Quán Bên Đường
CHIỀU MƯA TRÊN ĐỒI SIM.
Đến Huế được vài hôm , tôi nghe tin Trung - Tá Võ - Nhơn đã gục ngã trên cồn cát trắng trong vùng đất Quảng - Trị khi ông chỉ - huy đơn - vị anh - dũng tả xung hữu đột với đoàn chiến xa của Cộng quân .
Nhớ cách đây đã lâu lắm , một lần tôi đến thăm Tiểu - đoàn 34 Biệt - Động - Quân đang đóng ở Lộc - Giang . Tối hôm trước khi tôi đến , một Trung - đoàn Cộng quân về vây đánh đồn Lộc - Giang . Tiểu - đoàn bị đánh trong lúc Thiếu - tá Tiểu - doàn - trưởng đang đi phép . Thiếu - tá Tiểu - đoàn - phó đang nằm bệnh - viện . Hai đại - đội Biệt - động - quân đã ra khỏi đồn đi hành - quân xa , chỉ còn hai đại - đội mà phải chống cự với một trung - đoàn địch quân . Trung - Tá Nhơn lúc đó còn là Trung - úy Nhơn , đại - đội trưởng , đã điều - động đơn - vị Thiết - giáp yểm - trợ bên ngòai vào phối - hợp đẩy lui quân địch . Trận chiến kéo dài suốt đêm , đồn Lộc - Giang chìm trong lửa đạn .Sáng hôm sau , địch rút lui và để lại hàng trăm xác cùng vũ - khí cá - nhân ngổn - ngang trên các vòng rào phòng - thủ của đồn .
Trung - Tướng Phan - Trọng - Chính , hồi đó là Thiếu - Tướng Tư - Lệnh Sư - đoàn 25 Bộ - Binh cùng Đại - Tá Mã - Sanh - Nhơn , tỉnh - trưởng kiêm Trung - đoàn trưởng Trung - đoàn 49 Bộ - binh , đến tận đồn Lộc - Giang , Hậu - Nghĩa khen - thưởng chiến - công . Tôi cũng đến thăm đồn vào sáng hôm đó .
Trung - úy Nhơn đội mũ rộng vành ra đón và đưa tôi vào phòng hành - quân diễn - tả lại chi - tiết trận đánh đêm qua . sau đó , hướng - dẫn cho tôi đi quan - sát chung quanh đồn , chỉ rõ những hướng tấn - công của địch , giải - thích sự phòng - thủ của Biệt - Động - Quân và hướng tiến- công của Thiết - giáp vào địch quân như thế nào .
Buổi trưa hôm đó , chị Nhơn mời tôi ăn cơm với vợ chồng chị tại đồn . Đời lính , mấy khi được ăn bữa cơm ngon , hay ngủ một giấc ngủ yên trong căn nhà của mình . Chúng tôi ngồi ăn cơm trong hầm sâu dưới đất , hầm rất kiên - cố , vì đây là một nơi được cộng - quân thường - xuyên về thăm hỏi . anh chị Nhơn cùng quê ở xứ Huế . Anh Nhơn xuất thân từ khóa 17 Võ - Bị Đà - Lạt , tôi nghe nói hai khóa 16 và 17 của trường Võ - Bị Đà - Lạt đã đào tạo nhiều sĩ - quan rất anh - hùng trên chiến - trường hồi đó, và một trong số cũng đã oanh - liệt đền nợ nước khi tuổi đời còn quá trẻ .
Đó là lần đầu tiên cũng là lần cuối cùng tôi gặp anh Nhơn . Sau này , có nhiều lần tôi đi làm phóng - sự chiến - trường với nhiều đơn - vị Biệt - Động - Quân , nhưng không có dịp nào gặp lại anh chị . Thỉnh - thoảng gặp những người quen chuyển lời anh chị hỏi thăm tôi . Cho đến hôm nay , hơn 7 năm sau , vừa đặt chân đến Huế , quê - hương của anh chị , thì đã nghe tin anh gục ngã một cách anh - dũng trên chiến - trường Trị - Thiên .
Tình cờ gặp Thiếu - Tá Bá , Tiểu - đoàn trưởng Tiểu - đoàn 10 Chiến - tranh Chính - trị mới biết Trung - tá Võ - Nhơn là cháu của ông , Thiếu - tá Bá hỏi tôi :
- Võ Nhơn là cháu của tôi , cô muốn đến thăm Tiểu - đoàn của Nhơn thì tôi đưa cô đi .
Thiếu - tá Bá nhắc lại một vài kỷ - niệm với Trung - tá Võ - Nhơn trong tình chú cháu một cách xúc - động . Cùng với một phóng - viên nữa của báo Sóng - Thần , chúng tôi theo Thiếu - tá Bá lên Văn - Thánh là nơi đang dừng quân của Liên - Đoàn I Biệt - Động - Quân . Từ Huế , con dường dẫn lên Văn - Thánh chạy vòng theo bờ tả - ngạn của sông Hương , qua làng Kim - Long , nơi có những cô gái nổi tiếng đẹp nhất Thần - Kinh , đủ sức thu hút một vị vua đa - tình dám bỏ cả ngai - vàng đi theo tiếng gọi của con tim :
Kim - Long có gái mỹ - miều ,
Trẩm thương , trẩm nhớ , trẩm liều , trẩm đi .
Qua khỏi Kim - Long là chùa Thiên - Mụ , nơi mà ngày xưa truyền - thuyết cho rằng chúa Nguyễn đã được một người đàn bà từ trên trời hiện xuống chỉ điểm cho việc lập nên Đế - nghiệp của mình .
Qua khỏi chùa Thiên - Mụ , là đã ra ngoại - ô của thành - phố Huế . Khung cảnh như bỗng nhiên mở rộng với những ngọn đồi tiếp nối nhau , những đồi sim , cùng một màu tím , màu tím hoa sim . Và đây là Văn - Thánh , nơi dưỡng - quân của liên - đoàn I Biệt - Động - Quân . Bộ chỉ - huy của liên - đoàn đóng ở Văn - Thánh , còn các Tiểu - đoàn , mỗi Tiểu - đoàn đóng dưới chân của đồi sim .
Liên - đoàn I đang dưỡng quân , bổ sung quân số và đặc - biệt huấn - luyện về kỹ - thuật bắn chiến xa để chờ ngày phản công tái chiếm Quảng - Trị . Xe chạy vòng vòng qua những ngọn đồi . Tiếng súng từ những toán đang thi tác xạ do Liên - đoàn tổ - chức vang vọng một vùng đồi núi . Bóng dáng của những người chiến - binh mặc áo hoa rừng di chuyển trên những đồi sim làm cho tôi chợt nhớ người chú của tôi . Ngày xưa , lúc chú tôi còn sống , ông cũng mặc áo hoa rừng , cũng dạy cho tôi bắn súng ở rừng Châu - Hiệp .
Chúng tôi đến thẳng nơi Liên - Đoàn tranh giải tác xạ , các đơn - vị đang thi tài một cách hào - hứng . Tranh giải với đủ mọi loại súng , súng Colt , súng M16 , súng M72 ...Tôi trình - bày với Trung - Tá Liên - Đoàn Trưởng ý định muốn biết thêm chi tiết về cái chết của Trung - tá Võ - Nhơn . trung - tá Liên - đoàn trưởng ra lệnh các đơn - vị tạm ngưng tranh tài để nghỉ - ngơi chốc lát .
Trong khoảng thời - gian ngắn đó , trên đồi sim này , ngày hôm nay tôi có dịp gặp lại và trò chuyện với nhiều người , mà ngày xưa tôi đã quen trong những lần đi ủy - lạo với các phái - đoàn. Như Thiếu - tá Hoàng - Phổ , ngày trước là đại - úy Hoàng - Phổ , Tiểu - Đoàn trưởng Tiểu - đoàn 37 Biệt - Động - Quân , tiểu - đoàn này đã lừng - danh với trận đánh ở Khe - Sanh hời năm 1968.
Khe - Sanh là một thung - lũng nằm về phía cận Bắc củ tỉnh Quảng - Trị . Từ năm 1962 , Hoa - Kỳ d-ã chọn Khe - Sanh để lập một căn cứ hỏa - lực hầu cắt đứt con đường tiếp - tế của cộng quân từ Bắc vào Nam và qua Lào . Trong những lúc mức độ của cuộc chiến cao nhất , quân số của Thủy - Quân - Lục - Chiến Hoa - Kỳ trấn đóng tại đây đã lên đến 6000 người và đơn - vị chủ - lực là Trung - Đoàn 26 Thủy - quân - Lục - Chiến Hoa - Kỳ .
Cộng quân nhất quyết san bằng căn cứ hỏa - lực này , cho nên trước tết Mậu - Thân , địch đã điều - động sư - đoàn 304 và Sư - đoàn 325 tổng cộng khoảng 20 ngàn quân bao vây căn cứ Khe - Sanh để tạo ra một Điện - Biên - Phủ thứ hai . Đồng thời hai Sư - đoàn 320 và Sư - đoàn 324 của cộng quân cũng sẵn - sàng tiếp chiến ở mặt trận này . Ngày 21 tháng 1 năm 1968 , cộng quân bắt đầu cuộc tấn công bằng những trận mưa pháo và xung - phong đánh đồi 861 Nam ( có hai ngọn đồi 861 : đồi 861 Bắc và đồi 861 Nam ) .
Ngày 27 tháng 1 , đúng một tuần sau ngày cộng quân khởi sự tấn công , Tiểu - đoàn 37 Biệt - Động - Quân của Quân - lực Việt - Nam Cộng - Hòa do Đại - úy Hoàng - Phổ chỉ - huy được chuyển - vận tới Khe - Sanh và trấn đóng mặt Đông của phi - đạo . Cuộc chiến diễn ra vô cùng khốc - liệt , đại - úy Hoàng - Phổ và Tiểu - đoàn 37 Biệt - Động - Quân đã lập nhiều chiến - công trong phần tuyến phòng thủ của mình và khiến cho quân - đội đồng - minh phải khâm - phục trước sự chiến đấu dũng - cảm của người lính miền Nam Việt - Nam .
Trong trận này , tất cả chiến - sĩ của tiểu - đoàn đều được lên một cấp , chỉ trừ Đại - úy Tiểu - đoàn - trưởng không những không lên mà còn bị mất chức Tiểu - đoàn - trưởng vì đã cải lại lệnh của một tướng Mỹ trong cuộc hành - quân hỗn - hợp Việt - Mỹ .
Sau đó , Đại - úy Hoàng - Phổ được thuyên - chuyển về làm huấn - luyện - viên ở quân - trường Dục - Mỹ . Tôi rất ngạc - nhiên khi thấy một sĩ - quan trẻ , xuất thân từ Võ - Bị Đà - Lạt khóa 17 nhiều khả - năng trên chiến trận , lại về làm huấn - luyện - viên ở trường . Hỏi thăm mới biết sự tình như thế .
Một thời gian sau , một lần đi làm phóng - sự chiến - trường ở Cao- nguyên Trung - phần , từ trực - thăng nhảy xuống ngay rừng Benhet , nơi cánh quân của Biệt - Động - Quân đang lùng địch , tôi gặp Đại - úy Hoàng - Phổ , lúc đó ông đang cầm một Tiểu - đoàn . Đúng là cánh chim bằng đã đến ngày gặp gió . Và hôm nay ,đứng trên đồi sim này , ông là Thiếu - tá Tiểu - đoàn trưởng Tiểu - đoàn 37 Biệt - Động - Quân , một đơn vị như có cơ duyên với người sĩ - quan nhiều khả - năng và đầy nhiệt - huyết trong binh - nghiệp . Sinh trưởng và lớn lên ở Huế , nay có dịp trở về chiến - đấu ngay nơi quê - quán của mình thì tinh - thần của người chiến - sĩ chắc chắn phải mãnh - liệt hơn , và đó chỉ là một tình cảm tự - nhiên của con người .
Thiếu - tá Hoàng - Phổ giới thiệu tôi với một vị sĩ - quan :
- Đây là Đại - úy Tập , ở ban 3 của Tiểu - đoàn 37 . đại - úy Tập có thể cho cô biết rõ về người chỉ - huy quá cố của ông . Nếu cô muốn nghe về cái chết của Trung - tá Nhơn , cô có thể hỏi bất cứ một người nào đã có mặt trong trận đó . Nhưng tốt nhất là gặp thiếu - úy Hồng , sĩ - quan truyền - tin của trung - tá Nhơn , và Trung - tá Nhơn đã chết trên tay của thiếu - úy Hồng .
Đại - úy Tập nói :
- Trung - tá Nhơn là người rất đàng - hoàng , anh ra anh , em ra em , làm việc rất kỹ - lưỡng .
Đại - úy Tập nói đến đó thì cuộc thi tác xạ lại tiếp tục , nên câu chuyện phải tạm ngưng . Tôi trở lên Văn - Thánh để tìm Thiếu - úy Hồng . Buổi chiều , đứng trên Văn - Thánh nhìn ra trước mặt là sông Hương , sau lưng là tượng các ông quan văn đứng thành từng hàng . Nắng buổi chiều chiếu lên những đồi sim tạo nên một khung cảnh thật trữ tình , chỉ tiếc là trong thời chinh - chiến nên vắng bóng những đôi tình - nhân bên bờ sông Hương .
Ngày hôm đó , lúc 5 giờ sáng , trực - thăng bốc Tiểu - đoàn 37 của chúng tôi đổ xuống vị - trí đã định . Chúng tôi vừa tiến vào nhà thờ trong làng thì đụng địch liền, địch khoảng một Trung - đoàn . Chúng tôi thanh - toán xong các mục - tiêu thì xe tăng Việt - cộng từ phía tây - Bắc xuất hiện , nhưng bị tuyến trước của mình diệt ngay .
Từ 6 giờ sáng đến 11 giờ trưa , anh em chúng tôi thâu nhặt chiến - lợi - phẩm , hơn 100 cây súng , còn xác địch thì đếm không hết . Lúc đó , Tiểu - đoàn 21 Biệt - Động - Quân của Thiếu - tá Quách - Thưởng cùng tiến song - song với chúng tôi hướng về mục - tiêu . Đùng một cái , xe tăng cộng - quân xuất hiện tứ phía . Thì ra chúng dấu xe , dựng những vách tre đan có trét đất như nhà của dân để ngụy - trang . Xe tăng của chúng vừa xuất - hiện liền tiến thẳng vào Bộ chỉ - huy mà bắn cho gục .
Khi xe tăng địch vừa xông đến , Trung - tá Nhơn ra lệnh bố - trí bắn chiến xa . Nhưng xe tăng đã đến quá gần , chiếc xe đi đầu cán lên mình hai người mang máy truyền - tin . Trung - tá Nhơn nhất định không tháo lui , một mặt ông ra lệnh bắn chiến xa , một mặt gọi máy bay đến xạ - kích . Ông đứng sừng - sững chỉ - huy giữa những lằn đạn từ các chiến xa bắn đến như mưa .
Lát sau , Trung - tá Nhơn bị một viên đạn ngay đầu , ngã xuống .Tôi đang đứng
sát một bên , nhào tới ôm ông ta và đặt đầu ông lên đùi của tôi . Ông đã chết . tôi nuốt nước mắt mà vuốt mắt cho ông . Lúc đó tôi mới nhìn thấy mình đang giao - chiến trên một cồn cát . Máu từ đầu Trung - tá Nhơn đổ xuống một vũng đỏ thắm trên màu cát trắng tinh .
Chúng tôi ngồi yên lặng một lúc trước khi Thiếu - úy Hồng kể tiếp trận chiến kết thúc như thế nào . Trời chuyển cơn mưa rất nhanh , cơn mưa làm dịu ánh nắng của chiều hè , trời mưa nhưng nắng vàng không tắt . Ánh nắng nhạt dần và màu tím của những cánh hoa sim ngã qua màu tím thẳm , mưa vẫn rơi trên những đồi sim .
Tôi vào Đà - Nẳng , đi với chị Phạm - Văn - Lương đến thăm gia - đình của Trung - tá Nhơn đang ở cư - xá Đoàn - Kết . Gia - đình của anh Nhơn ở đây gồm có cha - mẹ già , chị Nhơn và đứa con nhỏ , chị Nhơn nắm tay tôi thật chặt :
- Cô Kiều - Mỹ - Duyên phải không ?
Đã hơn 7 năm rồi mới gặp lại , đang lúc đau buồn như vậy mà chị cũng nhận ra tôi ngay . Chị có vẻ bình - tỉnh, hay đúng ra rất cố - gắng để bình - tỉnh , bởi vì anh Nhơn là con một , chị là dâu một trong nhà , còn ai gánh vát cho lúc này , và cả những chuổi ngày đằng - đẳng trước mắt. Hiện chị Nhơn đang dạy học ở trường Văn - hóa Quân - Đội , bà cụ cũng đến nắm lấy tay tôi , ứa nước mắt kể lể :
- Chúng tôi chỉ có một mình nó . Nó đi đâu là tôi đi theo đó , đóng đồn ở Lộc - Giang , tận trong Hậu - Nghĩa tôi cũng đi theo vào . Hành - quân ngoài Quãng - Trị tôi cũng ra thăm , không sợ bom đạn , bây giờ thì đi luôn rồi , cô ơi !
Anh là con một , có cha mẹ già , anh có thể khỏi phải đi lính , hoặc làm lính ở văn - phòng . Nhưng anh đã chọn con đường binh - nghiệp , anh tình - nguyện vào Võ - Bị , anh tình - nguyện đội chiếc Mũ Nâu , mặc áo hoa rừng và hy - sinh cả một đời trai cho chiến trận
Buổi tối tôi ở lại nhà của chị Nhơn để an - ủi chị , tôi xin chị cho xem hình của hai vợ chồng . Hai người quen nhau từ lúc còn nhỏ , yêu nhau rồi mới cưới nhau , mà chỉ vỏn - vẹn có mấy tấm hình , hình thì cũ , đã ngã sang màu vàng .
Khi đi ngủ , trong phòng khách , kế nơi bàn thờ , chị Nhơn treo một một chiếc áo trận của chồng , dưới ánh đèn mờ mờ , chiếc áo lung - linh như anh Nhơn trở về . Trước mặt mọi người , chị Nhơn không kgóc , nhưng nửa đêm chợt thức giấc , tôi thấy chị úp mặt vào gối , cố dằn những tiếng nức - nở , nghẹn - ngào .
Cư - xá Đoàn - Kết gần với phi - trường Đà - Nẳng và Tổng - Y - Viện Duy - Tân . Trong đêm vắng , giữa những tiếng phản - lực của những chiến - đấu - cơ xé gió , còn có tiếng cánh quạt ù ù của những chiếc trực - thăng tải thương đó , có những chuyến chở xác chồng về cho những người vợ vừa trở thành góa phụ đêm nay.
Kiều Mỹ Duyên
(Chinh Chiến Điêu Linh)
( Sinh Tồn chyển )
CHIỀU MƯA TRÊN ĐỒI SIM.
Đến Huế được vài hôm , tôi nghe tin Trung - Tá Võ - Nhơn đã gục ngã trên cồn cát trắng trong vùng đất Quảng - Trị khi ông chỉ - huy đơn - vị anh - dũng tả xung hữu đột với đoàn chiến xa của Cộng quân .
Nhớ cách đây đã lâu lắm , một lần tôi đến thăm Tiểu - đoàn 34 Biệt - Động - Quân đang đóng ở Lộc - Giang . Tối hôm trước khi tôi đến , một Trung - đoàn Cộng quân về vây đánh đồn Lộc - Giang . Tiểu - đoàn bị đánh trong lúc Thiếu - tá Tiểu - doàn - trưởng đang đi phép . Thiếu - tá Tiểu - đoàn - phó đang nằm bệnh - viện . Hai đại - đội Biệt - động - quân đã ra khỏi đồn đi hành - quân xa , chỉ còn hai đại - đội mà phải chống cự với một trung - đoàn địch quân . Trung - Tá Nhơn lúc đó còn là Trung - úy Nhơn , đại - đội trưởng , đã điều - động đơn - vị Thiết - giáp yểm - trợ bên ngòai vào phối - hợp đẩy lui quân địch . Trận chiến kéo dài suốt đêm , đồn Lộc - Giang chìm trong lửa đạn .Sáng hôm sau , địch rút lui và để lại hàng trăm xác cùng vũ - khí cá - nhân ngổn - ngang trên các vòng rào phòng - thủ của đồn .
Trung - Tướng Phan - Trọng - Chính , hồi đó là Thiếu - Tướng Tư - Lệnh Sư - đoàn 25 Bộ - Binh cùng Đại - Tá Mã - Sanh - Nhơn , tỉnh - trưởng kiêm Trung - đoàn trưởng Trung - đoàn 49 Bộ - binh , đến tận đồn Lộc - Giang , Hậu - Nghĩa khen - thưởng chiến - công . Tôi cũng đến thăm đồn vào sáng hôm đó .
Trung - úy Nhơn đội mũ rộng vành ra đón và đưa tôi vào phòng hành - quân diễn - tả lại chi - tiết trận đánh đêm qua . sau đó , hướng - dẫn cho tôi đi quan - sát chung quanh đồn , chỉ rõ những hướng tấn - công của địch , giải - thích sự phòng - thủ của Biệt - Động - Quân và hướng tiến- công của Thiết - giáp vào địch quân như thế nào .
Buổi trưa hôm đó , chị Nhơn mời tôi ăn cơm với vợ chồng chị tại đồn . Đời lính , mấy khi được ăn bữa cơm ngon , hay ngủ một giấc ngủ yên trong căn nhà của mình . Chúng tôi ngồi ăn cơm trong hầm sâu dưới đất , hầm rất kiên - cố , vì đây là một nơi được cộng - quân thường - xuyên về thăm hỏi . anh chị Nhơn cùng quê ở xứ Huế . Anh Nhơn xuất thân từ khóa 17 Võ - Bị Đà - Lạt , tôi nghe nói hai khóa 16 và 17 của trường Võ - Bị Đà - Lạt đã đào tạo nhiều sĩ - quan rất anh - hùng trên chiến - trường hồi đó, và một trong số cũng đã oanh - liệt đền nợ nước khi tuổi đời còn quá trẻ .
Đó là lần đầu tiên cũng là lần cuối cùng tôi gặp anh Nhơn . Sau này , có nhiều lần tôi đi làm phóng - sự chiến - trường với nhiều đơn - vị Biệt - Động - Quân , nhưng không có dịp nào gặp lại anh chị . Thỉnh - thoảng gặp những người quen chuyển lời anh chị hỏi thăm tôi . Cho đến hôm nay , hơn 7 năm sau , vừa đặt chân đến Huế , quê - hương của anh chị , thì đã nghe tin anh gục ngã một cách anh - dũng trên chiến - trường Trị - Thiên .
Tình cờ gặp Thiếu - Tá Bá , Tiểu - đoàn trưởng Tiểu - đoàn 10 Chiến - tranh Chính - trị mới biết Trung - tá Võ - Nhơn là cháu của ông , Thiếu - tá Bá hỏi tôi :
- Võ Nhơn là cháu của tôi , cô muốn đến thăm Tiểu - đoàn của Nhơn thì tôi đưa cô đi .
Thiếu - tá Bá nhắc lại một vài kỷ - niệm với Trung - tá Võ - Nhơn trong tình chú cháu một cách xúc - động . Cùng với một phóng - viên nữa của báo Sóng - Thần , chúng tôi theo Thiếu - tá Bá lên Văn - Thánh là nơi đang dừng quân của Liên - Đoàn I Biệt - Động - Quân . Từ Huế , con dường dẫn lên Văn - Thánh chạy vòng theo bờ tả - ngạn của sông Hương , qua làng Kim - Long , nơi có những cô gái nổi tiếng đẹp nhất Thần - Kinh , đủ sức thu hút một vị vua đa - tình dám bỏ cả ngai - vàng đi theo tiếng gọi của con tim :
Kim - Long có gái mỹ - miều ,
Trẩm thương , trẩm nhớ , trẩm liều , trẩm đi .
Qua khỏi Kim - Long là chùa Thiên - Mụ , nơi mà ngày xưa truyền - thuyết cho rằng chúa Nguyễn đã được một người đàn bà từ trên trời hiện xuống chỉ điểm cho việc lập nên Đế - nghiệp của mình .
Qua khỏi chùa Thiên - Mụ , là đã ra ngoại - ô của thành - phố Huế . Khung cảnh như bỗng nhiên mở rộng với những ngọn đồi tiếp nối nhau , những đồi sim , cùng một màu tím , màu tím hoa sim . Và đây là Văn - Thánh , nơi dưỡng - quân của liên - đoàn I Biệt - Động - Quân . Bộ chỉ - huy của liên - đoàn đóng ở Văn - Thánh , còn các Tiểu - đoàn , mỗi Tiểu - đoàn đóng dưới chân của đồi sim .
Liên - đoàn I đang dưỡng quân , bổ sung quân số và đặc - biệt huấn - luyện về kỹ - thuật bắn chiến xa để chờ ngày phản công tái chiếm Quảng - Trị . Xe chạy vòng vòng qua những ngọn đồi . Tiếng súng từ những toán đang thi tác xạ do Liên - đoàn tổ - chức vang vọng một vùng đồi núi . Bóng dáng của những người chiến - binh mặc áo hoa rừng di chuyển trên những đồi sim làm cho tôi chợt nhớ người chú của tôi . Ngày xưa , lúc chú tôi còn sống , ông cũng mặc áo hoa rừng , cũng dạy cho tôi bắn súng ở rừng Châu - Hiệp .
Chúng tôi đến thẳng nơi Liên - Đoàn tranh giải tác xạ , các đơn - vị đang thi tài một cách hào - hứng . Tranh giải với đủ mọi loại súng , súng Colt , súng M16 , súng M72 ...Tôi trình - bày với Trung - Tá Liên - Đoàn Trưởng ý định muốn biết thêm chi tiết về cái chết của Trung - tá Võ - Nhơn . trung - tá Liên - đoàn trưởng ra lệnh các đơn - vị tạm ngưng tranh tài để nghỉ - ngơi chốc lát .
Trong khoảng thời - gian ngắn đó , trên đồi sim này , ngày hôm nay tôi có dịp gặp lại và trò chuyện với nhiều người , mà ngày xưa tôi đã quen trong những lần đi ủy - lạo với các phái - đoàn. Như Thiếu - tá Hoàng - Phổ , ngày trước là đại - úy Hoàng - Phổ , Tiểu - Đoàn trưởng Tiểu - đoàn 37 Biệt - Động - Quân , tiểu - đoàn này đã lừng - danh với trận đánh ở Khe - Sanh hời năm 1968.
Khe - Sanh là một thung - lũng nằm về phía cận Bắc củ tỉnh Quảng - Trị . Từ năm 1962 , Hoa - Kỳ d-ã chọn Khe - Sanh để lập một căn cứ hỏa - lực hầu cắt đứt con đường tiếp - tế của cộng quân từ Bắc vào Nam và qua Lào . Trong những lúc mức độ của cuộc chiến cao nhất , quân số của Thủy - Quân - Lục - Chiến Hoa - Kỳ trấn đóng tại đây đã lên đến 6000 người và đơn - vị chủ - lực là Trung - Đoàn 26 Thủy - quân - Lục - Chiến Hoa - Kỳ .
Cộng quân nhất quyết san bằng căn cứ hỏa - lực này , cho nên trước tết Mậu - Thân , địch đã điều - động sư - đoàn 304 và Sư - đoàn 325 tổng cộng khoảng 20 ngàn quân bao vây căn cứ Khe - Sanh để tạo ra một Điện - Biên - Phủ thứ hai . Đồng thời hai Sư - đoàn 320 và Sư - đoàn 324 của cộng quân cũng sẵn - sàng tiếp chiến ở mặt trận này . Ngày 21 tháng 1 năm 1968 , cộng quân bắt đầu cuộc tấn công bằng những trận mưa pháo và xung - phong đánh đồi 861 Nam ( có hai ngọn đồi 861 : đồi 861 Bắc và đồi 861 Nam ) .
Ngày 27 tháng 1 , đúng một tuần sau ngày cộng quân khởi sự tấn công , Tiểu - đoàn 37 Biệt - Động - Quân của Quân - lực Việt - Nam Cộng - Hòa do Đại - úy Hoàng - Phổ chỉ - huy được chuyển - vận tới Khe - Sanh và trấn đóng mặt Đông của phi - đạo . Cuộc chiến diễn ra vô cùng khốc - liệt , đại - úy Hoàng - Phổ và Tiểu - đoàn 37 Biệt - Động - Quân đã lập nhiều chiến - công trong phần tuyến phòng thủ của mình và khiến cho quân - đội đồng - minh phải khâm - phục trước sự chiến đấu dũng - cảm của người lính miền Nam Việt - Nam .
Trong trận này , tất cả chiến - sĩ của tiểu - đoàn đều được lên một cấp , chỉ trừ Đại - úy Tiểu - đoàn - trưởng không những không lên mà còn bị mất chức Tiểu - đoàn - trưởng vì đã cải lại lệnh của một tướng Mỹ trong cuộc hành - quân hỗn - hợp Việt - Mỹ .
Sau đó , Đại - úy Hoàng - Phổ được thuyên - chuyển về làm huấn - luyện - viên ở quân - trường Dục - Mỹ . Tôi rất ngạc - nhiên khi thấy một sĩ - quan trẻ , xuất thân từ Võ - Bị Đà - Lạt khóa 17 nhiều khả - năng trên chiến trận , lại về làm huấn - luyện - viên ở trường . Hỏi thăm mới biết sự tình như thế .
Một thời gian sau , một lần đi làm phóng - sự chiến - trường ở Cao- nguyên Trung - phần , từ trực - thăng nhảy xuống ngay rừng Benhet , nơi cánh quân của Biệt - Động - Quân đang lùng địch , tôi gặp Đại - úy Hoàng - Phổ , lúc đó ông đang cầm một Tiểu - đoàn . Đúng là cánh chim bằng đã đến ngày gặp gió . Và hôm nay ,đứng trên đồi sim này , ông là Thiếu - tá Tiểu - đoàn trưởng Tiểu - đoàn 37 Biệt - Động - Quân , một đơn vị như có cơ duyên với người sĩ - quan nhiều khả - năng và đầy nhiệt - huyết trong binh - nghiệp . Sinh trưởng và lớn lên ở Huế , nay có dịp trở về chiến - đấu ngay nơi quê - quán của mình thì tinh - thần của người chiến - sĩ chắc chắn phải mãnh - liệt hơn , và đó chỉ là một tình cảm tự - nhiên của con người .
Thiếu - tá Hoàng - Phổ giới thiệu tôi với một vị sĩ - quan :
- Đây là Đại - úy Tập , ở ban 3 của Tiểu - đoàn 37 . đại - úy Tập có thể cho cô biết rõ về người chỉ - huy quá cố của ông . Nếu cô muốn nghe về cái chết của Trung - tá Nhơn , cô có thể hỏi bất cứ một người nào đã có mặt trong trận đó . Nhưng tốt nhất là gặp thiếu - úy Hồng , sĩ - quan truyền - tin của trung - tá Nhơn , và Trung - tá Nhơn đã chết trên tay của thiếu - úy Hồng .
Đại - úy Tập nói :
- Trung - tá Nhơn là người rất đàng - hoàng , anh ra anh , em ra em , làm việc rất kỹ - lưỡng .
Đại - úy Tập nói đến đó thì cuộc thi tác xạ lại tiếp tục , nên câu chuyện phải tạm ngưng . Tôi trở lên Văn - Thánh để tìm Thiếu - úy Hồng . Buổi chiều , đứng trên Văn - Thánh nhìn ra trước mặt là sông Hương , sau lưng là tượng các ông quan văn đứng thành từng hàng . Nắng buổi chiều chiếu lên những đồi sim tạo nên một khung cảnh thật trữ tình , chỉ tiếc là trong thời chinh - chiến nên vắng bóng những đôi tình - nhân bên bờ sông Hương .
Ngày hôm đó , lúc 5 giờ sáng , trực - thăng bốc Tiểu - đoàn 37 của chúng tôi đổ xuống vị - trí đã định . Chúng tôi vừa tiến vào nhà thờ trong làng thì đụng địch liền, địch khoảng một Trung - đoàn . Chúng tôi thanh - toán xong các mục - tiêu thì xe tăng Việt - cộng từ phía tây - Bắc xuất hiện , nhưng bị tuyến trước của mình diệt ngay .
Từ 6 giờ sáng đến 11 giờ trưa , anh em chúng tôi thâu nhặt chiến - lợi - phẩm , hơn 100 cây súng , còn xác địch thì đếm không hết . Lúc đó , Tiểu - đoàn 21 Biệt - Động - Quân của Thiếu - tá Quách - Thưởng cùng tiến song - song với chúng tôi hướng về mục - tiêu . Đùng một cái , xe tăng cộng - quân xuất hiện tứ phía . Thì ra chúng dấu xe , dựng những vách tre đan có trét đất như nhà của dân để ngụy - trang . Xe tăng của chúng vừa xuất - hiện liền tiến thẳng vào Bộ chỉ - huy mà bắn cho gục .
Khi xe tăng địch vừa xông đến , Trung - tá Nhơn ra lệnh bố - trí bắn chiến xa . Nhưng xe tăng đã đến quá gần , chiếc xe đi đầu cán lên mình hai người mang máy truyền - tin . Trung - tá Nhơn nhất định không tháo lui , một mặt ông ra lệnh bắn chiến xa , một mặt gọi máy bay đến xạ - kích . Ông đứng sừng - sững chỉ - huy giữa những lằn đạn từ các chiến xa bắn đến như mưa .
Lát sau , Trung - tá Nhơn bị một viên đạn ngay đầu , ngã xuống .Tôi đang đứng
sát một bên , nhào tới ôm ông ta và đặt đầu ông lên đùi của tôi . Ông đã chết . tôi nuốt nước mắt mà vuốt mắt cho ông . Lúc đó tôi mới nhìn thấy mình đang giao - chiến trên một cồn cát . Máu từ đầu Trung - tá Nhơn đổ xuống một vũng đỏ thắm trên màu cát trắng tinh .
Chúng tôi ngồi yên lặng một lúc trước khi Thiếu - úy Hồng kể tiếp trận chiến kết thúc như thế nào . Trời chuyển cơn mưa rất nhanh , cơn mưa làm dịu ánh nắng của chiều hè , trời mưa nhưng nắng vàng không tắt . Ánh nắng nhạt dần và màu tím của những cánh hoa sim ngã qua màu tím thẳm , mưa vẫn rơi trên những đồi sim .
Tôi vào Đà - Nẳng , đi với chị Phạm - Văn - Lương đến thăm gia - đình của Trung - tá Nhơn đang ở cư - xá Đoàn - Kết . Gia - đình của anh Nhơn ở đây gồm có cha - mẹ già , chị Nhơn và đứa con nhỏ , chị Nhơn nắm tay tôi thật chặt :
- Cô Kiều - Mỹ - Duyên phải không ?
Đã hơn 7 năm rồi mới gặp lại , đang lúc đau buồn như vậy mà chị cũng nhận ra tôi ngay . Chị có vẻ bình - tỉnh, hay đúng ra rất cố - gắng để bình - tỉnh , bởi vì anh Nhơn là con một , chị là dâu một trong nhà , còn ai gánh vát cho lúc này , và cả những chuổi ngày đằng - đẳng trước mắt. Hiện chị Nhơn đang dạy học ở trường Văn - hóa Quân - Đội , bà cụ cũng đến nắm lấy tay tôi , ứa nước mắt kể lể :
- Chúng tôi chỉ có một mình nó . Nó đi đâu là tôi đi theo đó , đóng đồn ở Lộc - Giang , tận trong Hậu - Nghĩa tôi cũng đi theo vào . Hành - quân ngoài Quãng - Trị tôi cũng ra thăm , không sợ bom đạn , bây giờ thì đi luôn rồi , cô ơi !
Anh là con một , có cha mẹ già , anh có thể khỏi phải đi lính , hoặc làm lính ở văn - phòng . Nhưng anh đã chọn con đường binh - nghiệp , anh tình - nguyện vào Võ - Bị , anh tình - nguyện đội chiếc Mũ Nâu , mặc áo hoa rừng và hy - sinh cả một đời trai cho chiến trận
Buổi tối tôi ở lại nhà của chị Nhơn để an - ủi chị , tôi xin chị cho xem hình của hai vợ chồng . Hai người quen nhau từ lúc còn nhỏ , yêu nhau rồi mới cưới nhau , mà chỉ vỏn - vẹn có mấy tấm hình , hình thì cũ , đã ngã sang màu vàng .
Khi đi ngủ , trong phòng khách , kế nơi bàn thờ , chị Nhơn treo một một chiếc áo trận của chồng , dưới ánh đèn mờ mờ , chiếc áo lung - linh như anh Nhơn trở về . Trước mặt mọi người , chị Nhơn không kgóc , nhưng nửa đêm chợt thức giấc , tôi thấy chị úp mặt vào gối , cố dằn những tiếng nức - nở , nghẹn - ngào .
Cư - xá Đoàn - Kết gần với phi - trường Đà - Nẳng và Tổng - Y - Viện Duy - Tân . Trong đêm vắng , giữa những tiếng phản - lực của những chiến - đấu - cơ xé gió , còn có tiếng cánh quạt ù ù của những chiếc trực - thăng tải thương đó , có những chuyến chở xác chồng về cho những người vợ vừa trở thành góa phụ đêm nay.
Kiều Mỹ Duyên
(Chinh Chiến Điêu Linh)
( Sinh Tồn chyển )