Xe cán chó

Báo "Nhân Dân"?

Với nghề báo và nhà báo đúng nghĩa, viết tự do theo tư duy của mình và thực tế cuộc sống xã hội thì viết được rất nhanh và sản phẩm thường hay. Nhưng sẽ rất khó được in, thậm chí có khi còn vô tù vì một bài báo.
o và nhà báo đúng nghĩa, viết tự do theo tư duy của mình và thực tế cuộc sống xã hội thì viết được rất nhanh và sản phẩm thường hay. Nhưng sẽ rất khó được in, thậm chí có khi còn vô tù vì một bài báo. Viết theo khuôn khổ đã định hướng thì rất khó viết được nhanh. Nhưng bài viết rất dễ được in và thường là nhạt nhẽo.

Nhân "89 năm ngày Báo chí Cách mạng", ngày tờ báo THANH NIÊN của Thanh Niên Đồng minh Hội ra số đầu tiên (21/6/1925 - 21/6/2014), mình post lại bài viết năm ngoái về tờ báo Nhân Dân.
1. Ký ức đọc “Nhân Dân”

“Nhân Dân”, (gọi tắt cho nó gọn), đó là tờ báo in mình tiếp xúc đầu tiên trong “sự nghiệp… đọc báo” của mình.

Những năm 1960s, khi máy bay Mỹ bắt đầu leo thang đánh phá Quảng Bình – Vĩnh Linh. Nhà mình hay có cán bộ về bám cơ sở. Họ thường có báo mang theo. Sau hiệp định Paris lại có Tín dụng xã mượn làm “trụ sở”. Thế là mình được đọc “Nhân Dân” thường xuyên hơn.

Thời ở lính luôn có 30 phút đọc báo mỗi ngày. Nhưng ở bệnh viện tiền phương cái lệ này có châm chước, vì báo cũng không có thường xuyên cho các khoa. Muốn đọc mình hay ghé phòng chính trị để mượn. Khi ra quân, cơ quan mình vẫn còn đọc báo đầu giờ. Đọc tập trung tại mỗi phòng ban. Cũng chỉ có “nhân dân”, “quân đội nhân dân”.

Về tên báo, tiền thân, vốn là tờ “SỰ THẬT”. Không biết vì sao lại đổi sang “Nhân Dân’. Có lẽ vì Sự Thật không phản ánh đúng lối phương pháp tuyên truyền của báo chăng (?). Mình chẳng nhớ từ bao giờ tờ báo in này treo cái câu dài thòng dưới hai chữ “Nhân Dân”: “cơ quan trung ương của Đảng Cộng Sản Việt Nam, tiếng nói của đảng, nhà nước và nhân dân Việt Nam”. Sự ngoa ngôn đó mới nảy nòi đâu gần đây thôi. Chứ hồi trước chỉ đơn giản là “cơ quan ngôn luận của Đảng Lao động/... trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam” (xem hình 2).

20/3/1979, dưới "Nhân Dân" chỉ một câu ngắn gọn: "CƠ QUAN TRUNG ƯƠNG CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM" (đổi sang tên "Công Sản" từ ĐH 4 (1976)

Về hình thức, “Nhân Dân” thời trước chỉ “giấy trắng mực đen”. Màu giấy cũng hun hun không trắng lắm. Tùy trang có từ 4 đến 5 cộtbáo. Thỉnh thoảng có ảnh hoặc tranh minh họa. Vì đen trắng nên chất lượng ảnhcũng không như bây giờ. Kiểu chữ nhỏ nhưng khá rõ ràng. Có từ 4 đến 8 trang. Sau này đến thời kỳ “đổi mới” mới tăng dần số trang.

Nội dung thì cũng chỉ đưa tin tức “sản xuất và chiến đấu” của “hậu phương và tiền tuyến lớn”. Toàn thành tích và chiến thắng; hoặc gương “người tốt việc tốt”, “hai giỏi”. Luôn luôn có cột xã luận trang nhất ở cột đầu tiên bên trái. Tranh châm biếm hay đã kích trang cuối. Tuyệt đối không có mẫu quảng cáo nào. Về nội dung, cho đến bây giờ, Nhân Dân cũng không thay đổi bao nhiêu so với thời đó.

Về phát hành, “Nhân Dân” được “phát không” cho các tổ chức thuộc hệ thống “chính quyền nhân dân”. Gọi “phát không”, có nghĩa là dùng ngân sách nhà nước. Phát hành cũng qua kênh bưu chính nhà nước, nên thường đến tay bạn đọc rất trễ. Hết cả tính thời sự của báo chí, dù thuộc diện “ưu tiên hỏa tốc”.

Trước đây, ngày hôm sau hoặc hai ba ngày sau, “Nhân Dân” mới đến tay cán bộ. Bây giờ tỉnh nào, vùng nào cũng có nhà in kèm “Nhân Dân” và phát hành trong ngày. Nhưng đến trưa hoặc đầu giờ chiều mới đến tay… trực cổng. Vẫn rất trễ so với các nhật báo chủ động kinh doanh như Tuổi Trẻ, Thanh Niên hay Thể Thao Hằng Ngày,... Thực ra, người đọc “Nhân Dân” rất ít, nên cũng chẳng ai cần sớm làm gì.

Bây giờ, hầu hết các cơ quan doanh nghiệp nhà nước đều mua “Nhân Dân”. Có cắt giảm chi tiêu thì “Nhân Dân” cũng phải có hàng ngày. Có những nơi cả năm, chẳng ai sờ tới “Nhân Dân”, vẫn cứ phải mua. Vì “Nhân Dân”là “ngôn luận của đảng”. Nhiều doanh nhân bỏ tiền túi ra mua “Nhân Dân” cốt theo dõi tình hình và “định hướng” chủ trương chính sách của nhà nước. Cũng có thể là lấy le làm đẹp long với nhà nước...

2. Dụng “Nhân Dân” như dụng mộc.

Có hai chuyện mà mình chứng kiến.

Khi ra quân về cơ quan dân sự, mình làm trợ lý giám đốc. Mỗi giao ban đầu tuần, mình để ý một ông phó phòng dáng rất chỉnh chu hay đến sớm. Ông rút trong cái cặp ra tờ “Nhân Dân”. Ông vuốt mái tóc ngược ra sau, rồi vuốt phẳng phiu tờ báo và chăm chú đọc. Có khi đó là số báo của tuần trước.Trong giờ giao ban, tờ báo để trước mặt, ông chăm chú ghi ghi chép chép những lời sếp nói. Thỉnh thoảng ông giơ tay xin phát biểu. Câu mở đầu muôn thuở là “tôi hoàn toàn nhất trí với ý kiến của…” (ai đó). Sau một hồi, ổng lại đế thêm câu “theo như báo nhân dân nói…”. Nghĩa là tất tần tật, ông đều lấy “Nhân Dân” làm chuẩn. Nói thế thì chẳng ai dám bảo là nói sai. Thì đấy, vật chứng “Nhân Dân” nằm trước mặt ông đó thôi. “Nhân Dân” nói nghĩa là… đảng nói. Cấm có cãi! He he…

Sau mình mới biết, ổng chẳng phải đảng viên; cũng chẳng có bằng cấp chuyên môn chi. Chỉ láu cá thế mà “sống lâu lên lão làng”. Vì ông là tín đồ của… “Nhân Dân”, và lấy “Nhân Dân” làm… le với mọi người.

Về sau, mình lại chứng kiến một sếp dụng “Nhân Dân”như dụng mộc.

Sếp vốn hiếm khi đọc báo, nhưng vì làm sếp không thể không có… “Nhân Dân” theo mình. Mỗi sáng đến sở làm, văn thư đã đặt “Nhân Dân” lẫn tạp chí, “công văn đến” trên bàn làm việc. Đến cuối ngày, thậm chí cuối tuần, “Nhân Dân” vẫn còn “nguyên đai”. Hôm nào có lịch làm việc với khách tỉnh hoặc thành phố, nhất là khách từ thành ủy, sếp lại lấy “Nhân Dân” để ngay ngắn trước mặt, phía bên trái. Nếu khách ngồi ngay đối diện bên phải, “Nhân Dân” vô tình… đập vào tầm mắt của khách. Nếu ngồi ở bàn nước, “nhân dân” đang ở góc bàn hoặc lăn lóc trên ghế nệm và đang mở trang nào đó. Trang đó lại có nét bút“vòng tròn đỏ”, đánh dấu ở cột xã luận hay tiêu đề một bài báo “giật gân” nhất.Y như cái hình “ông Cụ ngồi ghế mây đọc báo dưới bóng cây”. Ông sếp cũng dùng “Nhân Dân” làm trang sức để lấy le. Hehe…

3. Mô hình tổng công ty.

Hiện nay, hệ thống “tiếng nói… nhân dân” có đều khắp 63 tỉnh thành. Ngoài báo in còn có báo mạng (online/điện tử). Đó là những báo địa phương nhưng có xì-lâu-gân giống hệt nhau và gần giống với “Nhân Dân” trung ương: “tiếng nói/(cơ quan ngôn luận) của đảng bộ, chính quyền và nhân dân tỉnh X, Y”.

Nhưng cái tên “Nhân Dân” thì là độc quyền của trung ương thôi. Các tỉnh thành thì lấy tên địa danh hành chính của mình đặt cho “Nhân Dân” địa phương. Thế nhưng có hai nơi như muốn “ta đây vẫn có sự khác biệt” nên có tên hơi khác các tỉnh.

Ví như ở Hà Nội, “tiếng nói của đảng bộ,… & nhân dân” lại có tên là “Hà Nội Mới”. Vì lỡ mang tên “Hà Nội Mới” nên từ địa giới hành chính đến chính sách của thủ đô cứ thay đổi xoành xoạch theo từng nhiệm kỳ của… đảng bộ Hà Nội Mới. Còn thành phố Hồ Chí Minh thì “tiếng nói… nhân dân” lại là “Sài Gòn Giải Phóng”. Nghĩa là Sài Gòn xưa cứ phải “giải phóng” dài dài mà chẳng biết bao giờ mới được… giải phóng?!

Hằng năm, “Nhân Dân” trung ương vẫn tổ chức cho“nhân dân địa phương” các hội nghị dạng “MICE” theo khu vực. Đó là một hình thái “giao ban” con nhà giàu. Vừa triển khai “chủ đề” vừa vui chơi nghỉ dưỡng có… định hướng. Để đảm bảo tính “thống nhất”, “tư tưởng chỉ đạo từ trung ương đến địa phương”.

Mới đây mình xuôi theo Lý Thái Tổ để ra đê Nghi Tàm lên Ha Noi Club Hotel dự hội thảo. Chạy qua Lò Sũ đến phố gì đó mình thấy cái tên “Công ty TNHH MTV Nhà in Nhân Dân”.

Hệ thống này đích thị là một “tổng công ty” mang tên “Nhân Dân”. Không là tên gọi “doanh nghiệp Nhân Dân” hay “tập đoàn truyền thông Nhân Dân”, nhưng hoạt động như một tổng công ty nhà nước theo mô hình “công ty mẹ công ty con”. Chỉ có cái khác cơ bản nhất với các tờ báo tự chủ tài chính và mang tính kinh doanh là ngốn “ngân sách nhà nước” và (để) đảm bảo “tính đảng” trong sản phẩm của mình.

4. Ai đọc “Nhân Dân”?

Quay trở lại chuyện ai đọc “nhân dân”. Nói gì thì nói, hiện nay ở nông thôn vẫn còn nhiều người yêu mến “Nhân Dân”. Dĩ nhiên là phải miễn phí. Chẳng có giáo chức hay cựu chiến binh nào tự trích đồng hưu ít ỏi của mình ra để mua… “Nhân Dân”. Họ đều quy ra thóc cả. Người mê “Nhân Dân” có khi chỉ vì có con em, bà con mình đã và đang làm việc tại “Nhân Dân”. Gì chứ ở quê mà có người bà con làm việc tại “cơ quan ngôn luận của đảng” là tự hào và hãnh diện lắm.

Làng mình có bà cô vốn là nữ sinh Đồng Khánh đi theo cách mạng rồi trở thành… cán bộ tiền khỡi nghĩa, ở luôn Hà Nội. Con gái đầu của bà có thâm niên làm biên tập viên "ngôn luận của đảng”. Chị học MGU về rồi làm ở đó cho đến lúc hưu. Chức danh cao nhất ngang cấp vụ trưởng là “Trưởng ban biên tập…”.

Bà con anh em ở quê rất tự hào về chị. Khi có bài của chị là mọi người ở quê báo cho nhau tìm để đọc. Về sau, sự nóng lạnh của xã hội, kinh tế, chính trị cũng kéo theo nhiều bức xúc. “Nhân Dân” vẫn được bà con theo dõi. Những chuyện bức xúc mà chưa thấy “Nhân Dân” lên tiếng là cậu em họ của chị bốc máy gọi điện ra chất vấn chị. Sao không thấy “Nhân Dân” lên tiếng? Khổ quá, ngay cả Tổng biên tập cũng phải chờ “ông chủ” bật đèn xanh mới lên tiếng, chứ chị mình thì làm được gì?

Một lần mình ra Hà Nội đến thắp hương cho bà cô. Mình hỏi ông em rễ của chị, chú T. ở quê có còn gọi điện ra chất vấn “Nhân Dân” nữa không? “Hết rồi, “Nhân Dân” của cậu hưu rồi. “Nhân dân” mất hết niềm tìn rồi, chất vấn làm gì nữa”. He he…

5. "Đích" đến cuối cùng của “Nhân Dân”.

Hồi còn ở cơ quan, mình được coi là “mọt sách, mọt báo” vì là người chăm đọc, chăm đi thư viện. Thư viện cũng chẳng cập nhật gì mới, nhất là sách, tài liệu chuyên môn. Nhưng từ lâu, mình phát hiện ra nguồn“tài liệu mới” từ đống báo thải đang chờ… bà “ve chai” ở thư viện cơ quan.

Hàng tuần, tạp vụ hay văn thư dọn dẹp sách báo từ phòng giám đốc rồi tống vào thư viện. Trong đống “ve chai” đó, có những bì thư chứa tài liệu, tạp chí chuyên môn từ nước ngoài gửi cho sếp, chưa hề bóc tem. Nhiều tập “Nhân Dân” phủ bụi nhưng còn “nguyên đai”, y như khi bưu tá phát mỗi ngày. Làm sếp nhà nước bây giờ ai rỗi hơi đâu mà đọc “Nhân Dân”! Lâu dọn dẹp thư viện đống “nhân dân” lại chuyển đổi sở hữu cho bà ve chai.

Có lần một bạn còm trong status của mìnhrằng: “ông bố em 80 tuổi, lão thành cách mạng được thành phố cho chọn một trong ba tờ báo miễn phí: nhân dân, quân đội nhân dân và hà nội mới”. Có lẽ, ngoài được dùng để lấy le và làm cảnh ở các cơ quan công sở, bạn đọc “Nhân Dân” bây giờ chỉ còn mấy cụ hưu trí và “lão thành cách mạng” thôi?

Ở phố biển “quê” mình, từ lâu “tiếng nói của đảng bộ và nhân dân…địa phương” cũng được biếu không cho mỗi đảng viên có danh hiệu 30 tuổi đảng trở lên. Ở khu mình ở, có một cặp đôi trên 80, con cháu ở riêng, lại không có thùng thư báo. Mắt mờ chân chậm chẳng đọc được gì, cũng được phát không hai tờ “nhân dân địa phương”.

Mỗi sáng họ thảy vô thùng báo của mình hai tờ. Các cụ bảo mình giữ một tờ mà đọc còn một tờ các cụ thỉnh thoảng… trải bàn nước khi đến bữa ăn.

Rồi các cụ quy tiên mà báo vẫn đến hàng ngày. Thế là mình hưởng hai suất “40, 50 tuổi đảng” miễn phí đến hơn một năm mới được cho… nghỉ.

Thực ra, địa chỉ nhận cuối cùng của “nhân dân địavphương” là các bà đồng nát, ve chai! He he…

Sang thế kỷ 21, mới có thêm cái câu dài thòng và ngoa ngôn như thế, dưới... "Nhân Dân".

Sao Hồng
Theo FB Sao Hồng

Bàn ra tán vào (0)

Comment




  • Input symbols

Báo "Nhân Dân"?

Với nghề báo và nhà báo đúng nghĩa, viết tự do theo tư duy của mình và thực tế cuộc sống xã hội thì viết được rất nhanh và sản phẩm thường hay. Nhưng sẽ rất khó được in, thậm chí có khi còn vô tù vì một bài báo.
o và nhà báo đúng nghĩa, viết tự do theo tư duy của mình và thực tế cuộc sống xã hội thì viết được rất nhanh và sản phẩm thường hay. Nhưng sẽ rất khó được in, thậm chí có khi còn vô tù vì một bài báo. Viết theo khuôn khổ đã định hướng thì rất khó viết được nhanh. Nhưng bài viết rất dễ được in và thường là nhạt nhẽo.

Nhân "89 năm ngày Báo chí Cách mạng", ngày tờ báo THANH NIÊN của Thanh Niên Đồng minh Hội ra số đầu tiên (21/6/1925 - 21/6/2014), mình post lại bài viết năm ngoái về tờ báo Nhân Dân.
1. Ký ức đọc “Nhân Dân”

“Nhân Dân”, (gọi tắt cho nó gọn), đó là tờ báo in mình tiếp xúc đầu tiên trong “sự nghiệp… đọc báo” của mình.

Những năm 1960s, khi máy bay Mỹ bắt đầu leo thang đánh phá Quảng Bình – Vĩnh Linh. Nhà mình hay có cán bộ về bám cơ sở. Họ thường có báo mang theo. Sau hiệp định Paris lại có Tín dụng xã mượn làm “trụ sở”. Thế là mình được đọc “Nhân Dân” thường xuyên hơn.

Thời ở lính luôn có 30 phút đọc báo mỗi ngày. Nhưng ở bệnh viện tiền phương cái lệ này có châm chước, vì báo cũng không có thường xuyên cho các khoa. Muốn đọc mình hay ghé phòng chính trị để mượn. Khi ra quân, cơ quan mình vẫn còn đọc báo đầu giờ. Đọc tập trung tại mỗi phòng ban. Cũng chỉ có “nhân dân”, “quân đội nhân dân”.

Về tên báo, tiền thân, vốn là tờ “SỰ THẬT”. Không biết vì sao lại đổi sang “Nhân Dân’. Có lẽ vì Sự Thật không phản ánh đúng lối phương pháp tuyên truyền của báo chăng (?). Mình chẳng nhớ từ bao giờ tờ báo in này treo cái câu dài thòng dưới hai chữ “Nhân Dân”: “cơ quan trung ương của Đảng Cộng Sản Việt Nam, tiếng nói của đảng, nhà nước và nhân dân Việt Nam”. Sự ngoa ngôn đó mới nảy nòi đâu gần đây thôi. Chứ hồi trước chỉ đơn giản là “cơ quan ngôn luận của Đảng Lao động/... trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam” (xem hình 2).

20/3/1979, dưới "Nhân Dân" chỉ một câu ngắn gọn: "CƠ QUAN TRUNG ƯƠNG CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM" (đổi sang tên "Công Sản" từ ĐH 4 (1976)

Về hình thức, “Nhân Dân” thời trước chỉ “giấy trắng mực đen”. Màu giấy cũng hun hun không trắng lắm. Tùy trang có từ 4 đến 5 cộtbáo. Thỉnh thoảng có ảnh hoặc tranh minh họa. Vì đen trắng nên chất lượng ảnhcũng không như bây giờ. Kiểu chữ nhỏ nhưng khá rõ ràng. Có từ 4 đến 8 trang. Sau này đến thời kỳ “đổi mới” mới tăng dần số trang.

Nội dung thì cũng chỉ đưa tin tức “sản xuất và chiến đấu” của “hậu phương và tiền tuyến lớn”. Toàn thành tích và chiến thắng; hoặc gương “người tốt việc tốt”, “hai giỏi”. Luôn luôn có cột xã luận trang nhất ở cột đầu tiên bên trái. Tranh châm biếm hay đã kích trang cuối. Tuyệt đối không có mẫu quảng cáo nào. Về nội dung, cho đến bây giờ, Nhân Dân cũng không thay đổi bao nhiêu so với thời đó.

Về phát hành, “Nhân Dân” được “phát không” cho các tổ chức thuộc hệ thống “chính quyền nhân dân”. Gọi “phát không”, có nghĩa là dùng ngân sách nhà nước. Phát hành cũng qua kênh bưu chính nhà nước, nên thường đến tay bạn đọc rất trễ. Hết cả tính thời sự của báo chí, dù thuộc diện “ưu tiên hỏa tốc”.

Trước đây, ngày hôm sau hoặc hai ba ngày sau, “Nhân Dân” mới đến tay cán bộ. Bây giờ tỉnh nào, vùng nào cũng có nhà in kèm “Nhân Dân” và phát hành trong ngày. Nhưng đến trưa hoặc đầu giờ chiều mới đến tay… trực cổng. Vẫn rất trễ so với các nhật báo chủ động kinh doanh như Tuổi Trẻ, Thanh Niên hay Thể Thao Hằng Ngày,... Thực ra, người đọc “Nhân Dân” rất ít, nên cũng chẳng ai cần sớm làm gì.

Bây giờ, hầu hết các cơ quan doanh nghiệp nhà nước đều mua “Nhân Dân”. Có cắt giảm chi tiêu thì “Nhân Dân” cũng phải có hàng ngày. Có những nơi cả năm, chẳng ai sờ tới “Nhân Dân”, vẫn cứ phải mua. Vì “Nhân Dân”là “ngôn luận của đảng”. Nhiều doanh nhân bỏ tiền túi ra mua “Nhân Dân” cốt theo dõi tình hình và “định hướng” chủ trương chính sách của nhà nước. Cũng có thể là lấy le làm đẹp long với nhà nước...

2. Dụng “Nhân Dân” như dụng mộc.

Có hai chuyện mà mình chứng kiến.

Khi ra quân về cơ quan dân sự, mình làm trợ lý giám đốc. Mỗi giao ban đầu tuần, mình để ý một ông phó phòng dáng rất chỉnh chu hay đến sớm. Ông rút trong cái cặp ra tờ “Nhân Dân”. Ông vuốt mái tóc ngược ra sau, rồi vuốt phẳng phiu tờ báo và chăm chú đọc. Có khi đó là số báo của tuần trước.Trong giờ giao ban, tờ báo để trước mặt, ông chăm chú ghi ghi chép chép những lời sếp nói. Thỉnh thoảng ông giơ tay xin phát biểu. Câu mở đầu muôn thuở là “tôi hoàn toàn nhất trí với ý kiến của…” (ai đó). Sau một hồi, ổng lại đế thêm câu “theo như báo nhân dân nói…”. Nghĩa là tất tần tật, ông đều lấy “Nhân Dân” làm chuẩn. Nói thế thì chẳng ai dám bảo là nói sai. Thì đấy, vật chứng “Nhân Dân” nằm trước mặt ông đó thôi. “Nhân Dân” nói nghĩa là… đảng nói. Cấm có cãi! He he…

Sau mình mới biết, ổng chẳng phải đảng viên; cũng chẳng có bằng cấp chuyên môn chi. Chỉ láu cá thế mà “sống lâu lên lão làng”. Vì ông là tín đồ của… “Nhân Dân”, và lấy “Nhân Dân” làm… le với mọi người.

Về sau, mình lại chứng kiến một sếp dụng “Nhân Dân”như dụng mộc.

Sếp vốn hiếm khi đọc báo, nhưng vì làm sếp không thể không có… “Nhân Dân” theo mình. Mỗi sáng đến sở làm, văn thư đã đặt “Nhân Dân” lẫn tạp chí, “công văn đến” trên bàn làm việc. Đến cuối ngày, thậm chí cuối tuần, “Nhân Dân” vẫn còn “nguyên đai”. Hôm nào có lịch làm việc với khách tỉnh hoặc thành phố, nhất là khách từ thành ủy, sếp lại lấy “Nhân Dân” để ngay ngắn trước mặt, phía bên trái. Nếu khách ngồi ngay đối diện bên phải, “Nhân Dân” vô tình… đập vào tầm mắt của khách. Nếu ngồi ở bàn nước, “nhân dân” đang ở góc bàn hoặc lăn lóc trên ghế nệm và đang mở trang nào đó. Trang đó lại có nét bút“vòng tròn đỏ”, đánh dấu ở cột xã luận hay tiêu đề một bài báo “giật gân” nhất.Y như cái hình “ông Cụ ngồi ghế mây đọc báo dưới bóng cây”. Ông sếp cũng dùng “Nhân Dân” làm trang sức để lấy le. Hehe…

3. Mô hình tổng công ty.

Hiện nay, hệ thống “tiếng nói… nhân dân” có đều khắp 63 tỉnh thành. Ngoài báo in còn có báo mạng (online/điện tử). Đó là những báo địa phương nhưng có xì-lâu-gân giống hệt nhau và gần giống với “Nhân Dân” trung ương: “tiếng nói/(cơ quan ngôn luận) của đảng bộ, chính quyền và nhân dân tỉnh X, Y”.

Nhưng cái tên “Nhân Dân” thì là độc quyền của trung ương thôi. Các tỉnh thành thì lấy tên địa danh hành chính của mình đặt cho “Nhân Dân” địa phương. Thế nhưng có hai nơi như muốn “ta đây vẫn có sự khác biệt” nên có tên hơi khác các tỉnh.

Ví như ở Hà Nội, “tiếng nói của đảng bộ,… & nhân dân” lại có tên là “Hà Nội Mới”. Vì lỡ mang tên “Hà Nội Mới” nên từ địa giới hành chính đến chính sách của thủ đô cứ thay đổi xoành xoạch theo từng nhiệm kỳ của… đảng bộ Hà Nội Mới. Còn thành phố Hồ Chí Minh thì “tiếng nói… nhân dân” lại là “Sài Gòn Giải Phóng”. Nghĩa là Sài Gòn xưa cứ phải “giải phóng” dài dài mà chẳng biết bao giờ mới được… giải phóng?!

Hằng năm, “Nhân Dân” trung ương vẫn tổ chức cho“nhân dân địa phương” các hội nghị dạng “MICE” theo khu vực. Đó là một hình thái “giao ban” con nhà giàu. Vừa triển khai “chủ đề” vừa vui chơi nghỉ dưỡng có… định hướng. Để đảm bảo tính “thống nhất”, “tư tưởng chỉ đạo từ trung ương đến địa phương”.

Mới đây mình xuôi theo Lý Thái Tổ để ra đê Nghi Tàm lên Ha Noi Club Hotel dự hội thảo. Chạy qua Lò Sũ đến phố gì đó mình thấy cái tên “Công ty TNHH MTV Nhà in Nhân Dân”.

Hệ thống này đích thị là một “tổng công ty” mang tên “Nhân Dân”. Không là tên gọi “doanh nghiệp Nhân Dân” hay “tập đoàn truyền thông Nhân Dân”, nhưng hoạt động như một tổng công ty nhà nước theo mô hình “công ty mẹ công ty con”. Chỉ có cái khác cơ bản nhất với các tờ báo tự chủ tài chính và mang tính kinh doanh là ngốn “ngân sách nhà nước” và (để) đảm bảo “tính đảng” trong sản phẩm của mình.

4. Ai đọc “Nhân Dân”?

Quay trở lại chuyện ai đọc “nhân dân”. Nói gì thì nói, hiện nay ở nông thôn vẫn còn nhiều người yêu mến “Nhân Dân”. Dĩ nhiên là phải miễn phí. Chẳng có giáo chức hay cựu chiến binh nào tự trích đồng hưu ít ỏi của mình ra để mua… “Nhân Dân”. Họ đều quy ra thóc cả. Người mê “Nhân Dân” có khi chỉ vì có con em, bà con mình đã và đang làm việc tại “Nhân Dân”. Gì chứ ở quê mà có người bà con làm việc tại “cơ quan ngôn luận của đảng” là tự hào và hãnh diện lắm.

Làng mình có bà cô vốn là nữ sinh Đồng Khánh đi theo cách mạng rồi trở thành… cán bộ tiền khỡi nghĩa, ở luôn Hà Nội. Con gái đầu của bà có thâm niên làm biên tập viên "ngôn luận của đảng”. Chị học MGU về rồi làm ở đó cho đến lúc hưu. Chức danh cao nhất ngang cấp vụ trưởng là “Trưởng ban biên tập…”.

Bà con anh em ở quê rất tự hào về chị. Khi có bài của chị là mọi người ở quê báo cho nhau tìm để đọc. Về sau, sự nóng lạnh của xã hội, kinh tế, chính trị cũng kéo theo nhiều bức xúc. “Nhân Dân” vẫn được bà con theo dõi. Những chuyện bức xúc mà chưa thấy “Nhân Dân” lên tiếng là cậu em họ của chị bốc máy gọi điện ra chất vấn chị. Sao không thấy “Nhân Dân” lên tiếng? Khổ quá, ngay cả Tổng biên tập cũng phải chờ “ông chủ” bật đèn xanh mới lên tiếng, chứ chị mình thì làm được gì?

Một lần mình ra Hà Nội đến thắp hương cho bà cô. Mình hỏi ông em rễ của chị, chú T. ở quê có còn gọi điện ra chất vấn “Nhân Dân” nữa không? “Hết rồi, “Nhân Dân” của cậu hưu rồi. “Nhân dân” mất hết niềm tìn rồi, chất vấn làm gì nữa”. He he…

5. "Đích" đến cuối cùng của “Nhân Dân”.

Hồi còn ở cơ quan, mình được coi là “mọt sách, mọt báo” vì là người chăm đọc, chăm đi thư viện. Thư viện cũng chẳng cập nhật gì mới, nhất là sách, tài liệu chuyên môn. Nhưng từ lâu, mình phát hiện ra nguồn“tài liệu mới” từ đống báo thải đang chờ… bà “ve chai” ở thư viện cơ quan.

Hàng tuần, tạp vụ hay văn thư dọn dẹp sách báo từ phòng giám đốc rồi tống vào thư viện. Trong đống “ve chai” đó, có những bì thư chứa tài liệu, tạp chí chuyên môn từ nước ngoài gửi cho sếp, chưa hề bóc tem. Nhiều tập “Nhân Dân” phủ bụi nhưng còn “nguyên đai”, y như khi bưu tá phát mỗi ngày. Làm sếp nhà nước bây giờ ai rỗi hơi đâu mà đọc “Nhân Dân”! Lâu dọn dẹp thư viện đống “nhân dân” lại chuyển đổi sở hữu cho bà ve chai.

Có lần một bạn còm trong status của mìnhrằng: “ông bố em 80 tuổi, lão thành cách mạng được thành phố cho chọn một trong ba tờ báo miễn phí: nhân dân, quân đội nhân dân và hà nội mới”. Có lẽ, ngoài được dùng để lấy le và làm cảnh ở các cơ quan công sở, bạn đọc “Nhân Dân” bây giờ chỉ còn mấy cụ hưu trí và “lão thành cách mạng” thôi?

Ở phố biển “quê” mình, từ lâu “tiếng nói của đảng bộ và nhân dân…địa phương” cũng được biếu không cho mỗi đảng viên có danh hiệu 30 tuổi đảng trở lên. Ở khu mình ở, có một cặp đôi trên 80, con cháu ở riêng, lại không có thùng thư báo. Mắt mờ chân chậm chẳng đọc được gì, cũng được phát không hai tờ “nhân dân địa phương”.

Mỗi sáng họ thảy vô thùng báo của mình hai tờ. Các cụ bảo mình giữ một tờ mà đọc còn một tờ các cụ thỉnh thoảng… trải bàn nước khi đến bữa ăn.

Rồi các cụ quy tiên mà báo vẫn đến hàng ngày. Thế là mình hưởng hai suất “40, 50 tuổi đảng” miễn phí đến hơn một năm mới được cho… nghỉ.

Thực ra, địa chỉ nhận cuối cùng của “nhân dân địavphương” là các bà đồng nát, ve chai! He he…

Sang thế kỷ 21, mới có thêm cái câu dài thòng và ngoa ngôn như thế, dưới... "Nhân Dân".

Sao Hồng
Theo FB Sao Hồng

BÀN RA TÁN VÀO

Đề bài :"Tiếng Việt, yêu & ghét" - Lê Hữu ( Trần Văn Giang ghi lại )

'vô hình trung' là nghĩa gì vậy, sao cứ thích dùng, hình như có nghĩa là 'vô tình'

Xem Thêm

Đề bài :TIN CHIẾN SỰ MỚI NHẤT[ CẬP NHẬT NGÀY 20 -5 - 2022 ]

Suu cao,thue nang,nhu yeu pham tang gia.Kinh te eo seo...Vay ma dang Lua van lay tien cua dan tro giup linh tinh.Mo cua bien gioi.Ung ho toi ac truc tiep khi sua luat cho phep trom cuop o muc do <1.000 dollars thi vo toi....Neu vao thoi diem Trump,bon Lua da ho hoan nhu the nao ??? Nhung nguoi bau ban vi chut tu loi ,nghi gi ve dat nuoc ??? Phai chang day khong phai la dat nuoc minh ??? bat qua,lai tro ve que huong cu...Neu vay,ban la thang cho chet ! mien ban !

Xem Thêm

Đề bài :Tin Mới Nhất Về Chiến Sư Ucraina [ CẬP NHẬT NGÀY 14-5-2022 ]

Chung nao moi vet nho cua ho nha Dan da duoc tay xoa trang boc,thi Uk moi co hy vong...ngung chien.Cung vay,ngay nao ma cac cong ty ,co goc gac tu cac dang bac nu luu-anh hao cua khoi tu do va ong chief police va dang Lua thi moi giai xong phuong trinh tau cong !

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Hình cũ - Hà Thượng Thủ

Ngắm lại hình xưa chịu mấy ông Những Linh, Tùng, Duẫn với Mười, Đồng Mặt mày ai lại đi hồ hởi Phấn khởi khi Tàu cướp Biển Đông Phải chăng “quý” mặt đã thành mông Con mắt nay đà có nhưng không Nên mới chổng khu vào hải đảo Gia tài gấm vóc của tổ tông?

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm