Cõi Người Ta
Bạn trẻ và du lịch khám phá
Du lịch trải nghiệm và khám phá, trong đó “phượt” là một hình thức điển hình và trào lưu nhất hiện nay. Phượt, là từ để chỉ hình thức du lịch tự phát, với phương tiện và cơ sở lưu trú đều do người du hành tự sắp xếp một cách ngẫu nhiên và không theo kế hoạch chu đáo. Thường thì dân du lịch phượt ở Việt Nam là các bạn thanh niên trẻ, tổ chức đi phượt đường dài bằng xe máy, du ngoạn khắp chiều dài hình chữ S. Hình thức này thường được hiểu ngầm là lối sinh hoạt trẻ, thích khám phá, thích thể hiện bản thân với những thử thách cam go, vượt khỏi những ràng buộc của hình thức du lịch truyền thống. Người tham gia du lịch phượt tự gọi mình là phượt thủ. Các phượt thủ còn thành lập các website, forum để trao đổi kinh nghiệm và khoe chiến tích.
Vấn đề sẽ chẳng có gì đáng nói nếu như phượt là hình thức du lịch an toàn, ít ra là trong lãnh thổ Việt Nam. Tháng 9 năm 2010, nữ phượt thủ Nguyễn Thu Hiền (1983, Thái Bình) đã trượt chân xuống suối. Thấy vậy, người bạn cùng đi phượt là Nguyễn Khánh Nguyên (1982, Hải Phòng) nhảy xuống cứu nhưng hai bạn đã vĩnh viễn ra đi trong dòng nước siết. Tháng 7-2012, một nữ sinh 21 tuổi người Đồng Nai bị kiệt sức và tử vong trên hành trình chinh phục cực Đông - Mũi Đôi (bán đảo Hòn Gốm, xã Vạn Thạnh, huyện Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hòa). Ngày 14-8, trên đường chạy xe máy về Hà Nội sau chuyến phượt dài ngày ở Lào Cai, Chu Hồng Đăng (SN 1977), một “phượt tử” lão luyện có hơn 15 năm kinh nghiệm du lịch mạo hiểm, đã thiệt mạng vì tai nạn giao thông. Tay phượt này rất nổi tiếng vì thường xuyên cứu hộ, trợ giúp nhiều đoàn chẳng may gặp nguy hiểm trên hành trình. Một trường hợp khác, vào đúng một năm trước, nữ phượt thủ Đặng Hiền (1992) cùng 59 người khác tham gia chuyến phượt lên Mộc Châu do group Gia đình phượt tổ chức. Khoảng 21h cùng ngày, khi đến gần đèo Thung Khe, xe của một nam phượt thủ tên Khải và Hiền bất ngờ bị tai nạn. Hiền tử vong ngay sau đó, còn Khải thì bị chấn thương sọ não năng. Cả đoàn phượt 30 xe đã quay về Hà Nội ngay sau đó, hủy toàn bộ hành trình.
Chỉ mới sơ lược bấy nhiêu trường hợp thôi mà chúng ta đã có thể thấy rằng du lịch phượt là một hình thức không hề an toàn, ít ra là ở Việt Nam. Điều trớ trêu là ở Việt Nam, ngay cả bước ra con đường trước nhà cũng có thể nguy hiểm chứ đừng nói là đi phượt cả một quãng đường dài mấy trăm cây số. Những nguy hiểm rình rập phượt thủ có thể tóm gọn như sau:
- Xã hội còn tệ nạn và không hề an toàn cho một người đặt chân đến một vùng lạ.
- Hệ thống giao thông chưa phát triển và rất nhiều cạm bẫy, kèm theo ý thức giao thông của dân Việt cũng rất kém, cho nên tai nạn dễ dàng xảy ra.
- Không hiếm những trường hợp người Việt ngoảnh mặt không giúp đỡ người Việt, cho nên khó mà giải quyết vấn đề nãy sinh khi bị nạn ở nơi xa lạ.
- Xe máy không phải là hình thức di chuyển đường dài an toàn
- Kiến thức về giải quyết tình huống nguy hiểm của người Việt trẻ chưa cao.
Những trường hợp như Huyền Chíp, tác giả của quyển nhật ký hành trình Xách Ba Lô Lên Và Đi và Đừng Chết Ở Châu Phi là những trường hợp hiếm có, cũng như là độ chân thật của câu chuyện hành trình ấy còn đang trong vòng tranh cãi. Thật ra thì vấn đề ở đây không phải là du lịch mạo hiểm, khám phá hay phượt bị quy chụp là hình thức xấu, vấn đề là chúng ta cần phải nên suy xét lại xem bản thân mình có phù hợp và có giải quyết được 5 vấn đề nêu trên hay không. Hình thức du lịch khám phá và trải nghiệm còn có thể thực hiện bằng nhiều cách. Một vài cách có thể tham khảo như sau:
- Phụ việc trong một gia đình bản địa
Ở nước ngoài, hình thức này gọi là au-pair, hiểu nôm na là phụ việc trong một gia đình bản địa. Những công việc phụ giúp cũng chỉ là vài việc lặt vặt trong gia đình như làm việc nhà, trông trẻ con,… Đổi lại gia đình bản địa đó sẽ hỗ trợ cho người tham gia hình thức au-pair này về chổ ở, hoặc chút đỉnh tiền tiêu vặt. Hình thức này khá phổ biến đối với các bạn trẻ còn là sinh viên, thích khám phá nét văn hóa truyền thống, phong tục tập quán và cách sinh hoạt của người dân bản địa. Các bạn có thể tìm hiểu về hình thức này thông qua website www.aupair-world.net
- Những trại hè ở Hoa Kỳ
Hoa Kỳ là quốc gia có rất nhiều trại hè diễn ra vào các kỳ nghỉ hè hằng năm. Các trại hè này thường cung cấp các việc làm cho học sinh sinh viên ở mọi cấp, chương trình làm việc cũng phù hợp với lứa tuổi và trình độ. Thường các bạn trẻ sẽ làm việc trong ngành khách sạn, nhà hàng, khu nghỉ dưỡng hoặc các trung tâm thể thao. Công việc thường sẽ được trả lương, và bao gồm chổ ở, ăn uống. Lợi ích của chương trình này là giúp các bạn trẻ có thêm kỹ năng làm việc và tăng cường khả năng hòa nhập xã hội. Ở Việt Nam, các chương trình Work&Travel cũng được cung cấp tương tự như hình thức này.
- Làm việc trên các tàu du lịch vòng quanh thế giới
Các tàu du lịch (cruise lines) thường tuyển rất nhiều nhân viên làm việc như một khách sạn, từ lễ tân, phục vụ phòng cho đến bộ phận bếp. Dĩ nhiên khối lượng công việc cũng sẽ rất nhiều và các yêu cầu cũng rất khắt khe. Tuy nhiên bù lại thì cơ hội du ngoạn năm châu bốn bể là thường tình và tiền lương cũng rất cao. Do đó, hình thức này cũng được nhiều bạn trẻ ưa chuộng. Ở Việt Nam, các bạn có thể tìm hiểu chương trình của Star Cruise hoặc Aida Lines.
- Du lịch couchsurfing
Couchsurfing cũng tương tự như hình thức au-pair nhưng khác nhau ở chổ couchsurfer sẽ không được trả tiền khi làm việc cho gia đình bản xứ. Tuy nhiên bù lại thì công việc của couchsurfer cũng rất nhẹ nhàng, đôi khi chỉ là nấu ăn các món ăn truyền thống của quốc gia họ cho gia đình bản xứ, hoặc rửa bát hoặc có khi chẳng cần phải làm gì cả. Lưu ý là gia đình chủ không phải là một khách sạn miễn phí cho nên bạn cần tôn trọng họ và không gian riêng tư của họ.
- Làm việc cho các nông trại
Một người bạn của tôi kể rằng bạn ấy đã đi hái nho ở một nông trại ở Pháp chỉ trong vòng 3 tuần, và sau đó bạn ấy có đủ tiền để đi du lịch cả năm, tất nhiên là không phải những chuyến du lịch sang trọng rồi. Ở Úc và New Zealand, hình thức này cũng phổ biến và cung cấp nhiều suất cho thanh niên các nước.
Các hình thức du lịch liệt kê trên đây chỉ là một vài ví dụ về du lịch khám phá, trải nghiệm mà không nguy hiểm cho các bạn trẻ. Phượt, một hình thức quá nguy hiểm và không phù hợp. Do đó, hy vọng các hình thức gợi ý phía trên sẽ giúp những bạn thích du lịch khám phá, trải nghiệm có nhiều lựa chọn an toàn hơn. Tất nhiên là cũng không phải dễ dàng khi mà mỗi khi đi ra nước ngoài, các bạn phải làm nhiều thủ tục để xin visa, nhất là khi passport của Việt Nam ít được chấp nhận miễn thị thực ở các nước. Tuy nhiên, không có gì là không thể, nhất là người trẻ chúng ta là người giỏi. f
* Blog của Cao Huy Huân là blog cá nhân. Các bài viết trên blog được đăng tải với sự đồng ý của Ðài VOA nhưng không phản ánh quan điểm hay lập trường của Chính phủ Hoa Kỳ.
Bàn ra tán vào (0)
Bạn trẻ và du lịch khám phá
Du lịch trải nghiệm và khám phá, trong đó “phượt” là một hình thức điển hình và trào lưu nhất hiện nay. Phượt, là từ để chỉ hình thức du lịch tự phát, với phương tiện và cơ sở lưu trú đều do người du hành tự sắp xếp một cách ngẫu nhiên và không theo kế hoạch chu đáo. Thường thì dân du lịch phượt ở Việt Nam là các bạn thanh niên trẻ, tổ chức đi phượt đường dài bằng xe máy, du ngoạn khắp chiều dài hình chữ S. Hình thức này thường được hiểu ngầm là lối sinh hoạt trẻ, thích khám phá, thích thể hiện bản thân với những thử thách cam go, vượt khỏi những ràng buộc của hình thức du lịch truyền thống. Người tham gia du lịch phượt tự gọi mình là phượt thủ. Các phượt thủ còn thành lập các website, forum để trao đổi kinh nghiệm và khoe chiến tích.
Vấn đề sẽ chẳng có gì đáng nói nếu như phượt là hình thức du lịch an toàn, ít ra là trong lãnh thổ Việt Nam. Tháng 9 năm 2010, nữ phượt thủ Nguyễn Thu Hiền (1983, Thái Bình) đã trượt chân xuống suối. Thấy vậy, người bạn cùng đi phượt là Nguyễn Khánh Nguyên (1982, Hải Phòng) nhảy xuống cứu nhưng hai bạn đã vĩnh viễn ra đi trong dòng nước siết. Tháng 7-2012, một nữ sinh 21 tuổi người Đồng Nai bị kiệt sức và tử vong trên hành trình chinh phục cực Đông - Mũi Đôi (bán đảo Hòn Gốm, xã Vạn Thạnh, huyện Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hòa). Ngày 14-8, trên đường chạy xe máy về Hà Nội sau chuyến phượt dài ngày ở Lào Cai, Chu Hồng Đăng (SN 1977), một “phượt tử” lão luyện có hơn 15 năm kinh nghiệm du lịch mạo hiểm, đã thiệt mạng vì tai nạn giao thông. Tay phượt này rất nổi tiếng vì thường xuyên cứu hộ, trợ giúp nhiều đoàn chẳng may gặp nguy hiểm trên hành trình. Một trường hợp khác, vào đúng một năm trước, nữ phượt thủ Đặng Hiền (1992) cùng 59 người khác tham gia chuyến phượt lên Mộc Châu do group Gia đình phượt tổ chức. Khoảng 21h cùng ngày, khi đến gần đèo Thung Khe, xe của một nam phượt thủ tên Khải và Hiền bất ngờ bị tai nạn. Hiền tử vong ngay sau đó, còn Khải thì bị chấn thương sọ não năng. Cả đoàn phượt 30 xe đã quay về Hà Nội ngay sau đó, hủy toàn bộ hành trình.
Chỉ mới sơ lược bấy nhiêu trường hợp thôi mà chúng ta đã có thể thấy rằng du lịch phượt là một hình thức không hề an toàn, ít ra là ở Việt Nam. Điều trớ trêu là ở Việt Nam, ngay cả bước ra con đường trước nhà cũng có thể nguy hiểm chứ đừng nói là đi phượt cả một quãng đường dài mấy trăm cây số. Những nguy hiểm rình rập phượt thủ có thể tóm gọn như sau:
- Xã hội còn tệ nạn và không hề an toàn cho một người đặt chân đến một vùng lạ.
- Hệ thống giao thông chưa phát triển và rất nhiều cạm bẫy, kèm theo ý thức giao thông của dân Việt cũng rất kém, cho nên tai nạn dễ dàng xảy ra.
- Không hiếm những trường hợp người Việt ngoảnh mặt không giúp đỡ người Việt, cho nên khó mà giải quyết vấn đề nãy sinh khi bị nạn ở nơi xa lạ.
- Xe máy không phải là hình thức di chuyển đường dài an toàn
- Kiến thức về giải quyết tình huống nguy hiểm của người Việt trẻ chưa cao.
Những trường hợp như Huyền Chíp, tác giả của quyển nhật ký hành trình Xách Ba Lô Lên Và Đi và Đừng Chết Ở Châu Phi là những trường hợp hiếm có, cũng như là độ chân thật của câu chuyện hành trình ấy còn đang trong vòng tranh cãi. Thật ra thì vấn đề ở đây không phải là du lịch mạo hiểm, khám phá hay phượt bị quy chụp là hình thức xấu, vấn đề là chúng ta cần phải nên suy xét lại xem bản thân mình có phù hợp và có giải quyết được 5 vấn đề nêu trên hay không. Hình thức du lịch khám phá và trải nghiệm còn có thể thực hiện bằng nhiều cách. Một vài cách có thể tham khảo như sau:
- Phụ việc trong một gia đình bản địa
Ở nước ngoài, hình thức này gọi là au-pair, hiểu nôm na là phụ việc trong một gia đình bản địa. Những công việc phụ giúp cũng chỉ là vài việc lặt vặt trong gia đình như làm việc nhà, trông trẻ con,… Đổi lại gia đình bản địa đó sẽ hỗ trợ cho người tham gia hình thức au-pair này về chổ ở, hoặc chút đỉnh tiền tiêu vặt. Hình thức này khá phổ biến đối với các bạn trẻ còn là sinh viên, thích khám phá nét văn hóa truyền thống, phong tục tập quán và cách sinh hoạt của người dân bản địa. Các bạn có thể tìm hiểu về hình thức này thông qua website www.aupair-world.net
- Những trại hè ở Hoa Kỳ
Hoa Kỳ là quốc gia có rất nhiều trại hè diễn ra vào các kỳ nghỉ hè hằng năm. Các trại hè này thường cung cấp các việc làm cho học sinh sinh viên ở mọi cấp, chương trình làm việc cũng phù hợp với lứa tuổi và trình độ. Thường các bạn trẻ sẽ làm việc trong ngành khách sạn, nhà hàng, khu nghỉ dưỡng hoặc các trung tâm thể thao. Công việc thường sẽ được trả lương, và bao gồm chổ ở, ăn uống. Lợi ích của chương trình này là giúp các bạn trẻ có thêm kỹ năng làm việc và tăng cường khả năng hòa nhập xã hội. Ở Việt Nam, các chương trình Work&Travel cũng được cung cấp tương tự như hình thức này.
- Làm việc trên các tàu du lịch vòng quanh thế giới
Các tàu du lịch (cruise lines) thường tuyển rất nhiều nhân viên làm việc như một khách sạn, từ lễ tân, phục vụ phòng cho đến bộ phận bếp. Dĩ nhiên khối lượng công việc cũng sẽ rất nhiều và các yêu cầu cũng rất khắt khe. Tuy nhiên bù lại thì cơ hội du ngoạn năm châu bốn bể là thường tình và tiền lương cũng rất cao. Do đó, hình thức này cũng được nhiều bạn trẻ ưa chuộng. Ở Việt Nam, các bạn có thể tìm hiểu chương trình của Star Cruise hoặc Aida Lines.
- Du lịch couchsurfing
Couchsurfing cũng tương tự như hình thức au-pair nhưng khác nhau ở chổ couchsurfer sẽ không được trả tiền khi làm việc cho gia đình bản xứ. Tuy nhiên bù lại thì công việc của couchsurfer cũng rất nhẹ nhàng, đôi khi chỉ là nấu ăn các món ăn truyền thống của quốc gia họ cho gia đình bản xứ, hoặc rửa bát hoặc có khi chẳng cần phải làm gì cả. Lưu ý là gia đình chủ không phải là một khách sạn miễn phí cho nên bạn cần tôn trọng họ và không gian riêng tư của họ.
- Làm việc cho các nông trại
Một người bạn của tôi kể rằng bạn ấy đã đi hái nho ở một nông trại ở Pháp chỉ trong vòng 3 tuần, và sau đó bạn ấy có đủ tiền để đi du lịch cả năm, tất nhiên là không phải những chuyến du lịch sang trọng rồi. Ở Úc và New Zealand, hình thức này cũng phổ biến và cung cấp nhiều suất cho thanh niên các nước.
Các hình thức du lịch liệt kê trên đây chỉ là một vài ví dụ về du lịch khám phá, trải nghiệm mà không nguy hiểm cho các bạn trẻ. Phượt, một hình thức quá nguy hiểm và không phù hợp. Do đó, hy vọng các hình thức gợi ý phía trên sẽ giúp những bạn thích du lịch khám phá, trải nghiệm có nhiều lựa chọn an toàn hơn. Tất nhiên là cũng không phải dễ dàng khi mà mỗi khi đi ra nước ngoài, các bạn phải làm nhiều thủ tục để xin visa, nhất là khi passport của Việt Nam ít được chấp nhận miễn thị thực ở các nước. Tuy nhiên, không có gì là không thể, nhất là người trẻ chúng ta là người giỏi. f
* Blog của Cao Huy Huân là blog cá nhân. Các bài viết trên blog được đăng tải với sự đồng ý của Ðài VOA nhưng không phản ánh quan điểm hay lập trường của Chính phủ Hoa Kỳ.