Tin Tức Khắp Nơi Mới Nhất ngày 16 -10-2022 ( Cập nhật liên tục )
xxx
*****************
Ukraine vẫn nuôi hi vọng giành lại bán đảo Crimea từ Nga
Linh Phong
4-5 minutes
Từ
thủ đô Kiev, bà Tamila Tasheva đang lên kế hoạch cho viễn cảnh Ukraine
tiếp quản bán đảo Crimea. Tasheva, người đại diện cấp cao của Tổng thống
Volodymyr Zelenskiy đối với Crimea, và nhóm của bà dành nhiều ngày để
thảo luận về các kế hoạch nếu Kiev giành lại quyền kiểm soát bán đảo mà
Nga đã sáp nhập từ năm 2014.
Không nhà phân tích quân sự độc lập
nào đồng tình với quan điểm Ukraine đang gần vị thế để giành lại Crimea
vào thời điểm hiện tại. Tuy nhiên, Kiev lại cho rằng, ý tưởng này có vẻ
bớt viển vông hơn nhiều so với cách đây một năm.
"Hiện tại tình
hình đang diễn ra theo hướng khiến cho việc giành lại Crimea trở nên khả
thi hơn so với trước đây", bà Tasheva bình luận.
Ngay cả khi Nga
kiểm soát nhiều lãnh thổ hơn tại Ukraine với quyết định sáp nhập 4 khu
vực ly khai, giới chức Kiev vẫn tin rằng họ không chỉ có thể đưa mọi thứ
trở lại tình trạng trước cuộc chiến, mà còn giành lại toàn bộ lãnh thổ
Ukraine, bao gồm cả bán đảo Crimea.
Giờ đây, khi Nga phải đối mặt
với những thách thức lớn trên chiến trường ở miền Nam và miền Đông
Ukraine, một số người tại Kiev thấy hy vọng giành lại Crimea đã trở nên
rõ hơn.
"Mọi thứ bắt đầu với Crimea và sẽ kết thúc với Crimea", Tổng thống Volodymyr Zelensky từng tuyên bố như vậy hồi tháng 8.
Để
củng cố tuyên bố trên, Tổng thống Zelensky khai trương Văn phòng đại
diện Crimea vào năm ngoái, với tầm nhìn là Ukraine sẽ kiểm soát hoàn
toàn bán đảo trong tương lai. Ông Zelensky đã bổ nhiệm bà Tasheva vào vị
trí đại diện của Kiev cho bán đảo từ tháng 4 năm nay.
Các
quan chức Ukraine dường như cho rằng tấn công Crimea là giải pháp chủ
chốt để ngăn chặn đà tiến của Nga ở các khu vực khác của Ukraine, và
Moscow đã cáo buộc Kiev thực hiện việc đó vài lần trong những tháng gần
đây. Đặc biệt, vào đầu tháng 8, một số vụ nổ đã làm rung chuyển căn cứ
không quân Saky, một căn cứ chính của lực lượng không quân Nga trong
chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraine.
"Crimea là căn cứ chủ
chốt đối với dự trữ quân đội của Nga. Đó là nơi họ có căn cứ chứa đạn
dược, khí tài và binh lính. Vì vậy, tất nhiên việc phá hủy những căn cứ
trên bán đảo là một phần chính trong nỗ lực phá thế kìm kẹp của Nga",
Mykhailo Podolyak, một phụ tá cấp cao của Tổng thống Zelenskiy, từng
phát biểu.
Ông Podolyak cũng tiết lộ rằng thái độ của các đồng minh phương Tây, đặc biệt là Mỹ, đã thay đổi trong mùa hè.
"Cho
đến giữa mùa hè, các đồng minh của chúng tôi vẫn nghi ngờ việc Crimea
có thể trở thành một mục tiêu khả thi. Bây giờ họ đồng ý rằng với cường
độ của cuộc chiến, đó hoàn toàn là một mục tiêu phù hợp", ông Podolyak
cho hay.
Bên trong bán đảo, chính quyền Nga đã tăng cường truy tìm
những người có cảm tình với chính quyền Ukraine hay sẵn sàng hỗ trợ các
hoạt động quân sự của Kiev.
Một số cuộc khảo sát trong những năm
gần đây cho thấy phần lớn người dân Crimea hạnh phúc dưới sự quản lý của
Nga. Tuy nhiên, giới chức Ukraine cho rằng những kết quả này không đại
diện cho suy nghĩ của toàn bộ người dân bán đảo Crimea.
Hôm 8/19,
một vụ nổ đã làm tê liệt cây cầu Kerch (hay còn gọi là cầu Crimea) nối
bán đảo Crimea với đất liền Nga, vốn được Nga bảo vệ nghiêm ngặt. Vụ nổ
khiến 3 người thiệt mạng. Tổng thống Vladimir Putin và các quan chức cấp
cao khác của Nga đã công khai lên tiếng cáo buộc Ukraine đứng sau vụ
việc.
Ukraine không tuyên bố chịu trách nhiệm về vụ tấn công này.
Nhưng một quan chức cấp cao của Ukraine đã đăng một thông điệp "chúc
mừng sinh nhật" với những hình ảnh về sự tàn phá của cây cầu. Trong khi
đó, bưu điện ở Ukraine thông báo đã thiết kế một con tem kỷ niệm có hình
ảnh cây cầu Crimea bốc cháy. Tất cả điều này đặt ra câu hỏi về việc
liệu vụ nổ có được lên kế hoạch trước, và liệu vụ việc này có liên quan
tới Ukraine hay không ***************
1.
Bộ Quốc phòng Nga vừa thông báo có một cuộc bắn nhau giữa lính Nga và
lính đến từ các nước thuộc Nga, khiến ít nhất 11 người chết, 15 người bị
thương ở doanh trại huấn luyện quân sư tại Belgorod, gần ngay biên giới
với Ukraina.
BREAKING: Many reports from Russian media: 11 Russian soldiers were killed and 15 injured on a Belgorod training ground, Russia.
They’re
saying “terrorists" opened fire on Russian "volunteers" going to
Ukraine – Russian state-controlled RIA Novosti, citing the country's DM.
pic.twitter.com/QUML8PEQ6g
Ba
người lính được cho là đến từ “một quốc gia thuộc Liên Xô cũ” đã bắn
thẳng vào đồng đội, 2 “kẻ khủng bố” (theo nguồn Nga) sau đó đã bị giết,
nhưng một người có thể đã trốn được:
#Russian Ministry of defense confirms shooting attack at one of military units in #Belgorod region, says “2 attackers from CIS country”. Media reports up to 16 servicemen dead https://t.co/2a5UvHAahq
Những người bắn đó được cho là các tân binh mới được tổng động viên, đã bắn thẳng vào chỉ huy của mình:
2
recruits of the Russian army currently training in Belgorod Oblast have
opened fire at their comrades, killing 11 and wounding 15. According
Russian sources the perpetrators are foreign nationals.
Lính
Nga quay cảnh trong doanh trại tân binh cuộc tổng động viên: không quân
phục, thiếu trang thiết bị, không điều kiên vệ sinh, lính Nga ăn cắp đồ
của nhau:
One of Russian mobilized tells a little about camp life. Spoiler: soldiers steal from each other: stoves, sneakers, mattresses (English subtitles) pic.twitter.com/OuNUWqUNEL
ruzZians
will defend Svatove (occupied Luhansk region) to the last cannon
fodder. They have installed an anti-tank "wall" that stretches to
Kreminna. As if it will magically stop artillery from blowing it to
pieces.#lviv#luhansk#donetsk#khersonpic.twitter.com/LEleychJUK
Kỹ
thuật này y chang như hồi thế chiến thứ 2, gần 80 năm trước. Vấn đề là
với trình độ khoa học kỹ thuật ngày nay, liệu chiến thuật cổ này có phát
huy tác dụng không, bởi đây cũng là lần đầu tiên sau ngần ấy năm, một
quốc gia khôi phục lại kỹ thuật công sự như thế này trong chiến sự:
3. Chiến trường xung quanh Bakhmut vẫn không có gì đột biến, quân Nga chưa vào được thành phố:
There are difficult battles in the Bakhmut direction.
Ukrainian
defenders repulsed attacks by the Russian fascist invaders on Spirne,
Berestove, Bilohorivka, Yakovlivka, Bakhmuts'ke, Bakhmut, Ivanhrad and
Opytne.
Donetsk RuAF
attacked the in the direction of Krasnohorivka, Nevelske, Pervomaiske,
Maryinka and Novomykhailivka. These attacks had no success. pic.twitter.com/oF3gkC3KKl
“Mặc dù Nga bắn phá dữ dội, quân đội Ukraina vẫn trụ vững và kiểm soát toàn bộ thành phố” – tổng thống Ukraina Zelensky thông báo – bất chấp việc ngày nào nguồn tuyên truyền của Nga cũng thông báo là đã chiếm được chỗ này chỗ kia.
This direction in the #Donetsk region is one of the hottest on the front. Volodymyr #Zelensky spoke about the difficult situation near #Bakhmut on October 13 in his evening address. pic.twitter.com/VuJSuzqf6S
Báo
Nga đăng: “Chủ tịch thành phố Kherson (do Nga dựng lên) đã chính thức
yêu cầu chính quyền Nga hỗ trợ trong việc di tản khỏi Kherson”, cho thấy
tình hình có vẻ rất tệ cho họ:
Pháo Nga bắn chặn không cho bộ binh Ukraina tấn công:
#KhersonRegion#Kherson - Pskov
76th Guards Air Assault Division lands in the battle of Kherson. Winged
infantry of the 76th Airborne Division target AFU forces with artillery
fire as it is intermittently corrected by Mavic drones. pic.twitter.com/89lcB0PgB7
Russian
artillery. Today may have been an initial attack on Kherson, I’ve read
that AFU were hit in their assembly areas by artillery and aviation
before the attack even started. Ukraine is apparently being urged to take Kherson before the U.S. mid terms. pic.twitter.com/4GGWla5wny
Russian
Air Force in Kherson. A large AFU attack appears to have been a
disaster with 300+ casualties and numerous vehicles knocked out. It
isn’t over though and more attacks are anticipated. pic.twitter.com/4utOYZT2sm
Ofensiva da UAF na região de Kherson: exército russo destruiu vários veículos blindados Husky britânicos.
Também o Kozak-5 ucraniano destruído. Alguns deles foram destruídos por forças de desembarque durante a repulsão dos ataques das Forças Armadas da Ucrânia perto da+ pic.twitter.com/TYcdUhqRle
Le
désastre de la contre-offensive des FAU: Sur la route de Kherson, les
centaines de combattants ukrainiens sont fauchés, et les plus chanceux
se sont rendus et ils ont eu la vie sauve ! pic.twitter.com/niG0TAHGm5
6.
Những người Nga ủng hộ Putin ở EU đang cố gắng tổ chức một cuộc biểu
tình “phản đối việc hỗ trợ của EU vào cuộc chiến tranh ở Ukraina”, chủ
yếu là để phục vụ mục đích tuyên truyền trong nước và sang thế giới thứ
3, nhưng có thể thấy được số lượng người tham gia rất hạn chế, ít hơn
nhiều so với thời gian trước, trong khi chỉ riêng ở Đức có tới khoảng
3,5 triệu người “nói tiếng Nga”.
Chính
quyền Nga đang cố gắng nói dối tùm lum về tình hình chiến sự, nhưng vấn
đề là bất kể có nói dối cỡ nào cũng không đem lại cho họ chiến thắng
trên chiến trường.
Đại hội ĐCS Trung Quốc: Tập Cận Bình sẽ tiếp tục củng cố quyền lực
7-9 minutes
Tessa Wong & Stephen McDonell
BBC News, Singapore và Bắc Kinh
Chủ
tịch Trung Quốc Tập Cận Bình sẽ tiếp tục củng cố quyền lực trong Đại
hội Đảng Cộng sản Trung Quốc, bắt đầu diễn ra vào hôm nay 16/10 tại Bắc
Kinh.
Vốn đã không xảy ra trong hàng thập kỷ qua,
các đại biểu Đại hội Đảng Cộng sản Trung Quốc lần thứ 20 có thể sẽ trao
quyền Tổng Bí thư nhiệm kỳ thứ ba cho Tập Cận Bình.
Và điều này sẽ dọn đường cho ông ta trở thành lãnh đạo quyền lực nhất kể từ thời Mao Trạch Đông.
Khoảng
2.300 đại biểu sẽ họp để bầu tổng bí thư và có phần tranh luận về những
chính sách quan trọng, có thể bao gồm chiến lược 'Không Covid'.
Truyền
thông nhà nước Trung Quốc đã tăng cường tuyên truyền cho Đảng Cộng sản
Trung Quốc trước thềm đại hội vốn sẽ diễn ra trong một tuần, với các bản
tin và chương trình truyền hình khắc họa những thành tựu của Trung Quốc
dưới sự lãnh đạo của Tập Cận Bình.
Trong phát biểu tại
phiên khai mạc Đại hội Đảng Cộng sản Trung Quốc vào sáng nay 16/10, liên
quan đến vấn đề Đài Loan, Chủ tịch Tập Cận Bình đã lặp lại cam kết "tái
thống nhất" và không loại trừ khả năng sử dụng vũ lực, tuy nhiên sẽ cố
gắng giải quyết dựa trên các biện pháp hoà bình.
"Chúng
tôi kiên định sự nỗ lực vì viễn cảnh tái thống nhất hoà bình với lòng
chân thành cao nhất và các nỗ lực tốt nhất, nhưng chúng tôi sẽ không bao
giờ hứa từ bỏ sử dụng vũ lực và giữ sự lựa chọn thực thi tất cả các
biện pháp cần thiết."
Ông Tập Cận Bình lặp lại khẳng
định vấn đề Đài Loan là chuyện nội bộ của Trung Quốc và do người dân
Trung Quốc tự quyết định."Bánh xe lịch sử của công tác tái thống nhất
đất nước và chấn hưng quốc gia đang tiến về phía trước, và việc tái
thống nhất hoàn toàn tổ quốc phải đạt được, và phải đạt được!", ông kết
thúc trong tràng pháo tay kéo dài của hơn 2.000 đại biểu tham dự Đại hội
lần thứ 20.
Trong khi đất nước thì hết mực tin tưởng
thì Bắc Kinh đã chịu ảnh hưởng từ các biện pháp an ninh và giới hạn đi
lại nghiêm ngặt. Điều này đã làm nổ ra sự bất mãn tại đây và một cuộc
biểu tình hiếm hoi và nghiêm trọng vào hôm 13/10, chỉ trích Tập Cận Bình
và chính sách 'Không Covid'.
Chính sách này đã cứu mạng
người, nhưng lại tạo nên một cái giá đau đớn cho người dân và nền kinh
tế Trung Quốc, và ngày càng có thêm sự mỏi mệt trong quần chúng đồng
thời cả sự giận dữ liên quan đến các lệnh phong tỏa và hạn chế đi lại.
Tập
Cận Bình được cho sẽ bắt đầu đại hội vào hôm nay 16/10 với bài phát
biểu dài và long trọng, sử dụng ngôn từ được chọn lọc kỹ lưỡng, mà theo
đó giới phân tích sẽ tìm bất kỳ các chỉ dấu nào về khả năng thay đổi
chính sách.
Các đại biểu cũng sẽ tiến hành bỏ phiếu bầu
chọn các lãnh đạo khác bao gồm Ủy ban Thường vụ Bộ Chính trị - một cơ
quan tương đương với nội các chủ tịch nước - những người sẽ xuất hiện
trước cánh truyền thông đang chờ đợi trong suốt thời gian đại hội.
Trong
quá khứ, thì một đại hội đảng diễn ra cứ 5 năm một lần được xem là cơ
hội để giới lãnh đạo kêu gọi sự ủng hộ, khi họ muốn gia tăng quyền lực
cho thành phần của mình trong đảng.
Nhưng giới quan sát
cho rằng ngày hôm nay thì dường như chỉ còn một thành phần tại Đại hội
Đảng Cộng sản Trung Quốc XX - đó là của Tập Cận Bình.
Trong
một dấu hiệu rõ ràng về việc củng cố quyền lực, các lãnh đạo hàng đầu
của Đảng Cộng sản Trung Quốc đã đưa ra một thông cáo trước đó, ca ngợi
Tập Cận Bình là "trụ cột" của đảng và giới lãnh đạo. Họ cũng kêu gọi
toàn đảng đoàn kết hơn nữa dưới sự lãnh đạo của ông ta.
Tập
Cận Bình hiện đang giữ ba vị trí quyền lực nhất tại Trung Quốc - Tổng
Bí Thư Đảng Cộng sản Trung Quốc, Chủ tịch Quân ủy Trung ương và Chủ tịch
nước. Ông cũng được cho sẽ có thêm nhiệm kỳ cho hai vị trí quyền lực
đầu tiên tại đại hội.
Đảng Cộng sản Trung Quốc không đưa
ra bất kỳ giới hạn nhiệm kỳ nào. Nhưng không có nhà lãnh đạo nào ngoài
Mao Trạch Đông, người sáng lập Đảng Cộng sản Trung Quốc, từng nắm quyền
ba nhiệm kỳ.
Chủ tịch nước thường chỉ có giới hạn hai
nhiệm kỳ theo hiến pháp Trung Quốc, do cựu Chủ tịch kiêm Tổng Bí thư
Trung Quốc Đặng Tiểu Bình đề ra để ngăn chặn việc xuất hiện một nhân vật
như Mao Trạch Đông.
Thế nhưng Tập Cận Bình đã có thể
xóa bỏ yêu cầu này: Vào năm 2018, Quốc hội Trung Quốc đã chính thức bỏ
quy luật này, thật sự cho phép Tập Cận BÌnh có thể nắm quyền Chủ tịch
nước đến khi nào ông ta muốn.
Kể từ khi nắm quyền vào năm 2012, Tập Cận Bình đã dẫn dắt Trung Quốc bước vào con đường với tham vọng và độc tài ngang nhau.
Ông
ta đã đẩy mạnh vì "sự chấn hưng mạnh mẽ quốc gia", như theo đuổi cải
cách kinh tế, giảm ô nhiễm môi trường, và xóa đói giảm nghèo.
Ông
cũng tiến hành một chiến dịch chống tham nhũng - mà nhiều người xem là
một cách để ông ta nhổ bỏ những đối thủ chính trị - cũng như thanh trừng
người Uyghur ở Tân Cương và giới biểu tình vì dân chủ ở Hong Kong.
Thế
nhưng Tập Cận Bình cũng đối mặt với nhiều thách thức khác, như nạn thất
nghiệp ở người trẻ, nền kinh tế phát triển chậm lại và khủng hoảng bất
động sản đang diễn ra - và dĩ nhiên là chính sách 'Không Covid'.
Câu
hỏi đặt ra là liệu trong thời gian đại hội chúng ta có thể nghe thấy
tuyên bố như, "Chúng ta đã làm tốt rồi, chúng ta giờ đây có thể không
làm tiếp'," Giáo sư Rosemary Foot từ Đại học Oxford nói.
"Ý
tưởng là đảng đã đạt chiến thắng và kiểm soát được virus, đây là thông
điệp quan trọng gửi đến người dân trong nước và quốc tế."
Nhưng Giáo sư Rosemary cũng nói thêm tất cả dấu hiệu hiện thời đều chỉ ra rằng chính sách này có thể vẫn tiếp diễn.
Nhiều
người cũng dõi theo đại hội để xem liệu sẽ có sự thay đổi trong chính
sách đối ngoại của Bắc Kinh, đặc biệt về hướng cường quốc khác trên thế
giới, Mỹ.
Các nỗ lực của Tập Cận Bình nhằm làm gia tăng
sự ảnh hưởng của Trung Quốc trên toàn cầu thông qua sáng kiến 'Một vành
đai, một con đường', và các tuyên bố trên Biển Đông, cũng như sự ủng hộ
dành cho Nga trong cuộc chiến tranh UKraine, đã làm gia tăng các căng
thẳng với Mỹ và những nước khác.
Dưới sự dẫn dắt của Tập
Cận Bình, Trung Quốc cũng đã có lập trường mang tính khẳng định hơn về
vấn đề Đài Loan, một hòn đảo tự trị mà Bắc Kinh xem thuộc lãnh thổ của
mình.
Và khi Tập Cận Bình còn nắm quyền thì tất cả những
điều này sẽ tiếp tục là mối quan tâm chính yếu - mặc dù một số chuyên
gia tin rằng ông ta có thể giảm nhẹ cách tiếp cận của Trung Quốc trong
một số khía cạnh để theo đuổi các mối quan hệ thương mại tốt đẹp hơn với
Mỹ và các đối tác trong khu vực.
"Tính chính danh chính
trị của Đảng Cộng sản Trung Quốc nằm ở kết quả kinh tế xã hội," Tiến sĩ
Collin Koh từ trường S Rajaratnam School of International Studies tại
Singapore.
"Một người dân trung bình tại Trung Quốc sẽ cảm thấy mọi
việc không diễn ra rất tốt, vì vậy cần phải phục hồi lại một loại hình
phát triển mà Trung Quốc đã từng có trong những thập niên gần đây.
************
Elon Musk ‘quay xe’, tuyên bố tiếp tục tài trợ Internet Starlink cho Ukraine
Tỉ phú Elon Musk phát biểu trong một cuộc họp báo tại trụ sở SpaceX hồi tháng 8 - Ảnh: REUTERS
Như
thường lệ, ông Elon Musk thông báo các động thái mới trên mạng xã hội
Twitter. "… mặc dù Starlink vẫn thua lỗ và các công ty khác đang nhận
được hàng tỉ đô la tiền thuế, chúng tôi sẽ tiếp tục tài trợ miễn phí cho
Chính phủ Ukraine", ông Musk đăng tweet ngày 15-10.
Trước đó, ngày 14-10, vị tỉ phú này nói SpaceX không thể tài trợ Internet vô thời hạn ở Ukraine.
Đài
CNN tiếp cận được một số tài liệu cho thấy SpaceX đã gửi một bức thư
tới Bộ Quốc phòng Mỹ, cho hay họ không thể tiếp tục tài trợ dịch vụ
Starlink, đồng thời yêu cầu Lầu Năm Góc tiếp quản nhiệm vụ trên.
Từ
đầu năm nay, SpaceX đã cung cấp dịch vụ Internet vệ tinh Starlink cho
Ukraine. Dịch vụ này đã giúp dân thường và quân đội Ukraine trong suốt
cuộc chiến với Nga.
Vấn đề lúc này là không rõ ông Musk có thực
hiện như tuyên bố trên Twitter hay không. Cả SpaceX và Lầu Năm Góc đều
từ chối bình luận.
Được biết tới nay 20.000 đơn vị vệ tinh
Starlink đã được SpaceX viện trợ cho Ukraine, và theo ông Musk, hoạt
động trên đã ngốn của công ty khoảng 80 triệu USD, có thể vượt mốc 100
triệu USD vào cuối năm nay. Trong lá thư gửi Bộ Quốc phòng, SpaceX dự
đoán chi phí sẽ cán mốc 400 triệu USD trong 12 tháng tới.
Trước
đó, tỉ phú này đã gây sốc khi đề xuất "kế hoạch hòa bình" bằng cách kêu
gọi Ukraine chấp thuận việc Nga sáp nhập Crimea, và chấp thuận kết quả
các cuộc trưng cầu sáp nhập bốn vùng lãnh thổ Ukraine vào Nga mới đây.
**************
Ông Putin hé lộ việc huy động quân dự bị, Ukraine phá nhiều vũ khí Nga ở Luhansk
Tổng
thống Vladimir Putin tin quá trình huy động một phần quân dự bị Nga sẽ
hoàn tất trong 2 tuần, giúp tăng cường khả năng sức mạnh cho các lực
lượng chiến đấu của đất nước.
Theo báo Guardian, phát biểu trước
các phóng viên sau khi tham dự hội nghị thượng đỉnh của Cộng đồng các
quốc gia độc lập (CIS) ở Astana, Kazakhstan hôm 14/10, ông Putin tiết lộ, tổng cộng có 222.000 lính dự bị sẽ được gọi nhập ngũ đợt này, giảm so với con số 300.000 người công bố lúc ban đầu.
Reuters
dẫn lời lãnh đạo Điện Kremlin nói, Moscow không có kế hoạch huy động
thêm quân dự bị. Ông cũng cho biết “không cần thiết phải có các cuộc tấn
công hàng loạt, mới vào Ukraine” và Nga không muốn hủy diệt nước láng
giềng.
Ông Putin lặp lại quan điểm của Điện Kremlin rằng Nga sẵn
sàng tổ chức các cuộc đàm phán, dù lưu ý quá trình đó sẽ yêu cầu hòa
giải quốc tế nếu Ukraine chuẩn bị tham gia.
Giới quan sát đánh
giá, các phát biểu mới dường như cho thấy giọng điệu của tổng thống Nga
dịu đi đôi chút khi cuộc xung đột sắp tròn 8 tháng.
Các cổ phiếu
Phố Wall mở cửa với giá tăng cao hơn, khi các nhà đầu tư coi những diễn
biến mới là dấu hiệu phản ánh căng thẳng địa chính trị đang lắng dịu.
Ukraine tuyên bố phá hủy nhiều khí tài Nga ở Luhansk
Quân
đội Ukraine quả quyết đã phá hủy được một lượng đáng kể vũ khí Nga
trong vụ phản kích nhắm vào một trung tâm đường sắt ở thị trấn Antratsyt
thuộc khu vực Luhansk, miền đông đất nước.
Nhà chức trách Ukraine quả quyết, các lực lượng Moscow đã hứng chịu tổn thất nặng nề ở Kherson, Zaporizhzhia và Donetsk.
Tuy
nhiên, Bộ Tổng tham mưu Ukraine nói, Nga "đang tiếp tục tập trung vào
các nỗ lực thực hiện kế hoạch tiếp cận biên giới hành chính của khu vực
Donetsk”.
CNN cho biết không thể xác thực các thông tin trên.
Nga ngăn IMF ra tuyên bố chung về chiến sự
Ủy
ban điều hành Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) tuyên bố, các nước thành viên
tổ chức hôm 14/10 đã đưa ra một lời kêu gọi gần như đồng thuận, yêu cầu
Nga chấm dứt cuộc xung đột ở Ukraine. IMF gọi cuộc xung đột là nhân tố
riêng lẻ lớn nhất đang thúc đẩy lạm phát và khiến nền kinh tế toàn cầu
phát triển chậm lại.
Tuy nhiên, Bộ trưởng Kinh tế Tây Ban Nha
Nadia Calvino cho hay, Nga đã ngăn chặn việc ban hành một thông cáo
chung trong cuộc họp của Ủy ban Tài chính và Tiền tệ quốc tế.
Tuấn Anh
*************
Kiệt tác của Van Gogh bị tạt súp cà chua
Cảnh
sát London, Anh đã bắt giữ hai nhà hoạt động môi trường sau khi họ tạt
súp cà chua lên bức tranh Hoa hướng dương của họa sĩ Vincent van Gogh
tại Phòng triển lãm quốc gia ở London.
Theo RT, một video ghi lại
cảnh hai phụ nữ trẻ tạt cả lon Heinz lên kiệt tác đã được bảo vệ bằng
kính. Scotland Yard viết trên Twitter như sau: "Các nhân viên an ninh đã
nhanh chóng có mặt tại phòng triển lãm quốc gia sáng 14/10 sau khi hai
người biểu tình thuộc phong trào Just Stop Oil ném chất bẩn lên bức tranh và dùng keo gắn chặt người vào một bức tường. Cả hai đã bị bắt vì tội gây hủy hoại và hành vi xâm phạm nghiêm trọng".
Phòng
triển lãm quốc gia sau đó ra thông báo cho biết, khung của bức tranh
Hoa hướng dương bị hư hại nhẹ song bản thân tác phẩm nghệ thuật này
không hề hấn gì.
Trong hai tuần qua, phong trào Just Stop Oil
đang cố gắng làm cho nhà chức trách Anh phải dừng mọi dự án nhiên liệu
hóa thạch mới, chặn các cây cầu và giao lộ đông người trên khắp London.
Dù hàng chục thành viên đã bị bắt, nhóm này đã đưa ra cảnh báo trực tiếp
đến các cơ quan hành pháp hôm 11/10.
Vụ tấn công vào kiệt tác của
Van Gogh không phải là hành động đầu tiên của nhóm. Trước đó, phong trào
Just Stop Oil từng nhằm vào các tác phẩm nghệ thuật khác. ****************
Tin thế giới 16-10: Trung Quốc khai mạc Đại hội Đảng; Nổ súng tại khu huấn luyện quân sự Nga
Cuộc
họp trù bị cho Đại hội Đảng lần thứ XX do Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận
Bình chủ trì tại Đại lễ đường Nhân dân ở thủ đô Bắc Kinh, ngày 15-10 -
Ảnh: TÂN HOA XÃ
* Trung Quốc khai mạc Đại hội Đảng.
Ông Tôn Nghiệp Lễ (Sun Yeli), người phát ngôn Đại hội Đại biểu toàn
quốc lần thứ XX của Đảng Cộng sản Trung Quốc (Đại hội XX), cho biết Đại
hội XX sẽ diễn ra tại Bắc Kinh từ ngày 16 đến 22-10.
Lễ khai mạc Đại hội XX sẽ diễn ra tại Đại lễ đường Nhân dân vào lúc 10h sáng 16-10 (9h theo giờ Việt Nam).
Được
tổ chức 5 năm một lần, Đại hội Đảng Cộng sản Trung Quốc thường kéo dài
khoảng 1 tuần. Tại đại hội lần này, khoảng 2.300 đảng viên Đảng Cộng sản
Trung Quốc sẽ tề tựu tại Đại lễ đường Nhân dân ở thủ đô Bắc Kinh để bầu
chọn ban lãnh đạo đảng trong 5 năm tới.
Đại hội XX diễn ra trong
bối cảnh Trung Quốc đối mặt nhiều thách thức, như suy thoái kinh tế
trong nước và quan hệ căng thẳng với Mỹ.
* Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình viết thư cho Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong Un.
Theo Hãng thông tấn trung ương Triều Tiên KCNA, trong một bức thư gửi
nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un trước thềm đại hội Đảng Cộng sản
Trung Quốc, nhà lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình cho biết điều quan
trọng hơn bao giờ hết là Bắc Kinh và Bình Nhưỡng tăng cường giao tiếp,
thống nhất và hợp tác.
* Nổ súng tại khu huấn luyện quân sự của Nga.
Hãng thông tấn RIA cho biết ít nhất 11 người đã thiệt mạng và 15 người
bị thương tại một khu huấn luyện quân sự của Nga ngày 15-10, khi hai
người tấn công nổ súng vào một nhóm tình nguyện viên muốn chiến đấu ở
Ukraine.
"Trong một buổi huấn luyện súng với những cá nhân tự
nguyện bày tỏ mong muốn tham gia vào chiến dịch quân sự đặc biệt, những
kẻ khủng bố đã xả súng vào các nhân viên của đơn vị", thông báo của Bộ
Quốc phòng cho hay.
RIA dẫn nguồn tin từ Bộ Quốc phòng Nga cho
biết hai người tấn công đã bị bắn chết sau vụ việc diễn ra ở khu vực tây
nam Belgorod, giáp biên giới Ukraine.
Ông Oleksiy Arestovych, cố
vấn của Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky, cho biết những người này
đến từ quốc gia Trung Á Tajikistan.
* Quân đội Ukraine đang nắm giữ thị trấn chiến lược Bakhmut ở phía đông (thuộc Donetsk).
Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky cho biết quân đội Ukraine vẫn
đang nắm giữ thị trấn chiến lược phía đông Bakhmut, bất chấp các cuộc
tấn công liên tục của Nga.
Phát biểu tối ngày 15-10, ông Zelensky
nói tên lửa và máy bay không người lái của Nga đã tiếp tục tấn công các
thành phố của Ukraine, gây ra nhiều thương vong.
Giao tranh diễn
ra đặc biệt dữ dội ở các tỉnh miền đông Donetsk và Lugansk giáp biên
giới với Nga. Nga vẫn chưa chiếm được hoàn toàn khu vực Donbass này.
Ông
Zelensky cũng cho biết gần 65.000 người Nga đã thiệt mạng kể từ cuộc
tấn công ngày 24-2, cao hơn nhiều so với ước tính chính thức của Nga vào
ngày 21-9 là 5.937 người chết. Vào tháng 8, Lầu Năm Góc cho biết Nga đã
phải gánh chịu từ 70.000 đến 80.000 thương vong, có thể là thiệt mạng
hoặc bị thương.
* Pháp sẽ huấn luyện 2.000 binh sĩ Ukraine. Trong cuộc phỏng vấn ngày 15-10 với báo Le Parisien,
Bộ trưởng Bộ Lực lượng vũ trang Pháp Sebastien Lecornu nói rằng Pháp sẽ
huấn luyện 2.000 binh sĩ Ukraine trên lãnh thổ của mình.
Các binh
sĩ sẽ huấn luyện trong vài tuần. Có 3 cấp độ huấn luyện: chiến đấu
chung, các nhu cầu cụ thể do Ukraine vạch ra như hậu cần và đào tạo sử
dụng vũ khí quốc phòng do đồng minh phương Tây trang bị.
Ông
Lecornu cũng nói Pháp sẽ cung cấp cho Ukraine hệ thống phòng không
Crotale, mà không nói rõ số lượng. Pháp cũng sẽ cung cấp thêm 6 đơn vị
pháo di động Caesar, có thể tấn công chính xác mục tiêu cách xa hơn
40km.
Bầy ngỗng qua đường
Xe
cộ buộc phải giảm tốc và dừng lại để nhường đường cho bầy ngỗng này khi
chúng đi qua con đường phía trước Cung điện Buckingham tại London, Anh
ngày 10-10 vừa qua - Ảnh: REUTERS
* Cháy nhà tù chính trị ở Iran. Ngày 15-10, một đám cháy đã bùng phát tại nhà tù Evin ở Tehran, nơi giam giữ nhiều tù nhân chính trị.
Các
nhân chứng cho biết đã nghe thấy tiếng súng, nhìn thấy lửa và khói cũng
như rất nhiều lính đặc nhiệm. Hãng thông tấn nhà nước Iran IRNA cho
biết có 8 người bị thương sau vụ việc.
Cơ quan tư pháp Iran cho
biết một xưởng trong tù đã bị phóng hỏa sau một cuộc ẩu đả giữa một số
tù nhân bị kết tội trộm cắp và tội phạm tài chính. Cơ quan cứu hỏa của
Tehran nói với truyền thông nhà nước rằng nguyên nhân của vụ việc đang
được điều tra.
* Hy Lạp giải cứu 92 người di cư bất hợp pháp khỏa thân gần biên giới phía bắc Thổ Nhĩ Kỳ. Ngày 15-10, cảnh sát Hy Lạp cho biết tất cả những người di cư nói trên đều là nam giới, được phát hiện gần sông Evros.
Điều
tra ban đầu cho thấy những người này đã vượt sông vào lãnh thổ Hy Lạp
bằng xuồng cao su từ Thổ Nhĩ Kỳ. Khi được tìm thấy, những người này
không mặc quần áo và một số người bị thương.
* Xe buýt lật trên cao tốc ở Colombia, ít nhất 20 người chết và 15 người bị thương. Chiếc xe buýt đang di chuyển ở thành phố cảng Tumaco, trên cao tốc Pan-American ở tây nam Colombia thì bị lật.
Trong
số những người bị thương có một bé gái 3 tuổi và một bé trai 8 tuổi.
Cảnh sát đang điều tra vụ việc, phỏng đoán lỗi có thể nằm ở hệ thống
phanh.
Báo cáo sơ bộ cho biết tài xế đã mất lái sau khi ra khỏi
khúc cua ở khu vực có sương mù. Các nhân viên cứu hộ từ sở cảnh sát và
sở cứu hỏa đã phải mất 9 giờ mới có thể sơ tán những người bị thương và
đưa những người thiệt mạng ra khỏi hiện trường.
************
Đội chiến đấu cơ Triều Tiên dùng để dằn mặt Mỹ, Hàn
Triều
Tiên sở hữu hơn 800 tiêm kích và gần đây liên tục triển khai áp sát
biên giới Hàn Quốc, nhưng phần lớn trong số đó đã lạc hậu.
Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân Hàn Quốc (JSC) hôm 6/10 thông báo Triều Tiên
triển khai 8 chiến đấu cơ và 4 oanh tạc cơ "dàn đội hình bay về phía
bắc ranh giới trên không giữa hai miền và tiến hành các cuộc tập trận
không đối đất". Quân đội Hàn Quốc đã phải cho 30 tiêm kích cất cánh để
ứng phó.
Hai ngày sau, không quân Triều Tiên tiến hành đợt tập
trận hiệp đồng đường không với sự góp mặt của 150 máy bay các loại. Hình
ảnh được truyền thông Triều Tiên công bố cho thấy hàng loạt tiêm kích
chủ lực của Bình Nhưỡng như MiG-29, MiG-23, MiG-21 và MiG-19, cùng cường
kích Su-25 tham gia tập trận.
Đây được coi là cuộc tập trận với
quy mô lớn chưa từng thấy của không quân Triều Tiên, huy động gần 20%
lực lượng chiến đấu cơ trong biên chế của nước này.
Đến đêm 13/10,
khoảng 10 chiến đấu cơ Triều Tiên xuất hiện cách Đường phân giới Quân
sự khoảng 25 km về phía bắc và cách Đường giới hạn phía Bắc, biên giới
thực tế giữa hai miền ở Hoàng Hải, khoảng 12 km. JSC đã triển khai hàng
loạt tiêm kích, trong đó có chiến đấu cơ tàng hình F-35A, để giám sát
hoạt động của máy bay quân sự Triều Tiên.
Giới
quan sát cho rằng đây là những động thái dằn mặt của không quân Triều
Tiên sau khi quân đội Mỹ và Hàn Quốc tổ chức các cuộc tập trận chung.
Tuy nhiên, những đợt phô diễn lực lượng như vậy cũng cho thấy một trong
những vấn đề với không quân Triều Tiên, khi sở hữu lượng tiêm kích đông
đảo nhưng lạc hậu.
Không quân Triều Tiên từng được hiện đại hóa
mạnh mẽ vào thập niên 1980 nhờ quan hệ thân thiết với Liên Xô, cho phép
nước này mua hàng loạt tiêm kích MiG-23 và MiG-29. Tuy nhiên, nỗ lực duy
trì sức mạnh chiến đấu cơ của Triều Tiên đình trệ vào thập niên 1990
khi Liên Xô tan rã, sau đó gần như bị chấm dứt hoàn toàn do các lệnh cấm
vận của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc.
Loại máy bay hiện đại nhất
trong biên chế không quân Triều Tiên là tiêm kích MiG-29. Nước này sở
hữu mẫu MiG-29B và MiG-29UB cơ bản, cùng ít nhất 3 chiếc MiG-29S nâng
cấp. Máy bay của Triều Tiên được trang bị vũ khí chính là tên lửa tầm
trung R-27R và tầm ngắn R-60MK, thay vì R-73 hiện đại hơn như các tiêm
kích MiG-29 nước ngoài.
Số lượng tiêm kích MiG-29 của Triều Tiên
vẫn chưa được xác định. Các chuyên gia phương Tây cho rằng nước này đang
biên chế khoảng 16-35 chiếc MiG-29. Bình Nhưỡng từng lắp ráp một số máy
bay theo giấy phép từ Nga trong thập niên 1990.
Triều
Tiên còn sở hữu loại tiêm kích tương đối hiện đại là MiG-23ML với số
lượng khoảng 60 chiếc. Phiên bản này được trang bị radar trinh sát mạnh,
kháng nhiễu tốt và mang được tên lửa R-24 cải tiến. Dù đã cũ kỹ, MiG-21
vẫn là một trong ba loại tiêm kích chủ lực được Bình Nhưỡng tin dùng
với ít nhất 26 chiếc do Liên Xô cung cấp, cùng khoảng 120 chiếc J-7 do
Trung Quốc chế tạo dựa trên mẫu MiG-21.
Trong nhiệm vụ tấn công
yểm trợ mặt đất, Triều Tiên sử dụng cường kích Su-25K. Đây là quốc gia
châu Á đầu tiên mua loại máy bay này từ Liên Xô trong giai đoạn
1987-1989.
Bình Nhưỡng đang vận hành 45 cường kích Su-25K và phiên
bản huấn luyện Su-25UBK, mang được nhiều loại vũ khí như bom FAB-500,
rocket cỡ nòng từ 57 đến 330 mm, cũng như vũ khí thông minh, sử dụng đầu
dò laser hay quang truyền hình như bom KAB-500, tên lửa Kh-25L và
Kh-29.
Triều Tiên được cho là còn sở hữu 80 oanh tạc cơ hạng trung
H-5 do Trung Quốc chế tạo, là phiên bản sao chép từ dòng Il-28 Liên Xô.
Hiện không rõ nước này còn bao nhiêu chiếc H-5 đủ khả năng vận hành.
Không
quân Triều Tiên cũng biên chế hơn 200 tiêm kích F-5 và J-6 được Trung
Quốc sao chép từ dòng MiG-17, MiG-19 Liên Xô, đều là những máy bay ra
đời từ thập niên 1950 và quá lạc hậu.
"Lực lượng này có khả năng
thực hiện các đòn không kích hạn chế, trong thời gian ngắn hoặc tấn công
bất ngờ. Chiến đấu cơ bố trí khắp đất nước cho phép Triều Tiên không
kích cơ quan chỉ huy và kiểm soát, cơ sở phòng không và hạ tầng công
nghiệp của đối phương mà không cần bố trí lại lực lượng hoặc di chuyển
vị trí máy bay", Viện Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế (IISS) cho biết
trong báo cáo hồi năm 2020.
Dù vậy, IISS cho rằng không quân Triều
Tiên vẫn quá yếu kém so với đối thủ. Hàn Quốc đang sở hữu gần 270 tiêm
kích hiện đại gồm F-15K, KF-16 và F-35A, cùng hàng loạt chiến đấu cơ F-4
và F-5E đời cũ hơn, trong khi Mỹ cũng triển khai nhiều đơn vị tiêm kích
tại Đông Á và sẵn sàng phản ứng khi xảy ra chiến sự.
Điều
này buộc Triều Tiên tiến hành nhiều biện pháp phi đối xứng nhằm bảo đảm
khả năng chiến đấu. Bình Nhưỡng trong những năm qua đã triển khai nhiều
loại vũ khí tự phát triển có khả năng tập kích phá hủy những tiêm kích
như F-35A ngay tại căn cứ và vô hiệu hóa sân bay đối phương, thay vì đối
đầu với chúng trong không chiến.
Bình Nhưỡng từng thử nghiệm
phóng tên lửa diệt hạm P-15 từ oanh tạc cơ Il-28 hồi năm 2008 và 2011,
nhưng không rõ dự án này có được áp dụng vào thực tiễn hay không. Tên
lửa hành trình diệt hạm Kumsong-3 xuất hiện hồi năm 2017 với hình dáng
giống dòng Kh-35 Nga cũng có thể được trang bị cho chiến đấu cơ, nhưng
chưa có dấu hiệu nào cho thấy Triều Tiên theo đuổi phương án này.
Những
loại chiến đấu cơ như MiG-29, MiG-23, MiG-21 và Su-25 cũng được Triều
Tiên sơn màu xám nhẹ. Đây chỉ là thay đổi mang tính hình thức, nhưng
cũng phản ánh nỗ lực hiện đại hóa lực lượng của Triều Tiên, bởi màu sơn
xám thường xuất hiện trên tiêm kích phương Tây và Trung Quốc.
Trong
những năm gần đây, Triều Tiên đã tìm cách sở hữu và phát triển năng lực
máy bay không người lái (UAV), nhưng mức độ thành công còn hạn chế. Ít
nhất 4 UAV bay từ phía Triều Tiên đã rơi xuống lãnh thổ Hàn Quốc từ năm
2014, trong đó lần cuối chúng xuất hiện là tháng 6/2017.
"Không
quân Triều Tiên không phải đối thủ với Hàn Quốc hay Mỹ trong những cuộc
đối đầu trực diện. Tuy nhiên, đó vẫn là lực lượng không thể phớt lờ khi
nổ ra xung đột, riêng điều này là đủ để Bình Nhưỡng duy trì sức mạnh cho
không quân. Dù vậy, họ sẽ cần đầu tư nhiều hơn nếu muốn xây dựng thêm
lợi thế trong tác chiến đường không", báo cáo của IISS có đoạn.
Tin Tức Khắp Nơi Mới Nhất ngày 16 -10-2022 ( Cập nhật liên tục )
xxx
*****************
Ukraine vẫn nuôi hi vọng giành lại bán đảo Crimea từ Nga
Linh Phong
4-5 minutes
Từ
thủ đô Kiev, bà Tamila Tasheva đang lên kế hoạch cho viễn cảnh Ukraine
tiếp quản bán đảo Crimea. Tasheva, người đại diện cấp cao của Tổng thống
Volodymyr Zelenskiy đối với Crimea, và nhóm của bà dành nhiều ngày để
thảo luận về các kế hoạch nếu Kiev giành lại quyền kiểm soát bán đảo mà
Nga đã sáp nhập từ năm 2014.
Không nhà phân tích quân sự độc lập
nào đồng tình với quan điểm Ukraine đang gần vị thế để giành lại Crimea
vào thời điểm hiện tại. Tuy nhiên, Kiev lại cho rằng, ý tưởng này có vẻ
bớt viển vông hơn nhiều so với cách đây một năm.
"Hiện tại tình
hình đang diễn ra theo hướng khiến cho việc giành lại Crimea trở nên khả
thi hơn so với trước đây", bà Tasheva bình luận.
Ngay cả khi Nga
kiểm soát nhiều lãnh thổ hơn tại Ukraine với quyết định sáp nhập 4 khu
vực ly khai, giới chức Kiev vẫn tin rằng họ không chỉ có thể đưa mọi thứ
trở lại tình trạng trước cuộc chiến, mà còn giành lại toàn bộ lãnh thổ
Ukraine, bao gồm cả bán đảo Crimea.
Giờ đây, khi Nga phải đối mặt
với những thách thức lớn trên chiến trường ở miền Nam và miền Đông
Ukraine, một số người tại Kiev thấy hy vọng giành lại Crimea đã trở nên
rõ hơn.
"Mọi thứ bắt đầu với Crimea và sẽ kết thúc với Crimea", Tổng thống Volodymyr Zelensky từng tuyên bố như vậy hồi tháng 8.
Để
củng cố tuyên bố trên, Tổng thống Zelensky khai trương Văn phòng đại
diện Crimea vào năm ngoái, với tầm nhìn là Ukraine sẽ kiểm soát hoàn
toàn bán đảo trong tương lai. Ông Zelensky đã bổ nhiệm bà Tasheva vào vị
trí đại diện của Kiev cho bán đảo từ tháng 4 năm nay.
Các
quan chức Ukraine dường như cho rằng tấn công Crimea là giải pháp chủ
chốt để ngăn chặn đà tiến của Nga ở các khu vực khác của Ukraine, và
Moscow đã cáo buộc Kiev thực hiện việc đó vài lần trong những tháng gần
đây. Đặc biệt, vào đầu tháng 8, một số vụ nổ đã làm rung chuyển căn cứ
không quân Saky, một căn cứ chính của lực lượng không quân Nga trong
chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraine.
"Crimea là căn cứ chủ
chốt đối với dự trữ quân đội của Nga. Đó là nơi họ có căn cứ chứa đạn
dược, khí tài và binh lính. Vì vậy, tất nhiên việc phá hủy những căn cứ
trên bán đảo là một phần chính trong nỗ lực phá thế kìm kẹp của Nga",
Mykhailo Podolyak, một phụ tá cấp cao của Tổng thống Zelenskiy, từng
phát biểu.
Ông Podolyak cũng tiết lộ rằng thái độ của các đồng minh phương Tây, đặc biệt là Mỹ, đã thay đổi trong mùa hè.
"Cho
đến giữa mùa hè, các đồng minh của chúng tôi vẫn nghi ngờ việc Crimea
có thể trở thành một mục tiêu khả thi. Bây giờ họ đồng ý rằng với cường
độ của cuộc chiến, đó hoàn toàn là một mục tiêu phù hợp", ông Podolyak
cho hay.
Bên trong bán đảo, chính quyền Nga đã tăng cường truy tìm
những người có cảm tình với chính quyền Ukraine hay sẵn sàng hỗ trợ các
hoạt động quân sự của Kiev.
Một số cuộc khảo sát trong những năm
gần đây cho thấy phần lớn người dân Crimea hạnh phúc dưới sự quản lý của
Nga. Tuy nhiên, giới chức Ukraine cho rằng những kết quả này không đại
diện cho suy nghĩ của toàn bộ người dân bán đảo Crimea.
Hôm 8/19,
một vụ nổ đã làm tê liệt cây cầu Kerch (hay còn gọi là cầu Crimea) nối
bán đảo Crimea với đất liền Nga, vốn được Nga bảo vệ nghiêm ngặt. Vụ nổ
khiến 3 người thiệt mạng. Tổng thống Vladimir Putin và các quan chức cấp
cao khác của Nga đã công khai lên tiếng cáo buộc Ukraine đứng sau vụ
việc.
Ukraine không tuyên bố chịu trách nhiệm về vụ tấn công này.
Nhưng một quan chức cấp cao của Ukraine đã đăng một thông điệp "chúc
mừng sinh nhật" với những hình ảnh về sự tàn phá của cây cầu. Trong khi
đó, bưu điện ở Ukraine thông báo đã thiết kế một con tem kỷ niệm có hình
ảnh cây cầu Crimea bốc cháy. Tất cả điều này đặt ra câu hỏi về việc
liệu vụ nổ có được lên kế hoạch trước, và liệu vụ việc này có liên quan
tới Ukraine hay không ***************
1.
Bộ Quốc phòng Nga vừa thông báo có một cuộc bắn nhau giữa lính Nga và
lính đến từ các nước thuộc Nga, khiến ít nhất 11 người chết, 15 người bị
thương ở doanh trại huấn luyện quân sư tại Belgorod, gần ngay biên giới
với Ukraina.
BREAKING: Many reports from Russian media: 11 Russian soldiers were killed and 15 injured on a Belgorod training ground, Russia.
They’re
saying “terrorists" opened fire on Russian "volunteers" going to
Ukraine – Russian state-controlled RIA Novosti, citing the country's DM.
pic.twitter.com/QUML8PEQ6g
Ba
người lính được cho là đến từ “một quốc gia thuộc Liên Xô cũ” đã bắn
thẳng vào đồng đội, 2 “kẻ khủng bố” (theo nguồn Nga) sau đó đã bị giết,
nhưng một người có thể đã trốn được:
#Russian Ministry of defense confirms shooting attack at one of military units in #Belgorod region, says “2 attackers from CIS country”. Media reports up to 16 servicemen dead https://t.co/2a5UvHAahq
Những người bắn đó được cho là các tân binh mới được tổng động viên, đã bắn thẳng vào chỉ huy của mình:
2
recruits of the Russian army currently training in Belgorod Oblast have
opened fire at their comrades, killing 11 and wounding 15. According
Russian sources the perpetrators are foreign nationals.
Lính
Nga quay cảnh trong doanh trại tân binh cuộc tổng động viên: không quân
phục, thiếu trang thiết bị, không điều kiên vệ sinh, lính Nga ăn cắp đồ
của nhau:
One of Russian mobilized tells a little about camp life. Spoiler: soldiers steal from each other: stoves, sneakers, mattresses (English subtitles) pic.twitter.com/OuNUWqUNEL
ruzZians
will defend Svatove (occupied Luhansk region) to the last cannon
fodder. They have installed an anti-tank "wall" that stretches to
Kreminna. As if it will magically stop artillery from blowing it to
pieces.#lviv#luhansk#donetsk#khersonpic.twitter.com/LEleychJUK
Kỹ
thuật này y chang như hồi thế chiến thứ 2, gần 80 năm trước. Vấn đề là
với trình độ khoa học kỹ thuật ngày nay, liệu chiến thuật cổ này có phát
huy tác dụng không, bởi đây cũng là lần đầu tiên sau ngần ấy năm, một
quốc gia khôi phục lại kỹ thuật công sự như thế này trong chiến sự:
3. Chiến trường xung quanh Bakhmut vẫn không có gì đột biến, quân Nga chưa vào được thành phố:
There are difficult battles in the Bakhmut direction.
Ukrainian
defenders repulsed attacks by the Russian fascist invaders on Spirne,
Berestove, Bilohorivka, Yakovlivka, Bakhmuts'ke, Bakhmut, Ivanhrad and
Opytne.
Donetsk RuAF
attacked the in the direction of Krasnohorivka, Nevelske, Pervomaiske,
Maryinka and Novomykhailivka. These attacks had no success. pic.twitter.com/oF3gkC3KKl
“Mặc dù Nga bắn phá dữ dội, quân đội Ukraina vẫn trụ vững và kiểm soát toàn bộ thành phố” – tổng thống Ukraina Zelensky thông báo – bất chấp việc ngày nào nguồn tuyên truyền của Nga cũng thông báo là đã chiếm được chỗ này chỗ kia.
This direction in the #Donetsk region is one of the hottest on the front. Volodymyr #Zelensky spoke about the difficult situation near #Bakhmut on October 13 in his evening address. pic.twitter.com/VuJSuzqf6S
Báo
Nga đăng: “Chủ tịch thành phố Kherson (do Nga dựng lên) đã chính thức
yêu cầu chính quyền Nga hỗ trợ trong việc di tản khỏi Kherson”, cho thấy
tình hình có vẻ rất tệ cho họ:
Pháo Nga bắn chặn không cho bộ binh Ukraina tấn công:
#KhersonRegion#Kherson - Pskov
76th Guards Air Assault Division lands in the battle of Kherson. Winged
infantry of the 76th Airborne Division target AFU forces with artillery
fire as it is intermittently corrected by Mavic drones. pic.twitter.com/89lcB0PgB7
Russian
artillery. Today may have been an initial attack on Kherson, I’ve read
that AFU were hit in their assembly areas by artillery and aviation
before the attack even started. Ukraine is apparently being urged to take Kherson before the U.S. mid terms. pic.twitter.com/4GGWla5wny
Russian
Air Force in Kherson. A large AFU attack appears to have been a
disaster with 300+ casualties and numerous vehicles knocked out. It
isn’t over though and more attacks are anticipated. pic.twitter.com/4utOYZT2sm
Ofensiva da UAF na região de Kherson: exército russo destruiu vários veículos blindados Husky britânicos.
Também o Kozak-5 ucraniano destruído. Alguns deles foram destruídos por forças de desembarque durante a repulsão dos ataques das Forças Armadas da Ucrânia perto da+ pic.twitter.com/TYcdUhqRle
Le
désastre de la contre-offensive des FAU: Sur la route de Kherson, les
centaines de combattants ukrainiens sont fauchés, et les plus chanceux
se sont rendus et ils ont eu la vie sauve ! pic.twitter.com/niG0TAHGm5
6.
Những người Nga ủng hộ Putin ở EU đang cố gắng tổ chức một cuộc biểu
tình “phản đối việc hỗ trợ của EU vào cuộc chiến tranh ở Ukraina”, chủ
yếu là để phục vụ mục đích tuyên truyền trong nước và sang thế giới thứ
3, nhưng có thể thấy được số lượng người tham gia rất hạn chế, ít hơn
nhiều so với thời gian trước, trong khi chỉ riêng ở Đức có tới khoảng
3,5 triệu người “nói tiếng Nga”.
Chính
quyền Nga đang cố gắng nói dối tùm lum về tình hình chiến sự, nhưng vấn
đề là bất kể có nói dối cỡ nào cũng không đem lại cho họ chiến thắng
trên chiến trường.
Đại hội ĐCS Trung Quốc: Tập Cận Bình sẽ tiếp tục củng cố quyền lực
7-9 minutes
Tessa Wong & Stephen McDonell
BBC News, Singapore và Bắc Kinh
Chủ
tịch Trung Quốc Tập Cận Bình sẽ tiếp tục củng cố quyền lực trong Đại
hội Đảng Cộng sản Trung Quốc, bắt đầu diễn ra vào hôm nay 16/10 tại Bắc
Kinh.
Vốn đã không xảy ra trong hàng thập kỷ qua,
các đại biểu Đại hội Đảng Cộng sản Trung Quốc lần thứ 20 có thể sẽ trao
quyền Tổng Bí thư nhiệm kỳ thứ ba cho Tập Cận Bình.
Và điều này sẽ dọn đường cho ông ta trở thành lãnh đạo quyền lực nhất kể từ thời Mao Trạch Đông.
Khoảng
2.300 đại biểu sẽ họp để bầu tổng bí thư và có phần tranh luận về những
chính sách quan trọng, có thể bao gồm chiến lược 'Không Covid'.
Truyền
thông nhà nước Trung Quốc đã tăng cường tuyên truyền cho Đảng Cộng sản
Trung Quốc trước thềm đại hội vốn sẽ diễn ra trong một tuần, với các bản
tin và chương trình truyền hình khắc họa những thành tựu của Trung Quốc
dưới sự lãnh đạo của Tập Cận Bình.
Trong phát biểu tại
phiên khai mạc Đại hội Đảng Cộng sản Trung Quốc vào sáng nay 16/10, liên
quan đến vấn đề Đài Loan, Chủ tịch Tập Cận Bình đã lặp lại cam kết "tái
thống nhất" và không loại trừ khả năng sử dụng vũ lực, tuy nhiên sẽ cố
gắng giải quyết dựa trên các biện pháp hoà bình.
"Chúng
tôi kiên định sự nỗ lực vì viễn cảnh tái thống nhất hoà bình với lòng
chân thành cao nhất và các nỗ lực tốt nhất, nhưng chúng tôi sẽ không bao
giờ hứa từ bỏ sử dụng vũ lực và giữ sự lựa chọn thực thi tất cả các
biện pháp cần thiết."
Ông Tập Cận Bình lặp lại khẳng
định vấn đề Đài Loan là chuyện nội bộ của Trung Quốc và do người dân
Trung Quốc tự quyết định."Bánh xe lịch sử của công tác tái thống nhất
đất nước và chấn hưng quốc gia đang tiến về phía trước, và việc tái
thống nhất hoàn toàn tổ quốc phải đạt được, và phải đạt được!", ông kết
thúc trong tràng pháo tay kéo dài của hơn 2.000 đại biểu tham dự Đại hội
lần thứ 20.
Trong khi đất nước thì hết mực tin tưởng
thì Bắc Kinh đã chịu ảnh hưởng từ các biện pháp an ninh và giới hạn đi
lại nghiêm ngặt. Điều này đã làm nổ ra sự bất mãn tại đây và một cuộc
biểu tình hiếm hoi và nghiêm trọng vào hôm 13/10, chỉ trích Tập Cận Bình
và chính sách 'Không Covid'.
Chính sách này đã cứu mạng
người, nhưng lại tạo nên một cái giá đau đớn cho người dân và nền kinh
tế Trung Quốc, và ngày càng có thêm sự mỏi mệt trong quần chúng đồng
thời cả sự giận dữ liên quan đến các lệnh phong tỏa và hạn chế đi lại.
Tập
Cận Bình được cho sẽ bắt đầu đại hội vào hôm nay 16/10 với bài phát
biểu dài và long trọng, sử dụng ngôn từ được chọn lọc kỹ lưỡng, mà theo
đó giới phân tích sẽ tìm bất kỳ các chỉ dấu nào về khả năng thay đổi
chính sách.
Các đại biểu cũng sẽ tiến hành bỏ phiếu bầu
chọn các lãnh đạo khác bao gồm Ủy ban Thường vụ Bộ Chính trị - một cơ
quan tương đương với nội các chủ tịch nước - những người sẽ xuất hiện
trước cánh truyền thông đang chờ đợi trong suốt thời gian đại hội.
Trong
quá khứ, thì một đại hội đảng diễn ra cứ 5 năm một lần được xem là cơ
hội để giới lãnh đạo kêu gọi sự ủng hộ, khi họ muốn gia tăng quyền lực
cho thành phần của mình trong đảng.
Nhưng giới quan sát
cho rằng ngày hôm nay thì dường như chỉ còn một thành phần tại Đại hội
Đảng Cộng sản Trung Quốc XX - đó là của Tập Cận Bình.
Trong
một dấu hiệu rõ ràng về việc củng cố quyền lực, các lãnh đạo hàng đầu
của Đảng Cộng sản Trung Quốc đã đưa ra một thông cáo trước đó, ca ngợi
Tập Cận Bình là "trụ cột" của đảng và giới lãnh đạo. Họ cũng kêu gọi
toàn đảng đoàn kết hơn nữa dưới sự lãnh đạo của ông ta.
Tập
Cận Bình hiện đang giữ ba vị trí quyền lực nhất tại Trung Quốc - Tổng
Bí Thư Đảng Cộng sản Trung Quốc, Chủ tịch Quân ủy Trung ương và Chủ tịch
nước. Ông cũng được cho sẽ có thêm nhiệm kỳ cho hai vị trí quyền lực
đầu tiên tại đại hội.
Đảng Cộng sản Trung Quốc không đưa
ra bất kỳ giới hạn nhiệm kỳ nào. Nhưng không có nhà lãnh đạo nào ngoài
Mao Trạch Đông, người sáng lập Đảng Cộng sản Trung Quốc, từng nắm quyền
ba nhiệm kỳ.
Chủ tịch nước thường chỉ có giới hạn hai
nhiệm kỳ theo hiến pháp Trung Quốc, do cựu Chủ tịch kiêm Tổng Bí thư
Trung Quốc Đặng Tiểu Bình đề ra để ngăn chặn việc xuất hiện một nhân vật
như Mao Trạch Đông.
Thế nhưng Tập Cận Bình đã có thể
xóa bỏ yêu cầu này: Vào năm 2018, Quốc hội Trung Quốc đã chính thức bỏ
quy luật này, thật sự cho phép Tập Cận BÌnh có thể nắm quyền Chủ tịch
nước đến khi nào ông ta muốn.
Kể từ khi nắm quyền vào năm 2012, Tập Cận Bình đã dẫn dắt Trung Quốc bước vào con đường với tham vọng và độc tài ngang nhau.
Ông
ta đã đẩy mạnh vì "sự chấn hưng mạnh mẽ quốc gia", như theo đuổi cải
cách kinh tế, giảm ô nhiễm môi trường, và xóa đói giảm nghèo.
Ông
cũng tiến hành một chiến dịch chống tham nhũng - mà nhiều người xem là
một cách để ông ta nhổ bỏ những đối thủ chính trị - cũng như thanh trừng
người Uyghur ở Tân Cương và giới biểu tình vì dân chủ ở Hong Kong.
Thế
nhưng Tập Cận Bình cũng đối mặt với nhiều thách thức khác, như nạn thất
nghiệp ở người trẻ, nền kinh tế phát triển chậm lại và khủng hoảng bất
động sản đang diễn ra - và dĩ nhiên là chính sách 'Không Covid'.
Câu
hỏi đặt ra là liệu trong thời gian đại hội chúng ta có thể nghe thấy
tuyên bố như, "Chúng ta đã làm tốt rồi, chúng ta giờ đây có thể không
làm tiếp'," Giáo sư Rosemary Foot từ Đại học Oxford nói.
"Ý
tưởng là đảng đã đạt chiến thắng và kiểm soát được virus, đây là thông
điệp quan trọng gửi đến người dân trong nước và quốc tế."
Nhưng Giáo sư Rosemary cũng nói thêm tất cả dấu hiệu hiện thời đều chỉ ra rằng chính sách này có thể vẫn tiếp diễn.
Nhiều
người cũng dõi theo đại hội để xem liệu sẽ có sự thay đổi trong chính
sách đối ngoại của Bắc Kinh, đặc biệt về hướng cường quốc khác trên thế
giới, Mỹ.
Các nỗ lực của Tập Cận Bình nhằm làm gia tăng
sự ảnh hưởng của Trung Quốc trên toàn cầu thông qua sáng kiến 'Một vành
đai, một con đường', và các tuyên bố trên Biển Đông, cũng như sự ủng hộ
dành cho Nga trong cuộc chiến tranh UKraine, đã làm gia tăng các căng
thẳng với Mỹ và những nước khác.
Dưới sự dẫn dắt của Tập
Cận Bình, Trung Quốc cũng đã có lập trường mang tính khẳng định hơn về
vấn đề Đài Loan, một hòn đảo tự trị mà Bắc Kinh xem thuộc lãnh thổ của
mình.
Và khi Tập Cận Bình còn nắm quyền thì tất cả những
điều này sẽ tiếp tục là mối quan tâm chính yếu - mặc dù một số chuyên
gia tin rằng ông ta có thể giảm nhẹ cách tiếp cận của Trung Quốc trong
một số khía cạnh để theo đuổi các mối quan hệ thương mại tốt đẹp hơn với
Mỹ và các đối tác trong khu vực.
"Tính chính danh chính
trị của Đảng Cộng sản Trung Quốc nằm ở kết quả kinh tế xã hội," Tiến sĩ
Collin Koh từ trường S Rajaratnam School of International Studies tại
Singapore.
"Một người dân trung bình tại Trung Quốc sẽ cảm thấy mọi
việc không diễn ra rất tốt, vì vậy cần phải phục hồi lại một loại hình
phát triển mà Trung Quốc đã từng có trong những thập niên gần đây.
************
Elon Musk ‘quay xe’, tuyên bố tiếp tục tài trợ Internet Starlink cho Ukraine
Tỉ phú Elon Musk phát biểu trong một cuộc họp báo tại trụ sở SpaceX hồi tháng 8 - Ảnh: REUTERS
Như
thường lệ, ông Elon Musk thông báo các động thái mới trên mạng xã hội
Twitter. "… mặc dù Starlink vẫn thua lỗ và các công ty khác đang nhận
được hàng tỉ đô la tiền thuế, chúng tôi sẽ tiếp tục tài trợ miễn phí cho
Chính phủ Ukraine", ông Musk đăng tweet ngày 15-10.
Trước đó, ngày 14-10, vị tỉ phú này nói SpaceX không thể tài trợ Internet vô thời hạn ở Ukraine.
Đài
CNN tiếp cận được một số tài liệu cho thấy SpaceX đã gửi một bức thư
tới Bộ Quốc phòng Mỹ, cho hay họ không thể tiếp tục tài trợ dịch vụ
Starlink, đồng thời yêu cầu Lầu Năm Góc tiếp quản nhiệm vụ trên.
Từ
đầu năm nay, SpaceX đã cung cấp dịch vụ Internet vệ tinh Starlink cho
Ukraine. Dịch vụ này đã giúp dân thường và quân đội Ukraine trong suốt
cuộc chiến với Nga.
Vấn đề lúc này là không rõ ông Musk có thực
hiện như tuyên bố trên Twitter hay không. Cả SpaceX và Lầu Năm Góc đều
từ chối bình luận.
Được biết tới nay 20.000 đơn vị vệ tinh
Starlink đã được SpaceX viện trợ cho Ukraine, và theo ông Musk, hoạt
động trên đã ngốn của công ty khoảng 80 triệu USD, có thể vượt mốc 100
triệu USD vào cuối năm nay. Trong lá thư gửi Bộ Quốc phòng, SpaceX dự
đoán chi phí sẽ cán mốc 400 triệu USD trong 12 tháng tới.
Trước
đó, tỉ phú này đã gây sốc khi đề xuất "kế hoạch hòa bình" bằng cách kêu
gọi Ukraine chấp thuận việc Nga sáp nhập Crimea, và chấp thuận kết quả
các cuộc trưng cầu sáp nhập bốn vùng lãnh thổ Ukraine vào Nga mới đây.
**************
Ông Putin hé lộ việc huy động quân dự bị, Ukraine phá nhiều vũ khí Nga ở Luhansk
Tổng
thống Vladimir Putin tin quá trình huy động một phần quân dự bị Nga sẽ
hoàn tất trong 2 tuần, giúp tăng cường khả năng sức mạnh cho các lực
lượng chiến đấu của đất nước.
Theo báo Guardian, phát biểu trước
các phóng viên sau khi tham dự hội nghị thượng đỉnh của Cộng đồng các
quốc gia độc lập (CIS) ở Astana, Kazakhstan hôm 14/10, ông Putin tiết lộ, tổng cộng có 222.000 lính dự bị sẽ được gọi nhập ngũ đợt này, giảm so với con số 300.000 người công bố lúc ban đầu.
Reuters
dẫn lời lãnh đạo Điện Kremlin nói, Moscow không có kế hoạch huy động
thêm quân dự bị. Ông cũng cho biết “không cần thiết phải có các cuộc tấn
công hàng loạt, mới vào Ukraine” và Nga không muốn hủy diệt nước láng
giềng.
Ông Putin lặp lại quan điểm của Điện Kremlin rằng Nga sẵn
sàng tổ chức các cuộc đàm phán, dù lưu ý quá trình đó sẽ yêu cầu hòa
giải quốc tế nếu Ukraine chuẩn bị tham gia.
Giới quan sát đánh
giá, các phát biểu mới dường như cho thấy giọng điệu của tổng thống Nga
dịu đi đôi chút khi cuộc xung đột sắp tròn 8 tháng.
Các cổ phiếu
Phố Wall mở cửa với giá tăng cao hơn, khi các nhà đầu tư coi những diễn
biến mới là dấu hiệu phản ánh căng thẳng địa chính trị đang lắng dịu.
Ukraine tuyên bố phá hủy nhiều khí tài Nga ở Luhansk
Quân
đội Ukraine quả quyết đã phá hủy được một lượng đáng kể vũ khí Nga
trong vụ phản kích nhắm vào một trung tâm đường sắt ở thị trấn Antratsyt
thuộc khu vực Luhansk, miền đông đất nước.
Nhà chức trách Ukraine quả quyết, các lực lượng Moscow đã hứng chịu tổn thất nặng nề ở Kherson, Zaporizhzhia và Donetsk.
Tuy
nhiên, Bộ Tổng tham mưu Ukraine nói, Nga "đang tiếp tục tập trung vào
các nỗ lực thực hiện kế hoạch tiếp cận biên giới hành chính của khu vực
Donetsk”.
CNN cho biết không thể xác thực các thông tin trên.
Nga ngăn IMF ra tuyên bố chung về chiến sự
Ủy
ban điều hành Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) tuyên bố, các nước thành viên
tổ chức hôm 14/10 đã đưa ra một lời kêu gọi gần như đồng thuận, yêu cầu
Nga chấm dứt cuộc xung đột ở Ukraine. IMF gọi cuộc xung đột là nhân tố
riêng lẻ lớn nhất đang thúc đẩy lạm phát và khiến nền kinh tế toàn cầu
phát triển chậm lại.
Tuy nhiên, Bộ trưởng Kinh tế Tây Ban Nha
Nadia Calvino cho hay, Nga đã ngăn chặn việc ban hành một thông cáo
chung trong cuộc họp của Ủy ban Tài chính và Tiền tệ quốc tế.
Tuấn Anh
*************
Kiệt tác của Van Gogh bị tạt súp cà chua
Cảnh
sát London, Anh đã bắt giữ hai nhà hoạt động môi trường sau khi họ tạt
súp cà chua lên bức tranh Hoa hướng dương của họa sĩ Vincent van Gogh
tại Phòng triển lãm quốc gia ở London.
Theo RT, một video ghi lại
cảnh hai phụ nữ trẻ tạt cả lon Heinz lên kiệt tác đã được bảo vệ bằng
kính. Scotland Yard viết trên Twitter như sau: "Các nhân viên an ninh đã
nhanh chóng có mặt tại phòng triển lãm quốc gia sáng 14/10 sau khi hai
người biểu tình thuộc phong trào Just Stop Oil ném chất bẩn lên bức tranh và dùng keo gắn chặt người vào một bức tường. Cả hai đã bị bắt vì tội gây hủy hoại và hành vi xâm phạm nghiêm trọng".
Phòng
triển lãm quốc gia sau đó ra thông báo cho biết, khung của bức tranh
Hoa hướng dương bị hư hại nhẹ song bản thân tác phẩm nghệ thuật này
không hề hấn gì.
Trong hai tuần qua, phong trào Just Stop Oil
đang cố gắng làm cho nhà chức trách Anh phải dừng mọi dự án nhiên liệu
hóa thạch mới, chặn các cây cầu và giao lộ đông người trên khắp London.
Dù hàng chục thành viên đã bị bắt, nhóm này đã đưa ra cảnh báo trực tiếp
đến các cơ quan hành pháp hôm 11/10.
Vụ tấn công vào kiệt tác của
Van Gogh không phải là hành động đầu tiên của nhóm. Trước đó, phong trào
Just Stop Oil từng nhằm vào các tác phẩm nghệ thuật khác. ****************
Tin thế giới 16-10: Trung Quốc khai mạc Đại hội Đảng; Nổ súng tại khu huấn luyện quân sự Nga
Cuộc
họp trù bị cho Đại hội Đảng lần thứ XX do Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận
Bình chủ trì tại Đại lễ đường Nhân dân ở thủ đô Bắc Kinh, ngày 15-10 -
Ảnh: TÂN HOA XÃ
* Trung Quốc khai mạc Đại hội Đảng.
Ông Tôn Nghiệp Lễ (Sun Yeli), người phát ngôn Đại hội Đại biểu toàn
quốc lần thứ XX của Đảng Cộng sản Trung Quốc (Đại hội XX), cho biết Đại
hội XX sẽ diễn ra tại Bắc Kinh từ ngày 16 đến 22-10.
Lễ khai mạc Đại hội XX sẽ diễn ra tại Đại lễ đường Nhân dân vào lúc 10h sáng 16-10 (9h theo giờ Việt Nam).
Được
tổ chức 5 năm một lần, Đại hội Đảng Cộng sản Trung Quốc thường kéo dài
khoảng 1 tuần. Tại đại hội lần này, khoảng 2.300 đảng viên Đảng Cộng sản
Trung Quốc sẽ tề tựu tại Đại lễ đường Nhân dân ở thủ đô Bắc Kinh để bầu
chọn ban lãnh đạo đảng trong 5 năm tới.
Đại hội XX diễn ra trong
bối cảnh Trung Quốc đối mặt nhiều thách thức, như suy thoái kinh tế
trong nước và quan hệ căng thẳng với Mỹ.
* Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình viết thư cho Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong Un.
Theo Hãng thông tấn trung ương Triều Tiên KCNA, trong một bức thư gửi
nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un trước thềm đại hội Đảng Cộng sản
Trung Quốc, nhà lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình cho biết điều quan
trọng hơn bao giờ hết là Bắc Kinh và Bình Nhưỡng tăng cường giao tiếp,
thống nhất và hợp tác.
* Nổ súng tại khu huấn luyện quân sự của Nga.
Hãng thông tấn RIA cho biết ít nhất 11 người đã thiệt mạng và 15 người
bị thương tại một khu huấn luyện quân sự của Nga ngày 15-10, khi hai
người tấn công nổ súng vào một nhóm tình nguyện viên muốn chiến đấu ở
Ukraine.
"Trong một buổi huấn luyện súng với những cá nhân tự
nguyện bày tỏ mong muốn tham gia vào chiến dịch quân sự đặc biệt, những
kẻ khủng bố đã xả súng vào các nhân viên của đơn vị", thông báo của Bộ
Quốc phòng cho hay.
RIA dẫn nguồn tin từ Bộ Quốc phòng Nga cho
biết hai người tấn công đã bị bắn chết sau vụ việc diễn ra ở khu vực tây
nam Belgorod, giáp biên giới Ukraine.
Ông Oleksiy Arestovych, cố
vấn của Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky, cho biết những người này
đến từ quốc gia Trung Á Tajikistan.
* Quân đội Ukraine đang nắm giữ thị trấn chiến lược Bakhmut ở phía đông (thuộc Donetsk).
Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky cho biết quân đội Ukraine vẫn
đang nắm giữ thị trấn chiến lược phía đông Bakhmut, bất chấp các cuộc
tấn công liên tục của Nga.
Phát biểu tối ngày 15-10, ông Zelensky
nói tên lửa và máy bay không người lái của Nga đã tiếp tục tấn công các
thành phố của Ukraine, gây ra nhiều thương vong.
Giao tranh diễn
ra đặc biệt dữ dội ở các tỉnh miền đông Donetsk và Lugansk giáp biên
giới với Nga. Nga vẫn chưa chiếm được hoàn toàn khu vực Donbass này.
Ông
Zelensky cũng cho biết gần 65.000 người Nga đã thiệt mạng kể từ cuộc
tấn công ngày 24-2, cao hơn nhiều so với ước tính chính thức của Nga vào
ngày 21-9 là 5.937 người chết. Vào tháng 8, Lầu Năm Góc cho biết Nga đã
phải gánh chịu từ 70.000 đến 80.000 thương vong, có thể là thiệt mạng
hoặc bị thương.
* Pháp sẽ huấn luyện 2.000 binh sĩ Ukraine. Trong cuộc phỏng vấn ngày 15-10 với báo Le Parisien,
Bộ trưởng Bộ Lực lượng vũ trang Pháp Sebastien Lecornu nói rằng Pháp sẽ
huấn luyện 2.000 binh sĩ Ukraine trên lãnh thổ của mình.
Các binh
sĩ sẽ huấn luyện trong vài tuần. Có 3 cấp độ huấn luyện: chiến đấu
chung, các nhu cầu cụ thể do Ukraine vạch ra như hậu cần và đào tạo sử
dụng vũ khí quốc phòng do đồng minh phương Tây trang bị.
Ông
Lecornu cũng nói Pháp sẽ cung cấp cho Ukraine hệ thống phòng không
Crotale, mà không nói rõ số lượng. Pháp cũng sẽ cung cấp thêm 6 đơn vị
pháo di động Caesar, có thể tấn công chính xác mục tiêu cách xa hơn
40km.
Bầy ngỗng qua đường
Xe
cộ buộc phải giảm tốc và dừng lại để nhường đường cho bầy ngỗng này khi
chúng đi qua con đường phía trước Cung điện Buckingham tại London, Anh
ngày 10-10 vừa qua - Ảnh: REUTERS
* Cháy nhà tù chính trị ở Iran. Ngày 15-10, một đám cháy đã bùng phát tại nhà tù Evin ở Tehran, nơi giam giữ nhiều tù nhân chính trị.
Các
nhân chứng cho biết đã nghe thấy tiếng súng, nhìn thấy lửa và khói cũng
như rất nhiều lính đặc nhiệm. Hãng thông tấn nhà nước Iran IRNA cho
biết có 8 người bị thương sau vụ việc.
Cơ quan tư pháp Iran cho
biết một xưởng trong tù đã bị phóng hỏa sau một cuộc ẩu đả giữa một số
tù nhân bị kết tội trộm cắp và tội phạm tài chính. Cơ quan cứu hỏa của
Tehran nói với truyền thông nhà nước rằng nguyên nhân của vụ việc đang
được điều tra.
* Hy Lạp giải cứu 92 người di cư bất hợp pháp khỏa thân gần biên giới phía bắc Thổ Nhĩ Kỳ. Ngày 15-10, cảnh sát Hy Lạp cho biết tất cả những người di cư nói trên đều là nam giới, được phát hiện gần sông Evros.
Điều
tra ban đầu cho thấy những người này đã vượt sông vào lãnh thổ Hy Lạp
bằng xuồng cao su từ Thổ Nhĩ Kỳ. Khi được tìm thấy, những người này
không mặc quần áo và một số người bị thương.
* Xe buýt lật trên cao tốc ở Colombia, ít nhất 20 người chết và 15 người bị thương. Chiếc xe buýt đang di chuyển ở thành phố cảng Tumaco, trên cao tốc Pan-American ở tây nam Colombia thì bị lật.
Trong
số những người bị thương có một bé gái 3 tuổi và một bé trai 8 tuổi.
Cảnh sát đang điều tra vụ việc, phỏng đoán lỗi có thể nằm ở hệ thống
phanh.
Báo cáo sơ bộ cho biết tài xế đã mất lái sau khi ra khỏi
khúc cua ở khu vực có sương mù. Các nhân viên cứu hộ từ sở cảnh sát và
sở cứu hỏa đã phải mất 9 giờ mới có thể sơ tán những người bị thương và
đưa những người thiệt mạng ra khỏi hiện trường.
************
Đội chiến đấu cơ Triều Tiên dùng để dằn mặt Mỹ, Hàn
Triều
Tiên sở hữu hơn 800 tiêm kích và gần đây liên tục triển khai áp sát
biên giới Hàn Quốc, nhưng phần lớn trong số đó đã lạc hậu.
Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân Hàn Quốc (JSC) hôm 6/10 thông báo Triều Tiên
triển khai 8 chiến đấu cơ và 4 oanh tạc cơ "dàn đội hình bay về phía
bắc ranh giới trên không giữa hai miền và tiến hành các cuộc tập trận
không đối đất". Quân đội Hàn Quốc đã phải cho 30 tiêm kích cất cánh để
ứng phó.
Hai ngày sau, không quân Triều Tiên tiến hành đợt tập
trận hiệp đồng đường không với sự góp mặt của 150 máy bay các loại. Hình
ảnh được truyền thông Triều Tiên công bố cho thấy hàng loạt tiêm kích
chủ lực của Bình Nhưỡng như MiG-29, MiG-23, MiG-21 và MiG-19, cùng cường
kích Su-25 tham gia tập trận.
Đây được coi là cuộc tập trận với
quy mô lớn chưa từng thấy của không quân Triều Tiên, huy động gần 20%
lực lượng chiến đấu cơ trong biên chế của nước này.
Đến đêm 13/10,
khoảng 10 chiến đấu cơ Triều Tiên xuất hiện cách Đường phân giới Quân
sự khoảng 25 km về phía bắc và cách Đường giới hạn phía Bắc, biên giới
thực tế giữa hai miền ở Hoàng Hải, khoảng 12 km. JSC đã triển khai hàng
loạt tiêm kích, trong đó có chiến đấu cơ tàng hình F-35A, để giám sát
hoạt động của máy bay quân sự Triều Tiên.
Giới
quan sát cho rằng đây là những động thái dằn mặt của không quân Triều
Tiên sau khi quân đội Mỹ và Hàn Quốc tổ chức các cuộc tập trận chung.
Tuy nhiên, những đợt phô diễn lực lượng như vậy cũng cho thấy một trong
những vấn đề với không quân Triều Tiên, khi sở hữu lượng tiêm kích đông
đảo nhưng lạc hậu.
Không quân Triều Tiên từng được hiện đại hóa
mạnh mẽ vào thập niên 1980 nhờ quan hệ thân thiết với Liên Xô, cho phép
nước này mua hàng loạt tiêm kích MiG-23 và MiG-29. Tuy nhiên, nỗ lực duy
trì sức mạnh chiến đấu cơ của Triều Tiên đình trệ vào thập niên 1990
khi Liên Xô tan rã, sau đó gần như bị chấm dứt hoàn toàn do các lệnh cấm
vận của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc.
Loại máy bay hiện đại nhất
trong biên chế không quân Triều Tiên là tiêm kích MiG-29. Nước này sở
hữu mẫu MiG-29B và MiG-29UB cơ bản, cùng ít nhất 3 chiếc MiG-29S nâng
cấp. Máy bay của Triều Tiên được trang bị vũ khí chính là tên lửa tầm
trung R-27R và tầm ngắn R-60MK, thay vì R-73 hiện đại hơn như các tiêm
kích MiG-29 nước ngoài.
Số lượng tiêm kích MiG-29 của Triều Tiên
vẫn chưa được xác định. Các chuyên gia phương Tây cho rằng nước này đang
biên chế khoảng 16-35 chiếc MiG-29. Bình Nhưỡng từng lắp ráp một số máy
bay theo giấy phép từ Nga trong thập niên 1990.
Triều
Tiên còn sở hữu loại tiêm kích tương đối hiện đại là MiG-23ML với số
lượng khoảng 60 chiếc. Phiên bản này được trang bị radar trinh sát mạnh,
kháng nhiễu tốt và mang được tên lửa R-24 cải tiến. Dù đã cũ kỹ, MiG-21
vẫn là một trong ba loại tiêm kích chủ lực được Bình Nhưỡng tin dùng
với ít nhất 26 chiếc do Liên Xô cung cấp, cùng khoảng 120 chiếc J-7 do
Trung Quốc chế tạo dựa trên mẫu MiG-21.
Trong nhiệm vụ tấn công
yểm trợ mặt đất, Triều Tiên sử dụng cường kích Su-25K. Đây là quốc gia
châu Á đầu tiên mua loại máy bay này từ Liên Xô trong giai đoạn
1987-1989.
Bình Nhưỡng đang vận hành 45 cường kích Su-25K và phiên
bản huấn luyện Su-25UBK, mang được nhiều loại vũ khí như bom FAB-500,
rocket cỡ nòng từ 57 đến 330 mm, cũng như vũ khí thông minh, sử dụng đầu
dò laser hay quang truyền hình như bom KAB-500, tên lửa Kh-25L và
Kh-29.
Triều Tiên được cho là còn sở hữu 80 oanh tạc cơ hạng trung
H-5 do Trung Quốc chế tạo, là phiên bản sao chép từ dòng Il-28 Liên Xô.
Hiện không rõ nước này còn bao nhiêu chiếc H-5 đủ khả năng vận hành.
Không
quân Triều Tiên cũng biên chế hơn 200 tiêm kích F-5 và J-6 được Trung
Quốc sao chép từ dòng MiG-17, MiG-19 Liên Xô, đều là những máy bay ra
đời từ thập niên 1950 và quá lạc hậu.
"Lực lượng này có khả năng
thực hiện các đòn không kích hạn chế, trong thời gian ngắn hoặc tấn công
bất ngờ. Chiến đấu cơ bố trí khắp đất nước cho phép Triều Tiên không
kích cơ quan chỉ huy và kiểm soát, cơ sở phòng không và hạ tầng công
nghiệp của đối phương mà không cần bố trí lại lực lượng hoặc di chuyển
vị trí máy bay", Viện Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế (IISS) cho biết
trong báo cáo hồi năm 2020.
Dù vậy, IISS cho rằng không quân Triều
Tiên vẫn quá yếu kém so với đối thủ. Hàn Quốc đang sở hữu gần 270 tiêm
kích hiện đại gồm F-15K, KF-16 và F-35A, cùng hàng loạt chiến đấu cơ F-4
và F-5E đời cũ hơn, trong khi Mỹ cũng triển khai nhiều đơn vị tiêm kích
tại Đông Á và sẵn sàng phản ứng khi xảy ra chiến sự.
Điều
này buộc Triều Tiên tiến hành nhiều biện pháp phi đối xứng nhằm bảo đảm
khả năng chiến đấu. Bình Nhưỡng trong những năm qua đã triển khai nhiều
loại vũ khí tự phát triển có khả năng tập kích phá hủy những tiêm kích
như F-35A ngay tại căn cứ và vô hiệu hóa sân bay đối phương, thay vì đối
đầu với chúng trong không chiến.
Bình Nhưỡng từng thử nghiệm
phóng tên lửa diệt hạm P-15 từ oanh tạc cơ Il-28 hồi năm 2008 và 2011,
nhưng không rõ dự án này có được áp dụng vào thực tiễn hay không. Tên
lửa hành trình diệt hạm Kumsong-3 xuất hiện hồi năm 2017 với hình dáng
giống dòng Kh-35 Nga cũng có thể được trang bị cho chiến đấu cơ, nhưng
chưa có dấu hiệu nào cho thấy Triều Tiên theo đuổi phương án này.
Những
loại chiến đấu cơ như MiG-29, MiG-23, MiG-21 và Su-25 cũng được Triều
Tiên sơn màu xám nhẹ. Đây chỉ là thay đổi mang tính hình thức, nhưng
cũng phản ánh nỗ lực hiện đại hóa lực lượng của Triều Tiên, bởi màu sơn
xám thường xuất hiện trên tiêm kích phương Tây và Trung Quốc.
Trong
những năm gần đây, Triều Tiên đã tìm cách sở hữu và phát triển năng lực
máy bay không người lái (UAV), nhưng mức độ thành công còn hạn chế. Ít
nhất 4 UAV bay từ phía Triều Tiên đã rơi xuống lãnh thổ Hàn Quốc từ năm
2014, trong đó lần cuối chúng xuất hiện là tháng 6/2017.
"Không
quân Triều Tiên không phải đối thủ với Hàn Quốc hay Mỹ trong những cuộc
đối đầu trực diện. Tuy nhiên, đó vẫn là lực lượng không thể phớt lờ khi
nổ ra xung đột, riêng điều này là đủ để Bình Nhưỡng duy trì sức mạnh cho
không quân. Dù vậy, họ sẽ cần đầu tư nhiều hơn nếu muốn xây dựng thêm
lợi thế trong tác chiến đường không", báo cáo của IISS có đoạn.
Suu cao,thue nang,nhu yeu pham tang gia.Kinh te eo seo...Vay ma dang Lua van lay tien cua dan tro giup linh tinh.Mo cua bien gioi.Ung ho toi ac truc tiep khi sua luat cho phep trom cuop o muc do <1.000 dollars thi vo toi....Neu vao thoi diem Trump,bon Lua da ho hoan nhu the nao ??? Nhung nguoi bau ban vi chut tu loi ,nghi gi ve dat nuoc ??? Phai chang day khong phai la dat nuoc minh ??? bat qua,lai tro ve que huong cu...Neu vay,ban la thang cho chet ! mien ban !
Chung nao moi vet nho cua ho nha Dan da duoc tay xoa trang boc,thi Uk moi co hy vong...ngung chien.Cung vay,ngay nao ma cac cong ty ,co goc gac tu cac dang bac nu luu-anh hao cua khoi tu do va ong chief police va dang Lua thi moi giai xong phuong trinh tau cong !
Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?
Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?
Ngắm lại hình xưa chịu mấy ông
Những Linh, Tùng, Duẫn với Mười, Đồng
Mặt mày ai lại đi hồ hởi
Phấn khởi khi Tàu cướp Biển Đông
Phải chăng “quý” mặt đã thành mông
Con mắt nay đà có nhưng không
Nên mới chổng khu vào hải đảo
Gia tài gấm vóc của tổ tông?
Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .
Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .
Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .