Cõi Người Ta
CHƯA MỘT LẦN - CAO MỴ NHÂN
CHƯA
MỘT LẦN - CAO MỴ NHÂN
Người hùng của...tôi , cứ tưởng chẳng bao giò ông đọc một dấu phẩy (
, ) trong thi ca , dè đâu ổng ranh ra phết chứ .
Ai ngờ trưa nay người hùng của ...ai , signal cho tôi biết một
chuyện...tầy trời trong điều gọi là Văn học hiện đại , khiến tôi cũng nao lòng
quá .
Tính làm một bài thơ cho ...nhanh , khỏi lên bổng xuống trầm , mất công người
hùng của ...thiên hạ đợi chờ bài vở bên thềm " Cõi
Người Ta " , mất thời gian tính đi .
Vậy chớ thời gian gì vậy ? Lịch sử , thời sự , hay trang vv...gì khác .
?
Ô là một chuyện mà dính dáng tới văn hoa chữ nghĩa cũng tạm , không thì
"Tám" cho khỏe , vậy Cõi Người Ta hay Mỗi Ngày Một Chuyện ,
được tha hồ " Tám " , song phải " Tám lễ độ "
cơ .
Số là :
Năm mười hai tháng , ai không biết
Đã tháng nào không tháng Sáu chưa
Tháng có ba mươi ngày để giết
Ngày Mười Hai vẫn sống như xưa ...
( thơ Vũ Hoàng Chương )
Xin thưa đó là một kỷ niệm riêng của thi sĩ lão bá Vũ Hoàng Chương khi
còn xanh tóc với một giai nhân Hà Nội năm 1942 lận .
Giai Nhân mà thi sĩ gọi là Tố . Ngày 12/6 năm đó , giai nhân lên xe hoa
về nhà chồng , để cứ năm năm đúng ngày tháng đó , khách yêu thơ lại được thưởng
thức 12/6 qua những trăn trở , nhớ nhung :
Tố của Hoàng ơi , Tố của ai
Tố của Hoàng ơi , Tố của anh
Rút cục rồi Tố đi đằng Tố , Hoàng đi đằng Hoàng , Hoàng ở trong thơ là
tác giả Vũ Hoàng Chương .
Tôi được hân hạnh thân quen nữ sĩ Đinh Thị Thục Oanh thời gian sau cuộc đổi đời
bi thảm 30-4-1975 , nữ sĩ là phu nhân thi sĩ Vũ Hoàng Chương , và là hiền tỷ
của thi sĩ Đinh Hùng .
Chỉ là quen miệng thôi , tôi hay giả vờ ngơ ngẩn hỏi :
" Tố của Hoàng ơi " đâu rồi hả chị ?
Thì nữ sĩ Đinh thị Thục Oanh lại cười rất hoà nhã , cũng bắt chước tôi ,
bà làm bộ rền rỉ :
Tố của Hoàng xa cách lắm rồi , già rồi , ông Chương cứ làm bộ đau
khổ thế , để làm thơ thôi . Chẳng có gì kinh khủng cả .
Mới đây nhà văn Thế Uyên còn tiết lộ một điều là : Bà Tố ấy có thời cùng
gia đình cư ngụ ở cư xá Bắc Hải , gần nhà của gia đình Thế Uyên ,
và còn là bà cô của ái thê nhà văn nữa .
Cao Mỵ Nhân thì rất thân với anh chị Thế Uyên , đã từng tới lui thăm anh
chị ấy và các cháu , sao không biết được chuyện bà Tố , để ...đi
tìm bà Tố chiêm ngưỡng , xem dung nhan , nhân dáng bà Tố thế nào mà
khiến nhà thơ họ Vũ phải ...khốn khổ đến vậy , làm thơ hàng năm suy
tụng mối tình lỡ dở như một ngày huý kỵ , chỉ có huý kỵ mới thường xuyên thương
nhớ .
Hơn nữa , cư xá Bắc Hải là một cư xá sĩ quan cao cấp thời đệ nhị
Cộng Hoà , có mấy nhà của quý nữ sĩ trong hội thơ Quỳnh Dao ở đó . Quý vị
Quỳnh Dao thường tổ chức dạ tiệc Trăng Quỳnh nơi cư xá ấy .
Mỗi lần tiệc thơ , đều mời thi sĩ Vũ Hoàng Chương và phu nhân dự , bởi
phu nhân thi sĩ Vũ Hoàng Chương tức nữ sĩ Đinh Thị Thục Oanh , là
một hội viên của thi đàn Quỳnh Dao .
Những năm sau 1975 , nữ sĩ Đinh Thị Thục Oanh vẫn liên lạc với chi lan tỷ muội
ở các khuôn viên nữ sĩ Quỳnh Dao . Một phần vì bạn cũ , một phần bà hay
làm bánh trái trao đến các tư thất quý vị trên theo lời dặn , để có chút phương
tiện chi dùng , vì cụ Vũ đã mất , mà cháu Vũ Hoàng Tuân chưa có việc làm
.
Thời gian sau thì Vũ Hoàng Tuân xin được việc ở nhà máy ciment Hà Tiên trên Thủ
Đức . Nữ sĩ Đinh Thị Thục Oanh vẫn giữ sinh hoạt cũ , làm bánh do
bạn thơ " đặt hàng " .
12/6 là một thi hứng có sẵn trong tâm hồn nhà thơ lớn , nên nói đến thơ
Vũ Hoàng Chương thì không thể thiếu giai thoại " Tố của Hoàng
ơi " , thơ Say , Phương xa ...vv chẳng hạn .
Thường nhà thơ nào cũng có những kỷ niệm riêng . Có khi là thật , có khi cũng
không bắt buộc phải thật lắm .
Với chữ Hoàng của cụ Vũ , tình cờ tôi còn thấy trên một bài thơ hoàn toàn khác
, mà âm hưởng vẫn có vẻ " Tố của Hoàng ơi "
mới ...không thể không Vũ Hoàng Chương được . Cụ Vũ hạnh ngộ một nhà thơ họ
Hoàng , nên cụ viết : "Hoàng lại gặp Hoàng " , nhưng chỉ
một bài thôi .
Năm 1944 , thi sĩ Vũ Hoàng Chương kết hôn với nữ sĩ Đinh Thị Thục
Oanh , chị ruột của thi sĩ Đinh Hùng .
Vả chăng gia đình họ Đinh này có những thiên tình sử ... lâm ly , nên chính nữ
sĩ Đinh Thị Thục Oanh cũng là tay thơ ...trác tuyệt .
Một buổi tiệc thơ ở Úc Viên , tư thất của nữ sĩ Mộng Tuyết thất tiểu muội
, nữ sĩ Đinh thị Thục Oanh có bài thơ hoạ .
Thi sĩ Bùi Khánh Đản hôm đó phải nhận định là thơ hay nhất trong số
các bài hoạ thơ xướng của nữ sĩ Mộng Tuyết , đó là 2 bài thơ rất nghiêm chỉnh
luật lệ Đường thi của bà Đinh Thị Thục Oanh .
Là phu nhân một nhà thơ lớn mà không bao giờ kênh kiệu , nữ sĩ Đinh Thị Thục
Oanh viết : " Chưa một lần dám nghĩ tới thơ. " trong bài thơ
hoạ ấy .
Thành ở bên thi sĩ Vũ Hoàng Chương , nhưng bà rất khiêm tốn , đến nỗi
:
" chưa một lần dám nghĩ tới thơ " .
Vậy chớ thơ là gì mà ...khiếp thế , vợ hiền của nhà thơ lớn không dám mon
men tới thơ với phú sao ...
Viết tới đây thì ...Người hùng của ...tôi , người hùng của ...ai , người
hùng của ...thiên hạ ...vv...đều chỉ là ngôn ngữ của thơ thôi . ..viết
chế kiểu " Tố của Hoàng ơi " , đùa
" người hùng " nhân dịp hôm nay 12/6 đó .. .cho tình
cảm chút đỉnh thôi mà
Ngôn ngữ của thơ đôi khi khiến thiên hạ hiểu ...lầm , nói văn vẻ thì là ngộ
nhận cho trữ tình , lãng mạn ...nhưng cũng tạo nên nhiều huyền
thoại , giai chương để đời ...
CAO MỴ
NHÂN (HNPD)
( Cõi Người Ta )
Bàn ra tán vào (0)
CHƯA MỘT LẦN - CAO MỴ NHÂN
CHƯA
MỘT LẦN - CAO MỴ NHÂN
Người hùng của...tôi , cứ tưởng chẳng bao giò ông đọc một dấu phẩy (
, ) trong thi ca , dè đâu ổng ranh ra phết chứ .
Ai ngờ trưa nay người hùng của ...ai , signal cho tôi biết một
chuyện...tầy trời trong điều gọi là Văn học hiện đại , khiến tôi cũng nao lòng
quá .
Tính làm một bài thơ cho ...nhanh , khỏi lên bổng xuống trầm , mất công người
hùng của ...thiên hạ đợi chờ bài vở bên thềm " Cõi
Người Ta " , mất thời gian tính đi .
Vậy chớ thời gian gì vậy ? Lịch sử , thời sự , hay trang vv...gì khác .
?
Ô là một chuyện mà dính dáng tới văn hoa chữ nghĩa cũng tạm , không thì
"Tám" cho khỏe , vậy Cõi Người Ta hay Mỗi Ngày Một Chuyện ,
được tha hồ " Tám " , song phải " Tám lễ độ "
cơ .
Số là :
Năm mười hai tháng , ai không biết
Đã tháng nào không tháng Sáu chưa
Tháng có ba mươi ngày để giết
Ngày Mười Hai vẫn sống như xưa ...
( thơ Vũ Hoàng Chương )
Xin thưa đó là một kỷ niệm riêng của thi sĩ lão bá Vũ Hoàng Chương khi
còn xanh tóc với một giai nhân Hà Nội năm 1942 lận .
Giai Nhân mà thi sĩ gọi là Tố . Ngày 12/6 năm đó , giai nhân lên xe hoa
về nhà chồng , để cứ năm năm đúng ngày tháng đó , khách yêu thơ lại được thưởng
thức 12/6 qua những trăn trở , nhớ nhung :
Tố của Hoàng ơi , Tố của ai
Tố của Hoàng ơi , Tố của anh
Rút cục rồi Tố đi đằng Tố , Hoàng đi đằng Hoàng , Hoàng ở trong thơ là
tác giả Vũ Hoàng Chương .
Tôi được hân hạnh thân quen nữ sĩ Đinh Thị Thục Oanh thời gian sau cuộc đổi đời
bi thảm 30-4-1975 , nữ sĩ là phu nhân thi sĩ Vũ Hoàng Chương , và là hiền tỷ
của thi sĩ Đinh Hùng .
Chỉ là quen miệng thôi , tôi hay giả vờ ngơ ngẩn hỏi :
" Tố của Hoàng ơi " đâu rồi hả chị ?
Thì nữ sĩ Đinh thị Thục Oanh lại cười rất hoà nhã , cũng bắt chước tôi ,
bà làm bộ rền rỉ :
Tố của Hoàng xa cách lắm rồi , già rồi , ông Chương cứ làm bộ đau
khổ thế , để làm thơ thôi . Chẳng có gì kinh khủng cả .
Mới đây nhà văn Thế Uyên còn tiết lộ một điều là : Bà Tố ấy có thời cùng
gia đình cư ngụ ở cư xá Bắc Hải , gần nhà của gia đình Thế Uyên ,
và còn là bà cô của ái thê nhà văn nữa .
Cao Mỵ Nhân thì rất thân với anh chị Thế Uyên , đã từng tới lui thăm anh
chị ấy và các cháu , sao không biết được chuyện bà Tố , để ...đi
tìm bà Tố chiêm ngưỡng , xem dung nhan , nhân dáng bà Tố thế nào mà
khiến nhà thơ họ Vũ phải ...khốn khổ đến vậy , làm thơ hàng năm suy
tụng mối tình lỡ dở như một ngày huý kỵ , chỉ có huý kỵ mới thường xuyên thương
nhớ .
Hơn nữa , cư xá Bắc Hải là một cư xá sĩ quan cao cấp thời đệ nhị
Cộng Hoà , có mấy nhà của quý nữ sĩ trong hội thơ Quỳnh Dao ở đó . Quý vị
Quỳnh Dao thường tổ chức dạ tiệc Trăng Quỳnh nơi cư xá ấy .
Mỗi lần tiệc thơ , đều mời thi sĩ Vũ Hoàng Chương và phu nhân dự , bởi
phu nhân thi sĩ Vũ Hoàng Chương tức nữ sĩ Đinh Thị Thục Oanh , là
một hội viên của thi đàn Quỳnh Dao .
Những năm sau 1975 , nữ sĩ Đinh Thị Thục Oanh vẫn liên lạc với chi lan tỷ muội
ở các khuôn viên nữ sĩ Quỳnh Dao . Một phần vì bạn cũ , một phần bà hay
làm bánh trái trao đến các tư thất quý vị trên theo lời dặn , để có chút phương
tiện chi dùng , vì cụ Vũ đã mất , mà cháu Vũ Hoàng Tuân chưa có việc làm
.
Thời gian sau thì Vũ Hoàng Tuân xin được việc ở nhà máy ciment Hà Tiên trên Thủ
Đức . Nữ sĩ Đinh Thị Thục Oanh vẫn giữ sinh hoạt cũ , làm bánh do
bạn thơ " đặt hàng " .
12/6 là một thi hứng có sẵn trong tâm hồn nhà thơ lớn , nên nói đến thơ
Vũ Hoàng Chương thì không thể thiếu giai thoại " Tố của Hoàng
ơi " , thơ Say , Phương xa ...vv chẳng hạn .
Thường nhà thơ nào cũng có những kỷ niệm riêng . Có khi là thật , có khi cũng
không bắt buộc phải thật lắm .
Với chữ Hoàng của cụ Vũ , tình cờ tôi còn thấy trên một bài thơ hoàn toàn khác
, mà âm hưởng vẫn có vẻ " Tố của Hoàng ơi "
mới ...không thể không Vũ Hoàng Chương được . Cụ Vũ hạnh ngộ một nhà thơ họ
Hoàng , nên cụ viết : "Hoàng lại gặp Hoàng " , nhưng chỉ
một bài thôi .
Năm 1944 , thi sĩ Vũ Hoàng Chương kết hôn với nữ sĩ Đinh Thị Thục
Oanh , chị ruột của thi sĩ Đinh Hùng .
Vả chăng gia đình họ Đinh này có những thiên tình sử ... lâm ly , nên chính nữ
sĩ Đinh Thị Thục Oanh cũng là tay thơ ...trác tuyệt .
Một buổi tiệc thơ ở Úc Viên , tư thất của nữ sĩ Mộng Tuyết thất tiểu muội
, nữ sĩ Đinh thị Thục Oanh có bài thơ hoạ .
Thi sĩ Bùi Khánh Đản hôm đó phải nhận định là thơ hay nhất trong số
các bài hoạ thơ xướng của nữ sĩ Mộng Tuyết , đó là 2 bài thơ rất nghiêm chỉnh
luật lệ Đường thi của bà Đinh Thị Thục Oanh .
Là phu nhân một nhà thơ lớn mà không bao giờ kênh kiệu , nữ sĩ Đinh Thị Thục
Oanh viết : " Chưa một lần dám nghĩ tới thơ. " trong bài thơ
hoạ ấy .
Thành ở bên thi sĩ Vũ Hoàng Chương , nhưng bà rất khiêm tốn , đến nỗi
:
" chưa một lần dám nghĩ tới thơ " .
Vậy chớ thơ là gì mà ...khiếp thế , vợ hiền của nhà thơ lớn không dám mon
men tới thơ với phú sao ...
Viết tới đây thì ...Người hùng của ...tôi , người hùng của ...ai , người
hùng của ...thiên hạ ...vv...đều chỉ là ngôn ngữ của thơ thôi . ..viết
chế kiểu " Tố của Hoàng ơi " , đùa
" người hùng " nhân dịp hôm nay 12/6 đó .. .cho tình
cảm chút đỉnh thôi mà
Ngôn ngữ của thơ đôi khi khiến thiên hạ hiểu ...lầm , nói văn vẻ thì là ngộ
nhận cho trữ tình , lãng mạn ...nhưng cũng tạo nên nhiều huyền
thoại , giai chương để đời ...
CAO MỴ
NHÂN (HNPD)
( Cõi Người Ta )