Xe cán chó
‘Quá ít’ người nhận được tiền cứu trợ dịch COVID-19 như lời CSVN hứa
Người nghèo tại Việt Nam trong những tháng qua chủ yếu nhận được trợ giúp nhờ nhà hảo tâm. (Hình: VNExpress)
HÀ NỘI, Việt Nam (NV) – Đến nay công luận muốn biết số tiền cứu trợ 62,000 tỷ đồng ($2.67 tỷ) của nhà cầm quyền CSVN dành cho dân nghèo bị ảnh hưởng của dịch bệnh COVID-19 cuối cùng đã rơi vào túi ai, vì lượng người nhận được khoản tiền này trên thực tế rất ít ỏi.
Trong lúc chính phủ CSVN chưa có thông báo chính thức về kết quả việc chi trả số tiền cứu trợ này thì báo Lao Động hôm 4 Tháng Bảy thừa nhận: “Sau nhiều tháng xét duyệt và chi trả, đến nay, số lượng người dân, người lao động nhận được tiền hỗ trợ do bị ảnh hưởng dịch COVID-19 vẫn còn quá ít so với dự kiến và nhiều địa phương còn triển khai chậm. Nhiều ý kiến cho rằng, nếu người dân, người lao động, doanh nghiệp nhận được tiền trợ cấp kịp thời lúc gặp khó khăn, sẽ quý giá hơn rất nhiều.”
Tờ báo xác nhận rằng, tính đến thời điểm này, số tiền cứu trợ mới chỉ giải ngân được 17,500 tỷ đồng ($755 triệu), tức mới được 30% so với dự tính ban đầu.
Nguyên do được hiểu là nhóm người yếu thế muốn được nhận tiền thì phải “lên bờ xuống ruộng” khi làm thủ tục tại địa phương.
Ông Vũ Văn An, một người chạy xe ôm, sống ở khu tập thể Kim Liên tại quận Đống Đa, Hà Nội, được báo Lao Động dẫn lời: “Để làm thủ tục được trợ giúp, tôi cũng tất bật đi photocopy hộ khẩu, chứng minh thư… Sau đó tôi vài lần ra phường làm giấy tờ, thủ tục rất chặt chẽ. Tuy nhiên, không biết lý do vì sao đến nay chúng tôi vẫn chưa nhận được tiền trợ giúp. Lúc khó khăn, không đi làm được mà nhận được trợ giúp quý hơn, kể cả là một cân gạo cũng giá trị.”
Người đàn ông này được ghi nhận “đã không còn ngóng chờ về khoản tiền cứu trợ bởi đã đi làm trở lại và có thu nhập.”
Cùng thời điểm, theo tường thuật của báo VNExpress, không ít doanh nghiệp cho rằng số tiền 62,000 tỷ đồng “kịp thời nhưng các điều kiện để nhận được trợ giúp quá khắt khe,” nên doanh nghiệp vẫn đang cố cầm cự qua cơn bĩ cực. Cũng theo báo này, hiện chưa có hồ sơ vay vốn để trả lương cho người lao động của doanh nghiệp nào được giải ngân, vì không đáp ứng được “các tiêu chí vay vốn cứu trợ.”
Trong khi đó, báo Nhân Dân hôm 4 Tháng Bảy biện hộ: “Dù đã sửa đổi nới rộng hơn thời gian mất việc thì số người lao động gặp khó khăn vẫn rất khó tiếp cận gói cứu trợ này. Lý giải về điều này, Bộ Lao Động-Thương Binh và Xã Hội cho rằng, Việt Nam đã sớm kiểm soát được dịch COVID-19, cho nên các hoạt động kinh tế, xã hội nhanh chóng được phục hồi. Hơn nữa, khi xây dựng các chính sách cứu trợ thì tình hình dịch bệnh đang diễn ra phức tạp, chưa được kiểm soát nên dự báo số người bị ảnh hưởng khác nhiều so với hiện tại.”
Thời điểm nhà cầm quyền CSVN ban hành nghị quyết trợ giúp người dân gặp khó khăn vì COVID-19 với số tiền cứu trợ 62,000 tỷ đồng vào Tháng Tư, các báo nhà nước được dịp ca ngợi chính phủ là “không bỏ lại ai ở phía sau.” (N.H.K) [qd]
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
- Văn Công Hùng - Ghi chép ngày 07.10.2024
- Hoàng gia Anh bị tố dùng Meghan 'chuyển hướng' dư luận
- Giả vờ làm kẻ sát nhân để nhờ cảnh sát dọn tuyết trước nhà
- Hé lộ danh sách dự kiến phân công nhiệm vụ lãnh đạo cấp cao Việt Cộng
- Trọng và Phúc được bầu lại, tiếp tục lãnh đạo Đảng Vem ( Mặt Vẹm nào cũng là " Mặt Bác Hồ " )
‘Quá ít’ người nhận được tiền cứu trợ dịch COVID-19 như lời CSVN hứa
Người nghèo tại Việt Nam trong những tháng qua chủ yếu nhận được trợ giúp nhờ nhà hảo tâm. (Hình: VNExpress)
HÀ NỘI, Việt Nam (NV) – Đến nay công luận muốn biết số tiền cứu trợ 62,000 tỷ đồng ($2.67 tỷ) của nhà cầm quyền CSVN dành cho dân nghèo bị ảnh hưởng của dịch bệnh COVID-19 cuối cùng đã rơi vào túi ai, vì lượng người nhận được khoản tiền này trên thực tế rất ít ỏi.
Trong lúc chính phủ CSVN chưa có thông báo chính thức về kết quả việc chi trả số tiền cứu trợ này thì báo Lao Động hôm 4 Tháng Bảy thừa nhận: “Sau nhiều tháng xét duyệt và chi trả, đến nay, số lượng người dân, người lao động nhận được tiền hỗ trợ do bị ảnh hưởng dịch COVID-19 vẫn còn quá ít so với dự kiến và nhiều địa phương còn triển khai chậm. Nhiều ý kiến cho rằng, nếu người dân, người lao động, doanh nghiệp nhận được tiền trợ cấp kịp thời lúc gặp khó khăn, sẽ quý giá hơn rất nhiều.”
Tờ báo xác nhận rằng, tính đến thời điểm này, số tiền cứu trợ mới chỉ giải ngân được 17,500 tỷ đồng ($755 triệu), tức mới được 30% so với dự tính ban đầu.
Nguyên do được hiểu là nhóm người yếu thế muốn được nhận tiền thì phải “lên bờ xuống ruộng” khi làm thủ tục tại địa phương.
Ông Vũ Văn An, một người chạy xe ôm, sống ở khu tập thể Kim Liên tại quận Đống Đa, Hà Nội, được báo Lao Động dẫn lời: “Để làm thủ tục được trợ giúp, tôi cũng tất bật đi photocopy hộ khẩu, chứng minh thư… Sau đó tôi vài lần ra phường làm giấy tờ, thủ tục rất chặt chẽ. Tuy nhiên, không biết lý do vì sao đến nay chúng tôi vẫn chưa nhận được tiền trợ giúp. Lúc khó khăn, không đi làm được mà nhận được trợ giúp quý hơn, kể cả là một cân gạo cũng giá trị.”
Người đàn ông này được ghi nhận “đã không còn ngóng chờ về khoản tiền cứu trợ bởi đã đi làm trở lại và có thu nhập.”
Cùng thời điểm, theo tường thuật của báo VNExpress, không ít doanh nghiệp cho rằng số tiền 62,000 tỷ đồng “kịp thời nhưng các điều kiện để nhận được trợ giúp quá khắt khe,” nên doanh nghiệp vẫn đang cố cầm cự qua cơn bĩ cực. Cũng theo báo này, hiện chưa có hồ sơ vay vốn để trả lương cho người lao động của doanh nghiệp nào được giải ngân, vì không đáp ứng được “các tiêu chí vay vốn cứu trợ.”
Trong khi đó, báo Nhân Dân hôm 4 Tháng Bảy biện hộ: “Dù đã sửa đổi nới rộng hơn thời gian mất việc thì số người lao động gặp khó khăn vẫn rất khó tiếp cận gói cứu trợ này. Lý giải về điều này, Bộ Lao Động-Thương Binh và Xã Hội cho rằng, Việt Nam đã sớm kiểm soát được dịch COVID-19, cho nên các hoạt động kinh tế, xã hội nhanh chóng được phục hồi. Hơn nữa, khi xây dựng các chính sách cứu trợ thì tình hình dịch bệnh đang diễn ra phức tạp, chưa được kiểm soát nên dự báo số người bị ảnh hưởng khác nhiều so với hiện tại.”
Thời điểm nhà cầm quyền CSVN ban hành nghị quyết trợ giúp người dân gặp khó khăn vì COVID-19 với số tiền cứu trợ 62,000 tỷ đồng vào Tháng Tư, các báo nhà nước được dịp ca ngợi chính phủ là “không bỏ lại ai ở phía sau.” (N.H.K) [qd]