Quán Bên Đường
BÓNG MÁT CỦA TÂM HỒN - CAO MỴ NHÂN
( HNPĐ ) Ở một nơi không thuận tiện đường đi lối về như miền tôi đang cư ngụ đối với Tiểu Saigon, đôi khi cũng mất bè, mất bạn. Nhưng chẳng sao, lúc này đã có hằng loạt đài truyền hình Việt Nam, cứ nói gọn thế, là tha hồ nhìn ngắm thiên hạ...ta bà thế giới, mặt cao, mặt thấp đều có đủ, thích hoặc hay thì coi tiếp, không thích hoặc sao đó, thì cứ việc chuyển đài, bực quá thì tắt TV một lúc cho thư giãn tâm hồn.
Do đó, tôi hụt xem một đại nhạc hội của các Cha dòng X. vừa tổ chức, với cả 2 phần trình diễn từ hình thức đến nội dung, mang danh xưng Linh Ca.
Bởi hình thức Linh Ca, gồm các linh mục mặc áo thụng đen, ca múa trên sân khấu, phải nói là rất sống động, cách tân, mà vẫn riêng hẳn ra cõi sinh hoạt xứ Thánh.
Còn nội dung Linh Ca thì vẫn giữ đúng ý, lời của Chúa, nghĩa là vẫn không xa rời xóm đạo. Nhạc Thánh Ca của Hải Linh và các linh mục trẻ khác, lời bài hát vô cùng trong sáng:
...Tìm đâu một chốn cho đời an vui
...Đêm qua đi, bình minh sẽ về...
...Đàn chim mỏi cánh, xa rời chân mây...
Đó là bài Sau Cơn Mưa Trời Lại Sáng của Linh mục Hùng Cường, do Linh Mục Đình Tuyền trình bày(tức hát). Ngoài ra một số ít linh mục trung niên, còn đa số lên sâu khấu trình diễn đang tuổi thanh niên. Tôi không có ý tường thuật buổi đại hội Linh Ca này, vì đó là công việc của các phóng viên, nhà báo, vì tôi chỉ xem TV, mà xem không được trọn vẹn chương trình, nhà văn Duy Lam thường nói với tôi rằng cô cứ việc viết cái lưng chừng, dở dang của điều gì đó, là Chốn Bụi Hồng rồi, còn muốn rõ “sô” Linh Ca, quý vị ấy phải đi coi từ đầu tới cuối, tìm hiểu thêm, chứ cho dẫu muốn nói rõ, ở phạm trù tín ngưỡng, phải được học hỏi suốt đời, Linh Ca là một phần suy nghĩ của giới tu sĩ trẻ theo đạo Thiên Chúa, tất nhiên, có thể quý vị chăn chiên bô lão còn thận trọng trước sự cách tân tu hành này. Trong lãnh vực nào, bất cứ tôn giáo, chính trị, xã hội v.v.. giới trẻ vẫn là những ngòi nổ cho các bánh pháo thời đại bứt tung. Riêng về tôn giáo, cuối thế kỷ trước, nhà tu Thích Nhất Hạnh khởi sự đường tu mơ mộng của ông ở Phương Bối Am với tác phẩm Nẻo Về Của Ý, rồi Bông Hồng Cài Áo nở hoa, và cũng chỉ đẹp thời ấy, sau này, sư ông đã luống tuổi, những mơ mộng đẩy lùi tâm ý về quá khứ, người ta còn định giá chung chung, với bất cứ ai, là tuổi trung niên và cao niên thường băn khoăn về địa vị, danh vọng, tham vọng nhiều hơn là...mơ mộng.
Hoặc giả, người già còn lỡ còn mơ mộng, cũng không hợp thời, không gian đã chuyển mơ mộng về cho tuổi trẻ. Tôi nhìn thấy hội trường buổi đại hội Linh Ca thật là đông khách dự. Các quan khách, khán giả bình thường ngồi kín những hàng ghế đã đành, quý vị linh mục, quý thầy, quý “sơ” cũng hiện diện đông đảo. Tất nhiên tôi lại quan sát nhân diện các nữ tu, nụ cười nào cũng tươi tắn, thoải mái...Như vậy Linh Ca đã vô hình trung, không cần phải rao giảng lời Chúa, nhạc và lời Linh Ca, nội dung và hình thức quý linh mục trình diễn đã truyền đạt cao độ tinh thần Ki Tô, qua cách tân thời đại.
Mới một thập niên thiên niên kỷ thứ 3, thay vì lời than thảng thốt của hầu hết nhân dân thiên hạ, đông cũng như tây, lương cũng như giáo, rằng thời cuối thế kỷ 20 vừa qua, là thời mạt pháp, nói một cách khác là thời không còn có một niềm tin trong cuộc sống, nhưng, đầu kỷ nguyên mới này, có vẻ Niềm Tin như cái bóng ngã dài lâu nay, đã được cái Hình mỗi lúc mỗi đứng vững hơn, kéo nó, cái bóng đứng lên sát lại cái hình, để hòa nhập thân tâm an lạc, vươn lên, tìm về uyên nguyên thánh thiện.
Đạo là con đường được vạch ra rõ ràng trên bình diện địa cầu, nhân sinh không chỉ riêng các tu sĩ đi trên đường tu, mà cả tín đồ, tu sửa liên miên, trồng hoa trong tư tưởng, mới có được bóng mát ở tâm hồn.
...Dù cho cuộc sống nắng mưa trăm chiều, dù mai còn thấy đắng cay rất nhiều...
Lời ca có vẻ bình thường, nhuốm chút gì chua chát đấy, nhưng Cõi Đời là vậy, cõi Đạo cũng chia sẻ buồn thương kiếp sống cam go, khốn khổ. Bởi vì nếu cuộc sống không đủ buồn vui, cam go, khốn khổ, mà chỉ toàn Tươi, Đẹp, Sung Sướng, thì là Cõi Tiên, Cõi Phật, Cõi Thánh, Cõi Thần, hay cõi vĩnh hằng mà xưa nay chỉ dành chúc tiễn hương linh, linh hồn vậy.
Thế nên, Linh Ca, âm thanh mênh mông giữa Đạo với Đời, vang lên như một cung bậc miêu tả sự an tịnh tất có mà Chúa đã an bài, và con người dù ở với Đời, hay sống với Đạo, thì vẫn không thể tứ thân, bơ vơ, cô đơn được, vẫn phải có xã hội chung quanh dẫu nhỏ bé, hạn hẹp, vẫn phải cùng bạn đời, bạn Đạo tiến lên phía trước. Vị linh mục MC cũng vẫn bình thường nói:
-Xin quý vị một tràng pháo tay để khuyến khích các...Cha.
Vâng, đúng, 6 vị linh mục trẻ vừa chấm dứt 1 bài hợp ca thật hay, thật đời, trẻ trung, mà rất thanh cao. Khuyến khích các cha vừa hát xong, khuyến khích các linh mục làm văn nghệ để gây quỹ xây dựng cơ sở nhà dòng, cơ sở thực tế như xây cất, tu sửa tu viện được thiết lập ở một miền xa, hoang hóa, cát sỏi, v.v..
Thế thì người đời phải nên và cần đóng góp rồi, vì công việc chính hay nhiệm vụ chính của quý vị tu sĩ, tăng lữ, là để hết thì giờ cầu nguyện cho chúng ta. Tuy nhiên, một số quý vị tu sĩ vẫn phải đi làm full-time như đều khắp quý vị ở Đời, chỉ có 2 ngày thứ 7 và Chủ Nhật là phụng sự nhà thờ, như mục sư Trương Công Trí, Huỳnh Minh Đức chẳng hạn.
Ông tổ Vô Thần Karl Marx đã phải thốt “Tôn giáo là liều thuốc an thần, là lời an ủi cho những ai bất hạnh, nghèo khổ, cùng cực, không thoát ra khỏi hoàn cảnh bế tắc”.
Mới nghe thì bực lắm, nhưng nghĩ cho cùng, khi con người đã bất lực trước hoàn cảnh bế tắc, chỉ còn cầu xin ở Trời Phật ra tay(tức dựa vào Tôn Giáo đấy).
Thật ra Karl Marx không nghĩ như đoạn vừa nêu, mà lão Marx bắt những người cùng cực phải sử dụng tận lực tới hơi thở cuối cùng để tìm ra phương cách cho những cái máy Nhai phải phục hoạt, tức là cho bao tử có thức ăn dù là cây cỏ..v.v..
Tôi lỡ dẫn chứng phần phàm tục, đang hết mình ngưỡng mộ các Đấng Chân Tu lại xen vào điều suy nghĩ vô sản của lão ông Karl Marx ấy – ý tôi chỉ muốn đề cập đến vấn đề cầu nguyện.
Linh Ca, phong cách văn nghệ rất hồn nhiên, trong sáng vừa thể hiện ở thủ đô tị nạn Bolsa, với tôi như một luồng gió mới, mát mẻ mà vẫn ấm áp, thanh cao mà vẫn hiện thực, chuyển tại trọn vẹn ý Chúa, ý Cha và cả ý của trăm họ tha phương, nhất là giới trẻ sống ở hải ngoại lâu nay, bên cạnh các nền văn hóa dân tộc khác, các Linh Mục Công Giáo Việt Nam vẫn giữ được phong cách dân tộc trong những sinh hoạt văn minh thế giới...
Hawthorne 10-1-2010
CAO MỴ NHÂN.( HNPĐ )BÓNG MÁT CỦA TÂM HỒN - CAO MỴ NHÂN
( HNPĐ ) Ở một nơi không thuận tiện đường đi lối về như miền tôi đang cư ngụ đối với Tiểu Saigon, đôi khi cũng mất bè, mất bạn. Nhưng chẳng sao, lúc này đã có hằng loạt đài truyền hình Việt Nam, cứ nói gọn thế, là tha hồ nhìn ngắm thiên hạ...ta bà thế giới, mặt cao, mặt thấp đều có đủ, thích hoặc hay thì coi tiếp, không thích hoặc sao đó, thì cứ việc chuyển đài, bực quá thì tắt TV một lúc cho thư giãn tâm hồn.
Do đó, tôi hụt xem một đại nhạc hội của các Cha dòng X. vừa tổ chức, với cả 2 phần trình diễn từ hình thức đến nội dung, mang danh xưng Linh Ca.
Bởi hình thức Linh Ca, gồm các linh mục mặc áo thụng đen, ca múa trên sân khấu, phải nói là rất sống động, cách tân, mà vẫn riêng hẳn ra cõi sinh hoạt xứ Thánh.
Còn nội dung Linh Ca thì vẫn giữ đúng ý, lời của Chúa, nghĩa là vẫn không xa rời xóm đạo. Nhạc Thánh Ca của Hải Linh và các linh mục trẻ khác, lời bài hát vô cùng trong sáng:
...Tìm đâu một chốn cho đời an vui
...Đêm qua đi, bình minh sẽ về...
...Đàn chim mỏi cánh, xa rời chân mây...
Đó là bài Sau Cơn Mưa Trời Lại Sáng của Linh mục Hùng Cường, do Linh Mục Đình Tuyền trình bày(tức hát). Ngoài ra một số ít linh mục trung niên, còn đa số lên sâu khấu trình diễn đang tuổi thanh niên. Tôi không có ý tường thuật buổi đại hội Linh Ca này, vì đó là công việc của các phóng viên, nhà báo, vì tôi chỉ xem TV, mà xem không được trọn vẹn chương trình, nhà văn Duy Lam thường nói với tôi rằng cô cứ việc viết cái lưng chừng, dở dang của điều gì đó, là Chốn Bụi Hồng rồi, còn muốn rõ “sô” Linh Ca, quý vị ấy phải đi coi từ đầu tới cuối, tìm hiểu thêm, chứ cho dẫu muốn nói rõ, ở phạm trù tín ngưỡng, phải được học hỏi suốt đời, Linh Ca là một phần suy nghĩ của giới tu sĩ trẻ theo đạo Thiên Chúa, tất nhiên, có thể quý vị chăn chiên bô lão còn thận trọng trước sự cách tân tu hành này. Trong lãnh vực nào, bất cứ tôn giáo, chính trị, xã hội v.v.. giới trẻ vẫn là những ngòi nổ cho các bánh pháo thời đại bứt tung. Riêng về tôn giáo, cuối thế kỷ trước, nhà tu Thích Nhất Hạnh khởi sự đường tu mơ mộng của ông ở Phương Bối Am với tác phẩm Nẻo Về Của Ý, rồi Bông Hồng Cài Áo nở hoa, và cũng chỉ đẹp thời ấy, sau này, sư ông đã luống tuổi, những mơ mộng đẩy lùi tâm ý về quá khứ, người ta còn định giá chung chung, với bất cứ ai, là tuổi trung niên và cao niên thường băn khoăn về địa vị, danh vọng, tham vọng nhiều hơn là...mơ mộng.
Hoặc giả, người già còn lỡ còn mơ mộng, cũng không hợp thời, không gian đã chuyển mơ mộng về cho tuổi trẻ. Tôi nhìn thấy hội trường buổi đại hội Linh Ca thật là đông khách dự. Các quan khách, khán giả bình thường ngồi kín những hàng ghế đã đành, quý vị linh mục, quý thầy, quý “sơ” cũng hiện diện đông đảo. Tất nhiên tôi lại quan sát nhân diện các nữ tu, nụ cười nào cũng tươi tắn, thoải mái...Như vậy Linh Ca đã vô hình trung, không cần phải rao giảng lời Chúa, nhạc và lời Linh Ca, nội dung và hình thức quý linh mục trình diễn đã truyền đạt cao độ tinh thần Ki Tô, qua cách tân thời đại.
Mới một thập niên thiên niên kỷ thứ 3, thay vì lời than thảng thốt của hầu hết nhân dân thiên hạ, đông cũng như tây, lương cũng như giáo, rằng thời cuối thế kỷ 20 vừa qua, là thời mạt pháp, nói một cách khác là thời không còn có một niềm tin trong cuộc sống, nhưng, đầu kỷ nguyên mới này, có vẻ Niềm Tin như cái bóng ngã dài lâu nay, đã được cái Hình mỗi lúc mỗi đứng vững hơn, kéo nó, cái bóng đứng lên sát lại cái hình, để hòa nhập thân tâm an lạc, vươn lên, tìm về uyên nguyên thánh thiện.
Đạo là con đường được vạch ra rõ ràng trên bình diện địa cầu, nhân sinh không chỉ riêng các tu sĩ đi trên đường tu, mà cả tín đồ, tu sửa liên miên, trồng hoa trong tư tưởng, mới có được bóng mát ở tâm hồn.
...Dù cho cuộc sống nắng mưa trăm chiều, dù mai còn thấy đắng cay rất nhiều...
Lời ca có vẻ bình thường, nhuốm chút gì chua chát đấy, nhưng Cõi Đời là vậy, cõi Đạo cũng chia sẻ buồn thương kiếp sống cam go, khốn khổ. Bởi vì nếu cuộc sống không đủ buồn vui, cam go, khốn khổ, mà chỉ toàn Tươi, Đẹp, Sung Sướng, thì là Cõi Tiên, Cõi Phật, Cõi Thánh, Cõi Thần, hay cõi vĩnh hằng mà xưa nay chỉ dành chúc tiễn hương linh, linh hồn vậy.
Thế nên, Linh Ca, âm thanh mênh mông giữa Đạo với Đời, vang lên như một cung bậc miêu tả sự an tịnh tất có mà Chúa đã an bài, và con người dù ở với Đời, hay sống với Đạo, thì vẫn không thể tứ thân, bơ vơ, cô đơn được, vẫn phải có xã hội chung quanh dẫu nhỏ bé, hạn hẹp, vẫn phải cùng bạn đời, bạn Đạo tiến lên phía trước. Vị linh mục MC cũng vẫn bình thường nói:
-Xin quý vị một tràng pháo tay để khuyến khích các...Cha.
Vâng, đúng, 6 vị linh mục trẻ vừa chấm dứt 1 bài hợp ca thật hay, thật đời, trẻ trung, mà rất thanh cao. Khuyến khích các cha vừa hát xong, khuyến khích các linh mục làm văn nghệ để gây quỹ xây dựng cơ sở nhà dòng, cơ sở thực tế như xây cất, tu sửa tu viện được thiết lập ở một miền xa, hoang hóa, cát sỏi, v.v..
Thế thì người đời phải nên và cần đóng góp rồi, vì công việc chính hay nhiệm vụ chính của quý vị tu sĩ, tăng lữ, là để hết thì giờ cầu nguyện cho chúng ta. Tuy nhiên, một số quý vị tu sĩ vẫn phải đi làm full-time như đều khắp quý vị ở Đời, chỉ có 2 ngày thứ 7 và Chủ Nhật là phụng sự nhà thờ, như mục sư Trương Công Trí, Huỳnh Minh Đức chẳng hạn.
Ông tổ Vô Thần Karl Marx đã phải thốt “Tôn giáo là liều thuốc an thần, là lời an ủi cho những ai bất hạnh, nghèo khổ, cùng cực, không thoát ra khỏi hoàn cảnh bế tắc”.
Mới nghe thì bực lắm, nhưng nghĩ cho cùng, khi con người đã bất lực trước hoàn cảnh bế tắc, chỉ còn cầu xin ở Trời Phật ra tay(tức dựa vào Tôn Giáo đấy).
Thật ra Karl Marx không nghĩ như đoạn vừa nêu, mà lão Marx bắt những người cùng cực phải sử dụng tận lực tới hơi thở cuối cùng để tìm ra phương cách cho những cái máy Nhai phải phục hoạt, tức là cho bao tử có thức ăn dù là cây cỏ..v.v..
Tôi lỡ dẫn chứng phần phàm tục, đang hết mình ngưỡng mộ các Đấng Chân Tu lại xen vào điều suy nghĩ vô sản của lão ông Karl Marx ấy – ý tôi chỉ muốn đề cập đến vấn đề cầu nguyện.
Linh Ca, phong cách văn nghệ rất hồn nhiên, trong sáng vừa thể hiện ở thủ đô tị nạn Bolsa, với tôi như một luồng gió mới, mát mẻ mà vẫn ấm áp, thanh cao mà vẫn hiện thực, chuyển tại trọn vẹn ý Chúa, ý Cha và cả ý của trăm họ tha phương, nhất là giới trẻ sống ở hải ngoại lâu nay, bên cạnh các nền văn hóa dân tộc khác, các Linh Mục Công Giáo Việt Nam vẫn giữ được phong cách dân tộc trong những sinh hoạt văn minh thế giới...
Hawthorne 10-1-2010
CAO MỴ NHÂN.( HNPĐ )