Cõi Người Ta

CHƠI TRÒ ĐỒNG XANH

Một đứa trẻ trong bọn nói với tôi, chơi trò đồng xanh nhé! Tôi hỏi, đó là trò gì? Đó là trò chơi. Nhưng chơi như thế nào? Cứ chơi đi rồi biết. Ừ, cứ thử chơi với chúng nó xem sao.
 
Một đứa trẻ trong bọn nói với tôi, chơi trò đồng xanh nhé! Tôi hỏi, đó là trò gì? Đó là trò chơi. Nhưng chơi như thế nào? Cứ chơi đi rồi biết. Ừ, cứ thử chơi với chúng nó xem sao.
Tôi muốn chơi với chúng nó, vì tôi không biết chơi với ai. Tôi đi lạc giữa cánh đồng này đã khá lâu. Đồng rộng quá, thật thế, nhưng hơi khô tàn, có lẽ vì không phải lúc mùa màng.
Tôi muốn chơi nhưng chưa biết chơi kiểu gì, tôi ngồi trên một đống cát, đợi xem chúng chơi thế nào đã, nhưng, thật kỳ quặc, lũ trẻ đó, cũng như tôi, chúng ngồi trên những đống cát cạnh nhau, có đứa ngồi xa hơn, trong những bụi cây. Mặt chúng buồn thiu, hẳn nhiên. Chúng dõi mắt về phía xa xăm, nơi dòng sông đổ ra biển. Một đứa nói: “Cha tao chết lâu rồi, hồi quân giặc kéo vào cướp đảo, máu cha tao chảy đỏ nước, trai ăn được…” Đứa nữa ngồi bên cạnh cắt ngang: “Tao biết rồi, trai ăn được, ngọc càng sáng…” “Không phải, ai nói với mày như thế?” “Cô giáo dạy văn” - thằng kia trả lời, giọng tự tin. “Khốn nạn! - thằng kia vừa khóc vừa nói - làm gì có ngọc trai, chỉ có đạn thôi, rất nhiều viên đạn, vàng chóe”.
Im lặng bao trùm lên những đụn cát trên đồng. Có tiếng con chim vịt kêu hoặc là tiếng ai đó gọi vịt cũng không rõ. Tiếng chiều đổ xuống âm u. Thằng ngồi trong bụi cây thở dài nói ra: “Mẹ tao lại đi tìm tao rồi”. “Mẹ mày đi xuất khẩu lao động rồi cơ mà?” “Nhưng tao nghe tiếng mẹ gọi”. “Thì mày chạy ù về nhà xem sao, không khéo gặp mẹ mày cũng nên…”  Lại im lặng, chắc thằng nhỏ kia đang nhớ mẹ nó.
Tôi vẫn đang cố gắng tìm hiểu xem chúng đang chơi trò gì. Thằng nhỏ lúc nãy rủ tôi chơi cùng bây giờ ngồi im như tượng, chắc hẳn nó quên bẵng sự có mặt của tôi rồi. Bỗng một đứa hỏi: “Những gã khổng lồ ấy bây giờ ra sao rồi nhỉ?” “Chắc chúng gần chết” - một đứa khác nói. Tôi đoán chừng chúng nó đang nói về một nhân vật trong truyện tranh hoặc hoạt hình. Tiếng đứa ngồi xa nhất thở dài: “Chúng nó ác lắm!”…
Bóng tối đã đổ ập xuống cánh đồng. Ngoài xa, tiếng sóng ì oạp vỗ vào bờ sông. Hình như có cả tiếng đất lở. Có lẽ, đêm nay, tôi sẽ nằm ngủ ở đây, ngay trên đụn cát trắng này. Cả mấy thằng nhỏ kia có lẽ cũng thế, chúng vẫn ngồi nói chuyện với nhau về những gã khổng lồ nào đó, rằng bọn đó rất tham ăn, rằng bọn đó sắp chết nên càng hung dữ. Tôi sốt ruột quá, đánh bạo lên tiếng: “Các bạn chơi trò gì vậy?” Một loạt tiếng đáp, chứng tỏ bọn chúng vẫn biết là có tôi ngồi ở đây, bên cạnh chúng: “Trò đồng xanh, đã bảo rồi mà”. Tôi không chịu được nữa, hét toáng: “Trò đồng xanh là trò quái gì, tao có thấy tụi mày chơi gì đâu, tụi mày ngồi than thở như những bóng ma chết trẻ, thế mà chơi à?”
Tiếng đứa nào đó cười rất nhỏ, nghe lạnh người. Một đứa nói: “Thì chơi trò bóng ma cũng thế”. “Luật chơi thế nào?”- tôi hỏi. “Mày kể về mày đi”- một đứa nói. A, có lẽ, đây là trò kể chuyện, có thể lắm, trò này thì tôi biết, kể thì kể. Tôi bắt đầu: “Tớ là một búp măng non, khi mới ra đời…” Một đứa cười ngất, nói: “Tớ cũng thế”. Tôi hào hứng, bịa tiếp: “Bây giờ, tớ làm cây xanh giữa đồng, tỏa bóng mát…” “Tớ biết mà, tỏa bóng mát cho đời” – một đứa nói. Tôi cãi: “Không phải đâu, tỏa bóng mát trên đụn cát…” Tôi cố tình nói ngược như thế thôi. Xưa nay, những người lớn xung quanh đều bắt tôi nói xuôi, thầy cô hay bố mẹ tôi đều thế, nhất định không được nói ngược lại: Đất nước đẹp vô cùng, biển mênh mông tôm cá, những dòng sông chở nặng phù sa…Bây giờ chơi trò đồng xanh với bọn trẻ này, tôi thử nói ngược xem sao. Tôi kể: Đất nước tan hoang, biển đỏ ngầu màu máu, những dòng sông vừa trôi vừa chết… Bọn chúng ngồi nghe, suy tư, vài đứa gật gù. Xem chừng chúng nó cũng thích những câu chuyện ngược như thế.
Thế là tôi đã chơi được cùng với bọn chúng. Vậy cũng tốt, có người chơi cùng, đỡ buồn. Có điều, những đứa trẻ này thật kỳ, có khi chúng im lặng, có khi, cả mấy cái miệng cùng nói, không ai nhường ai, không ai nghe ai. Tiếng của chúng rì rào rì rào như những con sóng. Chúng không thắc mắc, cũng không gạn hỏi về câu chuyện tôi kể. Tất nhiên, những chuyện đó tôi bịa ra tuốt, ai dại gì mà kể thật về mình cho một bọn lạ hoắc nghe! Tôi giấu biệt chuyện tôi đang đi lạc, đang rất hoang mang giữa đồng hoang. Đêm đã nhuộm đen những đụn cát trắng. Ánh trăng mờ từ rất xa rọi xuống. Chợt một đứa cao giọng: “Làm sao tìm được đường về nhỉ?” “Về đâu nữa, ở lại đây thôi, đêm tối đen thế mà!” Ồ, hóa ra chúng nó cũng đi lạc như tôi! Lòng tôi chợt ấm lại một chút, không phải chỉ có mình tôi đi lạc. Đứa ngồi xa nhất lại cất tiếng: “Những gã khổng lồ đã lừa chúng mình”. Tôi mạnh dạn góp chuyện: “Không phải đâu, chúng mình tự đi lạc đấy chứ!” Mấy đứa kia đồng thanh: “Không phải, mày là thằng hèn nhát, mày sợ!” Tôi im, không dám cãi bởi vì nghe tiếng nói tôi biết bọn kia giận tôi lắm. Chúng nó mà vây tôi lại ở đây, giữa chốn đồng không mông quạnh này, tẩn cho một trận thì nguy! Mà biết đâu đấy, bọn kia nói đúng cũng nên, tôi là thằng hèn nhát. Tôi không dám nói ra những điều tôi nghĩ, tôi không dám kể thật với chúng nó rằng tôi bị lạc đường, rằng tôi đang rất sợ, đến nỗi có lúc són đái ra quần.
Bọn kia, tuy không nói ra, nhưng hình như chúng biết rõ về tôi. Như vậy thì nguy cho tôi quá! Xung quanh, bóng tối càng dày đặc, tiếng con cá quẫy nước từ rất xa vọng đến. Tôi muốn khóc: “Có ai giúp tôi với!” “Có một người giúp được mày nhưng ông ta đã chết rồi” – một đứa khẳng định. “Có những người chết rất khỏe” – đứa khác nói. Tôi nghĩ, thật là điên rồ, những đứa trẻ lại nghĩ về các kiểu chết. Tôi thì vẫn mong sống hơn, nhưng, sống mà đi lạc mãi trên cánh đồng u ám này thì cũng chán. Tôi nghĩ, bọn kia nói đúng, nếu cha tôi còn sống, ông sẽ đi tìm tôi, chắc chắn thế. Ông sẽ ru tôi bằng giọng hát buồn buồn. Tôi nhớ đến bài hát cũ và cảm thấy buồn ngủ. Tôi gục đầu xuống hai đầu gối. Gió khe khẽ đi qua trên tóc. Tôi ngủ thật, mặc kệ bọn trẻ xung quanh.
Tôi mơ hồ nghe tiếng mẹ gọi vẳng qua trong gió. Tiếng gọi phát ra chừng như đã lâu lắm rồi, tưởng chừng âm thanh đã mốc meo rồi, bị gió thổi bạt đi. Hình như có những bước chân rầm rập đâu đó. Những ngọn đuốc chập chờn như ma trơi. Tiếng ai đó nghe rất quen: “Trồng cây lên, cây gì cũng được, trồng thật nhanh, thật nhiều!” “Cánh đồng này rồi đây sẽ mọc lên một tượng đài hoành tráng, thật mọi rợ”. Hình như mẹ tôi cùng đi trong đoàn người đó, tiếng bước chân rất quen. Tôi bừng mở mắt, những đứa trẻ ngồi trên những đụn cát quanh tôi không biết có còn ngồi đấy hay đã bỏ đi. Bóng đêm dày đặc, tôi không nhìn thấy gì hết…
Cứ thế, tôi đã trải qua không biết bao nhiêu đêm trên cánh đồng này. Những đứa trẻ ngồi trên đụn cát có nhiều khi vụt biến thành những con chuột bạch xinh xinh ngơ ngác, loay hoay đào bới trong yên lặng. Lâu lắm mới nghe một đứa cất tiếng chíu chít, chúng vẫn tiếp tục chơi trò đồng xanh lạ lùng, bỏ mặc tôi ngồi một mình. Cách không xa chỗ tôi ngồi, có nhiều người đang làm việc. Họ mải miết khuân vác gạch đá để xây dựng công trình. Có lẽ đó là cái tượng đài hoành tráng mà ai đó đã nhắc đến lần trước trong giấc ngủ chập chờn của tôi. Tượng đài để làm gì tôi không biết rõ, lũ trẻ kia chắc biết hơn tôi. Vì thế, khi đã biến thành những con chuột tí hon, chúng vẫn tỏ ra ý thức rất rõ. Một đứa nói: “Khoét hết đất dưới chân, nó sẽ đổ!” “Để nó tự đổ thì phải lâu lắm, có khi cả đời người!” – đứa khác phụ họa.
Thế là những con chuột trắng đáng yêu ấy lặng lẽ bò về phía chân tượng đài và bắt đầu khoét đất dưới móng. Chúng cần mẫn làm việc. Tôi lại ngồi một mình. Tôi hỏi chúng: “Các bạn lại chơi trò đồng xanh đấy à?” “Chúng tớ đang tìm đường về nhà” – một con chuột nói. “Nhà chúng tớ dưới chân khối đá khổng lồ này, ở dưới đó có một con đường dẫn về nhà” – một con khác tiếp. Tôi hỏi: “Thế có ai biết đường về nhà tớ không?” “Cũng ở dưới đó! Khi nào khối đá này đổ xuống, bạn sẽ tìm được đường về nhà” – một lời đáp.
Tôi nghĩ, có lẽ những đứa trẻ kia bày trò chọc tôi cũng nên. Làm gì có một con đường nằm sâu dưới đất như thế. Đường về nhà tôi, rộng lắm, lại trải dài, có cây che bóng mát và hoa thơm quả ngọt. Những ngày tháng tuổi thơ tôi đã đi trên đó hàng trăm lần, chỉ có điều, bây giờ tôi không còn nhớ. Rất có thể, một ngày nắng đẹp nào đó tôi sẽ tìm ra hướng đi để vượt qua cánh đồng này để về nhà. Tôi thấp thỏm hi vọng. Trong khi, những đứa trẻ - chuột bạch kia vẫn không ngừng đào bới. Một đứa nhìn tôi thương hại: “Cứ ngồi một chỗ thế làm sao tìm được đường về!” Một đứa bực bội nói: “Mày phải làm gì đi chứ!” Tôi đề nghị: “Chơi trò đồng xanh đi!” Tất cả bọn nó đồng loạt cười chế giễu tôi, phô ra ngoài những chiếc răng chuột dễ ghét: “Trò đồng xanh xưa lắm rồi, không ai chơi nữa đâu!” Chúng nói thế và bò đi trong bóng đêm, đến dưới chân tượng đài để tiếp tục công việc còn dang dở. Những vì sao trên trời nhấp nháy soi lối cho chúng làm việc.
Còn lại một mình, tôi lại gục đầu lên hai đầu gối để ngủ. Biết đâu đấy, đêm nay, trong giấc mơ, tôi sẽ nghe được tiếng ru của cha hay tiếng gọi của mẹ, rồi tôi sẽ xác định được hướng đi cho mình. Nếu không, tôi sẽ chờ lũ trẻ kia phá được khối đá nọ, tìm ra đường về, tôi sẽ đi theo chúng nó để ra khỏi cánh đồng này. Ngày đó cũng không xa mấy nữa đâu, tôi nghĩ thế trước khi chìm vào giấc ngủ.
3/2013
http://thiendl.blogspot.com/2013/03/truyen-ngan-choi-tro-ong-xanh.html

Bàn ra tán vào (0)

Comment




  • Input symbols

CHƠI TRÒ ĐỒNG XANH

Một đứa trẻ trong bọn nói với tôi, chơi trò đồng xanh nhé! Tôi hỏi, đó là trò gì? Đó là trò chơi. Nhưng chơi như thế nào? Cứ chơi đi rồi biết. Ừ, cứ thử chơi với chúng nó xem sao.
 
Một đứa trẻ trong bọn nói với tôi, chơi trò đồng xanh nhé! Tôi hỏi, đó là trò gì? Đó là trò chơi. Nhưng chơi như thế nào? Cứ chơi đi rồi biết. Ừ, cứ thử chơi với chúng nó xem sao.
Tôi muốn chơi với chúng nó, vì tôi không biết chơi với ai. Tôi đi lạc giữa cánh đồng này đã khá lâu. Đồng rộng quá, thật thế, nhưng hơi khô tàn, có lẽ vì không phải lúc mùa màng.
Tôi muốn chơi nhưng chưa biết chơi kiểu gì, tôi ngồi trên một đống cát, đợi xem chúng chơi thế nào đã, nhưng, thật kỳ quặc, lũ trẻ đó, cũng như tôi, chúng ngồi trên những đống cát cạnh nhau, có đứa ngồi xa hơn, trong những bụi cây. Mặt chúng buồn thiu, hẳn nhiên. Chúng dõi mắt về phía xa xăm, nơi dòng sông đổ ra biển. Một đứa nói: “Cha tao chết lâu rồi, hồi quân giặc kéo vào cướp đảo, máu cha tao chảy đỏ nước, trai ăn được…” Đứa nữa ngồi bên cạnh cắt ngang: “Tao biết rồi, trai ăn được, ngọc càng sáng…” “Không phải, ai nói với mày như thế?” “Cô giáo dạy văn” - thằng kia trả lời, giọng tự tin. “Khốn nạn! - thằng kia vừa khóc vừa nói - làm gì có ngọc trai, chỉ có đạn thôi, rất nhiều viên đạn, vàng chóe”.
Im lặng bao trùm lên những đụn cát trên đồng. Có tiếng con chim vịt kêu hoặc là tiếng ai đó gọi vịt cũng không rõ. Tiếng chiều đổ xuống âm u. Thằng ngồi trong bụi cây thở dài nói ra: “Mẹ tao lại đi tìm tao rồi”. “Mẹ mày đi xuất khẩu lao động rồi cơ mà?” “Nhưng tao nghe tiếng mẹ gọi”. “Thì mày chạy ù về nhà xem sao, không khéo gặp mẹ mày cũng nên…”  Lại im lặng, chắc thằng nhỏ kia đang nhớ mẹ nó.
Tôi vẫn đang cố gắng tìm hiểu xem chúng đang chơi trò gì. Thằng nhỏ lúc nãy rủ tôi chơi cùng bây giờ ngồi im như tượng, chắc hẳn nó quên bẵng sự có mặt của tôi rồi. Bỗng một đứa hỏi: “Những gã khổng lồ ấy bây giờ ra sao rồi nhỉ?” “Chắc chúng gần chết” - một đứa khác nói. Tôi đoán chừng chúng nó đang nói về một nhân vật trong truyện tranh hoặc hoạt hình. Tiếng đứa ngồi xa nhất thở dài: “Chúng nó ác lắm!”…
Bóng tối đã đổ ập xuống cánh đồng. Ngoài xa, tiếng sóng ì oạp vỗ vào bờ sông. Hình như có cả tiếng đất lở. Có lẽ, đêm nay, tôi sẽ nằm ngủ ở đây, ngay trên đụn cát trắng này. Cả mấy thằng nhỏ kia có lẽ cũng thế, chúng vẫn ngồi nói chuyện với nhau về những gã khổng lồ nào đó, rằng bọn đó rất tham ăn, rằng bọn đó sắp chết nên càng hung dữ. Tôi sốt ruột quá, đánh bạo lên tiếng: “Các bạn chơi trò gì vậy?” Một loạt tiếng đáp, chứng tỏ bọn chúng vẫn biết là có tôi ngồi ở đây, bên cạnh chúng: “Trò đồng xanh, đã bảo rồi mà”. Tôi không chịu được nữa, hét toáng: “Trò đồng xanh là trò quái gì, tao có thấy tụi mày chơi gì đâu, tụi mày ngồi than thở như những bóng ma chết trẻ, thế mà chơi à?”
Tiếng đứa nào đó cười rất nhỏ, nghe lạnh người. Một đứa nói: “Thì chơi trò bóng ma cũng thế”. “Luật chơi thế nào?”- tôi hỏi. “Mày kể về mày đi”- một đứa nói. A, có lẽ, đây là trò kể chuyện, có thể lắm, trò này thì tôi biết, kể thì kể. Tôi bắt đầu: “Tớ là một búp măng non, khi mới ra đời…” Một đứa cười ngất, nói: “Tớ cũng thế”. Tôi hào hứng, bịa tiếp: “Bây giờ, tớ làm cây xanh giữa đồng, tỏa bóng mát…” “Tớ biết mà, tỏa bóng mát cho đời” – một đứa nói. Tôi cãi: “Không phải đâu, tỏa bóng mát trên đụn cát…” Tôi cố tình nói ngược như thế thôi. Xưa nay, những người lớn xung quanh đều bắt tôi nói xuôi, thầy cô hay bố mẹ tôi đều thế, nhất định không được nói ngược lại: Đất nước đẹp vô cùng, biển mênh mông tôm cá, những dòng sông chở nặng phù sa…Bây giờ chơi trò đồng xanh với bọn trẻ này, tôi thử nói ngược xem sao. Tôi kể: Đất nước tan hoang, biển đỏ ngầu màu máu, những dòng sông vừa trôi vừa chết… Bọn chúng ngồi nghe, suy tư, vài đứa gật gù. Xem chừng chúng nó cũng thích những câu chuyện ngược như thế.
Thế là tôi đã chơi được cùng với bọn chúng. Vậy cũng tốt, có người chơi cùng, đỡ buồn. Có điều, những đứa trẻ này thật kỳ, có khi chúng im lặng, có khi, cả mấy cái miệng cùng nói, không ai nhường ai, không ai nghe ai. Tiếng của chúng rì rào rì rào như những con sóng. Chúng không thắc mắc, cũng không gạn hỏi về câu chuyện tôi kể. Tất nhiên, những chuyện đó tôi bịa ra tuốt, ai dại gì mà kể thật về mình cho một bọn lạ hoắc nghe! Tôi giấu biệt chuyện tôi đang đi lạc, đang rất hoang mang giữa đồng hoang. Đêm đã nhuộm đen những đụn cát trắng. Ánh trăng mờ từ rất xa rọi xuống. Chợt một đứa cao giọng: “Làm sao tìm được đường về nhỉ?” “Về đâu nữa, ở lại đây thôi, đêm tối đen thế mà!” Ồ, hóa ra chúng nó cũng đi lạc như tôi! Lòng tôi chợt ấm lại một chút, không phải chỉ có mình tôi đi lạc. Đứa ngồi xa nhất lại cất tiếng: “Những gã khổng lồ đã lừa chúng mình”. Tôi mạnh dạn góp chuyện: “Không phải đâu, chúng mình tự đi lạc đấy chứ!” Mấy đứa kia đồng thanh: “Không phải, mày là thằng hèn nhát, mày sợ!” Tôi im, không dám cãi bởi vì nghe tiếng nói tôi biết bọn kia giận tôi lắm. Chúng nó mà vây tôi lại ở đây, giữa chốn đồng không mông quạnh này, tẩn cho một trận thì nguy! Mà biết đâu đấy, bọn kia nói đúng cũng nên, tôi là thằng hèn nhát. Tôi không dám nói ra những điều tôi nghĩ, tôi không dám kể thật với chúng nó rằng tôi bị lạc đường, rằng tôi đang rất sợ, đến nỗi có lúc són đái ra quần.
Bọn kia, tuy không nói ra, nhưng hình như chúng biết rõ về tôi. Như vậy thì nguy cho tôi quá! Xung quanh, bóng tối càng dày đặc, tiếng con cá quẫy nước từ rất xa vọng đến. Tôi muốn khóc: “Có ai giúp tôi với!” “Có một người giúp được mày nhưng ông ta đã chết rồi” – một đứa khẳng định. “Có những người chết rất khỏe” – đứa khác nói. Tôi nghĩ, thật là điên rồ, những đứa trẻ lại nghĩ về các kiểu chết. Tôi thì vẫn mong sống hơn, nhưng, sống mà đi lạc mãi trên cánh đồng u ám này thì cũng chán. Tôi nghĩ, bọn kia nói đúng, nếu cha tôi còn sống, ông sẽ đi tìm tôi, chắc chắn thế. Ông sẽ ru tôi bằng giọng hát buồn buồn. Tôi nhớ đến bài hát cũ và cảm thấy buồn ngủ. Tôi gục đầu xuống hai đầu gối. Gió khe khẽ đi qua trên tóc. Tôi ngủ thật, mặc kệ bọn trẻ xung quanh.
Tôi mơ hồ nghe tiếng mẹ gọi vẳng qua trong gió. Tiếng gọi phát ra chừng như đã lâu lắm rồi, tưởng chừng âm thanh đã mốc meo rồi, bị gió thổi bạt đi. Hình như có những bước chân rầm rập đâu đó. Những ngọn đuốc chập chờn như ma trơi. Tiếng ai đó nghe rất quen: “Trồng cây lên, cây gì cũng được, trồng thật nhanh, thật nhiều!” “Cánh đồng này rồi đây sẽ mọc lên một tượng đài hoành tráng, thật mọi rợ”. Hình như mẹ tôi cùng đi trong đoàn người đó, tiếng bước chân rất quen. Tôi bừng mở mắt, những đứa trẻ ngồi trên những đụn cát quanh tôi không biết có còn ngồi đấy hay đã bỏ đi. Bóng đêm dày đặc, tôi không nhìn thấy gì hết…
Cứ thế, tôi đã trải qua không biết bao nhiêu đêm trên cánh đồng này. Những đứa trẻ ngồi trên đụn cát có nhiều khi vụt biến thành những con chuột bạch xinh xinh ngơ ngác, loay hoay đào bới trong yên lặng. Lâu lắm mới nghe một đứa cất tiếng chíu chít, chúng vẫn tiếp tục chơi trò đồng xanh lạ lùng, bỏ mặc tôi ngồi một mình. Cách không xa chỗ tôi ngồi, có nhiều người đang làm việc. Họ mải miết khuân vác gạch đá để xây dựng công trình. Có lẽ đó là cái tượng đài hoành tráng mà ai đó đã nhắc đến lần trước trong giấc ngủ chập chờn của tôi. Tượng đài để làm gì tôi không biết rõ, lũ trẻ kia chắc biết hơn tôi. Vì thế, khi đã biến thành những con chuột tí hon, chúng vẫn tỏ ra ý thức rất rõ. Một đứa nói: “Khoét hết đất dưới chân, nó sẽ đổ!” “Để nó tự đổ thì phải lâu lắm, có khi cả đời người!” – đứa khác phụ họa.
Thế là những con chuột trắng đáng yêu ấy lặng lẽ bò về phía chân tượng đài và bắt đầu khoét đất dưới móng. Chúng cần mẫn làm việc. Tôi lại ngồi một mình. Tôi hỏi chúng: “Các bạn lại chơi trò đồng xanh đấy à?” “Chúng tớ đang tìm đường về nhà” – một con chuột nói. “Nhà chúng tớ dưới chân khối đá khổng lồ này, ở dưới đó có một con đường dẫn về nhà” – một con khác tiếp. Tôi hỏi: “Thế có ai biết đường về nhà tớ không?” “Cũng ở dưới đó! Khi nào khối đá này đổ xuống, bạn sẽ tìm được đường về nhà” – một lời đáp.
Tôi nghĩ, có lẽ những đứa trẻ kia bày trò chọc tôi cũng nên. Làm gì có một con đường nằm sâu dưới đất như thế. Đường về nhà tôi, rộng lắm, lại trải dài, có cây che bóng mát và hoa thơm quả ngọt. Những ngày tháng tuổi thơ tôi đã đi trên đó hàng trăm lần, chỉ có điều, bây giờ tôi không còn nhớ. Rất có thể, một ngày nắng đẹp nào đó tôi sẽ tìm ra hướng đi để vượt qua cánh đồng này để về nhà. Tôi thấp thỏm hi vọng. Trong khi, những đứa trẻ - chuột bạch kia vẫn không ngừng đào bới. Một đứa nhìn tôi thương hại: “Cứ ngồi một chỗ thế làm sao tìm được đường về!” Một đứa bực bội nói: “Mày phải làm gì đi chứ!” Tôi đề nghị: “Chơi trò đồng xanh đi!” Tất cả bọn nó đồng loạt cười chế giễu tôi, phô ra ngoài những chiếc răng chuột dễ ghét: “Trò đồng xanh xưa lắm rồi, không ai chơi nữa đâu!” Chúng nói thế và bò đi trong bóng đêm, đến dưới chân tượng đài để tiếp tục công việc còn dang dở. Những vì sao trên trời nhấp nháy soi lối cho chúng làm việc.
Còn lại một mình, tôi lại gục đầu lên hai đầu gối để ngủ. Biết đâu đấy, đêm nay, trong giấc mơ, tôi sẽ nghe được tiếng ru của cha hay tiếng gọi của mẹ, rồi tôi sẽ xác định được hướng đi cho mình. Nếu không, tôi sẽ chờ lũ trẻ kia phá được khối đá nọ, tìm ra đường về, tôi sẽ đi theo chúng nó để ra khỏi cánh đồng này. Ngày đó cũng không xa mấy nữa đâu, tôi nghĩ thế trước khi chìm vào giấc ngủ.
3/2013
http://thiendl.blogspot.com/2013/03/truyen-ngan-choi-tro-ong-xanh.html

BÀN RA TÁN VÀO

Đề bài :"Tiếng Việt, yêu & ghét" - Lê Hữu ( Trần Văn Giang ghi lại )

'vô hình trung' là nghĩa gì vậy, sao cứ thích dùng, hình như có nghĩa là 'vô tình'

Xem Thêm

Đề bài :TIN CHIẾN SỰ MỚI NHẤT[ CẬP NHẬT NGÀY 20 -5 - 2022 ]

Suu cao,thue nang,nhu yeu pham tang gia.Kinh te eo seo...Vay ma dang Lua van lay tien cua dan tro giup linh tinh.Mo cua bien gioi.Ung ho toi ac truc tiep khi sua luat cho phep trom cuop o muc do <1.000 dollars thi vo toi....Neu vao thoi diem Trump,bon Lua da ho hoan nhu the nao ??? Nhung nguoi bau ban vi chut tu loi ,nghi gi ve dat nuoc ??? Phai chang day khong phai la dat nuoc minh ??? bat qua,lai tro ve que huong cu...Neu vay,ban la thang cho chet ! mien ban !

Xem Thêm

Đề bài :Tin Mới Nhất Về Chiến Sư Ucraina [ CẬP NHẬT NGÀY 14-5-2022 ]

Chung nao moi vet nho cua ho nha Dan da duoc tay xoa trang boc,thi Uk moi co hy vong...ngung chien.Cung vay,ngay nao ma cac cong ty ,co goc gac tu cac dang bac nu luu-anh hao cua khoi tu do va ong chief police va dang Lua thi moi giai xong phuong trinh tau cong !

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Hình cũ - Hà Thượng Thủ

Ngắm lại hình xưa chịu mấy ông Những Linh, Tùng, Duẫn với Mười, Đồng Mặt mày ai lại đi hồ hởi Phấn khởi khi Tàu cướp Biển Đông Phải chăng “quý” mặt đã thành mông Con mắt nay đà có nhưng không Nên mới chổng khu vào hải đảo Gia tài gấm vóc của tổ tông?

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm