Xe cán chó
Băng rôn, pa nô gây “ô nhiễm” thị giác
NLĐO - Pa nô có cô gái bỗng dưng xuất hiện “cánh tay lạ” hay bản đồ Việt Nam thiếu quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa… là điển hình cho sự bất cẩn và tùy tiện trong phê duyệt, thẩm định
Nguyễn Xuân Hoa (Nhà nghiên cứu văn hóa)
Nguyễn Xuân Hoa (Nhà nghiên cứu văn hóa)
NLĐO
- Pa nô có cô gái bỗng dưng xuất hiện “cánh tay lạ” hay bản đồ Việt Nam
thiếu quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa… là điển hình cho sự bất cẩn và tùy
tiện trong phê duyệt, thẩm định
Có lẽ trên thế giới không đâu như Việt Nam trong việc cổ động trực quan
thông qua các băng rôn, pa nô hay áp phích treo trên đường. Chúng ta đã
sử dụng quá nhiều hình thức cổ động và quảng cáo trực quan, sử dụng một
cách quá đáng.
Lãng phí rất lớn
Dọc các trục đường chính ở những TP lớn dày đặc pa nô, áp phích về chính
trị và quảng cáo, gây “ô nhiễm” thị giác trầm trọng. Có những trục
đường đẹp, không những du khách mà người dân địa phương khi đi qua cũng
muốn cảm nhận vẻ đẹp về không gian xanh thì lại phải chứng kiến lớp lớp
khẩu hiệu với đủ màu sắc khiến thị giác mệt mỏi và không còn cảm giác. Ở
Singapore, dường như trên đường phố không có quảng cáo nào, hình thức
này chỉ được cho phép trên taxi hoặc danh bạ điện thoại. Phải chăng là
họ muốn môi trường sống xanh, sạch của người dân không bị ô nhiễm?
Sự xuất hiện dày đặc băng rôn, pa nô hay áp phích ở nước ta nguyên nhân
một phần là từ hiệu ứng giữa các địa phương với nhau, nơi này làm thì
nơi khác phải làm vì nhiệm vụ quảng bá, tuyên truyền.
Pa nô quảng cáo dùng tiền doanh nghiệp thì chẳng đáng bàn, cổ động trực
quan thì dùng ngân sách - là tiền của dân. Đó là sự lãng phí rất lớn,
cần phải tiết kiệm. Trong khi đó, nội dung lại rất tùy tiện, thậm chí
quá nhàm chán, không xuất phát từ nhu cầu người dân và không cần thiết.
Hiện trên các trục đường giao thông, dễ thấy những tấm pa nô có nội dung
rất vô duyên. Pa nô cổ động về chính trị, văn hóa mà xuất hiện với mật
độ dày đặc, ở dưới có logo của doanh nghiệp thì quảng cáo cho doanh
nghiệp là chủ yếu, là quảng cáo trá hình. Pa nô có cô gái bỗng dưng xuất
hiện “cánh tay lạ” ở Hà Nội; bản đồ Việt Nam thiếu quần đảo Hoàng Sa,
Trường Sa ở tỉnh Thanh hóa… là điển hình cho sự bất cẩn và tùy tiện
trong phê duyệt, thẩm định.
Chạy theo hình thức
Có pa nô cổ động không sai về nội dung nhưng không có tác dụng. Như thời
gian này, đi trên các đường phố ở TP Huế (tỉnh Thừa Thiên - Huế), đâu
đâu cũng gặp băng rôn chào mừng Festival nghề truyền thống Huế nhưng
người dân chẳng biết các hoạt động cụ thể sẽ diễn ra khi nào, ở đâu.
Hoặc những khẩu hiệu kêu gọi người dân xây dựng nếp sống văn hóa mới
nhưng nội dung quá chung chung, đáng lẽ hướng dẫn cụ thể cho người dân
nên làm gì thì hay hơn. Nội dung tuyên truyền cần phải chuyển tải thông
tin cụ thể để hướng dẫn, dẫn dắt người dân chứ không phải là hô khẩu
hiệu chung như thế.
Có nhiều khẩu hiệu sai cả về nội dung, chạy theo xu hướng hình thức. Tôi
đã lên tiếng rất nhiều lần với lãnh đạo tỉnh Thừa Thiên - Huế, TP Huế
và Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch (VH-TT-DL) về pa nô ghi khẩu hiệu
“Huế, một quê hương hạnh phúc” có thời gian dài đặt ở bên cầu Phú Xuân.
Bởi vì, như thế là không nghĩ đến những người lao động nghèo khổ cảm
thấy tủi thân khi ngày ngày đi qua đó. Họ là người Huế đấy nhưng còn lắm
vất vả thì lấy đâu hạnh phúc? Giá mà ghi “Phấn đấu xây dựng Huế thành
quê hương hạnh phúc” thì có phải hợp lý hơn không?
Thực ra, cổ động chính trị qua hình ảnh thì nhiều nước cũng đã làm và có
một số cái rất thành công, nhiều pa nô được xem như tác phẩm nghệ
thuật. Thế nhưng, hiện đang có xu hướng chạy theo lợi ích khi làm pa nô
nên dẫn đến những hình ảnh nhố nhăng, tùy tiện. Cổ động trực quan hiện
cũng rất cần nhưng phải ở mức độ vừa phải và cần thẩm định kỹ về nội
dung lẫn hình thức trước khi đưa ra chỗ công cộng.
Hiện chúng ta đã áp dụng công nghệ bảng điện tử để chiếu hình ảnh nên sẽ
bớt ô nhiễm thị giác bởi hạn chế được số lượng băng rôn truyền thống.
Tuy nhiên, phải xem xét kỹ lưỡng vị trí đặt các bảng này ở đâu cho hợp
lý. Việc quảng cáo lồng ghép nội dung cổ động chính trị thì mức độ nào
đó cũng chấp nhận được nhưng vừa phải, không nên xuất hiện dày đặc.
***
Ông Trần Quang Thanh, Phó Giám đốc thường trực Sở VH-TT-DL TP Đà Nẵng:
Tăng cường kiểm duyệt
Ở TP Đà Nẵng cũng từng xảy ra việc pa nô, áp
phích tuyên truyền gây phản cảm. Nguyên nhân là do bộ phận kiểm soát
không cẩn trọng, thiếu chặt chẽ. Để tránh trường hợp sai sót xảy ra,
lãnh đạo Sở VH-TT-DL đã chỉ đạo tăng cường kiểm duyệt chặt chẽ. Nhờ vậy,
hơn 3 tháng qua, chưa xảy ra thêm trường hợp sai sót nào.
Ông Trương Đông Hải, Phó Giám đốc Sở VH-TT-DL Bình Định:
Đơn vị in ấn hay thêm thắt
Ngoài băng rôn với nội dung phản cảm “Vượt
đèn đỏ chỉ dành cho người ít học” (Báo Người Lao Động phản ánh hồi tháng
1), trước đó địa phương chưa từng xảy ra tình trạng này. Lâu nay, các
pa nô, áp phích, băng rôn… tuyên truyền đều được kiểm tra rất cẩn thận
trước khi cấp phép, cho treo. Tuy nhiên, có tình trạng các đơn vị thực
hiện việc in ấn rất hay thêm thắt một số chi tiết khác so với hình ảnh
gốc đã được duyệt. Về phía Văn phòng Ban Chỉ đạo An toàn giao thông của
tỉnh, sau khi xảy ra vụ việc đáng tiếc nói trên, chúng tôi đã đề nghị họ
chỉ cho treo những băng rôn với những khẩu hiệu được thống nhất từ
trung ương đưa về để tránh sai sót.
Ông Bùi Đức Hạnh, Giám đốc Sở VH-TT-DL Hà Tĩnh:
Không nên tự ý sáng tác
Để không xảy ra tình trạng các áp phích, pa
nô quảng cáo có nội dung, hình ảnh phản cảm, ngành văn hóa phải bám sát
chủ đề tuyên truyền. Tranh cổ động, áp phích phải được cơ quan chuyên
môn soạn thảo, giám đốc Sở VH-TT-DL ký duyệt chặt chẽ về nội dung, hình
thức rồi mới cho in ra và treo. Khẩu hiệu phải làm theo mẫu của ban
tuyên giáo tỉnh ủy gửi. Khi phát hiện pa nô, tranh cổ động có nội dung
không đúng, không phù hợp sẽ dừng ngay khi kiểm duyệt, nếu lỡ in rồi thì
dù tốn kém mấy cũng phải thu hồi. Cán bộ, nhân viên để xảy ra sự cố
phải kiểm điểm và bị xử lý kỷ luật nghiêm khắc. Cục Văn hóa cơ sở luôn
có bộ phận tuyên truyền, hằng năm sản xuất ra nhiều mẫu tranh cổ động do
các họa sĩ tên tuổi sáng tác, các mẫu này sau khi được phê duyệt thì
gửi về các địa phương. Nếu địa phương không có họa sĩ giỏi và cán bộ có
chuyên môn tốt thì tốt nhất là dùng mẫu tranh do Cục Văn hóa cơ sở gửi
về chứ không nên tự sáng tác. Vì làm như vậy, nếu không cẩn thận rất dễ
xảy ra sai sót đáng tiếc.
Đ.Ngọc - H.Dũng - A.Tú (ghi)
***
Thay pa nô phản cảm
Sau khi Báo Người Lao Động ngày 29-4 phản
ánh ở tỉnh Thanh Hóa có những pa nô hình ảnh Bác Hồ hút thuốc lá đang
quàng khăn đỏ cho thiếu nhi, hình bản đồ Việt Nam thiếu 2 quần đảo Hoàng
Sa - Trường Sa, chiều 2-5, bà Trần Thị Hoa, Chánh Văn phòng Sở VH-TT-DL
tỉnh Thanh Hóa, cho biết Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy có chỉ đạo nên ngành đã
cho tháo dỡ những pa nô, áp phích nói trên trong sáng 30-4. “Toàn bộ
những hình ảnh này do Cục Văn hóa cơ sở (Bộ VH-TT-DL) gửi vào để tuyên
truyền cho Năm du lịch quốc gia 2015 chứ không phải do ngành sáng tác” -
bà Hoa khẳng định.
Bà Vương Thị Hải Yến, Phó Giám đốc Sở
VH-TT-DL tỉnh Thanh Hóa, cũng khẳng định đây là những hình ảnh do Bộ
VH-TT-DL sáng tác, cơ quan này chỉ thực hiện, lắp ráp theo mẫu. “Chúng
tôi cũng có sai sót vì cứ nghĩ tranh của bộ đã hoàn toàn được cấp phép
nên chủ quan, không kiểm tra. Ngay khi nhận được thông tin của báo chí,
chúng tôi đã cho chỉnh sửa và thay thế ngay” - bà Yến nói.
Theo ghi nhận của phóng viên Báo Người Lao
Động, trong chiều 2-5, những hình ảnh phản cảm nói trên ở Quảng trường
Lam Sơn và Trung tâm Hội nghị 25B Thanh Hóa đã được tháo dỡ và thay thế
bằng những hình ảnh tuyên truyền khác.
Trước đó, để quảng bá cho Năm du lịch quốc
gia 2015 với chủ đề “Kết nối các di sản thế giới”, từ ngày 3-4, trên
rất nhiều tuyến đường lớn, quảng trường, trung tâm hội nghị... ở TP
Thanh Hóa đã treo nhiều pa nô, áp phích, tranh cổ động tuyên truyền
những ngày lễ lớn của đất nước. Trong đó có một số hình ảnh gây phản
cảm, đáng chú ý là pa nô hình Bác Hồ hút thuốc lá đang quàng khăn đỏ cho
thiếu nhi và hình bản đồ Việt Nam thiếu 2 quần đảo Hoàng Sa - Trường
Sa. Việc này khiến nhiều người dân và du khách bất bình. Một du khách
cho biết sinh thời, Bác Hồ không bao giờ hút thuốc lá trước mặt thiếu
niên nhi đồng nên hình ảnh này trông thật phản cảm. Bác Hồ cũng từng nói
có 2 việc mà chúng ta không được học theo Bác, trong đó có việc hút
thuốc lá.
Tin-ảnh: T.Minh
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
- Văn Công Hùng - Ghi chép ngày 07.10.2024
- Hoàng gia Anh bị tố dùng Meghan 'chuyển hướng' dư luận
- Giả vờ làm kẻ sát nhân để nhờ cảnh sát dọn tuyết trước nhà
- Hé lộ danh sách dự kiến phân công nhiệm vụ lãnh đạo cấp cao Việt Cộng
- Trọng và Phúc được bầu lại, tiếp tục lãnh đạo Đảng Vem ( Mặt Vẹm nào cũng là " Mặt Bác Hồ " )
Băng rôn, pa nô gây “ô nhiễm” thị giác
NLĐO - Pa nô có cô gái bỗng dưng xuất hiện “cánh tay lạ” hay bản đồ Việt Nam thiếu quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa… là điển hình cho sự bất cẩn và tùy tiện trong phê duyệt, thẩm định
Nguyễn Xuân Hoa (Nhà nghiên cứu văn hóa)
NLĐO
- Pa nô có cô gái bỗng dưng xuất hiện “cánh tay lạ” hay bản đồ Việt Nam
thiếu quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa… là điển hình cho sự bất cẩn và tùy
tiện trong phê duyệt, thẩm định
Có lẽ trên thế giới không đâu như Việt Nam trong việc cổ động trực quan
thông qua các băng rôn, pa nô hay áp phích treo trên đường. Chúng ta đã
sử dụng quá nhiều hình thức cổ động và quảng cáo trực quan, sử dụng một
cách quá đáng.
Lãng phí rất lớn
Dọc các trục đường chính ở những TP lớn dày đặc pa nô, áp phích về chính
trị và quảng cáo, gây “ô nhiễm” thị giác trầm trọng. Có những trục
đường đẹp, không những du khách mà người dân địa phương khi đi qua cũng
muốn cảm nhận vẻ đẹp về không gian xanh thì lại phải chứng kiến lớp lớp
khẩu hiệu với đủ màu sắc khiến thị giác mệt mỏi và không còn cảm giác. Ở
Singapore, dường như trên đường phố không có quảng cáo nào, hình thức
này chỉ được cho phép trên taxi hoặc danh bạ điện thoại. Phải chăng là
họ muốn môi trường sống xanh, sạch của người dân không bị ô nhiễm?
Sự xuất hiện dày đặc băng rôn, pa nô hay áp phích ở nước ta nguyên nhân
một phần là từ hiệu ứng giữa các địa phương với nhau, nơi này làm thì
nơi khác phải làm vì nhiệm vụ quảng bá, tuyên truyền.
Pa nô quảng cáo dùng tiền doanh nghiệp thì chẳng đáng bàn, cổ động trực
quan thì dùng ngân sách - là tiền của dân. Đó là sự lãng phí rất lớn,
cần phải tiết kiệm. Trong khi đó, nội dung lại rất tùy tiện, thậm chí
quá nhàm chán, không xuất phát từ nhu cầu người dân và không cần thiết.
Hiện trên các trục đường giao thông, dễ thấy những tấm pa nô có nội dung
rất vô duyên. Pa nô cổ động về chính trị, văn hóa mà xuất hiện với mật
độ dày đặc, ở dưới có logo của doanh nghiệp thì quảng cáo cho doanh
nghiệp là chủ yếu, là quảng cáo trá hình. Pa nô có cô gái bỗng dưng xuất
hiện “cánh tay lạ” ở Hà Nội; bản đồ Việt Nam thiếu quần đảo Hoàng Sa,
Trường Sa ở tỉnh Thanh hóa… là điển hình cho sự bất cẩn và tùy tiện
trong phê duyệt, thẩm định.
Chạy theo hình thức
Có pa nô cổ động không sai về nội dung nhưng không có tác dụng. Như thời
gian này, đi trên các đường phố ở TP Huế (tỉnh Thừa Thiên - Huế), đâu
đâu cũng gặp băng rôn chào mừng Festival nghề truyền thống Huế nhưng
người dân chẳng biết các hoạt động cụ thể sẽ diễn ra khi nào, ở đâu.
Hoặc những khẩu hiệu kêu gọi người dân xây dựng nếp sống văn hóa mới
nhưng nội dung quá chung chung, đáng lẽ hướng dẫn cụ thể cho người dân
nên làm gì thì hay hơn. Nội dung tuyên truyền cần phải chuyển tải thông
tin cụ thể để hướng dẫn, dẫn dắt người dân chứ không phải là hô khẩu
hiệu chung như thế.
Có nhiều khẩu hiệu sai cả về nội dung, chạy theo xu hướng hình thức. Tôi
đã lên tiếng rất nhiều lần với lãnh đạo tỉnh Thừa Thiên - Huế, TP Huế
và Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch (VH-TT-DL) về pa nô ghi khẩu hiệu
“Huế, một quê hương hạnh phúc” có thời gian dài đặt ở bên cầu Phú Xuân.
Bởi vì, như thế là không nghĩ đến những người lao động nghèo khổ cảm
thấy tủi thân khi ngày ngày đi qua đó. Họ là người Huế đấy nhưng còn lắm
vất vả thì lấy đâu hạnh phúc? Giá mà ghi “Phấn đấu xây dựng Huế thành
quê hương hạnh phúc” thì có phải hợp lý hơn không?
Thực ra, cổ động chính trị qua hình ảnh thì nhiều nước cũng đã làm và có
một số cái rất thành công, nhiều pa nô được xem như tác phẩm nghệ
thuật. Thế nhưng, hiện đang có xu hướng chạy theo lợi ích khi làm pa nô
nên dẫn đến những hình ảnh nhố nhăng, tùy tiện. Cổ động trực quan hiện
cũng rất cần nhưng phải ở mức độ vừa phải và cần thẩm định kỹ về nội
dung lẫn hình thức trước khi đưa ra chỗ công cộng.
Hiện chúng ta đã áp dụng công nghệ bảng điện tử để chiếu hình ảnh nên sẽ
bớt ô nhiễm thị giác bởi hạn chế được số lượng băng rôn truyền thống.
Tuy nhiên, phải xem xét kỹ lưỡng vị trí đặt các bảng này ở đâu cho hợp
lý. Việc quảng cáo lồng ghép nội dung cổ động chính trị thì mức độ nào
đó cũng chấp nhận được nhưng vừa phải, không nên xuất hiện dày đặc.
***
Ông Trần Quang Thanh, Phó Giám đốc thường trực Sở VH-TT-DL TP Đà Nẵng:
Tăng cường kiểm duyệt
Ở TP Đà Nẵng cũng từng xảy ra việc pa nô, áp
phích tuyên truyền gây phản cảm. Nguyên nhân là do bộ phận kiểm soát
không cẩn trọng, thiếu chặt chẽ. Để tránh trường hợp sai sót xảy ra,
lãnh đạo Sở VH-TT-DL đã chỉ đạo tăng cường kiểm duyệt chặt chẽ. Nhờ vậy,
hơn 3 tháng qua, chưa xảy ra thêm trường hợp sai sót nào.
Ông Trương Đông Hải, Phó Giám đốc Sở VH-TT-DL Bình Định:
Đơn vị in ấn hay thêm thắt
Ngoài băng rôn với nội dung phản cảm “Vượt
đèn đỏ chỉ dành cho người ít học” (Báo Người Lao Động phản ánh hồi tháng
1), trước đó địa phương chưa từng xảy ra tình trạng này. Lâu nay, các
pa nô, áp phích, băng rôn… tuyên truyền đều được kiểm tra rất cẩn thận
trước khi cấp phép, cho treo. Tuy nhiên, có tình trạng các đơn vị thực
hiện việc in ấn rất hay thêm thắt một số chi tiết khác so với hình ảnh
gốc đã được duyệt. Về phía Văn phòng Ban Chỉ đạo An toàn giao thông của
tỉnh, sau khi xảy ra vụ việc đáng tiếc nói trên, chúng tôi đã đề nghị họ
chỉ cho treo những băng rôn với những khẩu hiệu được thống nhất từ
trung ương đưa về để tránh sai sót.
Ông Bùi Đức Hạnh, Giám đốc Sở VH-TT-DL Hà Tĩnh:
Không nên tự ý sáng tác
Để không xảy ra tình trạng các áp phích, pa
nô quảng cáo có nội dung, hình ảnh phản cảm, ngành văn hóa phải bám sát
chủ đề tuyên truyền. Tranh cổ động, áp phích phải được cơ quan chuyên
môn soạn thảo, giám đốc Sở VH-TT-DL ký duyệt chặt chẽ về nội dung, hình
thức rồi mới cho in ra và treo. Khẩu hiệu phải làm theo mẫu của ban
tuyên giáo tỉnh ủy gửi. Khi phát hiện pa nô, tranh cổ động có nội dung
không đúng, không phù hợp sẽ dừng ngay khi kiểm duyệt, nếu lỡ in rồi thì
dù tốn kém mấy cũng phải thu hồi. Cán bộ, nhân viên để xảy ra sự cố
phải kiểm điểm và bị xử lý kỷ luật nghiêm khắc. Cục Văn hóa cơ sở luôn
có bộ phận tuyên truyền, hằng năm sản xuất ra nhiều mẫu tranh cổ động do
các họa sĩ tên tuổi sáng tác, các mẫu này sau khi được phê duyệt thì
gửi về các địa phương. Nếu địa phương không có họa sĩ giỏi và cán bộ có
chuyên môn tốt thì tốt nhất là dùng mẫu tranh do Cục Văn hóa cơ sở gửi
về chứ không nên tự sáng tác. Vì làm như vậy, nếu không cẩn thận rất dễ
xảy ra sai sót đáng tiếc.
Đ.Ngọc - H.Dũng - A.Tú (ghi)
***
Thay pa nô phản cảm
Sau khi Báo Người Lao Động ngày 29-4 phản
ánh ở tỉnh Thanh Hóa có những pa nô hình ảnh Bác Hồ hút thuốc lá đang
quàng khăn đỏ cho thiếu nhi, hình bản đồ Việt Nam thiếu 2 quần đảo Hoàng
Sa - Trường Sa, chiều 2-5, bà Trần Thị Hoa, Chánh Văn phòng Sở VH-TT-DL
tỉnh Thanh Hóa, cho biết Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy có chỉ đạo nên ngành đã
cho tháo dỡ những pa nô, áp phích nói trên trong sáng 30-4. “Toàn bộ
những hình ảnh này do Cục Văn hóa cơ sở (Bộ VH-TT-DL) gửi vào để tuyên
truyền cho Năm du lịch quốc gia 2015 chứ không phải do ngành sáng tác” -
bà Hoa khẳng định.
Bà Vương Thị Hải Yến, Phó Giám đốc Sở
VH-TT-DL tỉnh Thanh Hóa, cũng khẳng định đây là những hình ảnh do Bộ
VH-TT-DL sáng tác, cơ quan này chỉ thực hiện, lắp ráp theo mẫu. “Chúng
tôi cũng có sai sót vì cứ nghĩ tranh của bộ đã hoàn toàn được cấp phép
nên chủ quan, không kiểm tra. Ngay khi nhận được thông tin của báo chí,
chúng tôi đã cho chỉnh sửa và thay thế ngay” - bà Yến nói.
Theo ghi nhận của phóng viên Báo Người Lao
Động, trong chiều 2-5, những hình ảnh phản cảm nói trên ở Quảng trường
Lam Sơn và Trung tâm Hội nghị 25B Thanh Hóa đã được tháo dỡ và thay thế
bằng những hình ảnh tuyên truyền khác.
Trước đó, để quảng bá cho Năm du lịch quốc
gia 2015 với chủ đề “Kết nối các di sản thế giới”, từ ngày 3-4, trên
rất nhiều tuyến đường lớn, quảng trường, trung tâm hội nghị... ở TP
Thanh Hóa đã treo nhiều pa nô, áp phích, tranh cổ động tuyên truyền
những ngày lễ lớn của đất nước. Trong đó có một số hình ảnh gây phản
cảm, đáng chú ý là pa nô hình Bác Hồ hút thuốc lá đang quàng khăn đỏ cho
thiếu nhi và hình bản đồ Việt Nam thiếu 2 quần đảo Hoàng Sa - Trường
Sa. Việc này khiến nhiều người dân và du khách bất bình. Một du khách
cho biết sinh thời, Bác Hồ không bao giờ hút thuốc lá trước mặt thiếu
niên nhi đồng nên hình ảnh này trông thật phản cảm. Bác Hồ cũng từng nói
có 2 việc mà chúng ta không được học theo Bác, trong đó có việc hút
thuốc lá.
Tin-ảnh: T.Minh