Đoạn Đường Chiến Binh
Băng Đạn Cuối Cùng- Bảo Định
*** *** *** *** 30/4/2007
Thật là khôi hài cho hai chữ "bàn giao" và gọi bọn cộng sản Bắc Việt xâm lược là "phía bên kia" một cách nhẹ nhàng thân ái. Trong lúc chúng chỉ là những tên đồ tể khát máu, mất tính người, là công cụ của bọn Cộng sản Đệ Tam quốc tế, cần phải loại chúng ra khỏi đất nước này, loại chúng ra khỏi tâm tư của mọi người dân Việt. Chúng chỉ là loài sâu bọ biến thành người, hay như chúng tự nhận là con cháu của loài khỉ trên rừng "trải qua quá trình lao động nên biến thành người".
Tại sao ông Minh có thể ngây thơ đến như vậy! Nếu trong con người của ông còn một chút gì là lính, người lính VNCH chân chính, thì ông đã không hành động như vậy. Hoặc ít ra nếu suy nghĩ nông cạn, bị bọn trí thức khoa bảng ăn hại bu quanh bàn ra tán vào lếu láo, bị tên Dương Văn Nhật, Thiếu tá tình báo cộng sản, em ruột móc nối, bị mấy ông thầy tu xách động xúi dục, sợ dân chúng đổ máu (chỉ là cái cớ để biện minh), thì sau lời tuyên bố dâng đất, dâng dân, dân thành cho Cộng sản, ông phải biết kê khẩu súng vào màng tang để bóp cò một phát cho tròn khí tiết của một người lính, nhất là khi ông đã là một vị Tướng 4 sao! Từng hai lần làm Quốc trưởng (nhưng chẵng nên cơm cháo gì). "Mất thành phải chết theo thành" như Võ Tánh ngày xưa tuẫn tiết tại thành Bình Định, hay Hoàng Diệu tại thành Hà Nội.
Người lính trẻ mệt mỏi, mặt mày bơ phờ vì đã nhiều ngày đêm không ngủ, đang lê đôi chân nặng nhọc từ cầu Sơn hướng về ngã tư Xa lộ Hàng Xanh. Anh định về Thị Nghè, nhà anh ở đó. Anh biết mẹ anh, chị Dung của anh đang chờ tin tức anh. Anh biết Loan, người yêu của anh, đang trông chờ anh từng giờ, từng phút. Hay nàng đã theo gia đình di tản đang lênh đênh trên mặt nước. Nàng có dám hy sinh, dám cãi lời cha mẹ không lên tàu, dám ở lại để chờ chàng, người lính trận của phe thua trận?
Buổi trưa ngày 29, tuyến phòng thủ Trảng Bom vỡ. Một Đại úy Đại đội trưởng chết ngay tại trận tiền. Một vị Tiểu đoàn trưởng bị cộng quân bắt sống. Đoàn quân xâm lăng Bắc Việt đã chiếm cứ Trảng Bom, tiền đồn xa nhất của Saigon lúc đó, chỉ cách Thủ đô yêu dấu miền Nam hơn 30 cây số. Từ đây, súng 122ly, 130ly có thể bắn tới.
Vừa gặp mặt Tuấn, chị Dung nói ngay:
- Họ đi hết rồi, cả Sàigon đang đi. Anh rể em ở bên Không quân có lệnh đưa gia đình ra Phú Quốc. Bên Hải quân cũng chuẩn bị cho gia đình xuống tàu ra biển. Còn chị làm trong DAO cũng đã làm danh sách cho cả gia đình mình đi. Mấy ngày nay chị và Má cứ trông em về để đi, tất cả đã sẵn sàng.
- Nhưng ông Tướng, các cấp chỉ huy và đồng đội của em vẫn còn ở lại, vẫn còn tiếp tục chiến đấu.
- Ông Thiếu Tướng Kỳ, cựu Thủ Tướng, cựu Phó Tổng Thống, chiều ngày 28 tháng 4 còn đến xứ Tân Sa Châu thuộc quận Tân Bình hô hào tử thủ, hô hào sẽ chiến đấu đến giọt máu cuối cùng, nhưng mới sáng sớm ngày hôm nay, tức 29 tháng 4, ông đã dùng máy bay trực thăng riêng bay ra Hạm đội. Ông Tướng Toàn, Tư Lệnh Quân đoàn III kiêm Quân khu 3 của em, buổi sáng ghé đây họp với các Tư lệnh Sư đoàn, chỉ thị các vị ấy phải tử thủ, phải chiến đấu, thì sau đó ông bay về Gò Vấp thu gom đồ đạc và bay thẳng ra Hạm đội 7 rồi. Chỉ có ông Tướng của em, các cấp chỉ huy của em điếc không sợ súng, không am hiểu tình thế mới ở lại để tiếp tục chiến đấu.
- Không được, em phải ở lại, em phải cùng đơn vị chiến đấu. Dù là trong tuyệt vọng. Em không thể đào ngũ trong lúc này. Em xin lỗi chị, xin lỗi Má.
- Loan, em hãy nói vài lời với Tuấn đi, em hãy thuyết phục Tuấn dùm chị. Em hãy nói em không thể sống xa Tuấn, sống thiếu Tuấn. Má, chị và cả nhà sẽ mang ơn em nhiều.
Nghe lời chị Dung, Loan có nói, nhưng Tuấn vẫn kiên trì. Tình yêu gia đình, tình yêu trai gái, Tuấn đã coi nhẹ hơn tình yêu đơn vị, tình yêu đồng đội, ít ra là trong lúc này, trong hoàn cảnh dầu sôi lửa bỏng này. Nói thế có nghĩa là trong quá khứ, cũng đã nhiều lần Tuấn "dù" về nhà thăm mẹ, thăm chị Dung, người chị mà chàng thương yêu nhất, và Loan, dĩ nhiên là Loan, mối tình từ thuở học trò của chàng. Không thuyết phục được người em, người tình cứng đầu, Dung và Loan thất vọng trở lại Saigon.
- Thằng lính ngụy kia! Giờ này mà còn bận đồ lính và cầm súng. Hãy vất súng xuống, cởi mau đồ lính ra không ông cho phát AK bây giờ.
Tuấn như con người máy. Anh vất súng xuống bên vệ đường, ngồi xuống từ từ cởi đôi giày trận - đôi giày đã theo anh dẫm nát biết bao nhiêu là mật khu của VC - sau hết là bộ đồ trận. Giờ này đâu còn trận nữa, thôi thì cởi phắt cho xong - Tuấn vừa cởi vừa suy nghĩ. Rốt cuộc, trên người anh chỉ còn lại cái quần xà lỏn và áo thun ba lá. Thấy Tuấn đã cởi đồ xong, tên chỉ huy ra lệnh cho xe nổ máy tiếp tục chạy.
Tân Sơn Hòa chuyển
Bàn ra tán vào (0)
Băng Đạn Cuối Cùng- Bảo Định
*** *** *** *** 30/4/2007
Thật là khôi hài cho hai chữ "bàn giao" và gọi bọn cộng sản Bắc Việt xâm lược là "phía bên kia" một cách nhẹ nhàng thân ái. Trong lúc chúng chỉ là những tên đồ tể khát máu, mất tính người, là công cụ của bọn Cộng sản Đệ Tam quốc tế, cần phải loại chúng ra khỏi đất nước này, loại chúng ra khỏi tâm tư của mọi người dân Việt. Chúng chỉ là loài sâu bọ biến thành người, hay như chúng tự nhận là con cháu của loài khỉ trên rừng "trải qua quá trình lao động nên biến thành người".
Tại sao ông Minh có thể ngây thơ đến như vậy! Nếu trong con người của ông còn một chút gì là lính, người lính VNCH chân chính, thì ông đã không hành động như vậy. Hoặc ít ra nếu suy nghĩ nông cạn, bị bọn trí thức khoa bảng ăn hại bu quanh bàn ra tán vào lếu láo, bị tên Dương Văn Nhật, Thiếu tá tình báo cộng sản, em ruột móc nối, bị mấy ông thầy tu xách động xúi dục, sợ dân chúng đổ máu (chỉ là cái cớ để biện minh), thì sau lời tuyên bố dâng đất, dâng dân, dân thành cho Cộng sản, ông phải biết kê khẩu súng vào màng tang để bóp cò một phát cho tròn khí tiết của một người lính, nhất là khi ông đã là một vị Tướng 4 sao! Từng hai lần làm Quốc trưởng (nhưng chẵng nên cơm cháo gì). "Mất thành phải chết theo thành" như Võ Tánh ngày xưa tuẫn tiết tại thành Bình Định, hay Hoàng Diệu tại thành Hà Nội.
Người lính trẻ mệt mỏi, mặt mày bơ phờ vì đã nhiều ngày đêm không ngủ, đang lê đôi chân nặng nhọc từ cầu Sơn hướng về ngã tư Xa lộ Hàng Xanh. Anh định về Thị Nghè, nhà anh ở đó. Anh biết mẹ anh, chị Dung của anh đang chờ tin tức anh. Anh biết Loan, người yêu của anh, đang trông chờ anh từng giờ, từng phút. Hay nàng đã theo gia đình di tản đang lênh đênh trên mặt nước. Nàng có dám hy sinh, dám cãi lời cha mẹ không lên tàu, dám ở lại để chờ chàng, người lính trận của phe thua trận?
Buổi trưa ngày 29, tuyến phòng thủ Trảng Bom vỡ. Một Đại úy Đại đội trưởng chết ngay tại trận tiền. Một vị Tiểu đoàn trưởng bị cộng quân bắt sống. Đoàn quân xâm lăng Bắc Việt đã chiếm cứ Trảng Bom, tiền đồn xa nhất của Saigon lúc đó, chỉ cách Thủ đô yêu dấu miền Nam hơn 30 cây số. Từ đây, súng 122ly, 130ly có thể bắn tới.
Vừa gặp mặt Tuấn, chị Dung nói ngay:
- Họ đi hết rồi, cả Sàigon đang đi. Anh rể em ở bên Không quân có lệnh đưa gia đình ra Phú Quốc. Bên Hải quân cũng chuẩn bị cho gia đình xuống tàu ra biển. Còn chị làm trong DAO cũng đã làm danh sách cho cả gia đình mình đi. Mấy ngày nay chị và Má cứ trông em về để đi, tất cả đã sẵn sàng.
- Nhưng ông Tướng, các cấp chỉ huy và đồng đội của em vẫn còn ở lại, vẫn còn tiếp tục chiến đấu.
- Ông Thiếu Tướng Kỳ, cựu Thủ Tướng, cựu Phó Tổng Thống, chiều ngày 28 tháng 4 còn đến xứ Tân Sa Châu thuộc quận Tân Bình hô hào tử thủ, hô hào sẽ chiến đấu đến giọt máu cuối cùng, nhưng mới sáng sớm ngày hôm nay, tức 29 tháng 4, ông đã dùng máy bay trực thăng riêng bay ra Hạm đội. Ông Tướng Toàn, Tư Lệnh Quân đoàn III kiêm Quân khu 3 của em, buổi sáng ghé đây họp với các Tư lệnh Sư đoàn, chỉ thị các vị ấy phải tử thủ, phải chiến đấu, thì sau đó ông bay về Gò Vấp thu gom đồ đạc và bay thẳng ra Hạm đội 7 rồi. Chỉ có ông Tướng của em, các cấp chỉ huy của em điếc không sợ súng, không am hiểu tình thế mới ở lại để tiếp tục chiến đấu.
- Không được, em phải ở lại, em phải cùng đơn vị chiến đấu. Dù là trong tuyệt vọng. Em không thể đào ngũ trong lúc này. Em xin lỗi chị, xin lỗi Má.
- Loan, em hãy nói vài lời với Tuấn đi, em hãy thuyết phục Tuấn dùm chị. Em hãy nói em không thể sống xa Tuấn, sống thiếu Tuấn. Má, chị và cả nhà sẽ mang ơn em nhiều.
Nghe lời chị Dung, Loan có nói, nhưng Tuấn vẫn kiên trì. Tình yêu gia đình, tình yêu trai gái, Tuấn đã coi nhẹ hơn tình yêu đơn vị, tình yêu đồng đội, ít ra là trong lúc này, trong hoàn cảnh dầu sôi lửa bỏng này. Nói thế có nghĩa là trong quá khứ, cũng đã nhiều lần Tuấn "dù" về nhà thăm mẹ, thăm chị Dung, người chị mà chàng thương yêu nhất, và Loan, dĩ nhiên là Loan, mối tình từ thuở học trò của chàng. Không thuyết phục được người em, người tình cứng đầu, Dung và Loan thất vọng trở lại Saigon.
- Thằng lính ngụy kia! Giờ này mà còn bận đồ lính và cầm súng. Hãy vất súng xuống, cởi mau đồ lính ra không ông cho phát AK bây giờ.
Tuấn như con người máy. Anh vất súng xuống bên vệ đường, ngồi xuống từ từ cởi đôi giày trận - đôi giày đã theo anh dẫm nát biết bao nhiêu là mật khu của VC - sau hết là bộ đồ trận. Giờ này đâu còn trận nữa, thôi thì cởi phắt cho xong - Tuấn vừa cởi vừa suy nghĩ. Rốt cuộc, trên người anh chỉ còn lại cái quần xà lỏn và áo thun ba lá. Thấy Tuấn đã cởi đồ xong, tên chỉ huy ra lệnh cho xe nổ máy tiếp tục chạy.
Tân Sơn Hòa chuyển