Cõi Người Ta
“Vinh dự là cho đi ngay khi còn sống”!
Có lẽ bởi ông đã sống bằng một triết lý giản dị như lời ông bộc bạch: “Không nên đợi đến lúc bạn trở nên già hay chết đi mới cho đi tiền. Thay vào đó, hãy đóng góp ngay khi bạn vẫn còn đủ năng lượng
Có lẽ bởi ông đã sống bằng một triết lý giản dị như lời ông bộc bạch: “Không nên đợi đến lúc bạn trở nên già hay chết đi mới cho đi tiền. Thay vào đó, hãy đóng góp ngay khi bạn vẫn còn đủ năng lượng, kết nối và ảnh hưởng để tạo nên những làn sóng”. Vâng, xin nhắc lại một lần nữa triết lý giản đơn: “Vinh dự là cho đi ngay khi còn sống”.
Có lẽ bởi ông đã sống bằng một triết lý giản dị như lời ông bộc bạch: “Không nên đợi đến lúc bạn trở nên già hay chết đi mới cho đi tiền. Thay vào đó, hãy đóng góp ngay khi bạn vẫn còn đủ năng lượng, kết nối và ảnh hưởng để tạo nên những làn sóng”. Vâng, xin nhắc lại một lần nữa triết lý giản đơn: “Vinh dự là cho đi ngay khi còn sống”.
Sống trong căn hộ cho thuê chỉ có hai phòng, tiết kiệm đến từng xu. Yêu cầu con trai đi làm hầu bàn, con gái làm bồi phòng khách sạn hoặc thu ngân trong các kỳ nghỉ hè và phải tuân thủ các quy tắc chi tiêu nghiêm ngặt. Buộc con gái mình ở New York phải tự chi trả các chi phí và khi cô con gái gọi điện thoại quá nhiều với bạn trai ở châu Âu từ căn hộ Manhattan, ông đã tới thị trấn, ngắt kết nối điện thoại. Ông chỉ cho phép các con được gọi điện với bạn bè vào thứ hai hàng tuần.
Minh họa: Ngọc Diệp) |
Đó là chân dung nhà tỉ phú “keo kẹt” Chuck Feeney, người đồng sáng lập ra chuỗi cửa hàng mua sắm miễn thuế (DFS), chuỗi cửa hàng bán lẻ miễn thuế lớn nhất thế giới được đăng trên Vietnamnet ngày 6/12, bài “Tỷ phú mang 220 triệu USD đến Việt Nam làm từ thiện”.
Theo bài báo, Chuck Feeney từng được bình chọn là “người còn sống giàu thứ 31 của nước Mỹ, với tổng tài sản là 1,3 tỷ USD.
Nhưng ít ai biết rằng trong suốt 30 năm qua, ông đã đi khắp thế giới để trao tặng số tài sản 7,5 tỉ USD. Quỹ từ thiện Atlantic Philanthropies do ông sáng lập đến nay đã rót 6,2 tỉ USD vào giáo dục, khoa học, chăm sóc y tế… tại Mỹ, Úc, Việt Nam, Nam Phi và Ireland. 1,3 tỉ USD còn lại sẽ được chi hết vào năm 2016 và Quỹ sẽ đóng cửa vào năm 2020.
Atlantic bắt đầu đầu tư cho Việt Nam chỉ vài năm sau khi chiến tranh kết thúc. Feeney bắt đầu từ miền Trung Việt Nam, vùng chịu ảnh hưởng nhiều nhất từ chiến tranh. Atlantic đã tài trợ để xây dựng trường Đại học Đà Nẵng. Từ năm 1998 đến 2006, Atlantic đã tài trợ 220 triệu đô la cho các chương trình xã hội có ý nghĩa tại Việt Nam”.
Đọc bài báo trên không khỏi giật mình vì tấm lòng nhân văn cao cả của Chuck Feeney.
Thực ra, việc làm từ thiện không hiếm trên thế giới, đặc biệt là ở các nước phát triển. Người giàu nhất thế giới Bill Gates đã tuyên bố chỉ để lại cho con mình 10 triệu USD trong số tài sản khoảng 80 tỉ USD. Số tiền còn lại đã, đang và sẽ để làm từ thiện.
Có thể nói Bill Gates là một vị “cứu tinh” bởi những gì ông đã và đang làm cho những người nghèo, người có số phận không may mắn hay trong các đợt thiên tai trên thế giới.
Thế nhưng khi nhìn về Việt Nam thì không khỏi ngậm ngùi.
Số người giàu có làm từ thiện vô tư không nhiều. Đã có không ít người làm từ thiện thực chất là để mua danh, là để khuếch trương tên tuổi hoặc đánh bóng thương hiệu hơn là xuất phát từ thật lòng yêu thương, chia sẻ.
Càng buồn hơn khi không ít đại gia và cả thiếu gia con cái họ chi tiêu cho những cuộc chơi vô bổ thì coi tiền như cỏ rác. Họ sẵn sàng tặng cho "chân dài" hàng ngàn USD hay hàng chục, thậm chí hàng trăm triệu đồng nhưng lại không bao giờ động lòng trước những hoàn cảnh khó khăn, bất hạnh.
Họ sẵn sàng chi tiêu cho những lễ cưới xa hoa, chơi xe “siêu”, xây biệt thự khủng nhưng không bao giờ bỏ ra một trăm ngàn cho các quỹ từ thiện hay đóng góp cho bà con vùng thiên tai, lũ lụt.
Không ít cô người mẫu, “chân dài” khoe khoang những chiếc váy cả tỉ đồng nhưng không bao giờ đủ “can đảm” tặng cho các em học sinh vùng sâu, vùng xa dù chỉ một mảnh chăn rách.
Nhớ trận lụt năm nào ở huyện miền Trung, một người bạn văn chương của mình đã thốt lên đầy cay đắng: “Các đại gia bản xứ đâu rồi?”, bởi trong khi cả nước nhường cơm, sẻ áo với những khó khăn của quê nhà thì chẳng thấy một đại gia nào của quê hương hưởng ứng. Họ quên rằng rằng sự giàu có của họ chính là nhờ có mồ hôi của đồng bào họ, đất đai của quê hương họ….
Trở lại với tấm lòng của tỉ phú Chuck Feeney.
Điều gì đã khiến ông có những hành động cao cả như vậy?
Có lẽ bởi ông đã sống bằng một triết lý giản dị như lời ông bộc bạch: “Không nên đợi đến lúc bạn trở nên già hay chết đi mới cho đi tiền. Thay vào đó, hãy đóng góp ngay khi bạn vẫn còn đủ năng lượng, kết nối và ảnh hưởng để tạo nên những làn sóng”.
“Vinh dự là cho đi ngay khi còn sống”.
Vâng, xin nhắc lại một lần nữa triết lý giản đơn: “Vinh dự là cho đi ngay khi còn sống”!
Bùi Hoàng Tám
(Dân Trí)
Bàn ra tán vào (0)
“Vinh dự là cho đi ngay khi còn sống”!
Có lẽ bởi ông đã sống bằng một triết lý giản dị như lời ông bộc bạch: “Không nên đợi đến lúc bạn trở nên già hay chết đi mới cho đi tiền. Thay vào đó, hãy đóng góp ngay khi bạn vẫn còn đủ năng lượng
Có lẽ bởi ông đã sống bằng một triết lý giản dị như lời ông bộc bạch: “Không nên đợi đến lúc bạn trở nên già hay chết đi mới cho đi tiền. Thay vào đó, hãy đóng góp ngay khi bạn vẫn còn đủ năng lượng, kết nối và ảnh hưởng để tạo nên những làn sóng”. Vâng, xin nhắc lại một lần nữa triết lý giản đơn: “Vinh dự là cho đi ngay khi còn sống”.
Sống trong căn hộ cho thuê chỉ có hai phòng, tiết kiệm đến từng xu. Yêu cầu con trai đi làm hầu bàn, con gái làm bồi phòng khách sạn hoặc thu ngân trong các kỳ nghỉ hè và phải tuân thủ các quy tắc chi tiêu nghiêm ngặt. Buộc con gái mình ở New York phải tự chi trả các chi phí và khi cô con gái gọi điện thoại quá nhiều với bạn trai ở châu Âu từ căn hộ Manhattan, ông đã tới thị trấn, ngắt kết nối điện thoại. Ông chỉ cho phép các con được gọi điện với bạn bè vào thứ hai hàng tuần.
Minh họa: Ngọc Diệp) |
Đó là chân dung nhà tỉ phú “keo kẹt” Chuck Feeney, người đồng sáng lập ra chuỗi cửa hàng mua sắm miễn thuế (DFS), chuỗi cửa hàng bán lẻ miễn thuế lớn nhất thế giới được đăng trên Vietnamnet ngày 6/12, bài “Tỷ phú mang 220 triệu USD đến Việt Nam làm từ thiện”.
Theo bài báo, Chuck Feeney từng được bình chọn là “người còn sống giàu thứ 31 của nước Mỹ, với tổng tài sản là 1,3 tỷ USD.
Nhưng ít ai biết rằng trong suốt 30 năm qua, ông đã đi khắp thế giới để trao tặng số tài sản 7,5 tỉ USD. Quỹ từ thiện Atlantic Philanthropies do ông sáng lập đến nay đã rót 6,2 tỉ USD vào giáo dục, khoa học, chăm sóc y tế… tại Mỹ, Úc, Việt Nam, Nam Phi và Ireland. 1,3 tỉ USD còn lại sẽ được chi hết vào năm 2016 và Quỹ sẽ đóng cửa vào năm 2020.
Atlantic bắt đầu đầu tư cho Việt Nam chỉ vài năm sau khi chiến tranh kết thúc. Feeney bắt đầu từ miền Trung Việt Nam, vùng chịu ảnh hưởng nhiều nhất từ chiến tranh. Atlantic đã tài trợ để xây dựng trường Đại học Đà Nẵng. Từ năm 1998 đến 2006, Atlantic đã tài trợ 220 triệu đô la cho các chương trình xã hội có ý nghĩa tại Việt Nam”.
Đọc bài báo trên không khỏi giật mình vì tấm lòng nhân văn cao cả của Chuck Feeney.
Thực ra, việc làm từ thiện không hiếm trên thế giới, đặc biệt là ở các nước phát triển. Người giàu nhất thế giới Bill Gates đã tuyên bố chỉ để lại cho con mình 10 triệu USD trong số tài sản khoảng 80 tỉ USD. Số tiền còn lại đã, đang và sẽ để làm từ thiện.
Có thể nói Bill Gates là một vị “cứu tinh” bởi những gì ông đã và đang làm cho những người nghèo, người có số phận không may mắn hay trong các đợt thiên tai trên thế giới.
Thế nhưng khi nhìn về Việt Nam thì không khỏi ngậm ngùi.
Số người giàu có làm từ thiện vô tư không nhiều. Đã có không ít người làm từ thiện thực chất là để mua danh, là để khuếch trương tên tuổi hoặc đánh bóng thương hiệu hơn là xuất phát từ thật lòng yêu thương, chia sẻ.
Càng buồn hơn khi không ít đại gia và cả thiếu gia con cái họ chi tiêu cho những cuộc chơi vô bổ thì coi tiền như cỏ rác. Họ sẵn sàng tặng cho "chân dài" hàng ngàn USD hay hàng chục, thậm chí hàng trăm triệu đồng nhưng lại không bao giờ động lòng trước những hoàn cảnh khó khăn, bất hạnh.
Họ sẵn sàng chi tiêu cho những lễ cưới xa hoa, chơi xe “siêu”, xây biệt thự khủng nhưng không bao giờ bỏ ra một trăm ngàn cho các quỹ từ thiện hay đóng góp cho bà con vùng thiên tai, lũ lụt.
Không ít cô người mẫu, “chân dài” khoe khoang những chiếc váy cả tỉ đồng nhưng không bao giờ đủ “can đảm” tặng cho các em học sinh vùng sâu, vùng xa dù chỉ một mảnh chăn rách.
Nhớ trận lụt năm nào ở huyện miền Trung, một người bạn văn chương của mình đã thốt lên đầy cay đắng: “Các đại gia bản xứ đâu rồi?”, bởi trong khi cả nước nhường cơm, sẻ áo với những khó khăn của quê nhà thì chẳng thấy một đại gia nào của quê hương hưởng ứng. Họ quên rằng rằng sự giàu có của họ chính là nhờ có mồ hôi của đồng bào họ, đất đai của quê hương họ….
Trở lại với tấm lòng của tỉ phú Chuck Feeney.
Điều gì đã khiến ông có những hành động cao cả như vậy?
Có lẽ bởi ông đã sống bằng một triết lý giản dị như lời ông bộc bạch: “Không nên đợi đến lúc bạn trở nên già hay chết đi mới cho đi tiền. Thay vào đó, hãy đóng góp ngay khi bạn vẫn còn đủ năng lượng, kết nối và ảnh hưởng để tạo nên những làn sóng”.
“Vinh dự là cho đi ngay khi còn sống”.
Vâng, xin nhắc lại một lần nữa triết lý giản đơn: “Vinh dự là cho đi ngay khi còn sống”!
Bùi Hoàng Tám
(Dân Trí)