Xe cán chó
“…Hãy quên Việt Nam đi ( forget about Vietnam )”
Tản mạn trong những ngày chuyển tiếp..
Email từ Hoàng Hải, Đà Nẵng:
Lúc này không thấy chú viết nhiều về kinh tế tài chánh? Hết chuyện để nói rồi hả chú?
Alan:
Mình đã nói xong phần mình thì bước xuống sân khấu nhường chỗ cho người khác, cháu a. Đừng để khán thính giả phải điếc tai mỗi ngày với những thứ…biết rồi, khổ lắm, nói mãi. 67 năm rồi chứ ít sao? Chú đã nói từ khi …chưa biết nói.
Câu chuyện nợ xấu ngân hàng, bong bong BDS, vàng. tín dụng đen, doanh nghiệp nhà nước, nợ công tư, hiệu quả kinh doanh, hàng tồn kho, lãi suất và tỷ giá, phí bôi trơn, kinh tế suy thoái, dự trữ quốc gia…không ai là không biết (trừ vài ông Tây ba lô làm chuyên gia kinh tế). Thậm chí, các tay viết được trả tiền cũng không buồn múa bút. Ôi chợ chiều….
Tự lo cho mình thôi. Nếu ngu mất tiền thì cũng chỉ mình chịu, không cần phải xin lỗi hay trách móc ai.
Email từ David Carpenter, nhà báo tự do, Hồng Kông
Ông nhận định thế nào về những cơ hội M&A trong ngành ngân hàng VN vào những năm tới cho các nhà đầu tư nước ngoài?
Alan:
Nhu cầu của người tiêu dùng VN, từ mặt hàng bán lẻ đến sản phẩm tài chánh, rất cao, nhưng cần tăng trưởng kinh tế bền vững hơn để tạo thu nhập cá nhân đủ. Quy trình phải mất khoảng 10 năm, có thể lâu hơn khi nhìn từ góc cạnh suy thoái và ù lì hiện nay. Do đó, các ngân hàng nước ngoài vẫn còn thì giờ để lập kế hoạch xâm nhập hữu hiệu.
Rào cản lớn nhất hiện nay cho các phi vụ M&A là giá trị thực của các tài sản do ngân hàng địa phương sở hữu; kể cả các món nợ xấu. Hoạt động của các ngân hàng VN trong 10 năm qua bị chi phối rất mạnh bởi vốn ảo, công ty sân sau, quản trị rủi ro và năng lực yếu kém. Somebody has to pay the price (người nào đó phải trả giá cho các sai phạm này?). Điều thú vị là ai? Chánh phủ qua NHNN? Người dân bỏ tiền ký thác? Các chủ ngân hàng? Hay cứ giấu dưới thảm rồi tính sau?
Cho đến khi chúng ta có câu trả lời rõ ràng, khó có một ngân hàng Việt nào vượt qua “thử nghiệm áp lực” hay “quy trình thanh tra” (stress test and due diligence process).
Email từ Đặng Võ, Thủ Đức:
Anh nghĩ thế nào về comment của ông Lý Quang Diệu, cựu Thủ Tướng Singapore, nói là “…hãy quên Việt Nam đi (forget about Vietnam)” trong cuộc phỏng vấn mới nhất với báo Strait Times?
Alan:
Ông Lý là chính trị gia quan trọng của Á Châu, đã cổ võ thật hào hứng khi Việt Nam mở cửa đổi mới khoảng 1992. Đôi khi tôi nghĩ ông còn hăng hái hơn các lãnh đạo VN thời đó. Ông lạc quan vì những lời tư vấn của ông với Trung Quốc đã được Đặng Tiểu Bình đem ra áp dụng và thành công rực rỡ, nhất là việc sử dụng tài lực và chất xám của Hoa Kiều. Ông không biết rằng các lãnh đạo ta “khôn” hơn nhiều.
Cái cay cú thất vọng của ông làm tôi nhớ đến một chuyện tình nhỏ của tôi vào năm cuối đại học. Con bé Carolina là một say mê tuyệt đỉnh vì ngoài một thân hình sexy đốt cháy kim loại, con bé còn hiểu biết về nghệ thuật, chánh trị, phong cách sống… Carolina chỉ có một tật xấu là hay “ngủ bậy”. Sau khi tôi bắt gặp, rồi tha thứ, rồi tái phạm, rồi lại tha thứ (con bé tự phê rất dễ yêu), tôi chia tay nàng vì “quá tam ba bận”. Nàng khóc nức nở khi tôi vất áo quần đồ đạc nàng vào va li và tống cổ ra khỏi nhà. Câu nói cuối sau đó là…”anh tha thứ cho em; em không xứng đáng với anh….và anh hãy quên em đi.”
Một tháng sau, nàng lại xách va li đến gõ cửa nhà. Tôi đang ngủ với một con bé khác. Nàng giận dữ, trách móc và đập vỡ vài món đồ. Qua làn nước mắt, nàng hỏi “tại sao?”. Tôi tỉnh queo, “vì anh quên em thật rồi..”
Alan Phan
http://www.gocnhinalan.com/blog-cua-alan-va-bca/tan-man-trong-nhung-ngay-chuyen-tiep.html
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
- Văn Công Hùng - Ghi chép ngày 07.10.2024
- Hoàng gia Anh bị tố dùng Meghan 'chuyển hướng' dư luận
- Giả vờ làm kẻ sát nhân để nhờ cảnh sát dọn tuyết trước nhà
- Hé lộ danh sách dự kiến phân công nhiệm vụ lãnh đạo cấp cao Việt Cộng
- Trọng và Phúc được bầu lại, tiếp tục lãnh đạo Đảng Vem ( Mặt Vẹm nào cũng là " Mặt Bác Hồ " )
“…Hãy quên Việt Nam đi ( forget about Vietnam )”
Tản mạn trong những ngày chuyển tiếp..
Email từ Hoàng Hải, Đà Nẵng:
Lúc này không thấy chú viết nhiều về kinh tế tài chánh? Hết chuyện để nói rồi hả chú?
Alan:
Mình đã nói xong phần mình thì bước xuống sân khấu nhường chỗ cho người khác, cháu a. Đừng để khán thính giả phải điếc tai mỗi ngày với những thứ…biết rồi, khổ lắm, nói mãi. 67 năm rồi chứ ít sao? Chú đã nói từ khi …chưa biết nói.
Câu chuyện nợ xấu ngân hàng, bong bong BDS, vàng. tín dụng đen, doanh nghiệp nhà nước, nợ công tư, hiệu quả kinh doanh, hàng tồn kho, lãi suất và tỷ giá, phí bôi trơn, kinh tế suy thoái, dự trữ quốc gia…không ai là không biết (trừ vài ông Tây ba lô làm chuyên gia kinh tế). Thậm chí, các tay viết được trả tiền cũng không buồn múa bút. Ôi chợ chiều….
Tự lo cho mình thôi. Nếu ngu mất tiền thì cũng chỉ mình chịu, không cần phải xin lỗi hay trách móc ai.
Email từ David Carpenter, nhà báo tự do, Hồng Kông
Ông nhận định thế nào về những cơ hội M&A trong ngành ngân hàng VN vào những năm tới cho các nhà đầu tư nước ngoài?
Alan:
Nhu cầu của người tiêu dùng VN, từ mặt hàng bán lẻ đến sản phẩm tài chánh, rất cao, nhưng cần tăng trưởng kinh tế bền vững hơn để tạo thu nhập cá nhân đủ. Quy trình phải mất khoảng 10 năm, có thể lâu hơn khi nhìn từ góc cạnh suy thoái và ù lì hiện nay. Do đó, các ngân hàng nước ngoài vẫn còn thì giờ để lập kế hoạch xâm nhập hữu hiệu.
Rào cản lớn nhất hiện nay cho các phi vụ M&A là giá trị thực của các tài sản do ngân hàng địa phương sở hữu; kể cả các món nợ xấu. Hoạt động của các ngân hàng VN trong 10 năm qua bị chi phối rất mạnh bởi vốn ảo, công ty sân sau, quản trị rủi ro và năng lực yếu kém. Somebody has to pay the price (người nào đó phải trả giá cho các sai phạm này?). Điều thú vị là ai? Chánh phủ qua NHNN? Người dân bỏ tiền ký thác? Các chủ ngân hàng? Hay cứ giấu dưới thảm rồi tính sau?
Cho đến khi chúng ta có câu trả lời rõ ràng, khó có một ngân hàng Việt nào vượt qua “thử nghiệm áp lực” hay “quy trình thanh tra” (stress test and due diligence process).
Email từ Đặng Võ, Thủ Đức:
Anh nghĩ thế nào về comment của ông Lý Quang Diệu, cựu Thủ Tướng Singapore, nói là “…hãy quên Việt Nam đi (forget about Vietnam)” trong cuộc phỏng vấn mới nhất với báo Strait Times?
Alan:
Ông Lý là chính trị gia quan trọng của Á Châu, đã cổ võ thật hào hứng khi Việt Nam mở cửa đổi mới khoảng 1992. Đôi khi tôi nghĩ ông còn hăng hái hơn các lãnh đạo VN thời đó. Ông lạc quan vì những lời tư vấn của ông với Trung Quốc đã được Đặng Tiểu Bình đem ra áp dụng và thành công rực rỡ, nhất là việc sử dụng tài lực và chất xám của Hoa Kiều. Ông không biết rằng các lãnh đạo ta “khôn” hơn nhiều.
Cái cay cú thất vọng của ông làm tôi nhớ đến một chuyện tình nhỏ của tôi vào năm cuối đại học. Con bé Carolina là một say mê tuyệt đỉnh vì ngoài một thân hình sexy đốt cháy kim loại, con bé còn hiểu biết về nghệ thuật, chánh trị, phong cách sống… Carolina chỉ có một tật xấu là hay “ngủ bậy”. Sau khi tôi bắt gặp, rồi tha thứ, rồi tái phạm, rồi lại tha thứ (con bé tự phê rất dễ yêu), tôi chia tay nàng vì “quá tam ba bận”. Nàng khóc nức nở khi tôi vất áo quần đồ đạc nàng vào va li và tống cổ ra khỏi nhà. Câu nói cuối sau đó là…”anh tha thứ cho em; em không xứng đáng với anh….và anh hãy quên em đi.”
Một tháng sau, nàng lại xách va li đến gõ cửa nhà. Tôi đang ngủ với một con bé khác. Nàng giận dữ, trách móc và đập vỡ vài món đồ. Qua làn nước mắt, nàng hỏi “tại sao?”. Tôi tỉnh queo, “vì anh quên em thật rồi..”
Alan Phan
http://www.gocnhinalan.com/blog-cua-alan-va-bca/tan-man-trong-nhung-ngay-chuyen-tiep.html