Bóng dáng thanh lịch và oai hùng của những chiếc khu trục hạm mũi
nhọn mình mỏng đang rẽ sóng lướt nhanh trên mặt biển xanh đậm, cắt mặt
nước làm đôi với 2 tia bọt nước trắng xoá 2 bên mũi tàu, làm cho tôi say
mê những chiếc tàu chiến, say mê biển cả, say mê viễn du. Tôi có cảm
tưởng như những con tàu đó có sức mạnh ngự trị trên cả thiên nhiên, coi
đại dương mênh mông là nhỏ bé.
Tôi ao ước được chỉ huy hững chiến hạm này vì tôi thường được nghe
kể rằng Hạm Trươ?ng là một chức vụ vinh dự nhất trong Hải Quân và khi
chiến hạm ra biển thì Hạm Trươ?ng là người có toàn quyền định đoạt mọi
việc, “tiền trảm hậu tấu”, nhất Trời nhì ta!
Một ông Trời con giữa đại dương bát ngát mênh mông, ngự trị trên
một con kình ngư oai phong dũng mãnh như thế thì thử hỏi ai mà không mê
cho được, nhất rồi còn gì nữa! Đó là lý do tôi đã gia nhập Hải Quân và
có lẽ đó cũng là lý do mà một số các chàng trai cùng thời đã gặp tôi và
trở thành bạn tôi trong 38 năm nay.
Chúng tôi thi vào học khoá 13 Sĩ Quan Hải Quân Nha Trang vào đầu
năm 1963. Ngày xuống Hải Vận Hạm Lam Giang (HQ 402) ở bến Bạch Đằng
Saigon để đi Nha Trang thụ huấn chúng tôi hơi thất vọng vì các sĩ quan
tương lai đã không được đối xử như mong muốn. Chúng tôi tưởng rằng sẽ
đươ.c ở 1 khu riêng dưới tàu với giường ngủ qua đêm trong thời gian gần 2
ngày hải hành, được nuôi ăn như những thuỷ thủ của chiến hạm, nhưng
thực tế là chúng tôi đã đươ.c thả rong trong sàn tàu, nơi dùng để chuyên
chở xe tăng, tự tìm lấy 1 chỗ trên
boong hay nơi các ổ súng để làm giường ngủ. Việc ăn uống thì phải tự
túc. Chúng tôi đều phải mang theo khẩu phần khô. Họ coi chúng tôi là
khách quá giang, ngoài quân số của chiến hạm, nên không có phần ăn trên
tàu. Còn giường ngủ thì chiến hạm không phải là loại tàu
chở hành khách nên không có cả trăm chiếc giường bỏ không cho chúng tôi dùng.
Ngồi buồn trên khẩu Boford đôi 40 ly phòng không của chiến hạm, tôi
ngắm nhìn các bạn cùng khoá, những thằng con trai sáng sủa bảnh bao mới
bước vào ngưỡng cửa Đại Học. Mọi ngày có vẻ “vào trong phong nhã ra
ngoài hào hoa” lắm, Vespa, Solex lươ.n quanh phố xá Saigon, dẫn đào đi
dạo Catinat, Nguyễn Huệ dáng dấp rất là công tử. Thế mà hôm nay sao thấy
bệ rạc quá, bộ vó phong nhã biến đi đâu mất dành chỗ cho những bộ mặt
ngơ ngáo, quần áo xốc xếch. “Gia tài của mẹ để lại cho con” vỏn vẹn có
cái sắc marin trên vai. Dăm ba thằng rủ nhau đi kiếm chân 1 ổ súng hay 1
góc sàn tàu kín đáo để làm “tổ ấm” trong thời gian hải hành.
Tôi nhớ lại hai hôm trước, chúng tôi trình diện ở trại Bạch Đằng II
để lãnh quân trang. Khi các anh em mới gặp nhau buổi sáng ở ngoài sân,
vì vui quá nói chuyện hơi ồn ào một chút thì một trung sĩ nhất, có lẽ là
quản nội trươ?ng của trại, bước ra. Trước khi ra lệnh cho chúng tôi,
thay vì ôn tồn nói: “Các anh hãy im lặng nghe tôi nói đây”, thì ông ta
đã quát lớn một cách rất oai hùng: “Chúng mày có câm mồm đi không ?”.
Chúng tôi sợ quá bèn câm mồm hết, im như tờ. Trong đầu óc chúng tôi
không ai tránh khỏi thắc mắc là tại sao trong quân đội người ta lại có
thể khai thác quyền hành một cách quá trớn tới mức trở nên thô lỗ đến
như thế được ? Tôi cho rằng đó là đặc tính của một số người VN, những
người không có tư tưởng dân chủ sau thời gian dài bị đô hộ bởi người
Pháp. Tư cách của những quan thực dân Tây đối với dân bản xứ đã ăn sâu
vào đầu óc họ mất rồi. Khi họ có chút quyền hành thì họ khai thác triệt
để quyền của họ và trở thành lạm quyền một cách lố bịch, ngươ.c lại khi
họ ở vào vị thế không có quyền hành thì họ trở nên hèn hạ, qụy lụy đến
mất cả nhân phẩm.
Không biết có phải vì mới ngày đầu đã gặp “những điều trông thấy mà
đau đớn lòng” như thế nên hôm nay nét mặt anh em trở nên u buồn chán
nản hay không. Có bạn nóng tính đã hứa với anh em là khi ra trường sẽ
xin về phục vụ cùng đơn vị với trung sĩ này để dậy dỗ
cho anh ta nên người. Thế nhưng sau đó chúng tôi đều quên hết. Đó là đức
tính của tuổi trẻ, dễ quên và dễ tha thứ, ai nấy đều muốn đi phục vụ
các đơn vị tác chiến hoặc hải hành để học hỏi đươ.c nhiều điều hay, chứ
không muốn làm việc có tính cách phục vụ hậu cứ như đơn vị của trung sĩ
này. Người ta thường nói “gần mực thì đen, gần đèn thì rạng”, nhỡ chẳng
may “lây” tính nết của ông này thì bỏ mẹ !
Tàu chạy vòng vo tam quốc trong sông Lòng Tào, vì là giờ nước lớn,
vả lại bờ sông không cao, đứng trên boong tàu tôi có thể nhìn thấy ruộng
đồng bát ngát đến tận các làng mạc nơi xa. Con sông ngoằn nghoèo như
một con rắn lớn, có nhiều khúc cong quá đến độ tôi thấy
những nhà cao tầng của Saigon lại hiện ra trước mũi tàu khi tàu đã đi xa
khỏi Saigon khá lâu rồi. Thành phố Saigon thân yêu cứ xa dần, xa dần,
mãi cho đến khi khuất hẳn. Chúng tôi đã thực sự “lìa xa thành đô yêu
dấu” để tạm gọi là “xếp bút nghiên theo việc đao cung”
mặc dù vẫn còn phải dùng đến bút nghiên ít nhất là 2 năm nữa và đao thì chẳng biết dùng, cung cũng chẳng biết bắn !
Đứng trên thành tàu nhìn cảnh trời mây, sông nước, với nền trời
xanh mây trắng kéo vần vũ, suy nghĩ mông lung, tôi chợt nhớ tới câu nói
bất hủ của Tổng Thống Hoa Kỳ đương thời, đã được nhắc đi nhắc lại nhiều
lần trên báo chí: “Đừng hỏi quê hương có thể
làm được những gì cho mình, hãy tự hỏi mình có thể làm được gì cho quê
hương”. Tôi thầm nghĩ ông này thực sự là người có tài khích động lòng
người. Đúng là người đươ.c huấn luyện để trở thành nhà lãnh đạo! Câu nói
của ông cũng đã ảnh hưởng rất mạnh
đến việc đông viên tinh thần giới trẻ như tôi.
Tôi liên tươ?ng đến thực tế, hiện thời chúng tôi sắp nhập Trường Sĩ
Quan Hải Quân, một trường nổi tiếng lịch sự, hào hoa và trí thức nhất
trong quân đội, thế mà đêm nay chúng tôi sẽ phải gối sắc marin nằm sàn
tàu sắt, bị bỏ đói. Thật là tương phản, ai đâu ngờ rằng trước khi trở
thành sĩ quan của một quân chủng hào hoa và lịch sự, chúng tôi lại phải
qua chặng đường này. Nghĩ đến câu nói bất hủ của ông Kennedy thì tôi lại
tự nhủ quả thực mình chưa làm đươ.c gì cho quê hương, vậy cũng không
nên đòi hỏi gì và tôi bắt đầu vui với cuộc đời phong sương mới này. Có
lẽ dần dà rồi cũng quen đi, quen với đời sống phong sương vất vả, quen
với sự hy sinh không đòi hỏi trả công, quen với thái độ của những người
như ông trung sĩ kia đối với người dưới quyền. Tôi thương hại ông ta hơn
là ghét và tôi tự nhủ hãy lấy gương ông ta mà tu thân cho nên người.
Chiến hạm ra khỏi cửa Cần Giờ, tên của cửa sông Lòng Tào, chừng
mươi phút thì tàu bắt đầu lắc ngang làm chúng tôi lao đao, tuy nhiên vì
chưa có trách nhiệm gì trên tàu nên những ai không say sóng thì vẫn đi
lại và lên boong tàu ngắm cảnh trời mây sóng nước, còn những
ai say sóng hay mệt thì cứ tự do nằm nghỉ nơi “tổ ấm” mà mình đã chọn.
May mắn thay chuyến đi này không gặp sóng gió nhiều, một ngày rưỡi rồi
cũng trôi qua một cách êm ả. Chúng tôi nhập quân trường vào ngày 13
tháng 4 năm 1963 với sự đón rước “nồng hậu” của các
sinh viên khoá đàn anh vì khi đó khoá đàn anh của họ đã mãn khoá và được
tung ra khắp 4 vùng chiến thuật rồi. Họ đang buồn vì không có ai để
quay chơi cho vui.
Học được 6 tháng thì chúng tôi có chương trình thực tập đi biển lần
đầu, thật là háo hức. Chúng tôi phải chuẩn bị mua sắm để tự túc thực
phẩm khô dùng cho 2 ngày đi biển. Vì trường không có huấn luyện hạm
riêng, phải mượn chiến hạm của Bộ Chỉ Huy Hạm Đội vài ngày để huấn luyện
sinh viên nên đối với chiến hạm chúng tôi là khách quá giang, không ai
nấu ăn cho chúng tôi cả. Chúng tôi lo chuẩn bị các thứ như cá mòi đóng
hộp, bánh mì khô, kẹo, bánh ngọt, bánh bisquit, trái cây v. v. . Chúng
tôi không đứa nào quên mang theo giấy vệ sinh và giâý lau tay để lau
chùi khi ói mửa.
Chiến hạm dùng để thực tập lần này là loại hộ tống hạm, một loại
chiến hạm chuyên dùng để hộ tống các đoàn “convoi” ngoài biển nên rất
chịu sóng, có thể hải hành trong những điều kiện biển 3, biển 4 là
thường. Chỉ có vấn đề nhân sự trên tàu có chịu nổi sóng hay không mà
thôi. Mới bước chân lên chiến hạm tôi đã thấy khó chịu vì mùi dầu gasoil
dùng chạy máy cộng thêm với mùi khói do máy diesel phun ra hai bên
thành tàu và mùi tanh tanh của nước biển còn đọng trên boong tàu chưa
rửa sạch. Sau 2 tháng bị hành hạ thể xác với chương trình huấn nhục, ăn
uống thiếu dinh dưỡng, tập tành khắt khe, anh em chúng tôi ai nấy đều
hốc hác, riêng tôi đã sụt mất khoảng 4, 5 kí trong 2 tháng này. Bốn
tháng kế tiếp chưa đủ thời giờ để hồi lực nên chuyến hải hành đầu tiên
đối với chúng tôi có vẻ vất vả lắm.
Trên tàu, theo lệnh sĩ quan toán trưởng, chúng tôi chia thành ba
chi đôi. để đi phiên song song với nhân viên chiến hạm. Ngày đầu tiên
phiên của chi đội tôi bắt đầu lúc ba giờ chiều, chấm dứt lúc sáu giờ
chiều và là phiên trên đài chỉ huy. Chúng tôi lớ quớ như những đứa trẻ
con, chẳng biết làm gì, chỉ nghe theo lời giảng giải của sĩ quan toán
trươ?ng về cách dùng các dụng cụ hải hành và lý thuyết đi biển. Lúc đầu
tuy mệt nhưng chưa đến nỗi say, ai nấy lo ghi ghi chép chép để khi về có
tài liệu viết phúc trình. Chừng năm, sáu giờ chiều sóng gió bắt đầu nổi
lên. Mặt mũi chúng tôi ai nấy xanh lè, buồn thiu, bút sách cứ thấy biến
dần, chỉ còn vài tên thuộc loại chì sóng vẫn tiếp tục ghi chép đươ.c mà
thôi.
Đối với tôi tàu chỉ lắc vài cái là tôi đã bắt đầu thấy nôn nao khó
chịu, tim tôi bắt đầu đập loạn xạ, không chịu theo nhịp bình thường nữa,
thế mà tàu cứ lắc liên miên, đôi khi còn trồi lên thụp xuống rất mạnh
làm cho ruột gan tôi như muốn lộn ra ngoài. Tôi thấy bải hoải tay chân,
mắt hoa đầu váng, người như mất hết năng lực, không còn sức đứng vững
nữa, chỉ muốn nằm đại xuống sàn tàu. Đâu đó nghe có tiếng oe., một sinh
viên đã nôn vào một cái sô gần đó. Tôi cố cầm cự nhưng chỉ được vài phút
sau thìtôi cũng phải noi gương anh bạn. Vì tôi không đứng gần cái sô
nào cả vả lại khi đó tàu đang nghiêng chừng 30 độ về bên tôi đứng, tôi
không còn sức chạy ngươ.c dốc để đến cái sô phía bên kia tàu, bèn chạy
xuống dốc cho nhanh, ra bám vào thành tàu cúi xuống để làm cái việc “cho
cá ăn chè”.
Gió lớn quá, “chè” chua loét của tôi đâu có đến với cá đươ.c, nó đã
bị thổi ngươ.c lại và rơi ngay trên đỉnh đầu một thằng bạn đang đứng ở
sàn tàu dưới học về hải pháo. May thay trên đầu nó có đội mũ casquette,
đỉnh mũ của nó nhận gần hết “bát chè nhầy nhụa” của tôi thân tặng. “Chè”
còn tung toé trên người và trên hai vai của nó, bê bết trên hai gù vai
mang alpha vàng choé. Nó giật mình hét lớn lớn:
– Mẹ thằng nào đó ?.
Khi ngẩng đầu nhìn lên nó nhận ra thằng “Mới nhìn thấy tàu đã say”
thì nó bớt giận, dịu giọng: ” Trời ơi! Sao không cho vào sô mày ? Ghê
quá, chết tao rồi!”. Thằng “Mới nhìn thấy tàu đã say” chính là tôi, tên
này do anh em đã “rửa tội” cho tôi kể từ chuyến thực tập vận chuyển lần
đầu bằng tàu nhỏ, quân vận đĩnh (LCM) trước đó ít lâu, vì tôi là một
trong vài người yếu chịu sóng nhất khoá. Có lẽ nhờ mang tên này mà tôi
lấy đươ.c “lòng thương” của những thằng bạn chì sóng trong khoá. Vì thứ
nhất là khi tôi say sóng thì người tôi như cái bị rách, trông rất tội
nghiệp, còn hơn người bị bịnh thương hàn cả tháng trời, ai trông thấy
cũng thương hại; thứ nhì là dù tôi mang đi bao nhiêu thực phẩm dự trữ
cho hai ngày hải hành tôi cũng biếu lại cho những thằng bạn chì sóng
hết, nuốt gì nổi mà nuốt. Tụi nó đươ.c ăn nhiều đồ ăn của mình thì dĩ
nhiên thương mình rồi!
Thằng bạn mà tôi đã tặng nó “bát chè” đầu tiên là một thằng chì
sóng bực nhất của khoá, nó gầy tom, dáng dấp thư sinh trắng trẻo và hiền
như . . . “ma sơ” vì thế nó đươ.c rửa tội với tên Gà Mái. “Gà Mái” bây
giờ lạc bước giang hồ xuống tận nam bán cầu, ở xứ đầy Kangouru. May mà
“trời sinh” ra cái “long distance call free” với internet chứ không thì
tôi phải tốn bộn tiền điện thoại viễn liên với nó vì nó rất chậm tiến,
không thích dùng máy điện toán để liên lạc bằng i meo!
Tôi nhận thấy một điều rất lạ là những thằng càng gầy thì lại càng
chì sóng. Trong khoá tôi còn có một tên gầy teo chỉ có da bọc xương, đen
xì và ăn rất khoe?, anh em đã phải gọi nó là “Tử Thần”. Tôi chắc nếu nó
xin gia nhập Không Quân để trở thành phi công thì sẽ không đựơc tuyển
vì người ta e rằng khi nó muốn hạ cánh, máy bay nhẹ quá không đáp xuống
được, sẽ bay hoài cho đến khi hết nhiên liệu mới chịu rơi xuống. Vào Hải
Quân lại là đất dụng võ của nó. Trong khi anh em đều say khướt nằm la
liệt thì nó đi vòng vòng hỏi : ” Thằng nào không ăn đươ.c đâu, đưa hết
đây tao ăn cho.” Hình như khi nào có sóng to gió lớn thì nó lại ăn khoẻ
hơn thì phải. Không biết say sóng như nó kể cũng sung sướng thiệt !
Người ta thường nói cuộc vui nào rồi cũng qua đi. Trong khi thực
tập hải hành thì tôi thấy đau khổ nào rồi cũng qua đi, nhất là đau khổ
vì say sóng! Những chuyến thực tập hải hành như vậy rất cực nhọc đối với
tôi nhưng may thay nhờ Trường Sĩ Quan Hải Quân chưa có huấn luyện hạm
riêng nên chúng tôi chỉ phải đi thực tập vài chuyến trong suốt hai năm
học mà thôi. Các huấn luyện viên thì nói rằng mai mốt mãn khoá ra
trường, xuống chiến hạm có trách nhiệm rồi thì sẽ bớt say sóng và sẽ
quen, vì thế chúng tôi, những thằng “mới nhìn thấy tàu đã say” cũng yên
lòng phần nào để tiếp tục học hành mà không . . . đào ngũ.
Khi ra trường tôi đươ.c bổ nhiệm xuống hộ tống hạm Kỳ Hoà HQ 09,
một loại chiếm hạm tác chiến dùng để hộ tống và tuần tiễu nên khi nào đi
công tác là đi cả tháng chứ không đi vài ngày như những chiến hạm
chuyển vận. Tôi lo lắng lắm vì thấy một tương lai rất là vất vả đang chờ
mình. Tôi không biết mình sẽ phải làm sao để chịu đựng được những lần
biển nổi cơn thịnh nộ như những lần tôi đi thực tập khi còn trong quân
trường. Thêm vào đó người ta còn nói hạm trưởng chiến hạm này rất khó
tính và khắt khe nên các sĩ quan đươ.c thuyên chuyển xuống tàu đều tránh
né, trì hoãn để tìm cơ hội xin đi đơn vị khác. Thuỷ thủ đoàn đã đặt tên
cho chiến hạm là “Kỳ Hoà Tự”, một ngôi chùa để những kẻ chán đời đến tu
!
Chuyến hải hành đầu tiên của tôi là chuyến công tác tham dự chiến
dịch Vũng Rộ Theo tin tình báo Mỹ, một tàu địch chở đầy vũ khí khởi hành
từ Hải Phòng, giả dạng tàu buôn ra khơi về phía đông, tận ngoài hải
phận quốc tế. Từ đây nó đổi hướng, đi về phía nam để đánh lạc hướng các
nơi theo dõi. Đến ngang Nha Trang nó lại đổi sang hướng tây vào ban đêm,
trực chỉ vào bờ , thẳng vào Vũng Rô để đổ súng đạn vào mật khu của
chúng.
Không tuần của Hải Quân Mỹ đã theo dõi tàu VC, khi tầu địch vào đến
hải phận VN Cộng Hoà mới báo cho các đơn vị chiến hạm Hải Quân VN chận
bắt. Tàu địch đã bị chận bắt trong hải phận của ta, vì cùng đường, biết
không chạy thoát được nên chúng đã đâm thẳng vào bờ ngay tại Vũng Rộ Tất
cả thuỷ thủ đoàn chạy trốn lên đất liền để thoát vào mật khu. Nơi này
được địch phòng thủ rất kiên cố, các ổ súng lớn của chúng đều ở trên núi
và dấu trong các hang trên cao, miệng hang nhìn ra biển, vì thế những
cuộc oanh tạc của Không Quân không có hiệu quả, chỉ có trọng pháo của
Hải Quân từ biển nhắm thẳng vào các miệng hang của những ổ súng địch mà
khạc đạn thì mới làm chúng câm họng đươ.c.
Tin từ chiến trường cho biết là HQ 405 đã bị thiệt hại rất nhiều mà
không thể nào ủi bãi để tịch thu súng đạn địch trên tàu xâm nhập vì hoả
lực địch quá mạnh. Ngoài ra trên bờ ngay nơi chân núi sát biển còn có
mật khu của địch với các hầm chứa đầy vũ khí mà chúng đã xâm nhập từ
trước. Những khẩu Boford đôi 40ly của HQ 405 không đủ sức công phá các
hang kiên cố này, nay chỉ trông chờ vào 76.2 ly của hộ tống hạm mà thôi.
Đươ.c lệnh khởi hành khẩn cấp để tăng viện cho chiến dịch, HQ 09
khởi hành ngay vào buổi chiều, đúng hai ngày sau khi tôi trình diện
chiến hạm. Hạm Trươ?ng là thiếu tá Trang, khoá 4. Chiến hạm không có hạm
phó vì hạm phó cũ đã thuyên chuyển, hạm phó mới chưa trình
diện. Xử lý thường vụ hạm phó là thiếu uý Từ, khoá 12, sau đó là hai
thiếu uý trong đó có tôi, như vậy theo cấp số thì chiến hạm thiếu ít
nhất là ba sĩ quan, nhưng vẫn phải đi công tác như thường.
Thường thường khi có sĩ quan mới ra trường xuống chiến hạm thì hạm
phó cắt đặt cho đi phiên chung với một sĩ quan thâm niên hơn trong một
thời gian. Sau khi xét thấy sĩ quan mới này đã đủ điều kiện làm trưởng
phiên thì mới trao phiên chính thức. Vì HQ 09 ở trong tình trạng thiếu
sĩ quan như thế nên ba thiếu uý bị bắt buộc phải làm trươ?ng phiên ba
“ca”, vì không lẽ bắt hạm trươ?ng đi một “ca” sao ? Vì thế tôi không có
thời gian để thực tập .
Chiến hạm đến cửa Cần Giò đã là 8 giờ tối và là phiên của tôi trên
đài chỉ huy cho đến 12 giờ đêm. Tháng 2 là tháng của mùa gió bấc, gió
thổi từ hướng đông bắc rất mạnh. Ra khỏi Vũng Tầu, khi bắt đầu đi hướng
đông bắc thì tàu vừa lắc vừa nhồi. Sau khi đã thấy chiến hạm vào đúng
đường rồi và không còn gì nguy hiểm về đá ngầm nữa, hạm trưởng nhắc tôi
cẩn thận rồi rời đài chỉ huy. Nguy quá, ông trao trách nhiệm cho tôi,
đương nhiên coi tôi như đủ khả năng làm sĩ quan trươ?ng phiên. Phiên hải
hành đầu tiên mà tôi đã phải làm sĩ quan trưởng phiên, có trách nhiệm
lo hướng dẫn con tàu theo đúng hải trình. Nhờ có trách nhiệm, tôi cũng
có bớt say sóng một chút nhưng tôi hơi lo vì một mình tôi sẽ phải gánh
hết trách nhiệm, nếu có chuyện gì thì mạng của cả trăm người đặt trong
tay tôi. Tôi cố gắng gồng mình chịu đựng mặc dù đã thấy rất đừ.
Nhưng sức của thằng “Mới nhìn thấy tàu đã say” chỉ có hạn, lúc đầu
tôi còn lo làm point bằng radar xem chiến hạm có đi sai đường không. Sau
hơn 1 giờ gồng mình với sóng 3, sóng 4, đầu tôi nhức, mắt tôi hoa, bụng
tôi thắt lại từng hồi dồn nước chua trong dạ dày lên cổ, tôi cố nuốt nó
xuống nó lại lên, lại nuốt xuống, nó lại lên! Nuốt hai ba lần rồi đến
một lúc, sau một cái thắt ruột mạnh, áp suất bên trong cao quá, cổ không
đủ sức để kìm lại và nuốt xuống nữa, nó phun ra thành vòi. Tôi bắt đầu
ói, cú ói đầu tiên tôi biết trước và còn sức nên còn cố chạy
đến cái sô và ói vào sô, tiếp theo sau đó vì nó ra nhiều quá đâu có kịp
chạy đến sô mà cũng chẳng còn biết sô ở đâu nữa, nên bạ đâu ói đó, bao
nhiêu thức ăn nuốt vào hồi chiều dần dần cho ra hết. Tôi có cảm tưởng
như tôi đã cho ra nhiều hơn những gì tôi đã ăn vào rồi mà sao vẫn ói.
Người ta thường nói ói ra cả mật xanh, mật vàng nhưng vì trời nhá nhem
tối, vả lại tôi thường chạy ra thành tàu để “cho cá ăn chè” nên tôi
không biết có ói ra mật hay không. Tôi thấy rất đắng trong miệng, chắc
có ói ra mật thật chứ chẳng chơi! Con tàu vẫn khi thì lắc lư, khi thì
nhồi lên hụp xuống, sóng đánh vào mạn tàu nghe ầm ầm như bom nổ gần đâu
đây, thân tàu oằn oại nghe răng rắc như muốn bị vặn xéo đi. Thỉnh thoảng
một cơn sóng lớn đánh vào mũi tàu nghe một tiếng ầm, mũi tàu chúi xuống
và một cột nước lớn đổ ào lên đài chỉ huy, lọt qua những khe hở của
kính chắn trước mặt làm mọi người ướt mèm. Tôi cố đứng vững nhưng rất
khó, hai tay tôi ôm chặt lấy cột của chiếc la bàn điện để giữ cho thân
người không sụm xuống vì hai chân tôi gần như tê bại rồi. Toàn thân tôi
lạnh ngắt mặc dù đã có áo ấm đi biển .
Mười một giờ đêm, tôi vẫn tiếp tục ói, và con tàu vẫn tiếp tục hì
hục chống chọi với thiên nhiên, có lúc cả con tàu bị đưa lên thật cao
rất nhanh làm tôi cảm thấy thân xác tôi nặng chịch hàng tấn thịt, hai
chân run run nhún xuống dưới sức nặng “ngàn cân” của thân mình. Tôi nghĩ
chắc khi đó cơ thể tôi ít nhất cũng phải chịu một sức kéo xuống tương
đương với 3G (3 lần trọng lượng người tôi) chứ chẳng chơi. Tội nghiệp
cho hai cái chân của tôi, chúng đã tê rồi không còn cảm giác gì cả mà
vẫn phải gánh chịu cái thân hình nặng nề này! Liền sau đó con tàu rơi
thỏm xuống một hố sâu, tôi sợ quá tỉnh hẳn không còn thấy u mê nữa nên
đã chuẩn bị để khỏi đụng đầu vào trần, hai tay nắm lấy cột sắt của la
bàn điện ghìm thật chặt, chúi người xuống và đẩy cột la bàn lên, thế mà
hai chân vẫn bị nhấc bổng toòng teng trên không, ầm một
tiếng lớn, cả con tầu rung lên rần rần như thằng động kinh! Các vật dụng
trên tàu tuy đã được ràng buộc chặt từ hồi chiều nhưng khi bị rung lắc
mạnh vẫn tạo thành những tiếng động ngân vang trong không gian, hoà thêm
với tiếng gió thổi qua các giây “cáp” ù ù nghe như tiếng gầm gừ của hai
con sư tử đực đang tranh hùng. Tôi có cảm tỨưởng chiến hạm là một con
vật khổng lồ đang chống chọi với cơn cuồng nộ của biển cả để cố gắng đi
tới. Người ta thường ví chiến hạm với con kình ngư quả cũng không sai.
Sau khi tàu rơi xuống hố như thế, mũi tầu chúi xuống và húc vào một
làn sóng lớn tiếp theo đang cuồn cuộn đi tới. Nguyên cả một lớp nước
dày hơn một thước tràn lên boong tàu làm cho chiếc tàu giống như tàu
ngầm chỉ thò đài chỉ huy lên trên mặt nước mà thôi. Vì tàu chúi đầu
xuống, cả thân người tôi nằm dài trên cột la bàn lúc nào tôi cũng không
hay, trông giống như đứa trẻ con đang nằm trên thân cây đu đưa chơi vậy.
Ôi cha mẹ ơi, sao biển đẹp và yêu quý của tôi lại có thể hành hạ tôi đến mức này ?
Tôi đã ói hết cả mật ra rồi, bây giờ không còn gì để ói nữa nên tôi
ói khan. Bắt đầu bằng ruột và bao tử thắt lại, cơn nôn từ bụng dưới đưa
lên và khi ra đến mồm thì chỉ là một tiếng oe. nhưng không có gì đi ra
khỏi miệng cả. Những cơn nôn oe. như thế làm co thắt ruột và bao tử tôi
nhiều lần, rồi tôi cảm thấy tê tê nơi bụng như có một luồng điện giựt từ
cổ tới rốn. Cứ như thế, điện cứ giựt trong bụng tôi từng hồi làm thân
thể tôi tê dại đi, hai tay thì như bị cả ngàn con kiến cắn hay cả ngàn
cái kim châm, tê ran khắp gan bàn tay và các đầu ngón tay. Hình như điện
truyền xuống cả chân tôi thì phải. Tuy thân thể tê dại nhưng đầu óc thì
vẫn tỉnh táo, tôi thầm nghĩ chắc là thần kinh nội tạng của mình bị kích
thích quá mức nên nó tạo ra những luồng điện như vậy, đúng là những
luồng điện khá mạnh đang giựt giựt trong bụng tôi.
Tôi lo lắng tự hỏi hay là mình đã chọn lầm nghề. Say sóng dữ như
thế này thì làm sao sau này quen sóng và làm sao mà chỉ huy chiến hạm ?
Cỡ này nếu cứ tiếp tục đi biển thì chắc có ngày mình sẽ hui nhị tỳ mất
thôi chứ sao thành hạm trưởng được! Nhưng thực tế là tôi
phải tính sao với hiện tai đây ? Tôi không thể bỏ phiên được. Trong Hải
Quân, sĩ quan mà bỏ phiên đi “ca” là một tội không thể tha thứ. Tôi đã
tự nhủ ngay là mình phải tự khắc phục, quyết đứng đây cho đến hết phiên,
muốn ra sao thì ra, vì danh dự và vì trách nhiệm, không thể nào rời đài
chỉ huy đươ.c.
Tôi thấy ông trung sĩ giám lộ cùng phiên với tôi đi biển đã lâu nên
có vẻ chì sóng, tôi nói với ông ta là để ý tàu giùm vì tôi mệt lắm,
không còn tỉnh táo để coi tàu được nữa. Ông ta biết tôi là sĩ quan mới
toanh vừa ra lò và cũng là chuyến hải hành đầu tiên nên rất thông cảm,
đã nhận lời một cách rất vui vẻ và còn khuyên tôi “Thiếu Uý cứ ngồi nghỉ
đi, không có gì cần lo đâu vì tàu đang ở ngoài khơi mà”. Tôi yên trí,
đứng đó làm trươ?ng phiên mà như cái xác không hồn cho đến hết phiên.
Mười hai giờ đêm hết phiên tôi mừng quá, và thật là hú vía, phiên đầu
tiên
trong đời hải nghiệp của tôi đã qua đi một cách êm thấm. Mặc dù rất “khổ
đau” nhưng không có tai nạn gì xảy ra cả. Chỉ có sĩ quan trưởng phiên
mơ mơ màng màng như người lên cung trăng trong suốt phiên của mình. Khi
sĩ quan trươ?ng phiên kế tiếp lên nhận phiên, tôi thấy tỉnh táo hơn được
một chút, cố lết ra bàn hải đồ để bàn giao phiên lại cho Thiếu Uý Từ
rồi chạy thật lẹ xuống phòng riêng.
Vào phòng, tôi để nguyên quần áo lăn đùng ra giường rồi thiếp đi
đưỨơ.c một lúc nhưng vì tàu vẫn lắc và nhồi quá, thỉnh thoảng người tôi
lại được nâng lên khỏi giường rồi ném xuống nệm bình bịch. Thỉnh thoảng
tôi bị lăn vào phía trong đập mình vào tường, tôi phải lấy 1 cái gối
chắn bên trong tường cho khỏi bị u đầu, sau đó lại lăn ra phía ngoài,
nếu tôi không dùng tay ghìm chặt thành giường thì chắc chắn thế nào cũng
rớt xuống sàn tàu. Thêm vào đó là những tiếng ầm ầm do sóng đập vào
thành tàu cộng thêm tiếng gió rít bên ngoài nên không thể nào ngủ đươ.c.
Tôi suy nghĩ miên man và tự hỏi rằng trên thế giới này hiện có biết
bao nhiêu là tàu biển đang chạy ngang chạy dọc khắp đại dương, biết bao
nhiêu là thuỷ thủ đoàn đang lo cho tàu chạy, họ có sao đâu. Tại sao mà
mình cực khổ nhưỨ thế này? Không lẽ trời sinh ra 2 loại
người, một loại để chuyên môn đi biển còn một loại chỉ ở bờ không bao
giờ đi biển đươ.c hay sao. Hỏi rồi tôi tự trả lời: có bao giờ mình nghe
nói đến chuyện đó đâu !
Chuyến công tác tham dự hành quân Vũng Rô này chấm dứt sau 5 ngày,
HQ 09 đỨược trở về Saigon nghỉ bến vì chưa đến phiên đi tuần. Ngay khi
về đến bến, vì lý do nhu cầu liên lạc và thông dịch gia tăng mạnh nên
tôi được Phòng 3 Bộ Tư Lệnh Hải Quân gọi về để đi
làm sĩ quan liên lạc trên các chiến hạm của đệ thất hạm đội Hoa Kỳ và
trong gần 2 năm sau đó tôi làm việc với Hải Quân Hoa Kỳ. Có điều đặc
biệt là khi tôi đi trên chiến hạm của Hải Quân Mỹ thì tôi lại ít say
sóng hơn, theo tôi nghĩ thì có lẽ một phần là do chiến hạm lớn hơn ít bị
sóng lắc hay nhồi, một phần nữa có thể là do sự ăn uống những thức ăn
dễ tiêu hơn, bao tử mình chứa ít thức ăn khi gặp sóng gió lớn thì không
khơi mào cho sự nôn oe., sau cùng và quan trọng hơn cả là việc quen với
sóng.
Về ăn uống thì tôi biết trong Hải Quân Pháp mỗi sĩ quan khi xuống
chiến hạm đều đươ.c lãnh tiền ăn mà họ gọi là “traitement de table” gấp 3
hay 4 lần lương căn bản của họ khi ở trên bờ. Khi chiến hạm hải hành
công tác thì tiền này còn tăng lên bằng 5 hay 6 lần tiền lương. Tôi nghĩ
chắc họ không dư tiền mà cấp phát bừa bãi đâu, mục đích có lẽ là để cho
người thuy? thủ có đủ phương tiện ăn những đồ ăn nhẹ mà vẫn đầy đủ chất
bổ trong nhiều ngày lênh đênh ngoài biển và không ảnh hưởng đến tình
trạng chiến đấu của chiến hạm.
Còn về vấn đề quen với sóng gió thì khi ở chiến hạm VN chúng ta
thường đi tuần hay công tác dăm ba hôm lại ghé bến để đi chợ, để tiếp tế
nhiên liệu, lấy nước ngọt hay để nghỉ, cơ thể vừa mới bắt đầu làm quen
với sóng thì lại làm quen với đất liền. Cứ như thế những người có cơ thể
cần phải quen với sóng như tôi không thể nào quen đươ.c. Khi tôi lên
chiến hạm của Hải Quân Mỹ thì tàu chạy luôn một lèo từ 30 đến 40 ngày
không vào bến. Vì thế cùng lắm là chỉ có 2, 3 ngày đầu là say sóng thôi,
nếu những ngày này là những ngày đẹp trời hay ít sóng gió thì sau đó
quen đi và sẽ không say sóng nữa !
Tôi còn nhớ có 1 lần tôi là sĩ quan liên lạc trên một chiếc khu
trục hạm của Hải Quân Hoa Kỳ liên tục trong 35 ngày rồi. Khi chiến hạm
này bị gọi trở về căn cứ Subic gấp họ không có thì giờ trả tôi vào bờ
nên họ dùng cách chuyền người ngoài biển, gọi là highline, để chuyển tôi
sang chiến hạm mới đến thay thế tại chỗ. Vì tôi đã ở ngoài biển hơn 1
tháng rồi nên tôi đã quen sóng. Khi chiến hạm thay thế tới, mấy hôm đầu
trời nổi cơn lôi đình như có bão. Chiến hạm này là loại tàu rà mìn
(MSO), chỉ lớn hơn hộ tống hạm một chút nhưng đóng bằng gỗ nhẹ hơn, nên
bị quật lên nhồi xuống tôi bời. Một số nhân viên chiến hạm mới đến chưa
quen sóng nên say ngất ngư, họ thấy tôi phây phây đi lại, ăn uống như
thường thì phục lăn. Họ khen tôi là “Good sailor !”.
Đến giờ ăn chiều bồi Phi dọn cơm lên, sĩ quan biến mất hết, chỉ còn
lại hạm trươ?ng và tôi vào phòng ăn, hạm phó đang đi phiên. Hôm đó vì
sóng gió lớn quá, khi đứng trong phòng ăn hai chân chúng tôi luôn luôn
phải co lại và duỗi ra tùy theo phía bên chân đó thành tầu nghiêng lên
hay nghiêng xuống để giữ cho người đươ.c cân bằng và thân mình được
thẳng đường giây dọi. Hai chân lúc đó được xử dụng như 2 cái lò xo, co
vào duỗi ra tự động theo nhịp lắc của con tàu.
Riết rồi hai chân thành thói quen như tập thể dục, đứng đâu cũng hơi co
co, duỗi duỗi, nhiều khi tàu lắc ít, vì thói quen chân vẫn co nhiều !
Khi chúng tôi ngồi xuống bàn ăn rồi, đĩa xúp vừa đươ.c mang ra là
phải cầm tay mà ăn, một tay cầm đĩa, một tay cầm muỗng mà múc để có thể
nghiêng đĩa ngược chiều lắc của con tàu, tránh cho nước xúp khỏi đổ ra
ngoài. Khi đĩa thức ăn chính đã đươ.c bồi dọn ra bàn rồi một tay cũng
phải cầm đĩa để giữ cho đĩa khỏi chạy đi theo chiều nghiêng của tàu.
Trong những ngày sóng gió như thế, thường chỉ có tôi và hạm trươ?ng
ăn với nhau trong phòng ăn mà thôi, hoa. hoằn mới thấy mặt hạm phó, có
lẽ ông này “anti” với hạm trưởng thì phải. Sau chừng 1 tuần như vậy, hạm
trưởng tàu này phục tôi quá, muốn tôn tôi làm sư phụ
vì ông ta chịu muốn hết nổi, mặt mũi xanh lè. Còn tôi thì bất cứ khi nào
ông lò dò lên đài chỉ huy đều thấy tôi, vào phòng ăn cũng thấy tôi,
nhìn ra boong tàu cũng thấy tôi vì tôi luôn luôn muốn đi ra ngoài cho nó
thoáng chứ ở trong phòng chật chội bức mắt. Mỗi lần gặp tôi ông đều lắc
đầu than van “very disappointed, very disappointed to patrol like
this!”. Vì biển động quá, không có ghe để xét, đôi khi có 1 vài chiếc
chiến hạm cũng không dám hạ “youyou” xuống biển vì sợ bị sóng đánh chìm.
Tàu chỉ chạy gần ghe và dùng ống nhòm quan sát kỹ xem có gì khả nghi
hay không rồi ghi số ghe để gửi công điện báo cáo mà thôi, xong lại ai
đi đường nấy.
Riêng tôi vì không có việc gì làm, giống như thằng đi “cruise” trên
du thuyền, suốt ngày đọc báo, ăn, đi rong quanh tàu , xong lại ăn, đọc
báo, đi quanh tàu ! Hạm trươ?ng thì có lẽ vì thấy tôi là một trong một
số ít người hoạt động trên tàu những khi biển động vả lại trong những
bữa ăn tôi hay ăn cùng và nói chuyện với ông nên ông không muốn tôi đi.
Khi tôi đi rồi, chắc ông buồn lắm nên ông khuyên tôi ở lại tàu thêm một
thời gian nữa mặc dù tôi đã đến thời hạn về bờ từ lâu rồi. Ông hỏi tôi
là nếu tôi bằng lòng ông sẽ đánh công điện xin giữ tôi lại. Còn tôi thì
vì
trước khi đi chuyến công tác đó đã đánh phé với bọn sĩ quan trực phòng
hành quân ở Vũng Tàu và tụi nó đã “rửa” tôi rất sạch sẽ. Nguyên hai
tháng lương của tôi đã đươ.c tụi nó ” ký lệnh thuyên chuyển” sang túi
của chúng nó hết rồi. Bây giờ về bến tôi cũng không có tiền để mà vung
vít nên tôi ra cái điều tử tế, ngần ngừ một chút rồi làm như chiều lòng
hạm trưởng, tôi trả lời ông là tôi OK.
Thực ra tôi cũng muốn ở lại tàu với mục đích “thâm sâu” là để dành
tiền vì tiền ăn của tôi trên chiến hạm là do Hải Quân Hoa Kỳ đài thọ,
tôi không phải trả và cũng không phải tiêu gì hết. Khi về bến lương của
tôi còn nguyên, lại tha hồ mà xì phé vung vít! Hạm trươ?ng đâu hiểu nổi
thâm ý đó nên rất hài lòng vội đánh công điện xin giữ tôi ở lại thêm ba
tuần, còn thằng cha hạm phó thì nói thẳng với tôi: “Hạm trưởng thích mày
hơn tao, ông ấy muốn giữ mày chứ đâu muốn giữ tao!”.
Chuyến này tôi đã đi công tác luôn một lèo 55 ngày liên tục trên
biển động của mùa gió bấc. Khi bị bắt buộc phải trả tôi vào bờ theo lệnh
của phòng hành quân Vùng 3 Duyên Hải, mặt hạm trỨưởng buồn thiu. Tôi từ
giã ông ta như từ giã một người bạn chí thân phải xa nhau và biết là sẽ
không bao giờ gặp lại nhau nữa. Chiến hạm neo ngoài khơi, ghe hải
thuyền đưa tôi vào bờ. Khi bưỨớc chân từ ghe lên đất liền, mới đi được
hai bước thì tôi lao đao như thằng say rượu muốn té. Trời đất quỷ thần
ơi, mặt đất gì mà kỳ cục quá, nó đứng yên chứ không dập dình lên xuống
như sàn tàu của tôi, báo hại tôi phải đứng lại làm “một phút mặc niệm”
để điều chỉnh tình trạng cân bằng nếu không muốn té. Thực sự tôi đã say,
tôi say . . . . đất đấy quý vị ạ!
Từ đó tôi mới tìm ra câu trả lời cho chính tôi là thế giới này
không có hai loại người đi biển, mà chỉ có một mà thôi. Đi biển đươ.c
hay không là do vấn đề quen sóng, khi đã quen rồi thì ai cũng chì sóng
cả. Một thằng “mới nhìn thấy tàu đã say” như tôi mà cũng có thể trở nên
anh hùng chì sóng thì ai cũng chì sóng được hết! Đồng thời tôi cũng hiểu
được tại sao có những ông thuyền trươ?ng già suốt đời đi tàu một cách
vui thú, không hề buồn phiền chán nản, không muốn đổi nghề và nhiều khi
tàu neo, ông vẫn thích ở lại với tàu của ông hơn là đi ra ngoài phố.
Bùi Tiến Hoàn, Canada
Khoá Đệ Nhị Dương Cưu, Trường SQHQ/NT.
https://ongvove.wordpress.com
Sinh Tồn chuyển