Nhân Vật

CUỘC TÌNH CHÚ BIU

Kể từ năm 1950 đến hôm nay – Một ngày Tháng Tám năm 2013 – 63 năm, có bao nhiêu ông Tổng Thống Mỹ đến Sài Gòn?
Dân Hà Nội nồng nhiệt chào đón Tổng Thống Hoa Kỳ.

Dân Hà Nội nồng nhiệt chào đón Tổng Thống Hoa Kỳ.

Kể từ năm 1950 đến hôm nay – Một ngày Tháng Tám năm 2013 – 63 năm, có bao nhiêu ông Tổng Thống Mỹ đến Sài Gòn?

Trên Internet tình cờ tôi thấy ảnh ông Richard Nixon đến Việt Nam năm 1953. Ông đến Sài Gòn và Hà Nội. Năm ấy nước Việt Nam chưa bị cắt đôi, năm ấy ông Nixon là Phó Tổng Thống trong chính phủ của Tổng Thống Eisenhower. Ảnh ghi hình PTT Nixon đứng trước một binh sĩ Quốc Gia Việt Nam. Ảnh này được chụp ở Bắc Việt.

Năm 2000, Tổng Thống Clinton đến Hà Nội. Người đón là Trần Ðức Lương, Chủ Tịch Nước Bắc Cộng.

Năm 2000, Tổng Thống Clinton đến Hà Nội. Người đón là Trần Ðức Lương, Chủ Tịch Nước Bắc Cộng.

Năm 1961, Phó Tổng Thống Johnson đến Sài Gòn. Năm ấy, ông là đại diện của TT. Kennedy. Có bà em ruột của TT Kennedy – bà Shriver – trong phái đoàn Mỹ. Khi là Tổng Thống Mỹ, TT. Johnson hai lần đích thân đến Việt Nam. Ngày 26 Tháng 10, 1966, TT. Jonhson đến căn cứ quân Mỹ ở Cam Ranh. Ngày 23 Tháng 12, năm 1967, lần thứ hai TT. Johnson bay đến căn cứ quân Mỹ ở Cam Ranh. Cả hai lần ông đến Việt Nam để thăm quân nhân Mỹ. Theo tôi thấy – dường như – cả hai lần TT. Johnson đến Việt Nam, chính phủ Việt Nam Cộng Hoà đều không được thông báo. TT. Johnson đến bằng phi cơ, ở lại căn cứ quân sự Mỹ khoảng 30 phút, nói chuyện xong với Lính Mỹ ông trở lên phi cơ, bay ngay về Mỹ. TT. Johnson là Tổng Thống Mỹ cuối cùng đến Việt Nam trước ngày 30 Tháng Tư 1975.

Thời gian lạnh, nặng, u ám trôi. Trong nhiều năm sau năm 1975, tôi – kẻ viết bài này – tưởng sẽ chẳng bao giờ người Mỹ còn trở lại Việt Nam. Tôi tưởng bọn Bắc Cộng sẽ chẳng bao giờ để người Mỹ trở lại Việt Nam, dù người Mỹ có muốn trở lại. Nhưng cảnh những người lính Hải Quân Mỹ ngồi xích lô chạy trong thành phố Ðà Nẵng những năm 2000 làm tôi tức cảnh:

Mỹ đi rồi Mỹ lại về.
Con Hồng, cháu Lạc lộn mề đạp xe!

Từ 1975 đến 2000 – 25 năm – TT Bill Clinton là ông Tổng Thống Mỹ thứ nhất đến Hà Nội và Sài Gòn. Ông Tổng Mỹ thứ nhất đến Việt Nam từ năm 1975.

Những năm 1980, 1981, khi ông Ronald Reagan được bầu làm Tổng Thống Mỹ, bọn Bắc Cộng rè bỉu:

“Nước Mỹ hết người tài, phải bầu anh kép hát đóng phim cao bồi làm Tổng Thống.”

Trong 8 năm TT. Reagan nhiệm chức, bọn Liên Xô sụp đổ, Chiến Tranh Lạnh, bắt đầu từ năm 1945, chấm dứt. TT Reagan là người nói lời gần như ra lệnh cho Tổng Bí Thư Gorbachev:

“Pha bức tường kia đi.”

Và Bức Tường Ô Nhục Berlin bị phá.

Năm 1994 khi tôi còn sống ở Sài Gòn, ông bạn tôi ở Mỹ viết thư về:

“Nay Mỹ có anh blanc bec làm Tổng Thống.”

Anh Blanc Bec – người trẻ không có kinh nghiệm – ông bạn tôi nói đây là Tổng thống Bill Clinton. Ông bạn tôi có ý “chê” Tổng thống Clinton.

Trong 8 năm nhiệm kỳ của TT Clinton, nước Mỹ được an ninh, kinh tế vững, không có nạn thất nghiệp, chưa có nạn khủng bố. Tình trạng nước Mỹ chỉ xấu đi từ khi Tổng Bush Con lên nắm quyền.

 

 

Tôi tìm được hai đoạn đáng đọc trong Hồi Ký My Life của ông Bill Clinton. Mời quí vị đọc: Ðêm Cuối Cùng của Ông Bà Clinton trong Nhà Trắng.

 

Lời ông Clinton:

Khi chúng tôi trở về Nhà Trắng trời đã khuya, chúng tôi vẫn chưa dọn xong đồ đạc. Chỗ nào cũng thấy nào thùng, nào hộp.

Hillary và tôi đều không muốn ngủ đêm nay. Chúng tôi muốn đi lang thang từ phòng này sang phòng khác trong Nhà Trắng. Chúng tôi cảm thấy thật vinh dự khi được sống trong Nhà Trắng đêm sau cùng cũng như đêm đầu tiên sau bữa dạ tiệc mừng ngày tuyên thệ nhậm chức Tổng thống. Thật không ngờ chúng tôi đã sống ở đây tám năm và đêm nay cuộc sống của chúng tôi trong toà Nhà Trắng này đã đến đoạn kết.

… Quá nửa đêm, tôi quay lại Phòng Bầu dục để dọn dẹp bàn làm việc lần cuối, sắp xếp giấy tờ và trả lời vài bức thư. Ngồi một mình ở bàn giấy, tôi nhớ lại những gì đã xảy ra trong tám năm qua, tôi nhận ra thời gian đi qua quá nhanh. Chỉ còn vài giờ nữa tôi sẽ làm việc chuyển giao quyền hành và rời khỏi nơi đây.

Hillary, Chelsea và tôi sẽ  lên chiếc phi cơ Air Force One lần sau cùng với phi hành đoàn tài giỏi đã từng đưa chúng tôi đến mọi góc trời xa lạ của trái đất này… Tôi chờ  đợi việc bắt đầu cuộc đời mới của tôi, tôi sẽ xây dựng Thư viện Clinton, làm việc thiện, giúp Hillary, tôi sẽ có thêm thì giờ để đọc sách, chơi golf, nghe nhạc và đi chơi thăm thú mọi nơi mà chẳng cần vội vàng. Tôi biết tôi còn có thể vui hưởng cuộc đời và tôi tin rằng nếu giữ được sức khỏe tôi sẽ  còn làm được nhiều việc hữu ích cho xã hội.

Ngưng trích Lời Ông Clinton.

o O o

Một đoạn viết về TT Clinton trên Internet;

Chỉ ít lâu sau khi ông Clinton không còn là Tổng Thống Hoa Kỳ, người ta  thấy một nước Mỹ và thế giới khác đi rất nhiều, một phần do quan niệm và chính sách của Tổng thống Bush, một phần do chính những mâu thuẫn ấp ủ từ thời TT Clinton nay được dịp bộc phát.

Sinh viên Bill Clinton và nữ sinh viên Hillary Rodham.

Sinh viên Bill Clinton và nữ sinh viên Hillary Rodham.

Trong Hồi ký “Ðời Tôi,” ông Clinton đã không giấu sự tiếc nuối về một công việc gì đó dang dở. Ông Clinton là một Tổng thống “duyên dáng” và có nhiều may mắn của nước Mỹ, đa số người Mỹ  tha thứ cho khía cạnh bại hoại trong đời tư của ông. Có lẽ người Mỹ  kỳ vọng ông hoàn tất nhiều việc, bởi lẽ các cuộc thăm dò dư luận cho thấy nếu ông tiếp tục ra tranh cử với ông Bush thì ông sẽ lại thắng.

Nhưng Bill Clinton đã quá mệt mỏi với chính trường. Không phải ông mệt vì công vụ Tổng thống mà có lẽ vì vụ bê bối Monica Lewinsky. Vụ Sex này  đã làm ông kiệt sức.

Trong Hồi Ký “My Life,” ông Clinton viết:

Tôi nghĩ đến việc viết để lại một thư ngắn cho Tổng thống Bush trong phòng Bầu dục như cha của ông đã viết thư để lại cho tôi tám năm trước đây. Tôi muốn tỏ ra lịch thiệp và khuyến khích ông Tân Tổng Thống Bush như Tổng thống George Bush đã làm với tôi khi trước. Từ nay George W. Bush là Tổng thống của tất cả mọi người dân Mỹ, tôi muốn chúc ông mọi sự tốt lành. Tôi đã nghe kỹ những lời hai ông Bush và Cheney phát biểu trong cuộc tranh cử và tôi biết họ nhìn thế giới này thật khác hẳn với cái nhìn của tôi…

Tôi nghĩ đến những mối quan hệ quốc tế mà tôi đã hình thành sau khi ChiếnTranh Lạnh chấm dứt, những quan hệ quốc tế có thể sẽ bị căng thẳng bởi cách đối xử một chiều của Ðảng Cộng Hòa… Tôi không thể kiểm soát những gì sẽ xảy ra cho các chính sách và chương trình của tôi, cũng như không thể nào gây ảnh hưởng được đối với những lời phê phán hơi sớm về sự nghiệp Tổng thống của tôi…

Lịch sử nước Mỹ, từ cuối Chiến tranh Lạnh đến đầu thiên niên kỷ 2û, đã được viết đi viết lại nhiều lần. Ðiều duy nhất đáng kể đối với tôi về thời kỳ tôi làm Tổng thống là tôi có làm được việc gì tốt cho dân chúng Mỹ hay không.

…Trong đêm sau cùng của tôi trong Phòng Bầu Dục, nay đã trống trải, tôi nghĩ đến cái hộp bằng thủy tinh tôi để trên mặt bàn nhỏ. Hộp này đựng một cục đá mặt trăng mà phi hành gia Neil Armstrong mang từ mặt trăng về trái đất  năm 1969. Mỗi khi có cuộc tranh luận gay gắt giữa chúng tôi trong Phòng Bầu Dục, tôi thường ngăn mọi người lại và nói:

“Quý vị có thấy cục đá kia không? Cục đá đó đã có từ 3,6 tỉ năm rồi đó. Chúng ta chỉ là những người đi qua cuộc đời này thôi. Vậy thì hãy bình tĩnh và thân thiện bàn chuyện với nhau.”

Buổi sáng hôm sau, tôi trở lại Phòng Bầu dục để viết bức thư ngắn cho Tổng thống Bush. Hillary vào phòng. Chúng tôi đứng bên nhau nhìn ra ngoài cửa sổ thật lâu để nhớ lại những kỷ niệm mà chúng tôi đã chia sẻ. Sau đó vợ tôi rời khỏi phòng để tôi viết thư. Khi đặt bức thư viết xong lên bàn, tôi mời các nhân viên đến để nói lời từ biệt. Chúng tôi ôm nhau, cười, rơi nước mắt và chụp vài tấm hình. Sau đó, tôi bước ra khỏi Phòng Bầu Dục lần sau cùng.

Khi tôi bước ra ngoài cửa nhà  với đôi tay rộng mở chào mọi người, tôi thấy giới nhà báo chờ đón để ghi lại hình ảnh này. Tôi bước xuống thềm để cùng Hillary, Chelsea và gia đình ông Gore chào đón người kế vị. Khoảng 10g30 gia đình ông Bush và gia đình ông Cheney đến. Chúng tôi cùng uống cà phê, trò chuyện trong vòng vài phút, sau đó cả tám người chúng tôi đứng lên cùng bước vào xe. Tôi ngồi xe cùng ông George W. Bush đi dọc theo đại lộ Pennsylvania để đến tòa nhà Quốc hội.

***

… Chỉ trong vòng một tiếng đồng hồ nữa thôi, việc chuyển giao quyền hành thật ôn hòa đã giữ cho đất nước Hoa Kỳ được tự do, an ninh hơn 200 năm nay sẽ lại xảy ra một lần nữa. Gia đình chúng tôi từ giã Tân Ðệ nhất Gia đình (First Family) rồi lên xe đến phi trường Andrews để bay chuyến bay đi khỏi Washington DC trên chiếc phi cơ không còn là Air Force One nữa.

Sau tám năm làm Tổng Thống và nửa cuộc đời làm chính trị, tôi trở về là một người dân Mỹ bình thường, nhưng tôi rất biết ơn nhân dân Mỹ, tôi vẫn lo lắng cho đất nước của tôi và tôi vẫn nghĩ đến ngày mai.

o O o

Ðây là đoạn trong hồi ký TT Bill Clinton kể về Vụ Bê Bối Monica Lewinsky..

TT Clinton:

Sáng thứ bảy 15-8-1998, sau một đêm cực kỳ tồi tệ với mối lo bị phế truất trước Ðại Bồi Thẩm Ðoàn, tôi đánh thức Hillary dậy để kể về những gì đã xảy ra giữa tôi và Monica Lewinsky.

Hillary nhìn tôi như thể tôi vừa đánh một cú vào bụng cô ấy. Tôi nói với cô Hillary rằng tôi lấy làm tiếc những trò tôi đã làm.

Tôi nói với Hillary tôi yêu nàng, rằng tôi không muốn làm thương tổn tình cảm của  nàng và Chelsea, rằng tôi xấu hổ về việc làm của tôi và tôi đã giữ bí mật việc làm đó để tránh làm thương tổn những người thân yêu của tôi và làm suy yếu vị thế của tôi.

Sau tất cả những lời nói dối ấy, tất cả những vụ công kích mà chúng tôi đã phải chịu đựng kể từ đầu nhiệm kỳ của tôi, tôi muốn tránh bị cuốn đi trong làn sóng theo sau vụ đòi phế truất tôi hồi tháng Giêng (trong vụ “quấy rối tình dục Paula Jones”).

Tôi vẫn không hiểu tại sao tôi lại phạm một lỗi lầm như vậy, một vụ xuẩn ngốc như vậy; tôi chỉ hiểu dần dần được điều đó trong những tháng sau này khi chúng tôi cùng ngồi kiểm lại mối quan hệ của vợ chồng tôi.

( .. .. .. )

Ngày hôm sau chúng tôi đi nghỉ hè ở Martha’s Vineyard. Thông thường tôi tính từng ngày để được sống cùng gia đình; nhưng năm đó, dẫu biết rằng chúng tôi cần phải sống bên  nhau nhưng tôi lại thích được làm việc 24/24 giờ.

Khi chúng tôi băng qua sân cỏ trong Nhà Trắng để lên trực thăng, Chelsea đi giữa tôi và Hillary, chú chó Buddy chạy nhảy tung tăng quanh chúng tôi.

Người ta đã chụp ảnh cảnh này, những tấm ảnh  làm chứng cho nỗi đau mà tôi đã gây ra cho vợ con tôi. Khi xa khỏi các ống kính ảnh, vợ và con gái tôi gần như không nói với tôi lấy một lời.

o O o

Sinh viên Bill Clinton kể về ngày chàng mới gặp cô Hillary.

Bill Clinton:

Rõ ràng là cô sinh viên này rất ít khi đến lớp, cô ít đến lớp còn hơn cả tôi nữa. Cô có mái tóc vàng đậm thật dày, đeo kính cận gương mặt chẳng trang điểm phấn son gì cả, nhưng cô có dáng vẻ cứng cỏi và thật điềm tĩnh mà tôi ít thấy ở người nữ sinh viên nào khác. Sau buổi học, tôi đi theo cô  với ý định làm quen với cô. Khi chỉ đến sát cô ta, tôi định đưa tay vỗ nhẹ lên vai cô nhưng tôi rút tay lại ngay. Linh tínhcho tôi biết  đây không chỉ là một cái vỗ vai bình thường, tôi có thể sẽ bắt đầu một việc gì đó mà tôi không thể ngưng lại được.

Tôi gặp cô vài lần nữa ở trường trong mấy ngày sau đó, nhưng tôi không đến chào cô. Một tối nọ, tôi đang đứng trong thư viện phân khoa Luật nói chuyện với anh bạn về việc tham gia tập san Luật của Ðại học Yale.

Trong khi anh bạn mải mê tìm cách thuyết phục tôi cộng tác với tập san thì tôi bỗng không thể nào chú ý đến anh nữa vì tôi nhìn thấy Hillary đang ngồi đọc sách. Tôi nhìn nàng dăm đăm, và lần này nàng biết tôi nhìn nàng, nàng ngước  mắt nhìn lại tôi. Sau một lúc, nànggấp sách lại, bước đến nơi tôi đang đứng, nhìn thẳng vào mắt tôi và nói:

“Nếu anh cứ  nhìn tôi trân trân như thế và tôi đã nhìn lại anh thì ít ra mình cũng nên biết tên nhau. Tên tôi là Hillary Rodham. Tên anh là gì?”

Hillary dĩ nhiên vẫn còn nhớ cuộc nói chuyện thứ nhất này của chúng tôi  nhưng nàng nhớ chúng tôi nói với nhau khi ấy hơi khác những gì tôi nhớ một chút. Tôi quá ngạc nhiên đến nỗi không nói được lời nào trong vài giây đồng hồ. Sau cùng tôi cũng ấp úng nói được tên tôi. Chúng tôi nói vài câu xã giao với nhau, rồi sau đó cô quay đi.

Vài ngày sau đó, tôi đang đi xuống cầu thang trong trường Luật thì gặp lại Hillary. Cô mặc chiếc váy hoa mầu sắc rực rỡ dài gần chấm đất. Tôi quyết lần này phải đến nói chuyện với cô lâu hơn nữa. Hillary cho biết cô đi ghi danh học các lớp tối. Nhân cơ hội, tôi nói tôi cũng đi ghi danh học lớp tối.  Chúng tôi vừa đứng đợi vừa nói chuyện trong hàng sinh viên đến ghi tên. Tôi nghĩ là tôi thật may mắn cho đến khi tôi tới gặp bà nhân viên trường lo việc ghi danh. Bà ta nhìn tôi, nói:

“Bill, anh đến làm gì ở đây vậy? Anh đã ghi danh hồi sáng rồi mà!”

Mặt tôi đỏ lên, còn Hillary thì cười nhẹ.

Tôi bị lật tẩy nên đành chữa thẹn bằng cách mời nàng cùng đến phòng triển lãm trong trường để xem tác phẩm của Mark Rothko. Tôi quá hồi hộp đến nỗi quên rằng nhân viên nhà trường đang đình công và phòng triển lãm đóng cửa. May thay, vẫn có người đứng canh tại khu vực triển lãm. Tôi nài nỉ ông ta cho chúng tôi vào phòng. Ông gác cửa nhìn chúng tôi một lúc, có vẻ hiểu tình cảnh của hai đứa tôi nên  cho chúng tôi vào. Cả phòng triển lãm tác phẩm của Mark Rothko chỉ dành cho hai người chúng tôi.

Sau khi xem triển lãm, chúng tôi ra vườn. Nơi đây có một tác phẩm của điêu khắc gia Henry Moore tạc một người phụ nữ đang ngồi. Hillary ngồi lên đùi của bức tượng, tôi ngồi cạnh nàng, nói chuyện. Chỉ một lúc sau đó, tôi nghiêng đầu qua và ngả vào vai của nàng. Ðó là buổi hẹn hò đầu tiên của chúng tôi. Mấy ngày sau đó chúng tôi gặp nhau thường xuyên hơn. Cuối tuần sau, Hillary đi  Vermont để thăm người đàn ông mà nàng đã quen biết trước khi gặp tôi. Tôi rất lo. Tôi không muốn mất nàng. Khi Hillary trở về nhà vào khuya chủ nhật, tôi gọi điện cho nàng. Hillary đang bị ốm. Tôi đến thăm nàng, mang theo mấy lon súp gà và nước cam. Từ đó chúng tôi không thể rời xa nhau.

Hillary không có được ngay thiện cảm của mẹ tôi khi bà đến thăm tôi và gặp  nàng. Với mái tóc ngắn, không trang điểm, quần jean, gót chân dính nhựa đường vì đi bộ không giày dọc bãi biển Milford, trông nàng giống như người đến từ hành tinh khác. Sự kiện tôi yêu Hillary làm mẹ tôi lo lắng. Về sau, trong hồi ký, mẹ tôi viết về  nàng : Cô gái “không trang điểm, đeo cặp kính dày như đít chai Coca-Cola, mái tóc màu nâu, cắt không theo một kiểu gì cả”.

Nhưng dần dà mẹ tôi trở nên ít quan tâm hơn về bề ngoài của Hillary trong khi nàng bắt đầu chú ý đến trang phục nhiều hơn. Dưới dáng vẻ bề ngoài rất khác nhau, bà mẹ tôi và Hillary  là hai phụ nữ thông minh, cương quyết, chịu đựng và đầy nhiệt tình.

o O o

Bill Clinton viết về Monica Lewinsky.

Trong thời một số cơ sở chính quyền tại Washington phải tạm thời giảm bớt hoạt động  vào cuối năm 1995, thời gian mà rất ít người được phép đến làm việc tại Nhà Trắng và những người được vào làm việc ở Nhà Trắng  thì thường ở lại làm việc rất trễ, tôi đã có cơ hội gặp gỡ bất chính với Monica Lewinsky và đã có những lần chúng tôi gặp nhau sau đó trong thời gian từ tháng 11-1995 đến tháng 4-1996, khi Monica rời Nhà Trắng để sang làm việc ở Lầu Năm Góc. Trong vòng 10 tháng sau đó tôi không có dịp gặp cô ta, dù thỉnh thoảng cô và tôi  có nói chuyện điện thoại với nhau.

Tháng 2-1997, Monica là một khách mời trong số những người tham dự cuộc thu thanh bài diễn văn thường lệ hằng tuần của tôi, sau đó tôi lại gặp riêng cô ta trong vòng 15 phút. Sau lần gặp ấy, tôi ghê tởm chính tôi vì tôi đã làm việc đó với cô. Ðến mùa xuân, khi gặp lại Monica, tôi nói với cô rằng việc cô và tôi làm  là  sai quay, việc có hại cho cá nhân tôi, cho gia đình tôi, cho chính cô và tôi không còn có thể tiếp tục làm như vậy được nữa. Tôi cũng nói với cô rằng cô là người thông minh, nhiều cá tính, cô dễ dàng có được một cuộc sống tốt đẹp trong xã hội, và nếu cô muốn tôi sẽ luôn là bạn của cô và giúp đỡ cô.

Monica tiếp tục viếng thăm Nhà Trắng, tôi một đôi lần cũng gặp lại cô nhưng không có việc gì sai trái xảy ra. Ðến tháng Mười, cô nhờ tôi kiếm việc làm tại New York cho cô, tôi đã làm việc này. Cô nhận được hai đề nghị về việc làm và cô đã chọn một.

Vào cuối tháng Mười Hai, Monica đến Nhà Trắng để từ giã tôi. Khi đó cô đã nhận được lệnh gọi ra tòa làm nhân chứng trong vụ tôi bị một phụ nữ kiện. Cô cho tôi hay cô không muốn ra tòa và tôi có nói rằng một số phụ nữ khi có lệnh gọi ra tòa đã tránh việc bị chất vấn trước tòa bằng cách viết giấy chứng nhận nói rằng tôi không hề quấy rối tình dục họ.

Những điều gì tôi đã làm với Monica Lewinsky là thiếu đạo đức và ngu xuẩn. Tôi rất xấu hổ về việc này, tất nhiên tôi không muốn câu chuyện vỡ lở ra ngoài. Trong lời khai khi bị chất vấn, tôi chỉ muốn bảo vệ gia đình tôi và chính bản thân tôi vì hành động ngu xuẩn của tôi.

Ngưng Hồi Ký Bill Clinton.

CTHÐ: Tôi thương Monika Lewinsky. Cô là người bị tai hại, bị mang tiếng xấu suốt đời về vụ này.

Năm 2000 khi đến Hà Nội, TT Ckinton đi thăm một số nơi đang đào bới tìm xác phi công Mỹ, ông dễ dàng, thoải mái đi trong phố đông để tiếp xúc với dân Hà Nội. Ông được người Hà Nội chào đón nồng nhiệt. Sau Hà Nội, ông vào Sài Gòn. Tin trên Internet cho tôi biết – dường như – ông bà Tổng Thống và tiểu thư Chelsea ngụ trong một khách sạn mới xây ở đường Lê Lai, Ông bà Tổng Thống và cô Cheksea đến ăn cơm Việt Nam ở nhà hàng Phố Xưa. Nữ chủ nhân Phố Xưa là cô Như Loan, người nữ diễn viên từng đóng vai chính trong phim Ðời Chưa Trang Ðiểm; phim làm theo tác phẩm tiểu thuyết cùng tên của Nhà văn Văn Quang. Cô Như Loan sang Mỹ trước ngày 30 Tháng Tư 1975; khoảng năm 1998, 1999 cô từ Mỹ về sống ở Sài Gòn.

TT Bill Clinton là ông Tổng Thống Mỹ thứ nhất, tới nay là duy nhất, ăn Phở Bắc. Chuyện loan trên Internet: buổi sáng TT Clinton đi bộ từ khách sạn đến chợ Bến Thành. Ông vào Tiệm Phở 2000 ở ngay chợ để ăn phở. Ông đi ăn phở một mình. Mấy tấm ảnh không chính thức cho thấy ông đi ăn phở mà không có nhân viên an ninh đi theo.

Ông Tổng Thống Mỹ thứ hai đến Sài Gòn sau năm 1975 là Tổng thống George W Bush, thường được gọi là ông Bush Con. TT Clinton đi lại trong đường phố Hà Nội, Sài Gòn ung dung, thư thái, dễ dàng. Ngược lại ông Tổng Bush không ló mặt ra phố, không tay bắt, mặt mừng với một người dân Việt nào. Ban Mật Vụ giữ an ninh cho ông mang cả cặp chó dò mìn từ Mỹ sang để bảo vệ ông.

Năm 2000 khi TT Clinton tới Hà Nội, Nhà Văn Nữ Dương Thu Hương ở Hà Nội. Nhà Văn Nữ viết:

“Tôi không đi nhìn mặt ông Tổng Thống Mỹ, tôi nghe mấy ông đi về nói với nhau:

“Lãnh đạo của nó sáng láng, trông mặt là thấy thông minh. Lãnh đạo của mình u tì, hắc ám quá.”

Và:

“Người như Nó đàn ông cũng phải mê, nói gì đàn bà.”

H2T – người anh em cùng vợ với CTHÐ – có mấy câu Thơ kể chuyện người Hà Nội đi đón TT Hoa Kỳ quá đông, Lăng Bác vắng tanh:

Bác Hồ chợt tỉnh giấc cô liêu.
Lăng Bác sao mà quá quạnh hiu!
Bác hỏi: “Cháu ngoan đâu hết cả?”
“Các cháu còn đi đón Chú Biu!”

http://hoanghaithuy.wordpress.com/2013/08/30/cuoc-tinh-chu-biu/

Song Phương chuyển

Bàn ra tán vào (0)

Comment




  • Input symbols

CUỘC TÌNH CHÚ BIU

Kể từ năm 1950 đến hôm nay – Một ngày Tháng Tám năm 2013 – 63 năm, có bao nhiêu ông Tổng Thống Mỹ đến Sài Gòn?
Dân Hà Nội nồng nhiệt chào đón Tổng Thống Hoa Kỳ.

Dân Hà Nội nồng nhiệt chào đón Tổng Thống Hoa Kỳ.

Kể từ năm 1950 đến hôm nay – Một ngày Tháng Tám năm 2013 – 63 năm, có bao nhiêu ông Tổng Thống Mỹ đến Sài Gòn?

Trên Internet tình cờ tôi thấy ảnh ông Richard Nixon đến Việt Nam năm 1953. Ông đến Sài Gòn và Hà Nội. Năm ấy nước Việt Nam chưa bị cắt đôi, năm ấy ông Nixon là Phó Tổng Thống trong chính phủ của Tổng Thống Eisenhower. Ảnh ghi hình PTT Nixon đứng trước một binh sĩ Quốc Gia Việt Nam. Ảnh này được chụp ở Bắc Việt.

Năm 2000, Tổng Thống Clinton đến Hà Nội. Người đón là Trần Ðức Lương, Chủ Tịch Nước Bắc Cộng.

Năm 2000, Tổng Thống Clinton đến Hà Nội. Người đón là Trần Ðức Lương, Chủ Tịch Nước Bắc Cộng.

Năm 1961, Phó Tổng Thống Johnson đến Sài Gòn. Năm ấy, ông là đại diện của TT. Kennedy. Có bà em ruột của TT Kennedy – bà Shriver – trong phái đoàn Mỹ. Khi là Tổng Thống Mỹ, TT. Johnson hai lần đích thân đến Việt Nam. Ngày 26 Tháng 10, 1966, TT. Jonhson đến căn cứ quân Mỹ ở Cam Ranh. Ngày 23 Tháng 12, năm 1967, lần thứ hai TT. Johnson bay đến căn cứ quân Mỹ ở Cam Ranh. Cả hai lần ông đến Việt Nam để thăm quân nhân Mỹ. Theo tôi thấy – dường như – cả hai lần TT. Johnson đến Việt Nam, chính phủ Việt Nam Cộng Hoà đều không được thông báo. TT. Johnson đến bằng phi cơ, ở lại căn cứ quân sự Mỹ khoảng 30 phút, nói chuyện xong với Lính Mỹ ông trở lên phi cơ, bay ngay về Mỹ. TT. Johnson là Tổng Thống Mỹ cuối cùng đến Việt Nam trước ngày 30 Tháng Tư 1975.

Thời gian lạnh, nặng, u ám trôi. Trong nhiều năm sau năm 1975, tôi – kẻ viết bài này – tưởng sẽ chẳng bao giờ người Mỹ còn trở lại Việt Nam. Tôi tưởng bọn Bắc Cộng sẽ chẳng bao giờ để người Mỹ trở lại Việt Nam, dù người Mỹ có muốn trở lại. Nhưng cảnh những người lính Hải Quân Mỹ ngồi xích lô chạy trong thành phố Ðà Nẵng những năm 2000 làm tôi tức cảnh:

Mỹ đi rồi Mỹ lại về.
Con Hồng, cháu Lạc lộn mề đạp xe!

Từ 1975 đến 2000 – 25 năm – TT Bill Clinton là ông Tổng Thống Mỹ thứ nhất đến Hà Nội và Sài Gòn. Ông Tổng Mỹ thứ nhất đến Việt Nam từ năm 1975.

Những năm 1980, 1981, khi ông Ronald Reagan được bầu làm Tổng Thống Mỹ, bọn Bắc Cộng rè bỉu:

“Nước Mỹ hết người tài, phải bầu anh kép hát đóng phim cao bồi làm Tổng Thống.”

Trong 8 năm TT. Reagan nhiệm chức, bọn Liên Xô sụp đổ, Chiến Tranh Lạnh, bắt đầu từ năm 1945, chấm dứt. TT Reagan là người nói lời gần như ra lệnh cho Tổng Bí Thư Gorbachev:

“Pha bức tường kia đi.”

Và Bức Tường Ô Nhục Berlin bị phá.

Năm 1994 khi tôi còn sống ở Sài Gòn, ông bạn tôi ở Mỹ viết thư về:

“Nay Mỹ có anh blanc bec làm Tổng Thống.”

Anh Blanc Bec – người trẻ không có kinh nghiệm – ông bạn tôi nói đây là Tổng thống Bill Clinton. Ông bạn tôi có ý “chê” Tổng thống Clinton.

Trong 8 năm nhiệm kỳ của TT Clinton, nước Mỹ được an ninh, kinh tế vững, không có nạn thất nghiệp, chưa có nạn khủng bố. Tình trạng nước Mỹ chỉ xấu đi từ khi Tổng Bush Con lên nắm quyền.

 

 

Tôi tìm được hai đoạn đáng đọc trong Hồi Ký My Life của ông Bill Clinton. Mời quí vị đọc: Ðêm Cuối Cùng của Ông Bà Clinton trong Nhà Trắng.

 

Lời ông Clinton:

Khi chúng tôi trở về Nhà Trắng trời đã khuya, chúng tôi vẫn chưa dọn xong đồ đạc. Chỗ nào cũng thấy nào thùng, nào hộp.

Hillary và tôi đều không muốn ngủ đêm nay. Chúng tôi muốn đi lang thang từ phòng này sang phòng khác trong Nhà Trắng. Chúng tôi cảm thấy thật vinh dự khi được sống trong Nhà Trắng đêm sau cùng cũng như đêm đầu tiên sau bữa dạ tiệc mừng ngày tuyên thệ nhậm chức Tổng thống. Thật không ngờ chúng tôi đã sống ở đây tám năm và đêm nay cuộc sống của chúng tôi trong toà Nhà Trắng này đã đến đoạn kết.

… Quá nửa đêm, tôi quay lại Phòng Bầu dục để dọn dẹp bàn làm việc lần cuối, sắp xếp giấy tờ và trả lời vài bức thư. Ngồi một mình ở bàn giấy, tôi nhớ lại những gì đã xảy ra trong tám năm qua, tôi nhận ra thời gian đi qua quá nhanh. Chỉ còn vài giờ nữa tôi sẽ làm việc chuyển giao quyền hành và rời khỏi nơi đây.

Hillary, Chelsea và tôi sẽ  lên chiếc phi cơ Air Force One lần sau cùng với phi hành đoàn tài giỏi đã từng đưa chúng tôi đến mọi góc trời xa lạ của trái đất này… Tôi chờ  đợi việc bắt đầu cuộc đời mới của tôi, tôi sẽ xây dựng Thư viện Clinton, làm việc thiện, giúp Hillary, tôi sẽ có thêm thì giờ để đọc sách, chơi golf, nghe nhạc và đi chơi thăm thú mọi nơi mà chẳng cần vội vàng. Tôi biết tôi còn có thể vui hưởng cuộc đời và tôi tin rằng nếu giữ được sức khỏe tôi sẽ  còn làm được nhiều việc hữu ích cho xã hội.

Ngưng trích Lời Ông Clinton.

o O o

Một đoạn viết về TT Clinton trên Internet;

Chỉ ít lâu sau khi ông Clinton không còn là Tổng Thống Hoa Kỳ, người ta  thấy một nước Mỹ và thế giới khác đi rất nhiều, một phần do quan niệm và chính sách của Tổng thống Bush, một phần do chính những mâu thuẫn ấp ủ từ thời TT Clinton nay được dịp bộc phát.

Sinh viên Bill Clinton và nữ sinh viên Hillary Rodham.

Sinh viên Bill Clinton và nữ sinh viên Hillary Rodham.

Trong Hồi ký “Ðời Tôi,” ông Clinton đã không giấu sự tiếc nuối về một công việc gì đó dang dở. Ông Clinton là một Tổng thống “duyên dáng” và có nhiều may mắn của nước Mỹ, đa số người Mỹ  tha thứ cho khía cạnh bại hoại trong đời tư của ông. Có lẽ người Mỹ  kỳ vọng ông hoàn tất nhiều việc, bởi lẽ các cuộc thăm dò dư luận cho thấy nếu ông tiếp tục ra tranh cử với ông Bush thì ông sẽ lại thắng.

Nhưng Bill Clinton đã quá mệt mỏi với chính trường. Không phải ông mệt vì công vụ Tổng thống mà có lẽ vì vụ bê bối Monica Lewinsky. Vụ Sex này  đã làm ông kiệt sức.

Trong Hồi Ký “My Life,” ông Clinton viết:

Tôi nghĩ đến việc viết để lại một thư ngắn cho Tổng thống Bush trong phòng Bầu dục như cha của ông đã viết thư để lại cho tôi tám năm trước đây. Tôi muốn tỏ ra lịch thiệp và khuyến khích ông Tân Tổng Thống Bush như Tổng thống George Bush đã làm với tôi khi trước. Từ nay George W. Bush là Tổng thống của tất cả mọi người dân Mỹ, tôi muốn chúc ông mọi sự tốt lành. Tôi đã nghe kỹ những lời hai ông Bush và Cheney phát biểu trong cuộc tranh cử và tôi biết họ nhìn thế giới này thật khác hẳn với cái nhìn của tôi…

Tôi nghĩ đến những mối quan hệ quốc tế mà tôi đã hình thành sau khi ChiếnTranh Lạnh chấm dứt, những quan hệ quốc tế có thể sẽ bị căng thẳng bởi cách đối xử một chiều của Ðảng Cộng Hòa… Tôi không thể kiểm soát những gì sẽ xảy ra cho các chính sách và chương trình của tôi, cũng như không thể nào gây ảnh hưởng được đối với những lời phê phán hơi sớm về sự nghiệp Tổng thống của tôi…

Lịch sử nước Mỹ, từ cuối Chiến tranh Lạnh đến đầu thiên niên kỷ 2û, đã được viết đi viết lại nhiều lần. Ðiều duy nhất đáng kể đối với tôi về thời kỳ tôi làm Tổng thống là tôi có làm được việc gì tốt cho dân chúng Mỹ hay không.

…Trong đêm sau cùng của tôi trong Phòng Bầu Dục, nay đã trống trải, tôi nghĩ đến cái hộp bằng thủy tinh tôi để trên mặt bàn nhỏ. Hộp này đựng một cục đá mặt trăng mà phi hành gia Neil Armstrong mang từ mặt trăng về trái đất  năm 1969. Mỗi khi có cuộc tranh luận gay gắt giữa chúng tôi trong Phòng Bầu Dục, tôi thường ngăn mọi người lại và nói:

“Quý vị có thấy cục đá kia không? Cục đá đó đã có từ 3,6 tỉ năm rồi đó. Chúng ta chỉ là những người đi qua cuộc đời này thôi. Vậy thì hãy bình tĩnh và thân thiện bàn chuyện với nhau.”

Buổi sáng hôm sau, tôi trở lại Phòng Bầu dục để viết bức thư ngắn cho Tổng thống Bush. Hillary vào phòng. Chúng tôi đứng bên nhau nhìn ra ngoài cửa sổ thật lâu để nhớ lại những kỷ niệm mà chúng tôi đã chia sẻ. Sau đó vợ tôi rời khỏi phòng để tôi viết thư. Khi đặt bức thư viết xong lên bàn, tôi mời các nhân viên đến để nói lời từ biệt. Chúng tôi ôm nhau, cười, rơi nước mắt và chụp vài tấm hình. Sau đó, tôi bước ra khỏi Phòng Bầu Dục lần sau cùng.

Khi tôi bước ra ngoài cửa nhà  với đôi tay rộng mở chào mọi người, tôi thấy giới nhà báo chờ đón để ghi lại hình ảnh này. Tôi bước xuống thềm để cùng Hillary, Chelsea và gia đình ông Gore chào đón người kế vị. Khoảng 10g30 gia đình ông Bush và gia đình ông Cheney đến. Chúng tôi cùng uống cà phê, trò chuyện trong vòng vài phút, sau đó cả tám người chúng tôi đứng lên cùng bước vào xe. Tôi ngồi xe cùng ông George W. Bush đi dọc theo đại lộ Pennsylvania để đến tòa nhà Quốc hội.

***

… Chỉ trong vòng một tiếng đồng hồ nữa thôi, việc chuyển giao quyền hành thật ôn hòa đã giữ cho đất nước Hoa Kỳ được tự do, an ninh hơn 200 năm nay sẽ lại xảy ra một lần nữa. Gia đình chúng tôi từ giã Tân Ðệ nhất Gia đình (First Family) rồi lên xe đến phi trường Andrews để bay chuyến bay đi khỏi Washington DC trên chiếc phi cơ không còn là Air Force One nữa.

Sau tám năm làm Tổng Thống và nửa cuộc đời làm chính trị, tôi trở về là một người dân Mỹ bình thường, nhưng tôi rất biết ơn nhân dân Mỹ, tôi vẫn lo lắng cho đất nước của tôi và tôi vẫn nghĩ đến ngày mai.

o O o

Ðây là đoạn trong hồi ký TT Bill Clinton kể về Vụ Bê Bối Monica Lewinsky..

TT Clinton:

Sáng thứ bảy 15-8-1998, sau một đêm cực kỳ tồi tệ với mối lo bị phế truất trước Ðại Bồi Thẩm Ðoàn, tôi đánh thức Hillary dậy để kể về những gì đã xảy ra giữa tôi và Monica Lewinsky.

Hillary nhìn tôi như thể tôi vừa đánh một cú vào bụng cô ấy. Tôi nói với cô Hillary rằng tôi lấy làm tiếc những trò tôi đã làm.

Tôi nói với Hillary tôi yêu nàng, rằng tôi không muốn làm thương tổn tình cảm của  nàng và Chelsea, rằng tôi xấu hổ về việc làm của tôi và tôi đã giữ bí mật việc làm đó để tránh làm thương tổn những người thân yêu của tôi và làm suy yếu vị thế của tôi.

Sau tất cả những lời nói dối ấy, tất cả những vụ công kích mà chúng tôi đã phải chịu đựng kể từ đầu nhiệm kỳ của tôi, tôi muốn tránh bị cuốn đi trong làn sóng theo sau vụ đòi phế truất tôi hồi tháng Giêng (trong vụ “quấy rối tình dục Paula Jones”).

Tôi vẫn không hiểu tại sao tôi lại phạm một lỗi lầm như vậy, một vụ xuẩn ngốc như vậy; tôi chỉ hiểu dần dần được điều đó trong những tháng sau này khi chúng tôi cùng ngồi kiểm lại mối quan hệ của vợ chồng tôi.

( .. .. .. )

Ngày hôm sau chúng tôi đi nghỉ hè ở Martha’s Vineyard. Thông thường tôi tính từng ngày để được sống cùng gia đình; nhưng năm đó, dẫu biết rằng chúng tôi cần phải sống bên  nhau nhưng tôi lại thích được làm việc 24/24 giờ.

Khi chúng tôi băng qua sân cỏ trong Nhà Trắng để lên trực thăng, Chelsea đi giữa tôi và Hillary, chú chó Buddy chạy nhảy tung tăng quanh chúng tôi.

Người ta đã chụp ảnh cảnh này, những tấm ảnh  làm chứng cho nỗi đau mà tôi đã gây ra cho vợ con tôi. Khi xa khỏi các ống kính ảnh, vợ và con gái tôi gần như không nói với tôi lấy một lời.

o O o

Sinh viên Bill Clinton kể về ngày chàng mới gặp cô Hillary.

Bill Clinton:

Rõ ràng là cô sinh viên này rất ít khi đến lớp, cô ít đến lớp còn hơn cả tôi nữa. Cô có mái tóc vàng đậm thật dày, đeo kính cận gương mặt chẳng trang điểm phấn son gì cả, nhưng cô có dáng vẻ cứng cỏi và thật điềm tĩnh mà tôi ít thấy ở người nữ sinh viên nào khác. Sau buổi học, tôi đi theo cô  với ý định làm quen với cô. Khi chỉ đến sát cô ta, tôi định đưa tay vỗ nhẹ lên vai cô nhưng tôi rút tay lại ngay. Linh tínhcho tôi biết  đây không chỉ là một cái vỗ vai bình thường, tôi có thể sẽ bắt đầu một việc gì đó mà tôi không thể ngưng lại được.

Tôi gặp cô vài lần nữa ở trường trong mấy ngày sau đó, nhưng tôi không đến chào cô. Một tối nọ, tôi đang đứng trong thư viện phân khoa Luật nói chuyện với anh bạn về việc tham gia tập san Luật của Ðại học Yale.

Trong khi anh bạn mải mê tìm cách thuyết phục tôi cộng tác với tập san thì tôi bỗng không thể nào chú ý đến anh nữa vì tôi nhìn thấy Hillary đang ngồi đọc sách. Tôi nhìn nàng dăm đăm, và lần này nàng biết tôi nhìn nàng, nàng ngước  mắt nhìn lại tôi. Sau một lúc, nànggấp sách lại, bước đến nơi tôi đang đứng, nhìn thẳng vào mắt tôi và nói:

“Nếu anh cứ  nhìn tôi trân trân như thế và tôi đã nhìn lại anh thì ít ra mình cũng nên biết tên nhau. Tên tôi là Hillary Rodham. Tên anh là gì?”

Hillary dĩ nhiên vẫn còn nhớ cuộc nói chuyện thứ nhất này của chúng tôi  nhưng nàng nhớ chúng tôi nói với nhau khi ấy hơi khác những gì tôi nhớ một chút. Tôi quá ngạc nhiên đến nỗi không nói được lời nào trong vài giây đồng hồ. Sau cùng tôi cũng ấp úng nói được tên tôi. Chúng tôi nói vài câu xã giao với nhau, rồi sau đó cô quay đi.

Vài ngày sau đó, tôi đang đi xuống cầu thang trong trường Luật thì gặp lại Hillary. Cô mặc chiếc váy hoa mầu sắc rực rỡ dài gần chấm đất. Tôi quyết lần này phải đến nói chuyện với cô lâu hơn nữa. Hillary cho biết cô đi ghi danh học các lớp tối. Nhân cơ hội, tôi nói tôi cũng đi ghi danh học lớp tối.  Chúng tôi vừa đứng đợi vừa nói chuyện trong hàng sinh viên đến ghi tên. Tôi nghĩ là tôi thật may mắn cho đến khi tôi tới gặp bà nhân viên trường lo việc ghi danh. Bà ta nhìn tôi, nói:

“Bill, anh đến làm gì ở đây vậy? Anh đã ghi danh hồi sáng rồi mà!”

Mặt tôi đỏ lên, còn Hillary thì cười nhẹ.

Tôi bị lật tẩy nên đành chữa thẹn bằng cách mời nàng cùng đến phòng triển lãm trong trường để xem tác phẩm của Mark Rothko. Tôi quá hồi hộp đến nỗi quên rằng nhân viên nhà trường đang đình công và phòng triển lãm đóng cửa. May thay, vẫn có người đứng canh tại khu vực triển lãm. Tôi nài nỉ ông ta cho chúng tôi vào phòng. Ông gác cửa nhìn chúng tôi một lúc, có vẻ hiểu tình cảnh của hai đứa tôi nên  cho chúng tôi vào. Cả phòng triển lãm tác phẩm của Mark Rothko chỉ dành cho hai người chúng tôi.

Sau khi xem triển lãm, chúng tôi ra vườn. Nơi đây có một tác phẩm của điêu khắc gia Henry Moore tạc một người phụ nữ đang ngồi. Hillary ngồi lên đùi của bức tượng, tôi ngồi cạnh nàng, nói chuyện. Chỉ một lúc sau đó, tôi nghiêng đầu qua và ngả vào vai của nàng. Ðó là buổi hẹn hò đầu tiên của chúng tôi. Mấy ngày sau đó chúng tôi gặp nhau thường xuyên hơn. Cuối tuần sau, Hillary đi  Vermont để thăm người đàn ông mà nàng đã quen biết trước khi gặp tôi. Tôi rất lo. Tôi không muốn mất nàng. Khi Hillary trở về nhà vào khuya chủ nhật, tôi gọi điện cho nàng. Hillary đang bị ốm. Tôi đến thăm nàng, mang theo mấy lon súp gà và nước cam. Từ đó chúng tôi không thể rời xa nhau.

Hillary không có được ngay thiện cảm của mẹ tôi khi bà đến thăm tôi và gặp  nàng. Với mái tóc ngắn, không trang điểm, quần jean, gót chân dính nhựa đường vì đi bộ không giày dọc bãi biển Milford, trông nàng giống như người đến từ hành tinh khác. Sự kiện tôi yêu Hillary làm mẹ tôi lo lắng. Về sau, trong hồi ký, mẹ tôi viết về  nàng : Cô gái “không trang điểm, đeo cặp kính dày như đít chai Coca-Cola, mái tóc màu nâu, cắt không theo một kiểu gì cả”.

Nhưng dần dà mẹ tôi trở nên ít quan tâm hơn về bề ngoài của Hillary trong khi nàng bắt đầu chú ý đến trang phục nhiều hơn. Dưới dáng vẻ bề ngoài rất khác nhau, bà mẹ tôi và Hillary  là hai phụ nữ thông minh, cương quyết, chịu đựng và đầy nhiệt tình.

o O o

Bill Clinton viết về Monica Lewinsky.

Trong thời một số cơ sở chính quyền tại Washington phải tạm thời giảm bớt hoạt động  vào cuối năm 1995, thời gian mà rất ít người được phép đến làm việc tại Nhà Trắng và những người được vào làm việc ở Nhà Trắng  thì thường ở lại làm việc rất trễ, tôi đã có cơ hội gặp gỡ bất chính với Monica Lewinsky và đã có những lần chúng tôi gặp nhau sau đó trong thời gian từ tháng 11-1995 đến tháng 4-1996, khi Monica rời Nhà Trắng để sang làm việc ở Lầu Năm Góc. Trong vòng 10 tháng sau đó tôi không có dịp gặp cô ta, dù thỉnh thoảng cô và tôi  có nói chuyện điện thoại với nhau.

Tháng 2-1997, Monica là một khách mời trong số những người tham dự cuộc thu thanh bài diễn văn thường lệ hằng tuần của tôi, sau đó tôi lại gặp riêng cô ta trong vòng 15 phút. Sau lần gặp ấy, tôi ghê tởm chính tôi vì tôi đã làm việc đó với cô. Ðến mùa xuân, khi gặp lại Monica, tôi nói với cô rằng việc cô và tôi làm  là  sai quay, việc có hại cho cá nhân tôi, cho gia đình tôi, cho chính cô và tôi không còn có thể tiếp tục làm như vậy được nữa. Tôi cũng nói với cô rằng cô là người thông minh, nhiều cá tính, cô dễ dàng có được một cuộc sống tốt đẹp trong xã hội, và nếu cô muốn tôi sẽ luôn là bạn của cô và giúp đỡ cô.

Monica tiếp tục viếng thăm Nhà Trắng, tôi một đôi lần cũng gặp lại cô nhưng không có việc gì sai trái xảy ra. Ðến tháng Mười, cô nhờ tôi kiếm việc làm tại New York cho cô, tôi đã làm việc này. Cô nhận được hai đề nghị về việc làm và cô đã chọn một.

Vào cuối tháng Mười Hai, Monica đến Nhà Trắng để từ giã tôi. Khi đó cô đã nhận được lệnh gọi ra tòa làm nhân chứng trong vụ tôi bị một phụ nữ kiện. Cô cho tôi hay cô không muốn ra tòa và tôi có nói rằng một số phụ nữ khi có lệnh gọi ra tòa đã tránh việc bị chất vấn trước tòa bằng cách viết giấy chứng nhận nói rằng tôi không hề quấy rối tình dục họ.

Những điều gì tôi đã làm với Monica Lewinsky là thiếu đạo đức và ngu xuẩn. Tôi rất xấu hổ về việc này, tất nhiên tôi không muốn câu chuyện vỡ lở ra ngoài. Trong lời khai khi bị chất vấn, tôi chỉ muốn bảo vệ gia đình tôi và chính bản thân tôi vì hành động ngu xuẩn của tôi.

Ngưng Hồi Ký Bill Clinton.

CTHÐ: Tôi thương Monika Lewinsky. Cô là người bị tai hại, bị mang tiếng xấu suốt đời về vụ này.

Năm 2000 khi đến Hà Nội, TT Ckinton đi thăm một số nơi đang đào bới tìm xác phi công Mỹ, ông dễ dàng, thoải mái đi trong phố đông để tiếp xúc với dân Hà Nội. Ông được người Hà Nội chào đón nồng nhiệt. Sau Hà Nội, ông vào Sài Gòn. Tin trên Internet cho tôi biết – dường như – ông bà Tổng Thống và tiểu thư Chelsea ngụ trong một khách sạn mới xây ở đường Lê Lai, Ông bà Tổng Thống và cô Cheksea đến ăn cơm Việt Nam ở nhà hàng Phố Xưa. Nữ chủ nhân Phố Xưa là cô Như Loan, người nữ diễn viên từng đóng vai chính trong phim Ðời Chưa Trang Ðiểm; phim làm theo tác phẩm tiểu thuyết cùng tên của Nhà văn Văn Quang. Cô Như Loan sang Mỹ trước ngày 30 Tháng Tư 1975; khoảng năm 1998, 1999 cô từ Mỹ về sống ở Sài Gòn.

TT Bill Clinton là ông Tổng Thống Mỹ thứ nhất, tới nay là duy nhất, ăn Phở Bắc. Chuyện loan trên Internet: buổi sáng TT Clinton đi bộ từ khách sạn đến chợ Bến Thành. Ông vào Tiệm Phở 2000 ở ngay chợ để ăn phở. Ông đi ăn phở một mình. Mấy tấm ảnh không chính thức cho thấy ông đi ăn phở mà không có nhân viên an ninh đi theo.

Ông Tổng Thống Mỹ thứ hai đến Sài Gòn sau năm 1975 là Tổng thống George W Bush, thường được gọi là ông Bush Con. TT Clinton đi lại trong đường phố Hà Nội, Sài Gòn ung dung, thư thái, dễ dàng. Ngược lại ông Tổng Bush không ló mặt ra phố, không tay bắt, mặt mừng với một người dân Việt nào. Ban Mật Vụ giữ an ninh cho ông mang cả cặp chó dò mìn từ Mỹ sang để bảo vệ ông.

Năm 2000 khi TT Clinton tới Hà Nội, Nhà Văn Nữ Dương Thu Hương ở Hà Nội. Nhà Văn Nữ viết:

“Tôi không đi nhìn mặt ông Tổng Thống Mỹ, tôi nghe mấy ông đi về nói với nhau:

“Lãnh đạo của nó sáng láng, trông mặt là thấy thông minh. Lãnh đạo của mình u tì, hắc ám quá.”

Và:

“Người như Nó đàn ông cũng phải mê, nói gì đàn bà.”

H2T – người anh em cùng vợ với CTHÐ – có mấy câu Thơ kể chuyện người Hà Nội đi đón TT Hoa Kỳ quá đông, Lăng Bác vắng tanh:

Bác Hồ chợt tỉnh giấc cô liêu.
Lăng Bác sao mà quá quạnh hiu!
Bác hỏi: “Cháu ngoan đâu hết cả?”
“Các cháu còn đi đón Chú Biu!”

http://hoanghaithuy.wordpress.com/2013/08/30/cuoc-tinh-chu-biu/

Song Phương chuyển

BÀN RA TÁN VÀO

Đề bài :"Tiếng Việt, yêu & ghét" - Lê Hữu ( Trần Văn Giang ghi lại )

'vô hình trung' là nghĩa gì vậy, sao cứ thích dùng, hình như có nghĩa là 'vô tình'

Xem Thêm

Đề bài :TIN CHIẾN SỰ MỚI NHẤT[ CẬP NHẬT NGÀY 20 -5 - 2022 ]

Suu cao,thue nang,nhu yeu pham tang gia.Kinh te eo seo...Vay ma dang Lua van lay tien cua dan tro giup linh tinh.Mo cua bien gioi.Ung ho toi ac truc tiep khi sua luat cho phep trom cuop o muc do <1.000 dollars thi vo toi....Neu vao thoi diem Trump,bon Lua da ho hoan nhu the nao ??? Nhung nguoi bau ban vi chut tu loi ,nghi gi ve dat nuoc ??? Phai chang day khong phai la dat nuoc minh ??? bat qua,lai tro ve que huong cu...Neu vay,ban la thang cho chet ! mien ban !

Xem Thêm

Đề bài :Tin Mới Nhất Về Chiến Sư Ucraina [ CẬP NHẬT NGÀY 14-5-2022 ]

Chung nao moi vet nho cua ho nha Dan da duoc tay xoa trang boc,thi Uk moi co hy vong...ngung chien.Cung vay,ngay nao ma cac cong ty ,co goc gac tu cac dang bac nu luu-anh hao cua khoi tu do va ong chief police va dang Lua thi moi giai xong phuong trinh tau cong !

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Hình cũ - Hà Thượng Thủ

Ngắm lại hình xưa chịu mấy ông Những Linh, Tùng, Duẫn với Mười, Đồng Mặt mày ai lại đi hồ hởi Phấn khởi khi Tàu cướp Biển Đông Phải chăng “quý” mặt đã thành mông Con mắt nay đà có nhưng không Nên mới chổng khu vào hải đảo Gia tài gấm vóc của tổ tông?

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm