Quán Bên Đường

CẢNH SÁT ÐẶC BIỆT

Trong phần tổng quát, nói về sự hình thành và tổ chức của Lực Lượng Cảnh Sát Quốc Gia Việt Nam Cộng Hòa, nó đã biến chuyển theo từng giai đoạn của lịch sử đất nước.


Thái văn Hòa & Phan Tấn Ngưu

Trong phần tổng quát, nói về sự hình thành và tổ chức của Lực Lượng Cảnh Sát Quốc Gia Việt Nam Cộng Hòa, nó đã biến chuyển theo từng giai đoạn của lịch sử đất nước. Nhưng trong bất cứ giai đoạn nào, cũng không thể thiếu một đơn vị chuyên đảm trách các công tác về an ninh tình báo, mà hiện thân sau cùng của nó là Cảnh Sát Ðặc Biệt, hay nói đúng hơn là “Ngành Ðặc Biệt”.

Trong phạm vi bài này, chúng tôi chỉ xin đề cập đến một số điểm chính yếu đến ngành Ðặc Biệt, một ngành đã thực hiện được nhiều công tác hữu hiệu trong việc vô hiệu hóa các hoạt động phá hoại, khủng bố của bọn cộng sản, một ngành có nhiều cán bộ và nhân viên đã hy sinh vì nghiệp vụ một cách âm thầm cũng như đã nhận chịu nhiều đau thương, mất mát do sự trả thù thâm độc của cộng sản sau ngày miền Nam Việt Nam bị chúng cưỡng chiếm.

Từ đệ nhất Cộng Hòa đến đệ nhị Cộng Hòa, ngành Ðặc Biệt là hậu thân của ngành Công An trước kia, một ngành được chú trọng đặc biệt do nhu cầu công tác, được cải tổ toàn diện kể từ năm 1971, sau khi Lực Lượng CSQG được tổ chức lại, do sắc lệnh số 17A/TT/SL, ngày 01.3.1971 của Tổng Thống VNCH , thành lập Bộ Tư Lệnh Cảnh Sát Quốc Gia, (trực thuộc Phủ Thủ Tướng), thay cho Tổng Nha CSQG trước kia (trực thuộc Bộ Nội Vụ).

Cũng theo tinh thần sắc lệnh nói trên, ngành Ðặc Biệt được nới rộng quyền hạn nhằm hữu hiệu hóa và thích ứng với các nhiệm vụ chuyên môn, như:

* Chức vụ chỉ huy ngành Ðặc Biệt ở mỗi cấp và một số chức vụ liên quan đến việc khám xét, bắt giữ, điều tra các thành phần tình nghi hoặc các can phạm, là chức vụ hữu thệ, là sĩ quan Tư Pháp Cảnh Lại, phụ tá Biện Lý của tòa án quản hạt (trước đây, chỉ có trưởng phòng cấp tỉnh trở lên mà thôi)

* Các cấp chỉ huy ngành Ðặc Biệt, ngoài việc báo cáo theo hệ thống hàng dọc những tin tức chuyên môn ghi nhận được, còn các sự kiện liên quan đến hoạt động của cộng sản, các đảng phái, các tổ chức chính trị thân cộng, có tính cách chiến thuật, còn được quyền báo cáo hoặc trực tiếp nhận chỉ thị từ các giới chức chỉ huy hành chánh ở cấp thuộc hệ, để có những biện pháp đối phó thích nghi, cho nhu cầu an ninh tại các địa phương.

* Ngành Ðặc Biệt ở mỗi cấp, được sử dụng ám danh, ám số đã được qui định. Mỗi ám danh, ám số tượng trưng cho từng phần vụ chuyên môn và thứ cấp của ngành. Các ám danh sau đây đã được sử dụng trong hệ thống tổ chức ngành Ðặc Biệt:
A: Tổng Thống
B: Thủ Tướng Chính Phủ
C: Tư Lệnh CSQG
D: Phụ tá Tư Lệnh CSQG, Trưởng Khối Ðặc Biệt
E: Phụ tá Ðặc Biệt cấp Khu, Bộ Chỉ Huy Thủ Ðô và Trưởng E. các Nha thuộc Khối Ðặc Biệt
F: Phụ tá Ðặc Biệt cấp Tỉnh, Thị xã, các Quận Ðô Thành
Trưởng F. các sở thuộc các E. tại Khối Ðặc Biệt,
Trưởng F các sở thuộc E. Ðặc Biệt các BCH/CSQG Khu và BCH / CSQG Ðô Thành
G: Phụ tá Ðặc Biệt cấp Quận, trưởng G. các phòng thuộc các E. Khối Ðặc Biệt, các E. Ðặc Biệt cấp Khu, Ðô Thành và các F. Ðặc Biệt Cấp Tỉnh
H+I: Trưởng ban và trưởng tiểu ban các bộ phận thuộc hệ ngành Ðặc Biệt ở mỗi cấp.

* Về phương diện hoạt động tình báo, ngành Ðặc Biệt được quyền sử dụng các ám danh và ám số. Các ám danh, ám số được phân định từ cấp trung ương xuống cấp địa phương, nhằm mục đích bảo mật các công tác tình báo được tổ chức.

A.- HỆ THỐNG TỔ CHỨC NGÀNH ÐẶC BIỆT:
Ngành Ðặc Biệt được điều hành bởi Phụ tá Tư Lệnh CSQG, Trưởng Khối Ðặc Biệt. Trưởng Khối Ðặc Biệt là vị chỉ huy cao nhất của ngành Ðặc Biệt, được bổ nhiệm bằng nghị định của Tổng Thống và được xếp ngang hàng với chức vụ Tổng Giám Ðốc. (cũng cần nói thêm, trong lực lượng CSQG, có 3 chức vụ được bổ nhiệm bằng nghị định của Tổng Thống, đó là: Tư Lệnh Phó, Trưởng Khối Ðặc Biệt và Chỉ Huy Trưởng CSQG Thủ Ðô. Còn Tư Lệnh CSQG được bổ nhiệm bằng sắc lệnh của Tổng Thống).

Trưởng Khối Ðặc Biệt được phụ tá bởi Phó Trưởng Khối.

I/- KHỐI ÐẶC BIỆT:
Tại Khối Ðặc Biệt, có nhiều Nha (E), do các Giám Ðốc Nha điều hành. Các Nha có cơ cấu thống thuộc, được tổ chức từ trung ương xuống địa phương, gồm:
- Nha Tình Báo (E.1): Thu thập báo cáo từ các nơi, các địa phương, vào mỗi buổi sáng hàng ngày, để nhật tu, đánh giá tình hình hoạt động của bạn và địch trong 24 giờ qua, hoặc những tin tức của các đảng phái, các tổ chức sinh viên học sinh, các tôn giáo có những hoạt động bất lợi cho an ninh và chính trị để trình cấp trên (Thủ Tướng hoặc Tổng Thống) có biện pháp thích nghi,
- Nha Phản Tình Báo (E.2):
- Nha Ðiều Hành Công Tác (E.3): Theo dõi tất cả mọi diễn tiến công tác của các mật báo viên, tình báo viên diện địa cũng như xâm nhập trên toàn quốc. . . để đánh giá theo từng chu kỳ, hầu tránh những sự trùng lặp, những hoạt động nhị trùng hoặc bị lợi dụng mà cung cấp tin tức quốc gia cho cộng sản v.v. . . Phục vụ tại Nha này phần đông là sĩ quan và phải qua một hoặc nhiều khóa tu nghiệp chuyên môn.
- Nha Yểm Trợ (E.5)
Tại Khối Ðặc Biệt còn có các Nha, Phòng trực thuộc. Các Nha, Phòng này không có cơ cấu trực thuộc tại các địa phương, được điều hành bởi các Giám Ðốc và các Trưởng Phòng, dưới sự chỉ huy trực tiếp của vị Trưởng Khối Ðặc Biệt, gồm:
- Nha công tác (E.4)
- Trung Tâm Thẩm vấn trung ương (D.6)
- Trường Tình Báo Trung Ương (D.5)
- Thanh Tra Khối Ðặc Biệt (D.3)
- Văn phòng Khối Ðặc Biệt (D.1)
- Phòng An Ninh (G. An Ninh)
- Các Nha (E, D) thuộc Khối Ðặc Biệt được tổ chức thành nhiều Sở (F), Phòng (G), Ban (H) và có nhiệm vụ chuyên môn khác nhau.
Trưởng cơ quan Nha (E, D) được xếp ngang hàng với chức vụ Giám Ðốc Nha có nhiều sở.
Trưởng cơ quan các Sở (F) được xếp ngang hàng với chức vụ Chánh Sở có nhiều Phòng.
Trưởng cơ quan các Phòng (G) được xếp ngang hàng với chức vụ Chủ Sự.
Trưởng các Ban (H) được xếp ngang hàng với chức vụ Trưởng Ban.

II/- NGÀNH ÐẶC BIỆT CẤP KHU VÀ ÐÔ THÀNH:
Ngành Ðặc Biệt cấp Khu và BCH Thủ Ðô được gọi là E. Ðặc Biệt Khu hoặc E Ðặc Biệt Ðô Thành, do Trưởng E. Ðặc Biệt điều khiển. Trưởng E được xếp ngang hàng với chức vụ Giám Ðốc Nha có nhiều Sở.
E Ðặc Biệt Khu và Thủ Ðô có các sở và phòng trực thuộc:
- Sở Nghiên cứu (F Nghiên cứu).
- Sở Công tác (F. Công tác).
- Sở Yểm trợ (F. Yểm trợ).
- Sở Huấn luyện (F. Huấn luyện)
- Trung Tâm Thẩm vấn: Có sự khác biệt giữa E. Ðặc Biệt Khu và Thủ Ðô. Tại các BCH Khu, Trung Tâm Thẩm vấn chỉ là cấp Phòng (G. Thẩm vấn), nằm trong F. Công Tác, còn tại BCH Thủ Ðô, có F. Thẩm Vấn riêng, ngang hàng cấp Sở, như các Sở (F.) khác.
- Phòng văn Thư Ðặc Biệt (G. Văn Thư).
Các Sở thuộc E. Ðặc Biệt có nhiều phòng và ban. Mỗi phòng và ban được phân định nhiệm vụ phụ trách khác nhau và có cơ cấu thuộc hệ tại các tỉnh, quận. Riêng Phòng Văn Thư (G. Văn Thư) là bộ phận biệt lập, nhận chỉ thị trực tiếp từ Trưởng E. Ðặc Biệt.
Trưởng E. Ðặc Biệt có Sĩ quan Phụ Tá giúp việc.

III/- NGÀNH ÐẶC BIỆT CẤP TỈNH & THỊ XÃ:

Ngành Ðặc Biệt cấp Tỉnh, Thị Xã biệt lập và Quận Ðô Thành được gọi là F. Ðặc Biệt Tỉnh, F.Ðặc Biệt Thị Xã và F. Ðặc Biệt Quận.
Ðứng đầu ngành Ðặc Biệt các cấp trên đây là Trưởng F. Ðặc Biệt hay là Phụ Tá Ðặc Biệt. Trưởng F. Ðặc Biệt được xếp ngang hàng với chức vụ Chánh Sở có nhiều phòng.
Dưới Trưởng F. có Sĩ quan Phụ tá và các Trưởng G (Phòng) điều khiển các phòng chuyên môn:
- Phòng Nghiên Cứu (G Nghiên cứu).
- Phòng Công tác (G. Công tác).
- Phòng Yểm Trợ (G.Yểm trợ).
- Phòng Thẩm Vấn (G. Thẩm vấn).
F. Ðặc Biệt còn có Ban Văn Thư (H. Văn thư) biệt lập. Cấp số nhân viên ngành Ðặc Biệt Tỉnh, quận Ðô Thành, Thị Xã được phân chia thành nhiều loại khác nhau, tùy theo diện tích, dân số, vị trí chiến lược. . . . Những F.Ðặc Biệt Tỉnh loại A như Gia Ðịnh, Quảng Ngãi, Bình Ðịnh, Tây Ninh v v. . . cấp số trên 600 nhân viên.

IV/- NGÀNH ÐẶC BIỆT CẤP QUẬN:
Ngành Ðặc Biệt cấp Quận thuộc các Tỉnh được gọi là G. Ðặc Biệt Quận, được điều hành bởi Trưởng G. Ðặc Biệt Quận hay Phụ Tá Ðặc Biệt Quận. Trưởng G. Ðặc Biệt Quận được xếp ngang hàng với Chủ Sự Phòng và có Sĩ quan Phụ Tá Ðặc Biệt Quận giúp việc.
Ngành Ðặc Biệt Quận có các Ban và Tiểu Ban trực thuộc:
- Ban Nghiên cứu (H. Nghien cứu).
- Ban Công tác (H. Công tác)
- Ban Khai Thác (H. Khai thác)
- Tiểu Ban văn Thư và Yểm trợ (I. Văn Thư & Yểm Trợ).
Nhân số ngành Ðặc Biệt cấp Quận được tổ chức tùy theo cấp loại, ấn định bởi Trung Ương, dựa trên một số tiêu chuẩn và điều kiện như ngành Ðặc Biệt cấp Tỉnh.
# Về phần tổ chức, sẽ là một thiếu sót nếu không đề cập tới 2 đơn vị, đã có một thời đóng góp công sức, máu xương cho công cuộc chiến đấu chống kẻ thù Cộng sản tại miền Nam Việt Nam. Ðó là: Biệt Ðội Thiên Nga và Biệt Ðội Thám Sát Ðặc Biệt.

1) Biệt đội Thiên Nga:
Trước tháng 4/1975, ít người biết đến cái tên Thiên Nga của Biệt Ðội này. Như
trong phần nhiệm vụ của ngành Ðặc Biệt ở phần dưới đây, chúng ta thấy Cảnh Sát Ðặc Biệt hoạt động trong khắp mọi nẻo đường đất nước, từ nơi thôn quê hẻo lánh cho đến thị thành. Trước năm 1967, những hoạt động này đều do nam nhân viên phụ trách. Sau một thời gian nghiên cứu và thử nghiệm, đến cuối năm 1967, Khối Cảnh Sát Ðặc Biệt quyết định sử dụng thêm nữ nhân viên trong các nghiệp vụ tình báo và phản tình báo. Nhân viên của Biệt Ðội này thuộc đủ mọi thành phần như: công chức, sinh viên học sinh, buôn gánh bán bưng, kề cả những người sinh sống về đêm ở các vũ trường v.và. . . Họ là những nhân viên Cảnh Sát được ngụy thức trong tất cả mọi ngành nghề cho dễ hoạt động, theo từng nhu cầu công tác được giao phó. Những nữ nhân viên này lập thành một tổ chức mới: “Biệt Ðội Thiên Nga”. Từ trung ương (Khối Ðặc Biệt) cho đến địa phương (Ðặc Biệt Quận), Biệt Ðội này trực thuộc vào phần hành Công Tác Ðặc Nhiệm, như sau:
- Tại Khối Ðặc Biệt, Biệt Ðội Thiên Nga nằm trong tổ chức Ðặc Nhiệm của E. Công Tác (E.4)
- Tại E. Ðặc Biệt cấp Khu và Thủ Ðô, Biệt Ðội Thiên Nga nằm trong F. Công tác
- Tại F. Ðặc Biệt cấp Tỉnh và Quận Ðô Thành, Biệt Dội Thiên Nga nằm trong G. Công Tác
- Và tại G. Ðặc Biệt cấp Quận của Tỉnh, Biệt Ðội Thiên Nga năảm trong H. Công tác.
Từ năm 1968 cho đến tháng 4.1975, với sự mới mẻ trong tổ chức và dễ ngụy thức hơn nam nhân viên (trong một vài lãnh vực), Biệt Ðội Thiên Nga ở mọi nơi, mọi cấp, đã đem lại những thành quả đáng kể trong nhiệm vụ triệt hạ bọn Cộng sản xâm lược. Sau 30.4.1975, với sự trả thù của bọn Cộng sản đối với nữ nhân viên Cảnh Sát trong những Biệt Ðội này, người ta mới biết đến Biệt Ðội này nhiều hơn . . .

2) Biệt Ðội Thám Sát Ðặc Biệt:
Trước tháng 4.1972, ở những Tỉnh có nhu cầu chiến lược về quân sự, đặc biệt trong các công tác đột kích truy nã. . . ., một số Tỉnh có tuyển mộ những nhân viên tình nguyện, để thành lập những đơn vị Thám Sát Tỉnh (PRUs). Họ được tuyển mộ, huấn luyện, trả luơng và điều hành bởi Cố vấn Mỹ , nhưng đặt dưới sự sử dụng của ông Tỉnh Trưởng sở tại, trong nhiệm vụ chính yếu là tiêu diệt hạ tầng cơ sở Cộng sản. Sau tháng 4.1972, vì nhu cầu Việt Nam hóa chiến tranh, đơn vị Thám Sát này không còn được Mỹ trả lương nữa, nên giao cho các Bộ Chỉ huy Cảnh Sát Tỉnh quản trị nhân sự và trả lương cho họ. Ðơn vị này đặt dưới sự sử dụng của các ngành Cảnh Sát Ðặc Biệt địa phương và được đổi tên thành “ Biệt Ðội Thám Sát Ðặc Biệt”. Dù được chuyển qua lực lượng Cảnh Sát Quốc Gia, nhưng ông Tỉnh Trưởng vẫn có quyền xử dụng biệt đội này trong các công tác truy kích, tiêu diệt các hạ tầng cơ sở và các tổ chức liên hệ của Cộng sản. Ðối với Lực Lượng Cảnh Sát Quốc Gia, sau khi có thêm Biệt Ðội Thám Sát, cùng với đơn vị võ trang sẵn có là Cảnh Sát Dã Chiến, công việc tiêu diệt tổ chức và cán binh Cộng sản trở nên hữu hiệu rất nhiều, mà cho tới nay, có nhiều chiến tích hãy còn ghi lại trong ký ức của anh chị em Cảnh Sát Quốc Gia.

B.- NHIỆM VỤ NGÀNH ÐẶC BIỆT:

Ngành Ðặc Biệt có cơ cấu tổ chức chặt chẽ từ thượng tầng trung ương xuống hạ tầng cơ sở địa phương. Vì nhiệm vụ được giao phó có tính cách chuyên môn, đa diện và đòi hỏi tính đa năng, do đó Ngành Ðặc Biệt đã được nghiên cứu và phân chia ra nhiều bộ phận chuyên môn, hơn những lần tổ chức trước đây. Tuy khác nhau về phần vụ đảm trách, nhưng các cấp ngành Ðặc Biệt đều có cùng chung nỗ lực hoạt động, để ngày càng nâng cao hiệu quả của công tác Tình Báo và Phản Tình Báo.

I/- TÌNH BÁO:
Ðối tượng tình báo của ngành Ðặc Biệt là cộng sản và các tổ chức ngoại vi của cộng sản. Trong lãnh vực này, ngành Ðặc Biệt đã tổ chức các hệ thống tình báo:
a) Tình báo diện địa: Hệ thống này qui tụ các cảm tình viên, mật báo viên dùng làm tai mắt của ngành Ðặc Biệt trong việc theo dõi, nắm tin tức về tổ chức, hoạt động.v.v . . . của cộng sản tại địa phương.
b) Tình báo xâm nhập: Là những đối tượng được ngành Ðặc Biệt chấm định,điều tra, móc nối hoặc khống chế để sử dụng trong công tác tình báo. Mục tiêu xâm nhập thì không thể giới hạn ở bất cứ một tổ chức nào của cộng sản, có thể từ cấp Xã Ủy. . . Tỉnh Ủy, Trung Ương Cục và cao hơn nữa trong guồng máy lãnh đạo của bọn cộng sản Bắc Việt. Tình báo viên xâm nhập là các đối tượng được ngành Ðặc Biệt móc nối và giao phó công tác. Tình báo viên cũng có thể là những người không có liên hệ gì với cộng sản, nhưng được ngành Ðặc Biệt chấm định, tuyển mộ, huấn luyện và tìm cách cho xâm nhập vào các tổ chức cộng sản qua một số mục tiêu mà ngành Ðặc Biệt đã chọn lựa.
Phương châm được áp dụng cho loại mật báo viên và tình báo viên xâm nhập là “ăn sâu trèo cao” và cả hai loại này đều phải trải qua các giai đoạn thử thách công tác dưới sự hướng dẫn, giám sát của các cán bộ điều khiển và đánh giá của ngành Ðặc Biệt từ khi đầu mối được phát triển cho đến khi bước vào kế hoạch công tác. Những tin tức được cung cấp do các công tác xâm nhập đa số có độ tín cẩn và giá trị cao hơn so với những tin tức của mạng lưới tình báo diện địa.
c) Tình báo Nhân dân: Là hệ thống tình báo được phát động và hình thành một cách công khai trong quần chúng, trong các cơ quan công quyền và ngay cả trong lực lượng Cảnh Sát Quốc Gia (những phần vụ không chuyên trách về tình báo). Hệ thống tình báo nhân dân này được thành lập, dựa trên quan niệm và tinh thần xem việc chống Cộng sản là bổn phận và trách nhiệm chung của mọi người dân, không phân biệt dân chúng hay chính quyền.
Hệ thống tình báo nhân dân được tổ chức từ trung ương đến tận địa phương xã thôn với sự yểm trợ của các vị chỉ huy hành chánh các cấp trong vai trò Chủ tịch Ủy Ban tình báo nhân dân. Sau khi phát động hệ thống tình báo nhân dân này, những hộp thư được thiết lập ở khắp nơi và những nhân viên Ðặc nhiệm của Cảnh Sát Ðặc Biệt có nhiệm vụ đến thu nhận những báo cáo từ các hộp thư đó, tùy theo địa điểm mà có những giờ giấc cho thích hợp.
d) Kế hoạch Phượng Hoàng: Là kế hoạch tình báo nhặm tiêu diệt các hạ tầng cơ sở cộng sản, chống lại sự khủng bố do chúng gây ra, được thực hiện do sự phối hợp của các cơ quan an ninh tình báo tại mỗi địa phương, dưới danh nghĩa là “Ủy Ban Phượng Hoàng”. Do sự phối hợp đồng bộ này, kế hoạch Phượng Hoàng đã gây tổn thất nặng nề và làm cho hạ tầng cơ sở cộng sản phải thất điên bát đảo, có lúc tưởng chừng như không thể gây dựng lại được cơ sở.
Với các hệ thống tình báo được tổ chức đơn phương hay phối hợp trên đây, ngành Ðặc Biệt ở mỗi cấp đã thu thập được đầy đủ các tin tức liên quan đến chủ trương hoạt động của cộng sản về mặt chiến thuật, chiến lược. Ðặc biệt qua các đầu mối, mật báo viên, tình báo viên xâm nhập, ngành Ðặc Biệt đã phát hiện các tổ chức, nhân sự cùng các cơ sở liên quan của cộng sản ở các cấp, để từ đó có kế hoạch phá vỡ một phần hay toàn phần tùy theo tình hình và nhu cầu công tác.
Ngoài ra, ngành Ðặc Biệt cũng chú trọng việc thu thập tin tức tình báo, phát hiện hạ tầng cơ sở cộng sản qua công tác thẩm vấn, phỏng vấn tù hàng binh . . . ..

II/- PHẢN TÌNH BÁO:
Song song với công tác tình báo, ngành Ðặc Biệt cũng chú trọng về công tác Phản tình báo. Ðó là công tác cài người vào các tổ chức Thanh niên, sinh viên, nghiệp đoàn, hiệp hội, đảng phái, tôn giáo và các tổ chức chính trị để cầm nắm đầy đủ mục đích, tôn chỉ hoạt động, thành phần nhân sự . . . để phát hiện các phần tử cộng sản len lỏi, trà trộn vào các tổ chức nói trên, hầu làm ung thối hàng ngũ Quốc Gia và ngấm ngầm xúi giục một cách tinh vi những yêu sách, đấu tranh. . . . gây bất lợi cho chính quyền.
Ngoài công tác tình báo để đối đầu với cộng sản, công tác phản tình báo để theo dõi, cầm nắm các hoạt động về nội chính của các tố chức quốc gia hay đội lốt, trá hình, ngành Ðặc Biệt còn có nhiệm vụ phải theo dõi, nghiên cứu và làm những phúc trình đặc biệt lên các giới chức địa phương về những vấn đề liên quan đến tình hình an ninh , chính trị, kinh tế . . . trong lãnh thổ trách nhiệm với các đề nghị hữu hiệu để chính quyền xem xét và có biện pháp đối phó thích ứng.

C.- NHÂN VIÊN NGÀNH ÐẶC BIỆT:

Nhân viên ngành Ðặc Biệt, là những người đã được điều chuẩn an ninh và được tuyển chọn qua các kỳ thi trắc nghiệm về khả năng tình báo. Sau khi được tuyển chọn, tất cả phải trải qua các khóa huấn luyện chuyên môn được tổ chức ở cấp Khu hoặc Trung Ương, tùy theo nhu cầu của phần vụ mà họ đảm trách hoặc cho nhiệm vụ tương lai mà họ sẽ thực hiện. Những khóa huấn luyện được tổ chức cho cán bộ và nhân viên ngành Ðặc Biệt gồm các khóa: Tình báo và Phản Tình Báo Cao Cấp, Trưởng Phòng Ðặc Biệt, Lãnh Ðạo Chỉ Huy, Cán Bộ Ðiều Khiển, Phản Tình Báo và Tình Báo sơ cấp, Theo Dõi, Thiên Nga . . . Ngoài ra, ngành Ðặc Biệt còn gởi một số cán bộ và nhân viên tham dự các khóa tình báo được tổ chức tại Mã Lai, Ðại Hàn và Hoa Kỳ.

Ðể tránh sự theo dõi, phát hiện của đối phương, nhân viên thi hành nghiệp vụ tình báo và phản tình báo phải ngụy thức khéo léo và luôn luôn phải đề cao cảnh giác. Có một vài địa phương, khi tổ chức được hoàn chỉnh hơn, những nhân viên ngành Ðặc Biệt không nhất thiết phải vào Cơ quan hay Bộ Chỉ Huy Cảnh Sát Quốc Gia, mà các cán bộ của đơn vị đến giao công tác trực tiếp tại các nhà an toàn, hay gián tiếp qua các máy truyền tin đặc biệt, do các cố vấn Hoa Kỳ trang bị cho. Cán bộ và nhân viên ngành Ðặc Biệt đã phải lặn lội tận các xã thôn, trong từng khu vực hẻo lánh, có khi phải đi sâu vào vùng địch để tiếp xúc với các cơ sở hầu thu nhận tin tức, điều tra các thành phần tình nghi hoặc truy bắt các cán bộ cộng sản được phát hiện. Do đó, trong khi thi hành nghiệp vụ, nhân viên Cảnh Sát Ðặc Biệt đã phải đương đầu với biết bao khó khăn và nguy hiểm. Nhiều cán bộ, nhân viên ngành Ðặc Biệt đã “âm thầm ra đi” hay bị thương tật trong suốt quá trình phục vụ cho quê hương, xứ sở.

Vì là đối tượng không đội trời chung của cộng sản, nhiều cán bộ và nhân viên ngành Ðặc Biệt đã bị cộng sản hành quyết một cách dã man ở các địa phương sau khi chúng cưỡng chiếm miền Nam và cũng không ít những nhân viên khác đã tự chọn lựa cho mình những cái chết đầy tiết liệt, trung dũng. . . . Trong khi đó, biết bao nhân viên ngành Ðặc Biệt, từ hạ sĩ quan, sĩ quan, các cấp cũng đã nhận nhiều đòn thù của cộng sản, bị bức tử, bị giam cầm 5 năm, 10 năm, 17 năm trong các trại tù cộng sản, được thiệt lập từ Nam ra Bắc từ sau ngày 30-4-1975.

Sự hy sinh của ngành Ðặc Biệt hết sức âm thầm trên khắp mọi nẻo đường đất nước mà những chiến công của họ cũng ít được mọi người biết đến. Cố vấn Tổng Thống Huỳnh văn Trọng là ai? - Vũ ngọc Nhạ là ai ? - Tổ chức binh vận nào đã xử dụng tên chủ nhà hàng Thanh Bạch ở Sai gon làm cơ sở đã bị sa lưới cùng với hơn 150 sĩ quan, hạ sĩ quan nội tuyến là ai? ố Và tin tức tình báo nào đã giúp cho VNCH thoát khỏi sự sớm sự bức tử bằng Hiệp Ðịnh Paris dự định ký vào ngày 30 tháng 10 năm 1972 thay vì 27 tháng 1 năm 1973, giữa Kissenger và Lê đức Thọ? Nghị quyết 24 của Bộ chính Trị Bắc Việt được lấy ngay trước khi được triển khai thành nghị quyết 12 của Mặt Trận Giải Phóng là nghị quyết gì? . . . và còn biết bao thành quả khác mà không thể kê khai hết được, vì mục đích của bài này không phải để nói lên những điều đó.

Nói tóm lại, ngành Ðặc Biệt thuộc Lực Lượng Cảnh Sát Quốc Gia VNCH là một ngành được giao phó nhiều trọng trách và nhân viên phải nhận chịu nhiều thử thách, cam go và mất mát. Một ngành mà hầu hết nhân viên các cấp đều sống trong cảnh thanh bần, là ngành “quyền rơm, vạ đá”!

Vài dòng ngắn ngủi, chúng tôi, khi viết bài này với tất cả chân tình, xin đốt nén hương lòng tưởng niệm anh linh các chiến sĩ thuộc lực lượng Cảnh Sát Quốc Gia, nói chung, và ngành Ðặc Biệt, nói riêng, đã nằm xuống cho Tổ Quốc. Các chiến sĩ CSQG đã đi vào cõi hư vô nhưng tin thần và khí phách của người CSQG mà quý chiến hữu là biểu tượng, vẩn miên viễn trường tồn.

Niềm tự hào của những chiến sĩ CSQG còn sống sót không thể không khởi xuất từ những thành tích và tinh anh đó.

Sinh Tồn chuyển

Bàn ra tán vào (0)

Comment




  • Input symbols

CẢNH SÁT ÐẶC BIỆT

Trong phần tổng quát, nói về sự hình thành và tổ chức của Lực Lượng Cảnh Sát Quốc Gia Việt Nam Cộng Hòa, nó đã biến chuyển theo từng giai đoạn của lịch sử đất nước.


Thái văn Hòa & Phan Tấn Ngưu

Trong phần tổng quát, nói về sự hình thành và tổ chức của Lực Lượng Cảnh Sát Quốc Gia Việt Nam Cộng Hòa, nó đã biến chuyển theo từng giai đoạn của lịch sử đất nước. Nhưng trong bất cứ giai đoạn nào, cũng không thể thiếu một đơn vị chuyên đảm trách các công tác về an ninh tình báo, mà hiện thân sau cùng của nó là Cảnh Sát Ðặc Biệt, hay nói đúng hơn là “Ngành Ðặc Biệt”.

Trong phạm vi bài này, chúng tôi chỉ xin đề cập đến một số điểm chính yếu đến ngành Ðặc Biệt, một ngành đã thực hiện được nhiều công tác hữu hiệu trong việc vô hiệu hóa các hoạt động phá hoại, khủng bố của bọn cộng sản, một ngành có nhiều cán bộ và nhân viên đã hy sinh vì nghiệp vụ một cách âm thầm cũng như đã nhận chịu nhiều đau thương, mất mát do sự trả thù thâm độc của cộng sản sau ngày miền Nam Việt Nam bị chúng cưỡng chiếm.

Từ đệ nhất Cộng Hòa đến đệ nhị Cộng Hòa, ngành Ðặc Biệt là hậu thân của ngành Công An trước kia, một ngành được chú trọng đặc biệt do nhu cầu công tác, được cải tổ toàn diện kể từ năm 1971, sau khi Lực Lượng CSQG được tổ chức lại, do sắc lệnh số 17A/TT/SL, ngày 01.3.1971 của Tổng Thống VNCH , thành lập Bộ Tư Lệnh Cảnh Sát Quốc Gia, (trực thuộc Phủ Thủ Tướng), thay cho Tổng Nha CSQG trước kia (trực thuộc Bộ Nội Vụ).

Cũng theo tinh thần sắc lệnh nói trên, ngành Ðặc Biệt được nới rộng quyền hạn nhằm hữu hiệu hóa và thích ứng với các nhiệm vụ chuyên môn, như:

* Chức vụ chỉ huy ngành Ðặc Biệt ở mỗi cấp và một số chức vụ liên quan đến việc khám xét, bắt giữ, điều tra các thành phần tình nghi hoặc các can phạm, là chức vụ hữu thệ, là sĩ quan Tư Pháp Cảnh Lại, phụ tá Biện Lý của tòa án quản hạt (trước đây, chỉ có trưởng phòng cấp tỉnh trở lên mà thôi)

* Các cấp chỉ huy ngành Ðặc Biệt, ngoài việc báo cáo theo hệ thống hàng dọc những tin tức chuyên môn ghi nhận được, còn các sự kiện liên quan đến hoạt động của cộng sản, các đảng phái, các tổ chức chính trị thân cộng, có tính cách chiến thuật, còn được quyền báo cáo hoặc trực tiếp nhận chỉ thị từ các giới chức chỉ huy hành chánh ở cấp thuộc hệ, để có những biện pháp đối phó thích nghi, cho nhu cầu an ninh tại các địa phương.

* Ngành Ðặc Biệt ở mỗi cấp, được sử dụng ám danh, ám số đã được qui định. Mỗi ám danh, ám số tượng trưng cho từng phần vụ chuyên môn và thứ cấp của ngành. Các ám danh sau đây đã được sử dụng trong hệ thống tổ chức ngành Ðặc Biệt:
A: Tổng Thống
B: Thủ Tướng Chính Phủ
C: Tư Lệnh CSQG
D: Phụ tá Tư Lệnh CSQG, Trưởng Khối Ðặc Biệt
E: Phụ tá Ðặc Biệt cấp Khu, Bộ Chỉ Huy Thủ Ðô và Trưởng E. các Nha thuộc Khối Ðặc Biệt
F: Phụ tá Ðặc Biệt cấp Tỉnh, Thị xã, các Quận Ðô Thành
Trưởng F. các sở thuộc các E. tại Khối Ðặc Biệt,
Trưởng F các sở thuộc E. Ðặc Biệt các BCH/CSQG Khu và BCH / CSQG Ðô Thành
G: Phụ tá Ðặc Biệt cấp Quận, trưởng G. các phòng thuộc các E. Khối Ðặc Biệt, các E. Ðặc Biệt cấp Khu, Ðô Thành và các F. Ðặc Biệt Cấp Tỉnh
H+I: Trưởng ban và trưởng tiểu ban các bộ phận thuộc hệ ngành Ðặc Biệt ở mỗi cấp.

* Về phương diện hoạt động tình báo, ngành Ðặc Biệt được quyền sử dụng các ám danh và ám số. Các ám danh, ám số được phân định từ cấp trung ương xuống cấp địa phương, nhằm mục đích bảo mật các công tác tình báo được tổ chức.

A.- HỆ THỐNG TỔ CHỨC NGÀNH ÐẶC BIỆT:
Ngành Ðặc Biệt được điều hành bởi Phụ tá Tư Lệnh CSQG, Trưởng Khối Ðặc Biệt. Trưởng Khối Ðặc Biệt là vị chỉ huy cao nhất của ngành Ðặc Biệt, được bổ nhiệm bằng nghị định của Tổng Thống và được xếp ngang hàng với chức vụ Tổng Giám Ðốc. (cũng cần nói thêm, trong lực lượng CSQG, có 3 chức vụ được bổ nhiệm bằng nghị định của Tổng Thống, đó là: Tư Lệnh Phó, Trưởng Khối Ðặc Biệt và Chỉ Huy Trưởng CSQG Thủ Ðô. Còn Tư Lệnh CSQG được bổ nhiệm bằng sắc lệnh của Tổng Thống).

Trưởng Khối Ðặc Biệt được phụ tá bởi Phó Trưởng Khối.

I/- KHỐI ÐẶC BIỆT:
Tại Khối Ðặc Biệt, có nhiều Nha (E), do các Giám Ðốc Nha điều hành. Các Nha có cơ cấu thống thuộc, được tổ chức từ trung ương xuống địa phương, gồm:
- Nha Tình Báo (E.1): Thu thập báo cáo từ các nơi, các địa phương, vào mỗi buổi sáng hàng ngày, để nhật tu, đánh giá tình hình hoạt động của bạn và địch trong 24 giờ qua, hoặc những tin tức của các đảng phái, các tổ chức sinh viên học sinh, các tôn giáo có những hoạt động bất lợi cho an ninh và chính trị để trình cấp trên (Thủ Tướng hoặc Tổng Thống) có biện pháp thích nghi,
- Nha Phản Tình Báo (E.2):
- Nha Ðiều Hành Công Tác (E.3): Theo dõi tất cả mọi diễn tiến công tác của các mật báo viên, tình báo viên diện địa cũng như xâm nhập trên toàn quốc. . . để đánh giá theo từng chu kỳ, hầu tránh những sự trùng lặp, những hoạt động nhị trùng hoặc bị lợi dụng mà cung cấp tin tức quốc gia cho cộng sản v.v. . . Phục vụ tại Nha này phần đông là sĩ quan và phải qua một hoặc nhiều khóa tu nghiệp chuyên môn.
- Nha Yểm Trợ (E.5)
Tại Khối Ðặc Biệt còn có các Nha, Phòng trực thuộc. Các Nha, Phòng này không có cơ cấu trực thuộc tại các địa phương, được điều hành bởi các Giám Ðốc và các Trưởng Phòng, dưới sự chỉ huy trực tiếp của vị Trưởng Khối Ðặc Biệt, gồm:
- Nha công tác (E.4)
- Trung Tâm Thẩm vấn trung ương (D.6)
- Trường Tình Báo Trung Ương (D.5)
- Thanh Tra Khối Ðặc Biệt (D.3)
- Văn phòng Khối Ðặc Biệt (D.1)
- Phòng An Ninh (G. An Ninh)
- Các Nha (E, D) thuộc Khối Ðặc Biệt được tổ chức thành nhiều Sở (F), Phòng (G), Ban (H) và có nhiệm vụ chuyên môn khác nhau.
Trưởng cơ quan Nha (E, D) được xếp ngang hàng với chức vụ Giám Ðốc Nha có nhiều sở.
Trưởng cơ quan các Sở (F) được xếp ngang hàng với chức vụ Chánh Sở có nhiều Phòng.
Trưởng cơ quan các Phòng (G) được xếp ngang hàng với chức vụ Chủ Sự.
Trưởng các Ban (H) được xếp ngang hàng với chức vụ Trưởng Ban.

II/- NGÀNH ÐẶC BIỆT CẤP KHU VÀ ÐÔ THÀNH:
Ngành Ðặc Biệt cấp Khu và BCH Thủ Ðô được gọi là E. Ðặc Biệt Khu hoặc E Ðặc Biệt Ðô Thành, do Trưởng E. Ðặc Biệt điều khiển. Trưởng E được xếp ngang hàng với chức vụ Giám Ðốc Nha có nhiều Sở.
E Ðặc Biệt Khu và Thủ Ðô có các sở và phòng trực thuộc:
- Sở Nghiên cứu (F Nghiên cứu).
- Sở Công tác (F. Công tác).
- Sở Yểm trợ (F. Yểm trợ).
- Sở Huấn luyện (F. Huấn luyện)
- Trung Tâm Thẩm vấn: Có sự khác biệt giữa E. Ðặc Biệt Khu và Thủ Ðô. Tại các BCH Khu, Trung Tâm Thẩm vấn chỉ là cấp Phòng (G. Thẩm vấn), nằm trong F. Công Tác, còn tại BCH Thủ Ðô, có F. Thẩm Vấn riêng, ngang hàng cấp Sở, như các Sở (F.) khác.
- Phòng văn Thư Ðặc Biệt (G. Văn Thư).
Các Sở thuộc E. Ðặc Biệt có nhiều phòng và ban. Mỗi phòng và ban được phân định nhiệm vụ phụ trách khác nhau và có cơ cấu thuộc hệ tại các tỉnh, quận. Riêng Phòng Văn Thư (G. Văn Thư) là bộ phận biệt lập, nhận chỉ thị trực tiếp từ Trưởng E. Ðặc Biệt.
Trưởng E. Ðặc Biệt có Sĩ quan Phụ Tá giúp việc.

III/- NGÀNH ÐẶC BIỆT CẤP TỈNH & THỊ XÃ:

Ngành Ðặc Biệt cấp Tỉnh, Thị Xã biệt lập và Quận Ðô Thành được gọi là F. Ðặc Biệt Tỉnh, F.Ðặc Biệt Thị Xã và F. Ðặc Biệt Quận.
Ðứng đầu ngành Ðặc Biệt các cấp trên đây là Trưởng F. Ðặc Biệt hay là Phụ Tá Ðặc Biệt. Trưởng F. Ðặc Biệt được xếp ngang hàng với chức vụ Chánh Sở có nhiều phòng.
Dưới Trưởng F. có Sĩ quan Phụ tá và các Trưởng G (Phòng) điều khiển các phòng chuyên môn:
- Phòng Nghiên Cứu (G Nghiên cứu).
- Phòng Công tác (G. Công tác).
- Phòng Yểm Trợ (G.Yểm trợ).
- Phòng Thẩm Vấn (G. Thẩm vấn).
F. Ðặc Biệt còn có Ban Văn Thư (H. Văn thư) biệt lập. Cấp số nhân viên ngành Ðặc Biệt Tỉnh, quận Ðô Thành, Thị Xã được phân chia thành nhiều loại khác nhau, tùy theo diện tích, dân số, vị trí chiến lược. . . . Những F.Ðặc Biệt Tỉnh loại A như Gia Ðịnh, Quảng Ngãi, Bình Ðịnh, Tây Ninh v v. . . cấp số trên 600 nhân viên.

IV/- NGÀNH ÐẶC BIỆT CẤP QUẬN:
Ngành Ðặc Biệt cấp Quận thuộc các Tỉnh được gọi là G. Ðặc Biệt Quận, được điều hành bởi Trưởng G. Ðặc Biệt Quận hay Phụ Tá Ðặc Biệt Quận. Trưởng G. Ðặc Biệt Quận được xếp ngang hàng với Chủ Sự Phòng và có Sĩ quan Phụ Tá Ðặc Biệt Quận giúp việc.
Ngành Ðặc Biệt Quận có các Ban và Tiểu Ban trực thuộc:
- Ban Nghiên cứu (H. Nghien cứu).
- Ban Công tác (H. Công tác)
- Ban Khai Thác (H. Khai thác)
- Tiểu Ban văn Thư và Yểm trợ (I. Văn Thư & Yểm Trợ).
Nhân số ngành Ðặc Biệt cấp Quận được tổ chức tùy theo cấp loại, ấn định bởi Trung Ương, dựa trên một số tiêu chuẩn và điều kiện như ngành Ðặc Biệt cấp Tỉnh.
# Về phần tổ chức, sẽ là một thiếu sót nếu không đề cập tới 2 đơn vị, đã có một thời đóng góp công sức, máu xương cho công cuộc chiến đấu chống kẻ thù Cộng sản tại miền Nam Việt Nam. Ðó là: Biệt Ðội Thiên Nga và Biệt Ðội Thám Sát Ðặc Biệt.

1) Biệt đội Thiên Nga:
Trước tháng 4/1975, ít người biết đến cái tên Thiên Nga của Biệt Ðội này. Như
trong phần nhiệm vụ của ngành Ðặc Biệt ở phần dưới đây, chúng ta thấy Cảnh Sát Ðặc Biệt hoạt động trong khắp mọi nẻo đường đất nước, từ nơi thôn quê hẻo lánh cho đến thị thành. Trước năm 1967, những hoạt động này đều do nam nhân viên phụ trách. Sau một thời gian nghiên cứu và thử nghiệm, đến cuối năm 1967, Khối Cảnh Sát Ðặc Biệt quyết định sử dụng thêm nữ nhân viên trong các nghiệp vụ tình báo và phản tình báo. Nhân viên của Biệt Ðội này thuộc đủ mọi thành phần như: công chức, sinh viên học sinh, buôn gánh bán bưng, kề cả những người sinh sống về đêm ở các vũ trường v.và. . . Họ là những nhân viên Cảnh Sát được ngụy thức trong tất cả mọi ngành nghề cho dễ hoạt động, theo từng nhu cầu công tác được giao phó. Những nữ nhân viên này lập thành một tổ chức mới: “Biệt Ðội Thiên Nga”. Từ trung ương (Khối Ðặc Biệt) cho đến địa phương (Ðặc Biệt Quận), Biệt Ðội này trực thuộc vào phần hành Công Tác Ðặc Nhiệm, như sau:
- Tại Khối Ðặc Biệt, Biệt Ðội Thiên Nga nằm trong tổ chức Ðặc Nhiệm của E. Công Tác (E.4)
- Tại E. Ðặc Biệt cấp Khu và Thủ Ðô, Biệt Ðội Thiên Nga nằm trong F. Công tác
- Tại F. Ðặc Biệt cấp Tỉnh và Quận Ðô Thành, Biệt Dội Thiên Nga nằm trong G. Công Tác
- Và tại G. Ðặc Biệt cấp Quận của Tỉnh, Biệt Ðội Thiên Nga năảm trong H. Công tác.
Từ năm 1968 cho đến tháng 4.1975, với sự mới mẻ trong tổ chức và dễ ngụy thức hơn nam nhân viên (trong một vài lãnh vực), Biệt Ðội Thiên Nga ở mọi nơi, mọi cấp, đã đem lại những thành quả đáng kể trong nhiệm vụ triệt hạ bọn Cộng sản xâm lược. Sau 30.4.1975, với sự trả thù của bọn Cộng sản đối với nữ nhân viên Cảnh Sát trong những Biệt Ðội này, người ta mới biết đến Biệt Ðội này nhiều hơn . . .

2) Biệt Ðội Thám Sát Ðặc Biệt:
Trước tháng 4.1972, ở những Tỉnh có nhu cầu chiến lược về quân sự, đặc biệt trong các công tác đột kích truy nã. . . ., một số Tỉnh có tuyển mộ những nhân viên tình nguyện, để thành lập những đơn vị Thám Sát Tỉnh (PRUs). Họ được tuyển mộ, huấn luyện, trả luơng và điều hành bởi Cố vấn Mỹ , nhưng đặt dưới sự sử dụng của ông Tỉnh Trưởng sở tại, trong nhiệm vụ chính yếu là tiêu diệt hạ tầng cơ sở Cộng sản. Sau tháng 4.1972, vì nhu cầu Việt Nam hóa chiến tranh, đơn vị Thám Sát này không còn được Mỹ trả lương nữa, nên giao cho các Bộ Chỉ huy Cảnh Sát Tỉnh quản trị nhân sự và trả lương cho họ. Ðơn vị này đặt dưới sự sử dụng của các ngành Cảnh Sát Ðặc Biệt địa phương và được đổi tên thành “ Biệt Ðội Thám Sát Ðặc Biệt”. Dù được chuyển qua lực lượng Cảnh Sát Quốc Gia, nhưng ông Tỉnh Trưởng vẫn có quyền xử dụng biệt đội này trong các công tác truy kích, tiêu diệt các hạ tầng cơ sở và các tổ chức liên hệ của Cộng sản. Ðối với Lực Lượng Cảnh Sát Quốc Gia, sau khi có thêm Biệt Ðội Thám Sát, cùng với đơn vị võ trang sẵn có là Cảnh Sát Dã Chiến, công việc tiêu diệt tổ chức và cán binh Cộng sản trở nên hữu hiệu rất nhiều, mà cho tới nay, có nhiều chiến tích hãy còn ghi lại trong ký ức của anh chị em Cảnh Sát Quốc Gia.

B.- NHIỆM VỤ NGÀNH ÐẶC BIỆT:

Ngành Ðặc Biệt có cơ cấu tổ chức chặt chẽ từ thượng tầng trung ương xuống hạ tầng cơ sở địa phương. Vì nhiệm vụ được giao phó có tính cách chuyên môn, đa diện và đòi hỏi tính đa năng, do đó Ngành Ðặc Biệt đã được nghiên cứu và phân chia ra nhiều bộ phận chuyên môn, hơn những lần tổ chức trước đây. Tuy khác nhau về phần vụ đảm trách, nhưng các cấp ngành Ðặc Biệt đều có cùng chung nỗ lực hoạt động, để ngày càng nâng cao hiệu quả của công tác Tình Báo và Phản Tình Báo.

I/- TÌNH BÁO:
Ðối tượng tình báo của ngành Ðặc Biệt là cộng sản và các tổ chức ngoại vi của cộng sản. Trong lãnh vực này, ngành Ðặc Biệt đã tổ chức các hệ thống tình báo:
a) Tình báo diện địa: Hệ thống này qui tụ các cảm tình viên, mật báo viên dùng làm tai mắt của ngành Ðặc Biệt trong việc theo dõi, nắm tin tức về tổ chức, hoạt động.v.v . . . của cộng sản tại địa phương.
b) Tình báo xâm nhập: Là những đối tượng được ngành Ðặc Biệt chấm định,điều tra, móc nối hoặc khống chế để sử dụng trong công tác tình báo. Mục tiêu xâm nhập thì không thể giới hạn ở bất cứ một tổ chức nào của cộng sản, có thể từ cấp Xã Ủy. . . Tỉnh Ủy, Trung Ương Cục và cao hơn nữa trong guồng máy lãnh đạo của bọn cộng sản Bắc Việt. Tình báo viên xâm nhập là các đối tượng được ngành Ðặc Biệt móc nối và giao phó công tác. Tình báo viên cũng có thể là những người không có liên hệ gì với cộng sản, nhưng được ngành Ðặc Biệt chấm định, tuyển mộ, huấn luyện và tìm cách cho xâm nhập vào các tổ chức cộng sản qua một số mục tiêu mà ngành Ðặc Biệt đã chọn lựa.
Phương châm được áp dụng cho loại mật báo viên và tình báo viên xâm nhập là “ăn sâu trèo cao” và cả hai loại này đều phải trải qua các giai đoạn thử thách công tác dưới sự hướng dẫn, giám sát của các cán bộ điều khiển và đánh giá của ngành Ðặc Biệt từ khi đầu mối được phát triển cho đến khi bước vào kế hoạch công tác. Những tin tức được cung cấp do các công tác xâm nhập đa số có độ tín cẩn và giá trị cao hơn so với những tin tức của mạng lưới tình báo diện địa.
c) Tình báo Nhân dân: Là hệ thống tình báo được phát động và hình thành một cách công khai trong quần chúng, trong các cơ quan công quyền và ngay cả trong lực lượng Cảnh Sát Quốc Gia (những phần vụ không chuyên trách về tình báo). Hệ thống tình báo nhân dân này được thành lập, dựa trên quan niệm và tinh thần xem việc chống Cộng sản là bổn phận và trách nhiệm chung của mọi người dân, không phân biệt dân chúng hay chính quyền.
Hệ thống tình báo nhân dân được tổ chức từ trung ương đến tận địa phương xã thôn với sự yểm trợ của các vị chỉ huy hành chánh các cấp trong vai trò Chủ tịch Ủy Ban tình báo nhân dân. Sau khi phát động hệ thống tình báo nhân dân này, những hộp thư được thiết lập ở khắp nơi và những nhân viên Ðặc nhiệm của Cảnh Sát Ðặc Biệt có nhiệm vụ đến thu nhận những báo cáo từ các hộp thư đó, tùy theo địa điểm mà có những giờ giấc cho thích hợp.
d) Kế hoạch Phượng Hoàng: Là kế hoạch tình báo nhặm tiêu diệt các hạ tầng cơ sở cộng sản, chống lại sự khủng bố do chúng gây ra, được thực hiện do sự phối hợp của các cơ quan an ninh tình báo tại mỗi địa phương, dưới danh nghĩa là “Ủy Ban Phượng Hoàng”. Do sự phối hợp đồng bộ này, kế hoạch Phượng Hoàng đã gây tổn thất nặng nề và làm cho hạ tầng cơ sở cộng sản phải thất điên bát đảo, có lúc tưởng chừng như không thể gây dựng lại được cơ sở.
Với các hệ thống tình báo được tổ chức đơn phương hay phối hợp trên đây, ngành Ðặc Biệt ở mỗi cấp đã thu thập được đầy đủ các tin tức liên quan đến chủ trương hoạt động của cộng sản về mặt chiến thuật, chiến lược. Ðặc biệt qua các đầu mối, mật báo viên, tình báo viên xâm nhập, ngành Ðặc Biệt đã phát hiện các tổ chức, nhân sự cùng các cơ sở liên quan của cộng sản ở các cấp, để từ đó có kế hoạch phá vỡ một phần hay toàn phần tùy theo tình hình và nhu cầu công tác.
Ngoài ra, ngành Ðặc Biệt cũng chú trọng việc thu thập tin tức tình báo, phát hiện hạ tầng cơ sở cộng sản qua công tác thẩm vấn, phỏng vấn tù hàng binh . . . ..

II/- PHẢN TÌNH BÁO:
Song song với công tác tình báo, ngành Ðặc Biệt cũng chú trọng về công tác Phản tình báo. Ðó là công tác cài người vào các tổ chức Thanh niên, sinh viên, nghiệp đoàn, hiệp hội, đảng phái, tôn giáo và các tổ chức chính trị để cầm nắm đầy đủ mục đích, tôn chỉ hoạt động, thành phần nhân sự . . . để phát hiện các phần tử cộng sản len lỏi, trà trộn vào các tổ chức nói trên, hầu làm ung thối hàng ngũ Quốc Gia và ngấm ngầm xúi giục một cách tinh vi những yêu sách, đấu tranh. . . . gây bất lợi cho chính quyền.
Ngoài công tác tình báo để đối đầu với cộng sản, công tác phản tình báo để theo dõi, cầm nắm các hoạt động về nội chính của các tố chức quốc gia hay đội lốt, trá hình, ngành Ðặc Biệt còn có nhiệm vụ phải theo dõi, nghiên cứu và làm những phúc trình đặc biệt lên các giới chức địa phương về những vấn đề liên quan đến tình hình an ninh , chính trị, kinh tế . . . trong lãnh thổ trách nhiệm với các đề nghị hữu hiệu để chính quyền xem xét và có biện pháp đối phó thích ứng.

C.- NHÂN VIÊN NGÀNH ÐẶC BIỆT:

Nhân viên ngành Ðặc Biệt, là những người đã được điều chuẩn an ninh và được tuyển chọn qua các kỳ thi trắc nghiệm về khả năng tình báo. Sau khi được tuyển chọn, tất cả phải trải qua các khóa huấn luyện chuyên môn được tổ chức ở cấp Khu hoặc Trung Ương, tùy theo nhu cầu của phần vụ mà họ đảm trách hoặc cho nhiệm vụ tương lai mà họ sẽ thực hiện. Những khóa huấn luyện được tổ chức cho cán bộ và nhân viên ngành Ðặc Biệt gồm các khóa: Tình báo và Phản Tình Báo Cao Cấp, Trưởng Phòng Ðặc Biệt, Lãnh Ðạo Chỉ Huy, Cán Bộ Ðiều Khiển, Phản Tình Báo và Tình Báo sơ cấp, Theo Dõi, Thiên Nga . . . Ngoài ra, ngành Ðặc Biệt còn gởi một số cán bộ và nhân viên tham dự các khóa tình báo được tổ chức tại Mã Lai, Ðại Hàn và Hoa Kỳ.

Ðể tránh sự theo dõi, phát hiện của đối phương, nhân viên thi hành nghiệp vụ tình báo và phản tình báo phải ngụy thức khéo léo và luôn luôn phải đề cao cảnh giác. Có một vài địa phương, khi tổ chức được hoàn chỉnh hơn, những nhân viên ngành Ðặc Biệt không nhất thiết phải vào Cơ quan hay Bộ Chỉ Huy Cảnh Sát Quốc Gia, mà các cán bộ của đơn vị đến giao công tác trực tiếp tại các nhà an toàn, hay gián tiếp qua các máy truyền tin đặc biệt, do các cố vấn Hoa Kỳ trang bị cho. Cán bộ và nhân viên ngành Ðặc Biệt đã phải lặn lội tận các xã thôn, trong từng khu vực hẻo lánh, có khi phải đi sâu vào vùng địch để tiếp xúc với các cơ sở hầu thu nhận tin tức, điều tra các thành phần tình nghi hoặc truy bắt các cán bộ cộng sản được phát hiện. Do đó, trong khi thi hành nghiệp vụ, nhân viên Cảnh Sát Ðặc Biệt đã phải đương đầu với biết bao khó khăn và nguy hiểm. Nhiều cán bộ, nhân viên ngành Ðặc Biệt đã “âm thầm ra đi” hay bị thương tật trong suốt quá trình phục vụ cho quê hương, xứ sở.

Vì là đối tượng không đội trời chung của cộng sản, nhiều cán bộ và nhân viên ngành Ðặc Biệt đã bị cộng sản hành quyết một cách dã man ở các địa phương sau khi chúng cưỡng chiếm miền Nam và cũng không ít những nhân viên khác đã tự chọn lựa cho mình những cái chết đầy tiết liệt, trung dũng. . . . Trong khi đó, biết bao nhân viên ngành Ðặc Biệt, từ hạ sĩ quan, sĩ quan, các cấp cũng đã nhận nhiều đòn thù của cộng sản, bị bức tử, bị giam cầm 5 năm, 10 năm, 17 năm trong các trại tù cộng sản, được thiệt lập từ Nam ra Bắc từ sau ngày 30-4-1975.

Sự hy sinh của ngành Ðặc Biệt hết sức âm thầm trên khắp mọi nẻo đường đất nước mà những chiến công của họ cũng ít được mọi người biết đến. Cố vấn Tổng Thống Huỳnh văn Trọng là ai? - Vũ ngọc Nhạ là ai ? - Tổ chức binh vận nào đã xử dụng tên chủ nhà hàng Thanh Bạch ở Sai gon làm cơ sở đã bị sa lưới cùng với hơn 150 sĩ quan, hạ sĩ quan nội tuyến là ai? ố Và tin tức tình báo nào đã giúp cho VNCH thoát khỏi sự sớm sự bức tử bằng Hiệp Ðịnh Paris dự định ký vào ngày 30 tháng 10 năm 1972 thay vì 27 tháng 1 năm 1973, giữa Kissenger và Lê đức Thọ? Nghị quyết 24 của Bộ chính Trị Bắc Việt được lấy ngay trước khi được triển khai thành nghị quyết 12 của Mặt Trận Giải Phóng là nghị quyết gì? . . . và còn biết bao thành quả khác mà không thể kê khai hết được, vì mục đích của bài này không phải để nói lên những điều đó.

Nói tóm lại, ngành Ðặc Biệt thuộc Lực Lượng Cảnh Sát Quốc Gia VNCH là một ngành được giao phó nhiều trọng trách và nhân viên phải nhận chịu nhiều thử thách, cam go và mất mát. Một ngành mà hầu hết nhân viên các cấp đều sống trong cảnh thanh bần, là ngành “quyền rơm, vạ đá”!

Vài dòng ngắn ngủi, chúng tôi, khi viết bài này với tất cả chân tình, xin đốt nén hương lòng tưởng niệm anh linh các chiến sĩ thuộc lực lượng Cảnh Sát Quốc Gia, nói chung, và ngành Ðặc Biệt, nói riêng, đã nằm xuống cho Tổ Quốc. Các chiến sĩ CSQG đã đi vào cõi hư vô nhưng tin thần và khí phách của người CSQG mà quý chiến hữu là biểu tượng, vẩn miên viễn trường tồn.

Niềm tự hào của những chiến sĩ CSQG còn sống sót không thể không khởi xuất từ những thành tích và tinh anh đó.

Sinh Tồn chuyển

BÀN RA TÁN VÀO

Đề bài :"Tiếng Việt, yêu & ghét" - Lê Hữu ( Trần Văn Giang ghi lại )

'vô hình trung' là nghĩa gì vậy, sao cứ thích dùng, hình như có nghĩa là 'vô tình'

Xem Thêm

Đề bài :TIN CHIẾN SỰ MỚI NHẤT[ CẬP NHẬT NGÀY 20 -5 - 2022 ]

Suu cao,thue nang,nhu yeu pham tang gia.Kinh te eo seo...Vay ma dang Lua van lay tien cua dan tro giup linh tinh.Mo cua bien gioi.Ung ho toi ac truc tiep khi sua luat cho phep trom cuop o muc do <1.000 dollars thi vo toi....Neu vao thoi diem Trump,bon Lua da ho hoan nhu the nao ??? Nhung nguoi bau ban vi chut tu loi ,nghi gi ve dat nuoc ??? Phai chang day khong phai la dat nuoc minh ??? bat qua,lai tro ve que huong cu...Neu vay,ban la thang cho chet ! mien ban !

Xem Thêm

Đề bài :Tin Mới Nhất Về Chiến Sư Ucraina [ CẬP NHẬT NGÀY 14-5-2022 ]

Chung nao moi vet nho cua ho nha Dan da duoc tay xoa trang boc,thi Uk moi co hy vong...ngung chien.Cung vay,ngay nao ma cac cong ty ,co goc gac tu cac dang bac nu luu-anh hao cua khoi tu do va ong chief police va dang Lua thi moi giai xong phuong trinh tau cong !

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Hình cũ - Hà Thượng Thủ

Ngắm lại hình xưa chịu mấy ông Những Linh, Tùng, Duẫn với Mười, Đồng Mặt mày ai lại đi hồ hởi Phấn khởi khi Tàu cướp Biển Đông Phải chăng “quý” mặt đã thành mông Con mắt nay đà có nhưng không Nên mới chổng khu vào hải đảo Gia tài gấm vóc của tổ tông?

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm