Tin nóng trong ngày

Tin Tức ngày 23 - 12 -2024:

xxx



hoaluc-2
************

TIN TỔNG HỢP

RFI

Đăng ngày:

4 phút

(NHK) – Việt Nam : Tàu điện ngầm số 1, với sự trợ giúp từ Nhật Bản, chính thức đi vào hoạt động.  Sáng ngày 22/12/2024, tàu điện ngầm Bến Thành – Suối Tiên, dài 20 km ở thành phố Hồ Chí Minh chính thức đi vào hoạt động. Theo báo chí trong nước, tất cả các nhà ga tàu điện ngầm sẽ mở cửa miễn phí trong 30 ngày để cho người dân trải nghiệm. Dự án được khởi công từ năm 2008, với nhiều lần điều chỉnh kinh phí, tăng thêm hàng chục ngàn tỷ đồng so với dự tính. Công trình được thực hiện với phần lớn vốn vay từ Công ty hợp tác quốc tế Nhật Bản cùng sự tham gia của nhiều công ty xây dựng Nhật. Đại sứ Nhật Bản tại Việt Nam, Ito Naoki cho rằng tuyến đường sắt này là « biểu tượng mới của hợp tác song phương Việt- Nhật đã đơm hoa kết trái ».

(Yonhap) – Hàn Quốc phóng thành công vệ tinh do thám thứ ba. Theo thông báo ngày 21/12/2024 của bộ Quốc Phòng, vệ tinh tình báo quân sự hoàn toàn do Hàn Quốc phát triển đã được tên lửa Falcon 9 của tập đoàn SpaceX phóng từ một căn cứ không gian Mỹ. Liên lạc đã được kết nối với một trạm trên trái đất được đặt ở nước ngoài. Hai vệ tinh tình báo trước đó được Hàn Quốc phóng lần lượt vào tháng 12/2023 và tháng 04/2024. Những vệ tinh này có nhiệm vụ giúp quân đội Hàn Quốc theo dõi khắp bán đảo Triều Tiên để điểm tình hình 2 tiếng/một lần.

(Reuters) – Trung Quốc trừng phạt các tổ chức và cá nhân Canada liên quan đến người Duy Ngô Nhĩ và vấn đề Tây Tạng. Các biện pháp có hiệu lực từ ngày hôm qua, 21/12/2024, gồm đóng băng tài sản ở Trung Quốc và cấm nhập cảnh vào nước này, đối với các nhóm ủng hộ nhân quyền người Duy Ngô Nhĩ ở Canada, và Ủy ban Canada-Tây Tạng và 20 cá nhân khác. 

(AFP) - Ấn Độ : Hơn 400 người bị bắt vì liên quan đến các hoạt động tảo hôn. Theo quan chức địa phương, những người này đã bị bắt trong đêm qua, 21/12/2024, nâng tổng số người bị bắt giữ lên gần 5.000 kể từ năm 2023. Theo số liệu của Liên Hiệp Quốc, dù số lượng các vụ tảo hôn đã giảm đáng kể trong thế kỷ qua ở Ấn Độ, nhưng tục lệ này vẫn còn phổ biến ở quốc gia có hơn 220 triệu trẻ em đã kết hôn. Độ tuổi kết hôn hợp pháp ở Ấn Độ là 18 nhưng hàng triệu trẻ em bị chính cha mẹ buộc phải kết hôn sớm để đảm bảo nguồn tài chính cho gia đình.

(AFP) – Gaza : Giáo hoàng lên án các cuộc tấn công tàn bạo, Israel tố cáo lập trường bên trọng bên khinh. Trong đêm thứ Bảy, sáng Chủ Nhật, 22/12/2024, Lực lượng tự vệ dân sự Palestine cho biết các cuộc tấn công của Israel đã khiến 28 người thiệt mạng, trong đó có 4 trẻ em. Từ Vatican, giáo hoàng Phan xi cô đã lên án « cuộc chiến tàn bạo này », đến trẻ em cũng không tha. Quân đội Israel bác bỏ thông tin nói trên và khẳng định các hoạt động quân sự nhắm vào các nhóm khủng bố, đồng thời chỉ trích nhận xét của giáo hoàng là thiếu thực tế, kêu gọi chấm dứt lập trường nhất bên trọng, nhất bên khinh.

(AFP) – Tổng thống tân cử Mỹ dọa lấy lại quyền kiểm soát kênh đào Panama. Trên mạng Truth Social ngày 21/12/2024, ông Donald Trump chỉ trích thuế lưu thông kênh Panama, áp đặt với tàu thuyền Mỹ, là « nực cười ». Ông ngụ ý cáo buộc Trung Quốc có ảnh hưởng ngày càng lớn đối với kênh Panama trong khi đây là tuyến đường vận chuyển quan trọng đối với các doanh nghiệp và lợi ích của Hoa Kỳ. Theo ông Trump, nếu Panama, nước duy nhất được quản lý tuyến hàng hải nối Đại Tây Dương và Thái Bình Dương, không làm được, thì Washington « sẽ yêu cầu kênh Panama phải được hoàn lại cho Mỹ, không bàn cãi ».

(AFP) – Chiến đấu cơ Mỹ bị bắn nhầm ở Biển Đỏ, hai phi công bật dù thoát nạn. Sự cố hi hữu này được bộ Chỉ huy Trung tâm Hoa Kỳ (CENTCOM) thông báo ngày 22/12/2024. Chiến đấu cơ F/1-18 Hornet vừa xuất phát từ tàu sân bay Harry S. Truman thì bị một trong các tầu hộ tống là tuần dương hạm Gettysburg khai hỏa nhầm, bắn trúng chiến đấu cơ. Hai phi công đã kịp bật dù thoát khỏi và bị thương nhẹ.


***********

Ngoại trưởng Thổ Nhĩ Kỳ gặp thủ lĩnh nhóm Hồi giáo HTS tại Damascus


Ông Ahmed al-ShaSha.
Ông Ahmed al-ShaSha.

Ngoại trưởng Thổ Nhĩ Kỳ Hakan Fidan đã gặp thủ lĩnh trên thực tế của Syria là Ahmed al-Sharaa, còn được gọi là Abu Mohammed al-Golani, tại Damascus hôm 22/12, Bộ Ngoại giao Thổ Nhĩ Kỳ cho biết, nhưng không cung cấp thêm thông tin chi tiết.

Các bức ảnh và video do Bộ chia sẻ cho thấy rằng ông Fidan và ông Sharaa, thủ lĩnh của nhóm Hồi giáo Hayat Tahrir al-Sham (HTS), vốn đã chỉ huy chiến dịch lật đổ ông Bashar al-Assad hai tuần trước, đi trước một phái đoàn gồm nhiều người trước khi tạo dáng chụp ảnh. Hai người cũng được nhìn thấy bắt tay, ôm nhau và mỉm cười.

Hôm 20/12, Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Tayyip Erdogan nói rằng Thổ Nhĩ Kỳ sẽ giúp chính quyền mới của Syria thành lập nhà nước và soạn thảo hiến pháp mới, đồng thời cho biết ông Fidan sẽ đến Damascus để thảo luận về việc này mà không nêu ngày cụ thể.

Ông Ibrahim Kalin, người đứng đầu cơ quan tình báo MIT của Thổ Nhĩ Kỳ, cũng đã đến thăm Damascus vào ngày 12 tháng 12, bốn ngày sau khi chính quyền của ông Assad sụp đổ.

Ankara trong nhiều năm đã ủng hộ quân nổi dậy tìm cách lật đổ ông Assad và hoan nghênh việc chấm dứt chế độ cai trị tàn bạo kéo dài năm thập kỷ của gia đình ông này sau 13 năm nội chiến. Thổ Nhĩ Kỳ cũng tiếp nhận hàng triệu di dân Syria mà họ hy vọng sẽ bắt đầu trở về nhà sau khi ông Assad bị lật đổ và đã cam kết sẽ giúp tái thiết Syria.

Chuyến thăm của ông Fidan diễn ra trong bối cảnh giao tranh ở đông bắc Syria giữa các chiến binh Syria do Thổ Nhĩ Kỳ hậu thuẫn và lực lượng dân quân YPG người Kurd, nhóm tiên phong của Lực lượng Dân chủ Syria (SDF) có liên hệ với Hoa Kỳ ở đông bắc và bị Ankara coi là một tổ chức khủng bố.

Trước đó, Bộ trưởng Quốc phòng Thổ Nhĩ Kỳ cho biết, Ankara tin rằng ban lãnh đạo mới của Syria, bao gồm cả nhóm vũ trang Quân đội Quốc gia Syria (SNA) mà Ankara hậu thuẫn, sẽ đẩy lùi các chiến binh YPG khỏi mọi lãnh thổ mà họ chiếm đóng ở đông bắc.

Ankara, cùng với các đồng minh Syria, đã tiến hành một số cuộc tấn công xuyên biên giới chống lại phe người Kurd ở miền bắc Syria và kiểm soát các vùng lãnh thổ Syria dọc biên giới, đồng thời liên tục yêu cầu đồng minh trong NATO của mình là Washington ngừng hỗ trợ cho các chiến binh người Kurd.

SDF đã ở thế bất lợi kể từ khi chế độ Assad sụp đổ, với mối đe dọa từ Ankara và các nhóm được Thổ Nhĩ Kỳ hậu thuẫn, trong khi lực lượng này tìm cách bảo vệ những thành quả chính trị đã đạt được trong 13 năm qua, và với việc những nhà lãnh đạo mới của Syria có thái độ thân thiện với Ankara.


*************

Syria bổ nhiệm hai nhân vật thân cận của HTS làm ngoại trưởng và bộ trưởng Quốc Phòng để nối lại quan hệ với quốc tế

Gần một tuần sau khi thủ tướng lâm thời của Syria được bổ nhiệm, hôm qua, 21/12/2022, chính quyền mới ở Damas đã bổ nhiệm bộ trưởng Ngoại Giao và Quốc Phòng. Hai vị trí do những người thân cận của HTS nắm giữ, đặc biệt quan trọng trong giai đoạn chuyển giao quyền lực ở Syria khi Damas muốn thiết lập lại quan hệ với các nước phương Tây và cố gắng kiểm soát an ninh của đất nước.

Đại sứ mới được bổ nhiệm Khalifa Abdullah Al Mahmoud Al Sharif, giữa, tham dự lễ mở cửa trở lại đại sứ quán Qatar ở Damas, Syria, ngày 21/12/2024
Đại sứ mới được bổ nhiệm Khalifa Abdullah Al Mahmoud Al Sharif, giữa, tham dự lễ mở cửa trở lại đại sứ quán Qatar ở Damas, Syria, ngày 21/12/2024 AP - Omar Sanadiki

Trong thông cáo từ chính quyền Syria được AFP trích dẫn, ông Assaad Hassan al-Chibani vừa được bổ nhiệm chức ngoại trưởng, đã tham gia vào cuộc ‘Cách mạng Syria’ vào năm 2011 đặc biệt là việc thành lập tổ chức ‘Chính phủ cứu nguy’ (Gouvernement du Salut) vào năm 2017 tại vùng Idleb. Tổ chức này chuyên cung cấp các dịch vụ cơ bản cho những người dân bị các cơ quan của Nhà nước do Assad bỏ rơi. Hoạt động như một chính phủ, tổ chức này cũng có các bộ và chính quyền riêng. Theo AFP, phần lớn các bộ trưởng mới trong chính phủ hiện nay của Syria đều đến từ tổ chức này.

Thông tín viên Paul Khalifeh, từ Beirut, cho biết thêm thông tin :

« Việc bổ nhiệm ông Assaad Hassan al-Chibani vào chức ngoại trưởng và ông Marhaf al-Qasra vào chức bộ trưởng Quốc Phòng cho thấy nhóm HTS muốn nắm giữ các vị trí chủ chốt trong ngoại giao và an ninh. Cả hai đều dưới 40 tuổi và đều là những người thân cận với nhóm (Hayaat Tahrir al-Sham – HTS).

Ông Assaad Hassan al-Chibani đến từ Hasssaké, ở miền đông bắc Syria. Tốt nghiệp ngành ngôn ngữ và văn học Anh tại khoa Nghệ thuật à Văn học tại trường Đại học Damas, ông Al-Chibani đóng vai trò quan trọng trong việc tổ chức chính quyền do lực lượng nổi dậy thiết lập ở vùng Idleb. Khi phụ trách về việc viện trợ nhân đạo ở khu vực do phe nổi dậy kiểm soát, ông Al Chibani đã có thể xây dựng mối quan hệ với các cơ quan của Liên Hiệp Quốc và các nhà ngoại giao nước ngoài.

Còn ông Marhaf al-Qasra, được đào tạo ngành kỹ sư sinh học, đến từ phía bắc của tỉnh miền trung Damas. Với vị trí chỉ huy quân sự của HTS, ông đóng vai trò quan trọng trong các cuộc tấn công chớp nhoáng, được phát động từ ngày 27/11, khiến chế độ Bachar Al Assad sụp đổ 12 ngày sau đó. Nhiệm vụ của Al Qasra khá tế nhị vì phải tập hợp tất cả các nhóm nổi dậy trong quân đội mới của Syria. »

Một nguồn tin đã cho Reuters biết việc bổ nhiệm này là để đáp ứng mong muốn của « người dân Syria nối lại quan hệ với quốc tế, đem lại hòa bình và ổn định ». Hôm qua, Qatar cũng như một số nước phương tây khác đã cho mở lại sứ quán tại Syria, bị đóng cửa vì cuộc nội chiến trong 13 năm qua.


************

Trung Quốc cảnh báo Hoa Kỳ “đùa với lửa” vì tiếp tục hỗ trợ hàng trăm triệu đô la cho Đài Loan

Chi Phương

Hôm nay, 22/12/2024, chính phủ Trung Quốc đã lên tiếng cảnh báo Hoa Kỳ “đừng đùa với lửa”, vì Washington, một ngày đước đó, đã phê duyệt 571 triệu đô la để hỗ trợ đào tạo quân sự cho Đài Loan.

Đăng ngày: Sửa đổi ngày:

2 phút

Trong thông cáo, Nhà Trắng không cung cấp thông tin chi tiết về gói viện trợ mới trị giá hơn 571 triệu đô la. Đây là gói viện trợ thứ ba cho Đài Loan, theo AP, sau khoản 567 triệu đô là và 345 triệu đô la được công bố vào tháng 9 và tháng 7 năm ngoái.

Ngoài khoản hỗ trợ nói trên, bộ Quốc Phòng Hoa Kỳ, hôm 20/12, cũng đã phê duyệt 295 triệu đô la hợp đồng bán các trang thiết bị quân sự cho Đài Loan, gồm các thiết bị chỉ huy, kiểm soát, truyền thông và hiện đại hóa máy tính. Đáng chú ý nhất là các bệ súng MK 75-76mm, có khả năng “ứng phó với các đe dọa hiện tại và tương lai bằng cách cung cấp khả năng phòng thủ trên không và trên biển” cho Đài Loan, theo như trích dẫn từ Taipei Times.

Tại Đài Bắc, Bộ Quốc Phòng hôm qua đã cảm ơn Hoa Kỳ vì “cam kết an ninh vững chắc của mình đối với Đài Loan”, tiếp tục thực hiện chính sách “bình thường hóa” việc bán vũ khí cho Đài Loan, giúp hòn đảo tăng cường khả năng tự vệ.

Trước thông tin trên, trong một thông cáo được Tân Hoa Xã đăng tải hôm nay, bộ Ngoại Giao Trung Quốc bày tỏ “kiên quyết phản đối hành động này” và cho rằng hành động của Nhà Trắng “xâm phạm nghiêm trọng đến chủ quyền và lợi ích an ninh” của Trung Quốc. Bắc Kinh cũng kêu gọi Hoa Kỳ ngừng cung cấp vũ khí cho Đài Loan và khẳng định “động thái nguy hiểm này, làm suy yếu hòa bình và ổn định tại eo biển Đài Loan”, “gửi đi một tín hiệu lệch lạc cho lực lượng ly khai đòi độc lập tại hòn đảo”.

Trung Quốc tuyên bố chủ quyền với hòn đảo 23 triệu dân, và khẳng định có thể chiếm hòn đảo bằng vũ lực nếu cần thiết. Hoa Kỳ không chính thức công nhận Đài Loan về mặt ngoại giao, nhưng lại là đồng minh chiến lược và là nhà cung cấp vũ khí lớn nhất của hòn đảo tự trị này. Các giao dịch bán và hỗ trợ quân sự được cho là để giúp Đài Loan tự vệ trước một Trung Quốc hung hăng.


***********

Hàn Quốc : Ông Yoon bị triệu tập đúng ngày Noel, phong trào đòi phế truất tổng thống tiếp diễn

Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk Yeol bị triệu tập thẩm vấn ngày 25/12/2024. Đây là lần thứ hai, nhóm điều tra liên ngành, trong đó có Văn phòng Điều tra Tham nhũng đối với quan chức cấp cao (CIO), triệu tập ông Yoon trong tư cách « nghi phạm nổi loạn » sau khi tổng thống Hàn Quốc ban hành thiết quân luật ngày 03/12. Nếu nghi phạm ba lần từ chối đến thẩm vấn, cơ quan liên quan có quyền yêu cầu bắt giữ khẩn cấp.

Hàng ngàn người biểu tình đòi phế truất ông Yoon Suk Yeol tụ tập ở trung tâm thủ đô Seoul, Hàn Quốc, ngày 21/12/2024.
Hàng ngàn người biểu tình đòi phế truất ông Yoon Suk Yeol tụ tập ở trung tâm thủ đô Seoul, Hàn Quốc, ngày 21/12/2024. AP - Lee Jin-man
Quảng cáo

Cùng lúc, ông Yoon tiếp tục chịu sức ép từ xã hội với nhiều cuộc biểu tình đòi truất phế ông. Để ủng hộ người biểu tình trong cái lạnh dưới 0°C, xã hội dân sự, đặc biệt ở các thành phố lớn như Gwangju, Busan, đảo Jeju…, đã huy động mọi nguồn lực để cung cấp bánh mì, nước uống hoặc các mã để người biểu tình nhận đồ từ các nhà hảo tâm được chia sẻ rộng rãi trên mạng xã hội.

Ngày 22/12, đến lượt nông dân đổ về Seoul để gây sức ép đòi phế truất ông Yoon. Tuy nhiên, theo thông tín viên RFI Camille Ruiz tại Seoul, đoàn máy kéo, máy cày bị cảnh sát chặn ở cửa ngõ do lo ngại gây hỗn loạn ở thủ đô.

« Vài trăm người ngồi bệt trên sàn bê tông, giáp ranh giữa tỉnh Gyeonggi-do, phía nam Seoul. Đằng trước họ là vài chục máy kéo, xe tải đối diện với những chiếc xe buýt cảnh sát đậu vuông góc trên đường.

Kim Kihyeong, thành viên của Liên đoàn Quốc gia các hiệp hội nông dân, cho biết : « Chúng tôi cố đến tư dinh của tổng thống, nhưng bị cảnh sát chặn đường. Ông Yoon Suk Yeol phải bị bắt. Vì thế nông dân từ khắp nơi trên đất nước đã đổ đến đây ».

Tình tình căng thẳng này diễn ra từ tầm trưa thứ Bảy (21/12). Ông Kim nói tiếp : « Chúng tôi đã ở đây suốt cả đêm. Thậm chí lúc 2, 3 giờ sáng, mọi người còn mang đồ ăn, đồ uống và túi chườm nóng đến. Chúng tôi thực sự ngạc nhiên và biết ơn ».

Để ủng hộ nông dân, nhiều người đã đổ đến đây. Một số người đã ngồi lại hàng giờ. Một phụ nữ cho biết : « Người nông dân đến đây vì họ muốn điều gì đó, vì họ muốn bày tỏ quan điểm, để khiếu nại. Đó là quyền của họ và tôi nghĩ họ nên được phép làm như vậy ».

Những người biểu tình ca hát, một số nhảy múa để chống chọi với nhiệt độ âm. Họ cho biết quyết tâm ở lại cho đến khi cảnh sát rút lui. Để biện minh cho lệnh cấm vào Seoul, cảnh sát nói rằng họ lo ngại người biểu tình gây cản trở giao thông ».


************

Tổng thống Zelenskyy: Việc Ukraine gia nhập NATO là điều ‘có thể đạt được’


Tổng thống Volodymyr Zelenskyy.
Tổng thống Volodymyr Zelenskyy.

Việc Ukraine gia nhập NATO là điều "có thể đạt được", nhưng Kyiv sẽ phải đấu tranh để thuyết phục các đồng minh thực hiện điều đó, Tổng thống Volodymyr Zelenskyy nói với các nhà ngoại giao Ukraine trong bài phát biểu hôm 22/12.

Ukraine đã nhiều lần thúc giục NATO mời Kyiv trở thành thành viên. Liên minh quân sự phương Tây này đã tuyên bố rằng một ngày nào đó Ukraine sẽ gia nhập, nhưng chưa ấn định ngày cụ thể hoặc đưa ra lời mời.

Moscow đã viện dẫn viễn cảnh Ukraine gia nhập NATO là một trong những lý do chính để tiến hành cuộc xâm lược năm 2022.

Kyiv nói rằng việc gia nhập hiệp ước phòng thủ chung của liên minh phương Tây, hoặc một hình thức bảo đảm an ninh tương đương, sẽ rất quan trọng đối với bất kỳ kế hoạch hòa bình nào nhằm đảm bảo rằng Nga sẽ không tấn công Ukraine nữa.

"Tất cả chúng ta đều hiểu rằng lời mời Ukraine gia nhập NATO và tư cách thành viên trong liên minh này chỉ có thể là một quyết định chính trị", ông Zelenskyy nói với các nhà ngoại giao tại một cuộc họp ở Kyiv. "Liên minh vì Ukraine có thể đạt được, nhưng chỉ có thể đạt được nếu chúng ta đấu tranh cho quyết định này ở mọi cấp độ cần thiết".

Ông Zelenskyy cho rằng các đồng minh cần biết Ukraine có thể mang lại điều gì cho NATO và tư cách thành viên của nước này trong liên minh sẽ ổn định quan hệ toàn cầu như thế nào.

Tuần trước, ông Zelenskyy đã thúc giục các nước châu Âu đưa ra các đảm bảo để bảo vệ Ukraine sau khi chiến tranh với Nga kết thúc, và nói rằng rốt cuộc, Ukraine sẽ cần được bảo vệ nhiều hơn thông qua tư cách thành viên của liên minh.

Trong một diễn biến khác, quân đội Ukraine hôm 22/12 cho biết rằng lực lượng phòng không của Ukraine đã bắn hạ 52 trong số 103 máy bay không người lái của Nga được triển khai trong đêm.

Quân đội cho biết trên Telegram rằng họ đã mất dấu vết của 44 máy bay không người lái và một chiếc khác đã rời khỏi lãnh thổ Ukraine đến Belarus.

Quân đội không cung cấp thông tin về số phận của những máy bay không người lái còn lại.

Tuy nhiên, họ cho biết, tại các khu vực Kherson, Mykolaiv, Chernihiv, Sumy, Zhytomyr và Kyiv, các cơ sở kinh doanh tư nhân và các tòa nhà chung cư đã bị hư hại do cuộc tấn công của Nga.

"Tạm thời, không có thương vong", quân đội cho biết thêm. Chính quyền địa phương cho biết mảnh vỡ từ một trong những máy bay không người lái bị bắn rơi đã rớt xuống mái của một tòa nhà nhiều tầng ở khu vực Kyiv, gây ra hỏa hoạn.


***********

Thủ tướng Ý: Mối đe dọa an ninh do Nga gây ra là rất lớn


Thủ tướng Ý Giorgia Meloni.
Thủ tướng Ý Giorgia Meloni.

Ngoài vấn đề quốc phòng, Nga gây ra mối đe dọa lớn hơn đối với an ninh của Liên minh châu Âu (EU) vì Moscow có thể sử dụng vấn đề nhập cư bất hợp pháp và các vấn đề khác để phá hoại khối này, Thủ tướng Ý Giorgia Meloni nói hôm 22/12.

Phần Lan đã tiếp đón các nhà lãnh đạo của Ý, Thụy Điển và Hy Lạp, cũng như người đứng đầu bộ phận đối ngoại của EU, tại khu vực Lapland ở phía bắc của nước mình vào cuối tuần để thảo luận về an ninh ở khu vực Bắc Âu và Địa Trung Hải, cũng như các thách thức về di dân ở Nam Âu.

"Chúng ta phải hiểu rằng mối đe dọa này rộng hơn nhiều so với những gì chúng ta tưởng tượng", bà Meloni, người đứng đầu một chính phủ bảo thủ, phát biểu tại một cuộc họp báo khi được hỏi về Nga.

Bà nói rằng mối đe dọa đối với an ninh của EU từ Nga hoặc từ nơi khác sẽ không dừng lại sau khi xung đột ở Ukraine kết thúc và EU phải chuẩn bị cho điều đó.

"Đó là về nền dân chủ của chúng ta, về việc tác động đến dư luận của chúng ta, về những gì xảy ra ở Châu Phi, về nguyên liệu thô, về việc biến di dân thành công cụ. Chúng ta cần biết rằng đó là một vấn đề rất rộng về an ninh", bà Meloni nói.

Bà thúc giục EU hành động nhiều hơn nữa để bảo vệ biên giới của mình và không để Nga hoặc bất kỳ "tổ chức tội phạm" nào điều hướng dòng di dân bất hợp pháp.

Một số thành viên EU, bao gồm Phần Lan và Estonia, đã cáo buộc Nga cho phép các di dân bất hợp pháp từ Trung Đông và những nơi khác vào các quốc gia EU qua Nga mà không có sự kiểm tra thích hợp, làm suy yếu an ninh của EU.

Moscow đã phủ nhận việc Nga cố tình đẩy các di dân bất hợp pháp vào EU.
Thủ tướng Phần Lan Petteri Orpo cho rằng việc bảo vệ biên giới dài 1.340 km của nước này với Nga là "một vấn đề sống còn" đối với Phần Lan và các thành viên EU khác cũng như các đồng minh NATO.

Bà Meloni nói rằng EU đã sai khi giải quyết vấn đề nhập cư trong nhiều năm qua chỉ đơn giản là về cách chia sẻ gánh nặng.

"Giải quyết vấn đề nhập cư bất hợp pháp chỉ bằng một cuộc tranh luận dựa trên tinh thần đoàn kết là một sai lầm", bà nói. "Kết quả là chúng ta không thể bảo vệ biên giới của mình... Chúng ta muốn bảo vệ biên giới bên ngoài và chúng ta sẽ không cho phép Nga hoặc các tổ chức tội phạm phá hoại an ninh của chúng ta".

Trong khi NATO vẫn là "nền tảng" của an ninh EU, khối này phải giải quyết những thách thức rộng lớn hơn, bà Meloni nói.

"An ninh cũng có nghĩa là cơ sở hạ tầng quan trọng, có nghĩa là trí tuệ nhân tạo, an ninh mạng, nguyên liệu thô, chuỗi cung ứng. Nó có nghĩa là một chính sách đối ngoại và hợp tác mới và hiệu quả hơn, có nghĩa là vấn đề di dân", bà nói.


***********

Tỷ phú Jeff Bezos có thể chi 600 triệu USD cho lễ cưới


Tỷ phú Jeff Bezos dường như sẽ chi tới 600 triệu USD để tổ chức đám cưới xa hoa với hôn thê Lauren Sanchez.

NY Post ngày 21/12 đưa tin tỷ phú Jeff Bezos, nhà sáng lập Amazon, sẽ tổ chức đám cưới với hôn thê Lauren Sanchez tại thành phố Aspen, bang Colorado của Mỹ, vào ngày 28/12.

Đám cưới được cho là có chi phí tổ chức lên đến 600 triệu USD và sẽ mời nhiều người nổi tiếng đến dự. Tỷ phú Bezos cùng hôn thê trước đó tổ chức lễ đính hôn ở Italy với sự góp mặt của những người nổi tiếng như tỷ phú Bill Gates, diễn viên Leonardo DiCaprio và Hoàng hậu Jordan.

Tỷ phú Jeff Bezos và hôn thê Lauren Sanchez tại Idaho, Mỹ, ngày 10/7. Ảnh: Reuters

Tỷ phú Jeff Bezos và hôn thê Lauren Sanchez tại Idaho, Mỹ, ngày 10/7. Ảnh: Reuters

Theo nguồn thạo tin, các khách sạn 5 sao ở Aspen đã được đặt trước để bắt đầu đón khách dự đám cưới sau Giáng sinh. Tỷ phú Bezos dường như còn đặt chỗ tại các biệt thự quanh Aspen cho khách quý.

Bà Sanchez từng tiết lộ một số thông tin về váy cưới trên chương trình Today Show của NBC, nhưng cả hai người đều giữ kín về kế hoạch tổ chức hôn lễ.

Tỷ phú Bezos, 60 tuổi, và hôn thê 54 tuổi bắt đầu hẹn hò từ năm 2019. Theo Forbes, nhà sáng lập Amazon là người giàu thứ hai thế giới với tài sản hơn 238 tỷ USD, chỉ xếp sau tỷ phú Elon Musk.

Ngọc Ánh (Theo NY Post, Hindustan Times)


***********

Chỉ thị bí mật và các cuộc đàn áp làm tê liệt xã hội dân sự ở Việt Nam

Bài viết của Allegra Mendelson cho chuyên mục Điều tra của RFA

Những năm gần đây, Bình đã quen sống trong trạng thái sợ hãi thường trực. Giống như nhiều người làm việc trong lĩnh vực xã hội dân sự ở Việt Nam, người phụ nữ 44 tuổi này luôn ám ảnh rằng: Cô có thể bị bắt giam vào một ngày bất kỳ nào đó, đơn giản chỉ vì đi làm.

“Tất cả mọi người bây giờ đều trở nên cảnh giác” – cô nói với Đài Á Châu Tự Do (RFA) trong một cuộc trao đổi qua điện thoại vào tháng 11 vừa qua. “Những người tôi biết đã bị bắt giữ vì những lý do không rõ ràng”. 

Bình, người đã yêu cầu chúng tôi sử dụng tên giả vì lý do an ninh, đã làm việc hơn 20 năm trong lĩnh vực trợ giúp nhân đạo cho một số tổ chức cả trong nước và quốc tế ở Việt Nam. Ở mỗi tổ chức này, cô đều đã tránh được sự dọa nạt và đàn áp của Đảng Cộng sản (ĐCS) cầm quyền ở Việt Nam. Nhưng gần đây, tình hình đã trở nên tồi tệ một cách rõ rệt. 

Mặc dù làm việc cho một tổ chức phi chính phủ (NGO) quốc tế, Bình cho hay cứ ba tháng một lần, toàn bộ nhân viên của cơ quan cô thường bị triệu tập lên văn phòng Liên hiệp các Tổ chức Hữu nghị Việt Nam – cơ quan quản lý các tổ chức NGO quốc tế – để được “phỏng vấn”. 

“Họ thường hỏi chúng tôi đã đi đâu gần đây và chúng tôi đang làm gì. Điều này rất kỳ cục. Rõ ràng là họ muốn chúng tôi biết là chúng tôi đang bị giám sát” – cô nói. 

Bình cho biết, một số lần khác, công an đã theo dõi cô và đồng nghiệp khi họ xuống làm việc tại cơ sở. 

Vietnam-crackdown-directive-24-secret-order-02.jpg
Cảnh sát đứng gác bên ngoài các tòa nhà chính phủ ở Hà Nội, ngày 22 tháng 8 năm 2024. (Allegra Mendelson/RFA)

Thậm chí các cơ quan của Liên Hợp Quốc cũng bị “giám sát chặt chẽ” và o ép  – Bình, người có kinh nghiệm cộng tác với một số cơ quan của Liên Hợp Quốc (LHQ), cho biết. 

“Có những lúc người ta cắt điện và yêu cầu chủ nhà không cho họ thuê văn phòng nữa” – cô nói.

RFA đã liên lạc với Văn phòng Điều phối viên thường trú của Liên Hợp Quốc tại Việt Nam – nơi quản lý các cơ quan của LHQ  tại Việt Nam – để yêu cầu bình luận về thông tin này nhưng đã không nhận được phản hồi. 

Bình đã làm mọi thứ có thể để bảo vệ bản thân và cho đến nay những biện pháp này vẫn tỏ ra có hiệu quả. Tuy nhiên những người khác, trong đó có cả những đồng nghiệp và bạn thân của cô, đã không được may mắn như vậy. 

Theo Dự án 88, một tổ chức nhân quyền Việt Nam, trong bốn năm qua, gần một chục nhân viên của các tổ chức NGO đã bị bắt hoặc giam giữ chỉ vì làm công việc của họ. Dự án 88 cũng cho biết ít nhất bốn người trong số này hiện vẫn còn đang bị tù đày cùng với hơn 175 nhà hoạt động khác. 

Những cuộc bắt giữ này – nhiều trường hợp được tiến hành với cáo buộc trốn thuế hoặc các cáo buộc khác mà các nhà giám sát luật pháp nói là có động cơ chính trị - là một phần của một cuộc đàn áp rộng lớn hơn do chính phủ tiến hành nhằm hạn chế xã hội dân sự ở Việt Nam. 

Hàng loạt các quy định mang tính bóp nghẹt, rất nhiều trong số đó được giấu kín, đã tạo cơ sở cho nỗ lực thắt chặt quyền lực của ĐCS.

Một trong số đó và có thể xem là hà khắc nhất, là Chỉ thị 24 – được ban hành tháng 7/2023. Trong bối cảnh Việt Nam đang gia tăng toàn cầu hóa, văn bản này lại coi tất cả các hoạt động hợp tác với nước ngoài là mối đe dọa đối với an ninh quốc gia. 

Chỉ thị bí mật mà Dự án 88 tiếp cận được vào hồi đầu năm 2024 này chưa bao giờ được chính quyền Việt Nam công bố. Văn bản này cung cấp thông tin chi tiết về sự phản đối của nhà cầm quyền Việt Nam với quyền tự do biểu đạt, viện trợ quốc tế, công đoàn và thậm chí với việc đi nước ngoài. Theo giới chuyên gia, tác động của chỉ thị này là việc hình sự hóa một cách hiệu quả các hoạt động vận động chính trị, xã hội. 

Tháng 10 vừa qua, chính phủ đã củng cố những biện pháp này bằng Nghị quyết 126 – một văn bản đã bổ sung thêm những hạn chế đối với việc thành lập bất kỳ loại hình hội nhóm nào ở Việt Nam. 

Đàn áp được triển khai cùng với chiến dịch chống tham nhũng rộng khắp khiến phần lớn xã hội dân sự rơi vào bế tắc. Bầu không khí sợ hãi gia tăng, vì vậy, các chính trị gia không sẵn sàng thông qua các dự án và kinh phí. 

Trong bốn tháng qua, RFA đã trao đổi với hơn một chục nhà hoạt động, nhân viên các tổ chức NGO, các nhà tài trợ quốc tế, các nhà ngoại giao và các chuyên gia để tìm hiểu xem các chỉ thị, mệnh lệnh của chính quyền và các cuộc đàn áp sau đó đã được tăng cường như thế nào và ảnh hưởng của chúng đối với những người làm việc trong lĩnh vực xã hội dân sự ở Việt Nam. 

Lo sợ về ảnh hưởng của nước ngoài

Xã hội dân sự không phải lúc nào cũng là mục tiêu đàn áp của chính phủ Việt Nam. Một thập kỷ trước, rất nhiều người đã có cái nhìn lạc quan hơn nhiều. 

Nguyễn Tiến Trung, một nhà hoạt động dân chủ hiện sống tại Đức, từng bị bắt vào năm 2009 vì chống đối ĐCS. Ông nói rằng ông được ra tù 5 năm sau đó – vào thời điểm mà sự hỗ trợ đối với xã hội dân sự khác xa so với hiện nay. 

“Khi tôi được ra tù vào năm 2014, các tổ chức xã hội dân sự mọc lên như nấm ở Việt Nam. Rất nhiều tổ chức, cả đã đăng ký và không đăng ký [hoạt động] với chính quyền cộng sản Việt Nam, đều hoạt động tự do thoải mái” – ông Trung nói. 

Vietnam-crackdown-directive-24-secret-order-04.jpg
Nhà hoạt động Nguyễn Tiến Trung, trong một bức ảnh không ghi ngày tháng. (Trung Nguyen Tien)

Nhưng vào khoảng năm 2016, tình hình bắt đầu thay đổi. Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tuyên bố nghỉ hưu và ông Nguyễn Phú Trọng, người khi đó là Tổng Bí thư ĐCSVN, tái đắc cử cho nhiệm kỳ thứ hai. Ông Trọng đã qua đời vào giữa năm nay. 

Không giống như ông Dũng - người tương đối  thiện cảm với xã hội dân sự - ông Trọng có một cách tiếp cận rất khác. Ông không đồng tình với các mối quan hệ nồng ấm, thân thiện mà ông Dũng đã xây dựng với phương Tây và bắt đầu triển khai một loạt các biện pháp để hạn chế ảnh hưởng của nước ngoài. 

Việt Nam có mạng lưới các tổ chức hoạt động ở nhiều cấp độ khác nhau, từ các nhóm không chính thức, không đăng ký ở cấp địa phương tới những tổ chức phi chính phủ quốc tế (INGOs) lớn như Save the Children hay Oxfam. 

Hầu hết các tổ chức NGO quốc tế đăng ký hoạt động với Bộ Ngoại giao trong khi các tổ chức NGO trong nước lại đăng ký với Bộ Khoa học và Công nghệ. Những biện pháp được đưa ra dưới thời ông Trọng nhắm vào mục tiêu tăng cường sự quản lý giám sát của chính phủ đối với các tổ chức này. 

Bắt đầu từ năm 2020, chính phủ Việt Nam đã đưa ra một loạt các nghị định và quyết định để ngăn chặn tiếp cận đối với các nguồn tài trợ nước ngoài và gia tăng việc kiểm soát thông qua cái mà hai báo cáo viên đặc biệt của Liên Hợp Quốc gọi là “những đòi hỏi nặng nề quá đáng” cho các hoạt động. 

"Các lãnh đạo ĐCS muốn duy trì sự độc quyền về quyền lực của họ. Họ lo ngại rằng  ảnh hưởng của nước ngoài có thể làm mất ổn định quyền kiểm soát của họ. Các tổ chức NGO quốc tế và các thể nhân/tổ chức nước ngoài thường quảng bá, thúc đẩy các giá trị dân chủ và nhân quyền - điều mà ĐCS xem là những mối đe dọa đối với chế độ độc đảng cầm quyền của mình" -  ông Trung, nhà hoạt động dân chủ nói. 

Tuy nhiên, ông cũng lưu ý rằng, các quan ngại đặc biệt tập trung vào những ảnh hưởng của phương Tây trong khi các nước, ví dụ như Trung Quốc và Nga là “những hình mẫu cho Đảng Cộng sản [Việt Nam] noi theo”. 

Các  bộ ngành quản lý các tổ chức NGO ở Việt Nam đã không hồi đáp những đề nghị bình luận của RFA cho bài viết này. 

Không gian bị bóp nghẹt

Trong môi trường hoạt động này, vô số tổ chức phi chính phủ đã phải đóng cửa trong những năm gần đây. 

Trong số đó có Towards Transparencey, một chi nhánh của tổ chức Transparency International toàn cầu, đã phải đóng cửa vào cuối năm 2021 do những quan ngại về an ninh. Không lâu trước đó, chính quyền thành phố Hà Nội đã tước tên miền trang web của tổ chức này – điều mà nhiều người xem là một động thái đe dọa sau khi website này đăng tải một tấm bản đồ thiếu các đảo ở Biển Đông [mà Việt Nam, Trung Quốc và một vài nước trong khu vực] đang tranh chấp chủ quyền. 

Vietnam-crackdown-directive-24-secret-order-03.jpg
Hội nghị triển khai Chỉ thị 24, tại Hà Nội ngày 21/12/2023. (Bộ Công an Việt Nam)

Trung tâm Phát triển Cộng đồng LIN – một mạng lưới mang tính đầu mối của 400 tổ chức phi lợi nhuận đã công bố sẽ đóng cửa vào tháng 1/2023 mà không nêu lý do cụ thể và Viện Nghiên cứu và Phát triển Công nghệ (SENA) đã buộc phải giải thể vào tháng 7/2023 – một năm sau khi giám đốc của họ bị bắt và cáo buộc “lợi dụng các quyền tự do dân chủ” vì đã gửi các góp ý xây dựng ĐCS. 

Chính quyền cũng nhắm vào các cá nhân, tiêu biểu bằng việc sử dụng luật thuế. Luật lệ xung quanh vấn đề chiếm dụng thuế hiện khá mơ hồ và có thể bị lợi dụng để truy tố bất cứ ai mà chính quyền muốn ngăn chặn – ông Trung nói. 

Kết quả là “nỗi sợ hãi bị bắt giữ bởi cáo buộc ‘trốn thuế” đã tạo ra sự cẩn trọng, nếu không muốn nói là sự tê liệt hoàn toàn trong lĩnh vực này” – ông nói. 

Một trong những vụ án nổi nổi bật nhất trong những năm gần đây là việc bắt giữ nhà hoạt động môi trường Hoàng Thị Minh Hồng vào tháng 5/2023. Cô đã bị kết án 3 năm tù về tội trốn thuế nhưng đã được thả sớm vào tháng 9 năm nay. 

Dự án 88 phát hiện ra rằng “Chính phủ Việt Nam có truyền thống sử dụng cáo buộc trốn thuế để truy tố những người bất đồng chính kiến mà họ không thể buộc tội một cách thuyết phục theo các điều khoản về an ninh quốc gia của Bộ luật Hình sự.” 

Ông Nguyễn Quang A - một nhà hoạt động nhân quyền nổi bật ở Việt Nam đồng thời là cựu Viện trưởng Viện Nghiên cứu Phát triển đã giải thể - nói với RFA rằng ông đã bị bắt về tội trốn thuế “ít nhất bốn hay năm lần” nhưng lý do đó thực ra luôn là cái vỏ bọc cho các vấn đề liên quan đến bất đồng chính kiến. 

Vietnam-crackdown-directive-24-secret-order-05.jpg
Ông Nguyễn Văn Bình, Vụ trưởng Vụ Pháp chế, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội Việt Nam. (Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội Việt Nam)

Các luật khác cũng đã được vũ khí hóa. Tháng 4 năm nay, ông Nguyễn Văn Bình, khi đó là Vụ trưởng Vụ Pháp chế của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội, đã bị bắt và truy tố vì bị cho là đã tiết lộ bí mật nhà nước. 

Ông đã nỗ lực hỗ trợ nhằm mang đến cho người lao động quyền được thành lập công đoàn – một loại hình tổ chức vốn bị cấm ở Việt Nam trừ một ngoại lệ là công đoàn trực thuộc nhà nước. 

Ông Bình được xem là “đồng minh” của các tổ chức như Stitch – một tổ chức phi lợi nhuận của Hà Lan hoạt động trong lĩnh vực về quyền lao động ở Việt Nam. Việc ông bị bắt giữ được xem là “một tín hiệu cho thấy hướng mà ông đã đi không phải hướng để đi” – một nguồn tin cấp cao quen thuộc với tổ chức này nói.

Sau khi ông Bình bị bắt giữ, Stitch đã dừng hoạt động ở Việt Nam. 

"Người ta cũng lo sợ về những tác động tiêu cực vì tín hiệu đó là dành cho những người liên quan đến Stitch" - nguồn tin này cho biết.

Chiến dịch Đốt lò

Những sự đàn áp này chỉ là một mảng thách thức mà các tổ chức NGO ở Việt Nam phải đối mặt và vượt qua. Đốt lò - chiến dịch chống tham nhũng gây nhiều tranh cãi đã khiến việc có được sự phê duyệt của chính phủ đối với các tổ chức  xã hội dân sự trở nên khó hơn bao giờ hết, trong tất cả các vấn đề từ đi lại cho đến kinh phí. 

Vietnam-crackdown-directive-24-secret-order-06.jpg
Các cảnh sát chờ đợi bên ngoài một đồn cảnh sát ở trung tâm Hà Nội, ngày 17 tháng 8 năm 2024. (Allegra Mendelson/RFA)

Kể từ khi chiến dịch này được phát động vào năm 2013, chính phủ Việt Nam đã nỗ lực kiểm tra, bắt giữ các quan chức ở tất cả các cấp, bao gồm cả các thành viên cấp cao của Bộ Chính trị và các bộ trong chính phủ. Tính đến năm 2023, gần 200.000 đảng viên đã bị kỷ luật trong khuôn khổ chiến dịch này

Mặc dù chiến dịch này đã đưa Việt Nam từ vị trí 113 lên vị trí 83 về Chỉ số Cảm nhận Tham nhũng nhưng nó cũng làm đóng băng cả những hoạt động hợp pháp - các nhà vận động chính sách cho biết. 

“Các quan chức không rõ là những hoạt động nào có thể khiến ai đó gặp rắc rối. Vì thế, tất cả mọi người đều luôn đề cao cảnh giác” – ông Minh, một nhà hoạt động lâu năm phát biểu. Ông cũng đã yêu cầu chúng tôi sử dụng tên giả vì lý do an toàn. 

"Tác động lớn nhất của chiến dịch chống tham nhũng là các quan chức chính phủ không muốn làm việc nữa, họ không muốn ủng hộ, tạo điều kiện cho xã hội dân sự. Họ thường giữ im lặng vì nói không thì dễ dàng hơn”. 

Điều đó có nghĩa là trong 3 năm gần đây, Việt Nam đã đánh mất khoảng 2,5 tỷ USD viện trợ nước ngoài. Một tỷ USD nữa hiện đang chờ được thông qua. 

Phần lớn tài trợ đó đã được dành cho những thứ như các dự án phát triển và cơ sở hạ tầng, trong đó các cơ quan của Liên Hợp Quốc hoặc Liên minh Châu Âu (EU) đôi khi hợp tác với các tổ chức trong nước của Việt Nam. 

Một người từng là nhà tài trợ phương Tây cao cấp nói với RFA rằng rất nhiều tổ chức trong nước "không còn muốn nhận tiền [tài trợ của] nước ngoài vì việc này mang đến quá nhiều rủi ro" và do đó, họ buộc phải thu hẹp quy mô hoạt động. 

Tìm kiếm những giải pháp thay thế

Để hoạt động, các nhóm xã hội dân sự đã tìm đến một số giải pháp. Một trong những giải pháp này là đăng ký hoạt động dưới hình thức doanh nghiệp xã hội – một dạng kết hợp giữa tổ chức từ thiện và doanh nghiệp hoạt động vì lợi nhuận – thay vì là một tổ chức phi chính phủ. Cách này đã giúp một số tổ chức hoạt động dễ dàng hơn nhưng điều đó cũng có nghĩa là họ phải trả nhiều thuế hơn. 

“Họ không trực tiếp hối lộ chính phủ nhưng dành rất nhiều tiền của, công sức để vun đắp các mối quan hệ đó để tránh các vấn đề [có thể xảy ra]” – ông Bình nói.

Nhưng sự thanh thản, yên bình có được những lựa chọn này không phải là lý tưởng và nhiều khả năng chỉ mang tính tạm thời. Những người làm việc trong khu vực xã hội dân sự ở Việt Nam lo lắng rằng môi trường hoạt động của họ sẽ tiếp tục tồi tệ hơn. 

Sau khi ông Trọng qua đời vào tháng 7 năm nay, người kế nhiệm ông là ông Tô Lâm – một cán bộ lâu năm của Đảng đồng thời đã giữ những vị trí cấp cao trong chính phủ trong nhiều thập kỷ. 

Ở cương vị Bộ trưởng Bộ Công an, ông đã thực hiện nhiều hoạt động đàn áp đối với các tổ chức xã hội dân sự, trong đó có việc sử dụng tội danh trốn thuế như một cách để bịt miệng người bất đồng chính kiến. 

“Ông Tô Lâm đã làm cả đời trong ngành công an. Ông ta coi tất cả các tổ chức không nằm dưới sự kiểm soát của ĐCS là những kẻ thù tiềm năng” – ông Trung, nhà hoạt động dân chủ nói.

“Tôi không nghi ngờ việc ông ấy sẽ tiếp tục đàn áp các phong trào dân chủ và dân sự xã hội” – ông Trung dự đoán. 

Biên tập bởi Abby Seiff và Boer Deng.


***********

Putin thề trả đũa vụ UAV tập kích thành phố Nga


Tổng thống Putin tuyên bố những người đứng sau vụ UAV tấn công thành phố Kazan của Nga sẽ "chịu sự hủy diệt gấp nhiều lần".

Trong cuộc họp trực tuyến ở Moskva hôm nay, Tổng thống Vladimir Putin đề cập vụ máy bay không người lái (UAV) tấn công hạ tầng dân sự tại thành phố Kazan, thủ phủ của Cộng hòa Tatarstan thuộc Nga, cách biên giới với Ukraine hơn 1.000 km hôm 21/12.

"Dù là ai và cố gắng tàn phá lãnh thổ Nga đến đâu, họ cũng sẽ đối mặt với thiệt hại lớn gấp nhiều lần và phải hối hận vì những gì đã làm với đất nước chúng ta", ông Putin cho hay, nhưng chưa đề cập biện pháp cụ thể.

Ông chủ Điện Kremlin cũng bày tỏ tin tưởng rằng lãnh đạo Cộng hòa Tatarstan Rustam Minnikhanov sẽ khắc phục được thiệt hại ở thủ phủ Kazan sau sự việc.

Tổng thống Nga Vladimir Putin tham dự trực tuyến lễ khánh thành cơ sở hạ tầng đường bộ và đường hàng không tại các khu vực thuộc Nga ở Moskva ngày 22/12. Ảnh: AFP

Tổng thống Putin trong cuộc họp trực tuyến ngày 22/12. Ảnh: AFP

Bình luận được ông Putin đưa ra một ngày sau khi Bộ Quốc phòng Nga cáo buộc quân đội Ukraine triển khai UAV tập kích thành phố Kazan. Giới chức Kazan cho biết lực lượng phòng không đã phát hiện ít nhất 8 UAV, trong đó 6 chiếc bị bắn hạ hoặc rơi do tác chiến điện tử. Trận tập kích làm hư hại một số tòa nhà và gây hỏa hoạn, không có thương vong liên quan.

Ukraine chưa lên tiếng về vụ tấn công. Quân đội Ukraine từng nhiều lần dùng UAV tấn công các mục tiêu sâu trong lãnh thổ Nga, trong đó có vụ tập kích nhà máy ở Tatarstan hồi tháng 4.

Giới quan sát cho rằng cả Nga và Ukraine đều đang muốn chạy đua giành lợi thế trên chiến trường trước khi Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump nhậm chức vào tháng 1/2025. Ông Trump tuyên bố muốn chấm dứt xung đột ngay sau khi nhậm chức.

Thùy Lâm (Theo AFP, RT)


********

Bàn ra tán vào (0)

Comment




  • Input symbols

Tin Tức ngày 23 - 12 -2024:

xxx



hoaluc-2
************

TIN TỔNG HỢP

RFI

Đăng ngày:

4 phút

(NHK) – Việt Nam : Tàu điện ngầm số 1, với sự trợ giúp từ Nhật Bản, chính thức đi vào hoạt động.  Sáng ngày 22/12/2024, tàu điện ngầm Bến Thành – Suối Tiên, dài 20 km ở thành phố Hồ Chí Minh chính thức đi vào hoạt động. Theo báo chí trong nước, tất cả các nhà ga tàu điện ngầm sẽ mở cửa miễn phí trong 30 ngày để cho người dân trải nghiệm. Dự án được khởi công từ năm 2008, với nhiều lần điều chỉnh kinh phí, tăng thêm hàng chục ngàn tỷ đồng so với dự tính. Công trình được thực hiện với phần lớn vốn vay từ Công ty hợp tác quốc tế Nhật Bản cùng sự tham gia của nhiều công ty xây dựng Nhật. Đại sứ Nhật Bản tại Việt Nam, Ito Naoki cho rằng tuyến đường sắt này là « biểu tượng mới của hợp tác song phương Việt- Nhật đã đơm hoa kết trái ».

(Yonhap) – Hàn Quốc phóng thành công vệ tinh do thám thứ ba. Theo thông báo ngày 21/12/2024 của bộ Quốc Phòng, vệ tinh tình báo quân sự hoàn toàn do Hàn Quốc phát triển đã được tên lửa Falcon 9 của tập đoàn SpaceX phóng từ một căn cứ không gian Mỹ. Liên lạc đã được kết nối với một trạm trên trái đất được đặt ở nước ngoài. Hai vệ tinh tình báo trước đó được Hàn Quốc phóng lần lượt vào tháng 12/2023 và tháng 04/2024. Những vệ tinh này có nhiệm vụ giúp quân đội Hàn Quốc theo dõi khắp bán đảo Triều Tiên để điểm tình hình 2 tiếng/một lần.

(Reuters) – Trung Quốc trừng phạt các tổ chức và cá nhân Canada liên quan đến người Duy Ngô Nhĩ và vấn đề Tây Tạng. Các biện pháp có hiệu lực từ ngày hôm qua, 21/12/2024, gồm đóng băng tài sản ở Trung Quốc và cấm nhập cảnh vào nước này, đối với các nhóm ủng hộ nhân quyền người Duy Ngô Nhĩ ở Canada, và Ủy ban Canada-Tây Tạng và 20 cá nhân khác. 

(AFP) - Ấn Độ : Hơn 400 người bị bắt vì liên quan đến các hoạt động tảo hôn. Theo quan chức địa phương, những người này đã bị bắt trong đêm qua, 21/12/2024, nâng tổng số người bị bắt giữ lên gần 5.000 kể từ năm 2023. Theo số liệu của Liên Hiệp Quốc, dù số lượng các vụ tảo hôn đã giảm đáng kể trong thế kỷ qua ở Ấn Độ, nhưng tục lệ này vẫn còn phổ biến ở quốc gia có hơn 220 triệu trẻ em đã kết hôn. Độ tuổi kết hôn hợp pháp ở Ấn Độ là 18 nhưng hàng triệu trẻ em bị chính cha mẹ buộc phải kết hôn sớm để đảm bảo nguồn tài chính cho gia đình.

(AFP) – Gaza : Giáo hoàng lên án các cuộc tấn công tàn bạo, Israel tố cáo lập trường bên trọng bên khinh. Trong đêm thứ Bảy, sáng Chủ Nhật, 22/12/2024, Lực lượng tự vệ dân sự Palestine cho biết các cuộc tấn công của Israel đã khiến 28 người thiệt mạng, trong đó có 4 trẻ em. Từ Vatican, giáo hoàng Phan xi cô đã lên án « cuộc chiến tàn bạo này », đến trẻ em cũng không tha. Quân đội Israel bác bỏ thông tin nói trên và khẳng định các hoạt động quân sự nhắm vào các nhóm khủng bố, đồng thời chỉ trích nhận xét của giáo hoàng là thiếu thực tế, kêu gọi chấm dứt lập trường nhất bên trọng, nhất bên khinh.

(AFP) – Tổng thống tân cử Mỹ dọa lấy lại quyền kiểm soát kênh đào Panama. Trên mạng Truth Social ngày 21/12/2024, ông Donald Trump chỉ trích thuế lưu thông kênh Panama, áp đặt với tàu thuyền Mỹ, là « nực cười ». Ông ngụ ý cáo buộc Trung Quốc có ảnh hưởng ngày càng lớn đối với kênh Panama trong khi đây là tuyến đường vận chuyển quan trọng đối với các doanh nghiệp và lợi ích của Hoa Kỳ. Theo ông Trump, nếu Panama, nước duy nhất được quản lý tuyến hàng hải nối Đại Tây Dương và Thái Bình Dương, không làm được, thì Washington « sẽ yêu cầu kênh Panama phải được hoàn lại cho Mỹ, không bàn cãi ».

(AFP) – Chiến đấu cơ Mỹ bị bắn nhầm ở Biển Đỏ, hai phi công bật dù thoát nạn. Sự cố hi hữu này được bộ Chỉ huy Trung tâm Hoa Kỳ (CENTCOM) thông báo ngày 22/12/2024. Chiến đấu cơ F/1-18 Hornet vừa xuất phát từ tàu sân bay Harry S. Truman thì bị một trong các tầu hộ tống là tuần dương hạm Gettysburg khai hỏa nhầm, bắn trúng chiến đấu cơ. Hai phi công đã kịp bật dù thoát khỏi và bị thương nhẹ.


***********

Ngoại trưởng Thổ Nhĩ Kỳ gặp thủ lĩnh nhóm Hồi giáo HTS tại Damascus


Ông Ahmed al-ShaSha.
Ông Ahmed al-ShaSha.

Ngoại trưởng Thổ Nhĩ Kỳ Hakan Fidan đã gặp thủ lĩnh trên thực tế của Syria là Ahmed al-Sharaa, còn được gọi là Abu Mohammed al-Golani, tại Damascus hôm 22/12, Bộ Ngoại giao Thổ Nhĩ Kỳ cho biết, nhưng không cung cấp thêm thông tin chi tiết.

Các bức ảnh và video do Bộ chia sẻ cho thấy rằng ông Fidan và ông Sharaa, thủ lĩnh của nhóm Hồi giáo Hayat Tahrir al-Sham (HTS), vốn đã chỉ huy chiến dịch lật đổ ông Bashar al-Assad hai tuần trước, đi trước một phái đoàn gồm nhiều người trước khi tạo dáng chụp ảnh. Hai người cũng được nhìn thấy bắt tay, ôm nhau và mỉm cười.

Hôm 20/12, Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Tayyip Erdogan nói rằng Thổ Nhĩ Kỳ sẽ giúp chính quyền mới của Syria thành lập nhà nước và soạn thảo hiến pháp mới, đồng thời cho biết ông Fidan sẽ đến Damascus để thảo luận về việc này mà không nêu ngày cụ thể.

Ông Ibrahim Kalin, người đứng đầu cơ quan tình báo MIT của Thổ Nhĩ Kỳ, cũng đã đến thăm Damascus vào ngày 12 tháng 12, bốn ngày sau khi chính quyền của ông Assad sụp đổ.

Ankara trong nhiều năm đã ủng hộ quân nổi dậy tìm cách lật đổ ông Assad và hoan nghênh việc chấm dứt chế độ cai trị tàn bạo kéo dài năm thập kỷ của gia đình ông này sau 13 năm nội chiến. Thổ Nhĩ Kỳ cũng tiếp nhận hàng triệu di dân Syria mà họ hy vọng sẽ bắt đầu trở về nhà sau khi ông Assad bị lật đổ và đã cam kết sẽ giúp tái thiết Syria.

Chuyến thăm của ông Fidan diễn ra trong bối cảnh giao tranh ở đông bắc Syria giữa các chiến binh Syria do Thổ Nhĩ Kỳ hậu thuẫn và lực lượng dân quân YPG người Kurd, nhóm tiên phong của Lực lượng Dân chủ Syria (SDF) có liên hệ với Hoa Kỳ ở đông bắc và bị Ankara coi là một tổ chức khủng bố.

Trước đó, Bộ trưởng Quốc phòng Thổ Nhĩ Kỳ cho biết, Ankara tin rằng ban lãnh đạo mới của Syria, bao gồm cả nhóm vũ trang Quân đội Quốc gia Syria (SNA) mà Ankara hậu thuẫn, sẽ đẩy lùi các chiến binh YPG khỏi mọi lãnh thổ mà họ chiếm đóng ở đông bắc.

Ankara, cùng với các đồng minh Syria, đã tiến hành một số cuộc tấn công xuyên biên giới chống lại phe người Kurd ở miền bắc Syria và kiểm soát các vùng lãnh thổ Syria dọc biên giới, đồng thời liên tục yêu cầu đồng minh trong NATO của mình là Washington ngừng hỗ trợ cho các chiến binh người Kurd.

SDF đã ở thế bất lợi kể từ khi chế độ Assad sụp đổ, với mối đe dọa từ Ankara và các nhóm được Thổ Nhĩ Kỳ hậu thuẫn, trong khi lực lượng này tìm cách bảo vệ những thành quả chính trị đã đạt được trong 13 năm qua, và với việc những nhà lãnh đạo mới của Syria có thái độ thân thiện với Ankara.


*************

Syria bổ nhiệm hai nhân vật thân cận của HTS làm ngoại trưởng và bộ trưởng Quốc Phòng để nối lại quan hệ với quốc tế

Gần một tuần sau khi thủ tướng lâm thời của Syria được bổ nhiệm, hôm qua, 21/12/2022, chính quyền mới ở Damas đã bổ nhiệm bộ trưởng Ngoại Giao và Quốc Phòng. Hai vị trí do những người thân cận của HTS nắm giữ, đặc biệt quan trọng trong giai đoạn chuyển giao quyền lực ở Syria khi Damas muốn thiết lập lại quan hệ với các nước phương Tây và cố gắng kiểm soát an ninh của đất nước.

Đại sứ mới được bổ nhiệm Khalifa Abdullah Al Mahmoud Al Sharif, giữa, tham dự lễ mở cửa trở lại đại sứ quán Qatar ở Damas, Syria, ngày 21/12/2024
Đại sứ mới được bổ nhiệm Khalifa Abdullah Al Mahmoud Al Sharif, giữa, tham dự lễ mở cửa trở lại đại sứ quán Qatar ở Damas, Syria, ngày 21/12/2024 AP - Omar Sanadiki

Trong thông cáo từ chính quyền Syria được AFP trích dẫn, ông Assaad Hassan al-Chibani vừa được bổ nhiệm chức ngoại trưởng, đã tham gia vào cuộc ‘Cách mạng Syria’ vào năm 2011 đặc biệt là việc thành lập tổ chức ‘Chính phủ cứu nguy’ (Gouvernement du Salut) vào năm 2017 tại vùng Idleb. Tổ chức này chuyên cung cấp các dịch vụ cơ bản cho những người dân bị các cơ quan của Nhà nước do Assad bỏ rơi. Hoạt động như một chính phủ, tổ chức này cũng có các bộ và chính quyền riêng. Theo AFP, phần lớn các bộ trưởng mới trong chính phủ hiện nay của Syria đều đến từ tổ chức này.

Thông tín viên Paul Khalifeh, từ Beirut, cho biết thêm thông tin :

« Việc bổ nhiệm ông Assaad Hassan al-Chibani vào chức ngoại trưởng và ông Marhaf al-Qasra vào chức bộ trưởng Quốc Phòng cho thấy nhóm HTS muốn nắm giữ các vị trí chủ chốt trong ngoại giao và an ninh. Cả hai đều dưới 40 tuổi và đều là những người thân cận với nhóm (Hayaat Tahrir al-Sham – HTS).

Ông Assaad Hassan al-Chibani đến từ Hasssaké, ở miền đông bắc Syria. Tốt nghiệp ngành ngôn ngữ và văn học Anh tại khoa Nghệ thuật à Văn học tại trường Đại học Damas, ông Al-Chibani đóng vai trò quan trọng trong việc tổ chức chính quyền do lực lượng nổi dậy thiết lập ở vùng Idleb. Khi phụ trách về việc viện trợ nhân đạo ở khu vực do phe nổi dậy kiểm soát, ông Al Chibani đã có thể xây dựng mối quan hệ với các cơ quan của Liên Hiệp Quốc và các nhà ngoại giao nước ngoài.

Còn ông Marhaf al-Qasra, được đào tạo ngành kỹ sư sinh học, đến từ phía bắc của tỉnh miền trung Damas. Với vị trí chỉ huy quân sự của HTS, ông đóng vai trò quan trọng trong các cuộc tấn công chớp nhoáng, được phát động từ ngày 27/11, khiến chế độ Bachar Al Assad sụp đổ 12 ngày sau đó. Nhiệm vụ của Al Qasra khá tế nhị vì phải tập hợp tất cả các nhóm nổi dậy trong quân đội mới của Syria. »

Một nguồn tin đã cho Reuters biết việc bổ nhiệm này là để đáp ứng mong muốn của « người dân Syria nối lại quan hệ với quốc tế, đem lại hòa bình và ổn định ». Hôm qua, Qatar cũng như một số nước phương tây khác đã cho mở lại sứ quán tại Syria, bị đóng cửa vì cuộc nội chiến trong 13 năm qua.


************

Trung Quốc cảnh báo Hoa Kỳ “đùa với lửa” vì tiếp tục hỗ trợ hàng trăm triệu đô la cho Đài Loan

Chi Phương

Hôm nay, 22/12/2024, chính phủ Trung Quốc đã lên tiếng cảnh báo Hoa Kỳ “đừng đùa với lửa”, vì Washington, một ngày đước đó, đã phê duyệt 571 triệu đô la để hỗ trợ đào tạo quân sự cho Đài Loan.

Đăng ngày: Sửa đổi ngày:

2 phút

Trong thông cáo, Nhà Trắng không cung cấp thông tin chi tiết về gói viện trợ mới trị giá hơn 571 triệu đô la. Đây là gói viện trợ thứ ba cho Đài Loan, theo AP, sau khoản 567 triệu đô là và 345 triệu đô la được công bố vào tháng 9 và tháng 7 năm ngoái.

Ngoài khoản hỗ trợ nói trên, bộ Quốc Phòng Hoa Kỳ, hôm 20/12, cũng đã phê duyệt 295 triệu đô la hợp đồng bán các trang thiết bị quân sự cho Đài Loan, gồm các thiết bị chỉ huy, kiểm soát, truyền thông và hiện đại hóa máy tính. Đáng chú ý nhất là các bệ súng MK 75-76mm, có khả năng “ứng phó với các đe dọa hiện tại và tương lai bằng cách cung cấp khả năng phòng thủ trên không và trên biển” cho Đài Loan, theo như trích dẫn từ Taipei Times.

Tại Đài Bắc, Bộ Quốc Phòng hôm qua đã cảm ơn Hoa Kỳ vì “cam kết an ninh vững chắc của mình đối với Đài Loan”, tiếp tục thực hiện chính sách “bình thường hóa” việc bán vũ khí cho Đài Loan, giúp hòn đảo tăng cường khả năng tự vệ.

Trước thông tin trên, trong một thông cáo được Tân Hoa Xã đăng tải hôm nay, bộ Ngoại Giao Trung Quốc bày tỏ “kiên quyết phản đối hành động này” và cho rằng hành động của Nhà Trắng “xâm phạm nghiêm trọng đến chủ quyền và lợi ích an ninh” của Trung Quốc. Bắc Kinh cũng kêu gọi Hoa Kỳ ngừng cung cấp vũ khí cho Đài Loan và khẳng định “động thái nguy hiểm này, làm suy yếu hòa bình và ổn định tại eo biển Đài Loan”, “gửi đi một tín hiệu lệch lạc cho lực lượng ly khai đòi độc lập tại hòn đảo”.

Trung Quốc tuyên bố chủ quyền với hòn đảo 23 triệu dân, và khẳng định có thể chiếm hòn đảo bằng vũ lực nếu cần thiết. Hoa Kỳ không chính thức công nhận Đài Loan về mặt ngoại giao, nhưng lại là đồng minh chiến lược và là nhà cung cấp vũ khí lớn nhất của hòn đảo tự trị này. Các giao dịch bán và hỗ trợ quân sự được cho là để giúp Đài Loan tự vệ trước một Trung Quốc hung hăng.


***********

Hàn Quốc : Ông Yoon bị triệu tập đúng ngày Noel, phong trào đòi phế truất tổng thống tiếp diễn

Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk Yeol bị triệu tập thẩm vấn ngày 25/12/2024. Đây là lần thứ hai, nhóm điều tra liên ngành, trong đó có Văn phòng Điều tra Tham nhũng đối với quan chức cấp cao (CIO), triệu tập ông Yoon trong tư cách « nghi phạm nổi loạn » sau khi tổng thống Hàn Quốc ban hành thiết quân luật ngày 03/12. Nếu nghi phạm ba lần từ chối đến thẩm vấn, cơ quan liên quan có quyền yêu cầu bắt giữ khẩn cấp.

Hàng ngàn người biểu tình đòi phế truất ông Yoon Suk Yeol tụ tập ở trung tâm thủ đô Seoul, Hàn Quốc, ngày 21/12/2024.
Hàng ngàn người biểu tình đòi phế truất ông Yoon Suk Yeol tụ tập ở trung tâm thủ đô Seoul, Hàn Quốc, ngày 21/12/2024. AP - Lee Jin-man
Quảng cáo

Cùng lúc, ông Yoon tiếp tục chịu sức ép từ xã hội với nhiều cuộc biểu tình đòi truất phế ông. Để ủng hộ người biểu tình trong cái lạnh dưới 0°C, xã hội dân sự, đặc biệt ở các thành phố lớn như Gwangju, Busan, đảo Jeju…, đã huy động mọi nguồn lực để cung cấp bánh mì, nước uống hoặc các mã để người biểu tình nhận đồ từ các nhà hảo tâm được chia sẻ rộng rãi trên mạng xã hội.

Ngày 22/12, đến lượt nông dân đổ về Seoul để gây sức ép đòi phế truất ông Yoon. Tuy nhiên, theo thông tín viên RFI Camille Ruiz tại Seoul, đoàn máy kéo, máy cày bị cảnh sát chặn ở cửa ngõ do lo ngại gây hỗn loạn ở thủ đô.

« Vài trăm người ngồi bệt trên sàn bê tông, giáp ranh giữa tỉnh Gyeonggi-do, phía nam Seoul. Đằng trước họ là vài chục máy kéo, xe tải đối diện với những chiếc xe buýt cảnh sát đậu vuông góc trên đường.

Kim Kihyeong, thành viên của Liên đoàn Quốc gia các hiệp hội nông dân, cho biết : « Chúng tôi cố đến tư dinh của tổng thống, nhưng bị cảnh sát chặn đường. Ông Yoon Suk Yeol phải bị bắt. Vì thế nông dân từ khắp nơi trên đất nước đã đổ đến đây ».

Tình tình căng thẳng này diễn ra từ tầm trưa thứ Bảy (21/12). Ông Kim nói tiếp : « Chúng tôi đã ở đây suốt cả đêm. Thậm chí lúc 2, 3 giờ sáng, mọi người còn mang đồ ăn, đồ uống và túi chườm nóng đến. Chúng tôi thực sự ngạc nhiên và biết ơn ».

Để ủng hộ nông dân, nhiều người đã đổ đến đây. Một số người đã ngồi lại hàng giờ. Một phụ nữ cho biết : « Người nông dân đến đây vì họ muốn điều gì đó, vì họ muốn bày tỏ quan điểm, để khiếu nại. Đó là quyền của họ và tôi nghĩ họ nên được phép làm như vậy ».

Những người biểu tình ca hát, một số nhảy múa để chống chọi với nhiệt độ âm. Họ cho biết quyết tâm ở lại cho đến khi cảnh sát rút lui. Để biện minh cho lệnh cấm vào Seoul, cảnh sát nói rằng họ lo ngại người biểu tình gây cản trở giao thông ».


************

Tổng thống Zelenskyy: Việc Ukraine gia nhập NATO là điều ‘có thể đạt được’


Tổng thống Volodymyr Zelenskyy.
Tổng thống Volodymyr Zelenskyy.

Việc Ukraine gia nhập NATO là điều "có thể đạt được", nhưng Kyiv sẽ phải đấu tranh để thuyết phục các đồng minh thực hiện điều đó, Tổng thống Volodymyr Zelenskyy nói với các nhà ngoại giao Ukraine trong bài phát biểu hôm 22/12.

Ukraine đã nhiều lần thúc giục NATO mời Kyiv trở thành thành viên. Liên minh quân sự phương Tây này đã tuyên bố rằng một ngày nào đó Ukraine sẽ gia nhập, nhưng chưa ấn định ngày cụ thể hoặc đưa ra lời mời.

Moscow đã viện dẫn viễn cảnh Ukraine gia nhập NATO là một trong những lý do chính để tiến hành cuộc xâm lược năm 2022.

Kyiv nói rằng việc gia nhập hiệp ước phòng thủ chung của liên minh phương Tây, hoặc một hình thức bảo đảm an ninh tương đương, sẽ rất quan trọng đối với bất kỳ kế hoạch hòa bình nào nhằm đảm bảo rằng Nga sẽ không tấn công Ukraine nữa.

"Tất cả chúng ta đều hiểu rằng lời mời Ukraine gia nhập NATO và tư cách thành viên trong liên minh này chỉ có thể là một quyết định chính trị", ông Zelenskyy nói với các nhà ngoại giao tại một cuộc họp ở Kyiv. "Liên minh vì Ukraine có thể đạt được, nhưng chỉ có thể đạt được nếu chúng ta đấu tranh cho quyết định này ở mọi cấp độ cần thiết".

Ông Zelenskyy cho rằng các đồng minh cần biết Ukraine có thể mang lại điều gì cho NATO và tư cách thành viên của nước này trong liên minh sẽ ổn định quan hệ toàn cầu như thế nào.

Tuần trước, ông Zelenskyy đã thúc giục các nước châu Âu đưa ra các đảm bảo để bảo vệ Ukraine sau khi chiến tranh với Nga kết thúc, và nói rằng rốt cuộc, Ukraine sẽ cần được bảo vệ nhiều hơn thông qua tư cách thành viên của liên minh.

Trong một diễn biến khác, quân đội Ukraine hôm 22/12 cho biết rằng lực lượng phòng không của Ukraine đã bắn hạ 52 trong số 103 máy bay không người lái của Nga được triển khai trong đêm.

Quân đội cho biết trên Telegram rằng họ đã mất dấu vết của 44 máy bay không người lái và một chiếc khác đã rời khỏi lãnh thổ Ukraine đến Belarus.

Quân đội không cung cấp thông tin về số phận của những máy bay không người lái còn lại.

Tuy nhiên, họ cho biết, tại các khu vực Kherson, Mykolaiv, Chernihiv, Sumy, Zhytomyr và Kyiv, các cơ sở kinh doanh tư nhân và các tòa nhà chung cư đã bị hư hại do cuộc tấn công của Nga.

"Tạm thời, không có thương vong", quân đội cho biết thêm. Chính quyền địa phương cho biết mảnh vỡ từ một trong những máy bay không người lái bị bắn rơi đã rớt xuống mái của một tòa nhà nhiều tầng ở khu vực Kyiv, gây ra hỏa hoạn.


***********

Thủ tướng Ý: Mối đe dọa an ninh do Nga gây ra là rất lớn


Thủ tướng Ý Giorgia Meloni.
Thủ tướng Ý Giorgia Meloni.

Ngoài vấn đề quốc phòng, Nga gây ra mối đe dọa lớn hơn đối với an ninh của Liên minh châu Âu (EU) vì Moscow có thể sử dụng vấn đề nhập cư bất hợp pháp và các vấn đề khác để phá hoại khối này, Thủ tướng Ý Giorgia Meloni nói hôm 22/12.

Phần Lan đã tiếp đón các nhà lãnh đạo của Ý, Thụy Điển và Hy Lạp, cũng như người đứng đầu bộ phận đối ngoại của EU, tại khu vực Lapland ở phía bắc của nước mình vào cuối tuần để thảo luận về an ninh ở khu vực Bắc Âu và Địa Trung Hải, cũng như các thách thức về di dân ở Nam Âu.

"Chúng ta phải hiểu rằng mối đe dọa này rộng hơn nhiều so với những gì chúng ta tưởng tượng", bà Meloni, người đứng đầu một chính phủ bảo thủ, phát biểu tại một cuộc họp báo khi được hỏi về Nga.

Bà nói rằng mối đe dọa đối với an ninh của EU từ Nga hoặc từ nơi khác sẽ không dừng lại sau khi xung đột ở Ukraine kết thúc và EU phải chuẩn bị cho điều đó.

"Đó là về nền dân chủ của chúng ta, về việc tác động đến dư luận của chúng ta, về những gì xảy ra ở Châu Phi, về nguyên liệu thô, về việc biến di dân thành công cụ. Chúng ta cần biết rằng đó là một vấn đề rất rộng về an ninh", bà Meloni nói.

Bà thúc giục EU hành động nhiều hơn nữa để bảo vệ biên giới của mình và không để Nga hoặc bất kỳ "tổ chức tội phạm" nào điều hướng dòng di dân bất hợp pháp.

Một số thành viên EU, bao gồm Phần Lan và Estonia, đã cáo buộc Nga cho phép các di dân bất hợp pháp từ Trung Đông và những nơi khác vào các quốc gia EU qua Nga mà không có sự kiểm tra thích hợp, làm suy yếu an ninh của EU.

Moscow đã phủ nhận việc Nga cố tình đẩy các di dân bất hợp pháp vào EU.
Thủ tướng Phần Lan Petteri Orpo cho rằng việc bảo vệ biên giới dài 1.340 km của nước này với Nga là "một vấn đề sống còn" đối với Phần Lan và các thành viên EU khác cũng như các đồng minh NATO.

Bà Meloni nói rằng EU đã sai khi giải quyết vấn đề nhập cư trong nhiều năm qua chỉ đơn giản là về cách chia sẻ gánh nặng.

"Giải quyết vấn đề nhập cư bất hợp pháp chỉ bằng một cuộc tranh luận dựa trên tinh thần đoàn kết là một sai lầm", bà nói. "Kết quả là chúng ta không thể bảo vệ biên giới của mình... Chúng ta muốn bảo vệ biên giới bên ngoài và chúng ta sẽ không cho phép Nga hoặc các tổ chức tội phạm phá hoại an ninh của chúng ta".

Trong khi NATO vẫn là "nền tảng" của an ninh EU, khối này phải giải quyết những thách thức rộng lớn hơn, bà Meloni nói.

"An ninh cũng có nghĩa là cơ sở hạ tầng quan trọng, có nghĩa là trí tuệ nhân tạo, an ninh mạng, nguyên liệu thô, chuỗi cung ứng. Nó có nghĩa là một chính sách đối ngoại và hợp tác mới và hiệu quả hơn, có nghĩa là vấn đề di dân", bà nói.


***********

Tỷ phú Jeff Bezos có thể chi 600 triệu USD cho lễ cưới


Tỷ phú Jeff Bezos dường như sẽ chi tới 600 triệu USD để tổ chức đám cưới xa hoa với hôn thê Lauren Sanchez.

NY Post ngày 21/12 đưa tin tỷ phú Jeff Bezos, nhà sáng lập Amazon, sẽ tổ chức đám cưới với hôn thê Lauren Sanchez tại thành phố Aspen, bang Colorado của Mỹ, vào ngày 28/12.

Đám cưới được cho là có chi phí tổ chức lên đến 600 triệu USD và sẽ mời nhiều người nổi tiếng đến dự. Tỷ phú Bezos cùng hôn thê trước đó tổ chức lễ đính hôn ở Italy với sự góp mặt của những người nổi tiếng như tỷ phú Bill Gates, diễn viên Leonardo DiCaprio và Hoàng hậu Jordan.

Tỷ phú Jeff Bezos và hôn thê Lauren Sanchez tại Idaho, Mỹ, ngày 10/7. Ảnh: Reuters

Tỷ phú Jeff Bezos và hôn thê Lauren Sanchez tại Idaho, Mỹ, ngày 10/7. Ảnh: Reuters

Theo nguồn thạo tin, các khách sạn 5 sao ở Aspen đã được đặt trước để bắt đầu đón khách dự đám cưới sau Giáng sinh. Tỷ phú Bezos dường như còn đặt chỗ tại các biệt thự quanh Aspen cho khách quý.

Bà Sanchez từng tiết lộ một số thông tin về váy cưới trên chương trình Today Show của NBC, nhưng cả hai người đều giữ kín về kế hoạch tổ chức hôn lễ.

Tỷ phú Bezos, 60 tuổi, và hôn thê 54 tuổi bắt đầu hẹn hò từ năm 2019. Theo Forbes, nhà sáng lập Amazon là người giàu thứ hai thế giới với tài sản hơn 238 tỷ USD, chỉ xếp sau tỷ phú Elon Musk.

Ngọc Ánh (Theo NY Post, Hindustan Times)


***********

Chỉ thị bí mật và các cuộc đàn áp làm tê liệt xã hội dân sự ở Việt Nam

Bài viết của Allegra Mendelson cho chuyên mục Điều tra của RFA

Những năm gần đây, Bình đã quen sống trong trạng thái sợ hãi thường trực. Giống như nhiều người làm việc trong lĩnh vực xã hội dân sự ở Việt Nam, người phụ nữ 44 tuổi này luôn ám ảnh rằng: Cô có thể bị bắt giam vào một ngày bất kỳ nào đó, đơn giản chỉ vì đi làm.

“Tất cả mọi người bây giờ đều trở nên cảnh giác” – cô nói với Đài Á Châu Tự Do (RFA) trong một cuộc trao đổi qua điện thoại vào tháng 11 vừa qua. “Những người tôi biết đã bị bắt giữ vì những lý do không rõ ràng”. 

Bình, người đã yêu cầu chúng tôi sử dụng tên giả vì lý do an ninh, đã làm việc hơn 20 năm trong lĩnh vực trợ giúp nhân đạo cho một số tổ chức cả trong nước và quốc tế ở Việt Nam. Ở mỗi tổ chức này, cô đều đã tránh được sự dọa nạt và đàn áp của Đảng Cộng sản (ĐCS) cầm quyền ở Việt Nam. Nhưng gần đây, tình hình đã trở nên tồi tệ một cách rõ rệt. 

Mặc dù làm việc cho một tổ chức phi chính phủ (NGO) quốc tế, Bình cho hay cứ ba tháng một lần, toàn bộ nhân viên của cơ quan cô thường bị triệu tập lên văn phòng Liên hiệp các Tổ chức Hữu nghị Việt Nam – cơ quan quản lý các tổ chức NGO quốc tế – để được “phỏng vấn”. 

“Họ thường hỏi chúng tôi đã đi đâu gần đây và chúng tôi đang làm gì. Điều này rất kỳ cục. Rõ ràng là họ muốn chúng tôi biết là chúng tôi đang bị giám sát” – cô nói. 

Bình cho biết, một số lần khác, công an đã theo dõi cô và đồng nghiệp khi họ xuống làm việc tại cơ sở. 

Vietnam-crackdown-directive-24-secret-order-02.jpg
Cảnh sát đứng gác bên ngoài các tòa nhà chính phủ ở Hà Nội, ngày 22 tháng 8 năm 2024. (Allegra Mendelson/RFA)

Thậm chí các cơ quan của Liên Hợp Quốc cũng bị “giám sát chặt chẽ” và o ép  – Bình, người có kinh nghiệm cộng tác với một số cơ quan của Liên Hợp Quốc (LHQ), cho biết. 

“Có những lúc người ta cắt điện và yêu cầu chủ nhà không cho họ thuê văn phòng nữa” – cô nói.

RFA đã liên lạc với Văn phòng Điều phối viên thường trú của Liên Hợp Quốc tại Việt Nam – nơi quản lý các cơ quan của LHQ  tại Việt Nam – để yêu cầu bình luận về thông tin này nhưng đã không nhận được phản hồi. 

Bình đã làm mọi thứ có thể để bảo vệ bản thân và cho đến nay những biện pháp này vẫn tỏ ra có hiệu quả. Tuy nhiên những người khác, trong đó có cả những đồng nghiệp và bạn thân của cô, đã không được may mắn như vậy. 

Theo Dự án 88, một tổ chức nhân quyền Việt Nam, trong bốn năm qua, gần một chục nhân viên của các tổ chức NGO đã bị bắt hoặc giam giữ chỉ vì làm công việc của họ. Dự án 88 cũng cho biết ít nhất bốn người trong số này hiện vẫn còn đang bị tù đày cùng với hơn 175 nhà hoạt động khác. 

Những cuộc bắt giữ này – nhiều trường hợp được tiến hành với cáo buộc trốn thuế hoặc các cáo buộc khác mà các nhà giám sát luật pháp nói là có động cơ chính trị - là một phần của một cuộc đàn áp rộng lớn hơn do chính phủ tiến hành nhằm hạn chế xã hội dân sự ở Việt Nam. 

Hàng loạt các quy định mang tính bóp nghẹt, rất nhiều trong số đó được giấu kín, đã tạo cơ sở cho nỗ lực thắt chặt quyền lực của ĐCS.

Một trong số đó và có thể xem là hà khắc nhất, là Chỉ thị 24 – được ban hành tháng 7/2023. Trong bối cảnh Việt Nam đang gia tăng toàn cầu hóa, văn bản này lại coi tất cả các hoạt động hợp tác với nước ngoài là mối đe dọa đối với an ninh quốc gia. 

Chỉ thị bí mật mà Dự án 88 tiếp cận được vào hồi đầu năm 2024 này chưa bao giờ được chính quyền Việt Nam công bố. Văn bản này cung cấp thông tin chi tiết về sự phản đối của nhà cầm quyền Việt Nam với quyền tự do biểu đạt, viện trợ quốc tế, công đoàn và thậm chí với việc đi nước ngoài. Theo giới chuyên gia, tác động của chỉ thị này là việc hình sự hóa một cách hiệu quả các hoạt động vận động chính trị, xã hội. 

Tháng 10 vừa qua, chính phủ đã củng cố những biện pháp này bằng Nghị quyết 126 – một văn bản đã bổ sung thêm những hạn chế đối với việc thành lập bất kỳ loại hình hội nhóm nào ở Việt Nam. 

Đàn áp được triển khai cùng với chiến dịch chống tham nhũng rộng khắp khiến phần lớn xã hội dân sự rơi vào bế tắc. Bầu không khí sợ hãi gia tăng, vì vậy, các chính trị gia không sẵn sàng thông qua các dự án và kinh phí. 

Trong bốn tháng qua, RFA đã trao đổi với hơn một chục nhà hoạt động, nhân viên các tổ chức NGO, các nhà tài trợ quốc tế, các nhà ngoại giao và các chuyên gia để tìm hiểu xem các chỉ thị, mệnh lệnh của chính quyền và các cuộc đàn áp sau đó đã được tăng cường như thế nào và ảnh hưởng của chúng đối với những người làm việc trong lĩnh vực xã hội dân sự ở Việt Nam. 

Lo sợ về ảnh hưởng của nước ngoài

Xã hội dân sự không phải lúc nào cũng là mục tiêu đàn áp của chính phủ Việt Nam. Một thập kỷ trước, rất nhiều người đã có cái nhìn lạc quan hơn nhiều. 

Nguyễn Tiến Trung, một nhà hoạt động dân chủ hiện sống tại Đức, từng bị bắt vào năm 2009 vì chống đối ĐCS. Ông nói rằng ông được ra tù 5 năm sau đó – vào thời điểm mà sự hỗ trợ đối với xã hội dân sự khác xa so với hiện nay. 

“Khi tôi được ra tù vào năm 2014, các tổ chức xã hội dân sự mọc lên như nấm ở Việt Nam. Rất nhiều tổ chức, cả đã đăng ký và không đăng ký [hoạt động] với chính quyền cộng sản Việt Nam, đều hoạt động tự do thoải mái” – ông Trung nói. 

Vietnam-crackdown-directive-24-secret-order-04.jpg
Nhà hoạt động Nguyễn Tiến Trung, trong một bức ảnh không ghi ngày tháng. (Trung Nguyen Tien)

Nhưng vào khoảng năm 2016, tình hình bắt đầu thay đổi. Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tuyên bố nghỉ hưu và ông Nguyễn Phú Trọng, người khi đó là Tổng Bí thư ĐCSVN, tái đắc cử cho nhiệm kỳ thứ hai. Ông Trọng đã qua đời vào giữa năm nay. 

Không giống như ông Dũng - người tương đối  thiện cảm với xã hội dân sự - ông Trọng có một cách tiếp cận rất khác. Ông không đồng tình với các mối quan hệ nồng ấm, thân thiện mà ông Dũng đã xây dựng với phương Tây và bắt đầu triển khai một loạt các biện pháp để hạn chế ảnh hưởng của nước ngoài. 

Việt Nam có mạng lưới các tổ chức hoạt động ở nhiều cấp độ khác nhau, từ các nhóm không chính thức, không đăng ký ở cấp địa phương tới những tổ chức phi chính phủ quốc tế (INGOs) lớn như Save the Children hay Oxfam. 

Hầu hết các tổ chức NGO quốc tế đăng ký hoạt động với Bộ Ngoại giao trong khi các tổ chức NGO trong nước lại đăng ký với Bộ Khoa học và Công nghệ. Những biện pháp được đưa ra dưới thời ông Trọng nhắm vào mục tiêu tăng cường sự quản lý giám sát của chính phủ đối với các tổ chức này. 

Bắt đầu từ năm 2020, chính phủ Việt Nam đã đưa ra một loạt các nghị định và quyết định để ngăn chặn tiếp cận đối với các nguồn tài trợ nước ngoài và gia tăng việc kiểm soát thông qua cái mà hai báo cáo viên đặc biệt của Liên Hợp Quốc gọi là “những đòi hỏi nặng nề quá đáng” cho các hoạt động. 

"Các lãnh đạo ĐCS muốn duy trì sự độc quyền về quyền lực của họ. Họ lo ngại rằng  ảnh hưởng của nước ngoài có thể làm mất ổn định quyền kiểm soát của họ. Các tổ chức NGO quốc tế và các thể nhân/tổ chức nước ngoài thường quảng bá, thúc đẩy các giá trị dân chủ và nhân quyền - điều mà ĐCS xem là những mối đe dọa đối với chế độ độc đảng cầm quyền của mình" -  ông Trung, nhà hoạt động dân chủ nói. 

Tuy nhiên, ông cũng lưu ý rằng, các quan ngại đặc biệt tập trung vào những ảnh hưởng của phương Tây trong khi các nước, ví dụ như Trung Quốc và Nga là “những hình mẫu cho Đảng Cộng sản [Việt Nam] noi theo”. 

Các  bộ ngành quản lý các tổ chức NGO ở Việt Nam đã không hồi đáp những đề nghị bình luận của RFA cho bài viết này. 

Không gian bị bóp nghẹt

Trong môi trường hoạt động này, vô số tổ chức phi chính phủ đã phải đóng cửa trong những năm gần đây. 

Trong số đó có Towards Transparencey, một chi nhánh của tổ chức Transparency International toàn cầu, đã phải đóng cửa vào cuối năm 2021 do những quan ngại về an ninh. Không lâu trước đó, chính quyền thành phố Hà Nội đã tước tên miền trang web của tổ chức này – điều mà nhiều người xem là một động thái đe dọa sau khi website này đăng tải một tấm bản đồ thiếu các đảo ở Biển Đông [mà Việt Nam, Trung Quốc và một vài nước trong khu vực] đang tranh chấp chủ quyền. 

Vietnam-crackdown-directive-24-secret-order-03.jpg
Hội nghị triển khai Chỉ thị 24, tại Hà Nội ngày 21/12/2023. (Bộ Công an Việt Nam)

Trung tâm Phát triển Cộng đồng LIN – một mạng lưới mang tính đầu mối của 400 tổ chức phi lợi nhuận đã công bố sẽ đóng cửa vào tháng 1/2023 mà không nêu lý do cụ thể và Viện Nghiên cứu và Phát triển Công nghệ (SENA) đã buộc phải giải thể vào tháng 7/2023 – một năm sau khi giám đốc của họ bị bắt và cáo buộc “lợi dụng các quyền tự do dân chủ” vì đã gửi các góp ý xây dựng ĐCS. 

Chính quyền cũng nhắm vào các cá nhân, tiêu biểu bằng việc sử dụng luật thuế. Luật lệ xung quanh vấn đề chiếm dụng thuế hiện khá mơ hồ và có thể bị lợi dụng để truy tố bất cứ ai mà chính quyền muốn ngăn chặn – ông Trung nói. 

Kết quả là “nỗi sợ hãi bị bắt giữ bởi cáo buộc ‘trốn thuế” đã tạo ra sự cẩn trọng, nếu không muốn nói là sự tê liệt hoàn toàn trong lĩnh vực này” – ông nói. 

Một trong những vụ án nổi nổi bật nhất trong những năm gần đây là việc bắt giữ nhà hoạt động môi trường Hoàng Thị Minh Hồng vào tháng 5/2023. Cô đã bị kết án 3 năm tù về tội trốn thuế nhưng đã được thả sớm vào tháng 9 năm nay. 

Dự án 88 phát hiện ra rằng “Chính phủ Việt Nam có truyền thống sử dụng cáo buộc trốn thuế để truy tố những người bất đồng chính kiến mà họ không thể buộc tội một cách thuyết phục theo các điều khoản về an ninh quốc gia của Bộ luật Hình sự.” 

Ông Nguyễn Quang A - một nhà hoạt động nhân quyền nổi bật ở Việt Nam đồng thời là cựu Viện trưởng Viện Nghiên cứu Phát triển đã giải thể - nói với RFA rằng ông đã bị bắt về tội trốn thuế “ít nhất bốn hay năm lần” nhưng lý do đó thực ra luôn là cái vỏ bọc cho các vấn đề liên quan đến bất đồng chính kiến. 

Vietnam-crackdown-directive-24-secret-order-05.jpg
Ông Nguyễn Văn Bình, Vụ trưởng Vụ Pháp chế, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội Việt Nam. (Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội Việt Nam)

Các luật khác cũng đã được vũ khí hóa. Tháng 4 năm nay, ông Nguyễn Văn Bình, khi đó là Vụ trưởng Vụ Pháp chế của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội, đã bị bắt và truy tố vì bị cho là đã tiết lộ bí mật nhà nước. 

Ông đã nỗ lực hỗ trợ nhằm mang đến cho người lao động quyền được thành lập công đoàn – một loại hình tổ chức vốn bị cấm ở Việt Nam trừ một ngoại lệ là công đoàn trực thuộc nhà nước. 

Ông Bình được xem là “đồng minh” của các tổ chức như Stitch – một tổ chức phi lợi nhuận của Hà Lan hoạt động trong lĩnh vực về quyền lao động ở Việt Nam. Việc ông bị bắt giữ được xem là “một tín hiệu cho thấy hướng mà ông đã đi không phải hướng để đi” – một nguồn tin cấp cao quen thuộc với tổ chức này nói.

Sau khi ông Bình bị bắt giữ, Stitch đã dừng hoạt động ở Việt Nam. 

"Người ta cũng lo sợ về những tác động tiêu cực vì tín hiệu đó là dành cho những người liên quan đến Stitch" - nguồn tin này cho biết.

Chiến dịch Đốt lò

Những sự đàn áp này chỉ là một mảng thách thức mà các tổ chức NGO ở Việt Nam phải đối mặt và vượt qua. Đốt lò - chiến dịch chống tham nhũng gây nhiều tranh cãi đã khiến việc có được sự phê duyệt của chính phủ đối với các tổ chức  xã hội dân sự trở nên khó hơn bao giờ hết, trong tất cả các vấn đề từ đi lại cho đến kinh phí. 

Vietnam-crackdown-directive-24-secret-order-06.jpg
Các cảnh sát chờ đợi bên ngoài một đồn cảnh sát ở trung tâm Hà Nội, ngày 17 tháng 8 năm 2024. (Allegra Mendelson/RFA)

Kể từ khi chiến dịch này được phát động vào năm 2013, chính phủ Việt Nam đã nỗ lực kiểm tra, bắt giữ các quan chức ở tất cả các cấp, bao gồm cả các thành viên cấp cao của Bộ Chính trị và các bộ trong chính phủ. Tính đến năm 2023, gần 200.000 đảng viên đã bị kỷ luật trong khuôn khổ chiến dịch này

Mặc dù chiến dịch này đã đưa Việt Nam từ vị trí 113 lên vị trí 83 về Chỉ số Cảm nhận Tham nhũng nhưng nó cũng làm đóng băng cả những hoạt động hợp pháp - các nhà vận động chính sách cho biết. 

“Các quan chức không rõ là những hoạt động nào có thể khiến ai đó gặp rắc rối. Vì thế, tất cả mọi người đều luôn đề cao cảnh giác” – ông Minh, một nhà hoạt động lâu năm phát biểu. Ông cũng đã yêu cầu chúng tôi sử dụng tên giả vì lý do an toàn. 

"Tác động lớn nhất của chiến dịch chống tham nhũng là các quan chức chính phủ không muốn làm việc nữa, họ không muốn ủng hộ, tạo điều kiện cho xã hội dân sự. Họ thường giữ im lặng vì nói không thì dễ dàng hơn”. 

Điều đó có nghĩa là trong 3 năm gần đây, Việt Nam đã đánh mất khoảng 2,5 tỷ USD viện trợ nước ngoài. Một tỷ USD nữa hiện đang chờ được thông qua. 

Phần lớn tài trợ đó đã được dành cho những thứ như các dự án phát triển và cơ sở hạ tầng, trong đó các cơ quan của Liên Hợp Quốc hoặc Liên minh Châu Âu (EU) đôi khi hợp tác với các tổ chức trong nước của Việt Nam. 

Một người từng là nhà tài trợ phương Tây cao cấp nói với RFA rằng rất nhiều tổ chức trong nước "không còn muốn nhận tiền [tài trợ của] nước ngoài vì việc này mang đến quá nhiều rủi ro" và do đó, họ buộc phải thu hẹp quy mô hoạt động. 

Tìm kiếm những giải pháp thay thế

Để hoạt động, các nhóm xã hội dân sự đã tìm đến một số giải pháp. Một trong những giải pháp này là đăng ký hoạt động dưới hình thức doanh nghiệp xã hội – một dạng kết hợp giữa tổ chức từ thiện và doanh nghiệp hoạt động vì lợi nhuận – thay vì là một tổ chức phi chính phủ. Cách này đã giúp một số tổ chức hoạt động dễ dàng hơn nhưng điều đó cũng có nghĩa là họ phải trả nhiều thuế hơn. 

“Họ không trực tiếp hối lộ chính phủ nhưng dành rất nhiều tiền của, công sức để vun đắp các mối quan hệ đó để tránh các vấn đề [có thể xảy ra]” – ông Bình nói.

Nhưng sự thanh thản, yên bình có được những lựa chọn này không phải là lý tưởng và nhiều khả năng chỉ mang tính tạm thời. Những người làm việc trong khu vực xã hội dân sự ở Việt Nam lo lắng rằng môi trường hoạt động của họ sẽ tiếp tục tồi tệ hơn. 

Sau khi ông Trọng qua đời vào tháng 7 năm nay, người kế nhiệm ông là ông Tô Lâm – một cán bộ lâu năm của Đảng đồng thời đã giữ những vị trí cấp cao trong chính phủ trong nhiều thập kỷ. 

Ở cương vị Bộ trưởng Bộ Công an, ông đã thực hiện nhiều hoạt động đàn áp đối với các tổ chức xã hội dân sự, trong đó có việc sử dụng tội danh trốn thuế như một cách để bịt miệng người bất đồng chính kiến. 

“Ông Tô Lâm đã làm cả đời trong ngành công an. Ông ta coi tất cả các tổ chức không nằm dưới sự kiểm soát của ĐCS là những kẻ thù tiềm năng” – ông Trung, nhà hoạt động dân chủ nói.

“Tôi không nghi ngờ việc ông ấy sẽ tiếp tục đàn áp các phong trào dân chủ và dân sự xã hội” – ông Trung dự đoán. 

Biên tập bởi Abby Seiff và Boer Deng.


***********

Putin thề trả đũa vụ UAV tập kích thành phố Nga


Tổng thống Putin tuyên bố những người đứng sau vụ UAV tấn công thành phố Kazan của Nga sẽ "chịu sự hủy diệt gấp nhiều lần".

Trong cuộc họp trực tuyến ở Moskva hôm nay, Tổng thống Vladimir Putin đề cập vụ máy bay không người lái (UAV) tấn công hạ tầng dân sự tại thành phố Kazan, thủ phủ của Cộng hòa Tatarstan thuộc Nga, cách biên giới với Ukraine hơn 1.000 km hôm 21/12.

"Dù là ai và cố gắng tàn phá lãnh thổ Nga đến đâu, họ cũng sẽ đối mặt với thiệt hại lớn gấp nhiều lần và phải hối hận vì những gì đã làm với đất nước chúng ta", ông Putin cho hay, nhưng chưa đề cập biện pháp cụ thể.

Ông chủ Điện Kremlin cũng bày tỏ tin tưởng rằng lãnh đạo Cộng hòa Tatarstan Rustam Minnikhanov sẽ khắc phục được thiệt hại ở thủ phủ Kazan sau sự việc.

Tổng thống Nga Vladimir Putin tham dự trực tuyến lễ khánh thành cơ sở hạ tầng đường bộ và đường hàng không tại các khu vực thuộc Nga ở Moskva ngày 22/12. Ảnh: AFP

Tổng thống Putin trong cuộc họp trực tuyến ngày 22/12. Ảnh: AFP

Bình luận được ông Putin đưa ra một ngày sau khi Bộ Quốc phòng Nga cáo buộc quân đội Ukraine triển khai UAV tập kích thành phố Kazan. Giới chức Kazan cho biết lực lượng phòng không đã phát hiện ít nhất 8 UAV, trong đó 6 chiếc bị bắn hạ hoặc rơi do tác chiến điện tử. Trận tập kích làm hư hại một số tòa nhà và gây hỏa hoạn, không có thương vong liên quan.

Ukraine chưa lên tiếng về vụ tấn công. Quân đội Ukraine từng nhiều lần dùng UAV tấn công các mục tiêu sâu trong lãnh thổ Nga, trong đó có vụ tập kích nhà máy ở Tatarstan hồi tháng 4.

Giới quan sát cho rằng cả Nga và Ukraine đều đang muốn chạy đua giành lợi thế trên chiến trường trước khi Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump nhậm chức vào tháng 1/2025. Ông Trump tuyên bố muốn chấm dứt xung đột ngay sau khi nhậm chức.

Thùy Lâm (Theo AFP, RT)


********

BÀN RA TÁN VÀO

Đề bài :"Tiếng Việt, yêu & ghét" - Lê Hữu ( Trần Văn Giang ghi lại )

'vô hình trung' là nghĩa gì vậy, sao cứ thích dùng, hình như có nghĩa là 'vô tình'

Xem Thêm

Đề bài :TIN CHIẾN SỰ MỚI NHẤT[ CẬP NHẬT NGÀY 20 -5 - 2022 ]

Suu cao,thue nang,nhu yeu pham tang gia.Kinh te eo seo...Vay ma dang Lua van lay tien cua dan tro giup linh tinh.Mo cua bien gioi.Ung ho toi ac truc tiep khi sua luat cho phep trom cuop o muc do <1.000 dollars thi vo toi....Neu vao thoi diem Trump,bon Lua da ho hoan nhu the nao ??? Nhung nguoi bau ban vi chut tu loi ,nghi gi ve dat nuoc ??? Phai chang day khong phai la dat nuoc minh ??? bat qua,lai tro ve que huong cu...Neu vay,ban la thang cho chet ! mien ban !

Xem Thêm

Đề bài :Tin Mới Nhất Về Chiến Sư Ucraina [ CẬP NHẬT NGÀY 14-5-2022 ]

Chung nao moi vet nho cua ho nha Dan da duoc tay xoa trang boc,thi Uk moi co hy vong...ngung chien.Cung vay,ngay nao ma cac cong ty ,co goc gac tu cac dang bac nu luu-anh hao cua khoi tu do va ong chief police va dang Lua thi moi giai xong phuong trinh tau cong !

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Hình cũ - Hà Thượng Thủ

Ngắm lại hình xưa chịu mấy ông Những Linh, Tùng, Duẫn với Mười, Đồng Mặt mày ai lại đi hồ hởi Phấn khởi khi Tàu cướp Biển Đông Phải chăng “quý” mặt đã thành mông Con mắt nay đà có nhưng không Nên mới chổng khu vào hải đảo Gia tài gấm vóc của tổ tông?

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm