Khoa Học Thực Nghiệm & Tâm Linh

APACHE - XƯA RỒI...!

Cách đây vài ngày, trên mạng xuất hiện một hình ảnh “rò rỉ” bên Trung Quốc cho thấy quân đội nước này dường như đang sở hữu
 
Cách đây vài ngày, trên mạng xuất hiện một hình ảnh “rò rỉ” bên Trung Quốc cho thấy quân đội nước này dường như đang sở hữu máy bay trực thăng với thiết kế hệt như chiếc Apache. Không biết thực hư chuyện này thế nào nhưng với Mỹ, dù Apache vẫn còn được sử dụng và được nâng cấp liên tục, loại máy bay này cũng đã lỗi mốt bởi nó đã hiện diện từ năm 1975. Thượng tuần tháng 10-2013, theo Foreign Policy, các viên chức lục quân Mỹ đã ký bản ghi nhớ “thỏa thuận đầu tư kỹ thuật” với bốn đối tác – nhóm Bell-Lockheed Martin; nhóm Boeing-Sikorsky; Karem Aircraft và AVX Aircraft – để phát triển mẫu trực thăng hiện đại thay thế loạt trực thăng cũ, trong đó không chỉ có Apache mà cả UH-60 Black Hawk hoặc thậm chí V-22.

Đây là một phần của dự án dài hơi “Joint Multirole” (JMR) với mục tiêu sản xuất loại trực thăng chiến đấu đa năng. Loại trực thăng mới đang được đặt hàng phải đảm bảo các tiêu chí: có thể bay ít nhất 265 dặm/giờ (426,476 km/giờ) - gấp đôi vận tốc cao nhất của các loại trực thăng trung bình hiện tại; có thể “đậu” trên không ở độ cao 6.000 feet (1828,8 m) ở môi trường nhiệt độ 95oF (35oC); phải giảm tiếng ồn xuống mức tối thiểu; và tất nhiên phải có khả năng tàng hình. Tất cả các nhóm trên có 9 tháng để hoàn thành thiết kế; Lục quân sẽ chọn hai trong số đó để đầu tư sản xuất; thử nghiệm bay thực tế năm 2018; và được đưa vào phục vụ năm 2030.

Với hãng Karem (được sáng lập bởi Abraham Karem, bậc thầy về UAV, với ảnh hưởng lớn trong thiết kế UAV Predator), họ đã chào hàng mẫu TR36TD Optimum Speed Tiltrotor (OSTR) với thiết kế giống chiếc V-22. Karem cho biết OSTR có thể bay với vận tốc 414 dặm/giờ (666 km/giờ), có khả năng “leo” cũng như “đậu” lơ lửng ở độ cao hơn bất kỳ trực thăng nào hiện tại… Với hãng AVX Aircraft (mới thành lập ba năm), mẫu của họ là chiếc có thân na ná thân xe hơi, chạy bằng hai cánh quạt motor ghép chồng và hai cánh quạt đẩy ở hông dùng để tăng tốc trong trường hợp cần thiết. AVX Aircraft cho biết trực thăng của họ có “giá rất mềm”… Mẫu kế đến là V-280 Valor của nhóm Bell Helicopter-Lockheed Martin (cả hai đều có bề dày kinh nghiệm chế tạo trực thăng; Bell chính là hãng sản xuất cánh và động cơ cho V-22). V-280 Valor được miêu tả là có thể “bay nhanh cùng tầm hoạt động gấp đôi so với các loại trực thăng quân sự hiện tại”…

Cuối cùng là nhóm Sikorsky-Boeing, với mẫu mang thiết kế dựa vào chiếc thử nghiệm X-2 của họ - hiện giữ quán quân về tốc độ với 290 dặm/giờ (466,7 km/giờ). Tương tự mẫu của AVX Aircraft, mẫu của Sikorsky-Boeing cũng có hai cánh quạt ghép chồng trên trục đứng. X-2, của “chuyên gia trực thăng” Sikorsky (được thành lập bởi kỹ sư Mỹ gốc Nga Igor Sikorsky năm 1925; và chính là hãng thiết kế mẫu Sikorsky S-70 với hai sản phẩm UH-60 Black Hawk và SH-60 Seahawk vào năm 1974), đã được cho nghỉ hưu năm 2011.

Nói đến chiến tranh trực thăng, có lẽ cũng cần nhắc lại một tên tuổi ít được đề cập nhưng ông này chính là người đẻ ra khái niệm tác chiến bằng trực thăng. Đó là tướng Victor Krulak (1913-2008)…

Là nhân vật chủ chốt nhất của các trận đánh hải quân, Victor Krulak là ngôi sao sáng chói của quân đội Mỹ thời thập niên 1960. Khi mới 28 tuổi và chỉ phục vụ quân đội được nửa năm, Krulak đã nổi tiếng có nhiều ý kiến cách tân quan trọng. Hải quân Mỹ đặt nhiều niềm tin vào Krulak khi đưa ông sang Việt Nam. Con của một người quản lý mỏ vàng ở Denver, Krulak gia nhập Học viện Hải quân năm 1930 ở tuổi 16, ở thời điểm mà gia đình vừa bị phá sản do biến động thị trường chứng khoán. Năm 1937, ra trường, thiếu úy hải quân Krulak được đưa về bộ phận tình báo thuộc trung đoàn IV đóng ở Thượng Hải. Chính tại đây, Krulak đã lập nên một thành tích lớn, trong trận chiến chống quân Nhật. Mùa thu 1937, Nhật chuẩn bị tấn công Thượng Hải.

Lúc đó, hải quân Mỹ không được trang bị mạnh bằng Nhật. Từ các bản ghi nhận tình báo, Krulak biết rằng đợt tấn công này là thử nghiệm khả năng đổ bộ của hải quân Nhật và như thế chắc chắn phía Nhật sẽ để lộ không ít thông tin quí giá rất cần cho hải quân Mỹ. Krulak thuyết phục viên sĩ quan tình báo hạm đội cho mình mượn một tàu kéo và một người chụp ảnh. Chuyến mạo hiểm này đã đem lại những thông tin hữu ích và được đánh giá cao đến độ các bức ảnh chụp tàu Nhật do Krulak thực hiện hồi đó hiện vẫn được trưng bày tại Viện bảo tàng Hải quân…

Trực thăng Mỹ là một trong những công cụ được sử dụng mạnh trong cuộc chiến Việt Nam. Trực thăng thực hiện các cuộc đổ bộ hành quân gọn lẹ và những đợt tấn công chớp nhoáng, giúp vận chuyển thương binh, vũ khí và cả lương thực. Trong cuộc chiến ở Việt Nam, lần đầu tiên Mỹ triển khai qui mô nhất loại máy bay này. Và Krulak là người đầu tiên chứ không ai khác đã nhìn thấy những đặc điểm tiện lợi của trực thăng, từ năm 1948, khi trực thăng chỉ được xem là món đồ chơi. Krulak đã thuyết phục quân đội thực hiện cuộc biểu diễn trực thăng tấn công lần đầu tiên vào ngày 23-5-1948 với thế hệ thứ nhất của loại Sikorsky mang ba lính hải quân, cất cánh từ một chiến hạm đóng ở trại Lejeune (Bắc Carolina).

Cái gọi là “chiến thuật trực thăng” được xem là chiến thuật mới vào năm 1963 ở Việt Nam, như vậy, thật ra đã được Krulak phác thảo từ trước đó 15 năm khi còn là trung tá ở Trường Hải quân tại Quantico (bang Virginia). Nói cách khác, Krulak - một cái tên dường như lạc lõng do bị hào quang của McNamara, Westmoreland, Harkins… che lấp - thật sự là nhân vật góp phần trách nhiệm đáng kể vào hoạt động quân sự Mỹ ở Việt Nam vào thập niên 1960...

(Về Victor Krulak, nguồn sử dụng trong bài là quyển “Vietnam – A History”, Stanley Karnow, Peguin Books, ấn bản revised and updated, 1997; trang 303, 309)
See Translation
  • https://www.facebook.com/nguyen.manhkim/posts/10152038741819796

Song Phương chuyển

Bàn ra tán vào (0)

Comment




  • Input symbols

APACHE - XƯA RỒI...!

Cách đây vài ngày, trên mạng xuất hiện một hình ảnh “rò rỉ” bên Trung Quốc cho thấy quân đội nước này dường như đang sở hữu
 
Cách đây vài ngày, trên mạng xuất hiện một hình ảnh “rò rỉ” bên Trung Quốc cho thấy quân đội nước này dường như đang sở hữu máy bay trực thăng với thiết kế hệt như chiếc Apache. Không biết thực hư chuyện này thế nào nhưng với Mỹ, dù Apache vẫn còn được sử dụng và được nâng cấp liên tục, loại máy bay này cũng đã lỗi mốt bởi nó đã hiện diện từ năm 1975. Thượng tuần tháng 10-2013, theo Foreign Policy, các viên chức lục quân Mỹ đã ký bản ghi nhớ “thỏa thuận đầu tư kỹ thuật” với bốn đối tác – nhóm Bell-Lockheed Martin; nhóm Boeing-Sikorsky; Karem Aircraft và AVX Aircraft – để phát triển mẫu trực thăng hiện đại thay thế loạt trực thăng cũ, trong đó không chỉ có Apache mà cả UH-60 Black Hawk hoặc thậm chí V-22.

Đây là một phần của dự án dài hơi “Joint Multirole” (JMR) với mục tiêu sản xuất loại trực thăng chiến đấu đa năng. Loại trực thăng mới đang được đặt hàng phải đảm bảo các tiêu chí: có thể bay ít nhất 265 dặm/giờ (426,476 km/giờ) - gấp đôi vận tốc cao nhất của các loại trực thăng trung bình hiện tại; có thể “đậu” trên không ở độ cao 6.000 feet (1828,8 m) ở môi trường nhiệt độ 95oF (35oC); phải giảm tiếng ồn xuống mức tối thiểu; và tất nhiên phải có khả năng tàng hình. Tất cả các nhóm trên có 9 tháng để hoàn thành thiết kế; Lục quân sẽ chọn hai trong số đó để đầu tư sản xuất; thử nghiệm bay thực tế năm 2018; và được đưa vào phục vụ năm 2030.

Với hãng Karem (được sáng lập bởi Abraham Karem, bậc thầy về UAV, với ảnh hưởng lớn trong thiết kế UAV Predator), họ đã chào hàng mẫu TR36TD Optimum Speed Tiltrotor (OSTR) với thiết kế giống chiếc V-22. Karem cho biết OSTR có thể bay với vận tốc 414 dặm/giờ (666 km/giờ), có khả năng “leo” cũng như “đậu” lơ lửng ở độ cao hơn bất kỳ trực thăng nào hiện tại… Với hãng AVX Aircraft (mới thành lập ba năm), mẫu của họ là chiếc có thân na ná thân xe hơi, chạy bằng hai cánh quạt motor ghép chồng và hai cánh quạt đẩy ở hông dùng để tăng tốc trong trường hợp cần thiết. AVX Aircraft cho biết trực thăng của họ có “giá rất mềm”… Mẫu kế đến là V-280 Valor của nhóm Bell Helicopter-Lockheed Martin (cả hai đều có bề dày kinh nghiệm chế tạo trực thăng; Bell chính là hãng sản xuất cánh và động cơ cho V-22). V-280 Valor được miêu tả là có thể “bay nhanh cùng tầm hoạt động gấp đôi so với các loại trực thăng quân sự hiện tại”…

Cuối cùng là nhóm Sikorsky-Boeing, với mẫu mang thiết kế dựa vào chiếc thử nghiệm X-2 của họ - hiện giữ quán quân về tốc độ với 290 dặm/giờ (466,7 km/giờ). Tương tự mẫu của AVX Aircraft, mẫu của Sikorsky-Boeing cũng có hai cánh quạt ghép chồng trên trục đứng. X-2, của “chuyên gia trực thăng” Sikorsky (được thành lập bởi kỹ sư Mỹ gốc Nga Igor Sikorsky năm 1925; và chính là hãng thiết kế mẫu Sikorsky S-70 với hai sản phẩm UH-60 Black Hawk và SH-60 Seahawk vào năm 1974), đã được cho nghỉ hưu năm 2011.

Nói đến chiến tranh trực thăng, có lẽ cũng cần nhắc lại một tên tuổi ít được đề cập nhưng ông này chính là người đẻ ra khái niệm tác chiến bằng trực thăng. Đó là tướng Victor Krulak (1913-2008)…

Là nhân vật chủ chốt nhất của các trận đánh hải quân, Victor Krulak là ngôi sao sáng chói của quân đội Mỹ thời thập niên 1960. Khi mới 28 tuổi và chỉ phục vụ quân đội được nửa năm, Krulak đã nổi tiếng có nhiều ý kiến cách tân quan trọng. Hải quân Mỹ đặt nhiều niềm tin vào Krulak khi đưa ông sang Việt Nam. Con của một người quản lý mỏ vàng ở Denver, Krulak gia nhập Học viện Hải quân năm 1930 ở tuổi 16, ở thời điểm mà gia đình vừa bị phá sản do biến động thị trường chứng khoán. Năm 1937, ra trường, thiếu úy hải quân Krulak được đưa về bộ phận tình báo thuộc trung đoàn IV đóng ở Thượng Hải. Chính tại đây, Krulak đã lập nên một thành tích lớn, trong trận chiến chống quân Nhật. Mùa thu 1937, Nhật chuẩn bị tấn công Thượng Hải.

Lúc đó, hải quân Mỹ không được trang bị mạnh bằng Nhật. Từ các bản ghi nhận tình báo, Krulak biết rằng đợt tấn công này là thử nghiệm khả năng đổ bộ của hải quân Nhật và như thế chắc chắn phía Nhật sẽ để lộ không ít thông tin quí giá rất cần cho hải quân Mỹ. Krulak thuyết phục viên sĩ quan tình báo hạm đội cho mình mượn một tàu kéo và một người chụp ảnh. Chuyến mạo hiểm này đã đem lại những thông tin hữu ích và được đánh giá cao đến độ các bức ảnh chụp tàu Nhật do Krulak thực hiện hồi đó hiện vẫn được trưng bày tại Viện bảo tàng Hải quân…

Trực thăng Mỹ là một trong những công cụ được sử dụng mạnh trong cuộc chiến Việt Nam. Trực thăng thực hiện các cuộc đổ bộ hành quân gọn lẹ và những đợt tấn công chớp nhoáng, giúp vận chuyển thương binh, vũ khí và cả lương thực. Trong cuộc chiến ở Việt Nam, lần đầu tiên Mỹ triển khai qui mô nhất loại máy bay này. Và Krulak là người đầu tiên chứ không ai khác đã nhìn thấy những đặc điểm tiện lợi của trực thăng, từ năm 1948, khi trực thăng chỉ được xem là món đồ chơi. Krulak đã thuyết phục quân đội thực hiện cuộc biểu diễn trực thăng tấn công lần đầu tiên vào ngày 23-5-1948 với thế hệ thứ nhất của loại Sikorsky mang ba lính hải quân, cất cánh từ một chiến hạm đóng ở trại Lejeune (Bắc Carolina).

Cái gọi là “chiến thuật trực thăng” được xem là chiến thuật mới vào năm 1963 ở Việt Nam, như vậy, thật ra đã được Krulak phác thảo từ trước đó 15 năm khi còn là trung tá ở Trường Hải quân tại Quantico (bang Virginia). Nói cách khác, Krulak - một cái tên dường như lạc lõng do bị hào quang của McNamara, Westmoreland, Harkins… che lấp - thật sự là nhân vật góp phần trách nhiệm đáng kể vào hoạt động quân sự Mỹ ở Việt Nam vào thập niên 1960...

(Về Victor Krulak, nguồn sử dụng trong bài là quyển “Vietnam – A History”, Stanley Karnow, Peguin Books, ấn bản revised and updated, 1997; trang 303, 309)
See Translation
  • https://www.facebook.com/nguyen.manhkim/posts/10152038741819796

Song Phương chuyển

BÀN RA TÁN VÀO

Đề bài :"Tiếng Việt, yêu & ghét" - Lê Hữu ( Trần Văn Giang ghi lại )

'vô hình trung' là nghĩa gì vậy, sao cứ thích dùng, hình như có nghĩa là 'vô tình'

Xem Thêm

Đề bài :TIN CHIẾN SỰ MỚI NHẤT[ CẬP NHẬT NGÀY 20 -5 - 2022 ]

Suu cao,thue nang,nhu yeu pham tang gia.Kinh te eo seo...Vay ma dang Lua van lay tien cua dan tro giup linh tinh.Mo cua bien gioi.Ung ho toi ac truc tiep khi sua luat cho phep trom cuop o muc do <1.000 dollars thi vo toi....Neu vao thoi diem Trump,bon Lua da ho hoan nhu the nao ??? Nhung nguoi bau ban vi chut tu loi ,nghi gi ve dat nuoc ??? Phai chang day khong phai la dat nuoc minh ??? bat qua,lai tro ve que huong cu...Neu vay,ban la thang cho chet ! mien ban !

Xem Thêm

Đề bài :Tin Mới Nhất Về Chiến Sư Ucraina [ CẬP NHẬT NGÀY 14-5-2022 ]

Chung nao moi vet nho cua ho nha Dan da duoc tay xoa trang boc,thi Uk moi co hy vong...ngung chien.Cung vay,ngay nao ma cac cong ty ,co goc gac tu cac dang bac nu luu-anh hao cua khoi tu do va ong chief police va dang Lua thi moi giai xong phuong trinh tau cong !

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Hình cũ - Hà Thượng Thủ

Ngắm lại hình xưa chịu mấy ông Những Linh, Tùng, Duẫn với Mười, Đồng Mặt mày ai lại đi hồ hởi Phấn khởi khi Tàu cướp Biển Đông Phải chăng “quý” mặt đã thành mông Con mắt nay đà có nhưng không Nên mới chổng khu vào hải đảo Gia tài gấm vóc của tổ tông?

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm