Tin nóng trong ngày
Tin Tức Khắp Nơi Mới Nhất ngày 22 -10-2022 ( Cập nhật liên tục )
Mỹ sẽ cân nhắc mọi phương cách để thăng tiến ngoại giao với Nga nếu thấy có cơ hội, nhưng tại thời điểm này Moscow không tỏ dấu sẵn sàng tham gia các cuộc đàm phán có ý nghĩa, Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken tuyên bố ngày 21/10.
Phát biểu tại cuộc họp báo với Ngoại trưởng Pháp Catherine Colonna, ông Blinken nói “Mọi chỉ dấu bây giờ không thấy sẵn sàng tham gia ngoại giao có ý nghĩa, Tổng thống Putin vẫn tiếp tục đẩy về chiều ngược lại.”
“Chúng tôi sẽ tiếp tục và cân nhắc mọi phương pháp để thăng tiến ngoại giao nếu chúng tôi thấy có cơ hội để thăng tiến bằng cách nào đó, dĩ nhiên chúng tôi sẽ luôn để ý,” ông nói thêm và cho biết rằng Moscow hiện nay vẫn ngoan cố gây hấn.
Nga tuần này tăng cường các cuộc tấn công phi đạn và tấn công bằng máy bay không người lái vào cơ sở hạ tầng điện-nước của Ukraine.
Ukraine và phương Tây gọi đó là chiến dịch uy hiếp thường dân trước mùa đông.
Trước đây trong tháng, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov nói Nga sẵn sàng giao tiếp với Mỹ hay với Thổ Nhĩ Kỳ về phương án chấm dứt chiến tranh nhưng chưa nhận được đề nghị thương thuyết nào nghiêm túc.
Cuộc chiến lớn nhất ở châu Âu trong nhiều chục năm qua khiến người ta so sánh với cuộc khủng hoảng phi đạn Cuba năm 1962 đẩy thế giới tới bờ vực chiến tranh hạt nhân và khơi dậy câu hỏi nên chăng Washington và Moscow ngồi xuống nói chuyện với nhau để tránh mở rộng chiến tranh, kể cả đối đầu về hạt nhân.
Ngoại trưởng Mỹ và các giới chức khác của Hoa Kỳ nhiều lần khẳng định Moscow không quan tâm tới ngoại giao ý nghĩa.
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Lloyd Austin hôm 21/10 điện đàm với Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu và nhấn mạnh tầm quan trọng của việc duy trì các đường dây liên lạc giữa cuộc chiến Ukraine, theo Ngũ Giác Đài. Đây là cuộc điện đàm đầu tiên giữa hai người kể từ tháng 5 tới nay.
Trong bài diễn văn trước Hội đồng An ninh mới đây, ông Putin đã thúc đẩy quyền hạn của các thống đốc khu vực của Nga và ra lệnh thành lập một ủy ban điều phối dưới quyền Thủ tướng Mikhail Mishustin để hậu thuẫn ‘chiến dịch quân sự đặc biệt.’
************
Cựu lãnh đạo Trung Quốc Hồ Cẩm Đào đã được đưa ra khỏi lễ bế mạc Đại hội Đảng Cộng sản.
Người đàn ông 79 tuổi với vẻ ngoài ốm yếu, đang ngồi cạnh Chủ tịch Tập Cận Bình thì được một số quan chức tiếp cận và đưa đi. Không có lời giải thích nào được đưa ra cho hành động này.
Sau đại hội kéo dài một tuần, Đảng Cộng sản Trung Quốc dự kiến sẽ xác nhận ông Tập, 69 tuổi, làm thêm nhiệm kỳ thứ ba lịch sử.
Sự kiện này được tổ chức 5 năm một lần tại Bắc Kinh đã củng cố vị thế của ông Tập là nhà lãnh đạo quyền lực nhất Trung Quốc kể từ thời Mao Trạch Đông.
Hồ Cẩm Đào, người giữ chức chủ tịch nước từ năm 2003 đến 2013, đang ở ngồi cạnh ông Tập khi hai quan chức đến gần ông. Ông ta nói gì đó với Tập Cận Bình, ông Tập gật đầu đáp lại.
Sau đó, ông Hồ được đưa ra khỏi Đại lễ đường Nhân dân.
Trước đó, vào thứ Bảy, Ban Chấp hành Trung ương mới gồm khoảng 200 quan chức cấp cao của đảng đã được bầu. Các đại biểu đã đồng tình việc sửa đổi hiến pháp của đảng, cổ xuý những tư tưởng của ông Tập như những nguyên tắc dẫn đường cho tương lai của Trung Quốc.
Trong bài phát biểu khai mạc Đại hội vào Chủ nhật tuần trước, ông ca ngợi việc đàn áp phong trào ủng hộ dân chủ ở Hong Kong như một bước chuyển mình từ "hỗn loạn sang quản trị". Ông cũng tái khẳng định quyền sử dụng vũ lực của Trung Quốc để chiếm Đài Loan.
Ông Tập hiện đảm nhận cả hai chức vụ là Tổng bí thư Đảng Cộng sản, kiêm Chủ tịch nước cũng như là người đứng đầu lực lượng vũ trang. Ông cũng được gọi là lãnh đạo tối cao.
Vào ngày Chủ nhật, ông dự kiến sẽ chính thức được xác nhận nhiệm kỳ thứ ba với tư cách là tổng bí thư và công bố đội ngũ lãnh đạo mới của mình.
Vào năm 2018, ông đã bãi bỏ giới hạn hai nhiệm kỳ chủ tịch nước, dọn đường để bản thân ông cầm quyền vô thời hạn.
*************
Boris Johnson đã trở lại Anh vào thứ Bảy 22/10, trong lúc có đồn đoán ông cân nhắc khả năng trở lại tranh vị trí Thủ tướng Anh, sau khi bà Liz Truss từ chức.
Các ứng cử viên tiềm năng thay thế Thủ tướng Liz Truss, người đã đột ngột từ chức hôm thứ Năm chỉ sau sáu tuần cầm quyền, đang vận động hành lang để đảm bảo có đủ đề cử của nghị sĩ đảng Bảo thủ, trước thời hạn hôm thứ Hai.
Ông Johnson đang đi nghỉ hè ở nước ngoài trong lúc xảy ra sự kiện bà Truss từ chức.
Hiện ông vẫn chưa có tuyên bố chính thức là ông định tranh cử chức lãnh đạo đảng Bảo thủ hay không.
Theo quy định, các ứng viên cần đảm bảo 100 đề cử của nghị sĩ trong đảng Bảo thủ để có thể tranh chức lãnh đạo đảng.
Hiện lúc này, theo giới quan sát, có ba ứng viên hàng đầu trong đảng Bảo thủ là Rishi Sunak, Boris Johnson và Penny Mordaunt.
Boris Johnson, người phải từ chức thủ tướng Anh chỉ ba tháng trước, đã lại nổi lên như một ứng viên hàng đầu thay thế bà Liz Truss.
Lần cuối cùng có một người trở lại văn phòng thủ tướng sau khi mất quyền lãnh đạo đảng là cách đây 140 năm, khi William Gladstone trở lại lãnh đạo Đảng Tự do.
Triển vọng về việc Johnson trở lại chính phủ là một vấn đề gây chia rẽ cho đảng Bảo thủ.
Đảng này đã đưa tiễn 4 thủ tướng chỉ trong 6 năm.
Đối với một số nhà lập pháp Bảo thủ, Johnson là nghị sĩ nổi bật nhất của đảng.
Nhưng với những người khác, ông gây tranh cãi lớn về khả năng đoàn kết nội bộ.
Nếu Johnson có thể đảm bảo đủ số lượng đề cử cần thiết, có khả năng ông sẽ đối đầu với Sunak, người đã từ chức bộ trưởng tài chính vào tháng 7 để phản đối Johnson khi đó.
Sunak là ứng cử viên lãnh đạo đầu tiên đạt ngưỡng 100 đề cử.
Cuộc cạnh tranh để trở thành thủ tướng thứ tư của Anh chỉ trong bốn năm đã được đẩy nhanh.
Theo đó, cuộc đua sẽ chỉ diễn ra trong một tuần, để có kết quả vào thứ Sáu tuần sau.
*************
Danh sách Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc khóa XX, vừa công bố, không có tên Thủ tướng Lý Khắc Cường.
Bốn thành viên đương kim của Thường vụ Bộ Chính trị - cơ quan ra quyết định cao nhất ở Trung Quốc – vắng mặt trong danh sách: Thủ tướng Lý Khắc Cường, 67 tuổi; Chủ tịch Nhân đại Trung Quốc Lật Chiến Thư, 72 tuổi; Chủ tịch Chính hiệp Trung Quốc Uông Dương, 67 tuổi; và Phó Thủ tướng Hàn Chính, 68 tuổi.
Chủ nhiệm Văn phòng Ủy ban Công tác ngoại vụ Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc Dương Khiết Trì và Phó thủ tướng Lưu Hạc cũng không có trong danh sách.
Chi tiết này chứng tỏ họ sẽ nghỉ hưu sau Đại hội.
Tân Hoa Xã ngày 22/10 công bố danh sách Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc khóa XX gồm 205 ủy viên, bao gồm ông Tập Cận Bình.
Ba ủy viên Ban Thường vụ Bộ Chính trị khóa cũ được bầu vào Ban Chấp hành Trung ương khóa XX: Tổng Bí thư, Chủ tịch Tập Cận Bình (69 tuổi); Bí thư thứ nhất Ban Bí thư Vương Hỗ Ninh (67 tuổi); Bí thư Ủy ban Kiểm tra kỷ luật Trung ương Triệu Lạc Tế (65 tuổi).
Ngoại trưởng Vương Nghị, 69 tuổi, tiếp tục có tên trong Ban Chấp hành Trung ương khóa mới.
Bộ trưởng Ngoại giao Vương Nghị thuộc số các thành viên Trung ương Đảng, cho thấy ông có khả năng sẽ đảm nhận chiếc ghế Bộ Chính trị do Dương Khiết Trì bỏ trống.
Ngày 23/10, Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc khóa XX sẽ tiến hành phiên họp toàn thể đầu tiên để bầu ra Bộ Chính trị mới và Ban Thường vụ Bộ Chính trị.
Tập Cận Bình ở lại
Các đại biểu đã bầu ra Ban Chấp hành Trung ương khóa XX gồm 205 ủy viên chính thức và 171 ủy viên dự khuyết, 133 ủy viên Ủy ban Kiểm tra Kỷ luật Trung ương khóa XX.
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tập Cận Bình đã tái cử Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản.
Nhiệm kỳ 5 năm lần thứ ba sẽ củng cố vị thế của ông Tập Cận Bình như một trong những lãnh đạo quyền lực nhất từ thời Mao Trạch Đông.
Ngày 23/10, Ban chấp hành Trung ương đảng khóa XX sẽ họp phiên toàn thể đầu tiên dưới hình thức họp kín và bỏ phiếu bầu 25 thành viên Bộ Chính trị và 7 thành viên Ban Thường vụ Bộ Chính trị.
Đại hội Đại biểu Toàn quốc lần thứ XX Đảng Cộng sản Trung Quốc, làm việc trong 7 ngày, đã bế mạc tại Đại lễ đường Nhân dân ở Bắc Kinh ngày 22/10.
Đại hội Đại biểu Toàn quốc lần thứ XX Đảng Cộng sản Trung Quốc đã bầu ra Ban Chấp hành Trung ương và Ủy ban Kiểm tra Kỷ luật Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc.
Đại hội còn thông qua Nghị quyết về Báo cáo của Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc khóa XIX, Nghị quyết về Báo cáo công tác của Ủy ban Kiểm tra Kỷ luật Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc khóa XIX, Nghị quyết về “Điều lệ Đảng Cộng sản Trung Quốc (sửa đổi)”.
Đại hội Đại biểu Toàn quốc Đảng Cộng sản Trung Quốc được tổ chức tổ chức năm năm một lần.
Thư ngỏ mà hãng tin Pháp AFP được xem qua, gởi Hội Đồng Bảo An và tổng thư ký Liên Hiệp Quốc Antonio Guterres, ghi rằng « một cuộc điều tra từ ban thư ký Liên Hiệp Quốc chuyên trách thực thi nghị quyết 2231 của Hội Đồng Bảo An là rất được hoan nghênh và chúng tôi sẵn sàng hậu thuẫn công việc của ban thư ký để thực hiện một cuộc tra kỹ thuật và vô tư. »
Nghị quyết 2231 được đưa ra năm 2015 nhằm giám sát thỏa thuận hạt nhân dân sự Iran hiện « đang hấp hối », được ký kết giữa Iran với Anh, Nga, Pháp, Đức và Trung Quốc, dự trù dỡ bỏ từng phần các biện pháp trừng phạt kinh tế nhắm vào Iran.
Trong thư ngỏ, các đại sứ Anh, Pháp và Đức bày tỏ mối « quan ngại sâu sắc » cho rằng việc Iran cung cấp drone cho Nga, « vi phạm nghị quyết 2231 của Hội Đồng Bảo An » và những drone này đã được « Nga sử dụng trong cuộc chiến xâm lược chống Ukraina và trong các cuộc tấn công phá hoại các cơ sở hạ tầng dân sự và nhiều thành phố Ukraina, gây chết chóc cho thường dân vô tội. »
Đại sứ Pháp bên cạnh Liên Hiệp Quốc Nicolas de Rivière còn khẳng định có những tài liệu vững chắc cho thấy « các lực lượng Nga sử dụng drone của Iran tại Ukraina ». Đại sứ Pháp yêu cầu Iran « ngưng ngay tức thì mọi hình thức hỗ trợ cho cuộc chiến xâm lăng tại Ukraina do Nga tiến hành. »
AFP nhắc lại, từ nhiều ngày qua, Teheran bị phương Tây lên án đã cung cấp drone tự sát loại Shahed-136 và Shahed-131 cho Matxcơva. Chính quyền Biden còn khẳng định sự hiện diện của nhiều quân nhân Iran tại Crimée hướng dẫn quân Nga sử dụng drone bắn phá các cơ sở năng lượng của Ukraina. Tuy nhiên, cả Nga lẫn Iran đều thẳng thừng chối bỏ có sự hợp tác này*************
Bà Liz Truss đã từ chức sau 44 ngày ở cương vị thủ tướng. Đảng Bảo Thủ Anh thông báo bầu lại chủ tịch đảng và nước Anh sẽ có thủ tướng mới trước ngày 28/10/2022. Với nhiệm kỳ ngắn ngủi nhất trong lịch sử đương đại của Anh Quốc, bà Truss để lại nhiều vết hằn về kinh tế.
Theo viện thăm dò YouGov, công luận Anh không mấy ngạc nhiên về việc thủ tướng Liz Truss từ chức sau một nhiệm kỳ ngắn ngủi. Ngay sau khi bà Liz Truss thông báo từ chức chiều ngày 20/10/2022, đảng Bảo Thủ xua tan khả năng bầu lại Nghị Viện Anh trước thời hạn như đòi hỏi của Công Đảng đối lập.
Thông tín viên Emeline Vin từ Luân Đôn cho biết đây là một kịch bản bất lợi cho đảng cầm quyền :
« Người dân Anh không chút ngạc nhiên. Từ một tuần qua, Liz Truss không ngừng khiến mọi người thất vọng, thành thử việc bà phải từ chức là điều hiển nhiên. Nhiều người còn chỉ chờ đợi thời điểm mà thôi. Dù vậy, bà thủ tướng đã rất bẽ bàng. Nhiều tờ báo sáng nay đăng ảnh bà Truss trước phủ thủ tướng ở Downing Street, với nét mặt mệt mỏi, mắt nhìn xuống. Tất cả các bài xã luận đều nhấn mạnh đến nhiệm kỳ ngắn ngủi ở mức kỷ lục của bà : 44 ngày. Tức là chỉ dài hơn chiến dịch vận động tranh cử một chút trong mùa hè vừa qua. Ý kiến chung cho đây là một nhiệm kỳ tai hại, thị trường thì hoảng loạn, đồng bảng Anh mất giá và danh sách các dân biểu cùng đảng chống lại bà ngày càng dài.
Ủy ban 1922, đặc trách về hoạt động nội bộ của Đảng, cho biết thể thức bầu lại lãnh đạo. Từ nay đến thứ Hai, ngày 24/10/2022, danh tính các ứng viên sẽ được công bố. Người trúng cử sẽ nhậm chức thủ tướng vào ngày 28/10. Để ra ứng cử chức chủ tịch đảng, phải có được tối thiểu 100 nghị viên ủng hộ. Điều này gây trở ngại cho ông Boris Johnson trên con đường trở lại phủ thủ tướng, sau khi ông đã phải từ chức hồi tháng 7 vừa qua.
Đảng Bảo thủ hy vọng sẽ chỉ có tối đa 3 ứng viên ra tranh chức chủ tịch. Suy nghĩ chung của giới lãnh đạo đảng Bảo Thủ là tìm được đồng thuận trong nội bộ một ứng viên, tránh phải bầu bán, tránh gây thêm chia rẽ. Mục tiêu chính là duy trì, cầm cự cho đến thời điểm tổ chức cuộc bầu cử lập pháp tới, tránh phải tổ chức bỏ phiếu trước thời hạn. Bởi đây sẽ là một kịch bản tai hại đối với đảng này, vào lúc có tới 60 % dân Anh muốn bầu lại Nghị Viện ».
44 ngày và một tai họa kinh tế
Như vừa nói, bà Liz Truss chỉ tại chức trong 44 ngày, nhưng trong thời gian ngắn ngủi đó, bà đã phạm phải nhiều sai lầm, gây thiệt hại to lớn cho kinh tế vương Quốc Anh. Hãng tin Pháp AFP nhắc lại : Hai tuần sau khi nhậm chức, Liz Truss và bộ trưởng Tài Chính Kwasi Kwarteng đã làm chao đảo thị trường tài chính Luân Đôn. Dự thảo ngân sách của chính phủ Truss dự trù cắt giảm hàng chục tỷ tiền thuế cho giới tư nhân và doanh nghiệp, bơm thêm hàng chục tỷ khác để hỗ trợ kinh tế Anh đối phó với khủng hoảng năng lượng và lạm phát hơn 10 % đã gây hoảng loạn trong giới tài chính, ngân hàng. Chứng khoán mất giá.
Hệ quả kèm theo : Lập tức lãi suất tín dụng tăng vọt, đồng bảng Anh tuột giá đến mức thấp chưa từng thấy. Tình trạng trở nên nguy ngập đến nỗi Ngân Hàng Trung Ương phải tung ra 68 tỷ bảng Anh để giữ giá đồng tiền. Quỹ Tiền Tệ Quốc Tế IMF kêu gọi Luân Đôn « điều chỉnh lại » dự thảo ngân sách. Trước áp lực quá lớn, hôm 14/10/2022, bộ trưởng Tài Chính Anh, một người thân tín của bà Truss, đã phải từ chức. Tân bộ trưởng Tài Chính Anh, Jeremy Hunt, lập tức thông báo dẹp bỏ các đề xuất của người tiền nhiệm.
Việc thủ tướng Liz Truss từ chức khiến thị trường tài chính Anh thở phào nhẹ nhõm : đồng bẳng Anh tăng giá 1 % trong phiên giao dịch hôm qua. Lãi suất ngân hàng mà chính quyền Anh phải đi vay đang từ 3,86 % rơi xuống còn 3,82 % nhưng vẫn còn cao hơn so với thời điểm cuối 2021.*********
Kết thúc Đại Hội Đảng Cộng Sản Trung Quốc hôm 22/10/2022, toàn thể 2.300 đại biểu « nhất trí » thông qua hai điều khoản sửa đổi điều lệ Đảng bao gồm 2 quy định : dứt khoát chống đối Đài Loan độc lập và công nhận vai trò « hạt nhân » của ông Tập Cận Bình. Ngoài ra danh sách 205 nhân vật trong Ban Chấp Hành Trung Ương đã được công bố. Nhưng mọi chú ý tập trung và thành phần Ban Thường Vụ sẽ được chỉ định vào Chủ Nhật 23/10/2022.
Trong diễn văn bế mạc Đại Hội Đảng Trung Quốc, trong cương vị tổng bí thư Ban Chấp Hành Trung Ương, ông Tập Cận Bình kêu gọi « Hãy dám đấu tranh đẻ giành lấy chiến thắng ». Về thành phần nhân sự mới, như dự báo đương kim thủ tướng Lý Khắc Cường không có tên trong danh sách 205 thành viên Ban Chấp Hành Trung Ương. Ông chính thức rời khỏi chức vụ thủ tướng vào tháng 3/2023.
Tuy nhiên sự kiện đáng chú ý nhất trong lễ bế mạc Đại Hội Đảng Cộng Sản Trung Quốc lần thứ 20 hôm nay, là hình ảnh cựu chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào (Hu Jintao) người ngồi ngay bên tay trái ông Tập Cận Bình, đã bị áp tải ra khỏi Đại Lễ Đường Nhân Dân trước cuộc biểu quyết sửa đổi điều lệ Đảng.
Thông tín viên đài RFI Stéphane Lagarde tường thuật về sự kiện được các nhà quan sát bình luật nhiều nhất sáng nay :
« Có vẻ như là cựu chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào bất đắc dĩ đã phải rời khỏi hội trường. Ngay sau khi bắt đầu làm việc tại phòng báo chí, các phóng viên qua ống nhòm đã trông thấy hai người áp tải ông Hồ Cẩm Đào ra khỏi phòng họp. Ai cũng biết cựu chủ tịch Trung Quốc nay đã gần 80 tuổi, sức khỏe suy yếu và có thể là ông đã bị mệt. Dù vậy ông Hồ Cẩm Đào đã rời hội trường trước khi mọi người biểu quyết sửa đồi điều lệ Đảng. Toàn thể các đại biểu đã nhất trí đưa tư tưởng Tập Cận Bình về xã hội chủ nghĩa theo đường lối Trung Quốc vào văn bản này.
Trong khi đó ông Tập Cận Bình chuẩn bị bước vào nhiệm kỳ thứ ba, điều chưa từng thấy từ thời Mao Trạch Đông. Việc ông Tập tiếp tục nắm giữ quyền lực đã làm dấy lên nhiều chỉ trích ngay trong nội bộ Đảng. Trong lễ bế mạc Đại Hội Đảng hôm nay, phía bên tay trái của ông Tập Cận Bình là một chiếc ghế bị bỏ trống.
Chưa có thông tin về thành phần Ban Thường Vụ và danh sách 6 nhân vật chung quanh ông Tập Cận Bình. Liên quan đến Ban Chấp Hành Trung Ương, trong số 205 thành viên, không có tên thủ tướng Lý Khắc Cường. Trong danh sách này cũng không thấy tên ông Uông Dương (Wang Yang) chủ tịch Chính Hiệp Trung Quốc. Có lúc ông này được dự báo là có thể được cất nhắc vào chức vụ thủ tưởng.
Dù vậy, đương kim ngoại trưởng Vương Nghị cùng tuổi với phó thủ tướng thứ nhất Quốc Vụ Viện Hàn Chính (Han Zheng) thì vẫn được giữ lại. Một nhân vật thân tín khác với ông Tập Cận Bình là đương kim thành ủy Thượng Hải, ông Lý Cường (Li Qiang) thì có tên trong Ban Chấp Hành Trung Ương. Ngày mai mọi chú ý sẽ tập trung vào thành phần Ban Thường Vụ để xem xem rằng trong đó sẽ có bao nhiêu người thân tín với chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình ».
AFP ghi nhận, sau vụ ông Hồ Cẩm Đào đột ngột rời hội trường trước khi Đại Hội Đảng kết thúc trong những điều kiện « bất thường », tên tuổi ông bị kiểm quyệt trên các mạng internet tại Trung Quốc.
Hai điều khoản mới trong bản Điều Lệ Đảng
Liên quan đến bản Điều Lệ Đảng sáng nay 2.300 đại biểu Trung Quốc « nhất trí » thông qua hai điều khoản mới. Một là xác định « Vai trò trung tâm của đồng chí Tập Cận Bình », qua đó củng cố thêm vị trí của đương kim tổng bí thư, kiêm chủ tịch nước, chủ tịch Quân Ủy Trung Ương. Nghị quyết thứ nhì cũng đã dễ dàng được toàn thể các đại biểu thông qua liên quan đến quy chế độc lập của Đài Loan. Điều Lệ Đảng Cộng Sản Trung Quốc quy định rõ « chống đối » Đài Loan độc lập.Nga phóng tên lửa sát sườn máy bay trinh sát Anh
Bộ trưởng Quốc phòng Anh Bell Wallace cho biết, một máy bay chiến đấu Su-27 của Nga đã phóng một tên lửa sát sườn một máy bay trinh sát, không mang theo vũ khí của Anh tại không phận quốc tế phía trên Biển Đen.
Hãng tin Reuters và RT dẫn lời ông Wallace phát biểu trước Quốc hội Anh ngày 20/10 rằng vụ việc xảy ra ngày 29/9 trên dường như là tai nạn chứ không phải cố ý khiến căng thẳng leo thang. Và rằng, các phân tích của Anh cho thấy những gì diễn ra là sự cố.
Theo ông Wallace, Moscow đã giải thích sự việc trên là lỗi kỹ thuật và London đã chấp nhận điều này. Tuy nhiên, sau vụ việc trên Anh đã tạm thời dừng các chuyến bay tuần tra và bày tỏ lo ngại với Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergey Shoigu.
Quan chức này nói thêm: "Trong thư phản hồi của Bộ trưởng Quốc phòng Nga ngày 10/10, Moscow cho biết đã tiến hành một cuộc điều tra về sự việc trên và nói rõ, máy bay chiến đấu Su-27 của họ bị trục trặc kỹ thuật. Moscow đã thừa nhận sự việc xảy ra ở không phận quốc tế".
Bộ trưởng Quốc phòng Anh cho hay, hiện nay các máy bay trinh sát của nước này đã hoạt động trở lại và được các máy bay chiến đấu tháp tùng. Anh cũng chia sẻ thông tin về vụ việc với các đồng minh.
Cho tới giờ, Nga vẫn giữ im lặng về vụ việc trên và không đưa ra bất cứ tuyên bố công khai nào. Theo Bộ Quốc phòng Nga, năm 2021, số lượng các chuyến bay do thám do NATO sắp đặt tại khu vực Biển Đen đã tăng hơn 60% so với năm 2020*************
Kiev dọa trả đũa nếu Nga phá đập Kherson, Iran hối thúc công dân rời Ukraine
Văn phòng Tổng thống Ukraine cảnh báo, nước này sẽ đáp trả mạnh mẽ hơn nếu quân Nga phá hủy đập thủy điện Nova Kakhovka ở Kherson, miền nam đất nước.
Trong một thông điệp mới đăng tải trên Twitter hôm nay (21/10), Andriy Yermak, Chánh văn phòng của tổng thống Ukraine cáo buộc phía Nga sử dụng biện pháp phá hủy đập thủy điện Nova Kakhovka vì "việc dọa nạt hạt nhân không hiệu quả".
Theo báo Guardian, phát biểu của ông Yermak được đưa ra sau khi Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky tuyên bố đã nhận được thông tin các lực lượng Moscow cho gài mìn tại đập nước và các tổ máy của Nova Kakhovka, một trong những cơ sở năng lượng lớn nhất của quốc gia Đông Âu này.
Ông Zelensky nói, Moscow có ý định cho nổ tung đập thủy điện ở Kherson để che đậy đường rút lui của họ, trong bối cảnh các lực lượng Kiev đang nỗ lực phản kích nhằm đẩy lui binh lính Nga khỏi khu vực. Người đứng đầu chính phủ Ukraine kêu gọi phương Tây ra tay ngăn chặn Nga, đồng thời mong muốn các lãnh đạo thế giới tỏ rõ thái độ rằng, nếu phá đập, Moscow sẽ phải lĩnh hậu quả tương tự như sử dụng vũ khí hạt nhân hoặc hóa học.
Moscow chưa lên tiếng phản hồi về các phát biểu trên của giới chức Ukraine. Tuy nhiên, hồi đầu tuần này, Moscow cáo buộc Kiev âm mưu bắn phá Nova Kakhovka. Sergei Surovikin, chỉ huy các lực lượng Nga tại Ukraine tố ngược các lực lượng Kiev đã sử dụng hệ thống pháo phản lực cơ động cơ (HIMARS) do Mỹ viện trợ để thực thi kế hoạch.
Theo Reuters, cả Ukraine và Nga đều không đưa ra bằng chứng cho các cáo buộc của họ.
Iran thúc giục công dân rời Ukraine
Cùng ngày, Bộ Ngoại giao Iran ra thông báo hối thúc các công dân đang có mặt ở Ukraine rời khỏi quốc gia Đông Âu để bảo vệ mạng sống và sự an toàn. Nhà chức trách Iran cũng khuyến cáo người dân tránh đến Ukraine vì “sự gia tăng các cuộc đụng độ quân sự và tình trạng bất ổn”.
Động thái diễn ra sau khi Mỹ và các đồng minh châu Âu cáo buộc Tehran cung cấp máy bay không người lái (UAV) cho quân đội Nga sử dụng ở Ukraine. Theo Washington, Iran thậm chí cử các quân nhân đến Crưm để hỗ trợ đào tạo binh lính Nga sử dụng UAV nhắm tấn công vào cơ sở hạ tầng dân sự ở nước láng giềng.
Cho đến nay, Iran vẫn nhất quyết phủ nhận việc đã gửi vũ khí cho Nga sử dụng trong chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine.
“Chính sách của Tehran liên quan đến cuộc xung đột Ukraine là tôn trọng sự toàn vẹn lãnh thổ của nước này. Iran muốn chấm dứt xung đột và tình trạng di dời dân cư”, Ngoại trưởng Iran Hossein Amirabdollahian viết trên Twitter sau một cuộc điện đàm với Josep Borrell, Cao ủy về chính sách đối ngoại và an ninh của Liên minh châu Âu (EU).
Bộ trưởng Quốc phòng Nga – Mỹ điện đàm về Ukraine
Trong một thông điệp trên kênh Telegram, Bộ Quốc phòng Nga cho biết Bộ trưởng Quốc phòng nước này Sergei Shoigu đã có cuộc điện đàm với người đồng cấp Mỹ Lloyd Austin hôm 21/10.
Nhà chức trách Nga nói, hai quan chức đã thảo luận về các vấn đề an ninh quốc tế nóng bỏng hiện nay, kể cả tình hình chiến sự ở Ukraine. Song, các chi tiết khác của cuộc điện đàm không được tiết lộ.
**********
Ukraine lo Nga phá hủy nhà máy thủy điện, Zaporizhzhia bị nã tên lửa
Tổng thống Ukraine Volodymir Zelensky cáo buộc Nga lên kế hoạch phá hủy một con đập và các tổ máy của nhà máy thủy điện Kakhovka ở phía đông Kherson. Trong khi đó, Zaporizhzhia bị nã tên lửa.
Tổng thống Ukraine cảnh báo nhà máy thủy điện bị tấn công
Theo tờ The Guardian, Tổng thống Ukraine cáo buộc: "Nga đang đặt nền móng cho một thảm họa quy mô lớn ở nam Ukraine. Chúng tôi nắm được thông tin rằng Nga đã gài mìn một con đập và các tổ máy của Nhà máy thủy điện Kakhovka. Đây là một trong những cơ sở năng lượng lớn nhất của Ukraine. Đập nước của nó chứa xấp xỉ 18.000 mét khối nước.
Nếu Nga cho nổ tung đập nước này, hơn 80 khu định cư, gồm cả Kherson, sẽ bị ngập lụt nhanh chóng. Hàng trăm nghìn người sẽ bị ảnh hưởng. Ngoài ra, nó có thể phá hủy nguồn cung cấp nước cho phần lớn khu vực miền nam Ukraine. Vụ tấn công này của Nga có thể khiến Nhà máy điện hạt nhân Zaporizhzhia không có nước làm mát. Nhà máy điện hạt nhân Zaporizhzhia lấy nước từ hồ chứa Kakhovka. Ngay cả hoạt động của con kênh cấp nước cho Crưm cũng sẽ bị phá hủy hoàn toàn.
Nhìn chung, những hậu quả về mặt sinh thái, nhân đạo của riêng vụ tấn công này có thể được mô tả là thảm họa lịch sử". Tổng thống Ukraine nói thêm: "Các nhân viên Ukraine đã phải rời khỏi nhà máy Kakhovka và hiện giờ, chỉ còn công nhân Nga ở đó. Họ có toàn quyền kiểm soát nhà máy. Chúng tôi cần hành động ngay lập tức để ngăn Nga thực hiện thảm họa này".
Người đứng đầu Ukraine đề nghị cộng đồng quốc tế cử một phái đoàn giám sát quốc tế đến nhà máy thủy điện Kakhovka, đưa nhân viên Ukraine trở lại nhà máy, cung cấp ngay dịch vụ rà phá bom mìn cho mọi tổ máy và con đập.
Trước đó, có báo cáo cho biết Nga đã chuyển các phương tiện quân sự và nhân lực từ bờ bên phải sang bờ bên trái của sông Dnipro, tại vùng Kherson khi quân đội Ukraine tiến hành các cuộc tấn công tại khu vực này. Ngoài ra, các đại diện của chính quyền quân sự tại khu vực Nga nắm quyền kiểm soát ở Kherson cũng cho biết, họ định sơ tán 50.000 - 60.000 dânt hường từ 4 quận ở vùng Kherson sang bờ trái của sông Dnipro hoặc sang Nga sau khi có tin Ukraine chuẩn bị tiến hành một cuộc phản công.
Kharkiv, Zaporizhzhia bị nã tên lửa
Theo The Guardian, người đứng đầu chính quyền quân sự vùng Zaporizhzhia Oleksandr Starukh cho biết, có ba người bị thương khi quân Nga tấn công thành phố Zaporizhzhia lúc sáng nay (21/10).
"Quân Nga dùng tên lửa S-300 nã vào thành phố. Một tòa nhà dân cư và nhiều cơ sở hạ tầng bị phá hủy. Theo các thông tin sơ bộ, có ba người bị thương. Vụ tấn công làm hệ thống gas ở một tòa nhà dân cư phá hủy, có cháy và một bức tường bị phá sập. Các đơn vị đặc biệt đã được triển khai", ông Starukh nói.
Quan chức này cho hay, các cuộc không kích của Nga diễn ra vào buổi sáng. Tuy nhiên, hiện các thông tin chưa được kiểm chứng độc lập.
Cũng trong sáng nay, người đứng đầu chính quyền quân sự vùng Kharkiv Oleh Syniehubov và Thị trưởng Kharkiv Ihor Terekhov cho biết, quân Nga đã tấn công Kharkiv, nhiều tiếng nổ đã vang lên tiếp sau tiếng còi báo động.
Các diễn biến chiến sự đáng chú ý khác
- Các lực lượng vũ trang Ukraine cho biết, kể từ 24/2 tới 21/10, Nga đã mất tổng số 66.750 binh sĩ, hơn 2.500 xe tăng và 1.648 hệ thống pháo, 372 hệ thống phóng rocket đa loạt, 269 máy bay cánh cố định, 243 trực thăng...
- Bộ Ngoại giao Iran hôm nay khuyến cáo công dân nước này không tới Ukraine và những người đang có mặt tại Ukraine hãy rời khỏi nước này vì sự an toàn của chính họ.
- Giới chức Ukraine tại khu vực Nga kiểm soát ở Kherson cho biết, các lực lượng vũ trang Ukraine đã làm 4 người thiệt mạng khi nã pháo vào cầu Antonivskiy, bắc qua sông Dnipro.*************
Tin thế giới 22-10: Ukraine lo sợ đập khổng lồ bị vỡ; Ý có nữ thủ tướng đầu tiên
Thủ tướng Ý mới được bổ nhiệm Giorgia Meloni rời đi sau cuộc gặp với Tổng thống Ý Sergio Mattarella ngày 21-10 - Ảnh: REUTERS
* Ý có nữ thủ tướng đầu tiên. Nhà lãnh đạo cực hữu Giorgia Meloni được bổ nhiệm làm thủ tướng Ý ngày 21-10, trở thành người phụ nữ đầu tiên lãnh đạo một chính phủ ở Ý, theo Hãng tin AFP.
Liên minh trung hữu, bao gồm Đảng Anh em Italy (FdI) của bà Giorgia Meloni, Đảng Liên đoàn của ông Matteo Salvini và Forza Italia (FI) của cựu thủ tướng Silvio Berlusconi đã giành chiến thắng vang dội trong cuộc bầu cử cuối tháng 9 vừa qua.
Đảng FdI của bà Meloni đứng đầu với 26% số phiếu bầu và liên minh của bà được 43% số phiếu. Việc bổ nhiệm bà Meloni là một sự kiện lịch sử đối với nền kinh tế lớn thứ ba khu vực đồng tiền chung châu Âu và đối với FdI, đảng chưa từng tham gia chính phủ trước đây.
* Anh, Pháp, Đức kêu gọi Liên Hiệp Quốc điều tra Nga. Ngày 21-10, ba nước này đã kêu gọi một cuộc điều tra của Liên Hiệp Quốc về cáo buộc Nga sử dụng máy bay không người lái do Iran sản xuất tại Ukraine, theo Hãng tin Reuters.
Trong lá thư được các đặc phái viên Liên Hiệp Quốc mà Anh, Pháp, Đức đồng ký tên, bộ ba ủng hộ lời kêu gọi mở một cuộc điều tra theo đề nghị của Ukraine hồi đầu tuần, lập luận rằng việc sử dụng máy bay không người lái đã vi phạm nghị quyết 2231 (liên quan thỏa thuận hạt nhân giữa Iran và nhóm P5+1, trong đó cấm Tehran xuất khẩu và tiếp nhận vũ khí tiên tiến từ nước ngoài).
Nga và Iran đã bác bỏ các cáo buộc nói trên.
* Mỹ chưa thấy khả năng hồi sinh thỏa thuận hạt nhân với Iran. Ngày 21-10, Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken cho biết Washington tin ngoại giao là cách tốt nhất để giải quyết chương trình hạt nhân của Tehran, song hiện nay Mỹ vẫn chưa thấy khả năng hồi sinh thỏa thuận năm 2015 do Iran nêu ra các vấn đề không liên quan.
Ông Blinken khẳng định dù có hay không có thỏa thuận, Mỹ sẽ tiếp tục thực hiện mọi bước cần thiết để đối phó với các hoạt động và sự "hung hăng" của Iran, cho dù đó là ở Trung Đông hay nơi nào khác, theo Reuters. "Chúng tôi đang chứng kiến điều đó qua việc (Iran) cung cấp (máy bay không người lái) cho Nga", ngoại trưởng Mỹ nói.
* Ông Zelensky kêu gọi cảnh báo Nga không cho nổ đập. Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky kêu gọi phương Tây cảnh báo Nga không cho nổ một con đập có thể gây ngập lụt nghiêm trọng một khu vực rộng lớn ở miền nam Ukraine.
Trong bài phát biểu trên truyền hình ngày 21-10, ông Zelensky tố lực lượng Nga đã đặt chất nổ bên trong đập Kakhovka khổng lồ và đang lên kế hoạch cho nổ tung nó. Ông kêu gọi thế giới phải hành động mạnh mẽ và nhanh chóng để ngăn chặn một thảm họa quy mô lớn.
Trước đó, Nga cáo buộc Kiev bắn phá con đập và có kế hoạch phá hủy nó. Giới chức Ukraine nói cáo buộc của Matxcơva là dấu hiệu cho thấy Nga có thể cho nổ con đập và đổ lỗi cho Kiev, theo Reuters.
* Không kích của Nga ảnh hưởng một nửa công suất nhiệt điện của Ukraine. Ngày 21-10, Bộ trưởng Năng lượng Ukraine German Galushchenko cho biết các cuộc không kích của Nga đã ảnh hưởng ít nhất một nửa công suất nhiệt điện của Ukraine, gây thiệt hại hàng tỉ USD kể từ ngày 10-10.
Dù vậy, ông Galushchenko khẳng định không có nhà máy điện nào hoàn toàn ngừng hoạt động vì không kích, theo Hãng tin Reuters. Ông cho biết phải mất vài tháng để xây dựng lại các cơ sở bị thiệt hại, và Ukraine sẽ bắt Nga trả chi phí thông qua tòa án quốc tế.
Tuần trước, Nga đã tăng cường các cuộc không kích bằng tên lửa và máy bay không người lái vào thủ đô Kiev và cơ sở hạ tầng năng lượng của Ukraine, để đáp trả việc Kiev tấn công cầu nối Crimea.
* Mỹ không thấy bằng chứng Nga quan tâm đến việc chấm dứt xung đột tại Ukraine. Ngày 21-10, Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken nói Mỹ sẽ xem xét mọi cách để thúc đẩy ngoại giao với Nga nếu được, song hiện tại Matxcơva không có dấu hiệu sẵn sàng tham gia vào các cuộc đàm phán có ý nghĩa.
Ông Blinken cho biết mọi dấu hiệu cho thấy Nga còn lâu mới sẵn sàng tham gia vào các hoạt động ngoại giao có ý nghĩa và "Tổng thống (Nga Vladimir) Putin đang tiếp tục đi theo hướng ngược lại", theo Reuters.
* Biểu tình ở Iran bước sang tuần thứ năm. Các cuộc biểu tình tiếp tục nổ ra ở đông nam Iran trong ngày 21-10, trong đó những người biểu tình tấn công các ngân hàng, theo Hãng thông tấn IRNA (Iran).
Iran bị nhấn chìm trong các cuộc biểu tình kéo dài suốt năm tuần qua, sau cái chết của cô Mahsa Amini, 22 tuổi, khi bị cảnh sát giam giữ hồi tháng trước. Cảnh sát đã bắt giữ ít nhất 57 người biểu tình trong ngày 21-10, trong khi một giáo sĩ cấp cao của nước này kêu gọi các biện pháp cứng rắn chống lại người biểu tình trên cả nước.
**********
Bàn ra tán vào (0)
Tin Tức Khắp Nơi Mới Nhất ngày 22 -10-2022 ( Cập nhật liên tục )
Mỹ sẽ cân nhắc mọi phương cách để thăng tiến ngoại giao với Nga nếu thấy có cơ hội, nhưng tại thời điểm này Moscow không tỏ dấu sẵn sàng tham gia các cuộc đàm phán có ý nghĩa, Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken tuyên bố ngày 21/10.
Phát biểu tại cuộc họp báo với Ngoại trưởng Pháp Catherine Colonna, ông Blinken nói “Mọi chỉ dấu bây giờ không thấy sẵn sàng tham gia ngoại giao có ý nghĩa, Tổng thống Putin vẫn tiếp tục đẩy về chiều ngược lại.”
“Chúng tôi sẽ tiếp tục và cân nhắc mọi phương pháp để thăng tiến ngoại giao nếu chúng tôi thấy có cơ hội để thăng tiến bằng cách nào đó, dĩ nhiên chúng tôi sẽ luôn để ý,” ông nói thêm và cho biết rằng Moscow hiện nay vẫn ngoan cố gây hấn.
Nga tuần này tăng cường các cuộc tấn công phi đạn và tấn công bằng máy bay không người lái vào cơ sở hạ tầng điện-nước của Ukraine.
Ukraine và phương Tây gọi đó là chiến dịch uy hiếp thường dân trước mùa đông.
Trước đây trong tháng, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov nói Nga sẵn sàng giao tiếp với Mỹ hay với Thổ Nhĩ Kỳ về phương án chấm dứt chiến tranh nhưng chưa nhận được đề nghị thương thuyết nào nghiêm túc.
Cuộc chiến lớn nhất ở châu Âu trong nhiều chục năm qua khiến người ta so sánh với cuộc khủng hoảng phi đạn Cuba năm 1962 đẩy thế giới tới bờ vực chiến tranh hạt nhân và khơi dậy câu hỏi nên chăng Washington và Moscow ngồi xuống nói chuyện với nhau để tránh mở rộng chiến tranh, kể cả đối đầu về hạt nhân.
Ngoại trưởng Mỹ và các giới chức khác của Hoa Kỳ nhiều lần khẳng định Moscow không quan tâm tới ngoại giao ý nghĩa.
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Lloyd Austin hôm 21/10 điện đàm với Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu và nhấn mạnh tầm quan trọng của việc duy trì các đường dây liên lạc giữa cuộc chiến Ukraine, theo Ngũ Giác Đài. Đây là cuộc điện đàm đầu tiên giữa hai người kể từ tháng 5 tới nay.
Trong bài diễn văn trước Hội đồng An ninh mới đây, ông Putin đã thúc đẩy quyền hạn của các thống đốc khu vực của Nga và ra lệnh thành lập một ủy ban điều phối dưới quyền Thủ tướng Mikhail Mishustin để hậu thuẫn ‘chiến dịch quân sự đặc biệt.’
************
Cựu lãnh đạo Trung Quốc Hồ Cẩm Đào đã được đưa ra khỏi lễ bế mạc Đại hội Đảng Cộng sản.
Người đàn ông 79 tuổi với vẻ ngoài ốm yếu, đang ngồi cạnh Chủ tịch Tập Cận Bình thì được một số quan chức tiếp cận và đưa đi. Không có lời giải thích nào được đưa ra cho hành động này.
Sau đại hội kéo dài một tuần, Đảng Cộng sản Trung Quốc dự kiến sẽ xác nhận ông Tập, 69 tuổi, làm thêm nhiệm kỳ thứ ba lịch sử.
Sự kiện này được tổ chức 5 năm một lần tại Bắc Kinh đã củng cố vị thế của ông Tập là nhà lãnh đạo quyền lực nhất Trung Quốc kể từ thời Mao Trạch Đông.
Hồ Cẩm Đào, người giữ chức chủ tịch nước từ năm 2003 đến 2013, đang ở ngồi cạnh ông Tập khi hai quan chức đến gần ông. Ông ta nói gì đó với Tập Cận Bình, ông Tập gật đầu đáp lại.
Sau đó, ông Hồ được đưa ra khỏi Đại lễ đường Nhân dân.
Trước đó, vào thứ Bảy, Ban Chấp hành Trung ương mới gồm khoảng 200 quan chức cấp cao của đảng đã được bầu. Các đại biểu đã đồng tình việc sửa đổi hiến pháp của đảng, cổ xuý những tư tưởng của ông Tập như những nguyên tắc dẫn đường cho tương lai của Trung Quốc.
Trong bài phát biểu khai mạc Đại hội vào Chủ nhật tuần trước, ông ca ngợi việc đàn áp phong trào ủng hộ dân chủ ở Hong Kong như một bước chuyển mình từ "hỗn loạn sang quản trị". Ông cũng tái khẳng định quyền sử dụng vũ lực của Trung Quốc để chiếm Đài Loan.
Ông Tập hiện đảm nhận cả hai chức vụ là Tổng bí thư Đảng Cộng sản, kiêm Chủ tịch nước cũng như là người đứng đầu lực lượng vũ trang. Ông cũng được gọi là lãnh đạo tối cao.
Vào ngày Chủ nhật, ông dự kiến sẽ chính thức được xác nhận nhiệm kỳ thứ ba với tư cách là tổng bí thư và công bố đội ngũ lãnh đạo mới của mình.
Vào năm 2018, ông đã bãi bỏ giới hạn hai nhiệm kỳ chủ tịch nước, dọn đường để bản thân ông cầm quyền vô thời hạn.
*************
Boris Johnson đã trở lại Anh vào thứ Bảy 22/10, trong lúc có đồn đoán ông cân nhắc khả năng trở lại tranh vị trí Thủ tướng Anh, sau khi bà Liz Truss từ chức.
Các ứng cử viên tiềm năng thay thế Thủ tướng Liz Truss, người đã đột ngột từ chức hôm thứ Năm chỉ sau sáu tuần cầm quyền, đang vận động hành lang để đảm bảo có đủ đề cử của nghị sĩ đảng Bảo thủ, trước thời hạn hôm thứ Hai.
Ông Johnson đang đi nghỉ hè ở nước ngoài trong lúc xảy ra sự kiện bà Truss từ chức.
Hiện ông vẫn chưa có tuyên bố chính thức là ông định tranh cử chức lãnh đạo đảng Bảo thủ hay không.
Theo quy định, các ứng viên cần đảm bảo 100 đề cử của nghị sĩ trong đảng Bảo thủ để có thể tranh chức lãnh đạo đảng.
Hiện lúc này, theo giới quan sát, có ba ứng viên hàng đầu trong đảng Bảo thủ là Rishi Sunak, Boris Johnson và Penny Mordaunt.
Boris Johnson, người phải từ chức thủ tướng Anh chỉ ba tháng trước, đã lại nổi lên như một ứng viên hàng đầu thay thế bà Liz Truss.
Lần cuối cùng có một người trở lại văn phòng thủ tướng sau khi mất quyền lãnh đạo đảng là cách đây 140 năm, khi William Gladstone trở lại lãnh đạo Đảng Tự do.
Triển vọng về việc Johnson trở lại chính phủ là một vấn đề gây chia rẽ cho đảng Bảo thủ.
Đảng này đã đưa tiễn 4 thủ tướng chỉ trong 6 năm.
Đối với một số nhà lập pháp Bảo thủ, Johnson là nghị sĩ nổi bật nhất của đảng.
Nhưng với những người khác, ông gây tranh cãi lớn về khả năng đoàn kết nội bộ.
Nếu Johnson có thể đảm bảo đủ số lượng đề cử cần thiết, có khả năng ông sẽ đối đầu với Sunak, người đã từ chức bộ trưởng tài chính vào tháng 7 để phản đối Johnson khi đó.
Sunak là ứng cử viên lãnh đạo đầu tiên đạt ngưỡng 100 đề cử.
Cuộc cạnh tranh để trở thành thủ tướng thứ tư của Anh chỉ trong bốn năm đã được đẩy nhanh.
Theo đó, cuộc đua sẽ chỉ diễn ra trong một tuần, để có kết quả vào thứ Sáu tuần sau.
*************
Danh sách Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc khóa XX, vừa công bố, không có tên Thủ tướng Lý Khắc Cường.
Bốn thành viên đương kim của Thường vụ Bộ Chính trị - cơ quan ra quyết định cao nhất ở Trung Quốc – vắng mặt trong danh sách: Thủ tướng Lý Khắc Cường, 67 tuổi; Chủ tịch Nhân đại Trung Quốc Lật Chiến Thư, 72 tuổi; Chủ tịch Chính hiệp Trung Quốc Uông Dương, 67 tuổi; và Phó Thủ tướng Hàn Chính, 68 tuổi.
Chủ nhiệm Văn phòng Ủy ban Công tác ngoại vụ Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc Dương Khiết Trì và Phó thủ tướng Lưu Hạc cũng không có trong danh sách.
Chi tiết này chứng tỏ họ sẽ nghỉ hưu sau Đại hội.
Tân Hoa Xã ngày 22/10 công bố danh sách Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc khóa XX gồm 205 ủy viên, bao gồm ông Tập Cận Bình.
Ba ủy viên Ban Thường vụ Bộ Chính trị khóa cũ được bầu vào Ban Chấp hành Trung ương khóa XX: Tổng Bí thư, Chủ tịch Tập Cận Bình (69 tuổi); Bí thư thứ nhất Ban Bí thư Vương Hỗ Ninh (67 tuổi); Bí thư Ủy ban Kiểm tra kỷ luật Trung ương Triệu Lạc Tế (65 tuổi).
Ngoại trưởng Vương Nghị, 69 tuổi, tiếp tục có tên trong Ban Chấp hành Trung ương khóa mới.
Bộ trưởng Ngoại giao Vương Nghị thuộc số các thành viên Trung ương Đảng, cho thấy ông có khả năng sẽ đảm nhận chiếc ghế Bộ Chính trị do Dương Khiết Trì bỏ trống.
Ngày 23/10, Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc khóa XX sẽ tiến hành phiên họp toàn thể đầu tiên để bầu ra Bộ Chính trị mới và Ban Thường vụ Bộ Chính trị.
Tập Cận Bình ở lại
Các đại biểu đã bầu ra Ban Chấp hành Trung ương khóa XX gồm 205 ủy viên chính thức và 171 ủy viên dự khuyết, 133 ủy viên Ủy ban Kiểm tra Kỷ luật Trung ương khóa XX.
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tập Cận Bình đã tái cử Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản.
Nhiệm kỳ 5 năm lần thứ ba sẽ củng cố vị thế của ông Tập Cận Bình như một trong những lãnh đạo quyền lực nhất từ thời Mao Trạch Đông.
Ngày 23/10, Ban chấp hành Trung ương đảng khóa XX sẽ họp phiên toàn thể đầu tiên dưới hình thức họp kín và bỏ phiếu bầu 25 thành viên Bộ Chính trị và 7 thành viên Ban Thường vụ Bộ Chính trị.
Đại hội Đại biểu Toàn quốc lần thứ XX Đảng Cộng sản Trung Quốc, làm việc trong 7 ngày, đã bế mạc tại Đại lễ đường Nhân dân ở Bắc Kinh ngày 22/10.
Đại hội Đại biểu Toàn quốc lần thứ XX Đảng Cộng sản Trung Quốc đã bầu ra Ban Chấp hành Trung ương và Ủy ban Kiểm tra Kỷ luật Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc.
Đại hội còn thông qua Nghị quyết về Báo cáo của Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc khóa XIX, Nghị quyết về Báo cáo công tác của Ủy ban Kiểm tra Kỷ luật Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc khóa XIX, Nghị quyết về “Điều lệ Đảng Cộng sản Trung Quốc (sửa đổi)”.
Đại hội Đại biểu Toàn quốc Đảng Cộng sản Trung Quốc được tổ chức tổ chức năm năm một lần.
Thư ngỏ mà hãng tin Pháp AFP được xem qua, gởi Hội Đồng Bảo An và tổng thư ký Liên Hiệp Quốc Antonio Guterres, ghi rằng « một cuộc điều tra từ ban thư ký Liên Hiệp Quốc chuyên trách thực thi nghị quyết 2231 của Hội Đồng Bảo An là rất được hoan nghênh và chúng tôi sẵn sàng hậu thuẫn công việc của ban thư ký để thực hiện một cuộc tra kỹ thuật và vô tư. »
Nghị quyết 2231 được đưa ra năm 2015 nhằm giám sát thỏa thuận hạt nhân dân sự Iran hiện « đang hấp hối », được ký kết giữa Iran với Anh, Nga, Pháp, Đức và Trung Quốc, dự trù dỡ bỏ từng phần các biện pháp trừng phạt kinh tế nhắm vào Iran.
Trong thư ngỏ, các đại sứ Anh, Pháp và Đức bày tỏ mối « quan ngại sâu sắc » cho rằng việc Iran cung cấp drone cho Nga, « vi phạm nghị quyết 2231 của Hội Đồng Bảo An » và những drone này đã được « Nga sử dụng trong cuộc chiến xâm lược chống Ukraina và trong các cuộc tấn công phá hoại các cơ sở hạ tầng dân sự và nhiều thành phố Ukraina, gây chết chóc cho thường dân vô tội. »
Đại sứ Pháp bên cạnh Liên Hiệp Quốc Nicolas de Rivière còn khẳng định có những tài liệu vững chắc cho thấy « các lực lượng Nga sử dụng drone của Iran tại Ukraina ». Đại sứ Pháp yêu cầu Iran « ngưng ngay tức thì mọi hình thức hỗ trợ cho cuộc chiến xâm lăng tại Ukraina do Nga tiến hành. »
AFP nhắc lại, từ nhiều ngày qua, Teheran bị phương Tây lên án đã cung cấp drone tự sát loại Shahed-136 và Shahed-131 cho Matxcơva. Chính quyền Biden còn khẳng định sự hiện diện của nhiều quân nhân Iran tại Crimée hướng dẫn quân Nga sử dụng drone bắn phá các cơ sở năng lượng của Ukraina. Tuy nhiên, cả Nga lẫn Iran đều thẳng thừng chối bỏ có sự hợp tác này*************
Bà Liz Truss đã từ chức sau 44 ngày ở cương vị thủ tướng. Đảng Bảo Thủ Anh thông báo bầu lại chủ tịch đảng và nước Anh sẽ có thủ tướng mới trước ngày 28/10/2022. Với nhiệm kỳ ngắn ngủi nhất trong lịch sử đương đại của Anh Quốc, bà Truss để lại nhiều vết hằn về kinh tế.
Theo viện thăm dò YouGov, công luận Anh không mấy ngạc nhiên về việc thủ tướng Liz Truss từ chức sau một nhiệm kỳ ngắn ngủi. Ngay sau khi bà Liz Truss thông báo từ chức chiều ngày 20/10/2022, đảng Bảo Thủ xua tan khả năng bầu lại Nghị Viện Anh trước thời hạn như đòi hỏi của Công Đảng đối lập.
Thông tín viên Emeline Vin từ Luân Đôn cho biết đây là một kịch bản bất lợi cho đảng cầm quyền :
« Người dân Anh không chút ngạc nhiên. Từ một tuần qua, Liz Truss không ngừng khiến mọi người thất vọng, thành thử việc bà phải từ chức là điều hiển nhiên. Nhiều người còn chỉ chờ đợi thời điểm mà thôi. Dù vậy, bà thủ tướng đã rất bẽ bàng. Nhiều tờ báo sáng nay đăng ảnh bà Truss trước phủ thủ tướng ở Downing Street, với nét mặt mệt mỏi, mắt nhìn xuống. Tất cả các bài xã luận đều nhấn mạnh đến nhiệm kỳ ngắn ngủi ở mức kỷ lục của bà : 44 ngày. Tức là chỉ dài hơn chiến dịch vận động tranh cử một chút trong mùa hè vừa qua. Ý kiến chung cho đây là một nhiệm kỳ tai hại, thị trường thì hoảng loạn, đồng bảng Anh mất giá và danh sách các dân biểu cùng đảng chống lại bà ngày càng dài.
Ủy ban 1922, đặc trách về hoạt động nội bộ của Đảng, cho biết thể thức bầu lại lãnh đạo. Từ nay đến thứ Hai, ngày 24/10/2022, danh tính các ứng viên sẽ được công bố. Người trúng cử sẽ nhậm chức thủ tướng vào ngày 28/10. Để ra ứng cử chức chủ tịch đảng, phải có được tối thiểu 100 nghị viên ủng hộ. Điều này gây trở ngại cho ông Boris Johnson trên con đường trở lại phủ thủ tướng, sau khi ông đã phải từ chức hồi tháng 7 vừa qua.
Đảng Bảo thủ hy vọng sẽ chỉ có tối đa 3 ứng viên ra tranh chức chủ tịch. Suy nghĩ chung của giới lãnh đạo đảng Bảo Thủ là tìm được đồng thuận trong nội bộ một ứng viên, tránh phải bầu bán, tránh gây thêm chia rẽ. Mục tiêu chính là duy trì, cầm cự cho đến thời điểm tổ chức cuộc bầu cử lập pháp tới, tránh phải tổ chức bỏ phiếu trước thời hạn. Bởi đây sẽ là một kịch bản tai hại đối với đảng này, vào lúc có tới 60 % dân Anh muốn bầu lại Nghị Viện ».
44 ngày và một tai họa kinh tế
Như vừa nói, bà Liz Truss chỉ tại chức trong 44 ngày, nhưng trong thời gian ngắn ngủi đó, bà đã phạm phải nhiều sai lầm, gây thiệt hại to lớn cho kinh tế vương Quốc Anh. Hãng tin Pháp AFP nhắc lại : Hai tuần sau khi nhậm chức, Liz Truss và bộ trưởng Tài Chính Kwasi Kwarteng đã làm chao đảo thị trường tài chính Luân Đôn. Dự thảo ngân sách của chính phủ Truss dự trù cắt giảm hàng chục tỷ tiền thuế cho giới tư nhân và doanh nghiệp, bơm thêm hàng chục tỷ khác để hỗ trợ kinh tế Anh đối phó với khủng hoảng năng lượng và lạm phát hơn 10 % đã gây hoảng loạn trong giới tài chính, ngân hàng. Chứng khoán mất giá.
Hệ quả kèm theo : Lập tức lãi suất tín dụng tăng vọt, đồng bảng Anh tuột giá đến mức thấp chưa từng thấy. Tình trạng trở nên nguy ngập đến nỗi Ngân Hàng Trung Ương phải tung ra 68 tỷ bảng Anh để giữ giá đồng tiền. Quỹ Tiền Tệ Quốc Tế IMF kêu gọi Luân Đôn « điều chỉnh lại » dự thảo ngân sách. Trước áp lực quá lớn, hôm 14/10/2022, bộ trưởng Tài Chính Anh, một người thân tín của bà Truss, đã phải từ chức. Tân bộ trưởng Tài Chính Anh, Jeremy Hunt, lập tức thông báo dẹp bỏ các đề xuất của người tiền nhiệm.
Việc thủ tướng Liz Truss từ chức khiến thị trường tài chính Anh thở phào nhẹ nhõm : đồng bẳng Anh tăng giá 1 % trong phiên giao dịch hôm qua. Lãi suất ngân hàng mà chính quyền Anh phải đi vay đang từ 3,86 % rơi xuống còn 3,82 % nhưng vẫn còn cao hơn so với thời điểm cuối 2021.*********
Kết thúc Đại Hội Đảng Cộng Sản Trung Quốc hôm 22/10/2022, toàn thể 2.300 đại biểu « nhất trí » thông qua hai điều khoản sửa đổi điều lệ Đảng bao gồm 2 quy định : dứt khoát chống đối Đài Loan độc lập và công nhận vai trò « hạt nhân » của ông Tập Cận Bình. Ngoài ra danh sách 205 nhân vật trong Ban Chấp Hành Trung Ương đã được công bố. Nhưng mọi chú ý tập trung và thành phần Ban Thường Vụ sẽ được chỉ định vào Chủ Nhật 23/10/2022.
Trong diễn văn bế mạc Đại Hội Đảng Trung Quốc, trong cương vị tổng bí thư Ban Chấp Hành Trung Ương, ông Tập Cận Bình kêu gọi « Hãy dám đấu tranh đẻ giành lấy chiến thắng ». Về thành phần nhân sự mới, như dự báo đương kim thủ tướng Lý Khắc Cường không có tên trong danh sách 205 thành viên Ban Chấp Hành Trung Ương. Ông chính thức rời khỏi chức vụ thủ tướng vào tháng 3/2023.
Tuy nhiên sự kiện đáng chú ý nhất trong lễ bế mạc Đại Hội Đảng Cộng Sản Trung Quốc lần thứ 20 hôm nay, là hình ảnh cựu chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào (Hu Jintao) người ngồi ngay bên tay trái ông Tập Cận Bình, đã bị áp tải ra khỏi Đại Lễ Đường Nhân Dân trước cuộc biểu quyết sửa đổi điều lệ Đảng.
Thông tín viên đài RFI Stéphane Lagarde tường thuật về sự kiện được các nhà quan sát bình luật nhiều nhất sáng nay :
« Có vẻ như là cựu chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào bất đắc dĩ đã phải rời khỏi hội trường. Ngay sau khi bắt đầu làm việc tại phòng báo chí, các phóng viên qua ống nhòm đã trông thấy hai người áp tải ông Hồ Cẩm Đào ra khỏi phòng họp. Ai cũng biết cựu chủ tịch Trung Quốc nay đã gần 80 tuổi, sức khỏe suy yếu và có thể là ông đã bị mệt. Dù vậy ông Hồ Cẩm Đào đã rời hội trường trước khi mọi người biểu quyết sửa đồi điều lệ Đảng. Toàn thể các đại biểu đã nhất trí đưa tư tưởng Tập Cận Bình về xã hội chủ nghĩa theo đường lối Trung Quốc vào văn bản này.
Trong khi đó ông Tập Cận Bình chuẩn bị bước vào nhiệm kỳ thứ ba, điều chưa từng thấy từ thời Mao Trạch Đông. Việc ông Tập tiếp tục nắm giữ quyền lực đã làm dấy lên nhiều chỉ trích ngay trong nội bộ Đảng. Trong lễ bế mạc Đại Hội Đảng hôm nay, phía bên tay trái của ông Tập Cận Bình là một chiếc ghế bị bỏ trống.
Chưa có thông tin về thành phần Ban Thường Vụ và danh sách 6 nhân vật chung quanh ông Tập Cận Bình. Liên quan đến Ban Chấp Hành Trung Ương, trong số 205 thành viên, không có tên thủ tướng Lý Khắc Cường. Trong danh sách này cũng không thấy tên ông Uông Dương (Wang Yang) chủ tịch Chính Hiệp Trung Quốc. Có lúc ông này được dự báo là có thể được cất nhắc vào chức vụ thủ tưởng.
Dù vậy, đương kim ngoại trưởng Vương Nghị cùng tuổi với phó thủ tướng thứ nhất Quốc Vụ Viện Hàn Chính (Han Zheng) thì vẫn được giữ lại. Một nhân vật thân tín khác với ông Tập Cận Bình là đương kim thành ủy Thượng Hải, ông Lý Cường (Li Qiang) thì có tên trong Ban Chấp Hành Trung Ương. Ngày mai mọi chú ý sẽ tập trung vào thành phần Ban Thường Vụ để xem xem rằng trong đó sẽ có bao nhiêu người thân tín với chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình ».
AFP ghi nhận, sau vụ ông Hồ Cẩm Đào đột ngột rời hội trường trước khi Đại Hội Đảng kết thúc trong những điều kiện « bất thường », tên tuổi ông bị kiểm quyệt trên các mạng internet tại Trung Quốc.
Hai điều khoản mới trong bản Điều Lệ Đảng
Liên quan đến bản Điều Lệ Đảng sáng nay 2.300 đại biểu Trung Quốc « nhất trí » thông qua hai điều khoản mới. Một là xác định « Vai trò trung tâm của đồng chí Tập Cận Bình », qua đó củng cố thêm vị trí của đương kim tổng bí thư, kiêm chủ tịch nước, chủ tịch Quân Ủy Trung Ương. Nghị quyết thứ nhì cũng đã dễ dàng được toàn thể các đại biểu thông qua liên quan đến quy chế độc lập của Đài Loan. Điều Lệ Đảng Cộng Sản Trung Quốc quy định rõ « chống đối » Đài Loan độc lập.Nga phóng tên lửa sát sườn máy bay trinh sát Anh
Bộ trưởng Quốc phòng Anh Bell Wallace cho biết, một máy bay chiến đấu Su-27 của Nga đã phóng một tên lửa sát sườn một máy bay trinh sát, không mang theo vũ khí của Anh tại không phận quốc tế phía trên Biển Đen.
Hãng tin Reuters và RT dẫn lời ông Wallace phát biểu trước Quốc hội Anh ngày 20/10 rằng vụ việc xảy ra ngày 29/9 trên dường như là tai nạn chứ không phải cố ý khiến căng thẳng leo thang. Và rằng, các phân tích của Anh cho thấy những gì diễn ra là sự cố.
Theo ông Wallace, Moscow đã giải thích sự việc trên là lỗi kỹ thuật và London đã chấp nhận điều này. Tuy nhiên, sau vụ việc trên Anh đã tạm thời dừng các chuyến bay tuần tra và bày tỏ lo ngại với Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergey Shoigu.
Quan chức này nói thêm: "Trong thư phản hồi của Bộ trưởng Quốc phòng Nga ngày 10/10, Moscow cho biết đã tiến hành một cuộc điều tra về sự việc trên và nói rõ, máy bay chiến đấu Su-27 của họ bị trục trặc kỹ thuật. Moscow đã thừa nhận sự việc xảy ra ở không phận quốc tế".
Bộ trưởng Quốc phòng Anh cho hay, hiện nay các máy bay trinh sát của nước này đã hoạt động trở lại và được các máy bay chiến đấu tháp tùng. Anh cũng chia sẻ thông tin về vụ việc với các đồng minh.
Cho tới giờ, Nga vẫn giữ im lặng về vụ việc trên và không đưa ra bất cứ tuyên bố công khai nào. Theo Bộ Quốc phòng Nga, năm 2021, số lượng các chuyến bay do thám do NATO sắp đặt tại khu vực Biển Đen đã tăng hơn 60% so với năm 2020*************
Kiev dọa trả đũa nếu Nga phá đập Kherson, Iran hối thúc công dân rời Ukraine
Văn phòng Tổng thống Ukraine cảnh báo, nước này sẽ đáp trả mạnh mẽ hơn nếu quân Nga phá hủy đập thủy điện Nova Kakhovka ở Kherson, miền nam đất nước.
Trong một thông điệp mới đăng tải trên Twitter hôm nay (21/10), Andriy Yermak, Chánh văn phòng của tổng thống Ukraine cáo buộc phía Nga sử dụng biện pháp phá hủy đập thủy điện Nova Kakhovka vì "việc dọa nạt hạt nhân không hiệu quả".
Theo báo Guardian, phát biểu của ông Yermak được đưa ra sau khi Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky tuyên bố đã nhận được thông tin các lực lượng Moscow cho gài mìn tại đập nước và các tổ máy của Nova Kakhovka, một trong những cơ sở năng lượng lớn nhất của quốc gia Đông Âu này.
Ông Zelensky nói, Moscow có ý định cho nổ tung đập thủy điện ở Kherson để che đậy đường rút lui của họ, trong bối cảnh các lực lượng Kiev đang nỗ lực phản kích nhằm đẩy lui binh lính Nga khỏi khu vực. Người đứng đầu chính phủ Ukraine kêu gọi phương Tây ra tay ngăn chặn Nga, đồng thời mong muốn các lãnh đạo thế giới tỏ rõ thái độ rằng, nếu phá đập, Moscow sẽ phải lĩnh hậu quả tương tự như sử dụng vũ khí hạt nhân hoặc hóa học.
Moscow chưa lên tiếng phản hồi về các phát biểu trên của giới chức Ukraine. Tuy nhiên, hồi đầu tuần này, Moscow cáo buộc Kiev âm mưu bắn phá Nova Kakhovka. Sergei Surovikin, chỉ huy các lực lượng Nga tại Ukraine tố ngược các lực lượng Kiev đã sử dụng hệ thống pháo phản lực cơ động cơ (HIMARS) do Mỹ viện trợ để thực thi kế hoạch.
Theo Reuters, cả Ukraine và Nga đều không đưa ra bằng chứng cho các cáo buộc của họ.
Iran thúc giục công dân rời Ukraine
Cùng ngày, Bộ Ngoại giao Iran ra thông báo hối thúc các công dân đang có mặt ở Ukraine rời khỏi quốc gia Đông Âu để bảo vệ mạng sống và sự an toàn. Nhà chức trách Iran cũng khuyến cáo người dân tránh đến Ukraine vì “sự gia tăng các cuộc đụng độ quân sự và tình trạng bất ổn”.
Động thái diễn ra sau khi Mỹ và các đồng minh châu Âu cáo buộc Tehran cung cấp máy bay không người lái (UAV) cho quân đội Nga sử dụng ở Ukraine. Theo Washington, Iran thậm chí cử các quân nhân đến Crưm để hỗ trợ đào tạo binh lính Nga sử dụng UAV nhắm tấn công vào cơ sở hạ tầng dân sự ở nước láng giềng.
Cho đến nay, Iran vẫn nhất quyết phủ nhận việc đã gửi vũ khí cho Nga sử dụng trong chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine.
“Chính sách của Tehran liên quan đến cuộc xung đột Ukraine là tôn trọng sự toàn vẹn lãnh thổ của nước này. Iran muốn chấm dứt xung đột và tình trạng di dời dân cư”, Ngoại trưởng Iran Hossein Amirabdollahian viết trên Twitter sau một cuộc điện đàm với Josep Borrell, Cao ủy về chính sách đối ngoại và an ninh của Liên minh châu Âu (EU).
Bộ trưởng Quốc phòng Nga – Mỹ điện đàm về Ukraine
Trong một thông điệp trên kênh Telegram, Bộ Quốc phòng Nga cho biết Bộ trưởng Quốc phòng nước này Sergei Shoigu đã có cuộc điện đàm với người đồng cấp Mỹ Lloyd Austin hôm 21/10.
Nhà chức trách Nga nói, hai quan chức đã thảo luận về các vấn đề an ninh quốc tế nóng bỏng hiện nay, kể cả tình hình chiến sự ở Ukraine. Song, các chi tiết khác của cuộc điện đàm không được tiết lộ.
**********
Ukraine lo Nga phá hủy nhà máy thủy điện, Zaporizhzhia bị nã tên lửa
Tổng thống Ukraine Volodymir Zelensky cáo buộc Nga lên kế hoạch phá hủy một con đập và các tổ máy của nhà máy thủy điện Kakhovka ở phía đông Kherson. Trong khi đó, Zaporizhzhia bị nã tên lửa.
Tổng thống Ukraine cảnh báo nhà máy thủy điện bị tấn công
Theo tờ The Guardian, Tổng thống Ukraine cáo buộc: "Nga đang đặt nền móng cho một thảm họa quy mô lớn ở nam Ukraine. Chúng tôi nắm được thông tin rằng Nga đã gài mìn một con đập và các tổ máy của Nhà máy thủy điện Kakhovka. Đây là một trong những cơ sở năng lượng lớn nhất của Ukraine. Đập nước của nó chứa xấp xỉ 18.000 mét khối nước.
Nếu Nga cho nổ tung đập nước này, hơn 80 khu định cư, gồm cả Kherson, sẽ bị ngập lụt nhanh chóng. Hàng trăm nghìn người sẽ bị ảnh hưởng. Ngoài ra, nó có thể phá hủy nguồn cung cấp nước cho phần lớn khu vực miền nam Ukraine. Vụ tấn công này của Nga có thể khiến Nhà máy điện hạt nhân Zaporizhzhia không có nước làm mát. Nhà máy điện hạt nhân Zaporizhzhia lấy nước từ hồ chứa Kakhovka. Ngay cả hoạt động của con kênh cấp nước cho Crưm cũng sẽ bị phá hủy hoàn toàn.
Nhìn chung, những hậu quả về mặt sinh thái, nhân đạo của riêng vụ tấn công này có thể được mô tả là thảm họa lịch sử". Tổng thống Ukraine nói thêm: "Các nhân viên Ukraine đã phải rời khỏi nhà máy Kakhovka và hiện giờ, chỉ còn công nhân Nga ở đó. Họ có toàn quyền kiểm soát nhà máy. Chúng tôi cần hành động ngay lập tức để ngăn Nga thực hiện thảm họa này".
Người đứng đầu Ukraine đề nghị cộng đồng quốc tế cử một phái đoàn giám sát quốc tế đến nhà máy thủy điện Kakhovka, đưa nhân viên Ukraine trở lại nhà máy, cung cấp ngay dịch vụ rà phá bom mìn cho mọi tổ máy và con đập.
Trước đó, có báo cáo cho biết Nga đã chuyển các phương tiện quân sự và nhân lực từ bờ bên phải sang bờ bên trái của sông Dnipro, tại vùng Kherson khi quân đội Ukraine tiến hành các cuộc tấn công tại khu vực này. Ngoài ra, các đại diện của chính quyền quân sự tại khu vực Nga nắm quyền kiểm soát ở Kherson cũng cho biết, họ định sơ tán 50.000 - 60.000 dânt hường từ 4 quận ở vùng Kherson sang bờ trái của sông Dnipro hoặc sang Nga sau khi có tin Ukraine chuẩn bị tiến hành một cuộc phản công.
Kharkiv, Zaporizhzhia bị nã tên lửa
Theo The Guardian, người đứng đầu chính quyền quân sự vùng Zaporizhzhia Oleksandr Starukh cho biết, có ba người bị thương khi quân Nga tấn công thành phố Zaporizhzhia lúc sáng nay (21/10).
"Quân Nga dùng tên lửa S-300 nã vào thành phố. Một tòa nhà dân cư và nhiều cơ sở hạ tầng bị phá hủy. Theo các thông tin sơ bộ, có ba người bị thương. Vụ tấn công làm hệ thống gas ở một tòa nhà dân cư phá hủy, có cháy và một bức tường bị phá sập. Các đơn vị đặc biệt đã được triển khai", ông Starukh nói.
Quan chức này cho hay, các cuộc không kích của Nga diễn ra vào buổi sáng. Tuy nhiên, hiện các thông tin chưa được kiểm chứng độc lập.
Cũng trong sáng nay, người đứng đầu chính quyền quân sự vùng Kharkiv Oleh Syniehubov và Thị trưởng Kharkiv Ihor Terekhov cho biết, quân Nga đã tấn công Kharkiv, nhiều tiếng nổ đã vang lên tiếp sau tiếng còi báo động.
Các diễn biến chiến sự đáng chú ý khác
- Các lực lượng vũ trang Ukraine cho biết, kể từ 24/2 tới 21/10, Nga đã mất tổng số 66.750 binh sĩ, hơn 2.500 xe tăng và 1.648 hệ thống pháo, 372 hệ thống phóng rocket đa loạt, 269 máy bay cánh cố định, 243 trực thăng...
- Bộ Ngoại giao Iran hôm nay khuyến cáo công dân nước này không tới Ukraine và những người đang có mặt tại Ukraine hãy rời khỏi nước này vì sự an toàn của chính họ.
- Giới chức Ukraine tại khu vực Nga kiểm soát ở Kherson cho biết, các lực lượng vũ trang Ukraine đã làm 4 người thiệt mạng khi nã pháo vào cầu Antonivskiy, bắc qua sông Dnipro.*************
Tin thế giới 22-10: Ukraine lo sợ đập khổng lồ bị vỡ; Ý có nữ thủ tướng đầu tiên
Thủ tướng Ý mới được bổ nhiệm Giorgia Meloni rời đi sau cuộc gặp với Tổng thống Ý Sergio Mattarella ngày 21-10 - Ảnh: REUTERS
* Ý có nữ thủ tướng đầu tiên. Nhà lãnh đạo cực hữu Giorgia Meloni được bổ nhiệm làm thủ tướng Ý ngày 21-10, trở thành người phụ nữ đầu tiên lãnh đạo một chính phủ ở Ý, theo Hãng tin AFP.
Liên minh trung hữu, bao gồm Đảng Anh em Italy (FdI) của bà Giorgia Meloni, Đảng Liên đoàn của ông Matteo Salvini và Forza Italia (FI) của cựu thủ tướng Silvio Berlusconi đã giành chiến thắng vang dội trong cuộc bầu cử cuối tháng 9 vừa qua.
Đảng FdI của bà Meloni đứng đầu với 26% số phiếu bầu và liên minh của bà được 43% số phiếu. Việc bổ nhiệm bà Meloni là một sự kiện lịch sử đối với nền kinh tế lớn thứ ba khu vực đồng tiền chung châu Âu và đối với FdI, đảng chưa từng tham gia chính phủ trước đây.
* Anh, Pháp, Đức kêu gọi Liên Hiệp Quốc điều tra Nga. Ngày 21-10, ba nước này đã kêu gọi một cuộc điều tra của Liên Hiệp Quốc về cáo buộc Nga sử dụng máy bay không người lái do Iran sản xuất tại Ukraine, theo Hãng tin Reuters.
Trong lá thư được các đặc phái viên Liên Hiệp Quốc mà Anh, Pháp, Đức đồng ký tên, bộ ba ủng hộ lời kêu gọi mở một cuộc điều tra theo đề nghị của Ukraine hồi đầu tuần, lập luận rằng việc sử dụng máy bay không người lái đã vi phạm nghị quyết 2231 (liên quan thỏa thuận hạt nhân giữa Iran và nhóm P5+1, trong đó cấm Tehran xuất khẩu và tiếp nhận vũ khí tiên tiến từ nước ngoài).
Nga và Iran đã bác bỏ các cáo buộc nói trên.
* Mỹ chưa thấy khả năng hồi sinh thỏa thuận hạt nhân với Iran. Ngày 21-10, Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken cho biết Washington tin ngoại giao là cách tốt nhất để giải quyết chương trình hạt nhân của Tehran, song hiện nay Mỹ vẫn chưa thấy khả năng hồi sinh thỏa thuận năm 2015 do Iran nêu ra các vấn đề không liên quan.
Ông Blinken khẳng định dù có hay không có thỏa thuận, Mỹ sẽ tiếp tục thực hiện mọi bước cần thiết để đối phó với các hoạt động và sự "hung hăng" của Iran, cho dù đó là ở Trung Đông hay nơi nào khác, theo Reuters. "Chúng tôi đang chứng kiến điều đó qua việc (Iran) cung cấp (máy bay không người lái) cho Nga", ngoại trưởng Mỹ nói.
* Ông Zelensky kêu gọi cảnh báo Nga không cho nổ đập. Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky kêu gọi phương Tây cảnh báo Nga không cho nổ một con đập có thể gây ngập lụt nghiêm trọng một khu vực rộng lớn ở miền nam Ukraine.
Trong bài phát biểu trên truyền hình ngày 21-10, ông Zelensky tố lực lượng Nga đã đặt chất nổ bên trong đập Kakhovka khổng lồ và đang lên kế hoạch cho nổ tung nó. Ông kêu gọi thế giới phải hành động mạnh mẽ và nhanh chóng để ngăn chặn một thảm họa quy mô lớn.
Trước đó, Nga cáo buộc Kiev bắn phá con đập và có kế hoạch phá hủy nó. Giới chức Ukraine nói cáo buộc của Matxcơva là dấu hiệu cho thấy Nga có thể cho nổ con đập và đổ lỗi cho Kiev, theo Reuters.
* Không kích của Nga ảnh hưởng một nửa công suất nhiệt điện của Ukraine. Ngày 21-10, Bộ trưởng Năng lượng Ukraine German Galushchenko cho biết các cuộc không kích của Nga đã ảnh hưởng ít nhất một nửa công suất nhiệt điện của Ukraine, gây thiệt hại hàng tỉ USD kể từ ngày 10-10.
Dù vậy, ông Galushchenko khẳng định không có nhà máy điện nào hoàn toàn ngừng hoạt động vì không kích, theo Hãng tin Reuters. Ông cho biết phải mất vài tháng để xây dựng lại các cơ sở bị thiệt hại, và Ukraine sẽ bắt Nga trả chi phí thông qua tòa án quốc tế.
Tuần trước, Nga đã tăng cường các cuộc không kích bằng tên lửa và máy bay không người lái vào thủ đô Kiev và cơ sở hạ tầng năng lượng của Ukraine, để đáp trả việc Kiev tấn công cầu nối Crimea.
* Mỹ không thấy bằng chứng Nga quan tâm đến việc chấm dứt xung đột tại Ukraine. Ngày 21-10, Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken nói Mỹ sẽ xem xét mọi cách để thúc đẩy ngoại giao với Nga nếu được, song hiện tại Matxcơva không có dấu hiệu sẵn sàng tham gia vào các cuộc đàm phán có ý nghĩa.
Ông Blinken cho biết mọi dấu hiệu cho thấy Nga còn lâu mới sẵn sàng tham gia vào các hoạt động ngoại giao có ý nghĩa và "Tổng thống (Nga Vladimir) Putin đang tiếp tục đi theo hướng ngược lại", theo Reuters.
* Biểu tình ở Iran bước sang tuần thứ năm. Các cuộc biểu tình tiếp tục nổ ra ở đông nam Iran trong ngày 21-10, trong đó những người biểu tình tấn công các ngân hàng, theo Hãng thông tấn IRNA (Iran).
Iran bị nhấn chìm trong các cuộc biểu tình kéo dài suốt năm tuần qua, sau cái chết của cô Mahsa Amini, 22 tuổi, khi bị cảnh sát giam giữ hồi tháng trước. Cảnh sát đã bắt giữ ít nhất 57 người biểu tình trong ngày 21-10, trong khi một giáo sĩ cấp cao của nước này kêu gọi các biện pháp cứng rắn chống lại người biểu tình trên cả nước.
**********