Sức khỏe và đời sống
Buôn bán nội tạng, ở Việt Nam: 150 triệu đồng/quả thận
Trong vai người nhà bệnh nhân cần tìm mua một quả thận cho người thân đang suy thận cấp, PV đã tiếp cận với cò tượng Hiệp, trú tại Hà Nội, một mắt xích trong đường dây buôn bán nội tạng người…
Giáp mặt cò buôn thận người tại Hà Nội
Qua giới thiệu, chúng tôi được biết đối tượng “cò nội tạng” này tên là Hiệp – tay môi giới chuyên nghiệp trong đường dây buôn bán nội tạng người hoạt động có quy mô khá chặt chẽ. Qua trao đối với Hiệp tại quán cà phê cà phê 0X one (121 Phủ Doãn, Hà Nội), ngay cạnh Bệnh viện Việt Đức (Hà Nội), chúng tôi dễ dàng tìm được một đầu mối cò buôn bán nội tạng trong các bệnh viện.
Vốn không phải là người có chuyên môn về y học, nhưng với thâm niên trong nghề buôn nội tạng người, Hiệp giao dịch và yêu cầu chúng tôi mô tả chi tiết về người bệnh sẽ mua thận, để tìm cho một quả thận người phù hợp với nhóm máu và độ tuổi.
Khi chúng tôi cung cấp những thông tin cơ bản, bệnh nhân thuộc nhóm máu A, khoảng 45 tuổi, nữ giới, người quê Phú Thọ, Hiệp hỏi ngay thời gian bệnh nhân sẽ nhập viện để mình cung cấp thận theo yêu cầu.
Sợ đưa ra thời gian hai ngày sẽ quá gấp cho Hiệp tìm thấy một quả thận phù hợp với người bệnh nhà mình, nhưng Hiệp cho hay: “Đơn giản ấy mà, 2 ngày là tôi tìm được quả thận để bán cho các anh, nhưng phải chính xác thời gian đấy. Không hẹn người ta đến mà sai thì không hay”.
Sau khi cung cấp những thông tin sơ cấp về bệnh nhân và hẹn ngày xuống cấy thận, chúng tôi bắt đầu ngã giá một quả thận. Vốn lọc lõi trong nghề, Hiệp cho hay: “Cái này thì anh làm sao biết chắc được, giá như nào phải do người có thận để bán đưa ra chứ”.
Đáp lại lời của Hiệp, chúng tôi cho biết mình ở quê ra, không hiểu hiện giá một quả thận, nhờ Hiệp tư vấn cho giá cả và số tiền phần trăm phải trích ra cho H bao nhiêu khi đã nhận được thận.
Tỏ ra là người nhân đạo, làm việc với cái tâm, H giải thích: “Cái phần ở giữa thì như thế này, chỗ người cho thận kia họ lấy tổng cộng bao nhiêu thì họ phải trích lại cho anh một chút thôi. Em hiểu không. Đấy là cái tâm của người ta, chứ không phải bảo là anh lấy của người ta bao nhiêu bao nhiêu”.
Cũng qua cuộc trao đổi bí mật này, chúng tôi được biết, Hiệp đã thực hiện giao dịch thành công rất nhiều vụ mua bán thận tương tự với giá khá cao và hưởng phần trăm lớn từ mỗi viên thận.
“Thông thường một quả thận có giá là 200 triệu đồng. Khi em giao đủ tiền cho người ta, người ta sẽ cắt cho anh 30 – 50 triệu. Nhưng riêng chỗ anh thì em an tâm về giá cả và chất lượng, anh bán cho hàng nghìn người chưa ai chê đâu”, Hiệp nói.
Đột nhập đường dây từ Bắc đến Nam
Đường dây buôn bán nội tạng người của Hiệp, trải dài từ Nam ra Bắc, trong đó, chủ yếu chúng được kín đạo hoạt động trong các bệnh viện. Theo xác định, tỉnh Thừa Thiên Huế, là một trong những địa bàn trọng điểm của đường dây này.
Những ngày cuối tháng 4/2013, tại thành phố Huế, cũng trong vai một người có nhu cầu mua thận cho người nhà để ghép tạng tại Bệnh viện TƯ Huế chúng tôi đã gặp 2 đối tượng Thu và Vinh.
Đối tượng Thu và Vinh đang ngã giá một quả thận
Cách đây 2 năm, Thu là người bị suy thận nặng đang trong quá trình điều trị chạy thận và có nhu cầu mua thận để thay thế quả thận đang hỏng. Và Thu được giới thiệu gặp một người đàn ông quê ở miền Nam. Do đang cần một khoản tiền lớn để trang trải nợ, nên đã đồng ý bán thận cho Thu với giá 150 triệu đồng.
Sau khi mua thành công quả thận và được thay thế ổn định. Thu ra viện và từ đó Thu chính thức bước vào nghề buôn bán mặt hàng nội tạng người. Lợi nhuận từ cái nghề này khiến Thu mê mẩn, cô gác hết những công việc đang làm trước đây để gây dựng trở thành một “đại lý” mua bán thận lớn tại Huế.
Về quy trình hoạt động của “đại lý” thận, Thu giải thích: “Em đưa người thân đến ghép thận ở đây, chị sẽ tìm người bán thận cho em và chị sẽ móc nối lên gặp trực tiếp bác trưởng khoa. Lúc đó bác cho mình làm thì mình làm luôn. Còn nếu mình muốn nhanh nhất thì bỏ bì thư cho bác sỹ trực tiếp. Nhanh và gọn luôn.
Qua trao đổi, vị trưởng khoa mà Thu muốn chúng tôi kết nối là bác sĩ V, trưởng một khoa . “Bác sỹ V này dễ nói chuyện lắm, chỉ cần đưa bì thư là xong. Em đi chỗ nào cũng vậy cả thôi”.
Khi được hỏi có trường hợp nào người bán thận bị thiệt mạng chưa, Thu cho biết, chị đã giao dịch thành công hàng chục vụ, nhưng chưa trường hợp nào bị mất mạng, nhưng nói chung là sức khỏe sẽ bị ảnh hưởng rất nhiều. Đối tượng bán thận chủ yếu là dân nghèo, hoặc những người cần tiền để chi trả nợ.
Thu cũng cho biết thêm: “Không chỉ tại Bệnh viện Huế, tại nhiều bệnh viện, các ca ghép nối nội tạng vẫn diễn ra thường nhật. Trong đó có ca hiến tặng thật, nhưng cũng không ít có cả ca mua bán. Về thủ tục thì chúng tôi làm như nhau, nhưng việc mua bán chỉ diễn ra ngầm”.
Việc biến bộ phận cơ thể quý giá của con người trở thành một món hàng hóa, mua đi bán lại một cách dễ dàng, không chỉ vi phạm pháp luật. Nhưng thực tế, những người nghèo khổ đôi khi vẫn phải đánh đổi cả tính mạng và sức khỏe của mình cho một cái giá quá rẻ mạt, đồng thời chính họ vô tình đã tiếp tay cho loại tội phạm này.
(Theo Nguoiduatin)
Buôn bán nội tạng, ở Việt Nam: 150 triệu đồng/quả thận
Trong vai người nhà bệnh nhân cần tìm mua một quả thận cho người thân đang suy thận cấp, PV đã tiếp cận với cò tượng Hiệp, trú tại Hà Nội, một mắt xích trong đường dây buôn bán nội tạng người…
Giáp mặt cò buôn thận người tại Hà Nội
Qua giới thiệu, chúng tôi được biết đối tượng “cò nội tạng” này tên là Hiệp – tay môi giới chuyên nghiệp trong đường dây buôn bán nội tạng người hoạt động có quy mô khá chặt chẽ. Qua trao đối với Hiệp tại quán cà phê cà phê 0X one (121 Phủ Doãn, Hà Nội), ngay cạnh Bệnh viện Việt Đức (Hà Nội), chúng tôi dễ dàng tìm được một đầu mối cò buôn bán nội tạng trong các bệnh viện.
Vốn không phải là người có chuyên môn về y học, nhưng với thâm niên trong nghề buôn nội tạng người, Hiệp giao dịch và yêu cầu chúng tôi mô tả chi tiết về người bệnh sẽ mua thận, để tìm cho một quả thận người phù hợp với nhóm máu và độ tuổi.
Khi chúng tôi cung cấp những thông tin cơ bản, bệnh nhân thuộc nhóm máu A, khoảng 45 tuổi, nữ giới, người quê Phú Thọ, Hiệp hỏi ngay thời gian bệnh nhân sẽ nhập viện để mình cung cấp thận theo yêu cầu.
Sợ đưa ra thời gian hai ngày sẽ quá gấp cho Hiệp tìm thấy một quả thận phù hợp với người bệnh nhà mình, nhưng Hiệp cho hay: “Đơn giản ấy mà, 2 ngày là tôi tìm được quả thận để bán cho các anh, nhưng phải chính xác thời gian đấy. Không hẹn người ta đến mà sai thì không hay”.
Sau khi cung cấp những thông tin sơ cấp về bệnh nhân và hẹn ngày xuống cấy thận, chúng tôi bắt đầu ngã giá một quả thận. Vốn lọc lõi trong nghề, Hiệp cho hay: “Cái này thì anh làm sao biết chắc được, giá như nào phải do người có thận để bán đưa ra chứ”.
Đáp lại lời của Hiệp, chúng tôi cho biết mình ở quê ra, không hiểu hiện giá một quả thận, nhờ Hiệp tư vấn cho giá cả và số tiền phần trăm phải trích ra cho H bao nhiêu khi đã nhận được thận.
Tỏ ra là người nhân đạo, làm việc với cái tâm, H giải thích: “Cái phần ở giữa thì như thế này, chỗ người cho thận kia họ lấy tổng cộng bao nhiêu thì họ phải trích lại cho anh một chút thôi. Em hiểu không. Đấy là cái tâm của người ta, chứ không phải bảo là anh lấy của người ta bao nhiêu bao nhiêu”.
Cũng qua cuộc trao đổi bí mật này, chúng tôi được biết, Hiệp đã thực hiện giao dịch thành công rất nhiều vụ mua bán thận tương tự với giá khá cao và hưởng phần trăm lớn từ mỗi viên thận.
“Thông thường một quả thận có giá là 200 triệu đồng. Khi em giao đủ tiền cho người ta, người ta sẽ cắt cho anh 30 – 50 triệu. Nhưng riêng chỗ anh thì em an tâm về giá cả và chất lượng, anh bán cho hàng nghìn người chưa ai chê đâu”, Hiệp nói.
Đột nhập đường dây từ Bắc đến Nam
Đường dây buôn bán nội tạng người của Hiệp, trải dài từ Nam ra Bắc, trong đó, chủ yếu chúng được kín đạo hoạt động trong các bệnh viện. Theo xác định, tỉnh Thừa Thiên Huế, là một trong những địa bàn trọng điểm của đường dây này.
Những ngày cuối tháng 4/2013, tại thành phố Huế, cũng trong vai một người có nhu cầu mua thận cho người nhà để ghép tạng tại Bệnh viện TƯ Huế chúng tôi đã gặp 2 đối tượng Thu và Vinh.
Đối tượng Thu và Vinh đang ngã giá một quả thận
Cách đây 2 năm, Thu là người bị suy thận nặng đang trong quá trình điều trị chạy thận và có nhu cầu mua thận để thay thế quả thận đang hỏng. Và Thu được giới thiệu gặp một người đàn ông quê ở miền Nam. Do đang cần một khoản tiền lớn để trang trải nợ, nên đã đồng ý bán thận cho Thu với giá 150 triệu đồng.
Sau khi mua thành công quả thận và được thay thế ổn định. Thu ra viện và từ đó Thu chính thức bước vào nghề buôn bán mặt hàng nội tạng người. Lợi nhuận từ cái nghề này khiến Thu mê mẩn, cô gác hết những công việc đang làm trước đây để gây dựng trở thành một “đại lý” mua bán thận lớn tại Huế.
Về quy trình hoạt động của “đại lý” thận, Thu giải thích: “Em đưa người thân đến ghép thận ở đây, chị sẽ tìm người bán thận cho em và chị sẽ móc nối lên gặp trực tiếp bác trưởng khoa. Lúc đó bác cho mình làm thì mình làm luôn. Còn nếu mình muốn nhanh nhất thì bỏ bì thư cho bác sỹ trực tiếp. Nhanh và gọn luôn.
Qua trao đổi, vị trưởng khoa mà Thu muốn chúng tôi kết nối là bác sĩ V, trưởng một khoa . “Bác sỹ V này dễ nói chuyện lắm, chỉ cần đưa bì thư là xong. Em đi chỗ nào cũng vậy cả thôi”.
Khi được hỏi có trường hợp nào người bán thận bị thiệt mạng chưa, Thu cho biết, chị đã giao dịch thành công hàng chục vụ, nhưng chưa trường hợp nào bị mất mạng, nhưng nói chung là sức khỏe sẽ bị ảnh hưởng rất nhiều. Đối tượng bán thận chủ yếu là dân nghèo, hoặc những người cần tiền để chi trả nợ.
Thu cũng cho biết thêm: “Không chỉ tại Bệnh viện Huế, tại nhiều bệnh viện, các ca ghép nối nội tạng vẫn diễn ra thường nhật. Trong đó có ca hiến tặng thật, nhưng cũng không ít có cả ca mua bán. Về thủ tục thì chúng tôi làm như nhau, nhưng việc mua bán chỉ diễn ra ngầm”.
Việc biến bộ phận cơ thể quý giá của con người trở thành một món hàng hóa, mua đi bán lại một cách dễ dàng, không chỉ vi phạm pháp luật. Nhưng thực tế, những người nghèo khổ đôi khi vẫn phải đánh đổi cả tính mạng và sức khỏe của mình cho một cái giá quá rẻ mạt, đồng thời chính họ vô tình đã tiếp tay cho loại tội phạm này.
(Theo Nguoiduatin)