Quán Bên Đường
Bãi Tập
Hai trăm con người nhà binh đang chịu trận ngồi xếp bằng trên bãi cát một cách im lìm không nhúc nhích đến độ phi thường trong cơn nắng đó.
Viên sĩ quan đứng trong mái che oang oang giảng bài trận địa chiến. Dưới có nghe hay không chỉ có trời mới biết vì hàng loạt nón sắt cùng gục đầu xuống một cách vô cùng bí mật, kín đáo. Động tác giống như những người ngồi ngủ gục.
Đột nhiên một tiếng thét vang phá vỡ cái không khí oi bức kia:
- Đại đội! Đứng ???
Hai trăm con người đang gà gật ngủ bỗng giật mình, cùng la:
-Dậy!
-Ngồi?
-Xuống!
Đứng dây, ngồi xuống dăm ba lần tưởng chừng như phá vỡ được cơn ngủ ngầy ngật kia.
Cái thế ngủ ngồi xếp bằng trên cát nóng, đầu đội nón nhựa, súng tựa vào vai, mặc cho mồ hôi chảy dài theo áo trận. Giấc ngủ sao thật là ngon, có thằng ngáy thành tiếng rò rò nữa.
Trong quân trường, hễ đi học phòng thì ngủ gục trong phòng, hễ đi học ngoài bãi, giờ lý thuyết ngồi nghe thì ngủ gục ngoài bãi. Tuổi trẻ không thể ngồi im được một chỗ. Hễ ngồi thì ngủ. Nhưng thả ra thì đi thụt bi-da nghe nhạc chứ không chịu đi ngủ. Tuổi trẻ cần chạy nhảy, bò dưới hoả lực của đại liên bắn phủ đầu, cần nhảy qua các chướng ngại vật của đoạn đường chiến binh dài thăm thẳm. Nhớ lại hôm đó đại đội đi học bài đoạn đường chiến binh. Ông Hạ Sĩ biểu diễn những bước nhẹ nhàng như vũ điệu Valse vượt qua tất cả 18 chướng ngại vật; bò, nhảy lăn chạy và chui.
Ngó thấy dễ dàng, tuổi trẻ ưởn ngực “trò chơi em bé”. Nhưng khi thực tập thì đến chướng ngại vật thứ tám đã hì hục thở, 9,10,11 thì chỉ có nước bò. Nói chi đến 18 với 25?. Ông sĩ quan huấn luyện viên chỉ biết lắc đầu hẹn tuần sau làm lại.
“Đại đội theo lệnh tôi! Thao diễn …Nghỉ. Nghiêm!. Đại đội có 30 phút cơm trưa. Tan hàng!”
-”Cố gắng”. Quân trường tan hàng thì cố gắng. Chiến trường tan hàng thì mang đầu máu. Nước Việt Nam tan hàng thì tản ra các xứ lạ hay sa ngay vào địa ngục quê nhà. Chúng ta, những người lính tan hàng đã đưa những người lương thiện vào chốn mịt mùng không tương lai.
Xe nhà binh đem cơm nhà bàn ra bãi tập. Hai thằng sinh viên kiểm thực lăng xăng phát cơm. Mình đưa gà men “Cho tao ít cơm nhiều thịt”. Nó quất cho một giá cơm có màu vàng đầy thuốc bổ và một cục xương “Xong đó em trai. Xê ra”.
Thằng Điệp thấy mình mếu bèn mở lon Guigoz múc cho mớ chà bông. Mình nói cho tao hết lon guigoz đó để dành tuần này đi học bãi nhiều. Học phòng không sợ vì mình vốn là công tử không cần ăn cơm nhà bàn. Mình ăn câu lạc bộ ghi sổ. Ký sổ quán này nhiều thì ghi qua bên quán khác. Cuối tháng lãnh lương trả từ từ. Thằng Điệp nghe xin luôn lon guigoz giả bộ trợn mắt không hiểu. Hồi đó mình chia cho nó tép chấy mỡ hành, nhìn qua lại bỗng dưng cái hộp tép biến mất. Không phải nó chôm thì còn ai nữa?
Đang ngồi ngoài nắng ăn cơm thì bỗng dưng có một thằng sinh viên sĩ quan cầm súng lơn tơn đi tới, ngó thấy trên nón của nó có số 35. Mình là 34, đại đội 34, sao thằng quỷ 35 này qua đây? Thấy tên trên ngực của nó là Phước. Phước Dê 35.
Nó lỏn lẻn nói: “Em đi lạc”.
-”Trời ơi! Lính sao lại có vụ đi lạc nữa này em?”.
-”Em ngủ quên, đại đội di chuyển qua bãi bắn, em không biết đường?”.
Xoay qua hỏi thằng Thành mắt một mí, da trắng tươi dù cũng là dân dang nắng thứ dữ “Mầy biết bãi bắn nằm đâu chỉ em này dùm, coi mắt em muốn ướt, tối nay về dã chiến là cái cẳng”.
Thằng Thành nói hướng đó đó. Nó chỉ hướng Tây. Thằng Phúc Thầy Chạy chùi chùi cặp mắt kiếng cận quả quyết là hướng Nam. Tôi hỏi mầy có chắc ăn không đó, tội nghiệp người ta ba lô nón sắt lội vòng vòng mỏi cặp giò chết.
Thằng Dê 35 sau này về hậu giang, ba lô nón sắt lội toàn đường ruộng, nát cả vùng chiến thuật mà giò cũng chẳng mỏi. Chắc là nhờ cô chủ quán cà phê vùng đó đã nhúng móng ngón tay có vít miếng bơ Bretel vào ly cà phê cho nó uống, khiến nó hớn hở suốt cả buổi chiều và tất cả những buổi còn lại của cuộc đời. Tôi đoan chắc rằng, nếu cô cà phê có cho nó uống nước …rửa chén chắc nó cũng vẫn nhìn đời bằng cặp mắt mộng mơ.
Thằng Phúc Thầy Chạy nói nhỏ “Tao mới thẩy cái muỗng lên xin xăm. Kệ nó, cho nó học bài địa lý bằng mồ hôi. Ai biết sau này nó chạy vòng vòng khắp cả nước Việt Nam, Đà Nẳng Phan Thiết Huế, Gò Công, Cần Thơ, khắp hang cùng ngỏ hẻm?”.
“Để làm gì ông hai?” Thằng Thành mắt một mí hỏi.
-”Để nối lại những vòng tay thân mến”.
Thằng này nói chuyện như sấm ký, không ai hiểu nổi? Năm 1972 mơ màng chuyện đi khắp các nơi thì chỉ có ngựa mới đi nổi, chứ người làm gì cho kham?
Cả đám đang trù trừ do dự đường nào đến bãi tập bắn thì chợt xuất hiện một cô gái mặc áo bà ba, đầu đội nón lá, tay có xách theo một cái thùng thiếc. “Mấy huynh trưởng ăn sưng sâm lạnh hôn?” Giọng cô nói nhẹ hơn cơn nắng.
Thằng Điệp bỗng khặc khặc lên mấy tiếng, y hình nó bị nghẹn xương dù nó đang ăn cơm với chà bông. Cô sương sa xuất hiện như sấm sét. Cái nút áo bà ba bật tung ở cổ cho gió thoáng vào. Cô nóng còn hơn là cơn nắng nữa. Cô đổ lữa thiêu rụi đám khóa sinh. Tụi này ngây người ngáo cả lủ.
Thằng Phúc Thầy Chạy tự nhiên cà lăm “Cô…cô bán …hay cô cho?”.
Cô cười, ý chà hàm răng cô trắng còn hơn ngọc, ngực cô màu bánh ít mới vừa chưng, mồ hôi cô ý chừng có kim tuyến long lanh. Tự dưng thằng Phước 35 thở dài. Nó nói anh mua mão hết cho. Tụi này vổ tay hoan nghênh thằng đi lạc. Cô thò tay vào thùng thiếc lấy ra từng bịch sương sâm ướp lạnh đưa cho từng người.
Thằng Điệp vô duyên hỏi: “Tui muốn ăn …sưng sáo”.
Trời, có sâm lại thèm sáo?
Cô sương sâm cười duyên “Mơi em làm sương sáo, mà huynh trưởng phải mua à nghen, không em ế đó”. Thằng Điệp chỉ tay lên trời thề sanh tử “Tui không mua thì tui thề không ra trường”. Lời thề đó hiệu nghiệm cho khóa 8 Bất Khuất. Khoá đàn em ra trường ào ào, khóa 8 còn ở lại lượm lá bã đậu chuẩn bị cho kỳ đi diễn hành.
Nắng tháng sáu, nắng vẫn nóng. Có bản nhạc mưa tháng sáu em có buồn không em của nhạc sĩ tưng tưng nào đó hỏi em lộn tháng rồi. Mưa tháng sáu nếu có chỉ là những cơn thật nhẹ và thật mau, chưa đủ ướt chân tình nhân thì mưa đã dứt. Mưa tháng bảy mới lâu. Mưa ngâu đưa ô thước về lại gặp người tình cũ. Nhưng mưa gì ở đây. Đây là quân trường, mưa hay nắng gì cũng giống nhau. Mưa thì dầm, nắng thì dãi. Lính không phàn nàn một lời. Ngay cả qua xứ lạ, lính còn thủ lá quân kỳ đi dưới tuyết. Lá quân kỳ có ướt chứ lòng lính thì bao giờ cũng nồng nàn những kiêu hùng xưa.
Chợt một tiếng hu huýt thổi lên rétttt, một giọng kêu từ xa Phước ơi…Phước …?? . Thằng mang súng trên vai tìm người là thằng cao nhòng, bảng tên trên áo là Mai Tòng, cũng 35. Quái! 35 một thằng đi lạc, một thằng đi tìm. Đi kế bên Mai Tòng là sinh viên sĩ quan có cái cần cổ thấp thấp. Đội nón có số 33. Giống chai la de nhỏ 33. Lade lớn là lade con cọp uống vô nhức đầu.
Thằng Thành mắc nghẹn cục sương sâm mới trợn mắt nạt: “Hai thằng bây lộn chuồng rồi đi đâu qua 34?”.
Thằng 35 chỉ thằng 35: “Tao đi tìm thằng nhỏ này”
Thằng 33 chỉ cô sương sa: “Tao đi ăn sương sâm”
Đời thuở mới thấy, thằng dê thì không dê lại đi tìm bạn. Thằng say thì không tìm bạn, lại đi dê. ha ha …
Cô sương sâm má đỏ hồng lên bẽn lẻn: “Em mới bán từ đại đội 33 qua tới 34. Huynh trưởng Sang mới ăn của em mười bịch mà còn …thèm sao?”.
Huynh trưởng Trường Sang mặt cũng đỏ hồng không kém: “Chưa no em à!”.
Thằng Điệp nghe huynh trưởng Sang tán gái ngọt ngào như vậy, giận muốn cắn lưỡi: “Tao cho đàn em ba mươi giây rời khỏi chỗ này, nếu không tao báo cho cán bộ biết tụi bây bỏ đại đội đi …giang hồ.”
Bãi tập về chiều thật tình không còn hứng để ngủ gục nữa. Giờ đây, đại đội bên trái làm chuẩn, bốn hàng ngang nhìn trước. Thẳng.
Hướng về cổng số Chín. Đại đội đếm một hai ba bốn.
Đàng sau, thằng Trần Bình Nam bị phạt vác khẩu đại liên khệ nệ chạy tung cát bụi mù.
Hết bài.
Kiến Hôi 344
PS: Chôm tên các huynh trưởng kể chuyện ngày xưa còn bé cho vui. Hy vọng các huynh trưởng đừng chấn nước em. Tội nghiệp.
Bãi Tập
Hai trăm con người nhà binh đang chịu trận ngồi xếp bằng trên bãi cát một cách im lìm không nhúc nhích đến độ phi thường trong cơn nắng đó.
Viên sĩ quan đứng trong mái che oang oang giảng bài trận địa chiến. Dưới có nghe hay không chỉ có trời mới biết vì hàng loạt nón sắt cùng gục đầu xuống một cách vô cùng bí mật, kín đáo. Động tác giống như những người ngồi ngủ gục.
Đột nhiên một tiếng thét vang phá vỡ cái không khí oi bức kia:
- Đại đội! Đứng ???
Hai trăm con người đang gà gật ngủ bỗng giật mình, cùng la:
-Dậy!
-Ngồi?
-Xuống!
Đứng dây, ngồi xuống dăm ba lần tưởng chừng như phá vỡ được cơn ngủ ngầy ngật kia.
Cái thế ngủ ngồi xếp bằng trên cát nóng, đầu đội nón nhựa, súng tựa vào vai, mặc cho mồ hôi chảy dài theo áo trận. Giấc ngủ sao thật là ngon, có thằng ngáy thành tiếng rò rò nữa.
Trong quân trường, hễ đi học phòng thì ngủ gục trong phòng, hễ đi học ngoài bãi, giờ lý thuyết ngồi nghe thì ngủ gục ngoài bãi. Tuổi trẻ không thể ngồi im được một chỗ. Hễ ngồi thì ngủ. Nhưng thả ra thì đi thụt bi-da nghe nhạc chứ không chịu đi ngủ. Tuổi trẻ cần chạy nhảy, bò dưới hoả lực của đại liên bắn phủ đầu, cần nhảy qua các chướng ngại vật của đoạn đường chiến binh dài thăm thẳm. Nhớ lại hôm đó đại đội đi học bài đoạn đường chiến binh. Ông Hạ Sĩ biểu diễn những bước nhẹ nhàng như vũ điệu Valse vượt qua tất cả 18 chướng ngại vật; bò, nhảy lăn chạy và chui.
Ngó thấy dễ dàng, tuổi trẻ ưởn ngực “trò chơi em bé”. Nhưng khi thực tập thì đến chướng ngại vật thứ tám đã hì hục thở, 9,10,11 thì chỉ có nước bò. Nói chi đến 18 với 25?. Ông sĩ quan huấn luyện viên chỉ biết lắc đầu hẹn tuần sau làm lại.
“Đại đội theo lệnh tôi! Thao diễn …Nghỉ. Nghiêm!. Đại đội có 30 phút cơm trưa. Tan hàng!”
-”Cố gắng”. Quân trường tan hàng thì cố gắng. Chiến trường tan hàng thì mang đầu máu. Nước Việt Nam tan hàng thì tản ra các xứ lạ hay sa ngay vào địa ngục quê nhà. Chúng ta, những người lính tan hàng đã đưa những người lương thiện vào chốn mịt mùng không tương lai.
Xe nhà binh đem cơm nhà bàn ra bãi tập. Hai thằng sinh viên kiểm thực lăng xăng phát cơm. Mình đưa gà men “Cho tao ít cơm nhiều thịt”. Nó quất cho một giá cơm có màu vàng đầy thuốc bổ và một cục xương “Xong đó em trai. Xê ra”.
Thằng Điệp thấy mình mếu bèn mở lon Guigoz múc cho mớ chà bông. Mình nói cho tao hết lon guigoz đó để dành tuần này đi học bãi nhiều. Học phòng không sợ vì mình vốn là công tử không cần ăn cơm nhà bàn. Mình ăn câu lạc bộ ghi sổ. Ký sổ quán này nhiều thì ghi qua bên quán khác. Cuối tháng lãnh lương trả từ từ. Thằng Điệp nghe xin luôn lon guigoz giả bộ trợn mắt không hiểu. Hồi đó mình chia cho nó tép chấy mỡ hành, nhìn qua lại bỗng dưng cái hộp tép biến mất. Không phải nó chôm thì còn ai nữa?
Đang ngồi ngoài nắng ăn cơm thì bỗng dưng có một thằng sinh viên sĩ quan cầm súng lơn tơn đi tới, ngó thấy trên nón của nó có số 35. Mình là 34, đại đội 34, sao thằng quỷ 35 này qua đây? Thấy tên trên ngực của nó là Phước. Phước Dê 35.
Nó lỏn lẻn nói: “Em đi lạc”.
-”Trời ơi! Lính sao lại có vụ đi lạc nữa này em?”.
-”Em ngủ quên, đại đội di chuyển qua bãi bắn, em không biết đường?”.
Xoay qua hỏi thằng Thành mắt một mí, da trắng tươi dù cũng là dân dang nắng thứ dữ “Mầy biết bãi bắn nằm đâu chỉ em này dùm, coi mắt em muốn ướt, tối nay về dã chiến là cái cẳng”.
Thằng Thành nói hướng đó đó. Nó chỉ hướng Tây. Thằng Phúc Thầy Chạy chùi chùi cặp mắt kiếng cận quả quyết là hướng Nam. Tôi hỏi mầy có chắc ăn không đó, tội nghiệp người ta ba lô nón sắt lội vòng vòng mỏi cặp giò chết.
Thằng Dê 35 sau này về hậu giang, ba lô nón sắt lội toàn đường ruộng, nát cả vùng chiến thuật mà giò cũng chẳng mỏi. Chắc là nhờ cô chủ quán cà phê vùng đó đã nhúng móng ngón tay có vít miếng bơ Bretel vào ly cà phê cho nó uống, khiến nó hớn hở suốt cả buổi chiều và tất cả những buổi còn lại của cuộc đời. Tôi đoan chắc rằng, nếu cô cà phê có cho nó uống nước …rửa chén chắc nó cũng vẫn nhìn đời bằng cặp mắt mộng mơ.
Thằng Phúc Thầy Chạy nói nhỏ “Tao mới thẩy cái muỗng lên xin xăm. Kệ nó, cho nó học bài địa lý bằng mồ hôi. Ai biết sau này nó chạy vòng vòng khắp cả nước Việt Nam, Đà Nẳng Phan Thiết Huế, Gò Công, Cần Thơ, khắp hang cùng ngỏ hẻm?”.
“Để làm gì ông hai?” Thằng Thành mắt một mí hỏi.
-”Để nối lại những vòng tay thân mến”.
Thằng này nói chuyện như sấm ký, không ai hiểu nổi? Năm 1972 mơ màng chuyện đi khắp các nơi thì chỉ có ngựa mới đi nổi, chứ người làm gì cho kham?
Cả đám đang trù trừ do dự đường nào đến bãi tập bắn thì chợt xuất hiện một cô gái mặc áo bà ba, đầu đội nón lá, tay có xách theo một cái thùng thiếc. “Mấy huynh trưởng ăn sưng sâm lạnh hôn?” Giọng cô nói nhẹ hơn cơn nắng.
Thằng Điệp bỗng khặc khặc lên mấy tiếng, y hình nó bị nghẹn xương dù nó đang ăn cơm với chà bông. Cô sương sa xuất hiện như sấm sét. Cái nút áo bà ba bật tung ở cổ cho gió thoáng vào. Cô nóng còn hơn là cơn nắng nữa. Cô đổ lữa thiêu rụi đám khóa sinh. Tụi này ngây người ngáo cả lủ.
Thằng Phúc Thầy Chạy tự nhiên cà lăm “Cô…cô bán …hay cô cho?”.
Cô cười, ý chà hàm răng cô trắng còn hơn ngọc, ngực cô màu bánh ít mới vừa chưng, mồ hôi cô ý chừng có kim tuyến long lanh. Tự dưng thằng Phước 35 thở dài. Nó nói anh mua mão hết cho. Tụi này vổ tay hoan nghênh thằng đi lạc. Cô thò tay vào thùng thiếc lấy ra từng bịch sương sâm ướp lạnh đưa cho từng người.
Thằng Điệp vô duyên hỏi: “Tui muốn ăn …sưng sáo”.
Trời, có sâm lại thèm sáo?
Cô sương sâm cười duyên “Mơi em làm sương sáo, mà huynh trưởng phải mua à nghen, không em ế đó”. Thằng Điệp chỉ tay lên trời thề sanh tử “Tui không mua thì tui thề không ra trường”. Lời thề đó hiệu nghiệm cho khóa 8 Bất Khuất. Khoá đàn em ra trường ào ào, khóa 8 còn ở lại lượm lá bã đậu chuẩn bị cho kỳ đi diễn hành.
Nắng tháng sáu, nắng vẫn nóng. Có bản nhạc mưa tháng sáu em có buồn không em của nhạc sĩ tưng tưng nào đó hỏi em lộn tháng rồi. Mưa tháng sáu nếu có chỉ là những cơn thật nhẹ và thật mau, chưa đủ ướt chân tình nhân thì mưa đã dứt. Mưa tháng bảy mới lâu. Mưa ngâu đưa ô thước về lại gặp người tình cũ. Nhưng mưa gì ở đây. Đây là quân trường, mưa hay nắng gì cũng giống nhau. Mưa thì dầm, nắng thì dãi. Lính không phàn nàn một lời. Ngay cả qua xứ lạ, lính còn thủ lá quân kỳ đi dưới tuyết. Lá quân kỳ có ướt chứ lòng lính thì bao giờ cũng nồng nàn những kiêu hùng xưa.
Chợt một tiếng hu huýt thổi lên rétttt, một giọng kêu từ xa Phước ơi…Phước …?? . Thằng mang súng trên vai tìm người là thằng cao nhòng, bảng tên trên áo là Mai Tòng, cũng 35. Quái! 35 một thằng đi lạc, một thằng đi tìm. Đi kế bên Mai Tòng là sinh viên sĩ quan có cái cần cổ thấp thấp. Đội nón có số 33. Giống chai la de nhỏ 33. Lade lớn là lade con cọp uống vô nhức đầu.
Thằng Thành mắc nghẹn cục sương sâm mới trợn mắt nạt: “Hai thằng bây lộn chuồng rồi đi đâu qua 34?”.
Thằng 35 chỉ thằng 35: “Tao đi tìm thằng nhỏ này”
Thằng 33 chỉ cô sương sa: “Tao đi ăn sương sâm”
Đời thuở mới thấy, thằng dê thì không dê lại đi tìm bạn. Thằng say thì không tìm bạn, lại đi dê. ha ha …
Cô sương sâm má đỏ hồng lên bẽn lẻn: “Em mới bán từ đại đội 33 qua tới 34. Huynh trưởng Sang mới ăn của em mười bịch mà còn …thèm sao?”.
Huynh trưởng Trường Sang mặt cũng đỏ hồng không kém: “Chưa no em à!”.
Thằng Điệp nghe huynh trưởng Sang tán gái ngọt ngào như vậy, giận muốn cắn lưỡi: “Tao cho đàn em ba mươi giây rời khỏi chỗ này, nếu không tao báo cho cán bộ biết tụi bây bỏ đại đội đi …giang hồ.”
Bãi tập về chiều thật tình không còn hứng để ngủ gục nữa. Giờ đây, đại đội bên trái làm chuẩn, bốn hàng ngang nhìn trước. Thẳng.
Hướng về cổng số Chín. Đại đội đếm một hai ba bốn.
Đàng sau, thằng Trần Bình Nam bị phạt vác khẩu đại liên khệ nệ chạy tung cát bụi mù.
Hết bài.
Kiến Hôi 344
PS: Chôm tên các huynh trưởng kể chuyện ngày xưa còn bé cho vui. Hy vọng các huynh trưởng đừng chấn nước em. Tội nghiệp.