Tin nóng trong ngày
Tổng thống Obama bắt đầu chuyến công du với mục tiêu cô lập Nga
Mục tiêu của nhà lãnh đạo Hoa Kỳ là xây dựng sự ủng hộ cho các biện pháp trừng phạt thêm nữa đối với Nga và viện trợ kinh tế cho chính phủ Ukraine.
Tổng thống Obama vẫy chào khi đáp máy bay đến phi trường Schiphol ở thành phố Amsterdam, ngày 24/3/2014.
24.03.2014
Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama đang có mặt tại Hà Lan, chặng dừng thứ
nhất trong chuyến công du của ông với mục tiêu cô lập Nga vì những hành
động của Moscow tại Ukraine. Thông tín viên Tòa Bạch Ốc Luis Ramirez
của đài VOA tháp tùng Tổng thống Obama gởi về bài tường trình sau đây.
Sau khi đáp máy bay đến phi trường Schiphol ở thành phố Amsterdam, Tổng thống Obama đã lên đường đi La Hague để họp ngay với các đồng minh và đối tác. Mặc dù Tổng thống Obama đến Hà Lan để dự Hội nghị An ninh Hạt nhân, trọng tâm rõ ràng là hướng vào cuộc khủng hoảng Ukraine.
Mục tiêu của nhà lãnh đạo Hoa Kỳ là xây dựng sự ủng hộ cho các biện pháp trừng phạt thêm nữa đối với Nga và viện trợ kinh tế cho chính phủ Ukraine.
Tại La Hague, Tổng thống Obama yêu cầu triệu tập một cuộc họp của các nhà lãnh đạo nhóm các nước G-7 để phối hợp phản ứng đối với những hành động của Nga chống Ukraine. Tổng thống Obama sẽ từ La Hague sang Brussels để họp với các giới chức của Liên hiệp châu Âu và NATO. Phát biểu tại Tòa Bạch Ốc hồi tuần trước, nhà lãnh đạo Hoa Kỳ nói về thông điệp của ông gởi cho các đồng minh NATO.
"Sự ủng hộ của Hoa Kỳ đối với các đồng minh NATO là không dao động. Chúng ta gắn kết với nhau bằng Điều khoản 5, cam kết bảo vệ cho nhau và bằng một tập hợp các giá trị chung mà nhiều thế hệ đã phải hy sinh để có được."
Tổng thống Obama vươn xa hơn châu Âu để mưu tìm thêm sự ủng hộ cho các nỗ lực của ông đối với Nga. Trên nghị trình ở La Hague có cuộc họp với Chủ tịch Nước Trung Quốc Tập Cận Bình. Trong một phản ứng hiếm thấy, Trung Quốc đã nêu nghi vấn về những hành động của Nga ở Ukraine.
Thứ Sáu trước, Cố vấn An ninh Quốc gia Susan Rice nói rằng việc Moscow can thiệp váo Ukraine khiến cho Hoa Kỳ phải đánh giá lại các mối quan hệ với Nga. Bà Rice nói rằng trong những năm sau Chiến tranh Lạnh, cộng đồng quốc tế đã cố gắng để cho Nga hội nhập vào điều được bà mô tả là cơ cấu của hệ thống quốc tế và nền kinh tế toàn cầu.
Bà Rice nói: “Nhưng điều đó căn cứ vào sự mong đợi rằng Nga sẽ hành xử theo luật pháp, theo những luật lệ về an ninh và kinh tế, theo luật quốc tế, theo những tiêu chuẩn và nguyên tắc chi phối hành động quốc tế có trách nhiệm. Nhưng những gì chúng ta chứng kiến ở Ukraine rõ ràng đã vượt ra quá xa những nguyên tắc đó.”
Rome sẽ là chặng dừng cuối ở châu Âu của Tổng thống Obama. Tại đó ông sẽ gặp Ðức giáo hoàng Phanxicô lần đầu tiên để bàn về việc chống nghèo đói và bất bình đẳng.
Trong chặng dừng sau cùng của chuyến công du tại Ả Rập Xê-út, Tổng thống Obama sẽ họp với Quốc Vương Abdullah để bàn về cuộc chiến tranh ở Syria, các cuộc đàm phán về chương trình hạt nhân của Iran và tiến trình hòa bình Israel-Palestine.
Sau khi đáp máy bay đến phi trường Schiphol ở thành phố Amsterdam, Tổng thống Obama đã lên đường đi La Hague để họp ngay với các đồng minh và đối tác. Mặc dù Tổng thống Obama đến Hà Lan để dự Hội nghị An ninh Hạt nhân, trọng tâm rõ ràng là hướng vào cuộc khủng hoảng Ukraine.
Mục tiêu của nhà lãnh đạo Hoa Kỳ là xây dựng sự ủng hộ cho các biện pháp trừng phạt thêm nữa đối với Nga và viện trợ kinh tế cho chính phủ Ukraine.
Tại La Hague, Tổng thống Obama yêu cầu triệu tập một cuộc họp của các nhà lãnh đạo nhóm các nước G-7 để phối hợp phản ứng đối với những hành động của Nga chống Ukraine. Tổng thống Obama sẽ từ La Hague sang Brussels để họp với các giới chức của Liên hiệp châu Âu và NATO. Phát biểu tại Tòa Bạch Ốc hồi tuần trước, nhà lãnh đạo Hoa Kỳ nói về thông điệp của ông gởi cho các đồng minh NATO.
"Sự ủng hộ của Hoa Kỳ đối với các đồng minh NATO là không dao động. Chúng ta gắn kết với nhau bằng Điều khoản 5, cam kết bảo vệ cho nhau và bằng một tập hợp các giá trị chung mà nhiều thế hệ đã phải hy sinh để có được."
Tổng thống Obama vươn xa hơn châu Âu để mưu tìm thêm sự ủng hộ cho các nỗ lực của ông đối với Nga. Trên nghị trình ở La Hague có cuộc họp với Chủ tịch Nước Trung Quốc Tập Cận Bình. Trong một phản ứng hiếm thấy, Trung Quốc đã nêu nghi vấn về những hành động của Nga ở Ukraine.
Thứ Sáu trước, Cố vấn An ninh Quốc gia Susan Rice nói rằng việc Moscow can thiệp váo Ukraine khiến cho Hoa Kỳ phải đánh giá lại các mối quan hệ với Nga. Bà Rice nói rằng trong những năm sau Chiến tranh Lạnh, cộng đồng quốc tế đã cố gắng để cho Nga hội nhập vào điều được bà mô tả là cơ cấu của hệ thống quốc tế và nền kinh tế toàn cầu.
Bà Rice nói: “Nhưng điều đó căn cứ vào sự mong đợi rằng Nga sẽ hành xử theo luật pháp, theo những luật lệ về an ninh và kinh tế, theo luật quốc tế, theo những tiêu chuẩn và nguyên tắc chi phối hành động quốc tế có trách nhiệm. Nhưng những gì chúng ta chứng kiến ở Ukraine rõ ràng đã vượt ra quá xa những nguyên tắc đó.”
Rome sẽ là chặng dừng cuối ở châu Âu của Tổng thống Obama. Tại đó ông sẽ gặp Ðức giáo hoàng Phanxicô lần đầu tiên để bàn về việc chống nghèo đói và bất bình đẳng.
Trong chặng dừng sau cùng của chuyến công du tại Ả Rập Xê-út, Tổng thống Obama sẽ họp với Quốc Vương Abdullah để bàn về cuộc chiến tranh ở Syria, các cuộc đàm phán về chương trình hạt nhân của Iran và tiến trình hòa bình Israel-Palestine.
Bàn ra tán vào (0)
Tổng thống Obama bắt đầu chuyến công du với mục tiêu cô lập Nga
Mục tiêu của nhà lãnh đạo Hoa Kỳ là xây dựng sự ủng hộ cho các biện pháp trừng phạt thêm nữa đối với Nga và viện trợ kinh tế cho chính phủ Ukraine.
Tổng thống Obama vẫy chào khi đáp máy bay đến phi trường Schiphol ở thành phố Amsterdam, ngày 24/3/2014.
24.03.2014
Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama đang có mặt tại Hà Lan, chặng dừng thứ
nhất trong chuyến công du của ông với mục tiêu cô lập Nga vì những hành
động của Moscow tại Ukraine. Thông tín viên Tòa Bạch Ốc Luis Ramirez
của đài VOA tháp tùng Tổng thống Obama gởi về bài tường trình sau đây.
Sau khi đáp máy bay đến phi trường Schiphol ở thành phố Amsterdam, Tổng thống Obama đã lên đường đi La Hague để họp ngay với các đồng minh và đối tác. Mặc dù Tổng thống Obama đến Hà Lan để dự Hội nghị An ninh Hạt nhân, trọng tâm rõ ràng là hướng vào cuộc khủng hoảng Ukraine.
Mục tiêu của nhà lãnh đạo Hoa Kỳ là xây dựng sự ủng hộ cho các biện pháp trừng phạt thêm nữa đối với Nga và viện trợ kinh tế cho chính phủ Ukraine.
Tại La Hague, Tổng thống Obama yêu cầu triệu tập một cuộc họp của các nhà lãnh đạo nhóm các nước G-7 để phối hợp phản ứng đối với những hành động của Nga chống Ukraine. Tổng thống Obama sẽ từ La Hague sang Brussels để họp với các giới chức của Liên hiệp châu Âu và NATO. Phát biểu tại Tòa Bạch Ốc hồi tuần trước, nhà lãnh đạo Hoa Kỳ nói về thông điệp của ông gởi cho các đồng minh NATO.
"Sự ủng hộ của Hoa Kỳ đối với các đồng minh NATO là không dao động. Chúng ta gắn kết với nhau bằng Điều khoản 5, cam kết bảo vệ cho nhau và bằng một tập hợp các giá trị chung mà nhiều thế hệ đã phải hy sinh để có được."
Tổng thống Obama vươn xa hơn châu Âu để mưu tìm thêm sự ủng hộ cho các nỗ lực của ông đối với Nga. Trên nghị trình ở La Hague có cuộc họp với Chủ tịch Nước Trung Quốc Tập Cận Bình. Trong một phản ứng hiếm thấy, Trung Quốc đã nêu nghi vấn về những hành động của Nga ở Ukraine.
Thứ Sáu trước, Cố vấn An ninh Quốc gia Susan Rice nói rằng việc Moscow can thiệp váo Ukraine khiến cho Hoa Kỳ phải đánh giá lại các mối quan hệ với Nga. Bà Rice nói rằng trong những năm sau Chiến tranh Lạnh, cộng đồng quốc tế đã cố gắng để cho Nga hội nhập vào điều được bà mô tả là cơ cấu của hệ thống quốc tế và nền kinh tế toàn cầu.
Bà Rice nói: “Nhưng điều đó căn cứ vào sự mong đợi rằng Nga sẽ hành xử theo luật pháp, theo những luật lệ về an ninh và kinh tế, theo luật quốc tế, theo những tiêu chuẩn và nguyên tắc chi phối hành động quốc tế có trách nhiệm. Nhưng những gì chúng ta chứng kiến ở Ukraine rõ ràng đã vượt ra quá xa những nguyên tắc đó.”
Rome sẽ là chặng dừng cuối ở châu Âu của Tổng thống Obama. Tại đó ông sẽ gặp Ðức giáo hoàng Phanxicô lần đầu tiên để bàn về việc chống nghèo đói và bất bình đẳng.
Trong chặng dừng sau cùng của chuyến công du tại Ả Rập Xê-út, Tổng thống Obama sẽ họp với Quốc Vương Abdullah để bàn về cuộc chiến tranh ở Syria, các cuộc đàm phán về chương trình hạt nhân của Iran và tiến trình hòa bình Israel-Palestine.
Sau khi đáp máy bay đến phi trường Schiphol ở thành phố Amsterdam, Tổng thống Obama đã lên đường đi La Hague để họp ngay với các đồng minh và đối tác. Mặc dù Tổng thống Obama đến Hà Lan để dự Hội nghị An ninh Hạt nhân, trọng tâm rõ ràng là hướng vào cuộc khủng hoảng Ukraine.
Mục tiêu của nhà lãnh đạo Hoa Kỳ là xây dựng sự ủng hộ cho các biện pháp trừng phạt thêm nữa đối với Nga và viện trợ kinh tế cho chính phủ Ukraine.
Tại La Hague, Tổng thống Obama yêu cầu triệu tập một cuộc họp của các nhà lãnh đạo nhóm các nước G-7 để phối hợp phản ứng đối với những hành động của Nga chống Ukraine. Tổng thống Obama sẽ từ La Hague sang Brussels để họp với các giới chức của Liên hiệp châu Âu và NATO. Phát biểu tại Tòa Bạch Ốc hồi tuần trước, nhà lãnh đạo Hoa Kỳ nói về thông điệp của ông gởi cho các đồng minh NATO.
"Sự ủng hộ của Hoa Kỳ đối với các đồng minh NATO là không dao động. Chúng ta gắn kết với nhau bằng Điều khoản 5, cam kết bảo vệ cho nhau và bằng một tập hợp các giá trị chung mà nhiều thế hệ đã phải hy sinh để có được."
Tổng thống Obama vươn xa hơn châu Âu để mưu tìm thêm sự ủng hộ cho các nỗ lực của ông đối với Nga. Trên nghị trình ở La Hague có cuộc họp với Chủ tịch Nước Trung Quốc Tập Cận Bình. Trong một phản ứng hiếm thấy, Trung Quốc đã nêu nghi vấn về những hành động của Nga ở Ukraine.
Thứ Sáu trước, Cố vấn An ninh Quốc gia Susan Rice nói rằng việc Moscow can thiệp váo Ukraine khiến cho Hoa Kỳ phải đánh giá lại các mối quan hệ với Nga. Bà Rice nói rằng trong những năm sau Chiến tranh Lạnh, cộng đồng quốc tế đã cố gắng để cho Nga hội nhập vào điều được bà mô tả là cơ cấu của hệ thống quốc tế và nền kinh tế toàn cầu.
Bà Rice nói: “Nhưng điều đó căn cứ vào sự mong đợi rằng Nga sẽ hành xử theo luật pháp, theo những luật lệ về an ninh và kinh tế, theo luật quốc tế, theo những tiêu chuẩn và nguyên tắc chi phối hành động quốc tế có trách nhiệm. Nhưng những gì chúng ta chứng kiến ở Ukraine rõ ràng đã vượt ra quá xa những nguyên tắc đó.”
Rome sẽ là chặng dừng cuối ở châu Âu của Tổng thống Obama. Tại đó ông sẽ gặp Ðức giáo hoàng Phanxicô lần đầu tiên để bàn về việc chống nghèo đói và bất bình đẳng.
Trong chặng dừng sau cùng của chuyến công du tại Ả Rập Xê-út, Tổng thống Obama sẽ họp với Quốc Vương Abdullah để bàn về cuộc chiến tranh ở Syria, các cuộc đàm phán về chương trình hạt nhân của Iran và tiến trình hòa bình Israel-Palestine.