Nhân Vật
Bác Tổng Lú: Hỏi chúng nó có là đảng viên không?
Một đôi trai gái đang đi trên vỉa hè trong khu phố cổ ở Hà nội, vừa đi họ vừa nói chuyện rất vui vẻ. Nhìn thấy trước cửa hiệu thời trang có treo một cái áo rét đàn ông màu đỏ,
Xin đọc hai câu chuyện mà có thể bạn thường gặp ở đời thường dưới đây:
1 - Một đôi trai gái đang đi trên vỉa hè trong khu phố cổ ở Hà nội, vừa đi họ vừa nói chuyện rất vui vẻ. Nhìn thấy trước cửa hiệu thời trang có treo một cái áo rét đàn ông màu đỏ, cô gái quay sang chàng trai vừa nói, vừa cười: "Trông cái áo rét màu đỏ kia đẹp quá, hay em mua cho anh mặc nhé!".
Chàng trai vẻ mặt rất vui, miệng cười và bảo "Điên à, con trai sao lại mặc áo mầu đỏ". Vừa lúc ấy, có một ông già tóc bạc, cởi trần vẻ mặt giận dữ xấn xổ chạy đến, tóm ngực chàng trai và hét lên "Sao mày bảo tao điên". Chàng trai hoảng hốt bảo "Thưa bác, chúng cháu đang nói chuyện với nhau, đây là việc riêng của gia đình mà bác". Ông già nghe thấy vậy, xấu hổ đành bỏ đi.
2 - Nhà ông A đang định sửa cái nhà cũ, vì nó dột nát lắm rồi, nhưng cảnh nghèo ăn bữa sáng lo bữa tối tiền đâu mà xây nhà mới. Sau một thời gian nghĩ ngợi, vốn là một người cẩn thận, một hôm ông A bàn với bà vợ rằng: "Bà này, nhà mình đang định sửa nhà. Hay chủ nhật này, bà làm mấy mâm cơm mới bà con hàng xóm láng giềng họ góp ý, cho ý kiến nên sửa thế nào cho vừa hợp lòng lối xóm, lại vừa túi tiền. Hơn nữa, chẳng gì cũng là chỗ tối lửa tắt đèn có nhau. Tôi nghĩ làm thế là thuận cả đôi đường. Bà nghĩ sao?" Bà vợ vốn con người hiền lành, biết điều chỉ đáp "Tôi thế nào cũng được thì cũng tùy ông".
Bà con trong xóm nhận lời mời, chẳng ai bảo ai song nhà nào cũng chuẩn bị phong bì. Biết nhà ông A cũng túng bấn, nên dịp này ai cũng muốn nhân dịp này để giúp đỡ thêm cho hai ông bà già chi phí sửa nhà. Ngày ăn cỗ, ngoài việc cho người nhà sang giúp hai vợ chồng ông A từ tối hôm trước. Nhà nào cũng có phong bì đưa cho ông bà một hai triệu, gọi là của ít - lòng nhiều, giúp ông bà thêm thắt chút ít. Không khí nghe chừng vui vẻ lắm. Duy chỉ có nhà ông X, ông Y và bà Z, vốn là cán bộ, trí thức đến ngày ăn cỗ đi tay không đến, không có phong bì. Hàng xóm láng giềng, ngạc nhiên lắm, họ tự hỏi sao các ông bà ấy nỡ nào làm thế được nhỉ. Lúc gặp chủ nhà, cả ba ông bà bắt chân bắt tay vui vẻ, ông X đại diện nói lớn "Anh em chúng tôi qua, chẳng biết lấy gì giúp ông bà. Thôi đây cũng là thay cho quà gửi ông bà", vừa nói ông X vừa rút ra trong túi một bộ bản vẽ thiết kế xây một biệt thự hoành tráng mà ông nhờ thằng con trai sưu tầm được trên mạng.
Chắc là thấy chuyện vừa vô lý, vừa mang tính xỏ xiên, thằng B mới đi tù về liền bảo ông X "Này bác X, ông bà A sửa nhà tiền còn không đủ, lấy đâu ra tiền xây biệt thự. Mang tiếng các bác lắm chữ mà cũng không biết làm gì cho phải đạo với hàng xóm?". Nói xong thằng B giật cái bộ bản vẽ từ tay ông A, trả lại cho ông X. Xem chừng ba ông bà kia chắc xấu hổ, vì để một thằng đi tù về nó dạy cho bài học làm người.
Hai câu chuyện như trên, nếu để ý bạn sẽ thấy nó là những vấn đề xảy ra thường xuyên trong cuộc sống hàng ngày. Chuyện nhỏ như thế, nhưng không khéo sẽ làm cho người khác bực mình. Câu chuyện thứ nhất nhắc chúng ta nếu không phải việc của mình thì đừng xía vào chuyện riêng của người khác, rồi không khéo sẽ lại thành kẻ vô duyên. Còn câu chuyện thứ hai, muốn nhắc mọi người nên tìm hiểu rõ mục đích, yêu cầu của người khác khi định giúp họ. Đừng để xảy ra chuyện người ta mời mình bàn để sửa một vấn đề, mà ta nghĩ là họ định làm mới. Điều đó sẽ là lý do họ coi thường mình, nhất là khi bạn là nhân sĩ trí thức có tên tuổi.
Từ câu chuyện thứ nhất ở trên, liên hệ với chuyện ông Tổng Lú nói về vấn đề thoái hóa tư tưởng trong cuộc họp kiểm điểm tình hình thực hiện Nghị quyết TW 4 - Khóa XI ở tỉnh Phú thọ cũng thế. Đây là chuyện nội bộ, chuyện riêng của đảng CSVN, ông Tổng Lú ông ấy nói chuyện đó nó liên quan đến các đối tượng là đảng viên cộng sản. Không bà đến chuyện nội dung của ông Tổng Lú là đúng hay sai. Vì chiểu theo Điều lệ đảng và 19 điều cấm đảng viên không được làm thì những ai có tư tưởng muốn bỏ Điều 4 Hiến pháp, phủ nhận vai trò lãnh đạo của đảng. Muốn đa nguyên đa đảng hay cóó tam quyền phân lập, có phi chính trị hóa quân đội. Tham gia khiếu kiện, biểu tình, ký đơn tập thể … Thì như thế là rõ ràng là suy thoái về mặt tư tưởng, là đi ngược với quy định và chủ trương của đảng. Như thế là ông Tổng Lú nói đúng chứ còn gì nữa! Ai là đảng viên mà bàn, có ý kiến và bình luận thì được, vì đó là chuyện riêng, chuyện nội bộ của đảng, bàn là quyền của họ. Còn là người ngoài đảng thì xin hỏi các ông góp ý với tư cách gì, hay các ông muốn vào đảng? Trên Facebook có người viết rằng "Nghe thư ký báo cáo lại, đồng chí Lú bảo thư ký (nguyên văn) - Hỏi chúng nó có là đảng viên không mà vơ vào, đừng có chơi ăn gian nhé. :D".
Tương tự, ở chuyện thứ 2 cũng thế. Rõ ràng là nhà nước mở cuộc vận động Góp ý sửa đổi Hiến pháp 1992. Vậy mà nhóm 72 trí thức nhân sĩ nổi tiếng, góp ý thì không góp ý lại gửi tới Ban Sửa đổi Hiến pháp 1992 của Quốc hội một Bản dự thảo Hiến pháp Việt nam mới hoàn toàn. Kết quả là bị Ban Sửa đổi Hiến pháp 1992 của Quốc hội trả lại với lýdo nội dung không đúng. Ban Sửa đổi Hiến pháp 1992 của Quốc hội họ trả lại là đúng chứ các ông còn kêu ca nỗi gì, hay các ông các bà không hiểu thế nào là sửa, thế nào là làm mới?
Những chuyện lớn mà đôi khi hỏng vì sự thiếu chín chắn và tỉnh táo. Có lẽ vì cái thói bầy đàn và muốn làm cha thiên hạ của một số người Việt nam, nên mới dẫn đến những chuyện nghe vừa tức, vừa buồn cười.
Thợ Rèn
http://www.tintuchangngayonline.com/2013/02/bac-tong-lu-hoi-chung-no-co-la-ang-vien.html
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
- Huỳnh Ngọc Chênh - Hôm nay đón Nguyễn Thúy Hạnh về nhà, kịch tính như phim
- "Sư Minh Tuệ" - by Đỗ Duy Ngọc / Trần Văn Giang (ghi lại)
- "Thế lực nào đã đầu độc tướng vi-xi Nguyễn Chí Vịnh?" - Lê Văn Đoành / Trần Văn Giang (ghi lại)
- NHỮNG NỮ LƯU LỪNG DANH Ở MỸ & THẾ GIỚI - TRẦN VĂN NGÀ
- Putin tiến thoái lưỡng nan vì đã tính sai nước cờ _ Hoài Việt
Bác Tổng Lú: Hỏi chúng nó có là đảng viên không?
Một đôi trai gái đang đi trên vỉa hè trong khu phố cổ ở Hà nội, vừa đi họ vừa nói chuyện rất vui vẻ. Nhìn thấy trước cửa hiệu thời trang có treo một cái áo rét đàn ông màu đỏ,
Xin đọc hai câu chuyện mà có thể bạn thường gặp ở đời thường dưới đây:
1 - Một đôi trai gái đang đi trên vỉa hè trong khu phố cổ ở Hà nội, vừa đi họ vừa nói chuyện rất vui vẻ. Nhìn thấy trước cửa hiệu thời trang có treo một cái áo rét đàn ông màu đỏ, cô gái quay sang chàng trai vừa nói, vừa cười: "Trông cái áo rét màu đỏ kia đẹp quá, hay em mua cho anh mặc nhé!".
Chàng trai vẻ mặt rất vui, miệng cười và bảo "Điên à, con trai sao lại mặc áo mầu đỏ". Vừa lúc ấy, có một ông già tóc bạc, cởi trần vẻ mặt giận dữ xấn xổ chạy đến, tóm ngực chàng trai và hét lên "Sao mày bảo tao điên". Chàng trai hoảng hốt bảo "Thưa bác, chúng cháu đang nói chuyện với nhau, đây là việc riêng của gia đình mà bác". Ông già nghe thấy vậy, xấu hổ đành bỏ đi.
2 - Nhà ông A đang định sửa cái nhà cũ, vì nó dột nát lắm rồi, nhưng cảnh nghèo ăn bữa sáng lo bữa tối tiền đâu mà xây nhà mới. Sau một thời gian nghĩ ngợi, vốn là một người cẩn thận, một hôm ông A bàn với bà vợ rằng: "Bà này, nhà mình đang định sửa nhà. Hay chủ nhật này, bà làm mấy mâm cơm mới bà con hàng xóm láng giềng họ góp ý, cho ý kiến nên sửa thế nào cho vừa hợp lòng lối xóm, lại vừa túi tiền. Hơn nữa, chẳng gì cũng là chỗ tối lửa tắt đèn có nhau. Tôi nghĩ làm thế là thuận cả đôi đường. Bà nghĩ sao?" Bà vợ vốn con người hiền lành, biết điều chỉ đáp "Tôi thế nào cũng được thì cũng tùy ông".
Bà con trong xóm nhận lời mời, chẳng ai bảo ai song nhà nào cũng chuẩn bị phong bì. Biết nhà ông A cũng túng bấn, nên dịp này ai cũng muốn nhân dịp này để giúp đỡ thêm cho hai ông bà già chi phí sửa nhà. Ngày ăn cỗ, ngoài việc cho người nhà sang giúp hai vợ chồng ông A từ tối hôm trước. Nhà nào cũng có phong bì đưa cho ông bà một hai triệu, gọi là của ít - lòng nhiều, giúp ông bà thêm thắt chút ít. Không khí nghe chừng vui vẻ lắm. Duy chỉ có nhà ông X, ông Y và bà Z, vốn là cán bộ, trí thức đến ngày ăn cỗ đi tay không đến, không có phong bì. Hàng xóm láng giềng, ngạc nhiên lắm, họ tự hỏi sao các ông bà ấy nỡ nào làm thế được nhỉ. Lúc gặp chủ nhà, cả ba ông bà bắt chân bắt tay vui vẻ, ông X đại diện nói lớn "Anh em chúng tôi qua, chẳng biết lấy gì giúp ông bà. Thôi đây cũng là thay cho quà gửi ông bà", vừa nói ông X vừa rút ra trong túi một bộ bản vẽ thiết kế xây một biệt thự hoành tráng mà ông nhờ thằng con trai sưu tầm được trên mạng.
Chắc là thấy chuyện vừa vô lý, vừa mang tính xỏ xiên, thằng B mới đi tù về liền bảo ông X "Này bác X, ông bà A sửa nhà tiền còn không đủ, lấy đâu ra tiền xây biệt thự. Mang tiếng các bác lắm chữ mà cũng không biết làm gì cho phải đạo với hàng xóm?". Nói xong thằng B giật cái bộ bản vẽ từ tay ông A, trả lại cho ông X. Xem chừng ba ông bà kia chắc xấu hổ, vì để một thằng đi tù về nó dạy cho bài học làm người.
Hai câu chuyện như trên, nếu để ý bạn sẽ thấy nó là những vấn đề xảy ra thường xuyên trong cuộc sống hàng ngày. Chuyện nhỏ như thế, nhưng không khéo sẽ làm cho người khác bực mình. Câu chuyện thứ nhất nhắc chúng ta nếu không phải việc của mình thì đừng xía vào chuyện riêng của người khác, rồi không khéo sẽ lại thành kẻ vô duyên. Còn câu chuyện thứ hai, muốn nhắc mọi người nên tìm hiểu rõ mục đích, yêu cầu của người khác khi định giúp họ. Đừng để xảy ra chuyện người ta mời mình bàn để sửa một vấn đề, mà ta nghĩ là họ định làm mới. Điều đó sẽ là lý do họ coi thường mình, nhất là khi bạn là nhân sĩ trí thức có tên tuổi.
Từ câu chuyện thứ nhất ở trên, liên hệ với chuyện ông Tổng Lú nói về vấn đề thoái hóa tư tưởng trong cuộc họp kiểm điểm tình hình thực hiện Nghị quyết TW 4 - Khóa XI ở tỉnh Phú thọ cũng thế. Đây là chuyện nội bộ, chuyện riêng của đảng CSVN, ông Tổng Lú ông ấy nói chuyện đó nó liên quan đến các đối tượng là đảng viên cộng sản. Không bà đến chuyện nội dung của ông Tổng Lú là đúng hay sai. Vì chiểu theo Điều lệ đảng và 19 điều cấm đảng viên không được làm thì những ai có tư tưởng muốn bỏ Điều 4 Hiến pháp, phủ nhận vai trò lãnh đạo của đảng. Muốn đa nguyên đa đảng hay cóó tam quyền phân lập, có phi chính trị hóa quân đội. Tham gia khiếu kiện, biểu tình, ký đơn tập thể … Thì như thế là rõ ràng là suy thoái về mặt tư tưởng, là đi ngược với quy định và chủ trương của đảng. Như thế là ông Tổng Lú nói đúng chứ còn gì nữa! Ai là đảng viên mà bàn, có ý kiến và bình luận thì được, vì đó là chuyện riêng, chuyện nội bộ của đảng, bàn là quyền của họ. Còn là người ngoài đảng thì xin hỏi các ông góp ý với tư cách gì, hay các ông muốn vào đảng? Trên Facebook có người viết rằng "Nghe thư ký báo cáo lại, đồng chí Lú bảo thư ký (nguyên văn) - Hỏi chúng nó có là đảng viên không mà vơ vào, đừng có chơi ăn gian nhé. :D".
Tương tự, ở chuyện thứ 2 cũng thế. Rõ ràng là nhà nước mở cuộc vận động Góp ý sửa đổi Hiến pháp 1992. Vậy mà nhóm 72 trí thức nhân sĩ nổi tiếng, góp ý thì không góp ý lại gửi tới Ban Sửa đổi Hiến pháp 1992 của Quốc hội một Bản dự thảo Hiến pháp Việt nam mới hoàn toàn. Kết quả là bị Ban Sửa đổi Hiến pháp 1992 của Quốc hội trả lại với lýdo nội dung không đúng. Ban Sửa đổi Hiến pháp 1992 của Quốc hội họ trả lại là đúng chứ các ông còn kêu ca nỗi gì, hay các ông các bà không hiểu thế nào là sửa, thế nào là làm mới?
Những chuyện lớn mà đôi khi hỏng vì sự thiếu chín chắn và tỉnh táo. Có lẽ vì cái thói bầy đàn và muốn làm cha thiên hạ của một số người Việt nam, nên mới dẫn đến những chuyện nghe vừa tức, vừa buồn cười.
Thợ Rèn
http://www.tintuchangngayonline.com/2013/02/bac-tong-lu-hoi-chung-no-co-la-ang-vien.html