Quán Bên Đường
BÊN TRỜI CHÌM NỔI - CAO MỴ NHÂN
( HNPĐ )Ngày xưa mưa bão có mùa, là đối với dân chúng Việt Nam khi còn ở trên quê hương bất kể ngoài Bắc, Trung hay trong Nam.
Bây giờ đã rời khỏi đất nước, mưa bão thay phiên hoành hành ở các quốc gia khác, cũng là theo mùa của họ, nhưng đối với tôi, một người tối ngày sống với kỷ niệm, thì mưa bão đánh động tâm hồn tôi...liên tục, dù nơi tôi đang ở đây, có lẽ chưa đến nỗi nào, thành phố Thiên Thần, tức Los Angeles khá thương yêu này, từ ngày tôi xa miền Trung, qua Huê Kỳ ấm áp, có thể nào tôi quên được xứ sở của bão tố, lũ lụt hằng năm, mà đoạn đời tôi trưởng thành trong chiến tranh cùng gió mưa cuồng loạn đó.
Vâng, chẳng thể quên được, nhất là công tác xã hội của tôi lại càng gắn liền với gió mưa, giông bão quen thuộc, mà cứ mỗi gần cuối năm dương lịch, là mỗi mùa chuẩn bị cho mọi tầng lớp gia đình quân nhân các cấp và dân chúng thuộc vùng duyên hải Trung phần lánh nạn... thiên tai!
Qua khỏi tháng 8 trời còn nắng gắt, bước vào tháng 9, tháng 10 thì mây xám thường xuyên vần vũ...Bộ Tư Lệnh Quân Đoàn I/Quân Khu 1, và các tỉnh, đặc khu, bắt đầu thành lập "Ủy Ban Cứu Trợ Bão Lụt" bằng văn bản cùng dự phòng các phương tiện sẵn sàng.
Tất nhiên chức Chủ tịch "Ủy Ban Cứu Trợ Bão Lụt" như đương nêu, thay đổi theo phương vị ...sẵn có, thuộc thời gian đó, thí dụ có năm thì Đại Tá Tham Mưu Trưởng QĐI/QK1 có khi Đại Tá Tham Mưu Phó Chiến Tranh Chính Trị Quân Đoàn, Quân Khu, thậm chí có năm vị Tư Lệnh Phó đặc trách Bình Định phát triển v.v...nhưng tất cả các phần hành liên hệ công tác đều được huy đôïng giữ các chức vụ cần thiết để được đáp ứng tức khắc và đầy đủ khi phải thực thi công tác, như là quân y, quân vận, công binh, v.v...Tâm lý chiến và Xã hội thì gần như toàn bộ đặt dưới sự điều động của "Ủy Ban Cứu Trợ Bão Lụt" đó rồi.
Có một điều là không ai phê phán, tranh chấp, hay bất bình, khi cái chức Thủ Quỹ hoặc Tổng Thư Ký, Ủy Ban nêu trên, là cứ tên tôi được chỉ định.
Làm Tổng Thư Ký thì chỉ bận rộn lo lắng chu toàn công tác, chứ làm thủ quỹ thì kể như mất ăn, mất ngủ về cái quỹ cứu trợ hội đoàn, tư nhân đóng góp, để lên kế hoạch phân phối tiền, tặng phẩm đến tận tay gia đình nạn nhân bão lụt.
Người ta làm Thủ Quỹ thì hân hoan, no ấm, vui vẻ trước tập thể từ Ủy ban đến bước ra xã hôïi trực diện, còn tôi làm Thủ quỹ thì hốc hác, hư hao sức khỏe, tinh thần căng thẳng tột độ.
Có một năm, từ trung ương bất thần hiện diện trước "Ủy Ban Cứu Trợ Bão Lụt" chúng tôi, một phái đoàn mấy vị, mặt lạnh như tiền, trưởng phái đoàn mà tôi nhớ mãi là Trung Tá Đạo-quý ông thuộc Nha Thanh Tra Quân Phí không báo trước cho ủy ban, song hệ thống dọc vẫn được thông báo, nên quý ông mới ngồi bình bệ trên 3 chiếc xe jeep, chạy thẳng tới Phòng Xã Hội QĐI/QK1, rồi niêm phong, dán giấy, đóng dấu nơi cửa cái két sắt, đoạn xem sổ sách thủ quỹ một cách...quá xá! Chẳng bút nào tả xiết.
Thủ quỹ là tôi không hề ăn...cắp 1 xu, nhưng cứ sợ viết sai làm sai thì đi đời thể diện...KBC, kiểu nói chơi ngày xưa.
Suốt một ngày trời như thế, quý vị ấy, chẳng cần ra ngoài ăn uống gì cả, chúng tôi phải mời xuống câu lạc bộ Sĩ Quan rất gần Phòng Xã hội, để quý ngài lót dạ, chứ chẳng lẽ lại ...nhịn, để thanh tra cho mau sao.
Thế rồi thì sổ sách và tiền bạc đúng xít nhau. Nhưng còn một cú chót, là số hiện kim còn lại phải đúng boong với sổ ghi chép của vị Tổng Thư Ký Ủy Ban cơ, nếu như sổ Tổng Thư Ký ghi ít tiền mà sổ Thủ quỹ lố, thì lại ôi thôi rồi nữa.
Chao ôi nếu ngay thẳng thì điều gì cũng qua một cách bắt buộc, trong sáng chứ. Và năm đó, tôi được Bộ Tư Lệnh cũng như "Ủy Ban Cứu Trợ Bão Lụt"cấp bằng khen thưởng là điều chắc chắn.
Tới năm khác, thì tôi được đề cử làm Tổng Thư Ký, để khỏi quá lo lắng sợ mất tiền bạc. Tưởng làm Tổng Thư Ký thì yên thân, nào ngờ vẫn phải đi sát công việc thủ quỹ để chớ có làm hao hụt, hay thặng dư, mà thực tế chẳng hề có sự thặng dư bao giờ. Vị thủ quỹ năm này là sĩ quan Tài Chánh thuộc Tổng Hành Dinh QĐI/QK1, vậy là nghề quá rồi.
Gần 10 năm ở Quân khu 1, tôi quen thuộc từng miền đồi núi cao, đến vùng đất trũng của 5 tỉnh, 2 thị xã. Mỗi năm mùa mưa bão, lũ lụt đến là một buồn thương day dứt, lo âu cho gia đình binh sĩ ở vùng sâu, vùng xa.
Ở miền Trung, không bão lụt to như các năm 1964, 1966 thì cũng bão lụt vừa , bão lụt nhỏ, đến nỗi trước cơn giông, mây chuyển vần vũ như bầu trời sắp sập xuống.
Đã có phen, tôi từ Đà Nẵng vô Quảng Tín, rõ ràng lúc đi trời nắng, còn vàng phía chân mây, vừa xong công tác trong vòng 2 tiếng đồng hồ, khi trở về, nước từ đồng ruộng đã dâng tràn lên mặt đường săm sắp mắt cá chân, chiếc xe Jeep của Phòng Xã Hội tôi thuộc loại "ca bô" cao, tức là khá mới, tốt, mà xe cứ bị chao đi, người tài xế mắt dán vào mặt đường để lái xe "bò qua" đoạn thấp nhất đó, gần ngã 3 Vĩnh Điện.
Khi xe đã vượt qua 20km, băng khỏi cầu Đỏ, ngang sông Cẩm Lệ, vào Phước Tường, tôi mới yên tâm là nếu lụt ngay, tôi cũng còn kịp thấy thành phố Đà Nẵng.
Một năm khác nữa, còn khủng khiếp hơn chuyện kể trên là vẫn chếc xe Jeep thân quen của Phòng Xã Hội, tôi phải vô Hội An để có một công tác khác, lúc rời quốc lộ 1 rẽ trái qua quận Điện Bàn, trời đẹp như tranh vẽ, tới tiểu khu Quảng Nam vẫn còn kịp ăn bữa trưa ở nhà Thiếu Tá Tham Mưu Trưởng Tiểu Khu-Vậy mà, trời thì cứ vừa nắng vừa mưa rả rích, chẳng thấy dấu hiệu giông bão gì cả, nhưng khi trở về vừa qua Cẩm Hà để chuẩn bị chạy 10 cây số ra quốc lộ 1 về lại Đà Nẵng, thì hỡi ôi, nước bạc đã xóa lấp đường đi. Dân địa phương quen với cảnh này từ lâu đời rồi nên họ kết chặt cánh tay với nhau, lội...thảnh thơi trên đường, còn hò hét dặn dò cẩn thận kẻo lọt xuống 2 bên ruộng đồng đang trắng nước từ nguồn vỡ, tràn xuống đồng suôi.
Lập tức trên cánh đồng vừa bị ngập nước đó, những chiếc thuyền nan đã được thả ra chở khách, tiếng kêu gọi nhau ơi ới. Xe tôi phải nằm ở Cẩn Hà, còn chúng tôi, 3 người cũng phải kết tay nhau lội tiếp. Hết đoạn đường đó, sắp ra quốc lộ, tôi phải vô quận Điện Bàn, để xin Trung Tá Cao Điền cấp cho 1 xe Jeep khác về Quân Đoàn I/QK1.
Thiên tai nào cũng gây đau thương mất mát, cho nhân thế. Những trận bão lụt lớn nhất ở các nước Thái Lan, Nam Dương v.v...nhưng vẫn chưa thống khổ bằng trận bão lụt Hải Yến ở Phi Luật Tân mới đây. Việt Nam hay nhỏ hơn miền Trung nghèo khổ của...tôi xa xưa chỉ mới là bán đảo, còn quần đảo như Phi Luật Tân, Nhật Bản, Đài Loan v.v...càng đáng sợ trời hơn vì bốn bề nước phủ, tưởng tượng những đợt sóng, những trận gió mưa cuồng loạn đã khiến tôi quá sợ đi biển.
Sức người có hạn, mà lực trời thì mãnh liệt, cuồng bạo... do đó, tôi quá thán phục quý vị những năm xưa đi vượt biển tìm Tự Do lại càng thấy danh nghĩa Tự Do vô cùng quý giá, nhất là những chuyến lênh đênh trên đại dương gặp mưa bão, thì với tôi chỉ...nhìn thôi, tôi đã chết khiếp, đừng nói đến sự chống trả thiên nhiên cuồng nộ, tát nước cho vơi thuyền, cột người thay buồm cản gió giữa mênh mông...mà quý vị "over sea" từng kể lại sau này lại nhớ đến câu:
Đưa nhau ra cửa Thần Phù
Khéo tu thì nổi, vụng tu thì chìm...
Một nghệ sĩ chơi cây kiểng, tên Trần Khánh Liễu, ở Houston Texas cách đây hơn chục năm đã viết rất rõ về cửa Thần Phù có thật, kèm theo bản đồ, ở quê ông, cận nam Bắc Việt, song tôi vẫn hiểu là 2 chữ Thần Phù nói lên tính cách Phong Thần, phù du nhưng đầy ma quái, linh hiển mới quyết định được việc nổi, chìm của kiếp người. Đồng thời, để thấy rằng có một cuộc sống rất ảo nhưng đầy quyền phép, đã khiến loài người phải thất điên bát đảo trước càn khôn, vũ trụ, khiến ai muốn tung hoành tung tán cũng phải chùn bước trước Hóa Công.
Tuy nhiên Thượng Đế có những quyền phép và lý giải của Ngài, thí dụ Ngài muốn thử thách, kêu gọi lương tâm, lương tri, để nhân loại thể hiện lòng thương sót, chia xẻ khổ đau cùng nhau.
Vì thế cho nên, với thế giới văn minh giàu sang...thì cứu trợ, giúp đỡ các nước bị thiên tai đã đành, Việt Nam Hải Ngoại cứu trợ dân chúng Phi Luật Tân bị trận bão Hải Yến vô cùng tàn khốc, cũng đã đành, bởi lẽ đồng bào Hải Ngoại chúng ta cũng thuộc thế giới văn minh nhân đạo. Nay ở Việt Nam quốc nội, cũng có số người quyên góp giúp Phi Luật Tân trong lúc ở quê hương đau khổ, khắc nghiệt, phiền toái v.v...cũng bị bão lụt nhỏ hơn Phi Luật Tân nhưng vẫn là khốn quẫn không kém-thành, hơn bao giờ hết, người Việt Nam chúng ta thích nhắc về cửa thần Phù của Trời Đất để tự nhắc nhở điều ngay lẽ phải.
Hawthrone 16-11-2013
CAO MỴ NHÂN ( HNPĐ )BÊN TRỜI CHÌM NỔI - CAO MỴ NHÂN
( HNPĐ )Ngày xưa mưa bão có mùa, là đối với dân chúng Việt Nam khi còn ở trên quê hương bất kể ngoài Bắc, Trung hay trong Nam.
Bây giờ đã rời khỏi đất nước, mưa bão thay phiên hoành hành ở các quốc gia khác, cũng là theo mùa của họ, nhưng đối với tôi, một người tối ngày sống với kỷ niệm, thì mưa bão đánh động tâm hồn tôi...liên tục, dù nơi tôi đang ở đây, có lẽ chưa đến nỗi nào, thành phố Thiên Thần, tức Los Angeles khá thương yêu này, từ ngày tôi xa miền Trung, qua Huê Kỳ ấm áp, có thể nào tôi quên được xứ sở của bão tố, lũ lụt hằng năm, mà đoạn đời tôi trưởng thành trong chiến tranh cùng gió mưa cuồng loạn đó.
Vâng, chẳng thể quên được, nhất là công tác xã hội của tôi lại càng gắn liền với gió mưa, giông bão quen thuộc, mà cứ mỗi gần cuối năm dương lịch, là mỗi mùa chuẩn bị cho mọi tầng lớp gia đình quân nhân các cấp và dân chúng thuộc vùng duyên hải Trung phần lánh nạn... thiên tai!
Qua khỏi tháng 8 trời còn nắng gắt, bước vào tháng 9, tháng 10 thì mây xám thường xuyên vần vũ...Bộ Tư Lệnh Quân Đoàn I/Quân Khu 1, và các tỉnh, đặc khu, bắt đầu thành lập "Ủy Ban Cứu Trợ Bão Lụt" bằng văn bản cùng dự phòng các phương tiện sẵn sàng.
Tất nhiên chức Chủ tịch "Ủy Ban Cứu Trợ Bão Lụt" như đương nêu, thay đổi theo phương vị ...sẵn có, thuộc thời gian đó, thí dụ có năm thì Đại Tá Tham Mưu Trưởng QĐI/QK1 có khi Đại Tá Tham Mưu Phó Chiến Tranh Chính Trị Quân Đoàn, Quân Khu, thậm chí có năm vị Tư Lệnh Phó đặc trách Bình Định phát triển v.v...nhưng tất cả các phần hành liên hệ công tác đều được huy đôïng giữ các chức vụ cần thiết để được đáp ứng tức khắc và đầy đủ khi phải thực thi công tác, như là quân y, quân vận, công binh, v.v...Tâm lý chiến và Xã hội thì gần như toàn bộ đặt dưới sự điều động của "Ủy Ban Cứu Trợ Bão Lụt" đó rồi.
Có một điều là không ai phê phán, tranh chấp, hay bất bình, khi cái chức Thủ Quỹ hoặc Tổng Thư Ký, Ủy Ban nêu trên, là cứ tên tôi được chỉ định.
Làm Tổng Thư Ký thì chỉ bận rộn lo lắng chu toàn công tác, chứ làm thủ quỹ thì kể như mất ăn, mất ngủ về cái quỹ cứu trợ hội đoàn, tư nhân đóng góp, để lên kế hoạch phân phối tiền, tặng phẩm đến tận tay gia đình nạn nhân bão lụt.
Người ta làm Thủ Quỹ thì hân hoan, no ấm, vui vẻ trước tập thể từ Ủy ban đến bước ra xã hôïi trực diện, còn tôi làm Thủ quỹ thì hốc hác, hư hao sức khỏe, tinh thần căng thẳng tột độ.
Có một năm, từ trung ương bất thần hiện diện trước "Ủy Ban Cứu Trợ Bão Lụt" chúng tôi, một phái đoàn mấy vị, mặt lạnh như tiền, trưởng phái đoàn mà tôi nhớ mãi là Trung Tá Đạo-quý ông thuộc Nha Thanh Tra Quân Phí không báo trước cho ủy ban, song hệ thống dọc vẫn được thông báo, nên quý ông mới ngồi bình bệ trên 3 chiếc xe jeep, chạy thẳng tới Phòng Xã Hội QĐI/QK1, rồi niêm phong, dán giấy, đóng dấu nơi cửa cái két sắt, đoạn xem sổ sách thủ quỹ một cách...quá xá! Chẳng bút nào tả xiết.
Thủ quỹ là tôi không hề ăn...cắp 1 xu, nhưng cứ sợ viết sai làm sai thì đi đời thể diện...KBC, kiểu nói chơi ngày xưa.
Suốt một ngày trời như thế, quý vị ấy, chẳng cần ra ngoài ăn uống gì cả, chúng tôi phải mời xuống câu lạc bộ Sĩ Quan rất gần Phòng Xã hội, để quý ngài lót dạ, chứ chẳng lẽ lại ...nhịn, để thanh tra cho mau sao.
Thế rồi thì sổ sách và tiền bạc đúng xít nhau. Nhưng còn một cú chót, là số hiện kim còn lại phải đúng boong với sổ ghi chép của vị Tổng Thư Ký Ủy Ban cơ, nếu như sổ Tổng Thư Ký ghi ít tiền mà sổ Thủ quỹ lố, thì lại ôi thôi rồi nữa.
Chao ôi nếu ngay thẳng thì điều gì cũng qua một cách bắt buộc, trong sáng chứ. Và năm đó, tôi được Bộ Tư Lệnh cũng như "Ủy Ban Cứu Trợ Bão Lụt"cấp bằng khen thưởng là điều chắc chắn.
Tới năm khác, thì tôi được đề cử làm Tổng Thư Ký, để khỏi quá lo lắng sợ mất tiền bạc. Tưởng làm Tổng Thư Ký thì yên thân, nào ngờ vẫn phải đi sát công việc thủ quỹ để chớ có làm hao hụt, hay thặng dư, mà thực tế chẳng hề có sự thặng dư bao giờ. Vị thủ quỹ năm này là sĩ quan Tài Chánh thuộc Tổng Hành Dinh QĐI/QK1, vậy là nghề quá rồi.
Gần 10 năm ở Quân khu 1, tôi quen thuộc từng miền đồi núi cao, đến vùng đất trũng của 5 tỉnh, 2 thị xã. Mỗi năm mùa mưa bão, lũ lụt đến là một buồn thương day dứt, lo âu cho gia đình binh sĩ ở vùng sâu, vùng xa.
Ở miền Trung, không bão lụt to như các năm 1964, 1966 thì cũng bão lụt vừa , bão lụt nhỏ, đến nỗi trước cơn giông, mây chuyển vần vũ như bầu trời sắp sập xuống.
Đã có phen, tôi từ Đà Nẵng vô Quảng Tín, rõ ràng lúc đi trời nắng, còn vàng phía chân mây, vừa xong công tác trong vòng 2 tiếng đồng hồ, khi trở về, nước từ đồng ruộng đã dâng tràn lên mặt đường săm sắp mắt cá chân, chiếc xe Jeep của Phòng Xã Hội tôi thuộc loại "ca bô" cao, tức là khá mới, tốt, mà xe cứ bị chao đi, người tài xế mắt dán vào mặt đường để lái xe "bò qua" đoạn thấp nhất đó, gần ngã 3 Vĩnh Điện.
Khi xe đã vượt qua 20km, băng khỏi cầu Đỏ, ngang sông Cẩm Lệ, vào Phước Tường, tôi mới yên tâm là nếu lụt ngay, tôi cũng còn kịp thấy thành phố Đà Nẵng.
Một năm khác nữa, còn khủng khiếp hơn chuyện kể trên là vẫn chếc xe Jeep thân quen của Phòng Xã Hội, tôi phải vô Hội An để có một công tác khác, lúc rời quốc lộ 1 rẽ trái qua quận Điện Bàn, trời đẹp như tranh vẽ, tới tiểu khu Quảng Nam vẫn còn kịp ăn bữa trưa ở nhà Thiếu Tá Tham Mưu Trưởng Tiểu Khu-Vậy mà, trời thì cứ vừa nắng vừa mưa rả rích, chẳng thấy dấu hiệu giông bão gì cả, nhưng khi trở về vừa qua Cẩm Hà để chuẩn bị chạy 10 cây số ra quốc lộ 1 về lại Đà Nẵng, thì hỡi ôi, nước bạc đã xóa lấp đường đi. Dân địa phương quen với cảnh này từ lâu đời rồi nên họ kết chặt cánh tay với nhau, lội...thảnh thơi trên đường, còn hò hét dặn dò cẩn thận kẻo lọt xuống 2 bên ruộng đồng đang trắng nước từ nguồn vỡ, tràn xuống đồng suôi.
Lập tức trên cánh đồng vừa bị ngập nước đó, những chiếc thuyền nan đã được thả ra chở khách, tiếng kêu gọi nhau ơi ới. Xe tôi phải nằm ở Cẩn Hà, còn chúng tôi, 3 người cũng phải kết tay nhau lội tiếp. Hết đoạn đường đó, sắp ra quốc lộ, tôi phải vô quận Điện Bàn, để xin Trung Tá Cao Điền cấp cho 1 xe Jeep khác về Quân Đoàn I/QK1.
Thiên tai nào cũng gây đau thương mất mát, cho nhân thế. Những trận bão lụt lớn nhất ở các nước Thái Lan, Nam Dương v.v...nhưng vẫn chưa thống khổ bằng trận bão lụt Hải Yến ở Phi Luật Tân mới đây. Việt Nam hay nhỏ hơn miền Trung nghèo khổ của...tôi xa xưa chỉ mới là bán đảo, còn quần đảo như Phi Luật Tân, Nhật Bản, Đài Loan v.v...càng đáng sợ trời hơn vì bốn bề nước phủ, tưởng tượng những đợt sóng, những trận gió mưa cuồng loạn đã khiến tôi quá sợ đi biển.
Sức người có hạn, mà lực trời thì mãnh liệt, cuồng bạo... do đó, tôi quá thán phục quý vị những năm xưa đi vượt biển tìm Tự Do lại càng thấy danh nghĩa Tự Do vô cùng quý giá, nhất là những chuyến lênh đênh trên đại dương gặp mưa bão, thì với tôi chỉ...nhìn thôi, tôi đã chết khiếp, đừng nói đến sự chống trả thiên nhiên cuồng nộ, tát nước cho vơi thuyền, cột người thay buồm cản gió giữa mênh mông...mà quý vị "over sea" từng kể lại sau này lại nhớ đến câu:
Đưa nhau ra cửa Thần Phù
Khéo tu thì nổi, vụng tu thì chìm...
Một nghệ sĩ chơi cây kiểng, tên Trần Khánh Liễu, ở Houston Texas cách đây hơn chục năm đã viết rất rõ về cửa Thần Phù có thật, kèm theo bản đồ, ở quê ông, cận nam Bắc Việt, song tôi vẫn hiểu là 2 chữ Thần Phù nói lên tính cách Phong Thần, phù du nhưng đầy ma quái, linh hiển mới quyết định được việc nổi, chìm của kiếp người. Đồng thời, để thấy rằng có một cuộc sống rất ảo nhưng đầy quyền phép, đã khiến loài người phải thất điên bát đảo trước càn khôn, vũ trụ, khiến ai muốn tung hoành tung tán cũng phải chùn bước trước Hóa Công.
Tuy nhiên Thượng Đế có những quyền phép và lý giải của Ngài, thí dụ Ngài muốn thử thách, kêu gọi lương tâm, lương tri, để nhân loại thể hiện lòng thương sót, chia xẻ khổ đau cùng nhau.
Vì thế cho nên, với thế giới văn minh giàu sang...thì cứu trợ, giúp đỡ các nước bị thiên tai đã đành, Việt Nam Hải Ngoại cứu trợ dân chúng Phi Luật Tân bị trận bão Hải Yến vô cùng tàn khốc, cũng đã đành, bởi lẽ đồng bào Hải Ngoại chúng ta cũng thuộc thế giới văn minh nhân đạo. Nay ở Việt Nam quốc nội, cũng có số người quyên góp giúp Phi Luật Tân trong lúc ở quê hương đau khổ, khắc nghiệt, phiền toái v.v...cũng bị bão lụt nhỏ hơn Phi Luật Tân nhưng vẫn là khốn quẫn không kém-thành, hơn bao giờ hết, người Việt Nam chúng ta thích nhắc về cửa thần Phù của Trời Đất để tự nhắc nhở điều ngay lẽ phải.
Hawthrone 16-11-2013
CAO MỴ NHÂN ( HNPĐ )