Khoa Học Thực Nghiệm & Tâm Linh
10 sự thật về kinh tế học mà bạn cần biết
10 sự thật về kinh tế học mà bạn cần biết
Môi trường chính trị hiện tại rất thiên vị về đảng phái. Những cuộc tranh luận tràn đầy lời lẽ tấn công cá nhân, những từ ngữ khắc nghiệt, và những sự bất đồng khi mỗi bên nhất quyết giữ lập trường của mình. Một vấn đề ngăn cản những thỏa thuận cần thiết trong giới chính trị là hai bên tin quá nhiều vào những lý thuyết trái nghịch nhau với mỗi bên tin chắc rằng ý kiến của họ là sự thật. Sau đây là 10 sự thật về kinh tế học mà chúng ta cần phải biết.
1 – Chính phủ không thể tạo ra của cải, việc làm hoặc thu nhập. Bởi vì chính phủ phải lấy tiền từ người khác trước khi nó có thể tiêu tiền, hoàn toàn không có lợi ích kinh tế nào từ những hành động của chính phủ. Tiền được thu qua thuế hoặc vay mượn đáng lẽ ra đã được tiêu hoặc đầu tư trong giới tư nhân. Bất cứ công việc nào chính phủ cho rằng họ đã tạo đáng lẽ ra đã được tạo nếu con người được phép tiêu chính đồng tiền của họ.
2 – Sự bất công trong thu nhập không ảnh hưởng đến nền kinh tế. Người nghèo thường tiêu nhiều hết (hoặc tất cả) thu nhập của họ trong khi những người với thu nhập cao hơn thường tích lũy thu nhập của họ. Tuy nhiên, tích lũy cũng tốt cho nền kinh tế như mức chi tiêu tiêu thụ (thậm chí tốt hơn). Đơn giản vì thu nhập quốc gia là chi tiêu cộng với đầu tư cộng với chi tiêu chính phủ vào hàng hóa và dịch vụ cùng với xuất khẩu ròng (công thức GDP). Để có thể đầu tư, tiền trước tiên phải được tích lũy, cho nên phần tích lũy cũng cống hiến cho thu nhập quốc gia nữa. Thậm chí, những khoản tích lũy dẫn đến sự gia tăng trong lượng vốn (một công ty vay tiền để xây một nhà máy, để ví dụ) sẽ dẫn đến sự gia tăng trong thu nhập quốc gia trong dài hạn bởi vì lượng vốn đó có thể tạo ra thu nhập từ năm này đến năm khác.
3 – Lương thấp không đồng nghĩa với việc doanh nghiệp bốc lột người lao động. Trong một đất nước tự do, con người tự nguyện chấp nhận việc làm, cho nên tất cả những người lao động tin rằng công việc hiện tại của họ là sự lựa chọn tốt nhất trong những lựa chọn hiện tại. Nếu một doanh nghiệp trả lương nhân viên thấp hơn giá trị thực sự, một doanh nghiệp cạnh tranh khác sẽ thuê họ. Là người tiêu dùng, khi chúng ta đi mua đồ, chúng ta rất vui vẻ để tìm hàng hóa với giá rẻ. Chúng ta đương nhiên không trả nhiều hơn cần thiết để mua những thứ chúng ta cần. Doanh nghiệp hoạt động tương tự khi họ mua lao động. Họ không trả cao hơn mức cần thiết. Doanh nghiệp tồn tại để kiếm lợi nhuận, cho nên một doanh nghiệp sẽ không, và cũng không nên, trả lương cho người lao động cao hơn chỉ bởi vì nó có lợi nhuận để làm điều đó. Người lao động chỉ được trả lương cao hơn khi năng suất của mình tăng hoặc khi giá cả của những hàng hóa họ làm ra tăng.
4 – Những quy định môi trường là một loại thuế lũy thoái, nó đánh vào người nghèo mạnh nhất. Khi chúng ta giảm ô nhiễm môi trường hơn mức cần thiết, hoặc giới hạn mức độ tiếp cận đến tài nguyên một cách quá đáng, giá cả sẽ tăng. Bởi vì người nghèo tiêu tiền theo phần trăm của lương cao hơn, việc khiến giá cả tăng là một gánh nặng cho người nghèo. Việc chính phủ giới hạn các công ty khai thác dầu khí là một ví dụ điển hình của các nhà hoạt động môi trường cực đoan, khiến giá năng lượng tăng cao hơn bình thường.
5- Giáo dục không phải là một loại hàng hóa công cộng. Chúng ta cung cấp giáo dục phổ thông, nhưng giáo dục lại cung cấp lượng vốn con người, những thứ được sở hữu tư nhân bởi từng người một. Lượng vốn con người (chất xám) này có nghĩa là nhiều kỹ năng hơn, nhiều tài năng được phát triển hơn, và nhiều năng suất hơn. Những người với lượng vốn con người cao hơn thường được trả lương cao hơn. Mỗi cá nhân tự quyết định mình học cái gì, đó là quyết định cá nhân.
6 – Việc các giám đốc có lương cao cũng tương tự như việc các vận động viên hay ngôi sao điện ảnh có thu nhập cao. Đúng, lương của các giám đốc rất cao, có thể là quá cao. Các vận động viên chuyên nghiệp, ngôi sao điện ảnh và truyền hình, ca sĩ, luật sư và các nhà quản lý cũng kiếm nhiều tiền. Nhưng mức thu nhập cao đó không làm suy giảm mức thu nhập của những người lao động bình thường. Mức lương của những giám độc, ngôi sao điện ảnh, hay vận động viên đều đến từ túi tiền của những chủ sở hữu doanh nghiệp, nhà sản xuất phim và người tiêu dùng. Việc họ được nhận lương cao hơn người bình thường không có nghĩa là họ lấy bớt từ người bình thường. Đó là sự định giá của thị trường.
7 – Chi tiêu tiêu dùng không phải là điều thúc đẩy nền kinh tế. Một đồng vào kênh đầu tư, chi tiêu chính phủ hoặc xuất khẩu ròng đều thúc đẩy nền kinh tế tương đương với một đồng được chi tiêu. Thậm chí, chính sự tích lũy vốn mới là điều cần thiết để thúc đẩy sự phát triển. Một doanh nghiệp muốn phát triển quy mô, để tạo công ăn việc làm, thì trước tiên phải vay vốn. Để có những lượng vốn đó thì trước tiên con người phải tích lũy, nghĩa là dời chi tiêu lại. Trong dài hạn, chính sự tích lũy và đầu tư mới là yếu tố giúp nền kinh tế nới rộng và phát triển.
8 – Khi chính phủ cung cấp đồ miễn phí, nó sẽ trở thành đồ kém chất lượng, có giá cao hơn bình thường và có thể sẽ không còn nữa khi cần thiết. Giáo dục công, y tế miễn phí, các chương trình an sinh xã hội. Có ai nghĩ rằng những chương trình đó, khi so với những chương trình tư nhân, là chất lượng cao không? Sự thật đáng buồn là, khi người tiêu dùng không tự trả tiền, sản phẩm họ nhận thường là sản phẩm kém chất lượng.
9 – Chính phủ không thể làm đúng những điều bất công tự nhiên. Nhà kinh tế học Thomas Sowell đã viết một cuốn sách về chủ đề này. Không một ai muốn thấy những điều bất công như: trẻ em với bệnh tật, gia đình mất nhà cửa vì thiên tai. Tuy nhiên, khi chính phủ can thiệp để làm đúng những điều bất công đó, một người nào đó phải trả giá. Vì vậy, cứ mỗi lần chính phủ làm đúng một sự bất công, nó tạo ra một sự bất công mới bằng cách ép người khác phải trả giá. Để ví dụ, chính sách thiên vị người da màu, điều đó có nghĩa là một người có năng lực da trắng sẽ phải trả giá vì họ chịu thiệt thòi. Chúng ta có thể, như một xã hội, nhận sửa sai những sự bất công, nhưng chúng ta không thể nào tạo ra một xã hội mà hoàn toàn không có những sự bất công tự nhiên đó.
10 – Hoàn toàn không có cái gì miễn phí cả. Chúng ta thường được nghe các chính trị gia quảng bá và vận động để có những chương trình miễn phí. Như sự hỗ trợ lương thực, sự hỗ trợ học phí. Tuy nhiên, một ai đó phải chi trả những thứ đó. Sự thật là tất cả những chương trình miễn phí của chính phủ đều phải được chi trả bởi một ai đó.
Các nhà hoạt động xã hội rất thích nói về lòng từ bi. Lòng từ vi là điều rất tốt, nhưng nó không hề xóa bỏ được những thực tế trong kinh tế học. Bạn có thể ủng hộ việc tăng lương tối thiểu, nhưng nên nhớ rằng việc làm sẽ bị mất hoặc giá sẽ tăng. Bảo vệ môi trường là một điều tuyệt vời, nhưng những chính sách có thể sẽ làm tổn thương người nghèo bằng cách làm hàng hóa tăng giá.
Các chính trị gia luôn cho rằng sự chi tiêu chính phủ là điều tạo ra việc làm, nhưng họ chỉ chuyển việc làm từ ngành tư nhân qua bên ngành chính phủ. Các doanh nghiệp tham lam không thể bốc lột người lao động được bởi vì một doanh nghiệp tham lam khác sẽ bốc lột họ với mức lương cao hơn.
Hai người với hai quan niệm trái nghịch nhau có thể đưa ra những sự lựa chọn và có những kết quả khác nhau. Nhưng chúng ta cần phải loại bỏ những sự bất đồng về kết quả và thực tế của những chính sách. Chính kết quả mới quan trọng chứ không phải mục đích. Bởi vì tất cả chúng ta đều có thể có ý kiến riêng, nhưng thực tế suy cho cũng vẫn là thực tế.
Ku Búa @ Café Ku Búa
http://cafekubua.com/2016/09/16/10-su-that-ve-kinh-te-hoc-ma-ban-can-biet-2/
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
- "Sinh thái học dưới góc nhìn của Tam giáo" - Gs Thái Công Tụng / Trần Văn Giang (ghi lại)
- Chuyện Ukraine : Mặt trận không tiếng súng Cyberwar (Chiến tranh mạng) – Trần Lý ( TVQ chuyển )
- Tàu thăm dò Perseverance hạ cánh sao Hỏa sau '7 phút kinh hoàng'
- Các nhà nghiên cứu tìm ra công nghệ mới cho phép sạc điện thoại thông qua sóng Wi-Fi
- Các nhà nghiên cứu tìm ra công nghệ mới cho phép sạc điện thoại thông qua sóng Wi-Fi
10 sự thật về kinh tế học mà bạn cần biết
10 sự thật về kinh tế học mà bạn cần biết
Môi trường chính trị hiện tại rất thiên vị về đảng phái. Những cuộc tranh luận tràn đầy lời lẽ tấn công cá nhân, những từ ngữ khắc nghiệt, và những sự bất đồng khi mỗi bên nhất quyết giữ lập trường của mình. Một vấn đề ngăn cản những thỏa thuận cần thiết trong giới chính trị là hai bên tin quá nhiều vào những lý thuyết trái nghịch nhau với mỗi bên tin chắc rằng ý kiến của họ là sự thật. Sau đây là 10 sự thật về kinh tế học mà chúng ta cần phải biết.
1 – Chính phủ không thể tạo ra của cải, việc làm hoặc thu nhập. Bởi vì chính phủ phải lấy tiền từ người khác trước khi nó có thể tiêu tiền, hoàn toàn không có lợi ích kinh tế nào từ những hành động của chính phủ. Tiền được thu qua thuế hoặc vay mượn đáng lẽ ra đã được tiêu hoặc đầu tư trong giới tư nhân. Bất cứ công việc nào chính phủ cho rằng họ đã tạo đáng lẽ ra đã được tạo nếu con người được phép tiêu chính đồng tiền của họ.
2 – Sự bất công trong thu nhập không ảnh hưởng đến nền kinh tế. Người nghèo thường tiêu nhiều hết (hoặc tất cả) thu nhập của họ trong khi những người với thu nhập cao hơn thường tích lũy thu nhập của họ. Tuy nhiên, tích lũy cũng tốt cho nền kinh tế như mức chi tiêu tiêu thụ (thậm chí tốt hơn). Đơn giản vì thu nhập quốc gia là chi tiêu cộng với đầu tư cộng với chi tiêu chính phủ vào hàng hóa và dịch vụ cùng với xuất khẩu ròng (công thức GDP). Để có thể đầu tư, tiền trước tiên phải được tích lũy, cho nên phần tích lũy cũng cống hiến cho thu nhập quốc gia nữa. Thậm chí, những khoản tích lũy dẫn đến sự gia tăng trong lượng vốn (một công ty vay tiền để xây một nhà máy, để ví dụ) sẽ dẫn đến sự gia tăng trong thu nhập quốc gia trong dài hạn bởi vì lượng vốn đó có thể tạo ra thu nhập từ năm này đến năm khác.
3 – Lương thấp không đồng nghĩa với việc doanh nghiệp bốc lột người lao động. Trong một đất nước tự do, con người tự nguyện chấp nhận việc làm, cho nên tất cả những người lao động tin rằng công việc hiện tại của họ là sự lựa chọn tốt nhất trong những lựa chọn hiện tại. Nếu một doanh nghiệp trả lương nhân viên thấp hơn giá trị thực sự, một doanh nghiệp cạnh tranh khác sẽ thuê họ. Là người tiêu dùng, khi chúng ta đi mua đồ, chúng ta rất vui vẻ để tìm hàng hóa với giá rẻ. Chúng ta đương nhiên không trả nhiều hơn cần thiết để mua những thứ chúng ta cần. Doanh nghiệp hoạt động tương tự khi họ mua lao động. Họ không trả cao hơn mức cần thiết. Doanh nghiệp tồn tại để kiếm lợi nhuận, cho nên một doanh nghiệp sẽ không, và cũng không nên, trả lương cho người lao động cao hơn chỉ bởi vì nó có lợi nhuận để làm điều đó. Người lao động chỉ được trả lương cao hơn khi năng suất của mình tăng hoặc khi giá cả của những hàng hóa họ làm ra tăng.
4 – Những quy định môi trường là một loại thuế lũy thoái, nó đánh vào người nghèo mạnh nhất. Khi chúng ta giảm ô nhiễm môi trường hơn mức cần thiết, hoặc giới hạn mức độ tiếp cận đến tài nguyên một cách quá đáng, giá cả sẽ tăng. Bởi vì người nghèo tiêu tiền theo phần trăm của lương cao hơn, việc khiến giá cả tăng là một gánh nặng cho người nghèo. Việc chính phủ giới hạn các công ty khai thác dầu khí là một ví dụ điển hình của các nhà hoạt động môi trường cực đoan, khiến giá năng lượng tăng cao hơn bình thường.
5- Giáo dục không phải là một loại hàng hóa công cộng. Chúng ta cung cấp giáo dục phổ thông, nhưng giáo dục lại cung cấp lượng vốn con người, những thứ được sở hữu tư nhân bởi từng người một. Lượng vốn con người (chất xám) này có nghĩa là nhiều kỹ năng hơn, nhiều tài năng được phát triển hơn, và nhiều năng suất hơn. Những người với lượng vốn con người cao hơn thường được trả lương cao hơn. Mỗi cá nhân tự quyết định mình học cái gì, đó là quyết định cá nhân.
6 – Việc các giám đốc có lương cao cũng tương tự như việc các vận động viên hay ngôi sao điện ảnh có thu nhập cao. Đúng, lương của các giám đốc rất cao, có thể là quá cao. Các vận động viên chuyên nghiệp, ngôi sao điện ảnh và truyền hình, ca sĩ, luật sư và các nhà quản lý cũng kiếm nhiều tiền. Nhưng mức thu nhập cao đó không làm suy giảm mức thu nhập của những người lao động bình thường. Mức lương của những giám độc, ngôi sao điện ảnh, hay vận động viên đều đến từ túi tiền của những chủ sở hữu doanh nghiệp, nhà sản xuất phim và người tiêu dùng. Việc họ được nhận lương cao hơn người bình thường không có nghĩa là họ lấy bớt từ người bình thường. Đó là sự định giá của thị trường.
7 – Chi tiêu tiêu dùng không phải là điều thúc đẩy nền kinh tế. Một đồng vào kênh đầu tư, chi tiêu chính phủ hoặc xuất khẩu ròng đều thúc đẩy nền kinh tế tương đương với một đồng được chi tiêu. Thậm chí, chính sự tích lũy vốn mới là điều cần thiết để thúc đẩy sự phát triển. Một doanh nghiệp muốn phát triển quy mô, để tạo công ăn việc làm, thì trước tiên phải vay vốn. Để có những lượng vốn đó thì trước tiên con người phải tích lũy, nghĩa là dời chi tiêu lại. Trong dài hạn, chính sự tích lũy và đầu tư mới là yếu tố giúp nền kinh tế nới rộng và phát triển.
8 – Khi chính phủ cung cấp đồ miễn phí, nó sẽ trở thành đồ kém chất lượng, có giá cao hơn bình thường và có thể sẽ không còn nữa khi cần thiết. Giáo dục công, y tế miễn phí, các chương trình an sinh xã hội. Có ai nghĩ rằng những chương trình đó, khi so với những chương trình tư nhân, là chất lượng cao không? Sự thật đáng buồn là, khi người tiêu dùng không tự trả tiền, sản phẩm họ nhận thường là sản phẩm kém chất lượng.
9 – Chính phủ không thể làm đúng những điều bất công tự nhiên. Nhà kinh tế học Thomas Sowell đã viết một cuốn sách về chủ đề này. Không một ai muốn thấy những điều bất công như: trẻ em với bệnh tật, gia đình mất nhà cửa vì thiên tai. Tuy nhiên, khi chính phủ can thiệp để làm đúng những điều bất công đó, một người nào đó phải trả giá. Vì vậy, cứ mỗi lần chính phủ làm đúng một sự bất công, nó tạo ra một sự bất công mới bằng cách ép người khác phải trả giá. Để ví dụ, chính sách thiên vị người da màu, điều đó có nghĩa là một người có năng lực da trắng sẽ phải trả giá vì họ chịu thiệt thòi. Chúng ta có thể, như một xã hội, nhận sửa sai những sự bất công, nhưng chúng ta không thể nào tạo ra một xã hội mà hoàn toàn không có những sự bất công tự nhiên đó.
10 – Hoàn toàn không có cái gì miễn phí cả. Chúng ta thường được nghe các chính trị gia quảng bá và vận động để có những chương trình miễn phí. Như sự hỗ trợ lương thực, sự hỗ trợ học phí. Tuy nhiên, một ai đó phải chi trả những thứ đó. Sự thật là tất cả những chương trình miễn phí của chính phủ đều phải được chi trả bởi một ai đó.
Các nhà hoạt động xã hội rất thích nói về lòng từ bi. Lòng từ vi là điều rất tốt, nhưng nó không hề xóa bỏ được những thực tế trong kinh tế học. Bạn có thể ủng hộ việc tăng lương tối thiểu, nhưng nên nhớ rằng việc làm sẽ bị mất hoặc giá sẽ tăng. Bảo vệ môi trường là một điều tuyệt vời, nhưng những chính sách có thể sẽ làm tổn thương người nghèo bằng cách làm hàng hóa tăng giá.
Các chính trị gia luôn cho rằng sự chi tiêu chính phủ là điều tạo ra việc làm, nhưng họ chỉ chuyển việc làm từ ngành tư nhân qua bên ngành chính phủ. Các doanh nghiệp tham lam không thể bốc lột người lao động được bởi vì một doanh nghiệp tham lam khác sẽ bốc lột họ với mức lương cao hơn.
Hai người với hai quan niệm trái nghịch nhau có thể đưa ra những sự lựa chọn và có những kết quả khác nhau. Nhưng chúng ta cần phải loại bỏ những sự bất đồng về kết quả và thực tế của những chính sách. Chính kết quả mới quan trọng chứ không phải mục đích. Bởi vì tất cả chúng ta đều có thể có ý kiến riêng, nhưng thực tế suy cho cũng vẫn là thực tế.
Ku Búa @ Café Ku Búa
http://cafekubua.com/2016/09/16/10-su-that-ve-kinh-te-hoc-ma-ban-can-biet-2/