
Từ ngày 21.6, dự kiến Nhật
hoàng sẽ đến Yogyakarta, thành phố cổ ở miền trung Java, để dự tiệc tối
do tỉnh trưởng địa phương tổ chức.
Lịch trình chuyến công du của
Nhật hoàng còn bao gồm chuyến thăm một tuyến đường sắt cao tốc xây dựng
với sự viện trợ kinh tế của Nhật và một trường đại học có dạy tiếng
Nhật, cũng như gặp gỡ những công dân Nhật sống ở Indonesia.
*********
Ngày tàn của ông trùm đánh thuê Wagner đã đến gần?
Thậm chí, Yevgeny Prigozhin còn "lớn mật" đến nỗi dám có những tuyên bố được coi là chống lại lệnh của Tổng thống Nga Vladimir Putin.
Điều
gì đã khiến cho một đồng minh thân cận trong nhiều năm của Tổng thống
Putin trở nên "cứng đầu" và liều lĩnh đến vậy? Liệu ngày tàn của
Prigozhin đã đến gần hay ông Putin tiếp tục làm ngơ những chiêu trò của
ông trùm Wagner như một cách để tạo một thế lực đối trọng với các tướng lĩnh quân đội Nga?
Ông trùm Wagner tự gây khó vì vạ miệng?
Tập
đoàn lính đánh thuê Wagner đã được Prigozhin thành lập vào năm 2014 và
một trong những nhiệm vụ đầu tiên của công ty quân sự tư nhân này là
giúp cho lực lượng ly khai do Nga hậu thuẫn kiểm soát và sau đó sáp nhập
bán đảo Crimea.
Sau đó Wagner lại tiếp tục hỗ trợ lực lượng ly khai thân Nga tại Donbass.
Theo
báo cáo của Trung tâm Nghiên cứu chiến lược và quốc tế (CSIS), Wagner
không phải là một công ty quân sự tư nhân đơn thuần mà là một hệ thống
chuyên cung cấp từ dịch vụ hỗ trợ an ninh, cố vấn quân sự cho đến lính
đánh thuê.
Wagner hiện đang hoạt động tại 30 quốc gia và có hai
trung tâm huấn luyện tại Nga. Và cũng theo CSIS, Wagner được sự hậu
thuẫn mạnh mẽ từ Điện Kremlin, hoạt động của tập đoàn này có liên kết
chặt chẽ với quân đội và các cơ quan tình báo của Nga.
Và hơn thế
nữa, theo truyền thông phương Tây, người đứng đầu Wagner là ông
Prigozhin còn được gọi là "đồng minh thân cận" của Tổng thống Vladimir
Putin.
Mùa hè năm 2022, giữa lúc quân đội Nga chịu nhiều tổn thất
trên chiến trường, cần gấp một lực lượng lớn bổ sung thì Wagner mới
chính thức tham chiến.
Với sáng kiến tuyển tù nhân đi cầm súng
ngoài chiến tuyến để đổi lấy tự do của Prigozhin, cho đến nay Wagner có
hơn 50.000 lính đánh thuê được triển khai tại Ukraine.
Liền khi
bắt đầu tham chiến, lực lượng Wagner luôn đóng vai trò tấn công chủ lực
tại các điểm nóng mà điển hình nhất phải kể đến chiến địa đẫm máu
Bakhmut, từ đầu năm 2023 cho đến khi Prigozhin tuyên bố đã hoàn toàn
"giải phóng" Bakhmut vào ngày 20-5.
Và cũng từ chiến địa này bắt
đầu âm ỉ nảy sinh những mâu thuẫn, những cuộc tranh cãi công khai với Bộ
trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu và Tổng tham mưu trưởng quân đội
Nga Valery Gerasimov.
Việc quân đội chính quy Nga rơi vào tình
trạng khó khăn lúc đầu trong cuộc chiến với Ukraine đã trao cơ hội cho
thủ lĩnh của Wagner nổi lên thành một ngôi sao tầm cỡ quốc gia, người có
khả năng gỡ thế bí cho Matxcơva bằng đội lính đánh thuê cảm tử, sẵn
sàng hy sinh để đạt được mục tiêu.
Và khi Prigozhin càng ngày càng
nổi bật hơn, ông mạnh miệng hơn, thì chuyện rắc rối bắt đầu. Thủ lĩnh
Wagner trong nhiều video đăng tải trên trang cá nhân đã rất giận dữ công
kích, cáo buộc Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu và Tổng tham mưu
trưởng quân đội Nga Valery Gerasimov không cung cấp đầy đủ vũ khí và
nhân lực cho trận chiến ở Bakhmut.
Cụ thể, trong video phát đi
ngày 5-5 năm nay, ông trùm Wagner đã nổi đóa tuyên bố: "Đối với hàng
chục ngàn người bị tử trận và bị thương, các ông ấy (ám chỉ ông Shoigu
và ông Gerasimov) phải chịu trách nhiệm, và tôi chắc chắn sẽ hiện thực
hóa điều này".
Bộ Quốc phòng Nga ra tay
Người ta
không biết chính xác những cáo buộc của ông Prigozhin có đúng hay không,
nhưng cứ theo lẽ thường và một số thông tin tình báo bị rò rỉ, thì Bộ
Quốc phòng Nga sẽ phải tìm cách này hay cách khác để kiềm chế "con ngựa
bất kham" này.
Và cách đơn giản nhất, hiệu quả nhất để hạ uy tín Wagner chính là không cung cấp vũ khí và gây khó khăn cho việc tuyển quân.
Chiêu
tiếp theo mà Bộ Quốc phòng Nga tung ra là chuyện hợp đồng. Vào ngày
10-6, Bộ Quốc phòng Nga thông báo ông Shoigu đã ra lệnh cho tất cả "đơn
vị tình nguyện" ký hợp đồng với bộ của ông vào cuối tháng này.
Theo
giải thích của bộ này thì hợp đồng nhằm mục đính tăng tính hiệu quả của
quân đội Nga. Thế nhưng giới truyền thông ai cũng hiểu là hợp đồng này
nhằm khiến cho những người lính đánh thuê phải vào quy củ.
Chuyên
gia Kateryna Stepanenko thuộc Viện Nghiên cứu chiến tranh (ISW) có trụ
sở tại Mỹ bình luận: "Nỗ lực chính thức hóa các lực lượng tham chiến của
Bộ Quốc phòng Nga có thể nhằm tập trung kiểm soát nhân sự và nguồn cung
cho các đơn vị phi chính quy để đối phó đợt phản công của Ukraine, cũng
như hạn chế khả năng hoạt động độc lập của ông Prigozhin".
Thế
nhưng khi được hỏi về chuyện hợp đồng, ông trùm Wagner liền đáp trả một
cách cứng rắn: "Wagner sẽ không ký bất kỳ hợp đồng nào với ông Shoigu"
và "ông Shoigu không thể quản lý hợp lý các đội hình quân sự".
Tổng thống Putin ra tay, nghiêng về phe quân đội?
Trong
bối cảnh các cuộc phản công của quân đội Ukraine đã chính thức bắt đầu
thì việc đấu đá nội bộ như vậy giữa Wagner và Bộ Quốc phòng quả thật
không hay.
Trước đây, Tổng thống Putin thường im lặng trước những
tuyên bố "hổ báo" của ông Prigozhin khi chỉ trích đích danh các cộng sự
của mình, thế nhưng vào ngày 13-6 vừa qua, phát biểu trước một nhóm các
blogger ủng hộ chiến tranh, tổng thống Nga cho biết ông hoan nghênh
sáng kiến của Bộ trưởng Quốc phòng Sergei Shoigu nhằm buộc các nhóm lính
đánh thuê ký hợp đồng với Bộ Quốc phòng Nga.
"Điều này phải được
thực hiện và nó phải được thực hiện càng nhanh càng tốt", ông Putin nói
về các hợp đồng quân sự, đồng thời cho biết điều đó "phù hợp với lý lẽ
thường tình, với thông lệ đã được thiết lập và luật pháp".
Như vậy đây là lần đầu tiên Tổng thống Putin lên tiếng chính thức ủng hộ phe các chỉ huy quân sự của Bộ Quốc phòng Nga.
Theo nhận định của báo The Guardian (Anh), "quyết định này làm suy yếu nghiêm trọng Prigozhin, người đã nhờ vai trò của Wagner trong việc chiếm Bakhmut,
mà trở thành một nhân vật nổi tiếng trước công chúng ở Nga đến mức ông
ta có thể sử dụng thanh thế của mình để mắng mỏ các tướng lĩnh của Putin
và tự đề cao mình".
Ông trùm Wagner không chịu khuất phục
Một
ngày sau, khi được yêu cầu bình luận về những tuyên bố của Tổng thống
Putin, một Prigozhin ưa thách thức đã phùng mang trợn mắt. "Khi chúng
tôi bắt đầu tham gia vào cuộc chiến này, không ai nói rằng chúng tôi có
nghĩa vụ phải ký kết các thỏa thuận với Bộ Quốc phòng" - ông Prigozhin
tuyên bố, được cho là lần phản đòn trực tiếp hiếm hoi nhắm vào Tổng
thống Putin.
"Không ai trong số các thành viên Wagner sẵn sàng đi
vào con đường ô nhục một lần nữa. Và vì vậy sẽ không có ai ký hợp đồng",
Prigozhin nói mạnh miệng, đồng thời cho biết thêm rằng ông tin tổng
thống Nga sẽ tìm ra "sự thỏa hiệp" cho Wagner.
Sự can thiệp trực tiếp của Tổng thống Putin đã đẩy Prigozhin vào một tình thế bấp bênh nhất kể từ đầu cuộc chiến.
Hơn
nữa, sự ngang ngược bất tuân lệnh tổng thống một cách công khai của ông
Prigozhin lần này làm cho rất nhiều người ngạc nhiên.
Đó là dấu hiệu khởi đầu cho ngày tàn của Prigozhin, hay còn ẩn tàng những nguyên nhân sâu xa nào khác?
Theo một số chuyên gia quân sự như Andrei Soldatov và Irina Borogan nhận định trong bài viết "Why Putin needs Wagner",
những lời chỉ trích nặng nề, liên tục nhắm vào Bộ trưởng Quốc phòng Nga
Sergei Shoigu và Tổng tham mưu trưởng quân đội Nga Valery Gerasimov chỉ
có thể giải thích bằng sự ủng hộ mạnh mẽ từ cá nhân Tổng thống Putin
đối với ông Prigozhin.
Lòng trung thành và sự ủng hộ tuyệt đối
của quân đội là điều mà Tổng thống Putin luôn cần, thế nhưng ở một đất
nước rộng lớn với đội quân và những khí tài hùng mạnh như Nga, quyền lực
của quân đội là rất lớn, cuộc chiến càng kéo dài thì quyền lực của quân
đội lại càng nhiều hơn.
Tổng thống Ukraina vẫn dứt khoát không thương lượng với Nga sau khi gặp phái đoàn châu Phi
Thanh Phương
Tổng
thống Ukraina Volodymyr Zelensky hôm qua, 16/06/2023, đã một lần nữa
loại trừ mọi đàm phán với Nga, sau cuộc gặp với các lãnh đạo châu Phi
trong phái đoàn trung gian hòa giải giữa Kiev với Matxcơva. Trong khi
đó, tổng thống Nam Phi Cyril Ramaphosa, một trong bốn tổng thống châu
Phi tham gia phái đoàn, đã kêu gọi Ukraina và Nga “xuống thang” trong cuộc xung đột.
Đăng ngày:
2 phút
Từ Kiev, đặc phái viên Julien Chavanne tường trình:
“Đây
gần như là một nhiệm vụ bất khả thi: Giữa lúc quân Ukraina đang phản
công, Volodymyr Zelensky không thể thay đổi đường lối. Đối với ông, tạm
ngưng chiến tranh lúc này chẳng khác gì cho Putin có thêm thời gian để
củng cố vị thế của ông.
Phái
đoàn trung gian hòa giải của châu Phi đã bị suy yếu sau khi 3 trong số 7
tổng thống châu Phi rời bỏ vào giờ chót. Không những thế, phái đoàn còn
bị chia rẽ, vì các tổng thống châu Phi có mặt tại Kiev không có cùng
quan điểm. Tổng thống Nam Phi Cyril Ramaphosa, thân cận với Matxcơva,
vẫn từ chối lên án cuộc xâm lược của Nga, thậm chí không lên án các tội
ác của quân Nga ở Bucha, nơi mà ông đã đến thăm sáng hôm qua.
Chuyến
đi cũng đã gặp nhiều trắc trở với một vụ rắc rối ngoại giao: Các thành
viên nhóm bảo vệ an ninh của phái đoàn tổng thống Nam Phi đã bị giữ lại ở
sân bay Vacxava của Ba Lan. Trưởng nhóm an ninh của phái đoàn cáo buộc
chính quyền Ba Lan có thái độ kỳ thị sắc tộc.
Chuyến
đi tại Kiev cũng bị xáo trộn: Vào cuối buổi sáng, các vị nguyên thủ
quốc gia châu Phi đã được đưa xuống hầm trú ẩn của khách sạn trong vòng
20 phút, do quân Nga vừa bắn 12 tên lửa xuống thủ đô Ukraina. Đối với
tổng thống Zelensky, đây là bằng chứng cho thấy Putin không hề có một cử
chỉ thể hiện thiện chí hòa bình”.
Sau Kiev, phái đoàn trung gian hòa giải của châu Phi hôm nay đến Saint-Petersburg để gặp tổng thống Nga Vladimir Putin.
Hàng ngàn người ở Ấn Độ bắt đầu trở về nhà khi Bão xoáy Biparjoy suy yếu
AP
~2 minutes
Hơn
100.000 người trú ẩn tránh Bão Biparjoy trong các trại cứu trợ ở miền
tây Ấn Độ đã bắt đầu trở về nhà sau khi cơn bão suy yếu và tiến về phía
Pakistan, nhà chức trách cho biết ngày thứ Bảy.
Tại ngôi làng
Jakhau ven biển, nơi cơn bão đổ bộ vào bang Gujarat của Ấn Độ hôm thứ
Năm, hơn 130 người đã trở về nhà từ một nơi trú ẩn do chính phủ điều
hành vào giữa ngày thứ Bảy.
Các quan chức cho biết điện đã được
khôi phục ở nhiều ngôi làng nhưng một số vẫn bị mất điện. Sau khi đổ bộ,
bão xoáy đã làm bật gốc cây cối và cột điện ở hàng trăm ngôi làng dọc
theo các vùng ven biển của bang Gujarat.
Cơn bão có vận tốc gió 85 km/giờ và giật tới 105 km/giờ.
Cục
Khí tượng Ấn Độ cho biết vào sáng ngày ngày thứ Bảy rằng cơn bão đã suy
yếu thành áp thấp sâu và dự kiến sẽ suy yếu hơn nữa trong 12 giờ tới.
Hiện
chưa rõ mức độ thiệt hại toàn bộ ở Gujarat. Một người đàn ông và con
trai của ông đã tử vong hôm thứ Năm khi họ cố gắng cứu gia súc của mình ở
Gujarat, theo hãng tin Press Trust of India. Ngoài ra, 23 người bị
thương ở những khu vực khác, giới hữu trách cho biết.
Chính phủ
Gujarat nói họ đã điều 184 toán ứng phó nhanh để giải cứu động vật hoang
dã và dọn sạch cây đổ ở Công viên Quốc gia Gir, nơi sinh sống của gần
700 con sư tử Châu Á.
Một nghiên cứu năm 2021 cho thấy tần suất,
thời gian và cường độ của các cơn bão xoáy ở Biển Ả-rập đã tăng lên đáng
kể từ năm 1982 đến năm 2019, và các chuyên gia cho rằng sự gia tăng này
sẽ tiếp tục, khiến việc chuẩn bị ứng phó thiên tai trở nên cấp bách
hơn.
Putin nói Nga đặt bom hạt nhân ở Belarus là để cảnh báo phương Tây
Reuters
4–5 minutes
Tổng
thống Nga Vladimir Putin ngày thứ Sáu nói việc ông triển khai vũ khí
hạt nhân chiến thuật tới Belarus, điều mà ông lần đầu tiên xác nhận đã
diễn ra, là lời nhắc nhở với phương Tây rằng họ không thể gây ra một
thất bại chiến lược đối với Nga.
Phát biểu tại diễn đàn kinh tế
hàng đầu của Nga ở St Petersburg, ông Putin nói các đầu đạn hạt nhân
chiến thuật của Nga đã được chuyển giao cho đồng minh thân cận Belarus,
nhưng nhấn mạnh ông thấy Nga không cần phải sử dụng vũ khí hạt nhân vào
lúc này.
"Như quý vị đã biết, chúng tôi đang đàm phán với đồng
minh của chúng tôi, Tổng thống Belarus Alexander Lukashenko, rằng chúng
tôi sẽ chuyển một phần vũ khí hạt nhân chiến thuật này tới lãnh thổ
Belarus - điều này đã xảy ra," ông Putin nói.
"Những đầu đạn hạt
nhân đầu tiên đã được chuyển đến lãnh thổ Belarus. Nhưng chỉ những đầu
đạn đầu tiên, phần đầu tiên. Chúng tôi sẽ hoàn thành công tác này vào
cuối mùa hè hoặc cuối năm."
Những đầu đạn này là vũ khí hạt nhân
tầm ngắn có khả năng được sử dụng trên chiến trường. Đây là lần đầu tiên
Moscow triển khai các đầu đạn như vậy bên ngoài nước Nga kể từ khi Liên
bang Soviet sụp đổ.
Việc này có chủ đích là cảnh báo phương Tây về việc trang bị vũ khí và hỗ trợ cho Ukraine, nhà lãnh đạo Nga nói.
"...Nó
chính xác là một yếu tố răn đe để tất cả những ai đang nghĩ đến việc
gây ra một thất bại chiến lược đối với chúng tôi sẽ không lờ đi tình
huống này," ông Putin nói, sử dụng một thuật ngữ ngoại giao cho một thất
bại nặng nề đến mức sức mạnh của Nga sẽ bị giảm sút trên trường quốc tế
trong nhiều thập niên.
Mỹ đã chỉ trích quyết định của ông Putin
nhưng nói rằng họ không có ý định thay đổi lập trường của mình về vũ khí
hạt nhân chiến lược và chưa thấy bất cứ dấu hiệu nào cho thấy Nga đang
chuẩn bị sử dụng vũ khí hạt nhân.
Tuy nhiên, bước đi của Nga đang
được theo dõi chặt chẽ bởi Washington và các đồng minh cũng như Trung
Quốc, nước đã nhiều lần cảnh báo về việc sử dụng vũ khí hạt nhân trong
cuộc chiến ở Ukraine.
Ông Putin nói phương Tây đang làm mọi thứ có
thể để gây ra thất bại chiến lược cho Nga ở Ukraine, nơi Moscow đang
vướng vào cuộc chiến tranh trên bộ lớn nhất ở Châu Âu kể từ Thế chiến
thứ hai sau khi xâm lược nước láng giềng vào năm ngoái trong điều mà họ
gọi là "chiến dịch quân sự đặc biệt."
Nhưng Nga chưa cần dùng đến
vũ khí hạt nhân vào lúc này, ông Putin nói. Ông cũng tỏ dấu hiệu cho
thấy không có sự thay đổi nào đối với quan điểm hạt nhân của Moscow, vốn
chỉ dự kiến một bước đi như vậy nếu sự tồn tại của nhà nước Nga bị đe
dọa.
"Vũ khí hạt nhân đã được tạo ra để bảo đảm an ninh của chúng
ta theo nghĩa rộng nhất của từ này và sự tồn tại của nhà nước Nga, nhưng
chúng ta... không có nhu cầu như vậy (sử dụng chúng)," ông Putin nói.
Giọng
điệu thách thức khi phát biểu trước tầng lớp thượng lưu chính trị và
kinh doanh của đất nước, ông nói rằng cuộc phản công của Ukraine chống
lại các lực lượng Nga ở Ukraine cho đến nay vẫn chưa có bất cứ thành
công đáng kể nào. Lực lượng của Kyiv đang chịu tổn thất nặng nề và
"không có cơ hội" chống lại quân đội Nga, ông nói.
Ông cho rằng
Ukraine sẽ sớm cạn kiệt thiết bị quân sự của riêng mình, khiến nước này
hoàn toàn phụ thuộc vào khí tài do phương Tây cung cấp, làm suy yếu khả
năng chiến đấu lâu dài của nước này.
Các nhà phân tích quân sự độc
lập cho biết Ukraine đã chiến đấu nhỉnh hơn so với quân đội lớn hơn
nhiều của Nga trong gần 16 tháng chiến tranh, buộc nước này phải rút lui
đáng kể xung quanh các thành phố Kyiv, Kharkiv và Kherson.
Các
chỉ huy quân sự của Ukraine ngày thứ Sáu nói rằng quân đội Ukraine đang
tiến công đang đối mặt với "sự kháng cự tuyệt vọng" từ các lực lượng Nga
xung quanh thành phố Bakhmut, nơi mà Nga chiếm được vào tháng trước sau
trận chiến dài nhất trong cuộc chiến.
Ukraine nói họ đã chiếm lại bảy ngôi làng và 100 km vuông trong giai đoạn đầu của cuộc phản công.
Nhưng
Bộ Quốc phòng Nga ngày thứ Sáu nói rằng lực lượng của họ đã đẩy lùi
nhiều nỗ lực phản công của quân đội Ukraine tại các địa điểm khác nhau ở
tiền tuyến trong 24 giờ qua, gây tổn thất nặng nề cho lực lượng của
Kyiv.
Ngoại trưởng Mỹ Blinken công du Trung Quốc: Ba ưu tiên chính trong nghị trình - BBC News Tiếng Việt
6–8 minutes
Tác giả, Anthony Zurcher
Vai trò, Tháp tùng Ngoại trưởng Mỹ
Hôm
nay, Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken có chuyến công du đầu tiên đến
Trung Quốc trong gần năm tháng qua, sau khi mối quan hệ song phương rạn
nứt nghiêm trọng liên quan đến vụ khinh khí cầu tình nghi là do thám của
Bắc Kinh.
Chuyến đi của ông Blinken trước đó đã bị
hủy vì vụ việc này, khi Bắc Kinh tuyên bố khinh khí cầu này dùng để giám
sát thời tiết, và đã bị trôi dạt ngang qua vùng lãnh thổ của Mỹ trước
trước khi bị máy bay quân sự Mỹ bắn hạ.
Chuyến đi của
ông Blinken bao gồm các cuộc gặp với giới chức ngoại giao hàng đầu của
Trung Quốc, nhưng chưa có tuyên bố liệu ông ấy sẽ có cuộc gặp với Chủ
tịch Trung Quốc Tập Cận Bình hay không, người trước đó đã có cuộc gặp
với tỷ phú Bill Gates hôm thứ Sáu 16/06.
Hai siêu cường
đã có một danh sách dài những vấn đề khiến đôi bên quan ngại, bao gồm
những bất đồng nổi cộm cũng như những lĩnh vực tiềm năng có thể cùng hợp
tác.
Đây là ba lĩnh vực chính có thể đứng đầu chương trình nghị sự.
Hàn gắn mối quan hệ
Trên hết, chuyến công du của ông Blinken là về việc thiết lập lại tương tác ngoại giao.
Hồi
tuần rồi, đã có dấu hiệu tan băng đầu tiên trong mối quan hệ ngoại giao
khi giới chức cấp cao Mỹ và Trung Quốc gặp nhau tại thủ đô Vienna, Áo.
Nhưng
ông Blinken là quan chức cấp cao nhất trong chính quyền của Tổng thống
Biden đến thăm Trung Quốc, và đánh dấu chuyến công du đầu tiên của một
ngoại trưởng Mỹ đến Bắc Kinh kể từ tháng 10/2018.
Hiện
nay là thời điểm tốt để hội đàm một lần nữa bởi vì điều này giảm nguy cơ
xảy ra xung đột, Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ phụ trách các vấn đề Đông Á và
Thái Bình Dương, ông Kurt Campbell thông tin trước chuyến đi.
"Chúng
ta không thể để các bất đồng có thể chia rẽ chúng ta, ngăn cản con
đường tiến đến những ưu tiên toàn cầu, đòi hỏi chúng ta phải cùng nhau
hợp tác."
Tuy nhiên, phản ứng từ phía Trung Quốc đối với chuyến đi của ông Blinken là hơi lạnh nhạt.
Theo
thông tin từ Trung Quốc về cuộc điện đàm giữa Ngoại trưởng Trung Quốc
Tần Cương và người đồng cấp Mỹ Blinken tối thứ Tư 14/06, thì ông Tần
Cương được cho biết đã nói với ông Blinken rằng "rất rõ ràng ai phải bị
lên án" về suy yếu gần đây trong mối quan hệ song phương.
"Mỹ
nên tôn trọng những quan ngại của Trung Quốc, ngừng can thiệp vào công
việc nội bộ của Trung Quốc, và chấm dứt việc gây tổn hại đến những mối
quan tâm về chủ quyền, an ninh và phát triển của Trung Quốc, nhân danh
là sự cạnh tranh," ông Tần nói.
Mỹ đã hạ thấp những
tuyên bố quan trọng này theo sau chuyến thăm. Dường như "thành quả" duy
nhất từ những cuộc họp, theo cách nói ngoại giao, sẽ là tất cả các cuộc
họp đã diễn ra.
Đừng mong chờ bất kỳ một dạng thức đột
phá hoặc biến chuyển nào theo cách hai bên đối xử với nhau, ông Daniel J
Kritenbrink, Trợ lý Ngoại trưởng phụ trách các vấn đề Đông Á và Thái
Bình Dương cho biết.
Nếu cuộc gặp lần này dẫn đến tương tác xa hơn giữa giới chức Mỹ và Trung Quốc, thì đây sẽ tạo nền tảng cho hai bên.
Giảm nhiệt căng thẳng thương mại
Mối
quan hệ giữa Tổng thống Biden với Trung Quốc đã có một khởi đầu trắc
trở, một phần bởi vì ông ấy đã không sẵn sàng hủy bỏ những biện pháp
thuế quan thương mại do người tiền nhiệm Donald Trump ban bố.
Các biện pháp này bao gồm hàng tỷ USD giá trị thuế quan quan trọng áp đặt lên hàng hóa do Trung Quốc sản xuất.
Trong
một vài lĩnh vực, ông Biden thậm chí còn siết chặt hơn nữa, với những
lệnh hạn chế sản xuất chip của Mỹ sang Trung Quốc, nhằm duy trì vị thế
thượng phong của Mỹ trong những ngành công nghệ điện tử tối tân nhất.
Trung
Quốc cũng đáp trả bằng việc ban hành lệnh cấm mua sản phẩm chip bộ nhớ
máy tính từ tập đoàn Micron, một nhà sản xuất lớn nhất của Mỹ.
Ông
Campbell hiểu về những quan ngại của Trung Quốc nhưng cho biết Mỹ sẽ
bảo vệ và giải thích những điều đã được thực hiện và những gì sắp tới.
Nếu
công nghệ máy tính là một lĩnh vực phải chịu sự cạnh tranh dữ dội giữa
hai siêu cường, thì nền thương mại liên quan đến thuốc cấm có thể mang
đến không gian hợp tác.
Mỹ muốn hạn chế việc xuất khẩu
các thành phần hóa học do Trung Quốc sản xuất, dùng để chế tạo fentanyl,
một opioid tổng hợp, mạnh gấp nhiều lần so với heroin.
Số
lượng người chết ở Mỹ liên quan đến sử dụng thuốc quá liều liên quan
đến fentanyl đã tăng hơn gấp ba lần trong vòng bảy năm qua.
"Đây
là một vấn đề cực kỳ nghiêm trọng và khẩn cấp đối với nước Mỹ," ông
Kritenbrink nói, nhưng điều này cũng tự thân cho thấy những thách thức.
Ngăn chặn chiến tranh
Sau
sự kiện khinh khí cầu, cũng có thông tin là Trung Quốc đang cân nhắc
gửi vũ khí cho Nga, vốn sẽ có thể ngay lập tức được dùng trong cuộc
chiến Ukraine.
Giới chức chính phủ Mỹ đã rút những cáo
buộc, bãi bỏ những điều có thể được xem là một vấn đề đặc biệt đáng lưu
tâm giữa hai quốc gia với rủi ro có thể biến cuộc xung đột Nga-Ukraine
trở thành một cuộc chiến tranh ủy nhiệm giữa Mỹ và Trung Quốc.
Thế
nhưng chờ đợi ông Blinken hưởng ứng những cảnh báo được Mỹ đưa ra cho
phía Trung Quốc tại Vienna về những hậu quả cực kỳ nghiêm trọng nếu
Trung Quốc có trợ giúp tài chính và quân sự cho Nga.
Các
tàu chiến của Mỹ và Trung Quốc đã có những màn đối đầu căng thẳng liên
quan đến eo biển Đài Loan và Biển Đông. Trung Quốc đã tuyên bố chủ quyền
trong phần lớn khu vực ở Biển Đông, trong khi Mỹ khẳng định đây là vùng
lãnh hải quốc tế.
Ông Blinken và đội ngũ ngoại giao của
mình đã tuyên bố mục tiêu của chuyến đi là "giảm rủi ro" từ những căng
thẳng, và cải thiện kênh liên lạc là điểm khởi đầu.
Để
đạt được hơn điều này, hiện nay có thể là nhiệm vụ khó khăn - và hợp tác
sâu rộng hơn có thể càng khó khăn hơn cho ông Biden khi ngôn từ chỉ
trích Trung Quốc ở Washington chắc chắn sẽ 'tăng nhiệt' hơn khi cuộc bầu
cử tổng thống Mỹ 2024 đang 'nóng' dần.
Một kết quả thỏa
mãn từ chuyến đi cho cả đôi bên có thể chỉ đơn giản là mở lại các kênh
liên lạc, nhằm giúp ngăn chặn xảy ra vụ việc dẫn đến xung đột quân sự.
Trước nguy cơ Trung Quốc, Indonesia mua tiếp radar để giám sát không phận
Thu Hằng
Không
lâu sau thông báo mua của Qatar 12 chiến đấu cơ Pháp Mirage 2000 đã qua
sử dụng, Indonesia đặt mua 13 radar quân sự tầm xa của tập đoàn Pháp
Thales. Ngày 18/06/2023, Thales và doanh nghiệp Nhà nước Indonesia PT
Len Industri cho biết số thiết bị mới này nhằm đổi mới các phương tiện
giám sát không phận của quần đảo rộng lớn gồm 17.000 hòn đảo.
Đăng ngày:
Theo
thông cáo, radar được mua là loại Ground Master 400 alpha (GM400α),
được lắp trên khắp lãnh thổ, sẽ giúp quân đội Indonesia “có được hình ảnh trên không có một không hai, bao gồm cả việc phát hiện tất cả các kiểu đe dọa, cho dù là máy bay phản lực, tên lửa, trực thăng đang bay hạ cánh hoặc drone”.
Hợp
đồng kéo dài nhiều năm, tập đoàn Pháp Thales chịu trách nhiệm lắp ráp
radar và hệ thống tin học xử lý thông tin thu được từ radar. Công ty PT
Len chịu trách nhiệm xây trạm lắp đặt radar. Tổng trị giá không được
tiết lộ nhưng mỗi radar có giá vài chục triệu đô la.
Chủ tịch tập đoàn Thales International Pascale Sourisse cho AFP biết GM400α là radar di động có tầm hoạt động 515 km, “kết hợp năng lực trí tuệ nhân tạo để xử lý lượng dữ liệu khổng lồ” nhận được. Bà cho rằng hợp đồng mua 13 radar đời mới nhất “cho
thấy Indonesia đặt trọng tâm vào việc giám sát không phận quanh nước
này và liên quan trực tiếp đến tình hình ở Ấn Độ-Thái Bình Dương”, nơi Trung Quốc không ngừng thể hiện tham vọng.
Đọc thêm : Indonesia mua 12 chiến đấu cơ Mirage 2000 cũ, trong khi chờ nhận Rafale của Pháp
Bắc
Kinh đòi chủ quyền đối với hầu hết Biển Đông trong phạm vi đường 9 đoạn
và chồng lấn với vùng biển Natuna của Indonesia. Tầu thuyền của Trung
Quốc liên tục theo dõi, hăm dọa tầu thuyền các nước có tranh chấp trong
khu vực. Trang ABS-CBN trích thông tin ngày 17/06 của Lực lượng Hải cảnh
Philippines (PCG) cho biết một tầu hải quân Trung Quốc đã bám theo tầu
BRP Francisco Dagohoy đến tiếp viện cho cư dân trên đảo Thị Tứ
(Philippines gọi là đảo Pag-asa) trên đường trở về Palawan hôm 16/06.
Tầu Trung Quốc rời khỏi khu vực sau khi phát sóng radio cảnh cáo. Trước
đó, Manila tố cáo Trung Quốc suýt gây va chạm với một tàu hải cảnh
Philippines và chiếu tia laser vào một tàu khác.
Hơn 60 quốc gia tham gia Hội nghị Quốc tế tái thiết Ukraina
Thu Hằng
Hội
nghị Quốc tế tái thiết Ukraina lần thứ hai được Anh tổ chức ngày
21-22/06/2023 tại Luân Đôn. Theo chính phủ Anh, quan chức của hơn 60
nước, cùng với hàng trăm nhà lãnh đạo các doanh nghiệp lớn trên thế
giới, các tổ chức phi chính phủ sẽ tham gia sự kiện. Tổng thống Ukraina
Volodymyr Zelensky dự kiến phát biểu qua cầu truyền hình.
Ngày 17/06, thủ tướng Anh Rishi Sunak nhấn mạnh “việc tái thiết nền kinh tế Ukraina có tầm quan trọng như chiến lược quân sự của nước này”.
Theo hãng tin AFP, thách thức trong hội nghị lần thứ hai, sau hội nghị
đầu tiên ở Lugano (Thụy Sĩ), là huy đông được lĩnh vực tư nhân đồng hành
cùng với các định chế tài chính quốc tế. Do đó, thủ tướng Anh nhấn
mạnh: “Lòng dũng cảm của Ukraina trên chiến trường phải đi kèm với tầm nhìn của lĩnh vực tư nhân giúp Ukraina tái thiết và phục hồi”.
Ngân
Hàng Thế Giới thẩm định Ukraina cần ngay lập tức 14 tỉ đô la để sửa
chữa thiệt hại do chiến tranh. Tuy nhiên, quá trình khôi phục nền kinh
tế sẽ cần đến 441 tỉ đô la, theo nghiên cứu mới nhất của Ngân Hàng Thế
Giới, Liên Hiệp Quốc, Liên Hiệp Châu Âu và chính phủ Ukraina. Luân Đôn
dự kiến công bố nhiều sáng kiến mới trong các lĩnh vực công nghệ và năng
lượng xanh để tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình hợp tác giữa các
doanh nghiệp Ukraina và Anh Quốc.
Tuy nhiên, về hợp tác với Liên
minh quân sự Bắc Đại Tây Dương - NATO, Ukraina sẽ không được hưởng ưu
đãi về tiến trình gia nhập khối. Tổng thống Mỹ Joe Biden đã quả quyết
một lần nữa khi trả lời báo giới hôm 17/06. Ông cho rằng Kiev phải “tuân thủ mọi tiêu chí. Chúng tôi sẽ không làm dễ việc đó”.
Trước
đó, tổng thư ký NATO Jen Stoltenberg khẳng định Ukraina sẽ không được
mời gia nhập NATO tại thượng đỉnh diễn ra ngày 11-12/07 dù ông cho rằng
Ukraina sẽ trở thành “thành viên vào một thời điểm nào đó”. NATO dự kiến tổ chức một cuộc họp thượng đỉnh với tổng thống Zelensky trong dịp này.
Ngoại trưởng Mỹ công du Trung Quốc, Bắc Kinh tiếp đón lạnh nhạt
Trọng Nghĩa
Ngoại
trưởng Antony Blinken đã đến Bắc Kinh vào hôm nay, 18/06/2023 là nhà
ngoại giao cấp cao đầu tiên của Hoa Kỳ đến thăm Trung Quốc kể từ năm
2018 đến nay. Bốn tháng sau chuyến công du bị hoãn vì vụ khinh khí cầu
do thám Trung Quốc trên đất Mỹ, ngoại trưởng Blinken muốn xoa dịu quan
hệ căng thẳng giữa hai nước, nhưng theo giới quan sát, chuyến thăm này
khó mang lại những đột phá cụ thể.
Đăng ngày:
Theo
ghi nhận của thông tín viên RFI Stéphane Lagarde tại Bắc Kinh, chuyên
cơ chở ngoại trưởng Mỹ đã hạ cánh xuống thủ đô Trung Quốc ngay từ sáng
nay. Ra đón ông tại sân bay là một phái đoàn bao gồm đại sứ Hoa Kỳ tại
Trung Quốc Nicholas Burns và ông Dương Đào (Yang Tao), Vụ trưởng Vụ Bắc
Mỹ và Châu Đại Dương, bộ Ngoại Giao Trung Quốc.
Theo Stéphane Lagarde, Bắc Kinh không chỉ thể hiện thái độ "lạnh nhạt"
khi đón tiếp ngoại trưởng Mỹ mà còn không ngần ngại tung tín hiệu cảnh
cáo hướng về phía Washington ngay trước khi ông Blinken đến thủ đô Trung
Quốc:
“Không có thảm đỏ ở dưới chân cầu thang máy bay của
ngoại trưởng Mỹ sáng nay ở Bắc Kinh. Washington đã tự đứng ra cùng tổ
chức chuyến thăm này mà theo tuyên bố của bộ Ngoại Giao Trung Quốc,
không phải là theo lời mời của Bắc Kinh, mà là do “sự sắp xếp giữa hai
bên”.
Kể từ sau vụ khinh khí cầu do thám Trung Quốc bị
bắn hạ trên bầu trời Hoa Kỳ, quan hệ giữa hai nước đã nguội lạnh thêm.
Hai bên đã đàm phán căng thẳng về mặt ngoại giao và phía Mỹ như đã phải
nhượng bộ: Giảm bớt các biện pháp trừng phạt và đặc biệt là các tiết lộ
liên quan đến hoạt động gián điệp của Trung Quốc.
Cuộc
điện đàm nhằm chuẩn bị cho chuyến thăm chính thức này giữa ngoại trưởng
Antony Blinken và người đồng cấp Trung Quốc Tần Cương đã bộc lộ những
bất đồng lớn, và truyền thông nhà nước Trung Quốc cho rằng “Hoa Kỳ không
nên có ảo tưởng là xử sự được với Trung Quốc trong thế mạnh”. Đây cũng
là những lời lẽ phi ngoại giao mà chúng ta đã nghe cách đây hai năm, khi
hai cường quốc đầu tiên công khi tiết lộ những bất đồng của họ ở cuộc
họp tại Anchorage.
Quan hệ Mỹ-Trung hiện bị vướng mắc
trên nhiều vấn đề. Đầu tiên hết là vấn đề Đài Loan, Trung Quốc cho rằng
việc chiến hạm Mỹ đi qua eo biển hoặc các chuyến thăm của các quan chức
Mỹ tới Đài Loan là những hành động khiêu khích. Một bình luận trên tờ
báo dân tộc chủ nghĩa Trung Quốc Hoàn Cầu Thời Báo khẳng định là nếu
không có tiến bộ về vấn đề Đài Loan, chuyến thăm này sẽ chẳng ích lợi
gì.
Ngoài ra hai bên cũng bất đồng trên các hồ sơ
Ukraina, với việc Bắc Kinh ủng hộ Matxcơva, cũng như các căng thẳng liên
quan đến Biển Đông và Biển Hoa Đông.
Tóm lại, chúng ta
phải xem hai bên sẽ nói gì với nhau trong những cuộc họp kín, nhưng rõ
ràng là mục tiêu chuyến thăm này trước hết là để tái lập đối thoại và mở
đường cho các cuộc gặp song phương khác trong những tháng tới.”
(AFP) - Singpore sẽ triển khai thêm nhiều robot cảnh sát trên đường phố. Sau
5 năm thử nghiệm, cảnh sát Singpore hôm 16/06/2023 thông báo sẽ triển
khai thêm dần dần robot tuần tra, để tăng cường hoạt động của lực lượng
cảnh sát. Các robot tuần tra được trang bị camera, thiết bị bắt tín
hiệu, loa, đèn hiệu, còi, màn hình và có thể giao tiếp với người dân
thông qua bộ loa. Với các thiết bị trên, robot có thể chăng dây, cảnh
báo người qua đường khi xảy ra một sự cố trên đường, trong khi chờ lực
lượng cảnh sát đến hiện trường.
(AFP) - Số di dân quốc tế vào châu Âu qua ngả trung Địa Trung Hải trong 6 tháng đầu năm 2023 tăng hơn gấp đôi.
Cơ quan châu Âu về giám sát biên giới, Frontex, hôm 16/06/2023 ra báo
cáo cho biết con số này là 50.300 người, mức cao nhất tính từ năm 2017
đến nay. Tuy nhiên, số di dân qua ngả tây Địa Trung Hải và tây Balkan
lại giảm, chủ yếu do điều kiện thời tiết xấu khiến các chuyến di cư trở
nên nguy hiểm và nhiều rủi ro hơn. Frontex cảnh báo sức ép di dân đối
với châu Âu vẫn sẽ ở mức cao và các đường dây đưa di dân trái phép sẽ
tăng trong những tháng tới đây.
(AFP) - Tòa Tối Cao Canada bảo vệ thỏa thuận ký với Mỹ hồi năm 2002 về tị nạn. Theo thỏa thuận này, người xin tị nạn sẽ phải nộp đơn ở nước đầu tiên mà họ đặt chân đến. Các di dân không được vượt lãnh thổ Mỹ để đến tìm vận may ở Canada. Tuy
nhiên, các hiệp hội bảo vệ di dân cho rằng thỏa thuận này vi phạm quyền
tự do và an ninh của người xin tị nạn, bởi họ xem lãnh thổ Mỹ không
phải nơi an toàn : nhà chức trách Mỹ bỏ tù và trục xuất người xin tị
nạn. Hồi tháng 07/2020, tòa án liên bang Canada đã bác bỏ thỏa thuận vì
cho rằng văn bản này vi phạm Hiến chương của Canada về các quyền và tự
do. Tuy nhiên, theo phán quyết mới của Tòa tối cao Canada hôm
16/06/2023, thỏa thuận này là hợp hiến.
(AFP) - Phần Lan sẽ thắt chặt chính sách nhập cư. Chính
phủ Phần Lan hôm 16/06/2023 chính thức công bố kế hoạch. Trong số các
biện pháp chính, có việc thắt chặt các điều kiện cấp giấy phép cư trú
thường xuyên hoặc quốc tịch. Tới đây, giấy phép cư trú cấp cho người
được hưởng quy chế bảo trợ quốc tế chỉ là tạm thời, với thời hạn tương
đương mức tối thiểu trong Liên Âu. Thủ tục đoàn tụ gia đình sẽ khó khăn
hơn, người được hưởng quy chế bảo trợ quốc tế sẽ có thể bị rút quy chế
tị nạn nếu đi nghỉ ở nước nguyên quán.
(AFP) - “Show” của Elon Musk ở Paris. Hôm
16/06/2023, nhà tỷ phú Mỹ Elon Musk, khách mới của triển lãm công nghệ
Viva Tech 2023, đã phát biểu trước 3.000 người tại Paris. Trong hai
tiếng đồng hồ, chủ nhân của Twitter, SpaceX và Tesla đã đưa ra nhiều lời
khuyên cho các lãnh đạo công ty khởi nghiệp và những người muốn lập
doanh nghiệp. Tuy nhiên, ông Elon Musk không nói gì về khả năng đặt một
nhà máy sản xuất xe điện Tesla ở Pháp. Ông chỉ thông báo là trong năm
2023, công ty Neuralink của tiến hành ca cấy ghép não đầu tiên trên
người
*********
Nhật hoàng lần đầu thăm chính thức nước ngoài kể từ khi lên ngôi
Khánh An
~3 minutes
Hãng
Kyodo đưa tin Nhật hoàng Naruhito và Hoàng hậu Masako ngày 17.6 rời
Tokyo, bắt đầu chuyến thăm thiện chí chính thức đầu tiên trên cương vị
đại diện Hoàng gia Nhật, kể từ khi ông lên ngôi vào năm 2019.
Chuyến
thăm Indonesia kéo dài đến ngày 23.6 bao gồm tiệc trưa chính thức với
Tổng thống Indonesia Joko Widodo và chuyến viếng nghĩa trang các chiến
binh giành độc lập Indonesia.
Đây là chuyến ra nước ngoài thứ 2
của Nhật hoàng và hoàng hậu kể từ khi lên ngôi, sau khi đến London dự
tang lễ cố Nữ hoàng Anh Elizabeth vào tháng 9.2022.
Chuyến thăm
diễn ra khi Nhật Bản và ASEAN, do Indonesia giữ chức chủ tịch luân phiên
trong năm 2023, kỷ niệm 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao.
Trước
khi lên đường, Nhật hoàng bày tỏ hy vọng rằng chuyến thăm sẽ làm sâu
sắc hơn nữa mối quan hệ giữa 2 nước sau khi từng trải qua "giai đoạn khó
khăn", đề cập việc Nhật đưa quân đến Indonesia trong Thế chiến 2.
"Điều
quan trọng là tưởng nhớ những người đã thiệt mạng, hiểu sâu hơn về lịch
sử và nuôi dưỡng tình yêu hòa bình", ông phát biểu trong một cuộc họp
báo ngày 15.6 ở Tokyo.
Ông bày tỏ hy vọng chuyến thăm sẽ thúc đẩy
sự phối hợp nhiều hơn giữa giới trẻ Indonesia và Nhật, đồng thời đề cập
rằng ông và hoàng hậu mong muốn tìm hiểu thêm về đất nước Indonesia.
Trước đó, Tổng thống Widodo hồi tháng 8.2019 đã mời Nhật hoàng đến thăm.
Nhật
hoàng Naruhito cho hay hoàng hậu vốn lâu nay phải gặp vấn đề với tình
trạng sức khỏe do căng thẳng gây ra nên sẽ không tham gia mọi sự kiện
với ông tại Indonesia.
Dự kiến Nhật hoàng và hoàng hậu sẽ gặp Tổng
thống Widodo và phu nhân vào ngày 19.6, và họ sẽ cùng ăn trưa tại dinh
tổng thống ở Bogor gần Jakarta. Vào ngày hôm sau, phái đoàn sẽ dâng hoa
tại Nghĩa trang Anh hùng Kalibata.
Từ ngày 21.6, dự kiến Nhật
hoàng sẽ đến Yogyakarta, thành phố cổ ở miền trung Java, để dự tiệc tối
do tỉnh trưởng địa phương tổ chức.
Lịch trình chuyến công du của
Nhật hoàng còn bao gồm chuyến thăm một tuyến đường sắt cao tốc xây dựng
với sự viện trợ kinh tế của Nhật và một trường đại học có dạy tiếng
Nhật, cũng như gặp gỡ những công dân Nhật sống ở Indonesia.
*********
Ngày tàn của ông trùm đánh thuê Wagner đã đến gần?
Thậm chí, Yevgeny Prigozhin còn "lớn mật" đến nỗi dám có những tuyên bố được coi là chống lại lệnh của Tổng thống Nga Vladimir Putin.
Điều
gì đã khiến cho một đồng minh thân cận trong nhiều năm của Tổng thống
Putin trở nên "cứng đầu" và liều lĩnh đến vậy? Liệu ngày tàn của
Prigozhin đã đến gần hay ông Putin tiếp tục làm ngơ những chiêu trò của
ông trùm Wagner như một cách để tạo một thế lực đối trọng với các tướng lĩnh quân đội Nga?
Ông trùm Wagner tự gây khó vì vạ miệng?
Tập
đoàn lính đánh thuê Wagner đã được Prigozhin thành lập vào năm 2014 và
một trong những nhiệm vụ đầu tiên của công ty quân sự tư nhân này là
giúp cho lực lượng ly khai do Nga hậu thuẫn kiểm soát và sau đó sáp nhập
bán đảo Crimea.
Sau đó Wagner lại tiếp tục hỗ trợ lực lượng ly khai thân Nga tại Donbass.
Theo
báo cáo của Trung tâm Nghiên cứu chiến lược và quốc tế (CSIS), Wagner
không phải là một công ty quân sự tư nhân đơn thuần mà là một hệ thống
chuyên cung cấp từ dịch vụ hỗ trợ an ninh, cố vấn quân sự cho đến lính
đánh thuê.
Wagner hiện đang hoạt động tại 30 quốc gia và có hai
trung tâm huấn luyện tại Nga. Và cũng theo CSIS, Wagner được sự hậu
thuẫn mạnh mẽ từ Điện Kremlin, hoạt động của tập đoàn này có liên kết
chặt chẽ với quân đội và các cơ quan tình báo của Nga.
Và hơn thế
nữa, theo truyền thông phương Tây, người đứng đầu Wagner là ông
Prigozhin còn được gọi là "đồng minh thân cận" của Tổng thống Vladimir
Putin.
Mùa hè năm 2022, giữa lúc quân đội Nga chịu nhiều tổn thất
trên chiến trường, cần gấp một lực lượng lớn bổ sung thì Wagner mới
chính thức tham chiến.
Với sáng kiến tuyển tù nhân đi cầm súng
ngoài chiến tuyến để đổi lấy tự do của Prigozhin, cho đến nay Wagner có
hơn 50.000 lính đánh thuê được triển khai tại Ukraine.
Liền khi
bắt đầu tham chiến, lực lượng Wagner luôn đóng vai trò tấn công chủ lực
tại các điểm nóng mà điển hình nhất phải kể đến chiến địa đẫm máu
Bakhmut, từ đầu năm 2023 cho đến khi Prigozhin tuyên bố đã hoàn toàn
"giải phóng" Bakhmut vào ngày 20-5.
Và cũng từ chiến địa này bắt
đầu âm ỉ nảy sinh những mâu thuẫn, những cuộc tranh cãi công khai với Bộ
trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu và Tổng tham mưu trưởng quân đội
Nga Valery Gerasimov.
Việc quân đội chính quy Nga rơi vào tình
trạng khó khăn lúc đầu trong cuộc chiến với Ukraine đã trao cơ hội cho
thủ lĩnh của Wagner nổi lên thành một ngôi sao tầm cỡ quốc gia, người có
khả năng gỡ thế bí cho Matxcơva bằng đội lính đánh thuê cảm tử, sẵn
sàng hy sinh để đạt được mục tiêu.
Và khi Prigozhin càng ngày càng
nổi bật hơn, ông mạnh miệng hơn, thì chuyện rắc rối bắt đầu. Thủ lĩnh
Wagner trong nhiều video đăng tải trên trang cá nhân đã rất giận dữ công
kích, cáo buộc Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu và Tổng tham mưu
trưởng quân đội Nga Valery Gerasimov không cung cấp đầy đủ vũ khí và
nhân lực cho trận chiến ở Bakhmut.
Cụ thể, trong video phát đi
ngày 5-5 năm nay, ông trùm Wagner đã nổi đóa tuyên bố: "Đối với hàng
chục ngàn người bị tử trận và bị thương, các ông ấy (ám chỉ ông Shoigu
và ông Gerasimov) phải chịu trách nhiệm, và tôi chắc chắn sẽ hiện thực
hóa điều này".
Bộ Quốc phòng Nga ra tay
Người ta
không biết chính xác những cáo buộc của ông Prigozhin có đúng hay không,
nhưng cứ theo lẽ thường và một số thông tin tình báo bị rò rỉ, thì Bộ
Quốc phòng Nga sẽ phải tìm cách này hay cách khác để kiềm chế "con ngựa
bất kham" này.
Và cách đơn giản nhất, hiệu quả nhất để hạ uy tín Wagner chính là không cung cấp vũ khí và gây khó khăn cho việc tuyển quân.
Chiêu
tiếp theo mà Bộ Quốc phòng Nga tung ra là chuyện hợp đồng. Vào ngày
10-6, Bộ Quốc phòng Nga thông báo ông Shoigu đã ra lệnh cho tất cả "đơn
vị tình nguyện" ký hợp đồng với bộ của ông vào cuối tháng này.
Theo
giải thích của bộ này thì hợp đồng nhằm mục đính tăng tính hiệu quả của
quân đội Nga. Thế nhưng giới truyền thông ai cũng hiểu là hợp đồng này
nhằm khiến cho những người lính đánh thuê phải vào quy củ.
Chuyên
gia Kateryna Stepanenko thuộc Viện Nghiên cứu chiến tranh (ISW) có trụ
sở tại Mỹ bình luận: "Nỗ lực chính thức hóa các lực lượng tham chiến của
Bộ Quốc phòng Nga có thể nhằm tập trung kiểm soát nhân sự và nguồn cung
cho các đơn vị phi chính quy để đối phó đợt phản công của Ukraine, cũng
như hạn chế khả năng hoạt động độc lập của ông Prigozhin".
Thế
nhưng khi được hỏi về chuyện hợp đồng, ông trùm Wagner liền đáp trả một
cách cứng rắn: "Wagner sẽ không ký bất kỳ hợp đồng nào với ông Shoigu"
và "ông Shoigu không thể quản lý hợp lý các đội hình quân sự".
Tổng thống Putin ra tay, nghiêng về phe quân đội?
Trong
bối cảnh các cuộc phản công của quân đội Ukraine đã chính thức bắt đầu
thì việc đấu đá nội bộ như vậy giữa Wagner và Bộ Quốc phòng quả thật
không hay.
Trước đây, Tổng thống Putin thường im lặng trước những
tuyên bố "hổ báo" của ông Prigozhin khi chỉ trích đích danh các cộng sự
của mình, thế nhưng vào ngày 13-6 vừa qua, phát biểu trước một nhóm các
blogger ủng hộ chiến tranh, tổng thống Nga cho biết ông hoan nghênh
sáng kiến của Bộ trưởng Quốc phòng Sergei Shoigu nhằm buộc các nhóm lính
đánh thuê ký hợp đồng với Bộ Quốc phòng Nga.
"Điều này phải được
thực hiện và nó phải được thực hiện càng nhanh càng tốt", ông Putin nói
về các hợp đồng quân sự, đồng thời cho biết điều đó "phù hợp với lý lẽ
thường tình, với thông lệ đã được thiết lập và luật pháp".
Như vậy đây là lần đầu tiên Tổng thống Putin lên tiếng chính thức ủng hộ phe các chỉ huy quân sự của Bộ Quốc phòng Nga.
Theo nhận định của báo The Guardian (Anh), "quyết định này làm suy yếu nghiêm trọng Prigozhin, người đã nhờ vai trò của Wagner trong việc chiếm Bakhmut,
mà trở thành một nhân vật nổi tiếng trước công chúng ở Nga đến mức ông
ta có thể sử dụng thanh thế của mình để mắng mỏ các tướng lĩnh của Putin
và tự đề cao mình".
Ông trùm Wagner không chịu khuất phục
Một
ngày sau, khi được yêu cầu bình luận về những tuyên bố của Tổng thống
Putin, một Prigozhin ưa thách thức đã phùng mang trợn mắt. "Khi chúng
tôi bắt đầu tham gia vào cuộc chiến này, không ai nói rằng chúng tôi có
nghĩa vụ phải ký kết các thỏa thuận với Bộ Quốc phòng" - ông Prigozhin
tuyên bố, được cho là lần phản đòn trực tiếp hiếm hoi nhắm vào Tổng
thống Putin.
"Không ai trong số các thành viên Wagner sẵn sàng đi
vào con đường ô nhục một lần nữa. Và vì vậy sẽ không có ai ký hợp đồng",
Prigozhin nói mạnh miệng, đồng thời cho biết thêm rằng ông tin tổng
thống Nga sẽ tìm ra "sự thỏa hiệp" cho Wagner.
Sự can thiệp trực tiếp của Tổng thống Putin đã đẩy Prigozhin vào một tình thế bấp bênh nhất kể từ đầu cuộc chiến.
Hơn
nữa, sự ngang ngược bất tuân lệnh tổng thống một cách công khai của ông
Prigozhin lần này làm cho rất nhiều người ngạc nhiên.
Đó là dấu hiệu khởi đầu cho ngày tàn của Prigozhin, hay còn ẩn tàng những nguyên nhân sâu xa nào khác?
Theo một số chuyên gia quân sự như Andrei Soldatov và Irina Borogan nhận định trong bài viết "Why Putin needs Wagner",
những lời chỉ trích nặng nề, liên tục nhắm vào Bộ trưởng Quốc phòng Nga
Sergei Shoigu và Tổng tham mưu trưởng quân đội Nga Valery Gerasimov chỉ
có thể giải thích bằng sự ủng hộ mạnh mẽ từ cá nhân Tổng thống Putin
đối với ông Prigozhin.
Lòng trung thành và sự ủng hộ tuyệt đối
của quân đội là điều mà Tổng thống Putin luôn cần, thế nhưng ở một đất
nước rộng lớn với đội quân và những khí tài hùng mạnh như Nga, quyền lực
của quân đội là rất lớn, cuộc chiến càng kéo dài thì quyền lực của quân
đội lại càng nhiều hơn.
Tổng thống Ukraina vẫn dứt khoát không thương lượng với Nga sau khi gặp phái đoàn châu Phi
Thanh Phương
Tổng
thống Ukraina Volodymyr Zelensky hôm qua, 16/06/2023, đã một lần nữa
loại trừ mọi đàm phán với Nga, sau cuộc gặp với các lãnh đạo châu Phi
trong phái đoàn trung gian hòa giải giữa Kiev với Matxcơva. Trong khi
đó, tổng thống Nam Phi Cyril Ramaphosa, một trong bốn tổng thống châu
Phi tham gia phái đoàn, đã kêu gọi Ukraina và Nga “xuống thang” trong cuộc xung đột.
Đăng ngày:
2 phút
Từ Kiev, đặc phái viên Julien Chavanne tường trình:
“Đây
gần như là một nhiệm vụ bất khả thi: Giữa lúc quân Ukraina đang phản
công, Volodymyr Zelensky không thể thay đổi đường lối. Đối với ông, tạm
ngưng chiến tranh lúc này chẳng khác gì cho Putin có thêm thời gian để
củng cố vị thế của ông.
Phái
đoàn trung gian hòa giải của châu Phi đã bị suy yếu sau khi 3 trong số 7
tổng thống châu Phi rời bỏ vào giờ chót. Không những thế, phái đoàn còn
bị chia rẽ, vì các tổng thống châu Phi có mặt tại Kiev không có cùng
quan điểm. Tổng thống Nam Phi Cyril Ramaphosa, thân cận với Matxcơva,
vẫn từ chối lên án cuộc xâm lược của Nga, thậm chí không lên án các tội
ác của quân Nga ở Bucha, nơi mà ông đã đến thăm sáng hôm qua.
Chuyến
đi cũng đã gặp nhiều trắc trở với một vụ rắc rối ngoại giao: Các thành
viên nhóm bảo vệ an ninh của phái đoàn tổng thống Nam Phi đã bị giữ lại ở
sân bay Vacxava của Ba Lan. Trưởng nhóm an ninh của phái đoàn cáo buộc
chính quyền Ba Lan có thái độ kỳ thị sắc tộc.
Chuyến
đi tại Kiev cũng bị xáo trộn: Vào cuối buổi sáng, các vị nguyên thủ
quốc gia châu Phi đã được đưa xuống hầm trú ẩn của khách sạn trong vòng
20 phút, do quân Nga vừa bắn 12 tên lửa xuống thủ đô Ukraina. Đối với
tổng thống Zelensky, đây là bằng chứng cho thấy Putin không hề có một cử
chỉ thể hiện thiện chí hòa bình”.
Sau Kiev, phái đoàn trung gian hòa giải của châu Phi hôm nay đến Saint-Petersburg để gặp tổng thống Nga Vladimir Putin.
Hàng ngàn người ở Ấn Độ bắt đầu trở về nhà khi Bão xoáy Biparjoy suy yếu
AP
~2 minutes
Hơn
100.000 người trú ẩn tránh Bão Biparjoy trong các trại cứu trợ ở miền
tây Ấn Độ đã bắt đầu trở về nhà sau khi cơn bão suy yếu và tiến về phía
Pakistan, nhà chức trách cho biết ngày thứ Bảy.
Tại ngôi làng
Jakhau ven biển, nơi cơn bão đổ bộ vào bang Gujarat của Ấn Độ hôm thứ
Năm, hơn 130 người đã trở về nhà từ một nơi trú ẩn do chính phủ điều
hành vào giữa ngày thứ Bảy.
Các quan chức cho biết điện đã được
khôi phục ở nhiều ngôi làng nhưng một số vẫn bị mất điện. Sau khi đổ bộ,
bão xoáy đã làm bật gốc cây cối và cột điện ở hàng trăm ngôi làng dọc
theo các vùng ven biển của bang Gujarat.
Cơn bão có vận tốc gió 85 km/giờ và giật tới 105 km/giờ.
Cục
Khí tượng Ấn Độ cho biết vào sáng ngày ngày thứ Bảy rằng cơn bão đã suy
yếu thành áp thấp sâu và dự kiến sẽ suy yếu hơn nữa trong 12 giờ tới.
Hiện
chưa rõ mức độ thiệt hại toàn bộ ở Gujarat. Một người đàn ông và con
trai của ông đã tử vong hôm thứ Năm khi họ cố gắng cứu gia súc của mình ở
Gujarat, theo hãng tin Press Trust of India. Ngoài ra, 23 người bị
thương ở những khu vực khác, giới hữu trách cho biết.
Chính phủ
Gujarat nói họ đã điều 184 toán ứng phó nhanh để giải cứu động vật hoang
dã và dọn sạch cây đổ ở Công viên Quốc gia Gir, nơi sinh sống của gần
700 con sư tử Châu Á.
Một nghiên cứu năm 2021 cho thấy tần suất,
thời gian và cường độ của các cơn bão xoáy ở Biển Ả-rập đã tăng lên đáng
kể từ năm 1982 đến năm 2019, và các chuyên gia cho rằng sự gia tăng này
sẽ tiếp tục, khiến việc chuẩn bị ứng phó thiên tai trở nên cấp bách
hơn.
Putin nói Nga đặt bom hạt nhân ở Belarus là để cảnh báo phương Tây
Reuters
4–5 minutes
Tổng
thống Nga Vladimir Putin ngày thứ Sáu nói việc ông triển khai vũ khí
hạt nhân chiến thuật tới Belarus, điều mà ông lần đầu tiên xác nhận đã
diễn ra, là lời nhắc nhở với phương Tây rằng họ không thể gây ra một
thất bại chiến lược đối với Nga.
Phát biểu tại diễn đàn kinh tế
hàng đầu của Nga ở St Petersburg, ông Putin nói các đầu đạn hạt nhân
chiến thuật của Nga đã được chuyển giao cho đồng minh thân cận Belarus,
nhưng nhấn mạnh ông thấy Nga không cần phải sử dụng vũ khí hạt nhân vào
lúc này.
"Như quý vị đã biết, chúng tôi đang đàm phán với đồng
minh của chúng tôi, Tổng thống Belarus Alexander Lukashenko, rằng chúng
tôi sẽ chuyển một phần vũ khí hạt nhân chiến thuật này tới lãnh thổ
Belarus - điều này đã xảy ra," ông Putin nói.
"Những đầu đạn hạt
nhân đầu tiên đã được chuyển đến lãnh thổ Belarus. Nhưng chỉ những đầu
đạn đầu tiên, phần đầu tiên. Chúng tôi sẽ hoàn thành công tác này vào
cuối mùa hè hoặc cuối năm."
Những đầu đạn này là vũ khí hạt nhân
tầm ngắn có khả năng được sử dụng trên chiến trường. Đây là lần đầu tiên
Moscow triển khai các đầu đạn như vậy bên ngoài nước Nga kể từ khi Liên
bang Soviet sụp đổ.
Việc này có chủ đích là cảnh báo phương Tây về việc trang bị vũ khí và hỗ trợ cho Ukraine, nhà lãnh đạo Nga nói.
"...Nó
chính xác là một yếu tố răn đe để tất cả những ai đang nghĩ đến việc
gây ra một thất bại chiến lược đối với chúng tôi sẽ không lờ đi tình
huống này," ông Putin nói, sử dụng một thuật ngữ ngoại giao cho một thất
bại nặng nề đến mức sức mạnh của Nga sẽ bị giảm sút trên trường quốc tế
trong nhiều thập niên.
Mỹ đã chỉ trích quyết định của ông Putin
nhưng nói rằng họ không có ý định thay đổi lập trường của mình về vũ khí
hạt nhân chiến lược và chưa thấy bất cứ dấu hiệu nào cho thấy Nga đang
chuẩn bị sử dụng vũ khí hạt nhân.
Tuy nhiên, bước đi của Nga đang
được theo dõi chặt chẽ bởi Washington và các đồng minh cũng như Trung
Quốc, nước đã nhiều lần cảnh báo về việc sử dụng vũ khí hạt nhân trong
cuộc chiến ở Ukraine.
Ông Putin nói phương Tây đang làm mọi thứ có
thể để gây ra thất bại chiến lược cho Nga ở Ukraine, nơi Moscow đang
vướng vào cuộc chiến tranh trên bộ lớn nhất ở Châu Âu kể từ Thế chiến
thứ hai sau khi xâm lược nước láng giềng vào năm ngoái trong điều mà họ
gọi là "chiến dịch quân sự đặc biệt."
Nhưng Nga chưa cần dùng đến
vũ khí hạt nhân vào lúc này, ông Putin nói. Ông cũng tỏ dấu hiệu cho
thấy không có sự thay đổi nào đối với quan điểm hạt nhân của Moscow, vốn
chỉ dự kiến một bước đi như vậy nếu sự tồn tại của nhà nước Nga bị đe
dọa.
"Vũ khí hạt nhân đã được tạo ra để bảo đảm an ninh của chúng
ta theo nghĩa rộng nhất của từ này và sự tồn tại của nhà nước Nga, nhưng
chúng ta... không có nhu cầu như vậy (sử dụng chúng)," ông Putin nói.
Giọng
điệu thách thức khi phát biểu trước tầng lớp thượng lưu chính trị và
kinh doanh của đất nước, ông nói rằng cuộc phản công của Ukraine chống
lại các lực lượng Nga ở Ukraine cho đến nay vẫn chưa có bất cứ thành
công đáng kể nào. Lực lượng của Kyiv đang chịu tổn thất nặng nề và
"không có cơ hội" chống lại quân đội Nga, ông nói.
Ông cho rằng
Ukraine sẽ sớm cạn kiệt thiết bị quân sự của riêng mình, khiến nước này
hoàn toàn phụ thuộc vào khí tài do phương Tây cung cấp, làm suy yếu khả
năng chiến đấu lâu dài của nước này.
Các nhà phân tích quân sự độc
lập cho biết Ukraine đã chiến đấu nhỉnh hơn so với quân đội lớn hơn
nhiều của Nga trong gần 16 tháng chiến tranh, buộc nước này phải rút lui
đáng kể xung quanh các thành phố Kyiv, Kharkiv và Kherson.
Các
chỉ huy quân sự của Ukraine ngày thứ Sáu nói rằng quân đội Ukraine đang
tiến công đang đối mặt với "sự kháng cự tuyệt vọng" từ các lực lượng Nga
xung quanh thành phố Bakhmut, nơi mà Nga chiếm được vào tháng trước sau
trận chiến dài nhất trong cuộc chiến.
Ukraine nói họ đã chiếm lại bảy ngôi làng và 100 km vuông trong giai đoạn đầu của cuộc phản công.
Nhưng
Bộ Quốc phòng Nga ngày thứ Sáu nói rằng lực lượng của họ đã đẩy lùi
nhiều nỗ lực phản công của quân đội Ukraine tại các địa điểm khác nhau ở
tiền tuyến trong 24 giờ qua, gây tổn thất nặng nề cho lực lượng của
Kyiv.
Suu cao,thue nang,nhu yeu pham tang gia.Kinh te eo seo...Vay ma dang Lua van lay tien cua dan tro giup linh tinh.Mo cua bien gioi.Ung ho toi ac truc tiep khi sua luat cho phep trom cuop o muc do <1.000 dollars thi vo toi....Neu vao thoi diem Trump,bon Lua da ho hoan nhu the nao ??? Nhung nguoi bau ban vi chut tu loi ,nghi gi ve dat nuoc ??? Phai chang day khong phai la dat nuoc minh ??? bat qua,lai tro ve que huong cu...Neu vay,ban la thang cho chet ! mien ban !
Chung nao moi vet nho cua ho nha Dan da duoc tay xoa trang boc,thi Uk moi co hy vong...ngung chien.Cung vay,ngay nao ma cac cong ty ,co goc gac tu cac dang bac nu luu-anh hao cua khoi tu do va ong chief police va dang Lua thi moi giai xong phuong trinh tau cong !
Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?
Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?
Ngắm lại hình xưa chịu mấy ông
Những Linh, Tùng, Duẫn với Mười, Đồng
Mặt mày ai lại đi hồ hởi
Phấn khởi khi Tàu cướp Biển Đông
Phải chăng “quý” mặt đã thành mông
Con mắt nay đà có nhưng không
Nên mới chổng khu vào hải đảo
Gia tài gấm vóc của tổ tông?
Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .
Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .
Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .