Đoạn Đường Chiến Binh

Anh ơi! Bao Giờ Gặp Lại ... 1

Chuyến xe của Air Việt Nam đậu ngay trước nhà ga Dalat để đưa hành khách xuống phi trường Liên Khương. Theo thói quen, tôi lững thững theo sau hàng

Pham Luong
20 VNQGVN, LD6/34bdq


       Chuyến xe của Air Việt Nam đậu ngay trước nhà ga Dalat để đưa hành khách xuống phi trường Liên Khương.  Theo thói quen, tôi lững thững theo sau hàng người.  Hàng khách lên gần hết, chỉ còn tôi, một cô gái trạc 17,18 và hai vợ chồng trẻ.  Còn hai ghế sau chót, tôi nhường cô gái vào ngồi, tôi là hành khách cuối cùng.  Ông tài xế chào hành khách, rồi nhìn xuống sân ga, khi biết chắc không còn người nào sót lại, ông đóng cửa và cho xe chạy ngược xuống hồ Xuân Hương, quẹo trái theo ngã ba Prenn để đi phi trường.
       Trên xe, đa số là du khách, họ mang theo trái cây, hoa hồng, đồ mỹ nghệ.  Tôi xách nhẹ nhàng, chỉ hơi khó khăn với cụm hoa Pensé, cuốn rất khéo trong bao giấy.
       Hành khách nói chuyện, nhiều người ngó ra ngoài cửa kính như muốn nhìn lần cuối khung cảnh êm đềm, đầy sương mù, khó tìm ở đâu khung cảnh vừa thơ mộng, nửa thực, nửa mơ như ở thành phố này..  Tôi chợt so sánh Pleiku và Dalạt.  Khó có thể mang Pleiku so sánh với Dalat dù trong lòng tôi cũng muốn binh vực Pleiku.  Tôi không phải nhìn xuống cảnh hai bên đường, cũng có thể hình dung ngay ra xe đang ở đoạn nào của thành phố.  Xe đang tới trạm xăng Kim Cúc, trước khi xuống đèo Prenn, đoạn đường này, tôi nhớ từng khúc quanh, từng con dốc nhỏ.  Ngày còn học tiểu học, mỗi sáng chủ nhật, tôi đạp xe đi tới một căn biệt thự dùng cho Hướng Đạo họp mặt.  Lúc đó tôi là sói, ao ước ngày nào được lên Thiếu và Tráng, tay được cầm chiếc gậy có khắc những bông Cúc thật đẹp.  Ngày đó vậy mà không bao giờ đến với tôi.  Chiến tranh đã tới trước, tôi trở thành ngươì lính và chẳng bao giờ thành Tráng trong Hướng Đạo.
       Sinh ra và lớn lên tại thành phố này, từng đoạn đường như từng đoạn đời tôi, hành khách trầm trồ nhìn hai bên đường, đủ mọi loài hoa, hoa trang điểm cho những biệt thự xây theo kiến trúc của Pháp, cổ kính, và kín đáo.
       Tôi liếc nhìn cô bé từ nãy giờ, đang mải mê ngắm những chùm hoa dại, lướt thật nhanh rồi mất hút sau xe.  Khuôn mặt cô bé thay đổi theo từng cụm hoa, từng mái ngói, thỉnh thoảng còn ngoái cổ nhìn theo một con chim sáo bay lướt qua cửa sổ căn nhà.  Nhìn dáng người, chiếc áo dài và chiếc áo len cô bé mặc, tôi đoán cô còn tuổi học trò, lớn lắm chắc cũng chỉ ở lứa tuổi đệ nhị, đệ nhất.
       Chiếc xe ôm cua theo vòng của đèo, qua đoạn thác Dantala, tôi muốn chồm người nhìn cái dốc dẫn xuống thác.  Thác nằm tận dưới chân hòn núi khá cao, muốn xuống thác này phải đi hơn nửa giờ, nhưng khi đi lên, ai cũng phải nghỉ mấy lần mới tới được đầu dốc.  Ngày xưa, nhiều khi mấy thằng bạn rủ nhau cắm trại, ở cả ngày, tới khoảng 2 giờ chiều, mới bắt đầu bò lên, tụi tôi phải dắt xe đạp thêm một cây số mới có thể đạp được.  Xe cứ ôm theo dốc, lúc bên phải, lúc bên trái, chợt cô bé ngồi cạnh đụng mạnh đầu vào vai tôi, hơi mắc cở.  Cô ta nói nhẹ nhàng:
       "Xin lỗi Trung úy".
       Tôi không trả lời, chỉ mỉm cười, và hỏi cô ta, chắc cô ít đi xa, cô ta dạ nhỏ, khuôn mặt ửng hồng. Tôi nói tiếp:
       - Cô biết mình vừa qua đoạn nào không.
       - Không, em ít khi đi xuống đây lắm.  Cô thành thật.
       Tôi hơi ngạc nhiên, như vậy là mình lầm, cô này không phải dân Dalạt.  Tôi tính hỏi tiếp, nhưng lại chợt im lặng.  Cảnh vật hai bên làm tôi như muốn lùi về quá khứ, tuổi học trò.  Đoạn đường này còn khoảng cây số nữa là thác Prenn, xuống khỏi thác Prenn là đoạn đường bằng phẳng, hai bên có nhiều vườn mận và hoa hồng, rồi nhìn về phía bên phải đường, có một buôn thượng, và những mảnh ruộng một mùa, phía trái là dòng suối chảy,  có những tảng đá thật lớn, bằng phẳng, càng ngày núi càng ép vào hai bên đường, khi tới gần ga Liên Khương, chỉ còn lại những dãy trà, cà phê nho nhỏ và nhà dân san sát. 
       Nhiều lần hành quân, dừng chân vài ngày, tụi tôi hay lên thác Prenn, hay xuống Tùng Nghĩa, và chạy lên Dalạt, những lần chạy lên Dalạt, trong lòng đôi khi đánh lô tô vì sợ tiểu đoàn hành quân bất tử.  Lần nào cũng vậy, chạy tới nhà Sang, nhìn cô bé luýnh quýnh, nói như khóc, "anh về lâu không?".  Rồi Sang kêu, "má ơi, anh Lương về phép".  Sang thường lấy hai tay nắm chặt vai áo tôi, Sang nhìn thật kỹ.  Tôi chọc Sang, "em nhìn gì kỹ vậy?"   Sang không trả lời, liếc nhìn vội vào người tài xế và người truyền tin ngồi cạnh xe, rơm rớm nước mắt. .  Có lần tôi chạy từ trạm xăng Kim Cúc, đổ dốc xuống hồ Xuân Hương, thấy Sang đi một mình, tay cầm một cặp sách, tôi không dừng xe, cứ chạy qua, rồi dừng trước thật xa, phiá bên kia đường.  Thật lạ, Sang đi ngang, và đi luôn.  Tôi chờ Sang đi qua xe tôi, tôi mới chạy từ từ, và chọc, tôi làm bộ giả giọng hơi khác, " người đẹp ơi, mời cô lên xe, tôi đưa về ".  Sang vẫn im lặng, cúi đầu, không thèm nhìn vào chiếc xe, cho tới khi tôi kêu tên, "Sang ơi!"  Sang mớí thoảng thốt nhìn lên, "Trời, anh, sao từ nãy không kêu".   Sang tới ôm chầm vai tôi, tôi vội nhoài người ra, "Coi chừng quần áo em dơ hết".  Sang không thèm để ý,"ăn thua gì".  Người tài xế lịch sự, nhảy về ghế sau, "Cô lên xe đi".  Sang cảm ơn, rồi lên xe, chợt khựng lại, lúng túng, tôi hiểu.  Sang sợ mấy dây đạn, rồi súng nằm ngang dọc trên xe,....
       Đang miên man nhớ lại những chuyện cũ thì chiếc xe dừng ngay trước nhà khách phi trường Liên Khương.  Mọi người xuống xe.  Tôi không vào phòng đợi, đứng nhìn cảnh phi trường.  Phi trường nhỏ, phía xa là khu dân cư.  Nhiều lần tụi tôi đóng quân tại đây.  Tôi thuộc từng đoạn đường ngắn, với những hàng dâm bụt, hoa đỏ.  Mỗi buổi sáng, những chiếc áo dài màu trắng nối đuôi nhau đi tới trường, thật vui và thanh bình.
       Cô bé lúc nãy ngồi chung hàng ghế với tôi không vào phòng đợi.  Chiếc giỏ khá nặng, thêm bó hoa tươi lớn dựng dựa vào tường.  Cô chợt thấy tôi, cười miếng chi - Thấy vui vui, tôi bắt chuyện:
       - Cô mua nhiều hoa, lại thêm chiếc giỏ, chốc nữa, để tôi mang phụ lên máy bay.
       Cô cảm ơn - Câu chuyện bắt đầu với những câu hỏi vu vơ:
       - Cô đi Kontum à, đi du lịch hay về nhà?
       - Em về nhà. Cô bé, giọng ngọt ngào:
       Như muốn cho tôi hiểu thêm, cô bé nói tiếp:
       - Em ở Kontum, lên trọ học ở Dalat .
       - Em học Bùi thị Xuân hả? Tôi vồn vã.
       - Dạ.
       - Sao em về giờ này?  CHưa tới hè mà!
       - Em về dự đám cưới chị em.
       - Nhà em gần phố không?
       - Dạ, nhà em, ngay đường Lê Thánh Tôn.  Anh biết Kon Tum nhiều không?
       - Không, nhưng anh biết đường Lê Thánh Tôn, đường này đẹp nhất nhì trong thành phố, anh thích nhất là hàng phượng thật lớn?
       - Anh nói như vậy là anh rành Kontum quá rồi!  Cô bé vui vẻ như gặp người thân.
       - Không, anh ở Pleiku, nhưng hành quân vùng Tân Cảnh, Dakto, nên về Kontum nhiều lắm.
       Cô gái tò mò, nhìn tôi như muốn hỏi thêm, nhưng lại im lặng. Tôi nhẹ nhàng:
       - Từ nãy tới giờ , anh quên hỏi tên em.  Anh tên Lương.  Em tên gì?
       - Trâm,, cô gái vừa trả lời , vừa ngước mặt nhìn tôi.
       - Tên em đẹp ghê đi!
       - Trâm mà đẹp..   Cô gái bẽn lẽn...
       Thật ra từ sáng tới giờ, tôi không nhìn kỹ khuôn mặt cô gái, khuôn mặt thoang thoảng, da trắng, mũi không cao nhưng đẹp, mái tóc cắt theo kiểu bây giờ, Sylvi Vartan.  Nhìn mái tóc, tôi hỏi Trâm:
Trong một chuyến tiếp tế, tác giả ngồi với người mang máy, chờ đáp, tháng 11 năm 1967.        - Em thích Sylvi không?
       - Em thích lắm.   Trâm vui vẻ trả lời.
       - Em thích bài Vouslez Vous dancé avec moi không?
       Không trả lời câu tôi hỏi, Trâm nói:
       - Như vậy anh nghe nhiều nhạc của Sylvie?
       Chợt nhớ tới đám cưới, tôi hỏi tiếp:
       - Chắc em biết bài Oui devant Dieu?
       - Em thích tiếng đàn Contrebass chơi trong bản nhạc này.  Em nghe cả lời Việt, hình như Phạm Duy viết lời Việt phải không anh?
       - Đúng đấy, Pham Duy viết lời Việt.  Tên bản nhạc là Ngày Hôn Lễ.
       Tiếng loa mời hành khách lên máy bay.  Mọi người đi ra chiếc DC 3 đang đậu đầu phi đạo.  Tôi xách giùm Trâm chiếc giỏ khá nặng.  Trâm ôm bó hoa.  Thấy tôi lúng túng với chiếc giỏ xách và cụm hoa pensée, Trâm nhanh nhảu,
       - Đưa em cầm hoa pensée cho.  Anh mua tặng người yêu hả?
       - Thấy hoa đẹp, nên mua..   Nói đúng ra, mua chùm hoa này vì cô bán hoa đứng ngay trước cửa nhà ga Dalat có duyên quá!   Tôi ẫm ờ.
       - Như vậy anh mua vì người bán hoa.  Cô bé nhí nhảnh, nhìn tôi trêu chọc.
       - Trâm nói gần đúng đấy.   Tôi trả lời.
       Tôi và Trâm trở thành thân thiết như biết nhau từ lâu.  Đi tới cuối máy bay Trâm hỏi tôi:
       - Mình ngồi đây được không anh?
   TôI bỏ chiếc giỏ của Trâm và của tôi vào khoang hành lý,  Trâm đứng cạnh, chờ tôi xong, ngồi cạnh tôi. Tiếng ồn cuả máy bay làm hai đứa tôi phải nói to và nhiều khi Trâm phải ghé sát vào tai tôi. Trâm nói:
       - Từ nãy tới giờ tính hỏi mà em chưa hỏi được?
       - Em cứ hỏi đi.  Tôi cười.
       - Anh phải trả lời thật nghe!
       - Tất nhiên rồi.  Anh không quen nói láo.
       - Lúc nãy, anh nói đơn vị anh ở Pleiku, sao anh đi Kontum?  Anh có vợ hay người yêu ở Kontum hả? Trâm tò mò.
       - Không.
       - Em không tin, không mà mua hoa.  Em thấy thật lạ.
       - Thấy lạ nhưng không lạ gì cả.  Thôi để anh nói cho em nghe.  Anh đi phép về Dalat, quê anh, khi hết phép, mua vé máy bay Pleiku, không còn chỗ, đành phải mua về Kontum.  Anh tính về Kontum, lên tiểu khu xin phương tiện về Pleiku và nếu đường an toàn, anh đi xe đò cũng được, còn hơn là trễ phép.
        Trâm có vẻ tin, Trâm thêm vào:
        - Anh là lính rằn ri mà kỷ luật ghê.  Anh giống anh rể em quá, không bao giờ dám trễ phép
       - Em làm ơn gọi đúng tên binh chủng của anh đi. Tôi chỉnh Trâm.   Em gọi là lính biệt động quân, tiếng rằn ri nghe sao ... rằn ri quá.
       - Thôi em xin lỗi, ông trung uý biệt động quân. Trâm cười.
       - Đấy, em dễ thương lắm
       - Thật không?  Trâm ẫm ờ.
       Tôi sợ Trâm hiểu lầm, nên không trả lời.  Tôi ráng giữ khoảng cách tình cảm, tự dặn lòng, không cho vướng bận thêm, tôi quay sang phiá Trâm:
        - Em mới nói, anh giống anh rể em.  Như vậy là em về dự đám cưới chị em với ông anh này.
       Trâm dạ, tôi hỏi tiếp:
       - Hôm nào đám cưới?
       - Bỏ ngày hôm nay, mai, mốt, anh à.
       - Anh rể em binh chủng nào?
       - Bộ binh, sư đoàn 22.  Trâm vui vẻ nói tiếp.  Anh ấy hiền, và kỷ luật lắm.  Ba em nói, mấy sĩ quan Dalat đàng hoàng lắm.  Tôi nói như phân trần với Trâm:
       - Sĩ quan tốt nghiệp ở quân trường nào cũng kỷ luật hết, Dalat, Thủ Đức, Đồng Đế, Không Quân hay Hải Quân chỉ khác nhau về nghiệp lính thôi.  Dalat thì chọn đời lính như là một nghề.  Thủ Đức thì sau thời gian phục vụ quân đội, họ trở về với nghề nghiệp trước khi vào lính.  Nói tới lính là nói tới kỷ luật, lính không kỷ luật sao được em.
       - Anh rể em khoá mấy, tên gì?  Tôi hỏi Trâm:
       - Dạ khoá 19, tên Trang.
       - Nghe tên, có thể anh biết và không chừng nhận ra ngay đấy.
       - Như vậy anh cũng Dalat.
       Tôi nói giỡn Dalat từ đầu tới chân, Trâm nghiêng mặt sát về phiá tôi:
       - Em không hiểu.
       - Này nhé, anh sinh ra ở Dalat, học trung học ở Dalat, đi lính Dalat, như vậy là từ đầu tới chân rồi còn gì..
       Trâm cười, nhìn vào tay tôi, tò mò:
       - Sao anh không có nhẫn,
       - Nhẫn gì?  Tôi làm bộ hỏi.
       - Nhẫn mấy anh Dalat ra trường.  Ai cũng có chiếc nhẫn đẹp lắm mà.
       Tôi chưa trả lời, Trâm khôn ngoan tiếp:
       - Nghe nói, thường mấy anh hay đưa nhẫn cho người yêu đeo, phải không anh?
       Tôi biết ý Trâm, muốn nói nhẫn cuả tôi cũng vậy ( mà cũng vậy thật ), tôi trả lời:
       - Trâm à, anh để chiếc nhẫn ở Pleiku, khi đi lật đật quên mang theo.
       Câu chuyện càng ngày càng vui, Trâm từ từ hỏi tôi:
       - Bây giờ em gọi anh luôn cho thân mật nghe
       - Được.  Tôi nhẹ nhàng,
       Trâm hỏi tiếp;
       - Lát nữa tới Kontum, anh tính về đâu, nếu lỡ đi Pleiku không kịp thì sao?
       Trâm hỏi làm tôi chợt suy nghĩ:
       - Anh tính, xuống Kontum, anh sẽ lên tiểu khu, và lên quân vận, xin phương tiện, có gì đi nấy.  Thường hàng ngày luôn có xe đi Pleiku.  Nếu không có hôm nay, đêm anh lên quân vận, ngủ nhờ...
 - Anh về nhà em ăn cưới luôn cho vui.  Anh với anh rể em cùng trường mà.  Ba em dễ lắm, nhà lại không có trai lớn, anh về càng vui.
       Tôi buồn cười vì ý nghĩ ngộ nghĩnh của Trâm.  Nghe cũng vui, nếu ăn đám cưới xong , về Pleiku cũng chỉ trễ một ngày, mà đã trình diện, có chứng nhận cuả Tiểu Khu là được rồi. Trâm nhìn tôi như nài nỉ:
       - Anh ừ đi!
       Tôi im lặng, tính tôi cũng ham vui, nhưng chưa vội trả lời, tự nghĩ, với Trâm và niên trưởng Trang thì dễ, nhưng còn ba má Trâm, còn bà con, có ai biết tôi là ai đâu.  Trâm nhìn vào mắt tôi, một tia nhìn hơi lạ, T râm nói:
       - Em tính thế này nghe.  Chiều em đi với anh lên tiểu khu, sau đó về nhà em.  Nhà rộng, anh có phòng riêng.  Mai chuẩn bị, mốt đám cưới, xong xuôi, anh muốn đi đâu thì đi.  Tôi buồn cười, mới biết Trâm mấy giờ đồng hồ mà Trâm đối với tôi thật tình, tôi đánh trống lảng:
       - Từ nãy quên hỏi em, em học lớp mấy Bùi Thị Xuân.
       - Lớp đệ nhất.
       - Như vậy  cuối năm thi tú tài 2 rồi, em học ban nào,
       - Vạn Vật.
       - Chắc phải học gạo lắm.  Ngày xưa anh học ban Toán, đậu tú tài, xuống Saigon, học MPC.  Lúc đó sinh viên biểu tình, chống tổng thống Diệm, đóng cửa trường liên tục.  Anh tình nguyện đi Dalat, vào võ bị rồi, má anh cứ tưởng anh vẫn còn trong đại học.  Ngày ra phố đầu tiên, má anh không ngờ, bà khóc, cứ sợ đi lính khổ cực. 
       Trâm ngiêng đầu về phía tôi, thân mật, mái tóc thoảng thoảng mùi nước hoa nhẹ nhàng.  mấy lần tôi phải nghiêng ra xa để tránh.  Thú thật tôi sợ tình cảm, ngay từ đầu, tôi tự nhủ, đừng, đừng làm Trâm hiểu lầm là mình có tình ý riêng tư - Không bằng lời nói, nhưng phải bằng cử chỉ, nhắc Trâm, này cô bé, tình cảm nguy hiểm lắm! - Còn Trâm, tôi không biết vô tình hay không, thật tự nhiên, như tôi và Trâm biết nhau đã tự lâu rồi.  Chiếc máy bay đã hạ cao độ, bay vòng, chuẩn bị đáp.  Cô tiếp viên đi theo dọc hàng ghế, nhắc hành khách cột dây an toàn, chiếc máy bay đã đúng hướng, thấp dần, và cuối cùng bánh xe chạm đất.  Máy bay dừng cuối phi đạo, từ từ vào chỗ lên xuống hành khách.  Tôi và Trâm ngồi chờ người khách sau cùng.  Tôi xách chiếc giỏ của Trâm, Trâm ôm bó hoa, và cụm Pensée bước ra cửa máy bay.  Vừa ra khỏi cửa, Trâm chỉ chiếc Land-Rover màu xám.  Cạnh xe, một người đàn ông đứng đợi.  Trâm vừa vẫy tay, vừa nói nhỏ bên tai tôi, thân mật:
       - Ba em chờ đó,
       - Thôi, để anh đi riêng.  Em theo ba em về đi.  Nhắn với niên trưởng Trang, anh chúc mừng niên trưởng và chị em.  Tôi hơi khựng lại, nói với Trâm.
       Trâm gần khóc, nắm chặt tay tôi:
       - Không, anh phải về với em.
       Tôi miễn cưỡng theo chân Trâm.  Ba Trâm chờ hai đứa tôi tới gần.  Chắc ông cũng hơi lạ, khi thấy tôi bên cạnh, khuôn mặt không được vui.  Trâm cười, nói với tôi, vừa đủ ba Trâm nghe, "ba em đó", rồi Trâm chỉ tôi:
       - Ba à, anh Lương cùng trường võ bị với anh Trang.  Anh Lương phải về Pleiku, nhưng không có máy bay, nên về đây, mai mốt đi xe đò về Pleiku.  Hai anh em cùng ngồi chung trên máy bay.  Anh Lương không biết về đâu, tiện thể, con mời anh Lương về nhà mình ăn đám cưới chị hai cho vui.
       - Anh chị hai đâu ba?  Trâm nói tiếp,
       Ba Trâm quên mất người khách lạ, trả lời:
       - Hai đưa nó đi ra phố chút xíu.  Con về nhà, chắc tụi nó có nhà rồi.
       Lúc này tôi mới nhìn vào ba Trang, chào thật rõ.  Ba Trâm vui vẻ chào lại.   Nói xong ông mở cửa xe, Trâm liến thoắng:
       - Anh Lương ngồi chung ghế trước với em luôn, nhà cũng gần đây thôi.
       Trâm quay sang nói với ba:
       - Ba biết không?  Cũng nhờ anh Lương, chiếc giỏ trái cây và mấy thứ chị hai dặn mua, nặng quá, còn kèm theo hai chục hoa, anh Lương mang hết. 
       Tôi biết ý Trâm, muốn tránh sự nghi kỵ của ba, tôi nhìn Trâm như tỏ thầm cảm ơn.  Trâm cười, lấy tay nắm nhẹ bàn tay tôi, như hiểu ý.
       Chiếc Land-Rover chạy vào đoạn đường Lê Thánh Tôn,  Tôi rất quen với đoạn đường này, hai hàng cây thật lớn tỏa bóng mát cả mặt đường.  Chiếc xe quẹo vào đoạn đường cụt và dừng trước căn nhà khá lớn, mới quét vôi.   Trâm nói nhỏ:
       - Nhà em đó!
       Ba Trâm quay nhìn tôi:
       - Cháu ở đây vài ngày, cứ tự nhiên.  Tưởng ai lạ chứ, cháu cùng trường với Trang thì cũng gia đình cả.
       Tôi cảm ơn ba Trâm.  Trâm nhìn tôi như thầm nói, "anh thấy chưa, ba em dễ lắm".  Tôi xuống xe, nhanh nhẹn xách chiếc giỏ nặng, đeo chiếc giỏ của tôi trên vai.  Trâm đi cạnh tôi, vẫn hai bó bông, tay trái nâng niu chùm Pensée.  Hai đứa tôi bước vào nhà.  Nhà bầy biện khang trang.  Nhìn hình tượng trên bàn thờ, tôi biết Trâm theo đạo Tin Lành.  Cả nhà chạy lên mừng Trâm.  Ai cũng nhìn tôi, rồi nhìn Trâm như hỏi.Trâm hiểu ý:
       - Anh Lương cùng trường võ bị với anh Trang, tiện về Kontum, chờ đi Pleiku.  Con mời anh Lương về ăn cưới chị Hai cho vui.
       Cô em gái Trâm thấy chùm hoa pensée, hỏi xin, Trâm nhìn tôi dò hỏi, nhưng lại nói ngay:
       - Anh Lương cho chị rồi.  Em đi lấy chiếc ly, chị mang cắm trong phòng chị.
       Tôi chẳng nói gì, cụm hoa này, đúng ra phải về Pleiku, nhưng thôi, Pleiku hay Kontum cũng nằm trong phòng ngủ người đẹp là yên rồi. Trâm chỉ tôi phòng khách:
       - Anh tạm ngồi đây chút xíu.  Em sẽ chuẩn bị phòng cho anh,
       Trâm vừa rời phòng khách.  Má Trâm theo chân Trâm ngay.  Tôi hiểu.  Cha mẹ nào không nghi ngờ, ai lại mới quen nhau trên máy bay mà Trâm dám mời tôi về nhà.  Ngồi khá lâu, tôi mong niên trưởng Trang về, dù sao cũng có chỗ dựa hơn.  Trâm đã thay quần áo mặc trong nhà, má Trâm theo sau lên tiếng:
       - Để em Trâm dọn phòng cho cháu, nghỉ ngơi rồi mốt ăn đám cưới.  Cả nhà vui, coi cháu như con trai lớn trong nhà, cứ tự nhiên nghe cháu.
       Tôi cảm ơn má Trâm.Trâm vui vẻ, ôm một cái mền, cái gối, chính Trâm cột mùng, xong nhìn tôi:
Trung Úy Phạm Lương, tác giả, tại Fort Knox, Kentucky, trong quân phục tác chiến bộ binh Mỹ,1969.        - Ở đây được không anh
       - Anh không ngờ gặp may như vậy, cứ tính trong bụng là tối nay, nếu không về Pleiku thì sẽ cột võng trên phòng Quân Vận ngủ.  Tôi nhìn Trâm.
       - Để em mang khăn cho anh tắm nghe.  Sau đó nghỉ chút, em và anh đi lên Tiểu khu.  Nói cho anh biết trước, từ giờ trở đi, chương trình do em sắp xếp, anh không được ý kiến gì,
       - Trời, sao anh dại dột theo em nhỉ, cô em tôi quyền uy quá.  Tôi cười.
       - Ai biết ai dại, ai khôn?  Trâm liếc đôi mắt thật sắc.
       Tôi thay quần áo mới, Trâm nói, để em giặt giùm anh bộ đồ rồi phơi, xong ủi ngay cho, tôi nói, khỏi phiền em, anh giặt luôn rồi, trời, lính có khác, anh phơí trên giây kia, đúng không, sao anh hay vậy.
       Trâm vừa nói vừa theo chân tôi vào nhà.  Đúng lúc, niên trưởng Trang và chị Trang cũng vừa về, chắc có người nói trước, khi thấy tôi, niên trưởng Trang nhìn tôi:
       - Sao biệt động quân sữa này quen Trâm hồi nào vậy?
       Rồi quay sang chị Trang giới thiệu với tôi:
       - Vợ anh đấy.
       Tôi chào chị Trang.  Chị nhìn tôi vui vẻ, như vậy là có thêm khách, vui ghê.  Niên trưởng Trang nhìn Trâm:
       - Cô bắt cóc đàn em tôi hồi nào vậy?
       - Anh Hai làm như anh Lương dễ bắt cóc quá.  Em năn nỉ lắm mới được đấy. Trâm cười.
       - Anh tưởng hai đứa quen nhau ở Dalat chứ, Lương ở Plei ku mà.  Niên trưởng Trang cười to.
       - Anh Hai gặp anh Lương hồi nào? Trâm tò mò.
       - Hồi Lương còn như hộp sữa bò, vào võ bị năm 1963 kìa.
       - Không em hỏi anh gặp anh Lương ở Pleiku kìa,
       - Ở Phượng Hoàng Pleiku.  Cô ơi, đàn em tôi bay bướm lắm đấy!
       - Anh Lương đi với ai anh Hai?
       - Cô phải hối lộ tôi mới trả lời.
       - Em bao anh chị một chầu phở được không?Trâm tò mò.
       Niên trưởng Trang nhìn Trâm:
        - Sao cô không hỏi đương sự, mà hỏi lòng vòng
       - Nếu em hỏi anh Lương, anh trả lời không? Trâm nhìn tôi.
       Tôi nói thật vui:
       - Câu hỏi dễ thì trả lời ngay, mà khó thì đành chịu.
       - Câu nào là dễ?
       - Trâm hỏi hai với hai là mấy, anh trả lời ngay...
       - Anh khôn lắm... đừng hòng...
       Chị Trang nói,
       - Thôi anh Trang mời anh Lương vào phòng khách ngồi cho vui.  Hai anh uống gì, em làm cà phê đá nghe.
       - Chị Hai để em pha cà phê, chị lo việc của chị đi.  Trâm dành.
       - Nếu anh biết em về đây, em sẽ làm phù rể, Trâm phù dâu! Niên trưởng Trang nhìn tôi.
       - Trời ơi, niên trưởng! Tôi mới gặp Trâm trên máy bay về đây thôi.
       Niên trưởng Trang nhìn tôi ngờ vực:
       - Thôi ông à, tôi phạt ông nhảy xổm vì tội nói dối bây giờ....
       Trâm bưng hai ly cà phê và hai ly đá.  Trâm múc đường bỏ vào ly cho tôi, đưa muỗm thử rồi cho đá vào, quên cả ông anh rể ngồi ngay trước mặt.  Trâm đưa ly cà phê cho tôi, và anh Lương.  Tôi hỏi Trâm,
       - Sao em pha cà phê ngon vậy?
       - Em cứ cho cà phê vào phin thôi.  Đâu khác gì, anh khéo nịnh lắm.  Hỏi thật nhe, anh khen bao nhiêu người pha cà phê ngon rồi?
       - Khen nhiều tiệm chứ chưa khen nhiều người.
       Tôi quay sang niên trưởng Trang
       - Niên trưởng, tôi tính đi lênTiểu khu nhờ đánh điện tín tới Tiểu đoàn.
       - Lương lái xe của tôi đi.  Tôi không đi đâu chiều nay, và chắc cả ngày mai, nói xong đưa tôi chiếc chìa khoá xe Jeep.  Niên trưởng Trang trả lời ngay.
       Trâm thích thú:
       - Em đi theo anh Lương, anh chờ em chút xíu nghe.
       Trâm vừa đi, niên trưởng Trang nói nhỏ:
       - Đàng hoàng nghe chú, đừng lộn xộn, mang tiếng tụi mình lắm đấy
       - Đàng hoàng chứ sao.  Niên trưởng yên chí!  Tôi cười.
       Trâm mặc chiếc jean, áo bỏ ngoài, cổ áo cắt khá đẹp, trang điểm rất khéo, khó nhận ra.  Trâm nói với tôi:
       - Anh chờ em hỏi má chút xíu nghe, má Trâm theo Trâm ra, nhìn tôi và Trâm, dặn hờ, con đưa anh đi , nhớ về sớm nghe, Trâm dạ nhỏ, tôi quay lại chào và ra xe.
       Trâm chỉ đường
       - Anh lái thẳng đường này, cuối đường quẹo trái, chạy thẳng, quẹo phải lần nữa là tới tiểu khu.
     . . . . .

http://www.bietdongquan.com/baochi/munau/so21/baogiogaplai1.htm

Sinh Tồn chuyển

 

Bàn ra tán vào (1)

Lê Mai
ƯỚC MONG VÀ HIỆN THỰC Quyền lực mềm, cái mà cộng sản gọi là "diễn biến hòa bình", đã được Hoa Kỳ sử dụng dưới nhiều hình thức và lãnh vực khác nhau, từ kinh tế, thương mại... đến văn hóa, giáo dục. Riêng vấn đề giáo dục, tuy tiến chậm mà chắc, đã được Hoa Kỳ áp dụng mạnh từ năm 2007 dưới mô hình tư nhân hóa như mở trường Đại Học tại VN, tuyển du học sinh từ VN, nới rộng điều kiện và cấp học bỗng, trong đó có phần đài thọ của Chính phủ. Đây là đạo quân thầm lặng, không làm phật lòng ai, nhưng chiến công thật to lớn khi hạt giống Hoa Kỳ gieo cấy khắp nơi ở VN đã đến thời đâm bông kết trái. Dĩ nhiên cũng phải có những hạt giống bị thối, lép hoặc hư hại, đó chỉ là chuyện nhỏ đã được các nhà chiến lược tiên liệu rồi. "Thập niên chủng mộc, bách niên chủng nhân" cái mà Hồ chí Minh đã học lóm của người xưa và bắt chước làm theo nhưng đã thất bại, vì chủ trương và hành động của cộng sản do Hồ chí Minh lãnh đạo và đào tạo đã đi ngược lại mục đích nguyên thủy của tư tưởng cổ nhân. Hoa Kỳ là một nước hội đủ và thực tế các yếu tố cần và đủ để đạt thành ý nguyện của câu nói đó. Đây mới chính là đất hứa cho một tương lai sáng lạn và thênh thang của con người mà trong tầm nhìn của tuổi trẻ, học sinh, sinh viên VN đang ước mơ hay hướng tới...?

----------------------------------------------------------------------------------

Comment




  • Input symbols

Anh ơi! Bao Giờ Gặp Lại ... 1

Chuyến xe của Air Việt Nam đậu ngay trước nhà ga Dalat để đưa hành khách xuống phi trường Liên Khương. Theo thói quen, tôi lững thững theo sau hàng

Pham Luong
20 VNQGVN, LD6/34bdq


       Chuyến xe của Air Việt Nam đậu ngay trước nhà ga Dalat để đưa hành khách xuống phi trường Liên Khương.  Theo thói quen, tôi lững thững theo sau hàng người.  Hàng khách lên gần hết, chỉ còn tôi, một cô gái trạc 17,18 và hai vợ chồng trẻ.  Còn hai ghế sau chót, tôi nhường cô gái vào ngồi, tôi là hành khách cuối cùng.  Ông tài xế chào hành khách, rồi nhìn xuống sân ga, khi biết chắc không còn người nào sót lại, ông đóng cửa và cho xe chạy ngược xuống hồ Xuân Hương, quẹo trái theo ngã ba Prenn để đi phi trường.
       Trên xe, đa số là du khách, họ mang theo trái cây, hoa hồng, đồ mỹ nghệ.  Tôi xách nhẹ nhàng, chỉ hơi khó khăn với cụm hoa Pensé, cuốn rất khéo trong bao giấy.
       Hành khách nói chuyện, nhiều người ngó ra ngoài cửa kính như muốn nhìn lần cuối khung cảnh êm đềm, đầy sương mù, khó tìm ở đâu khung cảnh vừa thơ mộng, nửa thực, nửa mơ như ở thành phố này..  Tôi chợt so sánh Pleiku và Dalạt.  Khó có thể mang Pleiku so sánh với Dalat dù trong lòng tôi cũng muốn binh vực Pleiku.  Tôi không phải nhìn xuống cảnh hai bên đường, cũng có thể hình dung ngay ra xe đang ở đoạn nào của thành phố.  Xe đang tới trạm xăng Kim Cúc, trước khi xuống đèo Prenn, đoạn đường này, tôi nhớ từng khúc quanh, từng con dốc nhỏ.  Ngày còn học tiểu học, mỗi sáng chủ nhật, tôi đạp xe đi tới một căn biệt thự dùng cho Hướng Đạo họp mặt.  Lúc đó tôi là sói, ao ước ngày nào được lên Thiếu và Tráng, tay được cầm chiếc gậy có khắc những bông Cúc thật đẹp.  Ngày đó vậy mà không bao giờ đến với tôi.  Chiến tranh đã tới trước, tôi trở thành ngươì lính và chẳng bao giờ thành Tráng trong Hướng Đạo.
       Sinh ra và lớn lên tại thành phố này, từng đoạn đường như từng đoạn đời tôi, hành khách trầm trồ nhìn hai bên đường, đủ mọi loài hoa, hoa trang điểm cho những biệt thự xây theo kiến trúc của Pháp, cổ kính, và kín đáo.
       Tôi liếc nhìn cô bé từ nãy giờ, đang mải mê ngắm những chùm hoa dại, lướt thật nhanh rồi mất hút sau xe.  Khuôn mặt cô bé thay đổi theo từng cụm hoa, từng mái ngói, thỉnh thoảng còn ngoái cổ nhìn theo một con chim sáo bay lướt qua cửa sổ căn nhà.  Nhìn dáng người, chiếc áo dài và chiếc áo len cô bé mặc, tôi đoán cô còn tuổi học trò, lớn lắm chắc cũng chỉ ở lứa tuổi đệ nhị, đệ nhất.
       Chiếc xe ôm cua theo vòng của đèo, qua đoạn thác Dantala, tôi muốn chồm người nhìn cái dốc dẫn xuống thác.  Thác nằm tận dưới chân hòn núi khá cao, muốn xuống thác này phải đi hơn nửa giờ, nhưng khi đi lên, ai cũng phải nghỉ mấy lần mới tới được đầu dốc.  Ngày xưa, nhiều khi mấy thằng bạn rủ nhau cắm trại, ở cả ngày, tới khoảng 2 giờ chiều, mới bắt đầu bò lên, tụi tôi phải dắt xe đạp thêm một cây số mới có thể đạp được.  Xe cứ ôm theo dốc, lúc bên phải, lúc bên trái, chợt cô bé ngồi cạnh đụng mạnh đầu vào vai tôi, hơi mắc cở.  Cô ta nói nhẹ nhàng:
       "Xin lỗi Trung úy".
       Tôi không trả lời, chỉ mỉm cười, và hỏi cô ta, chắc cô ít đi xa, cô ta dạ nhỏ, khuôn mặt ửng hồng. Tôi nói tiếp:
       - Cô biết mình vừa qua đoạn nào không.
       - Không, em ít khi đi xuống đây lắm.  Cô thành thật.
       Tôi hơi ngạc nhiên, như vậy là mình lầm, cô này không phải dân Dalạt.  Tôi tính hỏi tiếp, nhưng lại chợt im lặng.  Cảnh vật hai bên làm tôi như muốn lùi về quá khứ, tuổi học trò.  Đoạn đường này còn khoảng cây số nữa là thác Prenn, xuống khỏi thác Prenn là đoạn đường bằng phẳng, hai bên có nhiều vườn mận và hoa hồng, rồi nhìn về phía bên phải đường, có một buôn thượng, và những mảnh ruộng một mùa, phía trái là dòng suối chảy,  có những tảng đá thật lớn, bằng phẳng, càng ngày núi càng ép vào hai bên đường, khi tới gần ga Liên Khương, chỉ còn lại những dãy trà, cà phê nho nhỏ và nhà dân san sát. 
       Nhiều lần hành quân, dừng chân vài ngày, tụi tôi hay lên thác Prenn, hay xuống Tùng Nghĩa, và chạy lên Dalạt, những lần chạy lên Dalạt, trong lòng đôi khi đánh lô tô vì sợ tiểu đoàn hành quân bất tử.  Lần nào cũng vậy, chạy tới nhà Sang, nhìn cô bé luýnh quýnh, nói như khóc, "anh về lâu không?".  Rồi Sang kêu, "má ơi, anh Lương về phép".  Sang thường lấy hai tay nắm chặt vai áo tôi, Sang nhìn thật kỹ.  Tôi chọc Sang, "em nhìn gì kỹ vậy?"   Sang không trả lời, liếc nhìn vội vào người tài xế và người truyền tin ngồi cạnh xe, rơm rớm nước mắt. .  Có lần tôi chạy từ trạm xăng Kim Cúc, đổ dốc xuống hồ Xuân Hương, thấy Sang đi một mình, tay cầm một cặp sách, tôi không dừng xe, cứ chạy qua, rồi dừng trước thật xa, phiá bên kia đường.  Thật lạ, Sang đi ngang, và đi luôn.  Tôi chờ Sang đi qua xe tôi, tôi mới chạy từ từ, và chọc, tôi làm bộ giả giọng hơi khác, " người đẹp ơi, mời cô lên xe, tôi đưa về ".  Sang vẫn im lặng, cúi đầu, không thèm nhìn vào chiếc xe, cho tới khi tôi kêu tên, "Sang ơi!"  Sang mớí thoảng thốt nhìn lên, "Trời, anh, sao từ nãy không kêu".   Sang tới ôm chầm vai tôi, tôi vội nhoài người ra, "Coi chừng quần áo em dơ hết".  Sang không thèm để ý,"ăn thua gì".  Người tài xế lịch sự, nhảy về ghế sau, "Cô lên xe đi".  Sang cảm ơn, rồi lên xe, chợt khựng lại, lúng túng, tôi hiểu.  Sang sợ mấy dây đạn, rồi súng nằm ngang dọc trên xe,....
       Đang miên man nhớ lại những chuyện cũ thì chiếc xe dừng ngay trước nhà khách phi trường Liên Khương.  Mọi người xuống xe.  Tôi không vào phòng đợi, đứng nhìn cảnh phi trường.  Phi trường nhỏ, phía xa là khu dân cư.  Nhiều lần tụi tôi đóng quân tại đây.  Tôi thuộc từng đoạn đường ngắn, với những hàng dâm bụt, hoa đỏ.  Mỗi buổi sáng, những chiếc áo dài màu trắng nối đuôi nhau đi tới trường, thật vui và thanh bình.
       Cô bé lúc nãy ngồi chung hàng ghế với tôi không vào phòng đợi.  Chiếc giỏ khá nặng, thêm bó hoa tươi lớn dựng dựa vào tường.  Cô chợt thấy tôi, cười miếng chi - Thấy vui vui, tôi bắt chuyện:
       - Cô mua nhiều hoa, lại thêm chiếc giỏ, chốc nữa, để tôi mang phụ lên máy bay.
       Cô cảm ơn - Câu chuyện bắt đầu với những câu hỏi vu vơ:
       - Cô đi Kontum à, đi du lịch hay về nhà?
       - Em về nhà. Cô bé, giọng ngọt ngào:
       Như muốn cho tôi hiểu thêm, cô bé nói tiếp:
       - Em ở Kontum, lên trọ học ở Dalat .
       - Em học Bùi thị Xuân hả? Tôi vồn vã.
       - Dạ.
       - Sao em về giờ này?  CHưa tới hè mà!
       - Em về dự đám cưới chị em.
       - Nhà em gần phố không?
       - Dạ, nhà em, ngay đường Lê Thánh Tôn.  Anh biết Kon Tum nhiều không?
       - Không, nhưng anh biết đường Lê Thánh Tôn, đường này đẹp nhất nhì trong thành phố, anh thích nhất là hàng phượng thật lớn?
       - Anh nói như vậy là anh rành Kontum quá rồi!  Cô bé vui vẻ như gặp người thân.
       - Không, anh ở Pleiku, nhưng hành quân vùng Tân Cảnh, Dakto, nên về Kontum nhiều lắm.
       Cô gái tò mò, nhìn tôi như muốn hỏi thêm, nhưng lại im lặng. Tôi nhẹ nhàng:
       - Từ nãy tới giờ , anh quên hỏi tên em.  Anh tên Lương.  Em tên gì?
       - Trâm,, cô gái vừa trả lời , vừa ngước mặt nhìn tôi.
       - Tên em đẹp ghê đi!
       - Trâm mà đẹp..   Cô gái bẽn lẽn...
       Thật ra từ sáng tới giờ, tôi không nhìn kỹ khuôn mặt cô gái, khuôn mặt thoang thoảng, da trắng, mũi không cao nhưng đẹp, mái tóc cắt theo kiểu bây giờ, Sylvi Vartan.  Nhìn mái tóc, tôi hỏi Trâm:
Trong một chuyến tiếp tế, tác giả ngồi với người mang máy, chờ đáp, tháng 11 năm 1967.        - Em thích Sylvi không?
       - Em thích lắm.   Trâm vui vẻ trả lời.
       - Em thích bài Vouslez Vous dancé avec moi không?
       Không trả lời câu tôi hỏi, Trâm nói:
       - Như vậy anh nghe nhiều nhạc của Sylvie?
       Chợt nhớ tới đám cưới, tôi hỏi tiếp:
       - Chắc em biết bài Oui devant Dieu?
       - Em thích tiếng đàn Contrebass chơi trong bản nhạc này.  Em nghe cả lời Việt, hình như Phạm Duy viết lời Việt phải không anh?
       - Đúng đấy, Pham Duy viết lời Việt.  Tên bản nhạc là Ngày Hôn Lễ.
       Tiếng loa mời hành khách lên máy bay.  Mọi người đi ra chiếc DC 3 đang đậu đầu phi đạo.  Tôi xách giùm Trâm chiếc giỏ khá nặng.  Trâm ôm bó hoa.  Thấy tôi lúng túng với chiếc giỏ xách và cụm hoa pensée, Trâm nhanh nhảu,
       - Đưa em cầm hoa pensée cho.  Anh mua tặng người yêu hả?
       - Thấy hoa đẹp, nên mua..   Nói đúng ra, mua chùm hoa này vì cô bán hoa đứng ngay trước cửa nhà ga Dalat có duyên quá!   Tôi ẫm ờ.
       - Như vậy anh mua vì người bán hoa.  Cô bé nhí nhảnh, nhìn tôi trêu chọc.
       - Trâm nói gần đúng đấy.   Tôi trả lời.
       Tôi và Trâm trở thành thân thiết như biết nhau từ lâu.  Đi tới cuối máy bay Trâm hỏi tôi:
       - Mình ngồi đây được không anh?
   TôI bỏ chiếc giỏ của Trâm và của tôi vào khoang hành lý,  Trâm đứng cạnh, chờ tôi xong, ngồi cạnh tôi. Tiếng ồn cuả máy bay làm hai đứa tôi phải nói to và nhiều khi Trâm phải ghé sát vào tai tôi. Trâm nói:
       - Từ nãy tới giờ tính hỏi mà em chưa hỏi được?
       - Em cứ hỏi đi.  Tôi cười.
       - Anh phải trả lời thật nghe!
       - Tất nhiên rồi.  Anh không quen nói láo.
       - Lúc nãy, anh nói đơn vị anh ở Pleiku, sao anh đi Kontum?  Anh có vợ hay người yêu ở Kontum hả? Trâm tò mò.
       - Không.
       - Em không tin, không mà mua hoa.  Em thấy thật lạ.
       - Thấy lạ nhưng không lạ gì cả.  Thôi để anh nói cho em nghe.  Anh đi phép về Dalat, quê anh, khi hết phép, mua vé máy bay Pleiku, không còn chỗ, đành phải mua về Kontum.  Anh tính về Kontum, lên tiểu khu xin phương tiện về Pleiku và nếu đường an toàn, anh đi xe đò cũng được, còn hơn là trễ phép.
        Trâm có vẻ tin, Trâm thêm vào:
        - Anh là lính rằn ri mà kỷ luật ghê.  Anh giống anh rể em quá, không bao giờ dám trễ phép
       - Em làm ơn gọi đúng tên binh chủng của anh đi. Tôi chỉnh Trâm.   Em gọi là lính biệt động quân, tiếng rằn ri nghe sao ... rằn ri quá.
       - Thôi em xin lỗi, ông trung uý biệt động quân. Trâm cười.
       - Đấy, em dễ thương lắm
       - Thật không?  Trâm ẫm ờ.
       Tôi sợ Trâm hiểu lầm, nên không trả lời.  Tôi ráng giữ khoảng cách tình cảm, tự dặn lòng, không cho vướng bận thêm, tôi quay sang phiá Trâm:
        - Em mới nói, anh giống anh rể em.  Như vậy là em về dự đám cưới chị em với ông anh này.
       Trâm dạ, tôi hỏi tiếp:
       - Hôm nào đám cưới?
       - Bỏ ngày hôm nay, mai, mốt, anh à.
       - Anh rể em binh chủng nào?
       - Bộ binh, sư đoàn 22.  Trâm vui vẻ nói tiếp.  Anh ấy hiền, và kỷ luật lắm.  Ba em nói, mấy sĩ quan Dalat đàng hoàng lắm.  Tôi nói như phân trần với Trâm:
       - Sĩ quan tốt nghiệp ở quân trường nào cũng kỷ luật hết, Dalat, Thủ Đức, Đồng Đế, Không Quân hay Hải Quân chỉ khác nhau về nghiệp lính thôi.  Dalat thì chọn đời lính như là một nghề.  Thủ Đức thì sau thời gian phục vụ quân đội, họ trở về với nghề nghiệp trước khi vào lính.  Nói tới lính là nói tới kỷ luật, lính không kỷ luật sao được em.
       - Anh rể em khoá mấy, tên gì?  Tôi hỏi Trâm:
       - Dạ khoá 19, tên Trang.
       - Nghe tên, có thể anh biết và không chừng nhận ra ngay đấy.
       - Như vậy anh cũng Dalat.
       Tôi nói giỡn Dalat từ đầu tới chân, Trâm nghiêng mặt sát về phiá tôi:
       - Em không hiểu.
       - Này nhé, anh sinh ra ở Dalat, học trung học ở Dalat, đi lính Dalat, như vậy là từ đầu tới chân rồi còn gì..
       Trâm cười, nhìn vào tay tôi, tò mò:
       - Sao anh không có nhẫn,
       - Nhẫn gì?  Tôi làm bộ hỏi.
       - Nhẫn mấy anh Dalat ra trường.  Ai cũng có chiếc nhẫn đẹp lắm mà.
       Tôi chưa trả lời, Trâm khôn ngoan tiếp:
       - Nghe nói, thường mấy anh hay đưa nhẫn cho người yêu đeo, phải không anh?
       Tôi biết ý Trâm, muốn nói nhẫn cuả tôi cũng vậy ( mà cũng vậy thật ), tôi trả lời:
       - Trâm à, anh để chiếc nhẫn ở Pleiku, khi đi lật đật quên mang theo.
       Câu chuyện càng ngày càng vui, Trâm từ từ hỏi tôi:
       - Bây giờ em gọi anh luôn cho thân mật nghe
       - Được.  Tôi nhẹ nhàng,
       Trâm hỏi tiếp;
       - Lát nữa tới Kontum, anh tính về đâu, nếu lỡ đi Pleiku không kịp thì sao?
       Trâm hỏi làm tôi chợt suy nghĩ:
       - Anh tính, xuống Kontum, anh sẽ lên tiểu khu, và lên quân vận, xin phương tiện, có gì đi nấy.  Thường hàng ngày luôn có xe đi Pleiku.  Nếu không có hôm nay, đêm anh lên quân vận, ngủ nhờ...
 - Anh về nhà em ăn cưới luôn cho vui.  Anh với anh rể em cùng trường mà.  Ba em dễ lắm, nhà lại không có trai lớn, anh về càng vui.
       Tôi buồn cười vì ý nghĩ ngộ nghĩnh của Trâm.  Nghe cũng vui, nếu ăn đám cưới xong , về Pleiku cũng chỉ trễ một ngày, mà đã trình diện, có chứng nhận cuả Tiểu Khu là được rồi. Trâm nhìn tôi như nài nỉ:
       - Anh ừ đi!
       Tôi im lặng, tính tôi cũng ham vui, nhưng chưa vội trả lời, tự nghĩ, với Trâm và niên trưởng Trang thì dễ, nhưng còn ba má Trâm, còn bà con, có ai biết tôi là ai đâu.  Trâm nhìn vào mắt tôi, một tia nhìn hơi lạ, T râm nói:
       - Em tính thế này nghe.  Chiều em đi với anh lên tiểu khu, sau đó về nhà em.  Nhà rộng, anh có phòng riêng.  Mai chuẩn bị, mốt đám cưới, xong xuôi, anh muốn đi đâu thì đi.  Tôi buồn cười, mới biết Trâm mấy giờ đồng hồ mà Trâm đối với tôi thật tình, tôi đánh trống lảng:
       - Từ nãy quên hỏi em, em học lớp mấy Bùi Thị Xuân.
       - Lớp đệ nhất.
       - Như vậy  cuối năm thi tú tài 2 rồi, em học ban nào,
       - Vạn Vật.
       - Chắc phải học gạo lắm.  Ngày xưa anh học ban Toán, đậu tú tài, xuống Saigon, học MPC.  Lúc đó sinh viên biểu tình, chống tổng thống Diệm, đóng cửa trường liên tục.  Anh tình nguyện đi Dalat, vào võ bị rồi, má anh cứ tưởng anh vẫn còn trong đại học.  Ngày ra phố đầu tiên, má anh không ngờ, bà khóc, cứ sợ đi lính khổ cực. 
       Trâm ngiêng đầu về phía tôi, thân mật, mái tóc thoảng thoảng mùi nước hoa nhẹ nhàng.  mấy lần tôi phải nghiêng ra xa để tránh.  Thú thật tôi sợ tình cảm, ngay từ đầu, tôi tự nhủ, đừng, đừng làm Trâm hiểu lầm là mình có tình ý riêng tư - Không bằng lời nói, nhưng phải bằng cử chỉ, nhắc Trâm, này cô bé, tình cảm nguy hiểm lắm! - Còn Trâm, tôi không biết vô tình hay không, thật tự nhiên, như tôi và Trâm biết nhau đã tự lâu rồi.  Chiếc máy bay đã hạ cao độ, bay vòng, chuẩn bị đáp.  Cô tiếp viên đi theo dọc hàng ghế, nhắc hành khách cột dây an toàn, chiếc máy bay đã đúng hướng, thấp dần, và cuối cùng bánh xe chạm đất.  Máy bay dừng cuối phi đạo, từ từ vào chỗ lên xuống hành khách.  Tôi và Trâm ngồi chờ người khách sau cùng.  Tôi xách chiếc giỏ của Trâm, Trâm ôm bó hoa, và cụm Pensée bước ra cửa máy bay.  Vừa ra khỏi cửa, Trâm chỉ chiếc Land-Rover màu xám.  Cạnh xe, một người đàn ông đứng đợi.  Trâm vừa vẫy tay, vừa nói nhỏ bên tai tôi, thân mật:
       - Ba em chờ đó,
       - Thôi, để anh đi riêng.  Em theo ba em về đi.  Nhắn với niên trưởng Trang, anh chúc mừng niên trưởng và chị em.  Tôi hơi khựng lại, nói với Trâm.
       Trâm gần khóc, nắm chặt tay tôi:
       - Không, anh phải về với em.
       Tôi miễn cưỡng theo chân Trâm.  Ba Trâm chờ hai đứa tôi tới gần.  Chắc ông cũng hơi lạ, khi thấy tôi bên cạnh, khuôn mặt không được vui.  Trâm cười, nói với tôi, vừa đủ ba Trâm nghe, "ba em đó", rồi Trâm chỉ tôi:
       - Ba à, anh Lương cùng trường võ bị với anh Trang.  Anh Lương phải về Pleiku, nhưng không có máy bay, nên về đây, mai mốt đi xe đò về Pleiku.  Hai anh em cùng ngồi chung trên máy bay.  Anh Lương không biết về đâu, tiện thể, con mời anh Lương về nhà mình ăn đám cưới chị hai cho vui.
       - Anh chị hai đâu ba?  Trâm nói tiếp,
       Ba Trâm quên mất người khách lạ, trả lời:
       - Hai đưa nó đi ra phố chút xíu.  Con về nhà, chắc tụi nó có nhà rồi.
       Lúc này tôi mới nhìn vào ba Trang, chào thật rõ.  Ba Trâm vui vẻ chào lại.   Nói xong ông mở cửa xe, Trâm liến thoắng:
       - Anh Lương ngồi chung ghế trước với em luôn, nhà cũng gần đây thôi.
       Trâm quay sang nói với ba:
       - Ba biết không?  Cũng nhờ anh Lương, chiếc giỏ trái cây và mấy thứ chị hai dặn mua, nặng quá, còn kèm theo hai chục hoa, anh Lương mang hết. 
       Tôi biết ý Trâm, muốn tránh sự nghi kỵ của ba, tôi nhìn Trâm như tỏ thầm cảm ơn.  Trâm cười, lấy tay nắm nhẹ bàn tay tôi, như hiểu ý.
       Chiếc Land-Rover chạy vào đoạn đường Lê Thánh Tôn,  Tôi rất quen với đoạn đường này, hai hàng cây thật lớn tỏa bóng mát cả mặt đường.  Chiếc xe quẹo vào đoạn đường cụt và dừng trước căn nhà khá lớn, mới quét vôi.   Trâm nói nhỏ:
       - Nhà em đó!
       Ba Trâm quay nhìn tôi:
       - Cháu ở đây vài ngày, cứ tự nhiên.  Tưởng ai lạ chứ, cháu cùng trường với Trang thì cũng gia đình cả.
       Tôi cảm ơn ba Trâm.  Trâm nhìn tôi như thầm nói, "anh thấy chưa, ba em dễ lắm".  Tôi xuống xe, nhanh nhẹn xách chiếc giỏ nặng, đeo chiếc giỏ của tôi trên vai.  Trâm đi cạnh tôi, vẫn hai bó bông, tay trái nâng niu chùm Pensée.  Hai đứa tôi bước vào nhà.  Nhà bầy biện khang trang.  Nhìn hình tượng trên bàn thờ, tôi biết Trâm theo đạo Tin Lành.  Cả nhà chạy lên mừng Trâm.  Ai cũng nhìn tôi, rồi nhìn Trâm như hỏi.Trâm hiểu ý:
       - Anh Lương cùng trường võ bị với anh Trang, tiện về Kontum, chờ đi Pleiku.  Con mời anh Lương về ăn cưới chị Hai cho vui.
       Cô em gái Trâm thấy chùm hoa pensée, hỏi xin, Trâm nhìn tôi dò hỏi, nhưng lại nói ngay:
       - Anh Lương cho chị rồi.  Em đi lấy chiếc ly, chị mang cắm trong phòng chị.
       Tôi chẳng nói gì, cụm hoa này, đúng ra phải về Pleiku, nhưng thôi, Pleiku hay Kontum cũng nằm trong phòng ngủ người đẹp là yên rồi. Trâm chỉ tôi phòng khách:
       - Anh tạm ngồi đây chút xíu.  Em sẽ chuẩn bị phòng cho anh,
       Trâm vừa rời phòng khách.  Má Trâm theo chân Trâm ngay.  Tôi hiểu.  Cha mẹ nào không nghi ngờ, ai lại mới quen nhau trên máy bay mà Trâm dám mời tôi về nhà.  Ngồi khá lâu, tôi mong niên trưởng Trang về, dù sao cũng có chỗ dựa hơn.  Trâm đã thay quần áo mặc trong nhà, má Trâm theo sau lên tiếng:
       - Để em Trâm dọn phòng cho cháu, nghỉ ngơi rồi mốt ăn đám cưới.  Cả nhà vui, coi cháu như con trai lớn trong nhà, cứ tự nhiên nghe cháu.
       Tôi cảm ơn má Trâm.Trâm vui vẻ, ôm một cái mền, cái gối, chính Trâm cột mùng, xong nhìn tôi:
Trung Úy Phạm Lương, tác giả, tại Fort Knox, Kentucky, trong quân phục tác chiến bộ binh Mỹ,1969.        - Ở đây được không anh
       - Anh không ngờ gặp may như vậy, cứ tính trong bụng là tối nay, nếu không về Pleiku thì sẽ cột võng trên phòng Quân Vận ngủ.  Tôi nhìn Trâm.
       - Để em mang khăn cho anh tắm nghe.  Sau đó nghỉ chút, em và anh đi lên Tiểu khu.  Nói cho anh biết trước, từ giờ trở đi, chương trình do em sắp xếp, anh không được ý kiến gì,
       - Trời, sao anh dại dột theo em nhỉ, cô em tôi quyền uy quá.  Tôi cười.
       - Ai biết ai dại, ai khôn?  Trâm liếc đôi mắt thật sắc.
       Tôi thay quần áo mới, Trâm nói, để em giặt giùm anh bộ đồ rồi phơi, xong ủi ngay cho, tôi nói, khỏi phiền em, anh giặt luôn rồi, trời, lính có khác, anh phơí trên giây kia, đúng không, sao anh hay vậy.
       Trâm vừa nói vừa theo chân tôi vào nhà.  Đúng lúc, niên trưởng Trang và chị Trang cũng vừa về, chắc có người nói trước, khi thấy tôi, niên trưởng Trang nhìn tôi:
       - Sao biệt động quân sữa này quen Trâm hồi nào vậy?
       Rồi quay sang chị Trang giới thiệu với tôi:
       - Vợ anh đấy.
       Tôi chào chị Trang.  Chị nhìn tôi vui vẻ, như vậy là có thêm khách, vui ghê.  Niên trưởng Trang nhìn Trâm:
       - Cô bắt cóc đàn em tôi hồi nào vậy?
       - Anh Hai làm như anh Lương dễ bắt cóc quá.  Em năn nỉ lắm mới được đấy. Trâm cười.
       - Anh tưởng hai đứa quen nhau ở Dalat chứ, Lương ở Plei ku mà.  Niên trưởng Trang cười to.
       - Anh Hai gặp anh Lương hồi nào? Trâm tò mò.
       - Hồi Lương còn như hộp sữa bò, vào võ bị năm 1963 kìa.
       - Không em hỏi anh gặp anh Lương ở Pleiku kìa,
       - Ở Phượng Hoàng Pleiku.  Cô ơi, đàn em tôi bay bướm lắm đấy!
       - Anh Lương đi với ai anh Hai?
       - Cô phải hối lộ tôi mới trả lời.
       - Em bao anh chị một chầu phở được không?Trâm tò mò.
       Niên trưởng Trang nhìn Trâm:
        - Sao cô không hỏi đương sự, mà hỏi lòng vòng
       - Nếu em hỏi anh Lương, anh trả lời không? Trâm nhìn tôi.
       Tôi nói thật vui:
       - Câu hỏi dễ thì trả lời ngay, mà khó thì đành chịu.
       - Câu nào là dễ?
       - Trâm hỏi hai với hai là mấy, anh trả lời ngay...
       - Anh khôn lắm... đừng hòng...
       Chị Trang nói,
       - Thôi anh Trang mời anh Lương vào phòng khách ngồi cho vui.  Hai anh uống gì, em làm cà phê đá nghe.
       - Chị Hai để em pha cà phê, chị lo việc của chị đi.  Trâm dành.
       - Nếu anh biết em về đây, em sẽ làm phù rể, Trâm phù dâu! Niên trưởng Trang nhìn tôi.
       - Trời ơi, niên trưởng! Tôi mới gặp Trâm trên máy bay về đây thôi.
       Niên trưởng Trang nhìn tôi ngờ vực:
       - Thôi ông à, tôi phạt ông nhảy xổm vì tội nói dối bây giờ....
       Trâm bưng hai ly cà phê và hai ly đá.  Trâm múc đường bỏ vào ly cho tôi, đưa muỗm thử rồi cho đá vào, quên cả ông anh rể ngồi ngay trước mặt.  Trâm đưa ly cà phê cho tôi, và anh Lương.  Tôi hỏi Trâm,
       - Sao em pha cà phê ngon vậy?
       - Em cứ cho cà phê vào phin thôi.  Đâu khác gì, anh khéo nịnh lắm.  Hỏi thật nhe, anh khen bao nhiêu người pha cà phê ngon rồi?
       - Khen nhiều tiệm chứ chưa khen nhiều người.
       Tôi quay sang niên trưởng Trang
       - Niên trưởng, tôi tính đi lênTiểu khu nhờ đánh điện tín tới Tiểu đoàn.
       - Lương lái xe của tôi đi.  Tôi không đi đâu chiều nay, và chắc cả ngày mai, nói xong đưa tôi chiếc chìa khoá xe Jeep.  Niên trưởng Trang trả lời ngay.
       Trâm thích thú:
       - Em đi theo anh Lương, anh chờ em chút xíu nghe.
       Trâm vừa đi, niên trưởng Trang nói nhỏ:
       - Đàng hoàng nghe chú, đừng lộn xộn, mang tiếng tụi mình lắm đấy
       - Đàng hoàng chứ sao.  Niên trưởng yên chí!  Tôi cười.
       Trâm mặc chiếc jean, áo bỏ ngoài, cổ áo cắt khá đẹp, trang điểm rất khéo, khó nhận ra.  Trâm nói với tôi:
       - Anh chờ em hỏi má chút xíu nghe, má Trâm theo Trâm ra, nhìn tôi và Trâm, dặn hờ, con đưa anh đi , nhớ về sớm nghe, Trâm dạ nhỏ, tôi quay lại chào và ra xe.
       Trâm chỉ đường
       - Anh lái thẳng đường này, cuối đường quẹo trái, chạy thẳng, quẹo phải lần nữa là tới tiểu khu.
     . . . . .

http://www.bietdongquan.com/baochi/munau/so21/baogiogaplai1.htm

Sinh Tồn chuyển

 

BÀN RA TÁN VÀO

Đề bài :"Tiếng Việt, yêu & ghét" - Lê Hữu ( Trần Văn Giang ghi lại )

'vô hình trung' là nghĩa gì vậy, sao cứ thích dùng, hình như có nghĩa là 'vô tình'

Xem Thêm

Đề bài :TIN CHIẾN SỰ MỚI NHẤT[ CẬP NHẬT NGÀY 20 -5 - 2022 ]

Suu cao,thue nang,nhu yeu pham tang gia.Kinh te eo seo...Vay ma dang Lua van lay tien cua dan tro giup linh tinh.Mo cua bien gioi.Ung ho toi ac truc tiep khi sua luat cho phep trom cuop o muc do <1.000 dollars thi vo toi....Neu vao thoi diem Trump,bon Lua da ho hoan nhu the nao ??? Nhung nguoi bau ban vi chut tu loi ,nghi gi ve dat nuoc ??? Phai chang day khong phai la dat nuoc minh ??? bat qua,lai tro ve que huong cu...Neu vay,ban la thang cho chet ! mien ban !

Xem Thêm

Đề bài :Tin Mới Nhất Về Chiến Sư Ucraina [ CẬP NHẬT NGÀY 14-5-2022 ]

Chung nao moi vet nho cua ho nha Dan da duoc tay xoa trang boc,thi Uk moi co hy vong...ngung chien.Cung vay,ngay nao ma cac cong ty ,co goc gac tu cac dang bac nu luu-anh hao cua khoi tu do va ong chief police va dang Lua thi moi giai xong phuong trinh tau cong !

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Hình cũ - Hà Thượng Thủ

Ngắm lại hình xưa chịu mấy ông Những Linh, Tùng, Duẫn với Mười, Đồng Mặt mày ai lại đi hồ hởi Phấn khởi khi Tàu cướp Biển Đông Phải chăng “quý” mặt đã thành mông Con mắt nay đà có nhưng không Nên mới chổng khu vào hải đảo Gia tài gấm vóc của tổ tông?

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm