Cõi Người Ta
‘Lãng tử hồi đầu’
Tạp ghi Huy Phương
Từ năm 111 trước Công
Nguyên, Việt Nam bắt đầu 1,000 năm Bắc thuộc, trong thời gian này đã có
nhiều cuộc khởi nghĩa của người Việt chống lại sự thống trị của vương
triều phương Bắc.
Sau khi giành độc lập, các
triều đại phong kiến của Việt Nam thường có một thái độ ngoại giao là
khôn khéo và mềm mỏng, duy trì bang giao với các triều đại phong kiến,
và giữ chế độ triều cống để nhận được sự công nhận ngoại giao của các
triều đại Trung Quốc.
Việt Nam đã giữ việc gửi sứ giả sang triều
cống các hoàng đế Trung Hoa với những lễ vật, đặc sản địa phương hàng
năm hoặc khi có sự thay đổi ngôi vị lãnh đạo, hay kế vị ngôi vua với mục
đích để bình thường hóa quan hệ ngoại giao, tâm lý là để xoa dịu một
quốc gia lớn mới bị bại trận khỏi mất thể diện.
Theo các nhà sử
học như Francois Joyaux, hành động triều cống chủ yếu là nghi lễ ngoại
giao, không có ảnh hưởng gì đối với quyền nội trị và bang giao với các
nước khác của Việt Nam. Cũng cần ghi nhận rằng càng về sau việc triều
cống của các triều đình phong kiến Việt Nam đối với các triều đại phong
kiến phương Bắc càng giảm dần và càng mang tính hình thức nhiều hơn. Và
“triều đình Việt cần sự thụ phong Trung Hoa để được kính nể, cũng như
một quốc gia tân tiến ngày nay không thể tránh khỏi sự thừa nhận quốc tế
để đứng vững.”
Như vậy quan hệ giữa Trung Hoa và Việt Nam là
quan hệ giữa một quốc gia nhỏ và một nước lớn, có nhẹ nhàng như trước
đây thì Việt Nam cũng phải là đứa em phải biết vâng lời đàn anh. Chưa
bao giờ Việt Nam được coi là chư hầu của Tàu, tệ hơn là như ngày nay
Trung Quốc lớn láo coi Việt Nam là thứ con cái mà là thứ con cái hư đốn
và Trung Hoa là phụ mẫu.
Trung Quốc vẫn thường kể công là đã viện
trợ cho Cộng Sản Bắc Việt từ năm 1955-1975 hơn 1 triệu 5 tấn lương
thực, hậu cần và trang bị kỹ thuật, hơn 4 triệu khẩu súng đủ loại từ
súng trường cho tới tên lửa, nhiều tàu chiến, xe tăng. CSVN là kẻ chịu
ơn Trung Cộng, nhưng lại vô ơn, nên Trung Cộng đã cất quân hỏi tội Việt
Nam, và “cho một bài học” như năm 1979. Ðối đáp với đại ân nhân, để cân
bằng số lương thực, súng đạn này, Bắc Việt cho rằng mình đã đóng góp lại
bằng xương máu của dân Việt, như vậy không ai phải mang ơn ai, như các
nhà lãnh đạo CSVN đã tuyên bố, “Việt Nam đánh Mỹ là đánh cho Liên Xô và
Trung Quốc, tiền bạc, vật chất nào trả nổi sinh mạng của khoảng 3-5
triệu người?”
Cuộc chiến biên giới Việt-Trung năm 1979 sau khi
Trung Cộng bất bình vì Việt Nam kéo quân sang Kampuchea, được phía Việt
Nam gọi là “chiến tranh bảo vệ biên giới phía Bắc” hay “cuộc chiến chống
bè lũ bành trướng phương Bắc,” trong khi Trung Cộng gọi là “chiến tranh
đánh trả tự vệ trước Việt Nam.”
Mâu thuẫn giữa Liên Xô và Trung Cộng, bất đồng về cuộc chiến Ðông Dương từ lâu đã biến hai nước bạn thành thù.
Từ
năm 1973, lãnh đạo Trung Cộng đã có lập trường: “Bề ngoài ta đối xử tốt
với họ (Việt Nam) như đối xử với đồng chí mình, nhưng trên tinh thần
phải chuẩn bị họ trở thành kẻ thù của chúng ta.” Dưới con mắt Bắc Kinh,
Việt Nam vẫn là kẻ “hắc tâm,” “vô ơn,” “ngạo ngược.” Quân Việt Nam có
mặt ở Lào, Kampuchea đã làm cho Trung Quốc lo ngại về một “tiểu bá
quyền” Việt Nam và thâm tâm Bắc Kinh luôn luôn “dạy cho Việt Nam một bài
học.” Mối quan hệ xem ra có vẻ tốt đẹp sau này là một mối quan hệ “bằng
mặt mà không bằng lòng” xem ra vẫn âm ỉ thù hận. Theo Tiến Sĩ Lý Tiểu
Binh của Ðại Học Central Oklahoma cho VOA Việt Ngữ (tháng 2, 2012) hay,
có khả năng Bắc Kinh lại muốn dạy cho Việt Nam một bài học mới nữa.
Tương
quan giữa Trung Cộng và Việt Cộng, như vậy chưa bao giờ là tương quan
giữa cha con hay chủ tớ, như Trung Cộng vừa ngang ngược, trịch thượng
lên tiếng, coi Việt Cộng như con cái, mà lại là đứa con “ngỗ nghịch,” mà
người cha, phải xử lý nó đúng với trách nhiệm của mình! Còn những đứa
con cũng phải biết thân phận mình đang ở vị thế nào! “Trung Quốc dụng
tâm lương khổ, phụng khuyến Việt Nam lãng tử hồi đầu”(dịch: Trung Quốc
phải dùng tâm trạng đau khổ kêu gọi đứa con hoang ngỗ ngược Việt Nam sớm
hối cải trở về).
Trung Cộng không muốn ai can thiệp vào chuyện
“nội bộ” của Việt Nam và Tàu vì đây là chuyện trong nhà, “xử lý nội bộ”
hay “đóng cửa dạy nhau,” hay tệ hơn nữa là “đóng cửa dạy con.” Ðất nước
Việt Nam chẳng qua chỉ là khu vườn sau của Trung Cộng và chính phủ Việt
Nam là “đứa con hỗn xược!” (Một nhà ngoại giao Á Châu ở Hà Nội nói với
báo Der Spiegel (”Tấm Gương”): “Bắc Kinh bực tức những đứa trẻ con hỗn
xược trong ngôi vườn ở phía Nam của Trung Quốc.”) Như vậy với những khẩu
hiệu ngoại giao, vuốt ve, “16 chữ vàng” trong thời gian trước, đã được
Trung Cộng vứt vào hố xí, mà Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng vẫn cứ phải
“ngậm bồ hòn làm ngọt” trong một thế yếu vì đã quá lệ thuộc, một hai coi
Trung Cộng là “người bạn láng giềng lớn, muốn hay không cũng phải ăn
đời ở kiếp với nhau...” Trong thời điểm này mà Nguyễn Tấn Dũng còn “cúc
cung:”- “ Việt Nam lúc nào cũng biết ơn sự hỗ trợ và giúp đỡ lớn từ
Trung Quốc!”
Hèn mạt đến thế sao!
Cách nói xách mé của
Trung Cộng bây giờ nghe ra không khác gì lời nói xấc láo của Tôn Nữ Thị
Ninh, đối với quần chúng. Thị nguyên là Ðại Sứ Ðặc Mệnh Toàn Quyền của
Việt Nam tại Liên Hiệp Châu Âu (EU), phó chủ tịch Ủy Ban Ðối Ngoại của
Quốc Hội Ba Ðình, ủy viên Trung Ương Hội Liên Hiệp Phụ Nữ Việt Nam, đã
từng tuyên bố trong buổi họp báo tại Câu Lạc Bộ Báo Chí Quốc Gia Hoa Kỳ
hồi tháng 10 năm 2004, khi bị chất vấn về tình trạng vi phạm nhân quyền ở
Việt Nam, rằng, “Trong gia đình chúng tôi có những đứa con, cháu hỗn
láo, bướng bỉnh thì để chúng tôi đóng cửa lại trừng trị chúng nó, dĩ
nhiên là trừng trị theo cách của chúng tôi. Các anh hàng xóm đừng có mà
gõ cửa đòi xen vào chuyện riêng của gia đình chúng tôi.”
Thưa bà
phó chủ tịch, nếu nay mai Ðại Sứ Trung Cộng tại Liên Hiệp Quốc mượn tạm
“danh ngôn” của bà để phát biểu, khi có ai đó chất vấn về cuộc xung đột
Việt Trung vừa qua, thì bản thân bà có nghe lọt lỗ tai không? Cũng quan
hệ theo lối này, thì những anh hàng xóm như ASEAN, Nhật Bản,
Phillippines, Mỹ và ngay cả Tòa Án Quốc Tế “đừng có mà gõ cửa đòi xen
vào chuyện riêng của gia đình cha con chúng tôi.”
Trung Cộng càng
ngày càng lấn lướt, thâm độc, dùng tất cả “mưu ma chước quỷ” để “chơi”
Việt Nam “làm cho cho mệt cho mê, làm cho đau đớn ê chề cho coi!”
Không
những một, mà Trung Cộng đem tới Biển Ðông bốn giàn khoan! Rồi sao? -
Việt Nam đang chờ một “thời điểm thích hợp” để kiện Trung Cộng ra Tòa Án
Quốc Tế! Lời tuyên bố “hùng hổ” này chắc làm Bắc Kinh sợ “vãi đái!”
Việt
Nam đang ở trong thế không biết kêu “mạ” nào, có một mụ mạ, ông cha thì
đã cho mình là đứa con hỗn xược, cần dạy dỗ và cứ lăm le đòi cho roi
vọt thì còn trong cậy đến ai bây giờ!
Bàn ra tán vào (0)
‘Lãng tử hồi đầu’
Tạp ghi Huy Phương
Từ năm 111 trước Công
Nguyên, Việt Nam bắt đầu 1,000 năm Bắc thuộc, trong thời gian này đã có
nhiều cuộc khởi nghĩa của người Việt chống lại sự thống trị của vương
triều phương Bắc.
Sau khi giành độc lập, các
triều đại phong kiến của Việt Nam thường có một thái độ ngoại giao là
khôn khéo và mềm mỏng, duy trì bang giao với các triều đại phong kiến,
và giữ chế độ triều cống để nhận được sự công nhận ngoại giao của các
triều đại Trung Quốc.
Việt Nam đã giữ việc gửi sứ giả sang triều
cống các hoàng đế Trung Hoa với những lễ vật, đặc sản địa phương hàng
năm hoặc khi có sự thay đổi ngôi vị lãnh đạo, hay kế vị ngôi vua với mục
đích để bình thường hóa quan hệ ngoại giao, tâm lý là để xoa dịu một
quốc gia lớn mới bị bại trận khỏi mất thể diện.
Theo các nhà sử
học như Francois Joyaux, hành động triều cống chủ yếu là nghi lễ ngoại
giao, không có ảnh hưởng gì đối với quyền nội trị và bang giao với các
nước khác của Việt Nam. Cũng cần ghi nhận rằng càng về sau việc triều
cống của các triều đình phong kiến Việt Nam đối với các triều đại phong
kiến phương Bắc càng giảm dần và càng mang tính hình thức nhiều hơn. Và
“triều đình Việt cần sự thụ phong Trung Hoa để được kính nể, cũng như
một quốc gia tân tiến ngày nay không thể tránh khỏi sự thừa nhận quốc tế
để đứng vững.”
Như vậy quan hệ giữa Trung Hoa và Việt Nam là
quan hệ giữa một quốc gia nhỏ và một nước lớn, có nhẹ nhàng như trước
đây thì Việt Nam cũng phải là đứa em phải biết vâng lời đàn anh. Chưa
bao giờ Việt Nam được coi là chư hầu của Tàu, tệ hơn là như ngày nay
Trung Quốc lớn láo coi Việt Nam là thứ con cái mà là thứ con cái hư đốn
và Trung Hoa là phụ mẫu.
Trung Quốc vẫn thường kể công là đã viện
trợ cho Cộng Sản Bắc Việt từ năm 1955-1975 hơn 1 triệu 5 tấn lương
thực, hậu cần và trang bị kỹ thuật, hơn 4 triệu khẩu súng đủ loại từ
súng trường cho tới tên lửa, nhiều tàu chiến, xe tăng. CSVN là kẻ chịu
ơn Trung Cộng, nhưng lại vô ơn, nên Trung Cộng đã cất quân hỏi tội Việt
Nam, và “cho một bài học” như năm 1979. Ðối đáp với đại ân nhân, để cân
bằng số lương thực, súng đạn này, Bắc Việt cho rằng mình đã đóng góp lại
bằng xương máu của dân Việt, như vậy không ai phải mang ơn ai, như các
nhà lãnh đạo CSVN đã tuyên bố, “Việt Nam đánh Mỹ là đánh cho Liên Xô và
Trung Quốc, tiền bạc, vật chất nào trả nổi sinh mạng của khoảng 3-5
triệu người?”
Cuộc chiến biên giới Việt-Trung năm 1979 sau khi
Trung Cộng bất bình vì Việt Nam kéo quân sang Kampuchea, được phía Việt
Nam gọi là “chiến tranh bảo vệ biên giới phía Bắc” hay “cuộc chiến chống
bè lũ bành trướng phương Bắc,” trong khi Trung Cộng gọi là “chiến tranh
đánh trả tự vệ trước Việt Nam.”
Mâu thuẫn giữa Liên Xô và Trung Cộng, bất đồng về cuộc chiến Ðông Dương từ lâu đã biến hai nước bạn thành thù.
Từ
năm 1973, lãnh đạo Trung Cộng đã có lập trường: “Bề ngoài ta đối xử tốt
với họ (Việt Nam) như đối xử với đồng chí mình, nhưng trên tinh thần
phải chuẩn bị họ trở thành kẻ thù của chúng ta.” Dưới con mắt Bắc Kinh,
Việt Nam vẫn là kẻ “hắc tâm,” “vô ơn,” “ngạo ngược.” Quân Việt Nam có
mặt ở Lào, Kampuchea đã làm cho Trung Quốc lo ngại về một “tiểu bá
quyền” Việt Nam và thâm tâm Bắc Kinh luôn luôn “dạy cho Việt Nam một bài
học.” Mối quan hệ xem ra có vẻ tốt đẹp sau này là một mối quan hệ “bằng
mặt mà không bằng lòng” xem ra vẫn âm ỉ thù hận. Theo Tiến Sĩ Lý Tiểu
Binh của Ðại Học Central Oklahoma cho VOA Việt Ngữ (tháng 2, 2012) hay,
có khả năng Bắc Kinh lại muốn dạy cho Việt Nam một bài học mới nữa.
Tương
quan giữa Trung Cộng và Việt Cộng, như vậy chưa bao giờ là tương quan
giữa cha con hay chủ tớ, như Trung Cộng vừa ngang ngược, trịch thượng
lên tiếng, coi Việt Cộng như con cái, mà lại là đứa con “ngỗ nghịch,” mà
người cha, phải xử lý nó đúng với trách nhiệm của mình! Còn những đứa
con cũng phải biết thân phận mình đang ở vị thế nào! “Trung Quốc dụng
tâm lương khổ, phụng khuyến Việt Nam lãng tử hồi đầu”(dịch: Trung Quốc
phải dùng tâm trạng đau khổ kêu gọi đứa con hoang ngỗ ngược Việt Nam sớm
hối cải trở về).
Trung Cộng không muốn ai can thiệp vào chuyện
“nội bộ” của Việt Nam và Tàu vì đây là chuyện trong nhà, “xử lý nội bộ”
hay “đóng cửa dạy nhau,” hay tệ hơn nữa là “đóng cửa dạy con.” Ðất nước
Việt Nam chẳng qua chỉ là khu vườn sau của Trung Cộng và chính phủ Việt
Nam là “đứa con hỗn xược!” (Một nhà ngoại giao Á Châu ở Hà Nội nói với
báo Der Spiegel (”Tấm Gương”): “Bắc Kinh bực tức những đứa trẻ con hỗn
xược trong ngôi vườn ở phía Nam của Trung Quốc.”) Như vậy với những khẩu
hiệu ngoại giao, vuốt ve, “16 chữ vàng” trong thời gian trước, đã được
Trung Cộng vứt vào hố xí, mà Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng vẫn cứ phải
“ngậm bồ hòn làm ngọt” trong một thế yếu vì đã quá lệ thuộc, một hai coi
Trung Cộng là “người bạn láng giềng lớn, muốn hay không cũng phải ăn
đời ở kiếp với nhau...” Trong thời điểm này mà Nguyễn Tấn Dũng còn “cúc
cung:”- “ Việt Nam lúc nào cũng biết ơn sự hỗ trợ và giúp đỡ lớn từ
Trung Quốc!”
Hèn mạt đến thế sao!
Cách nói xách mé của
Trung Cộng bây giờ nghe ra không khác gì lời nói xấc láo của Tôn Nữ Thị
Ninh, đối với quần chúng. Thị nguyên là Ðại Sứ Ðặc Mệnh Toàn Quyền của
Việt Nam tại Liên Hiệp Châu Âu (EU), phó chủ tịch Ủy Ban Ðối Ngoại của
Quốc Hội Ba Ðình, ủy viên Trung Ương Hội Liên Hiệp Phụ Nữ Việt Nam, đã
từng tuyên bố trong buổi họp báo tại Câu Lạc Bộ Báo Chí Quốc Gia Hoa Kỳ
hồi tháng 10 năm 2004, khi bị chất vấn về tình trạng vi phạm nhân quyền ở
Việt Nam, rằng, “Trong gia đình chúng tôi có những đứa con, cháu hỗn
láo, bướng bỉnh thì để chúng tôi đóng cửa lại trừng trị chúng nó, dĩ
nhiên là trừng trị theo cách của chúng tôi. Các anh hàng xóm đừng có mà
gõ cửa đòi xen vào chuyện riêng của gia đình chúng tôi.”
Thưa bà
phó chủ tịch, nếu nay mai Ðại Sứ Trung Cộng tại Liên Hiệp Quốc mượn tạm
“danh ngôn” của bà để phát biểu, khi có ai đó chất vấn về cuộc xung đột
Việt Trung vừa qua, thì bản thân bà có nghe lọt lỗ tai không? Cũng quan
hệ theo lối này, thì những anh hàng xóm như ASEAN, Nhật Bản,
Phillippines, Mỹ và ngay cả Tòa Án Quốc Tế “đừng có mà gõ cửa đòi xen
vào chuyện riêng của gia đình cha con chúng tôi.”
Trung Cộng càng
ngày càng lấn lướt, thâm độc, dùng tất cả “mưu ma chước quỷ” để “chơi”
Việt Nam “làm cho cho mệt cho mê, làm cho đau đớn ê chề cho coi!”
Không
những một, mà Trung Cộng đem tới Biển Ðông bốn giàn khoan! Rồi sao? -
Việt Nam đang chờ một “thời điểm thích hợp” để kiện Trung Cộng ra Tòa Án
Quốc Tế! Lời tuyên bố “hùng hổ” này chắc làm Bắc Kinh sợ “vãi đái!”
Việt
Nam đang ở trong thế không biết kêu “mạ” nào, có một mụ mạ, ông cha thì
đã cho mình là đứa con hỗn xược, cần dạy dỗ và cứ lăm le đòi cho roi
vọt thì còn trong cậy đến ai bây giờ!