Đoạn Đường Chiến Binh
“Cọp Rằn Chương Thiện”
ùy bút: “Cọp Rằn Chương Thiện”
“Cọp Rằn Chương Thiện” tên một vỡ kịch, được ban kịch Trần Hùng dàn dựng ờ hãi ngoại nói về cố Đại Tá Hồ Ngọc Cẩn, Tỉnh Trưởng ChươngThiện đã bị tử hình sau khi đã chiến đấu đến giây phút cuối cùng, khi miền nam thất thủ 1975. Ông xuất thân từ lính cọp “Biệt Động Quân”, cũng có thể ông tuổi Dần sinh năm 1938. Lịch sử đã sang trang, nhưng thời gian vẫn chưa xoá mờ được sự tôn kính và thương nhớ vị anh hùng đã nằm xuống, cho bao oan khiên và tức tưởi của dân tộc. Trong khuôn khổ đặc san xuân Canh Dần, thay vì bàn chữ “canh cô mồ quả” của tuổi Canh Dần lận đận lao đao của bạn bè cùng trang lứa, xin dành một sự trân trọng nhưng không thần thanh hoá một nhân vật, chỉ mong ghi lạì tinh cảm riêng tư nhớ về người anh, người lính trung hậu, nghĩa tình. Hồ Ngọc Cẩn “Cọp Rằn Chương Thiện”.
Vùng đất mang tên anh.
Chương Thiện nổi tiếng một thời “ Tam Kiến Nhứt Chương”. Bao gồm 4 Tỉnh thuộc miền T ây Nam Phần, gồm Kiến Hòa, Kiến Phong, Kiến Tường và Chương Thiện. Đặc biệt là với người lính khi ra trường, muốn về miền Tây gạo thơm cá ngọt, đều phải “ lạnh giò” khi nghe nói đến “ Tam Kiến Nhứt Chương”. Chương Thiện là một địa thế hiễm nghèo, sông rạch chằng chịt quằn quèo và lung lác đầm lầy. Nằm giữa Cần Thơ, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau và Rạch Giá. Nơi chuyển quân của VC đánh phá vùng Hậu giang và cũng là nơi dừng quân của bộ đội Miền Bắc, xâm nhập vào miền Nam qua ngã Kampuchia. Khu Trù mật Vị Thanh, Hỏa Lựu được cố Tổng Thống Ngô Đình Diệm thành lập, trên Tỉnh Chương Thiện vào cuối thập niên 50, hầu tạo sự trù phú cho người dân quê nghèo ở đây. Nhưng vì là vị trí chiến lươc, VC đánh phá ngày đêm, cuộc sống ngườì dân ở đây càng khốn khó, trong thành phố lính nhiều hơn dân. Ai đã qua Chương Thiện một lần, mới biết thương người dân, người lính, như ngườì viết đã không nở bỏ người lính của mình. Chiến tranh và mất mát,không biết bao nhiêu người đã nằm xuống tại Chương Thiện, trong đó có những người con của Biên Hòa thân yêu ( Cố chuẩn uý Thanh khóa 8/72 quê Tân Hạnh, sau về Hóa An).
Cố Đại Tá Hồ Ngọc Cẩn, là vị Tỉnh Trưởng lâu đời nhứt của Chương Thiện, vớì một trách nhiệm đầy khó khăn. Vì bao gồm 5 Quận, Quận Đức Long nằm ngay Tỉnh lỵ, Quận Long Mỹ nằm trên con đường độc đạo nối liền từ ngã 3 Cái Tắc, mỗi buổi sáng Quân Đội đều phải mở đường, xe cộ mới di chuyển đươc về Cần Thơ; còn 3 Quận Kiên Hưng , Kiên Long và Kiến Thiện, các viên chức muốn di chuyển phải chờ có phương tiện Không Quân, con đường nối liền từ Hỏa Lựu,vể Gìồng Riềng Rạch Giá cũng không xử dụng được.Về mặt Hành quân lãnh thổ, ngoài các đơn vị địa phương luôn cần sự trợ lực của BĐQ, SĐ 21 và SĐ 9 Bộ Binh. Sau mùa hè đỏ lửa 72, các đơn vị BĐQ đươc điều động ra Miền Trung, chỉ còn lại Trung Đoàn 31 của Sư Đoàn 21 Bộ Binh. Một mặt lo toàn vẹn lãnh thổ, trong điều kiện đồn bót thu hẹp, đạn dược khó khăn, phài lo an dân học sinh có điều kiện đến trường, dân chúng có điều kiện canh tác, tiểu thương có nơi buôn bán. Nổi lo của dân hiền lành cũng là nổi lo của ông quan đầu Tỉnh có tấm long với dân với nước trên” vùng đất mang tên anh”.
Năm Dần Kỹ niệm
Với cố Đại Tá Hồ Ngọc Cẩn,tôi là ngườì Biên Hòa, không phảì là đồng
hương, không phải là khóa đàn em của Trường Thiếu Sinh Quân hay Quốc
Gia Nghĩa Tữ, cũng không phải là quan, lính thuộc quyền. Nhưng tôi
có duyên với 2 lần gặp gỡ, bằng tình cảm thâm trầm, của một ngườì
anh dành cho một đưá em, chắc hẵn suốt đời không bao giờ quên được.
“ Hạnh đây phải không? Cố gắng nha em”
Đây là lời nói của lần gặp gỡ lần 2 cũng là sau cùng của Đại Tá Hồ
Ngọc Cẫn. Cũng vào năm Dần cuối năm 1974, tại Bộ Tư Lệnh Tiền Phương
SĐ21 BB Chương Thiện. Tôi và một số chiến hữu khác được Thiếu Tướng
Nguyễn Khoa Nam Tư Lệnh Quân khu IV, gắn anh dũng bội tinh cấp Quân
Đoàn tại mặt trận. Đại Tá Hồ Ngọc Cẩn tách rời hàng Sĩ Quan cao cấp,
đến bên tôi bằng cái vỗ vai thân mật, như một người anh dành cho một
đứa em, ông có trí nhớ rất tốt, vì vẫn còn nhớ tên tôi một Sĩ Quan
cấp thấp, không dưới quyền và chỉ gặp một lần. Riêng Thiếu Tướng
Nguyễn khoa Nam, tôi đã từng nghe tiếng là một cấp chỉ huy nghiêm
minh và đạo đức, khi ông là Tư Lệnh Sư Đoàn 7 BB tại Đinh Tường. Năm
Dần kỹ niệm với sự gặp gỡ 2 vị Sĩ Quan cao cấp và xứng đáng của
QLVNCH, vì cả hai ông đều chọn cho mình mỗi cái chết, như lời Tuyên
Thệ trong Lễ ra Trường “Tổ Quốc,Danh Dự vàTrách Nhiệm.” Năm Dần kỹ
niệm, trong buổi lễ gắn huy chương, không quân-cách, không vòng hoa
của các em nữ sinh, không tiệc ăn mừng, nhưng lòng vẩn vui vì đón
nhận huy chương từ cấp chỉ huy cao cấp tại mặt trân, đến tôi một
người lính quần nhuộm phèn, áo không tên với mùi thuốc súng
Những ngày tháng sau cùng, vì áp lực nặng nề của địch quân, đơn vị tôi trãi dài tuyến đường xi măng Hà Tiên Rạch Giá, sau rút về Trà ôn Vĩnh Long bão vệ vòng đai Cần Thơ, rồi buông xuôi theo vận nước. Nhớ lại năm Dần kỹ niệm, vẫn khắc ghì hình ảnh 2 vị chỉ huy khã kính kiên cường trong chiến bại.
Người Lính
Tiểu Đoàn 2/31 Sư Đoàn 21 BB là đơn vị của tôi, từ lúc ra trường đến ngày mất nước, chắc nhờ ơn đất nước Đồng Nai hay mang tuổi Canh Dần, nên tôi là một Sĩ Quan trẻ lại sống thọ nhất đơn vị. Dù đã có 2 chiến thương bội tinh và bước chân hành quân qua các vùng Sông Hậu, đứng bên giòng sông Trẹm rừng U Minh Cà Mau, nhớ đến tiểu thuyết của Dương Hà:
“Giòng sông Trẹm muôn đời vẫn đục
Rừng U Minh muôn thuở còn xanh”
Hay cất tiếng ca hành quân với gót chân rướm máu, bước mòn trên kinh
xáng Thị Đội, nối dài thẳng tấp từ Cờ Đỏ Cần Thơ về Kiên Bình Rạch
Giá.
Nói đến người lính, không làm sao quên đươc chân tình của cố Đại Tá
Hồ Ngọc Cẩn, đối vớì lính cũng như các đàn em xuất thân từ trường
Thiếu Sinh Quân, ông luôn hướng dẫn và giúp đở các khoá đàn em, trở
thành những cấp chỉ huy tài ba và gương mẫu. Cũng không bỏ thân xác
đàn em nằm lại chiến trường; cố Thiếu Tá Nguyễn vũ Địch ( Thiếu Sinh
Quân) là Tiểu Đoàn Trưởng Tiểu Đoàn 1/31 SĐ 21 BB, trong cuộc hành
quân chạm địch nặng tại Chương Thiện ông đã tữ thương nhưng thì thể
không đươc mang ra khỏi trận chiến, dù không thuộc phạm vi trách
nhiệm, nhưng khi được tin tức không tốt của đàn em, Đại Tá Hồ Ngọc
Cẩn đã dùng trực thăng trong chuyến bay đêm mong tìm thân xác của
đàn em. Cuối cùng ông cũng cố gắng vận động người dân địa phương,
mang về thi thể của Thiếu Tá Địch từ vùng tạm chiếm. Còn Chuẩn uý
Trần vĩnh Khiêm cũng xuất thân từ Thiếu Sinh Quân, cùng đơn vị Tiểu
Đoàn 2/31 với tôi, giờ ở phương nào có còn nhớ đến người lính “ anh
cã Hồ Ngọc Cẩn”.
Lần đầu vẫn nhớ
Dưởng thương được 2 tuần lể, tôi rời Biên Hòa xuống Sài Gòn rồi trở lại trình diện đơn vị tại Chương Thiện. Vì la cà với những người bạn học củ Đại Học Minh Đức Sài Gòn, hơn nữa đời lính sống nay chết mai, mê chơi nên trể phép. Nhờ sự trể phép tôi mới có cái duyên gặp được Đại Tá Hồ Ngọc Cẩn.
Nhờ có sự quen biết với Cãi Lương, được đi trên chuyến xe nhà tốc hành, của đoàn Kim Chung khởi hành vào buổi chiều, trên đường đi đến Chương Thiện. Chúng tôi gồm 4 người Bác Hưởng ngườì Bắc lớn tuổi, một thân hữu người Bắc của Tiểu khu BH, soạn giã Ngọc Điệp và tôi. Chúng tôi đến Chương Thiện vào 9 giờ đêm, trong lúc đoàn Kim Chung đang trình diễn tại nhà lồng chợ.Xe chúng tôi đến và chạy thẳng vào dinh Tỉnh Trưởng, một vị Sĩ quan cấp Tá của Tiểu khu ra tiếp đón, trong khi tôi mặc đồ lính mang lon chuẩn uý của SĐ21 BB. Được biết Bác Hưởng trong Ban quản trị Công ty Kim Chung, còn soạn giả Ngọc Điệp đi theo tập tuồng, cho đoàn Kim Chung đang hát ở đây.Lúc đầu tôi cứ nghỉ Đại Tá Hồ Ngọc Cẩn là người Bắc, chắc hẵn quan liêu và khó khăn, nhưng khi được mời ra ăn cơm tối với ông bà Tỉnh Trưởng, nghe được tiếng người miền Nam của Đại Tá Hồ Ngọc Cẩn, không biết có sự liên hệ ân tình nào, Đại Tá Cẩn luôn gọi Bác Hưởng, người Bắc có một chân khập khểnh một Đại Ca hai Đại ca. Giọng nói của Đại Tá Cẩn nhẹ nhàng và tình cảm, bà Đại Tá có khuôn mặt nhân hậu nhưng kín đáo. Trong buổi ăn tối gồm ông bà Đại Tá Cẩn, 4 người chúng tôi, Nữ Nghệ sĩ Mỹ Châu và người chị tên Hồng Châu. Suốt buổi ăn, Đại Tá Cẩn luôn tìm cách hỏi chuyện từng người một, ông khen Tiểu đoàn của tôi đánh giặc giỏi, nhắc đến tên các vị Tiểu Đoàn Trưởng tài ba, như Đại uý Lành, Đại uý Lừng, Đại uý Robert, đồng thời cũng nhắc đên Tướng Lê văn Hưng từng là Tiểu Đoàn Trưởng Tiểu Đoàn Sấu Thần 2/31.Riêng về nữ Nghệ sĩ Mỹ Châu, Đại Tá Cẩn hỏi về cảm nghỉ đường xá, haì chị em Mỹ Châu lái xuống Chương Thiện, cũng như vai chính trong vỡ tuồng cô trình diễn. Sau 1975 nữ Nghệ sĩ Mỹ Châu có nhiều vỡ diễn, đối diện với những vai Sĩ Quan Ngụy xem là “ Cực kỳ hung ác” chắc chắn cô sẽ không tìm thấy qua hình ảnh “ Cọp Rằn Chưong Thiện” Hồ Ngọc Cẩn. Buổi ăn vẫn kéo dai hơn nữa đêm, vì biết thân mình cấp thấp, lại vừa uống xong 1 chai Courvoirsier, tôi xin phép vào phòng nghỉ sớm.
Một hình ảnh trung hậu và nhân ái của cố Đại Tá Hồ Ngọc Cẩn, tôi vẫn nhớ và thường kể cho những người bạn tôi nghe. Đêm đó chúng tôi ngũ trên lầu trong dinh Tỉnh Trưởng Chưong Thiện, sang ra đã thấy Đại Tá Cẩn với quân phục chỉnh tề, từ dưới cầu thang bước lên đich thân mang thau nước nóng và khăn mời Bác Hưởng người Bắc rửa mặt,( vì lúc bấy giờ không có vòi nước nóng) dù rằng có bà Đại Tá và nhiều người giúp việc. Hình ảnh đó có thể nói lên con người của Đại Tá Hồ Ngọc Cẩn, dù đầy quyền uy nhưng vần giữ tình nghĩa thuở cơ hàn, bằng chân tình chân thật của mình.
Còn riêng tôi nặng nợ hơn, chỉ gặp nhau lần đầu Đại Tá Hồ Ngọc Cẩn đã dành cho tôi một tình cảm đặc biệt. Khi tôi xuống từ biệt xách balô ra đơn vị, Đại Tá Cẩn mĩm cười và đã chuẩn bị riêng cho tôi một phong thư, hơn 35 năm trôi qua tôi vẫn còn nhớ nằm lòng lời viết của ông. Ngoài bìa thư ông gửi cho Tiểu Đoàn Trưởng của tôi:
Kính gữi : Đại uý Trần Ngọc Điêp
Tiểu Đoàn Trưởng Tiểu Đoàn 2/31
Bên trong thư bỏ ngỏ như sau:
Kính gửi Anh Điệp.
Tôi có thằng em là Chuẩn uý Nguyễn Hữu Hạnh đang phục vụ dưới quyền
anh.
Kính mong được anh giúp đở và xem nó như một đứa em.
Hẹn gặp. Anh em mình sẽ nói chuyện nhiều hơn.
Ký tên
Hồ Ngọc Cẩn
Ba mươi năm nhìn lại, cũng là 35 năm ngày giổ của anh, công và tội
sẽ được lịch sữ ngàn năm phán xét, là người có niềm tin vững mạnh,
luôn tin tưởng vào quyển năng của Thượng Đế, nơi cỏi vĩnh hằng chắc
anh đã tha thứ cho họ những người đã cướp đi mạng sống của anh. Anh
ra đi trong tiếng thét gầm của họ, ngoài xa pháp trường cũng còn dân
lành nhỏ lệ tiếc thương anh. Nếu anh linh của anh còn luyến tìếc về
những ưóc mơ chưa thành đạt cho dân cho nước, cho vùng đất Chương
Thiện mang tên anh. Hãy dùng tâm hồn nhân ái soi sáng và dẫn dắt họ
tìm con đường ích nước lợi dân. Thương nước thương dân luôn là tấm
lòng nhân ái của “ Cọp Rằn Chương Thiện”.
Nguyễn hữu hạnh
(Đặc san Biến Hòa California 2010)
batkhuat.net
Tân Sơn Hòa chuyển
Bàn ra tán vào (0)
“Cọp Rằn Chương Thiện”
ùy bút: “Cọp Rằn Chương Thiện”
“Cọp Rằn Chương Thiện” tên một vỡ kịch, được ban kịch Trần Hùng dàn dựng ờ hãi ngoại nói về cố Đại Tá Hồ Ngọc Cẩn, Tỉnh Trưởng ChươngThiện đã bị tử hình sau khi đã chiến đấu đến giây phút cuối cùng, khi miền nam thất thủ 1975. Ông xuất thân từ lính cọp “Biệt Động Quân”, cũng có thể ông tuổi Dần sinh năm 1938. Lịch sử đã sang trang, nhưng thời gian vẫn chưa xoá mờ được sự tôn kính và thương nhớ vị anh hùng đã nằm xuống, cho bao oan khiên và tức tưởi của dân tộc. Trong khuôn khổ đặc san xuân Canh Dần, thay vì bàn chữ “canh cô mồ quả” của tuổi Canh Dần lận đận lao đao của bạn bè cùng trang lứa, xin dành một sự trân trọng nhưng không thần thanh hoá một nhân vật, chỉ mong ghi lạì tinh cảm riêng tư nhớ về người anh, người lính trung hậu, nghĩa tình. Hồ Ngọc Cẩn “Cọp Rằn Chương Thiện”.
Vùng đất mang tên anh.
Chương Thiện nổi tiếng một thời “ Tam Kiến Nhứt Chương”. Bao gồm 4 Tỉnh thuộc miền T ây Nam Phần, gồm Kiến Hòa, Kiến Phong, Kiến Tường và Chương Thiện. Đặc biệt là với người lính khi ra trường, muốn về miền Tây gạo thơm cá ngọt, đều phải “ lạnh giò” khi nghe nói đến “ Tam Kiến Nhứt Chương”. Chương Thiện là một địa thế hiễm nghèo, sông rạch chằng chịt quằn quèo và lung lác đầm lầy. Nằm giữa Cần Thơ, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau và Rạch Giá. Nơi chuyển quân của VC đánh phá vùng Hậu giang và cũng là nơi dừng quân của bộ đội Miền Bắc, xâm nhập vào miền Nam qua ngã Kampuchia. Khu Trù mật Vị Thanh, Hỏa Lựu được cố Tổng Thống Ngô Đình Diệm thành lập, trên Tỉnh Chương Thiện vào cuối thập niên 50, hầu tạo sự trù phú cho người dân quê nghèo ở đây. Nhưng vì là vị trí chiến lươc, VC đánh phá ngày đêm, cuộc sống ngườì dân ở đây càng khốn khó, trong thành phố lính nhiều hơn dân. Ai đã qua Chương Thiện một lần, mới biết thương người dân, người lính, như ngườì viết đã không nở bỏ người lính của mình. Chiến tranh và mất mát,không biết bao nhiêu người đã nằm xuống tại Chương Thiện, trong đó có những người con của Biên Hòa thân yêu ( Cố chuẩn uý Thanh khóa 8/72 quê Tân Hạnh, sau về Hóa An).
Cố Đại Tá Hồ Ngọc Cẩn, là vị Tỉnh Trưởng lâu đời nhứt của Chương Thiện, vớì một trách nhiệm đầy khó khăn. Vì bao gồm 5 Quận, Quận Đức Long nằm ngay Tỉnh lỵ, Quận Long Mỹ nằm trên con đường độc đạo nối liền từ ngã 3 Cái Tắc, mỗi buổi sáng Quân Đội đều phải mở đường, xe cộ mới di chuyển đươc về Cần Thơ; còn 3 Quận Kiên Hưng , Kiên Long và Kiến Thiện, các viên chức muốn di chuyển phải chờ có phương tiện Không Quân, con đường nối liền từ Hỏa Lựu,vể Gìồng Riềng Rạch Giá cũng không xử dụng được.Về mặt Hành quân lãnh thổ, ngoài các đơn vị địa phương luôn cần sự trợ lực của BĐQ, SĐ 21 và SĐ 9 Bộ Binh. Sau mùa hè đỏ lửa 72, các đơn vị BĐQ đươc điều động ra Miền Trung, chỉ còn lại Trung Đoàn 31 của Sư Đoàn 21 Bộ Binh. Một mặt lo toàn vẹn lãnh thổ, trong điều kiện đồn bót thu hẹp, đạn dược khó khăn, phài lo an dân học sinh có điều kiện đến trường, dân chúng có điều kiện canh tác, tiểu thương có nơi buôn bán. Nổi lo của dân hiền lành cũng là nổi lo của ông quan đầu Tỉnh có tấm long với dân với nước trên” vùng đất mang tên anh”.
Năm Dần Kỹ niệm
Với cố Đại Tá Hồ Ngọc Cẩn,tôi là ngườì Biên Hòa, không phảì là đồng
hương, không phải là khóa đàn em của Trường Thiếu Sinh Quân hay Quốc
Gia Nghĩa Tữ, cũng không phải là quan, lính thuộc quyền. Nhưng tôi
có duyên với 2 lần gặp gỡ, bằng tình cảm thâm trầm, của một ngườì
anh dành cho một đưá em, chắc hẵn suốt đời không bao giờ quên được.
“ Hạnh đây phải không? Cố gắng nha em”
Đây là lời nói của lần gặp gỡ lần 2 cũng là sau cùng của Đại Tá Hồ
Ngọc Cẫn. Cũng vào năm Dần cuối năm 1974, tại Bộ Tư Lệnh Tiền Phương
SĐ21 BB Chương Thiện. Tôi và một số chiến hữu khác được Thiếu Tướng
Nguyễn Khoa Nam Tư Lệnh Quân khu IV, gắn anh dũng bội tinh cấp Quân
Đoàn tại mặt trận. Đại Tá Hồ Ngọc Cẩn tách rời hàng Sĩ Quan cao cấp,
đến bên tôi bằng cái vỗ vai thân mật, như một người anh dành cho một
đứa em, ông có trí nhớ rất tốt, vì vẫn còn nhớ tên tôi một Sĩ Quan
cấp thấp, không dưới quyền và chỉ gặp một lần. Riêng Thiếu Tướng
Nguyễn khoa Nam, tôi đã từng nghe tiếng là một cấp chỉ huy nghiêm
minh và đạo đức, khi ông là Tư Lệnh Sư Đoàn 7 BB tại Đinh Tường. Năm
Dần kỹ niệm với sự gặp gỡ 2 vị Sĩ Quan cao cấp và xứng đáng của
QLVNCH, vì cả hai ông đều chọn cho mình mỗi cái chết, như lời Tuyên
Thệ trong Lễ ra Trường “Tổ Quốc,Danh Dự vàTrách Nhiệm.” Năm Dần kỹ
niệm, trong buổi lễ gắn huy chương, không quân-cách, không vòng hoa
của các em nữ sinh, không tiệc ăn mừng, nhưng lòng vẩn vui vì đón
nhận huy chương từ cấp chỉ huy cao cấp tại mặt trân, đến tôi một
người lính quần nhuộm phèn, áo không tên với mùi thuốc súng
Những ngày tháng sau cùng, vì áp lực nặng nề của địch quân, đơn vị tôi trãi dài tuyến đường xi măng Hà Tiên Rạch Giá, sau rút về Trà ôn Vĩnh Long bão vệ vòng đai Cần Thơ, rồi buông xuôi theo vận nước. Nhớ lại năm Dần kỹ niệm, vẫn khắc ghì hình ảnh 2 vị chỉ huy khã kính kiên cường trong chiến bại.
Người Lính
Tiểu Đoàn 2/31 Sư Đoàn 21 BB là đơn vị của tôi, từ lúc ra trường đến ngày mất nước, chắc nhờ ơn đất nước Đồng Nai hay mang tuổi Canh Dần, nên tôi là một Sĩ Quan trẻ lại sống thọ nhất đơn vị. Dù đã có 2 chiến thương bội tinh và bước chân hành quân qua các vùng Sông Hậu, đứng bên giòng sông Trẹm rừng U Minh Cà Mau, nhớ đến tiểu thuyết của Dương Hà:
“Giòng sông Trẹm muôn đời vẫn đục
Rừng U Minh muôn thuở còn xanh”
Hay cất tiếng ca hành quân với gót chân rướm máu, bước mòn trên kinh
xáng Thị Đội, nối dài thẳng tấp từ Cờ Đỏ Cần Thơ về Kiên Bình Rạch
Giá.
Nói đến người lính, không làm sao quên đươc chân tình của cố Đại Tá
Hồ Ngọc Cẩn, đối vớì lính cũng như các đàn em xuất thân từ trường
Thiếu Sinh Quân, ông luôn hướng dẫn và giúp đở các khoá đàn em, trở
thành những cấp chỉ huy tài ba và gương mẫu. Cũng không bỏ thân xác
đàn em nằm lại chiến trường; cố Thiếu Tá Nguyễn vũ Địch ( Thiếu Sinh
Quân) là Tiểu Đoàn Trưởng Tiểu Đoàn 1/31 SĐ 21 BB, trong cuộc hành
quân chạm địch nặng tại Chương Thiện ông đã tữ thương nhưng thì thể
không đươc mang ra khỏi trận chiến, dù không thuộc phạm vi trách
nhiệm, nhưng khi được tin tức không tốt của đàn em, Đại Tá Hồ Ngọc
Cẩn đã dùng trực thăng trong chuyến bay đêm mong tìm thân xác của
đàn em. Cuối cùng ông cũng cố gắng vận động người dân địa phương,
mang về thi thể của Thiếu Tá Địch từ vùng tạm chiếm. Còn Chuẩn uý
Trần vĩnh Khiêm cũng xuất thân từ Thiếu Sinh Quân, cùng đơn vị Tiểu
Đoàn 2/31 với tôi, giờ ở phương nào có còn nhớ đến người lính “ anh
cã Hồ Ngọc Cẩn”.
Lần đầu vẫn nhớ
Dưởng thương được 2 tuần lể, tôi rời Biên Hòa xuống Sài Gòn rồi trở lại trình diện đơn vị tại Chương Thiện. Vì la cà với những người bạn học củ Đại Học Minh Đức Sài Gòn, hơn nữa đời lính sống nay chết mai, mê chơi nên trể phép. Nhờ sự trể phép tôi mới có cái duyên gặp được Đại Tá Hồ Ngọc Cẩn.
Nhờ có sự quen biết với Cãi Lương, được đi trên chuyến xe nhà tốc hành, của đoàn Kim Chung khởi hành vào buổi chiều, trên đường đi đến Chương Thiện. Chúng tôi gồm 4 người Bác Hưởng ngườì Bắc lớn tuổi, một thân hữu người Bắc của Tiểu khu BH, soạn giã Ngọc Điệp và tôi. Chúng tôi đến Chương Thiện vào 9 giờ đêm, trong lúc đoàn Kim Chung đang trình diễn tại nhà lồng chợ.Xe chúng tôi đến và chạy thẳng vào dinh Tỉnh Trưởng, một vị Sĩ quan cấp Tá của Tiểu khu ra tiếp đón, trong khi tôi mặc đồ lính mang lon chuẩn uý của SĐ21 BB. Được biết Bác Hưởng trong Ban quản trị Công ty Kim Chung, còn soạn giả Ngọc Điệp đi theo tập tuồng, cho đoàn Kim Chung đang hát ở đây.Lúc đầu tôi cứ nghỉ Đại Tá Hồ Ngọc Cẩn là người Bắc, chắc hẵn quan liêu và khó khăn, nhưng khi được mời ra ăn cơm tối với ông bà Tỉnh Trưởng, nghe được tiếng người miền Nam của Đại Tá Hồ Ngọc Cẩn, không biết có sự liên hệ ân tình nào, Đại Tá Cẩn luôn gọi Bác Hưởng, người Bắc có một chân khập khểnh một Đại Ca hai Đại ca. Giọng nói của Đại Tá Cẩn nhẹ nhàng và tình cảm, bà Đại Tá có khuôn mặt nhân hậu nhưng kín đáo. Trong buổi ăn tối gồm ông bà Đại Tá Cẩn, 4 người chúng tôi, Nữ Nghệ sĩ Mỹ Châu và người chị tên Hồng Châu. Suốt buổi ăn, Đại Tá Cẩn luôn tìm cách hỏi chuyện từng người một, ông khen Tiểu đoàn của tôi đánh giặc giỏi, nhắc đến tên các vị Tiểu Đoàn Trưởng tài ba, như Đại uý Lành, Đại uý Lừng, Đại uý Robert, đồng thời cũng nhắc đên Tướng Lê văn Hưng từng là Tiểu Đoàn Trưởng Tiểu Đoàn Sấu Thần 2/31.Riêng về nữ Nghệ sĩ Mỹ Châu, Đại Tá Cẩn hỏi về cảm nghỉ đường xá, haì chị em Mỹ Châu lái xuống Chương Thiện, cũng như vai chính trong vỡ tuồng cô trình diễn. Sau 1975 nữ Nghệ sĩ Mỹ Châu có nhiều vỡ diễn, đối diện với những vai Sĩ Quan Ngụy xem là “ Cực kỳ hung ác” chắc chắn cô sẽ không tìm thấy qua hình ảnh “ Cọp Rằn Chưong Thiện” Hồ Ngọc Cẩn. Buổi ăn vẫn kéo dai hơn nữa đêm, vì biết thân mình cấp thấp, lại vừa uống xong 1 chai Courvoirsier, tôi xin phép vào phòng nghỉ sớm.
Một hình ảnh trung hậu và nhân ái của cố Đại Tá Hồ Ngọc Cẩn, tôi vẫn nhớ và thường kể cho những người bạn tôi nghe. Đêm đó chúng tôi ngũ trên lầu trong dinh Tỉnh Trưởng Chưong Thiện, sang ra đã thấy Đại Tá Cẩn với quân phục chỉnh tề, từ dưới cầu thang bước lên đich thân mang thau nước nóng và khăn mời Bác Hưởng người Bắc rửa mặt,( vì lúc bấy giờ không có vòi nước nóng) dù rằng có bà Đại Tá và nhiều người giúp việc. Hình ảnh đó có thể nói lên con người của Đại Tá Hồ Ngọc Cẩn, dù đầy quyền uy nhưng vần giữ tình nghĩa thuở cơ hàn, bằng chân tình chân thật của mình.
Còn riêng tôi nặng nợ hơn, chỉ gặp nhau lần đầu Đại Tá Hồ Ngọc Cẩn đã dành cho tôi một tình cảm đặc biệt. Khi tôi xuống từ biệt xách balô ra đơn vị, Đại Tá Cẩn mĩm cười và đã chuẩn bị riêng cho tôi một phong thư, hơn 35 năm trôi qua tôi vẫn còn nhớ nằm lòng lời viết của ông. Ngoài bìa thư ông gửi cho Tiểu Đoàn Trưởng của tôi:
Kính gữi : Đại uý Trần Ngọc Điêp
Tiểu Đoàn Trưởng Tiểu Đoàn 2/31
Bên trong thư bỏ ngỏ như sau:
Kính gửi Anh Điệp.
Tôi có thằng em là Chuẩn uý Nguyễn Hữu Hạnh đang phục vụ dưới quyền
anh.
Kính mong được anh giúp đở và xem nó như một đứa em.
Hẹn gặp. Anh em mình sẽ nói chuyện nhiều hơn.
Ký tên
Hồ Ngọc Cẩn
Ba mươi năm nhìn lại, cũng là 35 năm ngày giổ của anh, công và tội
sẽ được lịch sữ ngàn năm phán xét, là người có niềm tin vững mạnh,
luôn tin tưởng vào quyển năng của Thượng Đế, nơi cỏi vĩnh hằng chắc
anh đã tha thứ cho họ những người đã cướp đi mạng sống của anh. Anh
ra đi trong tiếng thét gầm của họ, ngoài xa pháp trường cũng còn dân
lành nhỏ lệ tiếc thương anh. Nếu anh linh của anh còn luyến tìếc về
những ưóc mơ chưa thành đạt cho dân cho nước, cho vùng đất Chương
Thiện mang tên anh. Hãy dùng tâm hồn nhân ái soi sáng và dẫn dắt họ
tìm con đường ích nước lợi dân. Thương nước thương dân luôn là tấm
lòng nhân ái của “ Cọp Rằn Chương Thiện”.
Nguyễn hữu hạnh
(Đặc san Biến Hòa California 2010)
batkhuat.net
Tân Sơn Hòa chuyển