Cõi Người Ta
Alan Phan - Tại Sao Lại Cần Phải Qua Mỹ Du Học?
. Năm 2013, em được 21 tuổi, vừa mới tốt nghiệp đại học và khả năng học lực cũng như Anh ngữ của em thuộc loại kém (theo các chứng chỉ em gởi đến). Gia đình em nghèo, tiểu nông, dành dụm giỏi lắm thì có thể phụ cho em khoảng 1 ngàn đô la mỗi năm cho vài ba năm tới
9 July 2014
Một bạn trẻ Email cho tôi mỗi ngày trong suốt 4 tháng năm ngoái về việc giúp đỡ em qua du học bên Mỹ. Năm 2013, em được 21 tuổi, vừa mới tốt nghiệp đại học và khả năng học lực cũng như Anh ngữ của em thuộc loại kém (theo các chứng chỉ em gởi đến). Gia đình em nghèo, tiểu nông, dành dụm giỏi lắm thì có thể phụ cho em khoảng 1 ngàn đô la mỗi năm cho vài ba năm tới. Muốn học toàn thời gian tại một đại học Mỹ chính thống, sinh viên phải tốn chừng 20 ngàn đến cả trăm ngàn đô la cho học phí và tiền ăn ở. Trong khi đó, tôi nghĩ cơ hội em nhận được bất cứ học bổng nào sẽ rất khó khăn.
Tôi nói với em là hãy suy nghĩ sáng tạo và tự tìm một giải pháp đặc thù cho trường hợp em.
Tôi gợi ý là em nên lên google, tham khảo thêm sách về du học tại các thư viện, nhà sách…cũng như dự những buổi hội thảo miễn phí về tư vấn du học (dĩ nhiên, em không có tiền trả tư vấn, nhưng qua các cuộc trình bày của những công ty và gặp gỡ bạn cùng chí hướng, em sẽ có được nhiều góc nhìn tốt).
Sau đó, tôi muốn em đúc kết tất cả kết quả tìm kiếm vào một khung chính yếu để tạo những giải pháp em nghĩ là khả thi.
Trong 9 tháng, tôi không nghe gì từ em cho đến tháng trước. Em cho biết là đã chuẩn bị xong giấy tờ và sửa soạn qua Phần Lan tháng 9 này để bắt đầu đại học. Em sẽ học ngành electrical engineering tại Đại Học Lappeenranta University of Technology. Ngôn ngữ giảng dạy là tiếng Phần Lan nên em phải mất 1 năm rưỡi học tiếng nước này. Vì học phí không phải trả nên em chỉ cần lo chi phí ăn ở. Em may mắn là lên Facebook móc nối được với một gia đình người Phần Lan; họ đồng ý cho em cư ngụ tại nhà của họ và sẽ cho em tiền tiêu vặt đổi lại 5 giờ mỗi tuần làm việc vặt trong nhà như chùi dọn, rửa chén, mua đồ siêu thị…
Em cho biết Thuỵ Điển và Pháp cũng đều có chương trình miễn học phí 100% nhưng em không tìm ra người bảo trợ nên chọn Phần Lan.
Tôi trả lời em là trong Thánh Kinh, dường như có một câu nói,” con hãy gỏ, sẽ có người mở cửa…” Tôi chúc mừng em về ý chí và kiên nhẫn trong việc đạt được mục tiêu của mình. Tôi hứa là sẽ tặng em 500 Euro tiền dằn túi khi em đáp xuống Phần Lan, như một món quà nhỏ cho người biết …đi tìm.
Trong đời sống, biết đi tìm, rồi có can đảm ra khơi… là giải đáp cho 90% giới trẻ Việt đang lần mò và giận dữ.
Alan Phan
PS: Em gởi kèm một bài em tìm ra về giáo dục tại Phần Lan đăng trên một báo Việt ngữ (em nói quên không ghi lại link).
Du học Phần Lan
Theo Trần Khả Dụng (June 2014)
“Năm nay, Phần Lan chiếm giữ vị trí số 2 trong bảng xếp hạng năng lực cạnh tranh toàn cầu do diễn đàn kinh tế thế giới WEF công bố. Theo WEF, thành công của nước này có được là nhờ thể chế tốt và khả năng quản trị kinh tế vĩ mô rất cạnh tranh. Thêm vào đó, quốc gia này còn được đánh giá cao trong lĩnh vực giáo dục, công nghệ và phát minh.”
Phần Lan luôn là quốc gia được đánh giá cao khi có nền kinh tế phát triển cạnh tranh nhất thế giới, tham nhũng thấp, đất nước “Xanh” và hòa bình, chất lượng cuộc sống của người dân tốt hàng đầu. Là đất nước có nền giáo dục với trình độ cao và cơ sở hạ tầng hiện đại bậc nhất. Công dân Phần Lan được miễn phí học từ Tiểu học đến Đại học. Đó là một quốc gia tập trung nhiều sinh viên trên thế giới nhưng luôn có chỉ số bình đẳng và tự lập cao. Phần Lan có khoảng 29 trường Đại Học khoa học ứng dụng và 20 trường Đại Học Hàn lâm đào tạo gần 400 chương trình học quốc tế trong đó có nhiều chương trình dạy hoàn toàn bằng Tiếng Anh
* Ngôn Ngữ: Các ngành học của Phần Lan chủ yếu được dậy và đào tạo theo tiếng Anh, và ngôn ngữ giao tiếp chung cũng là tiếng Anh.
*Làm thêm ở Phần Lan: sinh viên được phép đi làm thêm 20h một tuần và tất cả các ngày nghỉ lễ, tết trong năm. Lương làm thêm 10-20 EUR/h. Sau khi tốt nghiệp, tùy theo điều kiện mà sinh viên có thể ở làm 1-2 năm hoặc lâu hơn nữa.
* Chí phí sinh hoạt: Tổng chi phí sinh hoạt là 400-500 EUR một tháng bao gồm nhà ở (150-200 EUR); tiền ăn, dụng cụ học tập, sách vở (150-200 EUR); chi phí cá nhân, đi lại (50 EUR).
Sinh hoạt hằng ngày: Bình thường nếu qua Phần Lan việc kiếm nhà ở cũng không khó nhưng mới sang cũng ko đơn giản. Chúng ta có thể ở cùng người dân. Điều đó rất thuận tiện ở vùng đất hiếu khách như Phần Lan và thuận lợi cho du học sinh khi sống cùng người bản sứ.
Khí hậu: Cũng như nhiều nước châu Âu, Phần Lan được hưởng sự giao mùa, đặc trưng là một mùa hè ấm áp nhưng ngắn ngủi, một mùa đông tuyết phủ huyền bí. Khí hậu độc đáo của Phần Lan thu hút khá nhiều du khách mỗi năm. Những hoạt động Bắc Cực kỳ thú như những chuyến đi bằng xe tuần lộc kéo hay xe trượt tuyết tự bạn lái đã khiến cho mùa Đông trở nên thời gian thu hút nhiều khách nước ngoài nhất. Mùa hè thường bắt đầu vào cuốI tháng Năm ở miền Nam Phần Lan và kéo dài đến giữa tháng Chín. Những vùng nằm ở phía Bắc vòng Bắc Cực có những ngày địa cực đặc trưng, gọi một cách lãng mạn là mặt trời nửa đêm, những ngày này mặt trời không hề lặn. Vùng cực Bắc của Phần Lan có tới 73 ngày như vậy mỗi năm.
( Theo Alan Phan Blog )
Một bạn trẻ Email cho tôi mỗi ngày trong suốt 4 tháng năm ngoái về việc giúp đỡ em qua du học bên Mỹ. Năm 2013, em được 21 tuổi, vừa mới tốt nghiệp đại học và khả năng học lực cũng như Anh ngữ của em thuộc loại kém (theo các chứng chỉ em gởi đến). Gia đình em nghèo, tiểu nông, dành dụm giỏi lắm thì có thể phụ cho em khoảng 1 ngàn đô la mỗi năm cho vài ba năm tới. Muốn học toàn thời gian tại một đại học Mỹ chính thống, sinh viên phải tốn chừng 20 ngàn đến cả trăm ngàn đô la cho học phí và tiền ăn ở. Trong khi đó, tôi nghĩ cơ hội em nhận được bất cứ học bổng nào sẽ rất khó khăn.
Tôi nói với em là hãy suy nghĩ sáng tạo và tự tìm một giải pháp đặc thù cho trường hợp em.
Tôi gợi ý là em nên lên google, tham khảo thêm sách về du học tại các thư viện, nhà sách…cũng như dự những buổi hội thảo miễn phí về tư vấn du học (dĩ nhiên, em không có tiền trả tư vấn, nhưng qua các cuộc trình bày của những công ty và gặp gỡ bạn cùng chí hướng, em sẽ có được nhiều góc nhìn tốt).
Sau đó, tôi muốn em đúc kết tất cả kết quả tìm kiếm vào một khung chính yếu để tạo những giải pháp em nghĩ là khả thi.
Trong 9 tháng, tôi không nghe gì từ em cho đến tháng trước. Em cho biết là đã chuẩn bị xong giấy tờ và sửa soạn qua Phần Lan tháng 9 này để bắt đầu đại học. Em sẽ học ngành electrical engineering tại Đại Học Lappeenranta University of Technology. Ngôn ngữ giảng dạy là tiếng Phần Lan nên em phải mất 1 năm rưỡi học tiếng nước này. Vì học phí không phải trả nên em chỉ cần lo chi phí ăn ở. Em may mắn là lên Facebook móc nối được với một gia đình người Phần Lan; họ đồng ý cho em cư ngụ tại nhà của họ và sẽ cho em tiền tiêu vặt đổi lại 5 giờ mỗi tuần làm việc vặt trong nhà như chùi dọn, rửa chén, mua đồ siêu thị…
Em cho biết Thuỵ Điển và Pháp cũng đều có chương trình miễn học phí 100% nhưng em không tìm ra người bảo trợ nên chọn Phần Lan.
Tôi trả lời em là trong Thánh Kinh, dường như có một câu nói,” con hãy gỏ, sẽ có người mở cửa…” Tôi chúc mừng em về ý chí và kiên nhẫn trong việc đạt được mục tiêu của mình. Tôi hứa là sẽ tặng em 500 Euro tiền dằn túi khi em đáp xuống Phần Lan, như một món quà nhỏ cho người biết …đi tìm.
Trong đời sống, biết đi tìm, rồi có can đảm ra khơi… là giải đáp cho 90% giới trẻ Việt đang lần mò và giận dữ.
Alan Phan
PS: Em gởi kèm một bài em tìm ra về giáo dục tại Phần Lan đăng trên một báo Việt ngữ (em nói quên không ghi lại link).
Du học Phần Lan
Theo Trần Khả Dụng (June 2014)
“Năm nay, Phần Lan chiếm giữ vị trí số 2 trong bảng xếp hạng năng lực cạnh tranh toàn cầu do diễn đàn kinh tế thế giới WEF công bố. Theo WEF, thành công của nước này có được là nhờ thể chế tốt và khả năng quản trị kinh tế vĩ mô rất cạnh tranh. Thêm vào đó, quốc gia này còn được đánh giá cao trong lĩnh vực giáo dục, công nghệ và phát minh.”
Phần Lan luôn là quốc gia được đánh giá cao khi có nền kinh tế phát triển cạnh tranh nhất thế giới, tham nhũng thấp, đất nước “Xanh” và hòa bình, chất lượng cuộc sống của người dân tốt hàng đầu. Là đất nước có nền giáo dục với trình độ cao và cơ sở hạ tầng hiện đại bậc nhất. Công dân Phần Lan được miễn phí học từ Tiểu học đến Đại học. Đó là một quốc gia tập trung nhiều sinh viên trên thế giới nhưng luôn có chỉ số bình đẳng và tự lập cao. Phần Lan có khoảng 29 trường Đại Học khoa học ứng dụng và 20 trường Đại Học Hàn lâm đào tạo gần 400 chương trình học quốc tế trong đó có nhiều chương trình dạy hoàn toàn bằng Tiếng Anh
* Ngôn Ngữ: Các ngành học của Phần Lan chủ yếu được dậy và đào tạo theo tiếng Anh, và ngôn ngữ giao tiếp chung cũng là tiếng Anh.
*Làm thêm ở Phần Lan: sinh viên được phép đi làm thêm 20h một tuần và tất cả các ngày nghỉ lễ, tết trong năm. Lương làm thêm 10-20 EUR/h. Sau khi tốt nghiệp, tùy theo điều kiện mà sinh viên có thể ở làm 1-2 năm hoặc lâu hơn nữa.
* Chí phí sinh hoạt: Tổng chi phí sinh hoạt là 400-500 EUR một tháng bao gồm nhà ở (150-200 EUR); tiền ăn, dụng cụ học tập, sách vở (150-200 EUR); chi phí cá nhân, đi lại (50 EUR).
Sinh hoạt hằng ngày: Bình thường nếu qua Phần Lan việc kiếm nhà ở cũng không khó nhưng mới sang cũng ko đơn giản. Chúng ta có thể ở cùng người dân. Điều đó rất thuận tiện ở vùng đất hiếu khách như Phần Lan và thuận lợi cho du học sinh khi sống cùng người bản sứ.
Khí hậu: Cũng như nhiều nước châu Âu, Phần Lan được hưởng sự giao mùa, đặc trưng là một mùa hè ấm áp nhưng ngắn ngủi, một mùa đông tuyết phủ huyền bí. Khí hậu độc đáo của Phần Lan thu hút khá nhiều du khách mỗi năm. Những hoạt động Bắc Cực kỳ thú như những chuyến đi bằng xe tuần lộc kéo hay xe trượt tuyết tự bạn lái đã khiến cho mùa Đông trở nên thời gian thu hút nhiều khách nước ngoài nhất. Mùa hè thường bắt đầu vào cuốI tháng Năm ở miền Nam Phần Lan và kéo dài đến giữa tháng Chín. Những vùng nằm ở phía Bắc vòng Bắc Cực có những ngày địa cực đặc trưng, gọi một cách lãng mạn là mặt trời nửa đêm, những ngày này mặt trời không hề lặn. Vùng cực Bắc của Phần Lan có tới 73 ngày như vậy mỗi năm.
( Theo Alan Phan Blog )
Bàn ra tán vào (0)
Alan Phan - Tại Sao Lại Cần Phải Qua Mỹ Du Học?
. Năm 2013, em được 21 tuổi, vừa mới tốt nghiệp đại học và khả năng học lực cũng như Anh ngữ của em thuộc loại kém (theo các chứng chỉ em gởi đến). Gia đình em nghèo, tiểu nông, dành dụm giỏi lắm thì có thể phụ cho em khoảng 1 ngàn đô la mỗi năm cho vài ba năm tới
Một bạn trẻ Email cho tôi mỗi ngày trong suốt 4 tháng năm ngoái về việc giúp đỡ em qua du học bên Mỹ. Năm 2013, em được 21 tuổi, vừa mới tốt nghiệp đại học và khả năng học lực cũng như Anh ngữ của em thuộc loại kém (theo các chứng chỉ em gởi đến). Gia đình em nghèo, tiểu nông, dành dụm giỏi lắm thì có thể phụ cho em khoảng 1 ngàn đô la mỗi năm cho vài ba năm tới. Muốn học toàn thời gian tại một đại học Mỹ chính thống, sinh viên phải tốn chừng 20 ngàn đến cả trăm ngàn đô la cho học phí và tiền ăn ở. Trong khi đó, tôi nghĩ cơ hội em nhận được bất cứ học bổng nào sẽ rất khó khăn.
Tôi nói với em là hãy suy nghĩ sáng tạo và tự tìm một giải pháp đặc thù cho trường hợp em.
Tôi gợi ý là em nên lên google, tham khảo thêm sách về du học tại các thư viện, nhà sách…cũng như dự những buổi hội thảo miễn phí về tư vấn du học (dĩ nhiên, em không có tiền trả tư vấn, nhưng qua các cuộc trình bày của những công ty và gặp gỡ bạn cùng chí hướng, em sẽ có được nhiều góc nhìn tốt).
Sau đó, tôi muốn em đúc kết tất cả kết quả tìm kiếm vào một khung chính yếu để tạo những giải pháp em nghĩ là khả thi.
Trong 9 tháng, tôi không nghe gì từ em cho đến tháng trước. Em cho biết là đã chuẩn bị xong giấy tờ và sửa soạn qua Phần Lan tháng 9 này để bắt đầu đại học. Em sẽ học ngành electrical engineering tại Đại Học Lappeenranta University of Technology. Ngôn ngữ giảng dạy là tiếng Phần Lan nên em phải mất 1 năm rưỡi học tiếng nước này. Vì học phí không phải trả nên em chỉ cần lo chi phí ăn ở. Em may mắn là lên Facebook móc nối được với một gia đình người Phần Lan; họ đồng ý cho em cư ngụ tại nhà của họ và sẽ cho em tiền tiêu vặt đổi lại 5 giờ mỗi tuần làm việc vặt trong nhà như chùi dọn, rửa chén, mua đồ siêu thị…
Em cho biết Thuỵ Điển và Pháp cũng đều có chương trình miễn học phí 100% nhưng em không tìm ra người bảo trợ nên chọn Phần Lan.
Tôi trả lời em là trong Thánh Kinh, dường như có một câu nói,” con hãy gỏ, sẽ có người mở cửa…” Tôi chúc mừng em về ý chí và kiên nhẫn trong việc đạt được mục tiêu của mình. Tôi hứa là sẽ tặng em 500 Euro tiền dằn túi khi em đáp xuống Phần Lan, như một món quà nhỏ cho người biết …đi tìm.
Trong đời sống, biết đi tìm, rồi có can đảm ra khơi… là giải đáp cho 90% giới trẻ Việt đang lần mò và giận dữ.
Alan Phan
PS: Em gởi kèm một bài em tìm ra về giáo dục tại Phần Lan đăng trên một báo Việt ngữ (em nói quên không ghi lại link).
Du học Phần Lan
Theo Trần Khả Dụng (June 2014)
“Năm nay, Phần Lan chiếm giữ vị trí số 2 trong bảng xếp hạng năng lực cạnh tranh toàn cầu do diễn đàn kinh tế thế giới WEF công bố. Theo WEF, thành công của nước này có được là nhờ thể chế tốt và khả năng quản trị kinh tế vĩ mô rất cạnh tranh. Thêm vào đó, quốc gia này còn được đánh giá cao trong lĩnh vực giáo dục, công nghệ và phát minh.”
Phần Lan luôn là quốc gia được đánh giá cao khi có nền kinh tế phát triển cạnh tranh nhất thế giới, tham nhũng thấp, đất nước “Xanh” và hòa bình, chất lượng cuộc sống của người dân tốt hàng đầu. Là đất nước có nền giáo dục với trình độ cao và cơ sở hạ tầng hiện đại bậc nhất. Công dân Phần Lan được miễn phí học từ Tiểu học đến Đại học. Đó là một quốc gia tập trung nhiều sinh viên trên thế giới nhưng luôn có chỉ số bình đẳng và tự lập cao. Phần Lan có khoảng 29 trường Đại Học khoa học ứng dụng và 20 trường Đại Học Hàn lâm đào tạo gần 400 chương trình học quốc tế trong đó có nhiều chương trình dạy hoàn toàn bằng Tiếng Anh
* Ngôn Ngữ: Các ngành học của Phần Lan chủ yếu được dậy và đào tạo theo tiếng Anh, và ngôn ngữ giao tiếp chung cũng là tiếng Anh.
*Làm thêm ở Phần Lan: sinh viên được phép đi làm thêm 20h một tuần và tất cả các ngày nghỉ lễ, tết trong năm. Lương làm thêm 10-20 EUR/h. Sau khi tốt nghiệp, tùy theo điều kiện mà sinh viên có thể ở làm 1-2 năm hoặc lâu hơn nữa.
* Chí phí sinh hoạt: Tổng chi phí sinh hoạt là 400-500 EUR một tháng bao gồm nhà ở (150-200 EUR); tiền ăn, dụng cụ học tập, sách vở (150-200 EUR); chi phí cá nhân, đi lại (50 EUR).
Sinh hoạt hằng ngày: Bình thường nếu qua Phần Lan việc kiếm nhà ở cũng không khó nhưng mới sang cũng ko đơn giản. Chúng ta có thể ở cùng người dân. Điều đó rất thuận tiện ở vùng đất hiếu khách như Phần Lan và thuận lợi cho du học sinh khi sống cùng người bản sứ.
Khí hậu: Cũng như nhiều nước châu Âu, Phần Lan được hưởng sự giao mùa, đặc trưng là một mùa hè ấm áp nhưng ngắn ngủi, một mùa đông tuyết phủ huyền bí. Khí hậu độc đáo của Phần Lan thu hút khá nhiều du khách mỗi năm. Những hoạt động Bắc Cực kỳ thú như những chuyến đi bằng xe tuần lộc kéo hay xe trượt tuyết tự bạn lái đã khiến cho mùa Đông trở nên thời gian thu hút nhiều khách nước ngoài nhất. Mùa hè thường bắt đầu vào cuốI tháng Năm ở miền Nam Phần Lan và kéo dài đến giữa tháng Chín. Những vùng nằm ở phía Bắc vòng Bắc Cực có những ngày địa cực đặc trưng, gọi một cách lãng mạn là mặt trời nửa đêm, những ngày này mặt trời không hề lặn. Vùng cực Bắc của Phần Lan có tới 73 ngày như vậy mỗi năm.
( Theo Alan Phan Blog )