Đoạn Đường Chiến Binh
"30/4: Nghĩ gì, 49 năm sau" - Song Chi / Trần Văn Giang (ghi lại).
xxx
Tưởng
Niệm 49 năm biến cố lịch sử ngày 30/4/1975, chúng tôi đã có cuộc phỏng
vấn với hai người có xuất thân, quá trình học hành, kinh nghiệm sống
khác hẳn nhau là Tiến sĩ, dịch giả, nhà nghiên cứu Nguyễn Quang A từng
sống dưới chế độ VNDCCH ở miền Bắc trước đây, hiện tại đang sống tại Hà
Nội, Việt Nam, và nhà văn, nhà báo Từ Thức từng sống dưới chế độ VNCH cũ
ở miền Nam, hiện tại đang sống tại Paris, Pháp.
Song Chi (SC)
*
SC: Chế
độ Việt Nam Cộng Hòa kết thúc vào ngày 30/4/1975, đến nay đã gần nửa
thế kỷ. Tuy nhiên, nếu chúng ta nói “Việt Nam Cộng Hòa” không phải là
quá khứ mà là tương lai thì các ông nghĩ như thế nào về câu nói này?
TS Nguyễn Quang A:
Câu hỏi lý thú này có một câu trả lời là dứt khoát KHÔNG và một câu trả lời mang tính gợi ý CÓ.
1. Đầu tiên hãy xét phần dứt khoát không theo nghĩa hẹp, tức là “Việt Nam Cộng hòa” không phải là tương lai, bởi vì:
- Với tư cách một chính thể “Việt Nam Cộng hòa” đã chấm dứt;
-
Việc dùng tên “Việt Nam Cộng hòa” cho một chính thể tương lai sẽ gây
chia rẽ hơn nữa trong một đất nước, một dân tộc cần tránh chia rẽ, phân
cực hơn bao giờ hết và vì thế là không thích hợp cho sự hòa giải, thống
nhất dân tộc, cho sự phát triển đất nước;
-
Chính vì thế tôi khuyên tất cả những ai coi trọng sự phát triển đất
nước, sự thống nhất quốc gia dân tộc không nên dùng “rhetoric” gây chia
rẽ, phân cực và cố gắng làm hết sức mình để vun đắp cho sự thống nhất và
sự phát triển của đất nước trong mọi hoạt động của mình (bất chấp lối
nói và hành động của những người khác ý kiến với mình và không sa đà vào
việc tranh cãi mang tính thắng-thua và thay vào đó cố gắng xây dựng,
truyền bá các giá trị hết sức cần thiết cho một xã hội dân chủ như tự
do, công bằng, bình đẳng, trung thực, khoan dung, thỏa hiệp…; xây dựng
văn hóa tranh luận cân nhắc và văn hóa chính trị lành mạnh).
2.
Tuy vậy, hiểu theo nghĩa rộng, “Việt Nam Cộng hòa” đã là một chính thể
theo hướng dân chủ đầu tiên trong suốt lịch sử dài của Việt Nam. Theo
nghĩa đó, nếu muốn Việt Nam thực sự dân chủ và tự do thì dứt khoát chính
thể tương lai của Việt Nam phải đi theo hướng đó, tức là đi theo hướng
của “Việt Nam Cộng hòa,” phải học những kinh nghiệm cả hay và dở của
“Việt Nam Cộng hòa,” nhưng không nên dùng cái tên “Việt Nam Cộng hòa” vì
những lý do nêu ở phần 1 của câu trả lời, nhưng cũng vì Việt Nam Cộng
hòa chưa phải là một chính thể dân chủ chín muồi thực sự và nửa thế kỷ
qua đã có những biến đổi sâu rộng về công nghệ, xã hội và chính trị mà
việc quá lưu luyến quá khứ đó chưa hẳn là cách hay.
Việc
chọn tên nào cho chính thể tương lai là vấn đề chiến thuật tế nhị và
cần được thảo luận trên tinh thần xây dựng, không gây chia rẽ, phân cực
và lấy lợi ích phát triển quốc gia làm chính. Các tên khả dĩ có thể là
“Việt Nam Dân chủ Cộng hòa,” một cái tên rất hay nhưng có thể vẫn gây
chia rẽ, phân cực; có lẽ “Việt Nam Cộng hòa Dân chủ” hay hơn? Hay
chẳng nên dùng thêm tính ngữ nào cả mà chỉ tập trung vào xây dựng một
nước Việt Nam giàu mạnh, công bằng, dân chủ trong đó người Việt Nam được
tự do, hạnh phúc. Đấy là những vấn để cần được thảo luận một cách xây
dựng rộng rãi. Và đó có thể là một mẫu số chung để tất cả hay hầu hết
những người Việt chung sức xây dựng một dự án mới cho đất nước.
Cũng
cần tìm hiểu, nghiên cứu, thảo luận rộng rãi về Việt Nam nên đi theo
con đường dân chủ như thế nào, để người dân có thể hiểu về dân chủ nói
chung, dân chủ bầu cử, dân chủ đại diện, dân chủ thảo luận cân nhắc, dân
chủ tham gia vân vân cũng như các điểm hay điểm dở của chúng đề xuất
chúng ta nên xây dựng một nước Việt Nam dân chủ ra sao để chính họ sáng
tạo, thử nghiệm các sáng kiến của chính họ trong mọi việc kể cả việc
quản lý nhà nước ở mức địa phương và quốc gia. Trong bối cảnh quốc tế
hiện nay khi các nền dân chủ đang gặp nhiều thách thức, cần những cải
cách sâu rộng (kể cả việc kết hợp bầu cử với sự “rút thăm”) để xây dựng
các cơ quan nhà nước hay bổ nhiệm các quan chức cấp cao thì việc “nâng cao dân trí” này càng cấp bách.
Nhà báo Từ Thức:
Điều chắc chắn là chế độ tương lai không thể là một chế độc tài, nhất là độc tài toàn trị, kiểu Cộng sản, hay hậu Cộng sản.
Phải có một chế độ dân chủ, nhưng dân chủ kiểu nào sẽ do một quốc hội lập hiến, do toàn dân bầu ra, quyết định.
Ngày
nay có rất nhiều hình thức dân chủ trên thế giới. Thí dụ nước Pháp trao
trọn quyền cho tổng thống, quốc hội đóng vai phụ, vì sau đại chiến thứ
2, Pháp muốn có một tổng thống nhiều quyền hành, để có thể hành động
nhanh chóng.
Hoa Kỳ cũng theo tổng thống chế, nhưng quyền hạn bị hạn chế bởi quốc hội, nhất là Thượng Viện.
Tại nhiều nước khác quốc hội lựa Thủ tướng, tổng thống nếu có, chỉ đóng vai tượng trưng, không có quyền hình gì; thủ tướng mất chức khi mất đa số ở quốc hội. Bà Merkel, thủ tướng Đức, có lần chỉ trụ sở quốc hội, nói: “Boss của tôi.”
Thuỵ
Sĩ theo chế độ dân chủ trực tiếp, những vấn đề lớn đều do dân quyết
định qua trưng cầu dân ý, một chuyện không thể thực hiện ở Pháp, vì dân
Pháp bất mãn kinh niên, khi hỏi ý, đều trả lời ngược lại với chính sách
của chính quyền, do chính họ bầu ra.
Hình
thức dân chủ nào cũng có ưu hay khuyết điểm. Việt Nam, trong cái rủi có
cái may, là có hàng triệu người đang sống ở hải ngoại, có thể quan sát,
học hỏi, rút kinh nghiệm tại nhiếu quốc gia, để khi có cơ hội, có thể
xây dựng một thể chế thích hợp cho đất nước.
Có
thể lạc quan về chuyện đó, khi thấy Đài Loan chỉ trong vài năm đã xây
dựng một chế độ dân chủ gần như kiểu mẫu, không thua kém gì các nước Tây
phương đã bỏ ra nhiều thế kỷ để thực hiện.
Vấn đề là bao giờ người Việt có quyền tự chủ?
SC: Theo
các ông, những sai lầm lớn nhất của đảng Cộng sản Việt Nam và những di
sản tệ hại nhất mà họ đang và sẽ để lại cho đất nước, dân tộc là gì?
TS Nguyễn Quang A:
1) Sử dụng bạo lực [cả vật lý và ngôn từ] và luôn tìm ra những kẻ thù tưởng tượng;
2)
Khi buộc phải sửa sai lầm của chính mình thì thường không thú nhận sai
lầm một cách công khai (nhân văn giai phẩm, sửa chính sách kinh tế [“đổi mới”
thực sự là sự sửa chính sách kinh tế sai lầm nhưng coi là thành công
của mình], “Cải cách ruộng đất” có thừa nhận công khai sai lầm nhưng
chưa thành thật,…) góp phần làm hủy hoại hệ thống đạo đức;
3)
Dùng các khái niệm cùng tên nhưng ngược với cách hiểu chung của thế
giới, ngăn chặn và đàn áp các tiếng nói khác và như thế góp phần làm đảo
lộn các giá trị;
4) Bóp nghẹt tự do và như thế không có đất cho sự sáng tạo thật sự.
Nhà báo Từ Thức:
Cái sai lầm lớn nhất và di sản tai hại nhất người Cộng sản để lại cho đất nước là… đã nhập cảng chế độ Cộng sản.
Câu
trả lời có vẻ lẩm cẩm, nhưng đó là sự thực. Bởi vì chủ nghĩa đó là
nguyên nhân của tất cả những bế tắc của Việt Nam. Chủ nghĩa Cộng sản
quốc tế phủ nhận khái niệm quốc gia, khiến Việt Nam trước đây trở thành
trường thành của Cộng sản quốc tế, ngày nay càng ngày càng rơi vào quỹ
đạo Trung Quốc, nhất là khi phe đảng cầm quyền ở Việt Nam nghĩ Bắc Kinh
là bảo hiểm sinh mạng của họ.
Chủ
nghĩa Cộng sản chủ trương vô sản chuyên chế, khiến độc tài toàn trị là
con đường duy nhất, việc triệt tiêu những quyền căn bản của con người
trở thành quốc sách, mặc dù ngày nay các nhà lãnh đạo vô sản đã trở
thành triệu phú, hay tỷ phú dollars.
Cộng
sản coi lý thuyết Mác Lê là kim chỉ nam, khiến Việt Nam không có giáo
dục, chỉ có nhồi sọ; coi tất cả những người không nghĩ như họ là kẻ thù,
biến Việt Nam thành một nước không có văn hoá, vì văn hoá cần sáng tạo,
sáng tạo cần tự do tối đa.
Chủ
nghĩa Cộng sản coi tôn giáo là thuốc phiện, coi thuần phong mỹ tục là
trò chơi của giai cấp tư sản bóc lột, khiến tôn giáo bị đàn áp thẳng
tay, để thay thế bằng mê tín dị đoan, xã hội rối loạn.
Trước
bất cứ tệ trạng nào, người ta suy nghĩ tìm giải pháp, cuối cùng đều
phải đi tới kết luận: chừng nào chế độ này còn tồn tại, sẽ không có giải
pháp. Càng sửa càng sai, càng sai càng sửa.
SC: Các
ông đánh giá chiến dịch “đốt lò” chống tham nhũng của ông Tổng Bí thư
Nguyễn Phú Trọng có thành công không? Và liệu việc đánh tham nhũng này
có dẫn đến nguy cơ cho đảng Cộng sản Việt Nam theo kiểu không kiểm soát
được và sẽ “tự bắn vào chân mình”?
TS Nguyễn Quang A:
Tham
nhũng gắn với quyền lực và vì thế không thể triệt tiêu tham nhũng. Chỉ
có thể giảm bớt tham nhũng mà thôi. Thế giới có rất nhiều nghiên cứu về
quản trị tốt và tham nhũng. Theo đó, muốn chống tham nhũng thành công
(tức là giữ cho mức độ tham nhũng ở mức xã hội có thể chịu đựng được)
thì về mặt thể chế cần ít nhất 4-5 thứ:
1) Luật trị hay nhà nước pháp quyền tức
là không ai, không tổ chức nào có thể đứng trên luật pháp cả và bản
thân việc làm luật cũng phải tuân theo những quy tắc phổ biến để bảo vệ
các quyền của người dân, hạn chế sự lạm dụng của chính quyền, chứ không
phải ban hành luật một cách tùy tiện;
2) Nền tư pháp độc lập,
tức là cơ quan điều tra, tố tụng và tòa án hoạt động độc lập chỉ dựa
vào pháp luật, không bị một cá nhân hay tổ chức nào chi phối;
3) Báo chí tự do, nhất là nghề báo điều tra;
4) Xã hội dân sự lành
mạnh, sôi động để tập hợp sức mạnh trí tuệ, kỹ năng của người dân để
buộc các tổ chức, các quan chức phải minh bạch và có trách nhiệm giải
trình;
5) Có các cơ quan nhà nước giám sát độc lập nhưng
không phụ thuộc vào chính quyền (về tiền tệ, môi trường, khoa học, dược
và thực phẩm, v...v...) hoạt động chỉ theo các luật hay quy định riêng
cho chúng.
Ngoài các nhân tố thể chế nói trên việc xây dựng các giá trị, tập quán văn hóa cũng quan trọng trong việc kiểm soát tham nhũng.
Các
bạn soát lại xem Việt Nam có nhân tố nào trong 5 nhân tố cơ bản nêu
trên: không nhân tố nào cả! Càng độc quyền càng sinh ra tham nhũng. Hệ
thống sinh ra ra tham nhũng. Thiếu các yếu tố đó thì bất kể cuộc chống
tham nhũng nào, từ “đả hổ diệt ruồi” đến “đốt lò” đều không thể có kết
quả, giỏi nhất chúng chỉ có thể làm hài lòng ngắn hạn dân chúng chưa
hiểu biết kỹ mà chỉ khoái thấy các quan chức cấp cao bị “trừng trị”
nhưng không thể giải quyết bài bản, tận gốc vấn đề tham nhũng mà ngược
lại làm không khéo, tràn lan thì có thể gây sự mất lòng tin, sự tê liệt
của bộ máy, mất tính sáng tạo, sáng kiến thử nghiệm của các tổ chức và
các quan chức nhà nước, những việc vô cùng quan trọng trong việc vận
hành, phát triển và đổi mới đất nước.
Nhà báo Từ Thức:
Câu nói nổi tiếng của Lord Acton, mà người ta gán cho Churchill, đã trở thành một định luật: “Quyền
lực đưa tới tham nhũng, quyền lực tối đa tham nhũng tối đa” (power
tends to corrupt, and absolute power corrupts absolutely).
Ở
các nước dân chủ, không phải chỉ có chính quyền diệt tham nhũng. Việc
tố cáo, điều tra hay trừng trị tham nhũng là việc làm của các cơ quan
giám sát, của tư pháp chuyên môn về kinh tài, của quốc hội, của các hội
đoàn, báo chí, các đảng phái, và ngay cả mọi công dân, tất cả hoàn toàn
độc lập đối với chính quyền. Một người tham nhũng khó lọt qua tất cả
những cửa ải đó. Ở những nước độc tài, chuyện chống tham nhũng nằm trọn
trong tay một người, toàn quyền quyết định ai tham nhũng, ai đáng bị
trừng phạt.
Toà
án và công an điều tra chỉ tuân theo mệnh lệnh. Đó chỉ là những cơ hội
để triệt hạ những kẻ không thuộc phe của nhóm đang cầm quyền.
Chiến dịch “đốt lò” của ông Trọng chỉ là trò bắt chước chiến dịch “đả hổ diệt ruồi”
của Tập Cận Bình, theo truyền thống những gì xẩy ra ở bên Tàu sẽ xẩy ra
ở Việt Nam, như cuộc “Cải Cách Ruộng Đất” kinh hoàng, man rợ trước đây.
Nhân
danh diệt tham nhũng, Tập đã bỏ tù trên 100.000 cán bộ lớn nhỏ, loại bỏ
tất cả những người không cùng phe cánh, hay những nhà tài phiệt đã quá
thành công để có thể có ảnh hưởng trong xã hội, như Jack Ma, để trở
thành hoàng đế vĩnh viễn của nước Tàu.
Hậu
quả là tham nhũng không thuyên giảm, nhưng guồng máy nhà nước trì trệ,
vì cán bộ các cấp sợ bị sờ gáy, khoanh tay không làm gì nữa. Các nhà đầu
tư ngoại quốc tìm cách chạy khỏi Trung Quốc, vì giới kinh tài rất sợ
đầu tư ở những nước không có đường lối, luật pháp minh bạch.
Tập có 2 mục đích khi phát động chiến dịch “đả hổ diệt ruồi”:
Thứ nhất, loại trừ đối lập Thứ hai, cứu Đảng, vì nạn tham nhũng khủng
khiếm đã gây bất mãn trong các tầng lới nhân dân, ở một xứ người dân đã
quên cả chuyện bất bình, để được yên thân.
Ông Trọng học nguyên văn bài bản của Tập, cũng có 2 mục tiêu đó khi “đốt lò.”
Chiến dịch "đốt lò"
có vẻ ngoạn mục, trở thành chuyện vui trong các tiệm cà phê, bàn tán
chuyện ai lên ngựa ai ngã ngựa, nhưng sẽ chẳng đi tới đâu. Ông Trọng
cũng không nên mong chuyện diệt tham nhũng thành công, bởi vì nếu không
còn tham nhũng, sẽ chẳng còn ai làm việc, chẳng còn ai giữ đảng.
Ngày
nay, không ai còn mơ thế giới đại đồng, không còn chiêu bài chống Mỹ
cứu nước, nếu còn những người trung thành với Đảng, chỉ vì còn đặc quyền
đặc lợi, quyền được tham nhũng.
Bài trừ tham nhũng tới nơi tới chốn là một cách cưa cành cây, trên đó các lãnh tụ Đảng đang ngồi.
SC: Sau
gần nửa thế kỷ dưới một chế độ độc tài toàn trị, theo các ông, những
“căn bệnh” lớn nhất trong xã hội Việt Nam hiện nay là gì?
TS Nguyễn Quang A:
Băng hoại đạo đức, dối trá, khoa trương, không minh bạch.
Nhà báo Từ Thức:
Dân
tộc nào cũng có tính xấu bên cạnh tính tốt. Dân Việt Nam cũng vậy.
Nhưng có những bệnh xã hội đặc biệt do chế độ độc tài tạo ra: bệnh dối
trá, vô trách nhiệm, vô cảm, vô luân.
Dối
trá: Dưới một chế độ toàn trị, dối trá là một nghệ thuật sống. Nói thực
điều mình suy nghĩ, bày tỏ sự bất mãn, bất đồng ý kiến có thể mất công
ăn, việc làm, bổng lộc, nếu không mất mạng. Dối trá là một phương pháp
để sống còn, dần dần sẽ trở thành một thói quen, một bản năng, một dân
tộc tính.
Vô
trách nhiệm: dối trá đưa tới tinh thần vô trách nhiệm. Người ta chỉ làm
những gì chắc chắn là sẽ không bị tai bay vạ gió; không ai nghĩ tới xã
hội, tới ích lợi chung. Giả vờ tin, giả vờ làm việc.
Vô
cảm: những người còn lương tâm, bất mãn trước bất công, trước bạo
quyền, trước việc đất nước lâm nguy, đều bị đàn áp, hành hạ, bỏ tù. Hậu
quả là không ai tha thiết đến chuyện chung nữa, hoàn toàn vô cảm, chỉ
nghĩ đến quyền lợi riêng,
Vô
luân: những giá trị cũ, phong hoá cũ bị xoá sạch, tôn giáo bị đàn áp để
thay bằng mê tín dị đoan, giáo dục thay bằng tuyên truyền, xã hội không
còn kim chỉ nam, hỗn loạn, không lý tưởng.
Đó
chỉ là một vài thí dụ, nhưng đủ đưa tới một xã hội rất kỳ lạ. Rất khôi
hài, nếu không phải là dân tộc của chính mình. Một dân tộc không có quá
khứ, bởi vì lịch sử đã bị viết lại. Không có tương lai, giống như cây
tre, chính sách ngoại giao của ông Trọng, không biết ngả về hướng nào,
không biết đi đâu, ngoài chuyện cố bám vào, hay giả vờ bám vào một chủ
nghĩa đã giết 100 triệu người, mà thế giới, trừ Tàu, Việt Nam, Cuba và
Bắc Hàn, đã chối bỏ.
Không
quá khứ, không tương lai, không còn một giá trị, khuôn mẫu nào, xã hội
như một con tầu không lái, không biết đi về hướng nào. Cả một dân tộc
sống cho qua ngày, chờ đợi một cái gì vô hình. Giống như những nhân vật
trong vở kịch “En attendant Godot’’ (Trong khi chờ đợi Godot), của Samuel Beckett, ngồi chờ Godot, nhưng không biết Godot là ai, có thể làm gì để cứu mình. Và cuối cùng Godot không tới.
SC: Theo
các ông, bài học lớn nhất rút ra từ cuộc chiến Việt Nam, cho cả hai
miền Nam-Bắc là gì? Và hiện nay Việt Nam đã học được bài học ấy chưa?
TS Nguyễn Quang A:
Bất bạo động, “bạo động tắc tử”
như lời nhắc nhở của cụ Phan Châu Trinh. Đáng tiếc người dân Việt Nam ở
khắp nơi cả trong nước và ngoài nước, thuộc bất cứ phe nào phải rất
nghiêm túc học bài học này (kể cả việc không dùng ngôn từ kích động bạo
lực, hiểu đúng về sự thỏa hiệp [một giá trị vô cùng quan trọng nhưng
thường bị người Việt coi là xấu], cổ vũ khuyến khích sự khoan dung…nói
cách khác là xây dựng các giá trị dân chủ trên tầng văn hóa).
Nhà báo Từ Thức:
Bài
học lớn nhất cho người Việt Nam là chỉ có mình bảo vệ, xây dựng đất
nước mình. Những nước khác chỉ nghĩ tới quyền lợi của chính họ, sẵn sàng
bỏ rơi đồng minh nếu họ muốn thay đổi chính sách. Việt Nam Cộng Hòa
quá tin Hoa Kỳ, đã bị bỏ rơi không thương tiếc.
Người
Cộng sản Việt Nam trung thành, vâng lệnh Trung Cộng, mặc dù Trung Cộng
xâm chiếm biển đảo, ranh giới, bành trướng thế lực ở Việt Nam, hay trắng
trợn xâm lăng như khi Đặng Tiểu Bình muốn “dạy Việt Nam một bài học” năm 1979.
Bài
học cực kỳ đơn giản đó, trải qua những kinh nghiệm đắng cay, đau đớn,
người Việt ta chưa học được. Vọng ngoại là bệnh nan y của người Việt,
nhiều người đồng hương vẫn trông chờ những đấng cứu tinh ngoại quốc tới
cứu mình, quên rằng mục tiêu số một của họ là giữ cái ghế của chính họ,
sau đó là quyền lợi phe đảng, cuối cùng là quyền lợi của đất nước họ. Số
mệnh của dân tộc Việt Nam là một khái niệm rất mơ hồ. Nếu cần hy sinh
hàng triệu người Việt vì một tính toán lợi lộc, họ sẵn sàng làm.
Việt
Nam là một nước nhỏ, không thể đứng một mình, cần đồng minh. Nhưng đồng
minh nào cũng chỉ là nhất thời, cái linh thiêng vĩnh viễn là vận mệnh
dân tộc. Và vận mệnh của một dân tộc hoàn toàn tuỳ thuộc dân tộc đó.
SC: Nhiều
nhà bình luận quốc tế cho rằng thế giới hiện nay đang đứng trước một
tình thế rất nguy hiểm, với những xung đột đang hoăc sẽ có khả năng bùng
nổ ở nơi này nơi khác: cuộc chiến Nga xâm lược Ukraine, xung đột ở khu
vực Trung Đông, mối đe dọa của Trung Cộng đối với Đài Loan và khu vực
biển Đông, sự hình thành trục ác Nga-Trung Quốc-Iran-Bắc Hàn trong lúc
các nền dân chủ hàng đầu của phương Tây đang bị đánh phá, xói mòn từ bên
ngoài lẫn bên trong… Chỉ cần một hành động gây hấn hay một cái đầu
“nóng” của một nhân vật lãnh đạo, một nguyên thủ quốc gia nào đó là
chiến tranh có thể lan rộng, thậm chí thế chiến thứ Ba sẽ bùng nổ; hoặc
sự thắng thua của một bên trong một cuộc xung đột có thể làm đảo lộn
trật tự thế giới v..v… Đứng trước tất cả những thử thách đó thì các ông
nhận thấy tầm nhìn, sự chuẩn bị đối phó cho tới những bước đi cụ thể của
đảng Cộng sản Việt Nam ra sao?
TS Nguyễn Quang A:
Do
đảng Cộng sản Việt Nam không minh bạch và có thể coi các sự chuẩn bị
hay kế hoạch như vậy là bí mật quốc gia nên tôi không rõ họ chuẩn bị thế
nào nên khó bình luận. Tuy vậy từ chính sách ngoại giao (xây dựng các
mối quan hệ với các nước theo tầm quan trọng của họ với Việt Nam theo
các cấp độ khác nhau) để tranh thủ giữ hòa bình phát triển đất nước là
hướng tôi cho là đúng. Còn tốt hơn nữa nếu chúng ta có cùng các giá trị
với các nước dân chủ tiên tiến và có sự thảo luận để dân chúng cùng xây
dựng các phương án đối phó với tình hình, thế thì người dân mới là chủ
chứ không chỉ là chủ hờ trên giấy.
Nhà báo Từ Thức:
Tại
Á Châu, các quốc gia láng giềng của Việt Nam đang xiết chặt hàng ngũ
chống hiểm hoạ Tàu. Nhật Bản, Phi Luật Tân công khai hợp tác với AUKUS
(1) là một tổ chức hợp tác quân sự giữa 3 quốc gia Úc, Anh và Mỹ thành
lập từ 2021 với mục đích ngăn chặn sự bành trướng của Trung Cộng. Hoa Kỳ
qua quyết định viện trợ mới đây cho Đài Loan đã cho thấy họ sẵn sàng
đương đầu với Bắc Kinh.
Trong
bối cảnh đó, người ta không hiểu đường lối ngoại giao của Việt Nam là
gì. Ông Trọng hãnh diện về chính sách “ngoại giao cây tre.” Cây tre
không nghiêng hẳn về phe nào, nhưng theo cơ hội chủ nghĩa, ngả theo
chiều gió.
Trung
thành với Bắc Kinh, trong khi các nước trong vùng kết hợp chống Tàu,
Việt Nam tự cô độc hoá ở Á Châu. Không quốc gia nào trong vùng tin vào
Việt Nam nữa. Vận mệnh Việt Nam nằm trong tay Bắc Kinh. Đó là một
nghịch lý: trong khi Trung Hoa đang gặp khó khăn về mọi mặt: kinh tế
khủng hoảng, xuất cảng giảm sút, thất nghiệp tràn lan, dân tộc lão hoá,
và đang bị Hoa Kỳ và các nước Tây Phương coi là kẻ thù, ít nhất trên
lãnh vực kinh tế. Tóm lại, khi chuyện thoát Trung có cơ hội thuận tiện
nhất, Việt Nam càng ngày càng rơi vào quỹ đạo Tàu.
Nhìn từ ngoài thấy khó hiểu, nhưng ông Trọng có lý của ông khi ngả về phe Tàu.
Thứ nhất: Ông Trọng là những người cuối cùng còn tin, còn cuồng chủ nghĩa Cộng sản.
Thứ
hai: Giới lãnh đạo Việt Nam vẫn cảm thấy gần gũi với những nước có văn
hoá Cộng sản như Nga, hay Tàu, hơn là với những nước dân chủ.
Thứ
ba: Kết hợp bè đảng với các nước độc tài thoải mái hơn là với những
nước dân chủ, có những nguyên tắc rắc rối, nhiêu khê mà họ ghê sợ, thí
dụ bầu cử trong sạch, tự do báo chí, tam quyền phân lập vv…
Trong
thời đại cực kỳ bất ổn hiện tại trên thế giới, rất khó biết đường đi
nước bước của Việt Nam trong tương lai. Vì Việt Nam đi đâu, theo ngả
nào, không phải là chuyện chung của gần 100 triệu người, mà là chuyện
riêng của một nhóm. Họ có lý luận riêng, có “logique” riêng. Họ
sẽ tuỳ cơ ứng biến, tuỳ theo quyền lợi của họ để quyết định vận mệnh của
một mảnh đất 330.000 cây số vuông, mà họ là chủ nhân.
SC: Dư đoán của các ông về tương lai của Việt Nam 10 năm tới và vai trò của người trí thức đối với vận mệnh của đất nước, dân tộc?
TS Nguyễn Quang A:
Một
hệ thống gồm các thành phần biết tư duy, tức là suy nghĩ, có hành động
(mà lại phụ thuộc vào tư duy) tạo thành một hệ thống phi tuyến, phức tạp
và sự tiến triển của hệ thống như vậy không thể dự đoán được. Một xã
hội là một hệ thống như vậy và còn phụ thuộc vào môi trường, hoàn cảnh
bên ngoài, nên các dự đoán thường chỉ là sự đoán mò của các lang băm.
Tôi
không muốn trở thành một lang băm. Tuy nhiên nếu chúng ta làm mọi cách
để nâng cao dân trí, để phát triển kinh tế, khoa học và công nghệ, để có
cuộc sống khỏe, để nuôi dưỡng các giá trị chung, nhất là khát vọng tự
do (chấn hưng dân khí) và tích cực tham gia vào các phong trào xã hội để
thực hiện và nâng cao các giá trị đó thì mục tiêu xây dựng một Việt Nam
giàu mạnh, dân chủ, văn minh, bình đẳng hạnh phúc chắc chắn sẽ đạt được
(từng phần) và quá trình này chỉ có thể được cải thiện liên tục nếu số
đông người Việt làm vậy một cách liên tục và không ngưng nghỉ. Nói cách
khác chúng ta nên học tập, phát triển, làm phong phú thêm và thực hiện
tư tưởng Phan Châu Trinh. Việc đó chính là việc góp phần xây dựng dân
chủ (ngay bây giờ trong lòng chế độ độc tài), hiện đại hóa đất nước thay
cho việc ngồi thụ động trông chờ ai đó khác và bận tâm đến việc dự
đoán.
Tương
lai của Việt Nam là sự lựa chọn của chính chúng ta, nó phụ thuộc vào
suy nghĩ, hành động của tất cả chúng ta hàng ngày! Tự do hay nô lệ là
lựa chọn của chính chúng ta. Nước mạnh dân giàu hay dân nghèo nước yếu
là lựa chọn của chính chúng ta.
Nhà báo Từ Thức:
Các
chuyên gia, kể cả những người lỗi lạc nhất, thường thường sai lầm khi
tiên đoán thời cuộc. Trước đó ít ngày, ít ai nghĩ Nga Xô Viết sụp đổ
nhanh chóng như vậy, năm 1991. Trước khi Putin xua quân qua lãnh thổ
Ukraine, không ai nghĩ Putin sẽ điên khùng như vậy, trừ tình báo Mỹ.
Những
thay đổi lớn trên thế giới thường thường nhờ hai điều điện: Thứ nhất là
làn sóng ngầm, đòi hỏi thay đổi; Thứ hai là một đột biến khiến nhà cầm
quyền không kiểm soát nổi tình thế.
Nếu
lạc quan, người ta nghĩ chế độ Cộng sản đã cáo chung, vì bế tắc mọi
mặt, khiến dân bất mãn, nghĩa là đã có một làn sóng ngầm.
Người
bi quan hỏi: ai, lực lượng nào sẽ gây đột biến, trong một quốc gia đa
số thờ ơ, vô cảm, trong một quốc gia ngân sách công an lớn hơn ngân sách
giáo dục. Đảng Cộng sản Việt Nam đã thành công trong việc xây dựng một
mô hình xã hội như Aldous Huxley mô tả: Một nhà tù không tường, trong
đó tù nhân được hưởng những thú vui vật chất, những trò giải trí rẻ
tiền, thoả mãn với thân phận nô lệ của mình, không muốn phá ngục nữa,
đôi khi còn đồng loã với cai ngục (2)
Khi
nào cái tư duy chưa bị đập vỡ, sẽ khó có thay đổi. Và nếu có thay đổi,
theo Antonio Gramsci, sẽ chỉ là những cuộc đảo chánh. Quyền lực sẽ từ
Đảng Cộng sản chuyển sang tư bản đỏ, mafia đỏ, như ở nước Nga của Putin. Ai làm chuyện thay đổi tư duy đó, mà cụ Phan Chu Trinh gọi là “khai dân trí,” để làm nền móng cho tương lai? Trí thức. Rất tiếc Việt Nam không có một tầng lớp trí thức (intelligentsia), soi đường cho xã hội, là lương tâm của đất nước, như ở Pháp với Victor Hugo, Emile Zola…, hay gần đây với Albert Camus.
Sau
gần một thế kỷ, chính sách ngu dân đã tiêu diệt hàng ngũ trí thức, chỉ
còn những người có bằng cấp, bằng giả hay bằng thực, thụ động, yên phận
để bảo vệ đôi chút bổng lộc, hay đôi khi chỉ đôi chút danh hão.
Vai
trò của trí thức? Câu hỏi mông mênh. Tạm trả lời, trong bối cảnh hiện
tại, có lẽ không nên trông chờ một hàng ngũ trí thức đóng vai lương tâm
của xã hội, đứng mũi chịu sào. Chỉ mong họ ý thức một điều cơ bản: đất
nước không thể xây dựng trong một chế độ độc tài. Tất cả bắt đầu từ trí
não, từ cách suy nghĩ. Nói vậy có vẻ đơn giản, trẻ con, nhưng rất gần
với sự thực.
Viết
về tệ trạng nô lệ thời La Mã, Alexis de Tocqueville ngạc nhiên thấy tại
sao giữa các triết gia, trí thức uyên bác, không có ai thấy chuyện bình
đẳng giữa người với người là một chuyện rất tự nhiên. Đó là chuyện
cách đây 2000 năm. Ngày nay, chắc có người ngạc nhiên tại sao ý niệm
nhân quyền, nhân phẩm của mỗi người dân vẫn chưa là một ưu tiên, trước
thú vui hưởng thụ vật chất, nơi rất rất đông người đồng hương, kể cả trí
thức.
Trong
bối cảnh đó, phải ngả mũ khâm phục những người, trí thức hay không, rất
hiếm hoi, vẫn tiếp tục tranh đấu cho nhân quyền, cho đất nước, dưới mọi
hình thức, bất chất đe doạ, phỉ báng, vu cáo, chụp mũ hay tù đày. Càng
đáng kính hơn nữa, khi họ hành động trong sự thờ ơ của xã hội.
SC: Chân thành cảm ơn TS Nguyễn Quang A và nhà báo Từ Thức.
Song Chi (thực hiện)
———–
Chú thích
(1) (AUKUS: Australia, United Kingdom, US)
Trần Văn Giang (ghi lại)
"30/4: Nghĩ gì, 49 năm sau" - Song Chi / Trần Văn Giang (ghi lại).
xxx
Tưởng
Niệm 49 năm biến cố lịch sử ngày 30/4/1975, chúng tôi đã có cuộc phỏng
vấn với hai người có xuất thân, quá trình học hành, kinh nghiệm sống
khác hẳn nhau là Tiến sĩ, dịch giả, nhà nghiên cứu Nguyễn Quang A từng
sống dưới chế độ VNDCCH ở miền Bắc trước đây, hiện tại đang sống tại Hà
Nội, Việt Nam, và nhà văn, nhà báo Từ Thức từng sống dưới chế độ VNCH cũ
ở miền Nam, hiện tại đang sống tại Paris, Pháp.
Song Chi (SC)
*
SC: Chế
độ Việt Nam Cộng Hòa kết thúc vào ngày 30/4/1975, đến nay đã gần nửa
thế kỷ. Tuy nhiên, nếu chúng ta nói “Việt Nam Cộng Hòa” không phải là
quá khứ mà là tương lai thì các ông nghĩ như thế nào về câu nói này?
TS Nguyễn Quang A:
Câu hỏi lý thú này có một câu trả lời là dứt khoát KHÔNG và một câu trả lời mang tính gợi ý CÓ.
1. Đầu tiên hãy xét phần dứt khoát không theo nghĩa hẹp, tức là “Việt Nam Cộng hòa” không phải là tương lai, bởi vì:
- Với tư cách một chính thể “Việt Nam Cộng hòa” đã chấm dứt;
-
Việc dùng tên “Việt Nam Cộng hòa” cho một chính thể tương lai sẽ gây
chia rẽ hơn nữa trong một đất nước, một dân tộc cần tránh chia rẽ, phân
cực hơn bao giờ hết và vì thế là không thích hợp cho sự hòa giải, thống
nhất dân tộc, cho sự phát triển đất nước;
-
Chính vì thế tôi khuyên tất cả những ai coi trọng sự phát triển đất
nước, sự thống nhất quốc gia dân tộc không nên dùng “rhetoric” gây chia
rẽ, phân cực và cố gắng làm hết sức mình để vun đắp cho sự thống nhất và
sự phát triển của đất nước trong mọi hoạt động của mình (bất chấp lối
nói và hành động của những người khác ý kiến với mình và không sa đà vào
việc tranh cãi mang tính thắng-thua và thay vào đó cố gắng xây dựng,
truyền bá các giá trị hết sức cần thiết cho một xã hội dân chủ như tự
do, công bằng, bình đẳng, trung thực, khoan dung, thỏa hiệp…; xây dựng
văn hóa tranh luận cân nhắc và văn hóa chính trị lành mạnh).
2.
Tuy vậy, hiểu theo nghĩa rộng, “Việt Nam Cộng hòa” đã là một chính thể
theo hướng dân chủ đầu tiên trong suốt lịch sử dài của Việt Nam. Theo
nghĩa đó, nếu muốn Việt Nam thực sự dân chủ và tự do thì dứt khoát chính
thể tương lai của Việt Nam phải đi theo hướng đó, tức là đi theo hướng
của “Việt Nam Cộng hòa,” phải học những kinh nghiệm cả hay và dở của
“Việt Nam Cộng hòa,” nhưng không nên dùng cái tên “Việt Nam Cộng hòa” vì
những lý do nêu ở phần 1 của câu trả lời, nhưng cũng vì Việt Nam Cộng
hòa chưa phải là một chính thể dân chủ chín muồi thực sự và nửa thế kỷ
qua đã có những biến đổi sâu rộng về công nghệ, xã hội và chính trị mà
việc quá lưu luyến quá khứ đó chưa hẳn là cách hay.
Việc
chọn tên nào cho chính thể tương lai là vấn đề chiến thuật tế nhị và
cần được thảo luận trên tinh thần xây dựng, không gây chia rẽ, phân cực
và lấy lợi ích phát triển quốc gia làm chính. Các tên khả dĩ có thể là
“Việt Nam Dân chủ Cộng hòa,” một cái tên rất hay nhưng có thể vẫn gây
chia rẽ, phân cực; có lẽ “Việt Nam Cộng hòa Dân chủ” hay hơn? Hay
chẳng nên dùng thêm tính ngữ nào cả mà chỉ tập trung vào xây dựng một
nước Việt Nam giàu mạnh, công bằng, dân chủ trong đó người Việt Nam được
tự do, hạnh phúc. Đấy là những vấn để cần được thảo luận một cách xây
dựng rộng rãi. Và đó có thể là một mẫu số chung để tất cả hay hầu hết
những người Việt chung sức xây dựng một dự án mới cho đất nước.
Cũng
cần tìm hiểu, nghiên cứu, thảo luận rộng rãi về Việt Nam nên đi theo
con đường dân chủ như thế nào, để người dân có thể hiểu về dân chủ nói
chung, dân chủ bầu cử, dân chủ đại diện, dân chủ thảo luận cân nhắc, dân
chủ tham gia vân vân cũng như các điểm hay điểm dở của chúng đề xuất
chúng ta nên xây dựng một nước Việt Nam dân chủ ra sao để chính họ sáng
tạo, thử nghiệm các sáng kiến của chính họ trong mọi việc kể cả việc
quản lý nhà nước ở mức địa phương và quốc gia. Trong bối cảnh quốc tế
hiện nay khi các nền dân chủ đang gặp nhiều thách thức, cần những cải
cách sâu rộng (kể cả việc kết hợp bầu cử với sự “rút thăm”) để xây dựng
các cơ quan nhà nước hay bổ nhiệm các quan chức cấp cao thì việc “nâng cao dân trí” này càng cấp bách.
Nhà báo Từ Thức:
Điều chắc chắn là chế độ tương lai không thể là một chế độc tài, nhất là độc tài toàn trị, kiểu Cộng sản, hay hậu Cộng sản.
Phải có một chế độ dân chủ, nhưng dân chủ kiểu nào sẽ do một quốc hội lập hiến, do toàn dân bầu ra, quyết định.
Ngày
nay có rất nhiều hình thức dân chủ trên thế giới. Thí dụ nước Pháp trao
trọn quyền cho tổng thống, quốc hội đóng vai phụ, vì sau đại chiến thứ
2, Pháp muốn có một tổng thống nhiều quyền hành, để có thể hành động
nhanh chóng.
Hoa Kỳ cũng theo tổng thống chế, nhưng quyền hạn bị hạn chế bởi quốc hội, nhất là Thượng Viện.
Tại nhiều nước khác quốc hội lựa Thủ tướng, tổng thống nếu có, chỉ đóng vai tượng trưng, không có quyền hình gì; thủ tướng mất chức khi mất đa số ở quốc hội. Bà Merkel, thủ tướng Đức, có lần chỉ trụ sở quốc hội, nói: “Boss của tôi.”
Thuỵ
Sĩ theo chế độ dân chủ trực tiếp, những vấn đề lớn đều do dân quyết
định qua trưng cầu dân ý, một chuyện không thể thực hiện ở Pháp, vì dân
Pháp bất mãn kinh niên, khi hỏi ý, đều trả lời ngược lại với chính sách
của chính quyền, do chính họ bầu ra.
Hình
thức dân chủ nào cũng có ưu hay khuyết điểm. Việt Nam, trong cái rủi có
cái may, là có hàng triệu người đang sống ở hải ngoại, có thể quan sát,
học hỏi, rút kinh nghiệm tại nhiếu quốc gia, để khi có cơ hội, có thể
xây dựng một thể chế thích hợp cho đất nước.
Có
thể lạc quan về chuyện đó, khi thấy Đài Loan chỉ trong vài năm đã xây
dựng một chế độ dân chủ gần như kiểu mẫu, không thua kém gì các nước Tây
phương đã bỏ ra nhiều thế kỷ để thực hiện.
Vấn đề là bao giờ người Việt có quyền tự chủ?
SC: Theo
các ông, những sai lầm lớn nhất của đảng Cộng sản Việt Nam và những di
sản tệ hại nhất mà họ đang và sẽ để lại cho đất nước, dân tộc là gì?
TS Nguyễn Quang A:
1) Sử dụng bạo lực [cả vật lý và ngôn từ] và luôn tìm ra những kẻ thù tưởng tượng;
2)
Khi buộc phải sửa sai lầm của chính mình thì thường không thú nhận sai
lầm một cách công khai (nhân văn giai phẩm, sửa chính sách kinh tế [“đổi mới”
thực sự là sự sửa chính sách kinh tế sai lầm nhưng coi là thành công
của mình], “Cải cách ruộng đất” có thừa nhận công khai sai lầm nhưng
chưa thành thật,…) góp phần làm hủy hoại hệ thống đạo đức;
3)
Dùng các khái niệm cùng tên nhưng ngược với cách hiểu chung của thế
giới, ngăn chặn và đàn áp các tiếng nói khác và như thế góp phần làm đảo
lộn các giá trị;
4) Bóp nghẹt tự do và như thế không có đất cho sự sáng tạo thật sự.
Nhà báo Từ Thức:
Cái sai lầm lớn nhất và di sản tai hại nhất người Cộng sản để lại cho đất nước là… đã nhập cảng chế độ Cộng sản.
Câu
trả lời có vẻ lẩm cẩm, nhưng đó là sự thực. Bởi vì chủ nghĩa đó là
nguyên nhân của tất cả những bế tắc của Việt Nam. Chủ nghĩa Cộng sản
quốc tế phủ nhận khái niệm quốc gia, khiến Việt Nam trước đây trở thành
trường thành của Cộng sản quốc tế, ngày nay càng ngày càng rơi vào quỹ
đạo Trung Quốc, nhất là khi phe đảng cầm quyền ở Việt Nam nghĩ Bắc Kinh
là bảo hiểm sinh mạng của họ.
Chủ
nghĩa Cộng sản chủ trương vô sản chuyên chế, khiến độc tài toàn trị là
con đường duy nhất, việc triệt tiêu những quyền căn bản của con người
trở thành quốc sách, mặc dù ngày nay các nhà lãnh đạo vô sản đã trở
thành triệu phú, hay tỷ phú dollars.
Cộng
sản coi lý thuyết Mác Lê là kim chỉ nam, khiến Việt Nam không có giáo
dục, chỉ có nhồi sọ; coi tất cả những người không nghĩ như họ là kẻ thù,
biến Việt Nam thành một nước không có văn hoá, vì văn hoá cần sáng tạo,
sáng tạo cần tự do tối đa.
Chủ
nghĩa Cộng sản coi tôn giáo là thuốc phiện, coi thuần phong mỹ tục là
trò chơi của giai cấp tư sản bóc lột, khiến tôn giáo bị đàn áp thẳng
tay, để thay thế bằng mê tín dị đoan, xã hội rối loạn.
Trước
bất cứ tệ trạng nào, người ta suy nghĩ tìm giải pháp, cuối cùng đều
phải đi tới kết luận: chừng nào chế độ này còn tồn tại, sẽ không có giải
pháp. Càng sửa càng sai, càng sai càng sửa.
SC: Các
ông đánh giá chiến dịch “đốt lò” chống tham nhũng của ông Tổng Bí thư
Nguyễn Phú Trọng có thành công không? Và liệu việc đánh tham nhũng này
có dẫn đến nguy cơ cho đảng Cộng sản Việt Nam theo kiểu không kiểm soát
được và sẽ “tự bắn vào chân mình”?
TS Nguyễn Quang A:
Tham
nhũng gắn với quyền lực và vì thế không thể triệt tiêu tham nhũng. Chỉ
có thể giảm bớt tham nhũng mà thôi. Thế giới có rất nhiều nghiên cứu về
quản trị tốt và tham nhũng. Theo đó, muốn chống tham nhũng thành công
(tức là giữ cho mức độ tham nhũng ở mức xã hội có thể chịu đựng được)
thì về mặt thể chế cần ít nhất 4-5 thứ:
1) Luật trị hay nhà nước pháp quyền tức
là không ai, không tổ chức nào có thể đứng trên luật pháp cả và bản
thân việc làm luật cũng phải tuân theo những quy tắc phổ biến để bảo vệ
các quyền của người dân, hạn chế sự lạm dụng của chính quyền, chứ không
phải ban hành luật một cách tùy tiện;
2) Nền tư pháp độc lập,
tức là cơ quan điều tra, tố tụng và tòa án hoạt động độc lập chỉ dựa
vào pháp luật, không bị một cá nhân hay tổ chức nào chi phối;
3) Báo chí tự do, nhất là nghề báo điều tra;
4) Xã hội dân sự lành
mạnh, sôi động để tập hợp sức mạnh trí tuệ, kỹ năng của người dân để
buộc các tổ chức, các quan chức phải minh bạch và có trách nhiệm giải
trình;
5) Có các cơ quan nhà nước giám sát độc lập nhưng
không phụ thuộc vào chính quyền (về tiền tệ, môi trường, khoa học, dược
và thực phẩm, v...v...) hoạt động chỉ theo các luật hay quy định riêng
cho chúng.
Ngoài các nhân tố thể chế nói trên việc xây dựng các giá trị, tập quán văn hóa cũng quan trọng trong việc kiểm soát tham nhũng.
Các
bạn soát lại xem Việt Nam có nhân tố nào trong 5 nhân tố cơ bản nêu
trên: không nhân tố nào cả! Càng độc quyền càng sinh ra tham nhũng. Hệ
thống sinh ra ra tham nhũng. Thiếu các yếu tố đó thì bất kể cuộc chống
tham nhũng nào, từ “đả hổ diệt ruồi” đến “đốt lò” đều không thể có kết
quả, giỏi nhất chúng chỉ có thể làm hài lòng ngắn hạn dân chúng chưa
hiểu biết kỹ mà chỉ khoái thấy các quan chức cấp cao bị “trừng trị”
nhưng không thể giải quyết bài bản, tận gốc vấn đề tham nhũng mà ngược
lại làm không khéo, tràn lan thì có thể gây sự mất lòng tin, sự tê liệt
của bộ máy, mất tính sáng tạo, sáng kiến thử nghiệm của các tổ chức và
các quan chức nhà nước, những việc vô cùng quan trọng trong việc vận
hành, phát triển và đổi mới đất nước.
Nhà báo Từ Thức:
Câu nói nổi tiếng của Lord Acton, mà người ta gán cho Churchill, đã trở thành một định luật: “Quyền
lực đưa tới tham nhũng, quyền lực tối đa tham nhũng tối đa” (power
tends to corrupt, and absolute power corrupts absolutely).
Ở
các nước dân chủ, không phải chỉ có chính quyền diệt tham nhũng. Việc
tố cáo, điều tra hay trừng trị tham nhũng là việc làm của các cơ quan
giám sát, của tư pháp chuyên môn về kinh tài, của quốc hội, của các hội
đoàn, báo chí, các đảng phái, và ngay cả mọi công dân, tất cả hoàn toàn
độc lập đối với chính quyền. Một người tham nhũng khó lọt qua tất cả
những cửa ải đó. Ở những nước độc tài, chuyện chống tham nhũng nằm trọn
trong tay một người, toàn quyền quyết định ai tham nhũng, ai đáng bị
trừng phạt.
Toà
án và công an điều tra chỉ tuân theo mệnh lệnh. Đó chỉ là những cơ hội
để triệt hạ những kẻ không thuộc phe của nhóm đang cầm quyền.
Chiến dịch “đốt lò” của ông Trọng chỉ là trò bắt chước chiến dịch “đả hổ diệt ruồi”
của Tập Cận Bình, theo truyền thống những gì xẩy ra ở bên Tàu sẽ xẩy ra
ở Việt Nam, như cuộc “Cải Cách Ruộng Đất” kinh hoàng, man rợ trước đây.
Nhân
danh diệt tham nhũng, Tập đã bỏ tù trên 100.000 cán bộ lớn nhỏ, loại bỏ
tất cả những người không cùng phe cánh, hay những nhà tài phiệt đã quá
thành công để có thể có ảnh hưởng trong xã hội, như Jack Ma, để trở
thành hoàng đế vĩnh viễn của nước Tàu.
Hậu
quả là tham nhũng không thuyên giảm, nhưng guồng máy nhà nước trì trệ,
vì cán bộ các cấp sợ bị sờ gáy, khoanh tay không làm gì nữa. Các nhà đầu
tư ngoại quốc tìm cách chạy khỏi Trung Quốc, vì giới kinh tài rất sợ
đầu tư ở những nước không có đường lối, luật pháp minh bạch.
Tập có 2 mục đích khi phát động chiến dịch “đả hổ diệt ruồi”:
Thứ nhất, loại trừ đối lập Thứ hai, cứu Đảng, vì nạn tham nhũng khủng
khiếm đã gây bất mãn trong các tầng lới nhân dân, ở một xứ người dân đã
quên cả chuyện bất bình, để được yên thân.
Ông Trọng học nguyên văn bài bản của Tập, cũng có 2 mục tiêu đó khi “đốt lò.”
Chiến dịch "đốt lò"
có vẻ ngoạn mục, trở thành chuyện vui trong các tiệm cà phê, bàn tán
chuyện ai lên ngựa ai ngã ngựa, nhưng sẽ chẳng đi tới đâu. Ông Trọng
cũng không nên mong chuyện diệt tham nhũng thành công, bởi vì nếu không
còn tham nhũng, sẽ chẳng còn ai làm việc, chẳng còn ai giữ đảng.
Ngày
nay, không ai còn mơ thế giới đại đồng, không còn chiêu bài chống Mỹ
cứu nước, nếu còn những người trung thành với Đảng, chỉ vì còn đặc quyền
đặc lợi, quyền được tham nhũng.
Bài trừ tham nhũng tới nơi tới chốn là một cách cưa cành cây, trên đó các lãnh tụ Đảng đang ngồi.
SC: Sau
gần nửa thế kỷ dưới một chế độ độc tài toàn trị, theo các ông, những
“căn bệnh” lớn nhất trong xã hội Việt Nam hiện nay là gì?
TS Nguyễn Quang A:
Băng hoại đạo đức, dối trá, khoa trương, không minh bạch.
Nhà báo Từ Thức:
Dân
tộc nào cũng có tính xấu bên cạnh tính tốt. Dân Việt Nam cũng vậy.
Nhưng có những bệnh xã hội đặc biệt do chế độ độc tài tạo ra: bệnh dối
trá, vô trách nhiệm, vô cảm, vô luân.
Dối
trá: Dưới một chế độ toàn trị, dối trá là một nghệ thuật sống. Nói thực
điều mình suy nghĩ, bày tỏ sự bất mãn, bất đồng ý kiến có thể mất công
ăn, việc làm, bổng lộc, nếu không mất mạng. Dối trá là một phương pháp
để sống còn, dần dần sẽ trở thành một thói quen, một bản năng, một dân
tộc tính.
Vô
trách nhiệm: dối trá đưa tới tinh thần vô trách nhiệm. Người ta chỉ làm
những gì chắc chắn là sẽ không bị tai bay vạ gió; không ai nghĩ tới xã
hội, tới ích lợi chung. Giả vờ tin, giả vờ làm việc.
Vô
cảm: những người còn lương tâm, bất mãn trước bất công, trước bạo
quyền, trước việc đất nước lâm nguy, đều bị đàn áp, hành hạ, bỏ tù. Hậu
quả là không ai tha thiết đến chuyện chung nữa, hoàn toàn vô cảm, chỉ
nghĩ đến quyền lợi riêng,
Vô
luân: những giá trị cũ, phong hoá cũ bị xoá sạch, tôn giáo bị đàn áp để
thay bằng mê tín dị đoan, giáo dục thay bằng tuyên truyền, xã hội không
còn kim chỉ nam, hỗn loạn, không lý tưởng.
Đó
chỉ là một vài thí dụ, nhưng đủ đưa tới một xã hội rất kỳ lạ. Rất khôi
hài, nếu không phải là dân tộc của chính mình. Một dân tộc không có quá
khứ, bởi vì lịch sử đã bị viết lại. Không có tương lai, giống như cây
tre, chính sách ngoại giao của ông Trọng, không biết ngả về hướng nào,
không biết đi đâu, ngoài chuyện cố bám vào, hay giả vờ bám vào một chủ
nghĩa đã giết 100 triệu người, mà thế giới, trừ Tàu, Việt Nam, Cuba và
Bắc Hàn, đã chối bỏ.
Không
quá khứ, không tương lai, không còn một giá trị, khuôn mẫu nào, xã hội
như một con tầu không lái, không biết đi về hướng nào. Cả một dân tộc
sống cho qua ngày, chờ đợi một cái gì vô hình. Giống như những nhân vật
trong vở kịch “En attendant Godot’’ (Trong khi chờ đợi Godot), của Samuel Beckett, ngồi chờ Godot, nhưng không biết Godot là ai, có thể làm gì để cứu mình. Và cuối cùng Godot không tới.
SC: Theo
các ông, bài học lớn nhất rút ra từ cuộc chiến Việt Nam, cho cả hai
miền Nam-Bắc là gì? Và hiện nay Việt Nam đã học được bài học ấy chưa?
TS Nguyễn Quang A:
Bất bạo động, “bạo động tắc tử”
như lời nhắc nhở của cụ Phan Châu Trinh. Đáng tiếc người dân Việt Nam ở
khắp nơi cả trong nước và ngoài nước, thuộc bất cứ phe nào phải rất
nghiêm túc học bài học này (kể cả việc không dùng ngôn từ kích động bạo
lực, hiểu đúng về sự thỏa hiệp [một giá trị vô cùng quan trọng nhưng
thường bị người Việt coi là xấu], cổ vũ khuyến khích sự khoan dung…nói
cách khác là xây dựng các giá trị dân chủ trên tầng văn hóa).
Nhà báo Từ Thức:
Bài
học lớn nhất cho người Việt Nam là chỉ có mình bảo vệ, xây dựng đất
nước mình. Những nước khác chỉ nghĩ tới quyền lợi của chính họ, sẵn sàng
bỏ rơi đồng minh nếu họ muốn thay đổi chính sách. Việt Nam Cộng Hòa
quá tin Hoa Kỳ, đã bị bỏ rơi không thương tiếc.
Người
Cộng sản Việt Nam trung thành, vâng lệnh Trung Cộng, mặc dù Trung Cộng
xâm chiếm biển đảo, ranh giới, bành trướng thế lực ở Việt Nam, hay trắng
trợn xâm lăng như khi Đặng Tiểu Bình muốn “dạy Việt Nam một bài học” năm 1979.
Bài
học cực kỳ đơn giản đó, trải qua những kinh nghiệm đắng cay, đau đớn,
người Việt ta chưa học được. Vọng ngoại là bệnh nan y của người Việt,
nhiều người đồng hương vẫn trông chờ những đấng cứu tinh ngoại quốc tới
cứu mình, quên rằng mục tiêu số một của họ là giữ cái ghế của chính họ,
sau đó là quyền lợi phe đảng, cuối cùng là quyền lợi của đất nước họ. Số
mệnh của dân tộc Việt Nam là một khái niệm rất mơ hồ. Nếu cần hy sinh
hàng triệu người Việt vì một tính toán lợi lộc, họ sẵn sàng làm.
Việt
Nam là một nước nhỏ, không thể đứng một mình, cần đồng minh. Nhưng đồng
minh nào cũng chỉ là nhất thời, cái linh thiêng vĩnh viễn là vận mệnh
dân tộc. Và vận mệnh của một dân tộc hoàn toàn tuỳ thuộc dân tộc đó.
SC: Nhiều
nhà bình luận quốc tế cho rằng thế giới hiện nay đang đứng trước một
tình thế rất nguy hiểm, với những xung đột đang hoăc sẽ có khả năng bùng
nổ ở nơi này nơi khác: cuộc chiến Nga xâm lược Ukraine, xung đột ở khu
vực Trung Đông, mối đe dọa của Trung Cộng đối với Đài Loan và khu vực
biển Đông, sự hình thành trục ác Nga-Trung Quốc-Iran-Bắc Hàn trong lúc
các nền dân chủ hàng đầu của phương Tây đang bị đánh phá, xói mòn từ bên
ngoài lẫn bên trong… Chỉ cần một hành động gây hấn hay một cái đầu
“nóng” của một nhân vật lãnh đạo, một nguyên thủ quốc gia nào đó là
chiến tranh có thể lan rộng, thậm chí thế chiến thứ Ba sẽ bùng nổ; hoặc
sự thắng thua của một bên trong một cuộc xung đột có thể làm đảo lộn
trật tự thế giới v..v… Đứng trước tất cả những thử thách đó thì các ông
nhận thấy tầm nhìn, sự chuẩn bị đối phó cho tới những bước đi cụ thể của
đảng Cộng sản Việt Nam ra sao?
TS Nguyễn Quang A:
Do
đảng Cộng sản Việt Nam không minh bạch và có thể coi các sự chuẩn bị
hay kế hoạch như vậy là bí mật quốc gia nên tôi không rõ họ chuẩn bị thế
nào nên khó bình luận. Tuy vậy từ chính sách ngoại giao (xây dựng các
mối quan hệ với các nước theo tầm quan trọng của họ với Việt Nam theo
các cấp độ khác nhau) để tranh thủ giữ hòa bình phát triển đất nước là
hướng tôi cho là đúng. Còn tốt hơn nữa nếu chúng ta có cùng các giá trị
với các nước dân chủ tiên tiến và có sự thảo luận để dân chúng cùng xây
dựng các phương án đối phó với tình hình, thế thì người dân mới là chủ
chứ không chỉ là chủ hờ trên giấy.
Nhà báo Từ Thức:
Tại
Á Châu, các quốc gia láng giềng của Việt Nam đang xiết chặt hàng ngũ
chống hiểm hoạ Tàu. Nhật Bản, Phi Luật Tân công khai hợp tác với AUKUS
(1) là một tổ chức hợp tác quân sự giữa 3 quốc gia Úc, Anh và Mỹ thành
lập từ 2021 với mục đích ngăn chặn sự bành trướng của Trung Cộng. Hoa Kỳ
qua quyết định viện trợ mới đây cho Đài Loan đã cho thấy họ sẵn sàng
đương đầu với Bắc Kinh.
Trong
bối cảnh đó, người ta không hiểu đường lối ngoại giao của Việt Nam là
gì. Ông Trọng hãnh diện về chính sách “ngoại giao cây tre.” Cây tre
không nghiêng hẳn về phe nào, nhưng theo cơ hội chủ nghĩa, ngả theo
chiều gió.
Trung
thành với Bắc Kinh, trong khi các nước trong vùng kết hợp chống Tàu,
Việt Nam tự cô độc hoá ở Á Châu. Không quốc gia nào trong vùng tin vào
Việt Nam nữa. Vận mệnh Việt Nam nằm trong tay Bắc Kinh. Đó là một
nghịch lý: trong khi Trung Hoa đang gặp khó khăn về mọi mặt: kinh tế
khủng hoảng, xuất cảng giảm sút, thất nghiệp tràn lan, dân tộc lão hoá,
và đang bị Hoa Kỳ và các nước Tây Phương coi là kẻ thù, ít nhất trên
lãnh vực kinh tế. Tóm lại, khi chuyện thoát Trung có cơ hội thuận tiện
nhất, Việt Nam càng ngày càng rơi vào quỹ đạo Tàu.
Nhìn từ ngoài thấy khó hiểu, nhưng ông Trọng có lý của ông khi ngả về phe Tàu.
Thứ nhất: Ông Trọng là những người cuối cùng còn tin, còn cuồng chủ nghĩa Cộng sản.
Thứ
hai: Giới lãnh đạo Việt Nam vẫn cảm thấy gần gũi với những nước có văn
hoá Cộng sản như Nga, hay Tàu, hơn là với những nước dân chủ.
Thứ
ba: Kết hợp bè đảng với các nước độc tài thoải mái hơn là với những
nước dân chủ, có những nguyên tắc rắc rối, nhiêu khê mà họ ghê sợ, thí
dụ bầu cử trong sạch, tự do báo chí, tam quyền phân lập vv…
Trong
thời đại cực kỳ bất ổn hiện tại trên thế giới, rất khó biết đường đi
nước bước của Việt Nam trong tương lai. Vì Việt Nam đi đâu, theo ngả
nào, không phải là chuyện chung của gần 100 triệu người, mà là chuyện
riêng của một nhóm. Họ có lý luận riêng, có “logique” riêng. Họ
sẽ tuỳ cơ ứng biến, tuỳ theo quyền lợi của họ để quyết định vận mệnh của
một mảnh đất 330.000 cây số vuông, mà họ là chủ nhân.
SC: Dư đoán của các ông về tương lai của Việt Nam 10 năm tới và vai trò của người trí thức đối với vận mệnh của đất nước, dân tộc?
TS Nguyễn Quang A:
Một
hệ thống gồm các thành phần biết tư duy, tức là suy nghĩ, có hành động
(mà lại phụ thuộc vào tư duy) tạo thành một hệ thống phi tuyến, phức tạp
và sự tiến triển của hệ thống như vậy không thể dự đoán được. Một xã
hội là một hệ thống như vậy và còn phụ thuộc vào môi trường, hoàn cảnh
bên ngoài, nên các dự đoán thường chỉ là sự đoán mò của các lang băm.
Tôi
không muốn trở thành một lang băm. Tuy nhiên nếu chúng ta làm mọi cách
để nâng cao dân trí, để phát triển kinh tế, khoa học và công nghệ, để có
cuộc sống khỏe, để nuôi dưỡng các giá trị chung, nhất là khát vọng tự
do (chấn hưng dân khí) và tích cực tham gia vào các phong trào xã hội để
thực hiện và nâng cao các giá trị đó thì mục tiêu xây dựng một Việt Nam
giàu mạnh, dân chủ, văn minh, bình đẳng hạnh phúc chắc chắn sẽ đạt được
(từng phần) và quá trình này chỉ có thể được cải thiện liên tục nếu số
đông người Việt làm vậy một cách liên tục và không ngưng nghỉ. Nói cách
khác chúng ta nên học tập, phát triển, làm phong phú thêm và thực hiện
tư tưởng Phan Châu Trinh. Việc đó chính là việc góp phần xây dựng dân
chủ (ngay bây giờ trong lòng chế độ độc tài), hiện đại hóa đất nước thay
cho việc ngồi thụ động trông chờ ai đó khác và bận tâm đến việc dự
đoán.
Tương
lai của Việt Nam là sự lựa chọn của chính chúng ta, nó phụ thuộc vào
suy nghĩ, hành động của tất cả chúng ta hàng ngày! Tự do hay nô lệ là
lựa chọn của chính chúng ta. Nước mạnh dân giàu hay dân nghèo nước yếu
là lựa chọn của chính chúng ta.
Nhà báo Từ Thức:
Các
chuyên gia, kể cả những người lỗi lạc nhất, thường thường sai lầm khi
tiên đoán thời cuộc. Trước đó ít ngày, ít ai nghĩ Nga Xô Viết sụp đổ
nhanh chóng như vậy, năm 1991. Trước khi Putin xua quân qua lãnh thổ
Ukraine, không ai nghĩ Putin sẽ điên khùng như vậy, trừ tình báo Mỹ.
Những
thay đổi lớn trên thế giới thường thường nhờ hai điều điện: Thứ nhất là
làn sóng ngầm, đòi hỏi thay đổi; Thứ hai là một đột biến khiến nhà cầm
quyền không kiểm soát nổi tình thế.
Nếu
lạc quan, người ta nghĩ chế độ Cộng sản đã cáo chung, vì bế tắc mọi
mặt, khiến dân bất mãn, nghĩa là đã có một làn sóng ngầm.
Người
bi quan hỏi: ai, lực lượng nào sẽ gây đột biến, trong một quốc gia đa
số thờ ơ, vô cảm, trong một quốc gia ngân sách công an lớn hơn ngân sách
giáo dục. Đảng Cộng sản Việt Nam đã thành công trong việc xây dựng một
mô hình xã hội như Aldous Huxley mô tả: Một nhà tù không tường, trong
đó tù nhân được hưởng những thú vui vật chất, những trò giải trí rẻ
tiền, thoả mãn với thân phận nô lệ của mình, không muốn phá ngục nữa,
đôi khi còn đồng loã với cai ngục (2)
Khi
nào cái tư duy chưa bị đập vỡ, sẽ khó có thay đổi. Và nếu có thay đổi,
theo Antonio Gramsci, sẽ chỉ là những cuộc đảo chánh. Quyền lực sẽ từ
Đảng Cộng sản chuyển sang tư bản đỏ, mafia đỏ, như ở nước Nga của Putin. Ai làm chuyện thay đổi tư duy đó, mà cụ Phan Chu Trinh gọi là “khai dân trí,” để làm nền móng cho tương lai? Trí thức. Rất tiếc Việt Nam không có một tầng lớp trí thức (intelligentsia), soi đường cho xã hội, là lương tâm của đất nước, như ở Pháp với Victor Hugo, Emile Zola…, hay gần đây với Albert Camus.
Sau
gần một thế kỷ, chính sách ngu dân đã tiêu diệt hàng ngũ trí thức, chỉ
còn những người có bằng cấp, bằng giả hay bằng thực, thụ động, yên phận
để bảo vệ đôi chút bổng lộc, hay đôi khi chỉ đôi chút danh hão.
Vai
trò của trí thức? Câu hỏi mông mênh. Tạm trả lời, trong bối cảnh hiện
tại, có lẽ không nên trông chờ một hàng ngũ trí thức đóng vai lương tâm
của xã hội, đứng mũi chịu sào. Chỉ mong họ ý thức một điều cơ bản: đất
nước không thể xây dựng trong một chế độ độc tài. Tất cả bắt đầu từ trí
não, từ cách suy nghĩ. Nói vậy có vẻ đơn giản, trẻ con, nhưng rất gần
với sự thực.
Viết
về tệ trạng nô lệ thời La Mã, Alexis de Tocqueville ngạc nhiên thấy tại
sao giữa các triết gia, trí thức uyên bác, không có ai thấy chuyện bình
đẳng giữa người với người là một chuyện rất tự nhiên. Đó là chuyện
cách đây 2000 năm. Ngày nay, chắc có người ngạc nhiên tại sao ý niệm
nhân quyền, nhân phẩm của mỗi người dân vẫn chưa là một ưu tiên, trước
thú vui hưởng thụ vật chất, nơi rất rất đông người đồng hương, kể cả trí
thức.
Trong
bối cảnh đó, phải ngả mũ khâm phục những người, trí thức hay không, rất
hiếm hoi, vẫn tiếp tục tranh đấu cho nhân quyền, cho đất nước, dưới mọi
hình thức, bất chất đe doạ, phỉ báng, vu cáo, chụp mũ hay tù đày. Càng
đáng kính hơn nữa, khi họ hành động trong sự thờ ơ của xã hội.
SC: Chân thành cảm ơn TS Nguyễn Quang A và nhà báo Từ Thức.
Song Chi (thực hiện)
———–
Chú thích
(1) (AUKUS: Australia, United Kingdom, US)
Trần Văn Giang (ghi lại)