Nhân Vật
“Phạm Văn Đồng – người học trò xuất sắc của Chủ tịch Hồ Chí Minh” nên đã vâng lời thầy ký “Công hàm bán nước”?
Hóa ra không phải “Tháng Ba – 3 ngày kỷ niệm hệ trọng liên quan chủ quyền lãnh thổ“, mà phải là 4 ngày.
Nhưng cái ngày thứ tư mới được phát hiện hôm nay lại có một ý nghĩa khác hẳn, đó là ngày sinh của cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng, người bị quy hết cho tội “bán nước” khi ký bức Công hàm 1958, tán thành Tuyên bố của Trung Cộng về hải phận (*), để từ đó đã và sẽ có rất nhiều thuận lợi cho chính quyền cộng sản Trung Quốc bành trướng, xâm lấn chủ quyền của Việt Nam trên Biển Đông.
Đã từng có những nghi vấn thực chất những gì đằng sau bức Công hàm này, Hồ Chí Minh có vai trò ra sao, v.v..
Xét theo những thông tin về nội tình chính quyền Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và Đảng Lao động Việt Nam khi đó, 1958, thì Hồ Chí Minh chưa phải tới lúc mất nhiều quyền lực. Vậy chắc chắn người “thầy” này của Phạm Văn Đồng phải đóng vai trò quyết định, chịu trách nhiệm lớn nhất với bức Công hàm đó. Tiếc rằng rất nhiều nhân vật hâm mộ Hồ Chí Minh nay đang tranh đấu cho chủ quyền, dân chủ lại đã lảng tránh nghi vấn này.
Có thông tin từ người am hiểu tình hình khi đó cho hay, đã có những ý kiến thắc mắc, phản đối tại Quốc hội, thế nhưng vụ việc vẫn bị cho qua.
Điều hiển nhiên không thể che đậy được, là chính quyền CSVN bao năm lờ đi câu chuyện này, chỉ đến khi chính nhà nước Trung Cộng lôi ra để tấn công, và trước đó bị dư luận người Việt yêu nước lên án rất nhiều, họ mới từ từ hé lộ, tìm cách biện minh một cách không chính thức.
Đây cũng lại thêm một bí ẩn rất quan trọng của lịch sử, cần được đưa ra ánh sáng.
–
* Xem: – Phạm Văn Đồng (Wikipedia); - http://conghambannuoc.tripod.com; - Hóa giải công hàm Phạm Văn Đồng 1958? (RFA); - Nhìn lại Công hàm Phạm Văn Đồng 1958 (BBC); - Công hàm 1958 với chủ quyền Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam (TVN/ĐĐK).
———–
Thứ bảy, 01/03/2014 09:32
Phạm Văn Đồng – người học trò xuất sắc của Chủ tịch Hồ Chí Minh
(CATP) Bác Phạm Văn Đồng thuở nhỏ được bạn bè gọi thân mật là “Tám Đồng Đen”, vì cậu Tám thường chơi đùa với các bạn chăn trâu, cắt cỏ, thả diều, mình trần đen trùng trục nên được gọi như thế!
Căn nhà nhỏ ba gian, ngói nâu, khuất sau mấy hàng cau và bờ rào ngâu xanh lộ ra ven lối mòn đường làng đất đỏ, vừa được huyện xây dựng lại sau giải phóng. Đó là nếp nhà đơn sơ với mấy luống hành, vài vạt rau ngót và một cành mai trước cổng.
Tôi cùng ông Trương Công Huấn – nguyên Phó trưởng ban Tuyên huấn Khu ủy Trung bộ và bà Đinh Minh Hoai – quyền Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ngãi – về dâng hương bên bàn thờ bác Tám. Anh Phạm Ngọc Đông, Hiệu phó Trường trung học cơ sở Mộ Đức – cháu gọi bác Đồng bằng ông chú, đang trông coi nhà lưu niệm đồng thời là nhà thờ họ Phạm, cho biết: “Sinh thời ông Tám không cho cúng giỗ linh đình, chỉ cúng chay, bánh trái và hoa quả. Quà ông gửi về thường là vài cân chè, hộp bánh ngọt cúng gia tiên. Giờ đây gia đình cùng dân làng theo lệ cũ, chỉ hương hoa thanh đạm”.
Đồng chí Tân Vũ – nguyên Chủ tịch Mặt trận tỉnh Quảng Ngãi – cho biết, tỉnh đang quy hoạch con đường trước nhà bác và đặt tên là đại lộ Phạm Văn Đồng.
Tôi lang thang quanh khu vườn nhỏ chỉ vài trăm mét vuông với bờ ngâu, giếng nước và hàng đu đủ sau nhà. Anh Đông giới thiệu với tôi các bức ảnh ở phòng lưu niệm khi ông Tám về ngả lưng lúc mệt mỏi. Một bộ ghế cổ cẩn xà cừ để khách ngồi uống trà đàm đạo cùng ông. Con đường bờ ruộng ông Tám vẫn quen đi thuở nào, những năm cuối đời tuy mắt đã kém nhưng ông vẫn lần ra với chiếc gậy cầm tay để thăm mộ song thân. Ông Tám thăm già, tặng quà lũ trẻ rồi đi thăm làng xóm. Đâu đâu ông cũng nhắc nhở đoàn kết thương yêu nhau, ra sức sản xuất và tiết kiệm.
Sinh thời ông sống rất giản dị và luôn dặn dò con cháu không được dựa thân thế mà làm ảnh hưởng đến uy tín của tộc họ.
Còn nhớ những ngày tập kết ra Bắc, ở Hà Nội thi thoảng tôi thường theo người anh họ Trương Quang Giao, nguyên Bí thư Liên khu ủy Liên khu 5, đến thăm bác Tám. Biết tôi là nhà văn, nhà báo, bác Tám – lúc bấy giờ gọi là bác Tô – hỏi tôi về tình hình văn chương, sách vở và sinh hoạt của anh chị em văn nghệ. Bác Tô quan tâm đến các nhà văn, nhà sáng tác, nhiều khi bác gửi cả rượu cho nhà văn Nguyễn Tuân, thuốc cho nhà thơ Tế Hanh và nhiều nhà văn khác. Khi hoàn thành bộ ba tác phẩm Núi sông hùng vĩ, tôi kính tặng bác, và không phải với riêng tôi, hễ nhận sách, nhận tác phẩm của ai, bác Tô cũng đều có thư riêng cảm ơn. Sau này mắt kém, đồng chí Nguyễn Tiến Năng theo lệnh bác đều có thư cảm ơn. Ngày 1-9-1968 sau cuộc mít-tinh kỷ niệm ở Ba Đình, buổi chiều có mưa giông nhỏ, chúng tôi đến chờ ở nhà khách Phủ Chủ tịch để ghi âm bài diễn văn quan trọng phát trên Đài phát thanh chiều 2-9. Xong việc, Thủ tướng bảo tôi ở lại và nói:
- Tôi có nhận thư em (bác Tô lúc bấy giờ gọi tôi bằng em còn bức thư là tâm sự của tôi kính gửi Thủ tướng về việc đấu tranh nội bộ và chống tiêu cực bị trù dập suốt mấy năm liền). Phải thật khách quan và bình tĩnh em ạ! Đấu tranh phê bình là tốt nhưng phải có phương pháp và phải kiên trì, không được vượt nguyên tắc. Dẫu bị “cả vú lấp miệng em” thì mình vẫn phải mềm mỏng thuyết phục. Mình như cái bao bông, hễ đánh thì mình bật lùi, chứ trân ngực ra cho người đánh thì đâu có được. Đó là mâu thuẫn nội bộ chớ đâu phải kẻ thù.
Hôm nay giữa nhà lưu niệm trong ngày giỗ của bác Tám, bà con lặng im trong khói hương nghi ngút. Tôi vẫn hình dung ra một người cha, người anh nhân từ, bao dung và độ lượng, một vị lãnh tụ kiên cường và thấu hiểu đến từng người dân thấp cổ bé họng…
Và một lần vào năm 1982 tôi ra Hà Nội chuẩn bị đi làm phim ở Đông Âu. Tôi và đạo diễn Hồ Tây đang quay cảnh các đoàn khách quốc tế về thăm nhà sàn Bác Hồ trong Phủ Chủ tịch, chợt thấy một mái đầu tóc bạc, cao cao khuất trong vòm lá xanh bên hông nhà sàn Bác Hồ. Thì ra Thủ tướng đang dạo bước ra chiều suy tư bên thềm, chúng tôi chạy vô ghi hình bác Tô. Xong một trường đoạn, chúng tôi vội thưa:
- Xin Thủ tướng cho phép được quay bộ phim tài liệu về một ngày làm việc của Thủ tướng ạ.
Bác Tô cười rất sảng khoái:
- Các đồng chí nên quay các anh hùng chiến sĩ chiến đấu, sản xuất giỏi. Còn ý định kia xin các đồng chí tạm gác lại nhé!
Rồi thấy tôi bị lạnh vì gió mùa đột ngột, cổ áo phong phanh, bác Tô đưa tay cài kín lại cho tôi và ân cần dặn dò như người cha với đứa con nhỏ: “Nhớ giữ ấm cổ nhé! Cảm lạnh đấy, đừng chủ quan!”. Ôi tấm lòng bao la của một vị đứng đầu Chính phủ mà sao lại chi tiết, cụ thể từng việc nhỏ đến thế!
Đặc biệt khi nói chuyện với cán bộ địa phương huyện nhà, bác Tô đã nhắc nhở:
- Huyện mình là một huyện nông nghiệp, tăng gia sản xuất cấy trồng, phải làm sao cho các cháu nhỏ mỗi sáng đến trường có một cốc sữa đậu nành để đủ dinh dưỡng phát triển trí tuệ.
Bác Tô của chúng ta là thế! Tấm lòng của nhà lãnh đạo Đảng và Nhà nước cụ thể là vậy! Và trên Tạp chí Anaweek ngày 29-1-2000 cũng từng ca ngợi: “Cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng là một trong những người kiến tạo hàng đầu nền độc lập của nước Việt Nam. Ông đã đưa đất nước vượt qua những thời điểm then chốt trong lịch sử. Với vai trò Thủ tướng hơn ba thập niên chiến tranh và thống nhất, người mà Hồ Chí Minh xem là “con người khác của tôi” vẫn giữ lời thề xã hội chủ nghĩa”.
Chúng ta cảm thấy tự hào vì quê hương Mộ Đức đã sản sinh ra một anh hùng kiệt xuất, nhà chính trị thiên tài, học trò xuất sắc của Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại. Bà Đinh Minh Hoai, người dân tộc Hrê, cho biết để nhớ ơn bác Phạm Văn Đồng, nhiều gia đình từ họ Đinh đã đổi thành họ Phạm. Thương nhớ bác Đồng, người Hrê thề một lòng đi theo cách mạng, theo Đảng.
Đoàn Minh Tuấn
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
- Huỳnh Ngọc Chênh - Hôm nay đón Nguyễn Thúy Hạnh về nhà, kịch tính như phim
- "Sư Minh Tuệ" - by Đỗ Duy Ngọc / Trần Văn Giang (ghi lại)
- "Thế lực nào đã đầu độc tướng vi-xi Nguyễn Chí Vịnh?" - Lê Văn Đoành / Trần Văn Giang (ghi lại)
- NHỮNG NỮ LƯU LỪNG DANH Ở MỸ & THẾ GIỚI - TRẦN VĂN NGÀ
- Putin tiến thoái lưỡng nan vì đã tính sai nước cờ _ Hoài Việt
“Phạm Văn Đồng – người học trò xuất sắc của Chủ tịch Hồ Chí Minh” nên đã vâng lời thầy ký “Công hàm bán nước”?
Hóa ra không phải “Tháng Ba – 3 ngày kỷ niệm hệ trọng liên quan chủ quyền lãnh thổ“, mà phải là 4 ngày.
Nhưng cái ngày thứ tư mới được phát hiện hôm nay lại có một ý nghĩa khác hẳn, đó là ngày sinh của cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng, người bị quy hết cho tội “bán nước” khi ký bức Công hàm 1958, tán thành Tuyên bố của Trung Cộng về hải phận (*), để từ đó đã và sẽ có rất nhiều thuận lợi cho chính quyền cộng sản Trung Quốc bành trướng, xâm lấn chủ quyền của Việt Nam trên Biển Đông.
Đã từng có những nghi vấn thực chất những gì đằng sau bức Công hàm này, Hồ Chí Minh có vai trò ra sao, v.v..
Xét theo những thông tin về nội tình chính quyền Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và Đảng Lao động Việt Nam khi đó, 1958, thì Hồ Chí Minh chưa phải tới lúc mất nhiều quyền lực. Vậy chắc chắn người “thầy” này của Phạm Văn Đồng phải đóng vai trò quyết định, chịu trách nhiệm lớn nhất với bức Công hàm đó. Tiếc rằng rất nhiều nhân vật hâm mộ Hồ Chí Minh nay đang tranh đấu cho chủ quyền, dân chủ lại đã lảng tránh nghi vấn này.
Có thông tin từ người am hiểu tình hình khi đó cho hay, đã có những ý kiến thắc mắc, phản đối tại Quốc hội, thế nhưng vụ việc vẫn bị cho qua.
Điều hiển nhiên không thể che đậy được, là chính quyền CSVN bao năm lờ đi câu chuyện này, chỉ đến khi chính nhà nước Trung Cộng lôi ra để tấn công, và trước đó bị dư luận người Việt yêu nước lên án rất nhiều, họ mới từ từ hé lộ, tìm cách biện minh một cách không chính thức.
Đây cũng lại thêm một bí ẩn rất quan trọng của lịch sử, cần được đưa ra ánh sáng.
–
* Xem: – Phạm Văn Đồng (Wikipedia); - http://conghambannuoc.tripod.com; - Hóa giải công hàm Phạm Văn Đồng 1958? (RFA); - Nhìn lại Công hàm Phạm Văn Đồng 1958 (BBC); - Công hàm 1958 với chủ quyền Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam (TVN/ĐĐK).
———–
Thứ bảy, 01/03/2014 09:32
Phạm Văn Đồng – người học trò xuất sắc của Chủ tịch Hồ Chí Minh
(CATP) Bác Phạm Văn Đồng thuở nhỏ được bạn bè gọi thân mật là “Tám Đồng Đen”, vì cậu Tám thường chơi đùa với các bạn chăn trâu, cắt cỏ, thả diều, mình trần đen trùng trục nên được gọi như thế!
Căn nhà nhỏ ba gian, ngói nâu, khuất sau mấy hàng cau và bờ rào ngâu xanh lộ ra ven lối mòn đường làng đất đỏ, vừa được huyện xây dựng lại sau giải phóng. Đó là nếp nhà đơn sơ với mấy luống hành, vài vạt rau ngót và một cành mai trước cổng.
Tôi cùng ông Trương Công Huấn – nguyên Phó trưởng ban Tuyên huấn Khu ủy Trung bộ và bà Đinh Minh Hoai – quyền Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ngãi – về dâng hương bên bàn thờ bác Tám. Anh Phạm Ngọc Đông, Hiệu phó Trường trung học cơ sở Mộ Đức – cháu gọi bác Đồng bằng ông chú, đang trông coi nhà lưu niệm đồng thời là nhà thờ họ Phạm, cho biết: “Sinh thời ông Tám không cho cúng giỗ linh đình, chỉ cúng chay, bánh trái và hoa quả. Quà ông gửi về thường là vài cân chè, hộp bánh ngọt cúng gia tiên. Giờ đây gia đình cùng dân làng theo lệ cũ, chỉ hương hoa thanh đạm”.
Đồng chí Tân Vũ – nguyên Chủ tịch Mặt trận tỉnh Quảng Ngãi – cho biết, tỉnh đang quy hoạch con đường trước nhà bác và đặt tên là đại lộ Phạm Văn Đồng.
Tôi lang thang quanh khu vườn nhỏ chỉ vài trăm mét vuông với bờ ngâu, giếng nước và hàng đu đủ sau nhà. Anh Đông giới thiệu với tôi các bức ảnh ở phòng lưu niệm khi ông Tám về ngả lưng lúc mệt mỏi. Một bộ ghế cổ cẩn xà cừ để khách ngồi uống trà đàm đạo cùng ông. Con đường bờ ruộng ông Tám vẫn quen đi thuở nào, những năm cuối đời tuy mắt đã kém nhưng ông vẫn lần ra với chiếc gậy cầm tay để thăm mộ song thân. Ông Tám thăm già, tặng quà lũ trẻ rồi đi thăm làng xóm. Đâu đâu ông cũng nhắc nhở đoàn kết thương yêu nhau, ra sức sản xuất và tiết kiệm.
Sinh thời ông sống rất giản dị và luôn dặn dò con cháu không được dựa thân thế mà làm ảnh hưởng đến uy tín của tộc họ.
Còn nhớ những ngày tập kết ra Bắc, ở Hà Nội thi thoảng tôi thường theo người anh họ Trương Quang Giao, nguyên Bí thư Liên khu ủy Liên khu 5, đến thăm bác Tám. Biết tôi là nhà văn, nhà báo, bác Tám – lúc bấy giờ gọi là bác Tô – hỏi tôi về tình hình văn chương, sách vở và sinh hoạt của anh chị em văn nghệ. Bác Tô quan tâm đến các nhà văn, nhà sáng tác, nhiều khi bác gửi cả rượu cho nhà văn Nguyễn Tuân, thuốc cho nhà thơ Tế Hanh và nhiều nhà văn khác. Khi hoàn thành bộ ba tác phẩm Núi sông hùng vĩ, tôi kính tặng bác, và không phải với riêng tôi, hễ nhận sách, nhận tác phẩm của ai, bác Tô cũng đều có thư riêng cảm ơn. Sau này mắt kém, đồng chí Nguyễn Tiến Năng theo lệnh bác đều có thư cảm ơn. Ngày 1-9-1968 sau cuộc mít-tinh kỷ niệm ở Ba Đình, buổi chiều có mưa giông nhỏ, chúng tôi đến chờ ở nhà khách Phủ Chủ tịch để ghi âm bài diễn văn quan trọng phát trên Đài phát thanh chiều 2-9. Xong việc, Thủ tướng bảo tôi ở lại và nói:
- Tôi có nhận thư em (bác Tô lúc bấy giờ gọi tôi bằng em còn bức thư là tâm sự của tôi kính gửi Thủ tướng về việc đấu tranh nội bộ và chống tiêu cực bị trù dập suốt mấy năm liền). Phải thật khách quan và bình tĩnh em ạ! Đấu tranh phê bình là tốt nhưng phải có phương pháp và phải kiên trì, không được vượt nguyên tắc. Dẫu bị “cả vú lấp miệng em” thì mình vẫn phải mềm mỏng thuyết phục. Mình như cái bao bông, hễ đánh thì mình bật lùi, chứ trân ngực ra cho người đánh thì đâu có được. Đó là mâu thuẫn nội bộ chớ đâu phải kẻ thù.
Hôm nay giữa nhà lưu niệm trong ngày giỗ của bác Tám, bà con lặng im trong khói hương nghi ngút. Tôi vẫn hình dung ra một người cha, người anh nhân từ, bao dung và độ lượng, một vị lãnh tụ kiên cường và thấu hiểu đến từng người dân thấp cổ bé họng…
Và một lần vào năm 1982 tôi ra Hà Nội chuẩn bị đi làm phim ở Đông Âu. Tôi và đạo diễn Hồ Tây đang quay cảnh các đoàn khách quốc tế về thăm nhà sàn Bác Hồ trong Phủ Chủ tịch, chợt thấy một mái đầu tóc bạc, cao cao khuất trong vòm lá xanh bên hông nhà sàn Bác Hồ. Thì ra Thủ tướng đang dạo bước ra chiều suy tư bên thềm, chúng tôi chạy vô ghi hình bác Tô. Xong một trường đoạn, chúng tôi vội thưa:
- Xin Thủ tướng cho phép được quay bộ phim tài liệu về một ngày làm việc của Thủ tướng ạ.
Bác Tô cười rất sảng khoái:
- Các đồng chí nên quay các anh hùng chiến sĩ chiến đấu, sản xuất giỏi. Còn ý định kia xin các đồng chí tạm gác lại nhé!
Rồi thấy tôi bị lạnh vì gió mùa đột ngột, cổ áo phong phanh, bác Tô đưa tay cài kín lại cho tôi và ân cần dặn dò như người cha với đứa con nhỏ: “Nhớ giữ ấm cổ nhé! Cảm lạnh đấy, đừng chủ quan!”. Ôi tấm lòng bao la của một vị đứng đầu Chính phủ mà sao lại chi tiết, cụ thể từng việc nhỏ đến thế!
Đặc biệt khi nói chuyện với cán bộ địa phương huyện nhà, bác Tô đã nhắc nhở:
- Huyện mình là một huyện nông nghiệp, tăng gia sản xuất cấy trồng, phải làm sao cho các cháu nhỏ mỗi sáng đến trường có một cốc sữa đậu nành để đủ dinh dưỡng phát triển trí tuệ.
Bác Tô của chúng ta là thế! Tấm lòng của nhà lãnh đạo Đảng và Nhà nước cụ thể là vậy! Và trên Tạp chí Anaweek ngày 29-1-2000 cũng từng ca ngợi: “Cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng là một trong những người kiến tạo hàng đầu nền độc lập của nước Việt Nam. Ông đã đưa đất nước vượt qua những thời điểm then chốt trong lịch sử. Với vai trò Thủ tướng hơn ba thập niên chiến tranh và thống nhất, người mà Hồ Chí Minh xem là “con người khác của tôi” vẫn giữ lời thề xã hội chủ nghĩa”.
Chúng ta cảm thấy tự hào vì quê hương Mộ Đức đã sản sinh ra một anh hùng kiệt xuất, nhà chính trị thiên tài, học trò xuất sắc của Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại. Bà Đinh Minh Hoai, người dân tộc Hrê, cho biết để nhớ ơn bác Phạm Văn Đồng, nhiều gia đình từ họ Đinh đã đổi thành họ Phạm. Thương nhớ bác Đồng, người Hrê thề một lòng đi theo cách mạng, theo Đảng.
Đoàn Minh Tuấn