Cõi Người Ta
Blogger Điếu Cày: Tự do báo chí ở VN không thể cản trở
Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama tiếp các nhà báo bị đàn áp tại Tòa Bạch Ốc hôm 1 tháng 5, blogger Điếu Cày ngồi bên phải Tổng thống Obama
Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama tiếp các nhà báo bị đàn áp tại Tòa
Bạch Ốc hôm 1 tháng 5, blogger Điếu Cày ngồi bên phải Tổng thống Obama
Ngày Tự do Báo chí Thế giới năm nay 3/5 ghi dấu một sự kiện đáng chú ý
đối với nền tự do báo chí Việt Nam khi một blogger bị Hà Nội xem là phản
động và cầm tù hơn 6 năm trước khi trục xuất thẳng từ nhà giam sang Hoa
Kỳ được Tổng thống Mỹ mời đến Tòa Bạch Ốc để thảo luận về thực trạng tự
do ngôn luận, tự do thông tin tại Việt Nam.
Với 3 nhà báo được lựa chọn từ danh sách trên 30 nhà báo để được gặp Tổng thống hôm ấy là một chỉ dấu của chính quyển Tổng thống Obama cho thấy nền tự do báo chí ở Việt Nam rất tồi tệ.
Điếu Cày
Đây là lần thứ nhì blogger Điếu Cày (Nguyễn Văn Hải), một trong những
người đi đầu phong trào dân báo Việt Nam, được Tổng thống Barack Obama
vinh danh nhân Ngày Tự do Báo chí Thế giới sau khi được nhà lãnh đạo Mỹ
nhắc tên cách đây 3 năm khi ông còn ngồi sau song sắt nhà tù.
Sáng lập viên Câu lạc bộ Nhà báo Tự do nói cuộc gặp với Tổng thống
Barack Obama diễn ra chỉ vài ngày trước cuộc đối thoại nhân quyền thường
niên Việt-Mỹ (7/5) cho thấy tình trạng nhân quyền ở Việt Nam tồi tệ ra
sao và Hoa Kỳ quan tâm đến thực trạng này đến mức nào trong mối bang
giao Việt-Mỹ.
Trong cuộc trao đổi với Tạp chí Thanh Niên VOA hôm nay, tiếng nói tiên
phong tranh đấu cho tự do báo chí tại Việt Nam và là tác giả của các bài
viết về các vấn đề nhân quyền và tự do tôn giáo cũng như phản đối Trung
Quốc xâm lược chủ quyền Việt Nam cũng khẳng định rằng ‘tự do báo chí ở
Việt Nam là không thể cản trở,’ đồng thời kêu gọi Hà Nội ‘không nên tiếp
tục tuyên truyền gây thêm hận thù với người dân’ sau 40 năm chiến tranh
kết thúc.
Trà Mi: Một cựu tù nhân lương tâm Việt Nam được Tổng thống Mỹ vinh danh 2 lần, anh có cảm nghĩ thế nào?
Blogger Điếu Cày: Đây là điều rất vinh dự đối với tôi, tôi rất
cảm động. Gặp Tổng thống lần này, tôi đã gửi lời tri ân sâu sắc đến Tổng
thống và chính phủ Mỹ đã giúp đỡ tôi có được tự do hôm nay. Trong cuộc
gặp, tôi đã trình bày đầy đủ các vấn đề về tự do báo chí, tự do ngôn
luận ở Việt Nam, và vấn đề tù nhân lương tâm. Tôi đã nhắc tới một danh
sách các bạn bè cần Tổng thống quan tâm, giúp đỡ. Tôi nói với Tổng thống
đôi khi những sự lên tiếng không đem lại tự do ngay tức khắc cho tù
nhân lương tâm nhưng đem lại sức mạnh cho họ đứng vững trong các nhà tù,
để họ hiểu rằng họ không đơn độc.
Nhân quyền của các nước không thể khác nhau. Vì vậy, họ phải sửa đổi
những điều luật bất công và xây dựng một xã hội văn minh, tiến bộ. Họ
không nên tiếp tục tuyên truyền gây thêm hận thù với người dân
Trà Mi: Còn những ưu tiên mong muốn hàng đầu của anh gửi gắm qua cuộc gặp lần này ra sao?
Blogger Điếu Cày: Tất cả những điều tôi nói đều nhằm vào các điều
luật của Việt Nam vì nếu không thay đổi các luật mơ hồ cho phép chính
quyền bắt giữ bất kỳ ai có chính kiến khác thì việc đàn áp, bắt bớ sẽ
còn tiếp diễn. Điều quan trọng nhất chúng tôi muốn là Mỹ phải gây sức ép
với chính phủ Việt Nam, phải gắn nhân quyền vào các cam kết về kinh tế
như TPP. Việt Nam phải từ bỏ các điều luật mơ hồ như 258, 88, 79; bãi bỏ
Thông tư 37 của Bộ Công an; và sửa đổi Luật thi hành án hình sự. Tất cả
quyền của tù nhân được ghi trong Luật này đã bị Thông tư 37 tước đoạt
hết. Họ giam giữ tù nhân với chế độ rất khắc nghiệt, làm cho các tù nhân
lương tâm thời gian gần đây liên tục tuyệt thực để phản đối.
Trà Mi: Ngoài đối thoại với nhà cầm quyền Việt Nam về vấn đề
nhân quyền hằng năm, Mỹ cũng muốn lắng nghe trực tiếp từ những người đã
kinh qua các kinh nghiệm từ Việt Nam. Hành động của nhà lãnh đạo Mỹ đối
với anh, một nhân vật bị Việt Nam xem là phản động, theo anh, có thông
điệp thế nào?
Blogger Điếu Cày: Với 3 nhà báo được lựa chọn từ danh sách trên
30 nhà báo để được gặp Tổng thống hôm ấy là một chỉ dấu của chính quyển
Tổng thống Obama cho thấy nền tự do báo chí ở Việt Nam rất tồi tệ.
Trà Mi: Gặp Tổng thống lần này không chỉ là dịp để trình bày
mà còn là cơ hội để thể hiện. Anh muốn thể hiện điều gì với nhà cầm
quyền Việt Nam và người dân Việt Nam qua cơ hội này?
Blogger Điếu Cày: Tôi muốn nói với bạn bè còn trong nước rằng
chúng tôi tuy ra ngoài này nhưng không quên họ, chúng tôi vẫn tiếp tục
đấu tranh cho quyền tự do báo chí, tự do ngôn luận trong nước. Anh em
Câu lạc bộ nhà báo tự do chúng tôi vẫn tiếp tục chung tay để làm những
công việc đó.
Trà Mi: Đó là thông điệp anh muốn gửi tới những người có cùng
suy nghĩ với mình. Còn với những người khác suy nghĩ với anh, chẳng hạn
như nhà cầm quyền Việt Nam, anh muốn gửi thông điệp gì tới họ qua sự
xuất hiện lần này bên cạnh Tổng thống Obama?
Blogger Điếu Cày: Tôi nghĩ chính quyền Việt Nam sau 40 năm chiến
tranh và giờ đây đã bang giao với Mỹ, nên xem xét lại thái độ của mình
hành xử trong cộng đồng quốc tế, một xã hội loài người đang tiến tới các
chuẩn mực nhân quyền phổ quát chung cho cả nhân loại. Nhân quyền của
các nước không thể khác nhau. Vì vậy, họ phải sửa đổi những điều luật
bất công và xây dựng một xã hội văn minh, tiến bộ. Họ không nên tiếp tục
tuyên truyền gây thêm hận thù với người dân.
... thông tư 37 của Bộ Công an, một văn bản được giấu kín và được sử
dụng để tước đoạt các quyền mà tù nhân được hưởng trong Luật Thi hành án
hình sự. Lần này, Hoa Kỳ sẽ làm rõ, họ không muốn chính quyền Việt Nam
sử dụng các điều luật không được công bố để đàn áp tù nhân...
Trà Mi: Nhìn lại tự do báo chí ở Việt Nam 10 năm trước với thời điểm này, anh nhận xét thế nào?
Blogger Điếu Cày: Tôi thấy có những tiến triển rất mạnh về số
người tham gia mạng truyền thông xã hội ngày càng mạnh mẽ. Các thông tin
nhà nước muốn bưng bít không thể bưng bít được nữa. Sự phản biện trên
các phương tiện truyền thông tự do giờ đã rất mạnh mẽ. Trong tương lai,
việc cản trở thông tin là không thể. Hiện nay Việt Nam có 20 triệu trang
Facebook. Chỉ cần 1% trong số đó dùng Facebook của mình như một trang
báo nhỏ độc lập thì chúng ta có biết bao nhiêu tờ báo nhỏ độc lập. Trong
tương lai, sẽ không gì ngăn cản nổi truyền thông internet và tự do báo
chí ở Việt Nam là không thể cản trở được.
Trà Mi: Với tư cách một nhà báo độc lập của Việt Nam được thế
giới biết tiếng, anh sẽ đóng góp cho tiến trình đó ra sao một cách cụ
thể và hiệu quả nhất?
Blogger Điếu Cày: Khi còn trong nước, chúng tôi thực hiện quyền
tự do báo chí, tự do ngôn luận, thành lập Câu lạc bộ Nhà báo tự do vì
những quyền đó. Sau thời gian hoạt động, tôi nhận ra rằng khi các
blogger cùng lên tiếng, sẽ tạo ra một mạng lưới truyền thông rất mạnh.
Vì vậy, chúng tôi phát động phong trào dân báo từ 1/1/2008: Mỗi blogger
hãy là một nhà báo công dân. Phong trào dân báo đã đem lại hiệu quả nhất
định. Hiện nay người dân Việt Nam sử dụng blog để cất lên tiếng nói
ngày càng nhiều. Mặc dù chúng tôi bị đàn áp, nhưng đã đóng góp được phần
nhỏ bé vào phong trào dân báo đó. Trang Danlambao với lượng truy cập
rất cao cũng cho thấy sự thành công của mạng lưới báo công dân, hoặc anh
em blogger cũng đã lập ra Mạng lưới blogger Việt Nam. Đó là những chỉ
dấu của một phong trào dân báo đã bước lên một bước cao. Chúng tôi và
Câu lạc bộ nhà báo tự do cũng vinh dự là đóng góp được một phần vào đó.
Trà Mi: Anh từng chia sẻ ước muốn làm cầu nối giúp mở rộng
mạng lưới truyền thông độc lập trong-ngoài. Những khó khăn nhất đối với
kế hoạch đó tới thời điểm này là gì?
Blogger Điếu Cày: Vì tôi mới ở tù ra, anh em chúng tôi cũng không
có kinh phí hoạt động, phải đi khắp nơi để vận động đóng góp. Chúng tôi
cũng xây dựng các hồ sơ về các tù nhân lương tâm để lên tiếng bảo vệ
họ.
Trà Mi: Điếu Cày sau song sắt nhà tù cách đây 3 năm được Tổng
thống Mỹ nhắc tới nhân ngày Tự do báo chí thế giới và hiện nay bên cạnh
Tổng thống Mỹ khác nhau thế nào?
Blogger Điếu Cày: Tôi vẫn là Điếu Cày như cũ, chỉ khác là trách
nhiệm giờ nặng nề hơn rất nhiều, chúng tôi sẽ cố gắng hơn nữa để đáp ứng
mong mỏi của mọi người.
Trà Mi: Nếu có cơ hội chia sẻ với những người khao khát tự do
báo chí trong nước, anh sẽ ưu tiên chia sẻ điều gì với họ và anh cần họ
chia sẻ điều gì với anh?
Blogger Điếu Cày: Tôi muốn các bạn đoàn kết hơn nữa để chúng ta
hướng tới một nền tự do báo chí, tự do ngôn luận cho Việt Nam. Các bạn
chính là liên kết những cầu nối với nhau để tạo nên những mạng lưới
truyền thông mạnh mẽ. Còn chúng tôi ngoài này sẽ cố gắng giúp các bạn,
tìm mọi cách thúc đẩy quyền tự do báo chí, tự do ngôn luận trong nước,
lên tiếng bảo vệ các bạn khi các bạn bị tù đày, sẽ chuyển tải thông điệp
các bạn muốn chuyển tới quốc tế. Tôi mong muốn cộng đồng, tất cả những
người quan tâm đến nhân quyền Việt Nam cố gắng chung tay giúp đỡ, đặc
biệt trong việc ký thỉnh nguyện thư gửi lên Liên hiệp quốc sắp tới, đòi
hỏi nhà cầm quyền Việt Nam phải sửa đổi những điều luật về nhân quyền.
Trong những ngày diễn ra đối thoại nhân quyền Việt-Mỹ, tôi biết rằng
chính phủ Hoa Kỳ lần này cũng rất quan tâm đến thông tư 37 của Bộ Công
an, một văn bản được giấu kín và được sử dụng để tước đoạt các quyền mà
tù nhân được hưởng trong Luật Thi hành án hình sự. Lần này, Hoa Kỳ sẽ
làm rõ, họ không muốn chính quyền Việt Nam sử dụng các điều luật không
được công bố để đàn áp tù nhân như vậy. Tôi hy vọng các bạn tù của tôi
trong nước nghe được những tin này sẽ biết rằng chúng tôi không quên họ,
chúng tôi vẫn đang tiếp tục đấu tranh cho các bạn ấy.
Trà Mi: Xin chân thành cảm ơn anh đã dành cho chúng tôi cuộc trao đổi này.
Trà Mi
(VOA)
Bàn ra tán vào (0)
Blogger Điếu Cày: Tự do báo chí ở VN không thể cản trở
Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama tiếp các nhà báo bị đàn áp tại Tòa Bạch Ốc hôm 1 tháng 5, blogger Điếu Cày ngồi bên phải Tổng thống Obama
Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama tiếp các nhà báo bị đàn áp tại Tòa
Bạch Ốc hôm 1 tháng 5, blogger Điếu Cày ngồi bên phải Tổng thống Obama
Ngày Tự do Báo chí Thế giới năm nay 3/5 ghi dấu một sự kiện đáng chú ý
đối với nền tự do báo chí Việt Nam khi một blogger bị Hà Nội xem là phản
động và cầm tù hơn 6 năm trước khi trục xuất thẳng từ nhà giam sang Hoa
Kỳ được Tổng thống Mỹ mời đến Tòa Bạch Ốc để thảo luận về thực trạng tự
do ngôn luận, tự do thông tin tại Việt Nam.
Với 3 nhà báo được lựa chọn từ danh sách trên 30 nhà báo để được gặp Tổng thống hôm ấy là một chỉ dấu của chính quyển Tổng thống Obama cho thấy nền tự do báo chí ở Việt Nam rất tồi tệ.
Điếu Cày
Đây là lần thứ nhì blogger Điếu Cày (Nguyễn Văn Hải), một trong những
người đi đầu phong trào dân báo Việt Nam, được Tổng thống Barack Obama
vinh danh nhân Ngày Tự do Báo chí Thế giới sau khi được nhà lãnh đạo Mỹ
nhắc tên cách đây 3 năm khi ông còn ngồi sau song sắt nhà tù.
Sáng lập viên Câu lạc bộ Nhà báo Tự do nói cuộc gặp với Tổng thống
Barack Obama diễn ra chỉ vài ngày trước cuộc đối thoại nhân quyền thường
niên Việt-Mỹ (7/5) cho thấy tình trạng nhân quyền ở Việt Nam tồi tệ ra
sao và Hoa Kỳ quan tâm đến thực trạng này đến mức nào trong mối bang
giao Việt-Mỹ.
Trong cuộc trao đổi với Tạp chí Thanh Niên VOA hôm nay, tiếng nói tiên
phong tranh đấu cho tự do báo chí tại Việt Nam và là tác giả của các bài
viết về các vấn đề nhân quyền và tự do tôn giáo cũng như phản đối Trung
Quốc xâm lược chủ quyền Việt Nam cũng khẳng định rằng ‘tự do báo chí ở
Việt Nam là không thể cản trở,’ đồng thời kêu gọi Hà Nội ‘không nên tiếp
tục tuyên truyền gây thêm hận thù với người dân’ sau 40 năm chiến tranh
kết thúc.
Trà Mi: Một cựu tù nhân lương tâm Việt Nam được Tổng thống Mỹ vinh danh 2 lần, anh có cảm nghĩ thế nào?
Blogger Điếu Cày: Đây là điều rất vinh dự đối với tôi, tôi rất
cảm động. Gặp Tổng thống lần này, tôi đã gửi lời tri ân sâu sắc đến Tổng
thống và chính phủ Mỹ đã giúp đỡ tôi có được tự do hôm nay. Trong cuộc
gặp, tôi đã trình bày đầy đủ các vấn đề về tự do báo chí, tự do ngôn
luận ở Việt Nam, và vấn đề tù nhân lương tâm. Tôi đã nhắc tới một danh
sách các bạn bè cần Tổng thống quan tâm, giúp đỡ. Tôi nói với Tổng thống
đôi khi những sự lên tiếng không đem lại tự do ngay tức khắc cho tù
nhân lương tâm nhưng đem lại sức mạnh cho họ đứng vững trong các nhà tù,
để họ hiểu rằng họ không đơn độc.
Nhân quyền của các nước không thể khác nhau. Vì vậy, họ phải sửa đổi
những điều luật bất công và xây dựng một xã hội văn minh, tiến bộ. Họ
không nên tiếp tục tuyên truyền gây thêm hận thù với người dân
Trà Mi: Còn những ưu tiên mong muốn hàng đầu của anh gửi gắm qua cuộc gặp lần này ra sao?
Blogger Điếu Cày: Tất cả những điều tôi nói đều nhằm vào các điều
luật của Việt Nam vì nếu không thay đổi các luật mơ hồ cho phép chính
quyền bắt giữ bất kỳ ai có chính kiến khác thì việc đàn áp, bắt bớ sẽ
còn tiếp diễn. Điều quan trọng nhất chúng tôi muốn là Mỹ phải gây sức ép
với chính phủ Việt Nam, phải gắn nhân quyền vào các cam kết về kinh tế
như TPP. Việt Nam phải từ bỏ các điều luật mơ hồ như 258, 88, 79; bãi bỏ
Thông tư 37 của Bộ Công an; và sửa đổi Luật thi hành án hình sự. Tất cả
quyền của tù nhân được ghi trong Luật này đã bị Thông tư 37 tước đoạt
hết. Họ giam giữ tù nhân với chế độ rất khắc nghiệt, làm cho các tù nhân
lương tâm thời gian gần đây liên tục tuyệt thực để phản đối.
Trà Mi: Ngoài đối thoại với nhà cầm quyền Việt Nam về vấn đề
nhân quyền hằng năm, Mỹ cũng muốn lắng nghe trực tiếp từ những người đã
kinh qua các kinh nghiệm từ Việt Nam. Hành động của nhà lãnh đạo Mỹ đối
với anh, một nhân vật bị Việt Nam xem là phản động, theo anh, có thông
điệp thế nào?
Blogger Điếu Cày: Với 3 nhà báo được lựa chọn từ danh sách trên
30 nhà báo để được gặp Tổng thống hôm ấy là một chỉ dấu của chính quyển
Tổng thống Obama cho thấy nền tự do báo chí ở Việt Nam rất tồi tệ.
Trà Mi: Gặp Tổng thống lần này không chỉ là dịp để trình bày
mà còn là cơ hội để thể hiện. Anh muốn thể hiện điều gì với nhà cầm
quyền Việt Nam và người dân Việt Nam qua cơ hội này?
Blogger Điếu Cày: Tôi muốn nói với bạn bè còn trong nước rằng
chúng tôi tuy ra ngoài này nhưng không quên họ, chúng tôi vẫn tiếp tục
đấu tranh cho quyền tự do báo chí, tự do ngôn luận trong nước. Anh em
Câu lạc bộ nhà báo tự do chúng tôi vẫn tiếp tục chung tay để làm những
công việc đó.
Trà Mi: Đó là thông điệp anh muốn gửi tới những người có cùng
suy nghĩ với mình. Còn với những người khác suy nghĩ với anh, chẳng hạn
như nhà cầm quyền Việt Nam, anh muốn gửi thông điệp gì tới họ qua sự
xuất hiện lần này bên cạnh Tổng thống Obama?
Blogger Điếu Cày: Tôi nghĩ chính quyền Việt Nam sau 40 năm chiến
tranh và giờ đây đã bang giao với Mỹ, nên xem xét lại thái độ của mình
hành xử trong cộng đồng quốc tế, một xã hội loài người đang tiến tới các
chuẩn mực nhân quyền phổ quát chung cho cả nhân loại. Nhân quyền của
các nước không thể khác nhau. Vì vậy, họ phải sửa đổi những điều luật
bất công và xây dựng một xã hội văn minh, tiến bộ. Họ không nên tiếp tục
tuyên truyền gây thêm hận thù với người dân.
... thông tư 37 của Bộ Công an, một văn bản được giấu kín và được sử
dụng để tước đoạt các quyền mà tù nhân được hưởng trong Luật Thi hành án
hình sự. Lần này, Hoa Kỳ sẽ làm rõ, họ không muốn chính quyền Việt Nam
sử dụng các điều luật không được công bố để đàn áp tù nhân...
Trà Mi: Nhìn lại tự do báo chí ở Việt Nam 10 năm trước với thời điểm này, anh nhận xét thế nào?
Blogger Điếu Cày: Tôi thấy có những tiến triển rất mạnh về số
người tham gia mạng truyền thông xã hội ngày càng mạnh mẽ. Các thông tin
nhà nước muốn bưng bít không thể bưng bít được nữa. Sự phản biện trên
các phương tiện truyền thông tự do giờ đã rất mạnh mẽ. Trong tương lai,
việc cản trở thông tin là không thể. Hiện nay Việt Nam có 20 triệu trang
Facebook. Chỉ cần 1% trong số đó dùng Facebook của mình như một trang
báo nhỏ độc lập thì chúng ta có biết bao nhiêu tờ báo nhỏ độc lập. Trong
tương lai, sẽ không gì ngăn cản nổi truyền thông internet và tự do báo
chí ở Việt Nam là không thể cản trở được.
Trà Mi: Với tư cách một nhà báo độc lập của Việt Nam được thế
giới biết tiếng, anh sẽ đóng góp cho tiến trình đó ra sao một cách cụ
thể và hiệu quả nhất?
Blogger Điếu Cày: Khi còn trong nước, chúng tôi thực hiện quyền
tự do báo chí, tự do ngôn luận, thành lập Câu lạc bộ Nhà báo tự do vì
những quyền đó. Sau thời gian hoạt động, tôi nhận ra rằng khi các
blogger cùng lên tiếng, sẽ tạo ra một mạng lưới truyền thông rất mạnh.
Vì vậy, chúng tôi phát động phong trào dân báo từ 1/1/2008: Mỗi blogger
hãy là một nhà báo công dân. Phong trào dân báo đã đem lại hiệu quả nhất
định. Hiện nay người dân Việt Nam sử dụng blog để cất lên tiếng nói
ngày càng nhiều. Mặc dù chúng tôi bị đàn áp, nhưng đã đóng góp được phần
nhỏ bé vào phong trào dân báo đó. Trang Danlambao với lượng truy cập
rất cao cũng cho thấy sự thành công của mạng lưới báo công dân, hoặc anh
em blogger cũng đã lập ra Mạng lưới blogger Việt Nam. Đó là những chỉ
dấu của một phong trào dân báo đã bước lên một bước cao. Chúng tôi và
Câu lạc bộ nhà báo tự do cũng vinh dự là đóng góp được một phần vào đó.
Trà Mi: Anh từng chia sẻ ước muốn làm cầu nối giúp mở rộng
mạng lưới truyền thông độc lập trong-ngoài. Những khó khăn nhất đối với
kế hoạch đó tới thời điểm này là gì?
Blogger Điếu Cày: Vì tôi mới ở tù ra, anh em chúng tôi cũng không
có kinh phí hoạt động, phải đi khắp nơi để vận động đóng góp. Chúng tôi
cũng xây dựng các hồ sơ về các tù nhân lương tâm để lên tiếng bảo vệ
họ.
Trà Mi: Điếu Cày sau song sắt nhà tù cách đây 3 năm được Tổng
thống Mỹ nhắc tới nhân ngày Tự do báo chí thế giới và hiện nay bên cạnh
Tổng thống Mỹ khác nhau thế nào?
Blogger Điếu Cày: Tôi vẫn là Điếu Cày như cũ, chỉ khác là trách
nhiệm giờ nặng nề hơn rất nhiều, chúng tôi sẽ cố gắng hơn nữa để đáp ứng
mong mỏi của mọi người.
Trà Mi: Nếu có cơ hội chia sẻ với những người khao khát tự do
báo chí trong nước, anh sẽ ưu tiên chia sẻ điều gì với họ và anh cần họ
chia sẻ điều gì với anh?
Blogger Điếu Cày: Tôi muốn các bạn đoàn kết hơn nữa để chúng ta
hướng tới một nền tự do báo chí, tự do ngôn luận cho Việt Nam. Các bạn
chính là liên kết những cầu nối với nhau để tạo nên những mạng lưới
truyền thông mạnh mẽ. Còn chúng tôi ngoài này sẽ cố gắng giúp các bạn,
tìm mọi cách thúc đẩy quyền tự do báo chí, tự do ngôn luận trong nước,
lên tiếng bảo vệ các bạn khi các bạn bị tù đày, sẽ chuyển tải thông điệp
các bạn muốn chuyển tới quốc tế. Tôi mong muốn cộng đồng, tất cả những
người quan tâm đến nhân quyền Việt Nam cố gắng chung tay giúp đỡ, đặc
biệt trong việc ký thỉnh nguyện thư gửi lên Liên hiệp quốc sắp tới, đòi
hỏi nhà cầm quyền Việt Nam phải sửa đổi những điều luật về nhân quyền.
Trong những ngày diễn ra đối thoại nhân quyền Việt-Mỹ, tôi biết rằng
chính phủ Hoa Kỳ lần này cũng rất quan tâm đến thông tư 37 của Bộ Công
an, một văn bản được giấu kín và được sử dụng để tước đoạt các quyền mà
tù nhân được hưởng trong Luật Thi hành án hình sự. Lần này, Hoa Kỳ sẽ
làm rõ, họ không muốn chính quyền Việt Nam sử dụng các điều luật không
được công bố để đàn áp tù nhân như vậy. Tôi hy vọng các bạn tù của tôi
trong nước nghe được những tin này sẽ biết rằng chúng tôi không quên họ,
chúng tôi vẫn đang tiếp tục đấu tranh cho các bạn ấy.
Trà Mi: Xin chân thành cảm ơn anh đã dành cho chúng tôi cuộc trao đổi này.
Trà Mi
(VOA)