Cõi Người Ta
Bến Đò Lau
Hôm nay đã là 23 tháng chạp, ngày Ông Táo về trời. Ông Năm đang hì hụi chuẩn bị đồ đoàn để cho cậu cả về quê cúng tổ tiên. Năm nào cũng vậy, cứ đúng ngày này thì ông lại khăn gói về quê để mà thăm họ hàng chú bác. C
Tác giả gửi đến HNPĐ
http://www.minhvanvietnam.blogspot.com/2014/01/ben-o-lau.html
Hôm nay đã là 23 tháng chạp, ngày Ông Táo về trời. Ông Năm đang hì hụi
chuẩn bị đồ đoàn để cho cậu cả về quê cúng tổ tiên. Năm nào cũng vậy, cứ đúng
ngày này thì ông lại khăn gói về quê để
mà thăm họ hàng chú bác. Chu toàn mọi việc đâu
đấy rồi, mới lại quay về nhà để mà lo đón tết. Năm nay vì sức khoẻ yếu nên ông để
cho cậu con trai cả về quê một mình, cũng là để cho nó quen với chuyện họ hàng
mà thay mặt ông sau này. Tuy đã 28 tuổi, nhưng cậu cả Thanh vẫn chưa chịu lập
gia đình. Ông Năm sốt ruột lắm, nhờ người mai mối đông tây để cậu yên bề gia thất,
hòng sớm có cháu đích tôn nối dõi. Dù sao ông cũng là người xa quê, cần sớm có
cháu chắt cho đông vui cửa nhà. Quê ông ở dưới đồng bằng, cách đây cũng hơn 30
cây số. Cả nhà lên khai hoang vùng đồi núi này đã 14 năm trời, nay cũng đã tạm ổn
định mọi bề. Ở đây đồi núi chập chùng, quê hương khuất bóng non ngàn, nhưng đối
với ông thì quê cha đất tổ bao giờ cũng gắn bó thiêng liêng trong tâm thức.
Nghe lời bố, cậu cả ra ngoài vườn chọn cho được một cành đào đẹp và khí
thế nhất để mang về quê biếu bác trưởng tộc. Vườn nhà rộng, nhiều cây cối nhưng
phía trước sân ông Năm trồng mấy cây đào để mỗi dịp tết về hoa nở cho đượm vẻ sắc
xuân. Mấy ngày tết ông không cần phải có cành đào trong nhà, vì cứ để hoa nở trên
cây giữa thiên nhiên mới là cái thú vị của người miền rừng. Người dưới xuôi không
được như vậy thì thèm có một cành đào đẹp để mà cắm trong chậu ba ngày tết. Cành
đào lúc này đã được cậu cả mang vào đặt giữa sân. Ông Năm hài lòng lắm, thật là
một cành đào đẹp, thế vững chãi đầy vẻ gân guốc cổ thụ, lá hoa mơn mởn.
Tỉa tót cành đào và cột cẩn thận
lên chiếc xe máy xong xuôi, ông dặn con:
- Đi đường để ý nhất là cành đào nhé, tránh ổ gà để không làm rụng hoa.
Rồi ông lại dặn dò về lịch trình thăm nom, chúc tết. Quà gì tặng ai, nói
năng ra làm sao? Quà mang về cũng chỉ là những thức miền núi đơn sơ, gọi là tấm
lòng thành của người con xa quê. Cậu cả gật gù ra chiều đã ghi nhớ những điều bố
dặn.
Sợ con quên, ông Năm nhắc lại lần
nữa:
- Xong rồi nhớ ra thắp hương ở mộ tổ và ông bà con nhé!
Ông nói những lời đó với tất cả vẻ thành kính và nổi nhớ quê cha đất tổ
da diết. Rồi ông nhìn theo chiếc xe của con cho đến khi nó đi khuất mới thôi.
o0o
Hành trình về quê chỉ phải qua mấy cây số đường rừng đất đá, còn lại thì
toàn là trãi nhựa nên cậu cả Thanh cũng không đến nổi vất vả lắm. Tuy nhiên khi
còn cách quê nhà khoảng độ 3 cây số thì gặp một bến đò. Đi dọc bờ sông mấy km
thì có cây cầu, nhưng vì xa và bất tiện nên người ta thường gọi đò để qua sông
cho nhanh. Bến đò hình thành bao giờ không ai còn nhớ rõ, có lẽ cũng đã từ lâu
lắm rồi. Hai bên bờ sông mọc um tùm những lau sậy như thủa hồng hoang, ban đêm
thì tiếng ếch nhái kêu vang động cả một vùng. Vì vậy mà người ta gọi là Bến Đò Lau.
Không hiểu sao khi thiết kế thi công cây cầu thì người ta lại làm cách đây
những mấy cây số, vì sự bất tiện này mà bến đò Lau còn hoạt động đến bây giờ, và
vẫn giữ được vẻ hoang sơ vốn có. Ngôi nhà của người chở đò cách bến độ vài trăm
mét, trong một lùm cây um tùm. Không ai biết ông có vợ con hay không, hay chỉ ở
một mình? Ngôi nhà ẩn trong lùm cây, đứng ngoài nhìn vào không thấy được. Chỉ
khi nào có tiếng khách gọi “Đò...ơi...ơi!”, thì mới thấy chiếc thuyền của ông từ
trong đám lau lách im lìm bơi ra, hệt như xuất hiện từ thế giới hư vô vậy. Những
lúc trời xâm xẩm tối, nhìn thấy quang cảnh như vậy nơi sông cùng thuỷ tận này,
người ta không khỏi có cái cảm giác rờn rợn trong người.
Về đến bến đò Lau thì cũng đã gần trưa, cậu cả Thanh vội vã qua đò vì nóng
lòng muốn gặp họ hàng thân thuộc ở quê. Lúc đẩy chiếc xe máy xuống đò, cậu cẩn
thận giữ cho cành đào không bị va quệt vì sợ rụng hoa. May quá, đi đường bấy
nhiêu cây số mà cành đào vẫn giữ được vẻ đẹp ban đầu, những cánh hoa mang lại sắc
xuân rực rỡ cho cái bến đò vốn cô liêu.
o0o
Xa quê đã lâu, anh em họ hàng gặp nhau tay bắt mặt mừng. Nhà nào cũng sốt
sắng giữ cậu cả Thanh ở lại chơi ăn cơm. Nhưng vì lịch trình thăm nom nhiều quá
nên cậu đành phải từ chối, chỉ nhận lời chúc tết và hỏi thăm bố mẹ từ mọi người
mà thôi. Buổi chiều, sau khi ăn cơm ở nhà bác trưởng tộc xong, cậu đi ra nghĩa địa
để mà thắp hương cho ông bà tổ tiên. Vì vậy mà khi chào từ biệt mọi người để về
thì đã chiều muộn.
Khi cậu cả Thanh về đến bến đò Lau thì trời đã tối mịt. Lúc này anh cũng
không còn nhớ ngôi nhà ông chở đò nằm hướng nào nữa, chỉ nghe tiếng ếch nhái kêu
râm ran bốn bề. Đang phân vân bất định thì chợt thấy có ngọn đèn le lói cạnh bờ
sông, đoán chắc là nhà người lái đò, chàng dắt xe đi men theo lối đó. Tới nơi,
thấy một ngôi nhà kiểu cổ, đèn đuốc sáng tỏ khắp nơi, chung quanh có nhiều hoa
thơm cỏ đẹp. Ngơ ngẩn, đang định cất tiếng hỏi thì chàng thấy một người con gái
xinh đẹp từ trong nhà bước ra:
- Chàng từ đâu đến vậy? Hỏi nhà em có việc chi không?
Cô gái trạc mười tám xuân xanh, dáng vẻ yểu điệu xinh tươi, mới nhìn qua
mà cậu cả đã ngẩn ngơ như người mất hồn. Cúi chào cô gái theo cách lịch sự nhất
có thể, chàng trả lời:
- Tôi về thăm quê, bây giờ mọi việc xong xuôi nên trở lại nhà. Không ngờ
vì bìu ríu quá mà trở nên muộn màng, đi đến đây thì trời đã tối. Nếu đây là bến
đò thì mong cô cho tôi qua sông để còn về nhà cho kịp.
Nghe vậy, cô gái liền ghé sát chàng mà mỉm cười:
- Mời chàng cứ ngồi chơi xơi tạm chén nước đã. Đây đúng là bến đò, nhưng
bố em có việc đi sang làng bên chưa về. Chàng chịu khó đợi được không?
Nói rồi cô đưa ánh mắt lơi lả mà nhìn chàng. Cậu cả như mơ như tỉnh:
- Vậy thì tôi sẽ đợi...
Lúc này cô gái cũng ngồi xuống bên chàng để mà trò chuyện. Ánh đèn mờ tỏ,
chung quanh hoa lá rực rỡ một vùng, thật là hệt như trong khung cảnh cổ tích thần
tiên vậy. Giữa thời khắc nên thơ đó, chàng hỏi nàng:
- Nàng mạn phép cho tôi hỏi. Chẳng hay năm nay nàng bao nhiêu xuân
xanh, bố mẹ đã đặt để chốn nào chưa?
Nàng cúi mặt e lệ:
- Năm nay em vừa tròn mười tám tuổi. Bố mẹ chỉ có mình em, vậy nên còn
quyến luyến mà chưa muốn gả con cho ai.
Nghe vậy chàng mừng rỡ:
- Thật thế ư? Nàng xinh đẹp như vậy, chắc là còn kén chọn người tâm đầu
ý hợp?...
Cô gái liền nũng nịu nắm lấy bàn tay chàng:
- Người tâm đầu ý hợp là chàng đây. Lâu nay nhiều người dạm hỏi mà em
không vừa lòng, chỉ có chàng là có duyên phận với em mà thôi!
Cậu cả Thanh cứ tưởng mình đang trong giấc mộng, chưa biết nói gì thì nàng
lại tiếp lời:
- Hôm nay chúng ta gặp nhau ở đây là bởi duyên phận đã định từ kiếp trước.
Nếu chàng thực sự có lòng với thiếp thì nhờ người mai mối, rồi chúng mình thưa
chuyện với cha mẹ hai bên...
Chàng ngây ngất nhìn nàng rồi hỏi:
- Những lời nàng nói là từ tâm nguyện?..
Nàng nhìn chàng đắm đuối rồi gật đầu. Bấy giờ nàng lấy trong mình ra một
chiếc khăn màu hồng, trên đó có thêu chữ VƯƠNG và nói:
- Thiếp muốn chàng nhớ kỹ vật này!
Tuy không hiểu ý, nhưng chàng cũng
nhìn kỹ mà ghi nhớ trong lòng. Hai người cứ thế mà ngồi bên nhau hồi lâu. Một lúc
như sực tỉnh, nàng buông tay chàng mà nói:
- Bây giờ đã khuya lắm rồi. Hay là chàng nghỉ lại ở đây rồi sáng mai hãy
về nhé!
Đã có thề nguyền hẹn ước, chàng đâu có ngần ngại mà từ chối lời mời của
nàng. Vả lại bây giờ trời đã khuya, nếu có về nhà thì cũng muộn, vậy nên nghỉ lại
đây rồi sáng mai trở về nhà là tốt nhất.
Rồi nàng cầm tay chàng mà dắt vào
giường để mà nghỉ ngơi qua đêm.
o0o
Khi cậu cả Thanh thức dậy thì trời vừa tờ mờ sáng. Chàng dụi mắt ngồi dậy,
bổng giật mình vì không thấy nhà cửa đêm qua đâu, chỉ thấy mình đang nằm trên một
nấm mồ lớn. Nhìn kỹ xung quanh thì thấy chiếc xe máy vẫn dựng bên cạnh. Hốt hoảng,
chàng đứng dậy quan sát thì chợt nhận ra bến đò ở cách đây một đoạn khá xa. Chưa
hết bàng hoàng, chàng liền dắt xe máy đi ngược trở lại để mà gọi đò.
Như mọi khi, người lái đò bí ẩn lại xuất hiện từ trong lùm cây. Sau khi
giúp chàng đưa chiếc xe máy xuống đò, ông hỏi:
- Cậu đi đâu mà qua đò sớm vậy?
Cậu cả Thanh trả lời cho qua chuyện:
- Vâng. Tôi đi có việc gấp.
Làm như vẻ vô tình, chàng chỉ nấm mộ mà đêm qua mình đã ngủ trên đó, rồi
hỏi ông lái đò:
- Ông có biết ngôi mộ đằng kia là của ai không? Sao lại nằm chơ vơ một
mình bên bờ sông vậy?
Nghe vậy ông lái đò chép miệng thở dài:
- Rõ tội nghiệp. Đó là mộ một cô gái xinh đẹp làng bên. Cô ta năm nay vừa
tròn mười tám tuổi, nổi tiếng nết na. Không hiểu vì buồn bực chuyện tình duyên
thế nào mà mấy tháng trước trầm mình ở khúc sông này. Mọi người thương cảm nên
chôn cô ấy bên cạnh bờ sông, và đắp cho ngôi mộ thật lớn.
Bây giờ cậu cả Thanh mới rùng mình mà nhớ lại câu chuyện đêm qua, mọi sự
thật trùng hợp như lời ông lái đò. Lòng chàng chợt xao xuyến lạ kỳ, mới đưa ánh
mắt mà nhìn khắp lượt khúc sông, sóng vẫn vỗ ì oạp vào mạn thuyền, hàng lau lách
rậm rì ngả nghiêng theo làn gió thoảng.
o0o
Mấy tháng sau – lúc bấy giờ khoảng cuối tháng chín âm lịch – có mấy người
đi qua bến đò Lau thì bắt gặp một đứa trẻ sơ sinh quấn tã đang khóc. Đứa bé được
đặt nằm trên nấm mồ vô chủ, trên cổ tay quấn chiếc khăn màu hồng có thêu chữ VƯƠNG.
Mọi người thương tình mang đứa trẻ đó về đem cho một người đàn bà goá trong làng
để nuôi.
Cậu cả Thanh từ dạo ở Bến Đò Lau trở về, đêm ngày ngơ ngẩn nhớ thương
người đẹp đã cùng mình hẹn ước hôm nao. Và cũng từ đó, người ta thấy chàng cứ ở
vậy mà không chịu kết duyên cùng ai, cho dù cha mẹ có nhờ người mai mối khắp nơi.
Minh VănTác giả gửi đến HNPĐ
http://www.minhvanvietnam.blogspot.com/2014/01/ben-o-lau.html
Bàn ra tán vào (0)
Bến Đò Lau
Hôm nay đã là 23 tháng chạp, ngày Ông Táo về trời. Ông Năm đang hì hụi chuẩn bị đồ đoàn để cho cậu cả về quê cúng tổ tiên. Năm nào cũng vậy, cứ đúng ngày này thì ông lại khăn gói về quê để mà thăm họ hàng chú bác. C
Hôm nay đã là 23 tháng chạp, ngày Ông Táo về trời. Ông Năm đang hì hụi
chuẩn bị đồ đoàn để cho cậu cả về quê cúng tổ tiên. Năm nào cũng vậy, cứ đúng
ngày này thì ông lại khăn gói về quê để
mà thăm họ hàng chú bác. Chu toàn mọi việc đâu
đấy rồi, mới lại quay về nhà để mà lo đón tết. Năm nay vì sức khoẻ yếu nên ông để
cho cậu con trai cả về quê một mình, cũng là để cho nó quen với chuyện họ hàng
mà thay mặt ông sau này. Tuy đã 28 tuổi, nhưng cậu cả Thanh vẫn chưa chịu lập
gia đình. Ông Năm sốt ruột lắm, nhờ người mai mối đông tây để cậu yên bề gia thất,
hòng sớm có cháu đích tôn nối dõi. Dù sao ông cũng là người xa quê, cần sớm có
cháu chắt cho đông vui cửa nhà. Quê ông ở dưới đồng bằng, cách đây cũng hơn 30
cây số. Cả nhà lên khai hoang vùng đồi núi này đã 14 năm trời, nay cũng đã tạm ổn
định mọi bề. Ở đây đồi núi chập chùng, quê hương khuất bóng non ngàn, nhưng đối
với ông thì quê cha đất tổ bao giờ cũng gắn bó thiêng liêng trong tâm thức.
Nghe lời bố, cậu cả ra ngoài vườn chọn cho được một cành đào đẹp và khí
thế nhất để mang về quê biếu bác trưởng tộc. Vườn nhà rộng, nhiều cây cối nhưng
phía trước sân ông Năm trồng mấy cây đào để mỗi dịp tết về hoa nở cho đượm vẻ sắc
xuân. Mấy ngày tết ông không cần phải có cành đào trong nhà, vì cứ để hoa nở trên
cây giữa thiên nhiên mới là cái thú vị của người miền rừng. Người dưới xuôi không
được như vậy thì thèm có một cành đào đẹp để mà cắm trong chậu ba ngày tết. Cành
đào lúc này đã được cậu cả mang vào đặt giữa sân. Ông Năm hài lòng lắm, thật là
một cành đào đẹp, thế vững chãi đầy vẻ gân guốc cổ thụ, lá hoa mơn mởn.
Tỉa tót cành đào và cột cẩn thận
lên chiếc xe máy xong xuôi, ông dặn con:
- Đi đường để ý nhất là cành đào nhé, tránh ổ gà để không làm rụng hoa.
Rồi ông lại dặn dò về lịch trình thăm nom, chúc tết. Quà gì tặng ai, nói
năng ra làm sao? Quà mang về cũng chỉ là những thức miền núi đơn sơ, gọi là tấm
lòng thành của người con xa quê. Cậu cả gật gù ra chiều đã ghi nhớ những điều bố
dặn.
Sợ con quên, ông Năm nhắc lại lần
nữa:
- Xong rồi nhớ ra thắp hương ở mộ tổ và ông bà con nhé!
Ông nói những lời đó với tất cả vẻ thành kính và nổi nhớ quê cha đất tổ
da diết. Rồi ông nhìn theo chiếc xe của con cho đến khi nó đi khuất mới thôi.
o0o
Hành trình về quê chỉ phải qua mấy cây số đường rừng đất đá, còn lại thì
toàn là trãi nhựa nên cậu cả Thanh cũng không đến nổi vất vả lắm. Tuy nhiên khi
còn cách quê nhà khoảng độ 3 cây số thì gặp một bến đò. Đi dọc bờ sông mấy km
thì có cây cầu, nhưng vì xa và bất tiện nên người ta thường gọi đò để qua sông
cho nhanh. Bến đò hình thành bao giờ không ai còn nhớ rõ, có lẽ cũng đã từ lâu
lắm rồi. Hai bên bờ sông mọc um tùm những lau sậy như thủa hồng hoang, ban đêm
thì tiếng ếch nhái kêu vang động cả một vùng. Vì vậy mà người ta gọi là Bến Đò Lau.
Không hiểu sao khi thiết kế thi công cây cầu thì người ta lại làm cách đây
những mấy cây số, vì sự bất tiện này mà bến đò Lau còn hoạt động đến bây giờ, và
vẫn giữ được vẻ hoang sơ vốn có. Ngôi nhà của người chở đò cách bến độ vài trăm
mét, trong một lùm cây um tùm. Không ai biết ông có vợ con hay không, hay chỉ ở
một mình? Ngôi nhà ẩn trong lùm cây, đứng ngoài nhìn vào không thấy được. Chỉ
khi nào có tiếng khách gọi “Đò...ơi...ơi!”, thì mới thấy chiếc thuyền của ông từ
trong đám lau lách im lìm bơi ra, hệt như xuất hiện từ thế giới hư vô vậy. Những
lúc trời xâm xẩm tối, nhìn thấy quang cảnh như vậy nơi sông cùng thuỷ tận này,
người ta không khỏi có cái cảm giác rờn rợn trong người.
Về đến bến đò Lau thì cũng đã gần trưa, cậu cả Thanh vội vã qua đò vì nóng
lòng muốn gặp họ hàng thân thuộc ở quê. Lúc đẩy chiếc xe máy xuống đò, cậu cẩn
thận giữ cho cành đào không bị va quệt vì sợ rụng hoa. May quá, đi đường bấy
nhiêu cây số mà cành đào vẫn giữ được vẻ đẹp ban đầu, những cánh hoa mang lại sắc
xuân rực rỡ cho cái bến đò vốn cô liêu.
o0o
Xa quê đã lâu, anh em họ hàng gặp nhau tay bắt mặt mừng. Nhà nào cũng sốt
sắng giữ cậu cả Thanh ở lại chơi ăn cơm. Nhưng vì lịch trình thăm nom nhiều quá
nên cậu đành phải từ chối, chỉ nhận lời chúc tết và hỏi thăm bố mẹ từ mọi người
mà thôi. Buổi chiều, sau khi ăn cơm ở nhà bác trưởng tộc xong, cậu đi ra nghĩa địa
để mà thắp hương cho ông bà tổ tiên. Vì vậy mà khi chào từ biệt mọi người để về
thì đã chiều muộn.
Khi cậu cả Thanh về đến bến đò Lau thì trời đã tối mịt. Lúc này anh cũng
không còn nhớ ngôi nhà ông chở đò nằm hướng nào nữa, chỉ nghe tiếng ếch nhái kêu
râm ran bốn bề. Đang phân vân bất định thì chợt thấy có ngọn đèn le lói cạnh bờ
sông, đoán chắc là nhà người lái đò, chàng dắt xe đi men theo lối đó. Tới nơi,
thấy một ngôi nhà kiểu cổ, đèn đuốc sáng tỏ khắp nơi, chung quanh có nhiều hoa
thơm cỏ đẹp. Ngơ ngẩn, đang định cất tiếng hỏi thì chàng thấy một người con gái
xinh đẹp từ trong nhà bước ra:
- Chàng từ đâu đến vậy? Hỏi nhà em có việc chi không?
Cô gái trạc mười tám xuân xanh, dáng vẻ yểu điệu xinh tươi, mới nhìn qua
mà cậu cả đã ngẩn ngơ như người mất hồn. Cúi chào cô gái theo cách lịch sự nhất
có thể, chàng trả lời:
- Tôi về thăm quê, bây giờ mọi việc xong xuôi nên trở lại nhà. Không ngờ
vì bìu ríu quá mà trở nên muộn màng, đi đến đây thì trời đã tối. Nếu đây là bến
đò thì mong cô cho tôi qua sông để còn về nhà cho kịp.
Nghe vậy, cô gái liền ghé sát chàng mà mỉm cười:
- Mời chàng cứ ngồi chơi xơi tạm chén nước đã. Đây đúng là bến đò, nhưng
bố em có việc đi sang làng bên chưa về. Chàng chịu khó đợi được không?
Nói rồi cô đưa ánh mắt lơi lả mà nhìn chàng. Cậu cả như mơ như tỉnh:
- Vậy thì tôi sẽ đợi...
Lúc này cô gái cũng ngồi xuống bên chàng để mà trò chuyện. Ánh đèn mờ tỏ,
chung quanh hoa lá rực rỡ một vùng, thật là hệt như trong khung cảnh cổ tích thần
tiên vậy. Giữa thời khắc nên thơ đó, chàng hỏi nàng:
- Nàng mạn phép cho tôi hỏi. Chẳng hay năm nay nàng bao nhiêu xuân
xanh, bố mẹ đã đặt để chốn nào chưa?
Nàng cúi mặt e lệ:
- Năm nay em vừa tròn mười tám tuổi. Bố mẹ chỉ có mình em, vậy nên còn
quyến luyến mà chưa muốn gả con cho ai.
Nghe vậy chàng mừng rỡ:
- Thật thế ư? Nàng xinh đẹp như vậy, chắc là còn kén chọn người tâm đầu
ý hợp?...
Cô gái liền nũng nịu nắm lấy bàn tay chàng:
- Người tâm đầu ý hợp là chàng đây. Lâu nay nhiều người dạm hỏi mà em
không vừa lòng, chỉ có chàng là có duyên phận với em mà thôi!
Cậu cả Thanh cứ tưởng mình đang trong giấc mộng, chưa biết nói gì thì nàng
lại tiếp lời:
- Hôm nay chúng ta gặp nhau ở đây là bởi duyên phận đã định từ kiếp trước.
Nếu chàng thực sự có lòng với thiếp thì nhờ người mai mối, rồi chúng mình thưa
chuyện với cha mẹ hai bên...
Chàng ngây ngất nhìn nàng rồi hỏi:
- Những lời nàng nói là từ tâm nguyện?..
Nàng nhìn chàng đắm đuối rồi gật đầu. Bấy giờ nàng lấy trong mình ra một
chiếc khăn màu hồng, trên đó có thêu chữ VƯƠNG và nói:
- Thiếp muốn chàng nhớ kỹ vật này!
Tuy không hiểu ý, nhưng chàng cũng
nhìn kỹ mà ghi nhớ trong lòng. Hai người cứ thế mà ngồi bên nhau hồi lâu. Một lúc
như sực tỉnh, nàng buông tay chàng mà nói:
- Bây giờ đã khuya lắm rồi. Hay là chàng nghỉ lại ở đây rồi sáng mai hãy
về nhé!
Đã có thề nguyền hẹn ước, chàng đâu có ngần ngại mà từ chối lời mời của
nàng. Vả lại bây giờ trời đã khuya, nếu có về nhà thì cũng muộn, vậy nên nghỉ lại
đây rồi sáng mai trở về nhà là tốt nhất.
Rồi nàng cầm tay chàng mà dắt vào
giường để mà nghỉ ngơi qua đêm.
o0o
Khi cậu cả Thanh thức dậy thì trời vừa tờ mờ sáng. Chàng dụi mắt ngồi dậy,
bổng giật mình vì không thấy nhà cửa đêm qua đâu, chỉ thấy mình đang nằm trên một
nấm mồ lớn. Nhìn kỹ xung quanh thì thấy chiếc xe máy vẫn dựng bên cạnh. Hốt hoảng,
chàng đứng dậy quan sát thì chợt nhận ra bến đò ở cách đây một đoạn khá xa. Chưa
hết bàng hoàng, chàng liền dắt xe máy đi ngược trở lại để mà gọi đò.
Như mọi khi, người lái đò bí ẩn lại xuất hiện từ trong lùm cây. Sau khi
giúp chàng đưa chiếc xe máy xuống đò, ông hỏi:
- Cậu đi đâu mà qua đò sớm vậy?
Cậu cả Thanh trả lời cho qua chuyện:
- Vâng. Tôi đi có việc gấp.
Làm như vẻ vô tình, chàng chỉ nấm mộ mà đêm qua mình đã ngủ trên đó, rồi
hỏi ông lái đò:
- Ông có biết ngôi mộ đằng kia là của ai không? Sao lại nằm chơ vơ một
mình bên bờ sông vậy?
Nghe vậy ông lái đò chép miệng thở dài:
- Rõ tội nghiệp. Đó là mộ một cô gái xinh đẹp làng bên. Cô ta năm nay vừa
tròn mười tám tuổi, nổi tiếng nết na. Không hiểu vì buồn bực chuyện tình duyên
thế nào mà mấy tháng trước trầm mình ở khúc sông này. Mọi người thương cảm nên
chôn cô ấy bên cạnh bờ sông, và đắp cho ngôi mộ thật lớn.
Bây giờ cậu cả Thanh mới rùng mình mà nhớ lại câu chuyện đêm qua, mọi sự
thật trùng hợp như lời ông lái đò. Lòng chàng chợt xao xuyến lạ kỳ, mới đưa ánh
mắt mà nhìn khắp lượt khúc sông, sóng vẫn vỗ ì oạp vào mạn thuyền, hàng lau lách
rậm rì ngả nghiêng theo làn gió thoảng.
o0o
Mấy tháng sau – lúc bấy giờ khoảng cuối tháng chín âm lịch – có mấy người
đi qua bến đò Lau thì bắt gặp một đứa trẻ sơ sinh quấn tã đang khóc. Đứa bé được
đặt nằm trên nấm mồ vô chủ, trên cổ tay quấn chiếc khăn màu hồng có thêu chữ VƯƠNG.
Mọi người thương tình mang đứa trẻ đó về đem cho một người đàn bà goá trong làng
để nuôi.
Cậu cả Thanh từ dạo ở Bến Đò Lau trở về, đêm ngày ngơ ngẩn nhớ thương
người đẹp đã cùng mình hẹn ước hôm nao. Và cũng từ đó, người ta thấy chàng cứ ở
vậy mà không chịu kết duyên cùng ai, cho dù cha mẹ có nhờ người mai mối khắp nơi.
Minh VănTác giả gửi đến HNPĐ
http://www.minhvanvietnam.blogspot.com/2014/01/ben-o-lau.html