Tin nóng trong ngày

Tin Tức ngày 24 - 12 -2024:

xxx

hoaluc-3
****

Thổ Nhĩ Kỳ - Israel so kè ảnh hưởng ở Syria


Thổ Nhĩ Kỳ và Israel được coi là những bên hưởng lợi nhiều nhất khi chính quyền tổng thống Syria Bashar al-Assad sụp đổ, sự kiện phản ánh rõ đà suy giảm ảnh hưởng của Iran cũng như Nga ở Trung Đông.

Nhưng hiện tại, hai cường quốc khu vực, vốn có mối quan hệ căng thẳng kể từ khi xung đột Gaza bùng phát hồi năm ngoái, đang trên đà hướng tới một kịch bản đối đầu ở Syria và nhiều nơi khác.

Với Thổ Nhĩ Kỳ, việc nhóm vũ trang Hồi giáo Hayat Tahrir al-Sham (HTS) do Ankara hậu thuẫn lên nắm quyền ở Damascus sẽ thúc đẩy những lợi ích chiến lược, đặc biệt là trong nỗ lực chống lại lực lượng dân quân người Kurd đang kiểm soát vùng đất rộng lớn ở đông bắc Syria. Thổ Nhĩ Kỳ luôn coi dân quân người Kurd là "cái gai trong mắt" mà họ muốn xóa bỏ.

"Giới chức Thổ Nhĩ Kỳ muốn chính quyền mới ở Syria nhanh chóng thành công để Ankara có thể tăng ảnh hưởng ở quốc gia láng giềng phía nam, nhưng họ đang cảm thấy Israel có thể phá hỏng mọi thứ", Gonul Tol, giám đốc chương trình Thổ Nhĩ Kỳ thuộc Viện Trung Đông, trụ sở tại Washington, nhận xét.

Với Israel, việc "trục kháng chiến" do Iran dẫn dắt, vốn trải dài từ Iraq qua Syria đến Lebanon, bị suy yếu nghiêm trọng từ sự sụp đổ của chính quyền Assad, tạo ra lợi ích an ninh tức thời và đáng kể.

Tuy nhiên, các quan chức Israel cho biết họ lo ngại rằng một trục Hồi giáo Sunni mới do Thổ Nhĩ Kỳ hậu thuẫn có thể trở thành mối nguy hiểm nghiêm trọng theo thời gian, đặc biệt là khi Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan công khai ủng hộ những kẻ thù của Israel, như lực lượng Hamas.

Lãnh đạo trên thực tế mới của Syria, thủ lĩnh HTS Ahmed Hussein al-Shara, nói rằng ông không muốn xung đột mà chỉ muốn tập trung vào việc xây dựng lại đất nước. Tuy nhiên, al-Shara và nhiều cộng sự từng giữ các vai trò chủ chốt trong al-Qaeda và tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng, cả hai đều là các nhóm cực đoan bị Mỹ liệt vào danh sách khủng bố.

Các chuyên gia cho rằng Thổ Nhĩ Kỳ đã "bật đèn xanh" cho chiến dịch của liên minh chống chính phủ do HTS dẫn đầu, dù không tham gia trực tiếp. Và khi trật tự mới ở Syria dần hình thành, Ankara đã nổi lên như một thế lực có ảnh hưởng đặc biệt lớn tại Damascus.

Điều này đưa Tổng thống Erdogan đến gần hơn bao giờ hết tới tham vọng của mình về việc thiết lập một phạm vi ảnh hưởng trải dài khắp các vùng đất của Đế chế Ottoman trước đây, cho đến tận Libya và Somalia.

"Mối quan hệ với Thổ Nhĩ Kỳ chắc chắn đang ở trong tình trạng tồi tệ, nhưng luôn có khả năng xấu đi hơn nữa", Yuli Edelstein, chủ tịch Ủy ban Đối ngoại và Quốc phòng của quốc hội Israel, cho biết trong một cuộc phỏng vấn. "Không phải hai bên đang đe dọa lẫn nhau, nhưng nó có thể phát triển thành xung đột liên quan đến Syria, các cuộc đụng độ với những lực lượng ủy nhiệm được Thổ Nhĩ Kỳ hậu thuẫn và trang bị vũ khí".

Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump hồi đầu tuần mô tả chiến dịch lật đổ chính quyền tổng thống Assad là "một cuộc tiếp quản không thân thiện" của Thổ Nhĩ Kỳ đối với Syria.

Tổng thống Erdogan hai ngày sau đó thể hiện rõ tầm nhìn về việc biến Thổ Nhĩ Kỳ thành một cường quốc hàng đầu Trung Đông. "Mọi sự kiện trong khu vực chúng ta, và đặc biệt là ở Syria, nhắc nhở mọi người rằng Thổ Nhĩ Kỳ lớn hơn chính Thổ Nhĩ Kỳ", ông nói. "Thổ Nhĩ Kỳ không thể né tránh số phận của mình".

Cục diện tại Syria. Đồ họa: Al Jazeera

Cục diện tại Syria. Đồ họa: Al Jazeera

Ngoại trừ Qatar, quốc gia có liên minh chặt chẽ với Thổ Nhĩ Kỳ, các đối tác khác của Mỹ trong khu vực, như Arab Saudi, Các tiểu vương quốc Arab Thống nhất (UAE), Bahrain và Jordan, đều có những mối lo ngại riêng về ảnh hưởng mới mà Ankara có được. Họ sợ rằng nền chính trị Hồi giáo hồi sinh từ Damascus có thể làm suy yếu an ninh quốc gia của chính họ.

Chính sách đối ngoại và quốc phòng của Thổ Nhĩ Kỳ từ lâu đã làm các lãnh đạo Mỹ khó chịu. Họ tức giận về hợp tác quân sự và năng lượng hạt nhân giữa chính quyền Tổng thống Erdogan với Nga, cũng như trước các cáo buộc rằng Ankara hỗ trợ bí mật cho IS ở Iraq và Syria.

"Thổ Nhĩ Kỳ suốt một thời gian dài đã là một đồng minh bất kham trong mắt liên minh phương Tây", Jonathan Schanzer, giám đốc điều hành Quỹ Bảo vệ Dân chủ, nhóm nghiên cứu tại Washington, cho hay.

Sau khi HTS lật đổ chính quyền tổng thống Assad, giao tranh vẫn chưa kết thúc. Lực lượng Quân đội Quốc gia Syria (SNA) được Thổ Nhĩ Kỳ hậu thuẫn vẫn mở chiến dịch chống lại người Kurd ở phía đông bắc đất nước, nơi có một số căn cứ quân sự Mỹ. Thổ Nhĩ Kỳ coi dân quân người Kurd ở Syria là một nhánh của đảng Công nhân người Kurd (PKK), tổ chức mà cả Ankara và Washington đều liệt vào danh sách khủng bố.

Lập trường ủng hộ của Washington đối với các nhóm vũ trang người Kurd ở Syria từ lâu đã là một "cái gai" trong mắt Thổ Nhĩ Kỳ.

"Những gì đang xảy ra lúc này là một quốc gia NATO đang ủng hộ tổ chức khủng bố hoạt động chống lại một quốc gia NATO khác", Mehmet Sahin, nhà lập pháp đảng AKP cầm quyền của Thổ Nhĩ Kỳ, nói, thêm rằng ông hy vọng Tổng thống đắc cử Trump sẽ từ bỏ lập trường đó.

Nhưng Ngoại trưởng Israel Gideon Saar tuần qua đã khiến Ankara phẫn nộ khi tuyên bố Tel Aviv nên coi người Kurd là "đồng minh tự nhiên" của mình và phải tăng cường quan hệ với họ cũng như các nhóm thiểu số khác ở Trung Đông.

Israel gần đây cũng điều quân chiếm gần như toàn bộ Cao nguyên Golan của Syria, trong đó có điểm cao chiến lược Hermon. Thổ Nhĩ Kỳ coi đây là mối đe dọa mới, cáo buộc Israel tìm cách phá hoại quá trình chuyển giao quyền lực ở Syria và liên tục yêu cầu Tel Aviv rút quân.

"Bằng cách lợi dụng khoảng trống hiện tại, Israel muốn tiếp tục các chính sách chiếm đóng. Đây không phải là điều tốt cho Syria hoặc khu vực", nghị sĩ Thổ Nhĩ Kỳ Sahin nói.

Ngoài việc kiểm soát đất ở miền nam Syria, trong hai tuần qua, Israel đã không ngừng ném bom cơ sở hạ tầng quân sự chiến lược của chính quyền Assad, đảm bảo rằng những người lãnh đạo mới tại Syria sẽ không thể kế thừa lực lượng phòng không, hải quân, không quân hay tên lửa và rocket.

Trả lời yêu cầu rút quân của Ankara, Bộ Ngoại giao Israel cho rằng Thổ Nhĩ Kỳ không có tư cách nêu vấn đề "chiếm đóng ở Syria", vì quân đội Thổ Nhĩ Kỳ đã hoạt động ở quốc gia này kể từ năm 2016, ủng hộ các lực lượng đối lập và cung cấp dịch vụ ngân hàng cũng như bưu chính quốc gia trên phần lớn lãnh thổ Syria.

Thủ lĩnh HTS đến nay vẫn cố gắng thể hiện hình ảnh ôn hòa. Ông đã nhiều lần lên tiếng bảo vệ quyền của các nhóm thiểu số và khẳng định một Syria mới quan tâm đến việc tái thiết sau gần 14 năm nội chiến thay vì đối đầu với Israel.

Tuy nhiên, những lời đảm bảo đó không thuyết phục được nhiều người trong giới lãnh đạo Israel, bởi al-Shara từng lên tiếng ủng hộ cuộc tấn công ngày 7/10/2023 của Hamas vào lãnh thổ Israel. Bí danh của ông, Abu Mohammed al-Jawlani, ám chỉ nguồn gốc gia đình ông ở Cao nguyên Golan, khu vực mà Israel đã giành quyền kiểm soát từ Syria vào năm 1967 và sáp nhập kể từ đó.

"HTS đang nắm quyền kiểm soát ở Damascus, dưới bảo trợ của Thổ Nhĩ Kỳ, làm dấy lên nỗi lo của Israel về những người Hồi giáo thù địch nắm quyền ở biên giới đông bắc. Tình thế khó khăn đó có thể trở nên tồi tệ hơn nữa nếu người Kurd bị đẩy lùi, tạo cơ hội cho IS trỗi dậy trở lại", Shalom Lipner, thành viên cấp cao tại Hội đồng Đại Tây Dương, người từng là cố vấn cho một số đời thủ tướng Israel, nhấn mạnh.

Edelstein, chủ tịch Ủy ban Đối ngoại và Quốc phòng của quốc hội Israel, cho biết mối đe dọa từ Syria sẽ không nổi lên ngay lập tức, nhưng về trung hạn, các nhóm Hồi giáo ở miền nam Syria có thể đe dọa cộng đồng Israel ở biên giới. Về lâu dài, quân đội Syria được xây dựng lại bằng vũ khí và hỗ trợ từ Thổ Nhĩ Kỳ có thể một lần nữa gây ra rủi ro với Tel Aviv không khác gì chính quyền Tổng thống Assad.

Thủ lĩnh HTS Ahmed Hussein al-Shara phát biểu tại thủ đô Damascus, Syria, hôm 8/12. Ảnh: AFP

Thủ lĩnh HTS Ahmed Hussein al-Shara phát biểu tại thủ đô Damascus, Syria, hôm 8/12. Ảnh: AFP

Tuy nhiên, giới chuyên gia tin rằng cuộc ganh đua ảnh hưởng giữa Israel và Thổ Nhĩ Kỳ tại Syria sẽ khó bùng phát thành xung đột, bởi hai cường quốc vẫn duy trì những kênh liên lạc cần thiết.

"Hai nước đều là đồng minh của Mỹ, do đó vấn đề giữa họ có thể được giải quyết", Eyal Zisser, chủ tịch khoa lịch sử Trung Đông đương đại tại Đại học Tel Aviv, bình luận, thêm rằng một Syria chịu ảnh hưởng từ Thổ Nhĩ Kỳ sẽ tốt hơn nhiều cho Israel so với một Syria chịu ảnh hưởng từ Iran.

"Thổ Nhĩ Kỳ không mong muốn Israel bị hủy diệt, không phát triển vũ khí hạt nhân, không cung cấp cho Hezbollah kho tên lửa khổng lồ và không gửi hàng chục nghìn dân quân vào Syria", ông nói.

Omer Onhon, nhà phân tích chính trị từng là đại sứ Thổ Nhĩ Kỳ tại Damascus, cho rằng còn quá sớm để thảo luận về một cuộc đối đầu sắp xảy ra giữa Thổ Nhĩ Kỳ và Israel tại Syria.

"Thổ Nhĩ Kỳ phản đối các chính sách của chính phủ Netanyahu và nếu những chính sách này thay đổi thì quan hệ hai bên có thể trở lại bình thường như trong suốt chiều dài lịch sử", ông lưu ý.

Vũ Hoàng (Theo WSJ, AFP, Reuters)


***********

Chỉ thị bí mật và các cuộc đàn áp làm tê liệt xã hội dân sự ở Việt Nam

Bài viết của Allegra Mendelson cho chuyên mục Điều tra của RFA

Cập nhật ngày 23 tháng 12 lúc 12 giờ chiều, giờ miền đông, Hoa Kỳ.

Những năm gần đây, Bình đã quen sống trong trạng thái sợ hãi thường trực. Giống như nhiều người làm việc trong lĩnh vực xã hội dân sự ở Việt Nam, người phụ nữ 44 tuổi này luôn ám ảnh rằng: Cô có thể bị bắt giam vào một ngày bất kỳ nào đó, đơn giản chỉ vì đi làm.

“Tất cả mọi người bây giờ đều trở nên cảnh giác” – cô nói với Đài Á Châu Tự Do (RFA) trong một cuộc trao đổi qua điện thoại vào tháng 11 vừa qua. “Những người tôi biết đã bị bắt giữ vì những lý do không rõ ràng”. 

Bình, người đã yêu cầu chúng tôi sử dụng tên giả vì lý do an ninh, đã làm việc hơn 20 năm trong lĩnh vực trợ giúp nhân đạo cho một số tổ chức cả trong nước và quốc tế ở Việt Nam. Ở mỗi tổ chức này, cô đều đã tránh được sự dọa nạt và đàn áp của Đảng Cộng sản (ĐCS) cầm quyền ở Việt Nam. Nhưng gần đây, tình hình đã trở nên tồi tệ một cách rõ rệt. 

Mặc dù làm việc cho một tổ chức phi chính phủ (NGO) quốc tế, Bình cho hay cứ ba tháng một lần, toàn bộ nhân viên của cơ quan cô thường bị triệu tập lên văn phòng Liên hiệp các Tổ chức Hữu nghị Việt Nam – cơ quan quản lý các tổ chức NGO quốc tế – để được “phỏng vấn”. 

“Họ thường hỏi chúng tôi đã đi đâu gần đây và chúng tôi đang làm gì. Điều này rất kỳ cục. Rõ ràng là họ muốn chúng tôi biết là chúng tôi đang bị giám sát” – cô nói. 

Bình cho biết, một số lần khác, công an đã theo dõi cô và đồng nghiệp khi họ xuống làm việc tại cơ sở. 

Vietnam-crackdown-directive-24-secret-order-02.jpg
Cảnh sát đứng gác bên ngoài các tòa nhà chính phủ ở Hà Nội, ngày 22 tháng 8 năm 2024. (Allegra Mendelson/RFA)

Thậm chí các cơ quan của Liên Hợp Quốc cũng bị “giám sát chặt chẽ” và o ép  – Bình, người có kinh nghiệm cộng tác với một số cơ quan của Liên Hợp Quốc (LHQ), cho biết. 

“Có những lúc người ta cắt điện và yêu cầu chủ nhà không cho họ thuê văn phòng nữa” – cô nói.

RFA đã liên lạc với Văn phòng Điều phối viên thường trú của Liên Hợp Quốc tại Việt Nam – nơi quản lý các cơ quan của LHQ  tại Việt Nam – để yêu cầu bình luận về thông tin này nhưng đã không nhận được phản hồi. 

Bình đã làm mọi thứ có thể để bảo vệ bản thân và cho đến nay những biện pháp này vẫn tỏ ra có hiệu quả. Tuy nhiên những người khác, trong đó có cả những đồng nghiệp và bạn thân của cô, đã không được may mắn như vậy. 

Theo Dự án 88, một tổ chức nhân quyền Việt Nam, trong bốn năm qua, gần một chục nhân viên của các tổ chức NGO đã bị bắt hoặc giam giữ chỉ vì làm công việc của họ. Dự án 88 cũng cho biết ít nhất bốn người trong số này hiện vẫn còn đang bị tù đày cùng với hơn 175 nhà hoạt động khác. 

Những cuộc bắt giữ này – nhiều trường hợp được tiến hành với cáo buộc trốn thuế hoặc các cáo buộc khác mà các nhà giám sát luật pháp nói là có động cơ chính trị - là một phần của một cuộc đàn áp rộng lớn hơn do chính phủ tiến hành nhằm hạn chế xã hội dân sự ở Việt Nam. 

Hàng loạt các quy định mang tính bóp nghẹt, rất nhiều trong số đó được giấu kín, đã tạo cơ sở cho nỗ lực thắt chặt quyền lực của ĐCS.

Một trong số đó và có thể xem là hà khắc nhất, là Chỉ thị 24 – được ban hành tháng 7/2023. Trong bối cảnh Việt Nam đang gia tăng toàn cầu hóa, văn bản này lại coi tất cả các hoạt động hợp tác với nước ngoài là mối đe dọa đối với an ninh quốc gia. 

Chỉ thị bí mật mà Dự án 88 tiếp cận được vào hồi đầu năm 2024 này chưa bao giờ được chính quyền Việt Nam công bố. Văn bản này cung cấp thông tin chi tiết về sự phản đối của nhà cầm quyền Việt Nam với quyền tự do biểu đạt, viện trợ quốc tế, công đoàn và thậm chí với việc đi nước ngoài. Theo giới chuyên gia, tác động của chỉ thị này là việc hình sự hóa một cách hiệu quả các hoạt động vận động chính trị, xã hội. 

Tháng 10 vừa qua, chính phủ đã củng cố những biện pháp này bằng Nghị quyết 126 – một văn bản đã bổ sung thêm những hạn chế đối với việc thành lập bất kỳ loại hình hội nhóm nào ở Việt Nam. 

Đàn áp được triển khai cùng với chiến dịch chống tham nhũng rộng khắp khiến phần lớn xã hội dân sự rơi vào bế tắc. Bầu không khí sợ hãi gia tăng, vì vậy, các chính trị gia không sẵn sàng thông qua các dự án và kinh phí. 

Trong bốn tháng qua, RFA đã trao đổi với hơn một chục nhà hoạt động, nhân viên các tổ chức NGO, các nhà tài trợ quốc tế, các nhà ngoại giao và các chuyên gia để tìm hiểu xem các chỉ thị, mệnh lệnh của chính quyền và các cuộc đàn áp sau đó đã được tăng cường như thế nào và ảnh hưởng của chúng đối với những người làm việc trong lĩnh vực xã hội dân sự ở Việt Nam. 

Lo sợ về ảnh hưởng của nước ngoài

Xã hội dân sự không phải lúc nào cũng là mục tiêu đàn áp của chính phủ Việt Nam. Một thập kỷ trước, rất nhiều người đã có cái nhìn lạc quan hơn nhiều. 

Nguyễn Tiến Trung, một nhà hoạt động dân chủ hiện sống tại Đức, từng bị bắt vào năm 2009 vì chống đối ĐCS. Ông nói rằng ông được ra tù 5 năm sau đó – vào thời điểm mà sự hỗ trợ đối với xã hội dân sự khác xa so với hiện nay. 

“Khi tôi được ra tù vào năm 2014, các tổ chức xã hội dân sự mọc lên như nấm ở Việt Nam. Rất nhiều tổ chức, cả đã đăng ký và không đăng ký [hoạt động] với chính quyền cộng sản Việt Nam, đều hoạt động tự do thoải mái” – ông Trung nói. 

Vietnam-crackdown-directive-24-secret-order-04.jpg
Nhà hoạt động Nguyễn Tiến Trung, trong một bức ảnh không ghi ngày tháng. (Trung Nguyen Tien)

Nhưng vào khoảng năm 2016, tình hình bắt đầu thay đổi. Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tuyên bố nghỉ hưu và ông Nguyễn Phú Trọng, người khi đó là Tổng Bí thư ĐCSVN, tái đắc cử cho nhiệm kỳ thứ hai. Ông Trọng đã qua đời vào giữa năm nay. 

Không giống như ông Dũng - người tương đối  thiện cảm với xã hội dân sự - ông Trọng có một cách tiếp cận rất khác. Ông không đồng tình với các mối quan hệ nồng ấm, thân thiện mà ông Dũng đã xây dựng với phương Tây và bắt đầu triển khai một loạt các biện pháp để hạn chế ảnh hưởng của nước ngoài. 

Việt Nam có mạng lưới các tổ chức hoạt động ở nhiều cấp độ khác nhau, từ các nhóm không chính thức, không đăng ký ở cấp địa phương tới những tổ chức phi chính phủ quốc tế (INGOs) lớn như Save the Children hay Oxfam. 

Hầu hết các tổ chức NGO quốc tế đăng ký hoạt động với Bộ Ngoại giao trong khi các tổ chức NGO trong nước lại đăng ký với Bộ Khoa học và Công nghệ. Những biện pháp được đưa ra dưới thời ông Trọng nhắm vào mục tiêu tăng cường sự quản lý giám sát của chính phủ đối với các tổ chức này. 

Bắt đầu từ năm 2020, chính phủ Việt Nam đã đưa ra một loạt các nghị định và quyết định để ngăn chặn tiếp cận đối với các nguồn tài trợ nước ngoài và gia tăng việc kiểm soát thông qua cái mà hai báo cáo viên đặc biệt của Liên Hợp Quốc gọi là “những đòi hỏi nặng nề quá đáng” cho các hoạt động. 

"Các lãnh đạo ĐCS muốn duy trì sự độc quyền về quyền lực của họ. Họ lo ngại rằng  ảnh hưởng của nước ngoài có thể làm mất ổn định quyền kiểm soát của họ. Các tổ chức NGO quốc tế và các thể nhân/tổ chức nước ngoài thường quảng bá, thúc đẩy các giá trị dân chủ và nhân quyền - điều mà ĐCS xem là những mối đe dọa đối với chế độ độc đảng cầm quyền của mình" -  ông Trung, nhà hoạt động dân chủ nói. 

Tuy nhiên, ông cũng lưu ý rằng, các quan ngại đặc biệt tập trung vào những ảnh hưởng của phương Tây trong khi các nước, ví dụ như Trung Quốc và Nga là “những hình mẫu cho Đảng Cộng sản [Việt Nam] noi theo”. 

Các  bộ ngành quản lý các tổ chức NGO ở Việt Nam đã không hồi đáp những đề nghị bình luận của RFA cho bài viết này. 

Không gian bị bóp nghẹt

Trong môi trường hoạt động này, vô số tổ chức phi chính phủ đã phải đóng cửa trong những năm gần đây. 

Trong số đó có Towards Transparencey, một chi nhánh của tổ chức Transparency International toàn cầu, đã phải đóng cửa vào cuối năm 2021 do những quan ngại về an ninh. Không lâu trước đó, chính quyền thành phố Hà Nội đã tước tên miền trang web của tổ chức này – điều mà nhiều người xem là một động thái đe dọa sau khi website này đăng tải một tấm bản đồ thiếu các đảo ở Biển Đông [mà Việt Nam, Trung Quốc và một vài nước trong khu vực] đang tranh chấp chủ quyền. 

Vietnam-crackdown-directive-24-secret-order-03.jpg
Hội nghị triển khai Chỉ thị 24, tại Hà Nội ngày 21/12/2023. (Bộ Công an Việt Nam)

Trung tâm Phát triển Cộng đồng LIN – một mạng lưới mang tính đầu mối của 400 tổ chức phi lợi nhuận đã công bố sẽ đóng cửa vào tháng 1/2023 mà không nêu lý do cụ thể và Viện Nghiên cứu và Phát triển Công nghệ (SENA) đã buộc phải giải thể vào tháng 7/2023 – một năm sau khi giám đốc của họ bị bắt và cáo buộc “lợi dụng các quyền tự do dân chủ” vì đã gửi các góp ý xây dựng ĐCS. 

Chính quyền cũng nhắm vào các cá nhân, tiêu biểu bằng việc sử dụng luật thuế. Luật lệ xung quanh vấn đề chiếm dụng thuế hiện khá mơ hồ và có thể bị lợi dụng để truy tố bất cứ ai mà chính quyền muốn ngăn chặn – ông Trung nói. 

Kết quả là “nỗi sợ hãi bị bắt giữ bởi cáo buộc ‘trốn thuế” đã tạo ra sự cẩn trọng, nếu không muốn nói là sự tê liệt hoàn toàn trong lĩnh vực này” – ông nói. 

Một trong những vụ án nổi nổi bật nhất trong những năm gần đây là việc bắt giữ nhà hoạt động môi trường Hoàng Thị Minh Hồng vào tháng 5/2023. Cô đã bị kết án 3 năm tù về tội trốn thuế nhưng đã được thả sớm vào tháng 9 năm nay. 

Dự án 88 phát hiện ra rằng “Chính phủ Việt Nam có truyền thống sử dụng cáo buộc trốn thuế để truy tố những người bất đồng chính kiến mà họ không thể buộc tội một cách thuyết phục theo các điều khoản về an ninh quốc gia của Bộ luật Hình sự.” 

Ông Nguyễn Quang A - một nhà hoạt động nhân quyền nổi bật ở Việt Nam đồng thời là cựu Viện trưởng Viện Nghiên cứu Phát triển đã giải thể - nói với RFA rằng ông đã bị bắt về tội trốn thuế “ít nhất bốn hay năm lần” nhưng lý do đó thực ra luôn là cái vỏ bọc cho các vấn đề liên quan đến bất đồng chính kiến. 

Vietnam-crackdown-directive-24-secret-order-05.jpg
Ông Nguyễn Văn Bình, Vụ trưởng Vụ Pháp chế, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội Việt Nam. (Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội Việt Nam)

Các luật khác cũng đã được vũ khí hóa. Tháng 4 năm nay, ông Nguyễn Văn Bình, khi đó là Vụ trưởng Vụ Pháp chế của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội, đã bị bắt và truy tố vì bị cho là đã tiết lộ bí mật nhà nước. 

Ông đã nỗ lực hỗ trợ nhằm mang đến cho người lao động quyền được thành lập công đoàn – một loại hình tổ chức vốn bị cấm ở Việt Nam trừ một ngoại lệ là công đoàn trực thuộc nhà nước. 

Chiến dịch Đốt lò

Những sự đàn áp này chỉ là một mảng thách thức mà các tổ chức NGO ở Việt Nam phải đối mặt và vượt qua. Đốt lò - chiến dịch chống tham nhũng gây nhiều tranh cãi đã khiến việc có được sự phê duyệt của chính phủ đối với các tổ chức  xã hội dân sự trở nên khó hơn bao giờ hết, trong tất cả các vấn đề từ đi lại cho đến kinh phí. 

Vietnam-crackdown-directive-24-secret-order-06.jpg
Các cảnh sát chờ đợi bên ngoài một đồn cảnh sát ở trung tâm Hà Nội, ngày 17 tháng 8 năm 2024. (Allegra Mendelson/RFA)

Kể từ khi chiến dịch này được phát động vào năm 2013, chính phủ Việt Nam đã nỗ lực kiểm tra, bắt giữ các quan chức ở tất cả các cấp, bao gồm cả các thành viên cấp cao của Bộ Chính trị và các bộ trong chính phủ. Tính đến năm 2023, gần 200.000 đảng viên đã bị kỷ luật trong khuôn khổ chiến dịch này

Mặc dù chiến dịch này đã đưa Việt Nam từ vị trí 113 lên vị trí 83 về Chỉ số Cảm nhận Tham nhũng nhưng nó cũng làm đóng băng cả những hoạt động hợp pháp - các nhà vận động chính sách cho biết. 

“Các quan chức không rõ là những hoạt động nào có thể khiến ai đó gặp rắc rối. Vì thế, tất cả mọi người đều luôn đề cao cảnh giác” – ông Minh, một nhà hoạt động lâu năm phát biểu. Ông cũng đã yêu cầu chúng tôi sử dụng tên giả vì lý do an toàn. 

"Tác động lớn nhất của chiến dịch chống tham nhũng là các quan chức chính phủ không muốn làm việc nữa, họ không muốn ủng hộ, tạo điều kiện cho xã hội dân sự. Họ thường giữ im lặng vì nói không thì dễ dàng hơn”. 

Điều đó có nghĩa là trong 3 năm gần đây, Việt Nam đã đánh mất khoảng 2,5 tỷ USD viện trợ nước ngoài. Một tỷ USD nữa hiện đang chờ được thông qua. 

Phần lớn tài trợ đó đã được dành cho những thứ như các dự án phát triển và cơ sở hạ tầng, trong đó các cơ quan của Liên Hợp Quốc hoặc Liên minh Châu Âu (EU) đôi khi hợp tác với các tổ chức trong nước của Việt Nam. 

Một người từng là nhà tài trợ phương Tây cao cấp nói với RFA rằng rất nhiều tổ chức trong nước "không còn muốn nhận tiền [tài trợ của] nước ngoài vì việc này mang đến quá nhiều rủi ro" và do đó, họ buộc phải thu hẹp quy mô hoạt động. 

Tìm kiếm những giải pháp thay thế

Để hoạt động, các nhóm xã hội dân sự đã tìm đến một số giải pháp. Một trong những giải pháp này là đăng ký hoạt động dưới hình thức doanh nghiệp xã hội – một dạng kết hợp giữa tổ chức từ thiện và doanh nghiệp hoạt động vì lợi nhuận – thay vì là một tổ chức phi chính phủ. Cách này đã giúp một số tổ chức hoạt động dễ dàng hơn nhưng điều đó cũng có nghĩa là họ phải trả nhiều thuế hơn. 

“Họ không trực tiếp hối lộ chính phủ nhưng dành rất nhiều tiền của, công sức để vun đắp các mối quan hệ đó để tránh các vấn đề [có thể xảy ra]” – ông Bình nói.

Nhưng sự thanh thản, yên bình có được những lựa chọn này không phải là lý tưởng và nhiều khả năng chỉ mang tính tạm thời. Những người làm việc trong khu vực xã hội dân sự ở Việt Nam lo lắng rằng môi trường hoạt động của họ sẽ tiếp tục tồi tệ hơn. 

Sau khi ông Trọng qua đời vào tháng 7 năm nay, người kế nhiệm ông là ông Tô Lâm – một cán bộ lâu năm của Đảng đồng thời đã giữ những vị trí cấp cao trong chính phủ trong nhiều thập kỷ. 

Ở cương vị Bộ trưởng Bộ Công an, ông đã thực hiện nhiều hoạt động đàn áp đối với các tổ chức xã hội dân sự, trong đó có việc sử dụng tội danh trốn thuế như một cách để bịt miệng người bất đồng chính kiến. 

“Ông Tô Lâm đã làm cả đời trong ngành công an. Ông ta coi tất cả các tổ chức không nằm dưới sự kiểm soát của ĐCS là những kẻ thù tiềm năng” – ông Trung, nhà hoạt động dân chủ nói.

“Tôi không nghi ngờ việc ông ấy sẽ tiếp tục đàn áp các phong trào dân chủ và dân sự xã hội” – ông Trung dự đoán. 

Biên tập bởi Abby Seiff và Boer Deng.


**********

Điện Kremlin cáo buộc Ukraina âm mưu phóng hỏa các cơ sở hành chính tại Nga

Phan Minh

Truyền thông Nga đưa tin các ngân hàng, trung tâm thương mại, bưu điện và các tòa nhà hành chính đã là mục tiêu của hàng loạt âm mưu phóng hỏa từ ngày 20/12/2024. Điện Kremlin khẳng định chính quyền Ukraina đứng sau những hành động "phá hoại" này.

Đăng ngày: Sửa đổi ngày:

1 phút

Một tòa nhà bị hư hại mà Nga cáo buộc là do drone của Ukraina tấn công ở Kazan, Nga, 21/12/2024.
Một tòa nhà bị hư hại mà Nga cáo buộc là do drone của Ukraina tấn công ở Kazan, Nga, 21/12/2024. REUTERS - Stringer

Từ Matxcơva, thông tín viên Jean-Didier Revoin tường trình :

Đây là những cá nhân đơn lẻ, hoạt động chủ yếu tại Matxcơva và Saint-Petersburg, cũng như tại các vùng ngoại ô của những thành phố này. Nhà chức trách đã ghi nhận khoảng 20 vụ từ thứ Sáu tuần trước.

Những người nói trên đã tìm cách kích nổ các thiết bị nhỏ hoặc phóng pháo hoa vào các tòa nhà. Các máy rút tiền tự động của những ngân hàng công, trung tâm thương mại, bưu điện, văn phòng tuyển quân, xe cảnh sát và các tòa nhà hành chính khác là mục tiêu phóng hỏa. Những hình ảnh từ camera giám sát còn cho thấy những người này dùng điện thoại di động quay những đám cháy họ tìm cách gây ra.

Sberbank, ngân hàng lớn nhất của Nga, cho biết trong tuần qua, con số các mưu toan phóng hỏa đã tăng 30%. Hầu hết những đối tượng bị bắt là những người về hưu, có thể đã được Ukraina tuyển mộ.

Cơ quan tình báo Nga FSB cảnh báo người dân Nga rằng những người Ukraina đóng giả nhân viên an ninh đã gọi điện cho những người già và yêu cầu họ thực hiện những hành động phóng hỏa để nhận được một khoản tiền, hoặc để lấy lại quyền truy cập vào các tài khoản bị khóa. Kiev vẫn chưa có phản ứng trước những cáo buộc này.


*******

rfa.org

Vịnh Hạ Long trước nguy cơ bị loại khỏi danh sách di sản thiên nhiên thế giới

2024.12.20

Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hoá của Liên Hợp Quốc (UNESCO) sẽ cử chuyên gia đến đánh giá các nguy cơ bảo tồn Vịnh Hạ Long vì lo ngại các dự án phát triển ở khu vực này đang đe doạ Vịnh. Cuộc điều tra nếu dẫn đến những trừng phạt có thể khiến Vịnh Hạ Long không còn nằm trong danh sách di sản thiên nhiên thế giới. Reuters dẫn thông tin từ UNESCO cho biết tin này hôm 20/12.

Vịnh Hạ Long nằm sát quần đảo Cát Bà với những đảo đá vôi vừa có một lễ kỷ niệm 30 năm ngày được UNESCO vinh danh là di sản thiên nhiên thế giới.

Từ khi được UNESCO công nhận là di sản thiên nhiên thế giới, Vịnh Hạ Long trở thành nơi thu hút đông đảo hàng triệu lượt khách du lịch mỗi năm, góp phần gia tăng doanh thu cho ngành du lịch, đóng góp 8% GDP của cả nước.

Tuy nhiên, UNESCO tỏ ra lo ngại trước “nhiều dự án phát triển cho du lịch mới và các khu vực dân cư đô thị dọc bờ biển của TP hạ Long đã được phê duyệt và thực hiện” mà không có đánh giá ảnh hưởng hợp lý.

Gần đây, cư dân mạng ở Việt Nam đăng tải các hình ảnh về một công trình du lịch ở Vịnh Cát Bà của Tập đoàn Sun Group. Những hình ảnh lan truyền trên mạng cho thấy một phần của Vịnh đang bị san lấp nhanh chóng. Nhiều người bày tỏ lo lắng vì cho rằng dự án này đang tàn phá thiên nhiên.

“Nếu những mối đe doạ được phát hiện phá hỏng sự toàn vẹn của di sản và những lý do đã được đề cập trong Danh sách Di sản Thế giới, Hội đồng đánh giá sẽ đề nghị có biện pháp sửa chữa để tăng cường việc bảo vệ khu vực” - UNESCO cho biết.

Đoàn làm việc tới Vịnh Hạ Long trong  thời gian vài tháng tới sẽ bao gồm các chuyên gia từ UNESCO và Liên minh Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế.

Hiện Bộ Ngoại giao và Bộ Văn hoá của Việt Nam vẫn chưa đưa ra bình luận gì về thông tin mới này.


**********

Quốc hội tìm cách cấm máy bay không người lái của Trung Quốc được sử dụng tại Hoa Kỳ


Máy bay không người lái Phantom 4 của Trung Quốc do công ty DJI Technology sản xuất bay biểu diễn tại Tokyo, Nhật Bản, ngày 3/3/2016.
Máy bay không người lái Phantom 4 của Trung Quốc do công ty DJI Technology sản xuất bay biểu diễn tại Tokyo, Nhật Bản, ngày 3/3/2016.

Sự cạnh tranh về kinh tế và công nghệ giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc đã xuất hiện trên thị trường máy bay không người lái, nơi các thiết bị bay do Trung Quốc sản xuất đang chiếm ưu thế.

Các nhà lập pháp tại Washington đang tìm cách cấm bán máy bay không người lái mới từ hai nhà sản xuất Trung Quốc lớn, với lý do chúng có thể được sử dụng để do thám người Mỹ và các mẫu máy bay giá rẻ đang gây tổn hại đến ngành công nghiệp máy bay không người lái của Hoa Kỳ.

Một dự luật quốc phòng được Quốc hội thông qua vào tuần trước sẽ cấm máy bay không người lái mới của Trung Quốc từ DJI Technology và Autel Robotics nếu quá trình xem xét phát hiện ra rằng chúng gây ra rủi ro “không thể chấp nhận được” đối với an ninh quốc gia Hoa Kỳ.

Nhưng người dùng Hoa Kỳ, từ cảnh sát đến nông dân, người lập bản đồ và nhà làm phim, đã bắt đầu dựa vào máy bay không người lái do Trung Quốc sản xuất, đặc biệt là máy bay do DJI sản xuất.

Sau đây là những điều cần biết về cuộc tranh luận.

Các nhà lập pháp cho biết máy bay không người lái gây ra mối đe dọa an ninh quốc gia

Dân biểu Elise Stefanik, thuộc đảng Cộng hòa, New York, người được Tổng thống đắc cử Donald Trump chọn làm đại sứ tại Liên hiệp quốc, đã dẫn đầu các nỗ lực của Hạ viện nhằm cấm máy bay không người lái mới của Trung Quốc, với lý do người Mỹ đã trở nên quá phụ thuộc vào chúng.

Bà lập luận rằng “Việc để Trung Quốc Cộng sản trở thành nhà máy sản xuất máy bay không người lái của chúng ta là vô trách nhiệm về mặt chiến lược”.

Chính vai trò của máy bay không người lái trong cuộc sống hàng ngày đã thúc đẩy Thượng nghị sĩ Công hòa Florida Rick Scott, yêu cầu Quốc hội hạn chế việc các cơ quan liên bang mua máy bay không người lái của Trung Quốc. Những hạn chế đó đã được đưa vào dự luật mà Tổng thống đảng Dân chủ Joe Biden đã ký vào năm ngoái.

Ông Scott đã so sánh máy bay không người lái của Trung Quốc với những khinh khí cầu do thám có thể “thu thập dữ liệu hoặc mang theo các trọng tải có hại” trên khắp nước Mỹ, gây ra rủi ro cho các căn cứ quân sự, cơ sở hạ tầng quan trọng và tài nguyên thiên nhiên.

Máy bay không người lái do DJI sản xuất thống trị thị trường Hoa Kỳ

DJI, được nêu tên trong dự luật, là thương hiệu máy bay không người lái nổi tiếng nhất của Trung Quốc. Công ty này chiếm phần lớn thị phần máy bay không người lái toàn cầu và là công ty thống lĩnh thị trường Hoa Kỳ. Máy bay không người lái của công ty đã được những người ứng cứu đầu tiên sử dụng để xác định vị trí nạn nhân thiên tai, người lập bản đồ để khảo sát đường sá và đường dây tiện ích, nhân viên kiểm soát muỗi để tiếp cận đàn ấu trùng và các nhà làm phim để ghi lại cảnh quay trên không.

Được thành lập vào năm 2006 và có trụ sở tại thành phố Thâm Quyến, miền nam Trung Quốc, DJI sản xuất các thiết bị được biết đến với giá cả phải chăng và hiệu suất cao. Chúng thậm chí còn được cả hai bên sử dụng trên chiến trường ở Ukraine, mặc dù DJI không sản xuất máy bay không người lái quân sự.

Khi quan hệ Mỹ-Trung trở nên tồi tệ, máy bay không người lái DJI đã bị giám sát chặt chẽ. Chính phủ Hoa Kỳ đưa công ty vào một số danh sách đen với lý do lo ngại về nhân quyền cũng như cáo buộc có liên quan đến quân đội Trung Quốc. DJI phủ nhận mọi hành vi sai trái và đang kiện Lầu Năm Góc vì chỉ định công ty là một công ty quân sự Trung Quốc.

Các viên chức hải quan Hoa Kỳ cũng đã chặn một số lô hàng của DJI vì lo ngại rằng các sản phẩm này có thể được sản xuất bằng lao động cưỡng bức. DJI gọi đó là “một sự hiểu lầm liên quan đến hải quan”.

DJI cũng đã bày tỏ lo ngại về việc xem xét máy bay không người lái của Trung Quốc được đưa vào dự luật quốc phòng, nói rằng dự luật này không cho phép công ty tự bảo vệ mình. Dự luật kêu gọi “quyền phản hồi công bằng đối với bất kỳ phát hiện nào”.

Người dùng cho biết máy bay không người lái của Trung Quốc không dễ thay thế

Ông Russell Hedrick, một nông dân ở Bắc Carolina, điều khiển máy bay không người lái để phun phân bón trên các cánh đồng ngô, đậu và lúa mì của mình với chi phí chỉ bằng một phần nhỏ so với chi phí sử dụng máy rải phân thông thường. Ông cho biết, một máy rải thuốc bằng máy bay không người lái có giá 35.000 đô la, trong khi một máy phun thuốc trên mặt đất có giá 250.000 đô la.

Là một tình nguyện viên cứu hộ, ông Hedrick sử dụng máy bay không người lái tầm nhiệt để tìm kiếm những người bị mắc kẹt do lở đất và máy bay không người lái chở hàng để gửi nước và sữa bột cho những người bị mắc kẹt — một việc ông đã làm sau cơn bão Helene.

“Tôi sẽ không nói rằng tôi không thích có máy bay không người lái của Hoa Kỳ, nhưng tôi không thấy máy bay không người lái của Hoa Kỳ có thể sánh được với máy bay không người lái của DJI về độ tin cậy, dễ sử dụng và chỉ riêng phần mềm thân thiện với người dùng”, ôngHedrick nói. “Máy bay không người lái của Hoa Kỳ không tốt bằng máy bay của DJI nhưng lại đắt gấp đôi”.

Theo phúc trình tháng 9 của Văn phòng Trách nhiệm Giải trình của Chính phủ, tại Bộ Nội vụ, lệnh cấm máy bay không người lái do nước ngoài sản xuất đã dẫn đến “mất cơ hội thu thập dữ liệu về cảnh quan, tài nguyên thiên nhiên và văn hóa, động vật hoang dã và cơ sở hạ tầng”.

Ông Michael Robbins, chủ tịch kiêm giám đốc điều hành AUVSI, một nhóm ủng hộ các phương tiện không người lái như máy bay không người lái, phản đối lệnh cấm ngay lập tức. Thay vào đó, nhóm này thúc giục chính phủ hỗ trợ ngành sản xuất máy bay không người lái trong nước thông qua đầu tư để có thể bắt kịp các đối thủ cạnh tranh Trung Quốc về cả năng lực và chi phí.


**********

Quân đội Hàn Quốc: Hơn 1100 lính Bắc Triều Tiên thương vong khi tham chiến cùng Nga

Anh Vũ

Quân đội Hàn Quốc hôm nay, 23/12/2024, khẳng định hơn 1100 lính Bắc Triều Tiên đã chết hoặc bị thương kể từ khi tham chiến cùng quân Nga chống Ukraina, đồng thời Bình Nhưỡng đang chuẩn bị triển khai thêm quân và cung cấp vũ khí hỗ trợ Matxcơva.

Đăng ngày: Sửa đổi ngày:

2 phút

Ảnh màn hình cắt từ video của SPRAVDI được newsukraine.rbc.ua đăng ngày 18/10/2024 về lính Bắc Triều Tiên nhận quân phục tại một doanh trại nằm ở vùng Viễn Đông của Nga.
Ảnh màn hình cắt từ video của SPRAVDI được newsukraine.rbc.ua đăng ngày 18/10/2024 về lính Bắc Triều Tiên nhận quân phục tại một doanh trại nằm ở vùng Viễn Đông của Nga. © SPRAVDI / Capture d'écran

Hãng tin AFP dẫn thông cáo của Hội đồng Tham mưu trưởng liên quân ( JCS) của Hàn Quốc cho biết : « Chúng tôi thẩm định quân Bắc Triều Tiên gần đây tham chiến chống quân đội Ukraina đã bị tổn thất khoảng 1.100 người », cả chết và bị thương.

Bộ tổng tham mưu quân đội Hàn Quốc cũng ghi nhận những dấu hiệu cho thấy Bắc Triều Tiên đang chuẩn bị gửi quân tăng viện đến Nga. Những thông tin tình báo mà Hàn Quốc thu thập được còn cho biết  Bình Nhưỡng đang sản xuất và chuyển cho Nga các loại drone cảm tử.

Vẫn theo Hội đồng Tham mưu trưởng liên quân, Bình Nhưỡng còn cung cấp cho Matxcơva các loại pháo 170 mm Koksan có tầm bắn từ 40km đến 60km, cùng nhiều dàn phóng rốc két đa nòng 240 mm.

Theo quân đội Hàn Quốc, Bắc Triều Tiên tham chiến chống Ukraina là nhằm cải thiện khả năng tiến hành chiến tranh quy ước nhờ sự hỗ trợ của Nga. Seoul đánh giá « điều đó có thể sẽ dẫn đến việc gia tăng đe dọa quân sự của miền Bắc đối với miền Nam ».

Hôm 17/12 vừa qua, tổng tư lệnh quân đội Ukraina Oleksandre Syrsky cho biết quân Nga đã mở « các chiến dịch tấn công dồn dập trong vùng Kursk với việc tích cực huy động các đơn vị  Bắc Triều Tiên ». Tướng Ukraina cho biết thêm là quân Bắc Triều Tiên đã « chịu những tổn thất nặng nề ».

Quân Ukraina hồi đầu tháng 8 năm nay đã mở cuộc tấn công bất ngờ vào vùng biên giới Kursk của Nga và hiện vẫn kiểm soát một phần nhỏ vùng lãnh thổ này.

Bình Nhưỡng chưa bao giờ xác nhận hay phủ nhận sự hiện diện của quân đội Bắc Triều Tiên tại Nga. Hai nước đã tăng cường quan hệ quân sự kể từ khi Matxcơva xâm lược Ukraina vào tháng 2/2022.

Một hiệp ước phòng thủ chung mang tính lịch sử giữa Bình Nhưỡng và Matxcơva, được ký vào tháng 6, đã có hiệu lực vào đầu tháng 12 này, theo đó hai nước sẽ hỗ trợ quân sự nhau ngay lập tức trong trường hợp bị nước thứ ba tấn công.


*********

Trung Quốc tập trận ở Biển Đông giữa lúc Việt Nam tổ chức triển lãm vũ khí

RFA

Đọc bản tiếng Anh

Trung Quốc đã bắt đầu cuộc tập trận quân sự hôm 18/12 tại một khu vực chồng lấn với vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam (EEZ) ở Biển Đông, đương lúc Hà Nội tổ chức hội chợ triển lãm các vũ khí và thiết bị quân sự quốc tế. 

Cục An toàn Hàng hải Tam Á trong một cảnh báo hàng hải cho biết, "cuộc tập trận" này được tiến hành hàng ngày cho đến ngày 21/12 tại vùng biển phía tây nam đảo Hải Nam của Trung Quốc, với một phần nằm trong EEZ của Việt Nam, nơi có quyền tài phán đối với các nguồn tài nguyên trong vùng biển và dưới đáy biển.

Chính quyền thành phố Tam Á của Hải Nam không nêu rõ loại hình huấn luyện nào được thực hiện nhưng khuyến cáo các tàu dân sự không nên vào khu vực này.

Ông Duân Đặng, một người chuyên theo dõi tình hình Biển Đông, nói với Đài Á Châu Tự Do rằng hàng không mẫu hạm thứ hai của Trung Quốc - Sơn Đông - đã được phát hiện đang tiến đến khu vực tập trận vào ngày 17/12.

Một số máy bay quân sự của Trung Quốc bao gồm một máy bay không người lái tầm cao Wing Loong-10 (WZ-10) chủ yếu được sử dụng để trinh sát, cũng đã được nhìn thấy.

Ông Duân lưu ý thêm rằng, nhà lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình đã đến thăm Tam Á vào thứ Ba. 

Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển (UNCLOS) không nêu rõ các hạn chế đối với các cuộc tập trận và diễn tập quân sự nhưng Luật Biển của Việt Nam yêu cầu các quốc gia khác không được tiến hành bất kỳ hoạt động nào gây nguy hiểm cho chủ quyền và an ninh của mình bên trong EEZ của mình.

Việt Nam, Trung Quốc và bốn bên khác tuyên bố chủ quyền đối với một số phần của Biển Đông nhưng tuyên bố của Trung Quốc cho đến nay là rộng lớn nhất.

Căng thẳng đã gia tăng trong những tháng gần đây giữa Trung Quốc và Philippines về một số hòn đảo mà cả hai nước đều tuyên bố là của mình.

Cuộc tập trận quân sự diễn ra khi Việt Nam tổ chức hội chợ thương mại vũ khí quy mô lớn, có tên là Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024 (Vietnam Defense Expo 2024), nhằm đa dạng hóa hoạt động mua sắm vũ khí và giới thiệu các sản phẩm trong nước.

Các công ty quốc phòng từ gần 30 quốc gia, trong đó có Hoa Kỳ, Trung Quốc, Israel, Iran, Ukraine và nhà cung cấp vũ khí lớn nhất của Việt Nam là Nga - đang tham gia sự kiện này.


***********

Bàn ra tán vào (0)

Comment




  • Input symbols

Tin Tức ngày 24 - 12 -2024:

xxx

hoaluc-3
****

Thổ Nhĩ Kỳ - Israel so kè ảnh hưởng ở Syria


Thổ Nhĩ Kỳ và Israel được coi là những bên hưởng lợi nhiều nhất khi chính quyền tổng thống Syria Bashar al-Assad sụp đổ, sự kiện phản ánh rõ đà suy giảm ảnh hưởng của Iran cũng như Nga ở Trung Đông.

Nhưng hiện tại, hai cường quốc khu vực, vốn có mối quan hệ căng thẳng kể từ khi xung đột Gaza bùng phát hồi năm ngoái, đang trên đà hướng tới một kịch bản đối đầu ở Syria và nhiều nơi khác.

Với Thổ Nhĩ Kỳ, việc nhóm vũ trang Hồi giáo Hayat Tahrir al-Sham (HTS) do Ankara hậu thuẫn lên nắm quyền ở Damascus sẽ thúc đẩy những lợi ích chiến lược, đặc biệt là trong nỗ lực chống lại lực lượng dân quân người Kurd đang kiểm soát vùng đất rộng lớn ở đông bắc Syria. Thổ Nhĩ Kỳ luôn coi dân quân người Kurd là "cái gai trong mắt" mà họ muốn xóa bỏ.

"Giới chức Thổ Nhĩ Kỳ muốn chính quyền mới ở Syria nhanh chóng thành công để Ankara có thể tăng ảnh hưởng ở quốc gia láng giềng phía nam, nhưng họ đang cảm thấy Israel có thể phá hỏng mọi thứ", Gonul Tol, giám đốc chương trình Thổ Nhĩ Kỳ thuộc Viện Trung Đông, trụ sở tại Washington, nhận xét.

Với Israel, việc "trục kháng chiến" do Iran dẫn dắt, vốn trải dài từ Iraq qua Syria đến Lebanon, bị suy yếu nghiêm trọng từ sự sụp đổ của chính quyền Assad, tạo ra lợi ích an ninh tức thời và đáng kể.

Tuy nhiên, các quan chức Israel cho biết họ lo ngại rằng một trục Hồi giáo Sunni mới do Thổ Nhĩ Kỳ hậu thuẫn có thể trở thành mối nguy hiểm nghiêm trọng theo thời gian, đặc biệt là khi Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan công khai ủng hộ những kẻ thù của Israel, như lực lượng Hamas.

Lãnh đạo trên thực tế mới của Syria, thủ lĩnh HTS Ahmed Hussein al-Shara, nói rằng ông không muốn xung đột mà chỉ muốn tập trung vào việc xây dựng lại đất nước. Tuy nhiên, al-Shara và nhiều cộng sự từng giữ các vai trò chủ chốt trong al-Qaeda và tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng, cả hai đều là các nhóm cực đoan bị Mỹ liệt vào danh sách khủng bố.

Các chuyên gia cho rằng Thổ Nhĩ Kỳ đã "bật đèn xanh" cho chiến dịch của liên minh chống chính phủ do HTS dẫn đầu, dù không tham gia trực tiếp. Và khi trật tự mới ở Syria dần hình thành, Ankara đã nổi lên như một thế lực có ảnh hưởng đặc biệt lớn tại Damascus.

Điều này đưa Tổng thống Erdogan đến gần hơn bao giờ hết tới tham vọng của mình về việc thiết lập một phạm vi ảnh hưởng trải dài khắp các vùng đất của Đế chế Ottoman trước đây, cho đến tận Libya và Somalia.

"Mối quan hệ với Thổ Nhĩ Kỳ chắc chắn đang ở trong tình trạng tồi tệ, nhưng luôn có khả năng xấu đi hơn nữa", Yuli Edelstein, chủ tịch Ủy ban Đối ngoại và Quốc phòng của quốc hội Israel, cho biết trong một cuộc phỏng vấn. "Không phải hai bên đang đe dọa lẫn nhau, nhưng nó có thể phát triển thành xung đột liên quan đến Syria, các cuộc đụng độ với những lực lượng ủy nhiệm được Thổ Nhĩ Kỳ hậu thuẫn và trang bị vũ khí".

Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump hồi đầu tuần mô tả chiến dịch lật đổ chính quyền tổng thống Assad là "một cuộc tiếp quản không thân thiện" của Thổ Nhĩ Kỳ đối với Syria.

Tổng thống Erdogan hai ngày sau đó thể hiện rõ tầm nhìn về việc biến Thổ Nhĩ Kỳ thành một cường quốc hàng đầu Trung Đông. "Mọi sự kiện trong khu vực chúng ta, và đặc biệt là ở Syria, nhắc nhở mọi người rằng Thổ Nhĩ Kỳ lớn hơn chính Thổ Nhĩ Kỳ", ông nói. "Thổ Nhĩ Kỳ không thể né tránh số phận của mình".

Cục diện tại Syria. Đồ họa: Al Jazeera

Cục diện tại Syria. Đồ họa: Al Jazeera

Ngoại trừ Qatar, quốc gia có liên minh chặt chẽ với Thổ Nhĩ Kỳ, các đối tác khác của Mỹ trong khu vực, như Arab Saudi, Các tiểu vương quốc Arab Thống nhất (UAE), Bahrain và Jordan, đều có những mối lo ngại riêng về ảnh hưởng mới mà Ankara có được. Họ sợ rằng nền chính trị Hồi giáo hồi sinh từ Damascus có thể làm suy yếu an ninh quốc gia của chính họ.

Chính sách đối ngoại và quốc phòng của Thổ Nhĩ Kỳ từ lâu đã làm các lãnh đạo Mỹ khó chịu. Họ tức giận về hợp tác quân sự và năng lượng hạt nhân giữa chính quyền Tổng thống Erdogan với Nga, cũng như trước các cáo buộc rằng Ankara hỗ trợ bí mật cho IS ở Iraq và Syria.

"Thổ Nhĩ Kỳ suốt một thời gian dài đã là một đồng minh bất kham trong mắt liên minh phương Tây", Jonathan Schanzer, giám đốc điều hành Quỹ Bảo vệ Dân chủ, nhóm nghiên cứu tại Washington, cho hay.

Sau khi HTS lật đổ chính quyền tổng thống Assad, giao tranh vẫn chưa kết thúc. Lực lượng Quân đội Quốc gia Syria (SNA) được Thổ Nhĩ Kỳ hậu thuẫn vẫn mở chiến dịch chống lại người Kurd ở phía đông bắc đất nước, nơi có một số căn cứ quân sự Mỹ. Thổ Nhĩ Kỳ coi dân quân người Kurd ở Syria là một nhánh của đảng Công nhân người Kurd (PKK), tổ chức mà cả Ankara và Washington đều liệt vào danh sách khủng bố.

Lập trường ủng hộ của Washington đối với các nhóm vũ trang người Kurd ở Syria từ lâu đã là một "cái gai" trong mắt Thổ Nhĩ Kỳ.

"Những gì đang xảy ra lúc này là một quốc gia NATO đang ủng hộ tổ chức khủng bố hoạt động chống lại một quốc gia NATO khác", Mehmet Sahin, nhà lập pháp đảng AKP cầm quyền của Thổ Nhĩ Kỳ, nói, thêm rằng ông hy vọng Tổng thống đắc cử Trump sẽ từ bỏ lập trường đó.

Nhưng Ngoại trưởng Israel Gideon Saar tuần qua đã khiến Ankara phẫn nộ khi tuyên bố Tel Aviv nên coi người Kurd là "đồng minh tự nhiên" của mình và phải tăng cường quan hệ với họ cũng như các nhóm thiểu số khác ở Trung Đông.

Israel gần đây cũng điều quân chiếm gần như toàn bộ Cao nguyên Golan của Syria, trong đó có điểm cao chiến lược Hermon. Thổ Nhĩ Kỳ coi đây là mối đe dọa mới, cáo buộc Israel tìm cách phá hoại quá trình chuyển giao quyền lực ở Syria và liên tục yêu cầu Tel Aviv rút quân.

"Bằng cách lợi dụng khoảng trống hiện tại, Israel muốn tiếp tục các chính sách chiếm đóng. Đây không phải là điều tốt cho Syria hoặc khu vực", nghị sĩ Thổ Nhĩ Kỳ Sahin nói.

Ngoài việc kiểm soát đất ở miền nam Syria, trong hai tuần qua, Israel đã không ngừng ném bom cơ sở hạ tầng quân sự chiến lược của chính quyền Assad, đảm bảo rằng những người lãnh đạo mới tại Syria sẽ không thể kế thừa lực lượng phòng không, hải quân, không quân hay tên lửa và rocket.

Trả lời yêu cầu rút quân của Ankara, Bộ Ngoại giao Israel cho rằng Thổ Nhĩ Kỳ không có tư cách nêu vấn đề "chiếm đóng ở Syria", vì quân đội Thổ Nhĩ Kỳ đã hoạt động ở quốc gia này kể từ năm 2016, ủng hộ các lực lượng đối lập và cung cấp dịch vụ ngân hàng cũng như bưu chính quốc gia trên phần lớn lãnh thổ Syria.

Thủ lĩnh HTS đến nay vẫn cố gắng thể hiện hình ảnh ôn hòa. Ông đã nhiều lần lên tiếng bảo vệ quyền của các nhóm thiểu số và khẳng định một Syria mới quan tâm đến việc tái thiết sau gần 14 năm nội chiến thay vì đối đầu với Israel.

Tuy nhiên, những lời đảm bảo đó không thuyết phục được nhiều người trong giới lãnh đạo Israel, bởi al-Shara từng lên tiếng ủng hộ cuộc tấn công ngày 7/10/2023 của Hamas vào lãnh thổ Israel. Bí danh của ông, Abu Mohammed al-Jawlani, ám chỉ nguồn gốc gia đình ông ở Cao nguyên Golan, khu vực mà Israel đã giành quyền kiểm soát từ Syria vào năm 1967 và sáp nhập kể từ đó.

"HTS đang nắm quyền kiểm soát ở Damascus, dưới bảo trợ của Thổ Nhĩ Kỳ, làm dấy lên nỗi lo của Israel về những người Hồi giáo thù địch nắm quyền ở biên giới đông bắc. Tình thế khó khăn đó có thể trở nên tồi tệ hơn nữa nếu người Kurd bị đẩy lùi, tạo cơ hội cho IS trỗi dậy trở lại", Shalom Lipner, thành viên cấp cao tại Hội đồng Đại Tây Dương, người từng là cố vấn cho một số đời thủ tướng Israel, nhấn mạnh.

Edelstein, chủ tịch Ủy ban Đối ngoại và Quốc phòng của quốc hội Israel, cho biết mối đe dọa từ Syria sẽ không nổi lên ngay lập tức, nhưng về trung hạn, các nhóm Hồi giáo ở miền nam Syria có thể đe dọa cộng đồng Israel ở biên giới. Về lâu dài, quân đội Syria được xây dựng lại bằng vũ khí và hỗ trợ từ Thổ Nhĩ Kỳ có thể một lần nữa gây ra rủi ro với Tel Aviv không khác gì chính quyền Tổng thống Assad.

Thủ lĩnh HTS Ahmed Hussein al-Shara phát biểu tại thủ đô Damascus, Syria, hôm 8/12. Ảnh: AFP

Thủ lĩnh HTS Ahmed Hussein al-Shara phát biểu tại thủ đô Damascus, Syria, hôm 8/12. Ảnh: AFP

Tuy nhiên, giới chuyên gia tin rằng cuộc ganh đua ảnh hưởng giữa Israel và Thổ Nhĩ Kỳ tại Syria sẽ khó bùng phát thành xung đột, bởi hai cường quốc vẫn duy trì những kênh liên lạc cần thiết.

"Hai nước đều là đồng minh của Mỹ, do đó vấn đề giữa họ có thể được giải quyết", Eyal Zisser, chủ tịch khoa lịch sử Trung Đông đương đại tại Đại học Tel Aviv, bình luận, thêm rằng một Syria chịu ảnh hưởng từ Thổ Nhĩ Kỳ sẽ tốt hơn nhiều cho Israel so với một Syria chịu ảnh hưởng từ Iran.

"Thổ Nhĩ Kỳ không mong muốn Israel bị hủy diệt, không phát triển vũ khí hạt nhân, không cung cấp cho Hezbollah kho tên lửa khổng lồ và không gửi hàng chục nghìn dân quân vào Syria", ông nói.

Omer Onhon, nhà phân tích chính trị từng là đại sứ Thổ Nhĩ Kỳ tại Damascus, cho rằng còn quá sớm để thảo luận về một cuộc đối đầu sắp xảy ra giữa Thổ Nhĩ Kỳ và Israel tại Syria.

"Thổ Nhĩ Kỳ phản đối các chính sách của chính phủ Netanyahu và nếu những chính sách này thay đổi thì quan hệ hai bên có thể trở lại bình thường như trong suốt chiều dài lịch sử", ông lưu ý.

Vũ Hoàng (Theo WSJ, AFP, Reuters)


***********

Chỉ thị bí mật và các cuộc đàn áp làm tê liệt xã hội dân sự ở Việt Nam

Bài viết của Allegra Mendelson cho chuyên mục Điều tra của RFA

Cập nhật ngày 23 tháng 12 lúc 12 giờ chiều, giờ miền đông, Hoa Kỳ.

Những năm gần đây, Bình đã quen sống trong trạng thái sợ hãi thường trực. Giống như nhiều người làm việc trong lĩnh vực xã hội dân sự ở Việt Nam, người phụ nữ 44 tuổi này luôn ám ảnh rằng: Cô có thể bị bắt giam vào một ngày bất kỳ nào đó, đơn giản chỉ vì đi làm.

“Tất cả mọi người bây giờ đều trở nên cảnh giác” – cô nói với Đài Á Châu Tự Do (RFA) trong một cuộc trao đổi qua điện thoại vào tháng 11 vừa qua. “Những người tôi biết đã bị bắt giữ vì những lý do không rõ ràng”. 

Bình, người đã yêu cầu chúng tôi sử dụng tên giả vì lý do an ninh, đã làm việc hơn 20 năm trong lĩnh vực trợ giúp nhân đạo cho một số tổ chức cả trong nước và quốc tế ở Việt Nam. Ở mỗi tổ chức này, cô đều đã tránh được sự dọa nạt và đàn áp của Đảng Cộng sản (ĐCS) cầm quyền ở Việt Nam. Nhưng gần đây, tình hình đã trở nên tồi tệ một cách rõ rệt. 

Mặc dù làm việc cho một tổ chức phi chính phủ (NGO) quốc tế, Bình cho hay cứ ba tháng một lần, toàn bộ nhân viên của cơ quan cô thường bị triệu tập lên văn phòng Liên hiệp các Tổ chức Hữu nghị Việt Nam – cơ quan quản lý các tổ chức NGO quốc tế – để được “phỏng vấn”. 

“Họ thường hỏi chúng tôi đã đi đâu gần đây và chúng tôi đang làm gì. Điều này rất kỳ cục. Rõ ràng là họ muốn chúng tôi biết là chúng tôi đang bị giám sát” – cô nói. 

Bình cho biết, một số lần khác, công an đã theo dõi cô và đồng nghiệp khi họ xuống làm việc tại cơ sở. 

Vietnam-crackdown-directive-24-secret-order-02.jpg
Cảnh sát đứng gác bên ngoài các tòa nhà chính phủ ở Hà Nội, ngày 22 tháng 8 năm 2024. (Allegra Mendelson/RFA)

Thậm chí các cơ quan của Liên Hợp Quốc cũng bị “giám sát chặt chẽ” và o ép  – Bình, người có kinh nghiệm cộng tác với một số cơ quan của Liên Hợp Quốc (LHQ), cho biết. 

“Có những lúc người ta cắt điện và yêu cầu chủ nhà không cho họ thuê văn phòng nữa” – cô nói.

RFA đã liên lạc với Văn phòng Điều phối viên thường trú của Liên Hợp Quốc tại Việt Nam – nơi quản lý các cơ quan của LHQ  tại Việt Nam – để yêu cầu bình luận về thông tin này nhưng đã không nhận được phản hồi. 

Bình đã làm mọi thứ có thể để bảo vệ bản thân và cho đến nay những biện pháp này vẫn tỏ ra có hiệu quả. Tuy nhiên những người khác, trong đó có cả những đồng nghiệp và bạn thân của cô, đã không được may mắn như vậy. 

Theo Dự án 88, một tổ chức nhân quyền Việt Nam, trong bốn năm qua, gần một chục nhân viên của các tổ chức NGO đã bị bắt hoặc giam giữ chỉ vì làm công việc của họ. Dự án 88 cũng cho biết ít nhất bốn người trong số này hiện vẫn còn đang bị tù đày cùng với hơn 175 nhà hoạt động khác. 

Những cuộc bắt giữ này – nhiều trường hợp được tiến hành với cáo buộc trốn thuế hoặc các cáo buộc khác mà các nhà giám sát luật pháp nói là có động cơ chính trị - là một phần của một cuộc đàn áp rộng lớn hơn do chính phủ tiến hành nhằm hạn chế xã hội dân sự ở Việt Nam. 

Hàng loạt các quy định mang tính bóp nghẹt, rất nhiều trong số đó được giấu kín, đã tạo cơ sở cho nỗ lực thắt chặt quyền lực của ĐCS.

Một trong số đó và có thể xem là hà khắc nhất, là Chỉ thị 24 – được ban hành tháng 7/2023. Trong bối cảnh Việt Nam đang gia tăng toàn cầu hóa, văn bản này lại coi tất cả các hoạt động hợp tác với nước ngoài là mối đe dọa đối với an ninh quốc gia. 

Chỉ thị bí mật mà Dự án 88 tiếp cận được vào hồi đầu năm 2024 này chưa bao giờ được chính quyền Việt Nam công bố. Văn bản này cung cấp thông tin chi tiết về sự phản đối của nhà cầm quyền Việt Nam với quyền tự do biểu đạt, viện trợ quốc tế, công đoàn và thậm chí với việc đi nước ngoài. Theo giới chuyên gia, tác động của chỉ thị này là việc hình sự hóa một cách hiệu quả các hoạt động vận động chính trị, xã hội. 

Tháng 10 vừa qua, chính phủ đã củng cố những biện pháp này bằng Nghị quyết 126 – một văn bản đã bổ sung thêm những hạn chế đối với việc thành lập bất kỳ loại hình hội nhóm nào ở Việt Nam. 

Đàn áp được triển khai cùng với chiến dịch chống tham nhũng rộng khắp khiến phần lớn xã hội dân sự rơi vào bế tắc. Bầu không khí sợ hãi gia tăng, vì vậy, các chính trị gia không sẵn sàng thông qua các dự án và kinh phí. 

Trong bốn tháng qua, RFA đã trao đổi với hơn một chục nhà hoạt động, nhân viên các tổ chức NGO, các nhà tài trợ quốc tế, các nhà ngoại giao và các chuyên gia để tìm hiểu xem các chỉ thị, mệnh lệnh của chính quyền và các cuộc đàn áp sau đó đã được tăng cường như thế nào và ảnh hưởng của chúng đối với những người làm việc trong lĩnh vực xã hội dân sự ở Việt Nam. 

Lo sợ về ảnh hưởng của nước ngoài

Xã hội dân sự không phải lúc nào cũng là mục tiêu đàn áp của chính phủ Việt Nam. Một thập kỷ trước, rất nhiều người đã có cái nhìn lạc quan hơn nhiều. 

Nguyễn Tiến Trung, một nhà hoạt động dân chủ hiện sống tại Đức, từng bị bắt vào năm 2009 vì chống đối ĐCS. Ông nói rằng ông được ra tù 5 năm sau đó – vào thời điểm mà sự hỗ trợ đối với xã hội dân sự khác xa so với hiện nay. 

“Khi tôi được ra tù vào năm 2014, các tổ chức xã hội dân sự mọc lên như nấm ở Việt Nam. Rất nhiều tổ chức, cả đã đăng ký và không đăng ký [hoạt động] với chính quyền cộng sản Việt Nam, đều hoạt động tự do thoải mái” – ông Trung nói. 

Vietnam-crackdown-directive-24-secret-order-04.jpg
Nhà hoạt động Nguyễn Tiến Trung, trong một bức ảnh không ghi ngày tháng. (Trung Nguyen Tien)

Nhưng vào khoảng năm 2016, tình hình bắt đầu thay đổi. Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tuyên bố nghỉ hưu và ông Nguyễn Phú Trọng, người khi đó là Tổng Bí thư ĐCSVN, tái đắc cử cho nhiệm kỳ thứ hai. Ông Trọng đã qua đời vào giữa năm nay. 

Không giống như ông Dũng - người tương đối  thiện cảm với xã hội dân sự - ông Trọng có một cách tiếp cận rất khác. Ông không đồng tình với các mối quan hệ nồng ấm, thân thiện mà ông Dũng đã xây dựng với phương Tây và bắt đầu triển khai một loạt các biện pháp để hạn chế ảnh hưởng của nước ngoài. 

Việt Nam có mạng lưới các tổ chức hoạt động ở nhiều cấp độ khác nhau, từ các nhóm không chính thức, không đăng ký ở cấp địa phương tới những tổ chức phi chính phủ quốc tế (INGOs) lớn như Save the Children hay Oxfam. 

Hầu hết các tổ chức NGO quốc tế đăng ký hoạt động với Bộ Ngoại giao trong khi các tổ chức NGO trong nước lại đăng ký với Bộ Khoa học và Công nghệ. Những biện pháp được đưa ra dưới thời ông Trọng nhắm vào mục tiêu tăng cường sự quản lý giám sát của chính phủ đối với các tổ chức này. 

Bắt đầu từ năm 2020, chính phủ Việt Nam đã đưa ra một loạt các nghị định và quyết định để ngăn chặn tiếp cận đối với các nguồn tài trợ nước ngoài và gia tăng việc kiểm soát thông qua cái mà hai báo cáo viên đặc biệt của Liên Hợp Quốc gọi là “những đòi hỏi nặng nề quá đáng” cho các hoạt động. 

"Các lãnh đạo ĐCS muốn duy trì sự độc quyền về quyền lực của họ. Họ lo ngại rằng  ảnh hưởng của nước ngoài có thể làm mất ổn định quyền kiểm soát của họ. Các tổ chức NGO quốc tế và các thể nhân/tổ chức nước ngoài thường quảng bá, thúc đẩy các giá trị dân chủ và nhân quyền - điều mà ĐCS xem là những mối đe dọa đối với chế độ độc đảng cầm quyền của mình" -  ông Trung, nhà hoạt động dân chủ nói. 

Tuy nhiên, ông cũng lưu ý rằng, các quan ngại đặc biệt tập trung vào những ảnh hưởng của phương Tây trong khi các nước, ví dụ như Trung Quốc và Nga là “những hình mẫu cho Đảng Cộng sản [Việt Nam] noi theo”. 

Các  bộ ngành quản lý các tổ chức NGO ở Việt Nam đã không hồi đáp những đề nghị bình luận của RFA cho bài viết này. 

Không gian bị bóp nghẹt

Trong môi trường hoạt động này, vô số tổ chức phi chính phủ đã phải đóng cửa trong những năm gần đây. 

Trong số đó có Towards Transparencey, một chi nhánh của tổ chức Transparency International toàn cầu, đã phải đóng cửa vào cuối năm 2021 do những quan ngại về an ninh. Không lâu trước đó, chính quyền thành phố Hà Nội đã tước tên miền trang web của tổ chức này – điều mà nhiều người xem là một động thái đe dọa sau khi website này đăng tải một tấm bản đồ thiếu các đảo ở Biển Đông [mà Việt Nam, Trung Quốc và một vài nước trong khu vực] đang tranh chấp chủ quyền. 

Vietnam-crackdown-directive-24-secret-order-03.jpg
Hội nghị triển khai Chỉ thị 24, tại Hà Nội ngày 21/12/2023. (Bộ Công an Việt Nam)

Trung tâm Phát triển Cộng đồng LIN – một mạng lưới mang tính đầu mối của 400 tổ chức phi lợi nhuận đã công bố sẽ đóng cửa vào tháng 1/2023 mà không nêu lý do cụ thể và Viện Nghiên cứu và Phát triển Công nghệ (SENA) đã buộc phải giải thể vào tháng 7/2023 – một năm sau khi giám đốc của họ bị bắt và cáo buộc “lợi dụng các quyền tự do dân chủ” vì đã gửi các góp ý xây dựng ĐCS. 

Chính quyền cũng nhắm vào các cá nhân, tiêu biểu bằng việc sử dụng luật thuế. Luật lệ xung quanh vấn đề chiếm dụng thuế hiện khá mơ hồ và có thể bị lợi dụng để truy tố bất cứ ai mà chính quyền muốn ngăn chặn – ông Trung nói. 

Kết quả là “nỗi sợ hãi bị bắt giữ bởi cáo buộc ‘trốn thuế” đã tạo ra sự cẩn trọng, nếu không muốn nói là sự tê liệt hoàn toàn trong lĩnh vực này” – ông nói. 

Một trong những vụ án nổi nổi bật nhất trong những năm gần đây là việc bắt giữ nhà hoạt động môi trường Hoàng Thị Minh Hồng vào tháng 5/2023. Cô đã bị kết án 3 năm tù về tội trốn thuế nhưng đã được thả sớm vào tháng 9 năm nay. 

Dự án 88 phát hiện ra rằng “Chính phủ Việt Nam có truyền thống sử dụng cáo buộc trốn thuế để truy tố những người bất đồng chính kiến mà họ không thể buộc tội một cách thuyết phục theo các điều khoản về an ninh quốc gia của Bộ luật Hình sự.” 

Ông Nguyễn Quang A - một nhà hoạt động nhân quyền nổi bật ở Việt Nam đồng thời là cựu Viện trưởng Viện Nghiên cứu Phát triển đã giải thể - nói với RFA rằng ông đã bị bắt về tội trốn thuế “ít nhất bốn hay năm lần” nhưng lý do đó thực ra luôn là cái vỏ bọc cho các vấn đề liên quan đến bất đồng chính kiến. 

Vietnam-crackdown-directive-24-secret-order-05.jpg
Ông Nguyễn Văn Bình, Vụ trưởng Vụ Pháp chế, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội Việt Nam. (Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội Việt Nam)

Các luật khác cũng đã được vũ khí hóa. Tháng 4 năm nay, ông Nguyễn Văn Bình, khi đó là Vụ trưởng Vụ Pháp chế của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội, đã bị bắt và truy tố vì bị cho là đã tiết lộ bí mật nhà nước. 

Ông đã nỗ lực hỗ trợ nhằm mang đến cho người lao động quyền được thành lập công đoàn – một loại hình tổ chức vốn bị cấm ở Việt Nam trừ một ngoại lệ là công đoàn trực thuộc nhà nước. 

Chiến dịch Đốt lò

Những sự đàn áp này chỉ là một mảng thách thức mà các tổ chức NGO ở Việt Nam phải đối mặt và vượt qua. Đốt lò - chiến dịch chống tham nhũng gây nhiều tranh cãi đã khiến việc có được sự phê duyệt của chính phủ đối với các tổ chức  xã hội dân sự trở nên khó hơn bao giờ hết, trong tất cả các vấn đề từ đi lại cho đến kinh phí. 

Vietnam-crackdown-directive-24-secret-order-06.jpg
Các cảnh sát chờ đợi bên ngoài một đồn cảnh sát ở trung tâm Hà Nội, ngày 17 tháng 8 năm 2024. (Allegra Mendelson/RFA)

Kể từ khi chiến dịch này được phát động vào năm 2013, chính phủ Việt Nam đã nỗ lực kiểm tra, bắt giữ các quan chức ở tất cả các cấp, bao gồm cả các thành viên cấp cao của Bộ Chính trị và các bộ trong chính phủ. Tính đến năm 2023, gần 200.000 đảng viên đã bị kỷ luật trong khuôn khổ chiến dịch này

Mặc dù chiến dịch này đã đưa Việt Nam từ vị trí 113 lên vị trí 83 về Chỉ số Cảm nhận Tham nhũng nhưng nó cũng làm đóng băng cả những hoạt động hợp pháp - các nhà vận động chính sách cho biết. 

“Các quan chức không rõ là những hoạt động nào có thể khiến ai đó gặp rắc rối. Vì thế, tất cả mọi người đều luôn đề cao cảnh giác” – ông Minh, một nhà hoạt động lâu năm phát biểu. Ông cũng đã yêu cầu chúng tôi sử dụng tên giả vì lý do an toàn. 

"Tác động lớn nhất của chiến dịch chống tham nhũng là các quan chức chính phủ không muốn làm việc nữa, họ không muốn ủng hộ, tạo điều kiện cho xã hội dân sự. Họ thường giữ im lặng vì nói không thì dễ dàng hơn”. 

Điều đó có nghĩa là trong 3 năm gần đây, Việt Nam đã đánh mất khoảng 2,5 tỷ USD viện trợ nước ngoài. Một tỷ USD nữa hiện đang chờ được thông qua. 

Phần lớn tài trợ đó đã được dành cho những thứ như các dự án phát triển và cơ sở hạ tầng, trong đó các cơ quan của Liên Hợp Quốc hoặc Liên minh Châu Âu (EU) đôi khi hợp tác với các tổ chức trong nước của Việt Nam. 

Một người từng là nhà tài trợ phương Tây cao cấp nói với RFA rằng rất nhiều tổ chức trong nước "không còn muốn nhận tiền [tài trợ của] nước ngoài vì việc này mang đến quá nhiều rủi ro" và do đó, họ buộc phải thu hẹp quy mô hoạt động. 

Tìm kiếm những giải pháp thay thế

Để hoạt động, các nhóm xã hội dân sự đã tìm đến một số giải pháp. Một trong những giải pháp này là đăng ký hoạt động dưới hình thức doanh nghiệp xã hội – một dạng kết hợp giữa tổ chức từ thiện và doanh nghiệp hoạt động vì lợi nhuận – thay vì là một tổ chức phi chính phủ. Cách này đã giúp một số tổ chức hoạt động dễ dàng hơn nhưng điều đó cũng có nghĩa là họ phải trả nhiều thuế hơn. 

“Họ không trực tiếp hối lộ chính phủ nhưng dành rất nhiều tiền của, công sức để vun đắp các mối quan hệ đó để tránh các vấn đề [có thể xảy ra]” – ông Bình nói.

Nhưng sự thanh thản, yên bình có được những lựa chọn này không phải là lý tưởng và nhiều khả năng chỉ mang tính tạm thời. Những người làm việc trong khu vực xã hội dân sự ở Việt Nam lo lắng rằng môi trường hoạt động của họ sẽ tiếp tục tồi tệ hơn. 

Sau khi ông Trọng qua đời vào tháng 7 năm nay, người kế nhiệm ông là ông Tô Lâm – một cán bộ lâu năm của Đảng đồng thời đã giữ những vị trí cấp cao trong chính phủ trong nhiều thập kỷ. 

Ở cương vị Bộ trưởng Bộ Công an, ông đã thực hiện nhiều hoạt động đàn áp đối với các tổ chức xã hội dân sự, trong đó có việc sử dụng tội danh trốn thuế như một cách để bịt miệng người bất đồng chính kiến. 

“Ông Tô Lâm đã làm cả đời trong ngành công an. Ông ta coi tất cả các tổ chức không nằm dưới sự kiểm soát của ĐCS là những kẻ thù tiềm năng” – ông Trung, nhà hoạt động dân chủ nói.

“Tôi không nghi ngờ việc ông ấy sẽ tiếp tục đàn áp các phong trào dân chủ và dân sự xã hội” – ông Trung dự đoán. 

Biên tập bởi Abby Seiff và Boer Deng.


**********

Điện Kremlin cáo buộc Ukraina âm mưu phóng hỏa các cơ sở hành chính tại Nga

Phan Minh

Truyền thông Nga đưa tin các ngân hàng, trung tâm thương mại, bưu điện và các tòa nhà hành chính đã là mục tiêu của hàng loạt âm mưu phóng hỏa từ ngày 20/12/2024. Điện Kremlin khẳng định chính quyền Ukraina đứng sau những hành động "phá hoại" này.

Đăng ngày: Sửa đổi ngày:

1 phút

Một tòa nhà bị hư hại mà Nga cáo buộc là do drone của Ukraina tấn công ở Kazan, Nga, 21/12/2024.
Một tòa nhà bị hư hại mà Nga cáo buộc là do drone của Ukraina tấn công ở Kazan, Nga, 21/12/2024. REUTERS - Stringer

Từ Matxcơva, thông tín viên Jean-Didier Revoin tường trình :

Đây là những cá nhân đơn lẻ, hoạt động chủ yếu tại Matxcơva và Saint-Petersburg, cũng như tại các vùng ngoại ô của những thành phố này. Nhà chức trách đã ghi nhận khoảng 20 vụ từ thứ Sáu tuần trước.

Những người nói trên đã tìm cách kích nổ các thiết bị nhỏ hoặc phóng pháo hoa vào các tòa nhà. Các máy rút tiền tự động của những ngân hàng công, trung tâm thương mại, bưu điện, văn phòng tuyển quân, xe cảnh sát và các tòa nhà hành chính khác là mục tiêu phóng hỏa. Những hình ảnh từ camera giám sát còn cho thấy những người này dùng điện thoại di động quay những đám cháy họ tìm cách gây ra.

Sberbank, ngân hàng lớn nhất của Nga, cho biết trong tuần qua, con số các mưu toan phóng hỏa đã tăng 30%. Hầu hết những đối tượng bị bắt là những người về hưu, có thể đã được Ukraina tuyển mộ.

Cơ quan tình báo Nga FSB cảnh báo người dân Nga rằng những người Ukraina đóng giả nhân viên an ninh đã gọi điện cho những người già và yêu cầu họ thực hiện những hành động phóng hỏa để nhận được một khoản tiền, hoặc để lấy lại quyền truy cập vào các tài khoản bị khóa. Kiev vẫn chưa có phản ứng trước những cáo buộc này.


*******

rfa.org

Vịnh Hạ Long trước nguy cơ bị loại khỏi danh sách di sản thiên nhiên thế giới

2024.12.20

Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hoá của Liên Hợp Quốc (UNESCO) sẽ cử chuyên gia đến đánh giá các nguy cơ bảo tồn Vịnh Hạ Long vì lo ngại các dự án phát triển ở khu vực này đang đe doạ Vịnh. Cuộc điều tra nếu dẫn đến những trừng phạt có thể khiến Vịnh Hạ Long không còn nằm trong danh sách di sản thiên nhiên thế giới. Reuters dẫn thông tin từ UNESCO cho biết tin này hôm 20/12.

Vịnh Hạ Long nằm sát quần đảo Cát Bà với những đảo đá vôi vừa có một lễ kỷ niệm 30 năm ngày được UNESCO vinh danh là di sản thiên nhiên thế giới.

Từ khi được UNESCO công nhận là di sản thiên nhiên thế giới, Vịnh Hạ Long trở thành nơi thu hút đông đảo hàng triệu lượt khách du lịch mỗi năm, góp phần gia tăng doanh thu cho ngành du lịch, đóng góp 8% GDP của cả nước.

Tuy nhiên, UNESCO tỏ ra lo ngại trước “nhiều dự án phát triển cho du lịch mới và các khu vực dân cư đô thị dọc bờ biển của TP hạ Long đã được phê duyệt và thực hiện” mà không có đánh giá ảnh hưởng hợp lý.

Gần đây, cư dân mạng ở Việt Nam đăng tải các hình ảnh về một công trình du lịch ở Vịnh Cát Bà của Tập đoàn Sun Group. Những hình ảnh lan truyền trên mạng cho thấy một phần của Vịnh đang bị san lấp nhanh chóng. Nhiều người bày tỏ lo lắng vì cho rằng dự án này đang tàn phá thiên nhiên.

“Nếu những mối đe doạ được phát hiện phá hỏng sự toàn vẹn của di sản và những lý do đã được đề cập trong Danh sách Di sản Thế giới, Hội đồng đánh giá sẽ đề nghị có biện pháp sửa chữa để tăng cường việc bảo vệ khu vực” - UNESCO cho biết.

Đoàn làm việc tới Vịnh Hạ Long trong  thời gian vài tháng tới sẽ bao gồm các chuyên gia từ UNESCO và Liên minh Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế.

Hiện Bộ Ngoại giao và Bộ Văn hoá của Việt Nam vẫn chưa đưa ra bình luận gì về thông tin mới này.


**********

Quốc hội tìm cách cấm máy bay không người lái của Trung Quốc được sử dụng tại Hoa Kỳ


Máy bay không người lái Phantom 4 của Trung Quốc do công ty DJI Technology sản xuất bay biểu diễn tại Tokyo, Nhật Bản, ngày 3/3/2016.
Máy bay không người lái Phantom 4 của Trung Quốc do công ty DJI Technology sản xuất bay biểu diễn tại Tokyo, Nhật Bản, ngày 3/3/2016.

Sự cạnh tranh về kinh tế và công nghệ giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc đã xuất hiện trên thị trường máy bay không người lái, nơi các thiết bị bay do Trung Quốc sản xuất đang chiếm ưu thế.

Các nhà lập pháp tại Washington đang tìm cách cấm bán máy bay không người lái mới từ hai nhà sản xuất Trung Quốc lớn, với lý do chúng có thể được sử dụng để do thám người Mỹ và các mẫu máy bay giá rẻ đang gây tổn hại đến ngành công nghiệp máy bay không người lái của Hoa Kỳ.

Một dự luật quốc phòng được Quốc hội thông qua vào tuần trước sẽ cấm máy bay không người lái mới của Trung Quốc từ DJI Technology và Autel Robotics nếu quá trình xem xét phát hiện ra rằng chúng gây ra rủi ro “không thể chấp nhận được” đối với an ninh quốc gia Hoa Kỳ.

Nhưng người dùng Hoa Kỳ, từ cảnh sát đến nông dân, người lập bản đồ và nhà làm phim, đã bắt đầu dựa vào máy bay không người lái do Trung Quốc sản xuất, đặc biệt là máy bay do DJI sản xuất.

Sau đây là những điều cần biết về cuộc tranh luận.

Các nhà lập pháp cho biết máy bay không người lái gây ra mối đe dọa an ninh quốc gia

Dân biểu Elise Stefanik, thuộc đảng Cộng hòa, New York, người được Tổng thống đắc cử Donald Trump chọn làm đại sứ tại Liên hiệp quốc, đã dẫn đầu các nỗ lực của Hạ viện nhằm cấm máy bay không người lái mới của Trung Quốc, với lý do người Mỹ đã trở nên quá phụ thuộc vào chúng.

Bà lập luận rằng “Việc để Trung Quốc Cộng sản trở thành nhà máy sản xuất máy bay không người lái của chúng ta là vô trách nhiệm về mặt chiến lược”.

Chính vai trò của máy bay không người lái trong cuộc sống hàng ngày đã thúc đẩy Thượng nghị sĩ Công hòa Florida Rick Scott, yêu cầu Quốc hội hạn chế việc các cơ quan liên bang mua máy bay không người lái của Trung Quốc. Những hạn chế đó đã được đưa vào dự luật mà Tổng thống đảng Dân chủ Joe Biden đã ký vào năm ngoái.

Ông Scott đã so sánh máy bay không người lái của Trung Quốc với những khinh khí cầu do thám có thể “thu thập dữ liệu hoặc mang theo các trọng tải có hại” trên khắp nước Mỹ, gây ra rủi ro cho các căn cứ quân sự, cơ sở hạ tầng quan trọng và tài nguyên thiên nhiên.

Máy bay không người lái do DJI sản xuất thống trị thị trường Hoa Kỳ

DJI, được nêu tên trong dự luật, là thương hiệu máy bay không người lái nổi tiếng nhất của Trung Quốc. Công ty này chiếm phần lớn thị phần máy bay không người lái toàn cầu và là công ty thống lĩnh thị trường Hoa Kỳ. Máy bay không người lái của công ty đã được những người ứng cứu đầu tiên sử dụng để xác định vị trí nạn nhân thiên tai, người lập bản đồ để khảo sát đường sá và đường dây tiện ích, nhân viên kiểm soát muỗi để tiếp cận đàn ấu trùng và các nhà làm phim để ghi lại cảnh quay trên không.

Được thành lập vào năm 2006 và có trụ sở tại thành phố Thâm Quyến, miền nam Trung Quốc, DJI sản xuất các thiết bị được biết đến với giá cả phải chăng và hiệu suất cao. Chúng thậm chí còn được cả hai bên sử dụng trên chiến trường ở Ukraine, mặc dù DJI không sản xuất máy bay không người lái quân sự.

Khi quan hệ Mỹ-Trung trở nên tồi tệ, máy bay không người lái DJI đã bị giám sát chặt chẽ. Chính phủ Hoa Kỳ đưa công ty vào một số danh sách đen với lý do lo ngại về nhân quyền cũng như cáo buộc có liên quan đến quân đội Trung Quốc. DJI phủ nhận mọi hành vi sai trái và đang kiện Lầu Năm Góc vì chỉ định công ty là một công ty quân sự Trung Quốc.

Các viên chức hải quan Hoa Kỳ cũng đã chặn một số lô hàng của DJI vì lo ngại rằng các sản phẩm này có thể được sản xuất bằng lao động cưỡng bức. DJI gọi đó là “một sự hiểu lầm liên quan đến hải quan”.

DJI cũng đã bày tỏ lo ngại về việc xem xét máy bay không người lái của Trung Quốc được đưa vào dự luật quốc phòng, nói rằng dự luật này không cho phép công ty tự bảo vệ mình. Dự luật kêu gọi “quyền phản hồi công bằng đối với bất kỳ phát hiện nào”.

Người dùng cho biết máy bay không người lái của Trung Quốc không dễ thay thế

Ông Russell Hedrick, một nông dân ở Bắc Carolina, điều khiển máy bay không người lái để phun phân bón trên các cánh đồng ngô, đậu và lúa mì của mình với chi phí chỉ bằng một phần nhỏ so với chi phí sử dụng máy rải phân thông thường. Ông cho biết, một máy rải thuốc bằng máy bay không người lái có giá 35.000 đô la, trong khi một máy phun thuốc trên mặt đất có giá 250.000 đô la.

Là một tình nguyện viên cứu hộ, ông Hedrick sử dụng máy bay không người lái tầm nhiệt để tìm kiếm những người bị mắc kẹt do lở đất và máy bay không người lái chở hàng để gửi nước và sữa bột cho những người bị mắc kẹt — một việc ông đã làm sau cơn bão Helene.

“Tôi sẽ không nói rằng tôi không thích có máy bay không người lái của Hoa Kỳ, nhưng tôi không thấy máy bay không người lái của Hoa Kỳ có thể sánh được với máy bay không người lái của DJI về độ tin cậy, dễ sử dụng và chỉ riêng phần mềm thân thiện với người dùng”, ôngHedrick nói. “Máy bay không người lái của Hoa Kỳ không tốt bằng máy bay của DJI nhưng lại đắt gấp đôi”.

Theo phúc trình tháng 9 của Văn phòng Trách nhiệm Giải trình của Chính phủ, tại Bộ Nội vụ, lệnh cấm máy bay không người lái do nước ngoài sản xuất đã dẫn đến “mất cơ hội thu thập dữ liệu về cảnh quan, tài nguyên thiên nhiên và văn hóa, động vật hoang dã và cơ sở hạ tầng”.

Ông Michael Robbins, chủ tịch kiêm giám đốc điều hành AUVSI, một nhóm ủng hộ các phương tiện không người lái như máy bay không người lái, phản đối lệnh cấm ngay lập tức. Thay vào đó, nhóm này thúc giục chính phủ hỗ trợ ngành sản xuất máy bay không người lái trong nước thông qua đầu tư để có thể bắt kịp các đối thủ cạnh tranh Trung Quốc về cả năng lực và chi phí.


**********

Quân đội Hàn Quốc: Hơn 1100 lính Bắc Triều Tiên thương vong khi tham chiến cùng Nga

Anh Vũ

Quân đội Hàn Quốc hôm nay, 23/12/2024, khẳng định hơn 1100 lính Bắc Triều Tiên đã chết hoặc bị thương kể từ khi tham chiến cùng quân Nga chống Ukraina, đồng thời Bình Nhưỡng đang chuẩn bị triển khai thêm quân và cung cấp vũ khí hỗ trợ Matxcơva.

Đăng ngày: Sửa đổi ngày:

2 phút

Ảnh màn hình cắt từ video của SPRAVDI được newsukraine.rbc.ua đăng ngày 18/10/2024 về lính Bắc Triều Tiên nhận quân phục tại một doanh trại nằm ở vùng Viễn Đông của Nga.
Ảnh màn hình cắt từ video của SPRAVDI được newsukraine.rbc.ua đăng ngày 18/10/2024 về lính Bắc Triều Tiên nhận quân phục tại một doanh trại nằm ở vùng Viễn Đông của Nga. © SPRAVDI / Capture d'écran

Hãng tin AFP dẫn thông cáo của Hội đồng Tham mưu trưởng liên quân ( JCS) của Hàn Quốc cho biết : « Chúng tôi thẩm định quân Bắc Triều Tiên gần đây tham chiến chống quân đội Ukraina đã bị tổn thất khoảng 1.100 người », cả chết và bị thương.

Bộ tổng tham mưu quân đội Hàn Quốc cũng ghi nhận những dấu hiệu cho thấy Bắc Triều Tiên đang chuẩn bị gửi quân tăng viện đến Nga. Những thông tin tình báo mà Hàn Quốc thu thập được còn cho biết  Bình Nhưỡng đang sản xuất và chuyển cho Nga các loại drone cảm tử.

Vẫn theo Hội đồng Tham mưu trưởng liên quân, Bình Nhưỡng còn cung cấp cho Matxcơva các loại pháo 170 mm Koksan có tầm bắn từ 40km đến 60km, cùng nhiều dàn phóng rốc két đa nòng 240 mm.

Theo quân đội Hàn Quốc, Bắc Triều Tiên tham chiến chống Ukraina là nhằm cải thiện khả năng tiến hành chiến tranh quy ước nhờ sự hỗ trợ của Nga. Seoul đánh giá « điều đó có thể sẽ dẫn đến việc gia tăng đe dọa quân sự của miền Bắc đối với miền Nam ».

Hôm 17/12 vừa qua, tổng tư lệnh quân đội Ukraina Oleksandre Syrsky cho biết quân Nga đã mở « các chiến dịch tấn công dồn dập trong vùng Kursk với việc tích cực huy động các đơn vị  Bắc Triều Tiên ». Tướng Ukraina cho biết thêm là quân Bắc Triều Tiên đã « chịu những tổn thất nặng nề ».

Quân Ukraina hồi đầu tháng 8 năm nay đã mở cuộc tấn công bất ngờ vào vùng biên giới Kursk của Nga và hiện vẫn kiểm soát một phần nhỏ vùng lãnh thổ này.

Bình Nhưỡng chưa bao giờ xác nhận hay phủ nhận sự hiện diện của quân đội Bắc Triều Tiên tại Nga. Hai nước đã tăng cường quan hệ quân sự kể từ khi Matxcơva xâm lược Ukraina vào tháng 2/2022.

Một hiệp ước phòng thủ chung mang tính lịch sử giữa Bình Nhưỡng và Matxcơva, được ký vào tháng 6, đã có hiệu lực vào đầu tháng 12 này, theo đó hai nước sẽ hỗ trợ quân sự nhau ngay lập tức trong trường hợp bị nước thứ ba tấn công.


*********

Trung Quốc tập trận ở Biển Đông giữa lúc Việt Nam tổ chức triển lãm vũ khí

RFA

Đọc bản tiếng Anh

Trung Quốc đã bắt đầu cuộc tập trận quân sự hôm 18/12 tại một khu vực chồng lấn với vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam (EEZ) ở Biển Đông, đương lúc Hà Nội tổ chức hội chợ triển lãm các vũ khí và thiết bị quân sự quốc tế. 

Cục An toàn Hàng hải Tam Á trong một cảnh báo hàng hải cho biết, "cuộc tập trận" này được tiến hành hàng ngày cho đến ngày 21/12 tại vùng biển phía tây nam đảo Hải Nam của Trung Quốc, với một phần nằm trong EEZ của Việt Nam, nơi có quyền tài phán đối với các nguồn tài nguyên trong vùng biển và dưới đáy biển.

Chính quyền thành phố Tam Á của Hải Nam không nêu rõ loại hình huấn luyện nào được thực hiện nhưng khuyến cáo các tàu dân sự không nên vào khu vực này.

Ông Duân Đặng, một người chuyên theo dõi tình hình Biển Đông, nói với Đài Á Châu Tự Do rằng hàng không mẫu hạm thứ hai của Trung Quốc - Sơn Đông - đã được phát hiện đang tiến đến khu vực tập trận vào ngày 17/12.

Một số máy bay quân sự của Trung Quốc bao gồm một máy bay không người lái tầm cao Wing Loong-10 (WZ-10) chủ yếu được sử dụng để trinh sát, cũng đã được nhìn thấy.

Ông Duân lưu ý thêm rằng, nhà lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình đã đến thăm Tam Á vào thứ Ba. 

Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển (UNCLOS) không nêu rõ các hạn chế đối với các cuộc tập trận và diễn tập quân sự nhưng Luật Biển của Việt Nam yêu cầu các quốc gia khác không được tiến hành bất kỳ hoạt động nào gây nguy hiểm cho chủ quyền và an ninh của mình bên trong EEZ của mình.

Việt Nam, Trung Quốc và bốn bên khác tuyên bố chủ quyền đối với một số phần của Biển Đông nhưng tuyên bố của Trung Quốc cho đến nay là rộng lớn nhất.

Căng thẳng đã gia tăng trong những tháng gần đây giữa Trung Quốc và Philippines về một số hòn đảo mà cả hai nước đều tuyên bố là của mình.

Cuộc tập trận quân sự diễn ra khi Việt Nam tổ chức hội chợ thương mại vũ khí quy mô lớn, có tên là Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024 (Vietnam Defense Expo 2024), nhằm đa dạng hóa hoạt động mua sắm vũ khí và giới thiệu các sản phẩm trong nước.

Các công ty quốc phòng từ gần 30 quốc gia, trong đó có Hoa Kỳ, Trung Quốc, Israel, Iran, Ukraine và nhà cung cấp vũ khí lớn nhất của Việt Nam là Nga - đang tham gia sự kiện này.


***********

BÀN RA TÁN VÀO

Đề bài :"Tiếng Việt, yêu & ghét" - Lê Hữu ( Trần Văn Giang ghi lại )

'vô hình trung' là nghĩa gì vậy, sao cứ thích dùng, hình như có nghĩa là 'vô tình'

Xem Thêm

Đề bài :TIN CHIẾN SỰ MỚI NHẤT[ CẬP NHẬT NGÀY 20 -5 - 2022 ]

Suu cao,thue nang,nhu yeu pham tang gia.Kinh te eo seo...Vay ma dang Lua van lay tien cua dan tro giup linh tinh.Mo cua bien gioi.Ung ho toi ac truc tiep khi sua luat cho phep trom cuop o muc do <1.000 dollars thi vo toi....Neu vao thoi diem Trump,bon Lua da ho hoan nhu the nao ??? Nhung nguoi bau ban vi chut tu loi ,nghi gi ve dat nuoc ??? Phai chang day khong phai la dat nuoc minh ??? bat qua,lai tro ve que huong cu...Neu vay,ban la thang cho chet ! mien ban !

Xem Thêm

Đề bài :Tin Mới Nhất Về Chiến Sư Ucraina [ CẬP NHẬT NGÀY 14-5-2022 ]

Chung nao moi vet nho cua ho nha Dan da duoc tay xoa trang boc,thi Uk moi co hy vong...ngung chien.Cung vay,ngay nao ma cac cong ty ,co goc gac tu cac dang bac nu luu-anh hao cua khoi tu do va ong chief police va dang Lua thi moi giai xong phuong trinh tau cong !

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Hình cũ - Hà Thượng Thủ

Ngắm lại hình xưa chịu mấy ông Những Linh, Tùng, Duẫn với Mười, Đồng Mặt mày ai lại đi hồ hởi Phấn khởi khi Tàu cướp Biển Đông Phải chăng “quý” mặt đã thành mông Con mắt nay đà có nhưng không Nên mới chổng khu vào hải đảo Gia tài gấm vóc của tổ tông?

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm