****************
Ukraine tuyên bố có 800 binh sĩ Nga tử trận trong ngày 4-1
Ngày
5-1, quân đội Ukraine ước tính 800 binh sĩ Nga đã thiệt mạng trong ngày
hôm trước (4-1), phần lớn tử trận trong cuộc giao tranh tại khu vực
Donetsk ở phía đông Ukraine.
Binh sĩ Ukraine dựng súng cối trong cuộc giao tranh với Nga ở khu vực Bakhmut, Donetsk, ngày 30-12-2022 - Ảnh: REUTERS
Trong
phần cập nhật thông tin chiến sự mỗi buổi sáng, quân đội Ukraine cho
biết Nga đã dồn lực lượng vào cuộc tấn công ở vùng Bakhmut thuộc
Donetsk, đồng thời cho biết các đợt tấn công Avdiivka và Kupiansk của
Nga đã thất bại.
Theo Hãng tin Reuters, quân đội Ukraine cho
hay hơn 800 binh sĩ Nga đã thiệt mạng, một máy bay, một máy bay trực
thăng và ba xe tăng bị phá hủy vào ngày 4-1. Hiện phía Nga chưa lên tiếng về các con số mà Ukraine đưa ra.
Giới chức Ukraine cũng báo cáo có dân thường thiệt mạng trong các cuộc giao tranh mới nhất. Ông Pavlo Kyrylenko, lãnh đạo tỉnh Donetsk do Ukraine bổ nhiệm, cho biết hơn 60% thành phố Bakhmut thuộc tỉnh Donetsk đã bị phá hủy trong bối cảnh lực lượng Nga tiếp tục nỗ lực tiến công.
Phía
Nga đã bác bỏ việc nhắm mục tiêu vào dân thường trong "chiến dịch quân
sự đặc biệt" hiện nay. Reuters chưa thể xác minh các thông tin trên.
Ngày 4-1, một quan chức Chính phủ Mỹ nói với Reuters rằng xung đột ở Donetsk, đặc biệt là quanh Bakhmut, "vẫn khá nóng".
"Chúng
ta nên tiên lượng những gì xảy ra ở Bakhmut sẽ xảy ra ở những nơi khác
dọc tiền tuyến, nơi các cuộc giao tranh có thể tiếp diễn hàng tháng
tới", vị quan chức này nhận định.
Trong bài phát biểu ngày 4-1, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky tuyên bố lực lượng Ukraine bên ngoài Bakhmut đã gây ra tổn thất nặng nề cho phía Nga và Matxcơva đang củng cố lực lượng của họ tại khu vực này.
Trong
khi đó, Thống đốc Yegeny Balitsky do Nga bổ nhiệm cho khu vực
Zaporizhzhia thông báo đạn pháo của Ukraine đã cướp đi sinh mạng 5 người
và làm bị thương 15 người khác, bao gồm 4 nhân viên cứu hộ.
Cũng trong ngày 4-1,
Bộ Quốc phòng Nga xác nhận có 89 binh sĩ đã thiệt mạng trong cuộc tấn
công của Ukraine vào đêm giao thừa 31-12-2022. Lý do khiến các binh sĩ
chết là do họ sử dụng điện thoại di động trái quy định.
************
Ông Biden: Ông Putin đang 'câu giờ' tìm dưỡng khí bằng lệnh ngừng bắn ở Ukraine
Tổng thống Biden nhắc đến vấn đề UKraine sau cuộc họp nội các ngày 5-1 - Ảnh: REUTERS
"Tôi
nghĩ ông ấy đang cố tìm chút dưỡng khí", Tổng thống Biden trả lời ngày
6-1 khi được hỏi về lệnh ngừng bắn mà Nga vừa tuyên bố ở Ukraine.
Theo
lệnh này, nhân dịp lễ Giáng sinh của Chính thống giáo, các lực lượng
Nga sẽ ngừng bắn trong 36 tiếng kể từ 12h trưa ngày 6-1 (giờ Nga).
Khi
được hỏi về đề xuất đàm phán mà Nga đưa ra trước đó, bao gồm việc yêu
cầu Ukraine phải công nhận các vùng lãnh thổ đang chiếm đóng là của Nga,
ông Biden cho biết ông không muốn bình luận về những gì ông Putin nói.
Bộ
Ngoại giao Mỹ cùng ngày cũng bày tỏ sự hoài nghi về lệnh ngừng bắn của
Nga, cho rằng Nga sẽ lợi dụng 36 tiếng này để cho binh sĩ nghỉ ngơi và
tái tập hợp lực lượng để tấn công Ukraine trở lại.
Ukraine đã từ chối đề nghị ngừng bắn của Nga
Chính
quyền Kiev tuyên bố sẽ không có thỏa thuận ngừng giao tranh nào cho đến
khi Nga rút tất cả binh sĩ cùng khí tài khỏi các vùng đất bị chiếm
đóng.
Trong thông điệp ghi hình phát vào cuối ngày 5-1,
Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky gọi lệnh ngừng bắn nhân dịp Giáng
sinh chỉ là chiêu của Matxcơva nhằm câu giờ.
Nhà lãnh đạo Ukraine
đã nói bằng tiếng Nga trong một số đoạn nhằm gửi thông điệp đến cả Điện
Kremlin và người dân Nga, trong đó ông cáo buộc Matxcơva đã nhiều lần
phớt lờ kế hoạch hòa bình của chính Kiev. Ông tuyên bố chiến tranh sẽ
kết thúc khi quân đội Nga rời khỏi Ukraine hoặc bị Kiev hất ra ngoài.
"Bây
giờ họ muốn sử dụng Giáng sinh làm vỏ bọc, mặc dù chỉ trong thời gian
ngắn, để ngăn chặn bước tiến của các chàng trai của chúng ta ở Donbass
và mang thiết bị, đạn dược và quân đội được huy động đến gần các vị trí
của chúng ta hơn.
Điều đó sẽ mang lại cho họ điều gì? Chỉ làm tăng thêm tổng thiệt hại của họ mà thôi", Tổng thống Zelensky nhấn mạnh.
Trong
tuyên bố ngày 5-1, Tổng thống Putin cho biết một số lượng lớn tín đồ
Chính thống giáo đang sống trong các khu vực chiến sự, vì vậy việc ngừng
bắn là cần thiết để những người này đến nhà thờ. Nhà lãnh đạo Nga cũng
kêu gọi Ukraine ngừng bắn để tạo điều kiện cho người dân đi lễ.
Tuy nhiên thông báo ngừng bắn ở Ukraine đã gây ra phản ứng trong chính nội bộ Nga
Ông
Denis Pushilin, người đứng đầu chính quyền Nga dựng lên ở Donetsk,
tuyên bố sẽ không có chuyện ngừng bắn và cho rằng yêu cầu của ông Putin
là chỉ ngừng các đợt tấn công mới.
Nhà thờ Chính thống giáo Nga cử
hành lễ Giáng sinh vào ngày 7-1. Nhà thờ Chính thống giáo Ukraine đã
tuyên bố không liên quan đến Nga và bác bỏ mọi quan điểm trung thành với
Thượng phụ Kirill ở Matxcơva.
Theo Hãng tin Reuters, nhiều tín đồ
Ukraine đã chuyển sang đón Giáng sinh vào ngày 25-12 như ở phương Tây,
do đó với họ, lệnh ngừng bắn của Nga nhân danh đến Giáng sinh không có ý
nghĩa.
************
Ukraine
bác đề nghị của Tổng thống Nga Vladimir Putin về một lệnh ngừng bắn kéo
dài 36 giờ trong dịp lễ Giáng sinh của Chính thống giáo, khẳng định sẽ
không có thỏa thuận ngừng bắn cho đến khi Nga rút các lực lượng xâm lược
khỏi vùng đất chiếm đóng.
Điện Kremlin cho biết ông Putin đã ra
lệnh ngừng bắn từ giữa trưa ngày thứ Sáu 6/1 sau lời kêu gọi đình chiến
vào dịp Giáng sinh từ Thượng phụ Kirill của Moscow, người đứng đầu Giáo
hội Chính thống giáo Nga.
“Xét đến lời kêu gọi của Đức Thượng phụ
Kirill, tôi chỉ thị cho Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Liên bang Nga đưa ra chế
độ ngừng bắn dọc theo toàn bộ đường tiếp giáp của đôi bên ở Ukraine từ
12:00 giờ ngày 6/1/2023 đến 24:00 giờ ngày 7/1/2023,” ông Putin nói
trong chỉ thị.
“Xuất phát từ việc một số lớn công dân theo Chính
thống giáo sống trong các khu vực chiến sự, chúng tôi kêu gọi phía
Ukraine tuyên bố ngừng bắn và cho phép họ tham gia các buổi lễ vào Đêm
vọng Giáng sinh, cũng như trong Ngày Giáng sinh”, ông Putin nói.
Nhưng
cố vấn Tổng thống Ukraine Mikhailo Podolyak nói Nga “phải rời khỏi các
vùng lãnh thổ chiếm đóng - chỉ khi đó họ mới có ‘thỏa thuận ngừng bắn
tạm thời’. Đừng đạo đức giả với người khác nhé.”
Ông nói khác với
Nga, Ukraine không tấn công lãnh thổ nước ngoài hay giết dân thường, mà
chỉ tiêu diệt “các thành viên của quân đội chiếm đóng trên lãnh thổ của
mình.”
Ông Podolyak, trước đó nói thỏa thuận ngừng bắn của Kirill
là “một cái bẫy ích kỷ và là một yếu tố tuyên truyền.” Ông mô tả Giáo
hội Chính thống giáo Nga, vốn ủng hộ cuộc xâm lược, là “nhà tuyên truyền
chiến tranh” đã kích động “giết hàng loạt” dân Ukraine và quân sự hóa
Nga.
Ukraine trước đây từng nói bất kỳ lời kêu gọi ngừng bắn nào
của Nga là một nỗ lực của Moscow nhằm đảm bảo một số thời gian nghỉ ngơi
cho quân đội của họ.
Giáo hội Chính thống giáo Nga cử hành Lễ
Giáng sinh vào ngày 7/1. Giáo hội Chính thống giáo chính của Ukraine
không chấp nhận thẩm quyền của Thượng phụ Moscow, và nhiều tín đồ
Ukraine đã chuyển sang cử hành Lễ Giáng sinh vào ngày 25/12 như ở phương
Tây.
Khước từ hòa giải
Trước đó trong
ngày 5/1, Nga và Ukraine đã tuyên bố rõ ràng rằng sẽ không có cuộc hòa
đàm nào giữa họ trong thời gian sớm, điều này đã thực sự từ chối đề nghị
hòa giải của Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Tayyip Erdogan, người đã nói chuyện
riêng với cả ông Putin và Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskyy.
Điện
Kremlin cho biết ông Putin đã nói với ông Erdogan rằng Moscow sẵn sàng
đàm phán - nhưng chỉ với điều kiện Ukraine “có tính đến thực tế lãnh thổ
mới”, ám chỉ thừa nhận việc Moscow sáp nhập lãnh thổ Ukraine.
Ông Podolyak gọi yêu cầu đó là “hoàn toàn không thể chấp nhận được.”
“Liên
bang Nga (Putin) dưới danh nghĩa ‘đàm phán’ đề nghị Ukraine và thế giới
công nhận ‘quyền chiếm giữ các lãnh thổ nước ngoài’ và ‘thao túng việc
không có hậu quả pháp lý đối với các vụ giết người hàng loạt trên lãnh
thổ nước ngoài’,” ông viết trên Twitter .
Mười tháng sau khi ông
Putin ra lệnh xâm lược nước láng giềng và chiếm giữ nhiều dải đất của
Ukraine, cả Nga và Ukraine đều bước sang năm mới với lập trường ngoại
giao cứng rắn.
Sau những chiến thắng lớn trên chiến trường vào nửa
cuối năm 2022, Kyiv ngày càng tự tin rằng họ có thể đẩy lùi quân xâm
lược Nga khỏi nhiều vùng đất của mình hơn.
Về phần mình, ông Putin
đã tỏ ra không sẵn sàng thảo luận về việc từ bỏ các cuộc chinh phục
lãnh thổ mặc dù tổn thất trong quân đội của ông ngày càng tăng, sau khi
ông ra lệnh động viên quân trừ bị đầu tiên kể từ Thế chiến Thứ hai.
Văn
phòng Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ cho biết ông Erdogan đã nói với ông Putin
hôm 5/1 rằng cần phải ngừng bắn để chấm dứt xung đột và nói với ông
Zelenskyy rằng Thổ Nhĩ Kỳ sẵn sàng đóng vai trò trung gian hòa giải cho
một nền hòa bình cuối cùng.
Trước đây, ông Erdogan đã đóng vai trò
trung gian hòa giải, đáng chú ý là đã giúp môi giới cho một thỏa thuận
do Liên hiệp quốc hậu thuẫn nhằm dỡ bỏ lệnh phong tỏa các cảng của
Ukraine để vận chuyển ngũ cốc, và đã nhiều lần nói chuyện qua điện thoại
với cả ông Putin và ông Zelenskiy vào cùng một ngày, gần đây nhất là
vào tháng trước.
**********
Tin tức thế giới 6-1: Ukraine từ chối ngừng bắn; 'Bom thời tiết' giội xuống California
Một cây xăng ở San Francisco, bang California bị quật sập trong bão ngày 4-1 - Ảnh: AFP
* "Bom thời tiết" giày xéo bang California. Một
cơn bão lớn ở Thái Bình Dương kéo theo gió lớn, mưa xối xả và tuyết rơi
dày đặc đã tấn công bang California, làm mất điện hàng chục ngàn ngôi
nhà và đặt phần lớn tiểu bang này vào tình trạng nguy hiểm vì lở đất, lũ
quét.
Theo ghi nhận mới nhất, ít nhất hai người thiệt mạng tính
đến ngày 5-1. Tuy nhiên, giới chức California đang nỗ lực đảm bảo an
toàn cho người dân khi cơ quan thời tiết cảnh báo còn ít nhất hai cơn
bão nữa sẽ đổ bộ trong vài ngày tới.
Theo Hãng tin Reuters, cơn
bão được hình thành vì sự chồng chéo của hai hiện tượng thời tiết gồm
"dòng sông khí quyển" và "bom thời tiết". Đây là hiện tượng thời tiết
cực đoan thứ ba tấn công California chỉ trong vài tuần qua.
* Ukraine tố Nga chơi chiêu với lệnh ngừng bắn.
Tổng
thống Ukraine Volodymyr Zelensky đã bác bỏ thẳng thừng một lệnh ngừng
bắn của Nga nhân lễ Giáng sinh của Chính thống giáo trong các ngày 6 và
7-1.
"Bây giờ họ muốn sử dụng Giáng sinh làm vỏ bọc, mặc dù
chỉ trong thời gian ngắn, để ngăn chặn bước tiến của các chàng trai của
chúng ta ở Donbass và mang thiết bị, đạn dược và quân đội được huy động
đến gần các vị trí của chúng ta hơn. Điều đó sẽ mang lại
cho họ điều gì? Chỉ làm tăng thêm tổng thiệt hại của họ mà thôi", Tổng
thống Zelensky nhấn mạnh trong thông điệp ghi hình phát cuối ngày 5-1.
* Mỹ, Đức gửi xe bọc thép chiến đấu cho Ukraine.
Trong tuyên bố chung ngày 5-1, các nhà lãnh đạo của Mỹ và Đức tuyên bố
sẽ gửi xe chiến đấu bọc thép tới Ukraine, tăng cường hỗ trợ quân sự cho
Kiev để đẩy lùi lực lượng Nga. Như vậy đây là quyết định hỗ trợ quân sự
mới nhất sau một động thái tương tự của Pháp hồi đầu tuần này.
Theo
tuyên bố chung công bố sau cuộc điện đàm giữa Tổng thống Mỹ Joe Biden
và Thủ tướng Đức Olaf Scholz, Mỹ sẽ cung cấp cho Ukraine khoảng 50 xe
chiến đấu bộ binh Bradley trong khi Đức sẽ cung cấp xe chiến đấu bộ binh
Marder.
* Hạ viện Mỹ tiếp tục bế tắc chuyện bầu chủ tịch.
Các nghị sĩ cực hữu trong Đảng Cộng hòa tiếp tục chống lại ông Kevin
McCarthy trong cuộc bỏ phiếu bầu chủ tịch Hạ viện. Với chín lần bỏ phiếu
mà vẫn chưa chọn được người đứng đầu (tính đến ngày 5-1), ông McCarthy
đã chính thức xô đổ "kỷ lục" của người tiền bối Frederick H. Gillett thiết lập vào năm 1923.
Ông Frederick
H. Gillett (cũng thuộc Đảng Cộng hòa) khi đó cũng bị chống đối và đến
lần bỏ phiếu thứ chín mới có đủ số phiếu cần thiết để ngồi vào ghế chủ
tịch Hạ viện.
Nhóm nghị sĩ "nổi loạn" đã chống đối ông
McCarthy ngay cả sau khi ông đề nghị giảm bớt quyền lực của chính mình.
Với việc chưa có chủ tịch mới, Hạ viện Mỹ tiếp tục chìm sâu hơn vào tình
trạng tê liệt, trì hoãn lễ tuyên thệ của hàng trăm nghị sĩ liên bang.
* Twitter bị hack, 200 triệu người dùng bị đe dọa.
Các tin tặc đã đánh cắp địa chỉ email của hơn 200 triệu người dùng
Twitter và đăng chúng lên một diễn đàn hack trực tuyến, một nhà nghiên
cứu bảo mật tiết lộ hôm 5-1.
Ảnh chụp màn hình rao bán dữ liệu
trên diễn đàn hacker đã lan truyền trên mạng xã hội khiến nhiều người
hoang mang không biết liệu mình có nằm trong số bị ảnh hưởng. Twitter đã
giữ im lặng dù được truyền thông liên hệ.
Không có manh mối nào
về danh tính hoặc vị trí của tin tặc hoặc tin tặc đứng sau vụ việc. Nó
có thể diễn ra sớm nhất là vào năm 2021, tức là trước khi Elon Musk nắm
quyền sở hữu công ty vào năm ngoái.
Tàu khu trục USS Chung-Hoon băng qua eo biển Đài Loan ngày 5-1 - Ảnh: HẢI QUÂN MỸ
* Tàu chiến Mỹ băng qua eo biển Đài Loan. Trong
một tuyên bố ngày 5-1, quân đội Mỹ cho biết tàu khu trục mang tên lửa
dẫn đường USS Chung-Hoon đã băng qua eo biển Đài Loan, trở thành tàu
chiến đầu tiên của Mỹ băng qua vùng biển nhạy cảm này trong năm 2023.
Truyền
thông Trung Quốc và các cơ quan ngoại giao, quân đội Trung Quốc chưa
lên tiếng bình luận. Bắc Kinh thường phản ứng giận dữ khi Washington và
các nước đưa tàu chiến qua eo biển Đài Loan.
USS Chung-Hoon là một
phần của Nhóm tác chiến tàu sân bay Nimitz được triển khai tại Hạm đội 7
của hải quân Mỹ. Phía Mỹ nhấn mạnh việc đi qua eo biển Đài Loan lần này
tuân theo luật quốc tế, "thể hiện cam kết của Mỹ đối với một Ấn Độ
Dương - Thái Bình Dương tự do và rộng mở".
* Trung Quốc thanh minh tình hình dịch COVID-19 với WHO.
Trong cuộc họp với WHO ngày 5-1, các quan chức của Trung tâm Kiểm soát
và phòng ngừa dịch bệnh quốc gia Trung Quốc cùng các chuyên gia từ Đại
học Đông Nam đã tìm cách thanh minh về tình hình dịch COVID-19 tại nước
này.
Nhóm này đã trình bày các biện pháp phòng ngừa và kiểm soát
COVID-19 mới nhất của Trung Quốc, việc theo dõi các chủng vi rút đột
biến, nỗ lực tiêm chủng và điều trị bệnh. Một nhà ngoại giao tham dự
cuộc họp cho biết bài thuyết trình của đại diện Trung Quốc kéo dài
khoảng một giờ và bao gồm thông tin về vắc xin và giải trình tự gene vi
rút, sau đó là phần hỏi đáp.
* Mỹ đổi cách gọi Thổ Nhĩ Kỳ để tránh nhầm với gà tây. Bộ
Ngoại giao Mỹ xác nhận họ sẽ ngừng sử dụng chữ Turkey để chỉ Thổ Nhĩ
Kỳ, và thay vào đó gọi quốc gia Á - Âu là Turkiye theo yêu cầu của Chính
phủ Thổ Nhĩ Kỳ.
Theo Hãng tin Reuters, yêu cầu này là vì trong
tiếng Anh, tên của Thổ Nhĩ Kỳ lại trùng với từ gà tây và những ý kiến ác
ý quanh sự trùng hợp này đã khiến Ankara tức giận. Giới chức Mỹ tuyên
bố không cấm người dân sử dụng chữ Turkey khi nói về Thổ Nhĩ Kỳ, bởi chữ
này phổ biến hơn và như vậy sẽ thúc đẩy hiểu biết giữa nhân dân hai
nước.
Thi viết thư pháp
Các
em học sinh đang tham gia cuộc thi viết thư pháp thường niên tại Tokyo,
Nhật Bản ngày 5-1-2023. Hàng trăm em chia theo nhóm tuổi được yêu cầu
viết một chữ hay một cụm từ theo phong cách chữ viết Nhật Bản truyền
thống - Ảnh: REUTERS
************
Chiến sự ngày 316: Ukraine bác yêu cầu ngừng bắn từ Tổng thống Putin
Thụy Miên
Theo sau đề nghị của Thượng phụ Chính thống giáo Nga Kirill, Tổng thống Vladimir Putin
chỉ đạo Bộ trưởng Quốc phòng Sergei Shoigu ban hành lệnh ngừng bắn kéo
dài 36 giờ nhân dịp Giáng sinh Nga cũng như đề nghị Ukraine. Tuy nhiên,
Kyiv bác bỏ.
|
Tổng thống Nga Vladimir Putin bất ngờ thông báo đình chiến AFP |
Nga đình chiến đêm Giáng sinh của Chính thống giáo
Tối
5.1, Điện Kremlin thông báo Tổng thống Nga Vladimir Putin ra lệnh phía
Nga ngừng bắn ở Ukraine trong hai ngày 6-7.1 nhân dịp lễ Giáng sinh của
Chính thống giáo Nga.
Theo sau đề nghị của Thượng phụ của Chính
thống giáo Nga, Tổng thống Putin ra lệnh ngừng bắn tạm thời ở Ukraine
vào đêm trước lễ Giáng sinh của Chính thống giáo Nga.
|
Thượng phụ Chính thống giáo Nga Kirill AFP |
“Theo
yêu cầu của Đức Thánh Thượng phụ Kirill, tôi chỉ đạo bộ trưởng quốc
phòng Liên bang Nga ban hành lệnh ngừng bắn từ 12 giờ ngày 6.1 (16 giờ
Việt Nam cùng ngày) đến 24 giờ ngày 7.1 dọc theo toàn bộ tiền tuyến giữa
các bên ở Ukraine”, Reuters dẫn thông báo của Điện Kremlin.
Chính
quyền Moscow cũng kêu gọi phía Ukraine tuyên bố lệnh ngừng bắn trong
thời gian tương tự, cho phép người dân hai nước dự lễ đêm Giáng sinh và
ngày Giáng sinh của Chính thống giáo Nga.Trên Twitter, ông Mykhailo
Podolyak, Cố vấn Tổng thống Ukraine Volodymyr bác bỏ lời kêu gọi của nhà
lãnh đạo Nga. “Liên bang Nga phải rời khỏi các lãnh thổ chiếm giữ (của
Ukraine), chỉ khi đó mới có “lệnh đình chiến tạm thời”. Hãy giữ cái đạo
đức giả ấy cho mình”, cố vấn Podolyak viết.
Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ đề nghị Nga ngưng chiến
Trước
đó trong ngày, trao đổi qua điện thoại với Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep
Tayyip Erdogan, ông Putin đã thảo luận về khả năng hòa đàm với Ukraine,
theo Hãng RT.
|
Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan tiếp tục đề xuất khả năng thương thuyết hòa đàm Nga-Ukraine Reuters |
Chủ
nhân Điện Kremlin một lần nữa nhấn mạnh Moscow sẽ đàm phán nghiêm túc
với Kyiv nếu đối phương công nhận chủ quyền của Nga đối với 4 khu vực
Nga sáp nhập hồi tháng 10.2022.
Ông Erdogan trả lời rằng “lời kêu gọi hòa bình
và thương thuyết nên được hỗ trợ bằng một tuyên bố ngừng bắn đơn phương
và cái nhìn về một giải pháp công bằng để giải quyết xung đột”.
Trong
quá khứ, Ankara đề nghị làm trung gian thương thuyết cho Nga và
Ukraine. Tuy nhiên, nỗ lực đàm phán song phương sụp đổ vào tháng 4 năm
ngoái, và Moscow lẫn Kyiv đều đổ lỗi lẫn nhau về thất bại này.
Nga, Ukraine cập nhật “chiến tích”
TASS
dẫn lời thiếu tướng Igor Konashenkov, phát ngôn viên Bộ Quốc phòng Nga,
thông báo các hệ thống phòng không nước này đã bắn hạ một tiêm kích
Su-25 của Không quân Ukraine gần Pobeda ở Donetsk.
|
Xe tăng Nga bị hư hại được trưng bày ở Kyiv AFP |
Bên
cạnh đó, trong vòng 24 giờ tính đến ngày 5.1, phía Nga nói bắn hạ 21
máy bay không người lái của Ukraine ở Luhansk và các khu vực Kherson,
Zaporizhzhia.
Thiếu tướng Konashenkov bổ sung rằng các đơn vị Nga
đã đánh chặn 5 quả rốc két xuất phát từ Hệ thống rốc két pháo binh cơ
động cao (HIMARS) do Mỹ sản xuất và 4 tên lửa chống bức xạ HARM ở LPR và
Kherson.
Về phần mình, quân Ukraine ước tính đã khiến 800 binh sĩ
Nga thiệt mạng, chủ yếu ở Donetsk, theo Reuters. Quân đội Ukraine cũng
nói một máy bay, một trực thăng và 3 xe tăng của Nga đã bị phá hủy trong
cùng thời gian.
Hai phe không xác nhận thông tin của nhau trên chiến trường.
Nga và Belarus tăng cường hợp tác quân sự
Nga
và Belarus tăng cường hợp tác quân sự và bổ sung thêm vũ khí, binh sĩ
và trang thiết bị đặc biệt trên lãnh thổ Belarus. Hai nước cũng lên kế
hoạch diễn tập không quân, theo Reuters dẫn thông tin từ Bộ Quốc phòng
Belarus.
“Quyết định thành lập các đơn vị khu vực trên lãnh thổ
Belarus đã được thực hiện và triển khai dựa vào lợi ích bảo vệ và phòng
thủ (hai quốc gia đồng minh) dựa trên tình hình hiện tại gần biên giới”,
Bộ Quốc phòng Belarus thông báo.
“Nhân sự, vũ khí, quân đội và
trang thiết bị đặc biệt của Lực lượng Vũ trang Liên bang Nga sẽ tiếp tục
được đưa đến Cộng hòa Belarus”, theo thông báo.
Bộ Quốc phòng
Belarus cũng đăng tải những hình ảnh cho thấy một xe lửa chất đầy xe bọc
thép BTR-82A và BTR-80K của Nga đang trên đường đến Belarus.
Ukraine
liên tục cảnh báo Tổng thống Vladimir Putin có thể tìm cách sử dụng
Belarus để triển khai cuộc tấn công trên bộ mới từ hướng bắc, một động
thái có thể mở màn cho mặt trận mới
************