Tin nóng trong ngày

Tin Tức ngày 15 - 9 -2024

xxxx

HoaLuc 8

*************

TIN TỔNG HỢP

RFI

Đăng ngày: Sửa đổi ngày:

4 phút

(Reuters) - Tổng thống tân cử Indonesia Prabowo: Jakarta và Hà Nội đồng ý nâng cấp quan hệ. Tại Hà Nội hôm qua, 13/09/2024, tổng thống tân cử của Indonesia Prabowo Subianto cho biết Việt Nam và Indonesia đã đồng ý sẽ nâng quan hệ giữa hai nước lên thành “đối tác chiến lược toàn diện”, cấp cao nhất trong quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam với các quốc gia khác trên thế giới (hiện giờ có 7 nước : Trung Quốc, Nga, Ấn Độ, Hàn Quốc, Hoa Kỳ, Nhật Bản và Úc). Ông Prabowo tuyên bố như trên sau khi hội kiến chủ tịch nước kiêm tổng bí thư đảng Tô Lâm tại Hà Nội trong chuyến viếng thăm Việt Nam trong hai ngày. Theo báo chí trong nước, trong cuộc gặp với tổng thống tân cử của Indonesia hôm nay, thủ tướng Việt Nam Phạm Minh Chính đã đề nghị hai nước sớm ký kết một hiệp định hợp tác về buôn bán gạo. Hai bên tin tưởng là sẽ đạt được mục tiêu 18 tỷ đô la kim ngạch thương mại song phương.

(AFP) - Hoa Kỳ sẽ đánh thuế 100% trên xe hơi điện Trung Quốc. Hôm qua, 13/09/2024, đại diện thương mại của Mỹ Katherine Tai đã công bố chi tiết kế hoạch tăng thuế quan đối với các mặt hàng Trung Quốc mang tính chiến lược. Cụ thể, kể từ ngày 29/09, xe hơi điện nhập từ Trung Quốc sẽ bị đánh thuế 100%, bình điện xe hơi 25%. Chính phủ Mỹ cũng sẽ có biện pháp ngăn chận việc lạm dụng một cơ chế cho phép nhập các mặt hàng có giá trị thấp mà không phải đóng thuế, chủ yếu là nhập từ Trung Quốc với các công ty thương mại điện tử Shein và Temu.

(AFP) - Hoa Kỳ phê duyệt hợp đồng bán chiến đấu  F-35 trị giá 7,2 tỷ đô la cho Rumani. Hôm qua, 13/09/2024, bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ thông báo đã đồng ý cho Rumani mua 32 máy bay F-35A của tập đoàn sản xuất vũ khí Mỹ Lockheed Martin. Washington cho biết thương vụ này sẽ giúp “tăng cường an ninh của một đồng minh NATO, vốn là một nhân tố quan trọng cho sự ổn định chính trị và kinh tế ở châu Âu” và nhờ đó “sẽ hỗ trợ các mục tiêu an ninh quốc gia và chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ”.

(AFP) - Nga : Lạm phát đang ở mức “không thể chấp nhận được”. Phát biểu hôm qua, 13/09/2024, chủ tịch Ngân hàng Trung ương Nga (BCR), Elvira Nabioullin thông báo sẽ tăng lãi suất cơ bản lên 19% để kiềm chế lạm phát. Theo bà, áp lực lạm phát hiện nay tại Nga vẫn ở mức “không thể chấp nhận được”“việc thắt chặt hơn nữa chính sách tiền tệ”  “cần thiết”. Cơ quan này dự kiến ​​lạm phát sẽ trên “6,5-7% vào cuối năm”, trong khi “thị trường lao động vẫn căng thẳng”. Nhiều lĩnh vực tại Nga thiếu nhân công vì hàng trăm ngàn người đã ra mặt trận hoặc ra nước ngoài, và đây cũng là yếu tố chính “cản trở sản xuất”.

(AFP) - Pháp : Lãnh đạo đảng cực hữu kêu gọi giải tán Hạ Viện. Hôm nay, 14/09/2024, lãnh đạo đảng cực hữu Tập Hợp Dân Tộc, bà Marine Le Pen đã kêu gọi giải tán Hạ Viện một lần nữa vào năm tới, bởi vì theo bà tình hình chính trị hiện nay của nước Pháp "không thể kéo dài". Trong khi đó, tổng thống Emmanuel Macron đã tuyên bố sẽ không giải tán Hạ Viện trước khi kết thúc nhiệm kỳ của ông, tức là trước năm 2027.

(AFP) - Hà Lan siết chặt luật tị nạn. Hôm qua, 13/09/2924, liên minh cầm quyền ở Hà Lan, trong đó có đảng cựu hữu vì Tự do (PVV), đã công bố kế hoạch mới nhằm hạn chế người tị nạn vào nước này. Chính phủ đưa ra nhiều biện pháp mạnh tay như bãi bỏ luật yêu cầu các chính quyền địa phương tạo nơi tiếp nhận người tị nạn, hay thắt chặt các quy định về đoàn tụ gia đình.

(AFP) - Khủng hoảng với Tây Ban Nha : Venezuela phản đối sự "can thiệp" của Madrid. Hôm qua, 13/09/2024, ngoại trưởng Venezuela Yvan Gil ra thông cáo phản đối thái độ của Tây Ban Nha đối với việc tổng thống Nicolas Maduro được tuyên bố tái đắc cử, đồng thời khẳng định không chấp nhận sự "can thiệp" của Madrid. Thông cáo được đưa ra sau cuộc gặp giữa ngoại trưởng Venezuela với đại sứ Tây Ban Nha tại Caracas.

(AFP) - Bốn lãnh đạo tổ chức Nhà nước Hồi Giáo bị sát hại ở Irak. Hôm qua, 13/09/2024, Bộ tư lệnh Mỹ ở Trung Đông thông báo quân đội Hoa Kỳ phối hợp với lực lượng an ninh Irak vào cuối tháng 8 đã mở một cuộc tấn công, sát hại 4 lãnh đạo của tổ chức Nhà nước Hồi Giáo tại miền tây Irak.


***********

Mưa lũ do bão Yagi : Chính quyền quân sự Miến Điện kêu gọi quốc tế cứu trợ

Lãnh đạo tập đoàn quân sự Miến Điện Min Aung Hlaing đã kêu gọi quốc tế cứu trợ, sau khi các trận lũ lụt đã khiến ít nhất 33 người chết, theo số liệu thống kê chính thức và buộc khoảng 235.000 người phải rời bỏ nhà cửa, theo tin của báo chí nhà nước hôm nay, 14/09/2024. Hiếm khi nào tập đoàn quân sự Miến Điện phải kêu gọi đến sự trợ giúp của quốc tế. 

Ảnh minh họa : Bão Yagi gây mưa lũ, ngập lụt ở miền bắc Việt Nam, làng An Lạc, Hà Nội, Việt Nam, ngày 13/09/2024..
Ảnh minh họa : Bão Yagi gây mưa lũ, ngập lụt ở miền bắc Việt Nam, làng An Lạc, Hà Nội, Việt Nam, ngày 13/09/2024.. AP - Hau Dinh
Quảng cáo

Các trận lũ lụt do ảnh hưởng của bão Yagi làm trầm trọng thêm cảnh khốn cùng của một quốc gia đang gặp khủng hoảng về an ninh, chính trị và nhân đạo kể từ sau cuộc đảo chính quân sự lật đổ chế độ dân cử của bà Aung San Suu Kyi.

Theo nhật báo Global New Light of Myanmar, hôm qua 13/09, lãnh đạo tập đoàn quân sự Min Aung Hlaing cho biết các quan chức của chính phủ phải liên lạc với nước ngoài để nhận cứu trợ cho nạn nhân lũ lụt. Trong quá khứ, chính quyền quân sự Miến Điện vẫn ngăn chận viện trợ của quốc tế, hoặc phá hỏng các chương trình trợ giúp của nước ngoài.

Vào giữa tháng 6/2023, họ đã ngưng cấp phép đi lại cho các nhân viên một tổ chức phi chính phủ đang tìm cách cứu trợ cho khoảng 1 triệu nạn nhân của cơn bão Mocha ở miền tây Miến Điện. Trước đó, vào năm 2008, sau cơn bão Nargis khiến 138.000 người thiệt mạng, tập đoàn quân sự cầm quyền vào thời đó bị cáo buộc đã ngăn chận cứu trợ khẩn cấp và ban đầu không chịu cấp phép cho các nhân viên hoạt động nhân đạo và hàng viện trợ nhân đạo.

Còn tại Việt Nam, theo số liệu thống kê mới nhất được đăng trên báo trong nước, tính đến 6 giờ sáng nay, bão Yagi và các trận mưa lũ đã khiến tổng cộng 262 người thiệt mạng, 83 người còn mất tích. Lào Cai là địa phương thiệt hại nặng nề nhất sau bão Yagi, mưa lũ với 111 người chết và 61 người mất tích.

Tại Lào, nước dâng cao từ sông Mekong cũng gây ngập lụt ở thủ đô Viêng Chăn.


*********

Biển Đông dậy sóng, nguy cơ xung đột tăng cao

Thụy My

The Economist báo động « Những ‘trận bão’ mới đang hình thành trên Biển Đông », với một giai đoạn đầy nguy hiểm từ thái độ cứng rắn của Trung Quốc và Philippines trong yêu sách chủ quyền biển đảo.

Bị tòa quốc tế tuyên bất hợp pháp, Trung Quốc vẫn bành trướng

Cách đây 8 năm, Trung Quốc đã thua trận chiến tư pháp : Tòa án Trọng tài Thường trực La Haye tuyên bố đòi hỏi chủ quyền hết sức phi lý của Bắc Kinh trên hầu như toàn bộ Biển Đông là vô căn cứ. Trung Quốc phản ứng bằng cách tiếp tục chiếm đóng và quân sự hóa các đảo nhỏ, rạn san hô, ngăn trở các nước khác đánh cá và khai thác dầu khí.

Hiện nay xung đột đang tăng cao. Hôm 17/06, tuần duyên Trung Quốc thậm chí còn dùng búa đe dọa thủy thủ Philippines đang trên đường tiếp tế cho một chiến hạm cũ trên Bãi Cỏ Mây (Second Thomas) và hôm 31/08 tàu Trung Quốc đã tông vào Teresa Magbanua, tàu tuần tra lớn nhất của Philippines ở bãi cạn Sabina (tức bãi Sa Bin thuộc cụm Bình Nguyên của Trường Sa), làm lủng một lỗ ở mạn tàu. Những vụ đụng độ này gây phản ứng rộng rãi trên mạng xã hội trước những hình ảnh lính Trung Quốc hung hăng tấn công bằng vòi rồng.

Từ nhiều năm qua, Việt Nam, Philippines và Malaysia phản kháng sự hiếu chiến của Bắc Kinh bằng những cách thức khác nhau, và nay đã lên tiếng mạnh mẽ hơn. Trên Biển Đông, quần đảo Hoàng Sa yên tĩnh nhất vì đã bị Trung Quốc dùng vũ lực cưỡng chiếm từ quân đội Việt Nam Cộng Hòa hồi năm 1974, xây dựng phi trường quy mô và bố trí chiến đấu cơ trên đó. Đáng lo ngại nhất là quần đảo Trường Sa.

Sự quyết đoán của Philippines và thế khó xử của Hoa Kỳ

Việt Nam bắt chước chiến thuật của Trung Quốc, củng cố những tiền đồn trên các đảo ở Trường Sa, nhưng Bắc Kinh không phản ứng. Malaysia tỏ ra dễ chịu, cho phép Trung Quốc tuần tra các ngư trường và buôn bán dầu. Philippines là nước quyết đoán nhất. Từ 2023, chính phủ của tổng thống Ferdinand Marcos đã quay mặt với Bắc Kinh, cho phép Hoa Kỳ lập thêm một số căn cứ quân sự mới, đồng thời có những tuyên bố cứng rắn, cho tuần tra thường xuyên để bảo vệ chủ quyền.

Mối nguy đối với Hoa Kỳ là các vụ đụng độ trên biển diễn biến xấu đi, trở thành đối đầu quân sự, và Mỹ phải bảo vệ Philippines theo hiệp ước hỗ tương quốc phòng. Hồi tháng Năm, tổng thống Marcos khẳng định nếu một công dân Philippines tử thương do xung đột, sẽ « gần như một hành động chiến tranh » và cho rằng Mỹ sẽ can thiệp. Tuy nhiên Hoa Kỳ ở thế khó xử vì không muốn một cuộc chiến tranh rộng lớn, còn nếu không hậu thuẫn một đồng minh quan trọng sẽ mất uy tín, và Trung Quốc tha hồ làm mưa làm gió trên Biển Đông với các yêu sách bất hợp pháp.

The Economist cho rằng trước hết cần phối hợp các nỗ lực giữa Hoa Kỳ và các đồng minh, đặc biệt là Philippines. Dù theo hiệp ước thì Washington phải ra tay trong trường hợp một tàu của nhà nước Philippines bị tấn công vũ trang, nhưng không có nghĩa là Manila có quyền tự ý leo thang.

Cùng công khai lên án và phối hợp hành động : Phương thuốc răn đe

Năm nay Manila đã gây căng thẳng khi điều tàu đến bãi Sa Bin vì nghi Trung Quốc đang chuẩn bị xây dựng một công trình nào đó. Nhưng Philippines không có sự hiện diện liên tục tại rạn san hô này, như vậy là thay đổi nguyên trạng – điều mà Bắc Kinh rất ghét.

Hải quân Philippines can thiệp gần Bãi Cỏ Mây mà không báo trước cho Hoa Kỳ hay ông Marcos. Một số thành viên diều hâu trong Quốc Hội Mỹ cũng cổ vũ Manila có những hành động đầy rủi ro trên biển trong khi không có quyền lực yểm trợ. Theo The Economist, tốt nhất là nên phối hợp chặt chẽ khi đi qua những vùng biển tranh chấp, công khai thông tin và có sự ủng hộ rõ ràng của Mỹ trước đó.

Ưu tiên thứ hai là tính minh bạch. Thế giới càng thấy thái độ của Trung Quốc là ngang ngược, hiếu chiến, thì càng không có tính chính danh. Trước đây nhiều nước bị áp bức nhưng giữ im lặng, nay Philippines đi đầu khi công bố cụ thể những vụ đối đầu trên biển. Các nạn nhân khác nên làm theo để tạo nên một nhóm quốc gia rộng rãi hơn phản kháng với Trung Quốc.

Đã có nhiều nước châu Âu lên án các hành động của Bắc Kinh trên Biển Đông, ASEAN cần phải tiếp bước. Dù một số nước thân cận Trung Quốc như Cam Bốt và Lào cản trở, nhưng các thành viên còn lại cần lên tiếng, tất cả đều có lợi khi luật pháp hàng hải quốc tế được tôn trọng. Biển Đông đang trở nên nguy hiểm hơn, nhưng một chính sách răn đe rõ ràng của Hoa Kỳ và các đồng minh, đồng thời nhiều tiếng nói tố cáo các hành động tồi tệ của Bắc Kinh, sẽ là phương cách để cố gắng duy trì hòa bình.

Tình trạng « con vua thì lại làm vua » ở Đông Nam Á

Cũng liên quan đến Đông Nam Á, Le Monde cuối tuần nhận thấy chính trường thường do các gia tộc khống chế, từ Thái Lan, Indonesia đến Cam Bốt, Philippines. Tờ Financial Times mới đây ghi nhận, các « nepo babies » - từ ngữ chỉ con cái của những người nổi tiếng, « dựa hơi » thế lực của cha mẹ - đang trở lại cầm quyền tại Đông Nam Á, cả ở những nước dân chủ lẫn phi dân chủ.

Trở thành thủ tướng Thái Lan năm 38 tuổi hôm 16/08, Paetongtarn Shinawatra biểu hiện sự phục thù của gia đình bà. Người cha là Thaksin bị đảo chánh năm 2006 và người cô Yingluck lên nắm quyền năm 2011 bị truất phế năm 2014. Paetongtarn nằm trong số những « con ông cháu cha » đầy quyền lực ở Đông Nam Á.

Tại Cam Bốt, cách đây một năm Hun Manet lên nối ngôi Hun Sen trong một cuộc bầu cử không ai cạnh tranh được. Ở nước dân chủ Philippines, « Bongbong » Marcos, con của nhà độc tài bị lật đổ năm 1986, đã lên làm tổng thống năm 2022 sau hơn ba thập niên. Tại Indonesia hồi tháng Hai, Prabowo Subianto, con rể của nhà cựu độc tài Suharto đắc cử tổng thống, còn phó tổng thống chính là con trai của tổng thống mãn nhiệm Joko Widodo.

Gia đình trị đi kèm độc tài hay dân chủ nửa vời

Ngoài Cam Bốt độc tài, các chế độ gia đình trị khác tự cho là đi theo con đường thứ ba, lửng lơ giữa dân chủ và độc tài, với « giá trị châu Á », khái niệm được xúc tiến trong thập niên 90 bởi Lý Quang Diệu (Singapore) và Mahathir Mohamad (Malaysia). Tuy nhiên sự quay lại với tình trạng « cha truyền con nối » cũng gây ra những phong trào phản kháng.

Chẳng hạn ở Indonesia, hôm 22/08 một cuộc biểu tình lớn đã khiến Quốc hội phải rút lại dự luật cho phép bầu thống đốc dưới 30 tuổi. Đó là nhằm ngăn Joko Widodo (tức « Jokowi ») đưa con trai út 29 tuổi ngồi vào ghế thống đốc Java Centre hay Jakarta vào tháng 11 tới. Dân chúng phẫn nộ vì năm ngoái Tòa Bảo hiến đã hạ tuổi ứng cử viên phó tổng thống từ 40 xuống 35, nhờ đó con trai lớn của « Jokowi » là Gibran Rakabuming Raka nghiễm nhiên lên làm phó.

Trường hợp Thái Lan thì gia tộc Shinawatra quay lại chính trường bằng cửa hậu, qua việc bắt tay với các kẻ thù cũ để ngăn chận phong trào dân chủ Move Forward. Ở Philippines, « Bongbong » Marcos được bầu lên với sự ủng hộ của Rodrigo Duterte và con gái nhà độc tài này là Sara Duterte được làm phó tổng thống, nhưng nay hai gia đình này đang xung khắc. Nếu thành công kinh tế của Nhật Bản và sau đó là các « con cọp châu Á » đã kích thích « giá trị » đặc thù của châu lục, thì các nhà độc tài nay coi Bắc Kinh là hình mẫu. Hun Sen củng cố chế độ gia đình trị của mình với sự hậu thuẫn vô điều kiện của một « con ông cháu cha » khác là thái tử đỏ Tập Cận Bình.

Putin lại dọa « lằn ranh đỏ »

Chuyển sang Ukraina, nơi chiến tranh vẫn đang ác liệt, Le Figaro cuối tuần chú ý đến việc Vladimir Putin lại đưa ra « lằn ranh đỏ » khi có tin phương Tây sắp sửa cho phép Kiev sử dụng hỏa tiễn tầm xa tấn công vào lãnh thổ Nga.

Putin khẳng định nếu phương Tây bật đèn xanh « có nghĩa là NATO tham chiến chống lại Nga », đe dọa sẽ trả đũa. Từ nhiều tháng qua, Ukraina vẫn đòi hỏi được tự do sử dụng các hỏa tiễn Scalp và Storm Shadow có tầm bắn từ 250 đến 500 kilomet của Pháp và Anh, cùng với ATACMS (từ 150 đến 300 kilomet) do Hoa Kỳ cung cấp. Kiev cũng muốn có các hỏa tiễn hành trình loại mới JASSM (300 đến 800 kilomet).

Với những vũ khí này, quân đội Ukraina có thể tấn công vào hậu cần quân Nga, và những phi trường nơi các oanh tạc cơ cất cánh. Việc Iran chuyển cho Nga các hỏa tiễn đạn đạo và cuộc tiến công của Ukraina sang vùng Kursk là các yếu tố thuận lợi cho Kiev. Tuy nhiên phương Tây vẫn dè dặt. Lời hăm dọa của Putin đã mở đường cho những cho những « Z-patriot », những kẻ dân tộc chủ nghĩa ở Nga. Họ kêu gọi « không nên sợ đối đầu với NATO », xem lại chủ trương về vũ khí nguyên tử.

Nga phản công nhưng chưa tái chiếm được Kursk 

Le Monde cuối tuần quan tâm đến việc Matxcơva sau hơn năm tuần rốt cuộc đã tung ra cuộc phản công vào Kursk để cố đẩy lùi lực lượng Ukraina. Bộ Quốc Phòng Nga khẳng định « trong hai ngày » đã giành lại được « 10 khu vực dân cư » ở phía tây lãnh thổ đã bị Ukraina chiếm đóng vào đầu tháng Tám. Hãy còn quá sớm để đánh giá cuộc phản công của Nga có thành công hay không vì không có bằng chứng rõ ràng.

Được biết bộ tham mưu Nga đã huy động khoảng 6.000 quân thiện chiến gồm lính dù và thủy quân lục chiến. Quân Nga vượt sông bằng thiết giáp nhẹ rồi tấn công, chiếm lại ba làng Snagost, 10-y Oktyabr và Vnezapnoie. Một nguồn tin thân cận quân đội Nga nói rằng ít nhất một sư đoàn dù đã được đưa từ Donbass về Kursk ; ban đầu rất thành công có lẽ do bất ngờ, nhưng quân Nga không tiến thêm được. Chuyên gia quân sự Ievhen Dyky thì cho rằng không có yếu tố bất ngờ ở đây, sở dĩ Ukraina không xây dựng phòng tuyến kiên cố vì ưu tiên cho các nhóm cơ động. Trong tình thế hiện nay, Kiev càng khẩn cấp cần được phép sử dụng vũ khí tầm xa. Tổng thống Volodymyr Zelensky chỉ trích sự chần chừ của Mỹ đã giúp Nga có thể di chuyển các mục tiêu quân sự vào sâu hơn.

Tại thành phố Pokrosvk đang bị quân Nga uy hiếp nặng nề, đặc phái viên Libération cho biết những cư dân còn ở lại trong khi chờ đợi được di tản, phải làm quen với tình trạng giới nghiêm, cúp điện, thiếu nước uống và khí đốt. Ở Kharkiv, đặc phái viên Le Monde ghi nhận người dân thành phố này đều có thân nhân sống ở bên kia biên giới chỉ cách vài chục cây số. Một số đã từ mặt nhau, số khác vẫn giữ liên lạc nhưng hố ngăn cách ngày càng sâu sắc kể từ cuộc xâm lăng.

Michel Barnier làm thủ tướng Pháp : Cánh hữu quay lại

Thời sự nước Pháp chiếm trang bìa của hầu hết các tuần báo. Le Point đăng ảnh thủ tướng Michel Barnier mà tuần báo gọi là « Nhiếp chính » với câu hỏi, liệu ông có thể giúp nước Pháp ra khỏi tình trạng thâm hụt ngân sách hiện nay hay không. « Michel Barnier ở điện Matignon : Cánh hữu quay lại » là tựa chính của Le Figaro Magazine. L’Express đưa biếm họa tân thủ tướng Michel Barnier đang cõng trên lưng tổng thống Emmanuel Macron, chạy tít « Làm thế nào trụ được trong ba năm ? ».

Courrier International chọn hình vẽ tổng thống Pháp lái xe với thủ tướng Đức ngồi bên cạnh, chiếc xe nghiêng đang về bên phải, với dòng tít « Scholz-Macron : Ưu tiên ngả sang hữu ». Về mặt xã hội, Le Nouvel Obs dành hồ sơ cho cuốn sách của tác giả Mona Chollet bàn về việc làm thế nào tránh được xu hướng tự nhận lỗi về mình khiến cuộc sống không được trọn vẹn. Riêng The Economist nhìn sang Hoa Kỳ, dự báo cuộc bầu cử tổng thống Mỹ « sẽ tệ hại đến mức nào ».

Le Figaro Magazine nhận định việc bổ nhiệm ông Michel Barnier làm thủ tướng đánh dấu sự trở lại của cánh hữu. Tuy không phải là chọn lựa ban đầu của ông Emmanuel Macron, cựu bộ trưởng biết cách tự khẳng định mình trước tổng thống.Barnier đưa các nhân vật Những Người Cộng Hòa (LR) vào chính phủ, không phá đi những chính sách mà Macron đã dày công xây dựng, cho phép duy trì sự ổn định. Ít nhất là trong khi thủ lãnh cực hữu Marine Le Pen không cùng với cánh tả bỏ phiếu bất tín nhiệm.

L’Express băn khoăn, liệu tân thủ tướng có nói thật về món nợ liên quan đến hồ sơ môi trường hay không. Tuần báo thiên tả Le Nouvel Obs cho rằng cuộc bầu cử Quốc Hội đã bị « đánh cắp », chỉ trích ông Emmanuel Macron « bán linh hồn cho quỷ » khi bắt tay với cực hữu. Tuy Michel Barnier là một nhân vật giàu kinh nghiệm, thân châu Âu, từng là nhà đàm phán của Liên Hiệp Châu Âu về Brexit ; nhưng ông chỉ kéo dài chính sách của Macron đồng thời phải làm hài lòng cực hữu, trước hết về nhập cư.

Ai « tước đoạt cuộc bầu cử », Macron hay Maduro ?

Tuy nhiên tuần báo thiên hữu Le Point phản bác « Kẻ tước đoạt bầu cử không phải là người mà Mélenchon tố cáo ». Thủ lãnh đảng cực tả Nước Pháp Bất Khuất (LFI) Jean-Luc Mélenchon nói rằng chính phủ Pháp « chối từ dân chủ », nhưng lại tránh lên án Venezuela. Qua cặp kính méo mó của Mélenchon, tổng thống Nicolas Maduro vẫn là hình mẫu, tuy Maduro đã gian lận bầu cử.

Người chiến thắng thực sự là Edmundo Gonzalez với 7,3 triệu phiếu bầu so với 3,3 triệu cho Maduro, mới đây phải chạy sang Tây Ban Nha tị nạn - quốc gia này chưa bao giờ công nhận Maduro đắc cử, « một khi không chính thức công bố các kết quả kiểm phiếu ». Khoảng 2.400 người biểu tình Venezuela bị bắt, hơn 20 người thiệt mạng. Đó là mô hình « xã hội chủ nghĩa » mà Mélenchon ca ngợi. Nhưng theo Courrier International, chế độ Maduro chưa thể ca khúc khải hoàn : thủ lãnh đối lập, bà Maria Corina Machado vẫn ở lại Venezuela để tiếp tục tranh đấu.


**********

Dân biểu Mỹ chỉ trích chính quyền Tổng thống Joe Biden không gây sức ép lên vấn đề tự do tôn giáo ở Việt Nam


Dân biểu Mỹ chỉ trích chính quyền Tổng thống Joe Biden không gây sức ép lên vấn đề tự do tôn giáo ở Việt Nam Người dân đi lễ chùa ở Hà Nội hôm 14/2/2022 (minh hoạ)
Nhac NGUYEN / AFP

Dân biểu Mỹ Michelle Steel hôm 12/9 ra thông cáo báo chí chỉ trích chính quyền của Tổng thống Joe Biden vì đã thất bại trong việc bảo vệ tự do tôn giáo toàn cầu bao gồm Việt Nam.

Thông cáo cho biết, Dân biểu Steel đã hai lần kêu gọi chính phủ Mỹ đưa Việt Nam trở lại danh sách các nước cần quan tâm đặc biệt về tự do tôn giáo vào các tháng ba và tháng sáu vừa qua, nhất là sau sự kiện sư bộ hành Thích Minh Tuệ bị chính quyền bắt ẩn tu.

Tuy nhiên, chính quyền Mỹ chỉ cho biết sẽ theo dõi trường hợp của sư Thích Minh Tuệ và rằng Hoa Kỳ quan ngại về vấn đề tự do tôn giáo nói chung ở Việt Nam.

Sư Thích Minh Tuệ là người tu theo hạnh đầu đà của đức Phật và đã thực hành việc đi bộ khất thực dọc Việt Nam nhiều lần trong các năm qua. Ông đã gây cảm hứng trong nhiều người dân Việt Nam và hình ảnh ông đi khất thực đã gây chú ý trên mạng xã hội ở Việt Nam trong các tháng năm và tháng sáu vừa qua, kéo theo nhiều người tham gia khất thực. Tuy nhiên, chính quyền đã vào cuộc và yêu cầu sư Thích Minh Tuệ cùng các các sư khác trong đoàn phải giải tán, về ẩn tu.

Mặc dù Hoa Kỳ đã bày tỏ sự quan ngại về tình trạng đàn áp tôn giáo ở Việt Nam, nhưng Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ trong năm nay vẫn không xếp Việt Nam vào danh sách các nước cần quan tâm đặc biệt về tự do tôn giáo (CPC).

“Sự thiếu hành động từ chính quyền của Tổng thống Biden đối với việc đàn áp tôn giáo ở việt Nam đang thực sự tạo điều kiện cho các linh phủ đàn áp trên toàn cầu. Cũng như nhiều vấn đề khác, chính quyền Tổng thống Biden chỉ nói mà không có hành động về vấn đề nhân quyền” - Dân biểu Michelle Steel viết trong thông cáo báo chí.

Việt Nam đã từng bị Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ đưa vào danh sách CPC vào các năm 2005 và 2006 nhưng sau đó đã được đưa ra khỏi danh sách này vào năm 2007 vì phía Mỹ ghi nhận những tiến bộ nhất định trong tự do tôn giáo ở Việt Nam giai đoạn đó.

Tuy nhiên, các năm sau này, Việt Nam liên tục bị Uỷ ban Tự do Tôn giáo Quốc tế (USCIRF) đề nghị đưa lại vào danh sách CPC.

Bộ Ngoại giao Mỹ trong hai năm vừa qua liên tiếp đưa Việt Nam vào Danh sách Theo dõi Đặc biệt vì can dự hoặc dung thứ cho những vi phạm nghiêm trọng quyền tự do tôn giáo.


********

Bộ trưởng Phan Văn Giang khẳng định chính sách bốn không tại Diễn đàn Hương Sơn

Bộ trưởng Phan Văn Giang khẳng định chính sách bốn không tại Diễn đàn Hương Sơn Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam Phan Văn Giang phát biểu tại Diễn đàn Hương Sơn ở Bắc Kinh hôm 30/10/203
Pedro PARDO / AFP

Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam khẳng định chính sách quốc phòng bốn không của Việt Nam, nhát quán không liên kết nước này để chống lại nước kia.

Đại tướng Phan Văn Giang phát biểu như vậy tại phiên khai mạc Diễn đàn Hương Sơn lần thứ 11 vào ngày 13/9 tại Bắc Kinh, Trung Quốc. Đây là diễn đàn thường niên quy tụ các lãnh đạo và chuyên gia quốc phòng của nhiều nước trên thế giới do Trung Quốc khởi xướng.

Diễn đàn lần này có chủ đề ““Hợp tác an ninh và sự phồn vinh, ổn định của khu vực châu Á - Thái Bình Dương”.

Phát biểu tại lễ khai mạc, Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam khẳng định “Việt Nam nhất quán thực hiện đường lối đối ngoại “độc lập, tự chủ, hòa bình, hữu nghị và hợp tác phát triển, đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ; là bạn, là đối tác tin cậy và là thành viên tích cực, có trách nhiệm trong cộng đồng quốc tế”.

Nói về chính sách quốc phòng bốn không, ông Giang cho biết, Việt Nam luôn chân thành, thủy chung, trân trọng giữ gìn, phát triển quan hệ truyền thống hữu nghị với các nước và các đối tác.

Việt Nam vào năm 2019 đưa ra chính sách quốc phòng bốn không thay thế chính sách ba không trước kia. Bốn không của Việt Nam bao gồm: Không tham gia liên minh quân sự; không liên kết với nước này để chống nước kia; không cho nước ngoài đặt căn cứ quân sự hoặc sử dụng lãnh thổ để chống lại nước khác; không sử dụng vũ lực hoặc đe dọa sử dụng vũ lực trong quan hệ quốc tế. 

Phát biểu tại Diễn đàn lần này, đại điện Việt Nam cũng nhắc đến chủ trương giải quyết hoà bình mọi tranh chấp ở Biển Đông trên cơ sở luật quốc tế, kêu gọi các bên tôn trọng Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC), bày tỏ hy vọng ASEAN và Trung Quốc sớm đạt được Bộ quy tắc về ứng xử ở Biển Đông (COC).

Hiện Trung Quốc là nước đòi chủ quyền phần lớn diện tích Biển Đông nơi Việt Nam và một số nước thuộc ASEAN cũng có những đòi hỏi về chủ quyền chồng lấn.

Trung Quốc thời gian gần đây luôn có những hành động khiêu khích các nước láng giềng khi điều tàu hải cảnh và khảo sát vào vùng đặc quyền kinh tế của các nước láng giềng bao gồm Việt Nam và Philippines dẫn đến những đụng độ nhỏ giữa tàu chấp pháp của Trung Quốc và tàu của quân đội Philippines.

Trước khi đến Diễn đàn, Đại tướng Phan Văn Giang đã có chuyến thăm đến Philippines và Mỹ để gia tăng quan hệ hợp tác về quân sự với các đối tác này. Hà Nội và Manila đã ký được một Ý định thư về tăng cường hợp tác quân sự trong cứu hộ, cứu nạn, và y tế quân đội. 

Phát biểu tại Diễn đàn Hương Sơn, Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc Đổng Quân rằng Bắc Kinh sẽ tăng cường hợp tác quân sự với các nước láng giềng, đặc biệt là các nước đang phát triển. Ông Đổng Quân nói rằng mục đích là để bảo đảm an ninh toàn cầu, tránh tâm lý kẻ được người mất và kiềm chế việc bắt nạn nước nhỏ, yếu. Ông Đổng Quân nói có ý ám chỉ Hoa Kỳ dù không nêu tên trực tiếp.

Trong khi đó, Bộ trưởng Quốc phòng nga Alexander Fomin nói tại Diễn đàn là Mỹ đang tìm cách kiềm chế Nga và Trung Quốc trong khi chuẩn bị cho cuộc chiến ở châu Á bằng cách tạo ra các khối an ninh mới.


**********

Lào Cai: hai chủ tịch xã bị đình chỉ công tác vì né tránh công việc chống bão lũ


Lào Cai: hai chủ tịch xã bị đình chỉ công tác vì né tránh công việc chống bão lũ Nhân viên cứu hộ đang vớt xác người ở nơi xảy ra lũ quét tại Làng Nủ, tỉnh Lào Cai hôm 12/9/2024
STR / AFP

Hai chủ tịch xã thuộc tỉnh Lào Cai vừa bị đình chỉ công tác 15 ngày bắt đầu từ ngày 14/9 vì né tránh công tác chống bão lũ vào khi tỉnh này nằm trong số những tỉnh chịu thiệt hại nhiều nhất về người và của do ảnh hưởng của bão Yagi.

Bão Yagi (còn gọi là cơn bão số 3) đổ vào miền Bắc Việt Nam hôm 7/9 vừa qua đã gây lũ lụt và sạt lở đất ở nhiều tỉnh, thành, đặc biệt là các tỉnh miền núi phía Bắc bao gồm Lào Cai.

Lào Cai hiện có 111 người chết và 61 người mất tích, 82 người bị thương do bão lũ, theo báo cáo của Ban Chỉ huy phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh Lào Cai.

Đây cũng là tỉnh xảy ra vụ lũ quét lớn hôm 10/9 ở Làng Nủ làm 48 người chết và 36 người mất tích.

Truyền thông Nhà nước dẫn thông tin của Ban Tuyên giáo tỉnh Lào Cai cho biết huyện Bát Xát quyết định đình chỉ công tác ông Lý A Khoa, 42 tuổi, Chủ tịch xã Pa Cheo nhiệm kỳ 2021-2026 và ông Má A Chúng, 34 tuổi, Chủ tịch xã Trung Lèng Hồ nhiệm kỳ 2021-2026.

Truyền thông trong nước dẫn lời ông Dương Đức Huy, Trưởng ban Tuyên giáo tỉnh Lào Cai, cho biết mưa bão, đường sạt, hai chủ tịch xã không tìm cách đến UBND xã để chỉ đạo khắc phục hậu quả.

"Trong khi hàng nghìn cán bộ ngày đêm phòng chống bão, trực tiếp cứu hộ thì vẫn còn hai cán bộ né tránh trách nhiệm chung nên bị tạm đình chỉ để răn đe và làm gương” - Ông Huy nói với báo giới.

Cũng liên quan đến việc tạm đình chỉ công tác của quan chức sau bão khi cơn bão lớn nhất Biển Đông trong 10 năm qua ập vào Việt Nam, hôm 9/9 Giám đốc Điện lực TP Hạ Long - ông Nguyễn Đại Cương cũng bị tạm đình chỉ chức vụ vì lý do ông Cương đã chỉ đạo công tác ứng phó, khắc phục hậu quả sau cơn bão chưa đạt hiệu quả theo yêu cầu của Tổng công ty Điện lực miền Bắc và Công ty Điện lực Quảng Ninh.

Quảng Ninh là một trong những tỉnh chịu ảnh hưởng nhiều nhất của bão Yagi. Cơn bão đã gây mất điện diện rộng. Theo kế. hoạch, ngày 10/9 phải cấp điện trở lại lại cho toàn thành phố Hạ Long của tỉnh này nhưng đến ngày 11/9, công tác khôi phục vẫn chưa thể hoàn tất và người dân vẫn không có điện trở lại như dự kiến.


**********

Bộ trưởng ngoại giao các nước G7 lên án Iran xuất khẩu phi đạn đạn đạo sang Nga

Reuters

Các bộ trưởng ngoại giao của Nhóm Bảy cường quốc công nghiệp hàng đầu (G7) ngày thứ Bảy lên án "bằng những lời lẽ mạnh mẽ nhất" việc Iran xuất khẩu phi đạn đạn đạo và việc Nga mua phi đạn đạn đạo của Iran.

Iran đã cung cấp cho Nga một số lượng lớn phi đạn đạn đạo đất đối đất mạnh, thắt chặt hơn nữa hợp tác quân sự giữa hai quốc gia hiện đều đang chịu các chế tài của Mỹ.

"Iran phải ngay lập tức ngừng mọi sự hỗ trợ cho cuộc chiến tranh phi pháp và không thể biện minh được của Nga chống lại Ukraine và dừng việc chuyển giao phi đạn đạn đạo, máy bay không người lái (drone) và công nghệ liên quan, vốn là mối đe dọa trực tiếp đối với người dân Ukraine cũng như an ninh Châu Âu và quốc tế nói chung," các bộ trưởng G7 nói trong một tuyên bố.

"Chúng tôi vẫn kiên định với cam kết của mình buộc Iran phải chịu trách nhiệm về sự hỗ trợ không thể chấp nhận được của nước này đối với cuộc chiến tranh phi pháp của Nga tại Ukraine, làm suy yếu thêm an ninh toàn cầu. Nhất quán với các tuyên bố trước đây của chúng tôi về vấn đề này, chúng tôi đang phản ứng bằng các biện pháp đáng kể mới."

Ý hiện đang giữ chức chủ tịch G7, trong đó có Mỹ, Nhật Bản, Đức, Anh, Pháp và Canada.


***********

Đài Loan hi vọng nhận được chiến đấu cơ F-16 vào cuối năm nay

Reuters

Bộ Quốc phòng Đài Loan ngày thứ Sáu nói họ nhắm mục tiêu cho những chiến đấu cơ F-16V mới đầu tiên được giao vào cuối năm nay, nói rằng "những biến động nghiêm trọng" trong tình hình quốc tế đã khiến việc hòn đảo nhận máy bay bị chậm trễ.

Vào năm 2019, Mỹ chấp thuận thương vụ của Lockheed Martin bán chiến đấu cơ F-16 cho Đài Loan trị giá 8 tỉ đôla, một thỏa thuận mà sẽ đưa phi đội F-16 của hòn đảo này lên hơn 200 máy bay, lớn nhất ở Châu Á, nhằm tăng cường khả năng phòng thủ trước mối đe dọa ngày càng gia tăng từ Trung Quốc, nước coi Đài Loan là lãnh thổ của mình.

Đài Loan đã chuyển đổi 141 chiến đấu cơ F-16A/B thành loại F-16V và đã đặt mua 66 chiếc F-16V mới, có hệ thống điện tử hàng không, vũ khí và radar tiên tiến để đối đầu tốt hơn với không quân Trung Quốc, bao gồm cả chiến đấu cơ tàng hình J-20.

Nhưng Đài Loan đã than phiền về những sự trì hoãn trong việc giao những máy bay F-16V mới, nói rằng các vấn đề bao gồm vấn đề về phần mềm.

Trong một cập nhật về việc giao hàng, bộ quốc phòng Đài Loan cho biết lô máy bay F-16V mới đầu tiên dự kiến sẽ được giao vào quý ba năm nay.

"Do những biến động nghiêm trọng trong tình hình quốc tế, dẫn đến tác động kép như việc một số nhà cung ứng chậm trễ giao hàng và những điều chỉnh trong lịch trình lắp ráp tại Mỹ, nên đã có sự điều chỉnh một phần về thời điểm máy bay sẽ rời khỏi công xưởng," bộ quốc phòng Đài Loan nói trong một phát biểu.

Bộ sẽ "nỗ lực hoàn tất việc giao máy bay đầu tiên vào quý bốn."

Không quân sẽ theo dõi chặt chẽ lịch trình sản xuất và sẽ có những chuyến thăm công xưởng với mục tiêu hoàn tất việc giao hàng vào cuối năm 2026, bộ cho biết thêm.

Lockheed Martin nói với Reuters rằng họ "biết ơn sự tin tưởng mà Đài Loan dành cho chúng tôi khắp các chương trình F-16."

"Hợp tác với chính phủ Hoa Kỳ, Lockheed Martin tập trung vào việc phát triển các năng lực của F-16," hãng này nói thêm.

Bộ Ngoại giao Mỹ nói thời hạn giao hàng dài không phải là thách thức của riêng Đài Loan.

"Chính phủ Hoa Kỳ đang tích cực xét lại các chính sách và quy trình của chúng tôi để bảo đảm rằng chúng tôi xúc tiến các thương vụ vũ khí nhanh nhất có thể, đặc biệt là với Đài Loan," bộ nói trong một phát biểu.

Đài Loan đã báo cáo về sự chậm trễ trong việc giao vũ khí của Mỹ như phi đạn phòng không Stinger kể từ năm 2022, khi các nhà sản xuất cung cấp vật tư cho Ukraine để giúp nước này chiến đấu chống lại quân Nga, và vấn đề này đã khiến các nhà lập pháp Mỹ lo ngại.

Không quân Đài Loan được huấn luyện bài bản nhưng một số máy bay chiến đấu của họ đã cũ, bao gồm cả phi đội Mirage 2000 do Pháp sản xuất và tiếp nhận lần đầu tiên vào năm 1997. Một chiếc đã rơi xuống biển trong tuần này trong một cuộc tập trận.

Không quân đã nhiều lần điều máy bay để xua máy bay quân sự Trung Quốc bay gần hòn đảo này trong năm năm qua.

Chính phủ Đài Loan bác bỏ các tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc.


*************

Bàn ra tán vào (0)

Comment




  • Input symbols

Tin Tức ngày 15 - 9 -2024

xxxx

HoaLuc 8

*************

TIN TỔNG HỢP

RFI

Đăng ngày: Sửa đổi ngày:

4 phút

(Reuters) - Tổng thống tân cử Indonesia Prabowo: Jakarta và Hà Nội đồng ý nâng cấp quan hệ. Tại Hà Nội hôm qua, 13/09/2024, tổng thống tân cử của Indonesia Prabowo Subianto cho biết Việt Nam và Indonesia đã đồng ý sẽ nâng quan hệ giữa hai nước lên thành “đối tác chiến lược toàn diện”, cấp cao nhất trong quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam với các quốc gia khác trên thế giới (hiện giờ có 7 nước : Trung Quốc, Nga, Ấn Độ, Hàn Quốc, Hoa Kỳ, Nhật Bản và Úc). Ông Prabowo tuyên bố như trên sau khi hội kiến chủ tịch nước kiêm tổng bí thư đảng Tô Lâm tại Hà Nội trong chuyến viếng thăm Việt Nam trong hai ngày. Theo báo chí trong nước, trong cuộc gặp với tổng thống tân cử của Indonesia hôm nay, thủ tướng Việt Nam Phạm Minh Chính đã đề nghị hai nước sớm ký kết một hiệp định hợp tác về buôn bán gạo. Hai bên tin tưởng là sẽ đạt được mục tiêu 18 tỷ đô la kim ngạch thương mại song phương.

(AFP) - Hoa Kỳ sẽ đánh thuế 100% trên xe hơi điện Trung Quốc. Hôm qua, 13/09/2024, đại diện thương mại của Mỹ Katherine Tai đã công bố chi tiết kế hoạch tăng thuế quan đối với các mặt hàng Trung Quốc mang tính chiến lược. Cụ thể, kể từ ngày 29/09, xe hơi điện nhập từ Trung Quốc sẽ bị đánh thuế 100%, bình điện xe hơi 25%. Chính phủ Mỹ cũng sẽ có biện pháp ngăn chận việc lạm dụng một cơ chế cho phép nhập các mặt hàng có giá trị thấp mà không phải đóng thuế, chủ yếu là nhập từ Trung Quốc với các công ty thương mại điện tử Shein và Temu.

(AFP) - Hoa Kỳ phê duyệt hợp đồng bán chiến đấu  F-35 trị giá 7,2 tỷ đô la cho Rumani. Hôm qua, 13/09/2024, bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ thông báo đã đồng ý cho Rumani mua 32 máy bay F-35A của tập đoàn sản xuất vũ khí Mỹ Lockheed Martin. Washington cho biết thương vụ này sẽ giúp “tăng cường an ninh của một đồng minh NATO, vốn là một nhân tố quan trọng cho sự ổn định chính trị và kinh tế ở châu Âu” và nhờ đó “sẽ hỗ trợ các mục tiêu an ninh quốc gia và chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ”.

(AFP) - Nga : Lạm phát đang ở mức “không thể chấp nhận được”. Phát biểu hôm qua, 13/09/2024, chủ tịch Ngân hàng Trung ương Nga (BCR), Elvira Nabioullin thông báo sẽ tăng lãi suất cơ bản lên 19% để kiềm chế lạm phát. Theo bà, áp lực lạm phát hiện nay tại Nga vẫn ở mức “không thể chấp nhận được”“việc thắt chặt hơn nữa chính sách tiền tệ”  “cần thiết”. Cơ quan này dự kiến ​​lạm phát sẽ trên “6,5-7% vào cuối năm”, trong khi “thị trường lao động vẫn căng thẳng”. Nhiều lĩnh vực tại Nga thiếu nhân công vì hàng trăm ngàn người đã ra mặt trận hoặc ra nước ngoài, và đây cũng là yếu tố chính “cản trở sản xuất”.

(AFP) - Pháp : Lãnh đạo đảng cực hữu kêu gọi giải tán Hạ Viện. Hôm nay, 14/09/2024, lãnh đạo đảng cực hữu Tập Hợp Dân Tộc, bà Marine Le Pen đã kêu gọi giải tán Hạ Viện một lần nữa vào năm tới, bởi vì theo bà tình hình chính trị hiện nay của nước Pháp "không thể kéo dài". Trong khi đó, tổng thống Emmanuel Macron đã tuyên bố sẽ không giải tán Hạ Viện trước khi kết thúc nhiệm kỳ của ông, tức là trước năm 2027.

(AFP) - Hà Lan siết chặt luật tị nạn. Hôm qua, 13/09/2924, liên minh cầm quyền ở Hà Lan, trong đó có đảng cựu hữu vì Tự do (PVV), đã công bố kế hoạch mới nhằm hạn chế người tị nạn vào nước này. Chính phủ đưa ra nhiều biện pháp mạnh tay như bãi bỏ luật yêu cầu các chính quyền địa phương tạo nơi tiếp nhận người tị nạn, hay thắt chặt các quy định về đoàn tụ gia đình.

(AFP) - Khủng hoảng với Tây Ban Nha : Venezuela phản đối sự "can thiệp" của Madrid. Hôm qua, 13/09/2024, ngoại trưởng Venezuela Yvan Gil ra thông cáo phản đối thái độ của Tây Ban Nha đối với việc tổng thống Nicolas Maduro được tuyên bố tái đắc cử, đồng thời khẳng định không chấp nhận sự "can thiệp" của Madrid. Thông cáo được đưa ra sau cuộc gặp giữa ngoại trưởng Venezuela với đại sứ Tây Ban Nha tại Caracas.

(AFP) - Bốn lãnh đạo tổ chức Nhà nước Hồi Giáo bị sát hại ở Irak. Hôm qua, 13/09/2024, Bộ tư lệnh Mỹ ở Trung Đông thông báo quân đội Hoa Kỳ phối hợp với lực lượng an ninh Irak vào cuối tháng 8 đã mở một cuộc tấn công, sát hại 4 lãnh đạo của tổ chức Nhà nước Hồi Giáo tại miền tây Irak.


***********

Mưa lũ do bão Yagi : Chính quyền quân sự Miến Điện kêu gọi quốc tế cứu trợ

Lãnh đạo tập đoàn quân sự Miến Điện Min Aung Hlaing đã kêu gọi quốc tế cứu trợ, sau khi các trận lũ lụt đã khiến ít nhất 33 người chết, theo số liệu thống kê chính thức và buộc khoảng 235.000 người phải rời bỏ nhà cửa, theo tin của báo chí nhà nước hôm nay, 14/09/2024. Hiếm khi nào tập đoàn quân sự Miến Điện phải kêu gọi đến sự trợ giúp của quốc tế. 

Ảnh minh họa : Bão Yagi gây mưa lũ, ngập lụt ở miền bắc Việt Nam, làng An Lạc, Hà Nội, Việt Nam, ngày 13/09/2024..
Ảnh minh họa : Bão Yagi gây mưa lũ, ngập lụt ở miền bắc Việt Nam, làng An Lạc, Hà Nội, Việt Nam, ngày 13/09/2024.. AP - Hau Dinh
Quảng cáo

Các trận lũ lụt do ảnh hưởng của bão Yagi làm trầm trọng thêm cảnh khốn cùng của một quốc gia đang gặp khủng hoảng về an ninh, chính trị và nhân đạo kể từ sau cuộc đảo chính quân sự lật đổ chế độ dân cử của bà Aung San Suu Kyi.

Theo nhật báo Global New Light of Myanmar, hôm qua 13/09, lãnh đạo tập đoàn quân sự Min Aung Hlaing cho biết các quan chức của chính phủ phải liên lạc với nước ngoài để nhận cứu trợ cho nạn nhân lũ lụt. Trong quá khứ, chính quyền quân sự Miến Điện vẫn ngăn chận viện trợ của quốc tế, hoặc phá hỏng các chương trình trợ giúp của nước ngoài.

Vào giữa tháng 6/2023, họ đã ngưng cấp phép đi lại cho các nhân viên một tổ chức phi chính phủ đang tìm cách cứu trợ cho khoảng 1 triệu nạn nhân của cơn bão Mocha ở miền tây Miến Điện. Trước đó, vào năm 2008, sau cơn bão Nargis khiến 138.000 người thiệt mạng, tập đoàn quân sự cầm quyền vào thời đó bị cáo buộc đã ngăn chận cứu trợ khẩn cấp và ban đầu không chịu cấp phép cho các nhân viên hoạt động nhân đạo và hàng viện trợ nhân đạo.

Còn tại Việt Nam, theo số liệu thống kê mới nhất được đăng trên báo trong nước, tính đến 6 giờ sáng nay, bão Yagi và các trận mưa lũ đã khiến tổng cộng 262 người thiệt mạng, 83 người còn mất tích. Lào Cai là địa phương thiệt hại nặng nề nhất sau bão Yagi, mưa lũ với 111 người chết và 61 người mất tích.

Tại Lào, nước dâng cao từ sông Mekong cũng gây ngập lụt ở thủ đô Viêng Chăn.


*********

Biển Đông dậy sóng, nguy cơ xung đột tăng cao

Thụy My

The Economist báo động « Những ‘trận bão’ mới đang hình thành trên Biển Đông », với một giai đoạn đầy nguy hiểm từ thái độ cứng rắn của Trung Quốc và Philippines trong yêu sách chủ quyền biển đảo.

Bị tòa quốc tế tuyên bất hợp pháp, Trung Quốc vẫn bành trướng

Cách đây 8 năm, Trung Quốc đã thua trận chiến tư pháp : Tòa án Trọng tài Thường trực La Haye tuyên bố đòi hỏi chủ quyền hết sức phi lý của Bắc Kinh trên hầu như toàn bộ Biển Đông là vô căn cứ. Trung Quốc phản ứng bằng cách tiếp tục chiếm đóng và quân sự hóa các đảo nhỏ, rạn san hô, ngăn trở các nước khác đánh cá và khai thác dầu khí.

Hiện nay xung đột đang tăng cao. Hôm 17/06, tuần duyên Trung Quốc thậm chí còn dùng búa đe dọa thủy thủ Philippines đang trên đường tiếp tế cho một chiến hạm cũ trên Bãi Cỏ Mây (Second Thomas) và hôm 31/08 tàu Trung Quốc đã tông vào Teresa Magbanua, tàu tuần tra lớn nhất của Philippines ở bãi cạn Sabina (tức bãi Sa Bin thuộc cụm Bình Nguyên của Trường Sa), làm lủng một lỗ ở mạn tàu. Những vụ đụng độ này gây phản ứng rộng rãi trên mạng xã hội trước những hình ảnh lính Trung Quốc hung hăng tấn công bằng vòi rồng.

Từ nhiều năm qua, Việt Nam, Philippines và Malaysia phản kháng sự hiếu chiến của Bắc Kinh bằng những cách thức khác nhau, và nay đã lên tiếng mạnh mẽ hơn. Trên Biển Đông, quần đảo Hoàng Sa yên tĩnh nhất vì đã bị Trung Quốc dùng vũ lực cưỡng chiếm từ quân đội Việt Nam Cộng Hòa hồi năm 1974, xây dựng phi trường quy mô và bố trí chiến đấu cơ trên đó. Đáng lo ngại nhất là quần đảo Trường Sa.

Sự quyết đoán của Philippines và thế khó xử của Hoa Kỳ

Việt Nam bắt chước chiến thuật của Trung Quốc, củng cố những tiền đồn trên các đảo ở Trường Sa, nhưng Bắc Kinh không phản ứng. Malaysia tỏ ra dễ chịu, cho phép Trung Quốc tuần tra các ngư trường và buôn bán dầu. Philippines là nước quyết đoán nhất. Từ 2023, chính phủ của tổng thống Ferdinand Marcos đã quay mặt với Bắc Kinh, cho phép Hoa Kỳ lập thêm một số căn cứ quân sự mới, đồng thời có những tuyên bố cứng rắn, cho tuần tra thường xuyên để bảo vệ chủ quyền.

Mối nguy đối với Hoa Kỳ là các vụ đụng độ trên biển diễn biến xấu đi, trở thành đối đầu quân sự, và Mỹ phải bảo vệ Philippines theo hiệp ước hỗ tương quốc phòng. Hồi tháng Năm, tổng thống Marcos khẳng định nếu một công dân Philippines tử thương do xung đột, sẽ « gần như một hành động chiến tranh » và cho rằng Mỹ sẽ can thiệp. Tuy nhiên Hoa Kỳ ở thế khó xử vì không muốn một cuộc chiến tranh rộng lớn, còn nếu không hậu thuẫn một đồng minh quan trọng sẽ mất uy tín, và Trung Quốc tha hồ làm mưa làm gió trên Biển Đông với các yêu sách bất hợp pháp.

The Economist cho rằng trước hết cần phối hợp các nỗ lực giữa Hoa Kỳ và các đồng minh, đặc biệt là Philippines. Dù theo hiệp ước thì Washington phải ra tay trong trường hợp một tàu của nhà nước Philippines bị tấn công vũ trang, nhưng không có nghĩa là Manila có quyền tự ý leo thang.

Cùng công khai lên án và phối hợp hành động : Phương thuốc răn đe

Năm nay Manila đã gây căng thẳng khi điều tàu đến bãi Sa Bin vì nghi Trung Quốc đang chuẩn bị xây dựng một công trình nào đó. Nhưng Philippines không có sự hiện diện liên tục tại rạn san hô này, như vậy là thay đổi nguyên trạng – điều mà Bắc Kinh rất ghét.

Hải quân Philippines can thiệp gần Bãi Cỏ Mây mà không báo trước cho Hoa Kỳ hay ông Marcos. Một số thành viên diều hâu trong Quốc Hội Mỹ cũng cổ vũ Manila có những hành động đầy rủi ro trên biển trong khi không có quyền lực yểm trợ. Theo The Economist, tốt nhất là nên phối hợp chặt chẽ khi đi qua những vùng biển tranh chấp, công khai thông tin và có sự ủng hộ rõ ràng của Mỹ trước đó.

Ưu tiên thứ hai là tính minh bạch. Thế giới càng thấy thái độ của Trung Quốc là ngang ngược, hiếu chiến, thì càng không có tính chính danh. Trước đây nhiều nước bị áp bức nhưng giữ im lặng, nay Philippines đi đầu khi công bố cụ thể những vụ đối đầu trên biển. Các nạn nhân khác nên làm theo để tạo nên một nhóm quốc gia rộng rãi hơn phản kháng với Trung Quốc.

Đã có nhiều nước châu Âu lên án các hành động của Bắc Kinh trên Biển Đông, ASEAN cần phải tiếp bước. Dù một số nước thân cận Trung Quốc như Cam Bốt và Lào cản trở, nhưng các thành viên còn lại cần lên tiếng, tất cả đều có lợi khi luật pháp hàng hải quốc tế được tôn trọng. Biển Đông đang trở nên nguy hiểm hơn, nhưng một chính sách răn đe rõ ràng của Hoa Kỳ và các đồng minh, đồng thời nhiều tiếng nói tố cáo các hành động tồi tệ của Bắc Kinh, sẽ là phương cách để cố gắng duy trì hòa bình.

Tình trạng « con vua thì lại làm vua » ở Đông Nam Á

Cũng liên quan đến Đông Nam Á, Le Monde cuối tuần nhận thấy chính trường thường do các gia tộc khống chế, từ Thái Lan, Indonesia đến Cam Bốt, Philippines. Tờ Financial Times mới đây ghi nhận, các « nepo babies » - từ ngữ chỉ con cái của những người nổi tiếng, « dựa hơi » thế lực của cha mẹ - đang trở lại cầm quyền tại Đông Nam Á, cả ở những nước dân chủ lẫn phi dân chủ.

Trở thành thủ tướng Thái Lan năm 38 tuổi hôm 16/08, Paetongtarn Shinawatra biểu hiện sự phục thù của gia đình bà. Người cha là Thaksin bị đảo chánh năm 2006 và người cô Yingluck lên nắm quyền năm 2011 bị truất phế năm 2014. Paetongtarn nằm trong số những « con ông cháu cha » đầy quyền lực ở Đông Nam Á.

Tại Cam Bốt, cách đây một năm Hun Manet lên nối ngôi Hun Sen trong một cuộc bầu cử không ai cạnh tranh được. Ở nước dân chủ Philippines, « Bongbong » Marcos, con của nhà độc tài bị lật đổ năm 1986, đã lên làm tổng thống năm 2022 sau hơn ba thập niên. Tại Indonesia hồi tháng Hai, Prabowo Subianto, con rể của nhà cựu độc tài Suharto đắc cử tổng thống, còn phó tổng thống chính là con trai của tổng thống mãn nhiệm Joko Widodo.

Gia đình trị đi kèm độc tài hay dân chủ nửa vời

Ngoài Cam Bốt độc tài, các chế độ gia đình trị khác tự cho là đi theo con đường thứ ba, lửng lơ giữa dân chủ và độc tài, với « giá trị châu Á », khái niệm được xúc tiến trong thập niên 90 bởi Lý Quang Diệu (Singapore) và Mahathir Mohamad (Malaysia). Tuy nhiên sự quay lại với tình trạng « cha truyền con nối » cũng gây ra những phong trào phản kháng.

Chẳng hạn ở Indonesia, hôm 22/08 một cuộc biểu tình lớn đã khiến Quốc hội phải rút lại dự luật cho phép bầu thống đốc dưới 30 tuổi. Đó là nhằm ngăn Joko Widodo (tức « Jokowi ») đưa con trai út 29 tuổi ngồi vào ghế thống đốc Java Centre hay Jakarta vào tháng 11 tới. Dân chúng phẫn nộ vì năm ngoái Tòa Bảo hiến đã hạ tuổi ứng cử viên phó tổng thống từ 40 xuống 35, nhờ đó con trai lớn của « Jokowi » là Gibran Rakabuming Raka nghiễm nhiên lên làm phó.

Trường hợp Thái Lan thì gia tộc Shinawatra quay lại chính trường bằng cửa hậu, qua việc bắt tay với các kẻ thù cũ để ngăn chận phong trào dân chủ Move Forward. Ở Philippines, « Bongbong » Marcos được bầu lên với sự ủng hộ của Rodrigo Duterte và con gái nhà độc tài này là Sara Duterte được làm phó tổng thống, nhưng nay hai gia đình này đang xung khắc. Nếu thành công kinh tế của Nhật Bản và sau đó là các « con cọp châu Á » đã kích thích « giá trị » đặc thù của châu lục, thì các nhà độc tài nay coi Bắc Kinh là hình mẫu. Hun Sen củng cố chế độ gia đình trị của mình với sự hậu thuẫn vô điều kiện của một « con ông cháu cha » khác là thái tử đỏ Tập Cận Bình.

Putin lại dọa « lằn ranh đỏ »

Chuyển sang Ukraina, nơi chiến tranh vẫn đang ác liệt, Le Figaro cuối tuần chú ý đến việc Vladimir Putin lại đưa ra « lằn ranh đỏ » khi có tin phương Tây sắp sửa cho phép Kiev sử dụng hỏa tiễn tầm xa tấn công vào lãnh thổ Nga.

Putin khẳng định nếu phương Tây bật đèn xanh « có nghĩa là NATO tham chiến chống lại Nga », đe dọa sẽ trả đũa. Từ nhiều tháng qua, Ukraina vẫn đòi hỏi được tự do sử dụng các hỏa tiễn Scalp và Storm Shadow có tầm bắn từ 250 đến 500 kilomet của Pháp và Anh, cùng với ATACMS (từ 150 đến 300 kilomet) do Hoa Kỳ cung cấp. Kiev cũng muốn có các hỏa tiễn hành trình loại mới JASSM (300 đến 800 kilomet).

Với những vũ khí này, quân đội Ukraina có thể tấn công vào hậu cần quân Nga, và những phi trường nơi các oanh tạc cơ cất cánh. Việc Iran chuyển cho Nga các hỏa tiễn đạn đạo và cuộc tiến công của Ukraina sang vùng Kursk là các yếu tố thuận lợi cho Kiev. Tuy nhiên phương Tây vẫn dè dặt. Lời hăm dọa của Putin đã mở đường cho những cho những « Z-patriot », những kẻ dân tộc chủ nghĩa ở Nga. Họ kêu gọi « không nên sợ đối đầu với NATO », xem lại chủ trương về vũ khí nguyên tử.

Nga phản công nhưng chưa tái chiếm được Kursk 

Le Monde cuối tuần quan tâm đến việc Matxcơva sau hơn năm tuần rốt cuộc đã tung ra cuộc phản công vào Kursk để cố đẩy lùi lực lượng Ukraina. Bộ Quốc Phòng Nga khẳng định « trong hai ngày » đã giành lại được « 10 khu vực dân cư » ở phía tây lãnh thổ đã bị Ukraina chiếm đóng vào đầu tháng Tám. Hãy còn quá sớm để đánh giá cuộc phản công của Nga có thành công hay không vì không có bằng chứng rõ ràng.

Được biết bộ tham mưu Nga đã huy động khoảng 6.000 quân thiện chiến gồm lính dù và thủy quân lục chiến. Quân Nga vượt sông bằng thiết giáp nhẹ rồi tấn công, chiếm lại ba làng Snagost, 10-y Oktyabr và Vnezapnoie. Một nguồn tin thân cận quân đội Nga nói rằng ít nhất một sư đoàn dù đã được đưa từ Donbass về Kursk ; ban đầu rất thành công có lẽ do bất ngờ, nhưng quân Nga không tiến thêm được. Chuyên gia quân sự Ievhen Dyky thì cho rằng không có yếu tố bất ngờ ở đây, sở dĩ Ukraina không xây dựng phòng tuyến kiên cố vì ưu tiên cho các nhóm cơ động. Trong tình thế hiện nay, Kiev càng khẩn cấp cần được phép sử dụng vũ khí tầm xa. Tổng thống Volodymyr Zelensky chỉ trích sự chần chừ của Mỹ đã giúp Nga có thể di chuyển các mục tiêu quân sự vào sâu hơn.

Tại thành phố Pokrosvk đang bị quân Nga uy hiếp nặng nề, đặc phái viên Libération cho biết những cư dân còn ở lại trong khi chờ đợi được di tản, phải làm quen với tình trạng giới nghiêm, cúp điện, thiếu nước uống và khí đốt. Ở Kharkiv, đặc phái viên Le Monde ghi nhận người dân thành phố này đều có thân nhân sống ở bên kia biên giới chỉ cách vài chục cây số. Một số đã từ mặt nhau, số khác vẫn giữ liên lạc nhưng hố ngăn cách ngày càng sâu sắc kể từ cuộc xâm lăng.

Michel Barnier làm thủ tướng Pháp : Cánh hữu quay lại

Thời sự nước Pháp chiếm trang bìa của hầu hết các tuần báo. Le Point đăng ảnh thủ tướng Michel Barnier mà tuần báo gọi là « Nhiếp chính » với câu hỏi, liệu ông có thể giúp nước Pháp ra khỏi tình trạng thâm hụt ngân sách hiện nay hay không. « Michel Barnier ở điện Matignon : Cánh hữu quay lại » là tựa chính của Le Figaro Magazine. L’Express đưa biếm họa tân thủ tướng Michel Barnier đang cõng trên lưng tổng thống Emmanuel Macron, chạy tít « Làm thế nào trụ được trong ba năm ? ».

Courrier International chọn hình vẽ tổng thống Pháp lái xe với thủ tướng Đức ngồi bên cạnh, chiếc xe nghiêng đang về bên phải, với dòng tít « Scholz-Macron : Ưu tiên ngả sang hữu ». Về mặt xã hội, Le Nouvel Obs dành hồ sơ cho cuốn sách của tác giả Mona Chollet bàn về việc làm thế nào tránh được xu hướng tự nhận lỗi về mình khiến cuộc sống không được trọn vẹn. Riêng The Economist nhìn sang Hoa Kỳ, dự báo cuộc bầu cử tổng thống Mỹ « sẽ tệ hại đến mức nào ».

Le Figaro Magazine nhận định việc bổ nhiệm ông Michel Barnier làm thủ tướng đánh dấu sự trở lại của cánh hữu. Tuy không phải là chọn lựa ban đầu của ông Emmanuel Macron, cựu bộ trưởng biết cách tự khẳng định mình trước tổng thống.Barnier đưa các nhân vật Những Người Cộng Hòa (LR) vào chính phủ, không phá đi những chính sách mà Macron đã dày công xây dựng, cho phép duy trì sự ổn định. Ít nhất là trong khi thủ lãnh cực hữu Marine Le Pen không cùng với cánh tả bỏ phiếu bất tín nhiệm.

L’Express băn khoăn, liệu tân thủ tướng có nói thật về món nợ liên quan đến hồ sơ môi trường hay không. Tuần báo thiên tả Le Nouvel Obs cho rằng cuộc bầu cử Quốc Hội đã bị « đánh cắp », chỉ trích ông Emmanuel Macron « bán linh hồn cho quỷ » khi bắt tay với cực hữu. Tuy Michel Barnier là một nhân vật giàu kinh nghiệm, thân châu Âu, từng là nhà đàm phán của Liên Hiệp Châu Âu về Brexit ; nhưng ông chỉ kéo dài chính sách của Macron đồng thời phải làm hài lòng cực hữu, trước hết về nhập cư.

Ai « tước đoạt cuộc bầu cử », Macron hay Maduro ?

Tuy nhiên tuần báo thiên hữu Le Point phản bác « Kẻ tước đoạt bầu cử không phải là người mà Mélenchon tố cáo ». Thủ lãnh đảng cực tả Nước Pháp Bất Khuất (LFI) Jean-Luc Mélenchon nói rằng chính phủ Pháp « chối từ dân chủ », nhưng lại tránh lên án Venezuela. Qua cặp kính méo mó của Mélenchon, tổng thống Nicolas Maduro vẫn là hình mẫu, tuy Maduro đã gian lận bầu cử.

Người chiến thắng thực sự là Edmundo Gonzalez với 7,3 triệu phiếu bầu so với 3,3 triệu cho Maduro, mới đây phải chạy sang Tây Ban Nha tị nạn - quốc gia này chưa bao giờ công nhận Maduro đắc cử, « một khi không chính thức công bố các kết quả kiểm phiếu ». Khoảng 2.400 người biểu tình Venezuela bị bắt, hơn 20 người thiệt mạng. Đó là mô hình « xã hội chủ nghĩa » mà Mélenchon ca ngợi. Nhưng theo Courrier International, chế độ Maduro chưa thể ca khúc khải hoàn : thủ lãnh đối lập, bà Maria Corina Machado vẫn ở lại Venezuela để tiếp tục tranh đấu.


**********

Dân biểu Mỹ chỉ trích chính quyền Tổng thống Joe Biden không gây sức ép lên vấn đề tự do tôn giáo ở Việt Nam


Dân biểu Mỹ chỉ trích chính quyền Tổng thống Joe Biden không gây sức ép lên vấn đề tự do tôn giáo ở Việt Nam Người dân đi lễ chùa ở Hà Nội hôm 14/2/2022 (minh hoạ)
Nhac NGUYEN / AFP

Dân biểu Mỹ Michelle Steel hôm 12/9 ra thông cáo báo chí chỉ trích chính quyền của Tổng thống Joe Biden vì đã thất bại trong việc bảo vệ tự do tôn giáo toàn cầu bao gồm Việt Nam.

Thông cáo cho biết, Dân biểu Steel đã hai lần kêu gọi chính phủ Mỹ đưa Việt Nam trở lại danh sách các nước cần quan tâm đặc biệt về tự do tôn giáo vào các tháng ba và tháng sáu vừa qua, nhất là sau sự kiện sư bộ hành Thích Minh Tuệ bị chính quyền bắt ẩn tu.

Tuy nhiên, chính quyền Mỹ chỉ cho biết sẽ theo dõi trường hợp của sư Thích Minh Tuệ và rằng Hoa Kỳ quan ngại về vấn đề tự do tôn giáo nói chung ở Việt Nam.

Sư Thích Minh Tuệ là người tu theo hạnh đầu đà của đức Phật và đã thực hành việc đi bộ khất thực dọc Việt Nam nhiều lần trong các năm qua. Ông đã gây cảm hứng trong nhiều người dân Việt Nam và hình ảnh ông đi khất thực đã gây chú ý trên mạng xã hội ở Việt Nam trong các tháng năm và tháng sáu vừa qua, kéo theo nhiều người tham gia khất thực. Tuy nhiên, chính quyền đã vào cuộc và yêu cầu sư Thích Minh Tuệ cùng các các sư khác trong đoàn phải giải tán, về ẩn tu.

Mặc dù Hoa Kỳ đã bày tỏ sự quan ngại về tình trạng đàn áp tôn giáo ở Việt Nam, nhưng Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ trong năm nay vẫn không xếp Việt Nam vào danh sách các nước cần quan tâm đặc biệt về tự do tôn giáo (CPC).

“Sự thiếu hành động từ chính quyền của Tổng thống Biden đối với việc đàn áp tôn giáo ở việt Nam đang thực sự tạo điều kiện cho các linh phủ đàn áp trên toàn cầu. Cũng như nhiều vấn đề khác, chính quyền Tổng thống Biden chỉ nói mà không có hành động về vấn đề nhân quyền” - Dân biểu Michelle Steel viết trong thông cáo báo chí.

Việt Nam đã từng bị Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ đưa vào danh sách CPC vào các năm 2005 và 2006 nhưng sau đó đã được đưa ra khỏi danh sách này vào năm 2007 vì phía Mỹ ghi nhận những tiến bộ nhất định trong tự do tôn giáo ở Việt Nam giai đoạn đó.

Tuy nhiên, các năm sau này, Việt Nam liên tục bị Uỷ ban Tự do Tôn giáo Quốc tế (USCIRF) đề nghị đưa lại vào danh sách CPC.

Bộ Ngoại giao Mỹ trong hai năm vừa qua liên tiếp đưa Việt Nam vào Danh sách Theo dõi Đặc biệt vì can dự hoặc dung thứ cho những vi phạm nghiêm trọng quyền tự do tôn giáo.


********

Bộ trưởng Phan Văn Giang khẳng định chính sách bốn không tại Diễn đàn Hương Sơn

Bộ trưởng Phan Văn Giang khẳng định chính sách bốn không tại Diễn đàn Hương Sơn Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam Phan Văn Giang phát biểu tại Diễn đàn Hương Sơn ở Bắc Kinh hôm 30/10/203
Pedro PARDO / AFP

Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam khẳng định chính sách quốc phòng bốn không của Việt Nam, nhát quán không liên kết nước này để chống lại nước kia.

Đại tướng Phan Văn Giang phát biểu như vậy tại phiên khai mạc Diễn đàn Hương Sơn lần thứ 11 vào ngày 13/9 tại Bắc Kinh, Trung Quốc. Đây là diễn đàn thường niên quy tụ các lãnh đạo và chuyên gia quốc phòng của nhiều nước trên thế giới do Trung Quốc khởi xướng.

Diễn đàn lần này có chủ đề ““Hợp tác an ninh và sự phồn vinh, ổn định của khu vực châu Á - Thái Bình Dương”.

Phát biểu tại lễ khai mạc, Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam khẳng định “Việt Nam nhất quán thực hiện đường lối đối ngoại “độc lập, tự chủ, hòa bình, hữu nghị và hợp tác phát triển, đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ; là bạn, là đối tác tin cậy và là thành viên tích cực, có trách nhiệm trong cộng đồng quốc tế”.

Nói về chính sách quốc phòng bốn không, ông Giang cho biết, Việt Nam luôn chân thành, thủy chung, trân trọng giữ gìn, phát triển quan hệ truyền thống hữu nghị với các nước và các đối tác.

Việt Nam vào năm 2019 đưa ra chính sách quốc phòng bốn không thay thế chính sách ba không trước kia. Bốn không của Việt Nam bao gồm: Không tham gia liên minh quân sự; không liên kết với nước này để chống nước kia; không cho nước ngoài đặt căn cứ quân sự hoặc sử dụng lãnh thổ để chống lại nước khác; không sử dụng vũ lực hoặc đe dọa sử dụng vũ lực trong quan hệ quốc tế. 

Phát biểu tại Diễn đàn lần này, đại điện Việt Nam cũng nhắc đến chủ trương giải quyết hoà bình mọi tranh chấp ở Biển Đông trên cơ sở luật quốc tế, kêu gọi các bên tôn trọng Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC), bày tỏ hy vọng ASEAN và Trung Quốc sớm đạt được Bộ quy tắc về ứng xử ở Biển Đông (COC).

Hiện Trung Quốc là nước đòi chủ quyền phần lớn diện tích Biển Đông nơi Việt Nam và một số nước thuộc ASEAN cũng có những đòi hỏi về chủ quyền chồng lấn.

Trung Quốc thời gian gần đây luôn có những hành động khiêu khích các nước láng giềng khi điều tàu hải cảnh và khảo sát vào vùng đặc quyền kinh tế của các nước láng giềng bao gồm Việt Nam và Philippines dẫn đến những đụng độ nhỏ giữa tàu chấp pháp của Trung Quốc và tàu của quân đội Philippines.

Trước khi đến Diễn đàn, Đại tướng Phan Văn Giang đã có chuyến thăm đến Philippines và Mỹ để gia tăng quan hệ hợp tác về quân sự với các đối tác này. Hà Nội và Manila đã ký được một Ý định thư về tăng cường hợp tác quân sự trong cứu hộ, cứu nạn, và y tế quân đội. 

Phát biểu tại Diễn đàn Hương Sơn, Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc Đổng Quân rằng Bắc Kinh sẽ tăng cường hợp tác quân sự với các nước láng giềng, đặc biệt là các nước đang phát triển. Ông Đổng Quân nói rằng mục đích là để bảo đảm an ninh toàn cầu, tránh tâm lý kẻ được người mất và kiềm chế việc bắt nạn nước nhỏ, yếu. Ông Đổng Quân nói có ý ám chỉ Hoa Kỳ dù không nêu tên trực tiếp.

Trong khi đó, Bộ trưởng Quốc phòng nga Alexander Fomin nói tại Diễn đàn là Mỹ đang tìm cách kiềm chế Nga và Trung Quốc trong khi chuẩn bị cho cuộc chiến ở châu Á bằng cách tạo ra các khối an ninh mới.


**********

Lào Cai: hai chủ tịch xã bị đình chỉ công tác vì né tránh công việc chống bão lũ


Lào Cai: hai chủ tịch xã bị đình chỉ công tác vì né tránh công việc chống bão lũ Nhân viên cứu hộ đang vớt xác người ở nơi xảy ra lũ quét tại Làng Nủ, tỉnh Lào Cai hôm 12/9/2024
STR / AFP

Hai chủ tịch xã thuộc tỉnh Lào Cai vừa bị đình chỉ công tác 15 ngày bắt đầu từ ngày 14/9 vì né tránh công tác chống bão lũ vào khi tỉnh này nằm trong số những tỉnh chịu thiệt hại nhiều nhất về người và của do ảnh hưởng của bão Yagi.

Bão Yagi (còn gọi là cơn bão số 3) đổ vào miền Bắc Việt Nam hôm 7/9 vừa qua đã gây lũ lụt và sạt lở đất ở nhiều tỉnh, thành, đặc biệt là các tỉnh miền núi phía Bắc bao gồm Lào Cai.

Lào Cai hiện có 111 người chết và 61 người mất tích, 82 người bị thương do bão lũ, theo báo cáo của Ban Chỉ huy phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh Lào Cai.

Đây cũng là tỉnh xảy ra vụ lũ quét lớn hôm 10/9 ở Làng Nủ làm 48 người chết và 36 người mất tích.

Truyền thông Nhà nước dẫn thông tin của Ban Tuyên giáo tỉnh Lào Cai cho biết huyện Bát Xát quyết định đình chỉ công tác ông Lý A Khoa, 42 tuổi, Chủ tịch xã Pa Cheo nhiệm kỳ 2021-2026 và ông Má A Chúng, 34 tuổi, Chủ tịch xã Trung Lèng Hồ nhiệm kỳ 2021-2026.

Truyền thông trong nước dẫn lời ông Dương Đức Huy, Trưởng ban Tuyên giáo tỉnh Lào Cai, cho biết mưa bão, đường sạt, hai chủ tịch xã không tìm cách đến UBND xã để chỉ đạo khắc phục hậu quả.

"Trong khi hàng nghìn cán bộ ngày đêm phòng chống bão, trực tiếp cứu hộ thì vẫn còn hai cán bộ né tránh trách nhiệm chung nên bị tạm đình chỉ để răn đe và làm gương” - Ông Huy nói với báo giới.

Cũng liên quan đến việc tạm đình chỉ công tác của quan chức sau bão khi cơn bão lớn nhất Biển Đông trong 10 năm qua ập vào Việt Nam, hôm 9/9 Giám đốc Điện lực TP Hạ Long - ông Nguyễn Đại Cương cũng bị tạm đình chỉ chức vụ vì lý do ông Cương đã chỉ đạo công tác ứng phó, khắc phục hậu quả sau cơn bão chưa đạt hiệu quả theo yêu cầu của Tổng công ty Điện lực miền Bắc và Công ty Điện lực Quảng Ninh.

Quảng Ninh là một trong những tỉnh chịu ảnh hưởng nhiều nhất của bão Yagi. Cơn bão đã gây mất điện diện rộng. Theo kế. hoạch, ngày 10/9 phải cấp điện trở lại lại cho toàn thành phố Hạ Long của tỉnh này nhưng đến ngày 11/9, công tác khôi phục vẫn chưa thể hoàn tất và người dân vẫn không có điện trở lại như dự kiến.


**********

Bộ trưởng ngoại giao các nước G7 lên án Iran xuất khẩu phi đạn đạn đạo sang Nga

Reuters

Các bộ trưởng ngoại giao của Nhóm Bảy cường quốc công nghiệp hàng đầu (G7) ngày thứ Bảy lên án "bằng những lời lẽ mạnh mẽ nhất" việc Iran xuất khẩu phi đạn đạn đạo và việc Nga mua phi đạn đạn đạo của Iran.

Iran đã cung cấp cho Nga một số lượng lớn phi đạn đạn đạo đất đối đất mạnh, thắt chặt hơn nữa hợp tác quân sự giữa hai quốc gia hiện đều đang chịu các chế tài của Mỹ.

"Iran phải ngay lập tức ngừng mọi sự hỗ trợ cho cuộc chiến tranh phi pháp và không thể biện minh được của Nga chống lại Ukraine và dừng việc chuyển giao phi đạn đạn đạo, máy bay không người lái (drone) và công nghệ liên quan, vốn là mối đe dọa trực tiếp đối với người dân Ukraine cũng như an ninh Châu Âu và quốc tế nói chung," các bộ trưởng G7 nói trong một tuyên bố.

"Chúng tôi vẫn kiên định với cam kết của mình buộc Iran phải chịu trách nhiệm về sự hỗ trợ không thể chấp nhận được của nước này đối với cuộc chiến tranh phi pháp của Nga tại Ukraine, làm suy yếu thêm an ninh toàn cầu. Nhất quán với các tuyên bố trước đây của chúng tôi về vấn đề này, chúng tôi đang phản ứng bằng các biện pháp đáng kể mới."

Ý hiện đang giữ chức chủ tịch G7, trong đó có Mỹ, Nhật Bản, Đức, Anh, Pháp và Canada.


***********

Đài Loan hi vọng nhận được chiến đấu cơ F-16 vào cuối năm nay

Reuters

Bộ Quốc phòng Đài Loan ngày thứ Sáu nói họ nhắm mục tiêu cho những chiến đấu cơ F-16V mới đầu tiên được giao vào cuối năm nay, nói rằng "những biến động nghiêm trọng" trong tình hình quốc tế đã khiến việc hòn đảo nhận máy bay bị chậm trễ.

Vào năm 2019, Mỹ chấp thuận thương vụ của Lockheed Martin bán chiến đấu cơ F-16 cho Đài Loan trị giá 8 tỉ đôla, một thỏa thuận mà sẽ đưa phi đội F-16 của hòn đảo này lên hơn 200 máy bay, lớn nhất ở Châu Á, nhằm tăng cường khả năng phòng thủ trước mối đe dọa ngày càng gia tăng từ Trung Quốc, nước coi Đài Loan là lãnh thổ của mình.

Đài Loan đã chuyển đổi 141 chiến đấu cơ F-16A/B thành loại F-16V và đã đặt mua 66 chiếc F-16V mới, có hệ thống điện tử hàng không, vũ khí và radar tiên tiến để đối đầu tốt hơn với không quân Trung Quốc, bao gồm cả chiến đấu cơ tàng hình J-20.

Nhưng Đài Loan đã than phiền về những sự trì hoãn trong việc giao những máy bay F-16V mới, nói rằng các vấn đề bao gồm vấn đề về phần mềm.

Trong một cập nhật về việc giao hàng, bộ quốc phòng Đài Loan cho biết lô máy bay F-16V mới đầu tiên dự kiến sẽ được giao vào quý ba năm nay.

"Do những biến động nghiêm trọng trong tình hình quốc tế, dẫn đến tác động kép như việc một số nhà cung ứng chậm trễ giao hàng và những điều chỉnh trong lịch trình lắp ráp tại Mỹ, nên đã có sự điều chỉnh một phần về thời điểm máy bay sẽ rời khỏi công xưởng," bộ quốc phòng Đài Loan nói trong một phát biểu.

Bộ sẽ "nỗ lực hoàn tất việc giao máy bay đầu tiên vào quý bốn."

Không quân sẽ theo dõi chặt chẽ lịch trình sản xuất và sẽ có những chuyến thăm công xưởng với mục tiêu hoàn tất việc giao hàng vào cuối năm 2026, bộ cho biết thêm.

Lockheed Martin nói với Reuters rằng họ "biết ơn sự tin tưởng mà Đài Loan dành cho chúng tôi khắp các chương trình F-16."

"Hợp tác với chính phủ Hoa Kỳ, Lockheed Martin tập trung vào việc phát triển các năng lực của F-16," hãng này nói thêm.

Bộ Ngoại giao Mỹ nói thời hạn giao hàng dài không phải là thách thức của riêng Đài Loan.

"Chính phủ Hoa Kỳ đang tích cực xét lại các chính sách và quy trình của chúng tôi để bảo đảm rằng chúng tôi xúc tiến các thương vụ vũ khí nhanh nhất có thể, đặc biệt là với Đài Loan," bộ nói trong một phát biểu.

Đài Loan đã báo cáo về sự chậm trễ trong việc giao vũ khí của Mỹ như phi đạn phòng không Stinger kể từ năm 2022, khi các nhà sản xuất cung cấp vật tư cho Ukraine để giúp nước này chiến đấu chống lại quân Nga, và vấn đề này đã khiến các nhà lập pháp Mỹ lo ngại.

Không quân Đài Loan được huấn luyện bài bản nhưng một số máy bay chiến đấu của họ đã cũ, bao gồm cả phi đội Mirage 2000 do Pháp sản xuất và tiếp nhận lần đầu tiên vào năm 1997. Một chiếc đã rơi xuống biển trong tuần này trong một cuộc tập trận.

Không quân đã nhiều lần điều máy bay để xua máy bay quân sự Trung Quốc bay gần hòn đảo này trong năm năm qua.

Chính phủ Đài Loan bác bỏ các tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc.


*************

BÀN RA TÁN VÀO

Đề bài :"Tiếng Việt, yêu & ghét" - Lê Hữu ( Trần Văn Giang ghi lại )

'vô hình trung' là nghĩa gì vậy, sao cứ thích dùng, hình như có nghĩa là 'vô tình'

Xem Thêm

Đề bài :TIN CHIẾN SỰ MỚI NHẤT[ CẬP NHẬT NGÀY 20 -5 - 2022 ]

Suu cao,thue nang,nhu yeu pham tang gia.Kinh te eo seo...Vay ma dang Lua van lay tien cua dan tro giup linh tinh.Mo cua bien gioi.Ung ho toi ac truc tiep khi sua luat cho phep trom cuop o muc do <1.000 dollars thi vo toi....Neu vao thoi diem Trump,bon Lua da ho hoan nhu the nao ??? Nhung nguoi bau ban vi chut tu loi ,nghi gi ve dat nuoc ??? Phai chang day khong phai la dat nuoc minh ??? bat qua,lai tro ve que huong cu...Neu vay,ban la thang cho chet ! mien ban !

Xem Thêm

Đề bài :Tin Mới Nhất Về Chiến Sư Ucraina [ CẬP NHẬT NGÀY 14-5-2022 ]

Chung nao moi vet nho cua ho nha Dan da duoc tay xoa trang boc,thi Uk moi co hy vong...ngung chien.Cung vay,ngay nao ma cac cong ty ,co goc gac tu cac dang bac nu luu-anh hao cua khoi tu do va ong chief police va dang Lua thi moi giai xong phuong trinh tau cong !

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Hình cũ - Hà Thượng Thủ

Ngắm lại hình xưa chịu mấy ông Những Linh, Tùng, Duẫn với Mười, Đồng Mặt mày ai lại đi hồ hởi Phấn khởi khi Tàu cướp Biển Đông Phải chăng “quý” mặt đã thành mông Con mắt nay đà có nhưng không Nên mới chổng khu vào hải đảo Gia tài gấm vóc của tổ tông?

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm