Nhân Vật
NHỮNG NỮ LƯU LỪNG DANH Ở MỸ & THẾ GIỚI - TRẦN VĂN NGÀ
NHỮNG NỮ LƯU LỪNG DANH Ở MỸ & THẾ GIỚI
ANH PHƯƠNG Trần Văn Ngà
LỜI NÓI ĐẦU.
Chuyến công du Ba Lan và Romania ngày 9 và 10.3.2022 vừa qua của Phó Tổng Thống Hoa Kỳ Kamala Harris là dấu ấn đặc biệt tại một vùng nhạy cảm, hai quốc gia này cùng biên giới với nước láng giềng Ukraina đang bị quân Nga xâm lăng từ ngày 24.2.2022. Cả hai quốc gia Balan và Romania đã nhiệt tình dang tay mở rộng tiếp nhận những người dân Ukraina tỵ nạn chiến tranh. Qua hai tuần lễ đầu cuộc xâm lăng của Nga, đã có hơn hai triệu người Ukraina lánh nạn qua các nước láng giềng trong đó hai nước Romania và Ba Lan có nhiều người tỵ nạn nhứt hiện nay. Hoa Kỳ và thế giới đã hết lòng cứu trợ nhân đạo các nạn nhân chiến tranh và cũng là cuộc khủng hoảng người tỵ nạn chiến tranh đông nhứt sau Đệ Nhị Thế Chiến, số người di dân tỵ nạn sẽ còn tăng thêm nếu chiến tranh xâm lăng của quân Nga còn tiếp diễn.
Chiến cuộc ở Ukraina càng ngày càng leo thang khốc liệt, quân Nga dưới bàn tay đẫm máu của tên đồ tễ Vladimir Putin chủ trương diệt chủng dân tộc anh hùng bất khuất Ukraina, nhưng chắc chắn Nga sẽ thảm bại nhục nhã và tên đồ tễ Putin phải đền tội. Tất cả mục tiêu quân sự, dân sự, vùng cư trú của dân thường và kể cả các bịnh viện, trường học cũng là cái đích tấn công của các oanh tạc cơ và hoả tiển của quân Nga nhằm giết người Ukrainians càng nhiều càng tốt. Vì vậy, quân Nga đã bị thế giới lên án tội diệt chủng một dân tộc hiếu hoà của một nước Ukraina có chủ quyền.
Nhân chuyến công du nhân đạo và những cuộc thảo luận quốc tế về chiến cuộc Ukraina của nữ Phó Tổng Thống Hoa Kỳ Kamala Harris, người viết xin lạm bàn một chút về nữ quyền của nước Mỹ và thế giới.
Vấn đề nam nữ bình đẳng tại Hoa Kỳ đã có một bước ngoặt mới khi Hoa Kỳ có một nữ Tổng Thống đầu tiên sau cuộc bầu cử tháng 11.2020 và một ngày nào đó không xa, nước Mỹ vĩ đại cũng sẽ có vị lãnh đạo quốc gia là một phụ nữ - Tổng Thống của Hiệp Chủng Quốc Hoa Kỳ.
Hiện nay, cuộc chiến tranh xâm lược của quân Nga vào một nước có chủ quyền quá thô bạo và phi nghĩa, tàn sát biết bao sanh linh vô tội người Ukraina kể cả các cụ già, phụ nữ và trẻ con. Hiện cuộc chiến xâm lược đã diễn ra hơn hai tuần và còn tiếp tục, càng ngày càng khốc liệt cũng do một tên độc tài khát máu Vladimyr Putin tổng chỉ huy - Tổng Thống Nga của một siêu cường quốc nguyên tử. Nếu Tổng Thống Nga là một phụ nữ, không có máu lạnh như Putin, chắc chắn cuộc chiến tranh xâm lược này không hề xảy ra. Vì vậy, tôi mời quý vị độc giả đọc bài sưu khảo này để có cái nhìn khả ái toàn diện với giới nữ lưu ở Hoa Kỳ và trên thế giới.
Lịch sử cận và hiện đại của nước Mỹ và thế giới, với những khuôn mặt sáng chói trên vòm trời chánh trị bảo quốc an dân của các quốc gia, không còn độc quyền của giới mày râu ngự trị hàng bao ngàn năm qua. Cái nhìn thủ cựu, xưa như trái đất, nam trọng nữ khinh của giới đàn ông, từng phán: nhứt nam viết hữu, thập nữ viết vô. Người xưa cổ lổ xỉ nói, sanh được một con trai nói là có, còn sanh mười đứa con gái nói là không. Hàm ý muốn nói giá trị nam giới cao hơn nữ giới, gấp mười lần (sic!). Nhận định tệ hại này có ý xem thường giới phụ nữ, tôi hoàn toàn phản đối, quý vị có phản đối như tôi không?
Qua sưu tầm trên Wikipedia và báo chí quốc tế, tôi sẽ đề cập đến những nữ lưu tầm cở uy quyền và lừng danh thế giới đảm nhận những chức vụ lãnh đạo quốc gia như Tổng Thống và Thủ Tướng, đương nhiệm hoặc mãn nhiệm hay đã quá cố. Còn những lãnh vực khác như thương mại, kinh tế, tài chánh, khoa học, các giải Nobel và các ngành chuyên môn khác...mà các nữ lưu của các nước văn minh tiên tiến cũng nổi danh không kém giới mày râu.
Những thời điểm đặc biệt của lịch sử quốc gia cũng có những người phụ nữ xuất chúng quyền uy tột đỉnh, trị vị thiên hạ, hay nói cách khác là lãnh tụ, nữ vương của một nước trong một thời gian ngắn hay dài. Như thời điểm khởi nghĩa của Việt Nam chống quân xâm lược Bắc phương - giặc Tàu, Nhị Vị Trưng Vương của dòng giống Hồng Lạc, dù không giữ lâu nền độc lập tự chủ cho nước nhà. Nhưng, nhị vị Trưng Vương cũng để lại ấn tượng sâu đậm trong lòng dân tộc Việt, là anh thư của thời đại Hai Bà làm nên lịch sử, cũng là dấu mốc quan trọng chống ngoại xâm trong lịch sử Đại Cồ Việt. Đây là cuộc khởi nghĩa vĩ đại của giới phụ nữ nước Việt, lãnh đạo cuộc khởi nghĩa thành công, trở thành người lãnh đạo quốc gia dân tộc. Bên Tàu, dưới thời Từ Hi Thái Hậu cũng có những hành xử kinh thiên động địa của một phụ nữ bản lãnh, có bàn tay sắt máu, trị vị thiên hạ của một đại cường quốc phong kiến, dân số đông nhứt thế giới. Bên Âu Châu, Mỹ Châu cũng có những nữ lưu lừng danh cao quý hay các nước khác trên năm châu lục có nhiều nữ lưu tài giỏi, quyền lực về mọi lãnh vực, kinh tế, xã hội, khoa học, giáo dục...Nhưng, giới hạn bài viết này, chỉ để cập đến những chức vụ Lãnh Đạo Quốc Gia, tùy quốc gia theo thể chế Tổng Thống chế hay đại nghị có chức Thủ Tướng cũng là nhân vật số 1 lãnh đạo đất nước. Còn các Nữ Hoàng cũng là “Vua” một nước, nhưng chỉ là những tước vị mà không có thực quyền lèo lái con thuyền quốc gia.
Ngày nay, trên thế giới đã xuất hiện những nữ lưu anh thư đảm trách những chức vụ lãnh đạo quốc gia như Tổng Thống Thủ Tướng không phải là ít, nhưng cũng chưa đủ nhiều ngang bằng với nam giới và so sánh dân số, nữ giới có tỷ lệ cao hơn nam giới trên toàn cầu. Siêu cường quốc Hoa Kỳ lãnh đạo thế giới, suốt hành trình dựng nước gần ba thế kỷ, cũng chưa có nữ Tổng Thống hay nữ Phó Tổng Thống (...2020). Hoa Kỳ chỉ mới có nữ Chủ Tịch Hạ Viện hay gần đây có 3 vị nữ Ngoại Trưởng: Madelein Albright (1997...thời TT Dân Chủ Bill Clinton) - Condoleezza Rice (2005... thời TT Cộng Hòa George W. Bush) và Hillary Clinton (2009... thời TT Dân Chủ Barack Obama). Bà Hillary Clinton là nữ Ngoại Trưởng thứ ba gần đây nhứt của Hiệp Chủng Quốc Hoa Kỳ và từng đại diện đảng Dân Chủ trong cuộc bầu cử Tổng Thống ngày 8.11.2016.
Tính chung, từ ngày lập quốc đến nay Hoa Kỳ có gần cả trăm nữ Bộ Trưởng trong chánh phủ do đảng Dân Chủ hay Cộng Hòa lãnh đạo. Còn những chức vụ Thống Đốc, Nghị Sĩ, Dân Biểu Liên bang, Tiểu bang, các nữ Tướng... cũng có khá nhiều, nhưng vẫn còn khoảng cách khá lớn so giới nam giới tính theo tỷ lệ đầu người. Vì vậy, để tránh sự kỳ thị giới tính, trọng nam khinh nữ, đất nước Hoa Kỳ trong các năm tới sẽ có nữ Tổng Thống, rất logic, tôi khẳng định điều này.
Hiện nay, Hoa Kỳ đã có nữ Phó Tổng Thống từ cuộc bầu cử tháng 11 năm 2020. Như thế mới có thể nói đất nước Hoa Kỳ giàu mạnh nhứt thế giới không còn kỳ thị màu da (đã có Tổng Thống da màu Barack Obama) và không kỳ thị giới tính, không còn xếp hạng phụ nữ là phái yếu, kém tài hơn nam giới nữa khi Hoa Kỳ đã có nữ Phó Tổng Thống Kamala Harris vừa là nữ giới vừa là người gốc da màu và cũng là gốc Á Châu đầu tiên giữ chức vụ lãnh đạo quốc gia cao cấp này.
Theo trình tự đa dạng sắc dân và giới tính, tương lai không xa, Hoa Kỳ sẽ có Nữ Tổng Thống, thành kiến nam trọng nữ khinh ở Mỹ và cả trên thế giới sẽ bị tiêu vong.
Tôi lần lượt trình bày một số nữ lưu đảm nhận trọng trách lãnh đạo quốc gia trên năm châu lục, từ Á, Âu, Mỹ, Úc và Phi Châu. Trước hết, chúng ta có cái nhìn chung tại Mỹ dù cũng là cái nôi của sự kỳ thị sắc tộc, da màu và giới tính mà luật pháp Hoa Kỳ đã cấm gắt gao trên giấy tờ và thực tế lại khác. Khi Hoa Kỳ có nữ Tổng Thống mà cách hành xử chức trách lãnh đạo quốc gia không thua kém, chưa muốn nói là có vị còn vượt trội hơn nam Tổng Thống, lúc đó xã hội Mỹ may ra có cái nhìn tốt đẹp hơn về giới phụ nữ.
Hiện nay - 12.3.2022, thế giới tự do lại có thêm một nữ anh thư vô cùng can đảm cùng chồng tử thủ bảo vệ quê hương Ukraina – Đệ Nhất Phu Nhân Ukrain Olenana Zelenska, nêu tấm gương anh dũng không sợ hiểm nguy sát cánh cùng chồng – Tổng Thống Volodymyr Zelensky tại chiến trường đẫm máu, cùng nhân dân Ukraina quyết tâm đánh trả quân Nga xâm lược đang dày xéo, tàn phá quê hương của Bà qua tuần lễ thứ ba. Chúng ta dở nón chào Bà Đệ Nhất Phu Nhân Ukraina và cầu chúc quê hương của Bà sẽ sớm thoát cảnh tàn sát dân thường vô tội của tên đồ tể khát máu Vladimir Putin – Tổng Thống Nga.
(H: Đệ Nhấp Phu Nhân Ukraina & Tổng Thống Volodymyr Zelensky)
Tại nước Mỹ có hàng triệu triệu nữ lưu tài giỏi đảm nhận những chức trách tầm cở quốc gia hay cấp tiểu bang, địa phương...Tôi xin phép tạm đưa ra ba nhân vật nữ lưu tiêu biểu từng là ứng cử viên Tổng Thống và Phó Tổng Thống Hoa Kỳ của hai đảng Dân Chủ và Cộng Hoà:
HILLARY RHODAM CLINTON
Hard Choices (2014). Living History (2003. State of Terror (2021)
Trên đây là ba tác phẩm lớn tiêu biểu văn phong và tài năng của nữ lưu Hillary Rodham Clinton. Bà là một nữ lưu đa tài, một luật gia nổi tiếng, một chính trị gia lão luyện, một nhà ngoại giao ngoại hạng, một diễn giả hùng biện sâu sắc, một tác giả với hàng chục đầu sách nổi tiếng ăn khách – loại sách best sellers, bán chạy như tôm tươi. Ngoài ra, Bà Hillary Clinton còn được hàng chục tác giả viết về cuộc đời, thân thế và sự nghiệp của Bà. Bà là một chánh khách, nhà ngoại giao nổi tiếng và cũng là “nạn nhân”, con người phi thường có đủ can đảm và nghị lực vượt khó qua nhiều sự kiện đáng lưu ý, nhứt là chuyện lùm xùm tình ái lăng nhăng của một ông chồng mê gái Bill Clinton từng làm Thống Đốc, một Tổng Thống hào hoa bất trị với những xì căn đan chết người về tôi mê đào làm càng, bị luận tội truất phế và ông đã may mắn thoát hiểm. Bà Hillary còn có nhiều xì căn đan về đầu tư, về vụ Đại Sứ Mỹ chết ở Benghazi, về emails cá nhân và lẫn lộn với công việc quốc gia bị bên đảng Cộng Hoà phanh phui khi Bà Hillary Clinton ra tranh cử Tổng Thống năm 2016, Bà đều vượt qua hết. Với số phiếu bầu cử phổ thông đại chúng, bà hơn trên dưới hai triệu phiếu vượt qua mặt ứng cử viên Tổng Thống đối lập đảng Cộng Hoà Donald Trump, nhưng lại thua phiếu cử tri đoàn nên Bà phải ngậm đắng nuốt cay thất cử, thua Donald Trump. Dưới đây nguyên văn về thân thế và sự nghiệp của Bà Hillary Clinton trên Wikipedia:
Hillary Diane Clinton is an American politician, diplomat, lawyer, writer, and public speaker who served as the 67th United States secretary of state from 2009 to 2013, as a United States senator from ... Wikipedia
Born: October 26, 1947 (age 74 years), Edgewater Hospital, Chicago
Spouse: Bill Clinton (m. 1975)
Party: Democratic Party
Education: Yale Law School (1969–1973), MORE
Previous offices: United States Secretary of State (2009–2013), MORE
Children: Chelsea Clinton
First Lady of the United States
Role: Health care plan - SCHIP
Whitewater and other investigations - Response to Lewinsky scandal
U.S. Senator from New York
2000 election - 2006 re-election
Foreign trips - Benghazi attack - Obama's foreign policy
Show - Presidential campaigns
Organizations - Clinton Foundation - State Department controversy
Onward Together - Honors and awards – Biography
CỰU THỐNG ĐỐC SARAH PALIN
Dựa theo Wikipedia, Bà Sarah Palin từng là cựu Thống Đốc thứ chín của Tiểu Bang Alaska, thuộc đảng Cộng Hoà, từ năm 2006 đến năm 2009. Bà được Ứng cử viên Tổng Thống của đảng Cộng Hoà - Thượng Nghị Sĩ McCain mời vào đứng phó trong Liên Danh Tổng Thống và Phó Tổng Thống Hoa Kỳ (nhiệm kỳ 2009- 2012), nhưng thất cử. THEO WIPILEDIA:
Former Governor of Alaska
Sarah Louise Palin is an American politician, commentator, author, and reality television personality who served as the 9th governor of Alaska from 2006 until her resignation in 2009. Wikipedia
Born: February 11, 1964 (age 58 years), Sandpoint, ID
Governorship of Sarah Palin · Vice presidential candidacy · Sarah Palin's Alaska
Height: 5′ 5″
Spouse: Todd Palin (m. 1988–2020)
Children: Bristol Palin, Trig Palin, Willow Palin, Piper Palin, Track Palin
Education: University of Idaho (1986–1987), MORE
PHÓ TỔNG THỐNG KAMALA HARRIS
Bà Kamala Harris, sinh năm 1964 tại thành phố Oakland – California. Cha của Bà là Giáo sư tiến sĩ trường Đại học nổi tiếng Stanford và mẹ cũng là Giáo sư tiến sĩ dạy tại trường Đại học nổi tiếng khác – Berkley, cũng ở TB California. Bà Kamala Harris chỉ có một người em gái cũng là Tiến sĩ luật khoa, và Bà lập gia đình muộn (2014), chưa có con, là một luật gia, từng giữ chức vụ Bộ Trưởng Tư Pháp Tiểu bang California và Nghị Sĩ Liên Bang của TB California. Năm 2020 Nghị Sĩ Kamala Harris đứng chung liên danh đảng Dân Chủ với cựu Phó Tổng Thống Hoa Kỳ Joe Biden tranh chức Tổng Thống thứ 46 của đất nước Hoa Kỳ và đã đánh bại đương kim Tổng Thống thứ 45 của nước Mỹ Donald Trump với chiến thắng áp đảo về phiếu cử tri đại chúng phổ thông và phiếu cử tri đoàn. Theo Wikipedia:
Kamala Devi Harris is an American politician and attorney who is the 49th and current vice president of the United States. She is the first female vice president and the highest-ranking female official in U.S. history, as well as the first African American and first Asian American vice president. Wikipedia
Born: October 20, 1964 (age 57 years), Oakland, CA
Nationality: American
Spouse: Douglas Emhoff (m. 2014)
Parents: Donald Harris, Shyamala Gopalan Harris
Education: UC Hastings College of the Law (1989), Howard University (1986), Westmount High School
Niece: Meena Harris
Kamala Harris
Official portrait, 2021
49th Vice President of the United States
Assumed office
January 20, 2021PresidentJoe BidenPreceded by Mike Pence United States Senator
from CaliforniaIn office
January 3, 2017 – January 18, 2021 Preceded by Barbara Boxer Succeeded by Alex Padilla 32nd Attorney General of California In office
January 3, 2011 – January 3, 2017 Governor Jerry Brown Preceded by Jerry Brown Succeeded by Xavier Becerra 27th District Attorney of San Francisco In office
January 8, 2004 – January 3, 2011 Preceded by Terence Hallinan Succeeded by George Gascón Personal details Born
Kamala Devi Harris[a]October 20, 1964 (age 57)
Oakland, California, U.S.Political party Democratic Spouse(s) Doug Emhoff (m. 2014)
Parent(s): Donald J. Harris & Shyamala Gopalan
Relatives Family of Kamala Harris Residence Number One Observatory Circle Education
Howard University (BA) & University of California, Hastings (JD)
Occupation
Politician
lawyer
author
Signature
Những nữ lưu trên thế giới làm nên lịch sử:
1 - PARK GEUN-HYE (Phác Cận Huệ)
Cuộc đời và sự nghiệp chính trị của bà Park Geun-hye phải nói là thừa hưởng di sản của người cha giữ chức vụ Tổng Thống Đại Hàn 3 nhiệm kỳ Phác Chánh Hy cho đến khi ông bị ám sát chết. (H: Tổng Thống Đại Hàn Park Geun-hye).
Nữ Tổng Thống Đại Hàn Dân Quốc (Nam Hàn - South Korea) là nữ lưu đầu tiên đảm nhận chức vụ lãnh đạo quốc gia Hàn Quốc. Trong tài liệu, tôi không biết được ngày năm sanh của vị nữ Tổng Thống Đại Hàn. Một đất nước đứng ở đầu sóng ngọn gió, áng mây chiến tranh luôn bao phủ đất nước "củ sâm" này. Vì người "anh em" cùng chủng tộc cùng đất nước, bị qua phân sau cuộc chiến quốc cộng cực kỳ ác liệt (1950 - 1953) - Miền Bắc theo chế độ cộng sản dưới cây dù "đồng chí vĩ đại" Trung cộng bảo trợ mọi phương diện. Bắc Hàn, cho đến nay luôn hù dọa thôn tính miền Nam Triều Tiên, một thể chế dân chủ tự do. Nhưng có cây dù vĩ đại Mỹ che chắn, cho nên Nam Hàn cũng tạm ổn để phát triển kinh tế thành "đại gia" trên thế giới.
Theo Hiến Pháp sau này, Tổng Thống Đại Hàn chỉ giữ có một nhiệm kỳ 5 năm không được tái cử. Nữ Tổng Thống Phác Cận Huệ nhậm chức ngàỵ 25.2.2013. Bà Phác đã chứng tỏ một nữ lưu tài năng không thua kém bất cứ một nam Tổng Thống nào của Đại Hàn hay của thế giới. Nhưng kẹt “một sợi tóc”, Bà vốn độc thân, không chồng con, thật sự không có nhu cầu nhiều về quyền chức hay tài chánh, Bà cả tin nên bao che cho người bạn gái mang tội tham nhũng rất nhục nhã nên bị truất phế và bị toà án kết tội, bỏ tù thụ án nhiều năm. Cách đây không lâu, đương kim Tổng Thống Hàn Quốc ký lệnh đặc xá cho Bà Phác Cận Huệ - Park Geun- Hye, đã ra khỏi tù.
2 - CỰU NỮ THỦ TƯỚNG THÁI LAN YUNGLUCK SHINAVATRA
Bà Yungluck trẻ đẹp, là ThủTướng thứ 28 của Vương Quốc Thái Lan, cũng là em cựu Thủ Tướng bị cánh quân nhân đảo chánh phải lưu vong hơn 20 năm nay. Đảng "áo đỏ" gồm những nông dân và giới bình dân ở thôn quê đã hết lòng ủng hộ ông anh của Yungluck. Sau này, Bà được tiếp tục sự ủng hộ nhiệt tình đó của giới bình dân cho nên khi Bà đắc cử vào Quốc Hội, với cương vị lãnh đạo một chánh đảng, Bà trở thành nữ Thủ Tướng đầu tiên của Vương Quốc Thái Lan. Là cái gai của giới quân phiệt tướng lãnh, cho nên giới quân phiệt muợn cớ can thiệp lấy lại sự ổn định an ninh trật tự công cộng vì hai đảng áo đỏ (đảng đối lập của Bà Yungluck), đảng áo vàng (theo chánh quyền) cứ quần thảo chống đối nhau quyết liệt, gần như làm tê liệt sinh hoạt của Thủ Đô Bangkok. Vì vậy, giới quân phiệt ra tay làm cuộc đảo chánh lật đổ chánh phủ và Bà bị quản thúc tại gia để chờ lệnh hầu tòa. Hết tòa này đến tòa khác làm cho Bà Yungluck không còn đầu óc suy nghĩ cách nào phục hồi lại danh dự. (H: Nữ Thủ Tướng Thái Lan Yungluck Shinavatra)
Kể từ ấy, Bà Yungluck hoàn toàn mất tự do đi lại hay ra nước ngoài.
Bà Yungluck sanh ngày 21 tháng 6 năm 1967, nhậm chức Thủ Tướng năm 2011 khi Bà mới có 44 tuổi. Hơn 3 năm sau, ngày 24 tháng 5 năm 2014, bà Yungluck bị Tướng Prayut Chan - O - Cha thực hiện cuộc đảo chánh không đổ máu, lật đổ chánh phủ do bà lãnh đạo. Bà Yungluck bị đưa ra tòa nhiều lần với nhiều tội danh không vào đâu cả, như kết tội Bà không làm tròn chức vụ Thủ Tướng, trợ giá nông phẩm làm thâm thủng ngân sách quốc gia cũng như Bà luôn lấy lòng dân quê để có sự ủng hộ của giới bình dân ở các miền quê... Đến bây giờ, Bà Yungluck chưa bị kết án nhốt tù, Bà vẫn còn sống tự do chỉ ở trong nước, không được xuất ngoại. Ai cũng biết, kẻ thắng cuộc muốn hành xử đối người thua cuộc cách nào họ cũng nói ngược nói xuôi được hết.
Dù bị quản thúc, không được ra nước ngoài, nhưng con đường chánh trị của bà Yungluck còn mở rộng vì bà còn quá trẻ ở tuổi hơn 44 và đảng của bà và giới nông dân, lao động còn giữ vững lòng tin và ủng hộ bà.
3 - NỮ THỦ TƯỚNG QUÁ CỐ PAKISTAN BENAZIR BHUTTO
Cuộc đời của bà Benazir Bhutto dấn thân vào con đường chính trị luôn bị cánh bảo thủ, tướng lãnh ngáng chân. Dù đã nắm quyền bính trong tay với chức Thủ Tướng chánh phủ trong 2 nhiệm kỳ, bị đảo chánh và lưu vong nhiều năm.
Bà Bhutto sanh ngày 21 tháng 6 năm 1953 và mất ngày 27 tháng 12 năm 2007, chưa tròn 54 tuổi. Bà Bhutto là một người có tầm nhìn xa với đức tin Hồi Giáo cởi mở của một đất nước Pakistan với đạo Hồi là quốc giáo. Đây là một đất nước Hồi Giáo có nhiều rào cản khắt khe đối với người phụ nữ, các nước Hồi Giáo có được những chức vụ hàng Bộ Trưởng trong chánh phủ cũng là quá hiếm hoi, chưa nói là Thủ Tướng, Tổng Thống. Bà Bhutto xứng danh nữ lưu thời đại của thế giới Hồi Giáo nói chung và Pakistan (dịch sang Việt Ngữ là nước Hồi Quốc) nói riêng. Bà đảm nhiệm chức vụ Thủ Tướng bị gián đoạn vì phe bảo thủ chống đối, đảo chánh, mất chức và bị lưu đày sau hai lần đảm trách chức vụ Thủ Tướng: 1990 - 1993 và 1993 - 1996.
Bà Benazir Bhutto được trở về nước đang vận động tranh cử, chắc chắn bà thắng cử với khí thế
lên cao vùn vụt được dân chúng ủng hộ nhiệt liệt. Chính vì thế, những kẻ bảo thủ đối lập với bà tìm mọi cách sát hại bà. Bà Benazir Bhutto bị ám sát chết ngày 27 tháng 12 năm 2007. Với khí thế đang lên cao đó, đảng của bà đưa chồng bà tiếp tục tranh cử và thắng cử vẻ vang. Nước Bangladesh cũng là nước Hồi Giáo như Pakistan cũng có Quốc Đạo là Hồi Giáo. Trước kia Pakistan và Bangladesh chỉ là một nước, ở 2 miền Nam Bắc khó liên lạc với nhau vì Ấn độ nằm ở giữa, cho nên 2 vùng Nam Bắc này trở thành 2 nước riêng biệt. Bangladesh cũng có Nữ Thủ Tướng như Pakistan vậy. (H: Thủ Tướng Benazir Bhutto)
Các nước có quốc giáo là đạo Hồi luôn trọng nam khinh nữ cực kỳ quyết liệt, nhiều nước áp dụng luật Sariah khắt khe đối với phụ nữ kể cả không được đi học, không được tham gia bầu cử, không được lái xe ô tô... Người phụ nữ khi ra đường phải bịt mặt, trùm khăn kín mít và đi ra nơi công cộng phải có người đàn ông đi kèm bên. Người đàn bà chỉ là công cụ giải trí cho nam giới và sanh con, một người đàn ông có quyền có nhiều vợ (3 hay 7 vợ?), người phụ nữ "chính chuyên" chỉ có một chồng, nếu ngoại tình bị xử tử hình bằng cách bị ném đá tại những nơi công cộng cho đến chết.
Sở dĩ, các nước Hồi Giáo Pakistan, Bangladesh có nữ Thủ Tướng, nhà lãnh đạo quyền uy nhất nước, 2 nước này từng bị đế quốc Anh cai trị, cho nên phụ nữ được đi học đàng hoàng, luật đạo Hồi cũng không khắt khe như nhiều nước khác ở Trung Đông và Phi Châu. Kể cả Ấn Độ là nước cực kỳ phong kiến và cũng bị Anh đô hộ nên cũng hấp thụ nền văn minh của của đế quốc Anh, có nữ Thủ Tướng suốt ba nhiệm kỳ, rồi cũng bị ám sát chết.
4 - NỮ THỦ TƯỚNG ẤN ĐỘ INDIRA GHANDI
Bà Indira Ghandi là con của nhà chánh trị lỗi lạc đồng hành với Thánh Ghandi là Thủ Tướng Jawaharlal Nehru. Bà là nữ lưu lừng danh của Ấn độ và của thế giới, một chính trị gia siêu việt của thế kỷ 20. Với tài năng xuất chúng cai trị một đất nước to lớn có dân số lúc bấy giờ xấp xỉ 1 tỷ người chỉ có sau nước Tàu. Ấn Độ là đất nước có quá nhiều đẳng cấp, giai tầng xã hội rất khó cho chánh quyền thi hành chức trách mà nữ Thủ Tướng Ghandi đã hoàn thành xuất sắc.
Dưới tài lãnh đạo sáng suốt của "Thánh" Mahatma Ghandi tranh đấu với chủ thuyết bất bạo động đòi quyền sống cho người Ấn trong chế độ tự do dân chủ, nước Ấn hoàn toàn độc lập, không còn là một nước bị trị nữa. Với sự kiên trì tranh đấu không mệt mõi của Thánh Ghandi, đế quốc Anh phải trả lại sự độc lập cho đất nước Ấn Độ vào năm 1947.
Nước Anh thấy trước viễn ảnh đen tối vế sự kỳ thị, hiềm khích, chống đối quyết liệt, không đội trời chung giữa 2 tôn giáo lớn Ấn Độ Giáo (Bà La Môn) và Hồi Giáo. Nên trước khi trao trả độc lập cho Ấn Độ, Anh đã cắt đất nước ra làm 2, lãnh thổ lớn có dân số theo đạo Ấn đông thành nước Ấn Độ ngày nay. Còn vùng đất có nhiều tín đồ Hôi Giáo được gọi là Hồi Quốc. Nay Hồi Quốc lại chia làm đôi là Pakistan ở phía Bắc và phía Nam là nước Bangladesh. Vì vậy, cả 3 nước Ấn Độ, Pakistan và Bangladesh, thoạt kỳ thủy, cùng chung một đất nước, nguồn cội dân tộc, cùng màu da, đều chịu chung ảnh hưởng văn hóa văn minh của nước Anh. Nhưng, giữa hai nước có vũ khí hạt nhân Ấn Độ và Pakistan lại không thích sống chung hòa bình vì có hai tôn giáo khác biệt chống đối nhau là Ấn Độ Giáo và Hồi Giáo.
Nữ Thủ Tướng Ghandi - không có bà con liên hệ gì với "Cha Gìa Dân Tộc Ấn Độ" Thánh Mahatma Ghandi. Bà là con gái của nhà lãnh đạo Jawaharlal Nehru đồng hành với Thánh Ghandi trong sự nghiệp tranh đấu dành độc lập tự chủ cho nước Ấn Độ. Cha bà Indira Ghandi may mắn hơn Thánh Ghandi được nắm chức Thủ Tướng Ấn Độ khi đất nước Ấn Độ vừa ra khỏi sự đô hộ của nước Anh. Bà có họ Ghandi vì chồng bà là Feroze Ghandi, lấy nhau khi 2 người đang du học tại Anh. (H: Thủ Tướng Ấn Độ Indira Ghandi)
Bà Indira Ghandi sanh ngày 19 tháng 11 năm 1917, bà bị ám sát bởi 2 tên cận vệ thân tín của bà tại vườn tư dinh Thủ Tướng, ngày 31.10.1984.
Nữ Thủ Tướng Ấn Độ đắc cử liên tiếp 2 nhiệm kỳ, mỗi nhiệm kỳ 4 năm. Nhiệm kỳ đầu từ năm 1966 đến năm 1971. Gián đoạn một thời gian, bà Indira Ghandi tái đắc cử Chủ Tịch Đảng và trở thành Thủ Tướng lần thứ 3 trong lúc nước Ấn đang phân hóa, chia rẻ trầm trọng nên bà bị ám sát.
Dù vậy, nói đến đất nước Ấn Độ tự do dân chủ ngày nay, người ta nghĩ ngay đến Thánh Ghandi và gia đình Nehru có con gái làm Thủ Tướng xuất sắc, cháu ngoại cũng từng làm Thủ Tướng Ấn Độ nữa.
5 - BÀ AUNG SAN SUU KYI: KHÔI NGUYÊN NOBEL HOÀ BÌNH - NỮ THỦ LÃNH ĐẢNG LIÊN ĐOÀN DÂN CHỦ QUỐC GIA (NATIONAL LEAGUE FOR DEMOCRACY) MIẾN ĐIỆN (MYANMA) – CUỘC ĐỜI LÀM CHÁNH TRỊ VỚI SỐ PHẬN KHẮC NGHIỆT, BỊ TÙ VÀ BỊ QUẢN THÚC TẠI GIA HƠN 20 NĂM
Nói đến tên một phụ nữ lừng danh thế giới hiện tại, người ta nghĩ ngay đến bà Aung San Suu Kyi, một nữ lưu gắn liền cuộc đời của bà với tiền đồ tổ quốc. Sư nghiệp chánh trị lẫy lừng của bà bị trù dập, giam cầm quản thúc và kể cả lưu vong, cộng lại suốt 21 năm. Gần đây Bà lại bị đám quân phiệt Miến Điện đảo chánh bà bị nhốt tù và bị quản thúc nữa.
Bà nhận được nhiều giải thưởng cổ xúy về nhân quyền, tự do , dân chủ...cho Miến Điện (Myanma hay còn gọi là Burma) do quốc tế trao tặng, trong đó có Giải Thưởng cao qúy nhứt đối với nhân loại là bà đoạt giải Khôi Nguyên Hòa Bình Nobel năm 1991.
Bà Aung San Suu Kyi sanh ngày 19.6.1945 tại Thủ Đô Rangoon, bà là con của vị "Cha Già Dân Tộc Miến Điện" Aung San Khin Kyi, đã có công giành lại sự độc lập cho quốc gia Miến Điện từ đế quốc Anh sau chiến tranh Thế Giới Thứ II. Cha của Bà trở thành vị Thủ Tướng đầu tiên của nước Miến Điện độc lập (gọi là British Burma), thoát được cảnh đô hộ của đế quốc Anh. Chẳng may, ông bị ám sát chết năm 1947.
Năm 1960, mẹ bà Suu Kyi được bổ nhiệm làm Đại Sứ tại Ấn Độ, bà được học hết trung học tại Thủ Đo Tân Đề Li của Ấn Độ. Sau đó, bà được gởi sang học ở Anh tại đại học danh tiếng Oxford và đã tốt nghiệp môn chính trị và kinh tế. Ba Suu Ky thông thạo 4 thứ tiếng: Miến, Anh, Pháp và Nhựt. (H: Bà Aung San Suu Kyi của đất nước Myanmar)
Năm 1988, Bà trở về nước để chăm sóc mẹ già đang trên giường bịnh cũng từ đó bà chuốc họa vào thân. Được dân chúng ủng hộ, Bà trở thành lãnh tụ của đảng Liên Đoàn Dân Chủ Quốc Gia và ra tranh cử Tổng Thống đắc cử vẻ vang. Nhưng, giới quân đội không chấp nhận sự đắc cử này, bắt quản thúc Bà tại tư gia gần 16 năm, không cho bà tham gia bất cứ sinh hoạt chánh trị nào của đảng của đất nước.
Đến tháng 11 năm 2010, Tướng Then Sein làm Tổng Thống Miến Điện có chánh sách cởi mở dân chủ hơn trước, Bà được trả tự do hoàn toàn, Bà dấn thân ngay vào sinh hoạt chánh trị và được bầu lại Chủ Tịch đảng Liên Đoàn Dân Chủ Quốc Gia. Bà cổ động đảng viên tham gia bầu cử tự do có thể nói gần nửa thế kỷ mới có cuộc bầu hoàn toàn thoải mái tự do này. Bà và đảng Liên Đoàn Dân Chủ Quốc thắng cử áp đảo vẻ vang. Theo lẽ, Bà nghiễm nhiên trở thành Tổng Thống. Nhưng, Hiến Pháp do giới cầm quyên quân nhân viết cấm những ai có chồng người nước ngoài không được đảm trách lãnh đạo quốc gia. Vì vậy, Bà đưa người thân tín tin cậy nhứt của Liên Đoàn Dân Chủ Quốc Gia ra nắm chức Tổng Thống và bổ nhiệm Bà làm Ngọai Trưởng kể từ 30.3.2016 và sau đó một tuần, Tổng Thống có văn thư mời Bà giữ chức Cố Vấn (Tối Cao) cho chánh phủ. Trên nguyên tắc pháp lý, Bà Aung San Suu Kyi đứng sau Tổng Thống Htin Kyaw, nhưng về mặt đảng, Bà là người lãnh đạo đảng kể cả lãnh đạo chánh phủ. Chắc chắn, khi củng cố xong nội bộ, chánh phủ và Quốc Hội sẽ có tu chánh Hiến Pháp hủy bỏ điều cấm người Miến có chồng hay vợ là người nước ngoài không được nắm chức Tổng Thống.
Miến Điện là nước thua kém Việt Nam về nhiều phương diện. Nhưng, về mặt chánh trị, giới quân phiệt cầm quyền, cai trị nước Miến suốt nửa thế kỷ, phải bừng tĩnh thay đổi đường lối chánh trị mới, để giúp đất nước Miến Điện sẽ giàu mạnh thành nước tự do dân chủ thật sự. Nước Việt Nam cộng sản cần học bài học cao quý này để Việt Nam thoát được sự nghèo đói, tụt hậu, chậm tiến như hiện nay. Sau khi hoàn thành nhiệm kỳ Tổng Thống của Tướng Then Sein, nghe nói ông đã "thí phát quy y" trở thành một tu sĩ Phật Giáo chỉ biết có kinh kệ nâu sòng chay lạc.
6 - BÀ CORAZON AQUINO - TỔNG THỐNG NỮ ĐẦU TIÊN CỦA PHILIPPINES
Nước Phi Luật Tân (Philippines) được thế giới chú ý đến qua vụ kiện Trung cộng ra toàn án quốc tế, lấn chiếm biển Đông qua đường lưỡi bò 9 đoạn có những vùng lãnh hải, các bờ biển Philippines cách chưa tới 120 hải lý mà luật biển quốc tế cho phép, từ đất liền ra khơi được 200 hải lý. Trung cộng ngang nhiên đưa tàu chiến chiếm đảo của Phi cũng như Phi cũng có dành chủ quyền ít nhứt một đảo trong quần đảo Trường Sa. Nơi đây có sự tranh chấp của nhiều nước mà đúng ra là vùng lãnh hải của Việt Nam. Nay cuộc tranh chấp giữa các nước Việt Nam, Đài Loan, Trung Cộng, Phi và Brunei...tại quần đảo Trường Sa chưa giải quyết ổn thỏa, Trung cộng lại bồi đắp các bãi đá ngầm thành đảo nhân tạo và xây dựng phi trường quân sự, bến cảng Hải Quân với âm mưu thôn tính hết cả Biển Đông qua đường lưỡi bò 9 đoạn. (H: Nữ Tổng Thống Phi Corazon Aquino)
Trong các nước đương đầu với sự bành trướng bá quyền nước lớn của Trung cộng, nước Phi Luật Tân rất tiến bộ, qua bầu cử tự do, bà Corazon Aquino đắc cử vẻ vang, nữ Tổng Thống đầu tiên của nước Phi, dù còn là quốc gia chưa phát triển và nghèo vì thiếu tài nguyên và là nước hứng chịu nhiều thiên tai bão lụt, động đất, núi lửa vào hàng đầu của các nước Đông Nam Á.
Bà Corazon Aquino sanh ngày 26.1.1933 và đã qua đời ngày 1 tháng 8 năm 2005.
Nhiệm kỳ Tổng Thống nước Phi Luật Tân là 6 năm, chỉ có 1 nhiệm kỳ, Bà nhậm chức từ năm 1986 đến năm 1992.
7 - NỮ TỒNG THỐNG ĐÀI LOAN TSAI UNG -WEN - THÁI ANH VĂN
Đảo quốc Đài Loan là một quốc gia độc lập, có chủ quyền nằm ngoài lãnh thổ Trung Hoa. Lực Lượng Quốc Dân Đảng của Thống Chế Tưởng Giới Thạch bị quân cộng sản Mao Trạch Đông đánh bại năm 1949. Từ đất liền, một số tướng lãnh, quân đội và chánh quyền cùng dân chúng nhanh chân chạy thoát thân theo đoàn quân bại trận của Thống Chế Tưởng Giới Thạch ra hải đảo Đài Loan. Từ đó Quốc Dân Đảng, rút kinh nghiệm củng cố lại chánh sách điều hành quốc gia theo phong thái mới và thành lập lại nước Trung Hoa Dân Quốc tự do dân chủ. Dưới sự che chắn, bảo trợ an ninh về mặt biển của Đệ Thất Hạm Đội Hoa Kỳ. Quốc Dân Đảng càng ngày càng củng cố thêm lực lượng quân sự với các vũ khí tối tân của Hoa Kỳ viện trợ cũng như mua thêm nhiều phương tiện tối tân, vũ khí hiện đại của Mỹ để phòng thủ Đài Loan được vững chắc như ngày nay. Nhờ thế, chính bản thân Đài Loan cũng có thể đương đầu với một nước Tàu cộng sản vĩ đại, luôn muốn nuốt chửng Đài Loan. Chánh quyền Trung cộng luôn coi xem Đài Loan là một tỉnh của Hoa Lục, Trung cộng luôn hăm dọa đánh chiếm, nhưng bị kỳ đà cản mũi của Hải Quân Hoa Kỳ luôn có mặt ở eo biển Đài Loan nhằm tiếp sức răn đe sự liều lĩnh của Trung Cộng đánh chiếm Đài Loan. Càng ngày, Đài Loan càng lớn mạnh, giàu có và trang bị phòng thủ vô cùng tối tân hiện đại. Ngoài sự có mặt của Mỹ với sự cam kết bảo vệ Đài Loan không bị nước khác xâm chiếm. Tự bản thân Đài Loan cũng biết rõ sự sống còn của mình là phải có lực lượng phòng vệ mạnh với các phương tiện, vũ khí tối tân nhứt để ngăn chặn sự xâm lăng của Trung cộng bất cứ lúc nào.
(H: Tổng Thống Đài Loan đã đắc cử nhiệm kỳ Tsai ung-Wen)
Trên đảo quốc Đài Loan qua hơn nửa thế kỷ, các chánh phủ được bầu chọn, là người của Quốc Dân Đảng. Gần đây có đảng đối lập tranh quyền với Quốc Dân Đảng làm cho sự độc quyền đảng trị của Quốc Dân Đảng không còn nữa.
Bà Tsai Ung-Wen là thủ lãnh của một đảng đối lập - Đảng Dân Chủ Tiến Bộ, một đảng mới có lập trường cứng rắn không thỏa hiệp nằm dưới quyền Trung cộng, muốn Đài Loan độc lập thoát Trung. Vì vậy, Trung Cộng coi xem Đài Loan là một tỉnh ly khai phản loạn. Sự đắc cử nhiệm kỳ hai của bà Thái Anh Văn là cái gai khó chịu của Bắc Kinh.
Đảng Dân Chủ Tiến Bộ so với cây cổ thụ Quốc Dân Đảng, Bà Thái Anh Văn làm nên lịch sử, bứng được cây cổ thụ Quốc Dân Đảng ra khỏi chánh quyền và đảng của Bà nhảy vào thay thế. Bà đã nhậm chức vào cuối tháng 5.2016.
Bà Thái Anh Văn, sanh tại Đài Loan ngày 31 tháng 8 năm 1956. Đây có thể nói là bà Thái Anh Văn làm cuộc cách mạng nhung thành công vô cùng ngoạn mục.
Bây giờ, Đài Loan là một đất nước giàu mạnh, so với số dân, tính theo đầu người, Đài Loan giàu hơn Trung cộng rất nhiều, người dân có đời sống văn minh tiến bộ vượt trội hơn Hoa lục. Đời sống của dân chúng Đài Loan rất cao được so sánh với dân chúng với các nước giàu mạnh trên thế giới như Hoa Kỳ, Nhật Bản.
ĐÀI LOAN CHUẨN BỊ ĐỐI PHÓ VỚI TRUNG CỘNG NẾU NGA CHIẾM ĐƯỢC UKRAINA MÀ THẾ GIỚI NGOẢNH MẶT LÀM NGƠ ĐỂ CHO UKRAINA MẤT NƯỚC
Qua hai tuần cuộc chiến tranh xâm lược của tên độc tài máu lạnh Vladimir Putin, từ ngày 14.2.2022 đến nay (9.3.2022) tấn công toàn diện vào đất nước dân chủ tự do, có chủ quyền Ukraina. Quân Nga đã tàn sát hàng chục ngàn dân thường vô tội và cả đàn bà trẻ con Ukraina, có trên hai triệu người di tản lánh nạn chiến tranh. Chiến tranh còn tiếp diễn ác liệt và cuộc khủng hoảng di dân lại càng bùng phát tăng vợt lên cao nữa. Putin sử dụng tổng lực quân sự của siêu cường quốc nguyên tử nhằm mục đích tấn công tàn phá toàn diện đất nước Ukraina và thôn tính một dân tộc nhỏ bé, một quốc gia láng giềng. Nhưng, với sự ngoan cường của một dân tộc anh hùng bất khuất chống trả quyết liệt ngoại xâm bằng mọi giá dưới tài lãnh đạo của lãnh tụ anh hùng trên cả anh hùng của Tổng Thống trẻ tuổi Zelenski của Ukraina thà chết vì Tổ Quốc, không đầu hàng hay khuất phục trước Putin. Ông không hề nao núng trước gồng kềm trên không, mặt đất và trên biển tấn công tàn bạo của quân Nga, vây hãm các thành phố lớn trong đó có Thủ đô Kiev. Hàng chục ngàn xe tăng thiết giáp và phản lực cơ chiến đấu tối tân nhứt của quân Nga và cả một hạm đội hùng mạnh của Hải Quân Nga ở Hắc Hải đồng loạt tham chiến tấn kích vào đất nước Ukraina. Trên hai trăm ngàn quân lính Nga tham chiến tấn công thô bạo tàn sát dân lành vô tội ở miền Bắc, miền Đông và miền Nam của đất nước Ukraina thanh bình.
Nếu thế giới văn minh không thật tâm tiếp cứu Ukraina, để đất nước nhỏ bé Ukraina lọt vào tay đồ tể khát máu Putin của một đất nước khổng lồ Nga, chẳng khác nào nước Đài Loan nhỏ bé có chủ quyền, Đài Loan còn nhỏ bé hơn nhiều so nước Ukraina và dân số Đài Loan chỉ bằng một ba hay một phần tư của dân số nước Ukraina. Thấy cái gương của Ucraina bị thế giới bỏ rơi, có thể Trung cộng cũng đánh úp chiếm Đài Loan mà chúng không dấu diếm ý định này. Trong lúc dân số của Trung cộng có trên một tỷ tư, dân số đông nhứt thế giới cũng là một siêu cường quốc nguyên tử, họ có ý định tấn chiếm Đài Loan bằng mọi giá nếu thế giới khoanh tay đứng nhìn, chỉ hô hào ủng hộ bằng mồm và cấm vận kinh tế tài chánh không chưa đủ sức mạnh làm cho Trung Cộng và Nga phải chùng bước trước sự xâm lược trắng trợn các nước nhỏ bé khác. Chờ xem Ucraina có thoát khỏi sự đô hộ của Nga hay không? Và số phận của Đài Loan cũng lệ thuộc vào sự chiến thắng của Ucraina không bị Nga cưỡng chiếm vì có cả thế giới ủng hộ nước nhỏ có chính nghĩa.
8 – THỦ TƯỚNG ĐỨC - Chancellor of Germany Angela Merkel - The most powerful woman in the world - Người phụ nữ quyền lực nhứt thế giới.
Bà Angela Merkel sanh tại Hamburg ngày 17.7.1954, cư dân Đông Đức. Khi bức tường chia cắt Đông Tây Đức bị giựt sập vào thập niên 1990, nước Đức thống nhứt, không có cảnh tắm máu như chế độ cộng sản thường sử dụng hay bắt tù đày cải tạo những kẻ thua cuộc, điển hình như Việt Nam. Đông Đức theo cộng sản, nay được sáp nhập với Tây Đức dân chủ tự do, mọi người đều bình đẳng, không kỳ thị như dưới chế độ cộng sản. Bà Angela Merkel với cuộc sống mới cũng như nhân dân và chánh phủ Tây Đức hết lòng bảo trợ, cưu mang cho tất cả công dân Đông Đức sớm hội nhập với sự văn minh tiến bộ và dân chủ tự do của trào lưu mới của nước Đức thống nhứt. Bà Merkel với bằng Tiến sĩ Hóa Học của nước Đức, gia nhập vào đảng Liên Hiệp Dân Chủ Thiên Chúa Giáo - Christian Democratic Union (CDU). Bà Merkel từng giữ chức Bộ Trưởng Môi Trường - Bộ Trưởng về Phụ Nữ và Thanh Niên. Đến năm 2000, bà được bầu làm Chủ Tịch Đảng CDU.
Năm 2005, đảng của Bà thắng lớn trong Quốc Hội, nhưng chưa đủ túc số đương nhiên trở thành Thủ Tướng - Chancellor of Germany. Đảng CDU liên kết với đảng Christian Social Union (CSU) hay nhiệm kỳ sau liên hiệp với đảng Social Democratic Party of Germany (SDP) thành lập chánh phủ. Bà giữ chức Thủ Tướng - Chancellor of Germany từ năm 2005 cho đến 11 năm sau và đưa nước Đức thành một nước giàu mạnh nhứt ở Châu Âu.
Năm 2007, bà Merkel giữ chức Chủ Tịch (luân phiên) Hội Đồng Châu Âu (European Union) và Chủ Tịch G8 (khi còn Nga trong nhóm siêu cường kinh tế này, nay chỉ còn 7 nước - không còn Nga).
Năm 2015, bà Thủ Tướng Đức Angela Merkel được hệ thống Forbes vinh danh, Bà chiếm kỷ lục lần thứ 9 với danh hiệu: Phụ Nữ Quyền Lực Nhứt trên Thế Giới - The Most Powerful Woman in the World. Hiện nay, Bà Merlkel đã từ giả chính trường, về nghỉ hưu.
9 – NGƯỜI ĐÀN BÀ THÉP (Iron Lady) - nữ Thủ Tướng Anh Margaret Thatcher (1925 - 2013).
Nữ Thủ Tướng Anh Thatcher có lập trường cương quyết đương đầu với "chiến tranh lạnh" giữa Liên Bang Xô Viết và Thế Giới Tự Do Dân Chủ. Bà đồng hành với Tổng Thống Hoa Kỳ Ronald Reagan cùng quyết tâm giựt sập bức tường ngăn cách Đông Tây Bá Linh năm 1989 và giựt sập chế độ cộng sản quốc tế toàn trị của Liên Bang Xô Viết Nga, lập lại trật thế giới mới, không còn đám mây mù cộng sản quốc tế chực chờ nuốt trọn thế giới tự do.
Danh tiếng vang lừng của nữ Thủ Tướng Anh Margaret Thacher là trong trận chiến với Argentina về quần đảo Falklands (gần đất nước Argentina), năm 1982. Bao nhiêu tàu chiến tối tân của Argentina đều làm mồi cho Hải Quân Hoàng Gia Anh tiêu diệt trên biển cả. Cũng từ chiến thắng vang dội này, bà Margaret Thatcher được giới báo chí phong tặng là "người đàn bà thép" - Iron Lady. Đến năm 1983, Bà Thatcher tái đắc cử nhiệm kỷ 2 rất vẻ vang và chấm dứt nhiệm kỳ 2 vào năm 1987. Bà tiếp tục ra tranh cử nhiệm kỳ 3 và cũng đắc cử cho tới năm 1990.
Trước khi bà Margaret Thatcher được bầu chọn thành lãnh tụ đảng Bảo Thủ với liên tiếp 3 nhiệm kỳ Thủ Tướng, Bà từng giữ chức vụ Bộ Trưởng Môi Trường, Bộ Trưởng Giáo Dục và Khoa Học. Bà Thatcher vốn là nhà khoa học nổi tiếng, tánh tình bộc trực, bén nhạy trong mọi vấn đề bang giao quốc tế và giải quyết thích đáng về nội tình, kinh tế của nước Anh, cho nên hể nói đến Bà Margaret Thatcher, người ta nói bà là lý thuyết gia của chủ Thuyết thatcherism - một chủ thuyết làm cho dân giàu nước mạnh và là một siêu cường trên trường đua quốc tế.
Vì bài viết khá dài, tôi xin kết thúc với ba nữ lưu của đất nước Hoa Kỳ và chín nữ lưu trên giới, còn biết bao nữ lưu lừng danh khác nữa, chúng tôi hẹn có dịp khác, sẽ viết tiếp.@
Sacramento 12.3.2022
Anh Phương Trần Văn NgàBàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
- Huỳnh Ngọc Chênh - Hôm nay đón Nguyễn Thúy Hạnh về nhà, kịch tính như phim
- "Sư Minh Tuệ" - by Đỗ Duy Ngọc / Trần Văn Giang (ghi lại)
- "Thế lực nào đã đầu độc tướng vi-xi Nguyễn Chí Vịnh?" - Lê Văn Đoành / Trần Văn Giang (ghi lại)
- Putin tiến thoái lưỡng nan vì đã tính sai nước cờ _ Hoài Việt
- Kim Jong-un chuẩn bị 'đối thoại và đối đầu' với Mỹ
NHỮNG NỮ LƯU LỪNG DANH Ở MỸ & THẾ GIỚI - TRẦN VĂN NGÀ
NHỮNG NỮ LƯU LỪNG DANH Ở MỸ & THẾ GIỚI
ANH PHƯƠNG Trần Văn Ngà
LỜI NÓI ĐẦU.
Chuyến công du Ba Lan và Romania ngày 9 và 10.3.2022 vừa qua của Phó Tổng Thống Hoa Kỳ Kamala Harris là dấu ấn đặc biệt tại một vùng nhạy cảm, hai quốc gia này cùng biên giới với nước láng giềng Ukraina đang bị quân Nga xâm lăng từ ngày 24.2.2022. Cả hai quốc gia Balan và Romania đã nhiệt tình dang tay mở rộng tiếp nhận những người dân Ukraina tỵ nạn chiến tranh. Qua hai tuần lễ đầu cuộc xâm lăng của Nga, đã có hơn hai triệu người Ukraina lánh nạn qua các nước láng giềng trong đó hai nước Romania và Ba Lan có nhiều người tỵ nạn nhứt hiện nay. Hoa Kỳ và thế giới đã hết lòng cứu trợ nhân đạo các nạn nhân chiến tranh và cũng là cuộc khủng hoảng người tỵ nạn chiến tranh đông nhứt sau Đệ Nhị Thế Chiến, số người di dân tỵ nạn sẽ còn tăng thêm nếu chiến tranh xâm lăng của quân Nga còn tiếp diễn.
Chiến cuộc ở Ukraina càng ngày càng leo thang khốc liệt, quân Nga dưới bàn tay đẫm máu của tên đồ tễ Vladimir Putin chủ trương diệt chủng dân tộc anh hùng bất khuất Ukraina, nhưng chắc chắn Nga sẽ thảm bại nhục nhã và tên đồ tễ Putin phải đền tội. Tất cả mục tiêu quân sự, dân sự, vùng cư trú của dân thường và kể cả các bịnh viện, trường học cũng là cái đích tấn công của các oanh tạc cơ và hoả tiển của quân Nga nhằm giết người Ukrainians càng nhiều càng tốt. Vì vậy, quân Nga đã bị thế giới lên án tội diệt chủng một dân tộc hiếu hoà của một nước Ukraina có chủ quyền.
Nhân chuyến công du nhân đạo và những cuộc thảo luận quốc tế về chiến cuộc Ukraina của nữ Phó Tổng Thống Hoa Kỳ Kamala Harris, người viết xin lạm bàn một chút về nữ quyền của nước Mỹ và thế giới.
Vấn đề nam nữ bình đẳng tại Hoa Kỳ đã có một bước ngoặt mới khi Hoa Kỳ có một nữ Tổng Thống đầu tiên sau cuộc bầu cử tháng 11.2020 và một ngày nào đó không xa, nước Mỹ vĩ đại cũng sẽ có vị lãnh đạo quốc gia là một phụ nữ - Tổng Thống của Hiệp Chủng Quốc Hoa Kỳ.
Hiện nay, cuộc chiến tranh xâm lược của quân Nga vào một nước có chủ quyền quá thô bạo và phi nghĩa, tàn sát biết bao sanh linh vô tội người Ukraina kể cả các cụ già, phụ nữ và trẻ con. Hiện cuộc chiến xâm lược đã diễn ra hơn hai tuần và còn tiếp tục, càng ngày càng khốc liệt cũng do một tên độc tài khát máu Vladimyr Putin tổng chỉ huy - Tổng Thống Nga của một siêu cường quốc nguyên tử. Nếu Tổng Thống Nga là một phụ nữ, không có máu lạnh như Putin, chắc chắn cuộc chiến tranh xâm lược này không hề xảy ra. Vì vậy, tôi mời quý vị độc giả đọc bài sưu khảo này để có cái nhìn khả ái toàn diện với giới nữ lưu ở Hoa Kỳ và trên thế giới.
Lịch sử cận và hiện đại của nước Mỹ và thế giới, với những khuôn mặt sáng chói trên vòm trời chánh trị bảo quốc an dân của các quốc gia, không còn độc quyền của giới mày râu ngự trị hàng bao ngàn năm qua. Cái nhìn thủ cựu, xưa như trái đất, nam trọng nữ khinh của giới đàn ông, từng phán: nhứt nam viết hữu, thập nữ viết vô. Người xưa cổ lổ xỉ nói, sanh được một con trai nói là có, còn sanh mười đứa con gái nói là không. Hàm ý muốn nói giá trị nam giới cao hơn nữ giới, gấp mười lần (sic!). Nhận định tệ hại này có ý xem thường giới phụ nữ, tôi hoàn toàn phản đối, quý vị có phản đối như tôi không?
Qua sưu tầm trên Wikipedia và báo chí quốc tế, tôi sẽ đề cập đến những nữ lưu tầm cở uy quyền và lừng danh thế giới đảm nhận những chức vụ lãnh đạo quốc gia như Tổng Thống và Thủ Tướng, đương nhiệm hoặc mãn nhiệm hay đã quá cố. Còn những lãnh vực khác như thương mại, kinh tế, tài chánh, khoa học, các giải Nobel và các ngành chuyên môn khác...mà các nữ lưu của các nước văn minh tiên tiến cũng nổi danh không kém giới mày râu.
Những thời điểm đặc biệt của lịch sử quốc gia cũng có những người phụ nữ xuất chúng quyền uy tột đỉnh, trị vị thiên hạ, hay nói cách khác là lãnh tụ, nữ vương của một nước trong một thời gian ngắn hay dài. Như thời điểm khởi nghĩa của Việt Nam chống quân xâm lược Bắc phương - giặc Tàu, Nhị Vị Trưng Vương của dòng giống Hồng Lạc, dù không giữ lâu nền độc lập tự chủ cho nước nhà. Nhưng, nhị vị Trưng Vương cũng để lại ấn tượng sâu đậm trong lòng dân tộc Việt, là anh thư của thời đại Hai Bà làm nên lịch sử, cũng là dấu mốc quan trọng chống ngoại xâm trong lịch sử Đại Cồ Việt. Đây là cuộc khởi nghĩa vĩ đại của giới phụ nữ nước Việt, lãnh đạo cuộc khởi nghĩa thành công, trở thành người lãnh đạo quốc gia dân tộc. Bên Tàu, dưới thời Từ Hi Thái Hậu cũng có những hành xử kinh thiên động địa của một phụ nữ bản lãnh, có bàn tay sắt máu, trị vị thiên hạ của một đại cường quốc phong kiến, dân số đông nhứt thế giới. Bên Âu Châu, Mỹ Châu cũng có những nữ lưu lừng danh cao quý hay các nước khác trên năm châu lục có nhiều nữ lưu tài giỏi, quyền lực về mọi lãnh vực, kinh tế, xã hội, khoa học, giáo dục...Nhưng, giới hạn bài viết này, chỉ để cập đến những chức vụ Lãnh Đạo Quốc Gia, tùy quốc gia theo thể chế Tổng Thống chế hay đại nghị có chức Thủ Tướng cũng là nhân vật số 1 lãnh đạo đất nước. Còn các Nữ Hoàng cũng là “Vua” một nước, nhưng chỉ là những tước vị mà không có thực quyền lèo lái con thuyền quốc gia.
Ngày nay, trên thế giới đã xuất hiện những nữ lưu anh thư đảm trách những chức vụ lãnh đạo quốc gia như Tổng Thống Thủ Tướng không phải là ít, nhưng cũng chưa đủ nhiều ngang bằng với nam giới và so sánh dân số, nữ giới có tỷ lệ cao hơn nam giới trên toàn cầu. Siêu cường quốc Hoa Kỳ lãnh đạo thế giới, suốt hành trình dựng nước gần ba thế kỷ, cũng chưa có nữ Tổng Thống hay nữ Phó Tổng Thống (...2020). Hoa Kỳ chỉ mới có nữ Chủ Tịch Hạ Viện hay gần đây có 3 vị nữ Ngoại Trưởng: Madelein Albright (1997...thời TT Dân Chủ Bill Clinton) - Condoleezza Rice (2005... thời TT Cộng Hòa George W. Bush) và Hillary Clinton (2009... thời TT Dân Chủ Barack Obama). Bà Hillary Clinton là nữ Ngoại Trưởng thứ ba gần đây nhứt của Hiệp Chủng Quốc Hoa Kỳ và từng đại diện đảng Dân Chủ trong cuộc bầu cử Tổng Thống ngày 8.11.2016.
Tính chung, từ ngày lập quốc đến nay Hoa Kỳ có gần cả trăm nữ Bộ Trưởng trong chánh phủ do đảng Dân Chủ hay Cộng Hòa lãnh đạo. Còn những chức vụ Thống Đốc, Nghị Sĩ, Dân Biểu Liên bang, Tiểu bang, các nữ Tướng... cũng có khá nhiều, nhưng vẫn còn khoảng cách khá lớn so giới nam giới tính theo tỷ lệ đầu người. Vì vậy, để tránh sự kỳ thị giới tính, trọng nam khinh nữ, đất nước Hoa Kỳ trong các năm tới sẽ có nữ Tổng Thống, rất logic, tôi khẳng định điều này.
Hiện nay, Hoa Kỳ đã có nữ Phó Tổng Thống từ cuộc bầu cử tháng 11 năm 2020. Như thế mới có thể nói đất nước Hoa Kỳ giàu mạnh nhứt thế giới không còn kỳ thị màu da (đã có Tổng Thống da màu Barack Obama) và không kỳ thị giới tính, không còn xếp hạng phụ nữ là phái yếu, kém tài hơn nam giới nữa khi Hoa Kỳ đã có nữ Phó Tổng Thống Kamala Harris vừa là nữ giới vừa là người gốc da màu và cũng là gốc Á Châu đầu tiên giữ chức vụ lãnh đạo quốc gia cao cấp này.
Theo trình tự đa dạng sắc dân và giới tính, tương lai không xa, Hoa Kỳ sẽ có Nữ Tổng Thống, thành kiến nam trọng nữ khinh ở Mỹ và cả trên thế giới sẽ bị tiêu vong.
Tôi lần lượt trình bày một số nữ lưu đảm nhận trọng trách lãnh đạo quốc gia trên năm châu lục, từ Á, Âu, Mỹ, Úc và Phi Châu. Trước hết, chúng ta có cái nhìn chung tại Mỹ dù cũng là cái nôi của sự kỳ thị sắc tộc, da màu và giới tính mà luật pháp Hoa Kỳ đã cấm gắt gao trên giấy tờ và thực tế lại khác. Khi Hoa Kỳ có nữ Tổng Thống mà cách hành xử chức trách lãnh đạo quốc gia không thua kém, chưa muốn nói là có vị còn vượt trội hơn nam Tổng Thống, lúc đó xã hội Mỹ may ra có cái nhìn tốt đẹp hơn về giới phụ nữ.
Hiện nay - 12.3.2022, thế giới tự do lại có thêm một nữ anh thư vô cùng can đảm cùng chồng tử thủ bảo vệ quê hương Ukraina – Đệ Nhất Phu Nhân Ukrain Olenana Zelenska, nêu tấm gương anh dũng không sợ hiểm nguy sát cánh cùng chồng – Tổng Thống Volodymyr Zelensky tại chiến trường đẫm máu, cùng nhân dân Ukraina quyết tâm đánh trả quân Nga xâm lược đang dày xéo, tàn phá quê hương của Bà qua tuần lễ thứ ba. Chúng ta dở nón chào Bà Đệ Nhất Phu Nhân Ukraina và cầu chúc quê hương của Bà sẽ sớm thoát cảnh tàn sát dân thường vô tội của tên đồ tể khát máu Vladimir Putin – Tổng Thống Nga.
(H: Đệ Nhấp Phu Nhân Ukraina & Tổng Thống Volodymyr Zelensky)
Tại nước Mỹ có hàng triệu triệu nữ lưu tài giỏi đảm nhận những chức trách tầm cở quốc gia hay cấp tiểu bang, địa phương...Tôi xin phép tạm đưa ra ba nhân vật nữ lưu tiêu biểu từng là ứng cử viên Tổng Thống và Phó Tổng Thống Hoa Kỳ của hai đảng Dân Chủ và Cộng Hoà:
HILLARY RHODAM CLINTON
Hard Choices (2014). Living History (2003. State of Terror (2021)
Trên đây là ba tác phẩm lớn tiêu biểu văn phong và tài năng của nữ lưu Hillary Rodham Clinton. Bà là một nữ lưu đa tài, một luật gia nổi tiếng, một chính trị gia lão luyện, một nhà ngoại giao ngoại hạng, một diễn giả hùng biện sâu sắc, một tác giả với hàng chục đầu sách nổi tiếng ăn khách – loại sách best sellers, bán chạy như tôm tươi. Ngoài ra, Bà Hillary Clinton còn được hàng chục tác giả viết về cuộc đời, thân thế và sự nghiệp của Bà. Bà là một chánh khách, nhà ngoại giao nổi tiếng và cũng là “nạn nhân”, con người phi thường có đủ can đảm và nghị lực vượt khó qua nhiều sự kiện đáng lưu ý, nhứt là chuyện lùm xùm tình ái lăng nhăng của một ông chồng mê gái Bill Clinton từng làm Thống Đốc, một Tổng Thống hào hoa bất trị với những xì căn đan chết người về tôi mê đào làm càng, bị luận tội truất phế và ông đã may mắn thoát hiểm. Bà Hillary còn có nhiều xì căn đan về đầu tư, về vụ Đại Sứ Mỹ chết ở Benghazi, về emails cá nhân và lẫn lộn với công việc quốc gia bị bên đảng Cộng Hoà phanh phui khi Bà Hillary Clinton ra tranh cử Tổng Thống năm 2016, Bà đều vượt qua hết. Với số phiếu bầu cử phổ thông đại chúng, bà hơn trên dưới hai triệu phiếu vượt qua mặt ứng cử viên Tổng Thống đối lập đảng Cộng Hoà Donald Trump, nhưng lại thua phiếu cử tri đoàn nên Bà phải ngậm đắng nuốt cay thất cử, thua Donald Trump. Dưới đây nguyên văn về thân thế và sự nghiệp của Bà Hillary Clinton trên Wikipedia:
Hillary Diane Clinton is an American politician, diplomat, lawyer, writer, and public speaker who served as the 67th United States secretary of state from 2009 to 2013, as a United States senator from ... Wikipedia
Born: October 26, 1947 (age 74 years), Edgewater Hospital, Chicago
Spouse: Bill Clinton (m. 1975)
Party: Democratic Party
Education: Yale Law School (1969–1973), MORE
Previous offices: United States Secretary of State (2009–2013), MORE
Children: Chelsea Clinton
First Lady of the United States
Role: Health care plan - SCHIP
Whitewater and other investigations - Response to Lewinsky scandal
U.S. Senator from New York
2000 election - 2006 re-election
Foreign trips - Benghazi attack - Obama's foreign policy
Show - Presidential campaigns
Organizations - Clinton Foundation - State Department controversy
Onward Together - Honors and awards – Biography
CỰU THỐNG ĐỐC SARAH PALIN
Dựa theo Wikipedia, Bà Sarah Palin từng là cựu Thống Đốc thứ chín của Tiểu Bang Alaska, thuộc đảng Cộng Hoà, từ năm 2006 đến năm 2009. Bà được Ứng cử viên Tổng Thống của đảng Cộng Hoà - Thượng Nghị Sĩ McCain mời vào đứng phó trong Liên Danh Tổng Thống và Phó Tổng Thống Hoa Kỳ (nhiệm kỳ 2009- 2012), nhưng thất cử. THEO WIPILEDIA:
Former Governor of Alaska
Sarah Louise Palin is an American politician, commentator, author, and reality television personality who served as the 9th governor of Alaska from 2006 until her resignation in 2009. Wikipedia
Born: February 11, 1964 (age 58 years), Sandpoint, ID
Governorship of Sarah Palin · Vice presidential candidacy · Sarah Palin's Alaska
Height: 5′ 5″
Spouse: Todd Palin (m. 1988–2020)
Children: Bristol Palin, Trig Palin, Willow Palin, Piper Palin, Track Palin
Education: University of Idaho (1986–1987), MORE
PHÓ TỔNG THỐNG KAMALA HARRIS
Bà Kamala Harris, sinh năm 1964 tại thành phố Oakland – California. Cha của Bà là Giáo sư tiến sĩ trường Đại học nổi tiếng Stanford và mẹ cũng là Giáo sư tiến sĩ dạy tại trường Đại học nổi tiếng khác – Berkley, cũng ở TB California. Bà Kamala Harris chỉ có một người em gái cũng là Tiến sĩ luật khoa, và Bà lập gia đình muộn (2014), chưa có con, là một luật gia, từng giữ chức vụ Bộ Trưởng Tư Pháp Tiểu bang California và Nghị Sĩ Liên Bang của TB California. Năm 2020 Nghị Sĩ Kamala Harris đứng chung liên danh đảng Dân Chủ với cựu Phó Tổng Thống Hoa Kỳ Joe Biden tranh chức Tổng Thống thứ 46 của đất nước Hoa Kỳ và đã đánh bại đương kim Tổng Thống thứ 45 của nước Mỹ Donald Trump với chiến thắng áp đảo về phiếu cử tri đại chúng phổ thông và phiếu cử tri đoàn. Theo Wikipedia:
Kamala Devi Harris is an American politician and attorney who is the 49th and current vice president of the United States. She is the first female vice president and the highest-ranking female official in U.S. history, as well as the first African American and first Asian American vice president. Wikipedia
Born: October 20, 1964 (age 57 years), Oakland, CA
Nationality: American
Spouse: Douglas Emhoff (m. 2014)
Parents: Donald Harris, Shyamala Gopalan Harris
Education: UC Hastings College of the Law (1989), Howard University (1986), Westmount High School
Niece: Meena Harris
Kamala Harris
Official portrait, 2021
49th Vice President of the United States
Assumed office
January 20, 2021PresidentJoe BidenPreceded by Mike Pence United States Senator
from CaliforniaIn office
January 3, 2017 – January 18, 2021 Preceded by Barbara Boxer Succeeded by Alex Padilla 32nd Attorney General of California In office
January 3, 2011 – January 3, 2017 Governor Jerry Brown Preceded by Jerry Brown Succeeded by Xavier Becerra 27th District Attorney of San Francisco In office
January 8, 2004 – January 3, 2011 Preceded by Terence Hallinan Succeeded by George Gascón Personal details Born
Kamala Devi Harris[a]October 20, 1964 (age 57)
Oakland, California, U.S.Political party Democratic Spouse(s) Doug Emhoff (m. 2014)
Parent(s): Donald J. Harris & Shyamala Gopalan
Relatives Family of Kamala Harris Residence Number One Observatory Circle Education
Howard University (BA) & University of California, Hastings (JD)
Occupation
Politician
lawyer
author
Signature
Những nữ lưu trên thế giới làm nên lịch sử:
1 - PARK GEUN-HYE (Phác Cận Huệ)
Cuộc đời và sự nghiệp chính trị của bà Park Geun-hye phải nói là thừa hưởng di sản của người cha giữ chức vụ Tổng Thống Đại Hàn 3 nhiệm kỳ Phác Chánh Hy cho đến khi ông bị ám sát chết. (H: Tổng Thống Đại Hàn Park Geun-hye).
Nữ Tổng Thống Đại Hàn Dân Quốc (Nam Hàn - South Korea) là nữ lưu đầu tiên đảm nhận chức vụ lãnh đạo quốc gia Hàn Quốc. Trong tài liệu, tôi không biết được ngày năm sanh của vị nữ Tổng Thống Đại Hàn. Một đất nước đứng ở đầu sóng ngọn gió, áng mây chiến tranh luôn bao phủ đất nước "củ sâm" này. Vì người "anh em" cùng chủng tộc cùng đất nước, bị qua phân sau cuộc chiến quốc cộng cực kỳ ác liệt (1950 - 1953) - Miền Bắc theo chế độ cộng sản dưới cây dù "đồng chí vĩ đại" Trung cộng bảo trợ mọi phương diện. Bắc Hàn, cho đến nay luôn hù dọa thôn tính miền Nam Triều Tiên, một thể chế dân chủ tự do. Nhưng có cây dù vĩ đại Mỹ che chắn, cho nên Nam Hàn cũng tạm ổn để phát triển kinh tế thành "đại gia" trên thế giới.
Theo Hiến Pháp sau này, Tổng Thống Đại Hàn chỉ giữ có một nhiệm kỳ 5 năm không được tái cử. Nữ Tổng Thống Phác Cận Huệ nhậm chức ngàỵ 25.2.2013. Bà Phác đã chứng tỏ một nữ lưu tài năng không thua kém bất cứ một nam Tổng Thống nào của Đại Hàn hay của thế giới. Nhưng kẹt “một sợi tóc”, Bà vốn độc thân, không chồng con, thật sự không có nhu cầu nhiều về quyền chức hay tài chánh, Bà cả tin nên bao che cho người bạn gái mang tội tham nhũng rất nhục nhã nên bị truất phế và bị toà án kết tội, bỏ tù thụ án nhiều năm. Cách đây không lâu, đương kim Tổng Thống Hàn Quốc ký lệnh đặc xá cho Bà Phác Cận Huệ - Park Geun- Hye, đã ra khỏi tù.
2 - CỰU NỮ THỦ TƯỚNG THÁI LAN YUNGLUCK SHINAVATRA
Bà Yungluck trẻ đẹp, là ThủTướng thứ 28 của Vương Quốc Thái Lan, cũng là em cựu Thủ Tướng bị cánh quân nhân đảo chánh phải lưu vong hơn 20 năm nay. Đảng "áo đỏ" gồm những nông dân và giới bình dân ở thôn quê đã hết lòng ủng hộ ông anh của Yungluck. Sau này, Bà được tiếp tục sự ủng hộ nhiệt tình đó của giới bình dân cho nên khi Bà đắc cử vào Quốc Hội, với cương vị lãnh đạo một chánh đảng, Bà trở thành nữ Thủ Tướng đầu tiên của Vương Quốc Thái Lan. Là cái gai của giới quân phiệt tướng lãnh, cho nên giới quân phiệt muợn cớ can thiệp lấy lại sự ổn định an ninh trật tự công cộng vì hai đảng áo đỏ (đảng đối lập của Bà Yungluck), đảng áo vàng (theo chánh quyền) cứ quần thảo chống đối nhau quyết liệt, gần như làm tê liệt sinh hoạt của Thủ Đô Bangkok. Vì vậy, giới quân phiệt ra tay làm cuộc đảo chánh lật đổ chánh phủ và Bà bị quản thúc tại gia để chờ lệnh hầu tòa. Hết tòa này đến tòa khác làm cho Bà Yungluck không còn đầu óc suy nghĩ cách nào phục hồi lại danh dự. (H: Nữ Thủ Tướng Thái Lan Yungluck Shinavatra)
Kể từ ấy, Bà Yungluck hoàn toàn mất tự do đi lại hay ra nước ngoài.
Bà Yungluck sanh ngày 21 tháng 6 năm 1967, nhậm chức Thủ Tướng năm 2011 khi Bà mới có 44 tuổi. Hơn 3 năm sau, ngày 24 tháng 5 năm 2014, bà Yungluck bị Tướng Prayut Chan - O - Cha thực hiện cuộc đảo chánh không đổ máu, lật đổ chánh phủ do bà lãnh đạo. Bà Yungluck bị đưa ra tòa nhiều lần với nhiều tội danh không vào đâu cả, như kết tội Bà không làm tròn chức vụ Thủ Tướng, trợ giá nông phẩm làm thâm thủng ngân sách quốc gia cũng như Bà luôn lấy lòng dân quê để có sự ủng hộ của giới bình dân ở các miền quê... Đến bây giờ, Bà Yungluck chưa bị kết án nhốt tù, Bà vẫn còn sống tự do chỉ ở trong nước, không được xuất ngoại. Ai cũng biết, kẻ thắng cuộc muốn hành xử đối người thua cuộc cách nào họ cũng nói ngược nói xuôi được hết.
Dù bị quản thúc, không được ra nước ngoài, nhưng con đường chánh trị của bà Yungluck còn mở rộng vì bà còn quá trẻ ở tuổi hơn 44 và đảng của bà và giới nông dân, lao động còn giữ vững lòng tin và ủng hộ bà.
3 - NỮ THỦ TƯỚNG QUÁ CỐ PAKISTAN BENAZIR BHUTTO
Cuộc đời của bà Benazir Bhutto dấn thân vào con đường chính trị luôn bị cánh bảo thủ, tướng lãnh ngáng chân. Dù đã nắm quyền bính trong tay với chức Thủ Tướng chánh phủ trong 2 nhiệm kỳ, bị đảo chánh và lưu vong nhiều năm.
Bà Bhutto sanh ngày 21 tháng 6 năm 1953 và mất ngày 27 tháng 12 năm 2007, chưa tròn 54 tuổi. Bà Bhutto là một người có tầm nhìn xa với đức tin Hồi Giáo cởi mở của một đất nước Pakistan với đạo Hồi là quốc giáo. Đây là một đất nước Hồi Giáo có nhiều rào cản khắt khe đối với người phụ nữ, các nước Hồi Giáo có được những chức vụ hàng Bộ Trưởng trong chánh phủ cũng là quá hiếm hoi, chưa nói là Thủ Tướng, Tổng Thống. Bà Bhutto xứng danh nữ lưu thời đại của thế giới Hồi Giáo nói chung và Pakistan (dịch sang Việt Ngữ là nước Hồi Quốc) nói riêng. Bà đảm nhiệm chức vụ Thủ Tướng bị gián đoạn vì phe bảo thủ chống đối, đảo chánh, mất chức và bị lưu đày sau hai lần đảm trách chức vụ Thủ Tướng: 1990 - 1993 và 1993 - 1996.
Bà Benazir Bhutto được trở về nước đang vận động tranh cử, chắc chắn bà thắng cử với khí thế
lên cao vùn vụt được dân chúng ủng hộ nhiệt liệt. Chính vì thế, những kẻ bảo thủ đối lập với bà tìm mọi cách sát hại bà. Bà Benazir Bhutto bị ám sát chết ngày 27 tháng 12 năm 2007. Với khí thế đang lên cao đó, đảng của bà đưa chồng bà tiếp tục tranh cử và thắng cử vẻ vang. Nước Bangladesh cũng là nước Hồi Giáo như Pakistan cũng có Quốc Đạo là Hồi Giáo. Trước kia Pakistan và Bangladesh chỉ là một nước, ở 2 miền Nam Bắc khó liên lạc với nhau vì Ấn độ nằm ở giữa, cho nên 2 vùng Nam Bắc này trở thành 2 nước riêng biệt. Bangladesh cũng có Nữ Thủ Tướng như Pakistan vậy. (H: Thủ Tướng Benazir Bhutto)
Các nước có quốc giáo là đạo Hồi luôn trọng nam khinh nữ cực kỳ quyết liệt, nhiều nước áp dụng luật Sariah khắt khe đối với phụ nữ kể cả không được đi học, không được tham gia bầu cử, không được lái xe ô tô... Người phụ nữ khi ra đường phải bịt mặt, trùm khăn kín mít và đi ra nơi công cộng phải có người đàn ông đi kèm bên. Người đàn bà chỉ là công cụ giải trí cho nam giới và sanh con, một người đàn ông có quyền có nhiều vợ (3 hay 7 vợ?), người phụ nữ "chính chuyên" chỉ có một chồng, nếu ngoại tình bị xử tử hình bằng cách bị ném đá tại những nơi công cộng cho đến chết.
Sở dĩ, các nước Hồi Giáo Pakistan, Bangladesh có nữ Thủ Tướng, nhà lãnh đạo quyền uy nhất nước, 2 nước này từng bị đế quốc Anh cai trị, cho nên phụ nữ được đi học đàng hoàng, luật đạo Hồi cũng không khắt khe như nhiều nước khác ở Trung Đông và Phi Châu. Kể cả Ấn Độ là nước cực kỳ phong kiến và cũng bị Anh đô hộ nên cũng hấp thụ nền văn minh của của đế quốc Anh, có nữ Thủ Tướng suốt ba nhiệm kỳ, rồi cũng bị ám sát chết.
4 - NỮ THỦ TƯỚNG ẤN ĐỘ INDIRA GHANDI
Bà Indira Ghandi là con của nhà chánh trị lỗi lạc đồng hành với Thánh Ghandi là Thủ Tướng Jawaharlal Nehru. Bà là nữ lưu lừng danh của Ấn độ và của thế giới, một chính trị gia siêu việt của thế kỷ 20. Với tài năng xuất chúng cai trị một đất nước to lớn có dân số lúc bấy giờ xấp xỉ 1 tỷ người chỉ có sau nước Tàu. Ấn Độ là đất nước có quá nhiều đẳng cấp, giai tầng xã hội rất khó cho chánh quyền thi hành chức trách mà nữ Thủ Tướng Ghandi đã hoàn thành xuất sắc.
Dưới tài lãnh đạo sáng suốt của "Thánh" Mahatma Ghandi tranh đấu với chủ thuyết bất bạo động đòi quyền sống cho người Ấn trong chế độ tự do dân chủ, nước Ấn hoàn toàn độc lập, không còn là một nước bị trị nữa. Với sự kiên trì tranh đấu không mệt mõi của Thánh Ghandi, đế quốc Anh phải trả lại sự độc lập cho đất nước Ấn Độ vào năm 1947.
Nước Anh thấy trước viễn ảnh đen tối vế sự kỳ thị, hiềm khích, chống đối quyết liệt, không đội trời chung giữa 2 tôn giáo lớn Ấn Độ Giáo (Bà La Môn) và Hồi Giáo. Nên trước khi trao trả độc lập cho Ấn Độ, Anh đã cắt đất nước ra làm 2, lãnh thổ lớn có dân số theo đạo Ấn đông thành nước Ấn Độ ngày nay. Còn vùng đất có nhiều tín đồ Hôi Giáo được gọi là Hồi Quốc. Nay Hồi Quốc lại chia làm đôi là Pakistan ở phía Bắc và phía Nam là nước Bangladesh. Vì vậy, cả 3 nước Ấn Độ, Pakistan và Bangladesh, thoạt kỳ thủy, cùng chung một đất nước, nguồn cội dân tộc, cùng màu da, đều chịu chung ảnh hưởng văn hóa văn minh của nước Anh. Nhưng, giữa hai nước có vũ khí hạt nhân Ấn Độ và Pakistan lại không thích sống chung hòa bình vì có hai tôn giáo khác biệt chống đối nhau là Ấn Độ Giáo và Hồi Giáo.
Nữ Thủ Tướng Ghandi - không có bà con liên hệ gì với "Cha Gìa Dân Tộc Ấn Độ" Thánh Mahatma Ghandi. Bà là con gái của nhà lãnh đạo Jawaharlal Nehru đồng hành với Thánh Ghandi trong sự nghiệp tranh đấu dành độc lập tự chủ cho nước Ấn Độ. Cha bà Indira Ghandi may mắn hơn Thánh Ghandi được nắm chức Thủ Tướng Ấn Độ khi đất nước Ấn Độ vừa ra khỏi sự đô hộ của nước Anh. Bà có họ Ghandi vì chồng bà là Feroze Ghandi, lấy nhau khi 2 người đang du học tại Anh. (H: Thủ Tướng Ấn Độ Indira Ghandi)
Bà Indira Ghandi sanh ngày 19 tháng 11 năm 1917, bà bị ám sát bởi 2 tên cận vệ thân tín của bà tại vườn tư dinh Thủ Tướng, ngày 31.10.1984.
Nữ Thủ Tướng Ấn Độ đắc cử liên tiếp 2 nhiệm kỳ, mỗi nhiệm kỳ 4 năm. Nhiệm kỳ đầu từ năm 1966 đến năm 1971. Gián đoạn một thời gian, bà Indira Ghandi tái đắc cử Chủ Tịch Đảng và trở thành Thủ Tướng lần thứ 3 trong lúc nước Ấn đang phân hóa, chia rẻ trầm trọng nên bà bị ám sát.
Dù vậy, nói đến đất nước Ấn Độ tự do dân chủ ngày nay, người ta nghĩ ngay đến Thánh Ghandi và gia đình Nehru có con gái làm Thủ Tướng xuất sắc, cháu ngoại cũng từng làm Thủ Tướng Ấn Độ nữa.
5 - BÀ AUNG SAN SUU KYI: KHÔI NGUYÊN NOBEL HOÀ BÌNH - NỮ THỦ LÃNH ĐẢNG LIÊN ĐOÀN DÂN CHỦ QUỐC GIA (NATIONAL LEAGUE FOR DEMOCRACY) MIẾN ĐIỆN (MYANMA) – CUỘC ĐỜI LÀM CHÁNH TRỊ VỚI SỐ PHẬN KHẮC NGHIỆT, BỊ TÙ VÀ BỊ QUẢN THÚC TẠI GIA HƠN 20 NĂM
Nói đến tên một phụ nữ lừng danh thế giới hiện tại, người ta nghĩ ngay đến bà Aung San Suu Kyi, một nữ lưu gắn liền cuộc đời của bà với tiền đồ tổ quốc. Sư nghiệp chánh trị lẫy lừng của bà bị trù dập, giam cầm quản thúc và kể cả lưu vong, cộng lại suốt 21 năm. Gần đây Bà lại bị đám quân phiệt Miến Điện đảo chánh bà bị nhốt tù và bị quản thúc nữa.
Bà nhận được nhiều giải thưởng cổ xúy về nhân quyền, tự do , dân chủ...cho Miến Điện (Myanma hay còn gọi là Burma) do quốc tế trao tặng, trong đó có Giải Thưởng cao qúy nhứt đối với nhân loại là bà đoạt giải Khôi Nguyên Hòa Bình Nobel năm 1991.
Bà Aung San Suu Kyi sanh ngày 19.6.1945 tại Thủ Đô Rangoon, bà là con của vị "Cha Già Dân Tộc Miến Điện" Aung San Khin Kyi, đã có công giành lại sự độc lập cho quốc gia Miến Điện từ đế quốc Anh sau chiến tranh Thế Giới Thứ II. Cha của Bà trở thành vị Thủ Tướng đầu tiên của nước Miến Điện độc lập (gọi là British Burma), thoát được cảnh đô hộ của đế quốc Anh. Chẳng may, ông bị ám sát chết năm 1947.
Năm 1960, mẹ bà Suu Kyi được bổ nhiệm làm Đại Sứ tại Ấn Độ, bà được học hết trung học tại Thủ Đo Tân Đề Li của Ấn Độ. Sau đó, bà được gởi sang học ở Anh tại đại học danh tiếng Oxford và đã tốt nghiệp môn chính trị và kinh tế. Ba Suu Ky thông thạo 4 thứ tiếng: Miến, Anh, Pháp và Nhựt. (H: Bà Aung San Suu Kyi của đất nước Myanmar)
Năm 1988, Bà trở về nước để chăm sóc mẹ già đang trên giường bịnh cũng từ đó bà chuốc họa vào thân. Được dân chúng ủng hộ, Bà trở thành lãnh tụ của đảng Liên Đoàn Dân Chủ Quốc Gia và ra tranh cử Tổng Thống đắc cử vẻ vang. Nhưng, giới quân đội không chấp nhận sự đắc cử này, bắt quản thúc Bà tại tư gia gần 16 năm, không cho bà tham gia bất cứ sinh hoạt chánh trị nào của đảng của đất nước.
Đến tháng 11 năm 2010, Tướng Then Sein làm Tổng Thống Miến Điện có chánh sách cởi mở dân chủ hơn trước, Bà được trả tự do hoàn toàn, Bà dấn thân ngay vào sinh hoạt chánh trị và được bầu lại Chủ Tịch đảng Liên Đoàn Dân Chủ Quốc Gia. Bà cổ động đảng viên tham gia bầu cử tự do có thể nói gần nửa thế kỷ mới có cuộc bầu hoàn toàn thoải mái tự do này. Bà và đảng Liên Đoàn Dân Chủ Quốc thắng cử áp đảo vẻ vang. Theo lẽ, Bà nghiễm nhiên trở thành Tổng Thống. Nhưng, Hiến Pháp do giới cầm quyên quân nhân viết cấm những ai có chồng người nước ngoài không được đảm trách lãnh đạo quốc gia. Vì vậy, Bà đưa người thân tín tin cậy nhứt của Liên Đoàn Dân Chủ Quốc Gia ra nắm chức Tổng Thống và bổ nhiệm Bà làm Ngọai Trưởng kể từ 30.3.2016 và sau đó một tuần, Tổng Thống có văn thư mời Bà giữ chức Cố Vấn (Tối Cao) cho chánh phủ. Trên nguyên tắc pháp lý, Bà Aung San Suu Kyi đứng sau Tổng Thống Htin Kyaw, nhưng về mặt đảng, Bà là người lãnh đạo đảng kể cả lãnh đạo chánh phủ. Chắc chắn, khi củng cố xong nội bộ, chánh phủ và Quốc Hội sẽ có tu chánh Hiến Pháp hủy bỏ điều cấm người Miến có chồng hay vợ là người nước ngoài không được nắm chức Tổng Thống.
Miến Điện là nước thua kém Việt Nam về nhiều phương diện. Nhưng, về mặt chánh trị, giới quân phiệt cầm quyền, cai trị nước Miến suốt nửa thế kỷ, phải bừng tĩnh thay đổi đường lối chánh trị mới, để giúp đất nước Miến Điện sẽ giàu mạnh thành nước tự do dân chủ thật sự. Nước Việt Nam cộng sản cần học bài học cao quý này để Việt Nam thoát được sự nghèo đói, tụt hậu, chậm tiến như hiện nay. Sau khi hoàn thành nhiệm kỳ Tổng Thống của Tướng Then Sein, nghe nói ông đã "thí phát quy y" trở thành một tu sĩ Phật Giáo chỉ biết có kinh kệ nâu sòng chay lạc.
6 - BÀ CORAZON AQUINO - TỔNG THỐNG NỮ ĐẦU TIÊN CỦA PHILIPPINES
Nước Phi Luật Tân (Philippines) được thế giới chú ý đến qua vụ kiện Trung cộng ra toàn án quốc tế, lấn chiếm biển Đông qua đường lưỡi bò 9 đoạn có những vùng lãnh hải, các bờ biển Philippines cách chưa tới 120 hải lý mà luật biển quốc tế cho phép, từ đất liền ra khơi được 200 hải lý. Trung cộng ngang nhiên đưa tàu chiến chiếm đảo của Phi cũng như Phi cũng có dành chủ quyền ít nhứt một đảo trong quần đảo Trường Sa. Nơi đây có sự tranh chấp của nhiều nước mà đúng ra là vùng lãnh hải của Việt Nam. Nay cuộc tranh chấp giữa các nước Việt Nam, Đài Loan, Trung Cộng, Phi và Brunei...tại quần đảo Trường Sa chưa giải quyết ổn thỏa, Trung cộng lại bồi đắp các bãi đá ngầm thành đảo nhân tạo và xây dựng phi trường quân sự, bến cảng Hải Quân với âm mưu thôn tính hết cả Biển Đông qua đường lưỡi bò 9 đoạn. (H: Nữ Tổng Thống Phi Corazon Aquino)
Trong các nước đương đầu với sự bành trướng bá quyền nước lớn của Trung cộng, nước Phi Luật Tân rất tiến bộ, qua bầu cử tự do, bà Corazon Aquino đắc cử vẻ vang, nữ Tổng Thống đầu tiên của nước Phi, dù còn là quốc gia chưa phát triển và nghèo vì thiếu tài nguyên và là nước hứng chịu nhiều thiên tai bão lụt, động đất, núi lửa vào hàng đầu của các nước Đông Nam Á.
Bà Corazon Aquino sanh ngày 26.1.1933 và đã qua đời ngày 1 tháng 8 năm 2005.
Nhiệm kỳ Tổng Thống nước Phi Luật Tân là 6 năm, chỉ có 1 nhiệm kỳ, Bà nhậm chức từ năm 1986 đến năm 1992.
7 - NỮ TỒNG THỐNG ĐÀI LOAN TSAI UNG -WEN - THÁI ANH VĂN
Đảo quốc Đài Loan là một quốc gia độc lập, có chủ quyền nằm ngoài lãnh thổ Trung Hoa. Lực Lượng Quốc Dân Đảng của Thống Chế Tưởng Giới Thạch bị quân cộng sản Mao Trạch Đông đánh bại năm 1949. Từ đất liền, một số tướng lãnh, quân đội và chánh quyền cùng dân chúng nhanh chân chạy thoát thân theo đoàn quân bại trận của Thống Chế Tưởng Giới Thạch ra hải đảo Đài Loan. Từ đó Quốc Dân Đảng, rút kinh nghiệm củng cố lại chánh sách điều hành quốc gia theo phong thái mới và thành lập lại nước Trung Hoa Dân Quốc tự do dân chủ. Dưới sự che chắn, bảo trợ an ninh về mặt biển của Đệ Thất Hạm Đội Hoa Kỳ. Quốc Dân Đảng càng ngày càng củng cố thêm lực lượng quân sự với các vũ khí tối tân của Hoa Kỳ viện trợ cũng như mua thêm nhiều phương tiện tối tân, vũ khí hiện đại của Mỹ để phòng thủ Đài Loan được vững chắc như ngày nay. Nhờ thế, chính bản thân Đài Loan cũng có thể đương đầu với một nước Tàu cộng sản vĩ đại, luôn muốn nuốt chửng Đài Loan. Chánh quyền Trung cộng luôn coi xem Đài Loan là một tỉnh của Hoa Lục, Trung cộng luôn hăm dọa đánh chiếm, nhưng bị kỳ đà cản mũi của Hải Quân Hoa Kỳ luôn có mặt ở eo biển Đài Loan nhằm tiếp sức răn đe sự liều lĩnh của Trung Cộng đánh chiếm Đài Loan. Càng ngày, Đài Loan càng lớn mạnh, giàu có và trang bị phòng thủ vô cùng tối tân hiện đại. Ngoài sự có mặt của Mỹ với sự cam kết bảo vệ Đài Loan không bị nước khác xâm chiếm. Tự bản thân Đài Loan cũng biết rõ sự sống còn của mình là phải có lực lượng phòng vệ mạnh với các phương tiện, vũ khí tối tân nhứt để ngăn chặn sự xâm lăng của Trung cộng bất cứ lúc nào.
(H: Tổng Thống Đài Loan đã đắc cử nhiệm kỳ Tsai ung-Wen)
Trên đảo quốc Đài Loan qua hơn nửa thế kỷ, các chánh phủ được bầu chọn, là người của Quốc Dân Đảng. Gần đây có đảng đối lập tranh quyền với Quốc Dân Đảng làm cho sự độc quyền đảng trị của Quốc Dân Đảng không còn nữa.
Bà Tsai Ung-Wen là thủ lãnh của một đảng đối lập - Đảng Dân Chủ Tiến Bộ, một đảng mới có lập trường cứng rắn không thỏa hiệp nằm dưới quyền Trung cộng, muốn Đài Loan độc lập thoát Trung. Vì vậy, Trung Cộng coi xem Đài Loan là một tỉnh ly khai phản loạn. Sự đắc cử nhiệm kỳ hai của bà Thái Anh Văn là cái gai khó chịu của Bắc Kinh.
Đảng Dân Chủ Tiến Bộ so với cây cổ thụ Quốc Dân Đảng, Bà Thái Anh Văn làm nên lịch sử, bứng được cây cổ thụ Quốc Dân Đảng ra khỏi chánh quyền và đảng của Bà nhảy vào thay thế. Bà đã nhậm chức vào cuối tháng 5.2016.
Bà Thái Anh Văn, sanh tại Đài Loan ngày 31 tháng 8 năm 1956. Đây có thể nói là bà Thái Anh Văn làm cuộc cách mạng nhung thành công vô cùng ngoạn mục.
Bây giờ, Đài Loan là một đất nước giàu mạnh, so với số dân, tính theo đầu người, Đài Loan giàu hơn Trung cộng rất nhiều, người dân có đời sống văn minh tiến bộ vượt trội hơn Hoa lục. Đời sống của dân chúng Đài Loan rất cao được so sánh với dân chúng với các nước giàu mạnh trên thế giới như Hoa Kỳ, Nhật Bản.
ĐÀI LOAN CHUẨN BỊ ĐỐI PHÓ VỚI TRUNG CỘNG NẾU NGA CHIẾM ĐƯỢC UKRAINA MÀ THẾ GIỚI NGOẢNH MẶT LÀM NGƠ ĐỂ CHO UKRAINA MẤT NƯỚC
Qua hai tuần cuộc chiến tranh xâm lược của tên độc tài máu lạnh Vladimir Putin, từ ngày 14.2.2022 đến nay (9.3.2022) tấn công toàn diện vào đất nước dân chủ tự do, có chủ quyền Ukraina. Quân Nga đã tàn sát hàng chục ngàn dân thường vô tội và cả đàn bà trẻ con Ukraina, có trên hai triệu người di tản lánh nạn chiến tranh. Chiến tranh còn tiếp diễn ác liệt và cuộc khủng hoảng di dân lại càng bùng phát tăng vợt lên cao nữa. Putin sử dụng tổng lực quân sự của siêu cường quốc nguyên tử nhằm mục đích tấn công tàn phá toàn diện đất nước Ukraina và thôn tính một dân tộc nhỏ bé, một quốc gia láng giềng. Nhưng, với sự ngoan cường của một dân tộc anh hùng bất khuất chống trả quyết liệt ngoại xâm bằng mọi giá dưới tài lãnh đạo của lãnh tụ anh hùng trên cả anh hùng của Tổng Thống trẻ tuổi Zelenski của Ukraina thà chết vì Tổ Quốc, không đầu hàng hay khuất phục trước Putin. Ông không hề nao núng trước gồng kềm trên không, mặt đất và trên biển tấn công tàn bạo của quân Nga, vây hãm các thành phố lớn trong đó có Thủ đô Kiev. Hàng chục ngàn xe tăng thiết giáp và phản lực cơ chiến đấu tối tân nhứt của quân Nga và cả một hạm đội hùng mạnh của Hải Quân Nga ở Hắc Hải đồng loạt tham chiến tấn kích vào đất nước Ukraina. Trên hai trăm ngàn quân lính Nga tham chiến tấn công thô bạo tàn sát dân lành vô tội ở miền Bắc, miền Đông và miền Nam của đất nước Ukraina thanh bình.
Nếu thế giới văn minh không thật tâm tiếp cứu Ukraina, để đất nước nhỏ bé Ukraina lọt vào tay đồ tể khát máu Putin của một đất nước khổng lồ Nga, chẳng khác nào nước Đài Loan nhỏ bé có chủ quyền, Đài Loan còn nhỏ bé hơn nhiều so nước Ukraina và dân số Đài Loan chỉ bằng một ba hay một phần tư của dân số nước Ukraina. Thấy cái gương của Ucraina bị thế giới bỏ rơi, có thể Trung cộng cũng đánh úp chiếm Đài Loan mà chúng không dấu diếm ý định này. Trong lúc dân số của Trung cộng có trên một tỷ tư, dân số đông nhứt thế giới cũng là một siêu cường quốc nguyên tử, họ có ý định tấn chiếm Đài Loan bằng mọi giá nếu thế giới khoanh tay đứng nhìn, chỉ hô hào ủng hộ bằng mồm và cấm vận kinh tế tài chánh không chưa đủ sức mạnh làm cho Trung Cộng và Nga phải chùng bước trước sự xâm lược trắng trợn các nước nhỏ bé khác. Chờ xem Ucraina có thoát khỏi sự đô hộ của Nga hay không? Và số phận của Đài Loan cũng lệ thuộc vào sự chiến thắng của Ucraina không bị Nga cưỡng chiếm vì có cả thế giới ủng hộ nước nhỏ có chính nghĩa.
8 – THỦ TƯỚNG ĐỨC - Chancellor of Germany Angela Merkel - The most powerful woman in the world - Người phụ nữ quyền lực nhứt thế giới.
Bà Angela Merkel sanh tại Hamburg ngày 17.7.1954, cư dân Đông Đức. Khi bức tường chia cắt Đông Tây Đức bị giựt sập vào thập niên 1990, nước Đức thống nhứt, không có cảnh tắm máu như chế độ cộng sản thường sử dụng hay bắt tù đày cải tạo những kẻ thua cuộc, điển hình như Việt Nam. Đông Đức theo cộng sản, nay được sáp nhập với Tây Đức dân chủ tự do, mọi người đều bình đẳng, không kỳ thị như dưới chế độ cộng sản. Bà Angela Merkel với cuộc sống mới cũng như nhân dân và chánh phủ Tây Đức hết lòng bảo trợ, cưu mang cho tất cả công dân Đông Đức sớm hội nhập với sự văn minh tiến bộ và dân chủ tự do của trào lưu mới của nước Đức thống nhứt. Bà Merkel với bằng Tiến sĩ Hóa Học của nước Đức, gia nhập vào đảng Liên Hiệp Dân Chủ Thiên Chúa Giáo - Christian Democratic Union (CDU). Bà Merkel từng giữ chức Bộ Trưởng Môi Trường - Bộ Trưởng về Phụ Nữ và Thanh Niên. Đến năm 2000, bà được bầu làm Chủ Tịch Đảng CDU.
Năm 2005, đảng của Bà thắng lớn trong Quốc Hội, nhưng chưa đủ túc số đương nhiên trở thành Thủ Tướng - Chancellor of Germany. Đảng CDU liên kết với đảng Christian Social Union (CSU) hay nhiệm kỳ sau liên hiệp với đảng Social Democratic Party of Germany (SDP) thành lập chánh phủ. Bà giữ chức Thủ Tướng - Chancellor of Germany từ năm 2005 cho đến 11 năm sau và đưa nước Đức thành một nước giàu mạnh nhứt ở Châu Âu.
Năm 2007, bà Merkel giữ chức Chủ Tịch (luân phiên) Hội Đồng Châu Âu (European Union) và Chủ Tịch G8 (khi còn Nga trong nhóm siêu cường kinh tế này, nay chỉ còn 7 nước - không còn Nga).
Năm 2015, bà Thủ Tướng Đức Angela Merkel được hệ thống Forbes vinh danh, Bà chiếm kỷ lục lần thứ 9 với danh hiệu: Phụ Nữ Quyền Lực Nhứt trên Thế Giới - The Most Powerful Woman in the World. Hiện nay, Bà Merlkel đã từ giả chính trường, về nghỉ hưu.
9 – NGƯỜI ĐÀN BÀ THÉP (Iron Lady) - nữ Thủ Tướng Anh Margaret Thatcher (1925 - 2013).
Nữ Thủ Tướng Anh Thatcher có lập trường cương quyết đương đầu với "chiến tranh lạnh" giữa Liên Bang Xô Viết và Thế Giới Tự Do Dân Chủ. Bà đồng hành với Tổng Thống Hoa Kỳ Ronald Reagan cùng quyết tâm giựt sập bức tường ngăn cách Đông Tây Bá Linh năm 1989 và giựt sập chế độ cộng sản quốc tế toàn trị của Liên Bang Xô Viết Nga, lập lại trật thế giới mới, không còn đám mây mù cộng sản quốc tế chực chờ nuốt trọn thế giới tự do.
Danh tiếng vang lừng của nữ Thủ Tướng Anh Margaret Thacher là trong trận chiến với Argentina về quần đảo Falklands (gần đất nước Argentina), năm 1982. Bao nhiêu tàu chiến tối tân của Argentina đều làm mồi cho Hải Quân Hoàng Gia Anh tiêu diệt trên biển cả. Cũng từ chiến thắng vang dội này, bà Margaret Thatcher được giới báo chí phong tặng là "người đàn bà thép" - Iron Lady. Đến năm 1983, Bà Thatcher tái đắc cử nhiệm kỷ 2 rất vẻ vang và chấm dứt nhiệm kỳ 2 vào năm 1987. Bà tiếp tục ra tranh cử nhiệm kỳ 3 và cũng đắc cử cho tới năm 1990.
Trước khi bà Margaret Thatcher được bầu chọn thành lãnh tụ đảng Bảo Thủ với liên tiếp 3 nhiệm kỳ Thủ Tướng, Bà từng giữ chức vụ Bộ Trưởng Môi Trường, Bộ Trưởng Giáo Dục và Khoa Học. Bà Thatcher vốn là nhà khoa học nổi tiếng, tánh tình bộc trực, bén nhạy trong mọi vấn đề bang giao quốc tế và giải quyết thích đáng về nội tình, kinh tế của nước Anh, cho nên hể nói đến Bà Margaret Thatcher, người ta nói bà là lý thuyết gia của chủ Thuyết thatcherism - một chủ thuyết làm cho dân giàu nước mạnh và là một siêu cường trên trường đua quốc tế.
Vì bài viết khá dài, tôi xin kết thúc với ba nữ lưu của đất nước Hoa Kỳ và chín nữ lưu trên giới, còn biết bao nữ lưu lừng danh khác nữa, chúng tôi hẹn có dịp khác, sẽ viết tiếp.@
Sacramento 12.3.2022
Anh Phương Trần Văn Ngà