Quán Bên Đường
“Chiến trường xưa”
Trong cuộc sống, dù tầm thường đến đâu, nếu chịu khó soi rọi, chúng ta cũng thấy có những trùng lặp rất lạ, tùy theo thân phận mỗi người
bài và hình ảnh: Trần Công Nhung
Trong cuộc sống, dù tầm thường đến đâu, nếu chịu khó soi rọi, chúng ta cũng thấy có những trùng lặp rất lạ, tùy theo thân phận mỗi người. Ngày 30 – 4 năm ngoái, bất chợt nghe những ca khúc ca ngợi sự hy sinh của người lính Cộng Hòa qua tiếng hát của Chế Linh, tôi đã ghi nhanh cảm xúc nóng hổi qua bài “Con đường xưa em đi” (a). 30 tháng 4 năm nay lại về thăm “Chiến trường xưa”, đúng lúc Asia ra DVD 55 năm nhìn lại. Những cảm xúc năm nào như còn đây, khiến tôi không cầm được nước mắt trước những hình ảnh tang thương đau khổ…trước những hy sinh vô bờ của bao nhiêu người nằm xuống cho quê hương mà “Nếu ai không nhớ, không lớn nỗi thành người”. )
“Chiến trường xưa”, xin nói ngay đây không là chiến trường của bộ đội miền Bắc ngày trước. Tôi nhớ mấy năm qua, trong nước có tin một chuyến xe đưa các cựu sĩ quan chỉ huy quân đội nhân dân VN về thăm “chiến trường xưa” ở Tây Nguyên. Lúc xe đến đúng vị trí, đúng thời điểm thì lao xuống vực sâu, không ai còn sống sót. Thăm “chiến trường xưa” như vậy còn nguy hiểm hơn xông vào trận chiến mới. Nếu tôi là lính tôi không dại gì đi thăm như vậy. Nhưng, tôi đã đi thăm “chiến trường xưa” của tôi, tức trại tù cải tạo A 30, ở huyện Hòa Phong Tuy Hòa. Chính nơi đây, mấy chục năm trước, tôi và hàng nghìn anh em quân cán chính miền Nam được “học tập” để trở thành người “công dân tốt”. Nghĩ cũng đau, công ăn học nên người, bao nhiêu năm đóng góp cho xã hội, bỗng chốc trở thành người có tội mà chính mình không rõ tội gì! (1)
Trời Nha Trang sau mấy cơn bão, đang nắng đẹp, bỗng mưa gió mấy ngày, lại áp thấp nhiệt đới. Hôm nay trời ngưng gió có vẻ tạnh ráo, nhưng sáng sớm khá lạnh. Tôi khởi hành từ lúc 5 giờ sáng, trời còn tối om. Đi sớm để kịp về trong ngày. Nha TrangTuy Hòa khoảng 120km, từ ngã ba Phú Lâm lên A 30 chừng 25km. Nha Trang ra phía Bắc, con đường biển chạy dài đến ngoài Lương Sơn (18km), đường tốt cảnh đẹp, ít xe. 5 giờ sáng, biển tối đen, trừ những vùng có đèn của ngư dân chiếu sáng.
Qua khỏi dốc Bãi Tiên, quành ra hướng Lương Sơn, đường tối và vắng tanh, bên núi bên biển, tôi chợt rùng mình nghĩ đến bất trắc, cảm giác y như lần chạy xe từ Lấp Vò về Đinh Yên giữa đêm khuya (3). Chừng nửa tiếng, con đường đã nhập vào QL1A, có nhiều hàng quán bên đường, tôi yên tâm. Dự tính ra Quán Gió Phú Hữu dừng chân ăn sáng, nhưng thấy trời vẫn còn tối nên chạy tiếp ra Vạn Giả, nơi ngày xưa một thời tôi hành nghề “gõ đầu trẻ”. Lúc qua xã Lạc An, “căn cứ cách mạng”, tôi rờn rợn nhớ lại ngày trước mỗi sáng thứ hai chạy xe từ Nha Trang ra, đều thấy xác người xếp hai bên đường, mặt đường thì khẩu hiệu vôi trắng: “Đả đảo Thiệu Kỳ”.
Vạn Giả nay khác hẳn, QL qua thị trấn là đại lộ hai chiều, hoa lá cành lịch sự và vương giả (4). Nhà cửa nhiều chỗ lên cao mấy tầng. Đến ngã ba rẽ vào chợ, góc đường có nhiều quán cà phê vỉa hè, tôi dựng xe điểm tâm. Món an toàn vẫn là bánh mì trứng chiên, tuy nhiên cũng dòm chừng xem trứng giả hay thiệt. Phải nói người Tàu thứ gì họ cũng làm để có tiền, không nghĩ gì đến sinh mệnh người dùng. Nói đến hàng hóa của người Hoa, ai ai cũng biết, nhưng dường như không mấy ai quan tâm tránh né. “Chết no hơn sống thèm”. Người trong nước đang trên đà đầu độc nhau, chính vì vậy mà nhiều kẻ phất giàu rất nhanh, rồi ngã bệnh cũng nhanh. Cốc cà phê 3000$, bánh mì 6000$, bữa sáng chỉ 60 cent, cho dù đang trong cơn khủng hoảng kinh tế toàn cầu, VN ăn uống vẫn rẻ (đối với thế giới) không đâu bằng.
Ra ngoài thị trấn Vạn Giả là Tu Bông, tưởng gặp gió to, “Mưa đồng Cọ, gió Tu Bông”, nhưng thời tiết bình thường, trong trẻo mát mẻ. Qua đèo Cổ Mã, đèo như một dốc cao, lên đèo ôm một đường cong, xuống đèo đường ngoằn ngoèo dài hơn. Trên đỉnh đèo có nhà hàng Cổ Mã vắng hoe. Nhưng từ đây nhìn ra hòn đảo (không rõ tên) cách bờ chỉ vài trăm mét, đảo có hình dáng đẹp mà hoang vắng. Nhìn về Đại Lãnh, cảnh đẹp như thuở nào. Bãi biển cong cong cát trắng ngà, sóng nhè nhẹ, bãi dài đến tận chân đèo Cả, nơi ghe chài lớp lớp hàng hàng. Tôi dừng chân từng chặng để chụp ảnh. Trên đỉnh đèo thấy đã hay, xuống lưng chừng đèo cảnh càng hay hơn. Đại lãnh là bãi tắm lý tưởng: Nước cạn, không sóng to, sạch đẹp nên thơ, vậy mà du lịch như không mấy khá. Một dãy nhà hai tầng dựng xong bộ sườn rồi bỏ mặc cho gió mưa gặm nhấm đã mấy mươi năm còn “trơ gan cùng tuế nguyệt”. Đúng là mang bạc tỉ bỏ biển!
Tôi lại ghé vào một quán nghỉ chân. Quán chỉ một hai người khách, gọi cốc cà phê đen không đường, xin thêm ly nước sôi, một tí cà phê pha với sữa bột mang theo để có ly cà phê sữa. Cà phê chỉ để có mùi vị tí thôi, cũng là cách giảm thiểu mầm độc hầu hết trong thức ăn nước uống tại VN ngày nay.
Lên đèo Cả, tôi sang số tăng ga, đèo khá cao nhưng không khó như đèo lên Bà Nà hay núi Ba Thê. Không có những chỗ cua gấp kiểu cùi chỏ, từ xa đã nhìn thấy xe ngược chiều. Cảnh trên đèo Cả không đẹp bằng cảnh đèo Hải Vân, chân đèo Cả toàn đá dựng, chỉ mỗi Vũng Rô có bãi, có nhà. Bên kia đèo, địa danh Hão Sơn nay cũng có khu “du lịch sinh thái” vắng như “chùa Bà Đanh”. Chẳng mấy chốc tôi gặp một vòng xoay (traffic circle) 4 ngã rẽ, một ngã về Phú Lâm 3km, tôi dừng xe hỏi đường đi A30.
Ngày mới ra tù, chúng tôi từ A 30 đi bộ theo con đường đất về ngã ba Phú Lâm đón xe, lúc bấy giờ QL1 nhỏ hẹp không lớn như hôm nay. Một người chờ xe bên đường chỉ ngay lối rẽ trái đi thẳng đến ngã tư đèn đỏ quẹo trái nữa là đường lên A30. Đúng là vật đổi sao dời, đường đi A 30 mà cứ ngỡ QL Bắc Nam. Còn đâu con đường đất ngòng ngoèo xa xưa, con đường mà bao nhiêu người mẹ, người vợ, người con lặn lội 3 tháng một lần đi thăm nuôi tù cải tạo.
“Xe buýt Anh Tuấn”, tuyến số 7 chạy từ Tuy Hòa lên Phú Thứ sông Hinh Tân Lập, chạy qua A 30, Sơn Thành. Ngày nay các vùng quê hẻo lánh đều có xe đò, dân chúng di chuyển không còn khó như trước. Nhưng mỗi khi xuân về Tết đến thì lại vất vả gấp trăm lần, giá cả xe tàu cứ tùy theo thời điểm mà tăng, nhiều giá khác nhau trong ngày y như giá vàng và đô la. Làm ăn xa, ai cũng mong về sum họp với gia đình, giới xe lợi dụng “chém đẹp”, lắm khi con người như đồ vật. Đã có lần công an phát giác xe khách nhốt người dưới khoang chứa hành lý, điều khó tưởng tượng nổi trong thời đại văn minh khoa học hôm nay.
Đoạn đường hơn 20km lên A 30 nay biến đổi hoàn toàn, hai bên ruộng lúa xanh ngát, làng mạc nhiều chỗ ngói thay tranh, mái chùa mới, vắng lặng thanh bình như thuở nào, chỉ khi qua nơi chợ họp mới thấy đông người. Những ngôi chợ dọc đường vẫn tên cũ nhưng khang trang hơn: Chợ Phú Thứ, chợ Mỹ Thạnh Đông, có đình chợ hẳn hoi, một cái nhìn lạc quan có thể thấy đời sống đã đi lên. Nhưng, đi lên bằng cách nào, ai lên ai xuống, lại là vấn đề khá phức tạp.
Lúc thấy nhà máy “Công Ty cổ phần mía đường Tuy Hòa”, tôi biết đã gần đến trại A 30, (theo lời người chỉ đường). Chiếc cầu đúc đang dở dang, một vài công nhân ì ạch với vôi vữa, tôi dừng lại hỏi thăm, không ngờ đây là cầu Đồng Bò. Cầu đúc như cầu trên QL1. Hồi trước bà con đi thăm nuôi vào mùa mưa, xe lam chỉ đưa đến đây rồi lội sình lầy để vào trại. Mấy phút sau tôi đã đến chỗ rẽ vào A 30, có cầu bắc qua kênh thủy lợi, đường bê tông thẳng tắp. Sát núi trong xa, một dãy nhà ngói lúp thúp xen lẫn rừng dừa. Tôi chạy xe vào đến cổng nhà thăm nuôi vẫn không thấy vọng gác nào. Nơi này hoàn toàn lạ, không còn dấu vết gì của trại tù năm xưa, mà như xóm làng mới mẻ hôm nay, cố nhận dạng tôi chỉ thấy mờ mờ, đây là con đường đất mà các đội đi qua mỗi ngày để đến nơi cày cuốc. Nơi đây không còn trồng mía, cây cối xanh như nhà vườn.
Rẽ xe theo hướng vào trại chừng hơn trăm mét, có vọng gác ngay cổng lớn: Khu Giáo Dục A1. Anh công an sắc phục xanh (ngày trước màu vàng) thò đầu ra hỏi:
– Chú cần việc gì?
– Em thưa với ban giám thị, tôi là người cải tạo ở đây mấy chục năm trước nay xin phép được thăm trại.
Anh công an đi vào, hai người tù đang làm ở cổng hỏi nhỏ tôi: – “Chú có thuốc không”, tôi lắc đầu, – “Tù khổ quá chú ơi”. – “Em bị mấy năm?” – “Dạ, 2 năm” – “Thế thì đã thấm gì!”. Tù bây giờ không mặc áo quần trại phát như lúc trước, ai có gì mặc nấy, cứ như người dân ngoài vào làm. Một lúc, anh công an trở ra bảo tôi vào văn phòng. Tôi mang máy ảnh trước ngực đi tự nhiên. Một sĩ quan 4 sao tiếp tôi, anh vui vẻ mời tôi ngồi và gọi một chị công an mang bình trà ra. Tôi nói ngay “mục đích yêu cầu” của mình:
– Thưa anh, trước đây mấy chục năm tôi cải tạo ở đây, nay tôi sống ở nước ngoài, nghe nói trại A 30 bây giờ đẹp lắm, tôi muốn xin phép thăm. Tôi cũng muốn viết một bài về nơi này, đây là điều theo tôi nghĩ, những ai đã từng ở đây cũng đều muốn biết. Nói có sách mách có chứng, bài tôi viết báo bên Mỹ đây.
Người công an cầm tờ báo VĐ cười thân thiện:
– Ngày trước cải tạo, suy nghĩ tốt xấu như thế nào, thôi bỏ qua, bây giờ mời uống nước.
Tôi nhấp tí nước trà rồi gợi chuyện, tôi nhắc lại công việc của anh em tù ngày xưa, thành phần đi cải tạo, cơ ngơi của trại hồi đó, nào mía, lúa, ngô, khoai, chăn nuôi, nấu đường…, làm gạch…Bất chợt tôi hỏi:
– Thưa anh bây giờ trại vẫn gồm nhiều thành phần can phạm hay chỉ riêng cho diện nào?
– Tôi không được phép trả lời, xin mời uống nước.
Tôi lại đánh trống lảng qua những chuyện tôi cải tạo, từ khi đi cuốc, đến trực trại, ra chăn nuôi, đi giữ mía..rồi bất chợt quay lại đặt câu hỏi:
– Trại hình sự trên Bình Sơn nay còn không anh?
– Tôi đã nói, tôi không được phép trả lời bất cứ gì. Toàn bộ thuộc bộ công an. Báo công an đến tác nghiệp cũng phải có giấy giới thiệu. Thôi mời uống nước.
Biết không thể làm gì hơn, vã lại những điều muốn biết thêm cũng chẳng quan trọng, tôi uống cạn tách trà rồi nói lời cảm ơn ra về. Người sĩ quan công an nhắc lại: “Ra khỏi phạm vi trại, anh muốn gì tùy ý, trong trại anh chụp ảnh là có vấn đề với anh em bảo vệ đấy”. Tôi cười: “Anh yên tâm, tôi hiểu”. Sự thực muốn chụp cũng chẳng khó, nhưng hình ảnh có khác gì vườn cảnh, công viên đâu. Ngày trước còn thấy tù từng đội, thấy cảnh lao động khổ sai chứ trại hôm nay vắng hoe mang vẻ một cơ quan hành chánh, chụp làm gì. Chỗ này ngày trước là nhà xay giả của “đội nữ”, kia là nhà nấu đường, bây giờ toàn cây ăn trái…
Tôi muốn chạy lên khu chăn nuôi, thăm lại bến tắm mỗi chiều đánh trần ra bơi lội, trại chăn nuôi với 2 dãy chuồng hồi đó nay ra sao, những khu ruộng mía tôi canh giữ nhiều tháng trước khi được tha…Nhưng thôi, không khéo lại “rách việc”, được đến tận nơi nhìn lại cảnh cũ là quí lắm rồi. Ra cổng, nhìn lại một lần nữa: “Khu Giáo Dục A 1”, tên mới của A 30, có lẽ chữ cải tạo mang nghĩa bất nhẫn nên đổi tên cho có “văn hóa nhân bản”, cho ra vẻ con người hơn chăng!
Từ đường cái nhìn vào, khu trại thấp thoáng mái đỏ chìm trong âm u huyền bí, chung quanh rừng núi mù mù, đầy vẻ rừng thiêng nước độc, một thế giới riêng biệt, người xa lạ không hiểu gì, người ở gần lại càng không muốn biết. Vậy mà trong thế sống chết, trước đây đã có người bỏ trốn vào rừng xanh, chấp nhận chết với hùm beo, nước độc…
Con kênh thủy lợi dẫn nước về đồng lúa huyện Hòa Phong, con đường nhựa phẳng phiu, cánh đồng một màu xanh ngắt…tất cả tạo cho tôi cảm giác thanh bình an lạc, tuy nhiên vào sâu trong thôn xóm, hay nơi lao động thì không thiếu gì hình ảnh nói lên cuộc sống bấp bênh nhọc nhằn. Tuy đất nước có phát triển, đời sống có nâng cao nhưng hàng hàng lớp lớp cứ tìm cách “ ra đi” : “Xuất khẩu lao động, osin, lấy chồng…vv”. Và, biết bao thảm cảnh của người Việt ở nước ngoài được báo chí mô tả hàng ngay vẫn không ngăn chận được làn sóng tìm đường ra đi để trở thành “người rơm, người rừng” như kẻ lẩn trốn pháp luật.
Khi nghe tôi kể chuyện trở lại “Chiến trường xưa”, có người thắc mắc: “Đã thoát khỏi hang cọp, giờ lại mò tới thăm, ông không sợ à”. Tôi có niềm tin mãnh liệt vào quê hương xứ sở, dù thế nào, nếu có dịp thì cố tìm cách thăm, khó mấy cũng không nản…Và có lẽ do mình không hẳn gần cũng chẳng phải xa nên mạnh dạn hơn chăng. Nói thế nhưng cũng không phải cứ có tấm lòng là lúc nào cũng được. Tôi thích bài “Nụ cười sơn cước” của nhạc sĩ Tô Hải từ tấm bé, tôi biết ông ở khu chung cư Miếu Nổi, muốn chụp ông một tấm chân dung, nhưng bạn bè chung quanh ai cũng tránh né nên mình cũng phải dè dặt. Thật phi lý!
Trần Công Nhung
__________________________________
(1).Năm 78-79 trại A 30 có anh Tỳ đội văn nghệ trong một phút cao hứng phóng ra hai câu: “Tội gì không biết tội gì, Sáng sáng lãnh củ khoai mì về kho”. Cái miệng là khổ cái thân, anh bị đưa ra đội đi cày!
(2).Hòn Lao trang 137 QHQOK tập 5
(3).Chợ ma bán chiếu trang 153 QHQOK tập 9
(4). Lối vào thành phố, và thị trấn, ngày nay đường mở rộng, trang trí cây cảnh đẹp mắt công phu. Ưu điểm đặc biệt này có lẽ chỉ VN, chứng tỏ người Việt có nét văn hóa riêng. Tuy nhiên ở mặt khác thì nhếch nhác tồi tệ không thể hiểu (vệ sinh đường phố, loa công cộng, vệ sinh thực phẩm, đạo đức tuổi trẻ…).
http://thoibao.com/chien-truong-xua/
TVQ chuyển
bài và hình ảnh: Trần Công Nhung
Trong cuộc sống, dù tầm thường đến đâu, nếu chịu khó soi rọi, chúng ta cũng thấy có những trùng lặp rất lạ, tùy theo thân phận mỗi người. Ngày 30 – 4 năm ngoái, bất chợt nghe những ca khúc ca ngợi sự hy sinh của người lính Cộng Hòa qua tiếng hát của Chế Linh, tôi đã ghi nhanh cảm xúc nóng hổi qua bài “Con đường xưa em đi” (a). 30 tháng 4 năm nay lại về thăm “Chiến trường xưa”, đúng lúc Asia ra DVD 55 năm nhìn lại. Những cảm xúc năm nào như còn đây, khiến tôi không cầm được nước mắt trước những hình ảnh tang thương đau khổ…trước những hy sinh vô bờ của bao nhiêu người nằm xuống cho quê hương mà “Nếu ai không nhớ, không lớn nỗi thành người”. )
“Chiến trường xưa”, xin nói ngay đây không là chiến trường của bộ đội miền Bắc ngày trước. Tôi nhớ mấy năm qua, trong nước có tin một chuyến xe đưa các cựu sĩ quan chỉ huy quân đội nhân dân VN về thăm “chiến trường xưa” ở Tây Nguyên. Lúc xe đến đúng vị trí, đúng thời điểm thì lao xuống vực sâu, không ai còn sống sót. Thăm “chiến trường xưa” như vậy còn nguy hiểm hơn xông vào trận chiến mới. Nếu tôi là lính tôi không dại gì đi thăm như vậy. Nhưng, tôi đã đi thăm “chiến trường xưa” của tôi, tức trại tù cải tạo A 30, ở huyện Hòa Phong Tuy Hòa. Chính nơi đây, mấy chục năm trước, tôi và hàng nghìn anh em quân cán chính miền Nam được “học tập” để trở thành người “công dân tốt”. Nghĩ cũng đau, công ăn học nên người, bao nhiêu năm đóng góp cho xã hội, bỗng chốc trở thành người có tội mà chính mình không rõ tội gì! (1)
Trời Nha Trang sau mấy cơn bão, đang nắng đẹp, bỗng mưa gió mấy ngày, lại áp thấp nhiệt đới. Hôm nay trời ngưng gió có vẻ tạnh ráo, nhưng sáng sớm khá lạnh. Tôi khởi hành từ lúc 5 giờ sáng, trời còn tối om. Đi sớm để kịp về trong ngày. Nha TrangTuy Hòa khoảng 120km, từ ngã ba Phú Lâm lên A 30 chừng 25km. Nha Trang ra phía Bắc, con đường biển chạy dài đến ngoài Lương Sơn (18km), đường tốt cảnh đẹp, ít xe. 5 giờ sáng, biển tối đen, trừ những vùng có đèn của ngư dân chiếu sáng.
Qua khỏi dốc Bãi Tiên, quành ra hướng Lương Sơn, đường tối và vắng tanh, bên núi bên biển, tôi chợt rùng mình nghĩ đến bất trắc, cảm giác y như lần chạy xe từ Lấp Vò về Đinh Yên giữa đêm khuya (3). Chừng nửa tiếng, con đường đã nhập vào QL1A, có nhiều hàng quán bên đường, tôi yên tâm. Dự tính ra Quán Gió Phú Hữu dừng chân ăn sáng, nhưng thấy trời vẫn còn tối nên chạy tiếp ra Vạn Giả, nơi ngày xưa một thời tôi hành nghề “gõ đầu trẻ”. Lúc qua xã Lạc An, “căn cứ cách mạng”, tôi rờn rợn nhớ lại ngày trước mỗi sáng thứ hai chạy xe từ Nha Trang ra, đều thấy xác người xếp hai bên đường, mặt đường thì khẩu hiệu vôi trắng: “Đả đảo Thiệu Kỳ”.
Vạn Giả nay khác hẳn, QL qua thị trấn là đại lộ hai chiều, hoa lá cành lịch sự và vương giả (4). Nhà cửa nhiều chỗ lên cao mấy tầng. Đến ngã ba rẽ vào chợ, góc đường có nhiều quán cà phê vỉa hè, tôi dựng xe điểm tâm. Món an toàn vẫn là bánh mì trứng chiên, tuy nhiên cũng dòm chừng xem trứng giả hay thiệt. Phải nói người Tàu thứ gì họ cũng làm để có tiền, không nghĩ gì đến sinh mệnh người dùng. Nói đến hàng hóa của người Hoa, ai ai cũng biết, nhưng dường như không mấy ai quan tâm tránh né. “Chết no hơn sống thèm”. Người trong nước đang trên đà đầu độc nhau, chính vì vậy mà nhiều kẻ phất giàu rất nhanh, rồi ngã bệnh cũng nhanh. Cốc cà phê 3000$, bánh mì 6000$, bữa sáng chỉ 60 cent, cho dù đang trong cơn khủng hoảng kinh tế toàn cầu, VN ăn uống vẫn rẻ (đối với thế giới) không đâu bằng.
Ra ngoài thị trấn Vạn Giả là Tu Bông, tưởng gặp gió to, “Mưa đồng Cọ, gió Tu Bông”, nhưng thời tiết bình thường, trong trẻo mát mẻ. Qua đèo Cổ Mã, đèo như một dốc cao, lên đèo ôm một đường cong, xuống đèo đường ngoằn ngoèo dài hơn. Trên đỉnh đèo có nhà hàng Cổ Mã vắng hoe. Nhưng từ đây nhìn ra hòn đảo (không rõ tên) cách bờ chỉ vài trăm mét, đảo có hình dáng đẹp mà hoang vắng. Nhìn về Đại Lãnh, cảnh đẹp như thuở nào. Bãi biển cong cong cát trắng ngà, sóng nhè nhẹ, bãi dài đến tận chân đèo Cả, nơi ghe chài lớp lớp hàng hàng. Tôi dừng chân từng chặng để chụp ảnh. Trên đỉnh đèo thấy đã hay, xuống lưng chừng đèo cảnh càng hay hơn. Đại lãnh là bãi tắm lý tưởng: Nước cạn, không sóng to, sạch đẹp nên thơ, vậy mà du lịch như không mấy khá. Một dãy nhà hai tầng dựng xong bộ sườn rồi bỏ mặc cho gió mưa gặm nhấm đã mấy mươi năm còn “trơ gan cùng tuế nguyệt”. Đúng là mang bạc tỉ bỏ biển!
Tôi lại ghé vào một quán nghỉ chân. Quán chỉ một hai người khách, gọi cốc cà phê đen không đường, xin thêm ly nước sôi, một tí cà phê pha với sữa bột mang theo để có ly cà phê sữa. Cà phê chỉ để có mùi vị tí thôi, cũng là cách giảm thiểu mầm độc hầu hết trong thức ăn nước uống tại VN ngày nay.
Lên đèo Cả, tôi sang số tăng ga, đèo khá cao nhưng không khó như đèo lên Bà Nà hay núi Ba Thê. Không có những chỗ cua gấp kiểu cùi chỏ, từ xa đã nhìn thấy xe ngược chiều. Cảnh trên đèo Cả không đẹp bằng cảnh đèo Hải Vân, chân đèo Cả toàn đá dựng, chỉ mỗi Vũng Rô có bãi, có nhà. Bên kia đèo, địa danh Hão Sơn nay cũng có khu “du lịch sinh thái” vắng như “chùa Bà Đanh”. Chẳng mấy chốc tôi gặp một vòng xoay (traffic circle) 4 ngã rẽ, một ngã về Phú Lâm 3km, tôi dừng xe hỏi đường đi A30.
Ngày mới ra tù, chúng tôi từ A 30 đi bộ theo con đường đất về ngã ba Phú Lâm đón xe, lúc bấy giờ QL1 nhỏ hẹp không lớn như hôm nay. Một người chờ xe bên đường chỉ ngay lối rẽ trái đi thẳng đến ngã tư đèn đỏ quẹo trái nữa là đường lên A30. Đúng là vật đổi sao dời, đường đi A 30 mà cứ ngỡ QL Bắc Nam. Còn đâu con đường đất ngòng ngoèo xa xưa, con đường mà bao nhiêu người mẹ, người vợ, người con lặn lội 3 tháng một lần đi thăm nuôi tù cải tạo.
“Xe buýt Anh Tuấn”, tuyến số 7 chạy từ Tuy Hòa lên Phú Thứ sông Hinh Tân Lập, chạy qua A 30, Sơn Thành. Ngày nay các vùng quê hẻo lánh đều có xe đò, dân chúng di chuyển không còn khó như trước. Nhưng mỗi khi xuân về Tết đến thì lại vất vả gấp trăm lần, giá cả xe tàu cứ tùy theo thời điểm mà tăng, nhiều giá khác nhau trong ngày y như giá vàng và đô la. Làm ăn xa, ai cũng mong về sum họp với gia đình, giới xe lợi dụng “chém đẹp”, lắm khi con người như đồ vật. Đã có lần công an phát giác xe khách nhốt người dưới khoang chứa hành lý, điều khó tưởng tượng nổi trong thời đại văn minh khoa học hôm nay.
Đoạn đường hơn 20km lên A 30 nay biến đổi hoàn toàn, hai bên ruộng lúa xanh ngát, làng mạc nhiều chỗ ngói thay tranh, mái chùa mới, vắng lặng thanh bình như thuở nào, chỉ khi qua nơi chợ họp mới thấy đông người. Những ngôi chợ dọc đường vẫn tên cũ nhưng khang trang hơn: Chợ Phú Thứ, chợ Mỹ Thạnh Đông, có đình chợ hẳn hoi, một cái nhìn lạc quan có thể thấy đời sống đã đi lên. Nhưng, đi lên bằng cách nào, ai lên ai xuống, lại là vấn đề khá phức tạp.
Lúc thấy nhà máy “Công Ty cổ phần mía đường Tuy Hòa”, tôi biết đã gần đến trại A 30, (theo lời người chỉ đường). Chiếc cầu đúc đang dở dang, một vài công nhân ì ạch với vôi vữa, tôi dừng lại hỏi thăm, không ngờ đây là cầu Đồng Bò. Cầu đúc như cầu trên QL1. Hồi trước bà con đi thăm nuôi vào mùa mưa, xe lam chỉ đưa đến đây rồi lội sình lầy để vào trại. Mấy phút sau tôi đã đến chỗ rẽ vào A 30, có cầu bắc qua kênh thủy lợi, đường bê tông thẳng tắp. Sát núi trong xa, một dãy nhà ngói lúp thúp xen lẫn rừng dừa. Tôi chạy xe vào đến cổng nhà thăm nuôi vẫn không thấy vọng gác nào. Nơi này hoàn toàn lạ, không còn dấu vết gì của trại tù năm xưa, mà như xóm làng mới mẻ hôm nay, cố nhận dạng tôi chỉ thấy mờ mờ, đây là con đường đất mà các đội đi qua mỗi ngày để đến nơi cày cuốc. Nơi đây không còn trồng mía, cây cối xanh như nhà vườn.
Rẽ xe theo hướng vào trại chừng hơn trăm mét, có vọng gác ngay cổng lớn: Khu Giáo Dục A1. Anh công an sắc phục xanh (ngày trước màu vàng) thò đầu ra hỏi:
– Chú cần việc gì?
– Em thưa với ban giám thị, tôi là người cải tạo ở đây mấy chục năm trước nay xin phép được thăm trại.
Anh công an đi vào, hai người tù đang làm ở cổng hỏi nhỏ tôi: – “Chú có thuốc không”, tôi lắc đầu, – “Tù khổ quá chú ơi”. – “Em bị mấy năm?” – “Dạ, 2 năm” – “Thế thì đã thấm gì!”. Tù bây giờ không mặc áo quần trại phát như lúc trước, ai có gì mặc nấy, cứ như người dân ngoài vào làm. Một lúc, anh công an trở ra bảo tôi vào văn phòng. Tôi mang máy ảnh trước ngực đi tự nhiên. Một sĩ quan 4 sao tiếp tôi, anh vui vẻ mời tôi ngồi và gọi một chị công an mang bình trà ra. Tôi nói ngay “mục đích yêu cầu” của mình:
– Thưa anh, trước đây mấy chục năm tôi cải tạo ở đây, nay tôi sống ở nước ngoài, nghe nói trại A 30 bây giờ đẹp lắm, tôi muốn xin phép thăm. Tôi cũng muốn viết một bài về nơi này, đây là điều theo tôi nghĩ, những ai đã từng ở đây cũng đều muốn biết. Nói có sách mách có chứng, bài tôi viết báo bên Mỹ đây.
Người công an cầm tờ báo VĐ cười thân thiện:
– Ngày trước cải tạo, suy nghĩ tốt xấu như thế nào, thôi bỏ qua, bây giờ mời uống nước.
Tôi nhấp tí nước trà rồi gợi chuyện, tôi nhắc lại công việc của anh em tù ngày xưa, thành phần đi cải tạo, cơ ngơi của trại hồi đó, nào mía, lúa, ngô, khoai, chăn nuôi, nấu đường…, làm gạch…Bất chợt tôi hỏi:
– Thưa anh bây giờ trại vẫn gồm nhiều thành phần can phạm hay chỉ riêng cho diện nào?
– Tôi không được phép trả lời, xin mời uống nước.
Tôi lại đánh trống lảng qua những chuyện tôi cải tạo, từ khi đi cuốc, đến trực trại, ra chăn nuôi, đi giữ mía..rồi bất chợt quay lại đặt câu hỏi:
– Trại hình sự trên Bình Sơn nay còn không anh?
– Tôi đã nói, tôi không được phép trả lời bất cứ gì. Toàn bộ thuộc bộ công an. Báo công an đến tác nghiệp cũng phải có giấy giới thiệu. Thôi mời uống nước.
Biết không thể làm gì hơn, vã lại những điều muốn biết thêm cũng chẳng quan trọng, tôi uống cạn tách trà rồi nói lời cảm ơn ra về. Người sĩ quan công an nhắc lại: “Ra khỏi phạm vi trại, anh muốn gì tùy ý, trong trại anh chụp ảnh là có vấn đề với anh em bảo vệ đấy”. Tôi cười: “Anh yên tâm, tôi hiểu”. Sự thực muốn chụp cũng chẳng khó, nhưng hình ảnh có khác gì vườn cảnh, công viên đâu. Ngày trước còn thấy tù từng đội, thấy cảnh lao động khổ sai chứ trại hôm nay vắng hoe mang vẻ một cơ quan hành chánh, chụp làm gì. Chỗ này ngày trước là nhà xay giả của “đội nữ”, kia là nhà nấu đường, bây giờ toàn cây ăn trái…
Tôi muốn chạy lên khu chăn nuôi, thăm lại bến tắm mỗi chiều đánh trần ra bơi lội, trại chăn nuôi với 2 dãy chuồng hồi đó nay ra sao, những khu ruộng mía tôi canh giữ nhiều tháng trước khi được tha…Nhưng thôi, không khéo lại “rách việc”, được đến tận nơi nhìn lại cảnh cũ là quí lắm rồi. Ra cổng, nhìn lại một lần nữa: “Khu Giáo Dục A 1”, tên mới của A 30, có lẽ chữ cải tạo mang nghĩa bất nhẫn nên đổi tên cho có “văn hóa nhân bản”, cho ra vẻ con người hơn chăng!
Từ đường cái nhìn vào, khu trại thấp thoáng mái đỏ chìm trong âm u huyền bí, chung quanh rừng núi mù mù, đầy vẻ rừng thiêng nước độc, một thế giới riêng biệt, người xa lạ không hiểu gì, người ở gần lại càng không muốn biết. Vậy mà trong thế sống chết, trước đây đã có người bỏ trốn vào rừng xanh, chấp nhận chết với hùm beo, nước độc…
Con kênh thủy lợi dẫn nước về đồng lúa huyện Hòa Phong, con đường nhựa phẳng phiu, cánh đồng một màu xanh ngắt…tất cả tạo cho tôi cảm giác thanh bình an lạc, tuy nhiên vào sâu trong thôn xóm, hay nơi lao động thì không thiếu gì hình ảnh nói lên cuộc sống bấp bênh nhọc nhằn. Tuy đất nước có phát triển, đời sống có nâng cao nhưng hàng hàng lớp lớp cứ tìm cách “ ra đi” : “Xuất khẩu lao động, osin, lấy chồng…vv”. Và, biết bao thảm cảnh của người Việt ở nước ngoài được báo chí mô tả hàng ngay vẫn không ngăn chận được làn sóng tìm đường ra đi để trở thành “người rơm, người rừng” như kẻ lẩn trốn pháp luật.
Khi nghe tôi kể chuyện trở lại “Chiến trường xưa”, có người thắc mắc: “Đã thoát khỏi hang cọp, giờ lại mò tới thăm, ông không sợ à”. Tôi có niềm tin mãnh liệt vào quê hương xứ sở, dù thế nào, nếu có dịp thì cố tìm cách thăm, khó mấy cũng không nản…Và có lẽ do mình không hẳn gần cũng chẳng phải xa nên mạnh dạn hơn chăng. Nói thế nhưng cũng không phải cứ có tấm lòng là lúc nào cũng được. Tôi thích bài “Nụ cười sơn cước” của nhạc sĩ Tô Hải từ tấm bé, tôi biết ông ở khu chung cư Miếu Nổi, muốn chụp ông một tấm chân dung, nhưng bạn bè chung quanh ai cũng tránh né nên mình cũng phải dè dặt. Thật phi lý!
Trần Công Nhung
__________________________________
(1).Năm 78-79 trại A 30 có anh Tỳ đội văn nghệ trong một phút cao hứng phóng ra hai câu: “Tội gì không biết tội gì, Sáng sáng lãnh củ khoai mì về kho”. Cái miệng là khổ cái thân, anh bị đưa ra đội đi cày!
(2).Hòn Lao trang 137 QHQOK tập 5
(3).Chợ ma bán chiếu trang 153 QHQOK tập 9
(4). Lối vào thành phố, và thị trấn, ngày nay đường mở rộng, trang trí cây cảnh đẹp mắt công phu. Ưu điểm đặc biệt này có lẽ chỉ VN, chứng tỏ người Việt có nét văn hóa riêng. Tuy nhiên ở mặt khác thì nhếch nhác tồi tệ không thể hiểu (vệ sinh đường phố, loa công cộng, vệ sinh thực phẩm, đạo đức tuổi trẻ…).
http://thoibao.com/chien-truong-xua/
TVQ chuyển
“Chiến trường xưa”
Trong cuộc sống, dù tầm thường đến đâu, nếu chịu khó soi rọi, chúng ta cũng thấy có những trùng lặp rất lạ, tùy theo thân phận mỗi người
bài và hình ảnh: Trần Công Nhung
Trong cuộc sống, dù tầm thường đến đâu, nếu chịu khó soi rọi, chúng ta cũng thấy có những trùng lặp rất lạ, tùy theo thân phận mỗi người. Ngày 30 – 4 năm ngoái, bất chợt nghe những ca khúc ca ngợi sự hy sinh của người lính Cộng Hòa qua tiếng hát của Chế Linh, tôi đã ghi nhanh cảm xúc nóng hổi qua bài “Con đường xưa em đi” (a). 30 tháng 4 năm nay lại về thăm “Chiến trường xưa”, đúng lúc Asia ra DVD 55 năm nhìn lại. Những cảm xúc năm nào như còn đây, khiến tôi không cầm được nước mắt trước những hình ảnh tang thương đau khổ…trước những hy sinh vô bờ của bao nhiêu người nằm xuống cho quê hương mà “Nếu ai không nhớ, không lớn nỗi thành người”. )
“Chiến trường xưa”, xin nói ngay đây không là chiến trường của bộ đội miền Bắc ngày trước. Tôi nhớ mấy năm qua, trong nước có tin một chuyến xe đưa các cựu sĩ quan chỉ huy quân đội nhân dân VN về thăm “chiến trường xưa” ở Tây Nguyên. Lúc xe đến đúng vị trí, đúng thời điểm thì lao xuống vực sâu, không ai còn sống sót. Thăm “chiến trường xưa” như vậy còn nguy hiểm hơn xông vào trận chiến mới. Nếu tôi là lính tôi không dại gì đi thăm như vậy. Nhưng, tôi đã đi thăm “chiến trường xưa” của tôi, tức trại tù cải tạo A 30, ở huyện Hòa Phong Tuy Hòa. Chính nơi đây, mấy chục năm trước, tôi và hàng nghìn anh em quân cán chính miền Nam được “học tập” để trở thành người “công dân tốt”. Nghĩ cũng đau, công ăn học nên người, bao nhiêu năm đóng góp cho xã hội, bỗng chốc trở thành người có tội mà chính mình không rõ tội gì! (1)
Trời Nha Trang sau mấy cơn bão, đang nắng đẹp, bỗng mưa gió mấy ngày, lại áp thấp nhiệt đới. Hôm nay trời ngưng gió có vẻ tạnh ráo, nhưng sáng sớm khá lạnh. Tôi khởi hành từ lúc 5 giờ sáng, trời còn tối om. Đi sớm để kịp về trong ngày. Nha TrangTuy Hòa khoảng 120km, từ ngã ba Phú Lâm lên A 30 chừng 25km. Nha Trang ra phía Bắc, con đường biển chạy dài đến ngoài Lương Sơn (18km), đường tốt cảnh đẹp, ít xe. 5 giờ sáng, biển tối đen, trừ những vùng có đèn của ngư dân chiếu sáng.
Qua khỏi dốc Bãi Tiên, quành ra hướng Lương Sơn, đường tối và vắng tanh, bên núi bên biển, tôi chợt rùng mình nghĩ đến bất trắc, cảm giác y như lần chạy xe từ Lấp Vò về Đinh Yên giữa đêm khuya (3). Chừng nửa tiếng, con đường đã nhập vào QL1A, có nhiều hàng quán bên đường, tôi yên tâm. Dự tính ra Quán Gió Phú Hữu dừng chân ăn sáng, nhưng thấy trời vẫn còn tối nên chạy tiếp ra Vạn Giả, nơi ngày xưa một thời tôi hành nghề “gõ đầu trẻ”. Lúc qua xã Lạc An, “căn cứ cách mạng”, tôi rờn rợn nhớ lại ngày trước mỗi sáng thứ hai chạy xe từ Nha Trang ra, đều thấy xác người xếp hai bên đường, mặt đường thì khẩu hiệu vôi trắng: “Đả đảo Thiệu Kỳ”.
Vạn Giả nay khác hẳn, QL qua thị trấn là đại lộ hai chiều, hoa lá cành lịch sự và vương giả (4). Nhà cửa nhiều chỗ lên cao mấy tầng. Đến ngã ba rẽ vào chợ, góc đường có nhiều quán cà phê vỉa hè, tôi dựng xe điểm tâm. Món an toàn vẫn là bánh mì trứng chiên, tuy nhiên cũng dòm chừng xem trứng giả hay thiệt. Phải nói người Tàu thứ gì họ cũng làm để có tiền, không nghĩ gì đến sinh mệnh người dùng. Nói đến hàng hóa của người Hoa, ai ai cũng biết, nhưng dường như không mấy ai quan tâm tránh né. “Chết no hơn sống thèm”. Người trong nước đang trên đà đầu độc nhau, chính vì vậy mà nhiều kẻ phất giàu rất nhanh, rồi ngã bệnh cũng nhanh. Cốc cà phê 3000$, bánh mì 6000$, bữa sáng chỉ 60 cent, cho dù đang trong cơn khủng hoảng kinh tế toàn cầu, VN ăn uống vẫn rẻ (đối với thế giới) không đâu bằng.
Ra ngoài thị trấn Vạn Giả là Tu Bông, tưởng gặp gió to, “Mưa đồng Cọ, gió Tu Bông”, nhưng thời tiết bình thường, trong trẻo mát mẻ. Qua đèo Cổ Mã, đèo như một dốc cao, lên đèo ôm một đường cong, xuống đèo đường ngoằn ngoèo dài hơn. Trên đỉnh đèo có nhà hàng Cổ Mã vắng hoe. Nhưng từ đây nhìn ra hòn đảo (không rõ tên) cách bờ chỉ vài trăm mét, đảo có hình dáng đẹp mà hoang vắng. Nhìn về Đại Lãnh, cảnh đẹp như thuở nào. Bãi biển cong cong cát trắng ngà, sóng nhè nhẹ, bãi dài đến tận chân đèo Cả, nơi ghe chài lớp lớp hàng hàng. Tôi dừng chân từng chặng để chụp ảnh. Trên đỉnh đèo thấy đã hay, xuống lưng chừng đèo cảnh càng hay hơn. Đại lãnh là bãi tắm lý tưởng: Nước cạn, không sóng to, sạch đẹp nên thơ, vậy mà du lịch như không mấy khá. Một dãy nhà hai tầng dựng xong bộ sườn rồi bỏ mặc cho gió mưa gặm nhấm đã mấy mươi năm còn “trơ gan cùng tuế nguyệt”. Đúng là mang bạc tỉ bỏ biển!
Tôi lại ghé vào một quán nghỉ chân. Quán chỉ một hai người khách, gọi cốc cà phê đen không đường, xin thêm ly nước sôi, một tí cà phê pha với sữa bột mang theo để có ly cà phê sữa. Cà phê chỉ để có mùi vị tí thôi, cũng là cách giảm thiểu mầm độc hầu hết trong thức ăn nước uống tại VN ngày nay.
Lên đèo Cả, tôi sang số tăng ga, đèo khá cao nhưng không khó như đèo lên Bà Nà hay núi Ba Thê. Không có những chỗ cua gấp kiểu cùi chỏ, từ xa đã nhìn thấy xe ngược chiều. Cảnh trên đèo Cả không đẹp bằng cảnh đèo Hải Vân, chân đèo Cả toàn đá dựng, chỉ mỗi Vũng Rô có bãi, có nhà. Bên kia đèo, địa danh Hão Sơn nay cũng có khu “du lịch sinh thái” vắng như “chùa Bà Đanh”. Chẳng mấy chốc tôi gặp một vòng xoay (traffic circle) 4 ngã rẽ, một ngã về Phú Lâm 3km, tôi dừng xe hỏi đường đi A30.
Ngày mới ra tù, chúng tôi từ A 30 đi bộ theo con đường đất về ngã ba Phú Lâm đón xe, lúc bấy giờ QL1 nhỏ hẹp không lớn như hôm nay. Một người chờ xe bên đường chỉ ngay lối rẽ trái đi thẳng đến ngã tư đèn đỏ quẹo trái nữa là đường lên A30. Đúng là vật đổi sao dời, đường đi A 30 mà cứ ngỡ QL Bắc Nam. Còn đâu con đường đất ngòng ngoèo xa xưa, con đường mà bao nhiêu người mẹ, người vợ, người con lặn lội 3 tháng một lần đi thăm nuôi tù cải tạo.
“Xe buýt Anh Tuấn”, tuyến số 7 chạy từ Tuy Hòa lên Phú Thứ sông Hinh Tân Lập, chạy qua A 30, Sơn Thành. Ngày nay các vùng quê hẻo lánh đều có xe đò, dân chúng di chuyển không còn khó như trước. Nhưng mỗi khi xuân về Tết đến thì lại vất vả gấp trăm lần, giá cả xe tàu cứ tùy theo thời điểm mà tăng, nhiều giá khác nhau trong ngày y như giá vàng và đô la. Làm ăn xa, ai cũng mong về sum họp với gia đình, giới xe lợi dụng “chém đẹp”, lắm khi con người như đồ vật. Đã có lần công an phát giác xe khách nhốt người dưới khoang chứa hành lý, điều khó tưởng tượng nổi trong thời đại văn minh khoa học hôm nay.
Đoạn đường hơn 20km lên A 30 nay biến đổi hoàn toàn, hai bên ruộng lúa xanh ngát, làng mạc nhiều chỗ ngói thay tranh, mái chùa mới, vắng lặng thanh bình như thuở nào, chỉ khi qua nơi chợ họp mới thấy đông người. Những ngôi chợ dọc đường vẫn tên cũ nhưng khang trang hơn: Chợ Phú Thứ, chợ Mỹ Thạnh Đông, có đình chợ hẳn hoi, một cái nhìn lạc quan có thể thấy đời sống đã đi lên. Nhưng, đi lên bằng cách nào, ai lên ai xuống, lại là vấn đề khá phức tạp.
Lúc thấy nhà máy “Công Ty cổ phần mía đường Tuy Hòa”, tôi biết đã gần đến trại A 30, (theo lời người chỉ đường). Chiếc cầu đúc đang dở dang, một vài công nhân ì ạch với vôi vữa, tôi dừng lại hỏi thăm, không ngờ đây là cầu Đồng Bò. Cầu đúc như cầu trên QL1. Hồi trước bà con đi thăm nuôi vào mùa mưa, xe lam chỉ đưa đến đây rồi lội sình lầy để vào trại. Mấy phút sau tôi đã đến chỗ rẽ vào A 30, có cầu bắc qua kênh thủy lợi, đường bê tông thẳng tắp. Sát núi trong xa, một dãy nhà ngói lúp thúp xen lẫn rừng dừa. Tôi chạy xe vào đến cổng nhà thăm nuôi vẫn không thấy vọng gác nào. Nơi này hoàn toàn lạ, không còn dấu vết gì của trại tù năm xưa, mà như xóm làng mới mẻ hôm nay, cố nhận dạng tôi chỉ thấy mờ mờ, đây là con đường đất mà các đội đi qua mỗi ngày để đến nơi cày cuốc. Nơi đây không còn trồng mía, cây cối xanh như nhà vườn.
Rẽ xe theo hướng vào trại chừng hơn trăm mét, có vọng gác ngay cổng lớn: Khu Giáo Dục A1. Anh công an sắc phục xanh (ngày trước màu vàng) thò đầu ra hỏi:
– Chú cần việc gì?
– Em thưa với ban giám thị, tôi là người cải tạo ở đây mấy chục năm trước nay xin phép được thăm trại.
Anh công an đi vào, hai người tù đang làm ở cổng hỏi nhỏ tôi: – “Chú có thuốc không”, tôi lắc đầu, – “Tù khổ quá chú ơi”. – “Em bị mấy năm?” – “Dạ, 2 năm” – “Thế thì đã thấm gì!”. Tù bây giờ không mặc áo quần trại phát như lúc trước, ai có gì mặc nấy, cứ như người dân ngoài vào làm. Một lúc, anh công an trở ra bảo tôi vào văn phòng. Tôi mang máy ảnh trước ngực đi tự nhiên. Một sĩ quan 4 sao tiếp tôi, anh vui vẻ mời tôi ngồi và gọi một chị công an mang bình trà ra. Tôi nói ngay “mục đích yêu cầu” của mình:
– Thưa anh, trước đây mấy chục năm tôi cải tạo ở đây, nay tôi sống ở nước ngoài, nghe nói trại A 30 bây giờ đẹp lắm, tôi muốn xin phép thăm. Tôi cũng muốn viết một bài về nơi này, đây là điều theo tôi nghĩ, những ai đã từng ở đây cũng đều muốn biết. Nói có sách mách có chứng, bài tôi viết báo bên Mỹ đây.
Người công an cầm tờ báo VĐ cười thân thiện:
– Ngày trước cải tạo, suy nghĩ tốt xấu như thế nào, thôi bỏ qua, bây giờ mời uống nước.
Tôi nhấp tí nước trà rồi gợi chuyện, tôi nhắc lại công việc của anh em tù ngày xưa, thành phần đi cải tạo, cơ ngơi của trại hồi đó, nào mía, lúa, ngô, khoai, chăn nuôi, nấu đường…, làm gạch…Bất chợt tôi hỏi:
– Thưa anh bây giờ trại vẫn gồm nhiều thành phần can phạm hay chỉ riêng cho diện nào?
– Tôi không được phép trả lời, xin mời uống nước.
Tôi lại đánh trống lảng qua những chuyện tôi cải tạo, từ khi đi cuốc, đến trực trại, ra chăn nuôi, đi giữ mía..rồi bất chợt quay lại đặt câu hỏi:
– Trại hình sự trên Bình Sơn nay còn không anh?
– Tôi đã nói, tôi không được phép trả lời bất cứ gì. Toàn bộ thuộc bộ công an. Báo công an đến tác nghiệp cũng phải có giấy giới thiệu. Thôi mời uống nước.
Biết không thể làm gì hơn, vã lại những điều muốn biết thêm cũng chẳng quan trọng, tôi uống cạn tách trà rồi nói lời cảm ơn ra về. Người sĩ quan công an nhắc lại: “Ra khỏi phạm vi trại, anh muốn gì tùy ý, trong trại anh chụp ảnh là có vấn đề với anh em bảo vệ đấy”. Tôi cười: “Anh yên tâm, tôi hiểu”. Sự thực muốn chụp cũng chẳng khó, nhưng hình ảnh có khác gì vườn cảnh, công viên đâu. Ngày trước còn thấy tù từng đội, thấy cảnh lao động khổ sai chứ trại hôm nay vắng hoe mang vẻ một cơ quan hành chánh, chụp làm gì. Chỗ này ngày trước là nhà xay giả của “đội nữ”, kia là nhà nấu đường, bây giờ toàn cây ăn trái…
Tôi muốn chạy lên khu chăn nuôi, thăm lại bến tắm mỗi chiều đánh trần ra bơi lội, trại chăn nuôi với 2 dãy chuồng hồi đó nay ra sao, những khu ruộng mía tôi canh giữ nhiều tháng trước khi được tha…Nhưng thôi, không khéo lại “rách việc”, được đến tận nơi nhìn lại cảnh cũ là quí lắm rồi. Ra cổng, nhìn lại một lần nữa: “Khu Giáo Dục A 1”, tên mới của A 30, có lẽ chữ cải tạo mang nghĩa bất nhẫn nên đổi tên cho có “văn hóa nhân bản”, cho ra vẻ con người hơn chăng!
Từ đường cái nhìn vào, khu trại thấp thoáng mái đỏ chìm trong âm u huyền bí, chung quanh rừng núi mù mù, đầy vẻ rừng thiêng nước độc, một thế giới riêng biệt, người xa lạ không hiểu gì, người ở gần lại càng không muốn biết. Vậy mà trong thế sống chết, trước đây đã có người bỏ trốn vào rừng xanh, chấp nhận chết với hùm beo, nước độc…
Con kênh thủy lợi dẫn nước về đồng lúa huyện Hòa Phong, con đường nhựa phẳng phiu, cánh đồng một màu xanh ngắt…tất cả tạo cho tôi cảm giác thanh bình an lạc, tuy nhiên vào sâu trong thôn xóm, hay nơi lao động thì không thiếu gì hình ảnh nói lên cuộc sống bấp bênh nhọc nhằn. Tuy đất nước có phát triển, đời sống có nâng cao nhưng hàng hàng lớp lớp cứ tìm cách “ ra đi” : “Xuất khẩu lao động, osin, lấy chồng…vv”. Và, biết bao thảm cảnh của người Việt ở nước ngoài được báo chí mô tả hàng ngay vẫn không ngăn chận được làn sóng tìm đường ra đi để trở thành “người rơm, người rừng” như kẻ lẩn trốn pháp luật.
Khi nghe tôi kể chuyện trở lại “Chiến trường xưa”, có người thắc mắc: “Đã thoát khỏi hang cọp, giờ lại mò tới thăm, ông không sợ à”. Tôi có niềm tin mãnh liệt vào quê hương xứ sở, dù thế nào, nếu có dịp thì cố tìm cách thăm, khó mấy cũng không nản…Và có lẽ do mình không hẳn gần cũng chẳng phải xa nên mạnh dạn hơn chăng. Nói thế nhưng cũng không phải cứ có tấm lòng là lúc nào cũng được. Tôi thích bài “Nụ cười sơn cước” của nhạc sĩ Tô Hải từ tấm bé, tôi biết ông ở khu chung cư Miếu Nổi, muốn chụp ông một tấm chân dung, nhưng bạn bè chung quanh ai cũng tránh né nên mình cũng phải dè dặt. Thật phi lý!
Trần Công Nhung
__________________________________
(1).Năm 78-79 trại A 30 có anh Tỳ đội văn nghệ trong một phút cao hứng phóng ra hai câu: “Tội gì không biết tội gì, Sáng sáng lãnh củ khoai mì về kho”. Cái miệng là khổ cái thân, anh bị đưa ra đội đi cày!
(2).Hòn Lao trang 137 QHQOK tập 5
(3).Chợ ma bán chiếu trang 153 QHQOK tập 9
(4). Lối vào thành phố, và thị trấn, ngày nay đường mở rộng, trang trí cây cảnh đẹp mắt công phu. Ưu điểm đặc biệt này có lẽ chỉ VN, chứng tỏ người Việt có nét văn hóa riêng. Tuy nhiên ở mặt khác thì nhếch nhác tồi tệ không thể hiểu (vệ sinh đường phố, loa công cộng, vệ sinh thực phẩm, đạo đức tuổi trẻ…).
http://thoibao.com/chien-truong-xua/
TVQ chuyển
Trong cuộc sống, dù tầm thường đến đâu, nếu chịu khó soi rọi, chúng ta cũng thấy có những trùng lặp rất lạ, tùy theo thân phận mỗi người. Ngày 30 – 4 năm ngoái, bất chợt nghe những ca khúc ca ngợi sự hy sinh của người lính Cộng Hòa qua tiếng hát của Chế Linh, tôi đã ghi nhanh cảm xúc nóng hổi qua bài “Con đường xưa em đi” (a). 30 tháng 4 năm nay lại về thăm “Chiến trường xưa”, đúng lúc Asia ra DVD 55 năm nhìn lại. Những cảm xúc năm nào như còn đây, khiến tôi không cầm được nước mắt trước những hình ảnh tang thương đau khổ…trước những hy sinh vô bờ của bao nhiêu người nằm xuống cho quê hương mà “Nếu ai không nhớ, không lớn nỗi thành người”. )
“Chiến trường xưa”, xin nói ngay đây không là chiến trường của bộ đội miền Bắc ngày trước. Tôi nhớ mấy năm qua, trong nước có tin một chuyến xe đưa các cựu sĩ quan chỉ huy quân đội nhân dân VN về thăm “chiến trường xưa” ở Tây Nguyên. Lúc xe đến đúng vị trí, đúng thời điểm thì lao xuống vực sâu, không ai còn sống sót. Thăm “chiến trường xưa” như vậy còn nguy hiểm hơn xông vào trận chiến mới. Nếu tôi là lính tôi không dại gì đi thăm như vậy. Nhưng, tôi đã đi thăm “chiến trường xưa” của tôi, tức trại tù cải tạo A 30, ở huyện Hòa Phong Tuy Hòa. Chính nơi đây, mấy chục năm trước, tôi và hàng nghìn anh em quân cán chính miền Nam được “học tập” để trở thành người “công dân tốt”. Nghĩ cũng đau, công ăn học nên người, bao nhiêu năm đóng góp cho xã hội, bỗng chốc trở thành người có tội mà chính mình không rõ tội gì! (1)
Trời Nha Trang sau mấy cơn bão, đang nắng đẹp, bỗng mưa gió mấy ngày, lại áp thấp nhiệt đới. Hôm nay trời ngưng gió có vẻ tạnh ráo, nhưng sáng sớm khá lạnh. Tôi khởi hành từ lúc 5 giờ sáng, trời còn tối om. Đi sớm để kịp về trong ngày. Nha TrangTuy Hòa khoảng 120km, từ ngã ba Phú Lâm lên A 30 chừng 25km. Nha Trang ra phía Bắc, con đường biển chạy dài đến ngoài Lương Sơn (18km), đường tốt cảnh đẹp, ít xe. 5 giờ sáng, biển tối đen, trừ những vùng có đèn của ngư dân chiếu sáng.
Qua khỏi dốc Bãi Tiên, quành ra hướng Lương Sơn, đường tối và vắng tanh, bên núi bên biển, tôi chợt rùng mình nghĩ đến bất trắc, cảm giác y như lần chạy xe từ Lấp Vò về Đinh Yên giữa đêm khuya (3). Chừng nửa tiếng, con đường đã nhập vào QL1A, có nhiều hàng quán bên đường, tôi yên tâm. Dự tính ra Quán Gió Phú Hữu dừng chân ăn sáng, nhưng thấy trời vẫn còn tối nên chạy tiếp ra Vạn Giả, nơi ngày xưa một thời tôi hành nghề “gõ đầu trẻ”. Lúc qua xã Lạc An, “căn cứ cách mạng”, tôi rờn rợn nhớ lại ngày trước mỗi sáng thứ hai chạy xe từ Nha Trang ra, đều thấy xác người xếp hai bên đường, mặt đường thì khẩu hiệu vôi trắng: “Đả đảo Thiệu Kỳ”.
Vạn Giả nay khác hẳn, QL qua thị trấn là đại lộ hai chiều, hoa lá cành lịch sự và vương giả (4). Nhà cửa nhiều chỗ lên cao mấy tầng. Đến ngã ba rẽ vào chợ, góc đường có nhiều quán cà phê vỉa hè, tôi dựng xe điểm tâm. Món an toàn vẫn là bánh mì trứng chiên, tuy nhiên cũng dòm chừng xem trứng giả hay thiệt. Phải nói người Tàu thứ gì họ cũng làm để có tiền, không nghĩ gì đến sinh mệnh người dùng. Nói đến hàng hóa của người Hoa, ai ai cũng biết, nhưng dường như không mấy ai quan tâm tránh né. “Chết no hơn sống thèm”. Người trong nước đang trên đà đầu độc nhau, chính vì vậy mà nhiều kẻ phất giàu rất nhanh, rồi ngã bệnh cũng nhanh. Cốc cà phê 3000$, bánh mì 6000$, bữa sáng chỉ 60 cent, cho dù đang trong cơn khủng hoảng kinh tế toàn cầu, VN ăn uống vẫn rẻ (đối với thế giới) không đâu bằng.
Ra ngoài thị trấn Vạn Giả là Tu Bông, tưởng gặp gió to, “Mưa đồng Cọ, gió Tu Bông”, nhưng thời tiết bình thường, trong trẻo mát mẻ. Qua đèo Cổ Mã, đèo như một dốc cao, lên đèo ôm một đường cong, xuống đèo đường ngoằn ngoèo dài hơn. Trên đỉnh đèo có nhà hàng Cổ Mã vắng hoe. Nhưng từ đây nhìn ra hòn đảo (không rõ tên) cách bờ chỉ vài trăm mét, đảo có hình dáng đẹp mà hoang vắng. Nhìn về Đại Lãnh, cảnh đẹp như thuở nào. Bãi biển cong cong cát trắng ngà, sóng nhè nhẹ, bãi dài đến tận chân đèo Cả, nơi ghe chài lớp lớp hàng hàng. Tôi dừng chân từng chặng để chụp ảnh. Trên đỉnh đèo thấy đã hay, xuống lưng chừng đèo cảnh càng hay hơn. Đại lãnh là bãi tắm lý tưởng: Nước cạn, không sóng to, sạch đẹp nên thơ, vậy mà du lịch như không mấy khá. Một dãy nhà hai tầng dựng xong bộ sườn rồi bỏ mặc cho gió mưa gặm nhấm đã mấy mươi năm còn “trơ gan cùng tuế nguyệt”. Đúng là mang bạc tỉ bỏ biển!
Tôi lại ghé vào một quán nghỉ chân. Quán chỉ một hai người khách, gọi cốc cà phê đen không đường, xin thêm ly nước sôi, một tí cà phê pha với sữa bột mang theo để có ly cà phê sữa. Cà phê chỉ để có mùi vị tí thôi, cũng là cách giảm thiểu mầm độc hầu hết trong thức ăn nước uống tại VN ngày nay.
Lên đèo Cả, tôi sang số tăng ga, đèo khá cao nhưng không khó như đèo lên Bà Nà hay núi Ba Thê. Không có những chỗ cua gấp kiểu cùi chỏ, từ xa đã nhìn thấy xe ngược chiều. Cảnh trên đèo Cả không đẹp bằng cảnh đèo Hải Vân, chân đèo Cả toàn đá dựng, chỉ mỗi Vũng Rô có bãi, có nhà. Bên kia đèo, địa danh Hão Sơn nay cũng có khu “du lịch sinh thái” vắng như “chùa Bà Đanh”. Chẳng mấy chốc tôi gặp một vòng xoay (traffic circle) 4 ngã rẽ, một ngã về Phú Lâm 3km, tôi dừng xe hỏi đường đi A30.
Ngày mới ra tù, chúng tôi từ A 30 đi bộ theo con đường đất về ngã ba Phú Lâm đón xe, lúc bấy giờ QL1 nhỏ hẹp không lớn như hôm nay. Một người chờ xe bên đường chỉ ngay lối rẽ trái đi thẳng đến ngã tư đèn đỏ quẹo trái nữa là đường lên A30. Đúng là vật đổi sao dời, đường đi A 30 mà cứ ngỡ QL Bắc Nam. Còn đâu con đường đất ngòng ngoèo xa xưa, con đường mà bao nhiêu người mẹ, người vợ, người con lặn lội 3 tháng một lần đi thăm nuôi tù cải tạo.
“Xe buýt Anh Tuấn”, tuyến số 7 chạy từ Tuy Hòa lên Phú Thứ sông Hinh Tân Lập, chạy qua A 30, Sơn Thành. Ngày nay các vùng quê hẻo lánh đều có xe đò, dân chúng di chuyển không còn khó như trước. Nhưng mỗi khi xuân về Tết đến thì lại vất vả gấp trăm lần, giá cả xe tàu cứ tùy theo thời điểm mà tăng, nhiều giá khác nhau trong ngày y như giá vàng và đô la. Làm ăn xa, ai cũng mong về sum họp với gia đình, giới xe lợi dụng “chém đẹp”, lắm khi con người như đồ vật. Đã có lần công an phát giác xe khách nhốt người dưới khoang chứa hành lý, điều khó tưởng tượng nổi trong thời đại văn minh khoa học hôm nay.
Đoạn đường hơn 20km lên A 30 nay biến đổi hoàn toàn, hai bên ruộng lúa xanh ngát, làng mạc nhiều chỗ ngói thay tranh, mái chùa mới, vắng lặng thanh bình như thuở nào, chỉ khi qua nơi chợ họp mới thấy đông người. Những ngôi chợ dọc đường vẫn tên cũ nhưng khang trang hơn: Chợ Phú Thứ, chợ Mỹ Thạnh Đông, có đình chợ hẳn hoi, một cái nhìn lạc quan có thể thấy đời sống đã đi lên. Nhưng, đi lên bằng cách nào, ai lên ai xuống, lại là vấn đề khá phức tạp.
Lúc thấy nhà máy “Công Ty cổ phần mía đường Tuy Hòa”, tôi biết đã gần đến trại A 30, (theo lời người chỉ đường). Chiếc cầu đúc đang dở dang, một vài công nhân ì ạch với vôi vữa, tôi dừng lại hỏi thăm, không ngờ đây là cầu Đồng Bò. Cầu đúc như cầu trên QL1. Hồi trước bà con đi thăm nuôi vào mùa mưa, xe lam chỉ đưa đến đây rồi lội sình lầy để vào trại. Mấy phút sau tôi đã đến chỗ rẽ vào A 30, có cầu bắc qua kênh thủy lợi, đường bê tông thẳng tắp. Sát núi trong xa, một dãy nhà ngói lúp thúp xen lẫn rừng dừa. Tôi chạy xe vào đến cổng nhà thăm nuôi vẫn không thấy vọng gác nào. Nơi này hoàn toàn lạ, không còn dấu vết gì của trại tù năm xưa, mà như xóm làng mới mẻ hôm nay, cố nhận dạng tôi chỉ thấy mờ mờ, đây là con đường đất mà các đội đi qua mỗi ngày để đến nơi cày cuốc. Nơi đây không còn trồng mía, cây cối xanh như nhà vườn.
Rẽ xe theo hướng vào trại chừng hơn trăm mét, có vọng gác ngay cổng lớn: Khu Giáo Dục A1. Anh công an sắc phục xanh (ngày trước màu vàng) thò đầu ra hỏi:
– Chú cần việc gì?
– Em thưa với ban giám thị, tôi là người cải tạo ở đây mấy chục năm trước nay xin phép được thăm trại.
Anh công an đi vào, hai người tù đang làm ở cổng hỏi nhỏ tôi: – “Chú có thuốc không”, tôi lắc đầu, – “Tù khổ quá chú ơi”. – “Em bị mấy năm?” – “Dạ, 2 năm” – “Thế thì đã thấm gì!”. Tù bây giờ không mặc áo quần trại phát như lúc trước, ai có gì mặc nấy, cứ như người dân ngoài vào làm. Một lúc, anh công an trở ra bảo tôi vào văn phòng. Tôi mang máy ảnh trước ngực đi tự nhiên. Một sĩ quan 4 sao tiếp tôi, anh vui vẻ mời tôi ngồi và gọi một chị công an mang bình trà ra. Tôi nói ngay “mục đích yêu cầu” của mình:
– Thưa anh, trước đây mấy chục năm tôi cải tạo ở đây, nay tôi sống ở nước ngoài, nghe nói trại A 30 bây giờ đẹp lắm, tôi muốn xin phép thăm. Tôi cũng muốn viết một bài về nơi này, đây là điều theo tôi nghĩ, những ai đã từng ở đây cũng đều muốn biết. Nói có sách mách có chứng, bài tôi viết báo bên Mỹ đây.
Người công an cầm tờ báo VĐ cười thân thiện:
– Ngày trước cải tạo, suy nghĩ tốt xấu như thế nào, thôi bỏ qua, bây giờ mời uống nước.
Tôi nhấp tí nước trà rồi gợi chuyện, tôi nhắc lại công việc của anh em tù ngày xưa, thành phần đi cải tạo, cơ ngơi của trại hồi đó, nào mía, lúa, ngô, khoai, chăn nuôi, nấu đường…, làm gạch…Bất chợt tôi hỏi:
– Thưa anh bây giờ trại vẫn gồm nhiều thành phần can phạm hay chỉ riêng cho diện nào?
– Tôi không được phép trả lời, xin mời uống nước.
Tôi lại đánh trống lảng qua những chuyện tôi cải tạo, từ khi đi cuốc, đến trực trại, ra chăn nuôi, đi giữ mía..rồi bất chợt quay lại đặt câu hỏi:
– Trại hình sự trên Bình Sơn nay còn không anh?
– Tôi đã nói, tôi không được phép trả lời bất cứ gì. Toàn bộ thuộc bộ công an. Báo công an đến tác nghiệp cũng phải có giấy giới thiệu. Thôi mời uống nước.
Biết không thể làm gì hơn, vã lại những điều muốn biết thêm cũng chẳng quan trọng, tôi uống cạn tách trà rồi nói lời cảm ơn ra về. Người sĩ quan công an nhắc lại: “Ra khỏi phạm vi trại, anh muốn gì tùy ý, trong trại anh chụp ảnh là có vấn đề với anh em bảo vệ đấy”. Tôi cười: “Anh yên tâm, tôi hiểu”. Sự thực muốn chụp cũng chẳng khó, nhưng hình ảnh có khác gì vườn cảnh, công viên đâu. Ngày trước còn thấy tù từng đội, thấy cảnh lao động khổ sai chứ trại hôm nay vắng hoe mang vẻ một cơ quan hành chánh, chụp làm gì. Chỗ này ngày trước là nhà xay giả của “đội nữ”, kia là nhà nấu đường, bây giờ toàn cây ăn trái…
Tôi muốn chạy lên khu chăn nuôi, thăm lại bến tắm mỗi chiều đánh trần ra bơi lội, trại chăn nuôi với 2 dãy chuồng hồi đó nay ra sao, những khu ruộng mía tôi canh giữ nhiều tháng trước khi được tha…Nhưng thôi, không khéo lại “rách việc”, được đến tận nơi nhìn lại cảnh cũ là quí lắm rồi. Ra cổng, nhìn lại một lần nữa: “Khu Giáo Dục A 1”, tên mới của A 30, có lẽ chữ cải tạo mang nghĩa bất nhẫn nên đổi tên cho có “văn hóa nhân bản”, cho ra vẻ con người hơn chăng!
Từ đường cái nhìn vào, khu trại thấp thoáng mái đỏ chìm trong âm u huyền bí, chung quanh rừng núi mù mù, đầy vẻ rừng thiêng nước độc, một thế giới riêng biệt, người xa lạ không hiểu gì, người ở gần lại càng không muốn biết. Vậy mà trong thế sống chết, trước đây đã có người bỏ trốn vào rừng xanh, chấp nhận chết với hùm beo, nước độc…
Con kênh thủy lợi dẫn nước về đồng lúa huyện Hòa Phong, con đường nhựa phẳng phiu, cánh đồng một màu xanh ngắt…tất cả tạo cho tôi cảm giác thanh bình an lạc, tuy nhiên vào sâu trong thôn xóm, hay nơi lao động thì không thiếu gì hình ảnh nói lên cuộc sống bấp bênh nhọc nhằn. Tuy đất nước có phát triển, đời sống có nâng cao nhưng hàng hàng lớp lớp cứ tìm cách “ ra đi” : “Xuất khẩu lao động, osin, lấy chồng…vv”. Và, biết bao thảm cảnh của người Việt ở nước ngoài được báo chí mô tả hàng ngay vẫn không ngăn chận được làn sóng tìm đường ra đi để trở thành “người rơm, người rừng” như kẻ lẩn trốn pháp luật.
Khi nghe tôi kể chuyện trở lại “Chiến trường xưa”, có người thắc mắc: “Đã thoát khỏi hang cọp, giờ lại mò tới thăm, ông không sợ à”. Tôi có niềm tin mãnh liệt vào quê hương xứ sở, dù thế nào, nếu có dịp thì cố tìm cách thăm, khó mấy cũng không nản…Và có lẽ do mình không hẳn gần cũng chẳng phải xa nên mạnh dạn hơn chăng. Nói thế nhưng cũng không phải cứ có tấm lòng là lúc nào cũng được. Tôi thích bài “Nụ cười sơn cước” của nhạc sĩ Tô Hải từ tấm bé, tôi biết ông ở khu chung cư Miếu Nổi, muốn chụp ông một tấm chân dung, nhưng bạn bè chung quanh ai cũng tránh né nên mình cũng phải dè dặt. Thật phi lý!
Trần Công Nhung
__________________________________
(1).Năm 78-79 trại A 30 có anh Tỳ đội văn nghệ trong một phút cao hứng phóng ra hai câu: “Tội gì không biết tội gì, Sáng sáng lãnh củ khoai mì về kho”. Cái miệng là khổ cái thân, anh bị đưa ra đội đi cày!
(2).Hòn Lao trang 137 QHQOK tập 5
(3).Chợ ma bán chiếu trang 153 QHQOK tập 9
(4). Lối vào thành phố, và thị trấn, ngày nay đường mở rộng, trang trí cây cảnh đẹp mắt công phu. Ưu điểm đặc biệt này có lẽ chỉ VN, chứng tỏ người Việt có nét văn hóa riêng. Tuy nhiên ở mặt khác thì nhếch nhác tồi tệ không thể hiểu (vệ sinh đường phố, loa công cộng, vệ sinh thực phẩm, đạo đức tuổi trẻ…).
http://thoibao.com/chien-truong-xua/
TVQ chuyển