Cõi Người Ta
CÁI LỒNG BÀN NƯỚC - CAO MỴ NHÂN
CÁI LỒNG BÀN NƯỚC - CAO MỴ
NHÂN
Hôm nay đang lúc cơn mưa đến, thì tôi lại rời nhà, nhờ con trai chở qua hướng
đông, để dự tuần thất thất của người anh rể mới qua đời đúng ngày Valentine,
tức mới khoảng 3 tuần, thờ linh ở chùa Diệu Pháp.
Cơn mưa cứ như cái lồng bàn khổng lồ, chụp xuống chỗ nào, là chỗ đó ướt át
không gian, thế nên xe chạy trên Fwy, cái lồng bàn cơn mưa ở trước mặt, thì
đúng nơi đó đang vần vũ nước...
Khi xe bắt đầu nhập cuộc gió mưa, sau lưng ánh nắng chiếu lên mặt đường khô
ráo, trước mặt vạt mưa nghiêng long lanh như một bức màn che thành phố mờ hẳn
đi...
Mặt trời đứng trên đỉnh đầu giống vị trọng tài chấm giải nắng mưa, coi
bên nào thắng.
Nếu nắng thắng, thì tâm hồn sẽ mở rộng tới chân mây, và mình có thể nhìn thấy
anh qua kính viễn vọng, đang mài kiếm bên trời...
Con trai liếc qua bên phải, cậu ta hỏi cho có lệ:
"Mưa ở hướng Nam hay sao đó má, nhìn thấy ánh nước kìa".
Tôi hốt hoảng, làm như đại hồng thuỷ đang dâng lên, tới chỗ anh ngồi, xoá sạch...
kỷ niệm rồi.
Ô mà không, câu ví dân gian đã vẳng vọng bên tai nè:
Cơn mưa đằng đông, vừa trông vừa chạy
Cơn mưa đằng nam, vừa làm vừa chơi...
Cao hứng tôi nói to 2 câu trên, con trai hỏi sao lạ vậy, tại sao lại tin vào
truyền thuyết... lẩm cẩm đó?
Lẩm cẩm sao được, ca dao tục ngữ đã đi vào lòng nhân gian từ kiếp nào rồi, mưa
thì mưa, gió thuận mưa hoà, chứ có gì mà mừng rỡ vậy, à thì ra mình sợ anh bị
ướt tấm thân nam nhi mới khùng chớ.
Anh có bao giờ nghĩ là mình đã bị ướt trong những lần mưa lụt ở Huế, nước ngập
dọc đường Mai Thúc Loan,
khi mình từ chợ Đông Ba về, mà thôi mình không nhắc tới cái xứ buồn thăm thẳm
đó nữa.
Anh sẽ cười một cách kẻ cả là: " Ôi chao, không phải hôm tê thề rồi cơ mà,
rằng không viết về Huế của anh nữa mô, răng ngày ni lại mon men tới cái thành phố
u trầm của người ta hè? " .
Đúng rồi, chắc chắn sẽ không viết nữa, nhưng bữa ni thì phải viết rồi.
Số là trên giai phẩm " Lá Cải " có bài: "Anh hùng mũ đỏ tên
Trump" và lời đề tặng cho những ai "cuồng Trump", lại đúng lúc
có người " thăm hỏi " Cao Mỵ Nhân viết thơ và văn... cuồng Huế quá
vậy? "
Trời đất, mới có mấy bài thôi mà, cuồng nhiệt, cuồng điên gì đâu.
Nhưng tôi không cảm thấy không vui, là vì ngôn ngữ đôi khi nó đánh dấu cho một
cái mốc thời đại, chả cần biết tốt xấu nữa.
Nhất là ở trong nước, tất cả đang đứng bên bờ vực thẳm của trận lũ lụt vô sản,
vậy mà tới chữ nghĩa cũng giảm dần, đôi khi còn mất trắng, đến nỗi người trong
nước cứ phải bắt kịp lời lẽ chẳng văn hoa, lịch sự, hay nói trắng ra chẳng còn
một chút Lễ phép với Văn hoá dân tộc.
Những người nói kiểu nhát gừng, một chữ mà ai nấy cũng phải, hay cũng đành chấp
nhận chứ.
Thí dụ: chữ Cuồng, có nghĩa là nhiều, quá tải, xưa các cụ Nho học thì dạy học
trò là " Thái quá", đối lại là " bất cập" tức chưa tới,
chưa đủ, ít quá chẳng hạn .
Rồi chữ " Khủng" là muốn diễn tả sự kiện lớn quá, khủng khiếp quá, to
tát quá vv...
Chữ " sướng " cộc lốc, sao không sung sướng, vui sướng vv...là sự lạc
quan, hồn nhiên vv...
Đại khái thế, còn nhiều tiếng một, như tiếng kêu thảng thốt , bi thương của âm
thanh.
Thế thì, xét ra, bản thân tôi thích Huế, ưa chuộng, quý mến Huế, tôi cứ viết,
như có vị thương yêu Móng Cáy, Hà Tiên vv...vậy thôi.
Nhưng kể ra nói chữ " cuồng " đối với trường hợp mê Huế của tôi, e
cũng phải chăng, nào có oan uổng gì.
Vẫn xe tôi chạy trên khoảng cách nắng mưa nêu trên, nếu mặt trời cũng vẫn đang
làm trọng tài cho trận chiến nắng mưa, tức là buổi trưa hôm nay, mặt trời còn
đậu trên cao, chiếu xuống đỉnh đầu, nếu mưa thắng, thì sao nhỉ?
Là nói về không gian chung chung ở đời, tôi chưa tưởng tượng được sân nhà ai,
nơi nào đó, hội đủ 2 phần nắng mưa rõ rệt.
Lại tức là giữa sân nhà họ có đôi khoảng không gian, nửa tạnh ráo, nửa ướt át,
tất nhiên phải có hình ảnh
đó, chứ không thể ngày toàn nắng, ngày toàn mưa cho cả thế giới...
Thì với tôi, tôi sẽ sợ chết khiếp, tưởng như trái đất sắp nứt làm đôi, hay
không gian có một trường thành cao ngất chia phần riêng biệt nắng mưa của trời
đất .
Ôi tôi sẽ đưa 2 bàn tay che kín mặt, nằm sấp xuống để thống hối ăn năn, trước
khi gặp lại anh, vì cả anh lẫn mình đều không thích cái trạng thái nửa vời của
bất cứ sự thể nào...
Xe chạy thẳng vào cơn mưa rồi, cái lồng bàn nước mưa kia đã ụp xuống ngôi chùa
tôi đang đến, không còn nhìn thấy mặt trời trên cao, Chúa ơi, xin Chúa thương
xót chúng con ...
CAO
MỴ NHÂN (HNPD)
(Cõi
Người Ta)
Bàn ra tán vào (0)
CÁI LỒNG BÀN NƯỚC - CAO MỴ NHÂN
CÁI LỒNG BÀN NƯỚC - CAO MỴ
NHÂN
Hôm nay đang lúc cơn mưa đến, thì tôi lại rời nhà, nhờ con trai chở qua hướng
đông, để dự tuần thất thất của người anh rể mới qua đời đúng ngày Valentine,
tức mới khoảng 3 tuần, thờ linh ở chùa Diệu Pháp.
Cơn mưa cứ như cái lồng bàn khổng lồ, chụp xuống chỗ nào, là chỗ đó ướt át
không gian, thế nên xe chạy trên Fwy, cái lồng bàn cơn mưa ở trước mặt, thì
đúng nơi đó đang vần vũ nước...
Khi xe bắt đầu nhập cuộc gió mưa, sau lưng ánh nắng chiếu lên mặt đường khô
ráo, trước mặt vạt mưa nghiêng long lanh như một bức màn che thành phố mờ hẳn
đi...
Mặt trời đứng trên đỉnh đầu giống vị trọng tài chấm giải nắng mưa, coi
bên nào thắng.
Nếu nắng thắng, thì tâm hồn sẽ mở rộng tới chân mây, và mình có thể nhìn thấy
anh qua kính viễn vọng, đang mài kiếm bên trời...
Con trai liếc qua bên phải, cậu ta hỏi cho có lệ:
"Mưa ở hướng Nam hay sao đó má, nhìn thấy ánh nước kìa".
Tôi hốt hoảng, làm như đại hồng thuỷ đang dâng lên, tới chỗ anh ngồi, xoá sạch...
kỷ niệm rồi.
Ô mà không, câu ví dân gian đã vẳng vọng bên tai nè:
Cơn mưa đằng đông, vừa trông vừa chạy
Cơn mưa đằng nam, vừa làm vừa chơi...
Cao hứng tôi nói to 2 câu trên, con trai hỏi sao lạ vậy, tại sao lại tin vào
truyền thuyết... lẩm cẩm đó?
Lẩm cẩm sao được, ca dao tục ngữ đã đi vào lòng nhân gian từ kiếp nào rồi, mưa
thì mưa, gió thuận mưa hoà, chứ có gì mà mừng rỡ vậy, à thì ra mình sợ anh bị
ướt tấm thân nam nhi mới khùng chớ.
Anh có bao giờ nghĩ là mình đã bị ướt trong những lần mưa lụt ở Huế, nước ngập
dọc đường Mai Thúc Loan,
khi mình từ chợ Đông Ba về, mà thôi mình không nhắc tới cái xứ buồn thăm thẳm
đó nữa.
Anh sẽ cười một cách kẻ cả là: " Ôi chao, không phải hôm tê thề rồi cơ mà,
rằng không viết về Huế của anh nữa mô, răng ngày ni lại mon men tới cái thành phố
u trầm của người ta hè? " .
Đúng rồi, chắc chắn sẽ không viết nữa, nhưng bữa ni thì phải viết rồi.
Số là trên giai phẩm " Lá Cải " có bài: "Anh hùng mũ đỏ tên
Trump" và lời đề tặng cho những ai "cuồng Trump", lại đúng lúc
có người " thăm hỏi " Cao Mỵ Nhân viết thơ và văn... cuồng Huế quá
vậy? "
Trời đất, mới có mấy bài thôi mà, cuồng nhiệt, cuồng điên gì đâu.
Nhưng tôi không cảm thấy không vui, là vì ngôn ngữ đôi khi nó đánh dấu cho một
cái mốc thời đại, chả cần biết tốt xấu nữa.
Nhất là ở trong nước, tất cả đang đứng bên bờ vực thẳm của trận lũ lụt vô sản,
vậy mà tới chữ nghĩa cũng giảm dần, đôi khi còn mất trắng, đến nỗi người trong
nước cứ phải bắt kịp lời lẽ chẳng văn hoa, lịch sự, hay nói trắng ra chẳng còn
một chút Lễ phép với Văn hoá dân tộc.
Những người nói kiểu nhát gừng, một chữ mà ai nấy cũng phải, hay cũng đành chấp
nhận chứ.
Thí dụ: chữ Cuồng, có nghĩa là nhiều, quá tải, xưa các cụ Nho học thì dạy học
trò là " Thái quá", đối lại là " bất cập" tức chưa tới,
chưa đủ, ít quá chẳng hạn .
Rồi chữ " Khủng" là muốn diễn tả sự kiện lớn quá, khủng khiếp quá, to
tát quá vv...
Chữ " sướng " cộc lốc, sao không sung sướng, vui sướng vv...là sự lạc
quan, hồn nhiên vv...
Đại khái thế, còn nhiều tiếng một, như tiếng kêu thảng thốt , bi thương của âm
thanh.
Thế thì, xét ra, bản thân tôi thích Huế, ưa chuộng, quý mến Huế, tôi cứ viết,
như có vị thương yêu Móng Cáy, Hà Tiên vv...vậy thôi.
Nhưng kể ra nói chữ " cuồng " đối với trường hợp mê Huế của tôi, e
cũng phải chăng, nào có oan uổng gì.
Vẫn xe tôi chạy trên khoảng cách nắng mưa nêu trên, nếu mặt trời cũng vẫn đang
làm trọng tài cho trận chiến nắng mưa, tức là buổi trưa hôm nay, mặt trời còn
đậu trên cao, chiếu xuống đỉnh đầu, nếu mưa thắng, thì sao nhỉ?
Là nói về không gian chung chung ở đời, tôi chưa tưởng tượng được sân nhà ai,
nơi nào đó, hội đủ 2 phần nắng mưa rõ rệt.
Lại tức là giữa sân nhà họ có đôi khoảng không gian, nửa tạnh ráo, nửa ướt át,
tất nhiên phải có hình ảnh
đó, chứ không thể ngày toàn nắng, ngày toàn mưa cho cả thế giới...
Thì với tôi, tôi sẽ sợ chết khiếp, tưởng như trái đất sắp nứt làm đôi, hay
không gian có một trường thành cao ngất chia phần riêng biệt nắng mưa của trời
đất .
Ôi tôi sẽ đưa 2 bàn tay che kín mặt, nằm sấp xuống để thống hối ăn năn, trước
khi gặp lại anh, vì cả anh lẫn mình đều không thích cái trạng thái nửa vời của
bất cứ sự thể nào...
Xe chạy thẳng vào cơn mưa rồi, cái lồng bàn nước mưa kia đã ụp xuống ngôi chùa
tôi đang đến, không còn nhìn thấy mặt trời trên cao, Chúa ơi, xin Chúa thương
xót chúng con ...
CAO
MỴ NHÂN (HNPD)
(Cõi
Người Ta)