(AFP) – Trục trặc đầu tiên của tân chính phủ Pháp. Tân
bộ trưởng Kinh tế Pháp Antoine Armand hôm qua, 24/09/2024, tuyên bố chỉ
làm việc với các dân biểu thuộc Mặt Trận Cộng Hòa, ngụ ý loại các nghị
sĩ đảng cực hữu và liên minh với 142 dân biểu, đứng thứ ba về số nghị sĩ
tại Quốc Hội. Lãnh đạo đảng cực hữu Marine Le Pen ngay lập tức lên án.
Tân thủ tướng Michel Barnier đã có cuộc điện đàm với lãnh đạo cực hữu.
Bộ Kinh Tế đã ra thông báo cho biết sẵn sàng tiếp tất cả các dân biểu.
Lãnh đạo đảng cực tả LFI Jean-Luc Mélenchon gọi chính phủ Barnier là ‘‘kẻ bưng bê cho đảng cực hữu’’ .
(AFP) – Mỹ bán 720 tên lửa cho Ai Cập. Chính
quyền Washington, hôm qua 24/09/2024, đã phê chuẩn thương vụ bán tên
lửa trị giá 740 triệu đô la cho Ai Cập, một đối tác ngày càng quan trọng
của Hoa Kỳ, có khả năng đóng vai trò nhà hòa giải trong cuộc xung đột ở
dải Gaza. Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken đã đến Cairo vào tuần trước,
ca ngợi mối quan hệ song phương và cho biết hai nước đang làm việc với
Qatar để tìm kiếm lệnh ngừng bắn trong cuộc chiến giữa Israel và Hamas.
(AFP) –Nga dự trù cấm quảng bá lối sống “không đẻ con”. Các
dân biểu Nga, hôm qua 24/09/2024, đã bắt đầu xem xét dự luật cấm quảng
bá lối sống này, trong bối cảnh khủng hoảng dân số trong nước đang
ngày càng trầm trọng bởi xung đột ở Ukraina. Việc bảo vệ cái gọi là giá
trị “truyền thống” luôn được tổng thống Vladimir Putin quan tâm. Chủ nhân điện Kremlin không ngừng tố cáo sự “suy đồi” của phương Tây và thẳng tay đàn áp cộng đồng LGBT+.
(AFP) – Cảnh sát Thụy Sĩ tiến hành hàng loạt các vụ bắt giữ sau khi một phụ nữ chết do sử dụng thiết bị tự sát. Người
phụ nữ gốc Mỹ, 64 tuổi, đã từ trần hôm 23/09/2024 sau khi bà sử
dụng thiết bị gây ngạt trong một khu rừng ở bang Schaffhausen, phía bắc
Thụy Sĩ. Văn phòng công tố ở bang Schaffhausen cho biết đã bắt giữ
và truy tố hình sự một số người vì tội kích động và hỗ trợ tự tử.
(AFP) – Trung Quốc lên án lệnh cấm nhập khẩu vào Mỹ ‘‘ô tô kết nối’’ sử dụng công nghệ Trung Quốc. Bộ Thương Mại Trung Quốc hôm nay, 25/09/2024, ‘‘kiên quyết phản đối’’
kế hoạch của chính phủ Mỹ cấm bán các phương tiện vận tải kết nối được
trang bị công nghệ của Trung Quốc và Nga với lý do an ninh quốc gia. Văn
bản được bộ Thương Mại Hoa Kỳ công bố hôm 23/09 liên quan đến các phần
mềm và thiết bị cho phép phương tiện vận tải nối kết với thế giới bên
ngoài, đặc biệt là hỗ trợ người lái và để lái xe tự động.
***********
Ukraine tiết lộ số căn cứ quân sự Nga bị phá hủy bằng chiến thuật ‘bầy đàn UAV’
Minh Thu
3–4 minutes
Đây là thông tin được Bộ trưởng Quốc phòng Ukraine Rustem Umerov tiết lộ trong bài báo được Forbes xuất bản hôm 23/9.
"Các
máy bay không người lái (UAV) của Ukraine đã bay xa hơn 1.000km đến
Murmansk và khu vực Volga, phá hủy các nhà máy lọc dầu và sân bay của
Nga", ông Umerov cho biết.
Theo
ông, những mục tiêu của Nga bị Ukraine nhắm tới gồm các trung tâm điều
khiển, sân bay, tàu, hệ thống phòng không, và căn cứ quân sự.
Ông
Umerov nhấn mạnh, Ukraine đã tăng cường năng lực quân sự tầm xa "nhiều
lần". Đặc biệt, trong năm nay, Bộ Quốc phòng Ukraine đã ký hợp đồng mua
số UAV trị giá 507,6 triệu USD, và đạn dược cho UAV có giá 217,5 triệu
USD.
Bộ trưởng Quốc phòng Ukraine nói thêm, các cuộc tấn công gần đây bằng UAV của Ukraine đã buộc Nga phải di dời dàn máy bay quân sự đến các sân bay nằm cách biên giới Nga - Ukraine 250km.
Ông
Umerov cho rằng, quân đội Ukraine đã chứng minh khả năng tiên phong
trong công nghệ UAV, sử dụng các phương thức sáng tạo để làm suy yếu lợi
thế về đạn dược, và nhân sự của quân đội Nga. Cụ thể, Ukraine đã sử
dụng UAV tấn công từ trên không để đâm vào trực thăng Nga, hoặc rải kim
loại nóng chảy xuống các vị trí dưới mặt đất. Ngoài ra, xuồng không
người lái (USV) của Ukraine đã trở thành công cụ chính để làm suy yếu sự
thống trị của Hải quân Nga ở Biển Đen.
Trong những tháng gần đây,
Ukraine đã tăng số lượng các cuộc tấn công quy mô lớn vào lãnh thổ Nga.
Trong một số cuộc tấn công, Ukraine còn huy động cùng lúc hơn 100 UAV
để chống lại Nga.
Chia sẻ với tờ Kyiv Independent, nguồn tin trong
Cơ quan An ninh Ukraine (SBU) cho hay vào ngày 18/9, UAV Ukraine đã tấn
công một trong những kho vũ khí lớn nhất ở Nga, gây ra vụ nổ lớn tại
thị trấn Toropets thuộc vùng Tver. Theo Trung tâm Tình báo Lực lượng
Phòng vệ Estonia, cuộc tấn công của Ukraine vào kho vũ khí ở vùng Tver
của Nga đã phá hủy số đạn dược đủ dùng trong 2 - 3 tháng.
**********
Tổng thống Zelenskyy: Các nước chớ áp đặt ý chí của mình lên Ukraine
VOA News
4–5 minutes
Tổng
thống Ukraine Volodymyr Zelenskyy nói với Đại hội đồng Liên hiệp quốc
hôm 25/9 rằng đất nước của ông sẽ không bao giờ chấp nhận một thỏa thuận
do các quốc gia khác áp đặt để chấm dứt cuộc xâm lược của Nga kéo dài
31 tháng, chất vấn về động cơ của Trung Quốc và Brazil trong việc thúc
đẩy các cuộc đàm phán với Moscow.
Thay vào đó, ông Zelenskyy kêu
gọi chấp nhận đề nghị hai năm trước đây của ông nhằm khôi phục các ranh
giới được quốc tế công nhận giữa Nga và nước láng giềng Ukraine trước
khi Moscow đơn phương chiếm Bán đảo Crimea của Ukraine vào năm 2014 và
sau đó xâm lược Ukraine vào tháng 2 năm 2022. Moscow hiện kiểm soát
khoảng một phần năm lãnh thổ Ukraine.
“Chúng ta phải duy trì Hiến
chương Liên hiệp quốc và đảm bảo quyền của chúng tôi — quyền của Ukraine
— đối với toàn vẹn lãnh thổ và chủ quyền, giống như chúng ta làm đối
với bất kỳ quốc gia nào khác”, ông Zelenskyy nhấn mạnh. “Chúng ta cần
phải rút quân chiếm đóng của Nga, điều này sẽ chấm dứt giao tranh xung
đột ở Ukraine”.
“Người dân Ukraine sẽ không bao giờ chấp nhận — sẽ
không bao giờ chấp nhận — lý do gì bất kỳ ai trên thế giới lại tin rằng
một quá khứ thực dân tàn bạo như vậy, vốn không phù hợp với bất kỳ ai
ngày nay, lại có thể được áp đặt lên Ukraine ngay bây giờ”, ông nói với
Đại hội đồng gồm 193 thành viên.
“Khi bộ đôi Trung Quốc-Brazil cố
gắng phát triển thành một dàn hợp xướng — với ai đó ở châu Âu, với ai đó
ở châu Phi — nói điều gì đó thay thế cho một nền hòa bình trọn vẹn và
công bằng, thì câu hỏi đặt ra là, lợi ích thực sự là gì?” ông nói, dường
như ám chỉ đến các quốc gia đang phát triển nơi mà tuyên truyền của Nga
đã chứng minh được hiệu quả.
“Mọi người phải hiểu — quý vị sẽ
không tăng cường sức mạnh của mình mà bắt Ukraine phải trả giá”, ông
Zelenskyy khẳng định. “Thế giới đã trải qua các cuộc chiến tranh thực
dân và âm mưu của các cường quốc với cái giá phải trả là những nước nhỏ
hơn”.
Mọi quốc gia, ông Zelenskyy nói thêm, “bao gồm Trung Quốc,
Brazil, các quốc gia châu Âu, các quốc gia châu Phi và Trung Đông, đều
hiểu tại sao điều này phải nằm trong quá khứ. Và người dân Ukraine sẽ
không bao giờ chấp nhận lý do tại sao bất kỳ ai trên thế giới tin rằng
một quá khứ thực dân tàn bạo như vậy, vốn không phù hợp với bất kỳ ai
ngày nay, lại có thể được áp đặt lên Ukraine ngay bây giờ thay vì một
cuộc sống bình thường, hòa bình”.
Vì Nga “không thể đánh bại sự
kháng cự của nhân dân chúng tôi trên chiến trường”, ông nói, nên Tổng
thống Nga Vladimir Putin đang tìm kiếm “những cách khác để phá vỡ tinh
thần của người dân Ukraine”.
“Một trong những phương pháp của ông
ta là nhắm vào cơ sở hạ tầng năng lượng của chúng tôi”, nhà lãnh đạo
Ukraine nói. “Đây là những cuộc tấn công có chủ đích của Nga vào các nhà
máy điện của chúng tôi và toàn bộ mạng lưới năng lượng. Tính đến hôm
nay, Nga đã phá hủy tất cả các nhà máy nhiệt điện và một phần lớn công
suất thủy điện của chúng tôi. Đây là cách ông Putin đang chuẩn bị cho
mùa đông với hy vọng sẽ hành hạ hàng triệu người dân Ukraine.”
Bài
phát biểu của ông Zelenskyy trước cuộc họp thường niên tại New York
diễn ra một ngày sau khi ông nói với Hội đồng Bảo an Liên hiệp quốc rằng
ông Putin sẽ không tự mình chấm dứt các hành động thù địch và “chỉ có
thể bị ép buộc tuân thủ hòa bình”.
Tại cùng cuộc họp, Ngoại trưởng
Hoa Kỳ Antony Blinken đã kêu gọi các quốc gia ủng hộ Ukraine, nói rằng
nước này đang chiến đấu để sinh tồn.
“Nếu các quốc gia ngừng ủng
hộ Nga, cuộc xâm lược của ông Putin sẽ sớm chấm dứt”, ông nói. “Nếu các
quốc gia ngừng ủng hộ Ukraine, Ukraine có thể sớm chấm dứt”.
Đại sứ Nga đã bác bỏ nỗi lo sợ của Ngoại trưởng Mỹ.
“Nước
này không bị đe dọa bởi bất cứ điều gì. Chúng tôi không chiến đấu chống
lại họ”, Đại sứ Vassily Nebenzia nói về Ukraine. “Chúng tôi đang chiến
đấu chống lại một chế độ tội phạm đã nắm quyền ở Kyiv và đang đưa người
dân của mình đến thảm họa. Và đây không phải là cuộc chiến giành lãnh
thổ, bất kể những tuyên bố của kẻ thù của chúng tôi. Đây là cuộc đấu
tranh để công nhận quyền của người dân.”
Cuộc họp của Đại hội đồng
ngày 25/9 cũng lắng nghe các nhà lãnh đạo khác, bao gồm Tổng thống Pháp
Emmanuel Macron, Tổng thống Ghana Nana Akufo-Addo, Thủ tướng Tây Ban
Nha Pedro Sanchez, Tổng thống Senegal Bassirou Diomaye Faye, Tổng thống
Ecuador Daniel Noboa và Tổng thống Quần đảo Marshall Hilda Heine.
*********
DW: Trung Quốc trong chương trình nghị sự khi ông Tô Lâm gặp ông Biden
VOA
3–4 minutes
Tân
Chủ tịch nước của Việt Nam, ông Tô Lâm, một cựu Bộ trưởng Công an đã
củng cố quyền lực trong Đảng Cộng sản Việt Nam kể từ khi người tiền
nhiệm qua đời vào tháng 7, tuần này có bài phát biểu tại Đại hội đồng
Liên hiệp quốc.
Trong bài phát biểu, ông Tô Lâm đã thảo luận về
tầm quan trọng của chủ nghĩa đa phương trong việc giải quyết các vấn đề
toàn cầu như căng thẳng địa chính trị và biến đổi khí hậu, theo hãng tin
DW của Đức.
“Những thách thức chưa từng có đối với hòa bình, hợp
tác, phát triển bền vững và phẩm giá con người đang ảnh hưởng đến thế hệ
này và thế hệ tiếp theo”, ông Tô Lâm nói. “Chúng buộc chúng ta phải
đoàn kết, hành động và làm việc cùng nhau, duy trì vai trò của các thể
chế quốc tế, trong đó quan trọng nhất là Liên hiệp quốc”.
Bài phát
biểu của ông đánh dấu một thời khắc quan trọng, vì ông là người đứng
đầu Đảng Cộng sản Việt Nam đầu tiên phát biểu trước Đại hội đồng, theo
DW.
Ông Tô Lâm cũng gặp Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden chiều ngày
25/9. Cuộc họp này được coi là một phần trong chiến lược rộng lớn hơn
của Hoa Kỳ nhằm cải thiện quan hệ ngoại giao với các nước Đông Nam Á như
một đối trọng với ảnh hưởng ngày càng tăng của Trung Quốc trong khu
vực.
Tòa Bạch Ốc nói cuộc gặp là “cơ hội quan trọng để hai nhà
lãnh đạo thảo luận về mối quan tâm chung của chúng ta đối với sự ổn định
và thịnh vượng ở Đông Nam Á”.
Một đồng minh của Hoa Kỳ ở Đông Nam Á?
Giới
phân tích tin rằng ngay cả một cuộc tương tác ngắn ngủi với ông Biden
cũng sẽ giúp ông Tô Lâm chứng minh sự trung lập của Việt Nam trên trường
quốc tế khi đất nước này duy trì mối quan hệ tốt đẹp với các đối thủ
của Hoa Kỳ là Trung Quốc và Nga, vẫn theo bài phân tích đăng trên DW.
Đầu
năm nay, ông Tô Lâm đã có chuyến đi quan trọng tới Bắc Kinh, nơi ông
gặp Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình. Ông cũng đã tiếp Tổng thống Nga
Vladimir Putin tại Hà Nội để hội đàm vào tháng 6.
Theo DW, chuyến
đi của ông Tô Lâm tới New York phản ánh hành động cân bằng tinh tế của
Việt Nam trên trường thế giới khi nước này nỗ lực định vị mình là một
bên có ảnh hưởng trong địa chính trị toàn cầu.
“Mong muốn duy trì
khoảng cách cân bằng giữa các siêu cường của Việt Nam khiến ông Tô Lâm
tự nhiên muốn gặp ông Biden sau chuyến thăm Trung Quốc và gặp Tập Cận
Bình”, ông Nguyễn Khắc Giang từ Chương trình Nghiên cứu Việt Nam thuộc
Viện ISEAS-Yusof Ishak ở Singapore, nói với DW.
Tháng 9 năm ngoái,
ông Biden đã đến thăm Việt Nam, nơi Việt-Mỹ đã đạt được các thỏa thuận
quan trọng về chất bán dẫn và nâng quan hệ song phương lên Đối tác Chiến
lược Toàn diện, thứ hạng ngoại giao cao nhất của Việt Nam.
Bản
tin của DW đề cập tới việc trước chuyến đi của ông Tô Lâm tới Hoa Kỳ,
chính quyền Việt Nam đã thả một số nhà hoạt động nổi tiếng khỏi nhà tù,
bao gồm Trần Huỳnh Duy Thức và nhà hoạt động môi trường Hoàng Thị Minh
Hồng.
Việc thả những tù nhân này được coi là một nỗ lực nhằm xoa
dịu những chỉ trích quốc tế về hồ sơ nhân quyền của Việt Nam, đặc biệt
là khi nước này đang thắt chặt quan hệ với các quốc gia phương Tây, vẫn
theo DW.
Một tuần bận rộn của ông Tô Lâm tại New York
Tuần
này, ông Tô Lâm cũng đã gặp gỡ đại diện của các tập đoàn lớn của Hoa
Kỳ, bao gồm cả Google và Meta, và chứng kiến lễ ký kết các thỏa thuận
với các công ty Mỹ mà qua đó sẽ thúc đẩy ngành hàng không và chất bán
dẫn của Việt Nam.
(Nguồn: DW)
*********
Liban rơi vào hỗn loạn vì cuộc chiến tranh mới
Cuộc
xung đột tại Trung Đông giữa Israel và phong trào Hồi giáo Hezbollah
bùng nổ dữ dội là thời sự chính được các báo Pháp ra hôm nay tập trung
phản ánh.
Cuộc chiến Israel -Hezbollah phủ kín trang nhất hầu hết các báo. Le Monde chạy tựa chính trang nhất : « Cuộc tấn công của Israel dìm Liban vào trong chiến tranh ». Le Figaro ghi nhận : « Chống lại Hezbollah, Israel chọn leo thang quân sự ».
Phủ kín trang bìa của La Croix là bức ảnh một tòa nhà cao tầng ở
Beyrouth bị tên lửa Israel phá hủy tan nát với hàng tựa lớn : « Beyrouth : tiếng bom nổ ».
Nhật báo Libération trên nền bức ảnh người già và trẻ em Liban trong
thùng xe tải chạy sơ tán khỏi cuộc tấn công của Israel là hàng tựa kêu
gọi : « Hãy làm chiến tranh dừng lại ở Liban ».
Le Monde
ghi nhận cuộc chiến tranh mới ở Trung Đông vừa bùng lên đã vô cùng tàn
khốc. Hôm thứ Hai Israel tập kích ồ ạt vào 1600 vị trí liên quan đế
Hezbollah và các kho đạn của phong trào này ở Liban đã làm ít nhất 500
người thiệt mạng. « Cuộc xung đột ở cường độ thấp với Hezbollah dai
dẳng từ 11 tháng qua giờ đã bùng lên thành cuộc chiến tranh cường độ
cao, lan ra nhiều vùng dân cư ». Theo tờ báo, không loại trừ một
cuộc chiến tranh trên bộ sắp tới khi mà Nhà nước Do Thái muốn tạo một
vùng đệm ở miền nam Liban để cho 60 nghìn người dân Israel ở miền bắc có
thể trở lại nhà họ. Trong một bối cảnh khác, miền bắc Israel đặt trong
tình trạng báo động cao nhất, mọi hoạt đồng đều ngừng trệ để đối phó với
tên lửa, rốc két của Hezbollah đáp trả.
Trong khi đó nhật báo Le Figaro dành nhiều trang bài phản ánh cuộc chiến mới ở Trung Đông. Ghi nhận của tờ báo : « Liban
chết đứng trước sự leo thang hiếu chiến của Israel. Trong sự hỗn loạn
do hàng trăm cuộc oanh kích trút xuống miền nam đất nước, các gia đình
hoảng loạn không còn thời gian để thương tiếc người thân đã bị chết ».
Yếu hơn về mọi mặt quân sự nhưng lực lượng Hezbollah vẫn bắn phá đáp
trả vào miền bắc Israel. Chưa có dấu hiệu nào cho thấy cuộc xung đột hạ
nhiệt. Dù bị suy yếu đi nhiều sau loạt tấn công này, nhưng Hezbollah vẫn
còn đủ tên lửa cho một cuộc xung đột kéo dài.
Xã luận của Le Figaro nhận định : « Ở
giai đoạn này, chỉ có sự can thiệp ngoại giao mạnh mẽ mới có thể ngăn
chặn được phản ứng dây chuyền hướng tới “chiến tranh toàn diện ».
Hầu
hết các báo đều có chung nhận định, khó có thể biết được liệu chiến
dịch tấn công dữ dội này hay khả năng một cuộc tấn công trên bộ của
Israel có thể đè bẹp Hezbollah hay không, nhưng hiện tại cuộc tấn công
quân sự trên diện rộng của Israel lần này là một « chiến lược rủi ro cao » của Nhà nước Do Thái. Nguy cơ cuộc chiến tranh lan rộng khắp vùng Trung Đông là hoàn toàn có thể.
Liên Hiệp Quốc : Diễn văn cuối cùng của Joe Biden
Một
sự kiện khác được các báo chú ý là phiên họp Đại Hội Đồng Liên Hiệp
Quốc đang diễn ra ở New York với tâm điểm là bài phát biểu cuối cùng của
tổng thống Mỹ Joe Biden trước diễn đàn quốc tế này.
Libération có bài : « Tại Liên Hiệp Quốc : Biden bất lực trước xung đột » với ghi nhận,
« phát biểu tại Đại Hội Đồng Liên Hiệp Quốc, tổng thống Mỹ hạn chế nhắc
lại lời kêu gọi ngừng bắn, ngay cả vào khi bom đạn của Israel đang đổ
xuống Liban ».
Le Figaro cùng cái nhìn, ghi nhận qua tựa bài viết : « Biden né tránh đám cháy Trung Đông ».
Cuộc xung đột Israel - Hezbollah hầu như không được tổng thống Mỹ đề
cập tới. Trong bài phát biểu trước Đại Hội Đồng Liên Hiệp Quốc hôm thứ
Ba tại New York, Joe Biden chỉ tập trung đề cập kết quả nhiệm kỳ của
mình nhiều hơn là nói về sự leo thang của chiến tranh ở Liban. Le Figaro
nhận định, sự bùng phát của cuộc xung đột cho đến nay giữa Israel và
lực lượng dân quân Shiite kiểm soát Liban rõ ràng là một thất bại trong
nỗ lực của chính quyền của ông nhằm ngăn chặn cuộc chiến Gaza biến thành
một cuộc xung đột khu vực. Sau bài phát biểu, Le Figaro cho biết, ông
Biden rời diễn đàn Đại Hội Đồng với bước đi ngập ngừng mà không hề
thuyết phục được thính giả về những thành công của mình.
Chiến tranh Ukraina : Đường dài để đến đàm phán với Nga
Một
thời sự nóng khác cũng được các báo quan tâm theo dõi là cuộc chiến
tranh Ukraina. Nhật báo Le Monde có bài nói về giả thuyết một cuộc đàm
phán giữa Ukraina và Nga vừa hé ra đã cho thấy một con đường đầy cạm
bẫy.
Tổng thống Ukraina Volodymyr Zelensky đến Đại Hội Đồng Liên
Hiệp Quốc với kế hoạch nhằm cố gắng đặt đất nước mình trên thế mạnh
trước nhà lãnh đạo Điện Kremlin Vladimir Putin, trong khi mà viễn cảnh
các cuộc thương lượng vẫn còn ở đâu đó rất xa.
Cuộc chiến tranh
xâm lược Ukraina của Nga đã kéo dài hơn ba mươi tháng, cả hai bên tham
chiến đều không tỏ dấu hiệu sẵn sàng ngừng chiến và ý tưởng đàm phán vẫn
chỉ là ở trong trứng nước.
Tuy nhiên, viễn cảnh đàm phán đang
được giới ngoại giao nhắc đến trong các cuộc trao đổi hành lang Đại Hội
Đồng Liên Hiệp Quốc lần thứ 79, ( từ ngày 22 đến 27/09) tại New York.
Sau
bài phát biểu tại diễn đàn hôm nay, tổng thống Ukraina sẽ được tới Nhà
Trắng vào ngày mai (26/09) để trình bày với tổng thống Mỹ Joe Biden, “kế hoạch chiến thắng”
mà ông đã bí mật thảo ra từ nhiều tuần qua. Theo Le Monde, với Kiev,
vấn đề là thực hiện một nỗ lực quân sự mới với sự hỗ trợ của các đồng
minh phương Tây, đặc biệt là Mỹ, để hy vọng buộc nước Nga của Vladimir
Putin ngồi vào bàn đàm phán. Trong cuộc phỏng vấn với kênh ABC của Mỹ sẽ
phát sóng ngày 14/09, ông Zelensky tuyên bố rằng Ukraine đang ở “gần với hòa bình hơn chúng ta nghĩ” và tin rằng mùa thu năm nay sẽ là “quyết định”.
Nhưng
theo Le Monde, giả thuyết về việc mở ra các cuộc đàm phán hòa bình
giữa hai bên tham chiến vẫn rất không chắc chắn, vì con đường này dường
như đầy cạm bẫy cho dù các đồng minh của Kiev cũng bắt đầu muốn nhưng
vẫn chia rẽ về cách thức tìm lối thoát ngoại giao cho cuộc chiến. Trước
mọi khả năng đàm phán, có ý kiến cho rằng cần phải làm tất cả để đặt
Ukraina và thế mạnh. Thế nhưng, các yêu cầu của Ukraina cho hướng này
lại khiến các đồng minh dè dặt. Một số nước như Ba Lan, các quốc gia
vùng Baltic, Rumani tỏ lập trường cứng rắn, muốn tiếp tục nỗ lực hậu
thuẫn khiến Vladimir Putin hiểu được rằng ông ta không thể thắng trong
cuộc chiến. Bên kia là Anh, Pháp và Đức, những nước từ đầu tỏ ra kiên
định nhưng bắt đầu suy nghĩ về những hướng khác thoát khỏi xung đột. Tóm
lại, con đường dẫn hai bên tham chiến đến bàn đàm phán vẫn còn xa vời
và nhiều chông gai. Đến lúc này cuộc chiến vẫn tiếp diễn khốc liệt.
Ukraina : Tù nhân tăng viện mặt trận
Cũng liên quan đến tình hình Ukraina, nhật báo Công giáo la Croix có bài phóng sự có tựa đề đáng chú ý : « Những tù nhân Ukraina tăng viện trên mặt trận Pokrovsk ».
Bài
báo của La Croix cho thấy, để đối mặt với tình trạng thiếu quân, Kiev
bắt đầu tuyển mộ lính trong các nhà tù. Ít nhất 4.000 cựu tù nhân đã gia
nhập quân đội Ukraina kể từ khi áp dụng biện pháp này từ mùa xuân vừa
rồi. Theo la Croix, các binh sĩ đặc biệt này được đánh giá cao trên thực
địa chiến trường, nhưng chắc chắn sẽ vẫn còn chưa đủ để xoay chuyển
tình hình.
La Croix cho biết, cũng giống như tất cả những người
đăng lính tình nguyện, các cựu tù nhân này đã ký một hợp đồng, theo đó
họ sẽ có thể rời quân ngũ với tư cách là những người tự do nếu sống sót
sau chiến tranh. Tuy nhiên, thật khó để nói họ cũng như những người lính
khác. Họ bị cách ly trong tiểu đoàn hình sự, họ không có quyền nghỉ
phép trong năm đầu tiên của hợp đồng và hầu như chỉ được triển khai cho
các nhiệm vụ tấn công nguy hiểm.
La Croix nhận định, việc phải huy
động đến các cựu tù nhân này chắc chắn không đảo người tình hình đang
ngày càng khó khăn với Kiev. Nhưng trên mặt trận Pokrovsk, những người
lính tù nhân cũ này cũng giúp quân đội Ukraina, thiếu nhân lực thường
trực, có được chút thời gian nghỉ để lấy lại sức.
Phim Việt và Nam ra rạp tại Pháp
Tờ
báo dành hai trang để giới thiệu bộ phim Việt và Nam của đạo diễn trẻ
người Việt Trương Minh Quý đang được chiếu tại các rạp ở Pháp, trong khi
vẫn chưa được phép chiếu tại Việt Nam
Bộ phim được Libération
giới thiệu như là một hành trình đầy cảm xúc giữa thiên nhiên Việt Nam,
bộ phim đan xen giữa những câu chuyện về cuộc tìm kiếm hài cốt của người
cha bị chết hai mươi sáu năm trước trong chiến tranh và tình yêu nồng
cháy buộc phải giữ kín của hai người yêu nhau làm việc trong hầm mỏ.
Tờ
báo giới thiệu, Trương Minh Quý, nhà làm phim Việt Nam sinh năm 1990
tại Buôn Ma Thuột, sống tại Thành phố Hồ Chí Minh, học tại Fresnoy ở
Tourcoing, hiện cư trú tại Bruxelles, Bỉ. Tiếp sau hai bộ phim điện ảnh
đầu tiên, bộ phim mới đầy hấp dẫn của anh, Việt và Nam, đã được trình
chiếu tại Cannes trong hạng mục phim « Nhãn quan độc đáo », vừa
là sự khám phá về ký ức đau thương trong gia đình về Chiến tranh Việt
Nam (1955-1975), vừa là sự gợi nhắc cách về thân phận người nhập cư và
người lao động , một bộ phim tình cảm khác lạ về tình yêu, và còn nhiều
ý nữa.
************
Philippines tố trực thăng hải quân Trung Quốc bám đuôi máy bay trong khi tuần tra
Philippines
hôm thứ Tư (25/9) nói máy bay của cục nghề cá của họ đã bị một trực
thăng hải quân Trung Quốc bay sát và tiếp cận khi đang tuần tra gần Bãi
cạn Scarborough có tranh chấp, trong một cuộc đối đầu khác giữa hai quốc
gia đang có tranh chấp lãnh thổ gay gắt.
Hội đồng An ninh Quốc
gia Philippines (NSC) cho biết vụ việc xảy ra vào thứ Hai (23/9) và máy
bay của họ vẫn có thể hoàn thành nhiệm vụ.
Đây là vụ việc mới nhất
trong loạt vụ đụng độ trên không và trên biển giữa hai nước đang đối
đầu về các khu vực tranh chấp ở Biển Đông, bao gồm Bãi cạn Scarborough,
một trong những thực thể bị tranh giành quyết liệt nhất ở châu Á, nơi đã
bị lực lượng hải cảnh Trung Quốc chiếm đóng trong hơn một thập kỷ.
NSC nói trong một tuyên bố rằng hành động của Trung Quốc đã vi phạm các quy định về an toàn hàng không.
Đại sứ quán Trung Quốc tại Manila không trả lời lập tức yêu cầu bình luận của Reuters về lời kể của phía Philippines.
Trong
một diễn biến riêng biệt, Bộ trưởng Quốc phòng Philippines hôm thứ Tư
đã yêu cầu Trung Quốc rút tàu khỏi vùng đặc quyền kinh tế, tức EEZ, của
nước này và cáo buộc Bắc Kinh cố gắng can thiệp vào các hoạt động quốc
phòng của mình, bao gồm cả việc Manila sử dụng bệ phóng tên lửa tầm
trung của Mỹ để huấn luyện.
Tuần trước, Reuters đưa tin Mỹ không
có kế hoạch ngay lập tức rút hệ thống tên lửa Typhon, vốn có thể được
trang bị tên lửa hành trình có khả năng tấn công các mục tiêu của Trung
Quốc.
Trung Quốc đã bày tỏ quan ngại về việc triển khai hệ thống
Typhon tại Philippines, cáo buộc Washington đang thúc đẩy chạy đua vũ
trang.
“Việc triển khai này là động thái quay ngược bánh xe lịch
sử. Nó đe dọa nghiêm trọng đến an ninh của các nước trong khu vực, kích
động xung đột địa chính trị và đã khơi dậy sự lo ngại và cảnh giác cao
độ của các nước trong khu vực”, Đại sứ quán Trung Quốc tại Manila nói
hôm thứ Tư, đồng thời nhắc lại lời kêu gọi rút hệ thống này đi.
Trung Quốc có tên lửa tầm trung tiên tiến riêng, là một phần của kho vũ khí tên lửa đạn đạo quy ước rộng lớn của họ.
Hôm
thứ Tư, Trung Quốc cho biết họ đã thực hiện thành công một vụ phóng tên
lửa đạn đạo xuyên lục địa hiếm hoi vào Thái Bình Dương, động thái có
khả năng làm dấy lên mối quan ngại của quốc tế về việc xây dựng kho vũ
khí hạt nhân của nước này.
Tổng tư lệnh quân đội Philippines Romeo
Brawner hôm thứ Tư nói nếu được theo ý mình, thì “Tôi muốn có hệ thống
tên lửa Typhon ở Philippines mãi mãi”.
***********
Tổng thống Ukraine nói với Liên Hiệp Quốc: Phải ép Nga chấp nhận hòa bình
Tổng
thống Ukraine Volodymyr Zelenskyy hôm thứ Ba (24/9) nói với Hội đồng
Bảo an Liên Hiệp Quốc rằng cuộc chiến giữa Nga và Ukraine không thể được
giải quyết chỉ bằng các cuộc đàm phán, mà cần phải buộc Moscow chấp
nhận hòa bình.
Ông Zelenskyy đã tìm kiếm sự ủng hộ của các nhà
lãnh đạo phương Tây cho cái mà ông gọi là “kế hoạch chiến thắng” để chấm
dứt cuộc chiến, vốn bắt đầu khi Nga phát động cuộc xâm lược toàn diện
vào đất nước ông vào tháng 2/2022.
Ông Zelenskyy nói cuộc chiến sẽ
kết thúc vào một ngày nào đó nhưng không phải vì “ai đó đã chán chiến
tranh” hay thông qua một cuộc trao đổi với Tổng thống Nga Vladimir
Putin, ám chỉ đến đề xuất rằng Ukraine nhượng lại một số lãnh thổ mà Nga
chiếm giữ để giải quyết xung đột.
“Cuộc chiến này không thể được
giải quyết bằng các cuộc đàm phán. Cần phải hành động”, ông Zelenskyy
nói, đồng thời cảm ơn các quốc gia đã hỗ trợ Ukraine.
“Putin đã
phá vỡ rất nhiều chuẩn mực và quy tắc quốc tế đến mức bản thân ông ta sẽ
không dừng lại, Nga chỉ có thể bị ép thì mới có hòa bình, và đó mới
đúng là điều cần làm, buộc Nga phải chấp nhận hòa bình, với tư cách là
kẻ xâm lược duy nhất trong cuộc chiến này, kẻ duy nhất vi phạm Hiến
chương Liên Hiệp Quốc”, ông Zelenskyy nói.
Ông Zelenskyy chĩa mũi
dùi vào Triều Tiên và Iran vì đã cung cấp vũ khí cho Nga trong cuộc
chiến, gọi họ là “đồng phạm trên thực tế” của Moscow.
Ukraine đang
phải đối mặt với một tương lai bất định. Nếu cựu Tổng thống Donald
Trump thắng Phó Tổng thống Kamala Harris trong cuộc bầu cử Hoa Kỳ ngày
5/11, điều này sẽ dẫn đến việc định hình lại chính sách của Washington
đối với Ukraine, quốc gia đang phụ thuộc rất nhiều vào sự hỗ trợ về quân
sự và tài chính của Hoa Kỳ. Các cuộc thăm dò ý kiến cho thấy một cuộc
đua sít sao giữa hai ứng cử viên của Mỹ.
Hơn 2 năm rưỡi kể từ cuộc xâm lược, Nga kiểm soát khoảng 20% lãnh thổ Ukraine và đã tiến về phía đông.
Ông
Zelenskyy từng nói rằng nếu kế hoạch của ông được phương Tây ủng hộ, nó
sẽ có tác động lớn đến Moscow, bao gồm cả tác động tâm lý có thể giúp
buộc ông Putin chấm dứt chiến tranh bằng biện pháp ngoại giao.
Ông
Zelenskyy cho đến nay vẫn chưa nói nhiều về kế hoạch chiến thắng của
mình, ngoại trừ việc nó sẽ đóng vai trò là cầu nối cho hội nghị thượng
đỉnh hòa bình thứ hai do Ukraine dẫn đầu mà Kyiv muốn tổ chức và mời Nga
tham dự vào cuối năm nay.
Đại sứ Nga tại Liên Hiệp Quốc Vassily
Nebenzia đã lên tiếng tại cuộc họp để phản đối việc Hội đồng Bảo an gồm
15 thành viên tiếp đón ông Zelenskyy.
“Các nước phương Tây không
thể kiềm chế được mà lại đầu độc bầu không khí một lần nữa, cố gắng lấp
đầy thời gian bằng vấn đề Ukraine đã quá nhàm”, Đại sứ Nebenzia nói về
cuộc họp.
Các nhà ngoại giao hàng đầu của Trung Quốc và Hoa Kỳ cũng đã lời qua tiếng lại trong cuộc họp.
“Triều
Tiên và Iran không phải là những bên duy nhất hỗ trợ và tiếp tay cho
Nga”, Ngoại trưởng Hoa Kỳ Antony Blinken phát biểu trước hội đồng.
“Trung Quốc - một thành viên thường trực của hội đồng này - là nhà cung
cấp hàng đầu các công cụ máy móc, vi điện tử và các mặt hàng khác mà Nga
đang sử dụng để tái thiết, bổ sung, tăng cường cỗ máy chiến tranh và
duy trì sự xâm lược tàn bạo của mình”.
Bộ trưởng Ngoại giao Trung
Quốc Vương Nghị bác bỏ cáo buộc của Hoa Kỳ rằng việc Bắc Kinh ủng hộ Nga
đang cho phép nước này tiếp tục chiến tranh ở Ukraine.
“Tôi muốn
nói rõ rằng về vấn đề Ukraine, bất kỳ động thái nào đổ trách nhiệm cho
Trung Quốc, hoặc tấn công và bôi nhọ Trung Quốc, đều là vô trách nhiệm
và sẽ chẳng đi đến đâu cả”, ông nói với hội đồng.
(AFP) – Trục trặc đầu tiên của tân chính phủ Pháp. Tân
bộ trưởng Kinh tế Pháp Antoine Armand hôm qua, 24/09/2024, tuyên bố chỉ
làm việc với các dân biểu thuộc Mặt Trận Cộng Hòa, ngụ ý loại các nghị
sĩ đảng cực hữu và liên minh với 142 dân biểu, đứng thứ ba về số nghị sĩ
tại Quốc Hội. Lãnh đạo đảng cực hữu Marine Le Pen ngay lập tức lên án.
Tân thủ tướng Michel Barnier đã có cuộc điện đàm với lãnh đạo cực hữu.
Bộ Kinh Tế đã ra thông báo cho biết sẵn sàng tiếp tất cả các dân biểu.
Lãnh đạo đảng cực tả LFI Jean-Luc Mélenchon gọi chính phủ Barnier là ‘‘kẻ bưng bê cho đảng cực hữu’’ .
(AFP) – Mỹ bán 720 tên lửa cho Ai Cập. Chính
quyền Washington, hôm qua 24/09/2024, đã phê chuẩn thương vụ bán tên
lửa trị giá 740 triệu đô la cho Ai Cập, một đối tác ngày càng quan trọng
của Hoa Kỳ, có khả năng đóng vai trò nhà hòa giải trong cuộc xung đột ở
dải Gaza. Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken đã đến Cairo vào tuần trước,
ca ngợi mối quan hệ song phương và cho biết hai nước đang làm việc với
Qatar để tìm kiếm lệnh ngừng bắn trong cuộc chiến giữa Israel và Hamas.
(AFP) –Nga dự trù cấm quảng bá lối sống “không đẻ con”. Các
dân biểu Nga, hôm qua 24/09/2024, đã bắt đầu xem xét dự luật cấm quảng
bá lối sống này, trong bối cảnh khủng hoảng dân số trong nước đang
ngày càng trầm trọng bởi xung đột ở Ukraina. Việc bảo vệ cái gọi là giá
trị “truyền thống” luôn được tổng thống Vladimir Putin quan tâm. Chủ nhân điện Kremlin không ngừng tố cáo sự “suy đồi” của phương Tây và thẳng tay đàn áp cộng đồng LGBT+.
(AFP) – Cảnh sát Thụy Sĩ tiến hành hàng loạt các vụ bắt giữ sau khi một phụ nữ chết do sử dụng thiết bị tự sát. Người
phụ nữ gốc Mỹ, 64 tuổi, đã từ trần hôm 23/09/2024 sau khi bà sử
dụng thiết bị gây ngạt trong một khu rừng ở bang Schaffhausen, phía bắc
Thụy Sĩ. Văn phòng công tố ở bang Schaffhausen cho biết đã bắt giữ
và truy tố hình sự một số người vì tội kích động và hỗ trợ tự tử.
(AFP) – Trung Quốc lên án lệnh cấm nhập khẩu vào Mỹ ‘‘ô tô kết nối’’ sử dụng công nghệ Trung Quốc. Bộ Thương Mại Trung Quốc hôm nay, 25/09/2024, ‘‘kiên quyết phản đối’’
kế hoạch của chính phủ Mỹ cấm bán các phương tiện vận tải kết nối được
trang bị công nghệ của Trung Quốc và Nga với lý do an ninh quốc gia. Văn
bản được bộ Thương Mại Hoa Kỳ công bố hôm 23/09 liên quan đến các phần
mềm và thiết bị cho phép phương tiện vận tải nối kết với thế giới bên
ngoài, đặc biệt là hỗ trợ người lái và để lái xe tự động.
***********
Ukraine tiết lộ số căn cứ quân sự Nga bị phá hủy bằng chiến thuật ‘bầy đàn UAV’
Minh Thu
3–4 minutes
Đây là thông tin được Bộ trưởng Quốc phòng Ukraine Rustem Umerov tiết lộ trong bài báo được Forbes xuất bản hôm 23/9.
"Các
máy bay không người lái (UAV) của Ukraine đã bay xa hơn 1.000km đến
Murmansk và khu vực Volga, phá hủy các nhà máy lọc dầu và sân bay của
Nga", ông Umerov cho biết.
Theo
ông, những mục tiêu của Nga bị Ukraine nhắm tới gồm các trung tâm điều
khiển, sân bay, tàu, hệ thống phòng không, và căn cứ quân sự.
Ông
Umerov nhấn mạnh, Ukraine đã tăng cường năng lực quân sự tầm xa "nhiều
lần". Đặc biệt, trong năm nay, Bộ Quốc phòng Ukraine đã ký hợp đồng mua
số UAV trị giá 507,6 triệu USD, và đạn dược cho UAV có giá 217,5 triệu
USD.
Bộ trưởng Quốc phòng Ukraine nói thêm, các cuộc tấn công gần đây bằng UAV của Ukraine đã buộc Nga phải di dời dàn máy bay quân sự đến các sân bay nằm cách biên giới Nga - Ukraine 250km.
Ông
Umerov cho rằng, quân đội Ukraine đã chứng minh khả năng tiên phong
trong công nghệ UAV, sử dụng các phương thức sáng tạo để làm suy yếu lợi
thế về đạn dược, và nhân sự của quân đội Nga. Cụ thể, Ukraine đã sử
dụng UAV tấn công từ trên không để đâm vào trực thăng Nga, hoặc rải kim
loại nóng chảy xuống các vị trí dưới mặt đất. Ngoài ra, xuồng không
người lái (USV) của Ukraine đã trở thành công cụ chính để làm suy yếu sự
thống trị của Hải quân Nga ở Biển Đen.
Trong những tháng gần đây,
Ukraine đã tăng số lượng các cuộc tấn công quy mô lớn vào lãnh thổ Nga.
Trong một số cuộc tấn công, Ukraine còn huy động cùng lúc hơn 100 UAV
để chống lại Nga.
Chia sẻ với tờ Kyiv Independent, nguồn tin trong
Cơ quan An ninh Ukraine (SBU) cho hay vào ngày 18/9, UAV Ukraine đã tấn
công một trong những kho vũ khí lớn nhất ở Nga, gây ra vụ nổ lớn tại
thị trấn Toropets thuộc vùng Tver. Theo Trung tâm Tình báo Lực lượng
Phòng vệ Estonia, cuộc tấn công của Ukraine vào kho vũ khí ở vùng Tver
của Nga đã phá hủy số đạn dược đủ dùng trong 2 - 3 tháng.
**********
Tổng thống Zelenskyy: Các nước chớ áp đặt ý chí của mình lên Ukraine
VOA News
4–5 minutes
Tổng
thống Ukraine Volodymyr Zelenskyy nói với Đại hội đồng Liên hiệp quốc
hôm 25/9 rằng đất nước của ông sẽ không bao giờ chấp nhận một thỏa thuận
do các quốc gia khác áp đặt để chấm dứt cuộc xâm lược của Nga kéo dài
31 tháng, chất vấn về động cơ của Trung Quốc và Brazil trong việc thúc
đẩy các cuộc đàm phán với Moscow.
Thay vào đó, ông Zelenskyy kêu
gọi chấp nhận đề nghị hai năm trước đây của ông nhằm khôi phục các ranh
giới được quốc tế công nhận giữa Nga và nước láng giềng Ukraine trước
khi Moscow đơn phương chiếm Bán đảo Crimea của Ukraine vào năm 2014 và
sau đó xâm lược Ukraine vào tháng 2 năm 2022. Moscow hiện kiểm soát
khoảng một phần năm lãnh thổ Ukraine.
“Chúng ta phải duy trì Hiến
chương Liên hiệp quốc và đảm bảo quyền của chúng tôi — quyền của Ukraine
— đối với toàn vẹn lãnh thổ và chủ quyền, giống như chúng ta làm đối
với bất kỳ quốc gia nào khác”, ông Zelenskyy nhấn mạnh. “Chúng ta cần
phải rút quân chiếm đóng của Nga, điều này sẽ chấm dứt giao tranh xung
đột ở Ukraine”.
“Người dân Ukraine sẽ không bao giờ chấp nhận — sẽ
không bao giờ chấp nhận — lý do gì bất kỳ ai trên thế giới lại tin rằng
một quá khứ thực dân tàn bạo như vậy, vốn không phù hợp với bất kỳ ai
ngày nay, lại có thể được áp đặt lên Ukraine ngay bây giờ”, ông nói với
Đại hội đồng gồm 193 thành viên.
“Khi bộ đôi Trung Quốc-Brazil cố
gắng phát triển thành một dàn hợp xướng — với ai đó ở châu Âu, với ai đó
ở châu Phi — nói điều gì đó thay thế cho một nền hòa bình trọn vẹn và
công bằng, thì câu hỏi đặt ra là, lợi ích thực sự là gì?” ông nói, dường
như ám chỉ đến các quốc gia đang phát triển nơi mà tuyên truyền của Nga
đã chứng minh được hiệu quả.
“Mọi người phải hiểu — quý vị sẽ
không tăng cường sức mạnh của mình mà bắt Ukraine phải trả giá”, ông
Zelenskyy khẳng định. “Thế giới đã trải qua các cuộc chiến tranh thực
dân và âm mưu của các cường quốc với cái giá phải trả là những nước nhỏ
hơn”.
Mọi quốc gia, ông Zelenskyy nói thêm, “bao gồm Trung Quốc,
Brazil, các quốc gia châu Âu, các quốc gia châu Phi và Trung Đông, đều
hiểu tại sao điều này phải nằm trong quá khứ. Và người dân Ukraine sẽ
không bao giờ chấp nhận lý do tại sao bất kỳ ai trên thế giới tin rằng
một quá khứ thực dân tàn bạo như vậy, vốn không phù hợp với bất kỳ ai
ngày nay, lại có thể được áp đặt lên Ukraine ngay bây giờ thay vì một
cuộc sống bình thường, hòa bình”.
Vì Nga “không thể đánh bại sự
kháng cự của nhân dân chúng tôi trên chiến trường”, ông nói, nên Tổng
thống Nga Vladimir Putin đang tìm kiếm “những cách khác để phá vỡ tinh
thần của người dân Ukraine”.
“Một trong những phương pháp của ông
ta là nhắm vào cơ sở hạ tầng năng lượng của chúng tôi”, nhà lãnh đạo
Ukraine nói. “Đây là những cuộc tấn công có chủ đích của Nga vào các nhà
máy điện của chúng tôi và toàn bộ mạng lưới năng lượng. Tính đến hôm
nay, Nga đã phá hủy tất cả các nhà máy nhiệt điện và một phần lớn công
suất thủy điện của chúng tôi. Đây là cách ông Putin đang chuẩn bị cho
mùa đông với hy vọng sẽ hành hạ hàng triệu người dân Ukraine.”
Bài
phát biểu của ông Zelenskyy trước cuộc họp thường niên tại New York
diễn ra một ngày sau khi ông nói với Hội đồng Bảo an Liên hiệp quốc rằng
ông Putin sẽ không tự mình chấm dứt các hành động thù địch và “chỉ có
thể bị ép buộc tuân thủ hòa bình”.
Tại cùng cuộc họp, Ngoại trưởng
Hoa Kỳ Antony Blinken đã kêu gọi các quốc gia ủng hộ Ukraine, nói rằng
nước này đang chiến đấu để sinh tồn.
“Nếu các quốc gia ngừng ủng
hộ Nga, cuộc xâm lược của ông Putin sẽ sớm chấm dứt”, ông nói. “Nếu các
quốc gia ngừng ủng hộ Ukraine, Ukraine có thể sớm chấm dứt”.
Đại sứ Nga đã bác bỏ nỗi lo sợ của Ngoại trưởng Mỹ.
“Nước
này không bị đe dọa bởi bất cứ điều gì. Chúng tôi không chiến đấu chống
lại họ”, Đại sứ Vassily Nebenzia nói về Ukraine. “Chúng tôi đang chiến
đấu chống lại một chế độ tội phạm đã nắm quyền ở Kyiv và đang đưa người
dân của mình đến thảm họa. Và đây không phải là cuộc chiến giành lãnh
thổ, bất kể những tuyên bố của kẻ thù của chúng tôi. Đây là cuộc đấu
tranh để công nhận quyền của người dân.”
Cuộc họp của Đại hội đồng
ngày 25/9 cũng lắng nghe các nhà lãnh đạo khác, bao gồm Tổng thống Pháp
Emmanuel Macron, Tổng thống Ghana Nana Akufo-Addo, Thủ tướng Tây Ban
Nha Pedro Sanchez, Tổng thống Senegal Bassirou Diomaye Faye, Tổng thống
Ecuador Daniel Noboa và Tổng thống Quần đảo Marshall Hilda Heine.
*********
DW: Trung Quốc trong chương trình nghị sự khi ông Tô Lâm gặp ông Biden
VOA
3–4 minutes
Tân
Chủ tịch nước của Việt Nam, ông Tô Lâm, một cựu Bộ trưởng Công an đã
củng cố quyền lực trong Đảng Cộng sản Việt Nam kể từ khi người tiền
nhiệm qua đời vào tháng 7, tuần này có bài phát biểu tại Đại hội đồng
Liên hiệp quốc.
Trong bài phát biểu, ông Tô Lâm đã thảo luận về
tầm quan trọng của chủ nghĩa đa phương trong việc giải quyết các vấn đề
toàn cầu như căng thẳng địa chính trị và biến đổi khí hậu, theo hãng tin
DW của Đức.
“Những thách thức chưa từng có đối với hòa bình, hợp
tác, phát triển bền vững và phẩm giá con người đang ảnh hưởng đến thế hệ
này và thế hệ tiếp theo”, ông Tô Lâm nói. “Chúng buộc chúng ta phải
đoàn kết, hành động và làm việc cùng nhau, duy trì vai trò của các thể
chế quốc tế, trong đó quan trọng nhất là Liên hiệp quốc”.
Bài phát
biểu của ông đánh dấu một thời khắc quan trọng, vì ông là người đứng
đầu Đảng Cộng sản Việt Nam đầu tiên phát biểu trước Đại hội đồng, theo
DW.
Ông Tô Lâm cũng gặp Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden chiều ngày
25/9. Cuộc họp này được coi là một phần trong chiến lược rộng lớn hơn
của Hoa Kỳ nhằm cải thiện quan hệ ngoại giao với các nước Đông Nam Á như
một đối trọng với ảnh hưởng ngày càng tăng của Trung Quốc trong khu
vực.
Tòa Bạch Ốc nói cuộc gặp là “cơ hội quan trọng để hai nhà
lãnh đạo thảo luận về mối quan tâm chung của chúng ta đối với sự ổn định
và thịnh vượng ở Đông Nam Á”.
Một đồng minh của Hoa Kỳ ở Đông Nam Á?
Giới
phân tích tin rằng ngay cả một cuộc tương tác ngắn ngủi với ông Biden
cũng sẽ giúp ông Tô Lâm chứng minh sự trung lập của Việt Nam trên trường
quốc tế khi đất nước này duy trì mối quan hệ tốt đẹp với các đối thủ
của Hoa Kỳ là Trung Quốc và Nga, vẫn theo bài phân tích đăng trên DW.
Đầu
năm nay, ông Tô Lâm đã có chuyến đi quan trọng tới Bắc Kinh, nơi ông
gặp Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình. Ông cũng đã tiếp Tổng thống Nga
Vladimir Putin tại Hà Nội để hội đàm vào tháng 6.
Theo DW, chuyến
đi của ông Tô Lâm tới New York phản ánh hành động cân bằng tinh tế của
Việt Nam trên trường thế giới khi nước này nỗ lực định vị mình là một
bên có ảnh hưởng trong địa chính trị toàn cầu.
“Mong muốn duy trì
khoảng cách cân bằng giữa các siêu cường của Việt Nam khiến ông Tô Lâm
tự nhiên muốn gặp ông Biden sau chuyến thăm Trung Quốc và gặp Tập Cận
Bình”, ông Nguyễn Khắc Giang từ Chương trình Nghiên cứu Việt Nam thuộc
Viện ISEAS-Yusof Ishak ở Singapore, nói với DW.
Tháng 9 năm ngoái,
ông Biden đã đến thăm Việt Nam, nơi Việt-Mỹ đã đạt được các thỏa thuận
quan trọng về chất bán dẫn và nâng quan hệ song phương lên Đối tác Chiến
lược Toàn diện, thứ hạng ngoại giao cao nhất của Việt Nam.
Bản
tin của DW đề cập tới việc trước chuyến đi của ông Tô Lâm tới Hoa Kỳ,
chính quyền Việt Nam đã thả một số nhà hoạt động nổi tiếng khỏi nhà tù,
bao gồm Trần Huỳnh Duy Thức và nhà hoạt động môi trường Hoàng Thị Minh
Hồng.
Việc thả những tù nhân này được coi là một nỗ lực nhằm xoa
dịu những chỉ trích quốc tế về hồ sơ nhân quyền của Việt Nam, đặc biệt
là khi nước này đang thắt chặt quan hệ với các quốc gia phương Tây, vẫn
theo DW.
Một tuần bận rộn của ông Tô Lâm tại New York
Tuần
này, ông Tô Lâm cũng đã gặp gỡ đại diện của các tập đoàn lớn của Hoa
Kỳ, bao gồm cả Google và Meta, và chứng kiến lễ ký kết các thỏa thuận
với các công ty Mỹ mà qua đó sẽ thúc đẩy ngành hàng không và chất bán
dẫn của Việt Nam.
(Nguồn: DW)
*********
Liban rơi vào hỗn loạn vì cuộc chiến tranh mới
Cuộc
xung đột tại Trung Đông giữa Israel và phong trào Hồi giáo Hezbollah
bùng nổ dữ dội là thời sự chính được các báo Pháp ra hôm nay tập trung
phản ánh.
Cuộc chiến Israel -Hezbollah phủ kín trang nhất hầu hết các báo. Le Monde chạy tựa chính trang nhất : « Cuộc tấn công của Israel dìm Liban vào trong chiến tranh ». Le Figaro ghi nhận : « Chống lại Hezbollah, Israel chọn leo thang quân sự ».
Phủ kín trang bìa của La Croix là bức ảnh một tòa nhà cao tầng ở
Beyrouth bị tên lửa Israel phá hủy tan nát với hàng tựa lớn : « Beyrouth : tiếng bom nổ ».
Nhật báo Libération trên nền bức ảnh người già và trẻ em Liban trong
thùng xe tải chạy sơ tán khỏi cuộc tấn công của Israel là hàng tựa kêu
gọi : « Hãy làm chiến tranh dừng lại ở Liban ».
Le Monde
ghi nhận cuộc chiến tranh mới ở Trung Đông vừa bùng lên đã vô cùng tàn
khốc. Hôm thứ Hai Israel tập kích ồ ạt vào 1600 vị trí liên quan đế
Hezbollah và các kho đạn của phong trào này ở Liban đã làm ít nhất 500
người thiệt mạng. « Cuộc xung đột ở cường độ thấp với Hezbollah dai
dẳng từ 11 tháng qua giờ đã bùng lên thành cuộc chiến tranh cường độ
cao, lan ra nhiều vùng dân cư ». Theo tờ báo, không loại trừ một
cuộc chiến tranh trên bộ sắp tới khi mà Nhà nước Do Thái muốn tạo một
vùng đệm ở miền nam Liban để cho 60 nghìn người dân Israel ở miền bắc có
thể trở lại nhà họ. Trong một bối cảnh khác, miền bắc Israel đặt trong
tình trạng báo động cao nhất, mọi hoạt đồng đều ngừng trệ để đối phó với
tên lửa, rốc két của Hezbollah đáp trả.
Trong khi đó nhật báo Le Figaro dành nhiều trang bài phản ánh cuộc chiến mới ở Trung Đông. Ghi nhận của tờ báo : « Liban
chết đứng trước sự leo thang hiếu chiến của Israel. Trong sự hỗn loạn
do hàng trăm cuộc oanh kích trút xuống miền nam đất nước, các gia đình
hoảng loạn không còn thời gian để thương tiếc người thân đã bị chết ».
Yếu hơn về mọi mặt quân sự nhưng lực lượng Hezbollah vẫn bắn phá đáp
trả vào miền bắc Israel. Chưa có dấu hiệu nào cho thấy cuộc xung đột hạ
nhiệt. Dù bị suy yếu đi nhiều sau loạt tấn công này, nhưng Hezbollah vẫn
còn đủ tên lửa cho một cuộc xung đột kéo dài.
Xã luận của Le Figaro nhận định : « Ở
giai đoạn này, chỉ có sự can thiệp ngoại giao mạnh mẽ mới có thể ngăn
chặn được phản ứng dây chuyền hướng tới “chiến tranh toàn diện ».
Hầu
hết các báo đều có chung nhận định, khó có thể biết được liệu chiến
dịch tấn công dữ dội này hay khả năng một cuộc tấn công trên bộ của
Israel có thể đè bẹp Hezbollah hay không, nhưng hiện tại cuộc tấn công
quân sự trên diện rộng của Israel lần này là một « chiến lược rủi ro cao » của Nhà nước Do Thái. Nguy cơ cuộc chiến tranh lan rộng khắp vùng Trung Đông là hoàn toàn có thể.
Liên Hiệp Quốc : Diễn văn cuối cùng của Joe Biden
Một
sự kiện khác được các báo chú ý là phiên họp Đại Hội Đồng Liên Hiệp
Quốc đang diễn ra ở New York với tâm điểm là bài phát biểu cuối cùng của
tổng thống Mỹ Joe Biden trước diễn đàn quốc tế này.
Libération có bài : « Tại Liên Hiệp Quốc : Biden bất lực trước xung đột » với ghi nhận,
« phát biểu tại Đại Hội Đồng Liên Hiệp Quốc, tổng thống Mỹ hạn chế nhắc
lại lời kêu gọi ngừng bắn, ngay cả vào khi bom đạn của Israel đang đổ
xuống Liban ».
Le Figaro cùng cái nhìn, ghi nhận qua tựa bài viết : « Biden né tránh đám cháy Trung Đông ».
Cuộc xung đột Israel - Hezbollah hầu như không được tổng thống Mỹ đề
cập tới. Trong bài phát biểu trước Đại Hội Đồng Liên Hiệp Quốc hôm thứ
Ba tại New York, Joe Biden chỉ tập trung đề cập kết quả nhiệm kỳ của
mình nhiều hơn là nói về sự leo thang của chiến tranh ở Liban. Le Figaro
nhận định, sự bùng phát của cuộc xung đột cho đến nay giữa Israel và
lực lượng dân quân Shiite kiểm soát Liban rõ ràng là một thất bại trong
nỗ lực của chính quyền của ông nhằm ngăn chặn cuộc chiến Gaza biến thành
một cuộc xung đột khu vực. Sau bài phát biểu, Le Figaro cho biết, ông
Biden rời diễn đàn Đại Hội Đồng với bước đi ngập ngừng mà không hề
thuyết phục được thính giả về những thành công của mình.
Chiến tranh Ukraina : Đường dài để đến đàm phán với Nga
Một
thời sự nóng khác cũng được các báo quan tâm theo dõi là cuộc chiến
tranh Ukraina. Nhật báo Le Monde có bài nói về giả thuyết một cuộc đàm
phán giữa Ukraina và Nga vừa hé ra đã cho thấy một con đường đầy cạm
bẫy.
Tổng thống Ukraina Volodymyr Zelensky đến Đại Hội Đồng Liên
Hiệp Quốc với kế hoạch nhằm cố gắng đặt đất nước mình trên thế mạnh
trước nhà lãnh đạo Điện Kremlin Vladimir Putin, trong khi mà viễn cảnh
các cuộc thương lượng vẫn còn ở đâu đó rất xa.
Cuộc chiến tranh
xâm lược Ukraina của Nga đã kéo dài hơn ba mươi tháng, cả hai bên tham
chiến đều không tỏ dấu hiệu sẵn sàng ngừng chiến và ý tưởng đàm phán vẫn
chỉ là ở trong trứng nước.
Tuy nhiên, viễn cảnh đàm phán đang
được giới ngoại giao nhắc đến trong các cuộc trao đổi hành lang Đại Hội
Đồng Liên Hiệp Quốc lần thứ 79, ( từ ngày 22 đến 27/09) tại New York.
Sau
bài phát biểu tại diễn đàn hôm nay, tổng thống Ukraina sẽ được tới Nhà
Trắng vào ngày mai (26/09) để trình bày với tổng thống Mỹ Joe Biden, “kế hoạch chiến thắng”
mà ông đã bí mật thảo ra từ nhiều tuần qua. Theo Le Monde, với Kiev,
vấn đề là thực hiện một nỗ lực quân sự mới với sự hỗ trợ của các đồng
minh phương Tây, đặc biệt là Mỹ, để hy vọng buộc nước Nga của Vladimir
Putin ngồi vào bàn đàm phán. Trong cuộc phỏng vấn với kênh ABC của Mỹ sẽ
phát sóng ngày 14/09, ông Zelensky tuyên bố rằng Ukraine đang ở “gần với hòa bình hơn chúng ta nghĩ” và tin rằng mùa thu năm nay sẽ là “quyết định”.
Nhưng
theo Le Monde, giả thuyết về việc mở ra các cuộc đàm phán hòa bình
giữa hai bên tham chiến vẫn rất không chắc chắn, vì con đường này dường
như đầy cạm bẫy cho dù các đồng minh của Kiev cũng bắt đầu muốn nhưng
vẫn chia rẽ về cách thức tìm lối thoát ngoại giao cho cuộc chiến. Trước
mọi khả năng đàm phán, có ý kiến cho rằng cần phải làm tất cả để đặt
Ukraina và thế mạnh. Thế nhưng, các yêu cầu của Ukraina cho hướng này
lại khiến các đồng minh dè dặt. Một số nước như Ba Lan, các quốc gia
vùng Baltic, Rumani tỏ lập trường cứng rắn, muốn tiếp tục nỗ lực hậu
thuẫn khiến Vladimir Putin hiểu được rằng ông ta không thể thắng trong
cuộc chiến. Bên kia là Anh, Pháp và Đức, những nước từ đầu tỏ ra kiên
định nhưng bắt đầu suy nghĩ về những hướng khác thoát khỏi xung đột. Tóm
lại, con đường dẫn hai bên tham chiến đến bàn đàm phán vẫn còn xa vời
và nhiều chông gai. Đến lúc này cuộc chiến vẫn tiếp diễn khốc liệt.
Ukraina : Tù nhân tăng viện mặt trận
Cũng liên quan đến tình hình Ukraina, nhật báo Công giáo la Croix có bài phóng sự có tựa đề đáng chú ý : « Những tù nhân Ukraina tăng viện trên mặt trận Pokrovsk ».
Bài
báo của La Croix cho thấy, để đối mặt với tình trạng thiếu quân, Kiev
bắt đầu tuyển mộ lính trong các nhà tù. Ít nhất 4.000 cựu tù nhân đã gia
nhập quân đội Ukraina kể từ khi áp dụng biện pháp này từ mùa xuân vừa
rồi. Theo la Croix, các binh sĩ đặc biệt này được đánh giá cao trên thực
địa chiến trường, nhưng chắc chắn sẽ vẫn còn chưa đủ để xoay chuyển
tình hình.
La Croix cho biết, cũng giống như tất cả những người
đăng lính tình nguyện, các cựu tù nhân này đã ký một hợp đồng, theo đó
họ sẽ có thể rời quân ngũ với tư cách là những người tự do nếu sống sót
sau chiến tranh. Tuy nhiên, thật khó để nói họ cũng như những người lính
khác. Họ bị cách ly trong tiểu đoàn hình sự, họ không có quyền nghỉ
phép trong năm đầu tiên của hợp đồng và hầu như chỉ được triển khai cho
các nhiệm vụ tấn công nguy hiểm.
La Croix nhận định, việc phải huy
động đến các cựu tù nhân này chắc chắn không đảo người tình hình đang
ngày càng khó khăn với Kiev. Nhưng trên mặt trận Pokrovsk, những người
lính tù nhân cũ này cũng giúp quân đội Ukraina, thiếu nhân lực thường
trực, có được chút thời gian nghỉ để lấy lại sức.
Phim Việt và Nam ra rạp tại Pháp
Tờ
báo dành hai trang để giới thiệu bộ phim Việt và Nam của đạo diễn trẻ
người Việt Trương Minh Quý đang được chiếu tại các rạp ở Pháp, trong khi
vẫn chưa được phép chiếu tại Việt Nam
Bộ phim được Libération
giới thiệu như là một hành trình đầy cảm xúc giữa thiên nhiên Việt Nam,
bộ phim đan xen giữa những câu chuyện về cuộc tìm kiếm hài cốt của người
cha bị chết hai mươi sáu năm trước trong chiến tranh và tình yêu nồng
cháy buộc phải giữ kín của hai người yêu nhau làm việc trong hầm mỏ.
Tờ
báo giới thiệu, Trương Minh Quý, nhà làm phim Việt Nam sinh năm 1990
tại Buôn Ma Thuột, sống tại Thành phố Hồ Chí Minh, học tại Fresnoy ở
Tourcoing, hiện cư trú tại Bruxelles, Bỉ. Tiếp sau hai bộ phim điện ảnh
đầu tiên, bộ phim mới đầy hấp dẫn của anh, Việt và Nam, đã được trình
chiếu tại Cannes trong hạng mục phim « Nhãn quan độc đáo », vừa
là sự khám phá về ký ức đau thương trong gia đình về Chiến tranh Việt
Nam (1955-1975), vừa là sự gợi nhắc cách về thân phận người nhập cư và
người lao động , một bộ phim tình cảm khác lạ về tình yêu, và còn nhiều
ý nữa.
************
Philippines tố trực thăng hải quân Trung Quốc bám đuôi máy bay trong khi tuần tra
Philippines
hôm thứ Tư (25/9) nói máy bay của cục nghề cá của họ đã bị một trực
thăng hải quân Trung Quốc bay sát và tiếp cận khi đang tuần tra gần Bãi
cạn Scarborough có tranh chấp, trong một cuộc đối đầu khác giữa hai quốc
gia đang có tranh chấp lãnh thổ gay gắt.
Hội đồng An ninh Quốc
gia Philippines (NSC) cho biết vụ việc xảy ra vào thứ Hai (23/9) và máy
bay của họ vẫn có thể hoàn thành nhiệm vụ.
Đây là vụ việc mới nhất
trong loạt vụ đụng độ trên không và trên biển giữa hai nước đang đối
đầu về các khu vực tranh chấp ở Biển Đông, bao gồm Bãi cạn Scarborough,
một trong những thực thể bị tranh giành quyết liệt nhất ở châu Á, nơi đã
bị lực lượng hải cảnh Trung Quốc chiếm đóng trong hơn một thập kỷ.
NSC nói trong một tuyên bố rằng hành động của Trung Quốc đã vi phạm các quy định về an toàn hàng không.
Đại sứ quán Trung Quốc tại Manila không trả lời lập tức yêu cầu bình luận của Reuters về lời kể của phía Philippines.
Trong
một diễn biến riêng biệt, Bộ trưởng Quốc phòng Philippines hôm thứ Tư
đã yêu cầu Trung Quốc rút tàu khỏi vùng đặc quyền kinh tế, tức EEZ, của
nước này và cáo buộc Bắc Kinh cố gắng can thiệp vào các hoạt động quốc
phòng của mình, bao gồm cả việc Manila sử dụng bệ phóng tên lửa tầm
trung của Mỹ để huấn luyện.
Tuần trước, Reuters đưa tin Mỹ không
có kế hoạch ngay lập tức rút hệ thống tên lửa Typhon, vốn có thể được
trang bị tên lửa hành trình có khả năng tấn công các mục tiêu của Trung
Quốc.
Trung Quốc đã bày tỏ quan ngại về việc triển khai hệ thống
Typhon tại Philippines, cáo buộc Washington đang thúc đẩy chạy đua vũ
trang.
“Việc triển khai này là động thái quay ngược bánh xe lịch
sử. Nó đe dọa nghiêm trọng đến an ninh của các nước trong khu vực, kích
động xung đột địa chính trị và đã khơi dậy sự lo ngại và cảnh giác cao
độ của các nước trong khu vực”, Đại sứ quán Trung Quốc tại Manila nói
hôm thứ Tư, đồng thời nhắc lại lời kêu gọi rút hệ thống này đi.
Trung Quốc có tên lửa tầm trung tiên tiến riêng, là một phần của kho vũ khí tên lửa đạn đạo quy ước rộng lớn của họ.
Hôm
thứ Tư, Trung Quốc cho biết họ đã thực hiện thành công một vụ phóng tên
lửa đạn đạo xuyên lục địa hiếm hoi vào Thái Bình Dương, động thái có
khả năng làm dấy lên mối quan ngại của quốc tế về việc xây dựng kho vũ
khí hạt nhân của nước này.
Tổng tư lệnh quân đội Philippines Romeo
Brawner hôm thứ Tư nói nếu được theo ý mình, thì “Tôi muốn có hệ thống
tên lửa Typhon ở Philippines mãi mãi”.
***********
Tổng thống Ukraine nói với Liên Hiệp Quốc: Phải ép Nga chấp nhận hòa bình
Tổng
thống Ukraine Volodymyr Zelenskyy hôm thứ Ba (24/9) nói với Hội đồng
Bảo an Liên Hiệp Quốc rằng cuộc chiến giữa Nga và Ukraine không thể được
giải quyết chỉ bằng các cuộc đàm phán, mà cần phải buộc Moscow chấp
nhận hòa bình.
Ông Zelenskyy đã tìm kiếm sự ủng hộ của các nhà
lãnh đạo phương Tây cho cái mà ông gọi là “kế hoạch chiến thắng” để chấm
dứt cuộc chiến, vốn bắt đầu khi Nga phát động cuộc xâm lược toàn diện
vào đất nước ông vào tháng 2/2022.
Ông Zelenskyy nói cuộc chiến sẽ
kết thúc vào một ngày nào đó nhưng không phải vì “ai đó đã chán chiến
tranh” hay thông qua một cuộc trao đổi với Tổng thống Nga Vladimir
Putin, ám chỉ đến đề xuất rằng Ukraine nhượng lại một số lãnh thổ mà Nga
chiếm giữ để giải quyết xung đột.
“Cuộc chiến này không thể được
giải quyết bằng các cuộc đàm phán. Cần phải hành động”, ông Zelenskyy
nói, đồng thời cảm ơn các quốc gia đã hỗ trợ Ukraine.
“Putin đã
phá vỡ rất nhiều chuẩn mực và quy tắc quốc tế đến mức bản thân ông ta sẽ
không dừng lại, Nga chỉ có thể bị ép thì mới có hòa bình, và đó mới
đúng là điều cần làm, buộc Nga phải chấp nhận hòa bình, với tư cách là
kẻ xâm lược duy nhất trong cuộc chiến này, kẻ duy nhất vi phạm Hiến
chương Liên Hiệp Quốc”, ông Zelenskyy nói.
Ông Zelenskyy chĩa mũi
dùi vào Triều Tiên và Iran vì đã cung cấp vũ khí cho Nga trong cuộc
chiến, gọi họ là “đồng phạm trên thực tế” của Moscow.
Ukraine đang
phải đối mặt với một tương lai bất định. Nếu cựu Tổng thống Donald
Trump thắng Phó Tổng thống Kamala Harris trong cuộc bầu cử Hoa Kỳ ngày
5/11, điều này sẽ dẫn đến việc định hình lại chính sách của Washington
đối với Ukraine, quốc gia đang phụ thuộc rất nhiều vào sự hỗ trợ về quân
sự và tài chính của Hoa Kỳ. Các cuộc thăm dò ý kiến cho thấy một cuộc
đua sít sao giữa hai ứng cử viên của Mỹ.
Hơn 2 năm rưỡi kể từ cuộc xâm lược, Nga kiểm soát khoảng 20% lãnh thổ Ukraine và đã tiến về phía đông.
Ông
Zelenskyy từng nói rằng nếu kế hoạch của ông được phương Tây ủng hộ, nó
sẽ có tác động lớn đến Moscow, bao gồm cả tác động tâm lý có thể giúp
buộc ông Putin chấm dứt chiến tranh bằng biện pháp ngoại giao.
Ông
Zelenskyy cho đến nay vẫn chưa nói nhiều về kế hoạch chiến thắng của
mình, ngoại trừ việc nó sẽ đóng vai trò là cầu nối cho hội nghị thượng
đỉnh hòa bình thứ hai do Ukraine dẫn đầu mà Kyiv muốn tổ chức và mời Nga
tham dự vào cuối năm nay.
Đại sứ Nga tại Liên Hiệp Quốc Vassily
Nebenzia đã lên tiếng tại cuộc họp để phản đối việc Hội đồng Bảo an gồm
15 thành viên tiếp đón ông Zelenskyy.
“Các nước phương Tây không
thể kiềm chế được mà lại đầu độc bầu không khí một lần nữa, cố gắng lấp
đầy thời gian bằng vấn đề Ukraine đã quá nhàm”, Đại sứ Nebenzia nói về
cuộc họp.
Các nhà ngoại giao hàng đầu của Trung Quốc và Hoa Kỳ cũng đã lời qua tiếng lại trong cuộc họp.
“Triều
Tiên và Iran không phải là những bên duy nhất hỗ trợ và tiếp tay cho
Nga”, Ngoại trưởng Hoa Kỳ Antony Blinken phát biểu trước hội đồng.
“Trung Quốc - một thành viên thường trực của hội đồng này - là nhà cung
cấp hàng đầu các công cụ máy móc, vi điện tử và các mặt hàng khác mà Nga
đang sử dụng để tái thiết, bổ sung, tăng cường cỗ máy chiến tranh và
duy trì sự xâm lược tàn bạo của mình”.
Bộ trưởng Ngoại giao Trung
Quốc Vương Nghị bác bỏ cáo buộc của Hoa Kỳ rằng việc Bắc Kinh ủng hộ Nga
đang cho phép nước này tiếp tục chiến tranh ở Ukraine.
“Tôi muốn
nói rõ rằng về vấn đề Ukraine, bất kỳ động thái nào đổ trách nhiệm cho
Trung Quốc, hoặc tấn công và bôi nhọ Trung Quốc, đều là vô trách nhiệm
và sẽ chẳng đi đến đâu cả”, ông nói với hội đồng.
Suu cao,thue nang,nhu yeu pham tang gia.Kinh te eo seo...Vay ma dang Lua van lay tien cua dan tro giup linh tinh.Mo cua bien gioi.Ung ho toi ac truc tiep khi sua luat cho phep trom cuop o muc do <1.000 dollars thi vo toi....Neu vao thoi diem Trump,bon Lua da ho hoan nhu the nao ??? Nhung nguoi bau ban vi chut tu loi ,nghi gi ve dat nuoc ??? Phai chang day khong phai la dat nuoc minh ??? bat qua,lai tro ve que huong cu...Neu vay,ban la thang cho chet ! mien ban !
Chung nao moi vet nho cua ho nha Dan da duoc tay xoa trang boc,thi Uk moi co hy vong...ngung chien.Cung vay,ngay nao ma cac cong ty ,co goc gac tu cac dang bac nu luu-anh hao cua khoi tu do va ong chief police va dang Lua thi moi giai xong phuong trinh tau cong !
Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?
Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?
Ngắm lại hình xưa chịu mấy ông
Những Linh, Tùng, Duẫn với Mười, Đồng
Mặt mày ai lại đi hồ hởi
Phấn khởi khi Tàu cướp Biển Đông
Phải chăng “quý” mặt đã thành mông
Con mắt nay đà có nhưng không
Nên mới chổng khu vào hải đảo
Gia tài gấm vóc của tổ tông?
Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .
Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .
Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .