Đoạn Đường Chiến Binh

Bệnh dịch Coronavirus : Triệu chứng nhiễm COVID-19 qua từng ngày :

(HNPD) Hiện vẫn chưa có thuốc đặc trị hay vaccine phòng bệnh,

        
            

Số 01 : Bệnh dịch Coronavirus :
Triệu chứng nhiễm COVID-19 qua từng ngày :

Ngày 1 - Ngày 3:
- Triệu chứng giống bệnh cảm
- Viêm họng nhẹ, hơi đau
- Không nóng sốt. Không mệt mỏi. Vẫn ăn uống bình thường.

Ngày 4:
- Cổ họng đau nhẹ, người nôn nao.
- Bắt đầu khan tiếng.
- Nhiệt độ cơ thể giao động 36.5 - (tuỳ người)
- Bắt đầu chán ăn.
- Đau đầu nhẹ
- Tiêu chảy nhẹ.

Ngày 5:
- Đau họng, khan tiếng hơn
- Cơ thể nóng nhẹ. Nhiệt độ từ 36.5 - 36.7
- Người mệt mỏi, cảm thấy đau khớp xương !

(** Giai đoạn này khó nhận ra là cảm hay là nhiễm coronavirus).

Ngày 6:
- Bắt đầu sốt nhẹ, khoảng 37
- Ho có đàm hoặc ho khan
- Đau họng khi ăn, nói hay nuốt nước bọt
- Mệt mỏi, buồn nôn
- Thỉnh thoảng khó khăn trong việc hít thở
- Lưng, ngón tay đau lâm râm
- Tiêu chảy, có thể nôn ói.

Ngày 7:
- Sốt cao hơn từ 37.4 - 37.8
- Ho nhiều hơn, đàm nhiều hơn.
- Toàn thân đau nhức. Đầu nặng như đeo đá !
- Tần suất khó thở vẫn như cũ.
- Tiêu chảy nhiều hơn !
- Nôn ói !

Ngày 8:
- Sốt gần mức 38 hoặc trên 38 !
- Khó thở hơn, mỗi khi hít thở cảm thấy nặng lồng ngực. Hơi thở khò khè.
- Ho liên tục, đàm nhiều, tắt tiếng !
- Đầu đau, khớp xương đau, lưng đau ...



Ngày 9:
- Các triệu chứng không thay đổi mà trở nên nặng hơn !
- Sốt tăng giảm lộn xộn !
Ho không bớt mà nặng hơn trước !
- Dù cố gắng ... vẫn cảm thấy khó hít thở !

(** Tại thời điểm này, nên đi xét nghiệm máu và chụp X-Ray phổi để kiểm tra)

T/B:
Triệu chứng thay đổi tuỳ theo sức đề kháng của từng người. Ai khoẻ thì mất 10-14 ngày mới phát hiện. Ai không khoẻ thì 4-5 ngày.

Nguồn: tổng hợp bác sĩ (Sanilesson và Yomidr)

                                      ***

Hiện vẫn chưa có thuốc đặc trị hay vaccine phòng bệnh, Trung Quốc mới chỉ cho ra mắt thuốc chống virusCorona (từ 1 công ty dược phẫm Mỹ) nhưng chưa bán tại thị trường Việt Nam. Mọi người nên nhớ cẩn tắc vô áy náy:

- Đeo khẩu trang khi có thể (khẩu trang vải cũng được, cần phủ nhiều muối, và giặt thường xuyên).
- Rửa tay, rửa tay và ...rửa tay (20 giây).
- Tránh tụ tập đông người.
- Nạp thêm Vitamin C để tăng sức đề kháng.
- Vệ sinh đồ dùng cá nhân như điện thoại, laptop thường xuyên.

                                                                            Lão Phan sưu tầ̀m (HNPD)




Số 02 – Bệnh dịch Coronavirus :
Tại sao Hàn Quốc 'vỡ trận' với Coronavirus ?

                                                 ----

TTO - Với số ca nhiễm COVID-19 được ghi nhận tăng hơn 65 lần chỉ trong 10 ngày (tính đến sáng 28-2), nhiều người tự hỏi chuyện gì đã xảy ra ở Hàn Quốc để dẫn đến tình hình rối loạn như hiện nay?


Người dân mang khẩu trang ở một con phố mua sắm ở Seoul ngày 27-2 - Ảnh: NYT

     Hàn Quốc chỉ có 28 ca nhiễm COVID-19 tính đến ngày 13-2, tức cách đây mới nửa tháng. 

Bốn ngày trôi qua mà không xuất hiện thêm ca nhiễm nào, Tổng thống Moon Jae In đăng đàn dự báo dịch "sẽ tự biến mất sớm", trong khi Thủ tướng Chung Sye-kyun trấn an người dân "ra đường khỏi cần mang khẩu trang".

Bây giờ thì thế giới đã biết vào thời điểm đó, virus corona mới - tên khoa học SARS-CoV-2 - đã xuất hiện ở thành phố Daegu và âm thầm lây lan trong cộng đồng một giáo phái. 

Chớp mắt đến sáng 28-2, Hàn Quốc đã là ổ dịch lớn nhất bên ngoài Trung Quốc với 2.022 ca nhiễm và 13 người chết. Đến 15h cùng ngày, Hàn Quốc tiếp tục cập nhật số ca nhiễm mới: thêm 315 ca, nâng tổng số người nhiễm lên 2.337 ca.

Chậm đóng cửa biên giới với Trung Quốc

Hãng tin Yonhap (Hàn Quốc) ngày 26-2 đưa tin Hàn Quốc đã xác nhận ca nhiễm COVID-19 đầu tiên ở nước này là một phụ nữ Trung Quốc đến từ thành phố Vũ Hán - nơi đầu tiên bùng phát dịch bệnh do virus corona chủng mới (COVID-19). Ca nhiễm đầu tiên này được ghi nhận vào ngày 20-1.

Tổng thống Moon Jae In đang nhận lãnh hậu quả vì dự báo sai về dịch bệnh, mỗi ngày trôi qua đối với ông là một quả núi khác đè lên khi số ca nhiễm COVID-19 tăng chóng mặt, chỉ riêng ngày thứ năm 27-2 là 505 ca mới.

Chính giới Hàn Quốc không tiếc lời chỉ trích ông Moon vì cách xử lý cuộc khủng hoảng sai lầm, cụ thể là chậm trễ trong việc đóng cửa biên giới với Trung Quốc và không cung cấp đủ khẩu trang phòng bệnh cho người dân.

Không kể áp lực từ phe đối lập, hơn 1 triệu người đã ký tên vào bản kiến nghị trên mạng yêu cầu luận tội nhà lãnh đạo Hàn Quốc.

"Nếu dịch bệnh không chấm dứt sớm, phe cầm quyền sẽ hứng thảm họa trong cuộc bầu cử sắp tới. Chính phủ hiện tại vẫn còn loay hoay trong chuyện nên làm gì, làm ra sao và kết nối với người dân thế nào giữa lúc dịch bệnh thế này", ông Ahn Byong Jin, nhà chính trị của Đại học Kyung Hee, bình luận.

Nhà phân tích Choe Sang Hun của báo New York Timesnhận xét mọi phương án đều phức tạp đối với Hàn Quốc. Con virus corona bùng lên từ Trung Quốc, trong khi nền kinh tế Hàn lại phụ thuộc nhiều vào người láng giềng.

Cũng vì thế mà chính phủ Tổng thống Moon Jae In đã do dự trước quyết định cấm dân Trung Quốc đại lục nhập cảnh, thậm chí sau khi 40 quốc gia trong đó có Mỹ, Triều Tiên đã làm. Seoul chỉ cấm mỗi dân Trung Quốc đến từ tâm dịch Hồ Bắc. 

Giới chỉ trích cho rằng chính thái độ thiếu dứt khoát đó đã giúp virus dễ lây lan bám rễ ở Hàn Quốc, phá hoại thêm cơ hội phục hồi kinh tế vốn đã ảm đạm.

Trong bài xã luận đăng ngày 26-2, tờ Chosun Ilbo của Hàn Quốc thậm chí nói thẳng rằng "chống dịch mà không cấm người Trung Quốc nhập cảnh chẳng khác nào bắt muỗi trong lúc cửa sổ còn mở".

Tâm thế chủ quan

Ngoài chuyện không cấm biên với Trung Quốc, Chính phủ Hàn Quốc cũng hứng chỉ trích vì thái độ chủ quan trước dịch bệnh.

Người ta phát hiện các thành viên của giáo phái Tân Thiên Địa ở Daegu đã bắt đầu bộc phát triệu chứng bệnh COVID-19 trong khoảng ngày 7 đến 10-2, vài ngày trước khi Tổng thống Moon khẳng định khủng hoảng đã trôi qua.

Các tín đồ tiếp tục bình thản đến nhà thờ ngày chủ nhật, làm vung vãi virus trong một môi trường chật hẹp tập trung đến hàng trăm người.

Khi đó chính quyền liên tục trấn an người dân rằng họ không cần phải hủy các sự kiện đông người. Một nghị viên tên Lee In Young còn hối thúc người dân "nhanh chóng trở lại cuộc sống thường nhật".

Nngày 13-2, khi Tổng thống Moon nói "mọi thứ đã ổn", Trung tâm Phòng ngừa và kiểm soát dịch bệnh Hàn Quốc (KCDC) lại đưa ra thông điệp tương phản, cảnh báo rằng "vẫn còn quá sớm để nói dịch bệnh đã ổn".

"Chúng ta chỉ có thể nói vậy khi số bệnh nhân ở Trung Quốc giảm mạnh và nguy cơ virus xâm nhập vào Hàn Quốc từ đó giảm theo. Chúng ta phải tiếp tục cảnh giác", ông Jung Eun Kyeong, giám đốc KCDC, nói trước các phóng viên cũng trong ngày 13-2.

Rõ ràng KCDC đã đúng. Sự lạc quan của Seoul nhanh chóng tan biến sau khi một phụ nữ 61 tuổi, thành viên Tân Thiên Địa, xét nghiệm dương tính với virus corona (bệnh nhân số 31). Kể từ lúc đó, số ca nhiễm tăng vọt mỗi ngày, đôi khi là gấp 2 hoặc gấp 3 so với hôm trước.



Phun thuốc khử trùng ở một khu chợ Seoul - Ảnh: NYT

Không rút kinh nghiệm

     Những gì xảy ra hôm nay cho thấy ông Moon Jae In đã quên mất bài học xử lý khủng hoảng  của người tiền nhiệm Park Geun Hye. Năm 2015, khi dịch Hội chứng Hô hấp Trung Đông (MERS) xảy ra ở Hàn Quốc, ông Moon khi đó trong vai trò thủ lĩnh đối lập đã gọi cuộc khủng hoảng là "thảm họa gây ra bởi một chính phủ bất lực" (của bà Park).

Dịch MERS ở Hàn Quốc dừng lại ở 186 bệnh nhân, 38 người chết.

Bài học để lại từ ngày đó là lý do những ngày qua ngành y tế Hàn Quốc đẩy mạnh xét nghiệm và cách ly người bệnh, kiểm tra hơn 10.000 người mỗi ngày. Số ca nhiễm tăng nhanh một phần cũng do động thái này.

Tỉ lệ tử vong của COVID-19 thấp hơn MERS nhưng lại dễ lây hơn. Giữa lúc dịch lan rộng, việc dân Hàn mất niềm tin vào chính phủ càng khiến tình hình xấu thêm, đơn giản vì một quốc gia có ngăn được dịch hay không phụ thuộc nhiều vào ý thức và sự hợp tác của người dân.

Tương tự Trung Quốc, Hàn Quốc đang ở vào thế khó. Trước sự đã rồi, chính quyền một mặt kêu gọi người dân thực hiện các biện pháp phòng dịch như đeo khẩu trang, rửa tay..., họ vẫn phải cố giữ cho nền kinh tế vận hành tối đa.

Đây là bài toán cân bằng không dễ dàng, một quyết định sai lầm sẽ dẫn đến những hậu quả lớn không thua gì Daegu.

Mới đây, cơn giận của người Hàn lại bùng lên sau khi họ nghe tin một vài thành phố Trung Quốc bắt đầu cách ly người Hàn ở sân bay, trong khi Hàn Quốc không làm điều này với dân Trung Quốc. 

"Những gì chúng ta chứng kiến đến nay là sự thất bại toàn tập của hệ thống phòng dịch. Lý do lớn nhất của thất bại này là việc chính phủ đã phớt lờ nguyên tắc cơ bản nhất của phòng dịch: ngăn chặn nguồn phát tán", ông Choi Dae Zip, chủ tịch Hội Y khoa Hàn Quốc, đề cập đến lời kêu gọi cấm người Trung Quốc nhập cảnh do tổ chức ông đưa ra trước đó.

Số ca nhiễm ở Hàn Quốc tăng vọt

TTO - Chỉ trong hôm qua 27-2, số người mắc COVID-19 tăng vọt 505 ca, gần gấp đôi so với ngày 26-2, thành 1.766 ca nhiễm, 13 người tử vong.


                                                     ---


                                                                   Lão Phan sưu tầm (HNPD)

Số 53 - Chuyện thời sự :

Nhị vị nữ tướng Mỹ gốc Việt

                                   *

    Nhân dịp Lễ Hai Bà Trưng mồng 6 tháng 2 (28/2/2020) xin giới thiệu đến quý độc giả hai phụ nữ Mỹ gốc Việt đầu tiên được thăng cấp Chuẩn Tướng trong Quân Lực Hoa Kỳ.


2016: Đại tá Danielle Ngô (giữa) Lữ đoàn trưởng LĐ 130, trong một chuyến trao đổi kinh nghiệm với Công Binh Trung Quốc tại Côn Minh. nguồn: DOD   

Danielle J. Ngô


    Phụ nữ gốc Việt đầu tiên mang lon Chuẩn Tướng (Brigadier General) đích thực là một nhân vật văn võ song toàn. Cô gia nhập Lục quân Hoa Kỳ năm 1990, phục vụ trong ngành Công Binh. Sau khi theo học một khoá huấn luyện sĩ quan, năm 1994 Danielle Ngô ra trường với cấp bậc Thiếu Uý.

Danielle Ngô có bằng Cử nhân Tài Chánh (Finance) từ đại học Massachusetts. Sau đó cô lấy thêm hai văn bằng Cao học tại trường Command and General Staff College và tại đại học Georgetown University. Trên bước đường binh nghiệp, cô từng phục vụ trong các đơn vị sau đây:

Lữ đoàn 62 Công Binh (Trung đội trưởng kiêm Ðại đội phó); Lữ đoàn 20 Công Binh Nhảy Dù; Lữ đoàn 37 Công Binh Nhảy Dù; Phân đội 610 Công Binh (Phân đội trưởng); Tiểu đoàn 299 Công Binh Chiến Ðấu (Ðại đội trưởng); Sư đoàn 1 Bộ Binh (Sĩ quan phụ tá Phòng 5); Tiểu đoàn 52 Công Binh (Tiểu đoàn trưởng).

Danielle Ngô đã tham dự Chiến Dịch Iraqi Freedom I (Phó ban 4, Sư đoàn 1 Bộ Binh), và Chiến Dịch Enduring Freedom Afghanistan (Phó Phòng 5 của Bộ Tư Lệnh Tổng Hợp). Danielle Ngô cũng từng là Sĩ quan thực tập (Intern) trong Bộ Tham Mưu Liên Quân (Joint Chiefs of Staff) tại Hoa Thịnh Ðốn.

Năm 2012, khi còn là Trung tá Tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn 52 Công Binh, đơn vị của Danielle Ngô đã giúp dập tắt vụ cháy rừng Waldo Canyon. Một năm sau, Tiểu đoàn của cô lại phải chiến đấu với một vụ cháy rừng khác ở Colorado còn lớn hơn nữa tên Black Forest Fire.

Tháng 9, 2013, căn cứ Không quân Hoa Kỳ xây ngầm trong núi Cheyenne Mountain ở Colorado bị mưa lũ và sạt lở làm hư hại nặng. Tiểu đoàn 52 Công binh dưới sự chỉ huy của Trung tá Ngô đã có công lớn trong việc bảo vệ và phục hồi căn cứ tối mật này. Tháng 2 năm 2014 Danielle Ngô đã phải từ giã chức vụ Tiểu đoàn trưởng của mình để sang Brussels, Bỉ, làm sĩ quan phụ tá cho Chủ tịch Uỷ ban Quân sự khối NATO.

Năm 2015 Danielle Ngô trở thành phụ nữ gốc Việt đầu tiên được thăng chức Ðại tá trong binh chủng Công Binh của Lục Quân Hoa Kỳ. Năm 2017 Ðại tá Danielle Ngô chính thức nhận chức Lữ đoàn trưởng Lữ đoàn 130 Công Binh, hoạt động trong khu vực Thái Bình Dương. Lữ đoàn 130 là một đơn vị có bề dày lịch sử, khởi đầu là Trung đoàn Công Binh 1303 từng hoạt động tại các chiến trường Âu Châu và Thái Bình Dương trong Ðệ Nhị Thế Chiến. Hiện nay Lữ đoàn 130 là đơn vị Công Binh Lục Quân hàng đầu tại vùng Thái Bình Dương. Tháng 6, 2019, Danielle Ngô được thăng cấp Chuẩn tướng.

Ngoài những thành tích binh nghiệp nói trên Danielle Ngô còn là tác giả ba quyển sách: ‘Balancing the Societal Dimensions of Venezuela and Colombia’ (2012); ‘Recruiter Journal: U.S. Recruiting Command’ 

(2007); ‘Headquarters Press Releases 1963: Part 28’ (2012).










Tân Đại tá Vũ Thế Thùy Anh cùng Ông Bà Vũ Thế Hiệp, trong buổi tiệc mừng tại Cali năm 2015

Vũ Thế Thùy Anh


   Cha cô là cựu Ðại uý Hải quân VNCH Vũ Thế Hiệp. Thùy Anh ra đời đúng vào năm Mậu Thân 1968, giữa cơn lửa bỏng của chiến tranh. Năm 1975, khi mới lên 7, cô cùng gia đình sang Mỹ tị nạn cộng sản.


Thùy Anh theo học ngành Dược tại đại học University of Maryland. Ra trường năm 1994, cô làm việc cho đại học Johns Hopkins University một thời gian. Là chị cả, cô có ba người em trai đều ra trường làm Bác Sĩ: Vũ Thế Duy Anh (BS Quang tuyến); Vũ Thế Tuấn Anh (BS Cấp cứu); Vũ Thế Quốc Anh (BS Nhãn khoa). Nhưng chỉ mỗi mình cô, Vũ Thế Thùy Anh, là người duy nhất theo chân Bố chọn đường binh nghiệp.

Năm 2003, Dược sĩ Vũ Thế Thùy Anh gia nhập U.S. Public Health Service (PHS) Commissioned Corps và trở thành một sĩ quan y tế trong binh chủng Hải Quân. PHS tuy ngày nay là một bộ phận của Bộ Y Tế (Department of Health and Human Services) nhưng nó được tổ chức giống như quân đội vì nguồn gốc là các bệnh viện của Hải Quân Mỹ từ cuối thế kỷ 18 do Tổng thống John Adams khởi xướng.

Tiền thân của PHS ra đời năm 1798, đến năm 1889 nó được quân đội hoá với một chuỗi các bệnh viện Hải Quân đặt tại các thành phố cảng quan trọng như Boston, Charleston, New Orleans… để kiểm soát dịch bệnh thâm nhập vào nước Mỹ. Thành viên của PHS là những nhà chuyên môn trong các ngành y tế như bác sĩ, nha sĩ, dược sĩ, y tá v.v. Họ được huấn luyện để trở thành sĩ quan (commissioned officers) phục vụ cho cộng đồng khi có thiên tai bão lụt hay bệnh tật v..v.


PHS có nhiệm vụ cách ly và kiểm soát bệnh truyền nhiễm trước khi nó bùng nổ và phát tán ra khắp cả nước. PHS đã đóng một vai trò quan trọng trong trận đại dịch Spanish Flu thời Ðệ Nhất Thế Chiến (1918). Hiện nay PHS đang làm việc cùng các cơ quan liên đới như CDC (Centers for Disease Control) để đối phó cơn dịch COVID-19.

Sau 12 năm phục vụ trong PHS, cô Vũ Thế Thùy Anh được lên lon Ðại Tá vào năm 2015. Ðến tháng Sáu năm 2019 cô được thăng cấp Rear Admiral (Lower Half), tức Ðề Ðốc một sao – tương đương với Chuẩn Tướng trong các binh chủng Bộ Binh, Không Quân v.v. Nếu mọi việc thuận buồm xuôi gió thì cấp bậc kế tiếp cho cô sẽ là Rear Admiral (Upper Half), tức Ðề Ðốc hai sao hay Chuẩn Ðô Ðốc. Hiện nay các chức vụ cao cấp trong PHS đều do các sĩ quan cấp Chuẩn Ðô Ðốc (Rear Admiral) hoặc Phó Ðô Ðốc (Vice Admiral) đảm nhiệm.

Ngay cả người giữ chức Surgeon General trong PHS,ông Jerome Adams, cũng chỉ mang cấp bậc Phó Ðô Ðốc.  Chỉ có Thứ Trưởng Bộ Y Tế chỉ huy PHS, Bác sĩ Brett Giroir,  mới mang cấp bậc Ðô Ðốc (Admiral) mà thôi.

Biết đâu trong tương lai sẽ có phụ nữ gốc Việt hội đủ khả năng lãnh đạo một binh chủng như PHS. Người đó có thể là Vũ Thế Thùy Anh hay ai khác, nhưng chắc chắn một điều: Danielle Ngô và Vũ Thế Thùy Anh là những người nữ lưu 

Đề Đốc một sao – Rear Admiral (Lower Half) nguồn: wikipedia


tiên phong, mở đường cho thế hệ phụ nữ Mỹ gốc Việt sau này.

Hoa Kỳ là xứ sở của tự do dân chủ, là vùng đất của cơ hội, là nơi tài năng thực thụ được khuyến khích và trọng dụng bất kể giai cấp, lý lịch, giới tính hay đảng phái. Nếu Hai Bà Trưng sống lại và nhìn thấy con cháu thành công rạng rỡ nơi đất xa người lạ như vầy, chắc hẳn Hai Bà sẽ rất vui lòng.


                                                                                          Lão Phan sưu tầm (HNPD)

Bàn ra tán vào (0)

Comment




  • Input symbols

Bệnh dịch Coronavirus : Triệu chứng nhiễm COVID-19 qua từng ngày :

(HNPD) Hiện vẫn chưa có thuốc đặc trị hay vaccine phòng bệnh,

        
            

Số 01 : Bệnh dịch Coronavirus :
Triệu chứng nhiễm COVID-19 qua từng ngày :

Ngày 1 - Ngày 3:
- Triệu chứng giống bệnh cảm
- Viêm họng nhẹ, hơi đau
- Không nóng sốt. Không mệt mỏi. Vẫn ăn uống bình thường.

Ngày 4:
- Cổ họng đau nhẹ, người nôn nao.
- Bắt đầu khan tiếng.
- Nhiệt độ cơ thể giao động 36.5 - (tuỳ người)
- Bắt đầu chán ăn.
- Đau đầu nhẹ
- Tiêu chảy nhẹ.

Ngày 5:
- Đau họng, khan tiếng hơn
- Cơ thể nóng nhẹ. Nhiệt độ từ 36.5 - 36.7
- Người mệt mỏi, cảm thấy đau khớp xương !

(** Giai đoạn này khó nhận ra là cảm hay là nhiễm coronavirus).

Ngày 6:
- Bắt đầu sốt nhẹ, khoảng 37
- Ho có đàm hoặc ho khan
- Đau họng khi ăn, nói hay nuốt nước bọt
- Mệt mỏi, buồn nôn
- Thỉnh thoảng khó khăn trong việc hít thở
- Lưng, ngón tay đau lâm râm
- Tiêu chảy, có thể nôn ói.

Ngày 7:
- Sốt cao hơn từ 37.4 - 37.8
- Ho nhiều hơn, đàm nhiều hơn.
- Toàn thân đau nhức. Đầu nặng như đeo đá !
- Tần suất khó thở vẫn như cũ.
- Tiêu chảy nhiều hơn !
- Nôn ói !

Ngày 8:
- Sốt gần mức 38 hoặc trên 38 !
- Khó thở hơn, mỗi khi hít thở cảm thấy nặng lồng ngực. Hơi thở khò khè.
- Ho liên tục, đàm nhiều, tắt tiếng !
- Đầu đau, khớp xương đau, lưng đau ...



Ngày 9:
- Các triệu chứng không thay đổi mà trở nên nặng hơn !
- Sốt tăng giảm lộn xộn !
Ho không bớt mà nặng hơn trước !
- Dù cố gắng ... vẫn cảm thấy khó hít thở !

(** Tại thời điểm này, nên đi xét nghiệm máu và chụp X-Ray phổi để kiểm tra)

T/B:
Triệu chứng thay đổi tuỳ theo sức đề kháng của từng người. Ai khoẻ thì mất 10-14 ngày mới phát hiện. Ai không khoẻ thì 4-5 ngày.

Nguồn: tổng hợp bác sĩ (Sanilesson và Yomidr)

                                      ***

Hiện vẫn chưa có thuốc đặc trị hay vaccine phòng bệnh, Trung Quốc mới chỉ cho ra mắt thuốc chống virusCorona (từ 1 công ty dược phẫm Mỹ) nhưng chưa bán tại thị trường Việt Nam. Mọi người nên nhớ cẩn tắc vô áy náy:

- Đeo khẩu trang khi có thể (khẩu trang vải cũng được, cần phủ nhiều muối, và giặt thường xuyên).
- Rửa tay, rửa tay và ...rửa tay (20 giây).
- Tránh tụ tập đông người.
- Nạp thêm Vitamin C để tăng sức đề kháng.
- Vệ sinh đồ dùng cá nhân như điện thoại, laptop thường xuyên.

                                                                            Lão Phan sưu tầ̀m (HNPD)




Số 02 – Bệnh dịch Coronavirus :
Tại sao Hàn Quốc 'vỡ trận' với Coronavirus ?

                                                 ----

TTO - Với số ca nhiễm COVID-19 được ghi nhận tăng hơn 65 lần chỉ trong 10 ngày (tính đến sáng 28-2), nhiều người tự hỏi chuyện gì đã xảy ra ở Hàn Quốc để dẫn đến tình hình rối loạn như hiện nay?


Người dân mang khẩu trang ở một con phố mua sắm ở Seoul ngày 27-2 - Ảnh: NYT

     Hàn Quốc chỉ có 28 ca nhiễm COVID-19 tính đến ngày 13-2, tức cách đây mới nửa tháng. 

Bốn ngày trôi qua mà không xuất hiện thêm ca nhiễm nào, Tổng thống Moon Jae In đăng đàn dự báo dịch "sẽ tự biến mất sớm", trong khi Thủ tướng Chung Sye-kyun trấn an người dân "ra đường khỏi cần mang khẩu trang".

Bây giờ thì thế giới đã biết vào thời điểm đó, virus corona mới - tên khoa học SARS-CoV-2 - đã xuất hiện ở thành phố Daegu và âm thầm lây lan trong cộng đồng một giáo phái. 

Chớp mắt đến sáng 28-2, Hàn Quốc đã là ổ dịch lớn nhất bên ngoài Trung Quốc với 2.022 ca nhiễm và 13 người chết. Đến 15h cùng ngày, Hàn Quốc tiếp tục cập nhật số ca nhiễm mới: thêm 315 ca, nâng tổng số người nhiễm lên 2.337 ca.

Chậm đóng cửa biên giới với Trung Quốc

Hãng tin Yonhap (Hàn Quốc) ngày 26-2 đưa tin Hàn Quốc đã xác nhận ca nhiễm COVID-19 đầu tiên ở nước này là một phụ nữ Trung Quốc đến từ thành phố Vũ Hán - nơi đầu tiên bùng phát dịch bệnh do virus corona chủng mới (COVID-19). Ca nhiễm đầu tiên này được ghi nhận vào ngày 20-1.

Tổng thống Moon Jae In đang nhận lãnh hậu quả vì dự báo sai về dịch bệnh, mỗi ngày trôi qua đối với ông là một quả núi khác đè lên khi số ca nhiễm COVID-19 tăng chóng mặt, chỉ riêng ngày thứ năm 27-2 là 505 ca mới.

Chính giới Hàn Quốc không tiếc lời chỉ trích ông Moon vì cách xử lý cuộc khủng hoảng sai lầm, cụ thể là chậm trễ trong việc đóng cửa biên giới với Trung Quốc và không cung cấp đủ khẩu trang phòng bệnh cho người dân.

Không kể áp lực từ phe đối lập, hơn 1 triệu người đã ký tên vào bản kiến nghị trên mạng yêu cầu luận tội nhà lãnh đạo Hàn Quốc.

"Nếu dịch bệnh không chấm dứt sớm, phe cầm quyền sẽ hứng thảm họa trong cuộc bầu cử sắp tới. Chính phủ hiện tại vẫn còn loay hoay trong chuyện nên làm gì, làm ra sao và kết nối với người dân thế nào giữa lúc dịch bệnh thế này", ông Ahn Byong Jin, nhà chính trị của Đại học Kyung Hee, bình luận.

Nhà phân tích Choe Sang Hun của báo New York Timesnhận xét mọi phương án đều phức tạp đối với Hàn Quốc. Con virus corona bùng lên từ Trung Quốc, trong khi nền kinh tế Hàn lại phụ thuộc nhiều vào người láng giềng.

Cũng vì thế mà chính phủ Tổng thống Moon Jae In đã do dự trước quyết định cấm dân Trung Quốc đại lục nhập cảnh, thậm chí sau khi 40 quốc gia trong đó có Mỹ, Triều Tiên đã làm. Seoul chỉ cấm mỗi dân Trung Quốc đến từ tâm dịch Hồ Bắc. 

Giới chỉ trích cho rằng chính thái độ thiếu dứt khoát đó đã giúp virus dễ lây lan bám rễ ở Hàn Quốc, phá hoại thêm cơ hội phục hồi kinh tế vốn đã ảm đạm.

Trong bài xã luận đăng ngày 26-2, tờ Chosun Ilbo của Hàn Quốc thậm chí nói thẳng rằng "chống dịch mà không cấm người Trung Quốc nhập cảnh chẳng khác nào bắt muỗi trong lúc cửa sổ còn mở".

Tâm thế chủ quan

Ngoài chuyện không cấm biên với Trung Quốc, Chính phủ Hàn Quốc cũng hứng chỉ trích vì thái độ chủ quan trước dịch bệnh.

Người ta phát hiện các thành viên của giáo phái Tân Thiên Địa ở Daegu đã bắt đầu bộc phát triệu chứng bệnh COVID-19 trong khoảng ngày 7 đến 10-2, vài ngày trước khi Tổng thống Moon khẳng định khủng hoảng đã trôi qua.

Các tín đồ tiếp tục bình thản đến nhà thờ ngày chủ nhật, làm vung vãi virus trong một môi trường chật hẹp tập trung đến hàng trăm người.

Khi đó chính quyền liên tục trấn an người dân rằng họ không cần phải hủy các sự kiện đông người. Một nghị viên tên Lee In Young còn hối thúc người dân "nhanh chóng trở lại cuộc sống thường nhật".

Nngày 13-2, khi Tổng thống Moon nói "mọi thứ đã ổn", Trung tâm Phòng ngừa và kiểm soát dịch bệnh Hàn Quốc (KCDC) lại đưa ra thông điệp tương phản, cảnh báo rằng "vẫn còn quá sớm để nói dịch bệnh đã ổn".

"Chúng ta chỉ có thể nói vậy khi số bệnh nhân ở Trung Quốc giảm mạnh và nguy cơ virus xâm nhập vào Hàn Quốc từ đó giảm theo. Chúng ta phải tiếp tục cảnh giác", ông Jung Eun Kyeong, giám đốc KCDC, nói trước các phóng viên cũng trong ngày 13-2.

Rõ ràng KCDC đã đúng. Sự lạc quan của Seoul nhanh chóng tan biến sau khi một phụ nữ 61 tuổi, thành viên Tân Thiên Địa, xét nghiệm dương tính với virus corona (bệnh nhân số 31). Kể từ lúc đó, số ca nhiễm tăng vọt mỗi ngày, đôi khi là gấp 2 hoặc gấp 3 so với hôm trước.



Phun thuốc khử trùng ở một khu chợ Seoul - Ảnh: NYT

Không rút kinh nghiệm

     Những gì xảy ra hôm nay cho thấy ông Moon Jae In đã quên mất bài học xử lý khủng hoảng  của người tiền nhiệm Park Geun Hye. Năm 2015, khi dịch Hội chứng Hô hấp Trung Đông (MERS) xảy ra ở Hàn Quốc, ông Moon khi đó trong vai trò thủ lĩnh đối lập đã gọi cuộc khủng hoảng là "thảm họa gây ra bởi một chính phủ bất lực" (của bà Park).

Dịch MERS ở Hàn Quốc dừng lại ở 186 bệnh nhân, 38 người chết.

Bài học để lại từ ngày đó là lý do những ngày qua ngành y tế Hàn Quốc đẩy mạnh xét nghiệm và cách ly người bệnh, kiểm tra hơn 10.000 người mỗi ngày. Số ca nhiễm tăng nhanh một phần cũng do động thái này.

Tỉ lệ tử vong của COVID-19 thấp hơn MERS nhưng lại dễ lây hơn. Giữa lúc dịch lan rộng, việc dân Hàn mất niềm tin vào chính phủ càng khiến tình hình xấu thêm, đơn giản vì một quốc gia có ngăn được dịch hay không phụ thuộc nhiều vào ý thức và sự hợp tác của người dân.

Tương tự Trung Quốc, Hàn Quốc đang ở vào thế khó. Trước sự đã rồi, chính quyền một mặt kêu gọi người dân thực hiện các biện pháp phòng dịch như đeo khẩu trang, rửa tay..., họ vẫn phải cố giữ cho nền kinh tế vận hành tối đa.

Đây là bài toán cân bằng không dễ dàng, một quyết định sai lầm sẽ dẫn đến những hậu quả lớn không thua gì Daegu.

Mới đây, cơn giận của người Hàn lại bùng lên sau khi họ nghe tin một vài thành phố Trung Quốc bắt đầu cách ly người Hàn ở sân bay, trong khi Hàn Quốc không làm điều này với dân Trung Quốc. 

"Những gì chúng ta chứng kiến đến nay là sự thất bại toàn tập của hệ thống phòng dịch. Lý do lớn nhất của thất bại này là việc chính phủ đã phớt lờ nguyên tắc cơ bản nhất của phòng dịch: ngăn chặn nguồn phát tán", ông Choi Dae Zip, chủ tịch Hội Y khoa Hàn Quốc, đề cập đến lời kêu gọi cấm người Trung Quốc nhập cảnh do tổ chức ông đưa ra trước đó.

Số ca nhiễm ở Hàn Quốc tăng vọt

TTO - Chỉ trong hôm qua 27-2, số người mắc COVID-19 tăng vọt 505 ca, gần gấp đôi so với ngày 26-2, thành 1.766 ca nhiễm, 13 người tử vong.


                                                     ---


                                                                   Lão Phan sưu tầm (HNPD)

Số 53 - Chuyện thời sự :

Nhị vị nữ tướng Mỹ gốc Việt

                                   *

    Nhân dịp Lễ Hai Bà Trưng mồng 6 tháng 2 (28/2/2020) xin giới thiệu đến quý độc giả hai phụ nữ Mỹ gốc Việt đầu tiên được thăng cấp Chuẩn Tướng trong Quân Lực Hoa Kỳ.


2016: Đại tá Danielle Ngô (giữa) Lữ đoàn trưởng LĐ 130, trong một chuyến trao đổi kinh nghiệm với Công Binh Trung Quốc tại Côn Minh. nguồn: DOD   

Danielle J. Ngô


    Phụ nữ gốc Việt đầu tiên mang lon Chuẩn Tướng (Brigadier General) đích thực là một nhân vật văn võ song toàn. Cô gia nhập Lục quân Hoa Kỳ năm 1990, phục vụ trong ngành Công Binh. Sau khi theo học một khoá huấn luyện sĩ quan, năm 1994 Danielle Ngô ra trường với cấp bậc Thiếu Uý.

Danielle Ngô có bằng Cử nhân Tài Chánh (Finance) từ đại học Massachusetts. Sau đó cô lấy thêm hai văn bằng Cao học tại trường Command and General Staff College và tại đại học Georgetown University. Trên bước đường binh nghiệp, cô từng phục vụ trong các đơn vị sau đây:

Lữ đoàn 62 Công Binh (Trung đội trưởng kiêm Ðại đội phó); Lữ đoàn 20 Công Binh Nhảy Dù; Lữ đoàn 37 Công Binh Nhảy Dù; Phân đội 610 Công Binh (Phân đội trưởng); Tiểu đoàn 299 Công Binh Chiến Ðấu (Ðại đội trưởng); Sư đoàn 1 Bộ Binh (Sĩ quan phụ tá Phòng 5); Tiểu đoàn 52 Công Binh (Tiểu đoàn trưởng).

Danielle Ngô đã tham dự Chiến Dịch Iraqi Freedom I (Phó ban 4, Sư đoàn 1 Bộ Binh), và Chiến Dịch Enduring Freedom Afghanistan (Phó Phòng 5 của Bộ Tư Lệnh Tổng Hợp). Danielle Ngô cũng từng là Sĩ quan thực tập (Intern) trong Bộ Tham Mưu Liên Quân (Joint Chiefs of Staff) tại Hoa Thịnh Ðốn.

Năm 2012, khi còn là Trung tá Tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn 52 Công Binh, đơn vị của Danielle Ngô đã giúp dập tắt vụ cháy rừng Waldo Canyon. Một năm sau, Tiểu đoàn của cô lại phải chiến đấu với một vụ cháy rừng khác ở Colorado còn lớn hơn nữa tên Black Forest Fire.

Tháng 9, 2013, căn cứ Không quân Hoa Kỳ xây ngầm trong núi Cheyenne Mountain ở Colorado bị mưa lũ và sạt lở làm hư hại nặng. Tiểu đoàn 52 Công binh dưới sự chỉ huy của Trung tá Ngô đã có công lớn trong việc bảo vệ và phục hồi căn cứ tối mật này. Tháng 2 năm 2014 Danielle Ngô đã phải từ giã chức vụ Tiểu đoàn trưởng của mình để sang Brussels, Bỉ, làm sĩ quan phụ tá cho Chủ tịch Uỷ ban Quân sự khối NATO.

Năm 2015 Danielle Ngô trở thành phụ nữ gốc Việt đầu tiên được thăng chức Ðại tá trong binh chủng Công Binh của Lục Quân Hoa Kỳ. Năm 2017 Ðại tá Danielle Ngô chính thức nhận chức Lữ đoàn trưởng Lữ đoàn 130 Công Binh, hoạt động trong khu vực Thái Bình Dương. Lữ đoàn 130 là một đơn vị có bề dày lịch sử, khởi đầu là Trung đoàn Công Binh 1303 từng hoạt động tại các chiến trường Âu Châu và Thái Bình Dương trong Ðệ Nhị Thế Chiến. Hiện nay Lữ đoàn 130 là đơn vị Công Binh Lục Quân hàng đầu tại vùng Thái Bình Dương. Tháng 6, 2019, Danielle Ngô được thăng cấp Chuẩn tướng.

Ngoài những thành tích binh nghiệp nói trên Danielle Ngô còn là tác giả ba quyển sách: ‘Balancing the Societal Dimensions of Venezuela and Colombia’ (2012); ‘Recruiter Journal: U.S. Recruiting Command’ 

(2007); ‘Headquarters Press Releases 1963: Part 28’ (2012).










Tân Đại tá Vũ Thế Thùy Anh cùng Ông Bà Vũ Thế Hiệp, trong buổi tiệc mừng tại Cali năm 2015

Vũ Thế Thùy Anh


   Cha cô là cựu Ðại uý Hải quân VNCH Vũ Thế Hiệp. Thùy Anh ra đời đúng vào năm Mậu Thân 1968, giữa cơn lửa bỏng của chiến tranh. Năm 1975, khi mới lên 7, cô cùng gia đình sang Mỹ tị nạn cộng sản.


Thùy Anh theo học ngành Dược tại đại học University of Maryland. Ra trường năm 1994, cô làm việc cho đại học Johns Hopkins University một thời gian. Là chị cả, cô có ba người em trai đều ra trường làm Bác Sĩ: Vũ Thế Duy Anh (BS Quang tuyến); Vũ Thế Tuấn Anh (BS Cấp cứu); Vũ Thế Quốc Anh (BS Nhãn khoa). Nhưng chỉ mỗi mình cô, Vũ Thế Thùy Anh, là người duy nhất theo chân Bố chọn đường binh nghiệp.

Năm 2003, Dược sĩ Vũ Thế Thùy Anh gia nhập U.S. Public Health Service (PHS) Commissioned Corps và trở thành một sĩ quan y tế trong binh chủng Hải Quân. PHS tuy ngày nay là một bộ phận của Bộ Y Tế (Department of Health and Human Services) nhưng nó được tổ chức giống như quân đội vì nguồn gốc là các bệnh viện của Hải Quân Mỹ từ cuối thế kỷ 18 do Tổng thống John Adams khởi xướng.

Tiền thân của PHS ra đời năm 1798, đến năm 1889 nó được quân đội hoá với một chuỗi các bệnh viện Hải Quân đặt tại các thành phố cảng quan trọng như Boston, Charleston, New Orleans… để kiểm soát dịch bệnh thâm nhập vào nước Mỹ. Thành viên của PHS là những nhà chuyên môn trong các ngành y tế như bác sĩ, nha sĩ, dược sĩ, y tá v.v. Họ được huấn luyện để trở thành sĩ quan (commissioned officers) phục vụ cho cộng đồng khi có thiên tai bão lụt hay bệnh tật v..v.


PHS có nhiệm vụ cách ly và kiểm soát bệnh truyền nhiễm trước khi nó bùng nổ và phát tán ra khắp cả nước. PHS đã đóng một vai trò quan trọng trong trận đại dịch Spanish Flu thời Ðệ Nhất Thế Chiến (1918). Hiện nay PHS đang làm việc cùng các cơ quan liên đới như CDC (Centers for Disease Control) để đối phó cơn dịch COVID-19.

Sau 12 năm phục vụ trong PHS, cô Vũ Thế Thùy Anh được lên lon Ðại Tá vào năm 2015. Ðến tháng Sáu năm 2019 cô được thăng cấp Rear Admiral (Lower Half), tức Ðề Ðốc một sao – tương đương với Chuẩn Tướng trong các binh chủng Bộ Binh, Không Quân v.v. Nếu mọi việc thuận buồm xuôi gió thì cấp bậc kế tiếp cho cô sẽ là Rear Admiral (Upper Half), tức Ðề Ðốc hai sao hay Chuẩn Ðô Ðốc. Hiện nay các chức vụ cao cấp trong PHS đều do các sĩ quan cấp Chuẩn Ðô Ðốc (Rear Admiral) hoặc Phó Ðô Ðốc (Vice Admiral) đảm nhiệm.

Ngay cả người giữ chức Surgeon General trong PHS,ông Jerome Adams, cũng chỉ mang cấp bậc Phó Ðô Ðốc.  Chỉ có Thứ Trưởng Bộ Y Tế chỉ huy PHS, Bác sĩ Brett Giroir,  mới mang cấp bậc Ðô Ðốc (Admiral) mà thôi.

Biết đâu trong tương lai sẽ có phụ nữ gốc Việt hội đủ khả năng lãnh đạo một binh chủng như PHS. Người đó có thể là Vũ Thế Thùy Anh hay ai khác, nhưng chắc chắn một điều: Danielle Ngô và Vũ Thế Thùy Anh là những người nữ lưu 

Đề Đốc một sao – Rear Admiral (Lower Half) nguồn: wikipedia


tiên phong, mở đường cho thế hệ phụ nữ Mỹ gốc Việt sau này.

Hoa Kỳ là xứ sở của tự do dân chủ, là vùng đất của cơ hội, là nơi tài năng thực thụ được khuyến khích và trọng dụng bất kể giai cấp, lý lịch, giới tính hay đảng phái. Nếu Hai Bà Trưng sống lại và nhìn thấy con cháu thành công rạng rỡ nơi đất xa người lạ như vầy, chắc hẳn Hai Bà sẽ rất vui lòng.


                                                                                          Lão Phan sưu tầm (HNPD)

BÀN RA TÁN VÀO

Đề bài :"Tiếng Việt, yêu & ghét" - Lê Hữu ( Trần Văn Giang ghi lại )

'vô hình trung' là nghĩa gì vậy, sao cứ thích dùng, hình như có nghĩa là 'vô tình'

Xem Thêm

Đề bài :TIN CHIẾN SỰ MỚI NHẤT[ CẬP NHẬT NGÀY 20 -5 - 2022 ]

Suu cao,thue nang,nhu yeu pham tang gia.Kinh te eo seo...Vay ma dang Lua van lay tien cua dan tro giup linh tinh.Mo cua bien gioi.Ung ho toi ac truc tiep khi sua luat cho phep trom cuop o muc do <1.000 dollars thi vo toi....Neu vao thoi diem Trump,bon Lua da ho hoan nhu the nao ??? Nhung nguoi bau ban vi chut tu loi ,nghi gi ve dat nuoc ??? Phai chang day khong phai la dat nuoc minh ??? bat qua,lai tro ve que huong cu...Neu vay,ban la thang cho chet ! mien ban !

Xem Thêm

Đề bài :Tin Mới Nhất Về Chiến Sư Ucraina [ CẬP NHẬT NGÀY 14-5-2022 ]

Chung nao moi vet nho cua ho nha Dan da duoc tay xoa trang boc,thi Uk moi co hy vong...ngung chien.Cung vay,ngay nao ma cac cong ty ,co goc gac tu cac dang bac nu luu-anh hao cua khoi tu do va ong chief police va dang Lua thi moi giai xong phuong trinh tau cong !

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Hình cũ - Hà Thượng Thủ

Ngắm lại hình xưa chịu mấy ông Những Linh, Tùng, Duẫn với Mười, Đồng Mặt mày ai lại đi hồ hởi Phấn khởi khi Tàu cướp Biển Đông Phải chăng “quý” mặt đã thành mông Con mắt nay đà có nhưng không Nên mới chổng khu vào hải đảo Gia tài gấm vóc của tổ tông?

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm