Cõi Người Ta

BÔNG MAI NỞ MUỘN CỦA THIỀN SƯ MÃN GIÁC

Bài kệ của thiền sư Mãn Giác, từ thế kỷ thứ XI, mà tiếng ngân của hai câu kết còn âm vang đến ngày nay, thì chắc hẳn hai câu đó không chỉ ở mặt bằng

                       

                                               BÔNG MAI NỞ MUỘN CỦA THIỀN SƯ MÃN GIÁC - www.HoPhap.Net                                                                   

Bài kệ của thiền sư Mãn Giác, từ thế kỷ thứ XI, mà tiếng ngân của hai câu kết còn âm vang đến ngày nay, thì chắc hẳn hai câu đó không chỉ ở mặt bằng của ngôn ngữ, mà những gì ẩn dụ thẳm sâu dưới chữ nghĩa mới là giá trị để tồn tại.

 “Mạc vị xuân tàn hoa lạc tận
 Đình tiền tạc dạ nhất chi mai”

Đại ý:

“Chớ bảo xuân tàn, hoa rụng hết
 Đêm qua sân trước một cành mai”

 
Biết bao giấy mực đã dàn trải để chia sẻ những thấm thía cảm nhận được từ hai câu thơ này. Nhất là khi mùa xuân đến, bông mai nở muộn của thiền sư Mãn Giác lại bát ngát tỏa hương, đến kẻ lơ mơ như tôi cũng không tránh khỏi bùi ngùi khi làn hương này chợt thoảng tới.
 
Lạ thay, trọn bài kệ có tựa đề “Cáo tật thị chúng” chỉ gồm sáu câu mà bốn câu đầu được thiền sư giảng bày cặn kẽ, lại ít ai nhắc; tới hai câu cuối, kệ biến thành thơ, chỉ mơ màng, lãng đãng, lại ẩn chứa nội lực vô hình, vô song, khiến ai mang chút nhạy cảm trong tâm hồn, đều không thể đọc mà không rung động.
 
Tại sao rung động?
Tùy căn cơ, mỗi người đều có thể tự biết vì đâu chỉ hình ảnh bông hoa mai nở muộn mà khiến ta bâng khuâng đến thế!
 
Riêng tôi, rung động mà không biết vì sao! Chỉ cảm nhận như ghềnh đá hồn nhiên, hân hoan đón sóng vỗ. Phải chăng, cảm nhận được sự rung động, đối với tôi, đã là quá đủ, đã là hạnh phúc. Vâng, chắc thế. Tôi từng khởi tâm tội nghiệp một người em không biết mỉm cười trước cái đẹp thầm lặng của vạn hữu. Em thản nhiên dẫm lên hoa dại như dẫm lên sỏi đá (mà sỏi đá nào phải không biết đau!), nói chi tới bông mai nở muộn, nhưng thực chẳng nhìn thấy bông mai!

 “Xuân khứ bách hoa lạc
 Xuân đáo bách hoa khai
 Sự trục nhãn tiền quá
 Lão tùng đầu thượng lai
 Mạc vị xuân tàn hoa lạc tận
 Đình tiền tạc dạ nhất chi mai”

Đại ý: 

“Xuân đi, trăm hoa rụng
 Xuân đến trăm hoa cười
 Việc đời qua trước mắt
 Tuổi già trên đầu rồi
 Chớ bảo xuân tàn hoa rụng hết
 Đêm qua sân trước một cành mai”(*)

Tôi ngẫm, thiền sư thật từ bi, mượn hoa để giảng lẽ vô thường, mượn mùa xuân tươi đẹp để nhắc nhở mùa đông lạnh lẽo sẽ đến thôi. Xuân đến, trăm hoa nở, nhưng xuân đi thì trăm hoa phải rụng. Từ đời hoa tới đời người, nào khác chi. Tóc xanh đấy, nhưng chớp mắt đã bạc, tưởng khỏe mạnh đấy, mà bệnh tật đã theo sau.

Thiền sư nhắc lẽ vô thường để làm gì? Có phải để nhắc ta hãy trân quý đời hiện tại? Mà đời ta là gì? Chẳng phải thiền sư vừa dạy, là đến rồi đi, còn rồi mất, là hoa nở rồi tàn, là tóc xanh rồi bạc? Đó là ảo, đó là huyễn, sao lại nhọc công trân quý? Thiền sư có mâu thuẫn không?

Ôi, ngôn ngữ nhà thiền phải chăng là đây? Hoa nở rồi tàn, tóc xanh rồi bạc, mượn cái phù du để diễn đạt cái thường hằng của vô thường! Và chính cái thường hằng của vô thường này, lại là chân lý muôn đời của trần gian!

Đức Thế Tôn áo vải chân trần bôn ba khắp chốn, giảng nói ròng rã non nửa thế kỷ để đạt tới lời cuối “Suốt bốn mươi chín năm qua ta chưa từng nói lời nào!”

Những lời Bậc Giác Ngộ đã nói, phải là sự thật, có thật, mà tăng đoàn 1250 vị tỳ kheo đã từng được trực tiếp nghe. Nhưng cái “có” sẽ trở thành cái “không” khi cái Có đó được hành trì, tùy căn cơ, để trở thành cái Có của kẻ lãnh hội. Chính khi đó những lời Phật nói mới không còn chỉ là của Phật. Chính khi đó, bao lời Phật nói mới đạt tới tâm từ bi của Phật, là khai mở Phật tánh cho chúng sanh. Thế nên, Phật đã nói, để đạt tới rốt ráo, là chưa từng nói.

Không biết có cái gạch nối mơ hồ nào ở điểm này không, khi thiền sư bâng khuâng thả nhẹ đôi dòng kết:
“Mạc vị xuân tàn hoa lạc tận
Đình tiền tạc dạ nhất chi mai”

Ai cấm một bông mai vẫn nở, dù mùa xuân đã tàn? Bông mai đó ở đâu mà cưỡng chống được thời gian, nếu không là sự luân chuyển thầm lặng của lẽ vô thường.

Nở rồi tàn.

Nhưng nhìn bằng con mắt nào để thấy được bông mai này tàn ở thời gian quá khứ nào, rồi luân hồi tới không gian xuân muộn trước sân chùa mà hé nở?

Bông mai có mặt khi xuân tàn mang theo cái nghịch lý của tuần hoàn vũ trụ, có phải là công năng cây gậy thiền sư quất vào thiền sinh để thúc gọi hãy ý thức huyễn mộng bào ảnh mà chấm dứt giấc mộng dài?

Chẳng phải tình cờ mà ngài Không Lộ đứng giữa không gian mênh mông trên đỉnh núi mờ sương u tịch, bỗng cất lên được tiếng hú hào sảng, làm lạnh cả đất trời:

“Hữu thời trực thướng cô phong đỉnh
 Trường khiếu nhất thanh hàn thái hư ”

Phải ở sát na kỳ diệu, tâm thức thoắt vượt thoát lưới vô thường chằng chịt mới chạm tới cõi-thường vô tướng vô thanh. Sát na này không gì chuẩn bị được. Nó là lằn chớp của hoắt nhiên chợt ngộ.

Dị thường chăng, khi dùng hữu thanh mà đạt vô thanh, dùng hữu tướng mà đạt vô tướng! Khác chi ngài Văn Thù Sư Lợi cất lời khen sự im lặng của trưởng giả Duy Ma Cật thì sự im lặng đó mới được đặt lên ngôi vị tuyệt chiêu!

Dưới tiết xuân, bằng từng bước thiền hành chậm rãi, ta thử xoay cái nhìn vào nội tâm, xem có phải bông mai nở muộn kia mang cho chúng ta thông điệp của hy vọng, của sự chuyển nghiệp? Đó là, Phật tánh sẵn trong mỗi chúng sanh, như nhựa nguyên sẵn trong mỗi đời cây. Mưa nắng kém thuận hòa nên cây không trổ đủ lá hoa, nhưng chồi non vẫn ẩn, nụ vẫn chờ. Vô minh che lấp nên chúng sanh ác nhiều hơn thiện, nhưng căn lành vẫn tiềm tàng, mới có ngày A Dục Vương quy y Tam Bảo, mới có phút Angulimala buông đao, quỳ lạy Đức Thế Tôn.

Được nghe dạy, được biết thế, nhưng chúng ta phải làm gì để hiển lộ Phật tánh, để dù xuân đã qua, vẫn còn bông mai nở, khi thời gian không hề giây phút nào ngừng trôi?

Mùa Xuân đang đến đấy, nhưng theo lý duyên sinh thì trong Xuân đã hiện hữu Hạ vàng. Thiền hành rồi, mời bạn dừng lại trên thảm cỏ non, thử khoanh chân, tĩnh tọa “ngoài dứt muôn duyên, trong bặt nghĩ tưởng” xem có thấy thấp thoáng bông mai nào nở muộn nơi cuối Xuân này không nhé!

Huệ Trân
(Tào Khê tịnh thất, ngày đầu Xuân)

(*) GS Lê Mạnh Thát dịch

Truong Kim Anh chuyển

Bàn ra tán vào (0)

Comment




  • Input symbols

BÔNG MAI NỞ MUỘN CỦA THIỀN SƯ MÃN GIÁC

Bài kệ của thiền sư Mãn Giác, từ thế kỷ thứ XI, mà tiếng ngân của hai câu kết còn âm vang đến ngày nay, thì chắc hẳn hai câu đó không chỉ ở mặt bằng

                       

                                               BÔNG MAI NỞ MUỘN CỦA THIỀN SƯ MÃN GIÁC - www.HoPhap.Net                                                                   

Bài kệ của thiền sư Mãn Giác, từ thế kỷ thứ XI, mà tiếng ngân của hai câu kết còn âm vang đến ngày nay, thì chắc hẳn hai câu đó không chỉ ở mặt bằng của ngôn ngữ, mà những gì ẩn dụ thẳm sâu dưới chữ nghĩa mới là giá trị để tồn tại.

 “Mạc vị xuân tàn hoa lạc tận
 Đình tiền tạc dạ nhất chi mai”

Đại ý:

“Chớ bảo xuân tàn, hoa rụng hết
 Đêm qua sân trước một cành mai”

 
Biết bao giấy mực đã dàn trải để chia sẻ những thấm thía cảm nhận được từ hai câu thơ này. Nhất là khi mùa xuân đến, bông mai nở muộn của thiền sư Mãn Giác lại bát ngát tỏa hương, đến kẻ lơ mơ như tôi cũng không tránh khỏi bùi ngùi khi làn hương này chợt thoảng tới.
 
Lạ thay, trọn bài kệ có tựa đề “Cáo tật thị chúng” chỉ gồm sáu câu mà bốn câu đầu được thiền sư giảng bày cặn kẽ, lại ít ai nhắc; tới hai câu cuối, kệ biến thành thơ, chỉ mơ màng, lãng đãng, lại ẩn chứa nội lực vô hình, vô song, khiến ai mang chút nhạy cảm trong tâm hồn, đều không thể đọc mà không rung động.
 
Tại sao rung động?
Tùy căn cơ, mỗi người đều có thể tự biết vì đâu chỉ hình ảnh bông hoa mai nở muộn mà khiến ta bâng khuâng đến thế!
 
Riêng tôi, rung động mà không biết vì sao! Chỉ cảm nhận như ghềnh đá hồn nhiên, hân hoan đón sóng vỗ. Phải chăng, cảm nhận được sự rung động, đối với tôi, đã là quá đủ, đã là hạnh phúc. Vâng, chắc thế. Tôi từng khởi tâm tội nghiệp một người em không biết mỉm cười trước cái đẹp thầm lặng của vạn hữu. Em thản nhiên dẫm lên hoa dại như dẫm lên sỏi đá (mà sỏi đá nào phải không biết đau!), nói chi tới bông mai nở muộn, nhưng thực chẳng nhìn thấy bông mai!

 “Xuân khứ bách hoa lạc
 Xuân đáo bách hoa khai
 Sự trục nhãn tiền quá
 Lão tùng đầu thượng lai
 Mạc vị xuân tàn hoa lạc tận
 Đình tiền tạc dạ nhất chi mai”

Đại ý: 

“Xuân đi, trăm hoa rụng
 Xuân đến trăm hoa cười
 Việc đời qua trước mắt
 Tuổi già trên đầu rồi
 Chớ bảo xuân tàn hoa rụng hết
 Đêm qua sân trước một cành mai”(*)

Tôi ngẫm, thiền sư thật từ bi, mượn hoa để giảng lẽ vô thường, mượn mùa xuân tươi đẹp để nhắc nhở mùa đông lạnh lẽo sẽ đến thôi. Xuân đến, trăm hoa nở, nhưng xuân đi thì trăm hoa phải rụng. Từ đời hoa tới đời người, nào khác chi. Tóc xanh đấy, nhưng chớp mắt đã bạc, tưởng khỏe mạnh đấy, mà bệnh tật đã theo sau.

Thiền sư nhắc lẽ vô thường để làm gì? Có phải để nhắc ta hãy trân quý đời hiện tại? Mà đời ta là gì? Chẳng phải thiền sư vừa dạy, là đến rồi đi, còn rồi mất, là hoa nở rồi tàn, là tóc xanh rồi bạc? Đó là ảo, đó là huyễn, sao lại nhọc công trân quý? Thiền sư có mâu thuẫn không?

Ôi, ngôn ngữ nhà thiền phải chăng là đây? Hoa nở rồi tàn, tóc xanh rồi bạc, mượn cái phù du để diễn đạt cái thường hằng của vô thường! Và chính cái thường hằng của vô thường này, lại là chân lý muôn đời của trần gian!

Đức Thế Tôn áo vải chân trần bôn ba khắp chốn, giảng nói ròng rã non nửa thế kỷ để đạt tới lời cuối “Suốt bốn mươi chín năm qua ta chưa từng nói lời nào!”

Những lời Bậc Giác Ngộ đã nói, phải là sự thật, có thật, mà tăng đoàn 1250 vị tỳ kheo đã từng được trực tiếp nghe. Nhưng cái “có” sẽ trở thành cái “không” khi cái Có đó được hành trì, tùy căn cơ, để trở thành cái Có của kẻ lãnh hội. Chính khi đó những lời Phật nói mới không còn chỉ là của Phật. Chính khi đó, bao lời Phật nói mới đạt tới tâm từ bi của Phật, là khai mở Phật tánh cho chúng sanh. Thế nên, Phật đã nói, để đạt tới rốt ráo, là chưa từng nói.

Không biết có cái gạch nối mơ hồ nào ở điểm này không, khi thiền sư bâng khuâng thả nhẹ đôi dòng kết:
“Mạc vị xuân tàn hoa lạc tận
Đình tiền tạc dạ nhất chi mai”

Ai cấm một bông mai vẫn nở, dù mùa xuân đã tàn? Bông mai đó ở đâu mà cưỡng chống được thời gian, nếu không là sự luân chuyển thầm lặng của lẽ vô thường.

Nở rồi tàn.

Nhưng nhìn bằng con mắt nào để thấy được bông mai này tàn ở thời gian quá khứ nào, rồi luân hồi tới không gian xuân muộn trước sân chùa mà hé nở?

Bông mai có mặt khi xuân tàn mang theo cái nghịch lý của tuần hoàn vũ trụ, có phải là công năng cây gậy thiền sư quất vào thiền sinh để thúc gọi hãy ý thức huyễn mộng bào ảnh mà chấm dứt giấc mộng dài?

Chẳng phải tình cờ mà ngài Không Lộ đứng giữa không gian mênh mông trên đỉnh núi mờ sương u tịch, bỗng cất lên được tiếng hú hào sảng, làm lạnh cả đất trời:

“Hữu thời trực thướng cô phong đỉnh
 Trường khiếu nhất thanh hàn thái hư ”

Phải ở sát na kỳ diệu, tâm thức thoắt vượt thoát lưới vô thường chằng chịt mới chạm tới cõi-thường vô tướng vô thanh. Sát na này không gì chuẩn bị được. Nó là lằn chớp của hoắt nhiên chợt ngộ.

Dị thường chăng, khi dùng hữu thanh mà đạt vô thanh, dùng hữu tướng mà đạt vô tướng! Khác chi ngài Văn Thù Sư Lợi cất lời khen sự im lặng của trưởng giả Duy Ma Cật thì sự im lặng đó mới được đặt lên ngôi vị tuyệt chiêu!

Dưới tiết xuân, bằng từng bước thiền hành chậm rãi, ta thử xoay cái nhìn vào nội tâm, xem có phải bông mai nở muộn kia mang cho chúng ta thông điệp của hy vọng, của sự chuyển nghiệp? Đó là, Phật tánh sẵn trong mỗi chúng sanh, như nhựa nguyên sẵn trong mỗi đời cây. Mưa nắng kém thuận hòa nên cây không trổ đủ lá hoa, nhưng chồi non vẫn ẩn, nụ vẫn chờ. Vô minh che lấp nên chúng sanh ác nhiều hơn thiện, nhưng căn lành vẫn tiềm tàng, mới có ngày A Dục Vương quy y Tam Bảo, mới có phút Angulimala buông đao, quỳ lạy Đức Thế Tôn.

Được nghe dạy, được biết thế, nhưng chúng ta phải làm gì để hiển lộ Phật tánh, để dù xuân đã qua, vẫn còn bông mai nở, khi thời gian không hề giây phút nào ngừng trôi?

Mùa Xuân đang đến đấy, nhưng theo lý duyên sinh thì trong Xuân đã hiện hữu Hạ vàng. Thiền hành rồi, mời bạn dừng lại trên thảm cỏ non, thử khoanh chân, tĩnh tọa “ngoài dứt muôn duyên, trong bặt nghĩ tưởng” xem có thấy thấp thoáng bông mai nào nở muộn nơi cuối Xuân này không nhé!

Huệ Trân
(Tào Khê tịnh thất, ngày đầu Xuân)

(*) GS Lê Mạnh Thát dịch

Truong Kim Anh chuyển

BÀN RA TÁN VÀO

Đề bài :"Tiếng Việt, yêu & ghét" - Lê Hữu ( Trần Văn Giang ghi lại )

'vô hình trung' là nghĩa gì vậy, sao cứ thích dùng, hình như có nghĩa là 'vô tình'

Xem Thêm

Đề bài :TIN CHIẾN SỰ MỚI NHẤT[ CẬP NHẬT NGÀY 20 -5 - 2022 ]

Suu cao,thue nang,nhu yeu pham tang gia.Kinh te eo seo...Vay ma dang Lua van lay tien cua dan tro giup linh tinh.Mo cua bien gioi.Ung ho toi ac truc tiep khi sua luat cho phep trom cuop o muc do <1.000 dollars thi vo toi....Neu vao thoi diem Trump,bon Lua da ho hoan nhu the nao ??? Nhung nguoi bau ban vi chut tu loi ,nghi gi ve dat nuoc ??? Phai chang day khong phai la dat nuoc minh ??? bat qua,lai tro ve que huong cu...Neu vay,ban la thang cho chet ! mien ban !

Xem Thêm

Đề bài :Tin Mới Nhất Về Chiến Sư Ucraina [ CẬP NHẬT NGÀY 14-5-2022 ]

Chung nao moi vet nho cua ho nha Dan da duoc tay xoa trang boc,thi Uk moi co hy vong...ngung chien.Cung vay,ngay nao ma cac cong ty ,co goc gac tu cac dang bac nu luu-anh hao cua khoi tu do va ong chief police va dang Lua thi moi giai xong phuong trinh tau cong !

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Hình cũ - Hà Thượng Thủ

Ngắm lại hình xưa chịu mấy ông Những Linh, Tùng, Duẫn với Mười, Đồng Mặt mày ai lại đi hồ hởi Phấn khởi khi Tàu cướp Biển Đông Phải chăng “quý” mặt đã thành mông Con mắt nay đà có nhưng không Nên mới chổng khu vào hải đảo Gia tài gấm vóc của tổ tông?

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm